Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Văn học mạng và vấn đề tiếp nhận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 83 trang )



1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




PHÙNG THỊ HIỀN LƢƠNG




VĂN HỌC MẠNG
VÀ VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN


LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC





HÀ NỘI, NĂM 2014




2



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


PHÙNG THỊ HIỀN LƢƠNG


VĂN HỌC MẠNG
VÀ VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN


LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60.22.32


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. DIÊU LAN PHƢƠNG




HÀ NỘI, NĂM 2014




3
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Đối tƣợng, phạm vi mục đích nghiên cứu 7
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 8
5. Đóng góp của luận văn 8
6. Cấu trúc luận văn 9
CHƢƠNG 1. NHẬN DIỆN VĂN HỌC MẠNG 10
1. Lý do chọn đề tài 10
1.1. Sự ra đời Internet ở Việt Nam và văn học mạng 10
1.2. Hướng tới định nghĩa văn học mạng 16
2. Đặc trƣng của văn học mạng 21
2.1 Không gian của văn học mạng 21
2.2 Văn học mạng nhƣ một hiện tƣợng giao tiếp đặc biệt 24
2.3 Văn học mạng như một loại hình văn chương công nghệ 27
CHƢƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HỌC MẠNG TỚI SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA VĂN HỌC 32
2.1. Văn học mạng trong dòng chảy văn học 32
2.2. Văn học mạng trong sự phát triển của văn học 43
2.3.Văn học mạng- những đón góp mới (cách tân về đề tài, ngôn ngữ…)
49
CHƢƠNG 3. TIẾP NHẬN VĂN HỌC MẠNG TRONG BỐI CẢNH VĂN
HÓA, VĂN HỌC HIỆN NAY 54
3.1 Quá trình đô thị hóa và ảnh hƣởng của văn hóa đô thị đối với văn
học mạng 54



4

3.2 Tiếp nhận văn học mạng trong sự đối sánh với văn học truyền
thống 57
3.3. Tiếp nhận văn học mạng từ góc độ “tầm đón nhận” và “đồng sáng
tạo” 62
3.3.1 Khái niệm “tầm đón nhận” và “đồng sáng tạo” 62
3.3.2 Vấn đề tầm đón nhận và đồng sáng tạo của độc giả văn học
mạng 65
3.4 Tiếp nhận văn học mạng – Những vấn đề cần đặt ra 67
KẾT LUẬN 74
THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76




1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ thông tin đã mở ra một kỷ nguyên
của truyền thông số, trong đó con người được tiếp cận với tri thức và thông tin mà
không bị giới hạn bởi thời gian và khoảng cách địa lý. Internet đã biến thế giới trở
thành một ngôi làng toàn cầu, cho nên dù cánh cửa biên giới quốc gia hay ý thức hệ
tôn giáo đóng kín đến đâu chăng nữa, việc bưng bít thông tin đã trở nên bất khả và
với riêng văn học, internet đã trở thành phương tiện hữu hiệu nhất để kết nối tác giả
- độc giả, tạo ra một cuộc cách mạng về sáng tác và xuất bản. Nếu như trước kia,
một tác giả muốn xuất bản sách phải đi qua rất nhiều công đoạn, đặc biệt là qua các
khâu kiểm duyệt, biên tập… thì nay chỉ với một vài cú click chuột, họ đã có thể đưa
tác phẩm của họ lên trang cá nhân, và “trưng bày” nó trước đông đảo cộng đồng
mạng. Việc tương tác giữa tác giả - độc giả cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn bao
giờ hết… Thậm chí, sự lan tỏa của các tác phẩm văn học mạng còn dẫn đến việc
“xuất bản ngược”: đi từ tác phẩm trên mạng tới tác phẩm in.

Ở Việt Nam, có thể nói internet vừa với tư cách một phương tiện kết nối cá
nhân với tinh thần thế giới, vừa là một phương tiện xuất bản mới đã tạo thành một
điểm nhấn quan trọng trong đời sống văn hóa và văn học đương đại. Chưa kể tới
hàng trăm tờ báo mạng với số lượng truy cập khổng lồ mỗi ngày, chỉ riêng sự ra đời
và hoạt động tích cực của các chuyên trang văn học điện tử từ gần một chục năm trở
lại đây đã chứng tỏ sức sống mạnh mẽ của hình thức sinh hoạt văn học rất mới mẻ
này. Trên thực tế, văn học mạng đã làm thay đổi nhiều mặt các quan niệm truyền
thống về sáng tác và tiếp nhận văn học. Hàng trăm các trang mạng văn học trong
nước (như: evan.com.vn, vienvanhoc.org, vannghequandoi.com.vn, vanvn.net,
phongdiep.net, trannhuong.com, lethieunhon.com, nguyentrongtao.org,
lyluanvanhoc.com…) và nước ngoài (như viet-studies.info, talawas.org, tienve.org,
hopluu.net, damau.org, vanchuongviet.org, …) với sự cập nhật, đăng tải thường
xuyên các thông tin văn hóa, văn học thực sự đã trở thành diễn đàn giao lưu, trao
đổi hằng ngày, hằng giờ của những người hoạt động văn học và những người yêu
thích văn học. Một số lượng khổng lồ các tiểu luận, bài dịch, tranh luận về văn học


2
cũng như các sáng tác thể nghiệm tinh thần hậu hiện đại đã được đăng tải ở đây.
Chỉ cần một vài động tác bấm chuột máy tính, người ta có thể kết nối với bất cứ
không gian văn hóa, văn học nào trên thế giới, những nơi có hoạt động của
internet. Ngoài ra cũng cần phải kể đến sự phát triển tăng tốc gần đây của các
phương tiện nghe nhìn và truyền thông hiện đại khác như điện thoại di động, vô
tuyến truyền hình với các tính năng kết nối cực kì thuận tiện. Trong điều kiện đó,
các công dân đều có tiềm năng trở thành công dân toàn cầu. Và tất cả những trào
lưu nghệ thuật trên thế giới đang diễn ra sôi nổi hay đã khép lại đều có thể gây ra
những ảnh hưởng mạnh mẽ đối với chúng ta, có thể để lại cho chúng ta những
kinh nghiệm thẩm mĩ quý báu.
Dù chỉ thực sự xuất hiện một cách rộng rãi ở Việt Nam trong vòng trên dưới
mười năm, nhưng đời sống văn học mạng ở nước ta đã dần khẳng định vai trò quan

trọng của mình. Sự ảnh hưởng sâu sắc của văn học mạng trên hai lĩnh vực nghiên
cứu và sáng tác, cả trên hai phương diện tích cực và tiêu cực đối với đời sống văn
học nước nhà hiện nay là một hiện thực sôi động và lớn lao. Do đó, một khi văn học
Việt Nam đang thực hiện công cuộc chuyển đổi hệ hình từ ngôn ngữ viết truyền
thống sang ngôn ngữ mạng máy tính, có lẽ đã đến lúc quan tâm khảo cứu và định
hướng một cách nghiêm túc, quy mô địa hạt này trong tương lai. Chính vì vậy,
chúng tôi nghĩ rằng quan tâm tới văn học mạng và các tác phẩm tiêu biểu của văn
học mạng là việc làm cần thiết để khảo sát một diện mạo chung cho văn học Việt
Nam hiện đại.
Văn học mạng là một xu thế tất yếu của thời đại. Tuy nhiên, bên cạnh một số
tác phẩm có giá trị, một số tác phẩm được phong tặng bằng mỹ từ “gây xôn xao dư
luận”; “một hiện tượng văn học” lại chưa đáp ứng được những giá trị văn chương
như độc giả mong đợi. Nhiều blog đã bỏ hoang, nhiều blog khác ra đời mà không có
người đọc. Nhiều cây bút lẫy lừng một thời của văn học mạng Việt Nam cũng chìm
vào quên lãng… Với những băn khoăn như: Trong sự phát triển của văn học, cần
phân biệt đâu là giá trị đích thực của văn học mạng? Sự phát triển của văn học mạng
Việt Nam sẽ theo xu thế nào? , chúng tôi quyết định tiến hành khảo sát nghiên cứu
đề tài: “Văn học mạng và vấn đề tiếp nhận.”


