Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Những cách tân trong thơ Trần Dần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.27 KB, 126 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ LINH ĐA





NHỮNG CÁCH TÂN TRONG THƠ
TRẦN DẦN






LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH VĂN HỌC










Hà Nội – 2010





2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







NGUYỄN THỊ LINH ĐA




NHỮNG CÁCH TÂN TRONG THƠ
TRẦN DẦN


Chuyên ngành Lý luận văn học
Mã số: 60.22.32




LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thành Hưng







Hà Nội - 2010



3
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài 5
2.Lịch sử vấn đề 5
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 6
4.Phƣơng pháp nghiên cứu 8
5.Cấu trúc của luận văn 9
PHẦN NỘI DUNG 10
Chƣơng 1: TRẦN DẦN TRONG BỐI CẢNH THI CA
NỬA CUỐI THẾ KỶ XX 10
1.Bối cảnh thi ca Việt Nam những năm nửa cuối thế kỷ XX 10

2.Trần Dần trong thời kỳ Nhân văn - Giai phẩm và hậu Nhân văn - Giai phẩm . 14
2.1. Thời kỳ Nhân văn – Giai phẩm 14
2.2. Thời kỳ hậu Nhân văn – Giai phẩm 25
Chƣơng 2: NHỮNG CÁCH TÂN TRONG QUAN NIỆM
NGHỆ THUẬT VÀ TRONG CẢM XÚC THI CA 32
1/ Quan niệm về nhà thơ và về thơ của Trần Dần 32
1.1. Quan niệm về nhà thơ 33
1.2. Quan niệm về thơ 38
2. Cảm xúc nghệ thuật 45
2.1. Sự vận động của cảm xúc trong thơ Trần Dần 47
2.1.1. Hành trình cảm xúc trong thơ Trần Dần 47
2.1.2. Mối quan hệ giữa cảm xúc và lý trí trong thơ Trần Dần 54
2.1.2. Các dạng xúc cảm trong thơ Trần Dần 58
2.2. Nghệ thuật biểu hiện cảm xúc trong thơ Trần Dần 63
Chƣơng 3: NHỮNG TÌM TÒI SÁNG TẠO TRONG
THI PHÁP THƠ TRẦN DẦN 68

4
1. Thể loại và thể thơ 68
1.1. Thơ bậc thang 71
1.2. Biến tấu thơ 76
1.2.1. Thơ – Tiểu thuyết Một bè đệm: Jờ Joạcx (1963) 77
1.2.2. Thơ hồi ký có bè đệm: Con trắng (1967) 79
1.2.3. Thơ biến tấu chữ, viết bằng “Bè trầm độc vận”: Mùa sạch (1964) 80
1.2.4. Thơ – bè: Con I (1975) 82
1.2.5. Thơ bốn câu Rôck – biến tấu Âm: Con OEE, Hậu con OEE (1988) 82
1.2.6. Lời và không lời (Thơ – họa – văn luận): Con I 3 tấu VĨ VI
EXTRAVI 84
1.2.7. Thơ mini 85
2. Hệ thống biểu tƣợng 88

2.1. Sao 91
2.2. Chân trời, chân mây 94
2.3. Đêm 96
2.4. Phố 99
3. Ngôn ngữ thơ 103
3.1. Thay đổi các nguyên tắc chính tả 104
3.2. Phá vỡ cấu trúc từ 105
3.3. Tạo từ mới chƣa xác định đƣợc nghĩa 107
3.4. Lạ hóa kết cấu từ ngữ, câu thơ, bài thơ 109
3.5. Kỹ thuật “nhân bản sao” (Hệ thống “module bội số - multiple modula
method) 114
3.6. Tạo nhạc điệu là mục đích tối thƣợng của thơ 115
KẾT LUẬN 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO 123


5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trần Dần là một hiện tƣợng thơ độc đáo. Thơ ông đã xuất hiện từ lâu,
song đối với giới nghiên cứu văn học Việt Nam, đó vẫn còn đang là một vấn
đề còn nhiều chỗ để ngỏ. Sau hơn năm mƣơi năm nhìn lại, những gì xảy ra
với Trần Dần và các bạn đồng nghiệp cùng chí hƣớng với ông từ nửa thế kỷ
trƣớc không chỉ còn là chuyện riêng tƣ của một nhà thơ, mà đã trở thành câu
chuyện một số phận văn chƣơng gắn với những biến động lớn lao và phức
tạp trong một tiến trình lịch sử đặc biệt của dân tộc.
Lâu nay nhiều ngƣời vẫn nhìn nhận thơ Trần Dần và thơ của những cây
bút đứng tên trong phong trào Nhân văn - Giai phẩm chủ yếu ở góc độ ngoài
thơ, mà chƣa đánh giá đúng mức ở góc độ văn học. Đã có khá nhiều bài viết,
nghiên cứu lẻ tẻ về Trần Dần, trong đó có không ít sự ủng hộ lẫn phản đối.

Nhƣng nhiều khi sự ủng hộ hay phản đối đó thật chông chênh, ít dựa trên
những điểm tựa là các luận điểm khoa học cụ thể… Tiếp nhận thơ, cảm thơ,
dù viện đến cơn cớ cuối cùng là do “não trạng” hay “gu thẩm mỹ” của từng
ngƣời, thì những đánh giá trái chiều, chói gắt ấy về một nhà thơ, một hồn thơ
cũng cần đƣợc minh định. Vì vậy, việc nghiên cứu về thơ Trần Dần trong đề
tài Những cách tân trong thơ Trần Dần đƣợc thực hiện dƣới góc nhìn khoa
học và khách quan là điều rất cần thiết để ít nhiều góp phần tìm lại vị trí đích
thực của thơ Trần Dần trong hành trình thơ hiện đại Việt Nam.

2. Lịch sử vấn đề
Từ trƣớc đến nay đã có khá nhiều bài báo, bài nghiên cứu của nhiều tác
giả bàn về hiện tƣợng Trần Dần. Đã có vài trang web thực hiện chuyên đề về
Trần Dần nhƣ tienve.org, talawas.org, thuykhue.free.fr, thivien.net… tập hợp
những ý kiến, những bài viết, trao đổi về các vấn đề liên quan đến Trần Dần

