Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 117 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ SON



YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận văn học



Hà Nội, 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ SON


YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP

Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60.22.01.20



LUẬN VĂN THẠC SĨ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trần Khánh Thành


Hà Nội, 2013
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà văn tiêu biểu cho văn học Việt
Nam thời đổi mới. Ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần làm cho đời sống
văn học thời kỳ đổi mới trở nên sôi nổi và khởi sắc hơn bao giờ hết.
Nguyễn Huy Thiệp trải nghiệm ngòi bút của mình ở khá nhiều thể loại song
thành công hơn cả là sáng tác truyện ngắn. Ngay từ những truyện ngắn đầu tay in
trên báo Văn nghệ năm 1986, năm 1987 như: Cô Mỵ, Vết trượt, Những ngọn gió
Hua Tát, Huyền thoại phố phường, Tướng về hưu… Nguyễn Huy Thiệp đã nhanh
chóng gây được ấn tượng mạnh cho đông đảo bạn yêu văn học. Bằng tài năng, sự
tìm tòi sáng tạo vừa nghiêm túc vừa táo bạo, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo cho văn
chương mình một “ma lực” mạnh mẽ, thu hút không chỉ độc giả, giới phê bình
trong nước mà còn ở nước ngoài. Giáo sư – nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu đã coi

truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là “giọt vàng ròng ngời sáng”, là “người tái tạo
truyện ngắn ở Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XX này và hiện đại, phương
Đông và toàn nhân loại” [25; 472].
Mỗi một truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ra đời lại trở thành một đề tài
“nóng” cho nhiều cuộc tranh luận, phê bình văn chương. Truyện của Nguyễn Huy
Thiệp được dịch ra nhiều thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Pháp và nhiều hơn cả là Bắc
Âu. Văn của Nguyễn Huy Thiệp đặc biệt thu hút giới nghiên cứu, phê bình: “Từ
khoảng giữa năm 1987 đến 1989 đã có khoảng 70 bài viết về sáng tác của nhà văn
này” [62; 120]. Từ đó đến nay, năm nào trên các báo trong và ngoài nước cũng có
bài nghiên cứu, phê bình, giới thiệu, cảm nhận về các sáng tác của Nguyễn Huy
Thiệp. Một số lượng không nhỏ các khóa luận đại học và luận văn sau đại học hàng
năm lấy sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp làm đề tài nghiên cứu. Nhiều cuốn sách lý
luận văn học lấy văn chương của Nguyễn Huy Thiệp làm ví dụ điển hình cho nghệ
thuật viết truyện ngắn hiện đại… Có thể khẳng định gần 30 năm nay đề tài về
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn mới và cho đến nay, truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp vẫn còn nhiều “mảng trắng, vùng trũng” hấp dẫn giới phê bình nghiên cứu
“lấp đầy”.
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chứa đựng nhiều điều lý thú về cả nội dung
lẫn nghệ thuật. Trên bình diện lý luận phê bình, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
được khảo sát, nghiên cứu từ nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau. Có thể kể
đến một số khía cạnh đã được giới nghiên cứu phát hiện, phân tích:
- Chất trữ tình trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
- Màu sắc hiện sinh trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp
- Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ góc độc tiếp nhận – văn học
- Biểu tượng như một phương thức phản ánh
- Vấn đề “thiên tính nữ”
- Hiện tượng con người cô độc
- Nghệ thuật ba-rốc
- Vấn đề folklore hiện đại
- Vấn đề lịch sử Việt Nam trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp…

Đây là những vấn đề đặc sắc chứa đựng trong truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp. Tuy nhiên, trong số các công trình nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Huy
Thiệp, còn thiếu công trình nghiên cứu một cách hệ thống về “Yếu tố kì ảo trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”. Bằng sự yêu mến chất văn, đồng thời qua việc tìm
hiểu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy chất kì ảo trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp có “ma lực” cuốn hút mạnh mẽ. Nhiều truyện ngắn được
bao phủ bởi màu sắc huyền thoại, chất thơ và khuynh hướng thể hiện cái đẹp. Ngay
cả lối kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cũng biến ảo, lúc ở ngôi
thứ nhất, lúc ở ngôi thứ ba… Chúng tôi cho rằng đây là một mảng trống cần được
nghiên cứu, bổ sung và lấp đầy. Hơn nữa, ngay trong quá trình sáng tác nhà văn đã
trực tiếp thể hiện quan điểm của mình “Văn học là thế giới hoang tưởng, ảo tưởng,
hão huyền trong cuộc đời thực tẻ nhạt, dung tục, của cảm xúc nhục cảm, vớ vẩn,
suy đồi, là vàng ròng trong cát, sự bất lực thê thảm. Chúng ta làm được gì khi xây
dựng những lâu đài cát trên bờ biển xanh” [62;120]. Chứng tỏ, sẽ là chưa đầy đủ
nếu ta nói về truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp mà không nhắc đến “yếu tố kì
ảo”. Bởi vậy, luận văn này sẽ đi sâu tìm hiểu “Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp” trên cơ sở khảo sát toàn bộ truyện ngắn của nhà văn. Chọn đề
tài này, chúng tôi muốn từng bước nhìn nhận, đánh giá vai trò và các cách thể hiện
yếu tố kì ảo trong văn chương Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nên giá trị nghệ thuật trong
từng tác phẩm nói riêng và giá trị nghệ thuật trong nền văn học nói chung. Đây là
một sự thể nghiệm mới mẻ, cần thiết để đóng góp vào việc nghiên cứu truớc đó và
sau này yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp một cách hệ thống nhất.
2. Lịch sử vấn đề
Theo quá trình khảo sát của chúng tôi, hầu như chưa có công trình nghiên
cứu lớn nào về yếu tố kì ảo trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nhưng vấn đề
này cũng đã được nhắc đến khá nhiều trong các bài báo và bình luận khác nhau, đặc
biệt được nhắc nhiều nhất là cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp do Phạm Xuân Nguyên
sưu tầm, chọn lọc, giới thiệu. Còn riêng yếu tố kì ảo, đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về tên gọi, chức năng và ảnh hưởng của yếu tố này trong các tác phẩm
văn học không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Cũng như thế đối với những tác

phẩm đặc sắc của Nguyễn Huy Thiệp, đã và đang giành được rất nhiều sự quan tâm
của độc giả, giới phê bình trong và ngoài nước. Tuy nhiên, riêng về yếu tố kì ảo
trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp thì những nhận xét, nghiên cứu đó chỉ mang tính
chất gợi mở, bước đầu đi vào những nhận định khái quát chứ chưa đi sâu nghiên
cứu một cách hệ thống.
2.1 Những nghiên cứu về yếu tố kì ảo
Trên thế giới, từ trước tới nay, truyện kì ảo, văn học kì ảo và nghiên cứu về
văn học kì ảo được độc giả, nghiên cứu quan tâm khá nhiều. Riêng về khái niệm kì
ảo trong văn học, phần lớn các nhà nghiên cứu định nghĩa trong mối liên hệ với
những khái niệm về cái thực và cái tưởng tượng. Louis Vax trong công trình Nghệ
thuật và Văn chương kì ảo có đưa ra định nghĩa: “Truyện kì ảo… thích giới thiệu
cho ta những con người giống như chúng ta, sống trong thế giới thực mà ta đang
sống, họ đột nhiên bị đối diện với cái không thể giải thích được” [41; 113]. Roger
Cailois trong Giữa trung tâm của các kì ảo nhận xét: “Mọi cái kì ảo đều là sự cắt
đứt với trật tự vào trong lòng tính hợp pháp không thể phân hủy của cái thường
nhật” [41; 113]. Castex viết trong Truyện kể kì ảo Pháp nhấn mạnh: “Cái kì ảo…
được đặc trưng bởi… một sự xâm nhập đường đột của cái bí ẩn và khuôn khổ của
cuộc sống thực” [40; 113]. Như vậy, có thể nhận thấy dù ba định nghĩa dù cố tình
hay không đều nhấn mạnh đến cái “bí ẩn”, “cái không thể giải thích”, “không thể
thừa nhận”, nó đột nhập vào “cuộc sống thực” hoặc “thế giới thực” hoặc thêm nữa
vào “tính hợp pháp, không thể phân hủy cái thường nhật”. Chúng tôi coi công trình
Dẫn luận về văn chương kì ảo của Tzevan Todorov như là những gợi mở, là lý
thuyết nền tảng giúp người viết hoàn thiện thêm về yếu tố kì ảo trong truyện ngắn
của Nguyễn Huy Thiệp.
Ở Việt Nam, trong bài viết Về khái niệm cái kì ảo và văn học kì ảo trong
nghiên cứu văn học, Lê Nguyên Long đã đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về
Cái kì ảo và gắn với nó là Văn học kì ảo. Lê Nguyên Long cũng đã khẳng định “Cái
kì ảo là một hình thái thẩm mĩ nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu
văn học thế giới trong vòng mấy thập kỉ trở lại đây” [68]. Trong bài nghiên cứu này,
Lê Nguyên Long đã đi sâu nghiên cứu các khái niệm Cái kì ảo và Văn học kì ảo,

