Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Thế giới nghệ thuật trong thơ Dương Thuấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.47 KB, 102 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM




PHÙNG TRỌNG VĨNH



THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ DƯƠNG THUẤN








LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN















Thái Nguyên - Năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM




PHÙNG TRỌNG VĨNH



THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ DƯƠNG THUẤN




Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60.22.34


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN



Người hướng dẫn: TS. Lê Hồng My








Thái Nguyên - Năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính bản thân tôi thực hiện, dưới sự
hướng dẫn của TS. Lê Hồng My. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một công trình khoa học nào, mọi sự trích
dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực
và nguyên bản của luận văn.
Tác giả


Phùng Trọng Vĩnh


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3


LỜI CẢM ƠN


Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS: Lê Hồng My,
người thầy đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn, khoa Sau
đại học trường ĐHSP Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên em trong
quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời
gian qua.
Thái Nguyên, ngày….tháng…. năm 2012
Tác giả



Phùng Trọng Vĩnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4


i

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục i
Danh mục các chữ viết tắt ii
MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 12


Chương 1. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ HÌNH ẢNH CON NGƯỜI
TRONG THƠ DƯƠNG THUẤN 12

1. “Khu vườn thiếu nhi” với những nhân vật gần gũi trẻ thơ 12

2. Không gian bản Hon và “Người xứ Mây” qua những khúc hát quê hương.
21

3. Không gian Trường Sa và những người lính biển qua “Mười bảy khúc
đảo ca” 42

4. Những miền đất mới và “người muôn phương” 52

Chương 2. NHÂN VẬT TRỮ TÌNH 56

1. “Chú bé bản Hon” với cái nhìn trong sáng tinh khôi 56

2. “Chàng trai của núi” nặng tình với quê hương 59

3. Anh - “Trái tim mang hình em/ Hiện thành câu thơ lấp lánh” 64

4.
Người “Mơ ước một chân trời”- Một cái tôi nhiều khát vọng và trải nghiệm
70

Chương 3. MỘT SỐ ĐẶC SẮC TRONG PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN 76

1. Ngôn ngữ thơ Dương Thuấn mang đậm bản sắc Tày 76


2. Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình 81

3. Kết cấu thơ độc đáo 83

KẾT LUẬN 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5


ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nội dung
HN Hà Nội
KHXH Khoa học xã hội
NXB Nhà xuất bản
VHTT Văn hóa thông tin

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6


1

MỞ ĐẦU



1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học các dân tộc thiểu số là niềm tự hào của đồng bào các dân
tộc Việt Nam. Những tác giả tiêu biểu như: Nông Quốc Chấn, Nông Minh
Châu, Hoàng Văn Thụ, Nông Viết Toại, Triều Ân, Ma Trường Nguyên, Mai
Liễu, Vi Thị Kim Bình, Y Phương, Vi Thùy Linh.v.v là những nhà thơ có
nhiều sáng tạo, góp phần đưa nền văn học dân tộc ngày càng phát triển. Hiện
nay chúng ta đã có một đội ngũ những cây bút người dân tộc thiểu số vững
vàng về tay nghề và có ý thức xây dựng thế giới nghệ thuật của mình, góp
phần làm nở hoa kết trái cho nền văn học Việt Nam.
1.2. Trong số các tác giả văn học dân tộc thiểu số, Dương Thuấn là nhà
thơ được nhiều độc giả biết đến. Sinh ra và lớn lên trên quê hương Bắc Kạn,
tuổi thơ gắn liền với gió núi trăng ngàn, Dương Thuấn đã có một cuộc hành
trình “từ bản Hon” đến với “muôn nơi”. Năm 1981, anh tốt nghiệp Khoa Ngữ
Văn - Trường Đại học Sư Phạm Việt Bắc (nay là Trường Đại học Sư Phạm -
Đại học Thái Nguyên). Sau một thời gian dạy học ở quê nhà, vốn “say” thơ
Dương Thuấn đã dần chuyển sang sáng tác. Vừa miệt mài viết, anh vừa bền bỉ
đọc và đi để làm giàu vốn sống và nguồn cảm hứng thơ. Với quãng thời gian
20 năm lao động nghệ thuật từ khi cầm bút đến nay, anh đã có 11 tập thơ (với
số lượng khoảng tám trăm bài và hai trường ca), gồm: Cưỡi ngựa đi săn (viết
cho thiếu nhi), năm 1991, Đi ngược mặt trời (1995), Bà lão và chích chòe
(1997), Hát với sông Năng (2001), Đêm bên sông yên lặng (2004), Thơ với
tuổi thơ (2005), Chia trứng công (2006), Soi bóng vào tôi (2009), Trường ca
Mười bảy khúc đảo ca (2002); các tập thơ tiếng Tày: Lục pjạ hết lúa (1995);
Slíp nhỉ tua khoăn (2002); Trăng Mã Pí Lèng (2002) Anh đã vinh dự được
nhận nhiều giải thưởng văn học. Trong những sáng tác đã xuất bản của anh,
có những bài đã được phổ nhạc như: Đi tìm bóng núi, Tình ca bên suối, Lá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7


