Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Phong cách thơ Mã Giang Lân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.64 KB, 84 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





LÊ THỊ BÌNH



PHONG CÁCH THƠ MÃ GIANG LÂN




LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34






Hà Nội- 2010

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài. 1


2. Lịch sử vấn đề. 2
3. Phạm vi, mục đích nghiên cứu. 6
4. Phương pháp nghiên cứu. 7
5. Cấu trúc luận văn. 7
Chƣơng 1 VẤN ĐỀ PHONG CÁCH VÀ HÀNH TRÌNH THƠ
MÃ GIANG LÂN 8
1.1. Khái niệm phong cách: 8
1.1.1. Phong cách tác giả 10
1.1.2. Phong cách thời đại 12
1.1.3. Phong cách thể loại 14
1.2. Hành trình thơ Mã Giang Lân. 16
Chƣơng 2. PHONG CÁCH THƠ MÃ GIANG LÂN THỂ HIỆN
QUA NỘI DUNG THƠ 22
2.1.Mã Giang Lân – Nhà thơ nặng lòng với quê hương. 22
2.2. Hình ảnh sông nước - một dấu ấn rất riêng trong thơ Mã
Giang Lân. 30
2.2.1. Sông nước quê hương trong thơ Mã Giang Lân 31
2.2.2. Sông nước những nơi Mã Giang Lân đã đi qua 38
2.3 Những vần thơ chiêm nghiệm về thế sự đời tư. 42
Chƣơng 3: PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN PHONG CÁCH THƠ
MÃ GIANG LÂN 54
3.1.Giọng điệu 54
3.2. Thể thơ 61
3.3.Những hình ảnh lặp đi lặp lại trở thành mô típ, một nỗi ám
ảnh. 71
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Mã Giang Lân là một hiện tượng thơ trên thi đàn văn học
hiện đại và đương đại Việt Nam, người có nhiều đóng góp cả về
mặt nội dung cũng như hình thức thơ. Thơ ông như in dấu ấn đậm
nét trên thi đàn văn học Việt Nam hiện đại, một giọng thơ nặng
lòng với quê hương xứ sở, với những mảnh đất mà mình từng đi
qua cùng với những trải nghiệm của mình trong cuộc sống. Bên
cạnh đó là những nét độc đáo trong phương thức thể hiện. Tất cả
những điều đó đã làm nên một phong cách thơ Mã Giang Lân.
Hơn nữa chúng ta rất nhiều người mới chỉ biết đến Mã Giang
Lân với tư cách là nhà giáo, nhà nghiên cứu lí luận phê bình văn
học mà chưa biết Mã Giang Lân còn là một nhà thơ- một nhà thơ
theo đúng nghĩa của từ đó. Ở đây chúng tôi muốn chứng tỏ cho
thấy cả ba con người này luôn luôn dung hoà với nhau để tạo nên
một Mã Giang Lân độc đáo mới lạ mà không hề nhàm chán, ông
luôn biết cách chi phối và dung hoà con người mình cho công việc
dù ở cương vị, con người nào ông cũng làm tốt vai trò và vị trí
của mình thậm chí còn hoàn thành một cách xuất sắc. Trên cương
vị là một nhà thơ ông cũng đã chứng tỏ được mình bằng các giải
thưởng thơ mà ông đã đạt được đó là :Giải thưởng thơ báo Văn
Nghệ năm 1969- 1970, giải thưởng 5 năm thơ Hà Nội 1976- 1981,
giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật uỷ ban tỉnh Thanh Hoá
năm 1987.
Bên cạnh đó Mã Giang Lân còn có rất nhiều đóng góp lớn
lao cho dòng chảy văn học nói chung và thơ nói riêng, những đóng
góp lớn lao đó đã được rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn


2

học cũng như độc giả văn chương chú ý. Song do nhiều yếu tố chủ
quan cũng như khách quan, các bài viết về Mã Giang Lân với tư
cách là một nhà thơ thì lại chưa có nhiều, hầu hết các bài viết mới
chỉ dừng lại ở việc cảm nhận, giới thiệu con người ông và khai
thác một số vấn đề rất nhỏ, phân tích một số bài thơ mà chưa có
một công trình nào nghiên cứu tìm hiểu về phong cách thơ ông.
Chính vì những lí do trên đây mà chúng tôi chọn đề tài này với
mong muốn cho người đọc hiểu hơn về một tài năng thơ. Một Mã
Giang Lân với tư cách là một nhà thơ, một phong cách thơ lớn.
2. Lịch sử vấn đề.
Chặng đường thơ của Mã Giang Lân trải dài từ những năm
kháng chiến chống Mĩ đến hiện nay và đang được tiến triển tốt
hơn. Mã Giang Lân được giới văn nghệ biết đến từ những năm 70
của thế kỷ trước với tập thơ đầu tay Bình minh và tiếng súng
(Nhà xuất bản Hội văn nghệ Thanh Hoá, 1975), tiếp theo đó là sự
ra đời của tập thơ Hoa và dòng sông (Nhà xuất bản Tác phẩm
mới, H. 1979), Một tình yêu như thế ( Nhà xuất bản Hội nhà văn
H, 1990), và gần đây là tác phẩm Những mảnh vỡ tiềm thức( Nhà
xuất bản Hội nhà văn , H. 2009) và một tập thơ và trường ca được
xuất bản tháng 1/ 2010 với cái tên Về một cây cầu do Nhà xuất
bản Hội nhà văn ấn hành.
Theo thời gian, các sáng tác của ông cũng đã gây được sự
chú ý trên văn đàn tuy nhiên phải khẳng định luôn là nó chưa
tương xứng với tài năng của ông do rất nhiều lí do chủ quan,
khách quan bởi vì ông luôn luôn quan niệm “ Tôi chỉ viết khi thấy
mình không thể không viết. Tác phẩm văn học cần có tư tưởng và
phải là tư tưởng riêng độc đáo. Còn hay thì thật khó. Thơ hay là


