Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Đặc điểm thơ Yến Lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
___________________




Lê Thị Thể



ĐẶC ĐIỂM THƠ YẾN LAN


Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 34



LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHÙNG QUÝ NHÂM



Thành phố Hồ Chí Minh - 2009

MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài


1.1.
….
Mà ông lão say trăng đầu gối sách
Để thuyền hồn bơi khỏi Bến My Lăng
Tiếng gọi đò, gọi đò như oán trách
Gọi đò - thôi, run rẩy cả ngành trăng…

Bến My Lăng ấy ở đâu? Câu hỏi ấy đã vang lên trong tâm trí của biết bao
người khi tiếp xúc với thi phẩm ấy. Tiếng gọi đò ngày ấy, chỉ tiếng "gọi đò - thôi" mà
"run rẩy cả ngành trăng" dội vào tâm trí tuổi thơ, đi suốt cả cuộc đời của thi sĩ như
một nối niềm k
hắc khoải, đớn đau, oán trách và cũng tiếng gọi đò ấy thôi neo lòng
người lại với Bến My Lăng. Những ai yêu thơ, đã một lần lướt qua khu vườn Thơ mới
ngày ấy dường như đã để lòng m
ình lại, vương vấn Bến My Lăng, để tiếng gọi đò khắc
khoải ấy dẫn mình đến với chàng thi sĩ tài hoa xứ Đồ Bàn cũ, đến với Yến Lan. Có cái
gì đó như thật bất công, khi mà nếu hỏi Yến Lan là ai thì chắc câu trả lời không sẵn có,
nhưng nếu bảo rằng đó là tác giả Bến My Lăng thì họ liền "À…" thích thú. Phải chăng
đó là sự bất
công hay nói như Chế Lan Viên "Có nhiều lí do. Nhưng thơ là cái đẹp lặng
im, đi lầm lũi trong im lặng" [110, tr.10] thế nên thi sĩ ấy như một kiếp tằm, rút ruột
nhả cho đời những sợi tơ óng ánh để rồi mình lặng im hóa kiếp chẳng ai hay, chỉ biết
rằng mình hoàn thành nhiệm vụ "trả nợ dâu" và thanh thản! Yến Lan là thế chăng? Mà
suốt gần trọn một thế kỷ dâ
ng hiến cho đời biết bao khúc nhạc lòng mà người đời
dường như cố tình hờ hững. Điều đó cho thấy trong suốt một thời gian dài, tên tuổi và
sự nghiệp thơ văn của Yến Lan dường như bị lãng quên. Cho đến những năm gần đây
tác phẩm của ông - sau khi vượt qua sự sàng lọc khắc nghiệt của thời gian - đã được
tuyển chọn, in trong hàng loạt các tuyển tập những bài thơ ha
y, những câu thơ tài hoa


Việt Nam, những bài thơ tiêu biểu của thơ ca - đặc biệt là Thơ mới Việt Nam giai đoạn
1932 - 1945. Không chỉ có vậy, sự ghi nhận về thành quả hoạt động nghệ thuật của
Yến Lan còn ở giải thưởng Xuân Diệu - Đào Tấn của hội văn học nghệ thuật tỉnh Bình
Định 1997 cho tập thơ Cầm chân hoa; giải thưởng cấp nhà nước năm 2007 cho các tập
thơ từ sau 1945: Nhữmg ngọn đèn, Tôi đến tôi yêu, Lẵng hoa hồng. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu và xuất bản thơ Yến Lan vẫn còn quá ít ỏi chưa xứng với những đóng góp
của ông cho thi ca dân tộc. Bởi vậy, nghiên cứu thơ ca Yến La
n để góp phần xác định
vị trí vốn có và những đóng góp của ông trong nền thi ca nước nhà là việc làm cần
thiết.
1.2. Nghiên cứu một tác gia văn học không chỉ dừng lại ở việc xác định vị trí
cá nhâ
n của tác gia ấy. Mỗi nhà văn, nhà thơ đều thuộc về một giai đoạn lịch sử nhất
định. Bởi vậy nghiên cứu tác gia văn học còn có ý nghĩa không nhỏ về mặt lịch sử văn
học. Khám phá về đặc điểm thơ Yến Lan vì thế góp phần giúp cho việc hình dung diện
mạo thơ Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử dâ
n tộc, qua những biến cố lịch sử cũng
là một việc làm cần thiết và quan trọng.
1.3.Qua đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ tích lũy được nhiều hơn tri thức
khoa học và phương pháp nghiên cứu để phục vụ cho quá trình nghiên cứu và giảng
dạy thơ ca sau này.
2 . Lịch sử vấn đề
Yến Lan tên thật là Lâm Thanh Lang, sinh năm 1916, mất năm 1998, quê quán
xã Nhơn Hưng, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Cuộc đời trải dài gần suốt thế kỷ XX,
qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử dân tộc. Đời thơ của Yến La
n bắt đầu từ rất
sớm, 16, 17 tuổi Yến Lan đã nổi tiếng với bài thơ Bến My Lăng và chỉ chịu dừng lại
trước khi ông về cõi vĩnh hằng độ mươi ngày. Trải qua những lúc hưng thịnh khác
nha

u nhưng nhắc đến Yến Lan là người ta nhắc ngay đến Bến My Lăng ngày trước
cũng như những thi phẩm - tình cảm máu thịt của ông đối với quê hương Bình Định và
đồng thời người đọc cũng không quên được những dòng tứ tuyệt tuyệt vời mà ông đã

say đắm gửi trao cho tới ngày nhắm mắt. Tuy nhiên, như trên đã nói, Yến Lan là một
tác giả văn học ít được nghiên cứu. Những ý kiến, nhận định về thơ Yến Lan thường
rải rác tản mạn. Chúng tôi xin điểm lại những nhận định cơ bản về thơ Yến Lan qua
những giai đoạn sau:
2.1. Những ý kiến nhận định trước 1945
2.1.1 Chế Lan Viên, Bến My Lăng, tập thơ đầu của Yến Lan, đăng trên tiểu
thuyết thứ Năm
ngày 11/ 5/1939.
Nhận định về sự xuất hiện của Yến Lan trên thi đàn qua tập Bến My Lăng,
Chế viết : "Hình như mặt trời sắp mọc - không, hình dung như mặt trăng thì đúng
hơn".[11,tr.11]
Viết về thơ Yến Lan , Chế giới thiệu "đây là sự thực thu nhỏ lại , vô cùng nhỏ
lại, cho đến lúc người ta có thể lẫn nó với mơ m
àng …cũng ở đây, người ta thấy sự
giản dị của những câu ca dao, vẻ hiền hòa của bao nhiêu khúc hát cổ , một cái gì thân
mật, tuy rằng mới lạ với chúng ta , như mặt trăng có tự muôn đời, hôm nay vẫn còn
gây thơ mộng"[11, tr.11].Yến Lan đã nói rằng thực sự thì tập thơ chưa xuất bản, nhiều
nhà in sau khi đọc bài giới thiệu của Chế Lan Viên thì có liên lạc với Yến Lan để in tập
thơ, nhưng Yến La
n chưa ưng ý lắm, muốn sửa chữa và hoàn chỉnh hơn, thế rồi chưa
kịp xuất bản thì tập thơ thất lạc. Nó chỉ còn lại là những bài được đăng trên Tiểu thuyết
thứ Năm mà thôi.
2.1.2 Hoài Thanh, 1942, trong cuốn Thi nhân Việt Nam, thì nhận định về thơ
Yến Lan
Xem thơ Yến Lan tôi mơ m
àng như đi trong mây mù. Khi đầu thì cũng hay

hay, nhưng lâu dần cơ hồ như ngạt thở. Chỉ thấy mờ mờ những con đường chảy, êm
như những dòng sông, và nhất là cái vừng trăng vẫn thường ám ảnh các nhà thơ Bình
Định [90, tr171]
Dường như tác giả Thi nhân Việt Nam không mấy mặn mà lắm với Yến Lan,
tuy nhiên trong nhận định của mình ông cũng nhận thấy một nét đặc trưng của thơ Yến