3
2. Lịch sử vấn đề
Nếu văn học mạng Trung Quốc manh nha từ thập niên 90 với tiểu
thuyết Lần đầu thân mật của Thái Trí Hằng (Đài Loan) và văn học mạng trở thành
một bộ phận của văn học Trung Quốc, được thừa nhận như những sáng tác văn học
truyền thống thì ở Việt Nam, văn học mạng mới chỉ xuất hiện đầu những năm 2000
và nhanh chóng phát triển. Có ý kiến cho rằng: “Văn học mạng Việt nam chưa có gì
để ầm ĩ”. Thế nhưng, dù muốn hay không, văn học mạng cũng đã trở thành một
hiện tượng văn học, thậm chí là một hiện tượng về tiếp nhận không thể bỏ qua. Các
bài viết về văn học mạng không ít, nhưng phần nhiều lại là tiếng nói của giới truyền

thông quảng bá sách, hoặc của những “nhà phê bình không chuyên”. Trong phạm vi
của luận văn, khi bàn về lịch sử vấn đề về văn học mạng và vấn đề tiếp nhận, chúng
tôi chỉ điểm qua những phê bình, nhận định tiêu biểu, nổi bật và có liên quan trực
tiếp tới đề tài của luận văn. Ngoài ra, chúng tôi ưu tiên trích dẫn các ý kiến của các
nhà nghiên cứu hơn là các bình luận của báo chí.
Năm 2006, trên báo điện tử Vietnamnet, một chuyên đề về văn học mạng đã
được tổ chức, tuy không tạo được một hiệu ứng mạnh nhưng ít nhiều cũng khiến
người ta phải chú ý đến một hiện tượng văn học không dễ nhận diện và đánh giá.
Tiếp đó, một hội thảo nằm trong chuỗi sinh hoạt “Bàn tròn văn chương” (kỳ 7) với
chủ đề “Văn chương mạng và website vannghesongcuulong.org” được tổ chức vào
ngày 21-4-2007, tại TP. Hồ Chí Minh do nhà thơ Inrasara chủ trì. Hội thảo đã bàn
luận nhiều vấn đề về văn chương trên mạng và sự tác động của nó đối với văn
chương đương thời. Bên cạnh những người hăng hái ủng hộ văn chương mạng như
Inrasara, cũng khống thiếu những người cho rằng văn chương mạng được biên tập
một cách dễ dãi nên đầy rác (nhà thơ Nguyễn Trung Bình). Tính tương tác cao của
văn học mạng cũng không phải lúc nào cũng được coi là một ưu điểm. Nhà văn Lý
Lan, cũng chính trong hội thảo này, bác bỏ quan điểm này vì cho rằng “yếu tố cần
thiết cho sáng tạo là độc lập suy nghĩ.”
Tháng 3-2008, hội thảo “Văn học mạng Việt Nam và văn học mạng thế giới”
do tạp chí Văn hóa Nghệ thuật phối hợp với Công ty sách Bách Việt tổ chức. Có thể
xem đây là hội thảo chuyên đề đầu tiên về “văn học mạng” được tổ chức tại Việt


4
Nam. PGS. TS Đỗ Lai Thúy – Phó tổng biên tập tạp chí Văn hóa Nghệ thuật cho
rằng: “Những năm gần đây, càng ngày càng có nhiều tác phẩm văn học lấy từ trên
mạng internet xuống và được xuất bản dưới dạng sách in. Nhiều diễn đàn văn học
nghệ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng ít nhiều cũng đã đề cập đến
“văn học mạng”. Thực tế, “văn học mạng” cũng tương đối phổ biến, đặc biệt trong
giới trẻ… Cho nên, đặt ra nhiều vấn đề xung quanh “văn học mạng” trong một cuộc

hội thảo mang tính chuyên đề như thế này cũng là vừa, không quá sớm mà cũng
chưa muộn.” Đồng thời, ông cũng muốn thông qua hội thảo này, xác định khái niệm
“văn học mạng” [27; tr. 1]. Tuy nhiên, trái với kì vọng của PGS. TS Đỗ Lai Thúy,
hội thảo “Văn học mạng Việt Nam và văn học mạng thế giới” “dường như chỉ
dường lại ở sự thăm dò, giả định về một hình thức tồn tại mới và đa biến của văn
chương.” [19; tr.1].
Cũng trong năm này, có hai công trình nghiên cứu khoa học của các sinh
viên, học viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội lấy văn học mạng làm đối tượng
nghiên cứu . Cụ thể là công trình Bước đầu khảo sát văn học mạng Việt Nam - Công
trình dự thi giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2008, thuộc nhóm
ngành XH2a và luận văn thạc sĩ: Đặc điểm phát triển của văn học mạng Việt Nam
những năm đầu thế kỉ XXI của Nguyễn Thị Lan Hương.
Năm 2010, trong hội thảo “Người đọc và công chúng nghệ thuật”, Hà Văn
Hoàng, khoa Ngữ văn – Truyền thông, Đại học Phan Châu Trinh đã có bài viết Tiếp
nhận văn học mạng trong bối cảnh văn hóa, văn học hiện nay. Bài viết này sau đó
cũng được đăng tải rộng rãi trên mạng, trên các trang web phongdiep.net,
vanhocquenha.vn và được tin trên tờ Văn nghệ trẻ. Cũng trong năm 2010, Thạc sĩ
Nguyễn Năm Hoàng, khoa Văn học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội,
đã viết bài Văn học mạng và những biến đổi trong phương thức tiếp nhận văn học
của người đọc đương đại với những nhận xét sắc sảo về đặc trưng, vị thế và vấn đề
tiếp nhận văn học mạng, chẳng hạn, nhà nghiên cứu cho rằng: “Văn học mạng là
một bộ phận của đời sống văn học – một bộ phận dễ tiếp cận nhưng lại rất khó nắm
bắt và tìm hiểu thấu triệt. Bộ phận ấy đã mang lại rất nhiều thuận lợi và tiện ích
nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn và thách thức cho người sáng tác trong quá


5
trình chinh phục người tiếp nhận và vươn tới những giá trị nghệ thuật đích thực. Dĩ
nhiên, mạng không thể làm thay đổi bản chất của văn học, văn học mạng không thể
thay thế văn học được xuất bản, việc đọc văn học trên mạng không phủ định việc

