Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Quan niệm văn học là vũ khí cách mạng và ảnh hưởng của nó đối với thơ 1945 - 1985

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 209 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TRẦN THỊ MINH GIỚI

QUAN NIỆM VĂN HỌC LÀ VŨ KHÍ
CÁCH MẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
ĐỐI VỚI THƠ 1945-1985


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC




Hà Nội – 2011

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ MINH GIỚI

QUAN NIỆM VĂN HỌC LÀ VŨ KHÍ
CÁCH MẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
ĐỐI VỚI THƠ 1945-1985

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 62 22 34 01




LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN BÁ THÀNH

Hà Nội – 2011



iii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 26
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN 26
Chƣơng 1. QUAN NIỆM VĂN HỌC LÀ VŨ KHÍ CÁCH MẠNG Ở VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1985 28
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN NIỆM VĂN HỌC NGHỆ
THUẬT LÀ VŨ KHÍ 28
1.1.1. Cơ sở lí luận 28
1.1.2. Cơ sở thực tiễn 32
1.2. QUAN ĐIỂM VĂN HÓA NGHỆ THUẬT LÀ MỘT MẶT TRẬN, TÁC
PHẨM VĂN NGHỆ LÀ VŨ KHÍ TRONG CÁC TÀI LIỆU, VĂN KIỆN
CỦA ĐẢNG 34

1.2.1. Đề cƣơng văn hóa (1943) 35
1.2.2. Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam (1948) 39
1.2.3. Thƣ của Ban Chấp hành T.Ƣ. Đảng gửi các kì Đại hội Văn nghệ 42
1.3. Ý KIẾN CỦA CÁC VỊ LÃNH ĐẠO VÀ CÁC NHÀ LÝ LUẬN VĂN NGHỆ
KHẲNG ĐỊNH TÍNH CHẤT VŨ KHÍ CỦA VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT 50
1.3.1. Quan niệm VH-NT là một mặt trận của Chủ tịch Hồ Chí Minh 50
1.3.2. Quan niệm VH-NT phục vụ chính trị của Trƣờng Chinh 53
1.3.3. Phạm Văn Đồng với quan niệm “VH-NT là một thứ vũ khí tƣ tƣởng rất
sắc bén” 61
1.3.4. Ý kiến của một số nhà lí luận mĩ học Mác-xít 68
1.4. Từ quan niệm văn hóa văn nghệ là mặt trận, là vũ khí đến quan niệm vũ khí
thơ 77
1.5. TIỀU KẾT 84



iv
Chƣơng 2. ẢNH HƢỞNG CỦA QUAN NIỆM VĂN HỌC LÀ VŨ KHÍ ĐỐI
VỚI TIẾN TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA CẢ NỀN THƠ VÀ HÌNH
TƢỢNG THƠ 86
2.1. NỀN THƠ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN THEO ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN
ĐẤU 86
2.1.1. Lực lƣợng sáng tác đƣợc tổ chức thành một đội ngũ 86
2.1.2. Tính chiến đấu là một yêu cầu khách quan đối với văn học nói chung và
thơ ca nói riêng 90
2.1.3. Phƣơng pháp sáng tác Hiện thực xã hội chủ nghĩa là phƣơng pháp sáng
tác tối ƣu của văn học cách mạng 95
2.1.4. Hiện thực cách mạng là nội dung phản ánh của thơ 102
2.2. NHỮNG HÌNH TƢỢNG CHUNG CỦA CẢ NỀN THƠ 104
2.2.1. Hình tƣợng Tổ quốc thiên về truyền thống chống ngoại xâm 105

2.2.2. Ngƣời chiến sĩ quân đội dũng cảm và quên mình 114
2.2.3. Bộ mặt kẻ thù 124
2.2.4. Khát vọng đánh địch trực tiếp thể hiện qua các bài thơ 130
2.2.5. Hình tƣợng nhân dân anh hùng 137
2.2.6. Hình tƣợng Bác Hồ vĩ đại từ góc độ chiến đấu và đức hi sinh 145
2.3. TIỂU KẾT 150
Chƣơng 3. ẢNH HƢỞNG CỦA QUAN NIỆM VĂN HỌC LÀ VŨ KHÍ
ĐẾN TƢ DUY NGHỆ THUẬT VÀ NGÔN NGỮ THƠ 153
3.1. SỰ PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ CỦA YẾU TỐ TRÀO PHÚNG VÀ ĐẢ
KÍCH TRONG THƠ TRỮ TÌNH CÁCH MẠNG 153
3.1.1. Yếu tố trào phúng và đả kích trong thơ truyền thống 153
3.1.2. Từ trào lộng sang đả kích, từ đạo đức nhân văn, văn chƣơng chuyển
hƣớng sang chính trị, xã hội 160
3.2. TƢ DUY THƠ THIÊN VỀ LÍ TRÍ HAY LÀ YẾU TỐ DUY LÍ TRONG
THƠ CÁCH MẠNG 167
3.2.1. Cảm xúc và lí trí trong tƣ duy thơ 167
3.2.2. Yếu tố duy lí trong thơ cách mạng 171
3.2.3. Tình cảm cộng đồng lấn át tình cảm cá nhân, cái ta lấn át cái tôi 181
3.2.4. Hiện thực lịch sử lấn át hiện thực tâm trạng, tự sự lấn át trữ tình 199
3.3. NGÔN NGỮ THƠ 207



v
3.3.1. Ngôn ngữ thơ giàu tính chính luận 207
3.3.2. Kêu gọi và đối thoại trong thơ 213
3.4. TIỂU KẾT 150
KẾT LUẬN 222
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 225
TÀI LIỆU THAM KHẢO 226




vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


1. ĐCS : Đảng Cộng sản
2. BCH TW : Ban chấp hành Trung ƣơng
3. HTXHCN : Hiện thực Xã hội chủ nghĩa
4. HNV : Hội Nhà văn
5. HNVVN : Hội Nhà văn Việt Nam
6. KHXH : Khoa học Xã hội
7. KHXH và NV : Khoa học Xã hội và Nhân văn
8. LATS : Luận án Tiến sĩ
9. Nxb : Nhà xuất bản
10. TCVH : Tạp chí Văn học
11. TCNCVH : Tạp chí Nghiên cứu văn học
12. TDNT : Tƣ duy nghệ thuật
13. VHNT : Văn học nghệ thuật
14. VNQĐ : Văn nghệ Quân đội
15. XHCN : Xã hội chủ nghĩa
16. [9] : Tài liệu số 9 ở mục Tài liệu tham khảo
17. [5, tr.17] : Tài liệu số 5 ở mục Tài liệu tham khảo, trang 17





1

MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1985 là một nền văn
học gắn liền với đời sống chính trị của dân tộc, phản ánh cuộc đấu tranh giành
độc lập dân tộc do Đảng Cộng sản lãnh đạo, một nền văn học mang đậm tư
tưởng chính trị, tư tưởng cách mạng. Những thuộc tính của văn học về phương
diện chính trị, từ góc độ đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc, đã được đẩy lên
hàng đầu. Trong đó, tính giai cấp, tính đảng, tính tư tưởng được coi là đặc trưng,
là linh hồn của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa. Với quan niệm
như vậy, các tác giả của nền văn học cách mạng giai đoạn 1945 – 1985 (nói rộng
hơn là từ 1930 đến 1985) đã sáng tác những tác phẩm văn học mang nặng tính
chiến đấu. Trong đó, thơ ca – một lĩnh vực nghệ thuật được xem là nhạy bén và
tinh tế nhất – cũng đã thể hiện rõ tinh thần “tiếng hát át tiếng bom”. Thậm chí,
để át được tiếng bom, thơ ca nhiều khi cũng đã phải hét vang lên một cách khác
thường để đem lại tinh thần và ý chí cho mọi người trong cuộc chiến đấu ác liệt
chống kẻ thù. Bởi vậy, nghiên cứu thơ ca giai đoạn này, chúng ta không thể
không đề cập đến tính vũ khí như một yêu cầu khách quan của cách mạng đối
với thơ.
1.2. Từ khi bước vào thời kì Đổi mới (1986), đặc biệt là từ những năm
1990 trở đi, xã hội Việt Nam vận động biến đổi theo cơ chế thị trường, văn học
nghệ thuật cũng vận động và biến đổi theo. Nền văn học trong thời kì mới được
“cởi trói”, thoát khỏi những quan niệm cứng nhắc của giai đoạn trước. Vì vậy,
một số khái niệm, thuật ngữ của văn học giai đoạn trước đã đi vào quá khứ một
cách lặng lẽ. Tính giai cấp, tính đảng, phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ
nghĩa, văn học phản ánh hiện thực, văn học bắt nguồn từ lao động là những
vấn đề mà ngày nay dường như đã trở nên lỗi thời, không còn tính thời sự. Tuy
nhiên, những vấn đề có tính lịch sử, tính căn bản, có thể coi là xương sống của lí
luận văn học giai đoạn trước (1945 – 1985) vẫn còn sức mạnh chi phối đến văn
học trong thời đại ngày nay. Quan niệm văn học là vũ khí cũng là một trong