đồng thời cũng đưa ra những so sánh để phân biệt cái kì ảo và cái huyền diệu - điều
mà ít ai quan tâm. Theo quan điểm của tác giả, “Cái huyền diệu là yếu tố xuất hiện
trong một thế giới hoang đường hoàn toàn kiểu truyện cổ tích thần kì và không cần
một sự quy chiếu nó với hiện thực” [68], còn cái kì ảo bao giờ cũng phải quy chiếu
với hiện thực như một sự đối lập.
Trong một công trình khác về Vai trò của cái kì ảo trong truyện và tiểu
thuyết Việt Nam, Đặng Anh Đào đã sơ lược vai trò của yếu tố nghệ thuật này trong
các tác phẩm. Tác giả đưa ra lời khẳng định ở Việt Nam, văn học kì ảo chỉ ra đời
như đúng định nghĩa của nó từ thế kỉ XV và đặc biệt là những năm cuối thế kỉ. Qua
việc khảo sát và thống kê rất nhiều tác phẩm văn xuôi, tác giả đã khẳng định: “Cái
kì ảo trong truyện Việt Nam cũng được hướng tới cái siêu nhiên của truyện dân
gian, hướng vào thế giới bên ngoài hơn là nội tâm” [15;22]. Đồng thời, tác giả nhấn
mạnh đến “Kì ảo ở cấp độ chi tiết” sẽ trở thành một đơn vị ngữ nghĩa tạo cảm giác
đặc biệt cho người đọc. Như vậy, bằng một số nghiên cứu, tiêu biểu là nghiên cứu
này đã giúp chúng ta nhận thấy yếu tố kì ảo đã đi sâu, phát triển vào trong văn học
Việt Nam từ đầu thế kỉ XX và đặc biệt xuất hiện chủ yếu trong các tác phẩm truyện
ngắn. Truyện ngắn với dung lượng vừa và nhỏ, mang đặc tính cô đọng nên các tác
giả truyện ngắn đã tìm đến “yếu tố kì ảo” như một “cỗ máy”, một thủ pháp nghệ
thuật đắc lực đưa người đọc bước vào thế giới siêu nhiên, huyền diệu, trái nghịch
với cảnh giới hiện tại, để rồi quạy lại với hiện thực, trải nghiệm, cảm nhận và suy
nghĩ sâu sắc về chính hiện thực đang tồn tại.
Trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 05/2008, trong công trình Yếu tố kì ảo
trong truyện ngắn sau 1975, Thạc sĩ Phan Thị Thanh Nga sau khi phân tích dòng
chảy văn học kì ảo trong tiến trình phát triển của truyện ngắn Việt Nam từ thời kỳ
trung đại, đã đề cập đến yếu tố kì ảo như là yếu tố đóng vai trò “Xây dựng tình
huống kịch tính” trong truyện ngắn hiện đại. Từ đó tình huống truyện trở nên khác
thường, kì dị, ma quái đúng tính chất ảnh hưởng của yếu tố kì ảo. Cái kì ảo thường
tạo nên những cốt truyện hoàn toàn khác lạ, nhiều biểu hiện của nó như giấc mơ, chi
tiết ma quái, cốt truyện cổ tích thần kì, nhân vật đã được sử dụng khá nhiều.
Cũng đề cập đến yếu tố kì ảo trong truyện, Phùng Hữu Hải trong bài viết Yếu

tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại từ sau 1975 lại quan niệm rằng: “Ở
tầm vĩ mô, yếu tố kì ảo thể hiện một quan niệm mới của các nhà văn về thế giới, là
sự mở rộng và chiếm lĩnh hiện thực hết sức sinh động. Còn ở tầm vi mô, yếu tố kì
ảo chính là các hình thức nghệ thuật cụ thể như: đối thoại tâm linh, cổ tích hóa, liêu
trai hóa, tôn giáo hóa, huyền thoại hóa ” [34].
Xem văn học kì ảo là một dòng chảy phản ánh sự phức tạp vào sinh động của
văn xuôi đương đại, tác giả Bùi Thanh Truyền, trong bài viết Sự hồi sinh của yếu tố
kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam, đã phân tích các nguyên nhân xã hội, lịch
sử của sự hồi sinh này. Theo tác giả, yếu tố kì ảo đã và đang được quan tâm hơn khi
tần suất xuất hiện ngày càng lớn. Nó không đơn thuần là một thủ pháp nghệ thuật
mới lạ tạo cảm giác li kì cho người đọc mà nó đã trở thành một chất liệu để nhà văn
thể hiện tư tưởng của mình. Trong bài viết này, Bùi Thanh Truyền cũng đã hệ thống
lại thời kì vắng bóng văn học kì ảo, người ta không muốn chấp nhận những tác
phẩm có yếu tố kì ảo, e ngại, lánh xa bởi họ coi nó dễ dàng hướng đến những quan
điểm phản khoa học lỗi thời. Nhưng ngay giai đoạn văn học sau đó, văn học kì ảo
trở lại hồi sinh thậm chí phát triển rầm rộ với sự chào đón nồng nhiệt của nhiều tác
giả và độc giả. Xu hướng này đã khẳng định các nhà văn Việt Nam đang dần quay
lưng với sự hiện thực hóa thuần túy qua lối tư duy đơn giản để tìm đến những suy
nghĩ phức tạp và đa dạng hơn để thể hiện hiện thực. Sở dĩ có xu hướng này, theo
Bùi Thanh Truyền, nguyên nhân quan trọng ở đây chính là quan niệm về hiện thực
và đối tượng phản ánh của các nhà văn ngày càng mở rộng hơn và nhà văn không
chỉ tái hiện sự thực “giống như thật” mà cao hơn thế nó là vẻ đẹp huyền thoại của
sự tái hiện tự nhiên theo cách nhìn độc đáo của nhân vật về sự thật. Như vậy, trong
bài viết này, “yếu tố kì ảo” đã được Bùi Thanh Truyền cắt nghĩa một cách tương đối
mềm dẻo. Tuy nhiên, ở một mặt nào đó bài viết còn mang tính liệt kê, tác giả chưa
đi sâu vào cắt nghĩa “yếu tố kì ảo” từ góc độ bản thể luận của tác phẩm văn học,
chưa đi sâu vào cấu trúc, cơ chế tạo nghĩa của cái kì ảo.
Tóm lại, dù đứng ở những góc nhìn khác nhau, nhưng những nhận định và
nghiên cứu của các tác giả kể trên khá thống nhất với nhau ở quan điểm yếu tố kì ảo
đang dần chiếm giữ vai trò quan trọng hơn trong các sáng tác văn xuôi đương đại