2


trầu, Khúc hát cao nguyên - Những ca khúc được nhiều người yêu mến. Thơ
Dương Thuấn: “Hồn nhiên dẫn mọi người về tận nguồn cội của một đời sống
thuần phác, giàu ân tình, giàu cốt cách của dân tộc anh, để mọi người cùng
yêu cái anh yêu, cùng được tắm gội trên một vùng sông nước thật trong trẻo”
(Nguyễn Khoa Điềm) [60; 4].
1.3. Thơ Dương Thuấn được coi là một hiện tượng “lạ”, bởi anh có
kiểu sáng tác rất riêng theo lối tự bạch, lời thơ thủ thỉ, tâm tình với nhiều cung
bậc cảm xúc khác nhau, đúng như có ý kiến đã từng đánh giá: “Thơ Dương
Thuấn như rượu ủ men lá càng uống càng ngấm, càng để lâu càng dễ mềm
môi người uống ” [
26
;32]. Dương Thuấn đã tiếp nối và mở mang con đường
mà các thế hệ đi trước đã làm, góp phần khẳng định mạnh mẽ đời sống tinh
thần phong phú, đẹp đẽ của dân tộc Tày trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam. Thơ Dương Thuấn đã góp phần bảo tồn những giá trị truyền thống của
nền văn học dân tộc, đồng thời đưa nền văn học dân tộc phát triển ngày một
phong phú, đa dạng hơn, đến được với bạn đọc không chỉ ở phạm vi trong
nước mà cả ở nước ngoài. Chính vì vậy, thơ anh đã thu hút được sự quan tâm
của bạn đọc trong và ngoài nước. Ở lĩnh vực nghiên cứu - phê bình văn học,
cho đến nay đã có nhiều bài viết và các công trình nghiên cứu khoa học (có cả
những công trình chuyên sâu) về thơ anh.
1.4. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế những công trình nghiên cứu về
thơ Dương Thuấn, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình chuyên biệt nào đi
vào khảo sát, nghiên cứu toàn bộ thế giới nghệ thuật của nhà thơ. Vì vậy,
chúng tôi đi chọn triển khai đề tài “Thế giới nghệ thuật trong thơ Dương
Thuấn” với hy vọng sẽ góp thêm một tiếng nói khẳng định những thành tựu
thơ của Dương Thuấn trong thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam.
Việc nghiên cứu “Thế giới nghệ thuật thơ Dương Thuấn” còn nhằm phục
vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu văn học ở địa bàn miền núi, nhất là địa

phương Bắc Kạn. Hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tư liệu bổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8


3

ích đối với quá trình tìm hiểu văn học Bắc Kạn và văn học miền núi nói chung;
đồng thời, bồi dưỡng tình cảm yêu mến, tự hào của bạn đọc gần xa đối với thơ
Dương Thuấn - một nguồn suối trong mát của thơ ca Tày hiện đại Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Khái niệm “Thế giới nghệ thuật”.
Khái niệm Thế giới nghệ thuật xuất hiện từ yêu cầu muốn tiếp cận tác
phẩm văn học trong dạng chỉnh thể. Từ những góc độ khác nhau, các nhà
nghiên cứu văn học đã phát biểu những quan niệm về Thế giới nghệ thuật
phục vụ cho hoạt động nghiên cứu văn học. Nhà nghiên cứu Lý luận văn học
Trần Đình Sử quan niệm: “Văn bản thơ không chỉ gồm những câu chữ, vần
điệu, ngắt nhịp, mà bao gồm cả thế giới hình tượng bên trong như một thế
giới sống đặc thù” [48;6]. Nhà nghiên cứu văn học Lê Quang Hưng trong
cuốn Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước 1945 có nêu: “Thế giới nghệ
thuật thơ trữ tình là một chỉnh thể thống nhất bào hàm các thành tố cấu trúc và
các quy luật cấu trúc chung thể hiện quá trình cái tôi nhà thơ nội cảm hóa thế
giới khách quan bằng tưởng tượng của mình. Một mặt thế giới nghệ thuật ấy
gắn kiền với kinh nghiệm cá nhân, với phong cách sáng tác của bản thân nhà
thơ, mặt khác nó phản ánh trình độ sáng tác của một giai đoạn lịch sử, một
thời đại” [23; 9]. Trong chuyên đề Thế giới nghệ thuật của một nhà thơ trữ
tình, nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn có viết: “Xét đến cùng thế giới nghệ thuật
của một nhà văn chính là một thế giới hình tượng hiện ra như một chỉnh thể
sống động, chứa đựng một quan niệm nhân sinh và thẩm mĩ nào đó, được xây
cất bằng vật liệu ngôn từ. Như vậy, thế giới nghệ thuật vừa là con đẻ, vừa là
hiện thân của tư tưởng sáng tác. Đó không phải là một thế giới tĩnh mà là một

thế giới động, vừa vận động vừa phụ thuộc vừa phản ánh những biến chuyển
trong tư tưởng của người nghệ sĩ” [45.11].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9


