Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.59 KB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*****




HÀ THỊ NGỌC TÂN

NHỮNG HÌNH ẢNH BIỂU TƯỢNG
TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN TUÂN

CHUYÊN NGÀNH : LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ :60 22 32 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC



HÀ NỘI – 9 / 2012

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*****





HÀ THỊ NGỌC TÂN



NHỮNG HÌNH ẢNH BIỂU TƯỢNG
TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN TUÂN

CHUYÊN NGÀNH : LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ :60 22 32 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


Người hướng dẫn: PGS.TS. Đoàn Đức Phương

HÀ NỘI – 9 / 2012

2
LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian dài nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn
với đề tài: Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS-TS Đoàn
Đức Phương, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau
đại học, Ban chủ nhiệm khoa Văn học, Tổ bộ môn Lý luận văn học,
các thầy cô giáo trường Đại học KHXH và NV đã tạo điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô phản biện và các thầy cô
giáo trong Hội đồng đã đọc và nhận xét, góp ý về luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè

đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Hà Nội, tháng 9 năm 2012
Người viết


Hà Thị Ngọc Tân

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu 8
4. Phương pháp nghiên cứu 9
5. Cấu trúc luận văn 10
Chương 1. KHÁI LƯỢC VỀ BIỂU TƯỢNG VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG
TÁC CỦA NGUYỄN TUÂN 11
1.1. khái niệm và biểu tượng . 11
1.1.1. Một số quan niệm về biểu tượng 11
1.1.1.1. Biểu tượng dưới góc độ tâm lý, văn hóa 11
1.1.1.2. Biểu tượng dưới góc độ văn học 15
1.1.2. Biểu tượng trong văn học nghệ thuật- một loại hình tượng
đặc biệt 17
1.1.2.1. Tính thống nhất giữa hình tượng và biểu tượng 19
1.1.2.2. Những yếu tố khác biệt giữa hình tượng và biểu tượng 20
1.2. Hành trình sáng tác của Nguyễn Tuân 21
1.2.1. Tiểu sử và con người 21
1.2.2. Sự nghiệp văn học 24
1.2.3. Nội dung trong sáng tác của Nguyễn Tuân 25

Chương 2. CÁC LOẠI HÌNH ẢNH BIỂU TƯỢNG TRONG VĂN XUÔI
NGUYỄN TUÂN 28
2.1. Biểu tượng thiên nhiên 28
2.1.1. Hình ảnh biểu tượng núi- rừng 28
2.1.2. Hình ảnh biểu tượng sông nước - con đò 32
2.1.3. Biểu tượng gió mưa 35
2.2. Biểu tượng con người 39
2.2.1 Hình ảnh biểu tượng con người tài hoa nghệ sỹ 39
2.2.2 Hình ảnh biểu tượng con người lãng tử, giang hồ xê dịch 51
2.3 Biểu tượng sự vật 58
2.3.1 Hình ảnh biểu tượng sự vật của vẻ đẹp “một thời vang bóng” 58
2.3.2 Hình ảnh biểu tượng sự vật cho đề tài “đời sống trụy lạc” 60
2.4. Biểu tượng hư cấu 63
2.4.1. Hình ảnh biểu tượng thần tiên 65
2.4.2. Hình ảnh biểu tượng ma quỷ 66
2.4.3. Hình ảnh biểu tượng sự vật kì ảo 68
Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH ẢNH BIỂU TƯỢNG
TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN TUÂN 72
3.1. Ngôn ngữ 72
3.1.1.1 Tiếng Việt theo kiểu Nguyễn Tuân 73
3.1.1.2. Hệ thống từ láy phong phú và tinh tế 75
3.1.2.Ngôn ngữ so sánh giàu hình ảnh, âm thanh nhạc điệu 77
3.1.2.1. Ngôn ngữ so sánh giàu hình ảnh 77
3.1.2.2 Ngôn ngữ so sánh giàu âm thanh, nhạc điệu 80
3.2. Kết cấu 83
3.2.1. Kết cấu tự do dẫn dắt linh hoạt, phóng túng 85
3.2.2 Kết cấu lồng ghép 90
3.3. Thủ pháp nghệ thuật tương phản, đối lập 93
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98






1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nói đến hình ảnh biểu tượng là nói đến bản chất tượng trưng của hình
tượng nghệ thuật. Hệ thống hình ảnh tượng trưng mang tính chất ám ảnh được
sử dụng như một mã nghệ thuật để thể hiện cái nhìn độc đáo của nhà văn về
thế giới và lưu giữ những dấu ấn riêng của tác giả, thể loại, thời đại, khuynh
hướng, dân tộc…. Trong văn học, bên cạnh việc tái hiện thế giới như nó vốn
có, cần một hệ thống hình tượng vừa cụ thể vừa khái quát để tái tạo, xây dựng
nên một thế giới riêng - thế giới cảm tính, sinh động giàu tính biểu cảm của
tác phẩm. Việc nghiên cứu cấu trúc, chức năng, đặc điểm của hệ thống hình
ảnh biểu tượng văn học cho phép hiểu sâu hơn bản chất nghệ thuật của hình
tượng văn học, khắc phục quan niệm giản đơn về hình ảnh sao chép như thật,
góp phần triển khai hướng nghiên cứu thi pháp hình tượng; mặt khác đem lại
những khái niệm mới để lý giải quá trình sáng tạo nghệ thuật.
Hình ảnh biểu tượng được sử dụng như là một biện pháp nghệ thuật góp
phần xây dựng thế giới hình tượng của tác phẩm văn học. Với tư cách là một
hình thức của quá trình tư duy nghệ thuật, hệ thống hình ảnh biểu tượng đã
lưu lại như là những mốc, đánh dấu chặng đường phát triển tư duy nghệ thuật
trong lịch sử văn học dân tộc. Việc nghiên cứu các hình ảnh biểu tượng như là
một hình thức tư duy nghệ thuật cho phép xác định sự thống nhất tương đối
ổn định hệ thống hình tượng trong phong cách sáng tác với những nét độc đáo
của nó.
Trong nền văn học hiện đại, Nguyễn Tuân ( 1910 – 1987)là một nhà văn
lớn với phong cách nghệ thuật độc đáo. Ông được xem là một hiện tượng văn

học hiếm hoi, đáng đáng chú ý.
Đến với Nguyễn Tuân, chúng ta không chỉ đến với khối lượng tác phẩm
đồ sộ với nhiều thể loại – kết quả của một cuộc đời lao động miệt mài, cống
hiến hết mình cho nghệ thuật, mà còn đến với một thế giới tâm hồn phong