Việt Nam. Yếu tố kì ảo đã và đang được quan tâm hơn khi tần suất xuất hiện ngày
càng lớn. Nó không đơn thuần là một thủ pháp nghệ thuật mới lạ tạo cảm giác li kì
cho người đọc mà nó đã trở thành một chất liệu để nhà văn thể hiện tư tưởng của
mình. Đối với những nhà văn đương đại của Việt Nam yếu tố kì ảo được tìm đến
như một phương thức làm mới mình nhưng không đơn giản chỉ để gây ấn tượng với
những chi tiết li kì, hoang tưởng vẫn thường gặp trong các giai đoạn trước đó mà nó
xuất hiện còn do những nguyên nhân thuộc về lịch sử xã hội bên cạnh những kĩ xảo
nghệ thuật và nội dung tư tưởng đặc thù nào đó tồn tại. Và giờ đây, có lẽ chẳng có
người cầm bút nào lại không thấy trong mình ít nhiều phẩm chất có tên là kì ảo.
Như vậy, dù còn nhiều hạn chế, nhưng về cơ bản các bài viết trên đã mở lối, đặt tiền
đề cho chúng tôi nghiên cứu kĩ lưỡng hơn vào từng văn bản, từng tác giả, tác phẩm
cụ thể mà ở trong luận văn này là tác giả Nguyễn Huy Thiệp với những sáng tác của
nhà văn.
2.2 Những nhận định xung quanh “yếu tố kì ảo” trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp
Như đã nói ở trên, có khá nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về sáng tác
của Nguyễn Huy Thiệp. Trong phần này chúng tôi chỉ điểm qua một số công trình
có những ý kiến “đắt giá” liên quan trực tiếp hoặc gợi ý cho việc giải quyết vấn đề
của luận văn.
Kể từ ngày cái tên Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trên văn đàn năm 1987 đã
có hàng trăm ý kiến phân tích đánh giá. Năm 2001, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin
cho ra mắt cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp dày mấy trăm trang gồm 54 bài viết tiêu
biểu về nhà văn này. Trong lời nói đầu cuốn sách Phạm Xuân Nguyên ước tính chỉ
giới thiệu được khoảng 1/3 số bài đã có. Mà từ năm 2001 đến nay con số đó hẳn
còn tăng gấp nhiều lần. Còn chưa kể đến các luận văn thạc sĩ, cử nhân, các báo cáo
khoa học của học viên, sinh viên các trường đại học ngành Ngữ Văn. Trong công
trình này, nhìn chung có hai luồng khẳng định và phủ định, khen và chê. Tuy nhiên,
khuynh hướng khẳng định những đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp vẫn nổi trội, có
sức thuyết phục và ngày càng đông đảo hơn. Và trong công trình này, nhiều tác giả
đã đề cập cơ bản đến yếu tố kì ảo trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp.

Đầu tiên chúng tôi muốn nói đến bài viết “Những Ngọn gió Hua Tát” của
Nguyễn Huy Thiệp như hình mẫu các truyền thuyết văn học của nhà nghiên cứu Văn
học Nga T.N.Philimonova, nhà nghiên cứu đã cho rằng “Truyền thuyết làm thành
nền tảng của cả một nhóm truyện ngắn – mỗi truyện từ 4 đến 6 trang có một cái tên
chung là Những ngọn gió Hua Tát”. Và trong nhóm truyện này, T.N.Philimonova
khẳng định: “chính nhà văn cũng nói khi thì về huyền thoại, khi thi về truyện cổ.
Huyền thoại được hiểu như là “Các câu truyện cổ, bí ẩn, hoang đường” (huyền –
đen, bí mật”, còn truyện cổ có nghĩa “Những câu truyện từ quá khứ, những truyện
từ quá khứ, những truyện về quá khứ xa xưa” (cổ) [78; 61]. Theo đó, nhà nghiên
cứu kể tên một loạt những truyện ngắn đậm đặc yếu tố kỳ ảo như: Trái tim hổ, Con
thú lớn nhất, Nàng Bua, Tiệc xòe vui nhất, Sói trả thù, Đất quên, Chiếc tù và bị
bỏ quên, Sạ, Nàng Sinh, Nạn dịch… Theo tác giả, bằng cách này hay cách khác,
những nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp đều có quan hệ với sự kiện lạ
lùng: Khi thì là sự xuất hiện ở bìa rừng một con hổ khủng khiếp làm cả vùng kinh
hãi (Trái tim hổ); Khi là cuộc tấn công của bầy côn trùng màu đen lạ lùng vào rừng
làm trụi sạch lá cây (Chiếc tù và bị bỏ quên); Đó là một trạn dịch tả cướp đi nhiều
sinh mang một cách không thương tiếc (Nạn dịch)… Như vậy, có thể thấy bài viết
đã bước đầu có những nhận định khá sâu sắc về “yếu tố kì ảo, hiện tượng hoang
đường, siêu nhiên” xuất hiện trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.
Cũng trong cuốn sách trên có bài viết của Thái Hòa với Nghệ thuật Ba-rốc
trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hay không? đặc biệt nhấn mạnh đến
“chi tiết” trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Theo tác giả, sáng tác của Nguyễn
Huy Thiệp có “Những chi tiết thì thật là xum xuê, rậm rạp, bị nén chặt trong một
khuôn khổ nhỏ. Có những chi tiết thực tế có thể quan sát, chứng kiến, có những chi
tiết nửa hư, nửa hoang đường, những mộng mị, có những chi tiết thuộc lịch sử hoặc
dã sử (Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết)” [78; 94]. Qua việc phân tích một số chi tiết
trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, tác giả nhận định: “Trong truyện
của Nguyễn Huy Thiệp, cái thực luôn đi kèm cái ảo, tạo ra sự đối lập: thực đến rợn
người và ảo đến bàng hoàng kinh dị (Tâm hồn mẹ, Chảy đi sông ơi, Con gái thủy
thần, Phẩm tiết, Kiếm Sắc…)” [78; 96]. Theo đó, tác giả cũng nhấn mạnh đến cấu