6
và Nhân văn - Giai phẩm của các nhà nghiên cứu, lẫn của những ngƣời trong
cuộc. Trong đó, có khá nhiều bài viết bàn về một vài khía cạnh cụ thể trong
thơ Trần Dần có sức thuyết phục ngƣời đọc nhƣ: Độc thoại Trần Dần của
Khánh Phƣơng, Khi cách mạng là nhu cầu nội tại của thi sĩ của Vƣơng Trí
Nhàn, Nhật ký đọc Trần Dần của Trần Văn Toàn, Tác phẩm Mùa sạch của
Trần Dần qua góc nhìn của nghệ thuật khái niệm, Lại Mùa sạch của Trần
Dần của Nhƣ Huy, Trần Dần – một thi trình sạch của Đỗ Lai Thúy, Để đến
với Jờ Joạcx của Đặng Đình Ân Và cũng không ít tác giả, vì quá yêu mến
hay vì những lý do nào đó, đã đẩy thơ Trần Dần về một trong hai thái cực cực
đoan mà đôi khi bỏ quên tính khách quan trong khoa học nghiên cứu văn học.
Bên cạnh đó, cũng có không ít bài viết lợi dụng sự sai lầm do hoàn cảnh
lịch sử thời đó gây ra trong cuộc đời Trần Dần và sự kiện Nhân văn – Giai
phẩm để đƣa ra những nhận định thiếu xác đáng. Họ thổi phồng những thiếu
sót về mặt lịch sử (dù đã đƣợc sửa chữa) làm tiền đề cho việc suy tôn Trần

Dần, lý tƣởng hóa những cách tân trong thơ ông mà thực ra nhiều khi đó chỉ
là những ngộ nhận hồn nhiên, thiếu cơ sở khoa học.
Tuy nhiên, cho đến ngày hoàn chỉnh luận văn này, chúng tôi chƣa tiếp
xúc đƣợc với một chuyên luận nào ở mức độ khóa luận tốt nghiệp, luận văn
thạc sĩ hay luận án tiến sĩ về thơ Trần Dần nói chung, và về thi pháp thơ Trần
Dần nói riêng. Do đó, chúng tôi mong muốn việc nghiên cứu một cách tƣơng
đối hệ thống về những cách tân trong thơ mà Trần Dần đã nỗ lực thể nghiệm
suốt đời sẽ mang đến một vài khám phá về nghệ thuật thơ của Trần Dần.

3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Cuộc cách mạng thơ Việt đã bỏ qua cả một thế hệ thơ trong số phận kỳ lạ
của mình, mà theo Dƣơng Tƣờng, “đáng lẽ ra Trần Dần và nhóm Nhân văn –
Giai phẩm có thể là mốc thứ hai (sau Thơ mới) trên tiến trình hiện đại hóa

7
thi ca Việt Nam. Nếu đánh giá đúng Nhân văn – Giai phẩm và Trần Dần, có
thể chúng ta phải viết lại sách giáo khoa văn học và viết lại một chƣơng
trong lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1955 – 1956. Song chƣa ai làm
việc đó vì còn nhiều dè dặt, nhiều e ngại” [36, internet]. Có thể nhận thấy
đến đây, thơ hiện đại Việt Nam bỗng nhƣ “hẫng một nhịp cầu”.
Xét cho cùng, sự “hẫng một nhịp cầu” của thơ Việt Nam hiện đại có ít
nhiều liên quan tới “cái chết” nhanh (trong khoảng hai năm) và kéo dài đến
vậy (trong hơn ba chục năm) của họ bởi nhiều nguyên nhân, cả khách quan
lẫn chủ quan. Và yếu tố quan trọng nhất là do điều kiện lịch sử - chính trị
không bình thƣờng bởi chiến tranh liên miên, đời sống văn học nghệ thuật
bấy giờ chƣa đủ khả năng sinh thành một lớp độc giả tƣơng thích, đủ tố chất
cần thiết để tiếp cận tiếng thơ của họ. Không những thế, họ luôn bị đặt ở thế
đối trọng với dòng thơ “chính lƣu” (thơ kháng chiến). Vì vậy, độc giả từ giới
chuyên môn tới ngƣời đọc bình dân, nếu có biết đến thì, bởi sẵn mang tâm lý
“dị ứng” (hoặc nhiều nguyên nhân khác), vừa thấy thơ của họ đã vội quay

lƣng, né tránh.
Với đề tài này, chúng tôi hi vọng mang đến một cái nhìn khách quan,
công bằng về thơ Trần Dần, tránh tuyệt đối hóa ông với những danh hiệu
“nhà cách tân vĩ đại”, “tầm cỡ”… hoặc coi thơ của ông chỉ là một sản phẩm
bị hắt hủi của thơ ca. Ở đây, chúng tôi chỉ đơn giản là xem xét thơ ông trong
chỉnh thể toàn vẹn nhƣ nó vốn có, với những cái hay, cái đặc sắc mang “thi
hiệu Trần Dần”, cùng những cái bất toàn, cái “quá” trong cuộc thể nghiệm
thơ đầy tinh thần dấn thân và táo bạo của ông.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình nhận xét, theo chúng tôi là rất xác
đáng, rằng: “Đánh giá văn học hiện đại rõ ràng không nên chỉ dựa vào tiêu
chí hay. Nó đúng nhƣng chƣa đủ để định giá chính xác cho từng tác phẩm.
Rất cần một tiêu chí cho những tác phẩm chƣa hay nhƣng có ý nghĩa khơi

8
mở, dự báo về một quan niệm, một mô hình, một bút pháp nghệ thuật mới”
[13, 216]. Lịch sử không thể thay đổi, nhƣng hi vọng sẽ đƣợc nhìn nhận và
viết lại dƣới ngòi bút cởi mở và khách quan hơn. Vì vậy, mục đích lớn nhất
mà luận văn này hƣớng đến là: Xác định những đóng góp có ý nghĩa cách
tân, mới mẻ của thơ Trần Dần vào văn học Việt Nam trong một giai đoạn có
thể nói là khó khăn nhất đối với ngƣời sáng tạo đó và trong hành trình thơ
hiện đại Việt Nam. Nói nhƣ nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, “Với tất cả
diễn biến nhƣ vậy thì ngƣời ta trông chờ một việc là những sáng tác của các nhà
thơ này trong thời kỳ hoạn nạn, trong thời kỳ im lặng và bóng tối của họ sẽ dần
dần đƣợc xuất hiện, trả lại cho thời gian, trả lại cho nhà thơ và công chúng”.
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi bƣớc đầu khảo sát những tác
phẩm có tiếng vang lớn của Trần Dần (nhƣ: Nhất định thắng, Đây Việt Bắc,
Cổng tỉnh, Mùa sạch, Jờ Joạcx, Thơ mini, thơ họa…) để làm rõ những cách
tân về mặt thi pháp trong thơ ông; nhƣ: quan niệm về thơ và nhà thơ, những
cách tân về mặt cảm xúc, thể loại và thể thơ, hệ thống hình tƣợng tiêu biểu
và ngôn ngữ thơ.