2
những vấn đề như thế. Bằng chứng là trong những năm gần đây, các Nghị quyết
của Trung ương Đảng Cộng sản về văn hóa văn nghệ vẫn tiếp tục khẳng định vai
trò to lớn của văn học nghệ thuật trong giai đoạn cách mạng mới. Ngày 16-6-
2008, Bộ Chính trị BCHTƯ Đảng đã ban hành Nghị quyết về việc “Tiếp tục xây
dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kì mới”, trong đó, Nghị quyết
vẫn coi “nhà văn-chiến sĩ” là một danh hiệu cao quý [8].
1.3. Nghiên cứu thơ ca cách mạng giai đoạn 1945 – 1985 không thể không
nghiên cứu những vấn đề về thi pháp học như quan niệm con người, thời gian,
không gian nghệ thuật, giọng điệu Nhưng tất cả những vấn đề có tính thi pháp
ấy dường như bị chi phối bởi quan niệm thơ. Quan niệm thơ ca là vũ khí là một
quan niệm có sức mạnh chi phối lớn lao đối với nhà thơ và nền thơ trong những
năm chiến tranh. Quan niệm ấy đã đẩy thơ đến địa hạt của hoạt động chính trị,
coi việc làm thơ cũng là làm chính trị. “Làm thơ là làm cách mạng bằng thơ”.
Vào năm 1995, nghĩa là sau khi công cuộc Đổi mới đã tiến hành được gần chục
năm, một nhà thơ đầu đàn của văn học cách mạng vẫn phát biểu và nhấn mạnh
yếu tố cách mạng, yếu tố chính trị trong thơ ca như thế. Khi làm thơ đã là một
hành động có tính chính trị thì những lợi ích chính trị của cộng đồng, của tập
đoàn phải được đặt lên hàng đầu. Có điều, tập đoàn ở đây, cộng đồng ở đây
không còn là “phe nhóm” mà là dân tộc, nhân dân thậm chí là nhân loại trong cái
nghĩa đầy đủ, nghĩa rộng nhất của các từ này. Khi cả cộng đồng đã chấp nhận thì
có nghĩa là quan niệm thơ là vũ khí thời bấy giờ là một chân lí. Đã là chân lí thì
khó ai có thể phủ nhận được.
1.4. Lí luận văn nghệ mác-xít cho rằng, văn học là một hình thái ý thức
thuộc thượng tầng kiến trúc, nó phản ánh ý thức xã hội của các giai cấp khác
nhau. Mà tiến trình vận động của xã hội loài người được nhìn từ góc độ đấu
tranh giai cấp. “Lịch sử của xã hội loài người từ khi có giai cấp là lịch sử đấu
tranh giai cấp” – C. Mác đã phát hiện ra chân lí ấy. Văn học là một thứ công cụ

đấu tranh giai cấp. Và vì vậy, khi văn học nhằm vào một chính thể, một lực
lượng chính trị để lật đổ, để tiêu diệt thì rõ ràng, văn học mang tính vũ khí. Bởi
vậy, những bài thơ dân gian, những bài ca dao hò vè của “giai cấp bị trị” từ xa


3
xưa đã mang tính vũ khí, đã được sử dụng để tấn công kẻ thù giai cấp. Vậy thì,
tính chất vũ khí của văn học không phải đến thời hiện đại mới có mà nó có từ xa
xưa. Nhưng điều quan trọng mà chúng tôi muốn nói ở đây, là ý thức về tính vũ
khí của văn học trong giai đoạn cách mạng (1945 – 1985) không phải mang tính
tự phát, mà mang tính tự giác, được thực thi một cách toàn diện, hệ thống, đồng
bộ trên tất cả các lĩnh vực của hoạt động nghệ thuật, từ cách tổ chức lực lượng
sáng tác đến các yêu cầu có tính quy định, quy phạm về nội dung tư tưởng và
hình thức nghệ thuật đối với các thể loại văn học.
1.5. Chúng tôi nghiên cứu tính vũ khí của văn học cách mạng giai đoạn
1945 – 1985 từ góc độ là một thuộc tính tự giác của toàn bộ nền văn học được
thể hiện rõ rệt qua bộ phận thơ ca. “Vũ khí” là một thuộc tính mang tầm nhân
loại, mang tính quy luật không chỉ là riêng có của nền văn học cách mạng Việt
Nam mà là của văn học cách mạng thế giới nói chung, đặc biệt là những nền văn
học theo quan điểm triết học mác-xít, văn học vô sản, những nền văn học do
Đảng Cộng sản lãnh đạo, sáng tác theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Nghĩa là các nền văn học của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trước
đây như Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Âu, Triều Tiên, Cu Ba và Việt
Nam.
1.6. Xuất phát từ quan niệm đó, chúng tôi cho rằng, nghiên cứu tính vũ
khí của thơ sẽ cho ta thấy rõ hơn những đặc trưng của thơ ca cách mạng giai
đoạn 1945 – 1985, thấy được những thành tựu, những ưu điểm cũng như những
hạn chế của thơ ca ở giai đoạn này. Với những lí do đó, chúng tôi chọn vấn đề
Quan niệm văn học là vũ khí cách mạng và ảnh hƣởng của nó đối với thơ 1945 -
1985 làm đề tài nghiên cứu. Chúng tôi nhận thấy, đến thời điểm hiện nay, chưa

có công trình nào đi sâu nghiên cứu đề tài này, mặc dù đây đó đã xuất hiện ít
nhiều bài viết có liên quan.
1.7. Nghiên cứu đề tài này, luận án nhằm mục đích tìm hiểu sự hình
thành, vận động và phát triển của quan niệm thơ là vũ khí trong văn học cách
mạng giai đoạn 1945 – 1985; đồng thời tìm hiểu sự ảnh hưởng, chi phối của
quan niệm thơ là vũ khí đối với sự phát triển của cả nền thơ cách mạng, trên các


