Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Ngôn ngữ cử chỉ trong tiểu thuyết Anh em nhà Caramozov của Dostoevski

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.13 KB, 87 trang )

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







SA THỊ HẰNG NGA








NGÔN NGỮ CỬ CHỈ
TRONG TIỂU THUYẾT ANH EM NHÀ CARAMAZOV
CỦA DOSTOEVSKI







LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài









Hà Nội-2012

2



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







SA THỊ HẰNG NGA







NGÔN NGỮ CỬ CHỈ
TRONG TIỂU THUYẾT ANH EM NHÀ CARAMAZOV
CỦA DOSTOEVSKI





Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học nước ngoài
Mã số: 60220245




Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Thuỷ





Hà Nội-2012


3

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đề tài Ngôn ngữ cử chỉ trong tiểu thuyết Anh em nhà
Caramazov của F.M.Dostoevski và toàn bộ nội dung luận văn không phải là
sự sao chép bất cứ một công trình khoa học hay luận văn nào đã được công bố
trong và ngoài nước. Các tài liệu sử dụng tham khảo đã được trích nguồn đầy
đủ và chính xác.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày12 tháng 5 .năm 2012

Người viết luận văn



Sa Thị Hằng Nga
4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian làm luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều lời chỉ bảo,
giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, nhận được nhiều sự động viên, ủng hộ
của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thu Thủy và các thầy cô
trong Hội đồng bảo vệ đề cương tháng 4/2011 đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn với đề tài Ngôn ngữ cử chỉ trong tiểu thuyết Anh em nhà Caramazov của
F.M.Dostoevski. Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các trợ
lí sau đại học: Th.s Nguyễn Năm Hoàng, TS. Diêu Lan Phương; các thầy cô
giáo trong Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Sau cùng cho tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã luôn động viên, ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên

cứu.
Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ quý báu đó.

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2012

Người viết luận văn



Sa Thị Hằng Nga







5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
4. Phương pháp nghiên cứu 12
5. Cấu trúc luận văn 12
Chương 1: NGÔN NGỮ CỬ CHỈ VÀ CÁC TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP 13
1.1. Đối thoại trực tiếp – trường hợp Ivan và Xmerdiacov 14
1.2. Giao tiếp đặc biệt 20

1.2.1. Chủ thể thực hiện cử chỉ tự quan sát và phán đoán mình – trường hợp
Ivan 20
1.2.2. Chủ thể thực hiện cử chỉ bị quan sát công khai bởi nhân vật khác –
trường hợp Dimit’ri 23
1.2.3. Chủ thể thực hiện cử chỉ bị quan sát “lén” bởi nhân vật khác và người
kể chuyện 25
Chương 2: CỬ CHỈ VỚI VIỆC BIỂU HIỆN TÂM LÝ VÀ NHÂN CÁCH 29
2.1. Đỉnh điểm của những thái cực: Aliosa, Fiodor và Xmerdiacov 30
2.2. Đỉnh điểm của mâu thuẫn giữa những đối cực: Ivan và Dimit’ri 43
Chương 3: CỬ CHỈ NHƯ LÀ BIỂU TƯỢNG 54
3.1. Sự phát triển của cụm cử chỉ mang tính biểu tượng trong Những đêm
trắng, Bút kí dưới hầm, Tội ác và trừng phạt 54
3.2. Cụm cử chỉ mang tính biểu tượng trong tác phẩm Anh em nhà
Caramazov. 63
3.2.1. Nước mắt – nỗi đau khổ và sự thanh lọc. 63
3.2.2. Xiết tay, ôm hôn và quỳ lạy – tình yêu thương, lòng tôn kính và sự sám
hối 69
PHẦN KẾT LUẬN 78

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phê bình văn học hiện nay rất phong phú và đa dạng, nó đòi hỏi cả
những nghiên cứu liên ngành và đa ngành. Sự phong phú về cách tiếp cận văn
chương tạo ra bức tranh đa sắc đa diện về giá trị tác phẩm văn học đồng thời
làm cho đời sống phê bình văn học không nhạt nhẽo, phiến diện và bị động.
Nghiên cứu ngôn ngữ cử chỉ trong tác phẩm văn học là một sự lựa chọn, một
con đường tiếp cận thế giới nhân vật của nhà văn qua đó nhận định được giá
trị tiềm tàng của những câu chữ văn chương.

F.M.Dostoevski (1821-1881) là nhà văn Nga vĩ đại sinh ra và lớn lên
trong bối cảnh xã hội rối ren, phức tạp của thời kì chế độ phong kiến nông nô
suy yếu, giai cấp tư sản phát triển như vũ bão, thời đại chuyển giao ý thức hệ
và mâu thuẫn nảy lửa giữa những luồng tư tưởng của xã hội Nga thế kỉ XIX.
Dostoevski không những sống trong sự vật lộn với những khốn khó vật chất
mà còn luôn trăn trở với vấn đề tư tưởng, con người. Sự trăn trở đó đã được
phản ánh trong những trang viết của ông từ những tác phẩm đầu tay mang
màu sắc lãng mạn cho đến những kiệt tác đạt đến âm hưởng hiện thực sâu sắc
mà ông gọi là “hiện thực theo nghĩa cao cả nhất” vì nó “lột tả mọi bề sâu của
tâm hồn con người”. Tác phẩm của ông ngoài những tiểu thuyết đồ sộ như
Tội ác và trừng phạt (1866), Gã khờ (1868), Lũ người quỷ ám (1871), Vị
thành niên (1874), Anh em nhà Caramazov (1878– 1880) còn có những
truyện ngắn, truyện vừa Những người cơ cực (1846), Những đêm trắng
(1848), Những kẻ tủi nhục (1861), Bút kí dưới hầm (1864), phóng sự Ghi
chép mùa đông về những cảm tưởng mùa hè (1863)…
Anh em nhà Caramazov là tác phẩm cuối cùng của đại thi hào
Dostoevski và cũng là kiệt tác của nền văn học thế giới. Tác phẩm này chứa
đựng rất nhiều vấn đề đã được các nhà phê bình “mổ xẻ” kể từ khi nó chào
đời đến nay. Thế giới nhân vật trong Anh em nhà Caramazov là một thế giới
2