3

vật báu mà trời rớt xuống nhà thơ vô tình vớ được” . Chính vì
quan niệm đó mà nó chi phối rất nhiều đến sáng tác của ông. Thơ
ông ngay từ khi ra đời gây được nhiều thiện cảm không chỉ với
giới phê bình mà còn cả bạn đọc trong nước đặc biệt là nhân dân
Thanh Hoá- quê hương ông.
Trong bài viết của Kiều Vượng đăng trên báo Thanh Hoá
hằng tháng số 26 (tháng 9 – 2008) với nhan đề Người con làng
Nam Ngạn , tác giả bài viết đã đi sâu vào việc dành nhiều tình cảm
cho nhà thơ - một người con đất Thanh mặc dù công tác xa quê
nhưng vẫn nặng lòng với quê hương xứ sở, luôn luôn dành cho quê
hương một phần không nhỏ trong trái tim mình không chỉ trong
lĩnh vực là nhà thơ mà còn cả trong công việc nghề giáo của ông.
Kiều Vượng tự hào viết: “ và thế hệ chống đế quốc Mĩ xâm lược,
chúng tôi ở xứ Thanh lại có thêm một niềm vui và tự hào vì có một
thầy Mã Giang Lân . Một nhà thơ Mã Giang Lân sinh ra bên dòng
sông Mã và lớn lên giữa những năm tháng Hàm Rồng khói lửa. Lớp
văn chương ở đất này cũng rất tự hào vì có một nhà thơ mà từng
trang viết đều mang đậm dấu ấn dòng sông Mã anh hùng”
Và mới đây trong ngày lễ kỉ niệm chiến thắng Hàm Rồng báo
Thanh Hoá hằng tháng số 44 tháng 03/ 2010 đã đăng tải bài Người
con của núi Rồng, sông Mã. Tác giả Hoả Diệu Thuý đã viết về
ông với những dòng cảm xúc bộc lộ tình cảm chân thành của mình
dành cho nhà thơ. Bài viết chỉ mang tính chất là một bài giới thiệu
về con người Mã Giang Lân- một người con nặng lòng với quê
hương dành nhiều tình cảm cho mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn
lên và “Con Rồng sông Mã ấy đã trả nghĩa cho quê hương” những
vần thơ tri âm và tâm huyết của mình dành cho xứ Thanh. Và cũng
chính những vần thơ dành cho quê hương được vắt ra trong tâm



4
huyết của nhà thơ đã đưa thơ Mã Giang Lân lên bục vinh quang
với giải thưởng 5 năm thơ Hà Nội năm 1976- 1981 với bài thơ
“Trụ Cầu Hàm Rồng”.
Ngay khi tập thơ Bình minh và tiếng súng vừa ra đời đã có
hai bài viết của hai tác giả khi viết về tập thơ này đăng trên báo
Văn nghệ Thanh Hoá số 16/ 1976. Bài viết đầu tiên là bài của
Tiếng thơ cất lên một miền quê của Chu Mã Giang. Ở bài viết
này, Chu Mã Giang tập trung đi vào khai thác nội dung thơ ông
với cái nhìn mới mẻ và là nhà thơ nặng lòng, dành nhiều tình cảm
cho quê hương thông qua việc phân tích một số câu thơ của một số
bài thơ tiêu biểu . Trên cơ sở đó, Chu Mã Giang cũng đưa ra được
những ưu điểm, chỉ rõ các hạn chế trong nội dung cũng như hình
thức của thơ đưa ra dự đoán hết sức dự cảm cho tài năng thơ Mã
Giang Lân với lời nhận xét cho tập thơ đầu tiên của ông với lời
kết của bài viết “ Từ tập Bình minh và tiếng súng đã loé lên
những tia sáng của một hồn thơ chân chất, đằm thắm ,tâm tình.
Rồi đây những tia sáng ấy có sức lan toả như ánh sáng bình minh
được hay không phụ thuộc không ít vào sự nỗ lực chủ quan và tài
năng của anh”
Tiếp theo, sau bài viết của Chu Mã Giang, bài viết của Phạm
Minh Chính với nhan đề là “Đọc “Bình minh và tiếng súng” cũng
là một bài viết khá hay và thẳng thắn về tập thơ của Mã Giang
Lân. Với cách nhìn và cảm nhận thơ văn của một sinh viên sư
phạm cũng bộc lộ cho chúng ta biết được một cách cảm và cách
nghĩ về thơ Mã Giang Lân, về Mã Giang Lân một người con nặng
lòng với tình yêu quê hương trong những năm tháng chiến tranh,
làm phong phú thêm cho thơ Thanh Hoá nói riêng và gây tình cảm
tốt đẹp cho bạn đọc cả nước.



5
Năm 1990, tập thơ Một tình yêu như thế ra đời cũng gây
được tiếng vang lớn cho bạn đọc trong cả nước và thời gian đó
cũng có hai bài viết về tập thơ này. Đó là bài viết của Vũ Từ
Trang đăng trên báo Văn Nghệ số 17 ngày 17/ 04/1991 với nhan
đề Một tình yêu như thế. Là một người hết sức gần gũi và hiểu
Mã Giang Lân cho nên Vũ Từ Trang đã có cái nhìn khá sắc nét về
thơ Mã Giang Lân.Tập thơ đa gây cho ông sự chú ý không chỉ ở
nội dung thơ mà còn thể hiện ở cả nghệ thuật thơ nữa “Một tình
yêu như thế, tập thơ gồm 24 bài như là một tổ khúc trầm đều
… hình như anh cố tạo cho mình một giọng thơ trữ tình tỉnh táo,
huyền ảo trong chân chất”.
Tiếp đó là bài viết của tác giả Hà Vinh với nhan đề Phải có
Một tình yêu như thế đăng tải trên báo Hà Nội mới chủ nhật ngày
28/07/1991. Mặc dù bài viết chủ yếu mang tính chất của một bài
giới thiệu chung về tập thơ nhưng vẫn nêu bật được một số nét
chủ yếu của thơ Mã Giang Lân. Ngay cả cách tác giả đặt tên cho
nhan đề bài báo chúng ta cũng có thể hiểu được phần nào. “Thơ
Mã Giang Lân là thơ có kỷ thuật. Nhà thơ đá có ý thức vận dụng
nhiều cách, từ dân gian đến hiện đại, để thể hiện những ý tưởng
và tâm trạng của mình. Điều ưu tư thường trực trong anh là sức
bền của thơ. Sức bền ấy anh muốn bằng thực tế sáng tác chứng
minh, rằng nó phải được tạo lập bởi sự kết hợp hài hoà giữa súc
cảm và và sự thể hiện súc cảm ấy” (29)
Và khi tập thơ “Những mảnh vỡ tiềm thức” được ấn hành
thì ngay lập tức nhà thơ Hoàng Việt Hằng đã có bài viết Những
mảnh vỡ tiềm thức, tập thơ của Mã Giang Lân, nxb Hội nhà
văn- năm 2009 nhưng bài viết cũng chỉ mới dừng lại ở việc mang
tính chất giới thiệu tập thơ cũng như nội dung chủ yếu của tập