4

Khái niệm Thế giới nghệ thuật, được Từ điển thuật ngữ văn học định
nghĩa là: “Khái niệm chỉ chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm,
một loại hình tác phẩm, sáng tác của một tác giả, một trào lưu). Sáng tác nghệ
thuật là một thế giới riêng, được tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng và nghệ
thuật, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con người,
mặc dù là nó phản ánh các thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật có không gian
riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lí riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan
niệm đạo đức, thang bậc xã hội riêng chỉ xuất hiện một cách ước lệ trong
sáng tác nghệ thuật” [18; 201-202].
Như vậy, nhìn chung, về mặt lý luận, các khái niệm Thế giới nghệ thuật
đã có đều chú trọng đến tính chỉnh thể trong sáng tác, coi trọng cấu trúc nội
tại trong sáng tác của mỗi tác giả, tác phẩm. Thế giới nghệ thuật của mỗi thể
loại văn học lại có các phương diện đặc thù. Ở thể loại tự sự (truyện ngắn,
truyện vừa, truyện ngắn, sử thi, ngụ ngôn, tiểu thuyết ), các phương diện cơ
bản làm nên thế giới nghệ thuật của tác giả (tác phẩm) là: Đề tài; Cốt truyện;
Hệ thống nhân vật: Ngôn ngữ nghệ thuật ; Ở thể loại kịch (bi kịch, hài kịch,
chính kịch, kịch tự sự), thế giới nghệ thuật gồm các yếu tố cơ bản: Xung đột -
Hành động kịch; Nhân vật kịch; Ngôn ngữ kịch. Ở thể loại trữ tình (thơ,
truyện thơ, ca trù, từ khúc, trường ca, trường thiên), những yếu tố có bản cấu
thành thế giới nghệ thuật là: Hình tượng nhân vật trữ tình; Không gian - Thời
gian nghệ thuật; Ngôn ngữ; Giọng điệu; Các biện pháp nghệ thuật.v.v…Đây
cũng là các yếu tố có liên quan trực tiếp đến đối tượng chúng tôi triển khai
nghiên cứu

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, không gian nghệ thuật là “Hình thức
bên trong của hình tượng nghệ thuật, thể hiện tính chỉnh thể của nó” [18;109].
Không gian nghệ thuật có thể đồng dạng nhưng không bao giờ trùng khít với
không gian địa lý bởi nó là “hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10


5

do nhà văn sáng tạo ra để thể hiện mục đích nghệ thuật của mình. Ví dụ như
không gian làng Đông Xá (Tắt đèn) là sáng tạo của Ngô Tất Tố, không gian
làng Vũ Đại (Chí Phèo) là sáng tạo của Nam Cao.v.v Không gian nghệ
thuật cũng bao hàm các yếu tố thiên nhiên, con người như không gian thực
song những yếu tố ấy có thể được tạo nên từ trí tưởng tượng, hư cấu của tác
giả. Điều đó khiến không gian nghệ thuật mở ra nhiều chiều, nhiều kích cỡ
trong cảm nhận của người đọc so với không gian địa lý. Không gian nghệ
thuật là yếu tố quan trọng trong chỉnh thể thế giới nghệ thuật của nhà văn.
“Hình tượng nhân vật trữ tình là “con người đồng dạng” của tác giả -
nhà thơ - hiện ra từ văn bản của kết cấu trữ tình (một chùm thơ, toàn bộ
trường ca, hay toàn bộ sáng tác thơ) như một con người có đường nét hay một
vai sống động có số phận cá nhân xác định hay có thế giới nội tâm cụ thể, đôi
khi có cả nét vẽ chân dung (mặc dù không bao giờ đạt tới đặc điểm của một
nhân vật như trong tác phẩm tự sự hay kịch)” [18;162]. Trong thơ có thể có
hoặc không có nhân vật nhưng bao giờ cũng có nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ
tình giúp nhà thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, chiêm nghiệm của mình trước
con người và cuộc sống. Qua nhân vật trữ tình, người đọc có thể cảm nhận rõ
bức chân dung tâm hồn của nhà thơ.
Ngôn ngữ trong tác phẩm trữ tình mang tính thẩm mỹ, thể hiện rõ
phong cách, tài năng và sự sáng tạo của nhà thơ. Cùng với ngôn ngữ,
giọng điệu cũng phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu

thẩm mỹ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà
văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Giọng điệu nghệ thuật thể
hiện ở: “Thái độ, tình cảm, lập trưởng tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối
với hình tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng
hô, gọi tên, dùng sắc điệu, tình cảm, cách cảm thụ gần xa, thân sơ, thành
kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [….]. Giọng điệu trong tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11


6

phẩm thường “đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ
bản, chủ đạo chứ không đơn điệu” [44;112-113]…Đây cũng là những khái
niệm công cụ giúp chúng tôi tìm hiểu đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Trong thực tế nghiên cứu thế giới nghệ thuật, người ta thấy, mỗi tác
giả, tác phẩm có thế giới nghệ thuật riêng được hình thành từ hoàn cảnh
sáng tác, cội nguồn cảm hứng và cá tính sáng tạo mang đậm dấu ấn cá nhân.
Vì vậy, khi nghiên cứu thế giới nghệ thuật của các tác giả văn học nói chung
và thế giới nghệ thuật của mỗi nhà thơ nói riêng, người nghiên cứu phải vận
dụng linh hoạt khái niệm công cụ và tùy thuộc vào thực tế sáng tác của tác
giả để lựa chọn những phương diện cần đi sâu khám phá làm nổi bật những
đóng góp của nhà thơ trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật. Chẳng hạn nghiên
cứu thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, người ta đã tập trung khai thác
các phương diện: Quan niệm nghệ thuật, Tính triết lí trong thơ, Không gian
và thời gian nghệ thuật, Các phương thức thể hiện [15]. Nghiên cứu thế giới
thơ Nguyễn Trọng Tạo, người nghiên cứu tập trung khai thác: Hình tượng và
quan niệm nghệ thuật về con người; Không gian và thời gian nghệ thuật;
Ngôn ngữ và giọng điệu.v.v…[17]. Vấn đề cơ bản, cốt lõi cần chú ý khi
nghiên cứu thế giới nghệ thuật của một tác giả văn học là phải tìm hiểu,
khám phá được các phương diện cấu thành chỉnh thể sáng tác nghệ thuật của

tác giả; từ đó làm nổi bật cá tính sáng tạo và những đóng góp đối với đời
sống văn học của tác giả.
2.2. Tình hình nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Dương Thuấn.
Dương Thuấn là cây bút có nhiều đóng góp cho thơ. Trong thời gian
hai mươi năm qua (1991-2011), anh lao động nghệ thuật không biết mệt mỏi
để có được những tập thơ đặc sắc, hấp dẫn. Đã có không ít những công trình
nghiên cứu, phê bình, tiểu luận; những nhận định, đánh giá về thơ Dương
Thuấn; đem đến cho độc giả cảm tình và cái nhìn khoa học về thơ anh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12