giằng xé và đấu tranh gay gắt giữa đầy rẫy những đối cực, mâu thuẫn, xung
đột tự trong bản thân mỗi cá nhân và giữa các cá nhân. Những tư tưởng,
những khổ đau, sự tự ý thức nhọc nhằn của nhân vật (chân dung tinh thần)
nhiều khi làm mờ đi chân dung bên ngoài của nhân vật trong tác phẩm của
ông, nhưng dù thế nào, nó vẫn tồn tại trong cấu trúc văn bản như một thành tố
thi pháp bình đẳng. Nghiên cứu ngôn ngữ cử chỉ của nhân vật cũng chính là đi
tìm cái chân dung bên ngoài đó trong sự tương quan sâu sắc với chân dung
tinh thần của nhân vật và qua đó thấy được tài năng sáng tạo thiên tài của
Dostoevski đối với nghệ thuật xây dựng nhân vật của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tiếp nhận thế giới văn chương của Dostoevski, bạn đọc và giới phê bình
trong và ngoài nước Nga qua nhiều thế hệ vẫn nổi lên những tranh luận gay
gắt. Nếu như tác phẩm đầu tay của Dostoevski - Những người cơ cực được
nhà phê bình lỗi lạc Bielinski đưa lên đến đỉnh cao với những lời khen ngợi:
“Đó mới là chân lý của nghệ thuật (…) Nhất định anh sẽ trở thành một nhà
văn vĩ đại” [1, tr 15] thì đến những tác phẩm sau, ông được đánh giá là lãng
mạn, hoang đường; từ đỉnh cao vinh quang Dostoevski chịu những lời nhận
định vô cùng đau đớn đối với một cây bút đang hăm hở vào nghề. Trong con
mắt giới phê bình và những nhà văn nổi tiếng cùng thời, sự đánh giá về ông
tồn tại nhiều mâu thuẫn. Song, nói như một người đam mê Dostoevski: “khi
cuộc sống hữu tử trong thân xác phù sinh của Doxtoiepxki kết thúc cũng là
lúc cuộc sống trong trường cửu của ông bắt đầu” [26], sang thế kỉ XX những
nghiên cứu về Dostoevski đã trở nên phong phú và ngành “Dostoevski học”
đã đạt được những thành tựu to lớn. Cho đến nay, những vấn đề có liên quan
đến Dostoevski vẫn còn có ý nghĩa mới mẻ, hấp dẫn bạn đọc và giới phê bình
trên toàn thế giới. Tuy nhiên trong luận văn này, chúng tôi chỉ tiếp cận được
với những công trình nghiên cứu kinh điển về Dostoevski ở dạng tiếng Việt.
3

Trong các công trình nghiên cứu của giới phê bình văn học trên thế giới
vể Dostoevski, trước hết phải kể đến cuốn sách Đôxtôépxki – cuộc đời và sự
nghiệp của L. Grôxman. Cuốn sách theo như tên gọi của nó là một nghiên
cứu tổng thể có tính chất lịch sử về cuộc đời, tư tưởng và phong cách của
Dostoevski. Khi viết về cuốn sách cuối cùng của Dostoevski được coi là tiểu
thuyết – tổng hợp Anh em nhà Caramazov, L. Grôxman đã dành hẳn chương
XIX nghiên cứu từ nguyên mẫu đến quá trình hình thành tiểu thuyết, dự tính
tương lai của cuốn tiểu thuyết thứ hai không thành của nhà văn, điểm qua một
số nội dung, giá trị và nhân vật trung tâm của cuốn tiểu thuyết. Ông đánh giá:
“Đây là một loại tiểu thuyết – tổng hợp, biểu hiện toàn bộ kết quả hoạt

động của nhà văn đang khao khát thể hiện tất cả những ý tưởng thiêng liêng
thầm kín nhất.
Một cuốn tiểu thuyết rộng lớn, nhiều bình diện viết về những tính cách
Caramadop không thuần nhất trong bộ phận và trong tổng thể” [19, tr. 672].
Một công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về Dostoevski ở góc độ
thi pháp là cuốn Những vấn đề thi pháp Dostoevski của M. Bakhtin. Ông
đánh giá Dostoevski là:
“Một trong những nhà cách tân vĩ đại nhất trong lĩnh vực hình thức
nghệ thuật. Ông đã sáng tạo ra, theo chúng tôi, một kiểu tư duy nghệ thuật
hoàn toàn mới mà chúng tôi gọi theo một cách ước lệ là tư duy đa thanh (…)
động chạm tới nguyên tắc cơ bản của mĩ học châu Âu” [1, tr. 11].
Để minh chứng cho khám phá của mình, M. Bakhtin đã đi vào phân tích
những vấn đề về nhân vật, tư tưởng, thể loại – kết cấu, và lời văn của
Dostoevski. Nghiên cứu của M. Bakhtin đề cập đến ngọn nguồn của tiểu
thuyết đa thanh trong vấn đề cácnavan và cácnavan hóa văn học. Đặc điểm
cấu trúc của hình tượng cácnavan là những đối cực, những phản đề đối chiếu
lẫn nhau. Nó thể hiện trong tác phẩm Anh em nhà Caramazov ở: tình yêu
tiếp giáp với lòng căm thù giữa Caterina Ivanopna với Dmit’ri Caramazov,
4

Ivan Caramazov với Caterina Ivanopna, Dmit’ri Caramazov với Grusenca; tín
ngưỡng tiếp giáp với tư tưởng vô thần; sự cao cả, tốt lành tiếp giáp với sự suy
đồi, hèn mạc ở Dmit’ri Caramazov; sự thanh sạch hiểu rõ cái xấu xa và ham
mê sắc dục ở Aliosa Caramazov.
Như vậy, ở hai công trình trên, những vấn đề về sự không thuần nhất của
nhân vật, tính đa thanh liên quan đến những đối cực trong tâm hồn nhân vật
được hai nhà phê bình đi sâu khám phá, bởi vậy chân dung tinh thần của nhân
vật được phác họa khá đậm nét.
Trong bài viết Dostoevski và di sản văn học của ông in trong cuốn Cá
tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, M.B.Khrapchenkô tiếp

tục đi sâu khám phá chân dung tinh thần của nhân vật trong Anh em nhà
Caramazov. Nhận định về những xung đột nội tâm của nhân vật liên quan đến
vấn đề đạo đức, ông viết:
“Trong thế giới của những Karamazôv có những sự đối lập về tâm lý và
đạo đức” [25, tr. 476].
Cái ác tồn tại trong xã hội đã gây nên sự mâu thuẫn về tư tưởng ở con
người có óc hoài nghi mang tính triết học – Ivan Caramazov: “tự dày vò về sự
lưỡng hóa của con người mình và trước hết về cái thấp hèn, cái đê tiện vốn có
trong bản tính của y, tự phát nảy sinh trong y”. Khác với người em, sự mâu
thuẫn ở nhân vật Dmit’ri “thể hiện qua những đam mê quằn quại”.
Trong Sáng tác của F.M.Dostoevski trong sự đánh giá của giới phê
bình tôn giáo – triết học Nga, Mizanishkova.T.M trích dẫn nhận xét của
Vjacheslav Ivanov (1886 – 1949) về hình thức tiểu thuyết của Dostoevski là
“tiểu thuyết - bi kịch”, ông đề cập đến bi kịch tinh thần trong tâm hồn các
nhân vật, vấn đề “tội lỗi”, và “sự vận động vô hình của tinh thần (…) ông dẫn
các nhân vật của mình giống như Dante đi qua địa ngục và hỏa ngục tới
ngưỡng cửa của thiên đường (…). Chính những đặc điểm không chỉ về mặt
nội dung mà còn cả về mặt hình thức trong sáng tác của Dostoevski đã bắt
5

nguồn từ đó: sự điên cuồng hung hãn hay lặng lẽ của phần lớn nhân vật của
Dostoevski, sự nổi trội của nhân tố bi tráng, cốt truyện mang tính hình sự của
những cuốn tiểu thuyết” [30, tr. 101]. Tại đây, đi kèm với chân dung tinh thần
của nhân vật, nhà phê bình đã chú trọng đến chân dung bên ngoài của nhân
vật thể hiện qua “sự điên cuồng hung hãn hay lặng lẽ” mà nhân vật thể hiện.
St.Zweig cũng đánh giá rất cao giá trị của tác phẩm Anh em nhà
Caramazov nói chung và chân dung tinh thần của nhân vật trong tác phẩm nói
riêng. Ông cho rằng: “Bi kịch của những người trong gia đình Caramazov giá
trị như bộ ba bi kịch của Exsilơ và những sự rắc rối của nó ngang tầm anh
hùng ca Hôme và các tác phẩm rất cao cả của Gơtơ”.