4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này sử dụng lý thuyết thi pháp học, vận dụng phƣơng
pháp luận nghiên cứu tác giả văn học, kết hợp với các phƣơng pháp
nghiên cứu nhƣ:
Phƣơng pháp cấu trúc – hệ thống: Xuất phát từ đặc điểm riêng của thế
giới nghệ thuật thơ Trần Dần, chúng tôi chú trọng việc tìm ra những thành tố
cấu tạo nên chỉnh thể thế giới nghệ thuật đó và quy luật cấu trúc của nó. Vì
vậy, chúng ta cần nhìn nhận thơ ông nhƣ một chỉnh thể, trong đó các yếu tố
không tồn tại biệt lập, mà gắn bó, có ảnh hƣởng qua lại với nhau.

9
Phƣơng pháp lịch sử: Thông qua việc tìm hiểu điều kiện, hoàn cảnh xã hội
và các yếu tố có ảnh hƣởng tới quá trình sáng tác của Trần Dần để tìm ra
những giá trị mà thơ ông đem lại nhằm định vị tọa độ của ông trên tiến trình
thơ Việt Nam hiện đại.
Trong luận văn này chúng tôi còn áp dụng phƣơng pháp khảo sát, phân
loại, thống kê để tìm ra những chi tiết có ý nghĩa quan trọng, đƣợc lặp đi lặp
lại nhƣ là dấu hiệu thi pháp riêng biệt của tác giả; thông qua đó, chúng tôi rút
ra những nhận xét, đánh giá mang tính khái quát, hệ thống về những điểm có
tính cách tân trong thơ Trần Dần.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ: so sánh,
bình luận, phân tích và chứng minh… trong khoa học nghiên cứu văn học để
chỉ ra những yếu tố hình thức và nội dung lặp lại tạo thành những cách tân
trong thi pháp thơ Trần Dần và trở thành nét riêng của thơ ông.

5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn đƣợc triển khai thành ba
chƣơng cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1: Trần Dần trong bối cảnh thi ca nửa cuối thế kỷ XX

Chƣơng 2: Những cách tân trong quan niệm nghệ thuật và cảm xúc thi ca
Chƣơng 3: Những tìm tòi sáng tạo trong thi pháp thơ Trần Dần.
Tuy vậy, do một số nội dung giữa các chƣơng có sự liên quan với nhau
nên đôi chỗ dẫn chứng đã nói đến ở chƣơng, mục này sẽ đƣợc nhắc lại ở
chƣơng, mục khác để khẳng định hoặc khai thác thêm những ý nghĩa mới với
mong muốn khám phá thơ Trần Dần từ nhiều góc độ và có cái nhìn đầy đủ hơn.



10
PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: TRẦN DẦN TRONG BỐI CẢNH THI CA
NỬA CUỐI THẾ KỶ XX

1. Bối cảnh thi ca Việt Nam những năm nửa cuối thế kỷ XX
Việc chủ nghĩa tƣ bản thâm nhập vào Việt Nam và ngƣời Pháp đẩy mạnh
khai thác thuộc địa sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã vô tình đẩy nhanh
làn gió văn hóa phƣơng Tây vào Việt Nam. Giới trí thức trẻ nhanh chóng
tiếp thu văn hóa Pháp và nhận ra vần luật, niêm luật của thi ca Nho gia đã
không còn phù hợp nữa. Đó là căn nguyên dẫn đến một cuộc vận động đổi
mới thơ ca diễn ra mạnh mẽ vào đầu thập niên 1930 với sự xuất hiện làn
sóng thơ mới mẻ có cá tính sáng tạo độc đáo. Cuộc cách tân này đi vào lịch
sử văn học với tên gọi: Phong trào Thơ mới.
Quá trình hình thành, phát triển của phong trào Thơ mới 1932 – 1945 là
sự tổng hòa của nhiều yếu tố và đã làm nên một cuộc cách mạng trong thơ ca
Việt Nam. Nó đã làm thay đổi một cách hệ thống quan niệm về thơ, về cá
nhân, về cái tôi tự biểu hiện, hệ thống đề tài… khi thơ theo lối cũ không còn
đủ sức chuyển tải nội dung tâm hồn của con ngƣời trong xã hội đang Âu hóa
một cách mạnh mẽ.

Phát triển đến những năm đầu thập kỷ bốn mƣơi, Thơ mới đạt đƣợc
những kết quả rực rỡ và thực hiện sứ mệnh hoàn tất quá trình hiện đại hóa
thơ Việt. Đến đây, Thơ mới đã không còn mới nữa và, nói theo cách nói của
Lê Tràng Kiều, là “đi vào khuôn phép”, để rồi sau đó đi vào khủng hoảng
cao độ khi Thế Lữ lu mờ trƣớc Xuân Diệu, Xuân Diệu nhƣờng chỗ cho bộ ba
Trƣờng thơ loạn với các đại biểu là Hàn Mặc Tử, Bích Khê và Chế Lan Viên.
Cũng từ đây, Thơ mới đã có những cuộc tìm tòi mới nhằm thỏa mãn khát

11
vọng nghệ thuật của từng nhóm nghệ sĩ, trong đó nổi lên nhóm Xuân Thu
nhã tập ra đời vào năm 1942 với các tên tuổi nhƣ, Phạm Văn Hạnh, Nguyễn
Xuân Sanh, Đoàn Phú Tứ.
Trƣớc hết, có thể nhận thấy Xuân Thu nhã tập là sự phản ứng lại những
“cơn mƣa trữ tình” trong nguyên tắc mĩ học của các nhà Thơ mới lãng mạn
đi trƣớc, mà vào thời điểm bấy giờ, đã bị khai thác đến cạn kiệt, trở nên xơ
cứng, mòn sáo. Đi cùng sự phủ định ấy là một nỗ lực lớn trong việc xác lập
nên hệ thống quan niệm thẩm mỹ mới. Vì vậy, Xuân Thu nhã tập đƣợc xem
nhƣ sự tìm tòi nối dài và liên tục của phong trào Thơ mới. Nhƣng thời điểm
xuất hiện của Xuân Thu nhã tập là lúc tình hình lịch sử – xã hội có nhiều
biến động dữ dội, không cho phép thử nghiệm của họ tiếp tục đi xa hơn.
Khi Thơ mới đang quẩn quanh, bế tắc trong nhiều thể nghiệm nghệ thuật
thì cách mạng tháng Tám nổ ra, đem đến cho dân tộc và văn nghệ luồng sinh
khí mới, nhƣ Nguyễn Đình Thi từng nói: “Nhịp sống của chúng ta, từ sau
Cách mạng đập lên nhiều phen dữ dội đến bàng hoàng, đồng thời mở rộng ào
ạt… Nhịp điệu cũ, theo tôi không còn đủ cho thơ của chúng ta. Nhiều nhà
thơ đang đập vỡ để xây dựng, thơ tìm tòi trăm nghìn phía nhƣng lúc nào
cũng là một sức đang lớn lên nhƣ thổi” [17, 15]. Cách mạng tháng Tám là
một tác động xã hội mạnh mẽ, làm chuyển mạch hiện đại hóa thơ Việt khi nó
mới chớm bƣớc sang “đƣờng cong siêu thực” của nhóm Xuân Thu nhã tập.
Liền ngay sau đó, cả dân tộc Việt Nam phải bƣớc chân vào hai cuộc chiến