2
phú, nhiều cung bậc, nhiều thanh điệu – thế giới tâm hồn của người nghệ sĩ tài
hoa uyên bác suốt đời đi tìm cái đẹp.
Đến với văn xuôi Nguyễn Tuân người đọc sẽ phải dùng cả tấm lòng để
tìm hiểu khám phá từng con chữ, từng hình ảnh, từng chi tiết mới có thể hiểu
được những thông điệp hàm ẩn bên trong.
Chính sự độc đáo rất mực tài hoa ấy đã khiến cho sáng tác của Nguyễn
Tuân trở thành đối tượng thu hút sự tìm hiểu nghiên cứu của giới phê bình và
bạn đọc yêu mến. Hơn một nửa thế kỷ qua đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu, phê bình, giới thiệu tác phẩm Nguyễn Tuân của các tác giả trong và
ngoài nước. Văn xuôi Nguyễn Tuân hầu hết đã được nghiên cứu đánh giá về
mọi mặt từ nội dung tư tưởng đến phong cách nghệ thuật, từ đề tài, chủ đề,
hình tượng nhân vật tới phương pháp sáng tác, thể loại, ngôn ngữ. Hầu như
không còn tập truyện ngắn, bài tùy bút, tập ký nào có giá trị của ông mà chưa
được bàn đến. Tưởng như đề tài về Nguyễn Tuân đã cũ, đã không còn đất để
người sau khai thác. Thế nhưng chưa ai dám khẳng định đã đi tới tận cùng cái
hay cái đẹp, cái độc đáo của văn xuôi Nguyễn Tuân. Văn xuôi Nguyễn Tuân
vẫn còn rất nhiều khía cạnh đầy sức quyến rũ, thu hút người yêu văn khám
phá. Đặc biệt là vấn đề biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân.
Sử dụng hình ảnh biểu tượng là một trong những nét độc đáo trong
phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. Trong các sáng tác của Nguyễn Tuân,
đặc biệt là những sáng tác trước cách mạng tháng Tám thường xuất hiện
những biểu tượng đa nghĩa góp phần nâng tác phẩm lên tầng ý nghĩa cao hơn.
Mỗi tác phẩm văn chương là một chỉnh thể nghệ thuật đòi hỏi được
khám phá, phân tích, cảm nhận. Mỗi tác phẩm văn chương ấy lại có thể tiếp

cận trên nhiều phương diện khác nhau. Tiếp cận tác phẩm văn chương từ góc
độ biểu tượng không phải là phương thức quá mới mẻ, nhưng nghiên cứu biểu
tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân thì quả thực chưa có nhiều công trình, bài

3
viết. Bởi vậy, chúng tôi xinchọn Nguyễn Tuân và đề tài Những hình ảnh
biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân làm đối tượng nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Bảy mươi bảy tuổi đời với hơn năm mươi năm cầm bút, có thể nói là
khoảng thời gian không ngắn đối với một nhà văn. Trong hơn năm mươi năm
lao động nghệ thuật ấy Nguyễn Tuân đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong
lòng bao thế hệ bạn đọc bởi lối viết độc đáo, tài hoa của mình. Và các sáng
tác của ông luôn được giới nhà văn cùng các nhà nghiên cứu, phê bình quan
tâm. Từ những nhận xét, đánh giá ban đầu của Thạch Lam, Vũ Ngọc Phan
đến nay, các bài viết về Nguyễn Tuân vẫn không ngừng được công bố. Trong
luận văn này chúng tôi xin được khảo sát những công trình nghiên cứu về
Nguyễn Tuân theo 3 giai đoạn: Trước Cách mạng Tháng Tám, sau Cách
mạng Tháng Tám đến năm 1975 và từ 1975 đến nay.
Trước Cách mạng tháng Tám
Người đầu tiên có những nhận xét tinh tế về văn chương Nguyễn Tuân
là Thạch Lam với bài viết Đọc vang bóng một thời. Thạch Lam đã dành
những lời lẽ trân trọng để nhận xét “ Trong cái vội vàng cẩu thả của những
tác phẩm xuất bản gần đây, những tác phẩm hạ thấp văn chương xuống mực
giá trị của sự đuađòi, người ta lấy làm sung sướng khi thấy một nhà văn kính
trọng và yêu mến cái đẹp. Coi công việc sáng tạo là công việc quý báu và
thiêng liêng” [ 37; 229]. Không chỉ đánh giá đúng một tài năng, Thạch lam
còn phát hiện ở Nguyễn Tuân những đóng góp độc đáo cho văn chương bởi
Nguyễn Tuân chính là người đầu tiên đi tìm cái đẹp trong quá khứ còn vương
sót lại, đồng thời cũng làm cho nó sống lại và trường tồn giữa bao nhiêu xô
bồ, bon chen, đua đòi thời thượng. Kết thúc bài viết Thạch Lam khẳng định “

Nguyễn Tuân là nhà văn có tài năng đặc biệt, một nghệ sĩ có lương tâm, ở
người đó chúng ta đặt những hy vọng tốt đẹp nhất về sự nghiệp” [ 37; 231]

4
Sau đó Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại đã đánh giá Nguyễn
Tuân là “ Một nhà văn đứng hẳn ra một trường phái riêng, cả về lối văn lẫn
tư tưởng” [ 37; 37]. Ông cho rằng cái độc đáo, cái riêng của Nguyễn Tuân là
“lối hành văn đặc biệt” cùng với “ Giọng tài hoa, sâu cay và khinh bạc, lúc thì
đầy nghệ thuật, lúc thì bừa bãi, lôi thôi, như một bức họa nhưng bao giờ nó
cũng cho người ta thấy một trạng thái của tâm hồn” [ 37; 37]. Khẳng định
những giá trị trong tác phẩm của Nguyễn Tuân đồng thời ông cũng chỉ ra sự
gắn bó thống nhất giữa con gười Nguyễn Tuân và văn chương “ Ông là nhà
văn đặc Việt Nam, có tính hào hoa và có giọng điệu khinh bạc đệ nhất trong
văn giới Việt Nam hiện đại. Nói như thế người ta mới hiểu thân thế ông và
văn ông theo nhau như người với bóng” [37; 52]. Phát hiện và khẳng định tài
năng của Nguyễn Tuân, Vũ Ngọc Phan tin tưởng những tác phẩm văn chương
đích thực của Nguyễn Tuân sẽ ngày càng có vị trí xứng đáng hơn.
Sau Cách mạng tháng Tám đến năm 1975
Năm 1957,tác giả Trương Chính có một loạt bài viết về Nguyễn
Tuân.Trong bài viết Vài nét về tác phẩm và con người Nguyễn Tuân, Trương
Chính nhận xét: “ Ông là người yêu đời, ham sống, sống kỹ lưỡng, sống rộng
rãi, không bao giờ chịu gò bó”, chính vì thế “ nguồn văn không bao giờ
cạn”[37; 54].Ông là một nhà văn chủ quan, lúc nào cũng chỉ nhìn ngó, ghi
chép “ qua cái màn sương tâm tình của mình”, nhưng đồng thời ông cũng là
một tài tử, một nghệ sỹ thực thụ. Chính vì thế mà ông không bỏ qua bất kỳ
một " kích thích giác quan” nào.
Năm 1960 trong bài Đọc Sông Đà của Nguyễn Tuân, Trương Chính
khẳng định “ Nguyễn Tuân là người có tâm hồn phong phú, một tư tưởng dồi
dào, một sự hiểu biết sâu sắc về con người, về cuộc đời, một ngòi bút trữ tình
lai láng” ,“ Nguyễn Tuân đã làm cho người đọc không chán, Nguyễn Tuân có

