Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước cách mạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






VŨ THỊ ĐÀO




THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG VĂN XUÔI
NGUYỄN TUÂN TRƯỚC CÁCH MẠNG





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam






Hà Nội - 2010



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




VŨ THỊ ĐÀO




THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG VĂN XUÔI
NGUYỄN TUÂN TRƯỚC CÁCH MẠNG


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34




Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hà Văn Đức












Hà Nội - 2010
Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng – Vũ Thị Đào

1

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………… 3
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………… …3
2. Lịch sử vấn đề………………………………………………………….… 4
3. Mục đích nghiên cứu……………………………………….………… 17
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát………………………….……17
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….……18
6. Bố cục của luận văn………………………………………………………19
PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………… ….20
Chương 1: Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân…………20
1.1. Vài nét về con người Nguyễn Tuân…………………………………….20
1.1.1. Tiểu sử………………………………………… ……………………20
1.1.2. Con người…………………………………………………………… 22
1.2. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân………………………………… 24
1.2.1. Trước Cách mạng…………………………………………………… 24
1.2.2. Sau Cách mạng……………………………………………………… 26
1.3. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân…………… …27
1.3.1. Một số vấn đề lí luận………………………………………………….27
1.3.2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân …………… 32
Chương 2: Các kiểu nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng
2.1. Kiểu nhân vật tài hoa nghệ sỹ của một thời vang bóng…………… ….42
2.2. Kiểu nhân vật lãng tử giang hồ, xê dịch…………………………… …54

Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng – Vũ Thị Đào

2

2.3. Kiểu nhân vật đi tìm thú vui ở cuộc sống trụy lạc………………… … 63
2.4. Kiểu nhân vật kỳ ảo…………………………………………………… 66
Chương 3: Những phương thức nghệ thuật thể hiện nhân vật của Nguyễn
Tuân…………………………………………………………………….……75
3.1. Cách tiếp cận con người ở phương diện tài hoa nghệ sỹ……………… 75
3.1.1. Miêu tả ngoại hình……………………………………………… … 77
3.1.2. Miêu tả hành động…………………………………………………….80
3.1.3. Biểu hiện nội tâm……………………………………………… ……82
3.2. Các thủ pháp nghệ thuật chủ yếu……………………………………… 85
3.2.1. Sử dụng thủ pháp nghệ thuật tương phản, đối lập………………….…85
3.2.2. Thủ pháp lý tưởng hóa, phi thường hóa nhân vật…………………… 88
3.2.3. Thủ pháp so sánh liên tưởng đầy chất thơ và chất triết lý…………….90
3.2.4. Thủ pháp xây dựng kiểu nhân vật bổ sung……………………………92
3.3. Đặt nhân vật trong hoàn cảnh, môi trường có tính điển hình………… 93
3.4. Ngôn ngữ…………………………………………………………… …95
3.4.1. Ngôn ngữ nhân vật………………………………………… ……….95
3.4.2. Ngôn ngữ người kể chuyện…………………………………… ……99
3.5. Giọng điệu…………………………………………………………… 105
KẾT LUẬN ……………………………………………………………… 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………… …… 113



Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng – Vũ Thị Đào

3



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
1.1. Nguyễn Tuân được coi là một trong những tác gia văn học lớn nhất
của Việt Nam và có vai trò quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa văn học
Việt Nam. Ông đạt được những thành tựu xuất sắc ngay từ trước Cách mạng.
Tuy nhiên do hoàn cảnh lịch sử và những điều kiện đất nước trong chiến tranh
mà tác phẩm của Nguyễn Tuân trước Cách mạng đã trải qua một số phận khá
thăng trầm và chưa được đi sâu nghiên cứu nhiều. Trong mấy thập niên gần
đây, tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Tuân trước Cách mạng đã được giới
nghiên cứu phê bình đánh giá lại sâu sắc, khoa học và khách quan hơn. Mặc
dù vậy, tác phẩm của Nguyễn Tuân vẫn như một khối đá ruby nhiều màu sắc
góc cạnh, vẫn còn mở ra nhiều tầng bậc ý nghĩa mới mẻ thu hút sự tìm tòi,
khám phá của nhiều người.
1.2. Nguyễn Tuân là một nhà văn độc đáo và phức tạp, nhất là giai đoạn
trước Cách mạng tháng Tám. Nói như nhà văn Vũ Ngọc Phan thì Nguyễn
Tuân “là một nhà văn đứng hẳn ra một phái riêng, cả về lối văn lẫn về tư
tưởng”. Nghĩ đến Nguyễn Tuân người đọc nghĩ ngay đến sự độc đáo, tài hoa,
tài tử từ cá tính, lối sống đến văn chương, câu chữ. Ông đã tạo ra cho mình
một phong cách riêng không thể trộn lẫn, một vị trí vững chắc trong nền văn
học Việt Nam. Những đứa con tinh thần của Nguyễn Tuân có một sức cuốn
hút đặc biệt. Vì vậy, việc nghiên cứu tác phẩm của ông trong một hệ thống
các tác phẩm trước Cách mạng sẽ giúp ta dễ dàng soi chiếu và hiểu hơn về giá
trị tác phẩm, văn nghiệp của ông. Hơn nữa, việc nghiên cứu một hiện tượng
Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng – Vũ Thị Đào

4

văn học độc đáo và phức tạp cũng là một công việc gây nhiều hứng thú, say

mê.
1.3. Các tác phẩm của Nguyễn Tuân đã được chọn lọc đưa vào các giáo
trình, các chuyên đề ở bậc Đại học và sách giáo khoa phổ thông: Cô Tô, Chữ
người tử tù, Người lái đò sông Đà, Tờ hoa, Thời và thơ Tú Xương… Ông
được giảng dạy với tư cách là một tác gia văn học lớn, có nhiều đóng góp cho
văn học nước nhà trên nhiều phương diện. Việc nghiên cứu sâu hơn tác phẩm
của Nguyễn Tuân có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, giúp độc giả ngày càng
đánh giá đúng đắn, toàn diện hơn về tác phẩm của Nguyễn Tuân, đặc biệt là
các sáng tác trước Cách mạng.
1.4. Văn học phản ánh thế giới bằng hình tượng nên việc nghiên cứu các
hình tượng nhân vật của Nguyễn Tuân trong văn xuôi trước Cách mạng là
một trong những chìa khóa khả quan để giúp chúng tôi đánh giá, nhìn nhận
sâu hơn về tác phẩm và tác giả. Con người bao giờ cũng là trung tâm của sự
phản ánh văn học. Không phải ngẫu nhiên mà có câu nói vui: “Nếu loài vật
biết sáng tác truyện ngụ ngôn thì nhân vật chính trong đó hẳn phải là con
người”. Việc nhà văn tập trung chú ý vào một tầng lớp người nhất định trong
xã hội và xây dựng nhân vật theo cách riêng của mình thể hiện rất rõ thế giới
quan, thẩm mỹ và thông điệp của nhà văn muốn gửi tới người đọc.
1.5. Đã có nhiều công trình, đề tài, chuyên luận nghiên cứu tác phẩm của
Nguyễn Tuân trước Cách mạng từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên chưa
có những công trình chuyên biệt và toàn diện chỉ đi sâu nghiên cứu về hệ
thống nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng. Đây cũng là
một lí do quan trọng để chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu này.
2. Lịch sử vấn đề:
Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng – Vũ Thị Đào