trúc nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là dựa chủ yếu trên hai mảng
“thực và ảo, theo tỷ lệ phân phối không đồng đều, xen kẽ nhau, chuyển hóa đột
ngột, bất ngờ, nhiều ý nghĩa” [78; 96].
Còn Văn Tâm trong bài “Đọc” Nguyễn Huy Thiệp đã nêu lên bốn nét đặc thù
của Nguyễn Huy Thiệp qua hơn 20 truyện ngắn trong tập Tướng về hưu. Trong đó,
Văn Tâm nói đến cảm hứng huyền thoại mạnh: “Sương mù huyền thoại bao phủ
hầu hết những trang sách Nguyễn Huy Thiệp, không những bao phủ dày đặc trong
hai loại truyện huyền thoại (Con gái thủy thần) và cổ tích (Những ngọn gió Hua
Tát), mà còn bập bềnh mờ mịt giữa khá nhiều dòng truyện lịch sử (Kiếm sắc, Phẩm
tiết) và thế sự (Chảy đi sông ơi) [78; 289]. Theo tác giả Văn Tâm thì nhờ có bút
phát huyền thoại tạo nên những “giấc mơ ban ngày” của nghệ sĩ, mặc nhiên hỗ trợ
độc giả đọc ra một số tín hiệu thuộc miền tinh thần tiềm ẩn, siêu thức thẳm sâu…
đặng nhận diện họ thấu triệt hơn. Chính ở những sáng tác huyền thoại đắc ý tưởng
như mơ hồ kín đáo nhất, nghệ sĩ bất giác lại bị “lộ vở” nhiều nhất. Đồng thời, nhà
nghiên cứu cũng đã cắt nghĩa một số huyền thoại và những yếu tố thiên nhiên: đất,
nước, núi… như là một dạng của biểu tượng trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp.
Cũng nhấn mạnh đến tính huyền thoại, Nguyễn Vy Khanh trong bài viết
Nguyễn Huy Thiệp: Những chuyện huyền kỳ, núi, sông và nước đã chỉ ra nhiều tác
phẩm của Nguyễn Huy Thiệp thường lôi nhân vật xuống đời thường với những đỉnh
cao lịch sử văn học, trần tục hóa các vua Gia Long, Quang Trung (…). “Lịch sử
biến thành dã sử, truyền kỳ, chuyện dân gian. Hôm nay thành hôm qua. Và chuyện
dân gian thành những huyền thoại. Và lãng mạn biến thành thô tục như trong truyện
Trương Chi”. [78; 368]. Tác giả bài viết lí giải, bởi huyền thoại là những chuyện xa
xưa những mảnh rời cấu thành lịch sử nhưng không là lịch sử thuần túy. Huyền
thoại giúp cắt nghĩa nguồn gốc một dân tộc, một xã hội tập thể. Huyền thoại không
chỉ có trước, mà khi đã có lịch sử vẫn tiếp tục cấu kết, trở thành cốt lỗi cho lịch sử.
Chính vì đặc điểm này, người viết khẳng định: “Dùng huyền thoại, tác giả muốn
người đọc thông hiểu thay vì lý luận, phán xét. Cảm nhận bằng trực giác, cá nhân,
tư riêng, thay vì lý trí của phải đưa đến một kết luận chung, hợp lý, hợp biện chứng
hay đưa đến một sự thực phổ quát mà trong thực tế và lịch sử” [78; 369].

Ở một khía cạnh bài, bài viết Nguyễn Huy Thiệp, một tài năng mới, Diệp
Minh Tuyền lại nhận định: “Sự kết hợp giữa hiện thực và huyền thoại cũng là
một nét mới trong cách dựng truyện của Nguyễn Huy Thiệp” [130]. Nhưng sự
tiếp thu này ở Nguyễn Huy Thiệp không sống sượng, bởi nhờ trước đó anh đã
vốn có lối tư duy huyền thoại thuần thục biểu hiện trong truyện Những ngọn
gió Hua Tát. Tác giả khẳng định: “Năng lực tưởng tượng mạnh mẽ, tài chọn
lựa chi tiết độc đáo sống động, tính lôgich trong cách bố cục đã giúp nhiều cho
cách dựng truyện đầy biến hóa” [78; 399].
Trong phần giới thiệu một số tác giả truyện ngắn Việt Nam tiêu biểu (1975 –
2007) của cuốn Truyện ngắn – Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại nhà
nghiên cứu Bùi Việt Thắng đã xếp Nguyễn Huy Thiệp là một trong hai cây bút
truyện ngắn tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam thời kỳ này cùng với Nguyễn
Minh Châu. Trong phần này dù tác giả chỉ trình bày ý kiến chung chung, nhưng đã
khẳng định có bốn đặc điểm trong phong cách sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp
trong đó có “Cảm hứng huyền thoại”. Với công trình này, nhà nghiên cứu đã đặt
Nguyễn Huy Thiệp vào cùng “trực hệ” với Nam Cao, Nguyễn Minh Châu “Những
nhà văn ở trong một nguồn mạch chung luôn cố gắng khám phá bản chất đời sống
trong cái vô cùng vô tận, trong cái xung đột và đặc biệt là cái phi lý như một lực
gây ra các đảo lộn giá trị cuộc sống” [96; 211]. Có thể nói, những nhận xét trên dù
còn sơ lược, nhưng đã có ít nhiều đả động đến yếu tố kì ảo trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp với “cảm thức huyền thoại”. Đây chính là một trong những từ
khóa gợi mở cho luận văn những vấn đề cơ bản về yếu tố kì ảo trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp.
Giáo trình Văn học Việt Nam sau 1975 của tác giả Mã Giang Lân và Bùi Việt
Thắng đã từng nhận xét: “Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn có phong cách đa dạng,
biến ảo. Trong sáng tác của ông, phần giữ được người đọc lâu bền hơn chính là chất
lượng lãng mạn, trữ tình như một mạch nguồn quan trọng. Chùm truyện Chút
thoáng Xuân Hương, Chảy đi sông ơi, Con gái quỷ thần, Muối của rừng,
Thương nhớ đồng quê… Đặc biệt là Những ngọn gió Hua Tát (gồm 10 truyện).
Cảm quan của nhà văn trong mạch truyện này được bao phủ bởi màu sắc huyền

thoại, chất thơ và khuynh hướng thể hiện cái đẹp, cái lãng mạn của đời sống vốn rất
đa sự, của con người vốn rất đa đoan” [62; 122]. Hai nhà nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng, Nguyễn Huy Thiệp có “lối kể chuyện biến ảo, lúc ở ngôi thứ nhất, lúc ở ngôi
thứ ba nhưng dù có ngôi nào thì vẫn trung thành với lối kể không che đậy”, nghĩa là
thẳng băng, riết róng và có khi như ai đó nhận xét “lạnh lùng, tàn nhẫn” [62; 124].
Như vậy, với công trình này hai nhà nghiên cứu chỉ nêu nhận xét và đề cập chung
chung về yếu tố kì ảo, huyền thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chứ chưa
chỉ rõ kì ảo đó thể hiện ở những đặc điểm nào và cũng chưa làm thành một công
trình nghiên cứu mang tính hệ thống.
Trong công trình Phong cách tự sự dân gian trong văn học Việt Nam đương
đại khảo sát qua các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp, Thạc
sĩ Lê Chung Thủy có nhận xét: “Yếu tố hoang đường, kỳ ảo được Nguyễn Huy
Thiệp sử dụng trong tác phẩm không chỉ đơn giản dừng lại là một thủ pháp nghệ
thuật mà nó còn ẩn chứa những thông điệp, ý nghĩa lớn lao” [65;116]. Như trong
Nàng Bua, yếu tố kì diệu xuất hiện như một “phép thử” về tình người, tình đời trong
xã hội, thay đổi nhận thức, thái độ sống của con người đối với con người. Nàng Bua
từ nghèo khó nhờ điều kỳ diệu đã trở nên giàu có, từ bị hắt hủi, xa lánh bỗng chốc
lại được mọi người tôn kính. Tiền bạc có sức mạnh thật kỳ diệu, vì tiền mà con
người có thể tàn nhẫn, vô lối, vì tiền mà con người có thể suy tôn những giá trị mà
trước đó người ta đã coi thường.
Theo thống kê của tác giả Nguyễn Hải Hà và Nguyễn Thị Bình trong bài viết
Xung quanh hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp, từ khoảng giữa năm 1987 đến giữa năm
1989 đã có trên 70 bài viết về sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, trong đó “Sự đối lập
giữa các ý kiến phải nói là gay gắt, cực đoạn nhất so với tất cả các cuộc tranh luận
khác trong văn nghệ kể từ năm 1975 trở đi” [24; 517]. Ngoài ra, còn một số lượng
khá lớn những khóa luận, luận văn, đề tài nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp. Theo thống kê của chúng tôi, từ năm 1989 đến nay (2013) riêng khoa
văn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có tới gần 30 khóa luận, luận văn
lấy truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp làm đối tượng nghiên cứu (chưa kể bài tập lớn,
niên luận và bài nghiên cứu khoa học). Những khóa luận, luận văn khảo sát truyện