Bên cạnh đó, St.Zweig chú ý đến những biểu hiện thể xác gắn liền với
chân dung tinh thần nhân vật trong tác phẩm của Dostoevski. Ông cho rằng
Dostoevski đã để cho các nhân vật “biểu hiện thể xác nhờ vào tâm hồn”.
Trong cuốn Thi pháp văn xuôi, Tz.Todorov đã chú ý đến những cử chỉ
ôm hôn của nhân vật trước kẻ tội đồ. Khi nói về khoảnh khắc Lisa, nhân vật
nữ trong Bút kí dưới hầm “đột nhiên giang tay ra để ôm ghì kẻ nguyền rủa
mình”, tác giả viết tiếp:
“(…) bắt đầu từ cuốn sách này giải pháp ấy ngày càng in đậm trong tác
phẩm của Dostoevski, ngay cả khi nó chỉ giữ lại như một dấu vết của một giới
hạn hơn là như một đề tài trung tâm của câu chuyện (…). Cử chỉ ấy, biến đổi
và lặp lại trong suốt tác phẩm của Dostoievski, có giá trị một cách rõ rệt. Ôm
riết không nói, cái hôn lặng lẽ: đó là sự vượt qua ngôn ngữ nhưng không phải
là chối bỏ ý nghĩa (…). Cái miệng kia không nói nữa mà hôn, dẫn nhập cho
cử chỉ và cơ thể; nó ngắt lời nói nhưng thiết lập một luồng biểu tượng, mãnh
liệt hơn” [32, tr. 211-212].
Ở đây, Todorov đã nâng tầm giá trị của cử chỉ nhân vật lên thành biểu
tượng, điều mà các nhà nghiên cứu khác không thực sự quan tâm bởi sự cuốn
6

hút với chân dung tinh thần của các nhân vật trong tác phẩm của Dostoevski
là quá lớn.
Ở Việt Nam, một trong những người say mê và viết về Dostoevski sớm
nhất là Nguyễn Tuân. Trong Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập 3), dựa trên cảm
quan nghệ thuật của mình và một số bài phê bình về Dostoevski mà ông đọc
được, Nguyễn Tuân cho rằng con người của những thái cực kiệt cùng ở
Dostoevski đã viết nên “tiếng kêu xé lòng về tình yêu, về hạnh phúc, về công
lý và về chân lý” bằng cách: “đưa ra những cái tương phản nhau. Bên cạnh
những cái rất bay bổng, rất thiêng liêng, Đốt kèm vào những cái rất phàm
tục, thô bạo” [34, tr. 388].
Một trong những nhà nghiên cứu Việt Nam có những trang viết hay nhất

về Dostoevski chính là Phạm Vĩnh Cư. Trong Dostoevski – sự nghiệp và di
sản, Phạm Vĩnh Cư đã có một cái nhìn khái quát, một sự đánh giá xác đáng
về cuộc đời, sự nghiệp của Dostoevski. Viết về Anh em nhà Caramazov, nhà
nghiên cứu gọi đó là câu chuyện về “gia đình ngẫu hợp”, ở đó có người cha
Fiodor Caramazov “bất khả ái, bất khả kính” truyền “chất Caramazov” cho
hai người con Dmit’ri và Xmerdiacov. Ba tính cách được gọi tên: Dmit’ri là
con người của tình cảm, Ivan là con người của lí trí, Aliosa là con người của
cái Thiện và đức tin.
Như vậy, Nguyễn Tuân và Phạm Vĩnh Cư đã đánh giá rất cao giá trị tư
tưởng nghệ thuật của tác phẩm. Phần khẳng định tính cách nhân vật của Phạm
Vĩnh Cư cũng rất xác đáng và thú vị. Trong tương quan với đề tài của chúng
tôi, hai nhà nghiên cứu này chưa thực sự quan tâm đến ngôn ngữ cử chỉ của
nhân vật, tuy nhiên sự khái quát về tính cách nhân vật đã phần nào cho chúng
tôi có một cái nhìn bao quát về nhân vật của Dostoevski.
Trong cuốn Lịch sử văn học Nga, Dostoevski được Nguyễn Kim Đính
giới thiệu ở những nét tổng quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác. Cùng với
đó, trong cuốn sách do Lê Nguyên Cẩn chủ biên: Tác gia, tác phẩm văn học
7

nước ngoài trong nhà trường - Phêđor Mikhailôvich Đôxtôiepxki,
Dostoevski cũng được Đỗ Hải Phong giới thiệu ở những nét khái quát nhất và
tác phẩm Tội ác và hình phạt được đi sâu phân tích mổ xẻ ở góc độ nội dung
tư tưởng. Hai công trình này được xem như những cuốn giáo trình quan trọng
cho học sinh, sinh viên, học viên khi tìm hiểu, nghiên cứu về Dostoevski.
Cuốn sách giúp chúng tôi có được những định hướng tổng quan nhất định khi
tiếp cận với tác giả, tác phẩm mà chúng tôi nghiên cứu.
Cùng với những nghiên cứu trên là những luận án, luận văn, những báo cáo
khoa học và những bài phê bình về tác phẩm của Dostoevski đăng tải trên các
tạp chí văn học. Trong đó, các tác giả tập trung chủ yếu vào nghệ thuật miêu tả
tâm lý nhân vật, cốt truyện, hình tượng nhân vật, hay motip Kito giáo .v.v. trong

tác phẩm của Dostoevski. Đây cũng là nguồn tư liệu quý báu giúp chúng tôi
nắm được những cái nhìn nhiều chiều về tác phẩm của Dostoevski.
Tóm lại, qua lịch sử vấn đề đã nghiên cứu ở trên, chúng tôi rút ra được:
Anh em nhà Caramazov thực sự là tác phẩm gây tiếng vang lớn và được
nhiều nhà nghiên cứu đánh giá rất cao trên nhiều phương diện. Tác phẩm
được đặc biệt chú ý đến ở giá trị nổi trội nhất của nó là bức chân dung tinh
thần của nhân vật. Đâu đó trong phần phân tích và đánh giá của mình, các nhà
nghiên cứu để đi tới những nhận định về chân dung tinh thần của nhân vật đã
đề cập tới chân dung bên ngoài của họ, tuy nhiên việc đề cập này chưa thực
sự sâu sắc. Do vậy, nghiên cứu riêng về ngôn ngữ cử chỉ - đơn vị nòng cốt
của chân dung bên ngoài của nhân vật (khía cạnh luôn luôn song hành không
thể tách rời với bức chân dung tinh thần kia) vẫn chưa thực sự được quan tâm
đúng mực. Những nhận xét của Todorov về cử chỉ mang tính biểu tượng
(những cái hôn của nhân vật trước kẻ tội đồ) khơi gợi cho chúng tôi tìm đến
đề tài về ngôn ngữ cử chỉ trong tác phẩm này. Đồng thời, những nghiên cứu
về chân dung tinh thần của nhân vật một cách sâu sắc đã có ý nghĩa rất lớn
8

