Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Văn nghiệp của Phan Kế Bính trong những chuyển động văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 107 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




PHẠM THỊ MINH DƯƠNG




VĂN NGHIỆP CỦA PHAN KẾ BÍNH TRONG
NHỮNG CHUYỂN ĐỘNG VĂN HÓA VIỆT NAM
ĐẦU THẾ KỶ XX



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam







Hà Nội – 2012

2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




PHẠM THỊ MINH DƯƠNG




VĂN NGHIỆP CỦA PHAN KẾ BÍNH TRONG
NHỮNG CHUYỂN ĐỘNG VĂN HÓA VIỆT NAM
ĐẦU THẾ KỶ XX



LUẬN VĂN THẠC SĨ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 0121


Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hải Yến


Hà Nội - 2012


3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4

Chương 1 11
Môi trường văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX 11
1.1. Chính sách văn hó a của Pháp ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
()
11
1.2. Báo chí Việt Nam trước ĐDTC 17
1.3. Sự ra đời và hoạt động của ĐDTC 19
1.3.1. Sự ra đời và tôn chỉ của ĐDTC 19
1.3.2. Hệ thống chuyên mục của ĐDTC 24
* Tiểu kết 30
Chương 2 31
Sự nghiệp văn chương của Phan Kế Bính 31
2.1. Nhà nho Phan Kế Bính và nghề bá o 31
2.1.1. Con đường đến với nghề bá o 31
2.1.2. Phan Kế Bính với chuyên mục “Hán văn” và “Việt Hán văn khảo” trên ĐDTC
32
2.2. Các công trình biên khảo của Phan Kế Bính 37
2.3. Phan Kế Bính và công việc dịch thuật 53
2.4. “Tiể u thuyế t gia” Phan Kế Bính 65
* Tiểu kết 73
Chương 3 74
Nghề báo và di sản của Phan Kế Bính – 74
nhìn từ thực tế thực dân hó a của Việt Nam 74
3.1. Học vấn và những ngả đường “nhậ p thế ”
()
của trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX 74
3.2. Các giá trị văn hóa văn chương Việt Nam đầu thế kỷ XX: lựa chọn xã hội và
lựa chọn của Phan Kế Bính 83
* Tiểu kết 98
KẾT LUẬN 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102


5
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong khoảng chuyển giao cũ – mới đầu thế kỷ XX, Phan Kế Bính thuộc
số trí thức cựu học Bắc Kỳ đầu tiên sử dụng chữ quốc ngữ trong lĩnh vực
khoa học, báo chí và nghệ thuật mà đương thời “không ai theo kịp” [40, tr.
56] và có “những áng văn xuất sắc hơn hết” [40, tr. 52]. Tên tuổi ông gắn liền
với các công trình biên khảo, dịch thuật, trước tác… Đồng thời sự nghiệp của
Phan Kế Bính cũng đáng chú ý ở chỗ gắn liền với hoạt động của báo chí thời
kỳ đó và đây cũng là công việc mà Phan Kế Bính đã dành gần như trọn vẹn
quãng đời hoạt động chữ nghĩa của ông. Một loạt các tờ báo gắn với vai trò
biên tập viên của ông như: Đăng cổ tùng báo, Lục tỉnh tân văn, Đông Dương
tạp chí, Trung Bắc tân văn, và Học báo, trong đó vai trò của ông đối với
Đông Dương tạp chí là vô cùng quan trọng với tư cách là biên tập viên chính
và lâu đời nhất của tờ báo.
Đầu thế kỷ XX, tại Việ t Nam, sự giao thoa Âu – Á, Đông – Tây diễ n tiế n
trong mộ t khung cả nh khá yên bình , công cuộ c cai trị thự c dân lan rộ n g khắ p
ba kỳ , thể hiệ n trong nhiề u hoạ t độ ng : thiế t lậ p thể chế chí nh trị , xã hội, giáo
dục văn hóa . Sự gặ p gỡ , “va chạ m giữ a cá c nề n văn minh” đương nhiên xả y
ra, và chắc chắn có nhiều nt khác biệt với các giai đoạn k hác của thời kỳ
thự c dân Phá p ở Việ t Nam . Trong khung cả nh ấ y , nền văn chương học thuật
truyền thống có vai trò ra sao , đượ c vậ n dụ ng và tá c độ ng như thế nà o trong
chủ định , chủ trương “giao hòa” đó ? Thông qua nhân vậ t Phan Kế Bính ,
chúng tôi muốn tìm một cách trả lời cho vấn đề nêu trên , bởi: “Từ cách chấm
câu đến diễn đạt ý kiến cùng tư tưởng của ông, người ta tưởng như ông là một
nhà Tây học kiêm Hán học, chứ không mấy ai có thể biết ông chỉ là một nhà