Lan mà cho đến tận bây giờ người đọc cũng vẫn bị cuốn hút: "cái không khí lạ lạ
nhưng nhẹ nhàng dễ khiến người ta thích". [90, tr171]
2.2 Những ý kiến nhận định từ 1945 cho đến trước 1975
2.2.1. Văn Cao, lời giới thiệu tập thơ “Những ngọn đèn”, NXB Hội nhà văn
1957.
Thơ Yến Lan càng ngày càng muốn đi gần lại cuộc sống hiện đại: một
người đi từ vùng thủ công nghiệp đến một thành phố kỹ nghệ. Từ một người hiền lành,

bình dị, Yến Lan đang trở thành một người muốn thúc đẩy một sức gì đang làm trì trệ
cuộc sống của chúng ta.[10,tr6]
Văn Cao đã nhận thấy sự thay đổi mạnh mẽ của Yến Lan với sự vận động đổi
thay của đời sống văn học nước nhà, trong khi những nhà t
hơ khác chỉ còn là "sáng
ánh lân tinh". Và chính sự nhạy bén đổi thay trước thời cuộc đó mà thơ Yến Lan "còn
có thể làm bạn đường với nhiều lứa tuổi khác".[10,tr.6]. Và trong cái đổi thay đó Văn
Cao đã nhấn mạnh về tính chiến đấu trong thơ Yến Lan: "Thơ anh bắt đầu biết đề cao
những hành động, tình cảm của con người anh yêu lên để đả phá những bọn phá hoại
sự xây dựng của xã hội".[10,tr8]

Do hoàn cảnh lịch sử của một thời mà những lời giới thiệu đầy trang trọng của
Văn Cao với tập thơ ấy cũng đã tạo thành một trong những đề tài bị phê phán, bị lên
án, và rồi những con người thời ấy cũng gặp không ít lận đận với cái án văn chương.
2.3. Những ý kiến nhận định về thơ Yến Lan sau 1975
2.3.

1 Chế Lan Viên, lời giới thiệu “Thơ Yến Lan”, NXB Văn học 1987
Những vần thơ, những ngôn từ mà Yến Lan đã sử dụng từ những ngày đầu
được Chế giới thiệu như là một tài năng hiếm gặp trong những ngày đầu Thơ mới
Hiện đại mà Việt Nam, mà dân tộc. Một nhà thơ có tài là có thể sử dụng thập
bát ban võ nghệ, là như cây xương rồng có hai cực đối lập, gai rất là gai m
à hoa lại
hoa rất dịu dàng. Lan không phải chỉ có loại thơ điêu khắc kỳ khu vào đá ấy, mà lại có
loại nước chảy đưa ru như nhạc.[110,tr.7]

Bước đường sáng tạo của Yến Lan trong những ngày đầu gặp cách mạng, bén
duyên với thơ ca cách mạng Chế viết:
Có những người cách mạng đến thì viết hay ra, có người viết chỉ dài ra, âm
vang ngắn lại. Có người thì tắt nghỉm…. Lan là người sau cách mạng, nhờ cách mạng
đã viết không những khác đi mà lại hay hơn.[110,tr.8]
Bên cạnh đó những hạn chế, lệch lạc trong thơ Yến Lan của giai đoạn chuyển
đổi ấy cũng được Chế đề cập một cách khách quan: "Có điều, ai
ỷ vào sở trường của
mình, thì có lúc cái ấy thành sở đoản. Đôi phen, Yến Lan chạy theo con mắt, chạy theo
cảnh, theo ngoại hình, mà câu thơ nặng cảnh nhẹ tình, nặng hình thức mà rung động
nhẹ".[110,tr.9]
Tuy nhiên cũng như bao nhiêu nhà nghiên cứu khác Chế không thể không
nhận thấy một nét đặc biệt thành công của bạn mình đó chính là thơ tứ tuyệt, cho dù cả
hai người cùng học thể thơ ấy từ Quác
h Tấn, nhưng Yến Lan vẫn có gì đó của riêng
mình trong thể loại tưởng rằng đơn giản mà lại bác học này:"Yến Lan cũng là người
viết tứ tuyệt thành công. Biết bao bài tứ tuyệt trên các báo hiện nay chỉ là thơ bốn câu,
tứ tuyệt của Yến Lan có tình và có thế võ của tứ tuyệt". [110,tr.9]
Chế nói rằng đư
ờng văn chương của bạn không may mắn như mình, nhưng
Chế cũng khẳng định rằng Yến Lan cũng sẽ trở thành bất tử trên hải trình văn chương,

như những tên tuổi khác cho dù họ chỉ đóng góp vào sự nghiệp ấy chỉ một vài sản
phẩm mà thôi:"Có người chỉ bắt được một con cá thôi mà cũng thành bất
tử".[110,tr.10]
2.3.2 Nguyễn Bao, Từ Bến My Lăng …, bài
giới thiệu về Tuyển tập thơ Yến
Lan , NXB Văn học 1996.
Trước hết tác giả khẳng định về vị trí "khiêm nhường nhưng vững chắc" của
Yến Lan trong Thơ mới và trong lòng bạn đọc đã được xác định từ những năm 1940
qua "Thi nhân Việt Nam". Tiếp đó tác giả viết về cái đã tạo nên giọng thơ rất Yến Lan

Có lẽ sự am hiểu thơ Đường và thơ Pháp cộng với chất thơ cổ điển của cha
ông từ bao thế kỷ đã góp phần cho nhà thơ trẻ ngày ấy tạo nên những khóm chữ giàu
hình tượng và mới mẻ của thơ ca Việt Nam từ sáu mươi năm trước.[6,tr.11]
Yến Lan mạnh trong tạo hình, bằng vài nét chấm phá nhà thơ đủ sức gợi lên
cả một khung cảnh, một tình huống, một tâm trạng.[6,tr.12]
2.3.
3 Thơ văn Bình Định thế kỷ XX. Nxb Văn học , 2003.
Hội văn học nghệ thuật Bình Định giới thiệu về Yến Lan và những người bạn
trong nhóm tứ linh bằng những lời lẽ trang trọng:
Ký ức cũng nhắc nhở mọi người, nhất là những ai yêu thơ ca, rằng trên dải
đất này, vào giữa thế kỷ trước, thế kỷ XX, đã là nơi hội tụ nhiều ngôi sao lớn của thơ
ca dân tộc làm nên cả trường thơ Bình Định, như nhiều nhà nghiên cứu văn học đã
viết, ghi lại một dấu ấn không phai mờ tr
ong tiến trình phát triển Thơ mới , tiến trình
hiện đại hóa văn học Việt Nam. Đó là những tên tuổi Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế
Lan Viên, Yến Lan, Quách Tấn …[37,tr.5-6]
2.4. Bên trên là những ý kiến nhận định về thơ Yến La
n, về những tập thơ của
riêng ông. Ngoài ra trong giai đoạn đổi mới sau này, qua một số tạp chí, một số tiểu
luận, nghiên cứu của một số tác giả ta còn thấy nhiều bài viết đề cập về Yến Lan.