đối với chúng tôi khi tiếp cận kiệt tác cuối cùng của Dostoevski ở phương
diện đề tài nghiên cứu này.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu ngôn ngữ cử chỉ trong tác phẩm Anh em nhà Caramazov
nhằm mục đích:
- Nhận diện ngôn ngữ cử chỉ của nhân vật trong những hoàn cảnh đặc
thù trong tác phẩm.
- Nhận diện nhân cách tuyến nhân vật chính thông qua ngôn ngữ cử chỉ,
diện mạo, âm thanh lời nói của nhân vật.
- Nghiên cứu tìm ra biểu tượng và ý nghĩa của nó gắn với những cử chỉ
đặc biệt của nhân vật.

Qua đó, thấy được nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cử chỉ trong sáng tạo
nghệ thuật, đặc biệt ở góc độ xây dựng nhân vật ở tác phẩm Anh em nhà
Caramazov của Dostoevski.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là ngôn ngữ cử chỉ của nhân
vật trong tác phẩm Anh em nhà Caramazov của Dostoevski. Nghiên cứu chia
làm ba hướng tiếp cận chính:
- Tiếp cận ngôn ngữ cử chỉ gắn với những hoàn cảnh đặc thù trong giao
tiếp giữa các nhân vật.
- Tiếp cận ngôn ngữ cử chỉ gắn với nhân cách của tuyến nhân vật chính
là các thành viên trong gia đình Caramazov.
- Tiếp cận ngôn ngữ cử chỉ với vai trò biểu tượng trong tác phẩm.
Về thuật ngữ ngôn ngữ cử chỉ, trong cuốn Từ điển tiếng Việt của Trung
tâm từ điển học do cố GS Hoàng Phê thành lập tái bản năm 2010 chỉ có định
nghĩa về ngôn ngữ và cử chỉ, chưa có định nghĩa về ngôn ngữ cử chỉ. Tại
đây, ngôn ngữ được hiểu là: 1- hệ thống những âm, những từ và những quy
9

tắc kết hợp chúng, làm phương tiện để giao tiếp chung trong một cộng đồng
(tiếng Anh là ngôn ngữ chính của người Anh, Mỹ), 2- hệ thống kí hiệu dùng
để diễn đạt, thông báo (ngôn ngữ hội họa, ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ
múa), 3 – cách thức, nghệ thuật hay trình độ sử dụng ngôn ngữ có tính chất
riêng (ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ trẻ em). Cử chỉ được hiểu là: 1 – điệu bộ hoặc
hành động biểu lộ một trạng thái tinh thần nào đó của thân thể chuyển động
(cử chỉ âu yếm, để ý từng bước đi, từng cử chỉ) 2 – việc làm biểu lộ một thái
độ nào đó (cử chỉ hào hiệp). Định nghĩa về ngôn ngữ cử chỉ chưa được đưa
vào cuốn từ điển này trong khi đó ngôn ngữ cử chỉ là thuật ngữ đã đi vào đời
sống và được nhiều người quan tâm.
Cuốn Ngôn ngữ cử chỉ của hai tác giả người Mỹ Gregory Hartley và
Maryann Karinch được dịch và xuất bản tại Việt Nam năm 2011 là cuốn sách

gọi tên đích danh và nghiên cứu khá tỉ mỉ về ngôn ngữ này, mục đích của nó
là giúp người đọc nhận biết những thông điệp và cảm xúc thể hiện qua ngôn
ngữ cử chỉ. Tại đây, tác giả chia hình thái giao tiếp của con người làm ba loại:
giao tiếp bằng lời (phải lựa lời, chú ý đến ý nghĩa của lời nói), giao tiếp bằng
âm thanh (chú ý đến ngữ điệu của lời nói) và giao tiếp phi lời (chú ý đến điệu
bộ, tư thế, các cử động và phản ứng của cơ thể từ đầu tới chân), và loại
giao tiếp thứ ba được hiểu là ngôn ngữ cử chỉ. Khi diễn giảng về ngôn ngữ cử
chỉ, tác giả luôn đi kèm với phân tích và đề cao vai trò của giao tiếp bằng âm
thanh. Tác giả cuốn sách cũng chỉ rõ rằng ngôn ngữ cử chỉ mặc dù có những
quy ước chung nhất định nhưng nó có sự thay đổi theo thời gian và không
gian, đặc biệt nó có liên quan nhiều đến văn hóa và lối sống của mỗi vùng đất
nên ngôn ngữ cử chỉ không đơn nghĩa, không đơn thuần chắc chắn như toán
học. Cuốn sách của hai tác giả người Mỹ này cũng nhấn mạnh ngôn ngữ cử
chỉ nói cho chúng ta nhiều điều về đối tượng giao tiếp, việc am hiểu và sử
dụng ngôn ngữ cử chỉ rất cần thiết trong cuộc sống.
10

Đối với những người khiếm thính thì ngôn ngữ cử chỉ được xem như là
công cụ duy nhất để họ giao tiếp, truyền tải thông tin và cảm xúc cho người
khác. Không thể nghe và nói được khi giao tiếp, họ sử dụng những chuyển
động, sự thay đổi tinh vi của một bộ phận nào đó trên cơ thể làm phương tiện
truyền tải suy nghĩ và cảm xúc của mình. Trong đời sống ngày nay, ngôn ngữ
cử chỉ không chỉ được xem như một công cụ giao tiếp giữa những người
khuyết tật kém may mắn mà nó ngày càng thể hiện sự hữu dụng của mình
trong giao tiếp xã hội. Tính thời sự ấy thể hiện rõ rệt nhất là trong giới kinh
doanh, giới chính trị gia và trong lĩnh vực điều tra tội phạm .v.v. Nó thuộc về
kỹ năng mềm trong giao tiếp thông thường.
Các bộ phận trên cơ thể tham gia thể hiện ngôn ngữ cử chỉ của con người
rất tinh vi. Có thể chia làm hai dạng để quan sát, một là phản ứng của các bộ
phận trên khuôn mặt và hai là phản ứng của đầu, thân và tứ chi. Phản ứng của