đọc sách in, nhưng sự phát triển mạnh mẽ và những ảnh hưởng ngày càng sâu rộng
của internet đang tạo nên nhiều biến đổi trong phương thức tiếp cận văn học của
người đọc đương đại. Đó là một trong những xu thế tất yếu tạo nên sự vận động và
phát triển của văn học trong thời đại của công nghệ thông tin và tiến trình toàn cầu
hóa như hiện nay”.
Tháng 5/2010 Trần Ngọc Hiếu, khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm Hà Nội, đã
nghiệm thu đề tài khoa học cấp trường Văn học mạng Việt Nam – diện mạo ban đầu
và những tác động tới đời sống văn học đương đại. Bài viết Nhận diện văn học
mạng Việt Nam được trích trong công trình này của Trần Ngọc Hiếu cũng đã được
đăng tải rộng rãi trên mạng, trên trang lythuyetvanhoc.wordpress.com của Đại học
Sư phạm Hà Nội, phebinhvanhoc.com… Ngoài ra, ngày càng nhiều hơn các bài
viết, các công trình nghiên cứu về văn học mạng, chứng tỏ loại hình văn học này có
sức thu hút và còn nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ.
Ngày 7.3.2012, Thái Hà Books, báo Văn nghệ trẻ và café Trung Nguyên đã
tổ chức tọa đàm văn học thường niên có tên là “Từ blog đến sách”. Xoay quanh chủ
đề này, cuộc giao lưu đã ghi nhận những ý kiến chia sẻ về văn học mạng, về mối
quan hệ giữa tác phẩm của nhà văn và blog nói riêng, internet nói chung. Nhà văn
Phạm Xuân Nguyên cho rằng cần phân biệt một số nhà văn chọn blog là phương
tiện để công bố những sáng tác của mình với một số blogger viết như một thú vui,
một nhu cầu, ban đầu không có ý định xuất bản đến một lúc nào đó họ… in sách và
bỗng nhiên trở thành tác giả. Ông cho rằng, một phía là chủ động còn một phía là
bột phát, vì thế tâm thế viết cung khác nhau. Cũng trong tọa đàm này, nhà văn Đặng
Thiều Quang – một người mà hầu như các sáng tác của anh đều được chia sẻ với
bạn đọc qua blog trước khi xuất bản sách giấy, đưa ra nhận định: “Internet, blog hay
sách giấy thì cũng chỉ là phương tiện chuyên chở, là chiếc cầu nối giữa người viết
với bạn đọc. Cuối cùng, vẫn phải là việc sách của bạn liệu có đến được với độc giả
hay không.” [30; tr.1].


6

Năm 2012, Đặng Thân tổ chức buổi trình diễn được gọi là đa thoại về một
tiểu thuyết mạng, vừa được in ấn (2011) theo hình thức truyền thống: 3.3.9.9
[những mảnh hồn trần]. Buổi trình diễn đó được báo chí giới thiệu là “một cuộc
chơi văn chương mới chưa từng có trên thế giới”, và bản thân tác phẩm cũng được
một số nhà nghiên cứu đánh giá cao như một “bước ngoặt quan trọng bậc nhất về
lối viết” trong nền văn học Việt Nam đương đại, một bước ngoặt của văn học hậu
hiện đại, một điển hình của văn học hậu đổi mới. Sự kiện này được quảng bá rộng
rãi, gây chú ý dư luận. Có lẽ, chưa bao giờ văn học mạng, một nhà văn mạng (hầu
hết các tác phẩm của tác giả được xuất bản trên mạng trước khi in giấy) được đề cao
như thế ở Việt Nam.
Năm 2012 không chỉ là năm của sáng tác mạng, mà còn là năm của phê bình
văn học mạng phát triển mạnh mẽ. Tiêu biểu là việc diễn giải thơ Nguyễn Quang
Thiều như một trường hợp tiêu biểu cho một khuynh hướng thơ đương đại. Phê
bình thơ Nguyễn Quang Thiều bắt đầu từ không gian mạng internet. Phần lớn các ý
kiến thiên về phủ nhận những nỗ lực tìm tòi, đổi mới của Nguyễn Quang Thiều xuất
hiện trên mạng, hình thành nên cả một làn sóng, một cao trào phê bình thơ Nguyễn
Quang Thiều, rộng ra là chống một lối thơ; sự kiện này thu hút cả khu vực truyền
thông hải ngoại.
Sự bùng nổ của văn học mạng không chỉ khiến giới phê bình chính thống bắt
buộc phải có cái nhìn khác đối với hiện tượng này, mà còn dần dần bị phi chính
thống hóa. Đó không chỉ là chuyện xuất bản ngược từ blog thành sách mà còn là
việc các tổ chức đơn vị chính thống về nghiên cứu văn học tổ chức các hội thảo về
văn học mạng, hoặc các nhà nghiên cứu được đào tạo bài bản trong trường lớp cũng
coi văn học mạng là một đối tượng cần phải nghiên cứu chuyên sâu. Ngoài ra, năm
2012, còn xuất hiện hiện tượng đáng chú ý khác từ văn học mạng và mạng văn học
khi chính những bình luận gay gắt trên mạng về chất lượng dịch thuật của một số
cuốn sách đã khiến dịch giả, nhà xuất bản phải lên tiếng xin lỗi và thu hồi sách…
Như vậy, văn học mạng giờ đây không chỉ hạn chế ở chuyện sáng tác văn học, mà
còn mở rộng hơn sang mảng phê bình. Điều này cũng tạo cơ hội để “rộng đường dư



7
luận” cho nhiều vấn đề trong chuyện văn chương chữ nghĩa, tạo tiền đề cho một
công cuộc phi trung tâm hóa, giải trung tâm hóa…
Suốt thời gian qua, tác phẩm văn học mạng ngày càng phong phú, nhưng
việc nghiên cứu về nó chưa được như ý muốn. Văn học mạng là một phạm trù cần
phải đề cập tới nhưng lại có quá nhiều vấn đề bất cập, chẳng hạn việc tìm một định
nghĩa khả dĩ cho văn học mạng, thảo luận về đặc điểm và phương hướng phát triển
của nó. Số lượng của các tác phẩm văn học mạng mỗi ngày một tăng lên cũng là
một khó khăn cho người nghiên cứu, đặc biệt là khi họ muốn khảo sát toàn diện các
đối tượng. Hơn nữa, trong số lượng lớn các tác phẩm như vậy, việc tìm ra một tác
phẩm tiêu biểu, có giá trị nghiên cứu cũng không phải là dễ, nhất là khi văn học
mạng không thiếu những tác phẩm dài dòng, trùng lặp, khiến độc giả không muốn
đọc lại lần thứ hai.
Như đã nói ở trên, mặc dù văn học mạng là một hiện tượng trong sáng tác và
tiếp nhận thu hút được sự quan tâm đông đảo của giới truyền thông nhưng lại không
phải là một đề tài được giới nghiên cứu “ưu ái”. Luận văn thạc sĩ Đặc điểm phát
triển của văn học mạng Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI của Nguyễn Thị Lan
Hương cũng chỉ mới tập trung khai thác vào đặc trưng của văn học mạng tính tới
thời điểm năm 2008. Các bài viết của nhà nghiên cứu Hà Văn Hoàng, Nguyễn Năm
Hoàng, Trần Ngọc Hiếu đã bước đầu giúp cho chúng tôi có được một nền tảng kiến
thức để nhận diện văn học mạng, và đi sâu hơn vào việc khai thác vấn đề tiếp nhận
văn học mạng – “mảnh đất còn chưa nhiều người khai phá”.
3. Đối tƣợng, phạm vi mục đích nghiên cứu
- Khảo sát một số tác phẩm của các tác giả văn học mạng tiêu biểu có
lượng bạn đọc đông đảo. Qua đó tìm hiểu vấn đề tiếp cận tác phẩm và tiếp nhận
của bạn đọc.
- Từ góc nhìn của độc giả tới sự ra đời và thành công của một tác phẩm văn
học mạng.
- Tìm hiểu quy trình xuất bản một tác phẩm văn học mạng hiện nay

- Khảo sát một số tác phẩm văn học mạng đã được bạn đọc đón nhận như: Dị
bản của Keng, Chuyện tình New York của Hà Kin, Những đống lửa trên vịnh Tây