cái tài là viết viết về vấn đề gì cũng tìm hiểu vấn đề đó đến nơi, đến chốn”
[37; 282].Với bài viết “ Nguyễn Tuân và vang bóng một thời”, Trương Chính

5
cho rằng, đây là tác phẩm đạt đến đỉnh cao mà về sau ông không đạt tới nữa,
giọng văn trong “Vang bóng một thời” “ trong sáng, lạ lùng đến kinh ngạc”.
Văn chương Nguyễn Tuân là thứ văn “ Thuần thục, điều hòa, mạch lạc, chải
chuốt, nhà văn có ý thức về giá trị văn chương của mình” [ 37; 243].
Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong bài viết Nguyễn Tuân – Một phong
cách nghệ thuật độc đáo đã khẳng định “ Từ sau 1937, trong văn học lãng
mạn Việt Nam xuất hiện một phong cách nghệ thuật hết sức độc đáo: Nguyễn
Tuân” [ 37; 103].
Năm 1971, trong bài viết “ Đọc lại vang bóng một thời của Nguyễn
Tuân”,Phan Cự Đệ lại nhận xét “ Nguyễn Tuân làm cái việc của một người đi
khơi lại đống tro tàn của dĩ vãng, tìm lại những cái đẹp của ngày qua đã một
thời vang bóng”, [37; 233]“ nấp sau cái không khí cổ kính có vẻ phong kiến
của tác phẩm vẫn là một chủ nghĩa cá nhân đang tìm lối thoát về dĩ vãng”[
37; 236]
Từ 1975 đến nay
Nguyễn Đăng Mạnh là nhà nghiên cứu, phê bình văn học dành nhiều tâm
huyết cho các công trình nghiên cứu về Nguyễn Tuân. Ông bắt đầu nghiên
cứu Nguyễn Tuân từ năm 1968 với bài viết Con đường Nguyễn Tuân đi đến
tùy bút kháng chiến chống Mỹ. Năm 1981 ông giới thiệu cuốn Tuyển tập
Nguyễn Tuân và năm 2000 trong bài Lời giới thiệu cho tuyển tập Nguyễn
Tuân, ông đã có những đánh giá sâu sắc và toàn diện về cuộc đời và văn
nghiệp Nguyễn Tuân “ Trước Cách mạng tháng Tám, cái tôi Nguyễn Tuân về
căn bản là cái tôi cá nhân chủ nghĩa đối lập với xã hội. Hồi ấy sống hay viết
đối với ông nhiều khi chỉ để tìm mình, để thực hiện cái cá nhân mình cho đến
kỳ cùng”[ 17; 29]. Nguyễn Đăng Mạnh cũng đã nhấn mạnh vị trí, ảnh hưởng
của Nguyễn Tuân đối với đời sống văn học mà không phải bất kỳ nhà văn nào

cũng có được “ Đó là hình tượng nhà văn, hình tượng con người Nguyễn
Tuân hình thành một cách tự phát nhưng rất đậm nét trong tâm thức giới văn

6
học như một sự tổng hòa cái tôi trong văn với cái tôi ngoài đời của Nguyễn
Tuân” [ 26; 119]. Con người Nguyễn Tuân ngoài cuộc đời thực và trong văn
chương được yêu mến, kính trọng bởi sự “ tài hoa uyên bác, đặt cái tài, cái
đẹp, cái thiên lương lên trên hết, trung thực thẳng thắn, ghét cay ghét đắng sự
thô bỉ, phàm tục…” [26; 119] .
Năm 1977, bài viết Nguyễn Tuân trong tùy bút của Phong Lê lại chủ
yếu tập trung phê phán nội dung xã hội trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân.
Theo tác giả “ thứ chủ nghĩa cá nhân hưởng lạc ấy có thể nói đã được kết tinh
cô đọng trên những trang Nguyễn Tuân. Nó đã được mọi chàng Nguyễn trong
các sáng tác khác nhau của Nguyễn Tuân tuyên bố” [37; 75], hay “ Đưa cái
tôi làm nhân vật trung tâm, sáng tác của Nguyễn Tuân trước đây chỉ là sự
phô bày những ấn bản khác nhau của cùng một mẫu người ” [37; 81]. Cách
phê phán này lại khẳng định dấu ấn cái tôi đậm nét của Nguyễn Tuân trong
các tác phẩm văn chương. Cái tôi ấy được bộc lộ qua hệ thống nhân vật dù
quen thuộc hay xa lạ thì “ chỉ là những dạng khác nhau của một chàng
Nguyễn mà thôi” [37; 81].
Trong bài viết Có gì chung giữa Nguyễn Tuân và Andre Gide ?, tác giả
Hoàng Nhân đã tìm hiểu và đánh giá những điểm chung giữa nhà văn Pháp
Andre Gide, hiện thân của chủ nghĩa cá nhân mới thế kỉ XX. Andre Gide đề
cao “ Các cái tôi cá nhân của ông, cái tôi ích kỷ đầy mâu thuẫn”, còn Nguyễn
Tuân “ đề cao nhu cầu thỏa mãn các giác quan” [37; 198]. Cái tôi trong tác
phẩm Nguyễn Tuân trước Cách mạng “ Thể hiện cái tôi ngang tang,khinh bạc
của tác giả, chán ghét cuộc đời tầm thường xấu xa, phê phán xã hội thực dân
nửa phong kiến lúc bấy giờ”[ 37; 197]. Không chỉ tìm ra nét chung, Hoàng
Nhân còn cho thấy sự khác nhau trong cách biểu hiện “ Chất tự thuật của
Gide đậm nét và đa dạng trong cả một hệ thống tác phẩm và thể loại thể hiện

