Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Thế giới nghệ thuật trong thơ Bích Khê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 112 trang )

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




HOÀNG THỊ HIỀN

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ BÍCH KHÊ




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam







Hà Nội, 2013
2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




HOÀNG THỊ HIỀN



THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ BÍCH KHÊ



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Toàn Thắng


Hà Nội, 2013


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp luận văn được hoàn thành, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
tận tình chu đáo của thầy giáo – Tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng, sự góp ý chân
thành của các thầy, cô giáo trong khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn và sự khích lệ động viên của gia đình, bạn bè.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2013
Ngƣời thực hiện


Hoàng Thị Hiền




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Tình hình nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4. Mục đích nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Đóng góp khoa học của luận văn 7
7. Cấu trúc luận văn 7
NỘI DUNG 8
CHƢƠNG 1. QUAN NIỆM VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ SỰ HÌNH
THÀNH TÀI NĂNG THI CA BÍCH KHÊ 8
1.1.Quan niệm về thế giới nghệ thuật của một nhà văn 8
1.2.Sự hình thành tài năng thi ca Bích Khê 10
1.2.1. Cội nguồn của “một bông hoa thi ca thần dị” 10
1.2.2. Vị thế của Bích Khê trong “Trường thơ Loạn” 15
1.2.3.Quá trình hình thành thi nghiệp và quan niệm thẩm mỹ của
Bích Khê 19


1.2.3.1. Sự nghiệp thi ca của Bích Khê 19
1.2.3.2.Quan niệm thẩm mỹ của Bích Khê 22
CHHƢƠNG 2. HỆ THỐNG HÌNH TƢỢNG TRONG THƠ BÍCH KHÊ 32
2.1.Hình tượng cái Tôi trữ tình trong thơ Bích Khê 32
2.1.1. Một cái Tôi trữ tình khao khát sống 33
2.1.2.Một cái Tôi chán chường, tuyệt vọng 40
2.1.3. Một cái Tôi trữ tình phân li 44

2.2.Hình tượng giai nhân trong thơ Bích Khê 47
2.3.Hình tượng thiên nhiên trong thơ Bích Khê 53
2.4. Yếu tố tôn giáo trong thơ Bích Khê 60
CHƢƠNG 3. ĐẶC TRƢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ BÍCH KHÊ 67
3.1.Vài nét về chủ nghĩa tượng trưng 67
3.2. Những sắc màu chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Bích Khê 71
3.2.1. Biểu tượng trong thơ Bích Khê 71
3.2.2. Nhạc tính trong thơ Bích Khê 76
3.2.3.Ngôn từ trong thơ Bích Khê 87
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97


1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong “Trường thơ Loạn” ở Quy Nhơn Bình Định những năm 30 của thế
kỉ XX, nếu như Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên được nhiều người biết đến thì
Bích Khê lại hầu như rất ít khi được nhắc tới. Trước khi từ giã cõi đời, Bích Khê
đã từng ao ước:
Mây tuyết thời gian bay tợ nhạc
Hồn tôi đã thoát để tiêu dao
Những tờ thơ nát đầy hôi hám
Tay khách đa tình sẽ chuyển trao
(Nấm mộ)
Ao ước này của thi sĩ cũng giống như sự trăn trở của Nguyễn Du xưa
“Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa/ Người đời ai khóc Tố Như chăng?” bởi lẽ sinh
thời, thơ Bích Khê rất ít người đọc được và hiểu được. Chế Lan Viên cho rằng:
“Nếu Nguyễn Bính là một miền đồng bằng quen thuộc thì Khê là một đỉnh núi lạ”
[32, tr.133], quả thực thơ Bích Khê rất kén người đọc. Nếu như không phải là

“khách đa tình”, nếu như không phải là người yêu thơ Bích Khê và am hiểu thơ
tượng trưng thì khó có thể đọc hiểu được ý nghĩa trong “những tờ thơ nát đầy
hôi hám” kia. Do đó thơ Bích Khê vẫn còn là một miền hoang sơ và tương đối lạ
lẫm đối với người đọc nhiều thập kỉ sau này.
Phong trào Thơ mới 1932-1945 là cuộc chạy đua nước rút của thơ Việt để
bắt kịp với thơ hiện đại trên thế giới và hình mẫu lí tưởng là thơ lãng mạn Pháp
thế kỉ XIX. Nhưng với Bích Khê, Thơ mới đã vượt qua chủ nghĩa lãng mạn để
tiến tới chủ nghĩa tượng trưng và chớm sang chủ nghĩa siêu thực. Vì thế Bích
Khê được đánh giá là nhà thơ có khuynh hướng sáng tác mới và không ngừng


2
tìm tòi cách tân thơ Việt Nam hiện đại.
Thế giới nghệ thuật là một thuật ngữ khá quen thuộc với các nhà nghiên
cứu. Khi tìm hiểu thế giới nghệ thuật của một tác giả sẽ giúp cho người nghiên
cứu có cái nhìn bao quát, toàn diện về sáng tác của nghệ sĩ đó (cả về nội dung,
nghệ thuật và phong cách sáng tác). Đối với các nhà thơ như Hàn Mặc Tử, Chế
Lan Viên, việc đi sâu nghiên cứu về thế giới nghệ thuật đã có khá nhiều công
trình nhưng với Bích Khê, việc nghiên cứu này có thể nói là rất ít và hầu như
chưa có.
Giai đoạn văn học Việt Nam 1930-1945 cũng là một bộ phận kiến thức
khá quan trọng đối với chương trình THPT, do vậy nghiên cứu Thế giới nghệ
thuật trong thơ Bích Khê là hoạt động cần thiết góp phần tìm hiểu thêm về sự
phát triển của thơ Việt Nam giai đoạn này, nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu
giảng dạy.
2.Tình hình nghiên cứu
Bích Khê được nhiều người coi là một tài năng kì dị và mang trong mình
cái thiên mệnh, cái định mệnh nghiệt ngã của một thi sĩ: biết làm thơ từ khi còn
là một cậu bé và qua đời khi mới 30 tuổi. Chính vì thế thơ Bích Khê là mật mã
ngôn từ vừa mê hoặc vừa thách thức giới nghiên cứu phê bình trong suốt thời

gian qua cũng là điều dễ hiểu. Để đi vào nghiên cứu Thế giới nghệ thuật trong
thơ Bích Khê, trước hết cần phải điểm qua lịch sử nghiên cứu về Bích Khê.
Nhìn trên tổng thể, lịch sử nghiên cứu về Bích Khê và thơ ông có thể chia
làm ba giai đoạn: trước năm 1945; từ sau năm 1945 - 1986; từ sau năm 1986 – nay.
2.1.Trƣớc 1945
Bích Khê từng sáng tác thơ theo thể hát nói và Đường luật ở giai đoạn đầu