Đó có thể là những bài viết về cuộc đời về con người ông như: Về An Nhơn
với Yến Lan; Yến Lan những lời kể cuối cùng; Những chuyện tình chưa kể của nh
à
thơ Yến Lan; Yến Lan và bài thơ không cùng; Nhà thơ Yến Lan bây giờ sống ra
sao; Người ẩn mình dưới tên gọi giai nhân….các tác giả đã khai thác về cuộc đời
riêng, về chuyện tình, về bút danh Yến Lan, về bản tính hiền lành cần kiệm hay thậm
chí về cuộc đời nghèo khổ của Yến Lan từ những ngày thơ ấu sống với dì ghẻ cho đến
cuộc sống vất vả thời tem phiếu, đến tận khi
tóc bạc răng long mà cuộc sống vẫn còn
cơ cực. Những bài viết ấy giúp ta hiểu thêm về nghị lực của một con người, về phẩm
chất tốt đẹp của nhà thơ trước những khó khăn vất vả của cuộc sống mà như một nhà
thơ đã từng nói :

Thói đời cơ cực đang giơ vuốt
Cơm áo không đùa với khách thơ
Tuy nhiên, bên cạnh những bài viết về cuộc đời riêng ấy, ta cũng bắt gặp
không ít những ý kiến đây đó nhận xét về thơ Yến Lan:
2.4.1. Viết về đặc điểm thơ Yến Lan ta bắt gặp:
Đinh Quốc Toàn, Yến Lan thi sĩ của miền quê trăng thơ, Bình Định 10/4/ 92
Nguyễn Thanh Mừng - Bóng tà dương
của một đời thơ; 50 năm nhà xuất bản
văn học - NXB Văn học 1998.
Hoài Anh, Yến Lan, ông lái đó trên Bến My Lăng giao cảm, Văn số 97/
1999.
Ngô Văn Phú, Yến Lan, hồn thơ Việt - Văn chương và người thưởng thức.
NXb Hội nhà văn H. 2000
Anh Chi, Yến Lan tiền chiến và lận đận Bến My Lăng, Thơ, phụ bản báo
văn nghệ quý II/2003.

Võ Văn Trực, Từ bến My Lăng, - Gương mặt những nhà thơ, NXB Thanh

Hóa, 2004.
Thanh Thảo, 2004, Người cuối cùng của "trường thơ Bình Định" đã ra đi,
Mãi mãi là bí mật - phê bình và tiểu luận.
Qua các bài viết ấy, các tác giả, các nhà nghiên cứu đã khẳng định về những
nét rất riêng của Yến Lan : Ông không lao vào ca tụng tình ái, khao khát yêu đương
như những nhà thơ mới cùng thời mà đi vào chính hiện thực cuộc sống, cuộc sống của
chính m
ình và " cảnh sắc phong vị miền Trung" nhuần nhuyễn đến tự nhiên, để từ đó
tạo ra những nét " gần gũi", " đồng cảm", "trầm lặng, tinh nhã", "thanh sáng, tinh túy
và cao thượng" qua từng câu thơ, bài thơ.… Đặc biệt cái không khí trong thơ Yến Lan
mà như Hoài Thanh đã nhận xét gần nửa thế kỷ trước, nay lại được bạn đọc một lần
nữa làm sống dậy: " hư hư, thực thực", " bàng bạc, khắc kh
oải và ẩn chứa". Các tác giả
cũng ngợi ca sự khổ luyện trong lao động nghệ thuật mà Yến Lan đã khắc được những

"dấu ấn sâu sắc, khó phai" trong lòng người đọc. Hay thậm chí tác giả Hoài Anh đã
say mê ví thơ Yến Lan như "vị thuốc ngâm rượu bổ đặc sánh và có hậu, người uống
vào khiến tình cảm khỏe ra, nhưng vẫn vương chút chạnh trong tâm hồn".
2.4.2. Viết về hình tượng trong thơ Yến Lan ta thấy các bài viết sau:
Mang Viên Long, 74 tuổi, nhà thơ Yến Lan - vẫn chờ xuân đến, báo Bình
Định 1990.
Ngô Văn Phú, Yến Lan, hồn thơ Việt - Văn c
hương và người thưởng thức.
NXb Hội nhà văn H. 2000
Mang Viên Long, Tình hoa trong thơ Yến Lan, Bình Định nguyệt san
Mang Viên Long, Bình Định qua ba bài thơ của Yến Lan, Bình Định nguyệt san.
Thanh Huyền (2002), Yến Lan bến sông và phố huyện, Văn hiến số 81.
Nguyễn Thanh Mừng, Năm tháng còn trên mấy đốt tay, Bình Định nguyệt san.
Đặng Tấn Tới, Về lại Bến My Lăng, Bình Định nguyệt san.
Trước hết về hì

nh tượng thiên nhiên. Với Yến Lan thì thiên nhiên với ông là
người bạn, nên ông đến với nó "bằng tấm lòng trân trọng, chí thành và hồn nhiên".
Qua hoa, lá mà Yến Lan " vẽ được khung cảnh" chất chứa tâm sự. Còn trăng nó là "một
lực hấp dẫn" không chỉ với riêng ông mà còn với các thi sĩ khác của xứ Đồ Bàn. Trăng
trong thơ ông "vừa lay động, vừa an tĩnh trong từng hơi thở", ông yêu trăng đến thành
"bệnh", " đờ đẫn đến quê
n hết mọi sự".
Quê hương Bình Định cũng là một hình tượng nghệ thuật đặc biệt trong thơ
ông. Ông "khắc khoải với quê hương" và viết về nó "sâu đậm và tạo ấn tượng lâu dài
trong lòng người đọc".
2.4.3 Ngoài ra thơ tứ tuyệt của Yến Lan cũng gợi nhiều cảm hứng trong các
bài viết
2.4.3.1. Chế Lan Viên, lời giới thiệu Thơ Yến La
n, NXB Văn học 1987
Yến Lan cũng là người viết tứ tuyệt thành công. Biết bao bài tứ tuyệt trên các
báo hiện nay chỉ là thơ bốn câu, tứ tuyệt của Yến Lan có tình và có thế võ của tứ tuyệt.