7

Hiện nay, hầu hết những bài tiểu luận, phê bình văn học về thơ Dương
Thuấn đã được đã được tập hợp tuyển chọn và giới thiệu trong cuốn
Dương
Thuấn hành trình từ bản Hon

(Viện Văn học - năm 2009) gồm 54 bài viết. Những
bài viết này đã tiếp cận thơ Dương Thuấn từ những khía cạnh khác nhau. Bài viết
mở đầu cuốn sách của Đỗ Thị Thu Huyền mang tính chất khái quát, đem đến cho
người đọc một cái nhìn bao quát về sự nghiệp cũng như con người Dương Thuấn.
Kế tiếp là những bài viết đi vào nghiên cứu các mảng đề tài chủ yếu như: con
người, thiên nhiên, quê hương, bản sắc dân tộc, tình yêu.v.v…
Tìm hiểu mảng đề tài quê hương trong thơ Dương Thuấn, tiêu biểu có
bài viết của Nguyễn Hưng Hải với tiêu đề Quê hương trong thơ Dương
Thuấn. Tác giả tập trung phát hiện hình ảnh quê hương qua tập thơ Đêm bên
sông yên lặng. Theo Nguyễn Hưng Hải: “cả tập thơ có 71 bài như 71 bông
hoa rừng đều viết về quê hương và những vấn đề mà quê hương anh nhắn gửi.
Bao trùm và ám ảnh xuyên suốt tập thơ là những hoài niệm về vẻ đẹp nhân

cách, về bản sắc văn hóa của các dân tộc vùng cao (…), đến với vui buồn, đau
khổ của kiếp người ở những vùng cao, mà quê hương anh chỉ là một điển
hình”[
26
;160]. Nguyễn Thị Hằng viết về Hình ảnh con người trong thơ
Dương Thuấn. Tác giả đã khái quát: hình ảnh con người trong thơ Dương
Thuấn chủ yếu là con người miền núi, đó là “những con người cụ thể trong
cuộc đời”. Họ hiện lên trước hết ở “đức tính hồn nhiên, trong sáng, kiệm lời,
có sức sống mãnh liệt”; “xây dựng hình ảnh con người miền núi, Dương
Thuấn luôn chú ý đến việc đưa con người lên vị trí đại diện cho vẻ đẹp văn
hóa của dân tộc”[
26
;151].
Mảng viết về thiên nhiên của Dương Thuấn cũng thu hút sự quan tâm
của một số cây bút, trong đó có Hà Thị Duyên với bài viết có tiêu đề Thiên
Nhiên trong thơ Dương Thuấn. Tác giả phát hiện tình yêu thiên nhiên là
nguồn cảm hứng tươi sáng thể hiện tình cảm quê hương sâu đậm trong thơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13


8

Dương Thuấn: “Đọc thơ Dương Thuấn ta thấy thiên nhiên núi rừng Việt
Bắc hiện lên thật lung linh, tươi đẹp. Viết về thiên nhiên Việt Bắc, Dương
Thuấn đã thể hiện tình cảm thật sâu đậm của anh với quê hương mình.
Người con của núi rừng ấy viết về Bắc Kạn với một niềm tự hào, một tình
yêu mãnh liệt” [
26
;160].
Một số cây bút khác quan tâm nghiên cứu về con người và phong

cách thơ Dương Thuấn như các bài viết:Dương Thuấn nhà thơ miền núi
nghĩ sâu, viết chắc của Hoàng Văn An; Nhà thơ Dương Thuấn nói lời cho
quả sai của Vân Long; Sự thô mộc có học của Lò Ngân Sủn; Dương Thuấn
đi tìm bóng núi của Chu Văn Sơn; Nhà Thơ Dương Thuấn của Đỗ Ngọc
Thống; Người rong
ruổi đi tìm bóng núi
của Uông Thái Biểu;
Ta là chàng trai
của núi
của Nguyễn Đăng Điệp.v.v…Ở những bài viết này, các tác giả nêu lên
những nét điển hình trong phong cách sáng tác của Dương Thuấn, gắn với bản
sắc văn hóa Tày sâu đậm.
Một số tác giả khác lại đi khai thác nội dung và nghệ thuật của một số
tập
thơ như:
Hát với sông Năng
của Nguyễn Trọng Hoàn;
Đi tìm bóng núi - Dương
Thuấn đến cõi thơ
của Tạ Duy Anh;
Dương Thuấn và tập Thơ với tuổi thơ
của Trần
Thúy Hằng;
Đọc Chia trứng công của Dương Thuấn
của Phùng Ngọc Diễn
Bên cạnh đó một số bài viết đi sâu phân tích phát hiện vẻ đẹp trong
những
bài thơ cụ thể như
Đi tìm bóng núi
của Nguyễn Trọng Tạo;