các bộ phận trên khuôn mặt cần sự để ý tinh tế hơn, nó có thể bộc lộ ở ánh
mắt, ở cái nhíu mày, nhăn trán, hình dạng và chuyển động của cái miệng phát
ra âm thanh to hay nhỏ, sự thay đổi cơ mặt hay màu sắc của khuôn mặt .v.v.
Phản ứng của đầu, thân và tứ chi dễ phát hiện hơn, nó thuộc về những cử
động, động tác. Cử chỉ, động tác là kênh giao tiếp, đồng thời nó là đơn vị làm
nên hành động. Nghiên cứu ngôn ngữ cử chỉ cần đặt trong hoàn cảnh giao tiếp
cụ thể, và để nó trở thành kênh giao tiếp hữu dụng phải có sự liên kết quan sát
tổng hợp các cử chỉ. Có mối quan hệ mật thiết giữa cử chỉ và hành động, có
những cử chỉ không lập thành hành động, nhưng hành động luôn đi kèm với
cử chỉ. Hành động mang tư cách của một chỉnh thể hợp bởi các cử chỉ. Vì vậy
nghiên cứu ngôn ngữ cử chỉ không phải chỉ đơn thuần phân tách hình thái và
sự chuyển động của các bộ phận trên cơ thể mà phải gắn nó trong hành động
của nhân vật, đặc biệt chú ý đến những hành động trong từng hoàn cảnh giao
tiếp cụ thể bởi “nền tảng để hiểu ngôn ngữ cử chỉ là ngữ cảnh” [20, tr. 131].
11

Tựu chung lại, chúng tôi sử dụng thuật ngữ ngôn ngữ cử chỉ trong luận
văn này với cách hiểu:
Thuật ngữ mới có độ hữu dụng cao – ngôn ngữ cử chỉ là phương
tiện giao tiếp bằng cử chỉ, nó đề cập đến phản ứng của các bộ phận trên
cơ thể trong những tình huống giao tiếp cụ thể nhằm truyền đạt thông tin
thay lời, qua đó thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ, tâm lý, tính cách
của mỗi người trong giao tiếp.
Khi nghiên cứu ngôn ngữ cử chỉ nói chung, ngôn ngữ cử chỉ của nhân
vật văn học nói riêng ta cần chú trọng đến ba yếu tố:
- Tình huống giao tiếp cụ thể.
- Thông tin thay lời của cử chỉ, chính là trả lời câu hỏi: “Cử chỉ nói gì?”
- Tư tưởng, tình cảm, thái độ, tâm lý, tính cách của đối tượng thực hiện
cử chỉ hay chính là đi tìm giá trị của ngôn ngữ cử chỉ.
Thuật ngữ “ngôn ngữ cử chỉ” trong nghiên cứu nhân vật văn học tuy chưa

được sử dụng nhiều, song trên thực tế việc nghiên cứu nhân vật ở lĩnh vực
này đã được áp dụng như một trong những thao tác phân tích nhân vật cổ
điển: nghĩa là phân tích nhân vật bằng những gì bộc lộ ra qua diện mạo, cử
chỉ, hành động của nhân vật. Trong văn phân tích nhân vật từ bậc trung học
trở đi, việc phân tích này gần như đã trở thành khuôn mẫu bên cạnh những
tiếp cận lời nói, suy nghĩ của nhân vật.
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng bản dịch Anh em nhà Caramazov của dịch giả
Phạm Mạnh Hùng, NXB Lao động, 2007. Phạm vi ngôn ngữ cử chỉ được lựa
chọn để nghiên cứu trong luận văn là những cử chỉ, diện mạo, âm thanh lời
nói của tuyến nhân vật chính là các thành viên của gia đình Caramazov tại
những hoàn cảnh đặc thù của tác phẩm. Trong quá trình phân tích, luận văn
có liên hệ mở rộng đến một vài tác phẩm khác trong sáng tác của Dostoevski.

12

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu liên ngành với các
tiếp cận thi pháp học, tâm lí học, văn hoá học, phân tâm học.
Phương pháp thi pháp học được chúng tôi sử dụng trong những phân
tách cử chỉ, diện mạo, âm thanh lời nói của nhân vật trong những hoàn cảnh
cụ thể của cốt truyện.
Cùng với phương pháp thi pháp học, chúng tôi sử dụng phương pháp
tâm lý học, văn hoá học, phân tâm học trong những phân tích, khám phá,
khẳng định nhân cách nhân vật và luận về những cử chỉ mang tính biểu tượng
trong tác phẩm Anh em nhà Caramazov của Dostoevski.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung luận văn gồm ba
chương:
Chương 1: Ngôn ngữ cử chỉ và các tình huống giao tiếp

Chương 2: Cử chỉ, tâm lý và nhân cách
Chương 3: Cử chỉ như là biểu tượng












13

Chương 1
NGÔN NGỮ CỬ CHỈ VÀ CÁC TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP

Xét một cách tổng thể, Anh em nhà Caramazov bày ra tình huống con
giết cha trong một gia đình “ngẫu hợp” đa nhân cách. Tổ hợp nhân cách
những thành viên trong gia đình ấy tạo thành một bức tranh có những mảng
màu sáng, tối và tranh sáng tranh tối. Mảng màu sáng duy nhất của bức tranh
nhân cách ấy nằm ở thiện nhân Aliosa. Đối lập với nó là mảng màu tối của
nhân cách người cha dâm dục, phóng đãng, đồi truỵ Fiodor Pavlovitr và nhân
cách ác nhân Xmerdiacov – đứa con trực tiếp đập bể sọ cha mình. Tình trạng
tranh sáng, tranh tối diễn ra ở nhân cách Dimit’ri và Ivan với sự đấu tranh gay
gắt giữa những thái cực đầy mâu thuẫn dẫn đến khủng hoảng nội tâm lớn lao:
một kẻ sống kiệt cùng với bản năng rồi dằn vặt tự trong khát vọng đam mê ấy,
một kẻ suy sụp kiếm tìm sự vĩnh cửu của đức tin, chân lý, kiếm tìm tình yêu

thương tận thiện tận mĩ trong cái biến ảo khôn lường của cuộc đời. Dimit’ri
trong lúc khốn quẫn nhất vì ghen tuông và danh dự đã toan giết cha, dù không
thực hiện hành vi giết người nhưng chàng đã phải đứng trước vành móng
ngựa và lĩnh án tù khổ sai. Khủng hoảng niềm tin vào Chúa – hiện thân của
tính thiện, Ivan đã tiêm nhiễm tư tưởng “rắn nuốt rắn thế là đi đời cả hai”
cho Xmerdiacov. Xmerdiacov với mầm ác, thú tính hèn hạ ấp ủ từ lúc sinh
thời nay hút lấy phần cay độc trong tư tưởng của Ivan đã nhận lấy vai trò của
một kẻ hành quyết hiện thân của cái ác. Aliosa thánh thiện nhưng bất lực, cái
ác vẫn diễn ra trước mắt chàng như một điều không thể tránh khỏi.
Tình huống lớn của câu chuyện là một tình huống đầy bi kịch.
Mỗi nhân vật trong tác phẩm tham dự tình huống lớn ấy mang lấy cho
mình một hoàn cảnh riêng đầy bi kịch. Nhân vật của Dostoevski đã tự trải
nghiệm bi kịch của bản thân và lựa chọn cho mình những con đường “phục
sinh”. Dimit’ri “phục sinh” trong đoạ đày tù ngục. Ivan có dấu hiệu “phục
14