2.4.3.2. Nguyễn Bao, từ Bến My Lăng …, báo văn nghệ 1996
Chính bởi có tài khắc họa và điêu luyện trong chọn chữ , sắp xếp câu nên Yến
Lan đã nổi tiếng trong làng thơ hiện đại của chúng ta về tứ tuyệt
2.4.3.3. Từ Quốc Hoài, Yến Lan cốt cách một đời thơ, Bình Định xuân Kỷ
Mão 99
Thơ tứ tuyệt Yến Lan, những tác phẩm nghệ thuật được ông tinh lọc từ bao
cảnh đời, tình đời, giống như những bức tượng, những phù điêu được chạm khắc tinh
xảo, đặt bê
n cạnh ngọn cổ tháp - Bình Định 1935 - tạo nên một " bảo tàng văn hóa"
mang phong cách rất riêng của Yến Lan. Thơ tứ tuyệt Yến Lan mang đậm phong vị
Đường thi, song vẫn phảng phất cái không khí mơ hồ bảng lảng hư hư thực thực của
những bài kệ của các bậc thiền sư.
2.4.

3.4. Mang Viên Long, Những bài thơ sau cùng của Yến Lan, Bình Định
nguyệt san số 10/ 2002
Thơ tứ tuyệt là loại thơ sở trường của ông, Yến Lan đã rất thành công khi
sáng tác thể thơ này. Lời, ý trong thơ tứ tuyệt của ông được chắt lọc, được dồn nén,
tích lũy để bùng vỡ thành tiếng thơ - dịu dàng, mà sâu sắc, luôn thấm sâu vào hồn
người đọc.
2.4.3.5. Đặng Tấn Tới, Về lại Bến My Lăng, Bình Định nguyệt san
Bên cạnh tứ tuyệt sâu lắng, nghi
êm cẩn, chặt chẽ thi pháp Tống Đường của
Quách Tấn, tứ tuyệt có nét độc đáo bất ngờ của Chế Lan Viên, tứ tuyệt Yến Lan tinh tế,
tài hoa.
Như giọt sương tròn vẹn long lanh chứa cả đại ngàn và biển cả, tứ tuyệt - Yến
Lan - luôn được những đợt sóng thơ bất tận dồn nén, đưa về vô hạn
2.4.
4. Từ điển văn học (Bộ mới), 2004, NXB Thế giới mới. Nguyễn Văn
Long giới thiệu về Yến Lan: "Thơ Yến Lan có cốt cách khỏe, hình ảnh và ngôn ngữ sắc
nét, giọng điệu phóng khoáng".[32,tr. 2116]

2.4.5. Năm 2005, Trần Tiến Thành bảo vệ luận văn cao học tại trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh với đề tài " Thế giới nghệ thuật
thơ Yến Lan". Trong luận văn này tác giả đã tìm hiểu những chi tiết về cuộc đời ảnh
hưởng đến thơ Yến Lan. Về thơ Yến Lan, tác giả luận văn đã khai thác ở phương diện
cảm hứng trong sá
ng tác, đi vào ngôn ngữ thơ và giọng điệu thơ Yến Lan. Tác giả luận
văn đã lập những bảng đối chiếu, so sánh về các thể thơ mà Yến Lan đã sử dụng qua
từng giai đoạn và những đặc điểm về lời thơ, câu thơ, giọng điệu riêng của Yến Lan để
từ đó kết luận:
"Kế thừa và dung hòa truyền t
hống, thơ Yến Lan vừa có sức vang vọng của
thanh âm nguồn cội, vừa có hơi thở thời đại nuôi sống hồn thơ. Phong cách nghệ thuật

thơ Yến Lan phát triển đa dạng, phong phú ở nhiều thể loại, ở những giai đoạn khác
nhau nhưng lại thống nhất trong cội nguồn gốc rễ. Với giọng thơ hiền hòa, nhỏ nhẹ mà

lay động, xoáy sâu trong dư ba vang vọng, Yến Lan đã mở ra cho đời và cho thơ một
lối đi giữa lòng cuộc đời." [91,tr113].
Có thể nói rằng đây là một công trình nghiên cứu khoa học công phu của tác
giả, đã góp phần vào nhìn nhận và đưa thơ Yến Lan đến gần người đọc hơn, là một tài
liệu tham khảo đáng quý cho những ai quan tâm đến thơ ca nói chung và thơ Yến Lan
nói riêng. Tuy nhiên, luận văn vẫn chưa có một sự đối sánh để đánh giá cho đúng, cho
xứng tầm n
hững đóng góp của Yến Lan cho thơ ca nước nhà trong từng giai đoạn. Do
đó thơ Yến Lan dường như vẫn còn lẩn khuất.
Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu thơ ca Yến Lan:
- Việc tìm hiểu về thơ ca Yến Lan, ngoài lời bạt cho ba tập thơ của Yến Lan
thì còn lại hầu hết đều tản mạn ở các báo - đa phần là chuyê
n san của địa phương Bình
Định hoặc An Nhơn - chỉ là những bài nhận xét về một hoặc vài bài thơ của ông mà
người đọc tâm đắc.
- Các nghiên cứu đều thống nhất ở một số điểm sau: về phương diện nội dung,
thơ Yến Lan chan chứa tình cảm với con người, với quê hương đặc biệt là Bình Định -

thị trấn Bình Định - quê hương ông; về nghệ thuật, phần thành công nhất của ông chính
là sử dụng thể thơ tứ tuyệt một cách nhuần nhuyễn, ngôn ngữ thơ từ chỗ mơ hồ đã gần
gũi, đời thường và nồng thắm.
Vấn đề còn tồn tại:
- Cuộc đời thơ của Yến Lan trải dài theo hoàn cảnh lịch sử của đất nước: Từ
những ngày đầu của phong trào Thơ mới - với Bà
n thành tứ hữu tại Bình Định, rồi khi
ông tập kết ra Bắc, những ngày kháng chiến và sau khi đất nước thống nhất giai đoạn
nào Yến Lan cũng sáng tác thơ không nhiều thì ít. Các sáng tác ấy đều có sự vận động

biến đổi theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể, thế nhưng các bài viết các công trình nghiên
cứu hầu như còn thiếu một chút sự chuyên sâu để nghiên cứu những bước vận động
biến đổi của nghệ thuật thơ Yến Lan qua từng giai đoạn.
- Nghiên cứu t
hơ ca Yến Lan tất nhiên còn nhiều vấn đề cần được đi sâu khai
thác những khía cạnh tiêu biểu, nổi bật tạo nên một vị thế đúng và xứng đáng với
những đóng góp của ông cho thơ Việt Nam nói chung; việc tiếp cận cũng cần được tiến
hành từ nhiều hướng phong phú hơn.
3. Nhiệm vụ ng
hiên cứu và đóng góp mới của luận văn
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu văn bản thơ có kết hợp với các yếu tố thời đại,
hoàn cảnh cá nhân của nhà thơ, luận văn nhằm khám phá thêm về đặc điểm thơ của
Yến Lan qua từng giai đoạn lịch sử.
3.1.
1. Thế giới nghệ thuật thơ trữ tình là một thể thống nhất bao hàm các thành tố
cấu trúc và quy luật riêng, thể hiện quá trình cái tôi của nhà thơ nội cảm hóa thế giới
khách quan bằng tưởng tượng của mình. Một mặt, thế giới nghệ thuật ấy gắn liền với
kinh nghiệm cá nhân, với phong cách sáng tác chủ quan của nhà thơ, mặt khác, nó
phản ánh trình độ nghệ thuật của một giai đoạn lịch sử, một thời đại nhất định. Bởi vậy
luận văn khám
phá đặc điểm thơ Yến Lan vừa như một sản phẩm sáng tạo độc đáo của