ngắn Nguyễn Huy Thiệp trên nhiều bình diện như: Thiên tính nữ, đặc điểm truyện
ngắn, hệ thống biểu tượng, nghệ thuật tự sự, màu sắc hiện sinh, người kể chuyện…
Nhìn chung, xung quanh Nguyễn Huy Thiệp còn có nhiều tranh luận, nhiều ý
kiến trái chiều. Bởi lẽ, Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tượng độc đáo, có bút pháp
đa dạng không lầm lẫn với ai: Khi là một Nguyễn Huy Thiệp trần trụi trong bút
pháp cố sự (Tướng về hưu, Không có vua), khi là một Nguyễn Huy Thiệp đằm
thắm trong bút pháp trữ tình (Chảy đi sông ơi, Tâm hồn mẹ), khi là một Nguyễn
Huy Thiệp cổ xưa nhưng cũng rất mới lạ trong bút pháp huyền sử (Kiếm sắc, Vàng
lửa) và cũng là một Nguyễn Huy Thiệp trong phong cách thần thoại, cổ tích, hư ảo
(Những ngọn gió Hua Tát, Chảy đi sông ơi). Chính vì hiện tượng độc đáo đó, nên
đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ở nhiều
góc độ khác nhau. Trên cơ sở kế thừa thành tựu những nghiên cứu trước đó, chúng
tôi đi sâu vào tìm hiểu Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp với mong
muốn có cái nhìn sâu sắc, có kiến thức tổng quát, hệ thống về nghệ thuật kì ảo trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Đồng thời cho thấy được phong cách độc đáo của
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp – một phong cách không giống ai trên văn đàn Việt
Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu cho luận
văn là “Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”.
- Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi tập trung khảo sát toàn bộ truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp chủ yếu được in trong cuốn Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,
NXB Hội nhà văn 2005. Ngoài ra, luận văn còn mở rộng, so sánh đối chiếu với
những tác giả khác để làm nổi bật “Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp”.
4. Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn đề tài Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi
mong muốn đem lại cái nhìn khái quát, hệ thống, khoa học và khách quan nhất để
chỉ ra điểm đặc sắc, sự kế thừa và đặc biệt là những sáng tạo, cách tân của nhà văn
khi sử dụng bút pháp kì ảo trong sáng tác của mình. Đồng thời qua đó góp phần

khẳng định tài năng, cá tính sáng tạo độc đáo cũng như những đóng góp của
Nguyễn Huy Thiệu trong truyện ngắn Việt Nam đương đại.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số biện pháp nghiên cứu cơ
bản sau:
- Phương pháp thống kê - so sánh: Nhằm cung cấp những dữ liệu, số liệu
chính xác, tạo cơ sở thực tiễn đáng tin cậy cho việc rút ra những nhận xét khái quát
vấn đề “Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”. Đồng thời, tạo cơ sở
so sánh và đối chiếu với các tác phẩm của một số nhà văn Việt Nam và trên thế giới
cũng sử dụng yếu tố kì ảo trong sáng tác.
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học hiện đại: Người viết sẽ sử dụng lý
thuyết về thi pháp học hiện đại để soi chiếu vào đối tượng nghiên cứu, lấy đó làm
điểm tựa lý luận cho những kết luận của mình.
- Ngoài ra, luận văn còn vận dụng thêm các thao tác khoa học: phân tích,
tổng hợp…
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, cấu trúc
luận văn bao gồm 3 chương:
- Chương 1. Khái lược về yếu tố kì ảo và hành trình sáng tác của Nguyễn
Huy Thiệp
- Chương 2. Các dạng thức kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
- Chương 3. Phương thức biểu hiện cái kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp
CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC VỀ YẾU TỐ KÌ ẢO VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG
TÁC CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
1.1 Khái lƣợc về yếu tố kì ảo
Trải qua một chặng đường phát triển, cái kì ảo đã và đang dần khẳng định
được vị trí của mình trong dòng chảy chung của văn học. Tuy nhiên, cũng giống
như rất nhiều những khái niệm khác trong văn học nghệ thuật, việc định nghĩa và đi
tìm nguồn gốc của cái kì ảo không phải là việc làm đơn giản. Đặc biệt, với những

khái niệm được cho là “hóc búa” thì câu trả lời chính xác lại càng khó khăn hơn bao
giờ hết. Nhưng nếu ta miệt mài nghiên cứu với một thái độ khoa học nghiêm túc thì
mọi khái niệm cũng có thể hiểu được về mặt bản chất. Tương tự như vậy, khi
nghiên cứu yếu tố kì ảo trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp một thao tác đầu
tiên và không thể thiếu đó là tìm hiểu lí thuyết cái kì ảo trên cơ sở tổng thuật các ý
kiến nghiên cứu từ trước về khái niệm này.
1.1.1 Yếu tố kì ảo trong văn học
“Văn học kì ảo có tự bao giờ? Lịch sử tồn tại của nó dài hay ngắn, nó còn trẻ
hay đã già? Đây chính là vấn đề không tìm thấy sự đồng thuận trong ý kiến của giới
nghiên cứu” [79]. Có lẽ vì thế, mọi công trình nghiên cứu về văn học kì ảo luôn trở
nên hấp dẫn đối với giới nghiên cứu văn học thực thụ hơn bao giờ hết. Nhưng một
thực tế khẳng định rằng, trước khi văn học viết được hình thành, khi mà thế giới
siêu nhiên vẫn là sức mạnh thần bí và quyền năng nhất chi phối tư duy và đời sống
con người thì cái kì ảo là yếu tố có mặt nhiều nhất trong hầu hết các sáng tác dân
gian từ thần thoại, truyền thuyết đến truyện cổ tích. Đối với những sáng tác ấy, các
tác giả dân gian đã phản ánh hiện thực qua cái nhìn chân thực từ góc độ tư duy lúc
bấy giờ.
Đầu tiên, đối với truyện thần thoại đó là những sáng tác chân thực, phản ánh
tư duy của con người đối với thế giới. Tác phẩm là sáng tạo của trí tưởng tượng tập
thể toàn dân, phản ánh khái quát khóa hiện thực dưới dạng những vị thần được nhân
cách hóa hoặc những sinh thể có linh hồn. Lúc bấy giờ, trong suy nghĩ của họ, thần
thánh là những nhân vật có thật, tồn tại thật trong đời sống chứ không phải là kì ảo,
do con người tưởng tượng và xây dựng thành những hình tượng nghệ thuật. Đến
truyện cổ tích thì những nhân vật được coi là kì ảo lại phản ánh niềm tin vào thế
giới ngoài vật chất và phản ánh ước mơ của con người vào thế giới đó. Chính vì
vậy, yếu tố kì ảo đã bao trùm lên toàn bộ tác phẩm văn học dân gian. Hầu hết các
truyện dân gian đều nói về thần thánh, ma quỷ, như trong thần thoại đó là cuộc sống
và sức mạnh của các vị thần, truyền thuyết và truyện cổ tích thường là về nguồn gốc
tự nhiên và con người, về thế giới thần tiên. Các nhân vật trong truyện thường là
nhân vật không có thực hoặc nếu có thực trong lịch sử thì cuộc đời lại được các tác