6
thơ. Tuy nhiên cũng nhận thấy một điều ở một đôi chỗ Hoàng Việt
Hằng chưa thực sự hiểu hết đươc nội dung cũng như cách dùng từ
ngữ đầy ẩn ý của nhà thơ.
PGS.TS Đào Duy Hiệp cuả Trường Đại học Khoa Học Xã hội
và Nhân văn cũng có một bài viết đăng trên trang web của trường
với nhan đề Đọc những mảnh vỡ tiềm thức của Mã Giang Lân
với cách phân tích tiếp cận dưới góc độ thời gian trong văn học,
tác giả bài viết đã chia thơ của Mã Giang Lân qua các cấp độ
nhằm nêu bật lên cái mới lạ, độc đáo trong thơ ông không chỉ ở
mặt nội dung mà còn có nhiều mới lạ trong hình thức kết cấu cũng
như sự tự do hoá trong thơ.
Đoàn Minh Tâm trong bài viết Những mảnh vỡ tiềm thức
đăng tải trên báo Văn Nghệ cuối tháng, tháng 3/ 2010 đã tập trung
giới thiệu tập thơ của Mã Giang Lân. Người viết bài dường như đã
có sự hiểu được cái “chiêm nghiệm của thế sự đời tư” trong tập thơ
này “Được sắp xếp theo trình tự thời gian, Những mảnh vỡ tiềm
thức như một thước phim quay chậm táihiện lại khuôn hình tâm
trạng suy tư của chàng trai trẻ đến khi tóc bạc dọc dài theo những
thăng trầm của đất nước” và kèm theo đó Đoàn Minh Tâm chọn và
giới thiệu ba bài thơ tiêu biểu của Mã Giang Lân.
3. Phạm vi, mục đích nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tất cả những tập thơ đã xuất
bản của Mã Giang Lân:
+Bình minh và tiếng súng (Nhà xuất bản thanh Hoá, 1975)
+Hoa và dòng sông ( Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1979)



7
+Một tình yêu nhƣ thế (Nhà xuất bản Hội nhà văn, 1990)
+Những mảnh vỡ tiềm thức (Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2009)
+Về một cây cầu (thơ và trường ca, Nhà xuất bản Hội nhà
văn, 2010)
Bên cạnh đó chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu các cuốn
sách của ông trên lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học để hỗ trợ
thêm cho việc khẳng định phong cách thơ của ông.
Qua việc thống kê, khảo sát, phân tích, luận văn hướng đến
mục đích:
- Khẳng định Mã Giang Lân là một cây bút thơ có phong
cách, bản sắc riêng biệt
- Thấy được sự đóng góp của thơ Mã Giang Lân trên tiến
trình phát triển của thơ ca Việt Nam thế kỉ XX- XXI.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích và tổng
hợp trên cơ sở những số liệu thông kê. Qua việc khảo sát các tập
thơ của Mã Giang Lân, người viết sẽ đưa đến những kết luận về
những đặc điểm phong cách thơ Mã Giang Lân
5. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn được chia làm 3
chương như sau:
Chƣơng1: Vấn đề phong cách và hành trình thơ Mã Giang Lân
Chƣơng 2: Phong cách thơ Mã Giang Lân thể hiện qua nội dung thơ
Chƣơng3: Phương thức thể hiện phong cách thơ Mã Giang Lân


8
Chƣơng 1
VẤN ĐỀ PHONG CÁCH VÀ HÀNH TRÌNH THƠ MÃ GIANG LÂN

1.1. Khái niệm phong cách:
Không phải đến xã hội hiện đại như ngày nay thuật ngữ về
phong cách mới được nói đến mà ngay từ xa xưa, phương Tây
cũng như phương Đông đã có quan niệm: Phong cách là bản thân
con người, hay nói ngắn gọn hơn, Văn tức là người ( Văn như kỳ
nhân) tính chất cá thể ở đó cũng vô cùng rõ nét
Theo các nhà ngôn ngữ học, khái niệm về phong cách xuất
hiện từ thời Hy Lạp và La Mã Cổ đại cùng với sự xuất hiện của
khoa học về hùng biện. Phong cách ngôn ngữ là sự kết hợp của hai
nhân tố: “nói gì” và “nói như thế nào”, có nghĩa đây là sự tổng
hoà các phương tiện ngôn ngữ. “Nói gì” là phạm trù về nội dung
và “nói như thế nào” là phạm trù về hình thức.
Trong thuật ngữ văn học Lại Nguyên Ân cho rằng “ Phong
cách là những nét chung, tương đối bền vững của hệ thống hình
tượng, của các phương thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho
bản sắc sáng tạo của một nhà văn, một tác phẩm, môt khuynh
hướng văn học, một nền văn học nào đó…Phong cách có sự thể
hiện cụ thể trực tiếp : những đặc điểm của phong cách dường như
hiện diện ở bề mặt tác phẩm, như một sự thống nhất hiển thị và
cảm giác được của tất cả các yếu tố chủ yếu của hình thức nghệ
thuật. Trong nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt
kiến trúc tác phẩm, khiến tác phẩm có tính chỉnh thể, có giọng
điệu và màu sắc thống nhất rõ rệt”(1,18).
Như vậy, phong cách không phải là những đặc điểm lẻ tẻ,
biểu hiện một cách rời rạc mà vô cùng chặt chẽ và khăng khít với