cá nhân, vừa như là một tiêu biểu cho khuynh hướng chuyển đổi trong sáng tác của văn
nghệ sĩ theo hoàn cảnh lịch sử của đất nước.
3.1.2. Tìm hiểu về đặc điểm thơ Yến Lan, luận văn đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu về
thế giới hình tượng trong thơ Yến Lan qua từng giai đoạn, có sự so sánh với các thi sĩ
tương ứng cùng thời.
3.1.3. Các đặc điểm thơ nói trên tất yếu phải được thể hiện ra bằng văn bản ngôn
từ. Bởi thế, một nhiệm vụ qua

n trọng nữa được đặt ra cho luận văn đó là: Nghiên cứu
những phương thức, phương tiện biểu hiện trong thơ Yến Lan qua từng giai đoạn. Trên
cơ sở đó luận văn phân tích mối tương quan biện chứng giữa nội dung và hình thức
trong sáng t
ác thơ của ông.
3.2. Đóng góp mới của luận văn
Thực hiện được các nhiệm vụ trên, luận văn sẽ làm nổi bật được những đặc trưng
tiêu biểu của thơ Yến Lan trong cái nhìn chỉnh thể. Kết quả của luận văn nhằm thể hiện
được những đóng góp của Yến Lan cho Thơ mới nói riêng và cho thơ ca Việt Nam nói
chung. Từ đó, luận văn mong góp phần nhìn nhận quá
trình vận động của thơ ca dân
tộc từ góc độ văn hóa nghệ thuật.
Người viết cũng mong rằng kết quả của luận văn sẽ đóng góp một phần phục vụ
cho công việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập thơ nói chung trong nhà trường hiện
nay.
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở nguồn tư liệu có được, luận văn tập trung nghiên cứu đặc điểm thơ
Yến Lan và một số phương thức b
iểu hiện đặc sắc của của nó dưới cái nhìn tổng thể.
Còn những khía cạnh khác xin dành cho những công trình nghiên cứu khác.
Luận văn tập trung khảo sát thơ được in trong 10 tập thơ của Yến Lan đã được
xuất bản và một số tác phẩm thơ sưu tầm được trên các báo trước 1945 do gia đình nhà

thơ Yến Lan và bạn bè thân hữu của ông còn lưu giữ được. Phần văn xuôi, chỉ khi thật
cần thiết luận văn mới liên hệ phần nào để có cái nhìn toàn diện, bao quát hơn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Giải quyết đề tài này, chúng tôi vận dụng các phương pháp chủ yếu sau đây:
4.2.1. Phương pháp cấu trúc - hệ thống
Quan niệm thơ Yến Lan là một chỉnh thể, luận văn chú ý tìm ra những thành tựu

tạo nên c
hỉnh thể này và quy luật cấu trúc của nó. Mọi đối tượng và vấn đề khảo sát
của luận văn được đặt ra trong tương quan hệ thống và trong quy luật của cấu trúc này.
4.2.2. Phương pháp phân loại, thống kê
Với từng thành tố của chỉnh thể cũng như các yếu tố thuộc phương thức,
phương tiện biểu hiện nghệ thuật ấy, khi cần thiết luận văn sẽ thực hiện phân loại và
thống kê qua các con số cụ thể.
4.2.
3. Phương pháp so sánh đối chiếu
Để khẳng định những nét tiêu biểu cũng như những nét riêng thuộc phong cách của
Yến Lan (trong phạm vi giới hạn của đề tài), luận văn đặt tác giả và tác phẩm trong
mối tương qua so sánh với các tác giả, tác phẩm khác qua từng giai đoạn cụ thể.
4.2.4. Theo hướng điều tra xã hội học.
Để có được những tư liệu đầy đủ và chuẩn xác hơn, c
húng tôi đã thực hiện việc đi
thực tế để sưu tập, chụp hình, trò chuyện và ghi âm những gì có liên quan đến cuộc đời
và sự nghiệp thơ văn của nhà thơ. Khi cần thiết chúng tôi sẽ có trích dẫn và phụ chú ở
phần phụ lục.
5. Cấu trúc của luận văn
Do đã có luận văn khai thác về cuộc đời của Yến Lan,
do đó để phù hợp với logic
nội tại của vấn đề đặt ra nghiên cứu, ngoài mở đầu và kết luận, luận văn được triển
khai trong 3 chương và không có phần về tiểu sử, cuộc đời nói chung.
Chương 1: Bước đường sáng tạo nghệ thuật của Yến Lan
Chương 2: Hình tượng nghệ thuật trong thơ Yến Lan
Chương 3: Các phương thức biểu hiện trong thơ Yến Lan

Chương 1. BƯỚC ĐƯỜNG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT
CỦA YẾN LAN


Cuộc đời lao động nghệ thuật của mỗi nhà văn nhà thơ hầu như đều gắn liền với
xã hội, với những biến động của thời cuộc mà mình trải qua. Nếu không bị động mà bị
cuốn theo những biến động thì ít hay nhiều bối cảnh sống của xã hội cũng để lại những
dấu ấn trong các tác phẩm của họ, Yến Lan cũng không phải là ngoại lệ. Cuộc đời lao
động nghệ thuật của ông trải dài gần ngót thế kỷ, đi qua những biến cố thăng trầm suốt
mấy mươi năm của dâ
n tộc, lần giở những trang thơ của ông ta như đang đọc những
trang đời trước những biến thiên lịch sử của dân tộc. Những tác phẩm của ông gần như
cầm tay nhau bước vào đời, nó phản ánh về cuộc sống xã hội, về cuộc đời về tâm tư
tình cảm của ông, của
con người nói chung, đó là thành quả lao động không mệt mỏi
suốt cuộc đời ông. Đọc Yến Lan ta bắt gặp một sự vận động của cái tôi trữ tình tuy tích
cực nhưng luôn ẩn chứa một sự trầm tư đến bình đạm trước cuộc sống mà nói như
Nguyễn Thanh Mừng đó là sự: “trầm lặng và tinh nhã cả trong văn c
hương lẫn cuộc
đời”. [65,tr. 442]
1.1. Trước cách mạng tháng Tám - với Bàn thành tứ hữu
1.1.1 Khi Yến Lan làm thơ, phong trào Thơ mới đã bắt đầu được vài năm. Công
chúng yêu thơ đương vồ vập tiếp nhận “những bài thơ mô tả những sóng gió ái tình và
khao khát yêu đương” [11,tr.11] bởi đây là đề tài phải kiêng dè, và bị cấm đoán suốt
hàng ngàn năm, giờ đây Thơ Mới đang bứt tung mọi xiềng xích để mọi cung bậc của ái
tình được đư
ờng hoàng lên tiếng, phơi mình ra trước nhân gian. Những vần thơ tình
yêu cháy bỏng đang làm háo hức bao tâm hồn thanh niên ngày ấy, nó bộc lộ những gì
mà họ không thể nói, không dám nói:
Đôi hơi thở tìm nhau trong bóng tối
Đôi linh hồn chìm đắm bể u sầu.
(Đêm tàn – Chế Lan Viên )

