Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Phong cách thơ Yến Lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.49 KB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
***0O0***



PHAN THỊ NGA




PHONG CÁCH THƠ YẾN lAN






LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC





HÀ NỘI - 2009
Luận văn Thạc sĩ Phan Thị Nga

- 1 -

MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU Trang
1. Lý do chọn tài 4
2. Lịch sử vấn đề 5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 9
3.1. Đối tượng nghiên cứu 9
3.2. Phạm vi nghiên cứu 9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 9
5.Cấu trúc luận văn 9
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: PHONG CÁCH, PHONG CÁCH THƠ VÀ QUÁ TRÌNH
ĐỊNH HÌNH PHONG CÁCH THƠ YẾN LAN 11
1.1. Khái niệm phong cách 11
1.2. Phong cách thơ. 15
1.3. Quá trình sáng tác và hình thành phong cách thơ Yến Lan…… 22
Chƣơng 2: PHONG CÁCH THƠ YẾN LAN NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN
NỘI DUNG 28
2.1. Cảm hứng thơ hƣớng tới cuộc sống bằng một tình yêu tha thiết……28

2.1.1. Tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc trong thơ Yến Lan ……………… 28
2.1.1.1. Tình yêu đất nước trong thơ Yến Lan …………………………… 28
2.1.1.2. Yến Lan- nhà thơ nặng tình với quê hương……………………… 36
2.1.2. Cảm hứng về cuộc chiến tranh và ngƣời lính .45
2.1.2.1. Cảm nhận về cuộc chiến tranh…………………………………….…45
2.1.2.2. Hình ảnh người lính………………………………… ……………….50
2.2. Cảm hứng đời tư, thế sự với những trăn trở suy tư ……………….53
Luận văn Thạc sĩ Phan Thị Nga

- 2 -
2.2.1. Thơ viết về ngƣời thân, bạn bè……………………………53
2.2.1.1. Hình ảnh người mẹ và người chị trong thơ Yến Lan 53

2.2.1.2. Thơ về tình yêu và tình bạn… ………………………58
2.2.2. Những suy tƣ, trải nghiệm cá nhân…………………………62
2.3. Sự hoà trộn hai yếu tố cổ điển và hiện đại trong thơ Yến Lan 65
2.3.1. Cảm hứng lãng mạn tài tử ………………………………….65
2.3.2. Cảm hứng lãng mạn cách mạng……………………………71
Chƣơng 3: PHONG CÁCH THƠ YẾN LAN NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN
HÌNH THỨC THỂ LOẠI ………73
3.1. Ngôn ngữ thơ ………………………………………………………….73
3.1.1. Ngôn ngữ thơ giàu chất trữ tình, triết lí………………… 73
3.1.2. Ngôn ngữ thơ chứa đựng yếu tố của thơ ca dân gian……………….77
3.2. Thể thơ…………………………………………………………………78
3.2.1.Thơ tứ tuyệt………………………………………………………….79
3.2.2. Thơ lục bát………………………………………………………… 82
3.3. Giọng điệu thơ………………………………………………………. 84
3.3.1.Giọng trầm lắng, suy tƣ………………………………………………85
3.3.2.Giọng chắc khoẻ, hồn hậu chứa đựng yếu tố dân gian… …………87

PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO







Luận văn Thạc sĩ Phan Thị Nga

- 3 -
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Yến Lan (1916- 1998), là một nhà thơ sáng tác ở cả hai thời kỳ trƣớc và
sau Cách mạng tháng Tám, và có cống hiến không nhỏ đối với nền thơ ca dân
tộc. Ông cùng với các nhà thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Quách Tấn làm
nên nhóm thơ Bình Định nổi danh một thời - nhóm thơ Tứ linh. Trong nhóm
thơ này Hàn Mặc Tử là long, Quách Tấn là quy, Chế Lan Viên là phụng, Yến
Lan là lân. Tuy vậy, ông không nổi danh nhƣ những ngƣời bạn của mình, tên
tuổi Yến Lan không đƣợc nhiều ngƣời biết đến, đặc biệt là các thế hệ sau này.
Có lẽ lí do nhƣ Chế Lan Viên đã nhận xét trong lời tựa tập Thơ Yến Lan: “Có
nhiều lý do. Nhƣng thơ là cái đẹp lặng im, đi lầm lũi trong im lặng, nếu không
ai nhắc đến, chỉ ra, gọi tên tán dƣơng thì nó bị vùi lấp đi. Đầu là trong im lặng
mà sau là trong lãng quên”. Yến Lan chƣa đến mức bị lãng quên, nhƣng sự
nghiệp thơ ca của ông chƣa đƣợc tìm hiểu một cách thoả đáng. Do vậy, khi
lựa chọn Phong cách thơ YếnLan làm đối tƣợng nghiên cứu cho luận văn này,
chúng tôi xuất phát từ lòng yêu thích thơ Yến Lan, và muốn góp một tiếng
nói vào việc khẳng định thêm vẻ đẹp thơ ông nhằm rút ngắn bớt khoảng cách
giữa nhà thơ với công chúng.
Yến Lan là một nhà thơ có sức sáng tạo dẻo dai và bền bỉ- một ngƣời
sáng tạo cho đến hơi thở cuối cùng. Ông đã để lại một số lƣợng tác phẩm
không nhỏ cho nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Đặc biệt, ông đạt đƣợc những
thành tựu đáng kể ở thể thơ tứ tuyệt với những tìm tòi và sáng tạo mới. Khi
nhắc đến nhà thơ Yến Lan đa phần độc giả yêu thơ chỉ biết đến thi phẩm Bến
My Lăng. Đây là một bài thơ đã đƣợc đánh giá cao và đƣợc nhiều ngƣời yêu
thích. Có thể nói nó ảnh hƣởng khá lớn đến sự nghiệp thơ Yến Lan. Nếu cả
cuộc đời Yến Lan ví nhƣ một con thuyền thơ phiêu bạt trên các nẻo dòng
sông, thì Bến My Lăng là bến khởi đầu và cũng là dấu ấn đậm nét trong hành
Luận văn Thạc sĩ Phan Thị Nga

- 4 -
trình thơ Yến Lan. Trong đời thơ của mình, Yến Lan sáng tác khá nhiều và

đã xuất bản đƣợc gần chục tập thơ. Thời gian sau này Yến Lan lại hay đƣợc
nhắc đến với những vần thơ tứ tuyệt đặc sắc. Ông đƣợc mệnh danh là “Bố
già” trong làng thơ tứ tuyệt Việt Nam hiện đại. Tuy vậy, những đóng góp của
nhà thơ vẫn chƣa đƣợc nhìn nhận một cách xứng đáng.
Với những lí do đó, sự ra đời của luận văn này nhằm mục đích góp một
tiếng nói vào việc nhìn nhận và đánh giá những tác phẩm thơ Yến Lan một
cách toàn diện hơn. Mặt khác, chúng tôi cũng muốn khẳng định vị trí của nhà
thơ trong làng thơ Việt Nam hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
Chặng đƣờng thơ Yến Lan kéo dài từ những năm trƣớc Cách mạng tháng
Tám cho đến thời kỳ đất nƣớc đổi mới và chỉ dừng lại khi ông qua đời năm
1998. Có thể nói đây là một quãng đƣờng khá dài, trải qua nhiều mốc thăng
trầm của lịch sử dân tộc. Trong suốt quãng đƣờng dài đó Yến Lan đã sáng tác
không ngừng nghỉ cả thơ và truyện ngắn.Theo thời gian thơ Yến Lan có
những chuyển biến về mặt nội dung và hình thức. Cuối đời Yến Lan dồn hết
bút lực của mình vào thơ tứ tuyệt. Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chƣa có công
trình nghiên cứu nào nghiên cứu chuyên sâu về thơ Yến Lan, về phong cách
thơ ông thì lại càng không có (theo khảo sát của ngƣời viết luận văn này).
Ông chỉ đƣợc nhắc đến trong một số sách nghiên cứu và các trang báo, tạp
chí. Có lẽ ấn phẩm Yến Lan nhớ mãi về anh đƣợc công bố sau khi ông qua đời
là công trình nghiên cứu về ông tập trung nhất. Qua đó ta thấy đƣợc khá rõ
chân dung, diện mạo, cốt cách và vẻ đẹp của con ngƣời và thơ ông.
Hoài Thanh, Hoài Chân là hai nhà phê bình đầu tiên có những thẩm
định đánh giá về thơ Yến Lan. Khi trích dẫn thơ Yến Lan trong cuốn Thi nhân
Việt Nam hai ông đã nhận xét: Xem thơ Yến Lan tôi mơ màng như đi trong
mây mù, khi đầu thì cũng hay hay nhưng dần lâu cơ hồ ngạt thở. Chỉ thấy mờ
Luận văn Thạc sĩ Phan Thị Nga