4
thể loại thơ trào phúng, đả kích và thơ trữ tình nhưng chủ yếu là thơ trữ tình. Mặt
khác, qua việc đi sâu tìm hiểu một số hình tượng tiêu biểu, một số phương diện
chủ yếu của thơ ca giai đoạn này, đặc biệt là mảng thơ đánh giặc với những bài
thơ suy tưởng tổng hợp của các tác giả lớn như Chế Lan Viên, Sóng Hồng, Xuân
Diệu…, luận án tìm hiểu sự vận động và biến đổi của thơ do ảnh hưởng của quan
niệm này.
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là những tác phẩm và tác giả thơ cách
mạng giai đoạn 1945 – 1985; những tác phẩm lí luận và phê bình văn học,
những cuộc tranh luận văn học liên quan trực tiếp đến quan niệm thơ là vũ khí.
Mặc dù xác định đối tượng khảo sát chủ yếu là thơ trữ tình, nhưng để thấy
sự ảnh hưởng sâu rộng và phong phú của quan niệm thơ là vũ khí trong văn học
giai đoạn này, chúng tôi cũng đề cập đến loại thơ trào phúng, đả kích.
Phạm vi nghiên cứu của luận án là thơ ca cách mạng, đƣợc sáng tác và
xuất bản trong nƣớc, giai đoạn 1945 – 1985. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên
cứu, chúng tôi có mở rộng đến thơ ca giai đoạn trước 1945 và sau 1985, khi cần
thiết, chúng tôi có thể so sánh, liên hệ với những tác giả, tác phẩm thuộc các nền
thơ khác.
Chọn mốc thời gian nghiên cứu là giai đoạn 1945 – 1985, theo chúng tôi
là hợp lý. Đây là giai đoạn thơ ca thể hiện tính vũ khí rõ rệt nhất dưới sự lãnh
đạo của Đảng về mặt tư tưởng và tổ chức. Tuy rằng cuộc kháng chiến đã kết

thúc thắng lợi vào năm 1975 nhưng quan điểm và phương pháp sáng tác vẫn tiếp
tục duy trì cho đến thời kì Đổi mới (1986) dù chất vũ khí trong thơ ca có phần
giảm sút hoặc chuyển hướng.
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Quan niêm văn học là vũ khí cách mạng chưa trở thành đề tài nghiên cứu
của bất cứ công trình khoa học nào, cũng không có những bài viết riêng về đề tài
này mà đây đó chỉ có những ý kiến lồng vào trong các phát biểu. Có thể coi đây
là công trình đầu tiên. Vì vậy, khi viết lịch sử vấn đề, chúng tôi phải đi lại từ
đầu, phải đi tìm nguồn gốc của quan niệm văn học là vũ khí.


5
3.1. Trước hết, về phương diện thực tiễn, văn học cách mạng là sản phẩm
đồng thời của các cuộc cách mạng trong gần một thế kỉ qua (từ đầu thế kỉ XX
đến đầu thế kỉ XXI). Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cuộc đấu tranh
cách mạng nhằm mục đích giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân lao động
thoát khỏi mọi ách áp bức, bóc lột đã để lại dấu ấn sâu sắc trong nền văn học
Việt Nam hiện đại.
Văn học cách mạng là một nền văn học do Đảng Cộng sản trực tiếp tổ
chức và lãnh đạo. Tính chất của nền văn học ấy trước hết thể hiện ở nội dung
chính trị và lịch sử của các tác phẩm, cũng như trách nhiệm công dân của các
nhà văn trong cuộc đấu tranh giải phóng vĩ đại của dân tộc. Các văn kiện của
Đảng Cộng sản, các thông tư, chỉ thị của các tổ chức Đảng và Nhà nước, cũng
như ý kiến chỉ đạo trực tiếp của các nhà lãnh đạo cao cấp, là những nguyên tắc
có tính pháp chế, tính quan phương đối với mọi sáng tác văn chương.
Văn học cách mạng Việt Nam là một nền văn học không mang tính tự
phát mà hoàn toàn mang tính định hướng, không chỉ về phương diện tư tưởng
mà cả về phương diện tổ chức, không chỉ về phương diện nội dung mà cả về
phương diện nghệ thuật. Sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện của Đảng đối
với văn học nghệ thuật là nhân tố chủ quan có ý nghĩa quyết định nội dung, tính

chất của nền văn học này. Trong đó, quan niệm văn học nghệ thuật như một thứ
vũ khí là một quan niệm nhất quán, xuyên suốt trong đường lối văn nghệ của
Đảng. Quan niệm đó đã mang tính bản chất, tính hệ thống và toàn diện đã được
các văn kiện của Đảng qua các thời kì ghi lại.
Hoạt động của các tổ chức văn nghệ cách mạng đã nói lên vai trò tập hợp,
lãnh đạo của Đảng đối với văn nghệ sĩ. Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực văn
hóa, văn nghệ thường được thành lập sau các kì đại hội. Hội Văn hóa cứu quốc
(được thành lập tháng Tư năm 1943 tại Hà Nội, sau khi Đảng Cộng sản Đông
Dương công bố Đề cƣơng về văn hóa Việt Nam) với các hội viên đầu tiên như
Học Phi, Như Phong, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên
Hồng, Nam Cao … trở thành lực lượng nòng cốt sau ngày Tổng khởi nghĩa
thành công. Sau Cách mạng tháng Tám, thông qua tạp chí Tiền Phong – Cơ quan


6
ngôn luận của Hội, các hội viên đã góp phần tích cực trong việc “đấu tranh
chống những quan điểm sai trái lúc đó và giúp cho văn nghệ sĩ cũng như đông
đảo bạn đọc…hiểu được những vấn đề cơ bản của đường lối văn nghệ cách
mạng của Đảng Cộng sản.” [43, tr.650].
Sau đó, vào tháng Bảy năm 1948, trên cơ sở là Hội Văn hóa cứu quốc,
Hội Văn nghệ Việt Nam ra đời với nhiệm vụ “tập hợp các lực lượng văn nghệ sĩ
yêu nước, nhằm phát huy sức mạnh văn nghệ, góp phần vào cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược. (…) Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội Văn nghệ
Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình: bồi dưỡng văn nghệ sĩ cũ,
đào tạo văn nghệ sĩ mới, xây dựng những cơ sở đầu tiên của nền văn nghệ cách
mạng Việt Nam theo phương châm: “Dân tộc, Khoa học, Đại chúng.” Đến tháng
Hai năm 1957, trong Đại hội văn nghệ toàn quốc lần II, Hội lại đổi tên thành Hội
Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam. Hội tập hợp rộng rãi các văn nghệ sĩ
miền Bắc trong các tổ chức của nhiều ngành văn học và nghệ thuật.
Ở miền Nam, Hội Văn nghệ Giải phóng cũng được thành lập vào tháng

Bảy năm 1961. Hội đã tập hợp những văn nghệ sĩ yêu nước, chiến đấu chống Mĩ
ở miền Nam Việt Nam. Tuyên ngôn thành lập Hội có ghi rõ: “Văn nghệ chỉ có
thể tự do khi nào đất nƣớc đƣợc tự do. Toàn bộ hoạt động của chúng tôi nhằm
cống hiến nhiều nhứt cho sự tự do đó của Tổ quốc. (…). Đánh đổ ách thống trị
của đế quốc và tay sai là nhiệm vụ hàng đầu của mọi ngƣời dân miền Nam.
Những ngƣời làm công tác văn học nghệ thuật ở miền Nam sung sƣớng đƣợc
gánh vác phần nghĩa vụ thần thánh ấy” [43, tr.650].
Hội đã thực sự coi văn nghệ cách mạng là một mặt trận và đã thống lĩnh
được mặt trận ấy, đã phát huy được sức mạnh của thứ vũ khí – ngòi bút và phát
huy sức mạnh của đông đảo văn nghệ sĩ giải phóng, cống hiến tích cực vào sự
nghiệp chống Mĩ cứu nước.
Như vậy, dù có sự thay đổi về tên gọi nhưng trong suốt quá trình hoạt
động, các tổ chức văn học nghệ thuật này vẫn tuân thủ một cách chặt chẽ quan
niệm văn học nghệ thuật là vũ khí và sử dụng vũ khí ấy một cách có hiệu quả
trong công cuộc đấu tranh chống kẻ thù dân tộc. Nền văn học cách mạng vô sản