Hay

Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em…
Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!
(Tương tư chiều – Xuân Diệu )
Vậy mà trong thơ Yến Lan, những vần thơ yêu đương đôi lứa lại rất ít. Phải chăng
chàng không yêu? Hoàn toàn không phải vậy, bởi là con người nói chung và thi nhân
nói riêng thì tình yêu đôi lứa là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và đặc biệt là
trong việc nuôi dưỡng nguồn cảm hứng cho thi nhân. Yến La
n cũng viết về thơ tình,
nhưng ta bắt gặp một thứ tình cảm thật nhẹ nhàng
Vì với tình tôi, phải nhẹ nhàng
Phải là ý ngọc, phải tim vàng
Phải là trọn vẹn, là trong sámg
Là một bài thơ khắc chữ " chàng"
(Đồng nội hồn tôi)
Sự xa cách nhớ nhung ta hoàn toàn không thấy chàng rên rỉ hay gào thét cho tung
hê trời đất, mà là sự lắng đọng trong tâm:
Em đi, ngày tháng biệt mùi tăm
Kén đã luân sinh mấy kiếp tằm
Một mảnh hồn ta c
òn đọng mãi
Trên vành nong úa sắc thời gian.
(Mùa xuân này lạnh lắm em ơi)
Tình yêu tan vỡ bởi sang hèn ngăn cách, ta đã bắt gặp nhiều những cung bậc về sự
oán hận, căm ghét số phận, đớn đau vật vã đến đày đọa bản thân, làm hao tốn bao
nhiêu giấy mực của các thi nhân, lấy bao nước mắt của đôc giả. Nhưng với Yến La
n, ta
không bắt gặp những sự oán than cay nghiệt đó mà vẫn chỉ là sự lặng thầm ray rứt với


bản thân:
Giận cái ngây thơ tự lúc đầu
Thấy rằng tường giậu chẳng ngăn nhau
Ai hay rẽ thúy chia uyên ấy
Còn bức thành cao giữa khó giàu
(Gần nhà xa ngõ)
1.1.2. Không vồ vập ca ngợi ái tình, không bị cuốn theo làn sóng thơ tình ái mà
thơ Yến Lan giai đoạn này, hay nói cho chính xác là khuynh hướng thơ của Yến Lan
ngay từ thuở ban đầu cầm bút chính là lấy cuộc sống của mình, lấy cảnh sắc quê hương
làm đề tài trong các sáng tác.
1.1.2.1. Tác phẩm đầu tiên đưa Yến Lan đến với công c
húng chính là bắt nguồn từ
hoàn cảnh đặc biệt của bản thân. Từ tiếng gọi đò của cậu bé mỗi ngày khi mang thức
ăn cho mẹ đang bị ốm ở bên kia sông, cho đến tiếng gọi đò thê thiết trong đêm đi báo
tin mẹ qua đời. Tiếng gọi đò ấy dội vào tâm trí tuổi thơ, đi suốt cả cuộc đời của thi sĩ
như một nối niềm k
hắc khoải, đớn đau, oán trách. Để rồi tiếng gọi đò ấy đi vào thi
phẩm làm run rẩy bao tâm hồn, níu lòng người lại để đi tìm Bến My Lăng
Tiếng gọi đò, gọi đò như oán trách
Gọi đò - thôi, run rẩy cả ngành trăng…
(Bến My Lăng)
Ngày xưa, khi Tú Xương “vẳng nghe tiếng ếch bên tai” thì bỗng “giật mình còn
tưởng tiếng ai gọi đò”, đó là sự tưởng nhớ về những kỉ niệm ê
m đẹp của cuộc sống
miền thôn quê, tiếng gọi đò của khách sang sông khi dòng sông chưa bị lấp, đồng quê
chưa bị đô thị hóa, tiếng gọi trong tiềm thức đó là một sự tiếc nhớ. Còn trong văn học
giai đoạn 30 -45 này có hai bài thơ cùng chứa đựng những tiếng kêu não nùng trong
đêm vắng. Độc giả yê
u thơ có lẽ không quên những âm thanh não nùng của hàng trăm
con quạ giật mình kêu hoảng loạn trong bóng đêm qua bài thơ Đêm thu nghe quạ kêu

của Quách Tấn.

Từ Ô Y Hạng rủ rê sang,
Bóng lẫn đêm thâu tiếng rộn ràng…
Trời bến Phong Kiều sương thấp thoáng
Thu sông Xích Bích nguyệt mơ màng
Bồn chồn thương kẻ nương sòng bạc.
Lạnh lẽo sầu ai rụng giếng vàng.
Tiếng dội lưng mây đồng vọng mãi
Tình hoang mang gợi tứ hoang mang…
Tiếng của một đàn quạ kêu rộn lên ở những bờ tre cạnh sông Côn nằm trên chặng
đường từ An Vịnh về Phú P
hong đã gây cho Quách Tấn một ấn tượng mạnh mẽ, suốt
đời ông vẫn nhớ, nó khiến ông viết hẳn một bài thơ Đường nổi tiếng mà nhiều người
phải bàn đến. Giữa đêm khuya, tiếng đàn quạ kêu thật ấn tượng, tiếng kêu ấy thật não
nùng trong làng Thơ mới ngày ấy. Thế nhưng cái âm thanh trong bóng đêm ấy so với
tiếng gọi đò làm “run rẩy cả ngành trăng” ki
a thì có lẽ tiếng gọi đò ngày ấy nó không
chỉ ám ảnh suốt phần đời của tác giả mà nó cũng làm khắc khoải bao lớp người yêu
thơ. Nó đưa Yến Lan bước lên thi đàn của dân tộc, đóng dấu khai sinh tên gọi cho một
miền sông nước bằng Bến My Lăng.
Một tuổi thơ sớm chịu mồ côi đến hoàn cảnh sống đặc biệt của bản thân mình
cũng được Yến Lan bộc bạch :
Đây tôi sống trong xanh nghiêm thánh thất
Đèn lưu ly hao sáng mộng tràn đầy
Lan
can đỏ xuống dần từng bậc bậc
Hồn cuộn dần bậc bậc khói hương xây