- 5 -
mờ những con đường chảy, êm như dòng sông và nhất là cái vầng trăng vẫn

thường ám ảnh các nhà thơ Bình Định. Hai nhà phê bình này khi trích dẫn bài
thơ Bến My Lăng của Yến Lan đã đặt nhà thơ vào vị thế của những nhà Thơ
mới lãng mạn nhƣ Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử,…
Chế Lan Viên - ngƣời bạn thơ rất thân với ông và cùng trong trƣờng
thơ Bình Định lúc bấy giờ đã nhận xét: Khi đọc thơ Yến Lan người ta thấy sự
giản dị của những câu ca dao, vẻ hiền hoà của bao câu hát cổ.
Tác giả Anh Chi trong Tuần báo tiểu thuyết thứ năm và những văn
phẩm một thời- Nxb Văn học, 2002 đó nhận xét về thơ Yến Lan: Nhà thơ Yến
Lan là một nhà thơ tiền chiến đặc sắc, ngay từ khi mới vào làng thơ đã sáng
tác với một bút pháp dồi dào… Ngay từ thời kỳ đầu ông đã có một hơi thở
mạnh và sâu lạ lùng [11; tr26]. Bên cạnh đó tác giả còn có công sƣu tập, gần
hai mƣơi bài thơ của Yến Lan trƣớc cách mạng tháng 8/1945. Qua những bài
thơ đó phần nào, ta thấy đƣợc diện mạo và phong cách thơ ông trong thời kỳ
đầu mới bƣớc vào làng thơ.
Trong cuốn Văn học Việt Nam 1945-1975 do Nguyễn Đăng Mạnh chủ
biên tác giả cũng đã nhắc đến tên tuổi Yến Lan với thi phẩm Khúc ruột miền
Trung. Tác giả đã nhận xét về thi phẩm này nhƣ “một trƣờng ca về một miền
của Tổ quốc” [27 ;tr143]. Tuy với số lƣợng câu từ khiêm tốn nhƣng việc tác
giả xếp nhà thơ của chúng ta cùng với tên tuổi của Chế Lan Viên, Nguyễn
Duy, Lê Anh Xuân…, cũng đủ cho thấy vị thế nhất định của Yến Lan trong
thơ kháng chiến chống Mỹ.
Tác giả Vũ Tuấn Anh trong cuốn sách Nhà thơ Việt Nam hiện đại cũng đã
viêt về Yến Lan với quan điểm rất khách quan, khen có, chê có. Nhƣng có vẻ
nhƣ tác giả thiên về phê cái đặc tính siêu hình trong thơ Yến Lan. Mặc dù
Cách mạng tháng Tám thành công tạo ra bƣớc ngoặt lớn cho lịch sử dân tộc:
Những chấn động ấy đã vang vào thơ Yến Lan nhưng chưa phải đã làm thay
Luận văn Thạc sĩ Phan Thị Nga

- 6 -
đổi đến tận thâm căn hồn thơ của nhà thi sĩ lãng mạn vẫn còn chưa thật cởi

mở với cảnh và người…vẫn còn nuối tíêc cái cũ. Những cái cũ mà tác giả Vũ
Tuấn Anh nói đó là đặc điểm chung của thơ lãng mạn: có cái u buồn hoài
niệm, có bâng khuâng tình ái, có những thần tượng siêu hình…riêng thơ Yến
Lan thì có: trầm tư, u ẩn, với nhiều dụng công chạm khắc ngôn ngữ. Theo tác
giả Vũ Tuấn Anh nhận định thì thơ Yến Lan chỉ có tình bạn, tình ngƣời xao
xuyến khi nhà nhà thơ nhìn cuộc sống một cách chân tình. Tác giả còn đƣa ra
đƣợc đóng góp của Yến Lan đối với đề tài thơ hợp tác hoá nông nghiệp qua
bài thơ Bài ca hợp tác thôn tôi.
Trong hồi ký về nhà thơ Yến Lan do bà Nguyễn Thị Lan - vợ nhà thơ
sƣu tầm và biên soạn có khá nhiều những nhận định của các nhà thơ, nhà văn
nhƣng cũng chỉ mang tính khái quát, chƣa có sự nghiên cứu cụ thể. Chúng tôi
chƣa tìm thấy một công trình nghiên cứu nào có tính tổng thể và toàn diện về
thơ Yến Lan từ năm 1961 trở lại đây. Chúng tôi xin trích dẫn một số ý kiến
nhận định và đánh giá về con ngƣời và thơ Yến Lan để chúng ta có thể hiểu
hơn về nhà thơ này.
Nhà thơ Trúc Thông khi nghiên cứu thơ Tứ tuyệt Yến Lan đã dành cho
ông những lời thán phục: Trong số lưa thưa bậc hảo hán của thơ Tứ tuyệt
Việt Nam hiện đại thơ Yến Lan được xếp vào hạng “bố già” hiền lành. Không
cân quắc, ngang tàng, vang động nhưng vẫn đầy cốt cách trong cung cách âm
thầm. Không chỉ có vậy, Trúc Thông còn thể hiện sự thông hiểu sâu sắc về
cốt cách của Yến Lan và rất trân trọng, sẻ chia: Trong tứ tuyệt Yến Lan
thường nén lại một nông nỗi thở dài có khá nhiều cám cảnh. Nhưng cốt cách
nghệ sỹ, cốt cách tứ tuyệt đó gây cho người đọc một sự kính trọng.
Tác giả Trần Ninh Hồ khi viết những lời tƣởng nhớ về cố nhà thơ đã
cho ta thấy đƣợc cá tính của một con ngƣời sống thuỷ chung, son sắt. Với con
người ấy, với cốt cách trầm tư đầy bản lĩnh ấy, Yến Lan đó đi qua những thập
Luận văn Thạc sĩ Phan Thị Nga