khốc liệt nối tiếp nhau. Sau thế hệ thơ tiền chiến (1930 – 1945), thi ca Việt
Nam đi thẳng vào khói lửa trận mạc trong suốt ba mƣơi năm chiến tranh liên
miên giặc giã với thế hệ thơ kháng chiến (1945 – 1975). Từ trong lò lửa
chiến tranh đó, nhiều lớp nhà văn, nhà thơ đã ra đời và làm nên nền văn nghệ
kháng chiến giàu giá trị với đội ngũ sáng tác hùng hậu, hệ thống đề tài, nội
dung tƣ tƣởng, nghệ thuật biểu hiện có nhiều tìm tòi đổi mới. Và cũng từ đó

12
đã nảy sinh hiện tƣợng phổ quát trên văn đàn Việt Nam sau năm 1945 là số
đông nhà văn nhà thơ tiền chiến tham gia Cách mạng trở thành ngƣời chiến
sĩ trên mặt trận văn hóa. Cùng với nỗ lực gia nhập quần chúng, họ chối bỏ
con ngƣời cá nhân, “đào thải tất cả cố nhân trong lòng mình” (Nguyễn
Tuân); do hoàn cảnh lịch sử lúc này, tiếng nói đại chúng đã lấn át tiếng nói
cá nhân. Kể từ đó, văn học chủ yếu là diễn đàn của cái ta, của con ngƣời mới
và “hễ thò đứa nào ở dĩ vãng hiện về (…) là phải giết ngay” (Lột xác -
Nguyễn Tuân).
Trong bối cảnh đó, nhóm Dạ đài ra đời năm 1946 gồm các thành viên
nhƣ: Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, Tử Phác, Phùng Quán, Vũ Hoàng
Địch… và trình làng bản Tuyên ngôn tượng trưng. Tuyên ngôn tượng
trưng ra đời trên nền tảng tri thức, tƣ tƣởng chịu ảnh hƣởng rất rõ những trào
lƣu văn học phƣơng Tây hiện đại. Dù nội dung có chỗ trùng lặp, cách diễn
đạt nhiều khi đại ngôn, hoa mĩ, lạm dụng từ Hán Việt… đem lại cảm giác
nặng nề và rƣờm rà, ngƣời đọc vẫn có thể thấy rất rõ lí tƣởng, tâm huyết của
các tác giả đối với thơ và “nghề thơ”. Điều đáng nói là những vấn đề này đã
đƣợc các tác giả cố gắng đúc kết nhƣ những quan điểm lí thuyết nhằm định
hƣớng và chỉ đạo cho chính hoạt động sáng tác cụ thể của họ. Với Tuyên
ngôn tượng trưng, nhóm Dạ đài muốn làm một cuộc cách mạng trong thi
ca, thay đổi cách nghĩ, cách biểu hiện trong thơ, chủ trƣơng "chôn tiền
chiến" (nghĩa là: phải viết khác đi, phải cách tân, phải quên những thành tựu
của tiền chiến để sáng tạo nên những thành tựu mới ). Đó là cách tƣ duy và

nhận thức rất chủ động, quyết liệt: Nhận thức thơ tiền chiến nhƣ một giá trị,
nhƣng để nền thơ ca nƣớc nhà tiến lên với những thành tựu mới, họ coi đó là
một giá trị cần phải bị vƣợt qua.
Quá trình sáng tác của những ngƣời trong nhóm Dạ đài cho thấy ở họ có
tình yêu nghệ thuật sâu sắc trên nền tảng những tƣ tƣởng, nhận thức hiện đại

13
và giàu khát vọng của ngƣời nghệ sĩ nhằm đóng góp “một chút gì” hữu ích
cho nền thơ dân tộc, rộng hơn, cho quá trình kiến thiết đời sống tinh thần của
con ngƣời Việt Nam trong một thời cuộc lịch sử mới. Tinh thần tiên phong,
hiện đại đi cùng ý thức dân tộc thể hiện rõ trong tuyên ngôn và quá trình
sáng tạo đó. Dẫu rằng không phải bất kì sự tìm tòi hình thức nào cũng thành
công (cũng nhƣ không phải bất kì sự thay đổi nào trong thơ cũng mang ý
nghĩa cách tân nghệ thuật). Nhƣng với việc tự vƣợt lên những giới hạn thi
pháp đã bị khai thác đến mòn sáo để tìm kiếm những lối đi nghệ thuật nhiều
khi đầy chông chênh, bất trắc, phiêu lƣu thì sự tìm tòi của những thành viên
trong nhóm Dạ đài chính là kết quả đáng trân trọng của một sự tự giác và tự
tín nghề nghiệp cao độ.
Lý giải về sự ra đời của bản tuyên ngôn và nhóm Dạ đài, Vƣơng Trí
Nhàn cho rằng “trong những năm 45 – 50, ý nghĩ chi phối Trần Dần và bạn
bè quy gọn lại một điểm: Tƣơng ứng với cuộc cách mạng trong xã hội phải
có một cuộc cách mạng trong văn chƣơng. Cách mạng chẳng nhẽ lại cho
phép ngƣời ta viết nhƣ cũ? Từ cách bố trí một dòng thơ trở đi, cũng phải
thay đổi. Thứ văn chƣơng vuốt ve mơn trớn, thứ văn chƣơng của những
chàng nàng, lại càng phải thay đổi. Nghệ thuật phải đƣợc làm lại” [22, 18].
Có thể nhận thấy trong hầu suốt cuộc đời sáng tạo của mình, Trần Dần và
các bạn cùng chí hƣớng luôn chủ trƣơng gạt bỏ thứ nghệ thuật không đem lại
nhận thức chân thực về cuộc sống cũng nhƣ nhận thức về cuộc sống một
cách giản đơn theo giản đồ đƣợc quy định từ trƣớc, góp phần làm nên những
thay đổi đáng kể trong đời sống văn học nƣớc ta giai đoạn đó và cả sau này.

