Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Người phụ nữ trong truyện ngắn Thạch Lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 127 trang )



1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
  





PHẠM THỊ QUYÊN




NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN
THẠCH LAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam








HÀ NỘI, 2013


2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
  





PHẠM THỊ QUYÊN




NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN
THẠCH LAM


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60.22.01.21



Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS LÝ HOÀI THU





HÀ NỘI, 2013


3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 2
2. Lịch sử vấn đề 3
2.1. Những bài báo, công trình nghiên cứu về Thạch Lam
Nói chung 2
2.2. Những bài viết nghiên cứu về ngƣời phụ nữ trong văn
Xuôi Thạch Lam 4
3. Đối tƣợng, phạm vị, mục đích nghiên cứu 7
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 7
5. Cấu trúc luận văn 9

PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1 : Nhân vật ngƣời phụ nữ và truyện ngắn Thạch Lam
trong bối cảnh văn xuôi 1930 - 1945 10
1.1 Nhân vật ngƣời phụ nữ trong văn xuôi giai đoạn
1930 – 1945 10
1.2 Hành trình sáng tác của Thạch Lam 21
1.2.1 Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác 21
1.2.2 Nhân vật ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn
Thạch Lam 30
Chƣơng 2. Đời sống và thân phận ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn
Thạch Lam 39

2.1 Ngƣời phụ nữ trong quan hệ với đời sống xã hội 39
2.1.1 Bức tranh chung về đời sống xã hội đƣơng thời 39
2.1.2 Ngƣời phụ nữ trƣớc những biến đổi của xã hội 42
2.1.2.1 Bất biến trong sự biến đổi của xã hội 42
2.1.2.2 Nạn nhân của xã hội 46
2.2 Ngƣời phụ nữ trong quan hệ với gia đình, với tình cảm
Và khao khát riêng tƣ 53


4
2.2.1 Ngƣời phụ nữ trong đời sống gia đình 54
2.2.1.1 Những thân phận cơ cực, kém may mắn 54
2.2.1.1 Những con ngƣời mang vẻ đẹp truyền
thống của ngƣời phụ nữ Việt Nam
2.2.2 Ngƣời phụ nữ với tình cảm và khao khát riêng
tƣ 68
2.3 Vấn đề giới, thiên tính nữ 73
2.3.1 Ý thức sâu sắc về vẻ đẹp nữ giới 74
2.3.2 Thiên chức làm vợ, làm mẹ 77
Chƣơng 3. Nhân vật ngƣời phụ nữ nhìn từ phƣơng thức biểu hiện 83
3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 83
3.1.1 Ngoại hình 83
3.1.2 Tâm lý 85
3.2 Ngôn ngữ nghệ thuật 90
3.2.1 Ngôn ngữ trần thuật 91
3.2.2 Ngôn ngữ nhân vật 95
3.3 Không – Thời gian nghệ thuật 98
3.3.1 Không gian nghệ thuật 99
3.3.1.1 Không gian làng quê 99
3.3.1.2 Không gian phố thị 106

3.3.2 Thời gian nghệ thuật 109
3.3.2.1 Thời gian quá khứ 111
3.3.2.2 Thời gian hiện tại 113

PHẦN KẾT LUẬN 116
DANH MỰC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119





5
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Thạch Lam là một nhà văn có vị trí đáng kể trong văn học Việt Nam
giai đoạn 1932 – 1945 và đƣợc coi là một cây bút truyện ngắn đặc sắc. Với ba
tập truyện ngắn, một cuốn tiểu thuyết, một tập bút kí, một tập bình luận văn
chƣơng, ông đã để lại dấu dấn đậm nét. Tên tuổi Thạch Lam gắn với Tự Lực
văn đoàn. Tác phẩm của Thạch Lam giàu chất nhân văn và đậm đà tính dân
tộc. Với thời gian, những trang văn của Thạch Lam vẫn là ngƣời bạn tinh thần
của nhiều thế hệ ngƣời đọc, vẫn giữ đƣợc vẻ đẹp và ý nghĩa riêng.
Nhiều thiên truyện ngắn của Thạch Lam cho đến nay và có lẽ mãi mãi
về sau vẫn làm ta xúc động, khi mà trên đời này vẫn còn những xót xa,
thƣơng cảm cho số phận con ngƣời. Giống nhƣ nhiều tác phẩm của các thế hệ
đi trƣớc, hình ảnh ngƣời phụ nữ Việt Nam trong những trang văn Thạch Lam
nhƣ đi sâu vào tâm khảm độc giả, nhƣ nhắc nhở ta luôn nhớ đến hình ảnh của
một thời, một kiếp ngƣời từng tồn tại.
Trong văn học Nhà trƣờng, Thạch Lam và tác phẩm của ông có một vị
trí quan trọng. Tác phẩm của ông đƣợc đƣa vào trong chƣơng trình giảng dạy

trung học phổ thông. Từ lớp 8, học sinh đƣợc làm quen với tâm hồn ngây thơ
và hành động tốt bụng, đáng yêu của hai chị em Lan và Sơn trong Gió lạnh
đầu mùa. Lên lớp 11, khi đã hiểu nhiều về cuộc đời, học sinh đƣợc học về
tiểu sử Thạch Lam và Hai đứa trẻ. Bên cạnh đó, độc giả nhận ra và cảm nhận
về kiếp sống buồn man mác của con ngƣời qua Thanh và câu chuyện lãng
mạn với Nga - Dưới bóng Hoàng lan. Ba tác phẩm với ba câu chuyện khác
nhau, nhƣng ngƣời đọc đủ nhận ra văn phong tác giả. “Mỗi truyện của Thạch
Lam nhƣ một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhƣng chứa đựng biết bao
tình cảm mến yêu chân thành và sự nhạy cảm của tác giả trƣớc những biến


6
thái của cảnh vật và lòng ngƣời. Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm
trầm, sâu sắc.” (24, 94)
Thêm vào đó, trong những năm gần đây, hƣớng nghiên cứu, tìm hiểu
nhân vật ngƣời phụ nữ trong các tác phẩm dƣới góc nhìn về lý thuyết giới,
thiên tính nữ đã đƣợc mở ra. Vận dụng cái nhìn này hứa hẹn sẽ mang đến một
số nhận thức mới về ngƣời phụ nữ trong xã hội.
Để góp cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về nhân vật ngƣời phụ nữ trong
trang văn Thạch Lam, đồng thời góp một tiếng nói vào việc khẳng định một
tài năng, nhân cách nhà văn đã từng hiến dâng cho đời nhiều áng văn chƣơng
có sức cuốn hút lòng ngƣời, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Người phụ nữ
trong truyện ngắn của Thạch Lam”. Đề tài vừa đáp ứng đƣợc niềm say mê
cá nhân, vừa thiết thực cho công việc giảng dạy trong Nhà trƣờng.
2. Lịch sử vấn đề:
Trong giai đoạn Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, sự xuất hiện của
Thạch Lam gắn liền với chặng đƣờng mới trong văn xuôi nghệ thuật nói
chung và địa hạt truyện ngắn nói riêng. Hơn nửa thế kỉ trôi qua kể từ ngày văn
phẩm đầu tay của Thạch Lam chào đời, đã có nhiều công trình nghiên cứu có
giá trị về thân thế, sự nghiệp, tác gia và tác phẩm của nhà văn. Một cách tổng

quát, có thể thấy các tài liệu nghiên cứu về Thạch Lam xoay quanh hai nội
dung lớn.
2.1. Những bài báo, công trình nghiên cứu về Thạch Lam nói chung:
Trƣớc hết là những tài liệu nghiên cứu về thành tựu của Văn học Việt
Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong
những tài liệu này, các chuyên gia nghiên cứu về Văn học Việt Nam hiện đại
đã đƣa ra những nhận định về giá trị văn chƣơng Thạch Lam và khẳng định
đóng góp của ông vào thành tựu chung của công cuộc hiện đại hóa Văn học
nƣớc nhà. Nhằm mục đích làm rõ những đánh giá khái quát về thời kì Văn