3
rồi sau đó mới chuyển sang lối thơ mới, in trên các báo Tiếng dân, Tiểu thuyết
thứ năm, Người mới… Đương thời, ông mới chỉ kịp in tập Tinh huyết (1939) do
Trọng Miên xuất bản tại Hà Nội, tập thơ gồm 4 phần với 34 bài thơ. Vì thế, thời
kì này người ta bàn đến thơ ông chưa nhiều, ngoài những bài báo lẻ tẻ, tiêu biểu
hơn cả đó là bài viết về Bích Khê của Hoài Thanh- Hoài Chân in trong Thi nhân
Việt Nam, lời đề tựa tập thơ Tinh huyết: Bích Khê- thi sĩ thần linh của Hàn Mặc
Tử và lời bạt cho tập Tinh huyết của Trọng Miên. Trong những bài viết này đáng
chú ý hơn là những nhận xét rất thực của Hoài Thanh: “Tôi đã gặp trong Tinh
huyết những câu thơ hay vào bậc nhất trong thơ Việt Nam” [39, tr.187]. Hoài
Thanh có vẻ dè dặt khi nhận xét về Bích Khê, ông thường mượn lời của Hàn
Mặc Tử để đánh giá về nhà thơ này và với Hoài Thanh thì :“Thơ Bích Khê đọc
đôi ba lần cũng như chưa đọc” [39, tr.188]. Sự đánh giá của Hoài Thanh khiến
cho chúng ta càng đi đến khẳng định: Bích Khê có một sự phá cách đến táo bạo
khiến cho đa số người đương thời chưa hiểu được và họ chỉ dám “kính nhi viễn
chi”.
2.2.Từ sau 1945 đến 1986
Sau cách mạng, Bích Khê bị nghi ngờ và bị coi là phần tử phản cách
mạng, có một thời gian dài thơ của ông không được in ấn, tuyên truyền, vì thế
phần nghiên cứu phê bình hầu như là không có, nhất là ở miền Bắc. Còn ở miền
Nam, do thực tế giảng dạy phần văn học lãng mạn 1932-1945 có trong chương
trình, do đó trong những năm 60 của thế kỉ XX đã xuất hiện một số bài báo viết

giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp thơ của Bích Khê như Đôi nét về cuộc đời Bích
Khê của Quách Tấn-1966; Người em Bích Khê của Lê Thị Ngọc Sương -1966;
Nhạc và họa trong thơ Bích Khê của Đinh Cường -1963; Nhân nhớ Bích Khê và
đọc thơ Bích Khê bàn về thơ tượng trưng của Tam Ích-1964; Một kết tinh ảo
diệu của Đinh Hùng - 1967; Tinh huyết của Bích Khê của Lê Huy Oanh 1974…
Nhìn chung những bài viết này đều chỉ ra những đóng góp của Bích Khê cho


4
văn học hiện đại Việt Nam. Đối lập với các ý kiến thiên về ngợi ca, ghi nhận sự
đóng góp của thơ Bích Khê, những lời nhận xét trong Phong trào thơ mới 1932-
1945 (Phan Cự Đệ) lại phủ nhận hoàn toàn giá trị thơ Bích Khê, cho rằng thơ
ông khó hiểu, rơi vào suy đồi trụy lạc, đáng lên án. Thơ Bích Khê là một trong
những mốc đánh dấu sự bế tắc, xuống dốc của Thơ mới.
2.3. Từ sau 1986 đến nay
Sau thời kì đổi mới, Bích Khê và thơ ông được nhìn nhận một cách khách
quan và công bằng hơn. Hàng loạt bài viết với những kiến giải, phân tích khá
sâu sắc nối tiếp nhau xuất hiện. Tiêu biểu là các công trình: Thơ Bích Khê của
Chế Lan Viên -1987; Bích Khê - sự thức nhận ngôn từ của Đỗ Lai Thúy – 1994;
Bích Khê con chim Yến của thời gian của Võ Tấn Cường; Bích Khê truyền thống
và cách tân của Lê Đình Kỵ-1997… Mỗi nhà nghiên cứu đều đi vào từng khía
cạnh khác nhau trong đó quan trọng nhất là bài nghiên cứu của Đỗ Lai Thúy.
Bài viết này đã cho người đọc một hướng tiếp cận thơ Bích Khê từ góc độ thi
pháp học khá độc đáo, tiếp cận từ nghệ thuật ngôn từ với những phương diện
tiêu biểu: nghệ thuật ẩn dụ, biểu tượng, nhạc tính và cách sử dụng hệ thống vật
liệu ngôn ngữ mang cảm giác lạnh… Đây là những phát hiện sâu sắc về các giá
trị thơ Bích Khê từ mặt hình thức biểu hiện và nó cũng sẽ là cơ sở để người viết
tham khảo đi sâu khai thác thế giới nghệ thuật thơ Bích Khê.
Thơ Bích Khê dần dần được trả lại vị trí mà đáng lẽ phải được hưởng từ
lâu. Trong Từ điển Văn học (bộ mới)-2004, Nguyễn Huệ Chi có bài viết giới

thiệu về Bích Khê, với việc xuất hiện trong một công trình lớn như vậy đã khẳng
định được vị trí của Bích Khê trong nền văn học dân tộc. Ngoài ra, có rất nhiều
các công trình nghiên cứu về thơ Bích Khê như: 70 năm đọc thơ Bích Khê của
nhiều tác giả- 2005; Tư duy thơ Bích Khê- nhìn từ các dạng thái của cái tôi trữ
tình của Hồ Thế Hà-2006; Ngôn ngữ thân thể trong thơ Bích Khê của Trần Đình