Hồn tôi loảng trên bệ vàng thếp chảy,

Cùng hồn trưa quấn quýt lấy giao lân.
Tám phương bạn – chợp hàng mi – mộng thấy

Xứ tâm tình, vàng rộn lá thu phân.
(Bình Định 1935)
Mẹ mất sớm, nhà nghèo, cha làm thủ từ ở Chùa Ông, gia đình cũng phải nương
nhờ nơi mái chùa ấy. Tuổi thơ gắn liền với việc hương khói của cha nơi điện Phật, thế
nên bạn bè quấn quýt trong giấc mơ nhiều khi lại chính là những linh vật trong huyền
thoại và cũng bởi một phần phận nghèo nên không ai muốn cho con kết bạn cùng.
Cũng chính cái cảnh nghè
o khó ấy khiến những bâng khuâng xao xuyến buổi đầu rung
động nhiều khi thật bẽ bàng. Chàng hăm hở “băng đồng” đi hái hoa để tặng người, thế
nhưng cái dáng “thư sinh lam lũ”, nghèo nàn cộng với bó hoa đồng nội thì người ở lầu
cao kia “đâu dễ động tình” dù chàng đã đợi chờ đến khi hoa héo, đến độ “chòm mây
trên đỉnh núi” kia cũng héo theo. Vậy mà, chàng có trách ai đâu, chỉ âm thầm tự trách
mình quá đỗi vụng về nên c
hỉ hiểu được hoa thôi:
Trở lại cành trơ, tự hổ ngươi
Giá hoa còn đấy, hẳn đang tươi
Vụng về đến phải vô duyên vậy
Bởi hiểu hoa thôi chẳng hiểu người.
(Hoa tặng)
1.1.2.2. Tuy nhiên, hoàn cảnh riêng ấy không làm giảm đi tình cảm của chàng với
mảnh đất Bình Định thân yêu. Hầu như những thi phẩm trong giai đoạn này của Yến
Lan chính là thiên nhiên, cảnh sắc quê hương Bình Định với m
uôn hình muôn vẻ.
Một mảnh đất cằn cỗi khiến người ta không thể nào gieo trồng được gì cả, người
phải bỏ hoang, thành “đất góa”, “ruộng mồ côi”. Bởi cây cối nào có thể trụ được với
đất sỏi, đồi trọc ấy. Sự cằn cỗi đến đỗi mà “chuối chực bồng con, thân đã cỗi”, “ngọn
tre” không vượt lên nổi “lùm gai”:

Ở đây đất góa, ruộng mồ cô
i
Cao, thấp chen chân những lũng đồi:
Gò Hội, gò A nung sỏi đỏ

Gò Nghiêm, gò Mỹ trọc mưa trôi!
(Én Đào)
Chính cái cằn cỗi ấy mà không chỉ thực vật, động vật mà đến những sinh vật phù
du cũng khó tồn tại:
Lặn lội – cò, le vẫn đói mồi
Bàu Đưng, bàu Gốc mảng bèo phơi
Bàu Hồ cỏ vượt, bàu Sim cạn
Cái tép con tôm cũng lạc loài
(Én Đào)
Một cái tỉnh nhỏ không có sức sống, mà chỉ qua một đoạn thơ ngắn, tác giả đã
khái quát được sự mò
n mỏi, đìu hiu, bế tắc của nó mà nói như tác giả Đỗ Lai Thúy đó
là: “Chỉ bằng mấy chục câu thơ mà Yến Lan đã làm được cái mà một nhà văn xuất sắc
như Nam Cao cũng phải dựng hẳn một thiên tiểu thuyết “sống mòn” nổi tiếng” [96,
tr.376]
Tỉnh nhỏ,
Võ vàng
Nắng thắt ngang hầu thị trấn
Gập ghềnh trên đường vắng:
Cuộc đời – hay cỗ xe bò-
Nhắm về phía mả mồ
Chậm r
ãi lê từng bước một.
(Lại về tỉnh nhỏ)
Người ta thường ví cuộc đời với muôn vàn những danh từ mĩ miều khác nhau,

vậy mà ở đây ngay tại cái thị trấn này, sự ngưng đọng, bế tắc của cuộc sống đến mức
tác giả ví nó như cỗ xe bò, chưa hết, cỗ xe bò ấy đang chậm rãi l
ê từng bước về phía
mã mồ. Một cuộc sống không hề còn có ý nghĩa, không tương lai, không đợi chờ.

Một phiên chợ nghèo xơ xác ven sông, trong cái lạnh của chiều cuối năm càng
làm nổi lên cái cám cảnh cho quê nghèo, buồn là vậy thế mà thi nhân nhìn thấy đây đó
chính là nét mộc mạc của quê mình, tiếng kẽo kẹt của bụi tre trước những cơn gió lạnh
thì chàng lại thấy rằng tre đang nhại tiếng thi nhân, hay chính xác hơn tre như cũng
đang tập làm thơ, nghe sao mà thi vị - hình như cố thi vị để mà tồn tại:
Chiều nghe chuông chở rét qua s
ông
Chiều mong lời vui ở cánh đồng
Tre nhại thi nhân trong xóm lạnh
Chợ tàn tiễn khách với lều không
(Chiều)
Một vầng trăng rất riêng của Bình Định, mà đã làm hao tốn bao giấy mực của các
thi nhân nơi đây, quyến rũ biết bao bạn đọc tìm đến với vầng trăng: thơ mộng, yêu
đương, giận hờn, ghen tuông, bỡn cợt, ma quái và dường như lại rất thật, thật đến độ
người ta có thể m
ang trăng rao bán, thấy trăng khóc, trăng cười và trăng ghì xiết yêu
đương. Hình ảnh trăng trong thói quen mang nặng tính ước lệ, nó thường đi liền với
quan niệm về sự ước nguyền, trong sáng, trọn vẹn. Thế nhưng với Hàn Mặc Tử trăng
gắn liền với hành trình tâm trạng của nhà thơ, nó hầu như không còn là một khách thể
thiên nhiên nữa mà dần dần nó biến dị một cách lạ thường, đặc biệt là khi nhà thơ ở
vào thời điểm
ranh giới giữa sự sống và cái chết, lúc hồn thơ phải kịch liệt chống lại sự
tắt dần của sinh lực thì trăng trở nên rùng rợn
Gió rít tầng cao trăng ngã ngửa
Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô


Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy
Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra.
(Say trăng – H
àn Mặc Tử )

Với Chế Lan Viên sự tiếc thương thời đại cũ khiến ông đưa người đọc đến với
một thế giới xa lạ, rùng rợn của những nấm mồ hoang, huyệt lạnh, những đầu lâu
xương trắng với những linh hồn vật vờ của dân Hời. Chính vì vậy mà trăng trong thơ
Chế Lan Viên có thể gọi là một vầng trăng ma quái. Nếu không phải là cảnh trần
truồng tắm trăng để quay cuồng lăn lộn c
ùng trăng, để cho trăng chảy khắp thân thể,
trăng ghì riết lấy thịt da thì là cảnh dưới đáy mồ sâu, khi những linh hồn vong quốc
đang chạy trốn ánh sáng để thở than thì ánh trăng vỡ ra lả tả rơi từng mảnh từng sợi
vào từng ngóc ngách dưới đáy huyệt kia khiến những linh hồn hoảng loạn như phát
điên và họ nhì
n thấy hình như trăng cũng đang điên:
Thôi hết rồi, bây giờ đầy ánh sáng
Đã tràn lan, hể hả, chảy mênh mang
À cũng còn vài vũng đêm u ám
Đang điên cuồng giãy dụa giữa vùng trăng
(Trăng điên - Chế Lan Viên )
Còn với Yến Lan, trăng lại là một phần máu thịt, trăng đã là cái nôi từ buổi chào
đời, trăng là người bạn suốt tuổi ấu thơ một sự gắn bó sâu sắc và đến bây giờ trăng
hình như đã trở thành người yêu,
vì trăng cũng giận hờn nũng nịu và cũng ích kỷ muốn
giữ thi nhân cho riêng mình mà thôi
Trăng chẳng cho tôi mến một người
Một trang sách mở dưới ban mai
Một hoa hồng nở trong chiều mộng