9
nhau, nó là một đặc tính “ tất lẽ dĩ ngẫu” của văn học nghệ thuật.
Sự hiển thị và là dấu hiệu nhận biết nó nằm chính trong những thủ

pháp nghệ thuật, trong cách thức sử dụng ngôn ngữ, xây dựng
hình tượng, trong cả quan niệm về cuộc sống…. Và tất cả cùng kết
hợp nhuần nhuyễn trong một chỉnh thể thống nhất, nó tiêu biểu
cho từng chủ thể sáng tạo riêng biệt. Nhưng nhìn một cách bao
quát, nó tạo nên những nét riêng biệt trong từng thời kì lịch sử.
Theo giáo sư Phan Ngọc “ Phong cách là một cấu trúc hữu
cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách
lịch sử và chứa đựng một giá trị lịch sử, có thể cho phép ta nhận
diện mộ thời đại, một thể loại hay một tác giả” (24,22)
Đây cũng là một quan niệm rất thú vị và đầy đủ, bao quát về
phong cách. Sự quan trọng nằm trong hai cụm từ “ kiểu tiêu biểu
lựa chọn” và “ nhận diện”. Phong cách nhà văn nằm ở sự lựa
chọn của nhà văn đó trước một vốn chất liệu đời sống như nhau.
Nhưng cái khác biệt là bản thân “cái tạng” của nhà văn đã “lựa
chọn” cách đi, cách viết, cách sáng tạo như thế nào, để tạo nên sự
độc đáo và khác biệt của mình. Đồng thời, nỗ lực lao động nghệ
thuật nghiêm túc sẽ phải luôn ý thức tìm tòi sự mới mẻ, “khơi
những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”
(Nam Cao). Đôi khi, hiện thực đời sống chỉ có vậy nhưng tái tạo
nó lên trên trang viết thì lại phụ thuộc vào cách nhìn, cách cảm và
cách nghĩ của chính bản thân nhà văn.
Trong mối quan hệ biện chứng, chính những “sự lựa chọn
tiêu biểu” ấy đã hình thành nên những nét riêng biệt, những đặc
điểm phong cách mà người ta có thể soi rọi vào đó để phân biệt
tác giả này với tác giả khác, thời đại này với thời đại khác. “Sự


10
lựa chọn tiêu biểu” là thuộc về tác giả, còn sự nhận diện lại thuộc
về bạn đọc và thước đo của thời gian.

Đỗ Lai Thuý quan niệm “ Phong cách là cá tính của chủ thể
sáng tạo, và sự tự do lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ để thể
hiện nó trong tác phẩm. Cá tính, cái chút riêng biệt nhỏ nhoi ấy,
là tất cả”… “Phong cách cũng là chỗ đặc dị, nơi chứa đựng mật
số của tác phẩm văn chương”…(24,22).
Như vậy, có thể nói rằng, dù bề ngoài từ ngữ có thể chưa
trùng khít, và dù tiếp cận có khác nhau, nhưng vấn đề nội hàm
khái niệm “phong cách” trong lí luận văn học dường như đã có
một sự thống nhất nhất định. Phong cách là nét riêng biệt, là sự
khu biệt, bản sắc của cá nhân, một tác phẩm hay một t hời đại.
Phong cách học, bộ môn của khoa học ra đời với vai trò
nghiên cứu phong cách vẫn đang trên tiến trình hoàn thiện những
khái niệm cơ sở của phong cách như phong cách thể loại, phong
cách thời đại, phong cách tác giả. Tìm hiểu phong cách, chúng ta
cũng làm rõ thêm khái niệm và mối quan hệ biện chứng của chúng.
1.1.1. Phong cách tác giả
Tất cả những người cầm bút thông thường ai cũng phải có
một đặc điểm nào đó có sự khác biệt nhất định để khi đọc vào đó
người đọc nhận thấy một nét hết sức riêng không trùng lặp với các
tác giả khác. Để có được một phong cách riêng, đó là một nhờ tài
năng và nỗ lực cật lực của người lao động nghệ thuật chân chính,
của một người cầm bút muốn để lại một cái gì đó rất riêng cho
đời. “Một tác giả chỉ có được phong cách riêng khi đọc vài câu
người ta có thể đoán biết tác giả đó là ai” và “bản thân phong


11
cách đó phải có một ý nghĩa thiết thực với việc làm đa dạng và
phong phú đời sống văn học”(21, 24). Để người ta có thể đoán
biết, trước hết, tác giả phải có ngôn ngữ, một gi ọng điệu rõ nét,

nổi bật nhưng phải khác biệt không lẫn vào ai được. Điểm khác
biệt đó, là yếu tố căn bản nhất để người đọc có thể nhận diện và
gọi tên tác giả cũng như phong cách tác giả.
Trong đời sống văn học Việt Nam cũng như Phương Tây,
không thiếu những trường hợp mà phong cách không chỉ nhận
biết, mà còn có thể gọi thành tên. Trong thời kỳ thơ mới, Hoài
Thanh đã “gọi tên” phong cách của các nhà thơ vô cùng chuẩn
mực “ Tôi quả quyết rằng trong lịch sử thơ ca Việt Nam chưa bao
giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ
người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như
Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông,
trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê
mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên, và thiết tha như
rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu”(23,6)
Điều đó cũng chứng minh một điều rằng trong dòng chung
của thơ Mới, mỗi nhà thơ đều có âm điệu riêng, một sự độc đáo
mới lạ, điều đó tạo nên một phong cách riêng, bởi đó chính là
phong cách, sự độc đáo đó làm cho diện mạo nền văn học thay
đổi, đa dạng phong phú hơn, đồng thời nó cũng kích thích sự đổi
mới và vận động của cả một thời kỳ văn học đó.
Đỗ Lai Thuý trong Con mắt thơ đã tổng kết rằng “Nếu cái
nhìn nghệ thuật chung của cả dòng thơ như là một chuẩn, một
phong cách chung cho cả “Một thởi đại trong thi ca”, thì mỗi cái


12
nhìn nghệ thuật riêng của mỗi thi nhân là một lệch chuẩn tạo nên
phong cách riêng cho mỗi nhà văn nhà thơ”(24, 12).
Và chính những nhận định này, cho thấy mỗi quan hệ biện
chứng giữa phong cách tác giả và phong cách thời đại.