Hán học thuần túy, chưa hề chịu ảnh hưởng Tây học trực tiếp” [40, tr. 57].

6
Mặc dù công lao của Phan Kế Bính đối với văn hóa văn chương Việt
Nam đầu thế kỷ XX không nhỏ nhưng những công trình, bài viết về ông lại
khá ít ỏi. Đây đó mới bắt gặp một vài bài báo lẻ tẻ, một bài viết ngắn trong
các sách in chung với tác giả khác và ít được nghiên cứu dưới góc độ như một
tác giả độc lập, ngoại trừ công trình duy nhất Phan Kế Bính – Tác giả và Tác
phẩm của Bùi Văn Vượng. Chưa kể việc người ta thường chú trọng đóng góp
của ông cho sử học, văn hóa mà chưa mấy quan tâm đến vai trò của ông trong
hoạt động văn học. Vì vậy, với đề tài Văn nghiệp của Phan Kế Bính trong
những chuyển động văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX, người viết mong muốn
tìm hiểu những đóng góp của tác giả này , trong so sá nh với những cây bút
khác của Đông Dương tạp chí, cho nền văn học quốc ngữ Việt Nam . Đồng
thờ i cũ ng tì m cá ch lý giả i hoạ t độ ng đó củ a ông , như mộ t cá ch ứ ng xử , đố i
diệ n vớ i chính sá ch thự c dân [trong văn hó a ] của lớp trí thức cựu học Việt
Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Như trên đã nói, cho đến nay những tìm hiểu về Phan Kế Bính còn ít ỏi.
Một số công trình, bài viết, nghiên cứu về Phan Kế Bính thường chỉ tập trung
vào văn hóa, sử học và ít quan tâm đến phương diện văn chương. Cũng đôi
chỗ, xt về phương diện văn học, người ta thường nhìn nhận, đánh giá về ông
như một thành tố của nền văn học giao thời và đặt chung trong nhóm Đông
Dương tạp chí. Tiêu biểu là cuốn Nhà văn hiện đại (1942 - 1945) của Vũ
Ngọc Phan. Ở đây, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan có những ghi nhận, đánh
giá bước đầu một phần di sản báo chí của Phan Kế Bính trên tờ Đông Dương
tạp chí qua hai mục “Hán văn” và “Việt Hán văn khảo”. Theo đó, tác giả đã
dành cho Phan Kế Bính những lời khen ngợi rất hùng hồn: “Giản dị và hùng
tráng, đó là hai điều ít khi người ta thấy được trong văn chương của các nhà
nho; vậy mà đọc văn của Bưu Văn, điều đặc biệt mà ta có thể thấy ngay lại