giả dân gian hư cấu hoàn toàn như tiên, bụt, Thượng đế, các vị thần trong thần thoại
Hi Lạp… Có thể nói, những sáng tác dân gian kể trên chính là nơi manh nha yếu tố
kì ảo trong văn học. Tuy rằng chính những người sáng tạo ra nó lúc bấy giờ chưa
nhận thức được nó có là kì ảo hay không, và thậm chí chưa hình thành khái niệm
này, nhưng theo thời gian con người đã được nhận thức, đánh giá, sàng lọc và sử
dụng trong các giai đoạn văn học sau này thành yếu tố kì ảo trong văn học.
Ngay sau khi thoát khỏi tư duy thần thoại, sáng tác nên những câu chuyện cổ
tích, thì con người đã có ý thức về tính hiện thực và ít nhiều đối lập tính hiện thực
với những cái được cho là “không thể xảy ra”. Theo đó, tác giả sáng tác ra những
tác phẩm bằng trí tưởng tượng đã bắt đầu chú ý đến khái niệm “kì ảo”. Nhìn vào
dòng chảy văn học, lịch sử của cái kì ảo bước từ thế giới cổ đại trong các sáng tác
dân gian sang những tác phẩm của văn học viết với tư cách là một yếu tố nghệ thuật
bắt đầu từ khoảng nửa cuối thế kỉ XVI. Trong nền văn học thế giới, yếu tố kì ảo đã
thâm nhập vào hàng loạt các sáng tác của các nhà văn có tên tuổi như Maupassant,
Shakespeare, Henry Jame, Hoffmann, Poe, Kafka, Georges Bataille, Gautier,
Balzac, Prosper Mérimée, Hugo, Flaubert, Cazotte, Gogol… Những sáng tác đó đều
mang trong mình yếu tố kì ảo với những màu sắc khác nhau như: Hoffman với tập
truyện ngắn vô danh bằng tiếng Đức Fantasiestuke được dịch với nhan đề Những
truyện kể kì ảo; Prosper Mérimée với tác phẩm Nàng Vệ Nữ ở Ille; Poe với hàng
loạt truyện ngắn bàn về khoa học nhưng kết thúc bao giờ cũng là sự lùi bước của tư
duy khoa học trước những điều siêu nhiên thần bí không thể lí giải nổi (với Đảo
tiên, Con mèo đen, Kỉ niệm của Ô.Bedloe…); Cazotte với Yêu quái si tình đã xây
dựng Alvare nhân vật chính của tác phẩm sống chung với con yêu nữ mà anh ta tin
là ma quỷ, là đại diện của thế giới bên kia và Alvare lưỡng tự, tự hỏi không biết đó
là thực hay mơ; Với Con đầm pich, Puskin mang yếu tố của truyện dân gian hay
như nhóm truyện bí ẩn của Turgene lại hướng tới kinh nghiệm nghệ thuật của văn
học lãng mạn thông qua các hình thức hoang đường của cốt truyện; Hoá thân của
Kafka, biến cố siêu nhiên được thuật lại ngay trong câu đầu tiên của văn bản: “Một
buổi sáng, tỉnh khỏi một giấc mơ bồn chồn bất an, Grégoire Samsa thức dậy, hóa
thành một con sâu thực sự trong giường của mình” [119; 203]… Và rất nhiều tác

phẩm trên thế giới được các giả đặc biệt lưu tâm đến sự phát triển của hành động, sự
mập mờ các chi tiết giữa hư và thực, sự lưỡng lự của nhân vật bị chìm ngập trong
các trạng thái truyện kể như: Odyssée, Truyện Mười ngày, Don Quichotte, Cái
mũi, Horla,… tất cả đều có những yếu tố kì ảo dù ở những mức độ đậm nhạt khác
nhau.
Có thể nói nền văn học của bất kỳ dân tộc nào cũng có một dòng truyện kì ảo
xuất hiện khá sớm, bắt nguồn từ những ảnh hưởng của nền văn học, tín ngưỡng
chung và riêng trong khu vực và cả những truyền thống folklore lâu đời của đất
nước mình. Ở các nước phương Đông đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam, yếu tố
kì ảo không còn quá mới mẻ và xa lạ, tiêu biểu nhất cho nhóm tác phẩm này trong
giai đoạn văn học trung đại với sự xuất hiện tác phẩm Liêu trai chí dị của Bồ Tùng
Linh, ra đời vào đầu nhà Thanh (cuối thế kỷ XVII). Bộ truyện này được coi là một
kì thư và được đánh giá là đỉnh cao của tiểu thuyết văn ngôn thời cổ đại. Tác phẩm
dựa trên cơ sở tập Liêu trai chí dị - Hội hiệu hội chú hội bình do Trung Hoa thư cục
Thượng Hải biên tập và ấn hành. Đây là tập truyện kể trong dân gian được tác giả
sáng tác như một sự ghi chép những câu chuyện có thật, các nhân vật đan xen nhau
giữa người thực và hồn ma, tiên nữ, những câu chuyện kể rất li kì, ma quái, trong đó
sử dụng nhiều mô típ tình yêu giữa người và ma.
Tương tự như văn học Trung Hoa, tại Việt Nam, các câu chuyện có sử dụng
yếu tố kỳ ảo từ xưa đã trở thành niềm say mê của người đọc nhiều thế hệ. Nhà văn
kể chuyện lạ, dùng cái kỳ ảo, khác thường như những biện pháp nghệ thuật để
phúng dụ răn đời và cũng để hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Nối tiếp văn học dân
gian, trong giai đoạn văn học trung đại Việt Nam, xuất hiện khá nhiều tác phẩm
mang yếu tố kì ảo như Lĩnh Nam Chích quái (là một tập hợp các truyền thuyết và
cổ tích dân gian Việt Nam), Việt Điện u linh (là một tập hợp các truyền thuyết về
các vị thần linh Việt Nam ở vào thời xa xưa) cuối thời nhà Trần mang màu sắc thiền
vị Phật giáo. Đặc biệt là Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, xuất hiện vào thế kỉ
XVI mang màu sắc kì ảo đặc trưng. Tác phẩm phản ánh sâu sắc hiện thực thế kỷ
XVI của Việt Nam khi tình hình xã hội không còn ổn định như thế kỷ trước, mâu
thuẫn giai cấp trở nên gay gắt, quan hệ xã hội bắt đầu phức tạp, các tầng lớp xã hội

phân hóa mạnh mẽ, trật tự phong kiến lung lay, đất nước bị các tập đoàn phong kiến
chia cắt, cuộc sống không yên ổn, nhân dân điêu đứng, cơ cực… Bởi vậy, thông qua
các nhân vật thần tiên, ma quái, tinh loài vật, cây cỏ trong Truyền kì mạn lục, tác
giả Nguyễn Dữ muốn gửi gắm ý tưởng phê phán nền chính sự rối loạn, vua chúa
hôn ám, bè tôi thoán đoạt, bọn gian hiểm nịnh hót triều đình… Kết quả là người dân
lương thiện, đặc biệt là phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ. Tác phẩm không chỉ dừng
ở việc vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, đả kích hôn quân bạo chúa mà còn
bênh vực quyền sống của con người như tình yêu trai gái, hạnh phúc lứa đôi, tình
nghĩa vợ chồng…
Tuy đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử văn học nhân loại nhưng yếu tố kì ảo
chưa bao giờ đứt đoạn. Chỉ có điều tần số xuất hiện, ý nghĩa biểu hiện, quan niệm
về cái kì ảo ở mỗi thời kỳ lại khác nhau. Do đó, “yếu tố kì ảo cũng bắt nguồn từ
những tiền đề, cơ sở tâm lý, xã hội nhất định. Những yếu tố này có tác động trở lại
với quan niệm về cái kì ảo của người cầm bút và diện mạo của nó trong nền văn học
ở từng quốc gia” [30]. Chính vì vậy, một thời gian dài, yếu tố kì ảo vắng bóng trên
thi đàn văn học Việt Nam và thay vào đó là dòng văn học hiện thực với bút pháp tả
thực lên ngôi. Đến những năm đầu thế kỉ XX, yếu tố kì ảo tiếp tục hồi sinh trong
các sáng tác của Tự lực văn đoàn như Hồn bướm mơ tiên, Bướm trắng… hay một
số tác phẩm khác như Suối hoa đào của Ngô Tất Tố… Ở đó, yếu tố kì ảo xuất hiện
nhiều, nhân vật lúc như đang ở cõi mộng lúc lại trở về trạng thái thực tại, không
gian như thực như ảo hoặc, nhiều lúc nhân vật lưỡng lự và sống trong ranh giới giữa
ảo và thực khó phân biệt. Tiếp tục nhiều thập kỉ sau, văn học kì ảo nhường chỗ cho
văn học cách mạng, văn học hiện thực phê phán và sau đó là cuộc cách mạng được
phản chiếu “chân thực đến trần trụi. Nhưng dường như sự phản chiếu của giai đoạn
văn học này lại là một bước lùi “dưỡng sức” để chuẩn bị cho sự trỗi dậy mạnh mẽ
của yếu tố kì ảo xuất hiện trong nền văn học đương đại từ những năm cuối thế kỉ
XX đến nay. Nếu như trong giai đoạn văn học trung đại, cái thật và cái ảo đều hiện
lên trên lớp văn bản hình tượng thì “văn học kì ảo hậu hiện đại, thế giới hiện tượng
bị tháo rời, phân mảnh, “lời” giống như xa lạ với “vật”, trở nên rỗng nghĩa, văn bản
ngôn từ nổi lên trên bình diện thứ nhất của cấu trúc, hóa thành cái “phiêu lưu của sự