7
học, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại năm 1942 đã khảo
sát Thạch Lam với tƣ cách một nhà văn cùng thế hệ, đó là lần đầu tiên sự
nghiệp văn chƣơng của Thạch Lam đƣợc đánh giá một cách tổng thể nhất.
Tuy nhiên, nhiều nhận xét của ông đƣa ra không còn phù hợp với quan điểm
của đánh giá hiện nay về Thạch Lam.
Tiếp theo là các công trình nghiên cứu khác nhƣ Thạch Lam của
Nguyễn Tuân, Thạch Lam của Phạm Thế Ngũ, Văn học lãng mạn Việt Nam
(1932-1945) của Phan Cự Đệ, Thạch Lam trong Tự lực văn đoàn của Phong
Lê, Một khuynh hướng truyện ngắn của Nguyễn Hoành Khung, Thạch Lam
(1910-1942) của Hà Văn Đức
Việc xuất hiện Tuyển tập Thạch Lam năm 1988 của Nhà xuất bản Văn
học với lời giới thiệu kỹ lƣỡng và trang trọng của giáo sƣ Phong Lê và lời bạt
của nhà văn tài năng Nguyễn Tuân cho ta thấy những trang viết đầy tính nhân
bản truyền thống của Thạch Lam càng cần thiết trong cuộc sống hôm nay với
bao biến động của cái chân giá trị.
Hội thảo khoa học kỷ niệm năm mƣơi năm ngày mất của Thạch Lam
tại Viện Văn học do Viện Văn học phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật
Hải Phòng, Hội Văn học nghệ thuật Quảng Nam – Đà Nẵng và Hội Văn

học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức không chỉ có ý nghĩa tƣởng nhớ đến một
tài năng văn học đã ra đi tròn nửa thế kỷ mà còn xuất phát từ ý thức muốn
khám phá sâu hơn, rộng hơn các giá trị của văn học quá khứ trƣớc yêu cầu
đổi mới của văn học. Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau của tƣ duy
nghiên cứu hiện đại, trên một tinh thần dân chủ và sáng tạo, từ điểm nhìn
khách quan và khoa học, nhiều bản tham luận tại hội thảo đã đi sâu nghiên
cứu những đóng góp quan trọng của văn chƣơng Thạch Lam trên nhiều
phƣơng diện: quan niệm nghệ thuật, thi pháp truyện ngắn và những giá trị
nhân bản của tác phẩm.


8
Việc đi sâu khám phá những giá trị văn chƣơng của Thạch Lam dƣờng
nhƣ chƣa kết thúc. Nhiều bài nghiên cứu về Thạch Lam sau hội thảo vẫn tiếp
tục. Nhiều luận án cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ gần đây đã tìm tòi và phát hiện
thêm những phẩm chất thẩm mỹ mới của văn chƣơng Thạch Lam.
2.2. Những bài viết nghiên cứu về người phụ nữ trong văn xuôi Thạch Lam.
Hà Văn Đức trong Thế giới nhân vật của Thạch Lam có viết “Trong tác
phẩm của mình, Thạch Lam thƣờng viết về ngƣời dân nghèo với một niềm
thƣơng cảm chân thành, man mác. Niềm thƣơng cảm đó trở nên đặc biệt sâu
sắc khi ông nói đến thân phận của những ngƣời mẹ, ngƣời vợ Việt Nam đảm
đang, tần tảo, giàu đức hy sinh” (6, 591). “Thái độ trân trọng ngƣời phụ nữ,
cảm thông chia sẻ với số phận của họ đƣợc Thạch lam thể hiện qua nhiều tác
phẩm” (6, 593). Trong Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Thạch
Lam, ông viết “Cái đẹp lớn nhất mà Thạch Lam đem đến cho mọi ngƣời là
tình yêu vô hạn của những ngƣời phụ nữ hết lòng vì gia đình”.
Lê Dục Tú trong Thạch Lam – người đi tìm cái đẹp trong cuộc đời và
trong văn chương nhận xét “Nói đến truyện ngắn của Thạch Lam, trƣớc hết
ngƣời ta thƣờng nói đến một thế giới nhân vật trong truyện của ông. Nhân vật
trong truyện ngắn của Thạch Lam là nhân vật của cuộc sống: có những thân

phận dƣới đáy của xã hội (Nhà mẹ Lê, Hai đứa trẻ); có những kiếp ngƣời phụ
nữ bất hạnh (Cô hàng xén, Hai lần chết, Một đời người, Tối ba mươi)” (2,
24) . Cô hàng xén, Nhà mẹ Lê, Trong bóng tối buổi chiều là vẻ đẹp muôn đời
của ngƣời phụ nữ Việt Nam: tần tảo, chịu thƣơng chịu khó và luôn biết hy
sinh bản thân mình vì ngƣời khác.
Vũ Ngọc Phan có nhận xét riêng về Cô hàng xén: “Truyện Cô hàng xén
còn cho chúng ta thấy cái cảnh nghèo nàn và cuộc đời vất vả của ngƣời gái
quê nữa. Hết nuôi em, đến nuôi chồng, và đến khi đã có chồng thì không còn
tƣởng gì đến sự trang điểm nữa Cô hàng xén của Thạch Lam tức là ngƣời


9
tiêu biểu cho hạng đàn bà thôn quê hy sinh cho nhà mình và nhà chồng, suốt
cuộc đời ở trong cảnh tối tăm và cùng khổ, không biết có ngày vui. Hãy đọc
đoạn kết, đoạn mà Tâm (cô hàng xén) sau khi trao cho em mƣời đồng bạc là
tiền lấy họ cho chồng rồi trở về ” (2, 51). Cũng nói về Cô hàng xén, Hà Văn
Đức cho rằng “Cô hàng xén của Thạch Lam là hình ảnh khá tiêu biểu của
ngƣời phụ nữ Việt Nam truyền thống: đảm đang, tần tảo, giàu đức hy sinh.
Bên trong cái vẻ âm thầm chịu đựng và có phần nhẫn nhục ấy, tác giả đã có ít
nhiều thấy đƣợc vẻ đẹp bình dị và cao quý của họ”. (6, 592)
Nguyễn Công Thắng ở Thạch Lam trong Gió lạnh đầu mùa viết “qua lăng
kính nhân bản của Thạch Lam, những mẹ Lê, cô Tâm, Lan, Nga,… hiện ra trong
dáng vẻ buồn rầu, lặng lẽ nhƣng dịu dàng, tha thiết đến kỳ lạ.” (2, 338)
Bùi Việt Thắng trong Người chắt chiu cái đẹp khẳng định: “Nhân vật nữ
trong truyện ngắn của Thạch Lam thƣờng mang vẻ đẹp của sự kín đáo, tế nhị.
Có vẻ họ hơi cũ một tí nhƣng thật ra đó là nữ tính đậm đà của phụ nữ Việt
Nam. Cô gái đẹp trong Cuốn sách bỏ quên trƣớc anh mắt quá chăm chú của
ngƣời đàn ông không quen đã “đƣa mắt nhìn Thanh, một tay để trên va-ly,
một tay vén lại tà áo cho gọn ghẽ”. Quan tâm và hy sinh vì ngƣời khác là một
nét đẹp của ngƣời Việt Nam”. (2, 172)