7
chính là sự giản dị và sự hùng tráng” [40, tr. 57]. Bên cạnh đó, trong cuốn
Văn học Việt Nam 1900 – 1945 (2003), Văn học Việt Nam thế kỷ XX (2004),
Phan Kế Bính cũng được đề cập đến ít nhiều với tư cách là nhà văn theo phái
cựu học.
Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (1961) đã
xếp Phan Kế Bính trong nhóm tác giả làm biên khảo và phê bình, cụ thể là
nhóm biên soạn Sử học và biên khảo Văn học. Ở cả hai bộ phận này, Phạm
Thế Ngũ đều đi vào xem xt, đánh giá những đóng góp và giá trị từ các công
trình biên khảo của Phan Kế Bính đem lại không chỉ cho nền văn học Việt
Nam đầu thế kỷ XX mà đến tận ngày nay, thể hiện qua việc dịch những áng
văn chương cổ của Trung Hoa ra chữ quốc ngữ đăng trên mục “Hán văn” của
Đông Dương tạp chí, hoặc tổng kết lại những nguyên lý, thể cách, kĩ thuật…
của lối văn chương xưa qua mục “Việt Hán văn khảo”.
Phải đến gần đây, Phan Kế Bính mới được chú ý tìm hiểu như một tác
giả độc lập. Đó là công trình Phan Kế Bính – tác giả và tác phẩm do Bùi Văn
Vượng chủ biên (2004). Tuy nhiên Bùi Văn Vượng lại nhấn mạnh tác giả
Phan Kế Bính ở vai trò một nhà văn hóa với việc nghiên cứu về phong tục tập
quán, sử học… Cùng chung quan điểm này, Phạm Công Tiến đã viết bài phê
bình “Nhà văn hóa Phan Kế Bính” trong số 191/2006 báo Toàn cảnh sự kiện
– dư luận. Ở đây, tác giả nhấn mạnh cuốn Việt Nam phong tục với những sưu
tầm, ghi chp rất tỉ mỉ, kĩ lưỡng của Phan Kế Bính về truyền thống, phong tục
Việt Nam cổ xưa, và một yếu tố nữa cũng được đề cập đến là khả năng sử
dụng chữ quốc ngữ trong nền văn chương học thuật những năm 20 của thế kỷ
XX. Ngày 29 tháng 5 năm 2005, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hội Khoa
học Lịch sử Việt Nam đã tổ chức một lễ tưởng niệm nhân 130 năm ngày sinh
và 85 năm ngày mất của Phan Kế Bính. Tuy nhiên những bài viết này chỉ

8

mang tính chất hồi ức, tưởng nhớ, và không chứa đựng nhiều giá trị nghiên
cứu, học thuật.
Tóm lại, những nghiên cứu, tìm hiểu của các nhà nghiên cứu về Phan Kế
Bính là những phục dựng ban đầu chân dung một trí thức cựu học chuyển
theo tân trào và vinh danh di sản của ông. Song, cũng vì thế mà một số đóng
góp của Phan Kế Bính cho văn học dân tộc vẫn còn có thể và cần phải tìm
hiểu kỹ hơn, đó là sự nghiệp báo chí và trước tác văn chương của ông.
3. Mc đch nghiên cu
Luậ n văn sẽ tậ p trung giả i quyế t 2 vấ n đề :
- Nhìn lại văn nghiệp của P han Kế Bí nh theo cá c mả ng : báo chí, dịch
thuậ t, biên khả o, sáng tác.
- Lý giải , đá nh giá lự a chọ n củ a Phan Kế Bí nh trong nhữ ng diễ n biế n
tinh thầ n đầ u thế kỷ XX , và đóng góp của ông đối với sự phát triển của văn
hóa văn học dân tộc.
4. Phạm vi nghiên cu
* Phạm vi thời gian: Trong quãng đời ngắn ngủi của Phan Kế Bính,
khoảng thời gian hoạt động rực rỡ nhất, đưa tác giả trở thành một nhà báo,
nhà văn hoá lớn của Việt Nam gần như trùng khít với sự xuất hiện và kết thúc
của Đông Dương tạp chí: từ năm 1913 đến năm 1919. Dấu mốc năm 1919
này cũng đánh dấu sự suy tàn của chế độ khoa cử Việt Nam – môi trường
giáo dục đào luyện nên những người như Phan Kế Bính. Vì vậy các khảo sát
của chúng tôi sẽ tập trung vào những năm 1913 – 1919.
* Phạm vi tư liệu: Di sản của Phan Kế Bính bao gồm các bài đăng báo và
một số ấn phẩm độc lập. Riêng phần báo chí, do điều kiện bảo quản, lưu trữ ở
Việt Nam, và khuôn khổ thời gian thực hiện đề tài , chúng tôi sẽ khoanh vùng
ở Đông Dương tạp chí. Tuy nhiên Đông Dương tạp chí (1913 - 1919) là một
tư liệu quý hiếm, và các cơ sở lưu trữ quan phương của Việt Nam hiện không