5
Sử 2006; Tập thơ Tinh huyết của Bích Khê và giai đoạn phát triển thứ hai của
thơ mới của Lại Nguyên Ân-2006…. Năm 2006, Hội thảo về thơ Bích Khê được
tổ chức tại Quảng Ngãi, hội thảo này đã gây được sự chú ý, thu hút sự tham gia
của nhiều nhà nghiên cứu và các độc giả yêu thơ, đánh dấu sự trở về của Bích
Khê trong lòng quê hương và dân tộc sau một thời gian bị lãng quên. Trong hội
thảo này, với bài viết Những đóng góp của Bích Khê vào nền thơ ca hiện đại, Lê
Hoài Nam bằng cái nhìn khái quát đã miêu tả và đưa đến cho người đọc một cái
nhìn khá toàn diện về các chặng sáng tác của Bích Khê, qua đó rút ra những
đóng góp mới của nhà thơ về quan niệm nghệ thuật cũng như phương thức biểu
đạt. Lại Nguyên Ân trong Tinh huyết của Bích Khê và giai đoạn phát triển thứ
hai của Thơ mới lại đánh giá rất cao giá trị thúc đẩy Thơ mới phát triển sang một
giai đoạn khác của thơ Bích Khê, đặc biệt là tập Tinh huyết. Ông cho rằng nếu
mô tả thật khái quát tiến trình Thơ mới thì có thể tóm gọn trong hai giai đoạn:
Nổi bật trong giai đoạn đầu về khuynh hướng nghệ thuật là thơ trữ tình lãng mạn
duy lí, giai đoạn sau là sự xuất hiện những đặc điểm tiền hiện đại chủ nghĩa hoặc
hiện đại chủ nghĩa như tượng trưng, siêu thực… Và tập Tinh huyết của Bích Khê
đã đánh dấu hai giai đoạn phát triển này, nghĩa là nó có vai trò đẩy nhanh Thơ
mới, thơ trữ tình dân tộc sang phạm trù hiện đại. Còn nhiều, rất nhiều các bài
viết khác như Bích Khê trong Trường thơ Loạn (Phạm Phú Phong), Bích Khê thi
sĩ thần linh- thơ lõa thể (Phạm Xuân Nguyên), Ngôn ngữ thân thể trong thơ
Bích Khê (Trần Đình Sử)… Mỗi bài viết này lại đi vào từng khía cạnh khác
nhau trong thơ Bích Khê nhưng nhìn chung các bài viết trong giai đoạn này đã

tập trung khám phá thơ Bích Khê trên nhiều phương diện như thi pháp, ngôn
ngữ thơ …
Đặc biệt trên Internet có một số trang web có bài viết về Bích Khê hay
liên quan đến Bích Khê như trang “Thơ Bích Khê- nơi gặp gỡ những người yêu
thơ Bích Khê” (Bichkhe.org), trang Thuykhe.free.fr, các trang evan.com.vn…


6
Như vậy với việc điểm qua các công trình, các bài nghiên cứu về thơ Bích
Khê, chúng tôi thấy rằng so với các tác giả thuộc “Trường thơ Loạn” thì các bài
viết về Bích Khê còn hơi ít: thời ông sống bài viết rất ít, trong chiến tranh thì bị
người đời quên lãng, thời hậu chiến người ta nghiên cứu về ông một cách dè dặt.
Và cho đến những năm gần đây, việc đọc hiểu, cảm thụ trang thơ Bích Khê mới
bắt đầu lan rộng. Các bài viết nhìn chung tập trung vào hai ý kiến sau: thứ nhất
thơ ông khó hiểu, khó tiếp cận; thứ hai là trong sáng tác, Bích Khê là người có
những cách tân độc đáo.
Thông qua khảo sát các công trình nghiên cứu về Bích Khê, chúng tôi
nhận thấy hầu như các bài viết mới chỉ dừng lại ở những khía cạnh riêng lẻ chứ
chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, trọn vẹn về Thế giới nghệ thuật trong
thơ Bích Khê. Chính vì thế, trong công trình này chúng tôi cố gắng đưa ra một
cách nghiên cứu tương đối có tính hệ thống về Thế giới nghệ thuật trong thơ
Bích Khê trên cơ sở tiếp thu có lựa chọn của những công trình trước đó. Hi vọng
luận văn sẽ đem lại cho người yêu thơ Bích Khê một cái nhìn toàn vẹn hơn về
thế giới nghệ thuật trong thơ ông để từ đó thấy rõ vai trò của Bích Khê trong tiến
trình vận động của thơ ca Việt Nam hiện đại.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu của công trình này là hai tập thơ Tinh huyết và
Tinh hoa và những văn bản tư liệu về Bích Khê.
-Phạm vi tư liệu: Luận văn sử dụng cuốn Thơ Bích Khê của NXB Tổng
hợp Đồng Nai 2006 làm cứ liệu chủ yếu để nghiên cứu. Ngoài ra, chúng tôi có

tham khảo thêm một số tư liệu khác như cuốn Tinh hoa do Lê Thị Ngọc Sương
sưu tầm, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 1996 và cuốn 70 năm đọc thơ Bích Khê,
NXB Văn học của nhiều tác giả.


7
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu sự hình thành tài năng thơ Bích Khê trong bối cảnh thơ mới
1932-1945; Chỉ ra những đặc trưng nghệ thuật thơ Bích Khê; Khảo sát, khám
phá những đặc trưng của thế giới nghệ thuật thơ Bích Khê; Đánh giá tài năng và
phong cách nghệ thuật của Bích Khê
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đối tượng, phạm vi nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương
pháp tiếp cận sau đây:
-Phương pháp lịch sử cụ thể
-Phương pháp loại hình
-Phương pháp so sánh
-Thi pháp học
6. Đóng góp khoa học của luận văn
Luận văn nêu lên những biểu hiện về Thế giới nghệ thuật trong thơ Bích
Khê, từ đó góp phần vào việc hiểu sâu sắc hơn về con người, sáng tác của Bích
Khê và giai đoạn phát triển thứ hai của phong trào Thơ mới.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn được triển khai thành ba chương như sau:
Chương 1. Quan niệm về thế giới nghệ thuật và sự hình thành tài năng thi
ca Bích Khê


8

Chương 2. Hệ thống hình tượng trong thơ Bích Khê
Chương 3. Đặc trưng nghệ thuật trong thơ Bích Khê