Bài hát tỏ
tình
của Lê Quốc Hán;
Nhớ chị Thìn một bài thơ độc đáo của Dương Thuấn

của Hồ Thủy Giang;
Gửi Mường Dôn
của Đào Vĩnh;
Ăn theo nước
của Bế Kiến
Quốc.v.v…
Vị trí sau cùng của cuốn sách là một số bài phỏng vấn nhà thơ Dương
Thuấn được thực hiện ở nhiều thời điểm khác nhau, điển hình có: Nhà thơ
Dương Thuấn: Tôi là con trai của núi cao rừng thẳm của Đường Thiên Huệ;
Trò chuyện với nhà thơ Dương Thuấn của Vũ Ngọc Phượng; Trước hết phải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14


9

biết tự hào về dân tộc mình của Trần Hoàng Thiên Kim; Thơ Dương Thuấn -
Dòng sông Tày chảy mãi của Trần Thị Nương.v.v…Những bài viết này cho ta
thấy rõ hơn quan điểm của nhà thơ Dương Thuấn về nghệ thuật cũng như
cuộc sống, giúp người đọc có cái nhìn định hướng trong việc tiếp cận với thế
giới nghệ thuật trong thơ anh. Cuốn sách Dương Thuấn hành trình từ bản
Hon của Đỗ Thị Thu Huyền đã giúp người đọc tiếp cận với thơ Dương Thuấn
từ các góc độ khác nhau (trong đó chủ yếu khám phá đề tài và cá tính sáng
tạo); từ đó, bước đầu cảm nhận được bức chân dung nghệ thuật của nhà thơ.

Ngoài các bài viết được giới thiệu ở phần trên; gần đây, thơ Dương Thuấn

cũng đã được nghiên cứu ở mức độ tập trung hơn. Năm 2008, Nguyễn Thị Thu
Huyền chọn đề tài
Bản sắc Tày trong thơ Y Phương và Dương Thuấn

[
27
]. Ở luận
văn này, tác giả đã đi sâu vào khảo sát nghiên cứu bản sắc văn hóa Tày trong thơ Y
Phương và thơ Dương Thuấn trong qua hình ảnh thiên nhiên, con người, phong tục
tập quán, hình ảnh thơ, ngôn ngữ, giọng điệu và khẳng định: “Nhà thơ Y Phương và
Dương Thuấn đã góp phần bảo tồn, phát huy và lưu giữ nền văn hóa đặc sắc của
dân tộc Tày trong đời sống văn hóa, văn học Việt Nam hiện đại” [
27
;111].
Qua việc tìm hiểu tình hình nghiên cứu thơ Dương Thuấn, soi chiếu
vào
nội hàm khái niệm
Thế giới nghệ thuật
đã xác định, chúng tôi thấy, một số
phương diện của thế giới nghệ thuật thơ Dương Thuấn cũng đã được đề cập
đến song mới ở mức độ khai phá, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về
vấn đề này. Vận dụng cơ sở lí luận và từ thực tế nghiên cứu nêu trên, tiếp tục
hành trình nghiên cứu thơ Dương Thuấn, chúng tôi tập trung tìm hiểu thế giới
nghệ thuật của nhà thơ.
3. Mục đích nghiên cứu.
Làm sáng rõ các phương diện cơ bản, nổi trội trong thế giới nghệ thuật
thơ Dương Thuấn trong suốt hành trình sáng tác của nhà thơ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15



10

4. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung khảo sát, phân tích các
phương diện phương diện cơ bản, nổi trội nhất trong hệ thống những yếu tố
cấu thành nên thế giới nghệ thuật thơ Dương Thuấn. Đó là:
1. Không gian nghệ thuật và hình ảnh con người.
2. Hình tượng nhân vật trữ tình.
3. Các phương thức thể hiện
5. Phạm vi nghiên cứu.
Gồm các tập thơ:
- Cưỡi ngựa đi săn (1991)
- Đi ngược mặt trời (1995)
- Bà lão và chích chòe (1997)
- Hát với sông Năng (2001)
- Đêm bên sông yên lặng (2004)
- Thơ với tuổi thơ (2005)
- Chia trứng công (2006)
- Soi bóng vào tôi (2009)
- Trường ca “Mười bày khúc đảo ca” (2002)
- Thơ tiếng Tày “Lục pjạ hết lúa” (1995); Slíp nhỉ tua khoăn (2002)
Các tập thơ trên đã được tập hợp thành “Tuyển tập Dương Thuấn” (song
ngữ Tày - Việt) gồm ba tập: I, II, III - NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2010. Phần thơ
bằng tiếng Việt trong bộ tuyển tập này là đối tượng khảo sát chính trong quá trình
triển khai nghiên cứu của tác giả luận văn.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu toàn bộ thế giới nghệ thuật thơ Dương Thuấn để có cách tiếp cận
phù hợp với thơ anh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16



11

7. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu đã xác định, chúng tôi sử dụng kết
hợp nhiều phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp thống kê, phân loại: Khảo sát các phương diện trong thế
giới nghệ thuật thơ Dương Thuấn, từ đó cung cấp cứ liệu để phân tích, chứng
minh cho các luận điểm và rút ra kết luận.
- Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp này nhằm chỉ ra hiệu
quả nghệ thuật mà nhà văn sử dụng trong tác phẩm.
- Phương pháp so sánh: Nhằm làm nổi bật những nét riêng trong thế
giới nghệ thuật thơ Dương Thuấn .
- Phương pháp tổng hợp, khái quát: sử dụng để tổng hợp, khái quát vấn
đề nghiên cứu.
8. Đóng góp của đề tài
- Nghiên cứu “Thế giới nghệ thuật thơ Dương Thuấn”, chúng tôi hy
vọng sẽ đem lại cái nhìn tương đối hệ thống và toàn diện về nội dung và
nghệ thuật trong thơ Dương Thuấn; từ đó góp phần tiếp tục khẳng định
những đóng góp của nhà thơ Dương Thuấn đối với thơ ca dân tộc Tày và
thơ hiện đại Việt Nam.
- Cung cấp thêm một tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy, nghiên cứu
văn học địa phương ở Bắc Kạn nói riêng và khu vực miền núi nói chung.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài
Thế giới nghệ thuật thơ Dương Thuấn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1. Không gian nghệ thuật và hình ảnh con người
Chương 2. Hình tượng nhân vật trữ tình
Chương 3. Một số đặc sắc trong phương thức thể hiện