- 7 -
kỷ chằng chịt những biến động, những giao lưu của thế kỷ vậy mà xem ra

trong thơ ông lúc nào cũng thuỷ chung với tính cách ông, con người ông
Nhạc sĩ Văn Cao khi viết lời giới thiệu cho tập thơ Những ngọn đèn đã
viết: Yến Lan yêu những người thật bình dị sống bên một khung xa thôn Phù
ly hay trong cái tỉnh Bình Định đơn sơ và lặng lẽ. Nếu có những lần anh kể
tới những người cán bộ, những người kháng chiến thì cũng chỉ là những
người bình thường ấy…Sự khác nhau trong thơ Yến Lan là những nét mặt
người cũ và người mới: người cũ thì chậm đi và người mới thì sôi nổi…
Trong bài nghiên cứu Bến My Lăng- từ điểm nhìn địa văn hoá, GS.TS.
Mã Giang Lân đã khẳng định: Bến My Lăng hiện lên con người nhà thơ,
khuynh hướng nghệ thuật của nhà thơ. Tác giả đã chỉ ra mối liên hệ giữa yếu
tố địa lí, thiên nhiên và văn hoá vùng với thơ ca. Giáo sƣ đã viết: Yến Lan,
Chế Lan Viên, Quách Tấn, Hàn Mặc Tử đã kỳ ảo hoá trăng, trăng như một
sinh thể, có sức sống riêng. Vừng trăng ám ảnh các nhà thơ Bình Định, có
thể:
1 – Tính trội của một vùng thiên nhiên Bình Định
2 – Thái độ đối với cuộc đời: con đường đến với trong lành, thanh sạch
3 - Cảm hứng thẩm mĩ: hướng về cái đẹp nhưng xa vời, vô vọng ”. Bài
nghiên cứu đã cho ta thấy đƣợc những đặc điểm riêng của văn hoá vùng in
dấu trong thơ. Điều này có ý nghĩa trong việc tìm hiểu phong cách của một
nhà thơ.
Tác giả Từ Quốc Oai đã đƣa ra một nhận định có tính tổng quát về thơ Tứ
tuyệt Yến Lan: Bao cảnh đời, tình đời được ông trân trọng, tinh lọc thể hiện
ra với vẻ đẹp của thứ ngôn ngữ cô đọng, trau chuốt giống như bức phù điêu
được chạm khắc bởi bàn tay của nghệ sĩ bậc thầy. Thơ Tứ tuyệt của ông mang
đậm phong vị Đường thi song vẫn phảng phất cái không khí mơ hồ, bảng
lảng những bài kệ của các bậc thiền sư.
Luận văn Thạc sĩ Phan Thị Nga

- 8 -
Nhà thơ Vân Long khi nghiên cứu thơ Yến Lan đã tìm ra một bộ tứ bình

về nghệ thuật cổ: Chùm thơ về nghệ thuật cổ của nhà thơ Yến Lan như một
bức tứ bình treo Tết…. Theo nhƣ nhận định của Vân Long, “Yến Lan thời trẻ
đã đƣợc tiếng là một nhà thơ, nhà biên tập kỹ lƣỡng về chữ nghĩa. Cấu trúc
của thơ ông bao giờ cũng chặt chẽ, giàu tính sáng tạo. Cao tuổi, ông lui về thể
thơ tứ tuyệt, thể thơ cần nhiều đến tâm trạng và nghĩa chữ hơn là cảnh và sự.
Chiếc lá cuối mùa, cơn gió đầu thu đều là cớ để ông nói về sự chiêm nghiệm
cả đời của mình. Càng những ngƣời cao tay nghề càng dễ sử dụng thể loại
này, nhƣng hễ non tay là nhƣợc điểm lộ ra liền”.
Có thể thấy những công trình nghiên cứu, tìm hiểu về thơ Yến Lan chƣa
nhiều và chƣa toàn diện nhƣng cũng cho ta có một cái nhìn bao quát về cuộc
đời và thơ Yến Lan. Đồng thời nó cũng là cơ sở để chúng tôi làm tƣ liệu cho
việc thực hiện luận văn này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu.
- Toàn bộ thơ của Yến Lan.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu phong cách thơ Yến Lan trong suốt chặng đƣờng từ trƣớc và sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ngoài ra chúng tôi còn khảo sát thơ của
một số nhà thơ khác trong sự so sánh, đối chiếu để làm nổi rõ hơn những đặc
điểm trong phong cách thơ Yến Lan.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp thống kê.
4.2. Phƣơng pháp hệ thống.
4.3. Phƣơng pháp đối chiếu lịch sử
4.4. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu
5. Cấu trúc luận văn
Luận văn Thạc sĩ Phan Thị Nga

- 9 -
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung của luận văn đƣợc triển khai trong ba chƣơng:
Chương 1: Phong cách, phong cách thơ và quá trình định hình phong cách
thơ Yến Lan
Chương 2: Phong cách thơ Yến Lan nhìn từ phương diện nội dung
Chương 3: Phong cách thơ Yến Lan nhìn từ phương diện hình thức
thể loại




















Luận văn Thạc sĩ Phan Thị Nga

- 10 -



NỘI DUNG
Chương 1: PHONG CÁCH, PHONG CÁCH THƠ VÀ SỰ ĐỊNH HÌNH
PHONG CÁCH THƠ YẾN LAN
1.1. Khái niệm phong cách
Bàn về phong cách là một vấn đề không đơn giản, đây là một vấn đề
nhiều tranh cãi, bởi ví chúng ta không thể áp đặt cho nhà văn, nhà thơ này
một phong cách khi chƣa xem sáng tác của họ, chƣa tìm hiểu về con ngƣời
họ. Chúng ta đã biết đên câu nói: Văn như kỳ nhân, tính cá thể ở đó là vô cùng
rõ nét. Đọc một bài thơ, một đoạn văn ta nhận ra đây là bài thơ của Tố Hữu,
kia là văn của Nguyễn Tuân, đây là ký của Tô Hoài và kia là thơ Yến Lan….
Với những nhà văn, nhà thơ lớn, tác phẩm của họ bao giờ cũng toát lên một
giọng điệu riêng, một cách tiếp cận và bình giá đời sống riêng… mà ngƣời
đọc không thể nhầm lẫn với bất kì một nhà văn nào khác. Điều đó dẫn đến
khái niệm phong cách cũng có nhiều cách hiểu khác nhau.
Thuật ngữ phong cách, theo viện sĩ Timophiep, có thể bắt nguồn từ
mẫu tự La Tinh. Trƣớc đây, ngƣời Hi Lạp dùng chữ “Stylos” để chỉ một cái
que có một đầu nhọn, một đầu tù. Ngƣời La Mã thì gọi là “stylus” cũng để chỉ
cái que đó, nhƣng đầu nhọn dùng để viết lên một tấm bảng nhỏ có xoa sáp.
Về sau, ngƣời Pháp dùng chữ “style” với nghĩa ban đầu là nét chữ, và sau
đƣợc hiểu là bút pháp với những đặc điểm ngôn ngữ và văn thể. Trải qua quá
trình phát triển lâu dài của văn học và ngôn ngữ, khái niệm “phong cách” mới
đƣợc sử dụng nhƣ cách hiểu của chúng ta hiện nay.
Mĩ học phƣơng Tây theo chủ nghĩa hình thức thì một mặt đƣa ra khái
niệm quá rộng về phong cách khi đồng nhất nó với phƣơng pháp nghệ thuật,
nhƣng mặt khác lại thu hẹp nó trong thủ pháp sáng tác của nghệ sĩ.
Khchrapchencô trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của
văn học khi đứng trƣớc một số lƣợng lớn những định nghĩa, quan niệm khác
Luận văn Thạc sĩ Phan Thị Nga