9
có một sưu tập hoàn chỉnh. Ngay trong lưu trữ của thư viện quốc gia cũng chỉ

lưu giữ được 130 số báo, cụ thể từng năm như sau:
Năm 1913: 1 – 34
Năm 1914: 35 – 52
Năm 1916: 51 – 104
Năm 1917: 109 – 134
Toàn bộ công việc của chúng tôi sẽ được tiến hành trên lượng tư liệu còn
lại này.
* Phạm vi vấn đề: Qua tác giả Phan Kế Bính, có thể soi chiếu những vấn
đề rộng lớn hơn là Đông Dương tạp chí, đồng thời hiểu được lịch sử, tiến
trình của báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Hơn nữa, từ sự nghiệp
cá nhân của một học giả , chúng ta có thể thấy được thực tế thực dân hó a , sự
thay đổi trong văn hoá văn chương, sự thay đổi học thuật, hạn vận của Nho
học và sự lựa chọn các giá trị truyền thống của Việt Nam đầu thế kỷ XX để
tồn tại và phát triển.
Những thống kê, khảo sát sẽ hướng đến việc tìm hiểu mức độ “can dự”
của nhà cựu học Phan Kế Bính không chỉ vào Đông Dương tạp chí mà cả hệ
thống văn chương, văn hó a đầu thế kỷ XX.
5. Phương pháp nghiên cu
Luận văn này dùng cách tiếp cận văn học sử làm phương pháp bao trùm .
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cố gắng khảo sát , nhìn nhận một số vấn đề trong
mộ t khuôn khổ rộ ng hơn là văn hóa .
Để cụ thể hó a những phương pháp đó , các thao tác được sử dụng là:
thống kê, khảo sát, tổng hợp, có kết hợp phân tích, lý giải để làm nổi bật con
người và sự nghiệp của Phan Kế Bính. Thao tác so sánh (đồng đại, lịch đại)
cũng là không thể thiếu, đặc biệt là đặt đối tượng nghiên cứu trong khuôn khổ
của Đông Dương tạp chí nói riêng, không khí văn học - báo chí đương thời,

10
đồng thời cố gắng khu biệt đối tượng để nhận diện những đóng góp riêng
cũng như những hạn chế của tác giả.

6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm có các chương và mục
chính như sau:
Chương 1: Môi trường văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX
1.1. Chính sách văn hó a của Pháp ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
1.2. Báo chí Việt Nam trước Đông Dương tạp chí
1.3. Sự ra đời và hoạt động của Đông Dương tạp chí
1.3.1. Sự ra đời và tôn chỉ của Đông Dương tạp chí
1.3.2. Hệ thống chuyên mục của Đông Dương tạp chí
Chương 2: Sự nghiệp văn chương của Phan Kế Bnh
2.1. Nhà nho Phan Kế Bính và nghề báo
2.1.1. Con đường đến với nghề báo
2.1.2. Phan Kế Bính với chuyên mụ c "Hán Văn" và "Việ t Há n
văn khả o" trên Đông Dương tạp chí
2.2. Các công trì nh biên khả o củ a Phan Kế Bính
2.3. Phan Kế Bính và công việc dịch thuật
2.4. “Tiểu thuyết gia” Phan Kế Bính
Chương 3: Nghề báo và di sản của Phan Kế Bnh - nhìn từ thực tế
thực dân hó a của Việt Nam
3.1. Học vấn và những ngả đường “nhậ p thế ” của trí thức Việt Nam đầu
thế kỷ XX
3.2. Các giá trị văn hó a văn chương Việt Nam đầu thế kỷ XX : lựa chọn
xã hội và lựa chọn của Phan Kế Bính
7. Một vài ký chú

11
Tôn trọng tính lịch sử của sự vật, hiện tượng, chúng tôi sẽ giữ nguyên
cách viết chính tả của báo Đông Dương tạp chí. Vì thế, toàn bộ tên bài cũng
như nội dung trích đoạn bài viết của Phan Kế Bính trong mục “Hán văn” và
“Việt Hán văn khảo” chúng tôi cũng giữ nguyên văn.