9

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. QUAN NIỆM VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ SỰ HÌNH
THÀNH TÀI NĂNG THI CA BÍCH KHÊ
1.1.Quan niệm về thế giới nghệ thuật của một nhà văn
Thế giới nghệ thuật là một thuật ngữ ngày càng được sử dụng nhiều trong
nghiên cứu văn học khi nghiên cứu tìm hiểu về một nhà văn, một trường phái,
một khuynh hướng sáng tác hay một thể loại văn học. Những nhà văn, nhà thơ
lớn, những người nghệ sĩ tài năng bao giờ cũng tạo dựng được một thế giới nghệ
thuật riêng. Trong thế giới ấy, người nghệ sĩ có thể phát huy được hết những tài
năng và sở trường của mình. Tìm hiểu về thế giới nghệ thuật, chúng ta thấy từ
xa xưa, Arixtot đã cho rằng:“nghệ thuật là thực hiện một phần những điều mà tự
nhiên không thể nào làm được bằng cách một phần bắt chước tự nhiên” [27,
tr.41]. Nói tới nghệ thuật thi ca là nói tới những sáng tạo của người nghệ sĩ. Do
đó thế giới nghệ thuật trong thi ca là bức tranh tổng thể được người nghệ sĩ sáng
tạo bằng ngôn từ, nó chưa từng tồn tại trong thế giới thực tại vật chất và mãi mãi
không bao giờ có thể biến thành thực tại vật chất thế nhưng nó lại mang sự sống,
tâm hồn chân thực của con người, của một thế hệ, của một thời đại. Đó là sản
phẩm sáng tạo đặc biệt, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan của nhà
thơ. Thế giới nghệ thuật vừa phản ánh thế giới xung quanh được cảm thấy vừa
phản ánh thế giới tự cảm thấy của chủ thể sáng tạo.
Trong Từ điển văn học bộ mới, GS.Trần Đình Sử quan niệm: “Thế giới

nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (tác phẩm,
sáng tác của một tác giả,trào lưu) thịnh hành trong nghiên cứu văn học hiện đại”
với 4 nội dung sau: Thứ nhất, thế giới nghệ thuật trước hết xác định tính độc lập


1
0
tương đối của sáng tạo nghệ thuật so với thế giới tự nhiên hay thực tại xã hội; là
sự thừa nhận quyền sáng tạo của nghệ sĩ đối với tác phẩm, không phải sao chép,
lệ thuộc máy móc vào thực tại vật chất bên ngoài nghệ thuật; thứ hai, thế giới
nghệ thuật là sản phẩm tinh thần, kết quả của trí tưởng tượng sáng tạo, chỉ có
trong các tác phẩm nghệ thuật; thứ 3, thế giới này là một mô hình nghệ thuật có
cấu trúc riêng, qui luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lý, không gian,
thời gian, đồ vật, xã hội… gắn liền với một quan niệm nhất định về chúng của
tác giả…. Thế giới nghệ thuật bao quát sâu rộng hơn hình tượng nghệ thuật; thứ
4, thế giới nghệ thuật là thực tại tinh thần mà người đọc ở vào khi sống với tác
phẩm. Với bốn nội dung trên, GS. Trần Đình Sử đã nêu ra cái nhìn khá đầy đủ,
khái quát về Thế giới nghệ thuật.
Trong Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, GS. Nguyễn
Đăng Mạnh viết: tác phẩm văn học là một chỉnh thể. Thế giới nghệ thuật của
nhà văn tạo nên bởi toàn bộ tác phẩm của ông ta lại là một chỉnh thể khác, tất
nhiên là rộng lớn hơn. Từ thế giới nghệ thuật ấy, nhà nghiên cứu sẽ phán đoán
về tư tưởng nghệ thuật cơ bản của nhà văn [26, tr.26]. Tiếp đó, nhà nghiên cứu
lại nêu rõ: Thế giới nghệ thuật của nhà văn hiểu đúng nghĩa của nó là một chỉnh
thể, đã là chỉnh thể tất phải có cấu trúc nội tại theo những nguyên tắc thống
nhất, cũng có nghĩa là quan hệ nội tại giữa các yếu tố phải có tính qui luật [26,
tr.78]. Quan niệm của GS. Nguyễn Đăng Mạnh về cơ bản có sự đồng thuận với
ý kiến của GS. Trần Đình Sử tuy nhiên GS. Nguyễn Đăng Mạnh đã ý thức khá
rõ về khái niệm Thế giới nghệ thuật nhưng lại chưa xây dựng được mô hình thế
giới nghệ thuật một cách hoàn chỉnh.

PGS.TS Lê Quang Hưng trong Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước
1945 có đưa ra cách hiểu như sau: Thế giới nghệ thuật thơ trữ tình là một chỉnh
thể thống nhất bao hàm các thành tố cấu trúc và các qui luật cấu trúc chung thể
hiện quá trình cái tôi nhà thơ nội cảm hóa thế giới khách quan bằng tưởng


1
1
tượng của mình. Một mặt thế giới nghệ thuật ấy gắn liền với kinh nghiệm cá
nhân, với phong cách sáng tác của bản thân nhà thơ, mặt khác nó phản ánh
trình độ sáng tác của một giai đoạn lịch sử, một thời đại [21, tr.30], trong công
trình này tác giả đã đi sâu vào ba chương đó là “hình tượng cái Tôi”; “hình
tượng thế giới” và “Tổ chức lời thơ” trong những sáng tác của Xuân Diệu trước
1945.
Tổng hợp các ý kiến nêu trên, có thể rút ra được những nội dung cơ bản
khi tìm hiểu thế giới nghệ thuật của một nhà văn, nhà thơ là: cần phải tìm hiểu về
thân thế, con người nhà thơ, các luồng tư tưởng chịu ảnh hưởng, bối cảnh xã hội,
quan niệm nghệ thuật của tác giả đó, quan niệm ấy có thể được phát biểu trực
tiếp hoặc gián tiếp trong các sáng tác nghệ thuật; thứ hai là cần phải nghiên cứu,
tìm hiểu thế giới hình tượng của người nghệ sĩ để xem anh ta thường đi sâu khai
thác những hình tượng nào và những hình tượng ấy có mối liên hệ gì trong thực
tế xã hội (ảnh hưởng của xã hội, của nhà văn, của thời đại); thứ ba là nghiên cứu
tìm hiểu xem để thể hiện thế giới nghệ thuật ấy, nhà văn, nhà thơ đã sử dụng
ngôn từ, các thủ pháp nghệ thuật gì và chúng ta cần phân biệt tác giả ấy với các
tác giả khác.
Như vậy khi tìm hiểu thế giới nghệ thuật của một nhà văn, nhà thơ có
nghĩa là người nghiên cứu cần phải có kiến thức tổng hợp về cuộc đời, sự nghiệp
của nhà văn, tìm hiểu về xã hội mà nhà văn đang sống, cần phải đọc kĩ, thống kê,
nghiên cứu, tìm hiểu những sáng tác của anh ta để từ đó có cái nhìn bao quát,
toàn diện về sự nghiệp văn học của một đời văn, từ đó hiểu rõ hơn về tư tưởng,

phong cách sáng tác của một tác giả, đặt trong mối quan hệ với các tác giả khác
cùng thời. Tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong thơ Bích Khê người nghiên cứu sẽ
phải làm những công việc đó.
1.2.Sự hình thành tài năng thi ca Bích Khê