5

Năm 2010, Hà Nội kỷ niệm 1000 năm Thăng Long và cũng thật trùng
hợp, hậu thế kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn Nguyễn Tuân (10/7/1910 –

10/7/2010). Thời gian thấm thoắt trôi qua, Nguyễn Tuân đã trăm năm vang
bóng. Ngay từ khi mới xuất hiện, Nguyễn Tuân đã thu hút sự chú ý của độc
giả và giới nghiên cứu phê bình. Hơn nửa thế kỷ cầm bút, tác phẩm của
Nguyễn Tuân đã tạo nên một nguồn mạch trong dòng chảy văn học dân tộc.
Đến nay, không thể thống kê đầy đủ được số lượng bài nghiên cứu về Nguyễn
Tuân nhưng nhìn chung có thể chia ra ba hướng nghiên cứu chính: những bài
viết về cuộc đời và tác phẩm nói chung, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân,
hồi ức và kỷ niệm về Nguyễn Tuân. Đúng như nhà văn Võ Thị Xuân Hà đã
nói trong lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn tại Nhà hát lớn Hà Nội: “Nguyễn
Tuân là một trái núi cao. Tôi chưa bao giờ kịp có thời gian để dợm bước chân
nơi cái trái núi ấy để biết kỹ càng có bao nhiêu mạch nguồn, bao nhiêu cây
đại thụ mọc lên, thậm chí có cả bao nhiêu cỏ dại yếu ớt bám vào. Nguyễn
Tuân và những nhà văn nhà thơ đi trước đã tạo ra dòng chảy văn chương của
dân tộc và thời đại. Với ảnh hưởng to lớn của Nguyễn Tuân và lớp cha anh,
đã có bao nhiêu áng văn thơ ra đời, tiếp nối” [10].



Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng – Vũ Thị Đào

6

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm văn xuôi của Nguyễn
Tuân trước Cách mạng. Tuy nhiên việc nghiên cứu thế giới nhân vật trong
văn xuôi Nguyễn Tuân thì có phần hạn chế hơn. Trong luận văn này, chúng
tôi khảo sát các công trình nghiên cứu về Nguyễn Tuân theo ba giai đoạn:
trước Cách mạng, sau Cách mạng tháng Tám đến năm 1975 và từ năm 1975
đến nay.
2.1. Trƣớc Cách mạng tháng Tám:
Nguyễn Tuân đến với văn chương bắt đầu từ hai bài thơ: Say, Khúc

tương tư. Tuy nhiên địa hạt của ông lại là văn xuôi chứ không phải thơ ca.
Sau này có nhà nghiên cứu đã đánh giá ông là “nhà thơ bị đóng đinh trên cây
thập tự của văn xuôi”. Ngay sau những bài thơ không mấy thành công đó,
Nguyễn Tuân đã ngoặt một ngả rẽ dứt khoát sang con đường văn xuôi. Trước
khi viết các tác phẩm gây được sự chú ý lớn như Một chuyến đi, Vang bóng
một thời, Thiếu quê hương…, Nguyễn Tuân đã có nhiều truyện ngắn khá đặc
sắc đăng trên các báo từ năm 1935: Vườn xuân lan tạ chủ (Tiểu thuyết thứ
bảy, 1935), Mất cái ví (Đông Dương tạp chí, số 23 – 1937), Gỡ cái vạ vịt
(Đông Dương tạp chí, số 25 – 1937), Chiếc dĩa sứ Giang Tây (Đông Dương
tạp chí, số 26 – 1937), Một vụ bắt rượu lậu (Đông Dương tạp chí, số 29 –
1937), Mười năm trời mới gặp lại cố nhân (Đông Dương tạp chí, số 34 –
1938), Đông phương là Đông phương Tây phương là Tây phương (Đông
Dương tạp chí, số 35 – 1938). Ở những truyện ngắn này, chúng tôi thấy đã có
sự định hình phong cách của Nguyễn Tuân, dụng công trong câu chữ, lối kể
chuyện có duyên, tự nhiên, hóm hỉnh, cách khai thác vấn đề độc đáo. Có điều
đặc biệt là một số truyện ngắn đầu tay này của Nguyễn Tuân mang đậm
khuynh hướng hiện thực với những con người xã hội, nạn nhân của những
nghịch cảnh dở khóc dở cười.
Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng – Vũ Thị Đào

7

Người đầu tiên có công trong nghiên cứu, phát hiện ra những nét độc đáo
trong sáng tác và tài năng của Nguyễn Tuân là Thạch Lam. Trong một bài viết
ngắn “Đọc Vang bóng một thời” (khoảng 3 trang) đăng trên báo Ngày nay, số
212, ngày 15/06/1940 Thạch Lam đã có cái nhìn tinh tế và sâu sắc về lối hành
văn của Nguyễn Tuân. Ông đề cao Nguyễn Tuân là một nhà văn đáng kính
bởi niềm đam mê sáng tạo, yêu cái đẹp và khả năng “làm sống lại cả một thời
xưa cũ”[23, tr.229]. Thạch Lam cũng chỉ ra phần khuyết điểm trong văn
Nguyễn Tuân: “Về mặt văn chương, chúng ta muốn tác giả Vang bóng một