Bƣớc vào giai đoạn 1954 – 1964, đất nƣớc ta chuyển sang một giai đoạn
mới với nhiệm vụ mới: miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh và đi lên
chủ nghĩa xã hội, chi viện cho miền Nam đang tiếp tục chiến đấu chống Mỹ -
ngụy, tiến tới mục tiêu thống nhất đất nƣớc. Trên cơ sở đó, thơ phát triển

14
mạnh mẽ theo hai hƣớng với hai cảm hứng chủ đạo là yêu nƣớc và chủ nghĩa
xã hội. Ra đời và phát triển trong điều kiện không bình thƣờng nhƣ vậy của
lịch sử, khi “Các nhà thơ bằng những con đƣờng khác nhau cùng đi đến một
chân lý: nghệ thuật cao quý nhất của thơ ca không phải là phong cách cầu
kỳ, khó hiểu, mà chính là ở sự giản dị dễ hiểu, ở sự hài hòa phổ cập và nâng
cao giữa truyền thống và cách tân, giữa dân tộc và hiện đại” [11, 145] nên
những nỗ lực cách tân thơ của nhóm Dạ đài không dễ đƣợc chấp nhận và
nhanh chóng bị chìm đi bởi nhiều nguyên nhân cũng là điều dễ hiểu.
Cùng với nhiều thành viên trong nhóm Dạ đài, Trần Dần tồn tại âm thầm
nhƣ một mạch lạ, ngầm chảy cùng chiều về mặt tƣ tƣởng cách mạng của nền
văn nghệ kháng chiến, nhƣng không xuôi chiều với xu hƣớng quần chúng
hóa một cách giản đơn. Đó là cách tiếp nối và nối dài nền văn học nƣớc ta
trên một miền đất khác, bằng một lối đi đặc biệt.

2. Trần Dần trong thời kỳ Nhân văn – Giai phẩm và hậu Nhân văn –
Giai phẩm

2. 1. Thời kỳ Nhân văn – Giai phẩm
Những sự thay đổi trong đời sống chính trị, văn hóa xã hội cùng nhu cầu
đổi mới văn chƣơng của văn nghệ sĩ là nguồn mạch trực tiếp và chủ yếu tác
động đến nhận thức của mỗi văn nghệ sĩ. Đó chính là nguồn cội cho sự phát
sinh quan niệm sáng tác của các nghệ sĩ và cuộc tranh luận văn học giai đoạn
1955 – 1958 diễn ra gay gắt trên văn đàn: Nhân văn - Giai phẩm – một
phong trào đòi quyền tự do sáng tác của văn nghệ sĩ và trí thức miền Bắc,

khởi xƣớng từ năm 1955 và chính thức kết thúc vào tháng 6 năm 1958.
Thắng lợi quyết định về mặt quân sự trong chiến dịch Điện Biên Phủ
tháng 5/1954 khiến cho ngƣời ta có quyền nghĩ tới một tƣơng lai độc lập,

15
hòa bình, thống nhất cho Việt Nam sau tám mƣơi năm nô lệ và chín năm
trƣờng kỳ kháng chiến. Nhƣng bƣớc ngoặt trên bàn đàm phán tại hội nghị
Genève tháng 7/1954 không phải là bƣớc ngoặt đi từ chiến tranh sang hòa
bình, mà Việt Nam vẫn bị chia cắt làm hai miền, sau hai năm sẽ tiến hành
hiệp thƣơng tổng tuyển cử trên toàn quốc. Trong giai đoạn này, sự kiện để lại
dấu ấn đậm nét trong lịch sử dân tộc ta là cuộc di dân hơn một triệu ngƣời từ
Bắc vào Nam gây nên sự xáo trộn lớn trong cộng đồng. Nó gieo vào lòng
ngƣời những chia rẽ, hoài nghi, những hi vọng – thất vọng, tin tƣởng – hụt
hẫng… Đây cũng là thời điểm của sai lầm “tả khuynh” trong Cải cách ruộng
đất đƣợc công khai thừa nhận và tiến hành sửa sai bên cạnh nguy cơ kẻ thù
có mƣu đồ gây rối nhằm lật đổ chính quyền non trẻ của cách mạng. Trong
đội ngũ trí thức yêu nƣớc sau kháng chiến vẫn tồn tại một cách tự nhiên một
lớp trí thức “không kiên định lập trƣờng cách mạng”. Vì vậy, bản đề nghị đòi
tự do trong sáng tác của các nghệ sĩ đƣợc đƣa ra lúc này không phải là thời
điểm thích hợp để có thể đƣợc chấp nhận, thậm chí còn gây nên những hiểu
lầm tai hại. Tuy vậy, hành động đó đáng đƣợc ghi nhận bởi sự ý thức của họ
trong việc phải tìm kiếm và xây dựng một con đƣờng phát triển thi ca (cũng
nhƣ nghệ thuật nói chung) có tính lâu dài, bền vững. Đó chính là biểu hiện
của sự thức nhận mới của con ngƣời cá nhân thời kỳ “hậu hiệp định
Genève”.
Sự thức nhận đó đƣợc biểu hiện rõ hơn cả trong phong trào Nhân văn –
Giai phẩm. Phong trào này diễn ra qua hai giai đoạn: Giai đoạn đầu chính
thức đƣợc khơi nguồn với việc ra mắt bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần
trong Giai phẩm mùa xuân đến khi các báo Giai phẩm, Nhân văn và Đất
mới bị đóng cửa. Giai đoạn sau bắt đầu từ khi xuất hiện báo Văn với phong

trào tự phê bình trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và kết thúc bằng việc
đóng cửa báo Văn cùng với nghị quyết của ban chấp hành các hội văn học

16
nghệ thuật thi hành kỷ luật đối với những ngƣời trong nhóm Nhân văn – Giai
phẩm và những ngƣời tích cực hoạt động cho phong trào đó.
Ngay từ khi mới xuất hiện, tháng giêng năm 1956, Giai phẩm mùa xuân
đã nêu chủ trƣơng qua Lời nói đầu: “Trong dịp đầu xuân 1956 chúng tôi vui
mừng giới thiệu giai phẩm này với bạn đọc. Đó là những tác phẩm nho nhỏ
về văn, thơ, nhạc, họa, nội dung nhằm góp vào cuộc đấu tranh vì hòa bình,
thống nhất hiện nay, đồng thời cũng cho chúng ta thấy những tìm tòi mới
trong sáng tạo văn nghệ” [23]. Đến lần in thứ hai – 1956, trong Lời nói đầu,
những ngƣời đề xƣớng lại đặt ra vấn đề: “Theo ý chúng tôi, vấn đề chính cần
thảo luận hiện nay là vấn đề tự do sáng tác, trong đó có những câu hỏi cần
nêu lên: Quyền hạn của ngƣời làm văn nghệ đƣợc biểu hiện thực tế đến mức
độ nào? Ngƣời làm văn nghệ cần trung thành với thực tế nhƣ thế nào? Trách
nhiệm của ngƣời làm văn nghệ trƣớc Đảng, trƣớc nhân dân nhƣ thế nào?
Văn nghệ phục vụ chính trị ra sao?” [24]. Theo Lê Đạt, Giai phẩm mùa
xuân ra đời do “anh em bàn với nhau là làm một tập tự do sáng tác”, “tự
nhiên nó hình thành một phong trào đòi hỏi dân chủ và cách tân văn hóa ở
miền Bắc, tập trung chung quanh Giai Phẩm Mùa Xuân” [35, internet].
Giai phẩm mùa xuân đăng 9 bài thơ, trong đó có bài Nhất định thắng
của Trần Dần. Bài thơ này đƣợc coi là ngòi nổ cho cuộc tranh luận gay gắt,
có tác động lớn đến cuộc đời, sự nghiệp của Trần Dần và những ngƣời bạn
cùng chí hƣớng với ông. Ngay sau khi bài thơ ra đời, hàng loạt sự kiện và bài
viết đƣợc thực hiện để phê phán Trần Dần một cách nặng nề.
Trong bài Vạch trần bản chất phản động của Nhất định thắng của
Trần Dần, Hoài Thanh cho rằng: “Toàn bài của Trần Dần toát ra một sự hằn
học đối với chế độ tƣơi sáng ở miền Bắc, đối với sự nghiệp đấu tranh cho
hòa bình, thống nhất của nhân dân ta (…). Tự nó, bài Nhất định thắng trong