1
2
1.2.1. Cội nguồn của “một bông hoa thi ca thần dị”
Bích Khê- “một bông hoa lạ” của phong trào Thơ mới 1932-1945, “một
bông hoa lạ nở hương, một thứ hương quí trọng thơm đủ mùi phước lộc” [32,
tr.102]. Tìm hiểu về cội nguồn của bông hoa lạ này, ta thấy có rất nhiều yếu tố
hình thành nên tài năng thi ca Bích Khê như yếu tố gia đình, quê hương, ảnh
hưởng của thời đại và bản thân con người nhà thơ.
Trước hết là yếu tố gia đình. Bích Khê sinh ra trong một gia đình Nho
giáo, có truyền thống yêu nước. Ông nội nhà thơ là một người học giỏi từng thi
đỗ cử nhân và làm quan dưới triều Nguyễn. Cụ thân sinh của Bích Khê là Lê
Quang Dục, hiệu Mai Khê cũng là một nhà nho đã từng tích cực hưởng ứng các
phong trào Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân và chống lại sưu thuế hồi đầu thế kỉ
XX. Gia đình Bích Khê có nhiều người tham gia cách mạng tiêu biểu đó là
người chị ruột Lê Thị Ngọc Sương đã từng bị tù đày trong chế độ thực dân phong
kiến trước kia và chế độ Mỹ ngụy sau này. Có thể nói truyền thống hiếu học của
gia đình đã có ảnh hưởng không nhỏ tới Bích Khê.
Bích Khê tên thật là Lê Quang Lương, sinh ngày 24/3/1916 tại quê ngoại
ở làng Phước Lộc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi tuy nhiên ông lại sống chủ
yếu ở quê nội là thị trấn Thu Xà. Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc duyên hải Nam
Trung Bộ có núi Ấn, sông Trà non nước hữu tình. Núi trông vuông vức như hình
quả ấn úp sấp. Dưới chân sông Trà Khúc chảy quanh co, phía đông là cảnh Cổ
Lũy, phía nam là hòn Thiên Bút, đều là những danh thắng nên thơ. Trời nước
mênh mông, núi cao gió trong của thiên nhiên và dải đất miền Trung trước kia

có những tháp Chàm vắng lặng tạo ra nét riêng cho không gian văn hóa của
mảnh đất này, 500 năm sau nơi đây vẫn bình yên lặng lẽ. Sinh ra trên mảnh đất
quê hương có truyền thống văn hóa, Bích Khê rất tự hào về quê hương núi Ấn
sông Trà:


1
3
Trà giang Thiên Ấn chuông gầm sóng
Vang tiếng ngàn năm đất Cấm Thành
Ngàn năm quả Ấn nằm trơ mốc
Một giải sông Trà chảy sậm xanh
(Trên núi Ấn nhìn sông Trà)
Bản thân con người Bích Khê: ngay từ khi còn nhỏ, Bích Khê đã nổi tiếng
thông minh, chăm học. Năm 12 tuổi, Bích Khê đã biết làm thơ Đường luật và
bước đầu đã gặt hái được những thành công, trở thành niềm hãnh diện của gia
đình. Năm 16 tuổi khi học xong trung học ở Huế, Bích Khê tiếp tục ra Hà Nội
học ban tú tài tại một trường tư nhưng vì muốn giúp đỡ một người bạn cùng lớp
khỏi bị thất học nên ông nửa chừng bỏ dở. Cuộc đời của Bích Khê sau đó gặp
khá nhiều bất hạnh, từng dạy học tư ở Phan Thiết và ở Huế để kiếm tiền mưu
sinh nhưng những ngày tháng làm “giáo khổ trường tư” này cũng hết sức lận đận.
Đau đớn hơn, năm 22 tuổi, ở vào độ tuổi đẹp nhất với biết bao ước mơ, khát
vọng thì Bích Khê biết mình mắc phải bệnh lao phổi, một trong “tứ chứng nan y”
lúc bấy giờ. Là con út trong một gia đình có 9 anh chị em nên ông rất được chiều
chuộng và khi biết tin ông mắc bệnh, gia đình cũng đã cố gắng hết sức để chạy
chữa cho ông. Trước cú sốc về bệnh tật và thực tế thường xuyên bị bệnh tình dày
vò, đau đớn, Bích Khê hay rơi vào trạng thái đau buồn. Cũng giống như Hàn
Mặc Tử, ông đứng chông chênh giữa bờ vực của sự sống và cái chết. Cái chết
hiện hình trong những cơn đau, trong những cơn ho khiến cho thể trạng nhà thơ
trở nên héo mòn. Điều này khiến cho Bích Khê luôn nhìn đời ở hai trạng thái đối

lập nhau: hạnh phúc và khổ đau, thiên đường và địa ngục, sinh thành và hủy
diệt… Bản thân nhà thơ thường xuyên sống trong trạng thái đi về giữa hi vọng
và tuyệt vọng, giữa khao khát và chán chường. Để làm dịu bớt nỗi đau bệnh tật