thời đến một sự giản dị sáng sủa hơn nữa, cố tránh những lối hành văn cầu
kỳ - sự cầu kỳ trong cái tìm tòi không phải cầu kỳ trong cách điệu tả - tránh
những chữ nhắc lại, những sự kiểu cách, những lối và âm điệu trong câu văn.
Có lẽ tác giả muốn nói hết cả những cái mình biết và tác giả biết nhiều nên có
sự lộn xộn ấy chăng?” [23, tr. 230]. Kết lại bài viết, Thạch Lam đã đánh giá
cao về Nguyễn Tuân: “Một nhà văn có tài năng đặc biệt, một nghệ sĩ có
lương tâm, ở người đó chúng ta đặt những hi vọng tốt đẹp nhất về sự nghiệp”
[23, tr. 231]. Thời gian đã trả lời cho niềm hi vọng của Thạch Lam và không
còn chỉ là hi vọng nữa mà đã thành hiện thực. Nguyễn Tuân đã đứng ở một vị
trí vững vàng, đặc biệt trong nền văn học nước nhà.
Về khía cạnh nhân vật, Thạch Lam đã có những đánh giá, cảm nhận ban
đầu về một số nhân vật mà ông yêu thích trong văn xuôi Nguyễn Tuân. Thạch
Lam yêu thích truyện Đánh thơ với “những nhân vật được trình bày với lời
ăn tiếng nói riêng, với những suy xét theo hồi ấy. Và sau cái chết sau cùng
của đôi vợ chồng phó sứ, tác giả cho chúng ta thấy một sự khoáng đạt và một
chút nồng nàn” [23, tr. 230]. Thạch Lam cũng đặt ra một băn khoăn thể hiện
phần nào khiếm khuyết của Nguyễn Tuân trong xây dựng nhân vật: “Không
biết người xưa trong thú vui, trong những hành động, trong cách sống có
thiếu phần tha thiết, phần ham mê sâu sắc không hay là tại tác giả chưa thấu
Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng – Vũ Thị Đào

8

đáo được hết, chưa đi sâu vào tâm lý những nhân vật ấy, để cho ta cảm thấy
cái rung động của linh hồn cả một thời đã mất?” [23, tr. 231].
Sau Thạch Lam, Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại (1942)
cũng đánh giá rất cao Nguyễn Tuân qua tập truyện Vang bóng một thời – một
tác phẩm “gần đạt tới sự toàn thiện, toàn mĩ”. Ông cho rằng Nguyễn Tuân là
nhà văn “đứng hẳn ra một phái riêng” bởi “lối hành văn đặc biệt” và “những
ý kiến cùng tư tưởng phô diễn bằng một giọng tài hoa, sâu cay và khinh bạc,

lúc thì đầy nghệ thuật, lúc thì bừa bãi, lôi thôi, như một bức phác họa nhưng
bao giờ cũng cho người ta thấy một trạng thái tâm hồn” [28, tr. 415]. Trong
cảm nhận chung về các nhân vật tùy bút Nguyễn Tuân, Vũ Ngọc Phan cho
rằng: “Ông Thông Phu quả là một nhân vật lạ nhất trong tập tùy bút của
Nguyễn Tuân” [23, tr.50].
Như vậy, trong những bài nghiên cứu đầu tiên, các tác giả đã rất tinh tế
và sâu sắc trong việc đánh giá vị trí, cảm nhận văn phong của Nguyễn Tuân.
Tuy nhiên, phần nhiều những nhận xét đó còn là cảm tính, mang đậm ấn
tượng chủ quan, chưa chỉ ra cơ sở nghệ thuật của tác phẩm cũng như các cách
nhà văn xây dựng nhân vật của mình.
2.2. Sau Cách mạng tháng Tám đến năm 1975:
Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân tiếp tục sáng tác nhiều tác
phẩm: Chùa Đàn, Đường vui, Tình chiến dịch, Tùy bút kháng chiến,… Tuy
nhiên những sáng tác này vẫn còn vương vất hình ảnh con người cũ của nhà
văn. Thêm vào đó, do hoàn cảnh và yêu cầu lịch sử, không chỉ các tác phẩm
của Nguyễn Tuân mà các tác phẩm văn học lãng mạn (1932 – 1945) cũng ít
được đề cập đến. Tác phẩm của Nguyễn Tuân trong giai đoạn này vẫn được
chú ý song bị đánh giá nặng nề về vấn đề tư tưởng, ít chú ý đến nghệ thuật.
Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng – Vũ Thị Đào

9

Nguyên Hồng, Trương Chính, Phan Thị Nga, Nguyễn Đình Thi đều cho rằng
tác phẩm của Nguyễn Tuân mang nặng tính chủ quan, thiếu tính khách quan.
Ở Hội nghị tranh luận văn nghệ Việt Bắc năm 1948, nhà văn Nguyên Hồng có
nhận xét về tùy bút Đường vui của nhà văn Nguyễn Tuân: “Nguyễn Tuân yêu
mình quá, dựng mình lên nhiều quá” [11, tr.7].
Trong thời kỳ đất nước bị chia cắt, sáng tác của Nguyễn Tuân vẫn được
các nhà nghiên cứu hai miền quan tâm.
Ở miền Nam, cách nhìn nhận của các nhà nghiên cứu có phần ưu ái hơn

về Nguyễn Tuân. Các bài viết của Tạ Tỵ, Thanh Lãng, Sông Thai, Vũ Bằng,
Nguyễn Vỹ đều công nhận Nguyễn Tuân là nhà văn độc đáo và yêu mến cái
đẹp. Đáng chú ý nhất là những lời ngợi ca đầy ưu ái mà Tạ Tỵ dành cho
Nguyễn Tuân – “nhà điêu khắc cần cù chạm trổ vào mặt đá quý những hình
nét trác tuyệt”: “Nguyễn Tuân đứng sững trước mặt chúng ta với một dáng
vóc kiêu kỳ, với những ngón tài hoa, với đôi cánh chập chờn bay lượn trên
đỉnh cao nghệ thuật. Hành trình vào tác phẩm Nguyễn Tuân như hành trình
vào một cung điện tráng lệ đầy màu sắc diễm ảo. Từng nguồn sáng lung linh
chiếu rọi vào mỗi dòng, mỗi chữ, thứ ánh sáng lạ kỳ làm mê hoặc cả gỗ đá vô
tri và làm nhũn từng ý nghĩ bứt đi tự ý nghĩ từ niềm cô đơn nhất. Nguyễn
Tuân khi đã vươn tới đỉnh cao có thể tỏa ra xung quanh những tia lửa làm
cháy cả rừng cây, làm khô dòng suối, nếu rừng cây, dòng suối chỉ mang trong
bản chất những ước lệ tầm thường, nhàm chán” [43, tr.51].
Ở miền Bắc, có nhiều tác giả viết về các tác phẩm mới của Nguyễn
Tuân: Phở, Cây Hà Nội, Đọc Sêkhốp, Tờ hoa, Tình rừng, Sông Đà… Vang
bóng một thời lại được nói đến với những đánh giá lại. Như Phong, Thế Toàn
đứng trên lập trường cách mạng cứng nhắc đã phê phán Phở của Nguyễn
Tuân một cách gay gắt vì “con người được miêu tả trong đó hoàn toàn xa lạ
Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng – Vũ Thị Đào