Góp tiếng nói vào vấn đề này, Bùi Tuấn Ninh trong Vài nét về hình
tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Thạch Lam nhận xét: “ Thạch Lam là
một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Văn
ông giàu chất hiện thực và thể hiện một tấm lòng nhân ái, một sự cảm thông
sâu sắc đối với những cuộc đời bất hạnh, bị đè nén, áp bức, nhất là số phận
ngƣời phụ nữ. Điều đáng ghi nhận ở Thạch Lam là ông không chỉ khám phá,
thể hiện một cách chân thực cuộc đời nhục nhã, cơ cực của những ngƣời phụ
nữ suốt đời tần tảo vì gia đình, chồng con với bao khổ đau mà còn phát hiện
ra ở những số phận bất hạnh ấy những vẻ đẹp tâm hồn thật thánh thiện, cao


10
quý”. “Với trái tim nhân hậu và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, Thạch Lam mong
muốn mỗi cá nhân phải sống sao cho xứng đáng với hai chữ Con ngƣời - nhất
là với những nhân vật phụ nữ - một đối tƣợng ông đã dành biết bao sự trân
trọng, yêu thƣơng.” (32)
Luận án của Phạm Thị Thu Hƣơng khi đánh giá về ba phong cách
truyện ngắn trữ tình văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 THẠCH LAM –
THANH TỊNH – HỒ DZẾNH cũng đã viết “ông thầm lặng thán phục sự nhẫn
nại, âm thầm của những mẹ Lê, cô hàng xén, Liên (Một đời người), Mai
(Đói), bởi không hề kêu ca, oán trách số phận. Những con ngƣời ấy đã lặng
lẽ cất gánh nặng gia đình trên vai, quên cả mình đi, cầu mong cho những
ngƣời thân đƣợc no ấm, yên ổn. Trong sự hy sinh thầm lặng ấy, Thạch Lam
tìm thấy những nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam “từ tuổi nhỏ đến
tuổi già toàn khó nhọc và lo sợ, ngày nọ ngày kia nhƣ tấm vải thô sơ” (Cô
hàng xén), những ngƣời “đã phải đau khổ từ lúc lọt lòng), với những “bổn phận
hàng ngày, tầm thƣờng và nhỏ mọn” (Chân trời cũ – Hồ Dzếnh)” (15, 50)
Lê Minh Truyên trong luận án Thạch Lam với Tự lực văn đoàn cũng
chỉ ra “Về ngƣời phụ nữ, bằng bút pháp nghiên về hiện thực, trong nhiều truyện
ngắn, Thạch lam còn tiếp tục phát hiện, phản ánh những nét đặc sắc của bức

tranh cuộc sống nhiều màu, nhiều vẻ, nhiều góc độ với một cái nhìn tinh tế, trân
trọng, hƣớng vào nét đẹp truyền thống trong tâm hồn con ngƣời” (43, 88)
Rõ ràng, vấn đề ngƣời phụ nữ trong văn Thạch Lam đã đƣợc quan tâm,
tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy, nói về ngƣời phụ nữ, vẫn còn nhiều vấn đề
còn cần đƣợc tiếp tục khai thác (đáng chú ý là góc nhìn của lý thuyết giới).
Chính vì vậy, luận văn sẽ khai thác những khoảng trống về ngƣời phụ nữ
trong truyện ngắn Thạch Lam để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề.
Trên cơ sở kế thừa, tổng hợp những thành quả của các công trình
nghiên cứu trƣớc đó, chúng tôi hy vọng đề tài này mang đến cho ngƣời đọc


11
một cái nhìn khoa học, khách quan và toàn diện hơn về “Người phụ nữ trong
truyện ngắn của Thạch Lam”.
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi quan tâm đến đối tƣợng
ngƣời phụ nữ trong mới quan hệ với đời sống gia đình, xã hội trong truyện
ngắn Thạch Lam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn sẽ khái quát về ngƣời phụ nữ trong một số truyện ngắn của
Thạch Lam nhƣ Hai đứa trẻ, Nhà mẹ Lê, Đứa con đầu lòng, Trở về, Cuốn
sách bỏ quên, Dưới bóng Hoàng Lan, Cô hàng xén, Gió lạnh đầu mùa, người
Đầm, Đứa con, Tình xưa in trong Thạch Lam truyện ngắn, Nhà xuất bản Hội
nhà văn, 2006.
3.3 Mục đích nghiên cứu:
Thông qua việc tiếp cận hình ảnh ngƣời phụ nữ trong các truyện ngắn
kể trên, chúng tôi hƣớng tới một số sự khái quát về đặc điểm thi pháp thể loại
và khái quát đặc trƣng phong cách truyện ngắn độc đáo của Thạch Lam.
4. Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện đề tài, Luận văn chúng tôi đã sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu chính sau đây:
Phương pháp loại hình: Loại hình là “tập hợp sự vật, hiện tƣợng có
cùng chung những đặc trƣng cơ bản nào đó”. Còn loại hình học là “khoa học
nghiên cứu về các loại hình nhằm giúp cho việc phân tích và phân loại một
thực tại phức tạp”. Trong luận văn, chúng tôi hƣớng đến sự tổng hợp những
truyện ngắn trong Thạch Lam truyện ngắn (chọn lọc), tìm ra điểm chung giữa
những ngƣời phụ nữ trong thế giới nhân vật truyện ngắn Thạch Lam, từ đó đi
đến kết luận khái quát.


12
Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Thi pháp là tổ hợp những đặc tính
thẩm mỹ - nghệ thuật và phong cách của một hiện tƣợng văn học, là cấu trúc
bên trong của nó, là hệ thống đặc trƣng của các thành tố nghệ thuật và mối
quan hệ giữa chúng. Nghiên cứu thi pháp văn học là nhấn mạnh bản chất nghệ
thuật của tác phẩm, là xem xét tác phẩm văn học nhƣ là một chỉnh thể thống
nhất giữa các thành tố, các cấp độ nghệ thuật. Mục đích của nghiên cứu thi
pháp là chỉ ra bản chất nghệ thuật của tác phẩm, chỉ ra cái lý do tồn tại của
hình thức nghệ thuật.
Phương pháp tiểu sử: Trong khi phƣơng pháp xã hội học sáng tác
nghiên cứu nhà văn chỉ từ góc độ xã hội và trên bình diện xã hội, chẳng hạn
tập trung chú ý đến thành phần xã hội, nghề nghiệp, nơi sinh, môi trƣờng sống
và làm việc của nhà văn thì phƣơng pháp tiểu sử lại quan tâm đến cuộc sống
và những mối quan hệ riêng tƣ của nhà văn. Nguyên tắc của phƣơng pháp này là
dùng các yếu tố tiểu sử của nhà văn để lý giải tác phẩm văn học của nhà văn.
Phương pháp so sánh: So sánh để xác định sự vặt về mặt định tính,
định lƣợng hoặc ngôi thứ. Trong nghiên cứu văn học, ta có thể so sánh một
hiện tƣợng văn học với các hiện tƣợng văn học cùng loại, nhƣng cũng có thể
so sánh với các hiện tƣợng văn học đối lập để làm nổi bật bản chất của hiện