1
4
đang dày vò, Bích Khê thường tìm về với thiên nhiên, có lúc nhà thơ đã lên núi
Thiên Ấn thuộc tỉnh Quảng Ngãi sống, lúc ông lại ngược xuôi trên một chiếc
thuyền quanh các ngả Sa Kỳ- Trà Khúc. Cũng có lúc ông lại lên chùa ở và đọc
sách, nghiên cứu về đạo Phật. Có thể nói chính bệnh tật đã làm cho Bích Khê trở
nên khó tính, những mong muốn của ông khi lên núi, khi một mình trên chiếc
thuyền xuôi ngược trên dòng sông quê hương, gia đình đều phải chiều theo ý
nguyện của ông. Với Bích Khê, những lúc như vậy khiến ông gần gũi hơn với
thiên nhiên và thiên nhiên đã trở thành người bạn an ủi nhà thơ trong những lúc
đau bệnh, thiên nhiên là nguồn cảm hứng cho những sáng tác của Bích Khê về
quê hương núi Ấn, sông Trà.
Mặc dù cuộc đời gặp những éo le, bất hạnh như vậy nhưng Bích Khê vẫn
không hề buông xuôi. Bích Khê hay thương người, luôn giúp đỡ những người
nghèo khó, là người có hiếu với cha mẹ, sống rất tình cảm với anh chị em. Đến
lúc lâm bệnh, ông càng yêu tha thiết cuộc sống này, ông muốn được hưởng thụ
vẻ đẹp của thiên nhiên quê hương, khao khát được sống mãi trong tình yêu
thương của mẹ, của chị, ông xúc động khi có người bạn đến thăm và rất vui khi
biết tin đất nước khởi nghĩa… Những người mắc bệnh hiểm nghèo thường rất
ham sống và họ cũng khá nhạy cảm trước cái chết, Bích Khê không phải là
trường hợp ngoại lệ. Những giọt nước mắt ấy nhiều lần bật ra thành tiếng khóc
trước mặt mọi người và không ít lần đã chảy lặng lẽ trong tâm hồn của thi sĩ đa
cảm này. Và khi đã nhận thức được sự thật phũ phàng khó có thể thay đổi được,
Bích Khê đã cố tìm mọi cách để hưởng thụ tất cả những gì mà ông cho là nguồn
sống, dồn tâm thực hiện những hoài bão, những ước mơ. Có thể nói Bích Khê đã

“điên cuồng” sống, “điên cuồng” chống trả số phận bằng những sáng tạo nghệ
thuật hiểu theo nghĩa là nhà thơ đã dốc hết “tinh huyết, tinh hoa” cho những
sáng tác. Cũng giống như Hàn Mặc Tử, xuất phát từ kiểu thơ Đường luật, nhưng
đến 1937-1938, nhà thơ đã hòa mình vào phong trào Thơ mới với mong muốn sẽ


1
5
có những sáng tạo, những cách tân táo bạo nhất cho thơ ca mình. Vào những
năm cuối đời, mặc dù bị bệnh tật hành hạ đau đớn thế nhưng đó cũng lại là
những năm Bích Khê sáng tác nhiều nhất, ông đã dồn hết tâm huyết mình cho
thơ ca.
Bích Khê không chỉ trải qua bất hạnh trong bệnh tật, trong việc kiếm kế
sinh nhai mà ngay trong chuyện tình cảm, thi sĩ cũng gặp những khó khăn, yêu
ba người và cả ba mối tình ấy đều lần lượt tan vỡ. Người đầu tiên là Song Châu,
vốn dĩ là một cô học trò, có đôi mắt say sưa, có làn da trắng mịn với dáng điệu
mảnh khảnh yêu kiều. Người thứ hai là Bích Thủy, trước đó Bích Khê đã gặp
nàng ở nhà anh trai cả ở Mũi Né (Phan Thiết), Bích Thủy rất yêu Bích Khê, nàng
muốn tính chuyện trăm năm nhưng Bích Khê đã không đồng ý, theo Bích Khê
“gần nhau mãi có đẹp gì”. Sự từ chối này do chính quan niệm về tình yêu có tính
chất lí tưởng hóa của bản thân nhà thơ. Người thứ ba là Ngọc Kiều, Bích Khê
gặp Ngọc Kiều khi nhà thơ cùng với chị gái vào Nam mở trường dạy học. Ngọc
Kiều hiền lành, đôi mắt buồn như báo trước những điều tan vỡ, hai người yêu
nhau tha thiết nhưng gia đình Ngọc Kiều từ chối vì đã hứa gả con gái cho một
gia đình phú thương. Ngọc Kiều loạn trí, đòi quyên sinh, để cứu con gái, gia
đình Ngọc Kiều đã đồng ý gả nàng cho Bích Khê nhưng đến lúc này Bích Khê
lại không ưng bởi cái tính sĩ diện của thi sĩ. Như vậy là cả ba mối tình đều tan vỡ,
nguyên nhân chính là do tính tự ái của Bích Khê. Dường như nhà thơ muốn giữ
mãi vẻ đẹp của mối tình đầy mộng ảo để khao khát, để ngưỡng vọng hơn là tiến
tới thực tế của một cuộc hôn nhân. Những mối tình không thành nhưng bóng

dáng của những người đàn bà đã đi qua đời thi nhân còn in dấu và trở thành
mạch cảm hứng trong sáng tác của ông. Niềm hạnh phúc trọn vẹn không thể tìm
thấy trong thực tế nhưng khi vào trong thơ, nó lại trở thành những giấc mộng
tình yêu.
Một yếu tố nữa ảnh hưởng không nhỏ tới sự nghiệp sáng tác của Bích Khê


1
6
đó là thời đại nhà thơ sống. Bích Khê sinh năm 1916 tức là nhà thơ sống vào
giai đoạn đầu của thế kỉ XX, sống trong thời buổi xã hội giao thời đang chuyển
từ thời trung đại sang hiện đại, học sinh thanh niên trí thức bắt đầu say sưa với
văn học Pháp, Bích Khê cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Bàn về điều
này, Quách Tấn có nhận xét rằng: Ở ngoài thì Khê chịu ảnh hưởng Baudelaire
và Valery là hai thi hào của Pháp như Hàn Mặc Tử đã nói ở lời tựa. Còn ở
trong nước thì Khê chịu ảnh hưởng của Hàn Mặc Tử (phần lớn) và Chế Lan
Viên (phần nhỏ) [29, tr.79]. Bích Khê tiếp nhận lối sáng tác của Baudelaire về
quan điểm thẩm mỹ, về việc xây dựng hình tượng và về cách sử dụng ngôn từ…
và chịu ảnh hưởng lối tư duy của Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên, sự kết hợp ấy
đã tạo nên nét riêng trong phong cách thơ Bích Khê.
Bích Khê qua đời ngày 17/1/1946 khi nhà thơ chưa tròn 30 tuổi, căn bệnh
hiểm nghèo đã cướp đi sinh mệnh của một tài năng thơ ca đang ở vào độ chín, để
lại niềm tiếc thương trong lòng người thân, bạn bè và những người yêu thơ Bích
Khê. Những người cùng thế hệ với Bích Khê có Hàn Mặc Tử cuộc đời chỉ dừng
mãi ở tuổi 28, Thạch Lam ở tuổi 32, Vũ Trọng Phụng ở tuổi 27, Thâm Tâm ở tuổi
33, Nguyễn Nhược Pháp ở tuổi 24, Nam Cao ở tuổi 36… Đó là những người
“mệnh đoản mà danh thọ”, tên tuổi và sự nghiệp thơ ca của họ có sức sống lâu
bền với thời gian. Bích Khê cũng không thoát khỏi số mệnh đa đoan của con
người tài hoa mà bạc mệnh đó.
Như vậy là yếu tố thời đại, quê hương, hoàn cảnh gia đình đặc biệt bản