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17


12

NỘI DUNG
Chương 1
KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ HÌNH ẢNH
CON NGƯỜI TRONG THƠ DƯƠNG THUẤN

1. “Khu vườn thiếu nhi” với những nhân vật gần gũi trẻ thơ
Văn học thiếu nhi Việt Nam phát triển phong phú, đa dạng về đề tài,
thể loại và đã thực sự đã có những kết tinh nghệ thuật, những thành tựu đáng
ghi nhận. Có thể kể đến Kim Đồng, Vừ A Dính của Tô Hoài; Hai làng Tà
Phình, Đông Hía của Bắc Thôn, Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng
Khoa, Chú bò tìm bạn, Bạn trong vườn của Phạm Hổ Các nhà thơ sáng tác
thơ cho thiếu nhi đều có một điểm chung là miêu tả thế giới vạn vật bằng cái
nhìn hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ. Nhà thơ hóa thân thành những “nghệ
sĩ nhí” để cảm nhận, miêu tả cuộc sống. Thơ viết cho thiếu nhi thường có
những câu hỏi, thắc mắc “ngây ngô” và cách lí giải hồn nhiên trong sáng phù
hợp với tâm hồn trẻ thơ. Bên cạnh điểm chung ấy, mỗi nhà thơ lại có sáng tạo
riêng để gửi gắm tâm hồn, tình cảm của mình với thiếu nhi; để tiếng thơ có
thể hòa điệu với tiếng lòng của các em. Cùng nói về thế giới vạn vật và những
tình cảm quen thuộc, gần gũi với trẻ thơ nhưng cách khai thác ở mỗi tác giả
lại có những điểm khác nhau. Thơ Trần Đăng Khoa có không gian “Góc sân
và khoảng trời”, gắn với khung cảnh làng quê có chú bướm vàng, chú gà liếp
nhiếp, rặng tre, giàn trầu, luống rau…; xa hơn chút nữa là cánh đồng lúa
vàng làm nên “Hạt gạo làng ta”. Tất cả tạo nên một bức tranh quê bình dị mà
tươi tắn sắc màu. Bước vào không gian ấy, trẻ thơ được “tắm mình” trong

không khí của làng quê, được làm quen với thiên nhiên, con người và phong
tục của làng quê Việt. Chính điều đó đã sớm hình thành một tình yêu với quê
hương ngay từ tấm bé.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18


13

Thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ vẫn là chất liệu quen thuộc ít nhiều
được các nhà thơ khác đề cập đến trong cuộc sống đời thường. Trong thơ
ông, trẻ thơ bắt gặp tất cả những gì quen thuộc trong đời sống hàng ngày như
con dao, cái kéo, cái chổi, cây cầu chì, con chó, con mèo, cây na. quả
khế Nhưng “điểm nhấn” trong thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ là tình
bạn trẻ thơ. Phạm Hổ muốn đem đến cho trẻ thơ những câu chuyện bổ ích về
tình bạn. Dấu hiệu nhận biết chủ đề tình bạn được thể hiện ở việc đặt tên cho
các tập thơ: Bạn trong vườn, Những người bạn im lặng, Những người bạn ồn
ào, Chú bò tìm bạn Chủ đề tình bạn gần như xuyên suốt mọi bài thơ, tập thơ
viết cho thiếu nhi của ông.
Đóng góp vào bước phát triển của thơ viết cho thiếu nhi, Dương Thuấn
có các tập thơ Cưỡi ngựa đi săn (1991); Bà lão và chích chòe (1997); Chia
trứng công (2006). Ba tập thơ trên được đưa vào Tuyển tập Dương Thuấn -
Tập III với số lượng hơn 200 bài.
Viết cho thiếu nhi, Dương Thuấn đã xây dựng thành công “Khu vườn
thiếu nhi” (theo cách gọi của Chu Văn Sơn) - Một không gian sinh hoạt của
đồng bào miền núi vừa rộng lớn, lãng mạn, nhưng lại rất gần gũi với các em.
“Khu vườn” ấy được Dương Thuấn dày công xây đắp, tỉ mẩn tạo dựng từ
những chất liệu gần gũi, quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người Tày
ở vùng núi Bắc Kạn. Điều này làm nên nét khác biệt giữa thơ viết cho thiếu
nhi của Dương Thuấn so với thơ của nhiều nhà thơ khác. Bước vào khu vườn
đó, trẻ thơ được hòa mình vào thế giới tự nhiên, được hít thở bầu không khí

trong lành, và được làm quen với thế giới vạn vật, thỏa thích ngắm các loài
hoa, nếm các loại quả; nghe thổi khèn, nghe hát ru, nghe chuyện cổ tích, chơi
ném còn, đánh quay, cười ngựa, đi săn, bắn nỏ, đuổi sương trên cỏ, bắt cá
dưới khe Vạn vật trong “khu vườn” ấy được nhìn bằng cái nhìn đầu đời
“của một đứa bé lần đầu chớp chớp mắt nhận ra hình thù, màu sắc của mọi vật
xung quanh mình” [
26
;13].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19