một chủ nghĩa tự kỷ trung tâm của văn học Pháp thế kỷ XX. Nguyễn Tuân vẫn

7
dừng lại ở phạm trù văn học Đông phương, hướng đến giải phóng cái tôi
nhưng vẫn còn ấp ủ hơi thở của cộng đồng trùm lên cái cá thể”[ 37; 201].
Ngoài ra còn có các bài viết của các nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn với
Nhà văn Nguyễn Tuân ( 1988), Nguyễn Tuân, huyền thoại một thời ( 1994),
Nguyễn Tuân và một tư duy nghệ thuật kiểu Liêu trai( 2005); Vũ Đức Phúc
với Nghệ thuật Nguyễn Tuân; Đỗ Đức Hiểu với Chất thơ trong Vang bóng
một thời; Hoàng Như Mai với Tác phẩm Chùa Đàn của Nguyễn Tuân,
Nguyễn Ngọc Hóa với Cái thật và cái tài hoa trong Chữ người tử tù; nhà
nghiên cứu Hà Văn Đức với Nguyễn Tuân -một bậc thầy về ngôn ngữ( 1991),
Nguyễn Tuân và cái đẹp(1994), Nguyễn Tuân và quá trình nhận đường trong
văn học của ông.
Năm 2003, luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thanh Minh Quan niệm về
cái đẹp của Nguyễn Tuân trong sáng tạo nghệ thuật đã làm nổi bật một đặc
điểm trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân đó là luôn khám phá sự
vật ở phương diện thẩm mĩ, luôn nhìn nhận con người ở phương diện tài hoa.
Tác giả viết “ Có thể nói cùng viết về một đề tài, nhưng Nguyễn Tuân khác
các nhà văn khác. Ông mô tả, tiếp cận qua cảm quan săn tìm cái đẹp. Qua
con mắt của Nguyễn Tuân, bất kỳ cái gì từ việc uống nước, nhắm rượu, chơi
hoa, đánh bạc cho đến cách nhìn cái ác, cái xấu… đều xuất phát từ góc độ
nghệ thuật, góc độ thẩm mĩ”.
Gần đây nhất, năm 2005, nhà nghiên cứu hải ngoại Thụy Khuê cho ra
đời tiểu luận Thi pháp Nguyễn Tuânin trong cuốn “ Sóng từ trường III”.
Trong tiểu luận này, Thụy Khuê đã đi sâu vào khảo sát hầu hết các sáng tác
của Nguyễn Tuân từ truyện ngắn, truyện vừa đến tùy bút…để đưa ra những
nhận định, những kết luận rất đáng trân trọng.
Nhìn chung, những sáng tác của Nguyễn Tuân đều đã được các nhà
nghiên cứu, phê bình đánh giá một cách toàn diện và chính xác. Các tác giả đã

cho ta thấy vị trí quan trọng và những đóng góp to lớn của Nguyễn Tuân với

8
nền văn học nước nhà. Đồng thời cũng cho ta thấy hình ảnh một người nghệ
sĩ chân chính, đích thực cả ở ngoài đời và trong văn chương đều tài hoa uyên
bác, yêu và trân trọng cái đẹp.Tuy nhiên chúng tôi thấy trong những công
trình nghiên cứu ấy chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề hình ảnh
biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân. Từ thực tế này, chúng tôi đặt ra vấn
đề tìm hiểu Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân, hy
vọng có thêm một vài đóng góp mới nhằm khẳng định hơn nữa giá trị lớn lao
trong những sáng tác của Nguyễn Tuân, để chứng tỏ rằng Nguyễn Tuân là “
Một định nghĩa rất chuẩn về người nghệ sĩ chân chính”( Nguyễn Minh Châu )
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu
a , Đối tượng nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu hình ảnh biểu tượng
trong tác phẩm của Nguyễn Tuân.
b , Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân là một vấn đề
tương đối lớn, bởi vậy chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số hình ảnh
biểu tượng tiêu biểu trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân cả
trước và sau Cách mạng tháng Tám.
Nguồn tư liệu chính mà chúng tôi sử dụng là bộ Nguyễn Tuân toàn tập
( 5 tập, NXB Văn học, Hà Nội, 2000) do Nguyễn Đăng Mạnh sưu tầm, biên
soạn và Tuyển tập Nguyễn Tuân ( 3 tập, NXB Văn học, Hà Nội, 2005) do Lữ
Huy Nguyên tuyển chọn.
c , Mục đích nghiên cứu
Luận văn cố gắng đi sâu tìm hiểu những hình ảnh biểu tượng trong văn
xuôi Nguyễn Tuân để góp thêm một cái nhìn khái quát, toàn diện, sâu sắc về
cái tài hoa uyên bác, độc đáo trong sáng tác của ông. Từ đó khái quát nên
phong cách nghệ thuật trên cơ sở khoa học để khẳng định vai trò của Nguyễn

Tuân trong quá trình phát triển của văn học dân tộc. Đồng thời thông qua một

9
số hình ảnh biểu tượng của một số tác phẩm cụ thể để thấy sự chuyển biến
trong con người cũng như trong sáng tác của ông qua hai giai đoạn trước và
sau Cách mạng tháng Tám.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử - xã hội
Mỗi tác phẩm văn học ra đời đều gắn liền với từng hoàn cảnh lịch sử cụ
thể. Khi nghiên cứu quá trình sáng tạo của nhà văn, cần đặt quá trình đó trông
sự vận động chung của lịch sử văn học Việt Nam, có mối liên hệ chặt chẽ với
những biến đổi của xã hội Việt Nam. Do đó việc vận dụng phương pháp này
giúp chúng tôi nhận thức được những nhân tố chủ quan và khách quan có tác
động và chi phối sâu sắc đối với hệ thống hình ảnh biểu tượng trong tác phẩm
của Nguyễn Tuân.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
Qua việc phân tích những tác phẩm cụ thể của Nguyễn Tuân trên các
phương diện nội dung, nghệ thuật chúng tôi rút ra được ý nghĩa của những
hình ảnh biểu tượng trong đó.
- Phương pháp thống kê phân loại
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để thống kê, phân loại các tác
phẩm của Nguyễn Tuân theo từng thời kỳ, từng mảng đề tài, từng nội dung
theo từng phương diện để làm nổi bật những hình ảnh biểu tượng trong tác
phẩm Nguyễn Tuân. Từ đó đi tới khẳng định phong cách tài hoa, độc đáo của
nhà văn.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
Để thấy được những ý nghĩa khác nhau của các hình ảnh biểu tượng
trong sáng tác của Nguyễn Tuân, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh đối

chiếu. Phương pháp này cũng cho thấy sự chuyển biến trong cách nhìn nhận

10
con người, sự vật, sự việc qua hai giai đoạn sáng tác từ đó thấy được sự vận
động, phát triển trong tư tưởng của nhà văn gắn với sự đổi thay và phát triển
của lịch sử dân tộc.
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học
Khi nghiên cứu hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân chúng
tôi cũng tiếp cận những sang tác của nhà văn dưới góc độ thi pháp học, cách
tiếp cận này cho phép chúng tôi khám phá các chiều kích thi pháp, phong
cách nghệ thuật ngay trong tác phẩm nghệ thuật
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và thư mục tham khảo luận văn gồm 3
chương :
Chương 1: Khái lược về biểu tượng và hành trình sáng tác của
Nguyễn Tuân
Chương 2: Các loại hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn
Tuân.
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng hình ảnh biểu tượng trong văn
xuôi Nguyễn Tuân