8
Tử của Trang Hạ và đặc biệt tập trung vào cuốn tiểu thuyết 3.3.9.9 [những mảnh
hồn trần] của Đặng Thân qua sự tiếp nhận của bạn đọc.
- Khảo sát xu hướng và hướng phát triển của một số tác phẩm mới trên blog
và mạng xã hội.
Với đề tài “Văn học mạng và vấn đề tiếp nhận”, mục đích của chúng tôi là đi
sâu phân tích một số tác phẩm tiêu biểu của văn học mạng Việt Nam. Từ đó, bước
đầu nhận diện văn học mạng – một bộ phận không thể tách rời trong đời sống văn
học đương đại. Đồng thời, khảo sát quá trình tiếp cận văn học mạng của bạn đọc,
các cấp độ tiếp nhận, so sánh với cách tiếp cận của văn học truyền thống. Qua công
việc này, chúng tôi hi vọng có thể góp phần dự đoán xu hướng phát triển của văn
học mạng trong sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, cũng như xu hướng tiếp
cận tác phẩm văn học mạng của bạn đọc trong sự phát triển của mạng internet và
truyền thông.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Đúc kết những đặc trưng chung của văn học mạng – điều làm nên nét khác
biệt giữa văn học mạng với văn học truyền thống.
Phương pháp xã hội học
- Đặt văn học mạng trong bối cảnh văn hóa hiện đại và từ đó, đưa ra một số lí
giải về mảng đề tài chủ yếu trong văn học mạng, chẳng hạn như như về giới tính,
tình dục.
Phương pháp văn hóa học
- Giữa các tác phẩm văn học mạng với nhau.
- Giữa các tác phẩm văn học mạng với các tác phẩm văn học truyền thống.

- Giữa cách tiếp nhận văn học hiện đại và truyền thống.
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn tiếp bước các công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một
cách chuyên sâu về văn học mạng và vấn đề tiếp nhận.


9
- Luận văn góp thêm một cái nhìn mới mẻ về văn học mạng – một trào lưu
văn học đang dần trở thành xu thế mới của văn học đương đại.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Nhận diện văn học mạng
Chương 2: Tác động của văn học mạng với sự phát triển của văn học
Chương 3: Tiếp nhận văn học mạng trong bối cảnh văn hóa, văn học hiện nay



10
CHƢƠNG 1
NHẬN DIỆN VĂN HỌC MẠNG
Có nhiều ý kiến khác nhau về văn học mạng. Người ta có thể bàn về nó trong
quan hệ với cách mạng khoa học công nghệ, trong bối cảnh tinh thần hậu hiện đại,
hoặc đặt nó trong bối cảnh toàn cầu hóa… Văn học là một hình thái giao tiếp bằng
ngôn từ nghệ thuật. Theo quan điểm của Jacobson, sáng tác văn học không chỉ phụ
thuộc vào quan niệm thẩm mĩ, sáng tạo cá nhân… mà còn phụ thuộc vào hình thức
giao tiếp, mã giao tiếp, kênh giao tiếp. Văn học mạng, với kênh giao tiếp là internet,
cũng cần một sự nhận diện trước khi đi vào khảo sát nghiên cứu cụ thể về vấn đề
tiếp nhận văn học mạng.
1. Lý do chọn đề tài

1.1. Sự ra đời Internet ở Việt Nam và văn học mạng
Chẳng hạn như Beth Reeks, người New Zealand đã tự đăng tiểu thuyết đầu
tay The Kissing Booth của mình lên trang mạng Wattpad. Tác phẩm đã thu hút hơn
19 triệu lượt người đọc và sau đó được nhà xuất bản nổi tiếng thế giới là Random
House ký hợp đồng xuất bản. Thậm chí, nhà xuất bản này còn mua trọn gói các tập
tiếp theo dù sách chưa được hoàn tất. Với thành công này, Beth đã được tạp chí
Time của Mỹ xếp vào danh sách 15 người trẻ nổi tiếng nhất thế giới hiện nay và ghi
nhận đây sẽ là một dấu ấn cho sự phát triển của văn chương mạng. Tại châu Âu, để
xuất bản một cuốn sách từ blog, vấn đề chỉ còn là một vài cái click chuột với dự án
xuất bản sách của nhà xuất bản New Pamphleteer (Mĩ). Bất cứ ai muốn xuất bản
blog của mình thành sách chỉ cần đăng kí trực tuyến trên mạng. Blog của họ sẽ
được in thành sách với khổ 10x15 với độ dày từ 40-80 trang với giá 4 USD. Nếu
sách bán được, họ sẽ được chia lợi nhuận là 30%. Người ta đã sáng lập một giải
thưởng cho dòng văn học mạng mang tên Lulu Blooker Prize… Nếu nhìn sang đất
nước láng giềng với chúng ta là Trung Quốc, văn học mạng ở đây cũng có sự phát
triển rất mạnh mẽ, có thể điểm qua một số tên tuổi như Tào Đình, Quách Kính
Minh, Hàn Hàn… Mới đây nhất, họ còn thành lập trường Đại học Văn học mạng,
với Hiệu trưởng danh dự là nhà văn Mạc Ngôn.
Dễ thấy, trên hệ thống internet, các văn bản văn học đã chuyển hoá thành


11
một kiểu dữ liệu đặc thù. Những dữ liệu đó được truyền đi, hiển thị và kết nối tương
tác khi và chỉ khi hệ thống mạng hoạt động. Chỉ cần một máy tính kết nối mạng
internet, thì người ta có thể đọc hoặc viết, rồi công bố các thông tin văn học, các
văn bản văn chương trên không gian vô tận đó. Số lượng độc giả đông đảo và ngày
càng gia tăng của văn học mạng không khỏi khiến văn chương giấy hoang mang.
Theo như thống kê của Inrasara trong tham luận “Hậu hiện đại khởi động văn học
Việt Nam” tại Hội thảo Văn học trung tâm/ngoại biên: Những vấn đề lí thuyết và
lịch sử cho rằng: “Nếu ở hải ngoại, mười năm tồn tại của website tienve.org

(2002-2012) đã tạo ảnh hưởng quan trọng tới sự thay đổi bộ mặt văn học tiếng
Việt, thì trong nước riêng Vanchuongviet, đến đầu tháng 12 -2012, con số truy cập
qua bảy năm đã lên đến 33,7 triệu lượt với 2.370 tác giả nhập cuộc chịu chơi.
Ngay trang cá nhân Inrasara.com cũng nhận được sáu triệu lượt truy cập chỉ qua
năm năm xuất hiện!”.
Thậm chí, không chỉ có hiện tượng “xuất bản ngược”: tác phẩm nổi tiếng từ
blog được xuất bản thành sách giấy, mà còn có các trường hợp các tác giả vốn đã
“chen chân” được vào làng xuất bản, vẫn chọn hình thức xuất bản trên mạng. Có thể
điểm qua một số cái tên nổi bật cho hiện tượng này như: Nguyễn Quốc Khánh từ
Khí hậu đồ vật (NXB Trẻ, 1997) sang Của căn cước ẩn dụ (Talawas.com, 2001);
Trần Tiến Dũng từ Hiện (NXB Thanh niên, 2000) qua Bầu trời lông gà lông vịt
(Tienve.org, 2003); Lê Vĩnh Tài từ Thơ hỏi thơ (NXB Thanh niên, 2008) sang Thơ
hỏi thở, Thơ ơ thơ, Làm thơ, Cánh đồng bất nhân, Ăn của rừng rưng rưng nước mắt
(tất cả đều đăng trên Tienve.org, 2012)… Dĩ nhiên, dù được công bố trên mạng
hoặc in ra giấy theo kiểu truyền thống thì đã gọi là văn chương chắc chắn văn bản
đó phải đáp ứng những quy ước chung của cộng đồng về tính văn học, tính nghệ
thuật. Không thể tùy tiện cho rằng khi văn bản ở trên mạng internet thì thành văn
chương mạng, còn khi chúng được in ra giấy thành quyển cầm tay sẽ không còn là
văn chương mạng nữa; hoặc kết luận ngược lại, khi in trên giấy thì văn bản đó trở
thành văn chương đích thực, còn đưa lên mạng thì không còn là văn chương giá trị
nữa. Không thể đánh đồng coi mọi sáng tác văn chương mạng là không có giá trị,
không đáng tham khảo, nghiên cứu; hoặc ngược lại, xem rằng chỉ có các văn bản in