8. Chữ viết tắt
GĐB: Gia Định báo
NCMĐ: Nông cổ mín đàm
ĐCTB: Đăng cổ tùng báo
ĐDTC: Đông Dương tạp chí
LTTV: Lục tỉnh tân văn
TBTV: Trung Bắc tân văn
NPTC: Nam Phong tạp chí
ĐKNT: Đông Kinh Nghĩa Thục

12
NỘI DUNG

Chương 1
Môi trường văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX

1.1. Chính sách văn hó a của Pháp ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
(
1
)
Bước vào những năm đầu thế kỷ XX, có thể nói thực dân Pháp đã hoàn
thành công cuộc xâm lược và chiếm đóng Việt Nam bằng quân sự. Trên thực
tế, nỗ lực vận động yêu nước, cứu vong cứu tồn cho dân tộc của các sĩ phu về
cơ bản đã thất bại. Ở ngoài Bắc, tuy vẫn còn Hoàng Hoa Thám đơn thương
hoạt động chống Pháp dai dẳng đến 1913, nhưng đó chỉ là nỗ lực cuối cùng
của phong trào kháng chiến bằng quân sự. Tình hình chung tương đối ổn định
và thực dân Pháp có thể thiết định bộ máy cai trị dân sự trên toàn Việt Nam
và toàn cõi Đông Dương. Trong đó đáng chú ý là thiết lập một hệ thống giáo
dục Pháp – Việt nhằm đào tạo một tầng lớp thông ngôn, thư lại phục vụ cho
những chủ trương và chính sách bảo hộ.

Từ tháng 10 năm 1902 đến tháng 2 năm 1908, toàn quyền Đông Dương
Paul Beau đã chủ trương “thay thế chính sách thống trị bằng chính sách liên
hợp”. Năm 1917, toàn quyền Albert Sarraut ban bố “Học chính Tổng quy”
(tức luật giáo dục chung) và hủy bỏ giáo dục truyền thống trên cả ba kỳ.
Trong ba cuộc cải cách giáo dục (1906, 1917 và 1926) thì năm 1906, giáo dục
truyền thống chuyển giao theo cách giáo dục mới, trong đó chữ Nho vẫn được
dùng nhưng bổ sung thêm chữ quốc ngữ, chữ Pháp, Toán và một số môn khoa
học. Cuộc cải cách thứ hai mở ra bằng việc bãi bỏ Nho học, tiếng Pháp trở


(
1
)
Để đảm bảo sự tập trung, chúng tôi sẽ khoanh phạm vi tìm hiểu trong quãng thời gian
1910–1920 – thời điểm hoạt động của ĐDTC và tác giả Phan Kế Bính.

13
thành ngôn ngữ chính trong nhà trường Pháp - Việt. Và một dấu mốc cũng hết
sức quan trọng trong khoảng 1906 đến 1917 là việc bãi bỏ thi cử chữ Hán ở
Bắc Kỳ năm 1915, đồng thời việc dạy quốc văn cũng đã phổ thông nhiều
trường học ở thôn quê. Năm 1919 chấm dứt vĩnh viễn cơ chế tuyển dụng quan
lại thông qua khoa cử Hán học. Và cuộc cải cách giáo dục năm 1926 được mở
ra bằng việc tập trung vào các trường sơ học Pháp – Việt: các làng phải mở
trường học, lấy tài chính từ đóng góp của dân, cho học chủ yếu bằng tiếng mẹ
đẻ, tiếng Pháp và Hán tự là những môn không bắt buộc. Mục tiêu duy nhất
của nhà cầm quyền Pháp khi nhấn mạnh việc phổ biến chữ quốc ngữ là để cắt
đứt mọi sự tiếp xúc và liên lạc chặt chẽ giữa người Việt Nam và Trung Hoa
đã có từ ngàn năm trước. Với thực dân, đó là phương tiện tốt nhất để Âu hóa
nho sĩ Việt Nam, từ xưa không biết một nền văn minh nào khác ngoài Trung
Hoa. Nhận xt của Piri, hội viên trường Viễn Đông bác cổ (EFEO) đã xác