- 11 -
nhau về phong cách đã so sánh thú vị rằng: Những định nghĩa này xoè ra như
một cánh quạt.
Ar.Grigorian trong “Vấn đề phong cách nghệ thuật” khẳng định: Phong
cách không thể vô can với phương pháp, với cá nhân nhà nghệ sĩ về thời đại,
với vẻ đặc thù trong sáng tác của anh ta. Phong cách là sự thống nhất cao
nhất của tất cả những phạm trù đó” [17, tr 9].
V.Turbin trong bài viết “Thế nào là phong cách của tác phẩm nghệ
thuật?”, đăng trên tạp chí “Những vấn đề văn học” số 10.1959, viết: Phong
cách - đó là ngôn từ được xét trong mối quan hệ của nó với hình tượng, đó
còn là tác động qua lại thường xuyên giữa những khái niệm và những ý nghĩa
nảy sinh trong ngôn từ đặt vào một văn cảnh nghệ thuật [17, tr 11].
Một số nhà nghiên cứu cho rằng: phong cách là sự tổng hợp, là hệ
thống các phƣơng tiện miêu tả và biểu đạt hay nói một cách khác, phong cách
đƣợc coi là hình thức toàn vẹn có tính chất nội dung. V.Đneprov nhận xét:
“Phong cách là mối liên hệ của những hình thức, mối liên hệ đó bộc lộ sự
thống nhất của nội dung nghệ thuật”.
Ngoài những quan điểm về phong cách đã nêu ở trên, còn có những
ngƣời đề xuất nghiên cứu phong cách từ góc độ cấu trúc, tiêu biểu là W.Kayer
và R.Jakobson.
Ở Việt Nam, vấn đề phong cách nghệ thuật cũng đƣợc nhiều ngƣời
quan tâm. Theo GS.Phan Ngọc, phong cách là: một cấu trúc hữu cơ của tất cả
các kiểu lựa chọn tiểu biểu, hình thành một cách lịch sử và chứa đựng một
giá trị lịch sử, có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, một tác
phẩm hay một tác giả [34].
Nhà thơ Hoàng Trung Thông cho rằng: Phong cách và cá tính nhà văn
không phải là cái gì khó hiểu. Đó là biểu hiện của mỗi nhà văn trong khi xây
dựng chủ đề, nhân vật, trong khi vận dụng hình tượng nghệ thuật và ngôn ngữ
Luận văn Thạc sĩ Phan Thị Nga


- 12 -
văn học. Mỗi nhà văn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật phải tự tạo cho
mình một phong cách riêng, một điệu cảm xúc riêng [17, tr 14].
Khi nghiên cứu về phong cách Đỗ Lai Thuý cho rằng: Phong cách là
cá tính của chủ thể sáng tạo, và sự tự do lựa chọn các ngôn ngữ để thể hiện
nó trong tác phẩm. Cá tính, cái chút riêng biệt nhỏ nhoi ấy, là tất cả,…phong
cách cũng là chỗ đặc dị, nơi chứa đựng mật số của tác phẩm văn chương…
Có thể thấy, những định nghĩa về phong cách thật đa dạng, phong phú,
khó có thể đƣa ra một định nghĩa mà tất cả mọi ngƣời đều nhất trí. Tuy nhiên,
phong cách có những điểm chung mà nhiều ngƣời đề cập tới nhƣ: phong cách
biểu hiện những đặc điểm thể hiện cá tính sáng tạo của nghệ sĩ, là nhận thức
của ngƣời nghệ sĩ về cuộc sống, là sự tổng hợp các đặc điểm nghệ thuật trong
sự thống nhất với nội dung.
Tìm hiểu phong cách của một nhà văn, nhà thơ chúng ta không nên
nghiên cứu riêng các vấn đề nhƣ thể loại, ngôn ngữ, các môtíp nghệ thuật,…
mà nên xem xét chúng trong sự thống nhất toàn vẹn của thế giới nghệ thuật,
bởi các yếu tố lặp đi lặp lại nhƣ một qui luật này không tồn tại một cách độc
lập, tách bạch nhau để tạo nên một hình thức nghệ thuật hoàn chỉnh.
Phong cách một mặt do tài năng bẩm sinh của ngƣời nghệ sĩ, mặt khác,
quan trọng hơn là kết quả của quá trình đào luyện lâu dài trong đời sống nghệ
thuật, là chất tổng hợp của tâm hồn, trí tuệ, kiến thức học hỏi và làm việc ở
mỗi cá nhân ngƣời nghệ sĩ. Chính vì thế, mọi quan điểm đóng cửa để xác lập
cá tính, tự nghĩ ra một phong cách trƣớc khi cầm bút sáng tác, đặt cá tính lên
trên tất cả chẳng qua chỉ là sự lừa dối và đƣa đến một sự trống rỗng giả tạo về
phong cách hoặc là sự tự huyễn hoặc của những bản lĩnh nghệ sĩ non yếu.
Thực tiễn phát triển của văn học nghệ thuật ở Việt Nam và trên thế giới
đã chứng minh rằng, không phải ngƣời nghệ sĩ nào cũng tạo cho mình một
phong cách riêng. Cần phải xem xét phong cách là phẩm chất sáng tạo cao
Luận văn Thạc sĩ Phan Thị Nga


- 13 -
nhất của ngƣời nghệ sĩ trong quá trình đồng hoá hiện thực bằng thẩm mỹ. Nhà
văn Macxim Gorki đã khuyên những ngƣời viết văn trẻ rằng: Các bạn trẻ!
Các bạn hãy học và đọc cách viết của tất cả những nhà văn có văn phong
điêu luyện nhưng phải tìm ra nốt nhạc và lời ca cho riêng mình… Bạn hãy
giữ lấy cái gì là của riêng mình. Là một người không có cái gì của riêng mình
thì phải thấy rằng người đó chẳng có cái gì hết. Nhà văn Nam Cao - cây bút
hiện thực phê phán xuất sắc cũng khẳng định thêm: Văn chương không cần
đến những người thợ khéo tay làm theo kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ
dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai
khơi và sáng tạo những gì chưa ai có.
Chúng ta không thể chấp nhận quan điểm cho rằng phong cách chỉ bao
hàm những yếu tố về kĩ xảo, kĩ thuật nhƣ các nhà hình thức chủ nghĩa, cũng
không thể nhầm lẫn phong cách với bút pháp. Đúng nhƣ Tô Hoài đã nhận xét:
Phong cách tuyệt nhiên không phải là kĩ xảo, không phải là chiếc áo khoác.
Nếu ví nghệ thuật là một con người thì phong cách là da trên cơ thể con
người. Cho nên theo quan điểm của chúng tôi, phong cách đƣợc coi nhƣ là sự
thống nhất hữu cơ giữa nội dung và hình thức, giữa cái phản ánh và cái đƣợc
phản ánh.
Phong cách thể hiện trong suốt quá trình sáng tạo của nhà thơ, nhà văn.
Yếu tố lặp đi lặp lại đƣợc coi nhƣ một cá tính, sở thích, nhu cầu và cao hơn là
nguyên tắc tổ chức hình thức tác phẩm. Phong cách toát lên từ hệ thống nghệ
thuật toàn vẹn. Do đó việc tìm hiểu phong cách chỉ có thể đạt đƣợc kết quả khả
quan khi chúng ta đặt các yếu tố cấu thành phong cách trong mối tƣơng tác để
tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Tƣ tƣởng, chủ đề, ngôn ngữ, thể loại,
môtíp… và cuối cùng là cá tính nhà văn có tác dụng quyết định đến sự hình
thành phong cách. Nói nhƣ Nguyễn Đình Thi: mỗi nhà thơ có tâm trạng riêng
cũng như mỗi con người có một nét mặt, một tính nết. Có nhà thơ là tiếng kèn
Luận văn Thạc sĩ Phan Thị Nga