10

với chúng ta. Con người trong thời đại chúng ta không phải là con người xa
lánh cuộc sống, ngồi một góc phố nào đó để phân tích một món ăn…” [33,
tr.65]. Ngược lại với xu hướng phê phán, Nguyên Hồng, Nguyễn Văn Bổng,
Tế Hanh bênh vực Nguyễn Tuân trong Phở, coi đó chỉ là cách thể hiện “ niềm
tha thiết tin yêu, hết lòng ngợi ca một hương vị Tổ quốc”[11, tr.15].
Trương Chính có ba bài viết về Nguyễn Tuân từ năm 1957 đến 1975. Cái
nhìn của ông ngày càng cởi mở hơn, đúng đắn hơn về phong cách Nguyễn
Tuân. Trong bài viết đầu tiên, Trương Chính khẳng định thế giới nhân vật

trong tác phẩm của Nguyễn Tuân gần như chỉ có một mình tác giả: “Ông là
một nhà tiểu thuyết mà lại không sáng tác được một nhân vật nào khác, ngoài
nhân vật đại diện cho ông là anh chàng Nguyễn” [23, tr.54]. Đến bài thứ ba,
Đọc Sông Đà của Nguyễn Tuân Trương Chính đã biểu dương sự thay đổi
cách nhìn của Nguyễn Tuân và thế giới nhân vật đã không còn chỉ một mình
tác giả và “những người cùng hội cùng thuyền, cũng tài tử, cũng khinh bạc,
cũng bất đắc chí như ông” mà còn có thêm “nhiều hạng người có lẽ rất khác
ông nhưng cũng như ông đang góp phần vào gia tài hương hỏa chung của Tổ
quốc tiến lên xã hội chủ nghĩa” [23, tr.280].
Năm 1968, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh bắt đầu nghiên cứu về Nguyễn
Tuân với bài Con đường Nguyễn Tuân đi đến bút ký chống Mỹ. Trong bài
viết đầu tiên này Nguyễn Đăng Mạnh đã chỉ ra: “Nhân vật chính trong bút ký
chống Mỹ của Nguyễn Tuân vẫn là cái “tôi” tài hoa, tài tử từng quen thuộc
với độc giả từ trước. Nhưng khác với cái tôi cũ, giờ là cái tôi tích cực tham
gia vào cuốc sống, hăng hái bút chiến “thiện chiến” với quân thù. Một cái tôi
lạc quan tin tưởng ở thắng lợi tất yếu của dân tộc. Một cái tôi trẻ trung, hóm
hỉnh, trí tuệ, luôn đem đến cho độc giả trong cuộc chiến đấu ác liệt này
những tiếng cười sảng khoái”[23, tr.67]. Như vậy, Nguyễn Đăng Mạnh đã
Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng – Vũ Thị Đào

11

đánh giá cao sự phát triển trong phong cách Nguyễn Tuân về phương diện
nhân vật.
Năm 1971, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong bài viết “Đọc lại Vang
bóng một thời của Nguyễn Tuân” đã là người đầu tiên đề cập sâu hơn và hệ
thống thành các loại nhân vật mà Nguyễn Tuân “thiên ưu” trong tập Vang
bóng một thời: “Nói chung, nhân vật của Nguyễn Tuân là một lớp người
phong kiến đã tàn tạ, một lớp nhà nho mà cuộc đời đã đến lúc xế chiều” [23,
tr.232]. Ngoài ra “loại nhân vật thứ hai được tác giả trìu mến là một số lãng

tử giang hồ, sống một cách “nghệ sĩ” trước cuộc đời và không bao giờ muốn
dừng chân ở một nơi nào nhất định” [23, tr.234]. Giáo sư Phan Cự Đệ đã phát
hiện ra hình tượng tác giả ẩn lấp sau hệ thống nhân vật của Nguyễn Tuân.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã ví Nguyễn Tuân như một “ông lão thợ
đấu” bởi sự dụng công mài giũa từng câu chữ: “Đọc Nguyễn Tuân có đoạn
hay ta cảm thấy nhà văn không viết cho người đời tầm thường xem, mà cho
những bậc tiên tri và thần phật ở một thế giới cao siêu khác, và ta đọc, tiếc là
ta dám nghe, ghé vào, ngồi mép chiếu mà hóng chuyện người trên và vì thế
phải đem lòng ngưỡng mộ mà nghe, mà đọc, phải nâng mình lên mức trong
trẻo hết sức mà đọc văn” [23, tr. 304 – 305].
Nhìn nhận một cách tổng quát ta thấy cách đánh giá của các nhà nghiên
cứu về Nguyễn Tuân trong giai đoạn 1945 – 1975 là đa chiều. Tuy nhiên sự
đánh giá phần lớn nghiêng về khía cạnh tư tưởng mà chưa có sự quan tâm
đúng mức đến nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật và các tác
phẩm văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng chưa được đề cập và đánh giá
một cách thỏa đáng.
2.3. Từ năm 1975 đến nay:
Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng – Vũ Thị Đào