tƣợng đƣợc đem ra so sánh. Việc so sánh còn giúp ta xác định đƣợc vị trí của
hiện tƣợng trong một hệ thống và đánh giá đƣợc ý nghĩa của nó trong hệ
thống đó.
Phương pháp nghiên cứu nhân vật văn học: Nhân vật là phƣơng tiện
đắc dụng để nhà văn khái quát cuộc sống một cách hình tƣợng đồng thời thể
hiện sinh động những ý đồ tƣ tƣởng – nghệ thuật của mình. Phƣơng pháp
nghiên cứu nhân vật phải chú ý tới cả quan hệ nội tại và quan hệ ngoại sinh
của nó. Ta cần nghiên cứu nhân vật ở góc độ nhận thức nội dung đời sống, đặt
nhân vật trong một chỉnh thể thống nhất và nghiên cứu nó trên quan điểm lịch
sử phát sinh.


13
5. Cấu trúc luận văn:
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, thƣ mực tài liệu tham khảo,
luận văn chúng tôi gồm có ba chƣơng với các nội dung chính sau:
CHƢƠNG 1: NHÂN VẬT NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN XUÔI
1930 – 1945 VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA THẠCH LAM
CHƢƠNG 2: ĐỜI SỐNG VÀ THÂN PHẬN NGƢỜI PHỤ NỮ
TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM
CHƢƠNG 3: NHÂN VẬT NGƢỜI PHỤ NỮ NHÌN TỪ PHƢƠNG
THỨC BIỂU HIỆN
Và cuối cùng là phần mục lục.








14
PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Nhân vật người phụ nữ và truyện ngắn Thạch Lam
trong bối cảnh văn xuôi 1930 – 1945

1. 1. Nhân vật người phụ nữ trong văn xuôi giai đoạn 1930 – 1945:
Ngƣời phụ nữ luôn là đối tƣợng đƣợc quan tâm hơn cả trong sáng tác
của các tác giả tự cổ chí kim. Trong văn học dân gian, ngƣời phụ nữ luôn là
tâm điểm của sự sáng tạo, với tiếng nói đồng cảm, ngợi ca. Trong văn học
viết, đặc biệt với Đoạn trường tân thanh – Truyện Kiều của Nguyễn Du,
ngƣời phụ nữ đã đƣợc ca ngợi, khẳng định. Ngƣời phụ nữ dù tài sắc vẹn toàn
nhƣng số phận vẫn long đong lận đận, gặp nhiều bất hạnh, éo le trong cuộc
đời. Tiếp nối và phát huy truyền thống trong văn học dân gian và văn học
Trung đại, văn học giai đoạn 1930 – 1945, mà cụ thể là văn xuôi 1930 – 1945
tiếp tục dành cho ngƣời phụ nữ những ƣu ái qua từng trang viết.
Trong văn đàn 1930 – 1945, nổi lên hai trào lƣu: văn chƣơng lãng mạn
(Văn chƣơng Tự lực văn đoàn) và văn chƣơng hiện thực phê phán.
Tự Lực văn đoàn là nhóm viết đƣợc thành lập vào năm 1933, gồm mấy
anh em dòng họ Nguyễn Tƣờng nhƣ Nguyễn Tƣờng Tam (Nhất Linh),
Nguyễn Tƣờng Long (Hoàng Đạo), Nguyễn Tƣờng Lân (Thạch Lam), Trần
Khánh Giƣ (Khái Hƣng, Nhị Linh) và một số văn nghệ sĩ khác nhƣ Hồ Trọng
Hiếu (Tú Mỡ), Nguyễn Thứ Lễ (Thế Lữ), Ngô Xuân Diệu (Xuân Diệu). Cơ
quan ngôn luận của Tự Lực văn đoàn là tuần báo Phong hóa và từ 1936 là
tuần báo Ngày nay (khi Phong hóa bị đóng cửa). Phong hóa và Ngày nay đã
trở thành những trung tâm tập hợp phong trào văn nghệ lãng mạn, là nơi
tuyên truyền cho một cuộc cách tân trong văn học, cho “phong trào Âu hóa”
chống lại lễ giáo phong kiến và quan trƣờng phong kiến, là nơi đề xƣớng
những hoạt động cải lƣơng tƣ sản (hội Ánh sáng). Phong hóa, Số 101 (8 – 6 –



15
1934) đăng tôn chỉ Tự Lực văn đoàn gồm 9 điểm, trong đó có 5 điểm quan
trọng: Dùng lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ nho, một lối văn thật có tính cách
An Nam; Ca tụng những nét hay, vẻ đẹp của nƣớc mà có tính cách bình dân,
khiến cho ngƣời khác đem lòng yêu nƣớc một cách bình dân. Không có tính
cách trƣởng giả quý phái; Trọng tự do cá nhân; Làm cho ngƣời ta biết rằng
đạo Khổng không hợp thời nữa; Đem phƣơng pháp khoa học Thái tây ứng
dụng vào văn chƣơng An Nam.
Tự Lực văn đoàn ra đời cách đây đã hơn nửa thế kỷ. Vì vậy khi đánh
giá hiện tƣợng văn học này chúng ta phải có quan điểm lịch sử. Mặt khác, tuy
là một văn đoàn có tôn chỉ, mục đich, xuất hiện chỉ trên dƣới mƣời năm
những nó vẫn không kém phần phức tạp do bao gồm những khuynh hƣớng,
sắc thái khác nhau, phát triển trong những thời kì lịch sử khác nhau. Trong
khuôn khổ luận văn, chúng tôi không có mục đích đánh giá, nhìn nhận về Tự
Lực văn đoàn và các tác giả trong nhóm dƣới cái nhìn lịch sử, chính trị, chúng
tôi chỉ nhìn nhận Tự Lực văn đoàn trên phƣơng diện văn chƣơng. Con đƣờng
suy thoái chính trị của Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hƣng thì đã quá rõ, cho
nên, sự nghiệp văn chƣơng của nhóm Tự Lực văn đoàn phải tính từ những
năm 40 trở về trƣớc. Những ngƣời tham gia Tự Lực văn đoàn cùng chung tôn
chỉ, mục đích nhƣng cũng cần phân biệt giữa những ngƣời đầu soái (Nhất
Linh, Khái Hƣng, Hoàng Đạo) với những thành viên của nhóm nhƣ Thế Lữ,
Xuân Diệu, Tú Mỡ, Thạch Lam, và các cộng tác viên nhƣ Huy Cận, Thanh
Tịnh, Vũ Đình Liên, Thạch Lam và Trần Tiêu xuất hiện trong thời kì mặt
trận dân chủ nên tác phẩm cũng có những màu sắc khác với Nhất Linh, Khái
Hƣng, tuy họ là những cặp anh em ruột trong nhóm Tự Lực văn đoàn.
Nhất Linh, Khái Hƣng là hai tác giả tiêu biểu trong nhóm có những
điểm tƣơng đồng trong sáng tác mà chúng tôi muốn đề cập đến ở mảng truyện
ngắn, và cụ thể là những truyện ngắn về ngƣời phụ nữ.