12
truyền thống mới là văn chương thứ thiệt. Văn chương vẫn luôn là văn chương, dù
xuất bản, lưu truyền ở bất kỳ hình thức nào.
Văn chương trên mạng có tính chất trò chơi, kĩ thuật và sự tự do cá nhân.
Văn học mạng là văn học của sự độc lập, tồn tại phần nhiều không bị phụ thuộc vào
thiết chế văn hóa xã hội hiện hành, nó là hiện thân của thứ văn học phi trung tâm, đa

trung tâm. Cuộc chơi văn chương trên mạng dành cho tất cả mọi người, không giới
hạn về thời gian, không gian. Người tham gia có thể chỉ sưu tầm, tập hợp, sao chép,
cắt dán, sáng tạo mới hoặc sử dụng nó cho mục đích riêng của mình. Văn học mạng
là thứ văn học đa chủ thể. Giữa sáng tạo văn học, tiếp nhận văn học, máy tính và
mạng internet, trong trường hợp này, là có mối quan hệ tất yếu. Mạng internet, máy
tính là phương thức tồn tại, điều kiện tồn tại, là hệ thống ký hiệu của văn học mạng;
nó chấp nhận, dung nạp tất cả các sáng tạo văn chương mang tính chất cá nhân, tính
cộng đồng; người đọc có thể đồng sáng tạo, đối thoại với tác giả, tham gia lưu
truyền, tạo nghĩa, gán nghĩa cho nó. Do vậy, mặc dù mang đến cho chúng ta một sự
đa dạng về kiểu cách hình thức và nội dung thể hiện, nhưng văn học mạng lại khá
hỗn tạp về chất lượng, và không có tính chất cố định. Giá trị, độ tin cậy của văn bản
văn chương mạng phụ thuộc vào nguồn mã hóa và chủ thể tham gia mã hóa. Văn
học mạng là thứ văn học được mã hóa hai lần, nhà văn mã hóa ngôn ngữ của anh ta
đang dùng để giao tiếp, sau đó máy tính, mạng internet mã hóa thêm lẫn nữa thành
các kí hiệu số. Máy tính, mạng internet là những thứ khiến cho hệ thống những kí
hiệu của người viết trở thành văn bản văn học mạng. Văn học mạng, xét theo nghĩa
này, là văn học của những cái biểu đạt, các hình thức biểu đạt bất định.
Văn học mạng luôn ở trong “tình trạng đang được viết ra” và thực sự chưa
hoàn kết. Nó gia nhập vào hệ thống thông tin mạng toàn cầu trong tư cách một tài
nguyên, dữ liệu, dịch vụ, thông tin, đồng thời là thành tố cấu thành, một kí hiệu
thuộc về môi trường internet. Văn học mạng xuất hiện như một nhu cầu nội tại của
xã hội dân chủ mới, một “ngôn ngữ tổng quát” của sự dân chủ hóa sáng tác và tiếp
nhận văn học; những chủ thể tạo ra loại hình văn học mới này biểu lộ tư tưởng rằng
những gì thuộc về không gian tư lẫn không gian công cần thoát khỏi mọi ràng buộc,
tất cả mọi người đều có thể kết nối với nhau, những gì gắn kết con người với nhau


13
và để hiểu nhau đều có quyền tồn tại. Mỗi văn bản văn học mạng là một liên văn
bản, siêu văn bản, một văn bản luôn luôn mở.

Văn học mạng ra đời cùng với chủ thể sáng tạo mới, ý thức hệ mới, không
gian ý thức mới, nó có kiểu độc giả mới, những quy ước, cơ chế vận hành, tiếp nhận
hoàn toàn mới. Văn học mạng đúng là một hình thức văn hóa mới, một thực thể
phức tạp hơn nhiều so với những gì mà gần đây những nhà văn trẻ trong các tọa
đàm, các buổi thuyết trình, giới thiệu sách, vẫn hình dung – cho dù chính họ là
những người can dự trực tiếp.
Văn học mạng đang phát triển, phổ biến, tác động sâu sắc đến mọi mặt của
đời sống văn học hiện thời, nó cũng đang chuyển vào trung tâm của sinh hoạt văn
chương: 1- nhiều người sáng tác hiện nay ưa thích công bố lần đầu tiên tác phẩm
của mình trên mạng. 2- nhiều tác phẩm ban đầu xuất bản tự do trên mạng, sau một
thời gian văn bản ấy cũng được người viết chỉnh sửa, hoàn thiện hơn và tìm đến con
đường xuất bản chính thống nhằm hợp thức hóa; cũng chính bằng cách đó văn học
mạng thâm nhập ngày càng sâu vào đời sống văn học hiện thời. 3- sản phẩm phê
bình nghiên cứu nếu lựa chọn hình thức công bố trên mạng sẽ nhanh chóng hơn,
đầy đủ hơn, ảnh hưởng có thể rộng rãi hơn phương thức truyền thống. 4- không ít
bài dịch thuật, nghiên cứu phê bình văn học công bố trên mạng (ngay cả đối với các
trang web bị tường lửa chặn) ngày nay được tác giả của nhiều tiểu luận, luận văn,
luận án, chuyên luận và bài viết công khai trích dẫn, tham khảo, khảo sát. 4- không
ít tư liệu, nguồn tin từ mạng internet có giá trị tham khảo tốt, có sức ảnh hưởng còn
quan trọng hơn nhiều so với báo chí xuất bản kiểu truyền thống. 5- một số văn bản
bị cấm phổ biến, bị thu hồi có thể tìm đến môi trường mạng internet để tồn tại, vượt
ra ngoài sự quản lý theo cung cách truyền thống của các cơ quan hữu trách để gây
ảnh hưởng đến từng nhóm xã hội. Nghĩa là văn học mạng ra đời sẽ thúc đẩy sự phát
triển của văn học đủ loại, trước tiên là văn học đại chúng, văn học thị trường, văn
học tiên phong, văn học hậu hiện đại, cổ vũ cho những cách tân thử nghiệm táo bạo,
những quan điểm có thể là cực đoan, quá khích, đồng thời xóa bỏ mọi ranh giới
trong sáng tác và tiếp nhận.