- 14 -
xung trận, có nhà thơ là tiếng sáo véo von. Có nhà thơ là dòng suối thầm thì,
có nhà thơ là dòng thác dữ xô đẩy.
Tóm lại, theo chúng tôi, phong cách là những dấu ấn cá nhân của ngƣời
nghệ sỹ in đậm lên tác phẩm và mọi yếu tố cấu thành nên tác phẩm: từ cách
thức tổ chức tác phẩm, xử lý đề tài đến giọng điệu, ngôn ngữ, thời gian,
không gian… Phong cách chính là sự độc đáo về tƣ tƣởng cũng nhƣ nghệ
thuật. Nó tạo ra dấu ấn riêng cho một tác phẩm, một tác giả, một thời đại và
một dân tộc.
1.2. Phong cách thơ
Nhƣ đã nêu ở trên, phong cách là cá tính riêng, dấu ấn riêng của một tác
giả. Cụ thể, khi nói đến phong cách là ta nghĩ ngay đến dấu ấn cá nhân ở
trong đó. Khi nói đến phong cách thơ thì đó là những biểu hiện của tài năng
thi ca đích thực. Khi nghiên cứu về Phong cách thơ Hồ Xuân Hương Đỗ Lai
Thuý đã chỉ ra tầm quan trọng của yếu tố ngôn ngữ thơ. Ông cho rằng, ngày
nay ngƣời ta đi tìm phong cách thơ trong chính tác phẩm thơ, hay chính xác
hơn trong chính ngôn ngữ thơ. Các thông số khác nhƣ tiểu sử tác giả, hoàn
cảnh kinh tế xã hội, điều kiện lịch sử…chỉ để tham chiếu, soi sáng, lí giải.
Ngôn ngữ trƣớc đây bị coi nhƣ một thứ bao bì, một công cụ của ý tƣởng nên
việc tìm hiểu phong cách thơ của một tác giả qua và bằng ngôn ngữ là điều
không thể [54, tr 55]. Theo chúng tôi thì ta không nên bỏ qua bất kỳ một yếu
tố nào khi tìm hiều phong cách thơ của một tác giả, cũng không cần thiết đánh
giá bên nào nặng, bên nào nhẹ. Điều cốt yếu và quan trọng là làm sáng tỏ
đƣợc yếu tố đã góp phần làm nên phong cách của nhà thơ. Mặt khác, phong
cách vốn không phải là cái nhất thành bất biến, mà phong cách của một nhà
thơ có thể thay đổi khi trong đời sống có những biến động lớn. Nhƣng sự thay
đổi này không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn những cái trƣớc kia, thông
thƣờng chỉ thay đổi những gì đi ngƣợc lại với thế giới quan hiện tại và vẫn
Luận văn Thạc sĩ Phan Thị Nga


- 15 -
tiếp tục giữ lại những gì phù hợp. Mặc dù nhà thơ có cố thay đổi nhƣ một
cuộc lột xác đi chăng nữa thì dấu ấn cá nhân cũng khó có thể phủ nhận đƣợc.
Trong lịch sử văn học Việt Nam chúng ta cũng chứng kiến bao cuộc thay đổi
nhƣ vậy. Đặc biệt là sau sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945,
đội ngũ nhà văn, nhà thơ của chúng ta đã quyết làm một cuộc đổi đời, họ
cƣơng quyết vứt bỏ con ngƣời cũ để đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, của Cách
mạng. Mặc dù vậy, khi đọc thơ, văn của họ ta vẫn nhận ra đƣợc phong cách
cá nhân riêng biệt. Chẳng hạn nhƣ Xuân Diệu và Huy Cận vốn tự nhận mình
nhƣ Rimbaud và Verlain: Hai chàng thi sĩ choáng hơi men; Say thơ lạ mê tình
bạn; Khinh rẻ khuôn mòn bỏ lối quen ở thời kỳ trƣớc Cách mạng. Nhƣng sau
Cách mạng cả hai nhà thơ này đều có những chuyển biến nhiều về phong cách
sáng tác. Nếu Xuân Diệu trƣớc kia là một ngƣời luôn đề cao cái Tôi cá nhân
đến tột cùng, thì sau Cách mạng trong thơ ông ngƣời ta lại thấy những hình
ảnh của Tổ quốc, nhân dân và cuộc chiến tranh. Về Huy Cân, cuộc lột xác có
vẻ rõ rệt hơn nhƣng cái vẻ hoài nghi, ảo não của ông không phải đã chấm dứt
hẳn sau Cách mạng, mà ta vẫn thấy điều đó trong bài Các vị La Hán chùa Tây
Phương của ông sau này. Đó là một bài thơ mang dáng dấp và hơi thở của
hồn thơ Huy Cận giai đoạn trƣớc. Điều này một lần nữa khẳng định phong
cách không phải là một giá trị nhất thành bất biến. Trong quá trình vận động
nó có sự thay đổi ở một mặt nào đó, sự thay đổi đó không có tính đoạn tuyệt
mà vẫn kế thừa và phát huy những yếu tố còn phù hợp với thực tại.
Bởi vì, phong cách là phạm trù có liên quan đến cá tính riêng của mỗi
ngƣời, nhƣ Hàn Mặc Tử đã khẳng định: Người thơ phong vận như thơ ấy. Từ
đó có thể thấy rằng, xét phong cách một tác giả chúng ta không chỉ dựa vào
bản thân dấu hiệu ngôn ngữ đƣợc, mà cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau
góp phần làm nên phong cách của một nhà thơ nhƣ: lịch sử, thời đại, đặc điểm
địa - văn hoá…
Luận văn Thạc sĩ Phan Thị Nga


- 16 -
Riêng thơ rất cần đến năng khiếu thẩm mĩ, tài nghệ và cần đến cá tính,
phong cách. Đặc biệt phong cách thơ “còn là biểu hiện đậm đặc cái tôi trữ
tình trong thơ” [22, tr 313]. Với đặc trƣng riêng biệt của thơ, đó là khả năng
bộc lộ trực tiếp cái tôi trữ tình, thế giới nội tâm nên không thể có sự giống
nhau đến “sáo mòn” về nội tâm, suy nghĩ đƣợc. Tình cảm trong thơ gắn trực
tiếp với chủ thể sáng tạo, nhƣng nó không phải là một yếu tố đơn độc, tự nó
nảy sinh và phát triển. Thực chất đó chính là quá trình tích tụ những cảm xúc,
suy nghĩ của nhà thơ do sự tác động của cuộc sống hiện thực. Có thể nói,
không có cuộc sống thì không có thơ ca. Nói văn chƣơng một chút, nhà thơ
chính là những con ong hút nhuỵ từ bông hoa cuộc đời để làm nên mật ngọt
phục vụ chính cuộc đời đó. Chính vì tình cảm trong thơ ca bắt nguồn từ tình
cảm trong cuộc đời thực của nhà thơ, nên khi hoàn cảnh khách quan thay đổi
thì tình cảm của nhà thơ cũng có những biến đổi, điều đó làm cho thơ ca có
những trào lƣu, khuynh hƣớng và giai đoạn khác nhau, với những phong cách
sáng tác khác nhau. Điều này ta có thể nhận thấy khá rõ trong từng giai đoạn
văn học cụ thể.
Do đặc thù Kiến thi như kiến nhân văn chƣơng yêu cầu cao về tính độc
đáo của sản phẩm sáng tạo. Lê Thánh Tông đã từng yêu cầu “văn nhân” khi
làm thơ phải: Cách điệu thanh cao ý tứ tân. Vậy nên, thói “mô phong”, “bắt
chƣớc” là điều tuyệt đối cấm kỵ trong sáng tạo thơ văn. Ở ta một thời gian
dài, do ảnh hƣởng của lối văn chƣơng cử tử nên hiện tƣợng bắt chƣớc, rập
khuôn đã thành căn bệnh khó chữa. Chính điều này, làm cho văn học nƣớc ta
dù phát triển rất sớm từ thế kỷ thứ X với những áng thơ hay bất hủ, nhƣng cái
tôi thì vẫn còn mờ nhạt. Đến nhƣ Nguyễn Trãi nổi tiếng về tài thơ là thế mà
vẫn khiến ta có lúc xem thơ ông “Côn Sơn ca”: Côn Sơn suối chảy rì rầm; Ta
nghe như tiếng đàn cầm bên tai…Tìm nơi bóng mát ta ngâm thơ nhàn ta lại có
thể nhầm tƣởng là thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm “Nhàn”: Một mai một cuôc một
Luận văn Thạc sĩ Phan Thị Nga