16
Nhất Linh (1906 – 1963) tên thật là Nguyễn Tƣờng Tam, quê quán
Quảng Nam, nhƣng sinh ở Cẩm Giàng, Hải Dƣơng. Năm 1932, cùng Khái
Hƣng ra báo Phong Hóa, làm giám đốc và viết bài cho đến 1935. Năm 1933,
cùng một số nhà văn khác thành lập Tự lực văn đoàn. Sau khi Phong Hóa bị
đóng cửa, ông ra tiếp báo Ngày Nay. Sau 1951, thành lập Nhà xuất bản
Phƣợng Giang, ra tạp chí Văn Hóa ngày nay ở Sài Gòn. Năm 1963, ông đã tự
tử trong cuộc dấu tranh chống chế độ ông Ngô Đình Diệm.
Nhất Linh viết khá nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn. Riêng truyện ngắn,
đã in Người quay tơ (Đời nay, 1927), Anh phải sống (Đời nay, 1934), Hai vẻ
đẹp (Đời nay, 1934), Hai buổi chiều vàng (Đời nay, 1937), Mối tình câm (Sài
Gòn,1961), Thương chồng (Sài Gòn, 1961).
Khái Hƣng (1896 – 1947) tên thật là Trần Khánh Giƣ, sinh ra ở làng Cổ
Am, Vĩnh Bảo, Hải Dƣơng. Lúc nhỏ, Khái Hƣng theo học chữ Hán nhƣng
ông không thích làm quan, thích cuộc sống tự lập, vì vậy vừa đi dạy vừa viết
báo để tạo dựng cuộc sống.
Từ tác phẩm Hồn bướm mơ tiên đến Khúc tiêu ai oán, Khái Hƣng đóng
góp trong kho tàng Văn học Việt Nam khoảng hai mƣơi lăm tác phẩm (truyện
dài, truyện ngắn, kịch ) qua 15 năm sáng tác. Về truyện ngắn, Khái Hƣng
sáng tác rất phong phú, xuất hiện thƣờng xuyên trên báo Phong hóa và Ngày
nay; Anh phải sống (1934), Gánh hàng hoa (1934), Đời mưa gió (1936).
Khái Hƣng và Nhất Linh có điểm tƣơng đồng trong sáng tác viết về
ngƣời phụ nữ. Ngƣời phụ nữ trong những hình ảnh chân thực về tình yêu,
hạnh phúc đích thực trong cuộc sống trong gia đình. Khái Hƣng, Nhất Linh đã
phác họa bức tranh sống và thực trong giai đoạn thực dân và phong kiến nhằm
phơi bầy cái xấu xa, lạc hậu, lên án đầu óc ích kỷ, vụ lợi, cậy quyền cậy thế
đã hãm hại chà đạp tình yêu, nhân phẩm, cuộc sống của tha nhân và ngay
chính ngƣời thân thuộc. Ca ngợi tinh thần tự chủ, tự lập, đề cao phẩm cách



17
của ngƣời phụ nữ trong sinh hoạt gia đình và xã hội; tôn trọng đời sống riêng
tƣ, tình cảm cá nhân, lòng vị tha và nhân ái.
Quan tâm hơn cả đền ngƣời phụ nữ, hai tác giả trên đã từng đƣa ra vấn
nạn, hình ảnh “ngƣời con gái đẹp” trong thảm cảnh “gia đình”. Làm sao dung
hòa, giải thoát cuộc sống, tình yêu cho thích nghi, phải đạo, có tình có lý.
Sự thận trọng, cân nhắc, đắn đo, suy ngẫm đó cho thấy tinh thần trách nhiệm
và ý thức sáng tạo của ngƣời cầm bút. Tuy nhiên, những ngƣời phụ nữ mà
Nhất Linh, Khái Hƣng đề cập đến thƣờng là những phụ nữ trong xã hội tƣ sản
thành thị. Họ không bị ám ảnh bởi nỗi lo cơm áo gạo tiền nhƣ những ngƣời
phụ nữ nông dân trong văn học hiện thực phê phán. Ngƣời phụ nữ trong văn
học lãng mạn của hai tác giá trên có điểm chung là những ngƣời đẹp, sống
trong thời điểm khi mà những quan điểm tƣ tƣởng phong kiến kìm nén ngƣời
phụ nữ đã trở thành lỗi thời, lạc hậu. Ngƣời phụ nữ bắt đầu vƣơn lên với khái
niệm “tự do”, “bình đẳng”, “công bằng”. Họ đấu tranh trong tình yêu, cố gắng
sống cuộc sống của riêng mình. Viết theo xu hƣớng lãng mạn, những ngƣời
phụ nữ ấy dù là gái quê hay gái thành thị đều rất đẹp. Họ sẵn sàng hy sinh, từ
bỏ tất cả để chọn lấy tình yêu. Họ coi tình yêu là cái đích hƣớng tới. Do đó,
kết thúc mỗi câu chuyện thƣờng là cái chết cho sự giải thoát, hoặc là cái kết
thúc có hậu (nhƣng lại không có thực).
Nói nhƣ Hồ Sĩ Hiệp trong Khái Hưng và Thạch Lam “Nhất Linh chủ trƣơng
giải phóng ngƣời phụ nữ khỏi chế độ đại gia đình, tránh cho phụ nữ nỗi tình
duyên ép buộc, cảnh mẹ chồng nàng dâu” (11, 88) “Nhất Linh giải phóng cho
ngƣời phụ nữ góa bụa khỏi cảnh đạo đức giả của chế độ phong kiến”. (11, 89)
Song song với trào lƣu lãng mạn Tự Lực văn đoàn là trào lƣu văn học
hiện thực phê phán.
Những tiền đề xã hội giai đoạn 1930 – 1945 đã làm xuất hiện trên đàn
văn học công khai một dòng văn học hiện thực phê phán, nhằm đáp ứng một