11
Chương 1
KHÁI LƯỢC VỀ BIỂU TƯỢNG VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC
CỦA NGUYỄN TUÂN
1.1. Khái lược về biểu tượng.
Biểu tượng trong văn học đã được đề cập đến khá nhiều trong các tác
phẩm phê bình văn học ở Việt Nam cũng như trên thế giới dưới nhiều khía
cạnh khác nhau. Tuy nhiên “ tính chất đa nghĩa, trừu tượng, thậm chí là mơ
hồ của các biểu tượng khiến cho việc phân tích và giải mã biểu tượng trong
các tác phẩm văn học không dễ dàng đôi khi lâm vào tình trạng bế tắc, tạo
nên những cuộc tranh luận liên miên về ý nghĩa của những biểu tượng”
(Raymond Firth). Để góp phần tháo gỡ những bế tắc nói trên, chỉ “một mình”
phê bình văn học sẽ rất khó giải quyết được hết những “ đặc tính khó lường”
của biểu tượng. Vì vậy,vấn đề giải mã biểu tượng cần có một cái nhìn tổng
thể bao gồm cả văn học cũng như những ngành học thuật khác có liên quan
như: logic học, ký hiệu học, nhân học
1.1.1. Một số quan niệm về biểu tượng
1.1.1.1. Biểu tượng dưới góc độ tâm lý, văn hóa
Định nghĩa về biểu tượng, Từ điển tiếng Việt đã đưa ra ba nét nghĩa của
biểu tượng trong đó có hai nét nghĩa liên quan đến biểu tượng trong văn học :
(1) hình ảnh tượng trưng; (2) hình thức nhận thức cao hơn cảm giác cho ta
hình ảnh của sự vật còn lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác
quan đã chấm dứt.
Như vậy, ở nét nghĩa thứ nhất hình ảnh tượng trưng được hiểu là một sự
vật cụ thể có hình thức hoặc tính chất thích hợp để gợi ra sự liên tưởng đến
một cái trừu tượng nào đó. Còn nét nghĩa thứ hai được rút ra từ tâm lý học
Macxit. Trong lý luận nhận thức, biểu tượng là hình thức cao nhất của giai
đoạn nhận thức cảm tính trực quan. Trên cơ sở cảm giác, tri giác trong óc con

người xuất hiện một hình thức cao hơn đó là biểu tượng. Nhưng biểu tượng

12
trọng nhận thức cảm tính mới chỉ là biểu tượng ở mức độ thấp, giản đơn do tư
duy trực quan hình ảnh đem lại. Còn một loại biểu tượng cao hơn hẳn đó là
biểu tượng của tưởng tượng.Tâm lý học định nghĩa‘‘ Biểu tượng của tưởng
tượng là hình ảnh mới được xây dựng từ những biểu tượng của trí nhớ, nó là
biểu tượng của biểu tượng’’[ 15; 120].
Như vậy, biểu tượng chính là khâu liên kết các giai đoạn nhận thức của
cảm giác trực quan với tư duy trừu trượng. Cùng với cảm giác, tri giác, biểu
tượng đã tạo ra những tiền đề cơ sở cho giai đoạn nhận thức lý tính. Nó góp
phần quan trọng giúp con người nhận thức được những thuộc tính bản chất,
tính quy luật của sự vật, đem lại hiểu biết sâu sắc hơn về sự vật.
Trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, khái niệm biểu tượng được
dùng với những biến đổi đáng kể về ý nghĩa và được chú ý với ý nghĩa tượng
trưng.
Theo Pierre Emmanuel ‘‘ Vật ở đây không chỉ là một sinh thể hay một sự
vật thực mà cả một khuynh hướng, một hình ảnh ám ảnh, một giấc mơ, một hệ
thống định đề được ưu tiên, một hệ thuật ngữ quen dùng … tất cả những gì cố
định năng lượng tâm thần hay huy động năng lượng ấy vì lợi ích riêng của
mình ” [7 ; 24]. Như vậy vật mang giá trị biểu trưng có thể là một vật cụ thể
hoặc vật trừu tượng.
C. G. Jung lại cho rằng tất cả những biểu tượng của con người dù phong
phú, đa dạng đến đâu, đi đến tận cùng đều có cấu trúc là những Mẫu gốc. Mẫu
gốc là những vết tích tâm lý hình thành từ thời nguyên thủy, di truyền theo
loài và tạo thành những cấu trúc tâm thần phổ biến của loài người. Biểu tượng
mẫu gốc, do đó nối liền cái phổ quát với cái cá thể. Jung đã đưa ra định nghĩa
nêu bật được những đặc tính, những giá trị cơ bản của biểu tượng ‘‘Biểu
tượng là hình ảnh thích hợp chỉ ra cái đúng hơn cả cái bản chất ta mơ hồ,
nghi hoặc của tâm linh … biểu tượng không bó chặt gì hết, nó không cắt