- 17 -
cần câu; Thơ thần dầu ai vui thú nào; Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ; Người khôn
người đến chốn lao xao…hơn một trăm năm trƣớc. Phải đến cuối thế kỷ
XVIII- đầu XIX mới thực sự có phong cách thơ Nguyễn Du và Hồ Xuân
Hƣơng. Đây là hai nhà thơ sống ở thời trung đại nhƣng với cá tính và tài năng
vƣợt trội đã khẳng định đƣợc dấu ấn cá nhân trong các sáng tác của mình.
Chính vì vậy, mới có cái gọi là Phong cách Nguyễn Du và Phong cách Hồ
Xuân Hương. Trong tiến trình văn học Việt Nam Phong cách thơ thực sự nở
rộ vào giai đoạn (1930-1945). Đến lúc này cái Tôi cá nhân phát triển đến cực
điểm, các nhà thơ đã khẳng định đƣợc phong cách riêng của mình. Có thể nói
rằng, lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam có một cái Tôi cá thể hoá
trong cách cảm thụ thế giới và thiên nhiên. Và cũng lần đầu tiên, chỉ trong 13
năm trời xuất hiện nhiều phong cách nghệ thuật độc đáo đến nhƣ vậy cả trong
thơ lẫn văn xuôi. Sự giải phóng cái Tôi của chủ thể sáng tạo đã làm nở rộ một
thời kỳ văn học với những bông hoa giàu hƣơng sắc: “Tôi quyết rằng trong
lịch sử thi ca Việt Nam chƣa bao giờ có một thời đại phong phú nhƣ thời đại
này. Chƣa bao giờ ngƣời ta thấy xuất hiện cùng một lần, một hồn thơ rộng mở
nhƣ Thế Lữ, mơ màng nhƣ Lƣu Trọng Lƣ, hùng tráng nhƣ Huy Thông, trong
sáng nhƣ Nguyễn Nhƣợc Pháp, ảo não nhƣ Huy Cận, quê mùa nhƣ Nguyễn
Bính, kỳ dị nhƣ Chế Lan Viên, và tha thiết, rạo rực, băn khoăn nhƣ Xuân
Diệu.” [39, tr525]. Hay trong một bài viết khác về Phong cách học phê bình
văn học tác giả Đỗ Lai Thuý đã đƣa ra những nhận định tinh tế về sự đa dạng
trong phong cách của các nhà Thơ mới lãng mạn. Sự đa dạng đó là do cái Tôi
phát triển đến tột cùng. Chính thế mà cùng một thời ta thấy một Chế Lan Viên
dành cả đời mình để đi tìm những phƣơng thức biểu đạt khác nhau cho một ý
tƣởng. Trần Dần đập vỡ chữ để tìm nghĩa. Lê Đạt sắp xếp những con chữ xa
lạ với nhau để chúng soi bóng vào nhau tìm một nghĩa mới phát sinh. Cũng
nhƣ Bích Khuê thuở trƣớc, phong cách của các nhà thơ này đều gắn bó với kỹ
Luận văn Thạc sĩ Phan Thị Nga


- 18 -
thuật, hoặc ít nhiều đều lấy kỹ thuật làm điểm xuất phát. Mỗi nhà Thơ mới đã
tạo cho mình một phong cách riêng, độc đáo. Điều đó làm nên một giai đoạn
phát triển rực rỡ của thi ca. Thế Lữ nghiêng về khẳng định con ngƣời cá nhân
đô thị hiện đại kết tinh ở ngƣời nghệ sĩ. Thơ ông xoay quanh cái định nghĩa:
Tôi là cây đàn muôn điệu, ngƣời lữ hành, khách tình si, khách chinh
phu,…Xuân Diệu bị ám ảnh bởi thời gian. Thời gian đối với ông là phôi pha,
là tàn úa bởi vậy ông luôn muốn chế ngự và chiến thắng thời gian. Chính vì
thế vội vàng là phong cách của Xuân Diệu. Trái lại, Huy Cận lúc nào cũng
chậm rãi, đi mà nhƣ đứng, chân đang bƣớc bỗng e dè, bởi thi nhân nhìn mọi
sự bằng con mắt không gian. Còn thơ Nguyễn Bính thực sự là ngƣời lái đò
giữa nông thôn và thành thị, giữa quá khứ và hiện tại, giữa không gian và thời
gian. Vũ Hoàng Chƣơng đi tìm Đào nguyên lại lạc vào những thiên đường
nhân tạo…Nhƣ vậy, có thể thấy rằng yếu tố thời đại tác động khá lớn đến
việc hình thành những phong cách thi ca.
Mặt khác, đối tƣợng của thi ca là muôn màu, muôn vẻ, ta không thể
dùng một cách thức, một kiểu dạng để viết về cái đa sắc đó. Muôn vật, muôn
loài mùa nào thức ấy, mỗi loài có một dáng vẻ riêng, ta không thể nắm bắt mà
hạn định nó, xuyên tạc nó. Qua thơ ta có thể thấy đƣợc vẻ đẹp của mai xuân,
sen hạ, cúc thu…mỗi mùa một vẻ, một màu. Nhà thơ phải bằng tài năng đích
thực của mình để tôn lên đƣợc vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nƣớc, con ngƣời.
Ngoài yếu tố vốn có của tự nhiên mà nhà thơ thể hiện, qua thơ ta còn thấy
đƣợc đặc trƣng văn hoá vùng miền. Tầm hiểu biết, vốn sống của nhà thơ nhƣ
thế nào thì sẽ đƣợc bộc lộ rất rõ trong thơ. Qua thơ, chúng ta có thể nhận biết
đƣợc tầm cỡ của nhà thơ và không gian văn hoá nơi nhà thơ đã sống hoặc
đang sống. Chẳng hạn, đối với nhà thơ Nguyễn Bính, khi đọc thơ ông ta thấy
rõ một nét quê rất tƣơi tắn, hồn hậu nhƣ chính con ngƣời ông vậy:

Luận văn Thạc sĩ Phan Thị Nga


- 19 -
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi …
(Chân quê - Nguyễn Bính)