14

Nhân vật của không gian “Khu vườn thiếu nhi” trong thơ Dương
Thuấn chủ yếu là những con vật quen thuộc, gần gũi tâm hồn trẻ thơ miền
núi. Dương Thuấn có tới 32 bài thơ miêu tả về đặc điểm, hình dáng, đời
sống sinh hoạt, tình cảm của loài vật như: chèo bẻo, con sóc, con rết,
hươu con, bầy khỉ, ngựa đen, ngựa đỏ, nòng nọc, rùa, gà, chú ngựa hồng,
ngựa đơn, ngựa con, con nhím, con mèo, chú cún con, chim từ quy, con
gấu, chú ếch, nai con, còng gió, con sóc, chích chòe.v.v…Bên cạnh các
con vật còn có sự xuất hiện của các sự vật hiện tượng và những vật dụng
quen thuộc trong gia đình. Tất cả hợp lại tạo thành một thế giới sống động
dành riêng cho trẻ thơ. Bước vào “khu vườn” đó các em thiếu nhi tha hồ
chiêm ngưỡng, khám phá nguồn gốc, đặc điểm và vẻ đẹp của muôn loài.
Viết cho các em, Dương Thuấn đã dùng hình thức đồng dao với phép
nhân hóa quen thuộc để miêu tả một đặc điểm hay mối quan hệ của các
con vật ngộ nghĩnh; nhưng lại thể hiện được đời sống tâm lí, tính cách của
các em nhỏ khiến mỗi bài thơ của anh giống như một câu chuyện thú vị
cuốn hút tâm hồn trẻ thơ: “Đọc bất cứ bài thơ viết cho thiếu nghi nào của
Dương Thuấn ta cũng bất ngờ vì một cái gì đó vừa rất trong sáng, đáng

yêu, vừa ngồ ngộ, vui vui lại được diễn đạt bằng cách nói dân tộc, độc
đáo” (Trần Thị Đoàn - Mai Việt Hồng)
[9]. Những tập thơ viết cho thiếu
nhi là món quà quí giá mà Dương Thuấn dành tặng các em. Trước hết, nhà
thơ giúp các em có thêm nhận thức về thế giới xung quanh mình. Mỗi loài
cây, mỗi con vật một đặc tính. Loài con sâu róm đen xì, gớm ghiếc, con
sâu cơi to bằng ngón tay “cặp mắt nổi vằn xanh vằn đỏ” dữ tợn, những
con chèo bẻo dũng mãnh “thắng diều hâu” bảo vệ đàn vịt trời, con xấu hổ
thì đúng như tên gọi của nó “Mỗi khi thấy người/ Tay che kín mặt/ Xấu hổ
nhất đời”. Chúng cũng có những thói quen khác nhau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20


15

Cá dưới vực sâu
Vừa bơi vừa ngủ
Con ngựa ở tàu
Suốt đời đứng ngủ
Con chim đậu vững
Ngủ trên ngọn cây
Con rơi ngủ ngày
Chân cheo vòm đá
(Đi ngủ- Chia trứng công)
Bên cạnh những con vật ngộ nghĩnh, các em thiếu nhi còn được biết
đến nguồn gốc các sự vật, hiện tượng xung quanh mình qua lời kể của tác giả.
Ví như trăng trên trời cao thay đổi hình dạng theo thời gian. Đó là sự thay đổi
theo quy luật của tự nhiên. Sự thay đổi đó được nhà thơ liên tưởng và giải
thích bằng những hình ảnh rất cụ thể và gần gũi đời thường như lưỡi liềm mẹ
mang ra đồng, chiếc võng ru em nằm ngủ, trái bưởi vàng thơm nơi góc sân

hay con thuyền nhỏ ở bến sông quê:
Phải trăng qua ruộng lúa
Trăng xuống làm lưỡi liềm?
Phải trăng ghé mái hiên
Nên có trăng mắc võng?
Trăng đi qua vườn rộng
Hóa trái bưởi vàng thơm?
Phải trăng qua dòng sông
Trăng thành con thuyền nhỏ?
(Hỏi trăng)
Với cách liên tưởng vầng trăng với sự vật gần gũi, thân thuộc, Dương Thuấn
khơi dậy ở trẻ thơ tình yêu thiên nhiên và con người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21


16

Trong tâm hồn trẻ thơ vầng trăng là một thế giới riêng mà ở đó có
chú Cuội
- một nhân vật rất gần gũi với tuổi thơ qua những câu chuyện kể của
mẹ và của bà. Dương Thuấn đã đưa thế giới đó đến gần với các em hơn bằng
một phát hiện:
Có hàng ngàn tuổi
Mà ai cũng gọi
Là thằng cuội thôi
Nếu như gọi khác
Không có trăng rồi
(Thằng cuội)
Trăng và Cuội có từ bao giờ không ai biết rõ, chỉ biết rằng có từ rất
lâu có lẽ đến “hàng ngàn tuổi” vậy mà “cuội” vẫn chỉ được gọi là “thằng”,

vẫn chỉ là bạn của các em thôi, thật là gần gũi và thân thiết. Với thiếu nhi,
trăng thì phải có cuội, cuội ở trên cung trăng - điều đó ăn sâu trong tiềm
thức của trẻ thơ.
Để đơm hương kết trái cho đời, nhiều loài cây đã phải chịu đau đớn cũng
như người mẹ trong nỗi đau sinh thành đứa con. Dương Thuấn đã giúp trẻ thơ
quan sát và nhận biết quá trình “sinh con” của cây tre trên núi: “Tung muôn hạt
đi xa,rồi cả rừng chết đứng”; hoặc của cây hồng ven suối:
“Sau mùa hái quả
Chém đứt rễ hồng
Từ vết nhựa ứ
Mọc lên cây mầm”
(Hồng sinh con)