nghĩa, nó đưa ta ra bên ngoài chính nó đến một ý nghĩa còn nằm ở tận phía

13
xa kia, không thể nắm bắt được dự cảm một cách mơ hồ, và không có từ nào
trong ngôn ngữ của chúng ta có thể diễn đạt thỏa đáng ’’ [7 ; 24]. Nói đến
tính chất sống động, khả năng đánh thức những sức mạnh tâm linh con người
của biểu tượng, Jung cho rằng biểu tượng sống là ‘‘biểu hiện tuyệt đỉnh của
cái được dự cảm nhưng còn chưa nhận ra được và nó giục gọi vô thức tham
gia, nó đẻ ra sự sống và kích thích sự sống’’ Vì vậy, biểu tượng có thể tạo nên
những âm vang đồng vọng sâu xa trong con người, cuốn con người tham gia
cùng nó trong quá trình sản sinh ý nghĩa. Tuy nhiên tính chất này của biểu
tượng phụ thuộc nhiều vào chủ thể tiếp nhận sự cảm thụ đòi hỏi ở con người
một thái độ nhập cuộc thực sự để tham gia vào biểu tưởng bằng tất cả tâm
hồn mình. Mặt khác mỗi biểu tượng lại có thể xem như một vũ trụ tinh thần
thu nhỏ với quy luật riêng, tọa độ riêng của nó. Do đó để nắm bắt biểu tượng
cần phải đặt nó vào “ dung môi’’ nuôi sống nó, tìm ra cái tọa độ mà nó tồn tại.
Các nhà văn hóa học cũng đãphân biệt rạch ròi giữa các hình ảnh tượng trưng
với tất cả các lối diễn đạt bằng hình ảnh khác như: biểu hiện, loại suy, triệu
chứng, ngụ ngôn, dụ ngôn thậm chí cả ẩn dụ, phúng dụ mà họ gọi chung là
những dấu hiệu không vượt quá mức độ của sự biểu nghĩa, đồng thời họ cũng
chỉ ra một số đặc trưng cơ bản của biểu tượng như sau:
Biểu tượng cơ bản khác với dấu hiệu ở chỗ: Dấu hiệu là một quy ước tùy
tiện trong đó cái biểu đạt và cái được biểu đạt vẫn xa lạ với nhau; trong khi
biểu tượng giả định có sự đồng nhất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt nhờ
sự dẫn dắt của trí tưởng tượng. Trí tưởng tượng là sức mạnh năng động làm
biến dạng các sao chép thực dụng do tri giác cung cấp và cải tạo các hình ảnh
của cảm giác, tri giác nhằm tạo ra cái mới. Có thể nói, biểu tượng luôn rộng
lớn hơn cái ý nghĩa được gán cho nó một cách nhân tạo, nó có một sức vang
cốt yếu và tự sinh. Nó không dừng lại ở chỗ chỉ tạo nên những cộng hưởng
mà còn giục gọi một sự biến đổi trong chiều sâu tư tưởng.


14
Mặt khác, biểu tượng luôn được so sánh với các dạng thức gây xúc cảm,
có tính chức năng, có tính động lực. Đặc tính của biểu tượng là mãi mãi gợi
cảm đến bất tận. Mỗi con người sẽ thấy ở biểu tượng cái mà năng lực thị giác
của mình khó mà nhận ra. Thiếu sự am hiểu, nhạy bén sẽ không nhận thức
được biểu tượng, cho nên, việc tiếp nhận biểu tượng đòi hỏi một thái độ nhập
cuộc, một sự trải nghiệm sâu sắc chứ không phải một lối khái niệm hóa. Mỗi
nhóm người, mỗi thời đại lại có những biểu tượng khác nhau. Rung động
trước biểu tượng đó tức là tham gia vào nhóm người, thời đại ấy.
Theo Từ điển triết học (NXB Sự Thật -1972) do M.Rodentan và P.
Iudin chủ biên thì khái niệm biểu tượng được hiểu là : ‘ Hình ảnh cảm tính cụ
thể về những hiện tượng của thế giới bên ngoài. Biểu tượng cùng những cảm
giác và tri giác tạo nên nhậ thức cảm tính. Biểu tượng khác ở hai điểm đặc
điểm: Tri giác phản ánh một sự thật riêng lẻ tác động vào giác quan của
chúng ta trong những trường hợp cụ thể nhất định. Biểu tượng là phản ánh
khái quát hơn, trừu tượng hơn’’ Như vậy, theo triết học, biểu tượng là hình
ảnh của sự vật lưu lại trong óc khi sự vật không còn tác động đến các giác
quan nữa, hình thức cao nhất của sự phản ánh trực quan cảm tính xuất hiện
trên cơ sở tri giác. Khác với tri giác Biểu tượng không còn phản ánh rời rạc
các thuộc tính của sự vật, sự vật được phản ánh dưới hình thức biểu tượng có
tính chính thể. Biểu tượng là hình ảnh về vật trong đầu óc, ý thức tư duy của
con người. Nhưng biểu tượng ở con người khác với ở động vật thường được
bọc bằng một lớp vỏ ngôn ngữ và chứa nhiều yếu tố của sự phản ánh khái
quát. Biểu tượng là khâu trung gian giữa giai đoạn nhận thức cảm tính và giai
đoạn nhận thức lý tính.
Trong Từ điển Bách khoa toàn thư, phần Mỹ thuật và Sân khấu lại
hiểu biểu tượng là phương tiện sáng tạo mang ý nghĩa trừu tượng khái quát.
Biểu tượng tác động chủ yếu đến cảm xúc của người xem. Biểu tượng còn
được coi như một thủ pháp sáng tạo nghệ thuật, trực giác của người nghệ sĩ có


15
vai trò rất quan trọng trong quá trình nhận thức một biểu tượng ; tùy thuộc
những nhận thức khác nhau về biểu tượng người ta có thể có những cảm xúc
khác nhau.
Như vậy, nhìn từ góc độ tâm lý, văn hóa, khái niệm biểu tượng được xác
định với nhiều tầng nghĩa. Ngoài ý nghĩa miêu tả hình ảnh, cảm tính vật chất
khách quan của hiện thực khách quan và ý nghĩa tượng trưng khái quát, nó
còn biểu hiện chiều sâu cảm xúc của mỗi con người.
1.1.1.2. Biểu tượng dưới góc độ văn học
Trong văn học, khái niệm biểu tượng cũng được xem xét từ nhiều khía
cạnh, nhưng chủ yếu ở giá trị khái quát, tượng trưng.
Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa biểu tượng như sau: Trong
nghĩa rộng, biểu tượng thể hiện đặc trưng ‘‘phản ánh cuộc sống bằng hình
tượng văn học nghệ thuật’’. Văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội
đặc thù, phản ánh cả thế giới khách quan theo những nguyên tắc, phương
thức, phương tiện riêng. Hình tượng - phương tiện phản ánh đời sống của văn
học nghệ thuật vừa là sự tái hiện thế giới đòng thời cũng là hiện tượng đầy
tính ước lệ. Các tác giả đã lý giải: ‘‘ Bằng hình tượng nghệ thuật sáng tạo ra
một thế giới hoàn toàn mang tính biểu tượng ’’. Như vậy, trong nghĩa rộng,
khái niệm biểu tượng gần gũi với tính ước lệ trong văn học nghệ thuật.
Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là ‘‘một phương thức chuyển mã của lời
nói’’ đặt bên cạnh ẩn dụ, hoán dụ hoặc là ‘‘một loại hình nghệ thuật đặc biệt
có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng
nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa về
con người và cuộc đời’’.
Theo Nguyễn Thị Ngân Hoa trong Tìm hiểu những nhân tố tác động tới
ý nghĩa của biểu tượng (TC NN số 10/2006) ‘‘Theo nghĩa rộng nhất biểu
tượng (symbol) là một loại tín hiệu mà mặt hình cảm tính ( tồn tại trong thực
thể khách quan hoặc trong sự tưởng tượng của con người: cái biểu trưng) và