sinh” trong thức tỉnh sau những cơn điên loạn. Xmerdiacov có dấu hiệu “phục
sinh” mầm thiện quyết định tự vẫn. Aliosa “phục sinh” sau trải nghiệm đau
đớn vì bất lực trước tội ác và cái chết.
Trên đoạn đường đi từ bi kịch đến “phục sinh”, Dostoevski để cho tổ
hợp các nhân cách của mình cất lên những tiếng nói nội tâm sâu sắc. Trong
những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, những tiếng nói ấy tranh luận và đấu tranh
gay gắt với nhau. Và tiếng lòng với những giằng xé nghiệt ngã của bi kịch cá
nhân ấy nhiều khi không thể hiện hết được bằng lời, nó buột ra theo những
phản ứng của bộ phận nào đó trên cơ thể mỗi nhân vật trong giao tiếp mà ở
trên chúng ta đã gọi nó là ngôn ngữ cử chỉ. Biểu hiện và nắm bắt được ngôn
ngữ cử chỉ trong giao tiếp cần một sự chú ý tinh tế và việc thể hiện được điều
tinh tế đó bằng văn bản ngôn từ lại cần một đầu óc tinh vi hơn thế. Dostoevski
đã chú ý đến nó, biểu hiện nó và cho chúng ta thấy sức nặng của nó đối với
việc xây dựng nhân vật của mình.

Nghiên cứu ngôn ngữ cử chỉ của nhân vật trong những tình huống giao
tiếp cụ thể thực tế là nghiên cứu việc thể hiện nó và việc đọc nó trong hoàn
cảnh nào. Xét hoàn cảnh giao tiếp, ta chú ý đến “thế” của nhân vật ở các
dạng: chủ động, bị động hay ngang hàng. Căn cứ vào điều này, tác phẩm Anh
em nhà Caramazov có ngôn ngữ cử chỉ của nhân vật trong đối thoại trực tiếp:
hai đối tượng giao tiếp cùng bình đẳng trong việc bộc lộ và tiếp nhận ngôn
ngữ cử chỉ; ngôn ngữ cử chỉ của nhân vật trong trường hợp đặc biệt khi nhân
vật tự đọc mình hay một trong hai đối tượng giao tiếp nằm ở thế bị động:
nhân vật bị thâu tóm công khai hay bị “soi lén” bởi đối tượng khác, nhân vật
bị thâu tóm bởi người kể chuyện xưng “tôi”.
1.1 . Đối thoại trực tiếp – trường hợp Ivan và Xmerdiacov
Tại những tình huống đối thoại trực tiếp, khách thể quan sát cử chỉ và
chủ thể thực hiện cử chỉ đối diện với nhau để quan sát và phán đoán lẫn nhau.
15

Giới nghiên cứu cho rằng trong tác phẩm của Dostoevski tồn tại những
cặp nhân vật đồng dạng, những “kẻ song trùng” về tư tưởng và hành động.
Trong giao tiếp, đây cũng là những cặp hay “soi” cử chỉ và hành động của đối
phương hơn cả, họ đọc đối tượng và đọc mình trong đối tượng. Trong tác
phẩm này, ta để ý đến cặp nhân vật phải thường xuyên đọc lẫn nhau là
Xmerdiacov và Ivan tại hai thời điểm trước và sau khi án mạng xảy ra.
Trước khi Ivan lên đường ra đi bỏ mặc tấm thảm kịch gia đình sắp tới, đã
có một cuộc giao tiếp giữa chàng và Xmerdiacov với những dấu hiệu đầy ẩn ý
phát ra từ ngôn ngữ cử chỉ của mỗi người. Bắt đầu từ cử chỉ và phán đoán sơ
khai mở đầu này: "Xmerdiacov đứng dậy khỏi ghế, và chỉ riêng cử chỉ ấy đã
khiến Ivan Fiodorovitr đoán ra rằng hắn có chuyện muốn nói riêng với
chàng”, hai con người ấy đã bước vào quá trình đọc cử chỉ của nhau để
“ngấm ngầm” đi tới một “thoả thuận” không lời sau đó. Tại cuộc giao tiếp
này, đằng sau những câu hỏi ngờ vực, thái độ của Ivan bắt đầu từ dè dặt
chuyển sang nạt nộ:

- Ông già ngủ hay thức? – chàng hỏi khẽ, vẻ nhún nhường (…)
- ta có gì khiến ngươi ngạc nhiên? - Ivan Fiodorovitr nghiêm nghị hỏi
bằng giọng nhát ngừng (…)
- đồ quỷ, nói rõ hơn nữa đi, ngươi cần gì? Cuối cùng Ivan Fiodorovitr
giận giữ quát lên, đành chịu nhịn mà chuyển sang thái độ thô lỗ [8, tr. 415]
- Thế ngươi vào đây làm gì? Tại sao ngươi lại thông tin cho cậu
Dimit’ri Fiodorovitr? Ivan nói bằng giọng cáu kỉnh [8, tr. 416]
- A, đồ quỷ, - Ivan bỗng sừng sộ, mặt méo đi vì giận giữ [8, tr. 417]
Những đường nét trên mặt Ivan Fiodorovitr dường như méo đi và rung
động. Chàng bỗng đỏ mặt [8, tr. 422]
- Thế ta ở Tremasnia thì người ta không gọi sao… nếu có chuyện như thế
xảy ra” – Ivan Fiodorovitr bỗng gào lên, không rõ vì sao mình bỗng quát to
như vậy [8, tr. 424]
16