14

Sự ra đời của văn học mạng, của hình thức sáng tác và xuất bản trên mạng đã
hạ bệ xuất bản truyền thống, khiến nó – mặc dù vẫn còn chức năng hợp thức hóa
các văn bản, nhưng không còn giữ vị trị độc quyền nữa. Văn học mạng giành được
quyền tồn tại song song với văn học in giấy, nó lấn lướt hòng chiếm lấy thị phần,
độc giả và người viết đủ thế hệ; càng ngày nó càng đẩy văn học truyền thống, báo
chí văn học truyền thống vào những khó khăn, thách thức mới. Văn học mạng cũng
có công góp phần thúc đẩy văn hóa đọc, thay đổi quan niệm về văn học, quan niệm
về xuất bản, về văn bản văn học, về đề tài văn học, ngôn ngữ văn học, theo một
cách riêng, trong bối cảnh công nghệ kĩ thuật phát triển. Văn học mạng thúc đẩy các
quá trình giao lưu, hội nhập, đối thoại bình đẳng; đẩy mạnh tốc độ sáng tác và tiếp
nhận, lưu truyền văn chương.
Mạng internet ra đời, phát triển, phổ cập đã làm thay đổi cơ chế tạo tin,
truyền tin trong sinh hoạt văn học. Người viết và người đọc không hoàn toàn phụ
thuộc vào các “trạm phát thông tin” (các báo chí in, nhà xuất bản, đài phát thanh
truyền thống) như trước. Tức là, nếu trước kia các “trạm phát thông tin” truyền
thống giành được nhiều đặc quyền, độc quyền sản xuất và hợp thức hóa các văn bản
thì bây giờ người viết có nhiều lựa chọn hơn, họ có thể tự do xuất bản, phát tán văn
bản; trước kia độc giả trông chờ vào các trạm phát quen thuộc để có tin tức, để có
văn bản đọc, thì hiện nay tình thế đã đổi khác, họ hoàn toàn chủ động tiếp nhận
thông tin, tự do chọn lọc văn bản và tạo ra các văn bản mới tức thì. Sự ra đời, phát
triển của văn học mạng làm thay đổi căn bản một thứ quyền lực mang đậm màu sắc
hệ tư tưởng trong xuất bản văn học. Đúng hơn nó đang cạnh tranh về thẩm quyền
bình duyệt và cho phép lưu hành văn bản với hệ thống báo chí, nhà xuất bản chính
thống. Văn học mạng ra đời thúc đẩy quá trình dân chủ hóa trong sáng tác văn học,
sự tự xuất bản.
Tận dụng thế mạnh đó, thế hệ đầu tiên của văn học mạng tại Việt Nam như
Trần Thu Trang, Trang Hạ, Ken, Hà Kin, Nguyễn Quang Lập… đã “dũng cảm” đưa
tác phẩm của mình lên mạng. Họ là những người còn rất trẻ, nếu tính tới năm 2005
– năm mà văn học mạng mới bắt đầu được biết đến thì các tác giả này cũng chỉ tầm
21-25 tuổi, với những suy nghĩ có phần mới lạ và táo bạo so với văn học chính



15
thống lúc đó. Họ có thể viết truyện của chính họ trên blog, rồi in thành sách như
Nhật ký tình yêu TIO (Trần Thu Trang), Khi nào anh thuộc về em (Cấn Vân Khánh),
Chuyện tình New York (Hà Kin), Dị bản (Keng), Giường (Phan Anh)… Trong đó có
những hiện tượng xuất bản như Chuyện tình New York, Dị bản… tạo được lên
những cơn sốt ở một mức độ nào đó, đặc biệt là với độc giả trẻ. Cả một tập hợp các
tác giả văn học trẻ trên mạng hầu như đã bước ra từ cuộc sống của các blogger, đem
đến một dòng chảy mới mẻ, sôi động cho văn học đương đại và ở một mức nào đó,
đã ít nhiều tác động tới lớp nhà văn nhiều tuổi hơn bắt đầu một cuộc “cách mạng”
nho nhỏ.
Nhà văn Việt Nam bên cạnh in tác phẩm theo truyền thống, đã sẵn sàng đưa
sáng tác mới nhất của mình đến với độc giả qua mạng internet. Có mặt trên mạng
internet không chỉ là các bài thơ lẻ hay truyện ngắn, mà nguyên một tập truyện, một
tập thơ hay cuốn tiểu thuyết. Và nhà văn coi đó như một tác phẩm hoàn chỉnh. Hơn
thế, họ xuất hiện như một tác giả của văn chương mạng đích thực.
“Đứa con tinh thần” của nhà văn, của các tác giả được gửi gắm vào các
trang blog, mạng xã hội, các trang web cá nhân mà không phải chờ đến khi ra sách.
Các tác giả có thể sáng tác mọi lúc, mọi nơi, vượt qua những rào cản về không gian,
thời gian, vị trí địa lý… Sáng tác trên mạng giúp các tác giả toàn quyền chủ động
trong việc biên tập, thiết kế bố cục, trang trí thêm họa tiết và hình ảnh, cũng như
cách thức đưa tác phẩm đến với độc giả mà không phải ngại ngần bất kì sự biên tập
nào của nhà xuất bản. Họ có thể phát huy trí tưởng tượng của mình, rút gần khoảng
cách với độc giả. Qua blog hoặc trang web cá nhân, các tác giả sáng tác và giới
thiệu dần về các tác phẩm mới ra mắt, từ đó độc giả sẽ phản hồi. Căn cứ vào lượng
comment (bình luận) và lượng view page trên blog của trang web, có thể nhận thấy
rõ sức ảnh hưởng của tác phẩm đó tới bạn đọc.
Hiện nay, một số tác phẩm văn học mạng được độc giả đón nhận một cách
đông đảo như Phải lấy người như anh, Cocktail cho tình yêu, 99 tuần buôn chuyện,

Tí ti thôi nhé của Trần Thu Trang, Dị bản của Keng, Chuyện tình New York của Hà
Kin, Người đàn ông có đôi mắt trong của Cấn Vân Khánh, Tuyết Đen của Giao Chi,
Chờ tuyết rơi của Đặng Thiều Quang, các tác phẩm dịch của Trang Hạ như Xin lỗi


16
em chỉ là con đĩ, Anh trai em gái… hay tập truyện ngắn Những đống lửa trên vịnh
Tây Tử. Nội dung của các tác phẩm đều mang hơi thở cuộc sống, đề tài thu hút giới
trẻ cùng giọng văn và từ ngữ rất đặc trưng. Điều đó khiến độc giả, đặc biệt là các
độc giả trẻ thích thú vì họ có thể đọc trọn tác phẩm trên mạng và sẵn sàng bỏ tiền ra
mua lại khi tác phẩm được in thành sách. Tuy nhiên, cũng cần phải nhận xét thẳng
thắn rằng tại Việt Nam, các tác phẩm văn học mạng mới chỉ dừng lại ở hiện tượng
văn học, chưa trở thành một dòng văn học mạng như ở Trung Quốc. Phần lớn các
tác phẩm này còn non yếu về mặt nghệ thuật, phô diễn một đời sống tâm lí thiếu
góc cạnh và chưa thực sự nổi trội. Tuy nhiên, với sức lan tỏa của công nghệ thông
tin cũng như nỗ lực của người cầm bút thế hệ @, các tác phẩm này nhanh chóng
tìm được một lượng độc giả lớn và được “xuất bản ngược”, ít nhiều gây xôn xao
trong đời sống văn học nghệ thuật, chẳng hạn như Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu,
Phải lấy người như anh của Trần Thu Trang, Những đống lửa trên vịnh Tây Tử
của Trang Hạ…
1.2. Hướng tới định nghĩa văn học mạng
Mặc dù trong vòng 5 năm qua, chuyện các tác phẩm văn học mạng trở thành
best-seller trong giới xuất bản không còn xa lạ. Báo chí tốn không ít giấy mực để
bàn về các hiện tượng văn học này và thuật ngữ “văn học mạng”, cho tới nay, đã
không còn xa lạ với độc giả hoặc giới nghiên cứu. Tuy nhiên, để có thể đi đến định
nghĩa văn học mạng là gì lại là một vấn đề không hề dễ dàng. Văn học mạng là một
thực thể còn đang vận động; chính sự chưa định hình này khiến những tham vọng
đưa ra định nghĩa về văn học mạng có nguy cơ trở nên bất cập. Những tác phẩm nào
có thể được xếp vào dòng văn học mạng? Đó là những tác phẩm xuất xứ từ blog
như Chuyện tình New York của Hà Kin, Tuyết đen của Giao Chi, Dị bản của Keng?,

hay những sáng tác được đăng tải trên các tờ báo văn học điện tử được cập nhật đều
đặn như Tiền Vệ, Da Màu?
Ở Trung Quốc – nơi văn học mạng phát triển một cách mạnh mẽ, khái
niệm văn học mạng (network literature) được đặt trong mối tương quan với văn học
truyền thống (traditional literature). Theo đó, văn học mạng được hiểu là những tác
phẩm được sản xuất trên mạng mà không được “bày ra” trên giấy. Cách hiểu này có