viết” vô cùng kì ảo” [79]. Đặc biệt là sau 1975, yếu tố kỳ ảo xuất hiện ngày càng
nhiều và ở hầu hết các thể loại nhưng nổi bật nhất ở truyện ngắn. Hoàng Minh
Tường đã nhiệt tình khẳng định: “Chưa bao giờ truyện ngắn lại tung phá và biến ảo
như thời kỳ này”. Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại thể hiện quan
niệm của nhà văn tập trung ở một số phương diện như: Quan niệm của con người về
thế giới đa chiều và con người tâm linh; quan niệm về sự hữu hình hóa cái ác và
giấc mơ về những giá trị chân thiện mỹ; cảm hứng nhận thức lại thực tại và chất
triết lý. Một số cây bút mà sáng tác của họ thấm đấm chất kì ảo như: Võ Thị Hảo
với Giàn thiêu; Nguyễn Khắc Trường với Mảnh đất lắm người nhiều ma;
Nguyễn Bình Phương với Ngồi; Hồ Anh Thái với hàng loạt các tiểu thuyết và
truyện ngắn mang màu sắc kì ảo như Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một
đêm, Trong sương hồng hiện ra, Tiếng thở dài qua rừng kim tước; Tạ Duy Anh
với Thiên thần sám hối, Đi tìm nhân vật… Và đặc biệt là trong những sáng tác của
Nguyễn Huy Thiệp như: Những ngọn gió Hua Tát, Con gái thủy thần, Chảy đi
sông ơi, Huyền thoại phố phường, Chút Thoáng Xuân Hương, Trương Chi,
Nguyên Thị Lộ…. Nguyễn Huy Thiệp được xem là nhà văn sử dụng yếu tố kì ảo
sớm nhất giai đoạn sau Đổi mới. Sau Nguyễn Huy Thiệp là hàng loạt cây bút có tên
tuổi như Võ Thị Hảo, Lưu Sơn Minh, Quế Hương, Phạm Hải Vân, Hòa Vang…
Bên cạnh những cây bút quen thuộc đó còn xuất hiện các gương mặt mới như
Nguyễn Thị Ấm, Minh Thu, Huy Nam… Như vậy, yếu tố kì ảo thực sự là nhu cầu
của con người trong thập niên cuối cùng của thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI trong việc
phản ánh đời sống khách quan, đời sống tinh thần và tâm linh của con người thời
hiện đại.
Thông qua yếu tố kì ảo, các nhà văn bộc lộ quan niệm về một thế giới đa
chiều, ở đó tồn tại song song những yếu tố khả giải - bất khả giải, duy lý - phi lý, tất
nhiên - ngẫu nhiên… Thế giới ấy không được nhìn nhận một cách an nhiên như
trước mà đã đầy nỗi niềm khắc khoải, âu lo. Nàng Bua trong Những ngọn gió Hua
Tát của Nguyễn Huy Thiệp là ví dụ tiêu biểu. Nàng Bua trở thành “người giàu nhất
bản, nhất Mường” từ sau khi ngẫu nhiên đào được một chum đầy vàng bạc. Nàng
trở thành người đàn bà hạnh phúc “khi lấy một người thợ săn hiền lành, góa bụa và

không con cái”. Nhưng sự giàu có ấy đã không mang lại cho nàng hạnh phúc trọn
vẹn. Nàng đã chết khi trở dạ đẻ giữa “đống chăn mềm ấm áp”. Và trong luận văn
này, chúng tôi sẽ đi sâu vào nghiên cứu những tác phẩm mang yếu tố kì ảo trong
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
1.1.2 Khái niệm về cái kì ảo
Cũng như lịch sử ra đời và phát triển của nó, khái niệm về cái kì ảo hay yếu
tố kì ảo cũng rất phức tạp và hiện nay chưa có một kết luận thống nhất nào được coi
là chính xác nhất về khái niệm này. Do đó, trong quá trình tìm hiểu và phân tích,
chúng tôi xin tổng thuật các ý kiến khác nhau từ những nghiên cứu đi trước, đồng
thời qua đó cũng đưa ra một số quan điểm cá nhân về việc định nghĩa cho yếu tố kì
ảo – một hình thái nhận thức thẩm mĩ đã nhận được sự quan tâm của đông đảo giới
nghiên cứu văn học trong mấy thập kỉ trở lại đây.
Khi bàn về khái niệm này, đã có rất nhiều nghiên cứu đưa ra các tên gọi khác
nhau và gây nhiều tranh cãi như: Huyền thoại (mythical), cái huyền ảo (magical),
cái siêu nhiên (supernature), cái ma quái (ghost, cái không thể xảy ra (impossible),
cái huyền diệu (marvellous), cái không có thực (unreal)… Tuy nhiên, trong các
thuật ngữ này thường được thu hẹp bởi tính đặc thù về thể loại nhiều hơn, do đó,
chúng tôi xin được chọn thuật ngữ được coi là chính xác nhất và được sử dụng rộng
rãi nhất bởi tính khái quát của nó đó là Fantastic vào trong bài nghiên cứu của
mình.
Theo chiết tự tiếng Hán “kì” nghĩa là cái “lạ”, “ảo” là cái “không có thật”.
Bởi vậy, từ trước đến nay chúng ta vẫn hiểu “kì ảo” là những cái lạ lùng không có
thật. Tuy nhiên, xét về mặt từ nguyên học, chúng ta sẽ thấy được khái niệm này
được mở rộng ra nhiều ý nghĩa hơn. “Cái kì ảo” trong tiếng Anh là “Fantastic”,
tiếng Pháp là “Fantastique”, tiếng La tinh là “Fantasticus”. Theo nghiên cứu
nguồn gốc ngôn ngữ, chúng đều bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp, được kết hợp bởi hai
chữ “Phantastikos” có nghĩa là “tạo ra những hình ảnh thuộc về tinh thần” [68] và
chữ “Phantazein” nghĩa là “xuất hiện trong tâm trí” [68]. Trong nghiên cứu văn
học, chữ “Fantastic” được coi là “thuật ngữ văn học” xuất hiện thật ngẫu nhiên,
vào khoảng những năm đầu thế kỉ XIX với một chùm truyện ngắn của Hoffman