1.1.2. Phong cách thời đại
Cũng giống như phong cách tác giả, có thể thấy rằng phong
cách thời đại in đậm trong các sáng tác của tác giả, thời đại nào
thì phong cách đó. Tuy nhiên từng thời điểm, từng mốc lịch sử,
từng giai đoạn văn học khác nhau cũng quy định những phong
cách thời đại khác nhau và có dấu ấn riêng. Nhưng nó chỉ trở
thành phong cách thời đại khi nó tựu trung lại được những điểm
độc đáo và nổi bật mà người ta không tìm thấy ở một thời đại khác
“Mỗi thời đại chỉ có được phong cách của mình sau khi đã có
được một cách khám phá riêng cho nó mà đời chưa có” (21, 23)
Phong cách thời đại là một khái niệm rộng lớn, nó bao hàm
diện mạo của cả một thời kì văn học kéo dài. Cũng như vậy, nó phải
là sự tập trung nhất, chắt lọc cô đọng nhất những đặc điểm thống
nhất bền vững của nhiều những phong cách cà nhân khác nhau
Khi nghiên cứu tác giả chúng ta bao giờ cũng đặt trong một
trục biện chứng mối quan hệ tuơng tác với phong cách thời đại,
cũng như Phan Ngọc đã nói “phong cách nhà văn, dù vĩ đại đến
đâu cũng phải nằm trong phản ánh của phong cách thời đại”(21,
25). Đó là một tất yếu.
Thời đại và lịch sử khơi gợi nguồn cảm hứng của các cây
bút, trao cho họ những đề tài, những chất liệu cuộc sống đặc biệt,
tạo ra những tác phẩm của cả một thời kỳ có một nền tảng bền


13
vững tương đối giống nhau về tư tưởng, màu sắc, xu hướng và sự
vận động. Nhưng cũng thấy một điều ngược lại rằng, từ vai trò của
người sáng tác, với ý thức về sự sáng tạo, chính họ đã tạo nên
diện mạo của thời đại, với từng vai trò của cà nhân là từng mảng
màu, từng sự độc đáo. Từ rất nhiều sự riêng biệt, họ vẫn tạo thành

một nét chung thống nhất của thời đại.
Cho đến nay các công trình nghiên cứu về phong cách một
tác giả, phong cách một trào lưu, phong cách một thời đại đã có
những thành công rất đáng ghi nhận. Cuốn Thi pháp thơ Tố Hữu
của Trần Đình Sử đã cho ta thấy những hướng đi để tiếp cận thơ
Tố Hữu rất thi vị và ấn tượng. Khi nhắc tới điều này không thể
không nhắc tới Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện
Kiều của Phan Ngọc, ngay tự khi vừa ra đời cuốn sách đã gây sự
chú ý cho giới nghiên cứu cũng như độc giả và tác giả đã đưa ra
một cách tiếp cận phong cách tác giả hết sức khoa học.
Điều đó thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất: Xét tần số lặp đi lặp lại của một hiện tượng. Một hiện
tượng lặp đi lặp lại đến một tần số nhất định mới được chú ý. Đó là
vì phong cách là sự lặp đi lặp lại của những chùm những nét khu biệt.
Thứ hai: Sau khi rút ra một nét khu biệt, nét này sẽ được
nghiên cứu phân tích trên hai trục, là trục lịch sử và trục thời đại.
Bởi lẽ, như một quá trình biện chứng, phong cách các cá nhân sẽ
tạo nên màu sắc, phong cách chung của thời đại. Từ đó, phong
cách thời đại để lại dấu ấn trực tiếp trên phong cách cá nhân.
Từ đó, có thể thấy mỗi quan hệ biện chứng, của những phong
cách cá nhân đã làm nên phong cách thời đại, nó trao cho họ một
nền tảng chung, một mẫu số chung để họ tự tìm nên những biến số


14
của mình. Sự tác động qua lại không ngừng giữa cá nhân - thời
đại, đó chính là động lực phát triển trong văn học.
1.1.3. Phong cách thể loại
Thể loại, bản thân nó cũng trải qua một quá trình ra đời, phát
triển, đổi mới, hoàn chỉnh, đạt đến “một cách nhìn riêng”, lúc đó

mới có phong cách. Nhìn trong lịch sử văn học Việt Nam, thơ
song thất lục bát xuất hiện từ thể kỷ XV, nhưng phải đến giữa thế
kỷ XVIII, nó mới trở thành phong cách với những tác phẩm của
Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều. Thơ lục bát thì đã có từ lâu
trong dân gian, nhưng nó chỉ trở thành đỉnh cao, chuẩn mực khi
vào tay Nguyễn Du. Thơ ngũ ngôn xuất hiện ttrong dân gian dưới
dạngvè đã từ lâu nhưng cũng phải tới những năm ba mươi của thế
kỷ XX thì mới có phong cách ngũ ngôn thực sự, khi nó trở thành
bài hát, một khúc ca nội tâm với sự kết hợp của nhạc lý, điệp từ
và vần điệu. Cũng như vậy thể loại văn chính luận tuy xuất hiện
với tần suất thấp nhưng nó chỉ trở thành chính nó với phong cách
riêng biệt trong tay của Hồ Chí Minh, Trường Chinh….
Như vậy, có thể thấy phải qua một cuộc hành trình, mỗi thể loại
mới tìm được cách thể hiện phù hợp nhất với cái nhìn của thể loại.
Thể loại, là một yếu tố của hình thức. Nhưng đặt ra hình thức
thì dễ mà xây dựng nó thì không hề đơn giản chút nào, nó đòi hỏi
một sự lao động nghệ thuật nghiêm chỉnh và khổ luyện, mẫn cảm.
Người sáng tác khi cầm bút thông thường không có sự băn
khoăn về thể loại, bởi lẽ tự bản thân họ đã biết mình phù hợp với
thể loại nào nhất. Nhưng nhiều khi, chính nội dung truyền tải đã
lựa chọn thể loại hình thức cho nó, bởi phong cách thể loại phù