7
Việt Nam – với tư cách là một trào lưu văn học … gắn liền với phong trào đấu
tranh cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo và trực tiếp phục vụ cho phong trào
– cũng vì thế mà hình thành và phát triển theo sự phát triển của cách mạng. Khởi
đầu với một loạt tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc như Bản án chế độ thực dân
Pháp (1922), Con Rồng tre (1922), Truyện và ký (1922-23) …, trào lưu văn học
ấy lan tỏa và “thấm đượm tinh thần quyết tâm lật đổ trật tự phong kiến và tràn
đầy niềm tin vào thắng lợi của cách mạng” [43, tr.1944] với cao trào thơ ca vô
sản của Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 – 1931; “…son sắt với cách mạng, vững vàng
trước thử thách của người chiến sĩ vô sản” với thơ ca trong tù những năm 1931 –
1935. Đặc biệt, trào lưu văn học cách mạng nối tiếp và phát triển thêm một bước
mới với các cuộc tranh luận “nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “nghệ thuật vị nhân
sinh”, cùng với sự thắng thế của tư tưởng văn nghệ mác-xít trong thời kì Mặt

trận Dân chủ (1936 – 1939). Có thể nói, “nhiều nhà thơ đã biểu lộ niềm vui lớn
khi bắt gặp lí tưởng cộng sản, được “mặt trời chân lí chói qua tim”. Dưới ánh
sáng của thế giới quan Mác-Lênin, thơ cách mạng đã đặt lại một loạt vấn đề như
lẽ sống, quan điểm nghệ thuật, thiên nhiên và xã hội, cá nhân và tập thể, tình yêu
và cách mạng, dân tộc và quốc tế…”[43, tr.1945]. Từ sau thời kì Mặt trận Dân
chủ, tiến bước theo ngọn cờ Mặt trận Việt Minh, văn học cách mạng vô sản lại
một lần nữa khẳng định sức sống mạnh mẽ, một tinh thần lạc quan với mảng thơ
ca trong tù mà đa số tác giả là các chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất. Tập
thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh là một tác phẩm tiêu biểu. Ngoài ra, thơ
ca trên báo chí cách mạng và ở các chiến khu cũng rất phát triển về số lượng tác
giả lẫn tác phẩm. “Nhìn chung, văn thơ cách mạng thời kì này cùng hướng về
con đường cứu nước của Mặt trận Việt Minh và đã trực tiếp góp phần vào thắng
lợi của Cách mạng tháng Tám” [43, tr.1945]. Dù “văn học cách mạng vô sản
trước 1945 cũng có nhiều non yếu như về nội dung còn sơ lược, thường phát
biểu trực tiếp những khái niệm chính trị; nghệ thuật chưa có sức hấp dẫn…”
nhưng “giá trị lớn nhất của văn học cách mạng vô sản Việt Nam trước 1945 là đã
trực tiếp phản ánh phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo và tâm hồn


8
người chiến sĩ cách mạng vô sản, cũng như góp phần vào thắng lợi của cách
mạng.” [43, tr.1946].
Tính tư tưởng, tính nhân dân, tính dân tộc trong thơ ca lại được khẳng
định. Thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa xuất hiện. Phương pháp
sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa dần dần trở thành phương pháp chủ đạo và
trở nên phổ biến. “Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là hiện tƣợng đặc thù
trong văn hóa nghệ thuật nhân loại thế kỉ XX: đây là lần đầu tiên một số nguyên
tắc về khuynh hƣớng nghệ thuật đƣợc đề lên nhƣ những chuẩn mực mang tính
pháp quy, đƣợc coi là độc tôn trong toàn bộ đời sống của các nền văn học dân
tộc. Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là một trong những nhân tố bề sâu để

cấu thành một thiết chế văn học đặc biệt, mang tính nhà nƣớc hóa rõ rệt: trên
lãnh thổ mỗi quốc gia xã hội chủ nghĩa có một tổ chức nhà văn thống nhất do
Đảng lãnh đạo; cƣơng lĩnh sáng tác đƣợc chính thống hóa, trở thành tiêu chuẩn
và phƣơng tiện quản lí văn học. Với chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, các
nền văn học dân tộc trở nên chính trị hóa rõ rệt, nội dung văn học đƣợc ƣu tiên
cho việc diễn đạt đƣờng lối chính trị của Đảng Cộng sản cầm quyền” [43,
tr.287].
Sở dĩ nói “các nền văn học” là bởi sự kiện này xảy ra trên phạm vi toàn
thế giới. Có thể nói, “ngọn nguồn của nền văn học nghệ thuật kiểu mới này được
xem là bắt đầu từ thơ ca Công xã Pari (1871) với những tên tuổi như Pôchiê,
Misen, Clêmăng, Valex…” [43, tr.286]. Công xã Pari là cái nôi của “văn học vô
sản”. Với văn học Công xã Pari, chủ nghĩa hiện thực đã mở ra một bước ngoặt
mới. Nó phản ánh chân thực cuộc sống, phản ánh sự phát triển của xã hội bằng
quy luật đấu tranh giai cấp. Theo các nhà văn nghệ mác-xít, văn học Công xã
Pari sáng tạo nhân vật lí tưởng của thời đại mới (người công nhân), chỉ ra đường
đi tới của nó (đấu tranh cách mạng) và xây dựng thế giới tương lai (chủ nghĩa
Cộng sản). Các nhà thơ, nhà văn Công xã tuyên bố rõ ràng tính “khuynh hướng
xã hội chủ nghĩa” của văn học.
Về thực tiễn sáng tác, những tác giả được coi là đại diện cho sự thành
công của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là: M.Gorki, Maiakôpxki,


9
Fađêep, A.Tônxtôi, M.Sôlôkhôp, Aimatôp, Bưkôp, v.v…của các nền văn học
dân tộc thuộc Liên Xô cũ ; L.Aragông, P.Êluya, P.Nêruđa, N.Hikmet, v.v của
các nền văn học ở các nước phương Tây trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa
(thường là các sáng tác của các nhà văn thuộc phái tả – cộng sản hoặc gần cộng
sản).
3.2. Quan niệm văn học là vũ khí có cơ sở lí luận từ quan niệm về thơ ca
từ thời Khổng Tử. Từ hơn 500 năm trước Công nguyên, Khổng Tử cũng đã có

những phát biểu về sức mạnh của thơ ca qua việc đưa ra các khái niệm “thi giáo”
là hứng, quan, quần, oán (Thơ có thể gây hứng khởi, có thể quan sát, có thể hợp
quần, có thể than oán). Khả năng hợp quần, khả năng gây hứng, than oán chính
là sức mạnh của thơ. Có thể nhận thấy khả năng hợp quần, khả năng than oán ấy
trong Văn học Kiến An (196 – 219) – giai đoạn văn học Trung Quốc từ cuối Hán
đến đầu Ngụy. Tinh thần hiện thực, giọng điệu bi ai khảng khái, hùng tâm tráng
chí của những kẻ anh hùng, những bài thơ khẩu khí hùng hồn … của các tác giả
như Vương Xán, Trần Lâm, Thái Diễm, Từ Cán, Nguyễn Vũ, Tào Tháo, Tào
Thực … đã làm nên một Văn học Kiến An thấm đẫm những dòng lệ bi thương
của một thời kì “cực kì bi thảm và hỗn loạn bởi chiến tranh xâm lược và hỗn
chiến quân phiệt…, [43, tr.1957].
Truyền thống ấy đã được duy trì cho đến thời hiện đại, thời kì văn học
cách mạng của Trung Quốc. Năm 1915, Trần Độc Tú đã đề xướng tinh thần
khoa học, dân chủ, cách mạng trong văn học, văn hóa Trung Quốc. Năm 1917,
với bài phát biểu Bàn về văn học cách mạng, ông đã “chủ trương một nền văn
học tả thực, một nền văn học xã hội. Có thể xem đó là phát súng mở đầu cho
phong trào văn học Ngũ Tứ” [43, tr.1420] dù phải đợi đến 1919 phong trào mới
có nội dung cụ thể và mang màu sắc cách mạng. Tuy vậy, người được coi là tác
giả mác-xít đầu tiên của Trung Quốc lại là Lý Đại Chiêu. Trong bài Văn học mới
là gì, ông đã khẳng định: “Văn học mới phải là một nền “văn học tả thực xã
hội”, một nền văn học chịu sự chỉ đạo của “chủ nghĩa kiên tín (chủ nghĩa Mác-
Lênin)”, phải chống những “nọc độc cũ” của phong kiến và những “nọc độc
mới” của tư sản…” [43, tr.1420]. Tác giả tiêu biểu cho thực tiễn sáng tác kiểu