thân con người nhà thơ (một người thông minh, ham học; phải chịu nhiều bất
hạnh về bệnh tật, cay đắng trong chuyện tình yêu), tất cả những yếu tố này đã
góp phần hình thành nên tài năng thi ca Bích Khê.
1.2.2. Vị thế của Bích Khê trong “Trƣờng thơ Loạn”
Quy Nhơn- Bình Định là một vùng đất địa linh nhân kiệt- một không gian


1
7
văn hóa lịch sử đặc biệt, nơi chứng kiến sự sụp đổ của một vương triều, bao
nhiêu chiến binh tử trận, thành Đồ Bàn ngày nào còn lại một dãy gò sỏi mênh
mông với những tháp Chàm đổ nát. Đến những năm 1932-1945, nơi đây lại xuất
hiện những đỉnh cao Thơ mới mà “Trường thơ Loạn” là tiêu biểu.
“Trường thơ Loạn” ra đời trên cơ sở nhóm thơ Bình Định mà nhóm thơ
này vốn được hình thành từ nhóm Thái Dương Văn Đoàn. Nhóm Thái Dương
Văn Đoàn là một tập hợp đông đảo học sinh, trí thức Nam Trung Bộ sống ở
thành phố Quy Nhơn, bao gồm những người yêu thơ, tập làm thơ và có mộng trở
thành thi sĩ. Chính từ thi đàn này đã hình thành ra nhóm thơ Bình Định (1936)
với 4 gương mặt đó là Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Chế Lan Viên, Yến Lan (còn
được gọi là Bàn Thành Tứ Hữu hay nhóm Tứ Linh). Về sau trong nhóm thơ
Bình Định lại có sự phân hóa khuynh hướng sáng tác và quan điểm thẩm mỹ:
Quách Tấn sáng tác theo khuynh hướng cổ điển, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên,
Yến Lan lại sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn và bắt đầu thiên về địa hạt
tượng trưng, ba nhà thơ này đã tách ra thành lập “Trường thơ Loạn”. Bài tựa tập
Điêu tàn và bài tựa tập Thơ Điên được xem như lời tuyên ngôn nghệ thuật lúc
khai trương Trường thơ trước thi đàn Thơ mới ở Nam Trung Bộ. Từ sau 1938
thì “Trường thơ Loạn” có thêm Bích Khê (Quảng Ngãi) và Quỳnh Dao (Hà
Tĩnh). Như vậy, Bích Khê đến với Thơ mới sau Hàn Mặc Tử, do đó quan niệm
nghệ thuật của Hàn Mặc Tử đã được Bích Khê hưởng ứng và hơn thế, nó thấm
sâu vào tư duy nghệ thuật thơ Bích Khê. Chính vì thế mà Quách Tấn đã nhận xét:

“Ở trong nước, Bích Khê chịu ảnh hưởng của Hàn Mặc Tử (phần lớn) và Chế
Lan Viên (phần nhỏ). Sau khi Hàn Mặc Tử mất (1940), “Trường thơ Loạn” bắt
đầu tan rã, mặc dù Yến Lan, Chế Lan Viên và Bích Khê vẫn chơi thân với nhau
song không còn ai tha thiết với việc duy trì những hoạt động của “Trường thơ
Loạn”. Nó tồn tại một thời gian nữa, rải rác trong các sáng tác của Bích Khê và
kết thúc cùng với sự ra đi của người công dân trung thành của vương quốc


1
8
“Trường thơ Loạn” là Bích Khê vào năm 1946.
Như vậy, Bích Khê không phải là gương mặt xuất hiện ngay trong những
ngày đầu tiên thành lập “Trường thơ Loạn” nhưng ông lại là người khép lại
khoảng thời gian hoạt động của Trường thơ này. Bích Khê và các nhà thơ trong
“Trường thơ Loạn” cùng có chung quan niệm thẩm mỹ, cùng chịu ảnh hưởng
của tư tưởng văn học phương Tây mà chủ yếu là chủ nghĩa tượng trưng và siêu
thực. Nếu như ở ngoài Bắc, các nhà thơ nổi tiếng như Xuân Diệu, Huy Cận, Thế
Lữ… chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn thì các nhà thơ Bình Định đã tiến
xa hơn, họ đã tiếp cận với chủ nghĩa tượng trưng và chớm sang siêu thực. Và đây
cũng là điều tạo ra nét riêng trong thơ ca của các tác giả thuộc “Trường thơ
Loạn”, ở các tác giả này đã hình thành một quan niệm thẩm mỹ riêng.
Quan niệm thẩm mỹ chính là quan niệm về cái đẹp trong thơ ca. Các nhà
thơ trong “Trường thơ Loạn” đã đi tìm cái đẹp trong những vẻ kì dị (mức độ cao
của kinh dị), quan niệm cái đẹp mang những vẻ kì dị đã tạo ra một sự mới lạ vì
nó chưa từng có trong thơ ca truyền thống, thậm chí là mâu thuẫn với quan niệm
về cái đẹp trong thơ ca truyền thống. Các thi sĩ trong “Trường thơ Loạn” đã đi
tìm cái đẹp ở những vùng mới của tinh thần: Tâm linh vốn là nơi giao thoa giữa
thực và hư, giữa ý thức và vô thức, giữa cái logic và cái phi logic. Cái đẹp vì vậy
có vẻ ma quái, kì lạ, dị thường gây những cảm giác lạ lùng, rùng rợn chưa từng
có. Với quan niệm cái đẹp kì dị, “Trường thơ Loạn” chịu ảnh hưởng rất lớn từ

quan niệm mỹ học của các nhà thơ tượng trưng Pháp, đặc biệt là Baudelaire.
Nếu Xuân Diệu đã nhận từ Baudelaire tư duy tương ứng, chủ yếu là tương ứng
giữa các giác quan để đi vào thế giới du dương của trần thế thì các nhà thơ trong
“Trường thơ Loạn” lại tiếp nhận từ Baudelaire một cảm quan ma quái để đi vào
thế giới đau thương. Baudelaire tìm kiếm chất thơ ở những gì ghê rợn, kinh hãi
như xác chết, máu me, xương tủy, sự dâm đãng… Các nhà thơ “Trường thơ
Loạn” cũng nói đến xác chết, đầu lâu, xương khô, sự trần truồng, trong thơ Hàn