12

Sau khi đất nước thống nhất và đi vào thời kỳ đổi mới đã tạo nên một
bầu không khí mới cho sự tiếp nhận và đánh giá Nguyễn Tuân. Có nhiều nhà
nghiên cứu đã khắc phục được những mặt hạn chế còn tồn tại khi đánh giá về
Nguyễn Tuân trong giai đoạn trước đây.
Một trong những nhà nghiên cứu Nguyễn Tuân gây được sự chú ý hàng
đầu là Nguyễn Đăng Mạnh. Trước đây, ông đã được biết đến với bài viết Con
đường Nguyễn Tuân đi đến bút ký chống Mỹ (1968). Sau năm 1975,
Nguyễn Đăng Mạnh tiếp tục dành nhiều tâm huyết và đã có những bài viết
xuất sắc về Nguyễn Tuân, mở ra nhiều xu hướng mới mẻ, tiến bộ cho các nhà

nghiên cứu khác khi đánh giá về Nguyễn Tuân. Nguyễn Đăng Mạnh có cái
nhìn toàn diện và lý giải sâu sắc về phong cách Nguyễn Tuân. Năm 1981, ông
giới thiệu cuốn Tuyển tập Nguyễn Tuân với chuyên luận dài 83 trang. Năm
2000, ông cho xuất bản cuốn Nguyễn Tuân toàn tập với bài giới thiệu dài 94
trang từ sự sửa chữa bổ sung năm 1998. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã tiếp
thêm hứng thú khám phá về Nguyễn Tuân cho nhiều độc giả. Trong bài giới
thiệu về Nguyễn Tuân, Nguyễn Đăng Mạnh đã chỉ ra cội nguồn của mọi vấn
đề về tác phẩm đó chính là quan điểm nghệ thuật: “Nói đến Nguyễn Tuân,
người ta thường nghĩ đến một nhà văn của quan điểm duy mỹ, chỉ trọng cái
đẹp hình thức không cần nội dung, chủ trương viết văn không khuynh hướng,
nghĩa là muốn đặt nghệ thuật lên trên mọi thứ thiện ác ở đời. Quan điểm ấy
thể hiện ngay ở những nhân vật ưa thích nhất của ông trước cách mạng:
những con người tài hoa, tài tử, dù tĩnh tại hay xê dịch, đối với cuộc sống, đối
với quê hương, đều chỉ là những kẻ ăn tạm ở nhờ, những con người sinh ra
dường như chỉ để ngắm đời, ngoạn cảnh cho giác quan được no nê thanh
sắc” [36, tr.25,26]. Nguyễn Đăng Mạnh đánh giá thành công của Vang bóng
một thời không chỉ ở nội dung mà còn ở bút pháp và kỹ thuật hiện đại: “khả
năng phân tích tinh vi từ cảm giác, ý nghĩ của nhân vật đến đường nét, màu
Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng – Vũ Thị Đào

13

sắc của cảnh vật, và khả năng vận dụng cách quan sát của nhiều ngành nghệ
thuật khác nhau, từ hội họa (Những chiếc ấm đất, Chữ người tử tù,…) đến
điêu khắc, âm nhạc, vũ đạo nữa (Bữa rượu máu)” [36, tr.56]. Hệ thống nhân
vật cũng được nhà nghiên cứu chú ý và có những nhận xét khái quát đáng chú
ý: “Chiếc lư đồng có những nhân vật vào loại tiêu biểu nhất của Nguyễn
Tuân: ông Thông Phu và cô đào Tâm, những con người tài hoa, tài tử, lâm
vào cảnh bê tha, trụy lạc mà vẫn ngông nghênh kiêu ngạo. Anh chàng Nguyễn
không tự hào về cuộc sống trụy lạc nhưng tự hào vì đã đánh bạn được với

những con người ấy” [36, tr.58-59]. Thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân từ
năm 1942 đến 1944 theo Nguyễn Đăng Mạnh chủ yếu chỉ gồm có hai loại
người: “Loại tài hoa tài tử (hoặc tạo ra nghệ thuật hoặc sống một cách nghệ
thuật) và loại đối lập với nó, trước hết là bọn trưởng giả ngu dốt và bọn con
buôn vụ lợi, phàm tục”[36, tr.62]. Cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Tuân
sau Cách mạng có sự kế thừa so với trước Cách mạng: “Chỗ kế thừa lớn nhất
của Sông Đà đối với phong cách cũ của Nguyễn Tuân là ở cách nhìn sự vật
nghiêng về mặt kỹ thuật, nhìn con người nghiêng về phương diện tài hoa nghệ
sỹ” [36, tr.81]. Ngoài thế giới nhân vật, Nguyễn Đăng Mạnh còn lưu ý một
điều đặc biệt không phải nhà văn nào cũng có được đó là “ hình tượng nhà
văn, hình tượng con người Nguyễn Tuân hình thành một cách tự phát nhưng
rất đậm nét trong tâm thức giới văn học như một sự tổng hòa cái tôi trong
văn với cái tôi ngoài đời của Nguyễn Tuân. Tôi dám nghĩ rằng không ít người
đã mê hình tượng này hơn cả chính cái văn của Nguyễn Tuân” [36, tr.119].
Nguyễn Đăng Mạnh thực sự đã có những đánh giá mới mẻ, sâu sắc và đầy
tâm huyết về Nguyễn Tuân nói chung và thế giới nhân vật của ông nói riêng.
Cùng với giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, giáo sư Phan Cự Đệ cũng có
những bài nghiên cứu với cái nhìn mới mẻ và xác đáng hơn về Nguyễn Tuân.
Ở bài viết về Nguyễn Tuân trong cuốn Nhà văn Việt Nam 1945 – 1975, tập 2,
Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng – Vũ Thị Đào

14

Phan Cự Đệ đã có cái nhìn tổng quát về quá trình “lột xác” đầy đau khổ và sự
thay đổi quan điểm thẩm mỹ của Nguyễn Tuân. Về phương diện nhân vật,
giáo sư cũng có những đánh giá mới mẻ nghiêng về khía cạnh nghệ thuật:
“Trước Cách mạng, các nhân vật trong tùy bút lãng mạn của Nguyễn Tuân
chẳng qua chỉ là những mảnh vụn của tính cách nhà văn mà thôi. Tác giả đã
hóa thân ra thành Nguyễn, Vi, Bạch, Hoàng, Thông Phu để tìm cách nói lên
những cạnh khía khác nhau của cái Tôi kênh kiệu, lập dị, của cái Tôi nổi loạn