10
này là Lỗ Tấn. Lỗ Tấn chính là người thầy của văn học vô sản Trung Quốc.
“Tháng Năm năm 1918, truyện ngắn Nhật kí ngƣời điên của Lỗ Tấn đăng trên
Tân thanh niên đã phun một ngọn lửa cháy rực chưa từng có vào chế độ phong
kiến ăn thịt người hàng mấy ngàn năm nay. Đây là một bài hịch chiến đấu triệt

để chống phong kiến kịp thời đáp ứng yêu cầu của thời đại” (Đường Thao, 126,
tr.47).
Như vậy, về phương diện thực tiễn, văn học cách mạng là sản phẩm đồng
thời của các cuộc cách mạng. Đặc biệt là trong thời kì đấu tranh chống chế độ
thực dân, phong kiến dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, văn học càng tỏ rõ
tính chất vũ khí của mình, góp phần vào thắng lợi của cách mạng. Văn học cách
mạng Việt Nam vừa là hệ quả trực tiếp của phong trào cách mạng Việt Nam vừa
là hệ quả gián tiếp của văn học cách mạng thế giới. Cũng như nền văn học cách
mạng Trung Quốc đã tiếp thu những ảnh hưởng của nền văn học Nga – Xô-viết,
Văn học cách mạng Việt Nam đã tiếp thu ảnh hưởng của các nền văn học cách
mạng thế giới, mà chủ yếu là văn học Nga – Xô viết và văn học cách mạng
Trung Quốc. Cách đây trên chín chục năm, các nhà văn Trung Quốc đã thừa
nhận việc nghiên cứu văn học Nga ở Trung Quốc đã trở nên sôi nổi từ sau Cách
mạng tháng Mười. “Trung Quốc đang có quyết tâm đi theo con đường Cách
mạng tháng Mười. Đây là một hiện tượng đặc biệt trong thời kì Ngũ Tứ mà
trước đó không có. Giới văn học tiến bộ Trung Quốc lúc đầu thường nhìn về
phương Tây, sau đó quay sang chăm chú nhìn vào nước Nga và Liên Xô, chứng
tỏ cuộc cách mạng văn học đã phát sinh những biến đổi về chất” (126, tr.90). Từ
sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời, ý thức về văn học là vũ khí cách
mạng lại càng được đề cao hơn. Năm 1926, Quách Mạt Nhược viết bài Cách
mạng và văn học “chủ trương rằng văn học phải có mục đích giải phóng dân tộc,
giải phóng kinh tế, diệt trừ chủ nghĩa tự do cá nhân, thủ tiêu khuynh hướng lãng
mạn. Ông hô hào thanh niên đi vào bộ đội, nông thôn, công trường mà tả thực
theo tinh thần xã hội chủ nghĩa, và biểu đồng tình với giai cấp vô sản” (67,
tr.111) . Cùng quan điểm với Quách Mạt Nhược, Thành Phương Ngô đã viết bài
Từ cách mạng văn học tới văn học cách mạng, nhấn mạnh ý nghĩa thiết thực của


11
việc sử dụng văn học như một lợi khí để tuyên truyền cách mạng, dùng văn học

để làm cách mạng xã hội. Tháng Ba năm 1930, Hội Liên minh các nhà văn cánh
tả (gọi tắt là Tả liên) được thành lập, dưới sự lãnh đạo của Lỗ Tấn và Mao
Thuẫn, sau thêm Quách Mạt Nhược. Cương lĩnh của Tả liên có đoạn viết:
“Nghệ thuật của chúng ta phản đối giai cấp phong kiến, phản đối giai cấp tƣ
sản và phản đối khuynh hƣớng của giai cấp tiểu tƣ sản đã mất địa vị xã hội.
Chúng ta không thể không giúp đỡ mà còn phải làm cho nghệ thuật của giai cấp
vô sản nảy sinh…Thái độ của chúng ta đối với xã hội hiện thực là không thể
không tham gia phong trào giải phóng của giai cấp vô sản thế giới;đấu tranh
chống lại các thế lực phản động quốc tế chống lại giai cấp vô sản…” (67,
tr.199). Trong hai năm đầu, Hội đã xuất bản gần mười tạp chí về nhiều lĩnh vực
văn hóa khác nhau: Thế giới văn hóa, Manh nha, Bắc đẩu, Hiện đại tiểu thuyết,
Đại chúng văn nghệ, Văn nghệ tân văn, Văn học nguyệt san…Từ năm 1931, Hội
Tả liên có Cù Thu Bạch tham gia lãnh đạo. Cù Thu Bạch là một người được đào
tạo ở Nga sau Cách mạng tháng Mười (từ 1920 đến 1923), thấm nhuần tinh thần
vận động quần chúng, nên đã ủng hộ chủ trương văn nghệ đại chúng. Có thể nói,
Hội Tả liên đã thực sự có công trong việc tuyên truyền sử dụng tiếng Hán hiện
đại vào trong sáng tác văn học nhờ phương châm đại chúng hóa. Đầu năm 1934,
Cù Thu Bạch đến khu căn cứ. “Ông đảm nhiệm chức vụ Ủy viên giáo dục nhân
dân, kiêm nhiệm công tác của cục nghệ thuật. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Cù
Thu Bạch, “Pháp quy giáo dục Xô viết đã được ban hành, trong đó bao gồm các
chương Công nông kịch xã, Trƣờng nghệ thuật Gorki, Luật tổ chức kịch đoàn Xô
viết, Cƣơng yếu về câu lạc bộ v.v Văn bản quy định phương châm nhiệm vụ
của các tổ chức, nhờ vậy văn nghệ khu căn cứ càng có tổ chức, có tính cách
mạng, tính quần chúng hơn.” (126, tr.457)
Hội Tả liên giải thể vào mùa xuân năm 1936, thì vào năm 1938, Hội
Trung Hoa toàn quốc văn nghệ giới kháng địch được thành lập, Lão Xá làm Chủ
tịch, Quách Mạt Nhược, Mao Thuẫn, Ba Kim cùng phụ trách. Cơ quan ngôn
luận của Hội là tạp chí Kháng chiến văn nghệ. Tuyên ngôn của hội ghi: “Cần
thiết thực đi vào nhân dân, cần ra mặt trận để phát động quần chúng, động viên



12
binh sĩ, lực lượng văn nghệ phải hòa với tiếng súng, nhất tề đánh vào lưng quân
thù”. Ngoài tờ Kháng chiến văn nghệ, còn có tờ Văn nghệ trận địa xuất bản ở
Hán Khẩu rồi ở Quảng Đông, Trùng Khánh năm 1938; tờ Đại chúng văn nghệ
xuất bản ở Diên An. Trong số các nhà văn tham gia các hội văn hóa, văn nghệ
lúc bấy giờ không phải thuần nhất chỉ có những người tả khuynh, những người
cộng sản, mà còn có một số người hữu khuynh hay theo chính quyền Tưởng
Giới Thạch, nhưng đều có chung một mục đich đánh Nhật, giải phóng đất nước
(thời kì Quốc – Cộng hợp tác). Do vậy, cũng có những người không muốn gắn
văn nghệ với kháng chiến. Chẳng hạn như Lương Thực Thu, Chu Quang Tiềm
… cho rằng văn nghệ phải thoát ra khỏi biến cố của thời đại, biệt lập với các
hoạt động khác. Họ không phải là kẻ phản quốc, mà họ chủ trƣơng nghệ thuật vị
nghệ thuật. Chẳng hạn, Lương Thực Thu, một biên tập viên của tờ Trung ƣơng
nhật báo của chính quyền Tưởng Giới Thạch cho rằng “văn nghệ không liên
quan đến kháng chiến”, Chu Quang Tiềm – một nhà phê bình khác – nói rằng
văn học phải siêu thoát, nhà văn phải lãnh đạm với thời cuộc, thoát li chính trị.
Chúng tôi muốn dẫn ra đây các quan niệm khác nhau về mối quan hệ giữa văn
học và chính trị có nguồn gốc từ ngoài Việt Nam, mà trực tiếp là từ Trung Quốc
và sau này các quan niệm đó đều có ảnh hưởng đến văn học Việt Nam.
Năm 1938, trong một bài diễn văn nhan đề: Địa vị của Đảng Cộng sản
Trung Hoa trong cuộc dân tộc kháng chiến, Mao Trạch Đông đã nêu vấn đề
phục vụ công nông binh lên thành một phương hướng, một phương châm. Có thể
nói đó là cái nhân, cái hạt của nhiều vấn đề lí luận khác, và là hệ quả của quan
niệm văn nghệ phục tùng chính trị mà về sau, những người mác-xít Việt Nam
thường nhắc đi nhắc lại. Tháng Năm năm 1942, Mao Trạch Đông đã có một bài
phát biểu quan trọng tại hội nghị văn nghệ Diên An. Bài nói chuyện ở cuộc tọa
đàm văn nghệ Diên An của Mao Trạch Đông sau đó đã được phổ biến trong hàng
ngũ những nhà văn nghệ cách mạng Trung Quốc như một văn kiện cực kì quan
trọng, có ý nghĩa cương lĩnh, nguyên lí cho mọi hoạt động văn học cách mạng