15
hợp được với điều mà tác giả định nói (và ở cách hiểu này rất
đúng với trường hợp Mã Giang Lân)
Phong cách thể loại trong mối quan hệ với phong cách tác
giả và phong cách thời đại cũng là mỗi quan hệ biện chứng, có
quan hệ chặt chẽ với nhau. Phong cách thể loại là một phần tạo
nên phong cách tác giả như khi nói tới Nguyễn Công Hoan người

ta nhớ đến truyện ngắn, nói tới Nguyễn Tuân là nhớ tới tuỳ bút,
còn nói tới phóng sự thì nhớ tới ông vua phóng sự đất Bắc Vũ
Trọng Phụng….đồng thời chính phong cách thể loại cũng góp
phần làm nên những mảng màu đa dạng của phong cách thời đại.
Đối với văn học Việt Nam, thơ là một thể loại văn học
truyền thống, đạt được nhiều thành tựu. Là một thể loại văn học
nằm trong phương thức trữ tình, nhưng bản chất thơ lại rất đa
dạng, với nhiều biến đổi và màu sắc phong phú. “Thơ tác động
đến người đọc vừa bằng sự nhận thức cuộc sống vừa bằng khả
năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp tạo nên cảm xúc, vừa gián
tiếp gợi lên những liên tưởng” (1,165). Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ
gợi cảm, giàu nhạc điệu, biến hoá qua nhiều sắc thái bất ngờ….
Và ở thể loại này, thời đại nào cũng cũng có những phong
cách tác giả ghi dấu; những lứa thế hệ kế tiếp nhau không ngừng.
Chỉ riêng thế kỉ XX, khởi điểm bằng phong trào Thơ Mới với
Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên.
Đến thời kì chống Pháp với Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Quang
Dũng…trong thơ ca chống Mĩ có Thu Bồn, Phạm Tiến Duật, Bằng
Việt, Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Cầm và Mã Giang Lân….


16
1.2. Hành trình thơ Mã Giang Lân.
Với những khái niệm giới thuyết ở trên, người viết có cơ sở
để chứng minh cho phong cách thơ của Mã Giang Lân thể hiện
đậm nét. Khác hẳn với các nhà văn, nhà thơ khác Mã Giang Lân
còn là một nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học, do đó ông có rất
nhiều bài viết cũng như các công trình nghiên cứu về thơ, điều đó
càng khẳng định phong cách thơ Mã Giang Lân một phong cách
độc đáo mà không nằm ngoài dòng chảy của văn học đương đại.

Mã Giang Lân tên khai sinh là Lê Văn Lân. Sinh ngày 5
tháng 4 năm Tân Tỵ- 1941 tại làng Nam Ngạn, thành phố Thanh
Hoá. Bút danh Mã Giang Lân là niềm tự hào của nhà thơ vì được
sinh ra bên dòng sông Mã. Hiện nay nhà thơ đang cư trú tại quận
Hai Bà Trưng, Hà Nội. Mã Giang Lân hiện là giáo sư, tiến sĩ, chủ
nhiệm bộ môn Văn học hiện đại Việt Nam, khoa Văn học, Đại học
Khoa học Xã hội và nhân văn, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, là đảng
viên Đảng Cộng sản Việt Nam và là hội viên Hội nhà văn Việt
Nam từ năm 1996.
Mã Giang Lân làm thơ từ rất sớm. Ngay từ khi còn ngồi trên
ghế nhà trường ở mái trường cấp ba chuyên Lam Sơn, ngày ấy cậu
học trò Mã Giang Lân đã cầm bút và làm những bài thơ về mái
trường, về thầy cô, bạn bè và gia đình nhưng đó chỉ là những cảm
xúc chân thành và những tình cảm của cậu học trò dành cho những
người mà cậu mến yêu cho nên hầu như những bài thơ ấy chỉ qua
đi trong thoáng chốc. Là một người học rất khá những môn tự
nhiên, những tưởng cuộc đời của Mã Giang Lân sẽ gắn với khoa
học tự nhiên, nhưng dường như nghiệp văn chương đã ăn sâu vào
trong con người nhà thơ và như một mối duyên nợ văn chương khi


17
nhà thơ lại chọn trường Đại học Tổng hợp làm nơi chọn nghề của
mình và như là một mối duyên trời định, học nghiên cứu văn học
nhưng nhà thơ không thoát khỏi những cám dỗ văn chương và
sáng tác thơ như một điều tất nhiên. Và từ khoa ngữ văn của
trường Đại học Tổng hợp, giọng thơ của Mã Giang Lân đã cất lên
và có những thành công bước đầu. Đặc biệt năm 1964 sau sự kiện
vụ Lạch Trường ở Thanh Hoá nhà thơ đã có ngay một số bài thơ in
trên tạp chí “Những người bạn văn hoá”, những bài ca dao in trên

tạp chí Văn nghệ Quân đội, những bài thơ bày tỏ tâm tư tình cảm
của người con xa quê khi nghe tin quê hương bị giặc bắn phá.
Năm 1965, tốt nghiệp trường Đại học Tổng hợp với tấm bằng
xuất sắc Mã Giang Lân được giữ lại trường là giảng viên, với
chức danh nhà giáo, ông cũng không quên nhiệm vụ làm thơ, và
trong giai đoạn này các sáng thơ của Mã Giang Lân chủ yếu phục
vụ các sự kiện chính trị trong nhà trường và một số bài thơ khác
in trên báo Tiền Phong.
Năm 1965 đến 1967 là khoảng thời gian Mã Giang Lân sáng
tác và cho ra đời nhiều bài thơ nhất là khi đoàn cán bộ khoa Văn đi
thâm nhập quân khu bốn, ông sáng tác rất nhiều trong giai đoan này
như bài thơ : “Trụ cầu Hàm Rồng”, một bài thơ còn mãi sức lan toả
mà mỗi khi nói đến chiến thắng Hàm Rồng không thể không nhắc tới
bài thơ này, bài thơ “Bình minh trên sông”, “Thị xã Thanh
Hoá”…cũng là những bài thơ có giá trị cả về mặt nội dung cũng như
hình thức nghệ thuật và các sáng tác này lần lượt được đăng tải trên
các trang báo của báo Văn nghệ, Tiền Phong, Hà Nội mới…và
những sáng tác đó đã đưa thơ Mã Giang Lân lên tầm cao mới với
những giải thưởng hết sức có ý nghĩa, đó là trong cuộc thi thơ năm
1969- 1970, Mã Giang Lân đã đạt giải 3 cùng với Phạm Tiến Duật