lời và chữ của nó chứa đựng những tƣ tƣởng phản động, đứng về phía địch

17
chống lại nhân dân ta, chống lại cuộc đấu tranh thống nhất đất nƣớc. Trong
nền văn nghệ chúng ta đầy tin tƣởng ở hiện tại và tƣơng lai của chế độ, của
dân tộc, bài Nhất định thắng của Trần Dần thật đúng nhƣ lời đồng chí
Nguyễn Tuân nói, là một thứ mụn lở trên một cơ thể lành mạnh” [44,
internet].
Đồng quan điểm trên, Tố Hữu cho rằng: “Cuộc tấn công vào chế độ ta và
Đảng ta đã bắt đầu trên mặt trận văn nghệ từ đầu năm 1955, ngay khi hòa
bình vừa lập lại. Trong khi bọn gián điệp còn giấu mặt chờ đợi thời cơ, và
bọn tờ-rốt-kít Trƣơng Tửu, Trần Đức Thảo tích cực chuẩn bị lực lƣợng ở
trƣờng Đại học, thì bọn Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, hai tên phản Đảng ẩn
nấp trong báo Văn Nghệ của Hội Văn Nghệ cùng bọn Trần Dần, Tử Phác
cũng là những tên phản Đảng trong phòng Văn nghệ quân đội, đã kết thành
một bè phái chống Đảng (…). Đƣợc tiêm thêm ít nhiều chất phản động của
Hồ Phong, Trần Dần gióng lên "tiếng trống tƣơng lai" chửi cán bộ chính trị
là "ngƣời bệnh", "ngƣời ròi", "ngƣời ụ" (…). Họ đòi thực hiện những gì? Trả
quyền lãnh đạo văn nghệ về tay văn nghệ sĩ. Thủ tiêu chế độ chính trị viên
trong các đoàn văn công quân đội. Thủ tiêu mọi chế độ quân sự hiện hành
trong văn nghệ quân đội. Thành lập trong quân đội một chi Hội văn nghệ
trực thuộc Hội văn nghệ, không qua Cục Tuyên huấn và Tổng cục Chính trị".
Tóm lại là thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng và kỷ luật của quân đội đối với họ"
[14, 22-24].
Huy Vân trong bài Một tâm hồn đồi trụy: Trần Dần cũng nhận định:
“…hắn đã vẽ toàn lối tối tăm khó hiểu, biến hình ảnh anh dũng và đẹp đẽ của
bộ đội ta thành những hình thù rất quái gở, làm thơ cũng vậy (…). Nếu lấy
tất cả những bài Trần Dần đã viết cho Nhân văn – Giai phẩm (đã đăng hoặc
chƣa đăng) đem thống kê lại thì ta thấy Trần Dần đả kích vào rất nhiều mặt
quan trọng của chế độ ta: từ các đƣờng lối chính trị trong nƣớc đến quan hệ


18
quốc tế, từ sự lãnh đạo của Đảng trong văn nghệ đến sự lãnh đạo chung của
Đảng” [48, internet].
Nhìn một cách khách quan ta sẽ nhận thấy Trần Dần là một hiện tƣợng
thơ phức tạp, là một nhân vật đặc biệt, có số phận và “ván đời” lạ lùng gắn
với phong trào Nhân văn – Giai phẩm. Trần Văn Toàn trong bài “Nhật ký
đọc Trần Dần” đã nhận thấy “Thơ Trần Dần đa nghĩa quá! Chỉ với bài Nhất
định thắng, có thể vừa quy kết ông là một tên phản động cực kỳ nguy hiểm,
vừa có thể ca ngợi ông nhƣ một ngƣời yêu nƣớc nồng nàn” [48, internet]. Và
bi kịch của Trần Dần cũng bắt đầu từ căn nguyên đó. Nhất định thắng, sau
khi bị cắt xén, trở thành một tác phẩm chống cộng và đƣợc chính quyền miền
Nam dùng nhƣ một biểu tƣợng “tố cộng”; Và chính quyền miền Bắc dựa vào
đó để buộc tội Trần Dần. Bi kịch của Trần Dần là: tác phẩm của ông đã bị
“bên này”, “bên kia” phán cho những ý nghĩa không có trong văn bản thơ,
đem trƣng dụng để tung hô hoặc buộc tội. Chính vì thế, từ góc nhìn thiếu
sòng phẳng, Đỗ Nhuận cho rằng: “Lối sáng tác hai mặt nhóm Nhân văn gọi
là “Symbole équivoque” thực chất là “đòn xóc hai đầu”, chửi địch cũng
đƣợc mà chửi ta cũng đƣợc, nhƣng chửi địch thì ít mà chửi ta thì nhiều”
[39, internet].
Từ góc nhìn khách quan, ta thấy những sự phê phán trên không dựa trên
chỉnh thể văn bản thơ, mà chủ yếu là tách những câu thơ đƣợc cho là “có vấn
đề” ra khỏi bối cảnh văn bản, soi xét những tác phẩm đó dƣới góc độ thiếu
khách quan làm thay đổi ý nghĩa và lập trƣờng chính trị đƣợc đặt trong chỉnh
thể thống nhất của bài thơ; đồng nhất chuyện thơ với câu chuyện đời sống
riêng tƣ của Trần Dần… để suy ra “bản chất phản động” của ông.
Chính vì thế, sau đó không lâu, Hoài Thanh đã phải thừa nhận những hậu
quả của sự vội vàng mà mình đã mắc phải qua bài Tôi đã sai lầm như thế
nào trong việc phê bình bài “Nhất định thắng” của anh Trần Dần. Lúc