Trung Quốc về sau. Nội dung quan trọng nhất của bài viết này chính là quan
niệm văn nghệ phục vụ chính trị, phục vụ đại chúng, phục vụ công nông binh.


13
Tinh thần của Bài nói chuyện là coi văn hóa cũng là một “chiến tuyến”, chiến
tuyến này quan trọng không kém chiến tuyến quân sự. “Trong cuộc đấu tranh
của chúng ta để giải phóng nhân dân Trung Quốc, có nhiều loại chiến tuyến,
nhưng trong đó cũng có thể nói chỉ có hai chiến tuyến là văn và võ, đây chính là
chiến tuyến văn hóa và chiến tuyến quân sự. Chúng ta chiến thắng kẻ thù, trước
hết là dựa vào quân đội có súng trong tay. Nhưng chỉ có quân đội loại này không
đủ, chúng ta cần có quân đội văn hóa, đây là cánh quân đoàn kết, chiến thắng kẻ
thù không thể thiếu được”. Như vậy, Mao Trạch Đông đã đánh giá rất cao vai trò
của văn hóa trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù giai cấp và kẻ thù dân tộc. Ông
cho rằng chiến tuyến văn hóa có tầm quan trọng ngang hàng với chiến tuyến
quân sự. Trong một bài viết khác về sau, có tên là Phê phán tƣ tƣởng phản động
của Lƣơng Thấu Minh (1953), ông nói cụ thể hơn: “Giết người có hai loại, một
loại là dùng súng giết người, một loại là dùng bút giết người. Nhưng che đậy
khéo léo nhất, giết người không thấy máu, là dùng bút giết người” (theo 118,
tr.33). Tư tưởng văn nghệ Mao Trạch Đông đã có ảnh hưởng nhất định đến quan
điểm văn nghệ cách mạng Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Quan điểm
văn nghệ phục vụ chính trị, quan điểm văn nghệ phục vụ cách mạng, phục vụ
công nông binh đã thâm nhập vào Việt Nam từ những năm 1940 theo tinh thần
văn nghệ phục vụ kháng chiến. Và tư tưởng văn nghệ đó đã được vận dụng đến
cả giai đoạn chống Mĩ.
3.3. Quan niệm văn học là vũ khí cách mạng có một cội nguồn thứ hai, rất
quan trọng, là từ nền văn học Nga – Xô viết, nền văn học vô sản lớn nhất trên
thế giới lúc bấy giờ. Từ năm 1930 – 1931, một phong trào cách mạng rầm rộ có
tên là Xô viết Nghệ Tĩnh đã nổ ra ở Việt Nam. Mô hình xã hội dân chủ do giai
cấp công nhân và nông dân nắm chính quyền đã được thực thi hầu hết các huyện

thị ở hai tỉnh của Việt Nam là Hà Tĩnh và Nghệ An. Mặc dù sau đó bị khủng bố
và dập tắt nhưng tinh thần Xô viết Nghệ Tĩnh đã tạo nên một không khí cách
mạng sôi nổi trong cả nước. Khắp nơi nơi, người dân Việt Nam nuôi ý chí làm
cách mạng, giành lại chính quyền. “Lão ngồi mơ nước Nga” là hình ảnh không
chỉ của một “lão đầy tớ” trong thơ Tố Hữu, mà dường như là ước mơ, hoài bão


14
của hàng triệu người dân Việt Nam đang bị Pháp đô hộ. Năm 1936, nhà văn số
một của nền văn học vô sản thế giới – Macxim Gorki – qua đời. Hải Triều, một
nhà báo cách mạng lúc bấy giờ đã có bài viết giới thiệu về thân thế sự nghiệp
của Gorki. Năm 1937, trên Báo Sông Hƣơng tục bản, số 10, ngày 11/9, Hải Triều
đã sử dụng thuật ngữ tả thực xã hội để chỉ phương pháp sáng tác của văn học
cách mạng: “Nền văn học này quyết nhiên là một nền văn học cách mạng. Cái
hình thức của nó là khuynh hướng hẳn về tả thực mà nội dung của nó là về xã
hội. Cái trào lưu văn học này ta có thể bao gồm trong một danh từ là: tả thực xã
hội (le Réalisme socialiste)” [theo Nguyễn Bá Thành, 125, tr.448]
Nền văn học cách mạng, hay nền văn học vô sản, nền văn học hiện thực
xã hội chủ nghĩa ấy là một nền văn học chiến đấu cho một lí tưởng cách mạng:
xóa bỏ chế độ cũ, xây dựng xã hội mới. Trong một bài viết “Về nhà văn vô sản”
(Thƣ gửi các nhóm hoạt động văn học của Trƣờng Kĩ thuật nghiệp vụ thành phố
Pokrôvxki vào năm 1928, sau khi đã phân tích tình hình xã hội, sự đối kháng giai
cấp, M. Gorki đã kết luận: “Và nếu các đồng chí muốn làm người lương thiện,
các đồng chí phải làm cách mạng” (39, tr.205). M. Gorki là nhà văn nhấn mạnh
nhiều lần đến tính giai cấp của văn học. Câu nói của ông “Nhà văn là lỗ tai, là
con mắt, là tiếng nói của một giai cấp” đã được trích dẫn rất nhiều trong các giáo
trình lí luận văn học ở Việt Nam: “Nhà văn là lỗ tai, là con mắt, là tiếng nói của
một giai cấp. Nhà văn có thể không có ý thức về điều đó, nhƣng bao giờ họ cũng
là một bộ phận, một cảm quan của giai cấp, không thể nào khác đƣợc. Nhà văn
cảm thụ, thể hiện, mô tả những tâm trạng, những nguyện vọng, những lo lắng,

những hi vọng, những quyền lợi, những say mê, những nhƣợc điểm và những ƣu
điểm của giai cấp mình, của giới mình. …Nhà văn chƣa bao giờ và không thể
nào là “con ngƣời có tự do nội tâm”, “con ngƣời nói chung” (39, tr.318). M.
Gorki không chỉ nhấn mạnh tính giai cấp mà còn nhấn mạnh yêu cầu “chuyên
chính vô sản”: “Điều kiện thiết yếu để xây dựng nên một hiện thực nhƣ thế là
nền chuyên chính của giai cấp vô sản, giai cấp mà sức lao động xƣa nay vẫn
làm cơ sở cho nền văn hóa lớn mạnh và phát triển. Nội dung chủ yếu của văn
hóa, thực chất và ý nghĩa của nó là khoa học kĩ thuật, văn nghệ. Mà trong văn