16
mặt ý nghĩa (cái được biểu trưng) mang tính có lý do, tính tất yếu giữa hai
mặt của biểu tượng là điểm chủ yếu để phân biệt biểu tượng với dấu hiệu, kí
hiệu’’. Tuy nhiên giá trị khái quát tượng trưng của biểu tượng lại có nhiều
điểm giống với ẩn dụ, để tránh nhầm lẫn các nhà phong cách học và thi pháp
học đã phân điểm giống nhau và khác nhau giữa biểu tượng và ẩn dụ như sau:
Biểu tượng và ẩn dụ giống nhau ở hai điểm chúng đều được biểu thị
bằng những hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan, chúng không chỉ
mang nghĩa đen, nghĩa biểu vật mà nói đến biểu tượng và ẩn dụ là hiện tượng
chuyển nghĩa, nghĩa biểu cảm, nghĩa hàm ẩn.
Biểu tượng và ẩn dụ khác nhau ở tính bền vững và tính biến đổi, tính
ước lệ và tính tự do. Biểu tượng thường mang tính ký hiệu, tính quy ước,
nghĩa là chỉ cần nêu hình ảnh biểu tượng lên là người đọc đã hiểu cái mà nó
tượng trưng còn ẩn dụ tự do hơn, còn giữ nguyên dấu ấn cá nhân, biến đổi
linh hoạt hơn, liên tưởng rộng rãi hơn biểu tượng, số lượng cũng nhiều hơn,
nhưng không bền vững bằng biểu tượng.
Tuy nhiên việc phân định ranh giới giữa biểu tượng và ẩn dụ chỉ có ý
nghĩa tương đối. Vì biểu tượng là ẩn dụ được sử dụng ở mật độ cao lặp đi lặp
lại mang tính quy ước, ý nghĩa biểu cảm, chất thẩm mỹ thơ ca mang tính
nghệ thuật cao qua việc sử dụng biểu tượng. Nó không chỉ đơn thuần là tầng
nghĩa hàm ẩn của một so sánh ngầm, ví ngầm mà nó đạt tới giá trị tượng
trưng.
Như vậy, theo nghĩa rộng biểu tượng là hình tượng được hiểu ở bình
diện ký hiệu, là ký hiệu mang tính chất một hình thể từ ngữ chứa tính đa
nghĩa của của hình tượng. Phạm trù tượng trưng nhằm chỉ cái phần mà hình
tượng vượt ra khỏi chính nó, là sự hiện diện của một nghĩa nào đó vừa hòa
hợp với hình tượng vừa không đồng nhất với hình tượng.
Theo nghĩa hẹp, biểu tượng hay còn gọi là tượng trưng, là ‘‘phép chuyển
nghĩa dựa vào những ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ được dùng nhiều lần, dùng


17
phổ biến và trở nên rất quen thuộc với mọi người đến mức hễ nhắc đến vật
đó cũng hiểu thống nhất nội dung của nó[ 23; 74,75].
Tóm lại, dù được nghiên cứu ở bình diện nào theo góc độ, quan điểm
nào thì biểu tượng luôn được khẳng định là một phương tiện tạo hình và biểu
đạt có tính đa nghĩa thể hiện dưới một dạng hình tượng cụ thể, cảm tính được
sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong tác phẩm và có giá trị biểu cảm cao.
Trong luận văn này chúng tôi sẽ khám phá thế giới biểu tượng trong văn xuôi
Nguyễn Tuân từgóc độ riêng của mình trên cơ sở của những nhà nghiên cứu
và trên cơ sở đặc trưng của biểu tượng.
1.1.2. Biểu tượng trong văn học nghệ thuật- một loại hình tượng
đặc biệt
Trước khi đi tìm hiểu biểu tượng trong văn học với tư cách là một loại
hình tượng đặc biệt, chúng tôi xin luận giải một số vấn đề xung quanh nguồn
gốc, vai trò, ý nghĩa của biểu tượng trong đời sống tinh thần con người - đối
tượng phản ánh trung tâm của văn học nghệ thuật.
Từ xa xưa, khi con người thoát thai khỏi loài thú, cái gọi là biểu tượng
đã tồn tại như một bộ phận cấu thành đời sống tinh thần con người và từ đó
đến nay âm thầm xây cất lên nền tảng văn hóa nhân loại.Sự tạo thành biểu
tượng trong tâm thức nhân loại là một quá trình vô thức, nhưng tự bản thân
chúng thể hiện nỗ lực của con người muốn xuyên qua bức màn mờ mịt của
hiện thực, vượt lên những kinh nghiệm cảm tính cá nhân để nhận thức về thực
tại tổng thể toàn vẹn. Cái vô thức luôn hiện hữu trong cuộc sống dưới những
hình thức che giấu, ‘‘ mã hóa’’ bằng những cách khác nhau, mà theo Freud là
để tránh sự kiểm duyệt của ý thức-đại diện cho phần xã hội của con người.
Như vậy biểu tượng xuất hiện xuất phát từ vô thức và tác động sâu xa đến đời
sống tâm linh con người, nó là một thứ mật mã của thế giới nuôi một nguồn
sống vô tận cho nhân loại. Nó khơi dậy trong con người những năng lượng
tiềm ẩn, cho con người phút chốc được sống trong sự hội nhập với cái toàn