Đáp lại Ivan, Xmerdiacov lại hoàn toàn dè dặt, nhún nhường và trả lời
những câu hỏi của Ivan một cách úp mở:
- Tôi nói thế là vì thương cậu. Ở địa vị của cậu, lâm vào tình cảnh thế
này, tôi sẽ vứt bỏ ráo… tội gì dính vào một việc như thế…- Xmerdicov trả lời,
công nhiên nhìn vào cặp mắt long sòng sọc của Ivan Fiodorovitr. Cả hai đều
im lặng [8, tr. 422]
- Cậu đến Tremasnia thì…vẫn bị người ta quấy rầy, - Xmerdicov nói
lúng búng, gần như thì thầm, như thể luống cuống, nhưng vẫn hết sức chăm
chú nhìn thẳng vào mắt Ivan Fiodorovitr [8, tr. 423]
- Hoàn toàn đúng như vậy, - Xmerdicov nói lúng búng giọng đã nghẹn
lại, miệng mỉm nụ cười bỉ ổi và lại lật bật chuẩn bị để lùi cho kịp [8, tr. 424].
Tại đây, giao tiếp bằng lời của các nhân vật là những câu hỏi ngắn và
những câu trả lời cộc lốc không rõ ý, ý của họ ngụ trong ngôn ngữ cử chỉ. Cái
“công nhiên nhìn”, “nhìn thẳng” của Xmerdicov trước Ivan như ngấm ngầm
báo hiệu một sự thoả thuận bằng mắt. Và giây phút “cả hai đều im lặng”

trong cuộc nói chuyện ấy mặc nhiên ám chỉ rằng thoả thuận đã xong xuôi. Sẽ
có một chuyện gì đó xảy ra, cả hai đều biết và sắp đặt trước. Cụ thể ở đây là
chuyện giết cha. Và cái “lúng búng” của Xmerdiacov mang dáng dấp của một
kẻ tôi đòi bỉ ổi nhận mật lệnh. Ivan có phản đối trước thái độ của Xmerdiacov
không, chàng có đồng tình với kế hoạch giết cha của hắn không, một lần nữa
tác giả để cho nhân vật nói ra bằng cử chỉ, hành động. Đã có lúc chàng phản
ứng dữ dội chuẩn bị cho một cuộc ẩu đả nhưng chàng đã kìm nén lại:
“Ivan Fiodorovitr bỗng đứng phắt dậy khỏi chiếc ghế băng. Chàng toan
đi ra vườn nhưng đột nhiên chàng dừng lại, quay về phía Xmerdiacov. Đã xảy
ra một điều kì lạ, bất thình lình, như lên cơn co rút, chàng bậm môi, xiết chặt
nắm tay, tưởng như chỉ giây lát nữa là sẽ xông vào đánh Xmerdicov. Giây lát
ấy ít ra hắn cũng nhận thấy điều đó, hắn giật mình ngả người về phía sau.
17

Nhưng chẳng có chuyện gì xảy ra với hắn. Lẳng lặng, nhưng dường như hơi
băn khoăn, Ivan Fiodorovitr quay về phía cửa vườn” [8, tr. 422-423].
Mỗi cử chỉ của Ivan đều được Xmerdiacov thu lại, phán đoán và kịp thời
phản ứng lại. Đây là một quá trình đọc đối tượng từng chút một. Vẻ “lẳng
lặng” của Ivan đã mang đến cho Xmerdiacov câu trả lời đồng thuận trước âm
mưu giết cha sắp tới. Tuy nhiên, sự “hơi băn khoăn” và thái độ “nhát ngừng”
cáu kỉnh trong những câu nói của Ivan trước đó đã đem đến cho chúng ta một
sự ngờ vực về dã tâm của nhân vật. Và kết cục cho buổi giao tiếp đấy, cái
cười của Ivan là một điều bí ẩn:
“Nhưng Xmerdiacov ngạc nhiên vì Ivan Fiodorovitr bỗng bật cười và đi
nhanh ra cửa vườn, vẫn vừa đi vừa cười. Người nào nhìn mặt chàng lúc ấy hẳn
sẽ kết luận rằng chàng cười không phải vì trong lòng rất đỗi vui vẻ. Vả chăng
chính bản thân chàng cũng không sao giải thích được lúc ấy đã có chuyện gì xảy
ra với chàng. Chàng cử động và đi như con rối giật” [8, tr. 424].
Dostoevski đã rất coi trọng ngôn ngữ cử chỉ của nhân vật. Ông để cho
hai đối tượng có những đối thoại bằng lời rất mập mờ này giao tiếp và đọc

nhau bằng cử chỉ. Tại đây, Xmerdiacov đọc Ivan nhiều hơn cả. Hắn đọc được
ý đồ thâm hiểm trong con người Ivan khi quyết định ra đi bỏ mặc tai họa gia
đình sắp ập đến. Đây cũng là lần cuối cùng hắn khẳng định được sự được
phép của tội ác mà hắn sắp sửa thi hành. Cũng tại đây, tác giả bày ra cho ta
một thực tế về mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói, ngôn ngữ cử chỉ và suy nghĩ
bên trong của nhân vật. Ngôn ngữ nói của Ivan là những câu hỏi cặn kẽ, căn
cứ vào đó khẳng định được chàng đang quan tâm đến kế hoạch của
Xmerdiacov và đồng tình, ngôn ngữ cử chỉ của chàng bộc lộ sự tức giận
chứng tỏ có sự mâu thuẫn giữa câu nói và nội tâm. Tại đây đã có một sự
“vênh” giữa lời nói và suy nghĩ, và ta đọc được điều này từ cử chỉ của nhân
vật. Song, đây mới chỉ là cấp độ đầu tiên của vấn đề, cấp độ sâu hơn là cử chỉ
của nhân vật lại mâu thuẫn với suy nghĩ, khiến người ta không thể đọc được
18

nhân vật bằng cử chỉ nữa. Cái cười của Ivan là một kiểu “vênh” giữa cử chỉ
và suy nghĩ của nhân vật. Trong thâm tâm, Ivan muốn cái chết kia, nhưng lý
trí không cho phép chàng nghĩ rằng mình lại có dã tâm giết cha, chàng muốn
vô can trước cái chết đó. Một thế giới nội tâm đầy mâu thuẫn đã buột ra qua
cử chỉ của nhân vật.
Trước khi án mạng xảy ra, trong cuộc gặp gỡ giữa Ivan và Xmerdiacov,
người bị “soi” nhiều hơn là Ivan bởi chàng là con bài chủ đạo dẫn đường cho
Xmerdiacov thực thi tội lỗi; trái lại, sau khi án mạng xảy ra, kẻ nắm thế chủ
động trong đối thoại lại là Xmerdiacov. Không còn vẻ e dè như trước, y thản
nhiên, trắng trợn phơi bày tội lỗi của mình đồng thời y hạ bệ sự vô can của
Ivan đối với án mạng. Mỗi lần tiếp chuyện Xmerdiacov là một lần Ivan nhận
ra sâu sắc hơn thực chất của vấn đề, nhận ra rõ nét tội lỗi của mình.
Trong cuộc đối thoại đầu tiên, điều làm Ivan ngạc nhiên là sự điềm tĩnh
của Xmerdiacov trong giọng nói có phần ảnh hưởng của bệnh tật “gầy yếu,
nói chậm, dường như cử động lưỡi khó khăn” [8, tr. 918], điệu bộ “đôi mắt
trái nheo nheo” ngầm ám chỉ điều gì, và sự im lặng, thở dài nhiều lần. Lúc