15
nghệ thì văn học là ngành dễ đƣợc quần chúng tiếp thu nhất, và do đó cũng là
ngành có hiệu lực nhất đối với việc giáo dục văn hóa” (39, tr.321). Quan niệm
về văn học gắn với giáo dục, gắn với chính trị, chính quyền như vậy là một quan
niệm rất tiêu biểu cho đường lối văn hóa văn nghệ của các nhà văn cộng sản, từ
Cao Nhĩ Cơ (Gorki) và Cao Nhĩ Sở (bút danh của Lỗ Tấn) đến các nhà văn, nhà
thơ cách mạng Việt Nam.
3.4. Về phương diện truyền thống, trong thơ ca bác học từ thời đại Lý,
Trần đến các thời đại Lê, Nguyễn cũng có rất nhiều ví dụ. Từ sáng tác của Lý
Thường Kiệt, người ta đã nói đến một loại thơ đánh giặc mà tên chữ của nó gọi
là Thoái lỗ thi, có thể hiểu là thơ đuổi giặc. Vũ khí thơ mà chúng tôi nói ở đây
không theo cái nghĩa là ý thức cá nhân mà là một thứ ý thức cộng đồng, tinh thần
tập thể, chiến đấu cho một mục đích cao cả là bảo vệ Tổ quốc. Chính sức mạnh
cộng đồng, sức mạnh tinh thần ấy đã khiến cho các câu thơ của Lý Thường Kiệt,
của vua quan nhà Trần, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Quang Trung … ẩn chứa
tiềm lực mạnh mẽ của cả một đội quân, góp phần đáng kể vào thắng lợi. Ý thức
văn học là vũ khí đã thể hiện rất rõ trong văn học cách mạng Việt Nam cuối thế
kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Những lời kêu gọi chiến đấu, những hào khí hừng hực,
những tình huống bi thương trong các tác phẩm Hà thành chính khí ca, Hà thành
thất thủ ca, Hịch đánh Tây và tuyệt vời trong số ấy là Văn tế nghĩa sĩ Cần

Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu đã làm lay động đến tận cùng tình cảm của
những người yêu nước, khiến trái tim họ thổn thức cùng với vận nước điêu linh.
Các tác giả của giai đoạn văn học này ý thức rất rõ việc dùng ngòi bút làm vũ khí
“…Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”, “Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng , Một
ngòi lông vừa trống vừa chiêng ” (Văn tế Phan Chu Trinh – Phan Bội Châu).
Thơ ca cách mạng 1930 – 1985 đã kế thừa tinh thần chiến đấu của thơ ca quá
khứ, đặc biệt là thơ ca của các chí sĩ cách mạng giai đoạn trước, đẩy tính chiến
đấu, tính vũ khí chống giặc ngoại xâm lên tới đỉnh cao. Thơ ca Xô viết Nghệ
Tĩnh, thơ ca của các chiến sĩ cộng sản trong tù, các bài viết của những nhà văn
nghệ mác-xít giai đoạn 1936 – 1939 đã thực sự trở thành một thứ vũ khí đấu


16
tranh chống thực dân phong kiến, kéo văn học trở về với đời sống chính trị xã
hội của dân tộc.
3.5. Văn học khái luận của Đặng Thai Mai, Đề cƣơng văn hóa Việt Nam
1943, Là thi sĩ của Sóng Hồng, Cảm tƣởng đọc Thiên gia thi của Hồ Chí Minh,
Từ ấy của Tố Hữu, là những tác phẩm trực tiếp thể hiện quan niệm thơ là vũ
khí chiến đấu cho lí tưởng tiến bộ và cách mạng.
Trong Văn học khái luận, để trả lời cho câu hỏi “Sáng tác văn học nhằm
mục đích gì?”, Đặng Thai Mai đã có ý kiến: “Văn học không bao giờ có “giá trị
tự tại”, mà bao giờ cũng có tính mục đích”. Theo ông, vì nhu cầu của cuộc sống
con người nên mới có nhu cầu sáng tác, và vì gắn liền với sinh hoạt xã hội nên
văn học phát triển và thay đổi khi các điều kiện xã hội đã thay đổi. Sau Cách
mạng tháng Tám, đặc biệt trong thời kì kháng chiến chống Pháp, nhiều bài viết
đã bàn về tính chiến đấu của văn hóa văn nghệ, trong đó có thơ ca. Có thể tìm
thấy điều này trong các bài viết: Văn hoá, văn nghệ cũng là một mặt trận của
Hồ Chí Minh, Nói chuyện thơ kháng chiến của Hoài Thanh, Tâm sự làm thơ của
Tố Hữu, Nhận đƣờng của Nguyễn Đình Thi, Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt
Nam của Trường Chinh v.v… Và trong tất cả các bài viết này, yêu cầu về tính

chiến đấu của thơ ca là tuyệt đối. Thơ phải là “bom đạn phá cường quyền”, phải
có “chất thép”. “Những câu thơ buồn nản hay vẩn vơ cũng đều là bạn đồng minh
của giặc” [122]. Hòa bình lập lại, quan niệm văn học là vũ khí tư tưởng nói
chung càng thể hiện rõ hơn, kiên quyết hơn, nhất là trong cuộc đấu tranh chống
phong trào Nhân văn-Giai phẩm. Trong cuốn Qua cuộc đấu tranh chống nhóm
phá hoại “Nhân văn-Giai phẩm” trên mặt trận văn nghệ, Tố Hữu đã nhận định
về phong trào này và những người bị cho là có tham gia vào phong trào như sau:
“Lật bộ áo “Nhân văn – Giai phẩm” thối tha, người ta thấy ra cả một ổ phản
động toàn những gián điệp, mật thám, lưu manh, trốt-kít, địa chủ tư sản phản
động, quần tụ trong những tổ quỷ, với những gái điếm, bàn đèn, sách báo chống
cộng, phim ảnh khiêu dâm;…” [54, tr.9].
Và sau khi nêu ra một loạt các tên tuổi như Phan Khôi, Trần Duy là mật
thám, Thụy An là gián điệp, trốt-kít Trương Tửu, Trần Đức Thảo đến bọn phản


17
đảng là Trần Dần, Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt…, Tố Hữu kết luận: “Một đặc
điểm chung là hầu hết bọn chúng đều là những phần tử thuộc giai cấp địa chủ và
tư sản phản động, và đều ngoan cố giữ lập trường quyền lợi giai cấp cũ của
mình, cố tình chống lại cách mạng và chế độ…” [54, tr.17]. Có thể nói, đây là
“vụ án” văn nghệ xuất phát từ quan điểm xem văn học là vũ khí tư tưởng để lại
dư âm và hậu quả lâu dài đến tận bây giờ.
3.6. Quan niệm văn học là vũ khí cách mạng thể hiện trước hết trong các
bài lí luận và phê bình bàn về tính đảng, bàn về phương pháp sáng tác hiện thực
xã hội chủ nghĩa. Một loạt các bài viết trên tạp chí Văn học (Nghiên cứu Văn
học) khi bàn về tính đảng và phương pháp sáng tác đã đề cập đến tính chất vũ khí
của văn học: Một trong những người đề cao tính đảng, nâng tính đảng của văn
học cách mạng lên thành một nguyên tắc là Đặng Thai Mai. Bài viết của ông đầu
những năm 1960 đã coi tính đảng là yếu tố đảm bảo cho sự thành công, cho sự
phong phú của văn nghệ cách mạng: Trên cơ sở những thành tích đã đạt đƣợc,

nắm vững nguyên tắc tính Đảng, phấn đấu cho một nền văn nghệ dân tộc ngày
càng phong phú, (NCVH, 1963, số 1, tr.10). Cũng vào năm đó, Hoàng Như Mai
trong bài Hồ Chủ tịch nói về văn nghệ, (NCVH, 1963, số 5, tr.4) đã nhấn mạnh
tư chất chiến sĩ của nhà văn cách mạng. Một trong những người tích cực cổ vũ
cho quan niệm văn học phục vụ chính trị là Hồng Chương. Hồng Chương có
nhiều bài viết về vấn đề này, mà tiêu biểu là ba bài: Nắm vững đƣờng lối và quan
điểm độc lập và sáng tạo của Đảng, đẩy mạnh công tác lí luận phê bình văn
nghệ (Tham luận Đại hội văn nghệ), (TCVH, 1968, số 2 + 3, tr.35); Lí luận phê
bình văn học và nhiệm vụ chính trị, (TCVH, 1973, số 6, tr.24); Đƣờng lối văn
nghệ của Đảng ta, nhân tố chủ yếu quyết định mọi thành tựu của chúng ta trong
lĩnh vực văn học nghệ thuật, (TCVH, 1976, số 4, tr.9). Một tác giả khác cũng
nhấn mạnh tính vũ khí của văn học, nhấn mạnh tính đảng và phương pháp sáng
tác hiện thực xã hội chủ nghĩa là Nam Mộc. Từ đầu năm 1960, Nam Mộc đã lên
tiếng khẳng định tính đảng. Ông cũng là người luôn luôn khẳng định nhiệm vụ
“đấu tranh tư tưởng” của văn học. Tính Đảng là một đặc trƣng bản chất của văn
học hiện thực xã hội chủ nghĩa, (NCVH, 1960, số 2, tr.17) và Đấu tranh tƣ tƣởng
và lí luận phê bình trên mặt trận văn nghệ những năm đầu thời kì quá độ,
(TCVH, 1964, số 9, tr.1) là hai bài viết tâm huyết của Nam Mộc về đề tài này.