Đọc thơ Nguyễn Khuyến ta lại thấy hiện lên không gian sống của một
vùng chiêm trũng nơi quê ông với những ao, chuôm, làng cảnh. Ngƣời xƣa
cũng đã nhận ra rằng, hào kiệt gắn liền với núi sông. Địa linh có vai trò đặc
biệt trong việc sản sinh ra thiên tài. Nói nhƣ vậy để thấy rằng khi nghiên cứu
phong cách của một nhà thơ chúng ta không thể bỏ qua yếu tố địa - văn hoá.
Nhà nghiên cứu Mã Giang Lân khi viết về vấn đề :Bến My Lăng từ điểm nhìn
địa văn hoá đã chỉ ra mối liên hệ giữa hình ảnh vầng trăng ám ảnh các nhà
thơ Bình Định với “tính trội của một vùng thiên nhiên Bình Định”. Chính
những đặc điểm nổi trội về thiên nhiên, văn hoá của một vùng nơi nhà thơ
sống sẽ ăn sâu vào trong tiềm thức và suy nghĩ của nhà thơ. Những cái đó dù
sớm hay muộn nó cũng sẽ đƣợc bộc lộ ra dƣới ngọn bút của thi nhân. Bởi vì
mỗi con ngƣời sinh ra đều có một gốc gác nguồn cội, mỗi cá nhân có những
hoàn cảnh riêng và điều đó có tác động đến việc hình thành phong cách sống
cũng nhƣ phong cách sáng tác sau này. Chúng ta cũng biết, dấu ấn tuổi thơ có
vai trò rất lớn trong cảm quan nghệ thuật của ngƣời nghệ sĩ nói chung và nhà
thơ nói riêng. Dƣờng nhƣ mỗi thiên tài đều có một nỗi ám ảnh lớn trong tiềm
thức. Chính cái tiềm thức đó đã chi phối hoạt động sáng tác của nghệ sĩ ở một
phƣơng diện nào đó. Trong văn học ta đã từng thấy một M. Gorki với Thời
thơ ấu cùng những kỷ niệm tuổi thơ không thể nào quên của cuộc đời ông.
Văn học Việt Nam cũng có Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng viết về một
tuổi thơ buồn tủi của chính ông. Ngoài ra, đối với thơ yếu tố địa - văn hoá
góp phần hình thành nên tƣ tƣởng, quan điểm và chi phối hệ thống hình tƣợng
trong thơ. Chẳng hạn, những nhà thơ Bình Đinh với đặc điểm sống của vùng

Luận văn Thạc sĩ Phan Thị Nga

- 20 -
có nhiều bến sông đẹp, thơ mộng và gắn bó với tuổi thơ của họ nên hình ảnh
sông và trăng trở đi trở lại nhiều lần trong thơ.
Tuy nhiên, chúng ta không phủ nhận vai trò của ngôn ngữ trong thơ, ngôn
ngữ thơ cũng có mã riêng của nó, ta không nên nghiên cứu phong cách thơ
của một tác giả theo cách áp đặt mà phải phân tích kỹ văn bản ngôn từ. Mỗi
nhà thơ là một cá thể riêng biệt, có những đặc điểm riêng về cá tính, về không
gian sống. Mặt khác, mỗi nhà thơ lại có một vốn sống, vốn từ khác nhau nên
việc cố mà bắt chƣớc cũng phải là một dụng công rất lớn. Chính điều đó làm
cho thơ phát triển phong phú và đa dạng hơn văn xuôi.
Ngay từ trong bản thể thơ đã cần đến sự riêng biệt và độc đáo, mỗi bài
mỗi vẻ, mỗi ngƣời mỗi vẻ. Nói thì dễ, nhƣng để làm đƣợc việc này quả không
dễ chút nào. Muốn tạo cho mình đƣợc một phong cách riêng, độc đáo thì bút
lực phải dồi dào. Trong lời tựa Cẩn trai thi tập (Trịnh Hoài Đức) Nguyễn
Đình Cát đã viết: “Ngƣời nào trội về phong cách thì thơ hay trang nhã, ngƣời
nào trội về khí phách thì thơ hay hùng hồn, ngƣời nào giỏi về dùng chữ đặt
câu thì làm thơ hay hoa mĩ. Xem thơ thì có thể mƣờng tƣợng đƣợc ngƣời”. Dĩ
nhiên ngƣời nào không có điểm gì trội cả thì không thể tạo ra đƣợc phong
cách riêng cho mình. Sự thật thì trong lịch sử văn học không phải nhà thơ, nhà
văn nào cũng có phong cách. Muốn làm nên những áng danh văn thì không có
con đƣờng nào khác là phải tự làm mới mình. Nhƣ Bá Sỹ đã tự nhủ mình:
“Sức bút phải nên mới mẻ luôn luôn”. Có thể nói đó cũng là tâm niệm của
những ngƣời cầm bút, thực sự mong muốn ngọn bút của mình có năng lực
“nhập thần”. Lê Hữu Trác từng yêu cầu nhà thơ, nhà văn nên “bắt chƣớc ngay
chính tạo”. Muôn loài muôn vật đều do tạo hoá sinh ra nhƣng không phải loài
vật nào cũng hoàn toàn giống nhau, “con chim thay lông không thay giọng
hót” đó là một câu ngạn ngữ rất hay, thơ hay cũng nên và cần có đƣợc đặc
tính ấy.

Luận văn Thạc sĩ Phan Thị Nga

- 21 -
Cuối cùng, Phong cách thơ là một khái niệm để chỉ cá tính riêng, dấu ấn
riêng của nhà thơ qua các sáng tác. Phong cách thơ là sự độc đáo về nội dung,
tƣ tƣởng và nghệ thuật trong sáng tác thơ. Chúng ta cũng có thể nói phong
cách thơ chính là con ngƣời của nhà thơ vậy. Xin đƣợc nhắc lại câu thơ của
Hàn Mặc Tử để khẳng định ý này: “Ngƣời thơ phong vận nhƣ thơ ấy”.
1.3. Quá trình định hình phong cách thơ Yến Lan
Nhà thơ Yến Lan tên thật là Lâm Thanh Lang, sinh năm 1916 tại làng An
Ngãi, phủ An Hoà, tỉnh Bình Định, trong một gia đình buôn bán nhỏ. Thời
niên thiếu ông học ở Bình Định và sớm phát lộ tài thơ văn. Từ năm 18 tuổi
ông đã sống bằng nghề dạy học và sáng tác thơ văn. Ông còn một bút danh
khác là Xuân Khai. Yến Lan đã nhập vào nhóm thơ Bình Định với những nhà
thơ tiêu biều: Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Quách Tấn, Bích Khê…
Trƣớc năm 1945, Yến Lan sáng tác nhiều nhƣng chƣa xuất bản thành
sách. Ngƣời ta nhớ nhiều đến bài thơ Bến My Lăng của ông mà Hoài Thanh
và Hoài Chân giới thiệu trong cuốn Thi nhân Việt Nam. Một bài thơ với
những nét bàng bạc u hoài của thơ cổ.
Năm 1941 ông viết vở kịch Bóng giai nhân, viết chung với Nguyễn Bính
và Vũ Trọng Can, ông sáng tác kịch Gái Trữ La.
Từ năm 1936, 1937 Yến Lan sống bằng nghề dạy học và sáng tác. Các tác
phẩm của ông đƣợc in trên các báo: Phụ nữ, Nghệ thuật và Tiểu thuyết thứ
năm. Yến Lan đã đón nhận Cách mạng tháng Tám một cách háo hức. Ông
tham gia cƣớp chính quyền ở An Nhơn và trở thành ngƣời hoạt động tuyên
truyền trong hàng ngũ cách mạng.
Trong những năm kháng chiến chống Pháp Yến Lan tham gia công tác
văn nghệ kháng chiến ở Bình Định và Liên khu V. Đến năm 1954 ông tập kết
ra Bắc. Thời kỳ này Yến Lan có những bƣớc chuyển mạnh về chất. Ông sáng
tác đều, cốt cách thơ khoẻ khoắn, ngôn ngữ thơ sắc nét. Những tác phẩm