đập phá, của cái Tôi giang hồ lãng tử… Bây giờ trong tùy bút Sông Đà,
dường như Nguyễn Tuân có ý thức thu nhỏ bớt cái Tôi chủ quan để nhường
chỗ cho tiếng nói khách quan của cuộc sống, để dành vị trí ưu tiên cho những
người chủ nhân mới của lịch sử. Mấy chuyến Nguyễn Tuân lên Tây Bắc đều
nhằm “tìm cái thứ vàng của màu sắc sông núi và nhất là cái thứ vàng mười
mang sẵn trong tâm trí tất cả những con người ngày nay” đang xây dựng chủ
nghĩa xã hội” [23, tr.110].
Ngoài các công trình nghiên cứu kể trên, có rất nhiều các nhà nghiên cứu
khác với nhiều công trình, tiểu luận, bài viết về tác phẩm của Nguyễn Tuân
theo nhiều xu hướng khác nhau. Vương Trí Nhàn có nhiều bài viết về Nguyễn
Tuân: Nhà văn Nguyễn Tuân (1988), Nguyễn Tuân – huyền thoại một thời
(1994), Nguyễn Tuân và một tư duy nghệ thuật kiểu Liêu trai (2005),…
Trong bài viết Nguyễn Tuân và thể tùy bút (1997) Vương Trí Nhàn cũng có
những nhận xét điểm xuyết về nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân: “về mặt
nhân vật, thì tuy tác giả không đưa ra được nhiều bộ mặt khác nhau như một
Vũ Trọng Phụng, một Khái Hưng … song nhân vật mang nhiều tính cách tự
truyện của ông (dù được gọi là Nguyễn, là Bạch, hay gì gì nữa), vẫn là một
tính cách “trộn không lẫn”, nhắm mắt lại nhiều người vẫn hình dung được
cốt cách của con người tài tử thường xuyên đi lại trên trang sách ấy” [23,
tr.145]. Cùng với Vương Trí Nhàn còn có Vũ Đức Phúc với Nghệ thuật
Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng – Vũ Thị Đào

15

Nguyễn Tuân, Đỗ Đức Hiểu với Chất thơ trong Vang bóng một thời,
Hoàng Như Mai với Tác phẩm Chùa Đàn của Nguyễn Tuân, Nguyễn Ngọc
Hóa với Cái thật và cái tài hoa trong Chữ người tử tù, Nguyễn Thị Thanh
Minh với chuyên luận Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong sáng
tạo nghệ thuật (2004), Mai Quốc Liên với bài Nguyễn Tuân – bậc thầy về
nghệ thuật ngôn từ Việt Nam, Hà Bình Trị với Thầy chữ Nguyễn Tuân,

Hoài Anh với Nguyễn Tuân là nhà nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái đẹp thăng
hoa, Thụy Khuê với Thi pháp Nguyễn Tuân (2005)… Đi sâu vào một tác
phẩm cụ thể là Chữ người tử tù, Văn Tâm cũng phát hiện ra Nguyễn Tuân đã
“xây dựng những cốt cách phi phàm, những “con người khổng lồ” nhưng có
khi phải ngụp lặn “dưới đáy” xã hội (…) đó là đặc trưng của bút pháp lãng
mạn”, những nhân vật ấy là “những mảnh hồn say đắm của tác giả hóa thân”
[23, tr.252]. Hà Văn Đức là một trong những nhà nghiên cứu có nhiều bài viết
về Nguyễn Tuân: Tùy bút Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám,
Nguyễn Tuân và cái đẹp, Nguyễn Tuân một bậc thầy ngôn ngữ, Quan điểm
thẩm mỹ qua một số hình tượng nghệ thuật trong tùy bút Nguyễn Tuân,…
Tất cả các công trình nghiên cứu về Nguyễn Tuân sau năm 1975 đều có cái
nhìn ngày càng xác đáng hơn, sâu sắc hơn, đa diện hơn về tác phẩm của
Nguyễn Tuân.
Tác phẩm của Nguyễn Tuân trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều luận
án thạc sĩ, tiến sĩ: Trương Việt Hùng đi Tìm hiểu một số tùy bút Nguyễn
Tuân (1985), Hà Văn Đức nghiên cứu Phong cách nghệ thuật của Nguyễn
Tuân (1992), Phạm Thị Bích Ngọc đi tìm Đặc trưng thi pháp Vang bóng
một thời của Nguyễn Tuân (1999), Nguyễn Thị Thanh Minh nghiên cứu
Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân (2002), Nguyễn Thị Hồng Hà viết
về Đặc trưng tùy bút Nguyễn Tuân (2004), Nguyễn Thị Ninh viết Ngôn từ
trong sáng tác Nguyễn Tuân (2005), …
Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng – Vũ Thị Đào

16

Ngoài các công trình nghiên cứu về sự nghiệp văn học của nhà văn
Nguyễn Tuân còn có rất nhiều bài viết về kỷ niệm gắn bó sâu sắc của các nhà
văn, nhà nghiên cứu đối với nhà văn Nguyễn Tuân như: Kỷ niệm với Chùa
Đàn của Nguyễn Tuân (Yên Huy), Những lần gặp gỡ (Nguyễn Quang
Sáng), Nguyễn Tuân những năm cuối đời (Tô Hoài), Một thoáng Nguyễn

Tuân (Ngọc Trai), Nguyễn Tuân như tôi từng biết (Bùi Hiển), Vĩnh biệt
người anh Cả (Trịnh Công Sơn), Sống đẹp từng ngày (Nguyên Ngọc), Lần
gặp cuối cùng của nhà văn Nguyễn Tuân và nhà văn Đặng Thai Mai
(Thiếu Mai)… Qua những bài viết này giúp chúng ta hiểu hơn phong cách
sống, bản lĩnh và vẻ đẹp tài hoa trong con người Nguyễn Tuân. Bản ngã của
Nguyễn Tuân vô hình chung đã in bóng trên những nhân vật do ông sáng tạo
nên. Sự thống nhất giữa phong cách sống và phong cách văn chương của
Nguyễn Tuân phần nào giúp người đọc thêm hiểu hơn về tác phẩm của ông,
thêm kính yêu đối với ông.
“Cuộc đời người đàn bà đẹp và cái tài nào mà chả trải qua dập vùi”
[23, tr. 305]. Với lịch sử nghiên cứu gần 70 năm, tác phẩm của Nguyễn Tuân
dù đã trải qua nhiều thăng trầm song cuối cùng đã ngày càng được khẳng định
và đánh giá cao. Các công trình nghiên cứu về tác phẩm của Nguyễn Tuân
khá bề thế và đồ sộ. Đó thực sự là những gợi ý quý giá cho chúng tôi thực
hiện đề tài luận văn này song cũng là thử thách lớn đối với chúng tôi. Viết về
Nguyễn Tuân có nhiều góc độ khác nhau. Riêng góc độ thế giới nhân vật, đã
có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Tuy nhiên phần nhiều những ý kiến đó
còn chỉ là những đánh giá điểm xuyết thoáng qua mang tính ấn tượng chủ
quan, chưa có sự bóc tách kỹ lưỡng về nghệ thuật xây dựng nhân vật, chưa có
công trình nào hệ thống đầy đủ và toàn diện về thế giới nhân vật trong văn
xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám. Đây thực sự là một vấn đề
Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng – Vũ Thị Đào