18
Một số tác giả khác như Lê Xuân Vũ, Lê Anh Trà, Nguyễn Nghiệp cũng đã đứng
từ góc độ tính đảng đề nhấn mạnh chức năng vũ khí của văn học: Noi theo đƣờng
lối văn nghệ Mác – Lênin của Đảng, (Lê Anh Trà, TCVH, 1969, số 11, tr.5);
Đảng ta và công tác lí luận phê bình, (Lê Xuân Vũ, TCVH, 1973, số 6, tr.13);
Chủ đề và cách thể hiện rõ ràng là một biểu hiện của tính đảng (Nguyễn Nghiệp,
TCVH, (1974, số 5, tr. 27).
Quan niệm văn học là vũ khí đã được nhìn nhận từ góc độ triết học và tâm lí
học sáng tạo, từ sự tác động qua lại giữa thế giới quan và sáng tác trong quá trình
sáng tác. Và điều thú vị là các nhà lí luận lúc bấy giờ luôn luôn coi tư tưởng

chính trị là cái quyết định, mà trong tư tưởng chính trị thì quan điểm triết học là
gốc căn bản nhất. Do vậy, thế giới quan là cái quyết định thành công trong sáng
tác. Các tác giả như Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Nam, Hà Minh Đức, Phan
Cự Đệ, Vũ Đức Phúc, Bùi Công Hùng… đều đã tập trung trí tuệ và sức lực của
mình nhằm khẳng định vai trò to lớn của thế giới quan: Tác dụng phức tạp của
thế giới quan đối với quá trình sáng tác văn học, (Nguyễn Văn Hạnh, TCVH,
1966, số 1, tr.37); Vai trò quyết định của tính Đảng và thế giới quan vô sản đối
với sáng tác, (Thành Duy, TCVH, 1965, số 1, tr. 27); Thế giới quan và sáng tác
văn học, (Vũ Đức Phúc, NCVH, 1960, số 3, tr.8); Chủ đề tƣ tƣởng sáng rõ, một
biểu hiện của tính Đảng, (Nguyễn Xuân Nam, TCVH, 1965, số 6, tr.24); Xây
dựng một nền văn nghệ lớn dƣới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, (Phan Cự Đệ,
TCVH, 1975, số 3, tr.99); Về một đội ngũ lí luận phê bình, nghiên cứu văn học
theo quan điểm mác-xít ba mƣơi năm qua, (Phan Cự Đệ, TCVH, 1976, số 6, tr.
22); Nguyên tắc tính Đảng và nội dung tính Đảng trong tác phẩm văn học (101,
tr.224). Vũ Đức Phúc coi văn học là một “công tác”, và công tác này luôn phải
tuân thủ mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước: Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 9 của TƢ Đảng và công tác văn học, (TCVH, 1964, số 4, tr.1); Thực
hiện nghiêm chỉnh và triệt để đƣờng lối văn học nghệ thuật của Đảng, (Vũ Đức
Phúc, TCVH, 1974, số.6, tr.106). Bùi Công Hùng là một chuyên gia lí luận về
thơ nhưng ông cũng luôn luôn ý thức về tính chiến đấu của thơ ca, của văn học.
Ông có nhiều bài viết nhấn mạnh tính vũ khí và chức năng chiến đấu của thơ ca
cách mạng… Những bài viết theo phong cách “công tác tư tưởng” ấy kéo dài cho
đến cuối những năm 1980: Vấn đề năng cao tầm tƣ tƣởng trong thơ (TCVH


19
1974, số 5, tr.32); Từ Nghị quyết Đại hội V, suy nghĩ về vấn đề văn nghệ hiện
nay, (TCVH, 1983, số 3, tr.51); Về việc nâng cao tính lí luận và tính chiến đấu
của Tạp chí Văn học, TCVH, 1986, số 6, tr.15); Vận dụng sáng tạo Nghị quyết
Đại hội Đảng lần thứ VI trên lĩnh vực văn nghệ, (TCVH, 1987, số 1 tr.28).

Ngoài các bài viết có tính cách báo chí như trên đã trình bày, còn có một
loạt các bài viết mang tính giáo khoa, trường quy trong các giáo trình lí luận văn
học ở cấp đại học. Đáng chú ý là các bộ giáo trình lí luận của các trường Đại học
Tổng hợp Hà Nội và Đại học Sư phạm Hà Nội được in trong những năm 1960 –
1985. Chẳng hạn, bộ giáo trình có tên gọi là Cơ sở Lí luận văn học in lần thứ
nhất năm 1965, mà mục tác giả được ghi là “Tổ Bộ môn lí luận văn học các
trường đại học Sư phạm Hà Nội, Vinh và Đại học Tổng hợp” đã viết về tính đảng
thành một mục ngang hàng với các mục tính giai cấp, tính nhân dân. Trong Lời
mở đầu, các tác giả đã viết: “Nếu nhƣ từ xƣa tới nay, văn học bao giờ cũng là vũ
khí đấu tranh giai cấp, thì lí luận văn học luôn luôn là cánh quân xung kích trên
mặt trận đó. Lí luận văn học là vũ khí lí luận về văn học” (100, tr.5 – 6). Mục
Tính đảng trong văn học do Nguyễn Văn Hạnh và Thành Thế Thái Bình viết dài
16 trang (13x19). Các tác giả đã xác định khái niệm tính đảng như sau: “Tính
đảng là sản phẩm của một hoàn cảnh đấu tranh giai cấp quyết liệt, là yêu cầu
cao về tính khuynh hƣớng trong văn học nghệ thuật của những giai cấp có ý thức
nhất về địa vị và quyền lợi của mình. Đảng của giai cấp công nhân cách mạng
luôn luôn đấu tranh cho một nền văn học, nghệ thuật có tính đảng sâu sắc. Bởi
vì, theo Lê nin, “tính đảng nghiêm túc là ngƣời bạn đƣờng và là kết quả của
cuộc đấu tranh giai cấp phát triển đến cao độ. Và ngƣợc lại, vì mục đích đấu
tranh giai cấp công khai và rộng rãi, cần phải phát triển tính đảng nghiêm túc”
[Lênin bàn về văn học nghệ thuật]. Tính đảng cộng sản là đặc điểm chủ yếu nhất,
là linh hồn của nền văn học xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nhiều nƣớc.”
Vào năm 1984 (tháng 12), tác giả Nguyễn Xuân Nam vẫn tiếp tục đề cao tính
đảng trên cơ sở bài viết của V.I.Lênin về “Tổ chức Đảng và văn học có tính
Đảng”: “Sự nghiệp văn học phải trở thành một bộ phận trong sự nghiệp chung
của giai cấp vô sản, một cái bánh xe nhỏ và một cái đinh ốc nhỏ trong bộ máy xã
hội dân chủ vĩ đại, thống nhất do cả đội tiên phong giác ngộ của toàn bộ giai cấp
công nhân mở máy. Sự nghiệp văn học phải trở thành một bộ phận khăng khít

×