18
và nhà thơ Vương Anh, có thể nói đây là một phần thưởng hết sức
có ý nghĩa, là động lực thúc đẩy cho tài năng thơ Mã Giang Lân
phát triển và không phụ lòng sự mong mỏi của bạn đọc cũng như
của chính bản thân. Thơ Mã Giang Lân ngày càng gặt hái nhiều
thành công, năm 1972 trong cuộc thi sáng tác thơ về trường đại học,
Mã Giang Lân đã tham gia và trong cuộc thi này giải thưởng cũng
được trao cho ông, điều đó càng minh chứng hơn cho tài năng thiên

bẩm về thơ ca trong con người nhà thơ.
Sáng tác từ những năm còn ngồi trên ghế nhà trường rồi khi
đã trưởng thành trở thành một giảng viên trẻ đầy tài năng của
trường Đại học Tổng hợp nhưng những vần thơ, những trang thơ
của Mã Giang Lân mới được tập hợp trong tập thơ đầu tay năm
1975 mang tên Bình minh và tiếng súng gồm 24 bài thơ viết về
không khí đất nước trong những năm tháng có chiến tranh. Ông
giành phần nhiều trang viết về mảnh đất Xứ Thanh yêu dấu của
ông, nơi đó có quê hương ông làng Nam Ngạn- một vùng quê một
thời đi vào sử sách với những chiến công hiển hách trong cuộc
kháng chiến chống giặc Mĩ xâm lược “Ra đi từ một miền quê, rồi
đi đi về về với miền quê ấy, đếm hôm nay sau hơn muời năm có
được một tập thơ,tuy nói về số lượng với 24 bài, nhưng là quê
hương đấy, là ân tình đấy. Đó là điều đáng nói về Bình minh
tiếng súng, về Mã Giang Lân” (3,16)
Trong một nhận phần khác Phạm Minh Chính cũng đã nhận
xét về Mã Giang Lân và tập thơ này “Đây là một tập thơ phần lớn
viết về đề tài chiến đấu của quê hương phản ánh sức sống quật
cường của một vùng quê ven bờ sông Mã. Thơ và cuộc sống hiện
thực ở đây đã là một hoà hợp! quê hương của chính tác giả cũng
chính là quê hương sáng tác của anh” (6.60).


19
Không dừng lại ở đó khi có cuộc thi sáng tác nhân dịp kỉ niệm
chiến thắng Hàm Rồng, Mã Giang Lân hăm hở tham gia và trong
cuộc thi đó ông đã viết về Hàm Rồng với một niềm tự hào sâu sắc và
cho ra đời Trường ca Hàm Rồng như muốn nói hộ lòng ông với quê
hương xứ sở và những tình cảm chân thành dành cho quê hương.
Năm 1979, chặng đường sáng tác thơ của ông lại in một dấu

ấn tiếp theo đối với độc giả, đó là việc cho ra đời tập thơ Hoa và
dòng sông in chung với Bế Kiến Quốc. Cả tập thơ gồm 15 bài là
cả một tâm sự gắn bó với dòng sông quê hương, sông nước như là
một nỗi ám ảnh thường trực,do đó cả tập thơ in đậm dấu ấn sông
nước ở quê hương và cả những vùng đất có sông nước nơi nhà thơ
đã đặt chân đến.
Năm 1990, tập thơ Một tình yêu như thế ra đời, đó là tâm
sự của nhà thơ trước những vấn đề của đời sống. Nhà nghiên cứu
Vũ Từ Trang rất hiểu Mã Giang Lân cho nên đã có những nhận
xét xác đáng và sắc sảo về tập thơ này cũng như con người nhà
thơ “Một tình yêu như thế, tập thơ gồm 24 bài như một tổ khúc
trầm đều, có lẽ duy nhất, bài “Ở Sà Phìn” là có tiết tấu nhộn nhịp
: cái tràng thái xôn xao, quấn quýt có hơi ngỡ ngàng, thảng thốt,
một chút ngất ngây, rất hiếm trong thơ Mã Giang Lân. Hình như
anh cố tạo cho mình một giọng điệu thơ trữ tình tỉnh táo , huyền
ảo trong chân chất. Bài thơ được anh chọn lấy làm tên cho cả tập
thơ là một bài thơ tình. Nhưng thơ tình của anh cũng là một thứ
tình của một con người mực thước, từng trải, có thương yêu
thường lặp đi lặp lại như tiếng vọng của nỗi cô đơn” (26.)
Sau 1990, do nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan,
nhà thơ qúa bận bịu trong công việc giảng dạy cũng như làm


20
nghiên cứu cho nên phần dành cho thơ không nhiều. Khi có thời
gian ông lại dành ngay những tình cảm cho thơ và chỉ trong 2
năm, ông đã cho xuất bản hai tập thơ” Những mảnh vỡ tiềm thức
năm 2009 và Về một cây cầu tháng 02/ 2010. Cũng cần phải nói
thêm tập thơ Về một cây cầu là những sáng tác mà nhà thơ sáng
tác từ những năm chống Mĩ nhưng bây giờ mới xuất bản.

Như vậy, qua việc tìm hiểu sơ qua quá trình sáng tác thơ của
Mã Giang Lân chúng ta thấy thơ ông có sự vận dộng hết sức mạnh
mẽ hợp với quy luật phát triển thơ ca đó là từ hướng ngoại lại trở
về hướng nội mà ngay nhan đề tập thơ Những mảnh vỡ tiềm thức
cũng đã cho chúng ta cảm nhận một phần nào đó về con người
cũng như thơ ông.
Ông quan niệm sáng tác thơ hết sức là dụng dị “Tôi chỉ viết
khi thấy mình không thể không viết. Tác phẩm văn học cần có tư
tưởng và phải có tư tưởng độc đáo. Còn hay thì thật khó. Thơ hay
là vật báu trên trời rơi xuống mà nhà thơ vô tình vớ được”. Có
thể thấy qua quan niệm sáng tác đó chúng ta đã hiểu được một
phần nào đó về con người nhà thơ và phải chăng ngay cả cái bút
danh thiên định ấy đã đặt đúng nơi người cần tìm.
Không chỉ có những quan niệm về sáng tác thơ hết sức độc
đáo mà ngay cả trong quan niệm về nhà thơ, ông cũng có những
cái nhìn hết sức mới lạ. Trong bài Làm thơ in thơ thời khó khăn,
nhà thơ đã viết: Tào Thực đi bảy bước ra thơ, tôi đi tám bước
thành thơ thẩn” điều đó thật đúng và có ý nghĩa muốn nhấn mạnh
vai trò sáng tác cũng như phải hiểu được vai trò của thơ như trong
bài thơ Trăng bên trời nhà thơ đã viết;