19
này ông đã bình tâm nhận ra “Đấu tranh tƣ tƣởng không thể dùng lối áp bức
mệnh lệnh, cũng không thể dùng lối đa số đàn áp thiểu số. Làm nhƣ thế
không bao giờ giải quyết đƣợc vấn đề tƣ tƣởng. Đó là điều sai lầm của tôi
trong việc phê bình bài Nhất định thắng của anh Trần Dần (…). Tôi nhặt
từng câu từng chữ để chứng minh rằng tác giả đã cố ý nói xấu chế độ ta, cố ý
vu khống miền Bắc. Nay tôi bình tĩnh đọc lại bài Nhất định thắng thì thấy
tuy có câu không đƣợc rõ nghĩa nhƣng không có gì để kết luận nhƣ thế.
Không có chứng cớ mà kết luận nhƣ vậy thực là coi rẻ một cách quá đáng
sinh mệnh chính trị của một ngƣời”. Rồi ông thành thực nhận ra “Làm cái
việc phê bình mà mang sẵn thành kiến trong mình, lại dựa dẫm vào ý kiến
chung quanh, không thực sự cầu thị, không bình tĩnh suy xét thì thật là nguy
hiểm, nhất là khi đứng trong cƣơng vị lãnh đạo thì lại càng nguy hiểm”. Và
cuối cùng là lời khẳng định quan trọng: “Thật là một điều oan ức đối với anh
Trần Dần. Không có một chứng cớ gì rõ rệt mà đã bị buộc tội trên mặt báo
trƣớc hàng vạn ngƣời!” [44, internet]
Trong thời kỳ lịch sử đầy gian khó của dân tộc lúc đó, do yêu cầu của xã
hội, thơ phải hƣớng vào cuộc sống công nông binh để miêu tả và động viên,
cổ vũ những tƣ tƣởng, hành động tích cực, lạc quan. Vì vậy, việc ngại nói
đến riêng tƣ và chất trữ tình công dân bao trùm, chất nghệ sĩ tạm lắng lại
trong thơ thời kỳ này cũng là điều dễ hiểu. Tính quần chúng đƣợc đẩy lên
làm tiêu chí hàng đầu trong việc đánh giá thơ: “Quần chúng xem bài này thế
nào? Quần chúng có cảm xúc không? Cái đau đớn của quần chúng có đƣợc
nêu lên đây không?”. Thơ không hay là thơ “chƣa nói lên đƣợc nỗi niềm của
quần chúng”(…). Hơn nữa, “sở thích và sự đánh giá của quần chúng là thƣớc
đo giá trị của tác phẩm” [10, 46]. Do đó, cách dùng từ đặt câu táo bạo của
nhóm Dạ đài nói chung và của Trần Dần nói riêng trong lúc này ít đƣợc chấp
nhận cũng là điều dễ thông cảm; và thơ phải trở về với yêu cầu của những

20

điều quen thuộc là đòi hỏi chung xuất phát từ thực tiễn của lịch sử, xã hội.
Nhƣ vậy, “Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đang diễn ra trên đất nƣớc chƣa
cần tới những thể nghiệm Trần Dần đang tìm kiếm. Những việc đƣợc coi là
cấp bách nhất lúc này giản dị hơn nhiều: động viên quần chúng tham gia
kháng chiến. Yêu cầu này sớm đƣợc ông chấp nhận. Ông vừa lo phục vụ
cách mạng một cách tận tụy, vừa loay hoay tìm ra ngôn ngữ nghệ thuật của
riêng mình” [22, 18].
Điều đáng trân trọng là trong thời gian này (1956 – 1958) và cả quãng
thời gian dài sau đó, dù phải chịu nhiều oan ức, nhƣng Trần Dần vẫn viết
những tác phẩm đầy tinh thần hào sảng Cách mạng và chan chứa tình yêu đất
nƣớc: Hãy đi mãi, Bài thơ Việt Bắc, Cách mạng tháng Tám.
Trần Dần cũng đã ít nhiều thành công với những vần thơ đầy nhiệt huyết
của công dân, đầy cảm xúc lãng mạn và tinh thần dự cảm hiện thực. Đó là
minh chứng chứng thực cho tinh thần tiên phong và cách mạng của ông. Ông
luôn trăn trở với vận mệnh dân tộc bằng những tình cảm chân thành nhất của
ngƣời công dân – nghệ sĩ:
Tôi đã sống rã rời cân não
Quãng thời gian nhƣng nhức chuyện đi Nam
Những cơn mƣa rơi mãi tối sầm
Họ lếch thếch ôm nhau đi từng mảng
Tôi đã trở nên ngƣời ôm giận
Tôi đem thân làm ụ cản đƣờng đi (Nhất định thắng)
Trời vẫn quật muôn vàn tảng gió
Bắc Nam ơi, đứt ruột chia đôi (Nhất định thắng)
Đất nƣớc khó khăn này
sao không thấm đƣợc vào Thơ? (Nhất định thắng)

21
Em ơi em!
Cái này đỏ lắm, gọi là TIM

Anh cho cuộc đấu tranh giành THỐNG NHẤT
(Nhất định thắng)
Anh đã sống ở Sài gòn thuở trƣớc
Cảnh miền Nam thành một góc tim anh
Chúng đốt tận đâu
mà lửa xém tim mình
(…) Cờ bay
đỏ phố
đỏ nhà
Màu cờ kia là thang thuốc chữa cho anh
(Nhất định thắng)
Ông sảng khoái ca vang Cách mạng tháng Tám với cảm xúc tri ân sâu
sắc, luôn khẳng định và vững tin vào tình yêu đất nƣớc của mình:
Dù mảnh đất có ngày còn xám
Dù trời ta đôi nơi còn lấm bụi ngàn xƣa
Nhƣng có hề chi - Tôi đã từng yêu
Trời đất ấy, tôi đã từng tin tƣởng.
Xuất phát từ chính tình cảm mãnh liệt của mình, Trần Dần cất cao lời thơ
thể hiện ý chí, khát vọng vì tự do dân tộc và kêu gọi mọi ngƣời:
Hãy đời đời hát mãi cùng tôi
Không thể để, dù một móng chân bị nô lệ
Một sợi tóc của con ngƣời cũng phải đƣợc tự do
Qua đó, ông khẳng định cái tôi nhiệt huyết và chan chứa yêu thƣơng:
Nhiệt huyết của ngƣời công dân có tình yêu và vững tin vào đất nƣớc:
Đầu óc ngƣời ta có thể vãi rơi đi

22
cả ngày sinh tháng đẻ bản thân mình
Nhƣng – mãi mãi ngày sinh nhật nƣớc
không bao giờ, ta có thể quên (Cách mạng tháng Tám)