18
phần những yêu cầu cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc
lúc bấy giờ. Các nhà văn tiến bộ, bạn đƣờng của giai cấp công nhân, nhƣ
Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nam Cao và cả
Nhƣ Phong, Học Phi, Lê Văn Hiến, đã sử dụng chủ nghĩa hiện thực phê
phán nhƣ vũ khí chiến đấu. Văn học hiện thực phê phán không chỉ đáp ứng
những yêu cầu của cuộc đấu tranh xã hội trong một thời kỳ lịch sử sôi động
mà còn phản ảnh quá trình vận động của các hệ tƣ tƣởng, sự tác động qua của
các hình thái ý thức kiến trúc thƣợng tầng. Văn học hiện thực phê phán vừa kế
thừa và phát triển truyền thống văn học hiện thực chủ nghĩa trong các thế kỷ
trƣớc, đặc biệt là thời kỳ cận đại, vừa khắc phục những nhƣợc điểm còn tồn tại
trong thế giới quan và phƣơng pháp biểu hiện của các nhà văn trong quá khứ.
Những năm 30 của thế kỷ 20 là thời kì hình thành và phát triển mạnh
mẽ của văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Nhìn chung có thể tạm chia
nhỏ thành ba thời kì nhỏ: 1930 – 1935, 1936 – 1939, 1940 – 1945.
Thời kì đầu, khủng hoảng khinh tế và phong trào cách mạng tạm lắng
xuống, khuynh hƣớng lãng mạn tiêu cực xuất hiện và chiếm ƣu thế trên đàn
văn học công khai. Tuy nhiên, tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,
Vũ Trọng Phụng, Tam Lang vẫn lần lƣợt ra đời khẳng định vị trí của văn học
hiện thực phê phán. Tuy nhiên, văn học hiện thực phê phán thời kì này, trong
một số trƣờng hợp, chỉ phản ánh những nét cục bộ, những hện tƣợng nổi lên
trên bề mặt của xã hội mà chƣa nêu lên đƣợc những vấn đề cơ bản, những vấn
đề có tầm khái quát của thời đại, chƣa tập trung vào những vấn đề có tầm khái
quát của thời đại.
Bƣớc sang thời kì mặt trận dân chủ, văn học hiện thực phê phán phát
triển rực rỡ hơn bao giờ hết. Lực lƣợng sáng tác đông đảo hơn bao giờ hết.
Ngoài các tác giả đã sáng tác từ trƣớc đó, còn có thêm Nguyên Hồng, Nguyễn
Đình Lạp, Bùi Huy Phồn, Mạnh Phú Tƣ, Một số nhà văn Cách mạng cũng



19
sử dụng chủ nghĩa hiện thực phê phán nhƣ một vũ khí trên đàn văn học công
khai. Thời kì mặt trận dân chủ, các cây bút hiện thực có điều kiện tung hoành
thoải mái hơn trƣớc và dƣờng nhƣ các tài năng đều gặp mùa nở rộ.
Nếu Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố là những nhà văn tiêu biểu cho
văn xuôi hiện thực phê phán 1930 – 1939 thì Nam cao lại là lá cờ đầu của văn
xuôi đầu những năm 40. Văn học hiện thực phê phán 1940 – 1945 đã có sự
phân hóa. Trƣớc sự khủng bố của địch, đã có những tác giả đi chệch hƣớng
( Nguyễn Công Hoan với Thanh đạm, Danh tiết) nhƣng một số nhà văn hiện
thực lại tiếp thu đƣợc ảnh hƣởng của Đảng qua nhóm Văn hóa cứu quốc bí
mật, đặc biệt là ảnh hƣởng của Đề cương văn hóa 1943. Tuy không trực tiếp
bóc trần những mâu thuẫn giai cấp đối kháng trong xã hội và ca ngợi tinh thần
đấu tranh của quần chúng nhƣng tác tác phẩm của Nguyên Hồng, Nam Cao,
Tô Hoài, cũng duy trì đƣợc một thái độ dám nhìn thẳng vào sự thật, thấy
đƣợc cái không khí oi bức, dông bão của một xã hội đang ngột thở, đang quằn
quại lột xác để chuyển mình, để đổi thay.
Trong khuôn hình chung đó, những sáng tác của các tác giả hiện thực
phê phán viết về ngƣời phụ nữ đã đóng góp một vị trí không nhỏ trên văn đàn.
Nguyên Hồng (1918 – 1982), nhà văn có tuổi thơ đói khổ, lam lũ, bị hắt
hủi, bị đày đọa trong xã hội cũ mà bƣớc vào làng văn. Ông vƣơn lên mạnh mẽ
nhƣ một mầm cây căng nhựa sống, cứ xuyên qua lớp lớp bùn nâu sẫm, xòe
ngọn lá tƣơi xanh đón ánh sáng mặt trời rực rỡ. Những dấu ấn về cuộc đời đã
in đậm trong trang văn Nguyên Hồng. Đặc biệt, những sáng tác về ngƣời phụ
nữ trong tác phẩm của Nguyên Hồng mang một cái nhìn nhân đạo sâu sắc.
Nguồn suối tình cảm yêu thƣơng của Nguyên Hồng bắt nguồn từ cuộc đời
thực của ông và của những ngƣời đàn bà nghèo khổ ở các ngõ hẻm, ngoại ô
thành phố. Truyện ngắn đầu tay của ông (Linh hồn) đăng trên Tiểu thuyết thứ
Bảy năm 1936 kể chuyện ngƣời vợ trẻ đi tù thay chồng vì tội làm muối lậu,



20
gọi là tù án muối. Chị bị lão cai tù khốn nạn hiếp sẩy thai Hình ảnh đau
thƣơng của ngƣời đàn bà trẻ bị ném vào giữa cái chuồng súc vật, cuộc đời oan
khổ của chị cứ ám ảnh mãi ngòi bút Nguyên Hồng từ tác phẩm này qua tác
phẩm khác. Có thể nói tác phẩm của Nguyên Hồng (Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu,
Quán Nải, Vực thẳm, Người con gái, Tết của tù đàn bà, ) đã ghi lại đƣợc
những nỗi khổ điển hình của ngƣời đàn bà Việt Nam trong những năm dài
tăm tối trƣớc Cách mạng tháng Tám. Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyên Hồng
ngày càng mài sắc tính chiến đấu. Ông phản đối thái dộ quỳ mọp trƣớc tôn
giáo để cầu xin sự thƣởng phạt công bằng của chúa trong Cái tết của người
đàn bà. Nguyên Hồng ca ngợi ngƣời mẹ Việt Nam, ngƣời đàn bà chịu thƣơng
chịu khó, tần tảo, đảm đang, giàu đức hy sinh, nhƣng ông không lý tƣởng hóa
“đức tính” cam phận, nhẫn nhục, không ca ngợi sự phục tùng nhƣ một số nhà
văn lãng mạn; ông chủ trƣơng đánh thức ở họ tinh thần đấu tranh tự giải
phóng thoát ra khỏi những áp chế (Hai mẹ con). Tiếng nói của họ phải là
“những tiếng kêu lên sự thống thiết của sự đau đớn chua xót, đòi gọi sự thay
đổi cho cuộc đời đƣợc ấm no, yên vui, rất xứng đáng phần cho những ngƣời
mẹ hiền từ, chịu khó” (Vực thẳm). Hành động phản kháng của họ phải là “một
sự chùm dậy, hất tung và san bằng những cái đè nén và ràng buộc cái đời
ngƣời đàn bà nhà quê cằn cỗi” (Cô gái quê), một sự “phá bỏ rồi thay đổi hẳn
lại thì mới đƣợc thở một bầu không khí trong lành, một nguồn ánh sáng rực rõ
bên một cuộc đời mới, không đói rét, không đầu tắt mặt tối” (Hàng cơm đêm).
Hình ảnh ngƣời phụ nữ trong văn Nguyên Hồng bắt đầu từ ngƣời phụ nữ đáng
thƣơng tội nghiệp chấp nhận số phận (Mợ Du) đến những ngƣời phụ nữ dám
vùng lên, hất tung tất cả (Cô gái quê) mong thoát khỏi chuỗi ngày đầu tắt mặt
tối, không lối thoát (Hàng cơm đêm). Đó là những tiếng nói kêu gọi ngƣời
phụ nữ của tác giả.