17

gây hứng thú khiến chúng tôi đi sâu nghiên cứu, góp phần tôn vinh giá trị và
vẻ đẹp văn chương Nguyễn Tuân.
3. Mục đích nghiên cứu:
3.1. Chọn đề tài Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước
Cách mạng chúng tôi muốn hệ thống hóa và phân chia ra thành các kiểu nhân

vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng. Từ đó có một cái nhìn
toàn diện hơn, sâu sắc hơn về các tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Tuân trước
Cách mạng, về lập trường, quan điểm của nhà văn.
3.2. Nghiên cứu tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Tuân trước Cách mạng
từ góc độ nhân vật là một cách nhìn nhận mang tính chất của thi pháp hình
thức. Qua lăng kính này, chúng tôi muốn đánh giá những thành tựu và đóng
góp của Nguyễn Tuân trong quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát:
Đối tượng mà chúng tôi khảo sát và nghiên cứu là các tác phẩm văn xuôi
của Nguyễn Tuân trước Cách mạng. Đó là các tác phẩm trước Cách mạng ở
các thể loại văn xuôi khác nhau: du ký, truyện ngắn, phóng sự, tiểu thuyết, tùy
bút:
Một vụ bắt rượu lậu (1937)
Một chuyến đi (du ký, 1938)
Vang bóng một thời (tập truyện ngắn, 1939)
Ngọn đèn dầu lạc (phóng sự, 1939)
Thiếu quê hương (tiểu thuyết, 1940)
Tàn đèn dầu lạc (phóng sự, 1941)
Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng – Vũ Thị Đào

18

Chiếc lư đồng mắt cua (tùy bút, 1941)
Tùy bút I (1941)
Tùy bút II (1943)
Tóc chị Hoài (tùy bút, 1943)
Xác ngọc lam (truyện ngắn, 1943)
Nguyễn (tập truyện, 1945)
Nghiên cứu văn xuôi Nguyễn Tuân có nhiều góc độ khác nhau: cái đẹp,
phong cách, thi pháp, ngôn từ, nghệ thuật, cái tài cái tâm, … Với đề tài này

chúng tôi chỉ xin được đi sâu nghiên cứu tác phẩm văn xuôi Nguyễn Tuân ở
phạm vi thế giới nhân vật. Với phạm vi khảo sát chuyên sâu này, chúng tôi hi
vọng sẽ mang lại một cái nhìn khách quan, khoa học, hệ thống về tài năng và
phong cách của Nguyễn Tuân trong cách xây dựng những đứa con tinh thần
của ông.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
5.1. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp:
Phương pháp phân tích, tổng hợp rất cần thiết trong quá trình tìm hiểu
các nhân vật cụ thể từ đó có những đánh giá khái quát đối với từng loại hình
nhân vật trong hệ thống các nhân vật của Nguyễn Tuân.
5.2. Phƣơng pháp loại hình:
Phương pháp này là công cụ để chúng tôi phân các nhân vật có những
đặc điểm giống nhau vào cùng một loại. Từ đó chúng tôi xác định được vị trí
và ý nghĩa của nhân vật khi đặt chính nhân vật đó trong hệ thống cùng loại
hình.
Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng – Vũ Thị Đào

19

5.3. Phƣơng pháp hệ thống:
Mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể thống nhất về nội dung và nghệ
thuật. Ở mỗi nhân vật cũng có sự thống nhất giữa đặc điểm tính cách của nhân
vật và nghệ thuật nhà văn xây dựng nhân vật. Việc đặt nhân vật trong hệ
thống chỉnh thể của tác phẩm, trong mối quan hệ hài hòa của chỉnh thể nội
dung và hình thức, trong hệ thống các nhân vật cùng loại hình, trong mối
quan hệ giữa nhân vật với các nhân vật khác sẽ giúp chúng tôi có được sự
đánh giá chính xác hơn về giá trị tác phẩm và tư tưởng, tài năng của nhà văn.
5.4. Phƣơng pháp so sánh:
Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu giữa thế giới nhân
vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng với giai đoạn sau Cách

mạng, giữa nhân vật của Nguyễn Tuân với nhân vật của các tác giả khác để từ
đó thấy được sự vận động, phát triển có tính kế thừa, ổn định trong phong
cách Nguyễn Tuân và cá tính sáng tạo đặc biệt của nhà văn.
6. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chúng
tôi triển khai theo ba chương cụ thể:
Chương 1: Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân
Chương 2: Các kiểu nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách
mạng
Chương 3: Những phương thức nghệ thuật thể hiện nhân vật của Nguyễn
Tuân

Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng – Vũ Thị Đào

20

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI
CỦA NGUYỄN TUÂN
1.1. Vài nét về con ngƣời Nguyễn Tuân:
1.1.1. Tiểu sử:
Nguyễn Tuân (1910 – 1987) quê ở xã Nhân Mục (thường gọi là Mọc),
thôn Thượng Đình, nay thuộc xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ông
sinh ra trong một gia đình Hán học, cụ thân sinh là Nguyễn An Lan, đỗ tú tài
khoa thi Hán học cuối cùng, một nhà nho tài hoa bất đắc chí, ưa “xê dịch”.
Sau này tư tưởng và phong cách, lối sống của Nguyễn Tuân chịu ảnh hưởng
khá sâu sắc từ người cha của mình. Nguyễn Tuân vì thế có sự am tường sâu
sắc về các nét đẹp văn hóa cổ xưa, những thú chơi, sinh hoạt tao nhã mà thanh
cao của nhà nho và ông đã tái hiện lại thành công bức tranh cổ xưa ấy trong
văn chương của mình.