Hay một hồn thơ sáng rực lời.
(Bệnh trăng)
Một Bình Định với những dấu vết thành quách cũ, những bóng tháp cổ kính thâm

u. Từ những suy tư về sự diệt vong của một dân tộc, một vương quốc - Chiêm Thành -
đôi bạn thi nhân – Yến Lan, Chế Lan Viên - của thành Đồ Bàn ngày ấy từng bá vai
nhau lên lầu cửa Đông nhìn những dấu vết thành quách cũ - thành Đồ Bàn - để rồi cùng

thương tiếc, cùng ngậm ngùi cho một dân tộc. Họ bàn với nhau phải viết một cái gì đó
cho dân Chàm, về dân Chàm. Thế rối người trước người sau Yến Lan với tập thơ
"Giếng loạn" viết về cuộc chiến tranh tang thương làm tan nát, xóa sạch một vương
quốc, để bây giờ nó chỉ còn là những dấu tích hoang phế, cuộc chiến ấy gieo đau khổ
cho bao kiếp Chiêm nương ngày xưa. Chế Lan Viên với tập "Đi
êu tàn", những tưởng
tượng về hồn ma bóng quế, tiếng nức nở của dân Hời ngày cũ tất cả xoáy sâu vào tâm
thức của người yêu thơ đương thời. Nếu như Chế Lan Viên từ những phế tích của
vương quốc Chiêm thành đưa người đọc đến với mối sầu vong quốc bằng những hình
ảnh kinh dị của thế giới cõi âm, những lời than khóc tiếc nuối cho một quá khứ oai
hùng, những hình ảnh rùng rợn của xương trắng đầu lâu, m
áu me…tất cả đánh vào
“tầm đón đợi” của lớp công chúng mới bước ra từ thế giới của những ước lệ và quy
phạm tạo ra một “khoảng cách thẩm mĩ” quá lớn, nó là cú sốc mà nói như Hoài Thanh
đó là “một niềm kinh dị” thì Yến Lan lại đi vào một khía cạnh khác: thân phận của
những Chiêm nương. Từ những gì còn sót lại của tập thơ Giếng loạn bị thất lạc ta có
thể cảm n
hận được mối cảm thương của Yến Lan với những kiếp đời hồng nhan ngày
cũ bằng những dòng tâm tình như với chính những người phụ nữ của ngày hôm nay.
Nàng cũng yêu đương mơ mộng như bao thiếu nữ khác thế nhưng cuộc chiến tang
thương đã cướp đi của nàng người trong mộng bỏ lại song thân đầu bạc cô quạnh buổi
thu tàn đông lạnh, nàng tựa cánh chim câu lẻ bạn biết đi về đâu

?
Vì lúc ấy, em ơi,
Chinh chiến cướp một người,
Chiều nay chim bạch câu
Về đậu ở bên lầu.
Một ngọn đèn cô quạnh.
Hai mái đầu trắng phau.
Không lẽ trời thu lạnh.
Mà vắng vẻ trước sau!
(Vắng vẻ)

Vết thương ấy không làm nàng rỉ máu vậy mà lần mòn giết nàng trong nỗi nhớ
không khuây để rồi một chiều sương nhạt, nàng như ngọn đèn dầu khô cạn, lặng lẽ đi
tìm người yêu ở cõi vô cùng, buồn đau thêm một lần rót xuống những mái đầu bạc
trắng :
Buồn rót trong hồn đắng biệt li
Ôi màu nên rộng ứa trên mi !
Những người tóc bạc nhìn hương cháy
Bên cỗ quan tài sắp trẩy đi

Mai
mới mươi lăm, Mai của duyên
Của màu, của sắc, của thiên nhiên,
Vội vàng rụng trước xoan bừng ngõ
Theo nắng hanh vàng biệt mái hiên
(Những người qua cửa)
Để rồi một đêm trăng nào đó người ta như thấy bóng nàng lẩn khuất bên nhịp cầu,
những cánh sen lay động hay bước chân nàng đang lướt đi? Một sự cảm thương đến
xót xa bởi nàng như kiếp tằm
non đã vội bị hóa bướm khi mà đời nàng chưa nếm đủ

mùi dâu :
Đêm nay sen nở lòng tươi thắm
Hứng bóng nàng qua những nhịp cầu
Từ tuổi tằm non sang tuổi bướm
Đời nàng chưa nếm đủ mùi dâu.
(Sen nở)
Tất cả, tất cả những nét riêng tư của cuộc đời, hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của Bình
Định, của vùng đất giao thoa bao nền văn hóa, của những phế tích đền t
háp, lăng tẩm
tạo thành một dòng nhựa sống trong tâm hồn thi nhân. Chính vì vậy cho dù đi bất cứ
nơi đâu, ở bất cứ hoàn cảnh nào tấm lòng thi sĩ vẫn hướng về mảnh đất ấy với một tình

yêu vĩnh cửu:
Nhánh tòng, bá có đau vì xứ sở,
Chớ quặn mình thêm nức nở hồn tôi.
Không được sống , xin cho cùng được thở,
Vạn - lý - tình trong gió ngọt xa xôi.
(Bình Định 1935).
Có thể nói những tác phẩm giai đoạn trước cách mạng tháng Tám của Yến Lan
còn lại không nhiều, nhưng những gì còn đến ngày hôm nay cũng khiến ta cảm nhận
được sự đóng góp của ông cho nền văn học nước nhà dù là lặng thầm nhưng rất đá
ng
trân trọng. Hơn nửa thế kỷ trước Hoài Thanh đã từng nhận xét về thơ Yến Lan rằng:
“Xem thơ Yến Lan tôi mơ màng như đi trong mây mù. Khi đầu thì cũng hay hay, nhưng
lâu dần cơ hồ như ngạt thở” [90, tr.171], cái sự mơ màng cơ hồ như ngạt thở ấy có
phải là của riêng Yến Lan không khi mà cả một thế hệ thi nhân lúc ấy chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ từ thơ Ph
áp, đặc biệt sự ảnh hưởng của Baudelaire và chủ nghĩa tượng trưng?
Sự ảnh hưởng ấy để rồi tạo ra những câu thơ mà nói như Hoàng Ngọc Hiến đó là: “Có
những câu thơ người đọc chưa kịp hiểu ý nghĩa đã cảm thấy hay, thậm chí chưa bao

giờ hiểu ý nghĩa mà vẫn cứ ám ảnh…”[21, tr.156] thơ Yến La
n rơi vào trường hợp như
thế chăng? Tuy nhiên, cần nhìn nhận một cách chính xác những gì Yến Lan đã đóng
góp cho phong trào Thơ mới lúc ấy nói riêng và văn học Việt Nam nói chung đó chính
là sự cách tân trong câu chữ, góp phần mang lại thắng lợi cho Thơ Mới trên thi đàn văn
học nước nhà. Chế Lan Viên đã từng ghi nhận sự đóng góp ấy bằng một thái độ
nghiêm túc, nể phục:
“Năm 19935 khi nền T
hơ mới còn chập chững, Lan đã có nhiều tìm tòi táo bạo.
Tả một cánh buồm cô đơn, tìm về nghỉ ngơi trên sóng đảo dịu dàng, Lan viết:
Sầu tam giác buồm cô về lặng nghỉ
Nhịp hoãn hòa đến vỗ đảo xa khơi

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×