21
Ta còn nợ một mùa kí ức
Đêm không đèn ngồi với trăng xuông
Ngày li tán xuôi Nam ngược Bắc
Mượn câu thơ lương thảo lên đường
Qua đó có thể thấy nhà thơ rất đề cao vai trò cũng như tác
dụng của thơ trong đời sống cũng như trong văn học xem thơ như
là một món ăn không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của

con người. Nhà thơ đã đưa ra một định nghĩa cho thơ, đó là “Thơ
là một cấu trúc đầy tình nhạc, đầy âm thanh, nhịp điệu”(19,14).
Và khi tìm hiểu thơ cũng cần phải chú ý tới chữ và nghiã trong
thơ vì mỗi ý, mỗi dòng thơ lại hiện lên qua các con chữ. Chữ là
đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất của thơ. chữ có thể không có nghĩa hoặc
chỉ đóng vai trò bổ trợ, vai trò chức năng liên kết. Chính vì vậy, “
Từ trong sâu thẳm những liên kết lạ, đặc biệt của chữ sẽ cấp cho
nó những nghĩa mới thoát khỏi ràng buộc về mặt vật chất (chữ) và
chứa đựng, toả ra những lớp nghĩa mang tính biểu trưng. Trong
văn học nhất là trong thơ tài năng cuả tác giả thể hiện rõ ở việc
phân bố chữ trong văn bản, có khi cực ngắn nhưng lại làm ra
bùng phát những sắc màu của nghĩa hoặc hiện hình hoặc chìm
khuất” (19,29).
Hơn bốn mươi năm cầm bút, Mã Giang Lân đã có nhiều thành
công gặt hái trên con đường thi ca, những cảm xúc thật trong trẻo,
tinh tế đã làm cho ông khác hẳn những nhà thơ khác cùng thế hệ.
Những quan niệm về thơ là kim chỉ nan soi đường chỉ lối cho Mã
Giang Lân sáng tác thơ. Chính những quan niệm và sắng tác đó đã
đưa thơ Mã Giang Lân thành một phong cách lớn, một sự độc đáo
mà không thể lẫn với một phong cách thơ nào khác.


22
Chƣơng 2.
PHONG CÁCH THƠ MÃ GIANG LÂN THỂ HIỆN
QUA NỘI DUNG THƠ
Hơn bốn mươi năm làm thơ, dặt dấu chân đến rất nhiều nơi ở
trong và ngoài nước và như là một nhu cầu của đi và viết, trong
thơ Mã Giang Lân dường như có mặt rất nhiều miền quê, rất nhiều
dầu ấn, nhưng tựu trung trong thơ ông nổi lên ba nội dung lớn mà

chúng tôi sẽ trình bầy sau đây
2.1.Mã Giang Lân – Nhà thơ nặng lòng với quê hƣơng.
Có lẽ ai cũng mang trong mình một hình bóng về nơi mình sinh
ra, và có những tình cảm rất riêng với quê hương của mình. Tuy
nhiên, mỗi người lại có những cách thể hiện khác nhau trong việc bầy
tỏ tâm tư tình cảm của mình với quê hương xứ sở. Mã Giang Lân
cũng không nằm ngoài quy luật đó, tất nhiên cách biểu đạt tình cảm
của ông với quê hương hết sức trân trọng và cảm động.
Mảnh đất xứ Thanh dường như đã ăn sâu vào máu thịt con
người Mã Giang Lân, mặc dù sống xa quê nhưng hình ảnh quê
hương luôn luôn trong tâm khảm con người nhà thơ, đúng như lời
nhận xét của Nguyễn Bao “Có lẽ trong các nhà thơ của Thanh
Hoá, Mã Giang Lân là một trong vài ba người gắn bó chặt chẽ với
quê hương hơn cả. Không phải chỉ vì cái bút danh của anh mà
chính bởi anh đã biết cắm sâu vào mảnh đất ruột thịt ấy để thâm
canh và “nâng cao năng suất, hiệu suất” cho thơ”. (3,190).
Mảnh đất Nam Ngạn, Hàm Rồng trong những năm tháng
chông Mĩ cứu nước cũng như trong thời bình hiện nay rất nổi
tiếng. Đó là mảnh đất đã đi vào lịch sử bởi sự kiên cường, bất
khuất của quân và dân Thanh Hoá, và cũng như là một sự trùng


23
hợp nhẫu nhiên đó lại là mảnh đất sinh ra Mã Giang Lân. Hình
ảnh quê hương Nam Ngạn của nhà thơ lại là một mảnh đất anh
hùng, dù trải qua rất nhiều mưa bom, bão đạn nhưng vẫn sừng
sững hiên ngang cùng dân tộc. “Sinh ra và lớn lên ngay bên bờ
sông Mã và cầu Hàm Rồng nổi tiếng trong cả nuớc, Mã Giang
Lân, đến lượt mình đã làm ho vùng quê Nam Ngạn- Hàm Rồng ấy
sống động hơn bằng hình tượng nghệ thuật thơ” (3,193). Nhận xét

của Nguyễn Bao quả là không sai và là một dự cảm khá chính xác
và đúng đắn với những chặng đường thơ của Mã Giang Lân. Hình
ảnh vùng quê xứ Thanh anh hùng đi vào thơ ông như một điều hết
sức tự nhiên. Mở đầu cho tập thơ Bình minh và tiếng súng chúng
ta đã bắt gặp ngay hình ảnh quê hương nơi ông sinh ra- mảnh đất
Nam Ngạn anh hùng trong chiến đấu với nhan đề bài thơ “Trở về
Nam Ngạn”. Bài thơ của một ngưòi con quê hương trở về thăm
mảnh đất sinh ra mình. Quê hương trong ông như là máu thịt con
người ông được giới thiệu hết sức dung dị:
Một chấm xanh bên bờ sông Mã
Một pháo đài không xây bằng đá
Bằng lòng dân bất khuất kiên cường
Bằng lúa khoai hai vụ thơm hương
Nam Ngạn !
Tôi về Nam Ngạn
Nơi tuổi thơ trăng nước bập bồng
Câu hò vời vợi trên sông
(Trở về Nam Ngạn)
Một mảnh đất bé nhỏ nằm ngay bên bờ sông Mã anh hùng
nhưng nơi đó không hề có một sự bình yên, dẫu chỉ là một chấm
xanh, cách dùng từ biểu thị sự nhỏ nhoi của mảnh đất quê hương để

×