Những truyện kể kì ảo như chúng tôi đã nhắc đến ở phần lịch sử nghiên cứu vấn
đề. Đó thực chất là những sáng tác mang trí tưởng tượng phóng túng của Fantasy
(cái phóng túng hư huyễn thuần túy) nhưng lại được dịch bằng tiêu đề Những
chuyện kể kì ảo (Contes Fantastique) và từ đó tiến đến định nghĩa “Fantastic”
như một thể loại văn học mà tác giả sử dụng những yếu tố mơ hồ, không xác định
để đưa vào tác phẩm mà người đọc không xác định được đó là thế giới thật hay chỉ
có trong thế giới ảo.
Ngay sau đó, khái niệm “cái kì ảo” bắt đầu gây sự chú ý của giới nghiên cứu
và có khá nhiều cách định nghĩa khác nhau được đưa ra trong đó chứa đựng “yếu tố
kì ảo”. Người đầu tiên đề cập đến vấn đề này là một học giả người Anh tên là
Joseph Addison (1672 – 1719). Trong bài luận bàn về Những khoái cảm của sự
tưởng tượng, Addison đã trực tiếp đề cập đến “Cái kì ảo” như là “lối viết theo kiểu
truyện cổ tích thần kì” (the fairy way of writing), tức là “những sáng tác hiện đại
viết theo cách thức bắt chước những câu chuyện cổ tích và những khúc ballad có
tính chất siêu nhiên cổ xưa” [68]. Ở đây, Addison đã nhấn mạnh đến “cái lạ lùng và
tính chất khác thường” của những nhân vật được miêu tả trong tác phẩm. Luận giải
của Addison về sự tưởng tượng có tính chất “đặt nền móng cho những tiểu luận mĩ
học thế kỉ XVIII bàn về cái kì ảo như là một diễn ngôn về cái siêu phàm (sublime)
trong văn chương với các tác giả Hurd, Aikin, Coleridge, Radcliffe, Scott, cho đến
những tiểu luận của các nhà nghiên cứu về sau, từ Mac Donald bàn về sự tưởng
tượng kì ảo (fantastic imagination) cho tới cái lạ lùng (uncanny) trong nghiên cứu
của S.Freud, hay “sự do dự” (hésitation) như là bản chất của cái kì ảo theo quan
niệm của Todorov…”[68].
Tiếp đó là hàng loạt nhà nghiên cứu văn học trên thế giới bàn và đưa ra
những khái niệm khác nhau về “cái kì ảo”. Theo D.Lodge “Fantastic rất đơn giản
là cái đối lập với cái thực”. Còn trong từ điển giải nghĩa tiếng Pháp đã định nghĩa
“Cái kì ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng được tạo ra nhờ khả năng suy tưởng, ở
đó siêu nhiên chiếm ưu thế”. Castex viết trong Truyện kể kì ảo ở Pháp lại cho rằng:
“Cái kì ảo được tạo ra từ những giấc mơ, sự mê tín, sự hài hòa, hối hận, sự kích
thích quá độ của trí não hay tâm linh, từ sự mê đắm và từ tất cả các hiện tượng

mang tính chất bệnh lí. Nó được nuôi dưỡng bằng ảo giác, bằng sự khủng khiếp,
điên cuồng”, và “Cái kì ảo … được đặc trưng bởi… một sự xâm nhập đường đột
của cái bí ẩn và khuôn khổ của cuộc sống thực” [119; 36]. Louis Vax trong Nghệ
thuật và Văn chương kì ảo lại cho rằng: “Truyện kì ảo… thích giới thiệu cho ta
những con người giống như chúng ta, sống trong thế giới thực mà ta đang sống, họ
đột nhiên bị đối diện với cái không thể giải thích được” [119;36]. Dmitri
Volodikhin, một nhà nghiên cứu người Nga đưa ra định nghĩa: “Kì ảo (bắt nguồn từ
tiếng Hy Lạp: “phantastike” – nghệ thuật tưởng tượng) là hình thức phản ánh thế
giới dựa vào các quan niệm hiện thực để sáng tạo ra một bức tranh Vũ trụ (“siêu
nhiên”, “bí ẩn”) không tương thích về mặt lô-gic với những quan niệm hiện thực
ấy” [79]. Còn Todorov trong công trình Dẫn luận về văn chương kì ảo lại cho rằng
cái kì ảo là đã xác định bản chất của cái kì ảo như là sự do dự (hésitation) của các
nhân vật và độc giả giữa những cách giải thích có tính hiện thực và có tính siêu
nhiên trước các sự kiện lạ lùng. Lê Nguyên Long trong bài viết Về khái niệm cái kì
ảo và văn học kì ảo trong nghiên cứu văn học đã kết luận: “Cái kì ảo là cái không
thể cắt nghĩa được bằng lí tính từ điểm nhìn của chúng ta với tầm nhận thức hiện
tại. Chính cái không thể cắt nghĩa được bằng lí tính ấy đã tạo nên một “sự đứt gãy
trong chuỗi liên kết vũ trụ” [68]. Lê Nguyên Cẩn trong cuốn Cái kì ảo trong tác
phẩm của Banzăc đã nhận xét: “Cái kì ảo là một phạm trù của tư duy nghệ thuật, nó
được tạo ra nhờ trí tưởng tưởng và được biểu hiện bằng những yếu tố siêu nhiên
khác lạ, phi thường, độc đáo”… Nhìn một cách đại thể, ta thấy rằng tất cả các khái
niệm trên của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước dù cố tình hay không đều lặp
lại nhau: mỗi định nghĩa đều xuất hiện cái “bí ẩn”, cái không thể giải thích được”,
“cái không thể thừa nhận” nó đột nhập vào “cuộc sống thực” hoặc “thế giới thực”
hoặc thêm nữa vào “tính hợp pháp, không thể phân hủy” của cái thường nhật, mà
cuộc sống hàng ngày tồn tại.
Như vậy, xung quanh khái niệm cái kì ảo đã nhận được sự quan tâm đặc biệt
của giới nghiên cứu văn học thế giới cũng như trong nước trong vòng mấy thập kỉ
trở lại đây. Cho đến nay, chung quanh khái niệm "kì ảo" và "văn học kì ảo" vẫn còn
tồn tại nhiều vấn đề gây tranh luận vì chính bản thân khái niệm này. Nhưng về

phương diện từ ngữ, có thể hiểu "văn học kì ảo” có nguồn gốc từ chữ "Fantasie",
chỉ những tác phẩm mang tính phóng túng, không tuân theo quy luật. Xuất phát từ
những tiền đề về tâm lý, xã hội, có thể hiểu “cái kì ảo” chính là sản phẩm của trí
tưởng tượng, là phương thức tư duy nghệ thuật được biểu hiện bằng những năng
lực, yếu tố có tính siêu nhiên, nằm ngoài tư duy lý tính của con người. Nó tham gia
vào sự phát triển của cốt truyện và tạo nên những phản ứng nhận thức của người
tiếp nhận một cách mạnh mẽ. Các nhà lãng mạn chủ nghĩa đã mở rộng nghĩa của từ
này là "ảo, kì ảo, tưởng tượng". Trong giới nghiên cứu văn học của Việt Nam cũng
đã xuất hiện một số thuật ngữ hay được sử dụng như "cái huyễn tưởng", "cái truyền
kì" và phần lớn đã thống nhất cách dịch "cái kì ảo", đi liền với nó là khái niệm "văn
học kì ảo".
Tuy nhiên, “văn học kì ảo” hoàn toàn không được nhắc đến trong một cuốn
từ điển chính cơ bản nào ở Việt Nam, ngay cả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên cũng không có cụm từ

×