Luận văn Thạc sĩ Phan Thị Nga

- 22 -
chính của ông đã đƣợc xuất bản: Những ngọn đèn(1957), Tôi đến, tôi
yêu(1968), Giữa hai chớp lửa(1978),Ến đào (truyện thơ, 1979), Lẵng hoa
hồng(1986), Cầm chân hoa (1991), Tứ tuyệt Yến Lan (1993), Tuyển tập Yến
Lan (1996). Ngoài tám mƣơi tuổi ông còn cho xuất bản tập Thơ tứ tuyệt ,
những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời Yến Lan còn để lại khá nhiều bài
thơ và đã đƣợc vợ ông sƣu tập lại trong di cảo nhƣng chƣa in thành sách.
Có thể nói con đƣờng sáng tạo nghệ thuật của Yến Lan là vô cùng bền bỉ.
Ông không cho mình một chút ngừng nghỉ, ngay cả những ngày cuối đời nằm
trên giƣờng bệnh ông vẫn tiếp tục sáng tác, không thể cầm bút để ghi lại ông
đọc cho vợ chép. Con đƣờng lao động nghệ thuật của Yến Lan đáng đƣợc ghi
nhận và kính nể.
Quá trình hình thành phong cách của một nhà thơ chịu sự chi phối của
nhiều yếu tố. Chúng ta cần phải chú ý đến các yếu tố địa - văn hoá, hoàn cảnh
sống và cá tính riêng…Yến Lan sinh ra và lớn lên trên vùng sông nƣớc Bình
Định với nhiều bến sông. Điều đó lí giải vì sao trong thơ ông hình ảnh bến
sống và trăng trở đi trở lại nhiều lần. Không chỉ có trong thơ Yến Lan mà
chúng ta còn thấy điều này rất rõ trong thơ của Hàn Mặc Tử - ngƣời bạn thơ
rất thân với Yến Lan. Chính yếu tố địa hình đã tạo lên những dấu ấn văn hoá
riêng của từng vùng miền và điều đó in dấu ấn lên mỗi ngƣời con của quê
hƣơng. Hơn nữa Yến Lan lại là một thi sĩ yêu quê hƣơng tha thiết thì dấu ấn
văn hoá trong thơ ông càng rõ rệt. Trong thơ ông, đặc biệt là những bài viết
về Bình Định ta thấy trăng vẫn luôn luôn hiện hữu: Buổi trăng gầy gió luỵ
xuống mong manh, Trăng còn nương thuyền lạc khuất trong sương (Bình
Định 1935) hay Hồi mõ ngục hết xao trăng tình tự (Bình Định 1945) Trăng
mát đường về hội nghị cơ quan (Bình Định 1947). Qua ba bài thơ về Bình
Định với những mốc thời gian khác nhau ta thấy hình trăng cũng có những
màu sắc, tình cảm khác nhau. Trăng của những năm trƣớc cách mạng mang

Luận văn Thạc sĩ Phan Thị Nga

- 23 -
vẻ buồn, u ám còn trăng của những năm sau ngày độc lập lại mang màu tƣơi
sáng mới. Rõ ràng hình ảnh trăng đã chở đầy cảm xúc, tâm tƣ của nhà thơ.
Mặt khác, kí ức về ngƣời mẹ và những năm tháng tuổi thơ với nhiều buồn
tủi đã ảnh hƣởng và chi phối nhiều đến thơ ông. Đọc thơ ông ngƣời ta thấy có
sự trở lại nhiều của ký ức và những năm tháng tuổi thơ. Chính vì thế nên
những sáng tác thời kỳ đầu của Yến Lan thƣờng có vẻ u hoài, bàng bạc, chƣa
cởi mở với cuộc đời. Tuy vậy, trong suốt chặng đƣờng dài sáng tác phong
cách thơ Yến Lan có những chuyển biến về nội dung và hình thức. Đó là điều
khó tránh khỏi với một con ngƣời sống và trải qua những biến động lớn của
lịch sử. Trƣớc cách mạng những sáng tác của Yến Lan không nhiều nhƣng
cũng để lại dấu ấn khá đậm trong làng thơ lãng mạn. Yến Lan đƣợc xếp vào
hàng ngũ các nhà Thơ mới. Những bài thơ ông sáng tác giai đoạn này cũng
mang những đặc điểm chung của thơ lãng mạn: có u buồn, hoài niệm, có bâng
khuâng tình ái, có những thần tƣợng siêu hình…, và riêng thơ ông lại có nét
riêng: trầm tƣ, u ẩn, nhiều dụng công chạm khắc ngôn ngữ.
Sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp và
những năm đầu xây dựng hoà bình. Những chấn động ấy đã vang vào thơ Yến
Lan nhƣng vẫn chƣa thể làm thay đổi đƣợc đến tận thâm căn, hồn thơ của nhà
thi sĩ lãng mạn này. Hơi hƣớng của cảm xúc cũ, bóng dáng của chất liệu cũ
vẫn còn tiếp tục theo đuổi vào nhiều bài thơ Yến Lan sáng tác trong kháng
chiến và đầu hoà bình, nhƣ Xuống bến, Chạy mưa, Qua ngày… Trong tình
hình chung, phức tạp của văn nghệ những năm 1956- 1957, cái cũ chƣa bị vùi
lấp hẳn, cộng với những nhận thức sai lệch mới, đã đẩy anh sa vào những
lệch lạc trong cách lý giải hiện thực, trong triết lí sống và cảm xúc thơ [37;
tr255] qua một số bài nhƣ 1957- Hà Nội sang hè, Những ngọn đèn ngoại ô,
Tĩnh vật, Rồi mùa. Có thể nhận thấy trong thời kỳ đầu sáng tác và những năm
đầu kháng chiến chống Pháp thơ Yến Lan thƣờng gây ấn tƣợng về một màu

Luận văn Thạc sĩ Phan Thị Nga

- 24 -
xám với “trăng gầy gió luỵ”. Theo nhận định đánh giá của cố nhạc sĩ Văn
Cao: “Thật ra, trong những ngày cũ, con ngƣời anh vẫn phân vân do dự, dù
thay đi đổi lại nhiều lần, bắt đầu muốn làm một cái gì để rồi lại phải làm lại ”.
Nhƣng càng về sau thì thơ Yến Lan càng có những thay đổi tích cực hơn. Thơ
ông ngày càng muốn tiến gần lại với cuộc sống hiện đại, có tình ngƣời và tình
đời hơn. Những ngọn đèn là tập thơ đầu tiên sau cách mạng nên có sự giao
thoa giữa cái cũ và cái mới, còn đan lẫn phần tích cực với những lệch lạc
trong suy nghĩ. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi lúc này Yến Lan còn đang bối rối,
chƣa ổn định trong nhận thức và cảm nhận. Nhƣng với những nỗ lực không
ngừng của mình cùng với sự chân thành góp một tiếng nói chung vui với thơ
ca 1960. Tập thơ Tôi đến tôi yêu ra đời năm 1962 đã đƣợc đón nhận với nhiều
tình cảm. Sở dĩ có đƣợc sự chuyển biến ấy là bởi Yến Lan đã cố gắng gắn
mình vào cuộc sống. Ông náo nức đi trên những đoạn đƣờng, với cảnh vật và
con ngƣời để góp nhặt, tìm tòi những sáng tạo mới. Ông đã đến với rừng, ra
với biển, lên vùng cao, về hợp tác xã, đến với công trƣờng, ngƣ trƣờng,…để
sống và nhận thức lại cuộc sống. Chính bản thân ông đã nhận ra rằng: “Tôi đã
tìm ra những nét diệu kỳ - Trong tất cả những gì quen thuộc trƣớc”. Nếu trƣớc
đây, ở Những ngọn đèn ta thấy đầy chất hoài nghi thì nay thơ ông đã khởi sắc
hẳn lên, nó không còn những màu xám, nhạt và bàng bạc nữa. Yến Lan nhƣ
say với cảnh vật và cuộc đời mới. Chúng ta có thể đọc đƣợc những câu thơ
với đầy nhiệt huyết, hăm hở bƣớc vào cuộc sống mới:
Đi lên- đi lên tàu như say
Tàu trôi qua miền hoa bắp lay
Nắng biếc sông Thương thuyền chở khuất
Nhà sàn khói đã bén nương cây
(Theo gió xuân lên biên giới)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×