Dương Thuấn còn giúp trẻ thơ có những liên tưởng thú vị khi hình
dung mười ngón tay như mười anh em mồ côi sớm tối có nhau, cùng nhau
đoàn kết, cùng nhau chung sống:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22


17

Mười anh em mồ côi
Đêm ngày giúp nhau mọi việc
Một người bị đau, chín người buồn khổ

Mười anh em mồ côi
Mỗi người có một viên ngói che đầu
Quấn quít bên nhau, suốt đời thương nhau

Mười anh em mồ côi

Việc nhỏ việc to chẳng gì không làm được
Mười anh em ấy là mười ngón tay
(Mười anh em)
Mỗi bài thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn đều đem đến cho các
em (và cả người lớn) những bài học thú vị, bổ ích về cuộc sống. Chẳng hạn
như câu chuyện của chú ngựa non mới lớn chưa hết tính trẻ con. Cậy to khỏe
nên chú bắt nạt các con vật tội nghiệp, nhỏ bé hơn mình:
Đá đàn gà
Gà táo tác
Đá đàn vịt
Vịt bay tan
Bắt nạt kẻ yếu thành quen, ngựa đâu biết đến khi bắt nạt chó vện nó liền bị
cắn lại, không còn dám huênh hoang nữa:
Đá con chó vện
Bị con chó vện cắn
Không còn là ngựa non
Bị đau cũng kêu van
(Không còn là ngựa non)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23


18

Câu chuyện của chú ngựa non hấp dẫn các em nhỏ không chỉ ở lời thơ
mang giọng hồn nhiên mà cơ bản là qua câu chuyện đó, các em học được bài
học bổ ích trong quan hệ với bạn bè sao cho đúng mực, biết bênh vực kẻ yếu
và lên án những hành động sai trái.
Hay câu chuyện về anh em nhà chuột. Chuột anh giả làm mèo oai
phong nhưng khi gặp mèo thật thì lại sợ hãi núp sau chuột em. Ngược lại,
chuột em lại dũng cảm dám đối diện với mèo vằn:

Hai anh em chuột
Bàn tán lao xao
Mèo vằn nghe thấy
Kêu lên ngoao ngoao
Chuột em cầu khẩn:
- Chúa ơi, nhanh nào
Ra mà dẹp giặc
Chuột anh hốt hoảng
Ôm chặt chuột em.
(Anh em chuột)
Bài thơ ngầm phê phán những ai hèn nhát, bề ngoài luôn tỏ ra mình
hơn người khác nhưng khi gặp hiểm nguy lại vội chùn bước cầu an; đồng thời
ca ngợi những người dũng cảm dám đương đầu với cái ác.
Hình ảnh chú ếch không lạ lẫm với trẻ thơ, bởi ít nhiều các em đã
từng biết đến qua những câu chuyện cổ tích hoặc nhìn thấy trong đời sống
hàng ngày. Thế nhưng khi bắt gặp chú ếch trong thơ Dương Thuấn, chắc
các em vẫn bị hấp dẫn bởi nét ngộ nghĩnh, đáng yêu: ếch thích mưa nên cố
há miệng hớp trăng sao trên trời vì nghĩ rằng làm như thế trời sẽ mau tối lại
thành cơn mưa rào:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24


19

Một đêm mùa hạ
Trời đầy trăng sao
Có một chú ếch
Ngồi ở bờ ao
Mồm luôn đớp đớp
Uống bóng trăng vào

Cá rô thấy lạ
Mới hỏi làm sao
Ếch bảo cố đớp
Ăn hết trăng sao
Cho trời tối lại
Thành cơn mưa rào
(Chú ếch ăn trăng)
Bằng trí tưởng tượng phong phú, Dương Thuấn đã đem đến cho các em
tiếng cười hồn nhiên, sảng khoái. Và cùng với trạng thái vui vẻ ấy, các em
còn có thêm bài học nhận thức về một hiện tượng của thế giới tự nhiên: mỗi
khi có tiếng ếch kêu là trời sắp đổ mưa.
Dương Thuấn còn có những câu chuyện thú vị kể về mối quan hệ giữa
các loài vật với nhau, từ đó ca ngợi những tình cảm tốt đẹp cần vun xới hoặc
phê phán khéo những tật xấu mà mỗi người cần nhận biết và sửa chữa ngay từ
tuổi ấu thơ. Ví dụ như nhà thơ miêu tả cảnh một bầy khỉ tắm bên sông để ca
ngợi tình cảm mẹ con đằm thắm. Trong các loài muông thú, khỉ là loài tình
cảm nhất. Hình ảnh bày khỉ cùng nhau tắm, khỉ mẹ kì lưng cho khỉ con gợi
cho các em nhớ đến tình cảm mẹ con thiêng liêng, ấm áp:
Một bầy khỉ rất đông
Rủ nhau ra sông tắm
Khỉ con ngồi yên lặng
Cho khỉ mẹ kì lưng
(Bầy khỉ tắm)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25

×