Với ông, Tổ quốc hiện hình ngay cả trong chuyện riêng tƣ nhất:
Tình yêu
không phải
có hoặc không
cũng đƣợc !
mà nó nhƣ là
những vần thơ
những bắp thịt
những đƣờng gân
tổ quốc (Tình yêu)
Ông kêu gọi:
Hãy đi mãi nhƣ ngƣời
cộng sản
có thể mỏi mọi điều
không mỏi: tấn công! (Hãy đi mãi)
Những tiếng thơ của Trần Dần không bị hòa lẫn trong các bài thơ đều nói
đến thống nhất đất nƣớc, không có ủy mị, luôn phấn đấu đi lên trực diện đấu
tranh và tin tƣởng đã thành công thức của thơ ca thời kỳ kháng chiến chống
Pháp nhƣ:
Thằng giặc không chạy đƣợc
Mày chết với chúng ông (Lên đường – Nguyễn Đình Thi)
Cờ đã nâng cao/ Mầu đỏ máu
Với sao vàng tung rực rỡ (Nhớ máu – Trần Mai Ninh)
Áo cơm đủ đầy, thắm thịt tƣơi da

23
Dù gian khổ, có Cụ Hồ, nỏ sợ (Nhớ ơn Cụ Hồ - Trung Anh)
Thơ Trần Dần cũng nồng nàn tinh thần yêu nƣớc, nhƣng là một tình yêu
thầm lặng, không khoa trƣơng, ồn ào. Nhƣng khi đó, nhiều ngƣời đã quên
rằng yêu nƣớc không có nghĩa là luôn phải giơ nắm đấm về phía kẻ thù, mà

còn là những nỗi niềm đau xót trƣớc cảnh mất nƣớc, dân tộc lầm than:
Tôi bƣớc đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mƣa sa
trên màu cờ đỏ (Nhất định thắng)
Tôi mất quê hƣơng
từ khi mới đẻ
Mất
nƣớc đỏ phù sa sông Hồng
Mất vịnh Hạ Long
Mất Huế
con sông Hƣơng tình tự
Mất
cửa biển Hải Phòng
Mất mũi Cà Mau! (Đây Việt Bắc)
Thậm chí, việc chỉ ra những điểm hạn chế của dân tộc, những điểm cần khắc
phục của đất nƣớc cũng chính là biểu hiện sâu xa của tình yêu và nỗi trăn trở
trƣớc vận mệnh đất nƣớc:
Tôi yêu đất mẹ đây –
có cỏ hoa làm chứng
Tôi yêu chủ nghĩa này
cờ đỏ cãi cho tôi.

24
Nhƣng
chẳng thể rúc kèn cũ rích,
vác loa mồm kêu:
"Hiện tại rất thiên đƣờng!”(Hãy đi mãi)
Tinh thần dân tộc, tình yêu đất nƣớc còn đƣợc thể hiện bằng tinh thần cao

cả, sự dấn thân mạnh mẽ và kiệt cùng:
Đi
Chẳng tính
khẩu phần hạnh phúc
Liệu rồi
có sống đƣợc
mà chia
Đi
Vì nghe
chân lý
gọi tên mình! (Bài thơ Việt Bắc)
Với những đóng góp đó, “lấy chất lƣợng thơ làm tiêu chí và coi đó là sự lựa
chọn”, Trần Dần đƣợc coi là một trong số các nhà thơ chống Pháp tiêu biểu
(Xem “10 chân dung nhà thơ chống Pháp tiêu biểu” – NXB Phụ nữ, 2006).
Sau hơn 50 năm nhìn lại, chúng ta thấy những điều đáng tiếc đã xảy ra
trong sự kiện Nhân văn – Giai phẩm xét cho cùng là do sự không trùng khít
trong việc nhìn nhận và giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa
con ngƣời nghệ sĩ với con ngƣời công dân, giữa văn chƣơng với những yêu
cầu của cách mạng của những ngƣời thuộc nhóm Dạ đài với yêu cầu chung
của thời đại và của giới lãnh đạo văn nghệ với nhu cầu tự do sáng tạo cái tôi
ngƣời nghệ sĩ.



25
2.2. Thời kỳ hậu Nhân văn – Giai phẩm
Những năm sau thời kỳ Nhân văn – Giai phẩm, dù sống âm thầm nhƣng
Trần Dần vẫn lặng lẽ viết những tác phẩm đầy sự trăn trở với vận mệnh dân
tộc, luôn giữ mối liên hệ chặt chẽ với cuộc đời, thể hiện rõ tinh thần yêu
nƣớc của một ngƣời nghệ sĩ - ngƣời có trách nhiệm lớn trong việc kiến thiết

nên một trạng thái đời sống tinh thần hiện đại, tích cực cho xã hội.
Tuy hầu hết các tác phẩm của ông từ sau sự kiện Nhân văn – Giai phẩm
đến trƣớc thời kỳ đổi mới đều ở trạng thái “nằm” hoặc “đóng chai” – không
đƣợc xuất bản, nhƣng điều đó không làm mòn đi ý chí sáng tạo và cách tân
trong ông. Kể từ đó đến suốt khoảng ba mƣơi năm sau, ông vẫn kiên trì trên
hành trình sáng tạo của mình. Chân thật trên từng trang viết, và cũng trớ trêu
nhƣ số phận trong cuộc đời cầm bút, ông vừa là nạn nhân, vừa trở thành nhân
chứng cho vận mệnh của những đứa con tinh thần đầy cá tính của mình.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc đƣợc giải phóng. Và đến giai
đoạn cả nƣớc cùng bƣớc vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, thơ chống Mỹ cứu
nƣớc đã xuất hiện những nét mới: hƣớng về chính luận. Yếu tố này đã đƣa
đến cho thơ cái gân guốc chắc khỏe và quan trọng hơn là tạo nên cái dõng
dạc, khí thế, tập trung tố cáo kẻ thù và ngợi ca, khẳng định tinh thần chiến
đấu, nghị lực cách mạng của nhân dân ta. Những năm 1954 – 1964 đánh dấu
sự trƣởng thành của một giai đoạn thơ. Đó là kết quả của một quá trình tích
lũy chuyển biến trong mƣời năm cách mạng. Và sự trƣởng thành này cũng
chứng tỏ các nhà thơ đã có sự thay đổi về chất, có trình độ tƣ tƣởng cao,
nghệ thuật độc đáo, có bản lĩnh trong đội ngũ đông đảo. Tuy nhiên, “Mƣời
năm sau chiến tranh là chặng đƣờng quán tính của thơ ca cách mạng. Đời
sống nhân dân, thân phận nhà thơ không khỏi xót xa trƣớc tình cảnh chung
của đất nƣớc, nhƣng thơ vẫn hát ca theo những cảm hứng vui tƣơi.” [10,
121]. Vì thế, những vần thơ đầy tin tƣởng, phơi phới hi vọng vào tƣơng lai
dân tộc, đất nƣớc đƣợc phổ biến:

×