1
9
Mặc Tử có “hương thơm và mật đắng”, “máu cuồng và hồn điên”; thơ Bích Khê
có “nhạc và lệ”, “đẹp – dâm”, “đẹp – cuồng và ánh sáng”; thơ Chế Lan Viên đầy
rẫy những “ma”, “tinh”, “yêu”, “xương”, “máu”. Chất tượng trưng đã ngấm sâu
vào huyết quản của cả “Trường thơ Loạn”, các nhà thơ này bắt đầu đi tìm cái
đẹp ở “những bờ bến xa lạ của cảm giác” (chữ dùng của Hàn Mặc Tử), tìm
những khoái lạc bệnh tật ở những vùng đất chưa được khám phá.
Tuy nhiên quan niệm về cái đẹp của các nhà thơ “Trường thơ Loạn” vẫn
có một diện mạo riêng. Nguyên tắc mỹ học cao nhất chi phối quan niệm của
Trường thơ đó là Cái Tột Cùng. Trong lời Tựa Điêu Tàn- Tuyên ngôn của
Trường thơ, Chế Lan Viên đã khẳng định: “Cái gì của nó cũng Tột cùng”.
Nguyên tắc này là mơ ước chung của người nghệ sĩ nhưng chỉ ở “Trường thơ
Loạn” nó mới nó mới trở thành chủ trương, thành nguyên tắc cao nhất trong
sáng tác. Tột Cùng của “Trường thơ Loạn” là Thơ trên Thơ, Ánh Sáng trên Ánh
Sáng, Đau Khổ ở trên mọi Đau Khổ, Sung Sướng trên mọi sự Sung Sướng….
Các nhà thơ muốn đi tìm những cảm giác dù đau thương hay hờn giận thì cũng
phải ở mức đạt đến đỉnh cao nhất.
Ở địa hạt kinh dị, cái đẹp là sự phá cách trong những kết hợp nghịch lý
nhưng lại thống nhất: “đẹp – kinh dị”, “đẹp – dâm”, “đẹp – cuồng”, “đẹp – thần bí”.
Ở góc độ truyền thống là cái đẹp thanh cao, trong trắng, Hàn Mặc Tử

trong “Tựa Bích Khê- thi sĩ thần linh” đã khẳng định cảm hứng của các nhà thơ
trong “Trường thơ Loạn”: “Thi sĩ khát khao hoài vọng cái mới, cái đẹp, cái gì
rung cảm hồn phách chàng đến tê liệt dại khờ dù cái đẹp ấy cao cả hay đê tiện,
tinh khiết hay nhơ bẩn miễn là có tính chất gây nên đê mê, khoái lạc… Thơ lúc
ấy sẽ ham thích hết sức những gì là thanh cao như hương thơm nhân đức của
các vị á thánh hay say mê điên dại cái gì hết sức tội lỗi mà người thế gian chưa
từng phạm tới”[32, tr103]. Vì vậy khi đọc thơ của các nhà thơ này người đọc bị


2
0
lạc vào một thế giới khác. Đó là vườn thơ rộng rinh không bờ bến, là “bến mộng,
bến tình” trong thơ Hàn Mặc Tử với cảm giác đau thương đến tột cùng. Đó còn
là thế giới của những hồn ma bóng quỷ lạ lùng rùng rợn khiến cho người đọc
cảm thấy “đầu óc choáng váng, không biết mình là người hay ma” [39, tr.180]
trong thơ Chế Lan Viên. Trên hết là thế giới thơ huyền diệu như một cung điện
nguy nga xây bằng ánh sáng, nhạc, hương “lung linh như kim cương, ngọc
thạch”, nghĩa là tất cả những gì tinh anh, cao quí nhất của cõi thơ Bích Khê.
Như vậy có thể thấy quan niệm thẩm mỹ của các nhà thơ trong “Trường
thơ Loạn” cũng giống như các nhà thơ lãng mạn khác, họ tôn sùng quan niệm
“nghệ thuật vị nghệ thuật”, nghệ thuật cao hơn cuộc sống, đứng lên trên cuộc
sống trần tục, các thi sĩ sáng tác các tác phẩm nghệ thuật là để phục vụ cho nhu
cầu cảm nhận nghệ thuật, thể hiện nghệ thuật, cho mình được bày tỏ những cảm
nhận của cá nhân, để cho cá nhân đọc hiểu, thưởng thức những gì mình và các
thi sĩ khác sáng tác. So sánh thấy bề ngoài nhìn có vẻ giống nhau nhưng bản chất
bên trong của quan niệm này ở các nhà thơ lãng mạn và các nhà thơ tượng trưng
lại có sự khác biệt. Và xuất phát cùng Trường thơ Loạn nhưng giữa Bích Khê và
các nhà thơ khác trong Trường thơ cũng có một vài điểm khác biệt.
Tham gia trong “Trường thơ Loạn”, chịu ảnh hưởng quan niệm thẩm mỹ
của Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên, Bích Khê đã sáng tạo ra một sự nghiệp văn

học vừa có điểm giống các thi hữu lại đồng thời thể hiện cá tính riêng của mình.
1.2.3.Quá trình hình thành thi nghiệp và quan niệm thẩm mỹ của Bích Khê
1.2.3.1. Sự nghiệp thi ca của Bích Khê
Yếu tố thời đại, gia đình, bản thân con người nhà thơ cộng với việc Bích
Khê tham gia trong “Trường thơ Loạn”, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng
trưng siêu thực Pháp nên đã hình thành một sự nghiệp văn học và quan niệm

×