21
Bên cạnh Nguyên Hồng, Nam cao cũng dành nhiều thời gian và bút lục
khi viết về ngƣời phụ nữ.
Nam Cao (Nguyễn Hữu Tri, 1917 – 1951) sinh ra trong một gia đình
nghèo, cuộc sống khá chật vật. Đói nghèo và bệnh tật đeo đuổi nhà văn từ nhỏ.
Thời kỳ Cách mạng tháng Tám, ông tham gia cƣớp chính quyền, đƣợc bầu
làm chủ tịch xã Lý Nhân – Hà Nam. Ít lâu sau, Nam Cao lên Hà Nội công tác
ở hội Văn hóa cứu quốc. Ông hy sinh khi đang đi công tác tại vùng địch hậu
khi mới 34 tuổi đời. Tuy cuộc đời ngắn ngủi, nhƣng những gì Nam Cao để lại
đáng để cho hậu thế ngƣỡng mộ. Giống Nguyên Hồng, những tác phẩm đầu
tay của Nam Cao chịu ảnh hƣởng rõ rệt của văn học lãng mạn. Tâm hồn mơ
mộng trẻ trung cùng những tác động của văn chƣơng lãng mạn đƣơng thời đã
khiến ông hƣớng tới xu hƣớng “nghệ thuật vị nghệ thuật”, thoát ly thực tế.
Nhƣng Nam Cao không dừng lại lâu trong thế giới mơ mộng, ảo tƣởng, mà
nhanh chóng quay trở về với hiện thực. “Nghệ thuật không thể là ánh trăng
lừa dối”. Song hành trên chặng đƣờng sáng tạo của Nam Cao là hình ảnh trí
thức tiểu tƣ sản và ngƣời nông dân. Nổi lên trong đề tài ngƣời trí thức tiểu tƣ
sản là những sáng tác thể hiện nỗi băn khoăn, đấu tranh trong tƣ tƣởng nghệ
thuật của ngƣời nghệ sĩ. Trong truyện ngắn Trăng sáng, nhận vật chính Điền,
nhà văn có xu hƣớng đi theo con đƣờng lãng mạn. Mặc dù phải sống trong
hoàn cảnh túng thiếu, chạy ăn từng bữa nhƣng anh vẫn thèm muốn vƣơn lên
cuộc sống giàu sang, sung sƣớng. Điền thích ngắm trăng đẹp, mơ tƣởng “một
mái tóc thơm tho, một làn da mát mịn, một bàn tay vuốt ve”. Anh thoáng có ý
tƣởng ruồng rẫy vợ, vì chị ta chỉ là ngƣời tầm thƣờng, thô thiển, không hiểu
đƣợc những ý tƣởng cao xa của chồng. Nhƣng điều mà chúng tôi muốn nhắc
đến ở đây không phải là ngƣời nghệ sĩ Điển đã đấu tranh trong tƣ tƣởng nhƣ
thế nào, mà chỉ muốn nhắc đến một khía cạnh rất nhỏ nhƣ bị chìm sau bề nổi
ấy. Nhân vật ngƣời vợ xấu xí thô kệch mà Điền từng có ý nghĩ muốn từ bỏ là
ngƣời phụ nữ nhƣ nào?



22
Ánh trăng với Điền là bao cảm xúc thì với vợ Điền là chỉ là sự tính toán
nhỏ nhen tầm thƣờng, vì nó có nghĩa là nhà đỡ tốn hai đồng xu tiền dầu mỗi
tối. Vợ Điền hay gắt gỏng nhƣng lại rất thƣơng chồng. Đấy, đằng sau những
ngƣời đàn ông mơ mộng xa vời, toan tính những điều lớn lao là những ngƣời
phụ nữ tầm thƣờng nhƣ thế. Họ chấp nhận số phận, và cố gắng hài lòng với
những gì họ đang có. Họ chắt chiu cho cái gia đình nhỏ của mình. Vợ Điền
trong Trăng sáng hay vợ Hộ trong Đời thừa đều có chung tính cách ấy.
Bên cạnh đề tài viết là ngƣời trí thức là đề tài viết về ngƣời nông dân.
Dấu ấn để lại về hình ảnh ngƣời phụ nữ nông dân trong tác phẩm của Nam
Cao có lẽ cũng không tƣơi sáng hơn mảng để tài trƣớc đó. Vẫn nằm trong chủ
đề quen thuộc, ngƣời nông dân phải chịu bao nhiêu áp bức. Nỗi no sƣu cao
thuế nặng, nạn đói khiến con ngƣời phải vật lộn từng giờ, từng phút với
những sức nặng vô hình kìm hãm sự phát triển của con ngƣời. Nông thôn tiêu
điều xơ xác, con ngƣời xấu xí và rách rƣới. Ngƣời phụ nữ ẩn trong cuộc sống
cơ cực ấy không thể thoát khỏi số phận chung. Họ bị tƣớc đoạt hết ruộng đất.
Nhiều ngƣời phải bỏ quê hƣơng đi tha hƣơng cầu thực: xiêu dạt ra thành phố
tìm những căn nhà ẩm thấp trú ngụ nhƣ mẹ con Hiền trong Truyện người
hàng xóm. Tiêu biểu nhất cho thân thận trôi dạt của ngƣời phụ nữ trong truyện
ngắn Nam Cao có lẽ chính là Dần trong Một đám cưới. Dần lớn lên nghèo đói,
đi ở thuê cho nhà địa chủ. Rồi ông bố thu xếp cho con một đám cƣới, một
đám cƣới đón rƣớc dâu trong đêm chỉ có 6 ngƣời cả gia đình nội ngoại. “Cả
bọn đi lủi thủi trong sƣơng lạnh và bóng tối nhƣ một gia định xẩm lẳng lặng
dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ”. Thậm chí không ít ngƣời đã bị xô đẩy đến cái
chết đớn đau, xót xa nhƣ nhân vật bà cái Tý trong Một bữa no.
Thì ra, những ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn Nam Cao đều co một
điểm chung nhƣ thế. Không phải là những ngƣời đẹp, khao khát tình yêu,
hạnh phúc, tự do cá nhân nhƣ trong văn lãng mạn, ngƣời phụ nữ trong văn