này Xmerdiacov chưa thú nhận tội lỗi nên những cử chỉ của hắn úp mở một
cách có dụng ý, hắn muốn dò xét Ivan. Chính điều này làm Ivan phát cáu.
Trong cuộc đối thoại, giọng điệu chủ đạo của Ivan là cáu kỉnh. Ivan vẫn cố
bấu víu vào hy vọng vô can với án mạng. Mặc dù thâm tâm chàng nhận ra
một phần sự thật qua giọng điệu và cử chỉ của Xmerdiacov nhưng chàng cố
kiếp phủ nhận nó và đẩy sự thật đi xa. Chính vậy chàng “cảm thấy ghê tởm
khi phải đào sâu vào những cảm giác của mình”, đó là cảm giác tội lỗi.
Lần thứ hai tiếp chuyện, Xmerdiacov đã đi gần đến sự thật hơn, mặc dù
vẫn khẳng định sự vô can của mình nhưng hắn đã chính thức lên tiếng buộc
tội Ivan chủ ý giết cha, mong muốn án mạng xảy ra. Lần này, Ivan đã muốn
“chơi bài ngửa”, chàng bắt đầu “đào sâu vào những cảm giác của mình” chứ
không buông xuôi như lần trước. Tuy nhiên, điều chàng nhận được lại là cái
19

nhìn “hằn học, thiếu niềm nở, và cái chính là kiêu kì” của Xmerdiacov. Hắn
không ở trong bộ dạng ốm yếu nữa mà chải chuốt với vẻ mặt: “tươi tắn, đầy
đặn, túm tóc trên đầu chởm ngược, hai bên thái dương chải sáp” [8, tr. 929],
Xmerdiacov hoàn toàn nắm thế chủ động: “mắt Xmerdiacov loé lên hằn học,
mắt trái nhấp nháy (…) giọng nói thậm chí đã nghe thấy một cái gì cứng rắn và
dai dẳng, độc ác và khiêu khích, trâng tráo (…) nhếch mép cười khinh miệt (…)
toác miệng cười giễu cợt” [8, tr. 930 – 933]. Đối diện với những biểu hiện cử
chỉ ấy, Ivan đã tiệm cận đến sự thật, phản ứng đầu tiên của chàng là sự run
rẩy. Ngay từ khi bước vào phòng, trước khi ngồi xuống, chàng đã “hai tay run
rẩy cầm lấy chiếc ghế” [8, tr. 929]. Tiếp sau đó, sự run rẩy bám riết lấy chàng,
chàng đã run rẩy toàn thân vì phẫn nộ. Sự cáu kỉnh trong giọng nói lên cao
đến mức “cuồng nộ”, thay bằng việc quát tháo chàng đã “nghiến răng” cay
nghiệt ức chế, tức giận đến mức bung ra thành hành động “đấm mạnh tay
xuống bàn” rồi “ráng sức thụi một quả vào vai hắn khiến hắn ngã lạng vào
tường” [8, tr. 931]. Nhưng sau tất cả, còn lại với Ivan là sự tự vấn. Quá trình
tự vấn của Ivan chính thức được bắt đầu từ dáng diệu “ngồi cau có, hai tay co

quắp, tỳ xuống đầu gối” [8, tr. 934]. Đó là dáng điệu của sự đau khổ bất lực.
Lần thứ ba, Xmerdiacov đã bắt đầu nhận ra sự sợ hãi của Ivan trong
dáng điệu run rẩy, biểu hiện này làm hắn “sửng sốt”. Vẫn cái vẻ trâng tráo của
Xmerdiacov, vẫn sự tức giận muốn “lật bài” của Ivan, cuộc đối thoại trở nên
dài hơn khi sự thật được Xmerdiacov kể tỷ mỷ. Tác giả không cho biết
Xmerdiacov có ân hận hay không mặc dù “mồ hôi túa ra trên mặt hắn”, cũng
không lột trần hoàn toàn thế giới nội tâm của Ivan mặc dù chàng đã run rẩy
vừa sợ hãi vừa giận dữ. Ivan sợ hãi và giận dữ không phải chỉ với
Xmerdiacov trong cuộc đối thoại này. Phần cuối của cuốn tiểu thuyết cho ta
thấu suốt sự đau khổ và giận giữ thực sự của Ivan nằm ở việc đấu tranh với
những tư tưởng đang chế ngự đầu óc mình, tư tưởng của sự đau khổ, tư tưởng
về việc trả giá cho nỗi đau và tội ác bằng chính tội ác và chết chóc. Song tại
20

đây, thế giới nội tâm của hai nhân vật được mở ra đầy “khiêu khích”, ngôn
ngữ cử chỉ mà nhà văn phác họa không để cho nhân vật “bộc toạch” tất cả
những suy tư của mình, ông để một khoảng cách xác định giữa cử chỉ và suy
nghĩ của nhân vật để lôi cuốn chúng ta vào bức chân dung tinh thần ấy.
Có thể kết luận rằng những cuộc đối thoại giữa Xmerdiacov và Ivan là
những cuộc rượt đuổi, thâu tóm nhau. Ban đầu là Xmerdiacov rượt đuổi theo
những ý đồ chưa hoàn toàn định hình của Ivan về tội ác. Về sau là Ivan rượt đuổi
theo Xmerdiacov để đi tìm sự thật về án mạng, sự thật về “con quỷ” xui khiến nên
những ý đồ tội lỗi trong tâm trí chàng. Chỉ có ở cuộc đối thoại cuối cùng là họ “lật
bài” nhau, còn trong những cuộc đối thoại trước đó họ đều vừa thăm dò vừa lấp
liếm nhau qua ý tứ cử chỉ của đối tượng. Ngay cả trong cuộc “lật bài”, họ không
quên thu lấy từng biểu hiện nhỏ nhất của cử chỉ để nắm được thái độ và ý đồ của
đối tượng giao tiếp. Và người đọc, qua đó cũng đọc được bức tranh nội tâm của
nhân vật, một thế giới đầy sóng gió và có thể đẩy đến tận cùng nguy hiểm.
1.2. Giao tiếp đặc biệt
1.2.1. Chủ thể thực hiện cử chỉ tự quan sát và phán đoán mình – trường

hợp Ivan
Ở phần trên, ta đã đề cập đến sự “vênh” giữa suy nghĩ, cử chỉ và lời nói
của nhân vật trước sự đánh giá của một đối tượng quan sát cụ thể. Không chỉ
dừng lại ở đó, sự mâu thuẫn còn được đẩy vào sâu hơn, nhân vật của
Dostoevski đã phải tự đọc và cảm nhận độ “vênh” ấy của chính bản thân
mình. Ivan là nhân vật điển hình trong tác phẩm thường xuyên phân thân.
Trong giao tiếp, Ivan thường xuyên phải “lăn tăn” về lời nói và cử chỉ của
mình hơn cả. Chàng đọc mình, càng đọc càng thấy lý trí không giải thích nổi
tại sao mình lại hành xử như vậy. Ivan bị động đối với chính cử chỉ của mình.
Tại tình huống Ivan nói chuyện với Xmerdiacov trước buổi lên đường,
không thiếu những phút giây Ivan dừng lại suy tư về chính mình và việc
không lí giải được đã trở thành nỗi ám ảnh:

×