18
thể bình thường vẫn bị những ngụy tưởng của cái tôi che lấp. Tất nhiên,
những hiệu ứng lớn lao này còn phụ thuộc vào mức độ tích cực tham gia của
chủ thể vào biểu tượng.
Các ngành khoa học xã hội và nhân văn trong hành trình phát triển của
mình có sự gặp gỡ nhau ở hình ảnh biểu tượng. Biểu tượng chính là chiếc cầu
nối văn hóa, văn học, tín ngưỡng, tôn giáo, tâm lý học…, bởi đây là những
lĩnh vực khác nhau, những hình thái khác nhau phản ánh thế giới tâm linh của
con người.Khó mà hiểu sâu sắc biểu tượng trong riêng một lĩnh vực nào đó
nếu không đặt nó trong mối quan hệ liên tưởng, đối chiếu rộng rãi với các lĩnh
vực khác.
Trong văn học nghệ thuật, khái niệm biểu tượng chứa đựng nhiều cấp độ
ý nghĩa khác nhau bởi văn học là một hình thái ý thức xã hội đồng thời cũng
là một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt sử dụng chất liệu ngôn từ để xây
dựng hình tượng biểu tượng. Biểu tượng trong tác phẩm văn học không phải
là sự sao chép, chụp ảnh hiện thực mà là một sự phản ánh đầy năng động sáng
tạo, đầy tính chủ quan. Hiện thực mà văn học phản ánh không còn là một hiện
thực khách quan mà là hiện thực thấm đẫm chủ quan của nghệ sĩ. Như vậy,
tính biểu tượng là một đặc trưng mang tính bản chất của hình tượng nghệ
thuật làm cho hình tượng là sự phản ánh hiện thực nhưng không bao giờ là
chính bản thân hiện thực. Mỗi mộtnhà văn lại sử dụng những hình ảnh biểu
tượng theo cách riêng mang ý đồ nghệ thuật riêng của mình. Nó cụ thể hóa
những ấn tượng của nhà văn về cuộc sống. Hình ảnh biểu tượng trong văn học
ngay từ khi mới xuất hiện đã mang tính ước lệ sâu sắc tạo nên một thế giới
mang tính biểu tượng cao độ cho nên mỗi biểu tượng được chọn không chỉ
đơn thuần mang một mẫu gốc nữa mà nó sẽ sản sinh ra các biến thể loại hình.
Biểu tượng bắt buộc phải xa rời đời sống nguyên khởi của nó để khoác lấy
cái vỏ âm thanh ngôn ngữ. Vì vậy, con đường giải mã biểu tượng trong tác
phẩm văn học sẽ không đơn giản như đi tìm hiểu những hình tượng nghệ


19
thuật khác, con đường ấy sẽ phải đi từ chính ngôn từ, kết cấu, các thủ pháp
để tìm ra cái nhìn ẩn đằng sau những hình tượng có nguồn gốc từ biểu tượng.
Để hiểu rõ hơn về loại hình tượng đặc biệt này chúng tôi xin đưa ra mối
quan hệ giữa biểu tượng - loại hình tượng đặc biệt với hình tượng văn học nói
chung.
1.1.2.1. Tính thống nhất giữa hình tượng và biểu tượng
Trong tác phẩm văn học, hình tượng và biểu tượng là hai mặt biểu hiện
tồn tại trong cùng một tác phẩm thuộc phạm trù nghệ thuật, chúng còn có mối
tương quan và gắn bó khá chặt chẽ với nhau trong quá trình hình thành nên
tác phẩm nghệ thuật. Hai khái niệm này trong thực tế vẫn tồn tại và thường
được dùng lẫn lộn với nhau, bởi hình tượng là cơ sở hình thành khái niệm
biểu tượng theo nghĩa hẹp ‘‘ Biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống
bằng hình tượng văn học nghệ thuật’’. Hình tượng nghệ thuật nói lên phương
thức nhận thức và sáng tạo lại hiện thực theo cách riêng biệt chỉ có ở nghệ
thuật. Bất cứ một sự vật, hiện tượng khách quan nào có trong đời sống hiện
thực được mô phỏng lại một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật đều trở
thành hình tượng nghệ thuật.
Biểu tượng lại là hình tượng đầy tính ước lệ cho nên có một số hình
tượng cũng đồng thời là biểu tượng, chúng đều là sản phẩm lao động nghệ
thuật của người nghệ sĩ. Tuy nhiên, hình tượng nghệ thuật muốn trở thành
biểu tượng thì phải có đặc tính riêng so với hình tượng thông thường. Có
nghĩa là một loại hình tượng đặc biệt chứ không phải là hình tượng văn học
nghệ thuật nói chung.
Nói tóm lại, một hình tượng nghệ thuật lớn luôn chứa đựng nhiều tính
chất, trong đó có những tính chất nổi bật để trở thành các loại hình tượng.
Trong đó biểu tượng là một loại hình tượng thiên về ý nghĩa tượng trưng - ý
nghĩa vượt thoát ra ngoài bề mặt cảm tính cụ thể của hình tượng, từ đó tạo
thành tính thống nhất giữa hình tượng và biểu tượng trong tác phẩm văn học.


20
1.1.2.2. Những yếu tố khác biệt giữa hình tượng và biểu tượng
Trong tác phẩm văn học hình tượng và biểu tượng thống nhất nhưng
không đồng nhất với nhau. Giữa chúng vẫn có những yếu tố khác biệt. Trong
Kí hiệu văn học và sáng tạo nghệ thuật nhà nghiên cứu Khrapchenko đã nêu
lên sự khác biệt giữa hình tượng - tượng trưng, nhưng thực chất ông muốn nói
đến biểu tượng với hình tượng lãng mạn chủ nghĩa ‘‘ thông thường’’ : ‘‘ Nếu
ở hình tượng lãng mạn và hiện thực, cái chung cái điển hình lộ ra thông qua
tính cách cá nhân thì ở tượng trưng, những nét và đặc tính chủ đạo của hình
tượng được đề lên hàng đầu’’. [20 ; 105] Theo ông, hình tượng tượng trưng
thiên về ý nghĩa bao quát tính ước lệ của hình tượng tô đậm còn những hình
tượng cụ thể (hình tượng nhân vật) trong các tác phẩm không mang tính ước
lệ, chuyển nghĩa thì chỉ đơn thuần là những hình tượng văn học, không phải
là biểu tượng, Như vậy, đặc điểm khác biệt rõ nhất giữa hình tượng và biểu
tượng là tính kí hiệu ở biểu tượng là một đặc điểm nổi bật dặc trưng, còn ở
hình tượng văn học thì không nổi rõ. Điều đó có nghĩa là sự xuất hiện biểu
tượng trong tác phẩm văn học là một tín hiệu để người đọc nắm bắt được ý
nghĩa của tác phẩm, đi vào mạch nguồn sáng tạo của người nghệ sĩ, Mỗi tác
phẩm văn học là một hệ thống tín hiệu thẩm mĩ mà trong đó những hình ảnh
biểu tượng, tượng trưng là một hệ thống tín hiệu nhỏ nằm trong chỉnh thể lớn
ấy. Với tư cách là một hệ thống tín hiệu thẩm mỹ tạo thành một chỉnh thể
hình tượng toàn vẹn, những hình ảnh biểu tượng vừa góp phần tạo ra sự thống
nhất hình tượng của tác phẩm, vừa thể hiện sự phong phú, đa dạng của hiện
thực tác phẩm, trình độ tài năng của tác giả, vừa có khả năng vật chất hóa,
hữu hình hóa những yếu tố tinh thần của tác phẩm dưới hình thức cảm quan,
dễ nhận biết là cái có ý nghĩa giá trị cao hơn, sâu hơn cái hình ảnh trong hiện thực.
Như vậy, khi nói đến những đặc tính, vai trò tác dụng của biểu tượng
với tư cách là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, chúng ta phần nào giải mã
được những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân và phần nào lý

×