23
Nam Cao là những con ngƣời xấu xí, nghèo khổ, đói rách. Điều họ mong
muốn dù chỉ là cơm áo gạo tiền, nhƣng đó là những ƣớc muốn quá xa vời.
Tìm trong truyện ngắn Nguyên Hồng, Nam Cao, ta mới tìm thấy đƣợc
cuộc đời những ngƣời phụ nữ trong xã hội Việt Nam trƣớc Cách mạng tháng
Tám: những số kiếp mòn mỏi trong nỗi lo đói rét, trong nghĩa vụ, trách nhiệm
với gia đình, nhƣng, trong tác phẩm của Ngô Tất Tố, ta đã thấy đƣợc một
điểm sáng.
Ngô Tất Tố (1892 – 1954) đƣợc coi là nhà văn hàng đầu của trào lƣu
hiện thực phê phán ở Việt Nam trƣớc 1945. Tuy xuất phát điểm là một nhà
nho nghèo yêu nƣớc nhƣng ông đã nhanh chóng phấn đấu trở thành bạn
đƣờng của giai cấp công nhân, và sau đó trở thành đảng viên Đảng cộng sản.
Mảng đề tài ngƣời phụ nữ đƣợc Ngô Tất Tố coi trọng. Nhà văn Vũ Trọng
Phụng (1912-1939) từng khen ngợi Tắt đèn là "một tiểu thuyết có luận đề xã
hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tùng lai
chƣa từng thấy". Phong Lê, trên Tạp chí Sông Hương tháng 12 năm 2003, gọi
những tác phẩm viết về nông thôn của Ngô Tất Tố là "một nhận thức toàn
diện và sâu sắc, đầy trăn trở và xúc động về cảnh ngộ và số phận ngƣời nông
dân Việt Nam" đạt đến "sự xúc động sâu xa và bền vững" (21). Ấn tƣợng bao
trùm về Tắt đèn là một bức tranh đời sống sắc sảo, góc cạnh và chi tiết trên tất
cả mọi chân dung và đối thoại, không trừ ai, trong số mấy chục nhân vật có
tên hoặc không tên, xoay quanh một hình tƣợng trung tâm là chị Dậu. Nhịp
điệu của Tắt đèn là một hơi văn mạnh mẽ và rắn rỏi từ đầu đến cuối.

Trong “Tắt đèn”, nhân vật trung tâm chị Dậu có thể coi là nhân vật điển
hình cho những ngƣời phụ nữ trong nông thôn Việt Nam trƣớc Cách mạng
tháng Tám - một điển hình của cuộc sống bần cùng hóa do sƣu cao thuế nặng
mà chế độ thực dân áp đặt lên xã hội Việt Nam. Tác phẩm Tắt đèn không chỉ
phản ánh đƣợc sự hống hách, bất nhân, tàn nhẫn của bộ máy quan lại đƣơng



24
thời, mà còn cho thấy những phẩm chất cao quý của ngƣời nông dân, đƣợc
coi là những kẻ ở dƣới đáy xã hội qua hình ảnh chị Dậu. Dù họ có bị tầng lớp
thống trị lấn át, và dù cuộc sống của họ có tăm tối, cùng quẫn đến mức nào
cũng không thể khiến họ đánh mất những đức tính cao đẹp vốn có, nhƣng
đồng thời cũng thể hiện sức phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ của những ngƣời
nông dân nghèo. Ngƣời phụ nữ nông dân từ bao đời vẫn cam phận áp bức,
nhƣng giờ đây, họ đã vùng lên – dù hành động của chị Dậu chỉ là hành động
bột phát. Khi câu chuyện kết thúc, chị Dậu vẫn không thoát khỏi cuộc đời tăm
tối của mình, nhƣng qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố đã nêu lên một
quy luật tự nhiên rằng: ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh, và có lẽ đoạn trích
trên chính là dấu hiệu báo trƣớc cho cuộc cách mạng năm 1945. Nói nhƣ nhà
văn Nguyễn Tuân thì : "Ngô Tất Tố đã xui ngƣời nông dân nổi loạn".
Nhƣ vậy, trong cái nhìn tổng thể cũng nhƣ qua những sáng tác của các
nhà văn tiêu biểu của mỗi trào lƣu, ta nhận thấy ngƣời phụ nữ trong văn
chƣơng Tự Lực văn đoàn là những ngƣời phụ nữ đẹp, khao khát và sống hết
mình cho tình yêu. Điều mà các nhà văn lãng mạn quan tâm về ngƣời phụ nữ
chủ yếu là về vấn đề tình yêu, làm thế nào để có đƣợc tình yêu. Do đó, cái kết
chuyện thƣờng đi theo hai hƣớng: hoặc là cái chết để giữ trọn lời thể, hoặc là
chấp nhận số phận đã an bài. Còn ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn hiện thực
phê phán là những ngƣời phụ nữ nghèo khổ, đảm đang trong cuộc sống vật
lộn với cái đói, cái nghèo, với miếng cơm manh áo hàng ngày. Ở đó, ta đã tìm
thấy một sự vùng lên của họ thoát khỏi những gọng kìm xã hội, dù đó mới chỉ
là hành động tự phát, nhƣng nó đã báo hiệu một tƣơng lai tƣơi sáng mới cho
số phận ngƣời phụ nữ sau này.
Tuy Thạch Lam có chân, và cũng là một trong những cây bút chủ chốt
trong Tự Lực văn đoàn, nhƣng cho đến nay, vẫn khó xác định đƣợc văn của
ông là hiện thực hay lãng mạn. Có thể hình dung Thạch Lam nhƣ một thuyền



25
đậu giữa đôi bờ dòng nƣớc. Do đó, những ngƣời phụ nữ trong văn Thạch Lam
vừa mang vẻ lãng mạn thơ mộng, lại vừa rất hiện thực.
1. 2. Hành trình sáng tác của Thạch Lam
1.2.1. Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Thạch Lam:
1.2.1.1. Cuộc đời:
Thạch Lam (1910-1942) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng thuộc
nhóm Tự Lực văn đoàn. Ông cũng là em ruột của 2 nhà văn khác nổi tiếng
trong nhóm Tự Lực văn đoàn là Nhất Linh và Hoàng Đạo. Ngoài bút danh
Thạch Lam, ông còn có các bút danh là Việt Sinh, Thiện Sỹ.
Thạch Lam sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội, nhƣng nguyên
quán ở làng Cẩm Phô, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc thị xã Hội An, tỉnh Quảng
Nam). Cha ông là Nguyễn Tƣờng Nhu (1881-1918), thông thạo chữ Hán và
chữ Pháp, làm Thông phán Tòa sứ nên thƣờng đƣợc gọi là Thông Nhu hay
Phán Nhu. Mẹ là bà Lê Thị Sâm, con gái cả ông Lê Quang Thuật (tục gọi
Quản Thuật), ngƣời gốc Huế đã ba đời ra Bắc, làm quan võ ở Cẩm Giàng
cùng thời với Huyện Giám (ông nội Thạch Lam).
Thạch Lam là ngƣời con thứ 6 trong gia đình 7 ngƣời con (6 trai, 1 gái):
Tƣờng Thụy, Tƣờng Cẩm, Tƣờng Tam, Tƣờng Long, Thị Thế, Tƣờng Vinh
và Tƣờng Bách. Trừ ngƣời anh cả Nguyễn Tƣờng Thụy làm công chức,
những ngƣời còn lại đều đã ít nhiều vào sự nghiệp văn chƣơng, trong số đó,
nổi bật là Tƣờng Tam (Nhất Linh), Tƣờng Long (Hoàng Đạo) và Tƣờng Vinh
(Thạch Lam).
Nguyên tên ban đầu của ông do cha mẹ đặt là Nguyễn Tƣờng Sáu, vì
ông là con thứ sáu trong nhà. Khi bắt đầu đi học ở trƣờng huyện Cẩm Giàng
(Hải Dƣơng), bố mẹ ông làm lại khai sinh cho con là Nguyễn Tƣờng Vinh.
Đến năm Thạch Lam 15 tuổi, thấy mình học chậm, cần tăng thêm tuổi để học
"nhảy" 4 năm, ông làm lại khai sinh lần nữa, thành Nguyễn Tƣờng Lân.

×