Tuy sinh ra ở phố Hàng Bạc – Hà Nội nhưng thời thiếu niên của Nguyễn
Tuân chủ yếu sống ở các tỉnh miền Trung cùng với gia đình viên chức của
mình: Khánh Hòa, Phú Yên, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Hà Tĩnh, Thanh Hóa.
Cuộc sống thay đổi nơi cư ngụ thường xuyên hình thành một cách tự nhiên
trong Nguyễn Tuân tính cách phóng khoáng, tài tử, thú “xê dịch” để được tận
hưởng “no nê thanh sắc”. Điều đó khiến ông thành công trong những trang
viết về đề tài xê dịch sau này.
Nguyễn Tuân học trung học tại trường Thành Chung (nay là trường
THPT chuyên Lê Hồng Phong) Nam Định. Ông tham gia bãi khóa phản đối
một số giáo viên Tây Đầm nói xấu người Việt Nam và bị đuổi học năm 1929.
Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng – Vũ Thị Đào

21

Sau đó, hai lần Nguyễn Tuân bị bắt, bị tù: Lần thứ nhất bị bắt tại Băng Cốc –
Thái Lan và bị đưa về giam tại Thanh Hóa (1930), lần thứ hai bị bắt tại Hà
Nội và bị giam tại trại tập trung Vụ Bản, Nho Quan (1941). Sự phản kháng
của Nguyễn Tuân trong những lần này là hoàn toàn tự phát do tính cách
phóng khoáng, không ưa gò bó của ông. Ngoài ra, tình thần dân tộc, lòng tự
tôn cũng là một trong những nhân tố đã ngấm vào máu thịt, tâm hồn ông một
cách vô thức.
Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút từ đầu những năm 30. Ông viết văn, viết
báo gửi bài cho các tờ báo lúc đó là: Trung Bắc tân văn, Đông Tây, An Nam
tạp chí, Tiểu thuyết thứ bẩy,… Ngay từ khi mới cầm bút ông đã thể hiện cá
tính “ngông”, sự cầu kỳ, kỹ tính của mình qua cách sử dụng nhiều bút danh
đặc biệt: Ngột Lôi Quật, Thanh Hà, Nhất Lang, Tuân, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn
Thừa Sắc,… Nguyễn Tuân cùng với các nhà thơ văn tân tiến khác, lần đầu
tiên trong lịch sử nước ta đã coi văn chương không chỉ để “vui chơi” mà còn
thực sự là một nghề để kiếm sống. Từ năm 1938, 1939 ông thực sự nổi tiếng
với các tác phẩm gây được sự chú ý cao: Một chuyến đi, Vang bóng một

thời.
Ngoài cầm bút (viết truyện, tùy bút, phê bình văn học, dịch thuật),
Nguyễn Tuân còn tham gia nhiều hoạt động văn nghệ, đóng phim, diễn kịch.
Ông là một trong những diễn viên đầu tiên của Việt Nam với một vai phụ
đóng trong phim Cánh đồng ma ở Hồng Kông năm 1938.
Cách mạng tháng Tám như Nguyễn Tuân đã từng tâm sự như một cuộc
“cải lão hoàn đồng” đối với ông. Tư tưởng và những trang viết của ông dần có
những chuyển biến. Ông đã tham gia một cách nhiệt tình, hào hứng đối với
các phong trào Cách mạng, kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Từ năm
1948 đến 1958, ông giữ chức Tổng thư ký Hội văn nghệ Việt Nam. Ông đi
Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng – Vũ Thị Đào

22

nhiều, viết nhiều, đem hết bút lực phục vụ cuộc kháng chiến thần thánh của
dân tộc và ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
1.1.2. Con người:
Có nhiều bài viết khác nhau của các bạn đồng nghiệp, các nhà nghiên
cứu, những người thân viết về Nguyễn Tuân. Cá tính độc đáo và nhân cách
đáng nể trọng của ông thực sự có một sức hút đặc biệt đối với những ai từng
được tiếp xúc. Sau đó, nhiều người kể lại về ông như những huyền thoại. Từ
con người đến văn chương Nguyễn Tuân đều thể hiện cá tính đặc biệt của
mình. Nguyễn Tuân rất cầu kỳ, kỹ tính và tinh tế trong thưởng thức ẩm thực
và cái đẹp. Con người cá tính ấy mang trong mình cái duyên tài tử của một
người nghệ sỹ và cái “ngông” của một người có tài năng và nhân cách hơn
người. Ông cũng là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.
Lòng yêu nước của ông có màu sắc riêng, gắn liền với những giá trị văn hóa
cổ truyền của dân tộc: yêu tiếng Việt qua các sáng tác văn chương, yêu ca trù,
dân ca, yêu phong cảnh đẹp và ẩm thực đất nước,…







Bộ ba : Nguyễn Tuân, Bùi Xuân Phái,Văn Cao, những người làm nên
Phố thứ 37 - Phố Phái
Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng – Vũ Thị Đào

23

Ở Nguyễn Tuân có sự phát triển cao của ý thức cá nhân. Ông viết văn
cũng là để khẳng định ý thức cá nhân của mình. Trước Cách mạng, ý thức cá
nhân của Nguyễn Tuân đối lập với xã hội. Sau Cách mạng, Nguyễn Tuân đã
dùng cá tính ấy phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến của dân tộc.
Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa, uyên bác. Ông không chỉ viết
văn mà còn am tường rất nhiều loại hình nghệ thuật khác: hội họa, điêu khắc,
sân khấu, điện ảnh… Nguyễn Tuân có kiến thức sâu rộng về văn hóa dân tộc
và văn hóa nhân loại. Ông yêu Truyện Kiều của Nguyễn Du, yêu thơ Hồ
Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Khuyến,… Ông thích các tác phẩm của Lỗ
Tấn, Đôxtôiepxki, Sê-khôp, say mê trước những bức tranh của Picaso, Leona
de Vanci, Rembran,…Ông là một diễn viên kịch nói có tài và là diễn viên
điện ảnh đầu tiên của Việt Nam. Ông thường vận dụng con mắt của nhiều
ngành nghệ thuật khác nhau để tăng cường khả năng quan sát, diễn tả của
nghệ thuật văn chương.
Nguyễn Tuân yêu thiên nhiên và đi nhiều nơi. Ông thích khám phá vẻ
đẹp mới lạ, độc đáo. Nói như Mai Quốc Liên thì “cuộc đời Nguyễn Tuân hầu
như nằm trong những chuyến đi. Đi để dậy gió cảm xúc, lịch lãm sự đời, thoát
ra những eo sèo phàm tục”[23, tr.205]. Những chuyến đi này thực sự mang
lại cho văn ông hơi thở ấm nóng của vốn sống thực tế và không khí thời đại.

Nguyễn Tuân cũng là nhà văn luôn cảm thấy cô đơn. Trước Cách mạng, lúc
nào ông cũng cảm thấy chán cảnh, chán người, sống giữa quê hương mà vẫn
cảm thấy “thiếu quê hương”. Nguyễn đã lao vào giang hồ, xê dịch để hưởng
cho hết những sinh thú bất thình lình và những cảm xúc không chờ đợi. Với
Nguyễn Tuân, giang hồ xê dịch đã trở thành một cứu cánh, một triết lý sống.
Ông cho rằng sống ở đời là phải được phơi mình ra trong gió bụi, được ngủ

×