17
tính phổ biến và còn đơn giản hoá. Ở Việt Nam, cách hiểu này cũng thông dụng và
gần gũi, dễ được chấp nhận. Tuy nhiên, nội hàm khái niệm văn học mạng không chỉ
có vậy, chưa bao quát hết được một “chu trình” của đời sống văn học. Có nhiều ý
kiến cho rằng văn học mạng là một phương thức sáng tác mới của văn học, một
cách biểu hiện mới bằng việc ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin.
Về hoàn cảnh ra đời, có thể nói, nó gắn chặt với sự bùng nổ của các blog, forum,
website văn học, đi kèm với nhu cầu sáng tác, bộc lộ, giao lưu tư tưởng tình cảm
của con người trong thế giới ảo… Nhiều tác phẩm đã đi từ thế giới ảo vào những
cuốn sách, trở thành những ấn phẩm best-seller của nhiều nhà xuất bản.
Vào thời kỳ đầu, văn học mạng ở Việt Nam còn là một khái niệm rất khó
phân định. Có người theo hướng mở rộng còn xem đó là mọi dạng văn chương có
trên mạng, bất chấp có rất nhiều tác phẩm chỉ là bản số hóa của tác phẩm đã xuất
bản sách giấy. Có người lại theo hướng cực đoan khi coi văn học mạng chỉ có thể là
văn chương được viết trên mạng, phát triển, phát hành qua mạng chứ không được in
ra giấy. Nếu in giấy thì nó không còn là văn học mạng. Đặc thù của kiểu sáng tác
này là tác phẩm có thể thay đổi ngay trong khi đang viết dựa vào sự tương tác liên
tục giữa tác giả và độc giả.
Hà Văn Hoàng, trong bài viết Tiếp nhận văn học mạng trong bối cảnh văn
hóa văn học hiện nay, cũng đã nỗ lực đưa ra định nghĩa về văn học mạng. Theo tác
giả, “văn học mạng là một hình thức sáng tác văn học, ở đó các tác phẩm được hình
thành, công bố trên mạng; được chỉnh sửa, biên tập, thay đổi liên tục theo sự tiếp

nhận của công chúng và được “xuất bản” dưới dạng chuyển tải, đăng lại hoặc ở
ebook… Như vậy, với khái niệm này có thể hiểu như sau: Thứ nhất, văn học
mạng là những tác phẩm văn học được thai nghén, sản sinh ngay trên mạng Internet
và mạng trở thành phương thức tồn tại “sống còn” của những tác phẩm này và theo
đó, bản thảo đồng thời cũng được đưa lên mạng. Thứ hai, các tác phẩm này mang
tính “mở”, tính “dở dang” theo kiểu “chương hồi” cho đến khi tác giả hoàn thành
dưới sự tương tác của độc giả, công chúng và việc đổi thay tác phẩm này còn diễn
ra khi tác giả không còn nữa, hoặc chỉ được in thành sách thì những tác phẩm này
mới “đóng”. Thứ ba, việc xuất bản các tác phẩm này mang tính đặc thù riêng; nếu


18
các tác phẩm của các nghệ sĩ khác (truyền thống) chủ yếu được xuất bản thành sách
sau đó đưa lên mạng thì quá trình này ngược lại với văn học mạng.”
Thạc sĩ Nguyễn Năm Hoàng, trong bài viết Tiếp nhận văn học của người đọc
đương đại, đã sử dụng định nghĩa văn học mạng của Terrell Neuaga: “Văn học
mạng có thể được định nghĩa là văn học phát triển và hình thành trên các trang web
hoặc được tìm thấy trên mạng toàn cầu với những liên kế, cấp độ và chiều kích đa
dạng và không có trung tâm, khởi đầu hay kết thúc.” [LITwebERATURE may be
defined as literature which is developed and formed in webs as it is found on the
World Wide Web; with multiple links, levels and dimensions and without centre,
beginning or end.]
Từ định nghĩa của Terrell Neuage, cũng có thể suy ra một số hệ quả sau: Thứ
nhất, blog là một loại văn học mạng, nếu blog này viết tâm sự cá nhân và được
người khác đồng cảm, chia sẻ bình luận; Thứ hai, văn học mạng là một loại văn
chương nghệ thuật, sau khi viết ra được tương tác và chia sẻ, phê bình và cảm nhận;
Thứ ba, văn học mạng là một loại văn chương nghệ thuật đặc thù, được viết theo
kiểu đồng sáng tác, và là một tác phẩm không có kết thúc. Hiểu theo nghĩa này thì
văn học mạng có thể phân biệt với tất cả những loại văn học xuất hiện trước đây,
giống như một loại hình thái trung gian giữa văn học dân gian và văn học viết.

Ngoài ra, cũng chính trong bài viết này, nhà nghiên cứu Năm Hoàng còn đưa
ra nhận định: “như vậy văn học mạng được hiểu rất rộng, đó là toàn bộ những hoạt
động tìm kiếm lưu trữ, chia sẻ dữ liệu văn chương của cá thể sử dụng internet; sự
bày tỏ quan niệm văn chương và xuất bản online của nhà văn; sự tiếp nhận, bình
luận và phản hồi thông tin của người đọc (công chúng và nhà phê bình) đối với các
tác phẩm văn học mạng.”
Theo Trang Hạ, một trong những cây bút được coi là tiên phong của văn học
mạng Việt Nam, thì văn học mạng cần phải được hiểu như sau: “Ở Trung Quốc văn
học mạng (network literature) được hiểu trong tương quan với khái niệm “văn học
truyền thống” (traditional literature). Người viết ban đầu viết ra để chia sẻ, không có
mục đích sáng tác văn học. Nếu như với văn học truyền thống, nhà văn quyết định
tác phẩm thì văn học mạng luôn là một quá trình chưa hoàn tất, bạn đọc có thể tham


19
gia sáng tạo cùng tác giả và sự quan tâm lưu truyền của bạn đọc là yếu tố quyết định
việc trở thành tác phẩm. Tính mạng (ở phương thức lưu truyền, kĩ thuật đặc thù, ở
tác giả, người đọc…) là đặc trưng của văn học mạng. Những người viết đăng tác
phẩm hoàn chỉnh lên các trang web văn học, các forum hoặc báo điện tử chuyên về
văn học không phải là nhà văn mạng và tác phẩm của họ cũng không thể biến thành
tác phẩm văn học mạng. Tuy vậy, văn học mạng chỉ là một trong những lựa chọn
cách sáng tác và lưu truyền, một xu hướng dễ được người trẻ đón nhận, có thể coi
như văn chương thị dân, văn chương tiêu dùng và chỉ là một phần nhỏ trong đời
sống văn học” [32; tr. 1]. Trong một cuộc tranh luận khác, Trang Hạ tiếp tục đưa ra
định nghĩa về văn học mạng khi cho rằng: “Tác phẩm được gọi là văn học mạng khi
được sáng tác từng phần trên mạng. Quan trọng hơn, phải được độc giả tham gia
vào quá trình sáng tác, thậm chí thay đổi kết cấu và nội dung, cả văn phong của tác
phẩm. Ở đó, nhà văn xây dựng được nhóm công chúng của riêng mình, nhận những
phản hồi của tác giả để thay đổi tác phẩm của mình.”
Nhà thơ Inrasara đưa ra tiêu chí để nhận diện tác phẩm văn học mạng khá

chặt. Theo ông, văn chương mạng đúng nghĩa không đơn thuần chỉ là thứ văn
chương có mặt trên mạng. Thứ văn chương chỉ ứng xử với mạng như một không
gian để công bố, đăng tải tác phẩm thì chỉ là văn chương mạng với “tâm thế giấy”.
Văn chương mạng phải là văn chương của “các tác giả chỉ muốn xuất hiện trên
mạng. Họ sống đời sống văn chương của mạng, viết trên mạng, vận dụng ưu thế kĩ
thuật của Internet, xử lí thông tin trên mạng, tương tác trên mạng, tồn tại trên mạng,
buồn vui trên mạng, hi vọng hay thất vọng cũng trên mạng… Họ là công dân mạng
toàn phần. Và có thể nói đây là thứ văn chương mạng đúng nghĩa, khác hẳn các
sáng tác được đăng trên mạng. Văn chương mạng khi in ra giấy sẽ mất đi hơi thở
đời sống mạng và giảm “giá trị đích thực” của nó không ít!” [31; tr. 1].
Định nghĩa của Inrasara, theo chúng tôi, đã vạch ra được những nét cơ bản
nhất phân biệt văn học mạng với văn học truyền thống được xuất bản, lưu hành
thông qua con đường in ấn (bằng giấy), cho dù có thể nảy sinh e ngại, rằng theo tiêu
chí đó, chỉ có một bộ phận rất nhỏ đáng được coi là văn học mạng (nhất là xét trong
bối cảnh văn học Việt Nam). Điều đáng nói là định nghĩa của Inrasara đặt ra nhiều


20
vấn đề nhưng không đi vào cụ thể, khiến cách hiểu về văn học mạng vẫn khá mông
lung. Chẳng hạn, thế nào là “tương tác”, thế nào là “vận dụng ưu thế của kỹ thuật
internet”, cái được xem như “giá trị đích thực của văn học mạng” phải hiểu ra sao?
Hai công trình: Bước đầu khảo sát văn học mạng Việt Nam của nhóm sinh
viên Đại học Sư phạm Hà Nội và Đặc điểm phát triển của văn học mạng Việt Nam
những năm đầu thế kỷ XXI của Nguyễn Thị Lan Hương lại có xu hướng chấp nhận
một quan niệm rộng hơn. Theo đó, văn học mạng gồm ba bộ phận: những sáng tác
được phổ biến và đưa lên mạng cùng lúc (hoặc trước/sau không lâu) với thời điểm
đăng tải bằng các phương tiện in ấn; những sáng tác được hoàn thành, công bố trên
mạng, gây được dư luận và sau đó có thể lại được in ấn trên sách báo (đây có lẽ bộ
phận đông đảo nhất của văn học mạng Việt Nam); những “sáng tác văn chương
mạng đích thực” theo tiêu chí của Inrasara.

Về cơ bản, những quan niệm đa dạng về văn học mạng hiện nay đều thống
nhất ở một điểm: văn học mạng là thứ văn học lựa chọn mạng là môi trường sống
ưu tiên của mình. Theo chúng tôi, quan hệ giữa văn học và mạng không đơn giản
chỉ là quan hệ ký sinh, theo đó, mạng chỉ là một hình thức tồn tại mới của văn học
(một phương thức mới để sáng tác và truyền bá tác phẩm) mà còn là một thứ quan
hệ cộng sinh, từ đó, ngay cả phương thức tồn tại của văn học, những ý niệm văn học
then chốt như tác giả, tác phẩm, viết, thể loại, cấu trúc… có thể phái tái định nghĩa.
Để nhận diện và định giá đúng văn học mạng, thiết nghĩ, không chỉ cần chú ý đến
mạng như một công nghệ mà văn học có thể lợi dụng trong sự vận hành đời sống
của mình. Quan trọng hơn, cần tiếp cận mạng như một hình thức văn hóa, văn học
mạng như một loại hình văn học tồn tại trong một hình thức văn hóa có những đặc
thù. Đây cũng là điểm mà những nghiên cứu phê bình văn học mạng hiện nay chưa
thật quan tâm đúng mức.
Theo chúng tôi văn học mạng (network literature) được hiểu trong tương
quan với khái niệm “văn học truyền thống” (traditional literature). Người viết ban
đầu viết ra để chia sẻ, không có mục đích sáng tác văn học. Nếu như với văn học
truyền thống, nhà văn quyết định tác phẩm thì văn học mạng luôn là một quá trình
chưa hoàn tất, bạn đọc có thể tham gia sáng tạo cùng tác giả và sự quan tâm lưu


21
truyền của bạn đọc là yếu tố quyết định việc trở thành tác phẩm. Tính mạng (ở
phương thức lưu truyền, kĩ thuật đặc thù, ở tác giả, người đọc…) là đặc trưng của
văn học mạng. Những người viết đăng tác phẩm hoàn chỉnh lên các trang web văn
học, các forum hoặc báo điện tử chuyên về văn học không phải là nhà văn mạng và
tác phẩm của họ cũng không thể biến thành tác phẩm văn học mạng. Tuy vậy, văn
học mạng chỉ là một trong những lựa chọn cách sáng tác và lưu truyền, một xu
hướng dễ được người trẻ đón nhận, có thể coi như văn chương thị dân, văn chương
tiêu dùng và chỉ là một phần nhỏ trong đời sống văn học.
2. Đặc trƣng của văn học mạng

2.1 Không gian của văn học mạng
Internet đã làm thay đổi những cách thức liên lạc truyền thống. Con người có
thể kết nối Internet qua truyền hình, điện thoại và tất cả các máy tính khác. Các hình
thức lưu trữ dữ liệu trên máy tính cũng sẽ mất đi và thay vào đó là hình thức lưu trữ
dữ liệu trực tuyến. Con người có thể gặp gỡ và nói chuyện với nhau giống như họ
đang gặp nhau ngoài đời và có thể thiết lập cho mình một kênh giao tiếp với người
khác giống như việc phát các kênh truyền hình. Như vậy internet đã rút ngắn tối đa
khoảng cách địa lý khi con người giao tiếp với nhau.
Giao tiếp mạng là hình thái giao tiếp nửa trực tiếp: có mặt đối mặt, nhưng
không cùng không gian (webcam), hoặc có thể là xuyên thời gian, xuyên không
gian nhưng mang tính chủ thể, tính liên văn bản, tương tác rất cao, độ tin cậy không
thể kiểm soát bằng thao tác thông thường. Vì vậy, tính mở, tính cá nhân, tính xuyên
văn hóa của văn học mạng rất mạnh. Giao tiếp mạng có quy luật riêng cơ bản đó là
một “thỏa thuận”, nghĩa là tôi và anh thỏa thuận, nhưng quyền duy trì, chuẩn đạo
đức là mang tính cá nhân. Tuân theo kiểu “thỏa thuận” này, văn học mạng có kiểu
sáng tác và thưởng thức khác. Tôi có quyền sáng tác, anh có quyền đọc/không đọc,
nhưng không có quyền cấm; ví dụ như anh có quyền đọc blog của tôi, nhưng không
có quyền cấm vì blog là blog của cá nhân, viết gì là quyền của tôi. Không ai cấm
viết cái gì trong nhật kí bao giờ. Đối với người tiếp nhận văn học mạng, họ cũng có
quyền như vậy: đọc hay không là quyền của họ, phê bình tác phẩm nào trên trang cá
nhân là quyền của họ, và không ai cấm họ có những liên tưởng ngộ nghĩnh đặc biệt.

×