nhận mục đích này của chính phủ Pháp:
Sự thật, người Annam mà chúng ta đang bảo hộ, đang cai trị đã được giáo dục
theo khuôn mẫu của Trung-hoa, hơn lúc nào hết giới Nho sĩ đã chịu ảnh hưởng
tích cực của Trung-hoa. Họ chỉ biết, chỉ hiểu qua Trung-hoa, theo Trung-hoa và
theo một cách lâu dài. Đối với giai cấp này, điều cần nhất là phải chuyển hướng
giáo dục. Vấn đề này sẽ giữ mãi như thế, bao lâu tình trạng hiện tại còn ko dài,
bao lâu người Tàu còn nắm giữ vai trò ưu thế ở đây, và bao lâu chưa thay thế
chữ Hán bằng chữ Quốc ngữ cho mọi sự sử dụng thường ngày và tiếng Pháp
được xem như là thượng tầng cơ sở giáo dục [9, tr. 79]
Trong “Báo cáo của toàn quyền Sarraut” ngày 15/9/1917 tại Hà Nội
cũng đã nhấn mạnh đến những ảnh hưởng xấu của văn hóa Trung Hoa đến
công cuộc cai trị và bảo hộ của thực dân:
Mới đây, một trong những cộng tác viên của tôi sau khi viếng thăm các tỉnh ở
bắc Trung-kỳ đã xác nhận rằng các gia đình nho sĩ chỉ có trong tủ sách của họ
các tác phẩm ngoại quốc phổ biến ở đây đều không nói gì đến Pháp hoặc chỉ
giữ những lời phẩm bình bất lợi cho Pháp. Và những tác phẩm của Khang Hữu

14
Vi tiếp tục được mến chuộng nhiều và lưu hành trong thuộc địa, mặc dù có
những sự cấm đoán của chính phủ về việc nhập cảng các loại sách Trung –
hoa… [9, tr. 85]
Giáo dục Hán học bị triệt tiêu, các trường học Pháp – Việt chưa thể tức
thời tạo ra một đội ngũ trí thức mới, và cũng để tranh thủ các nhà cựu học
mang tinh thần ái quốc nên đã hình thành xu thế khuyến khích số này chuyển
sang môi trường hoạt động văn hóa mới. Bên cạnh đó, Pháp đưa ra những
chính sách về báo chí nhằm giới thiệu phổ biến văn hóa phương Tây, và nhằm
tạo nên một sức hút mới, một mối quan tâm mới cho độc giả nói chung và
tầng lớp trí thức đầu thế kỉ XX nói riêng.
Sự xuất hiện của báo chí ko theo một loạt các cơ sở vật chất cần thiết
như: nhà in, nhà xuất bản,… ngày càng đầy đủ, dồi dào. Không chỉ tập trung

ở hai thành phố lớn là Sài Gòn, Hà Nội mà ở cả các thành phố khác như Hải
Phòng, Đà Nẵng, Nam Định, Vinh… cũng có nhà in và nhà xuất bản. Năm
1861 bắt đầu xuất hiện xưởng in Tipô, với bốn công nhân đưa từ Pháp sang.
Nghề in chữ đúc này du nhập vào Việt Nam (tại Sài Gòn), đi theo đạo quân
của tướng Bonard. Ấn phẩm đầu tiên là tờ Công báo của quân đội viễn chinh
Pháp ở Nam Kỳ (Bulletin officiel de Léxpetion de la Cochichine 1861). Năm
1865 xuất hiện một nhà in khác của chính quyền Pháp, in tờ báo đầu tiên bằng
chữ quốc ngữ: GĐB. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Việt Nam đã có một hệ
thống các nhà in phần lớn của tư bản Pháp như: Imprimerie Impriale (Nhà in
Hoàng gia) năm 1867, Imprimerie C. Guillaud et Martinon năm 1883,
Imprimrie Mission năm 1884, Imprimerie Ry et Curiol năm 1886 đều ở Sài
Gòn… Nhà in Viễn Đông (IDEO) năm 1905 là nhà in sớm nhất của Hà Nội,
rồi đến nhà in Nordemann (1905), nhà in Đông Kinh (1907)…
Bên cạnh hệ thống nhà in là nhà xuất bản, tiêu biểu như: Chân Phương,
Nam Ký… đã có công không nhỏ trong việc xây dựng nền báo chí và văn học

15
mới của Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Báo chí, nhà in, nhà xuất bản
lần lượt ra đời đã thúc đẩy phong trào viết văn, bắt đầu là văn báo chí và đem
lại sự kích thích bước đầu cho cả hai phía: người viết và người đọc. Ở các
nước trên thế giới, báo chí vốn chỉ là phương tiện thông tin. Trong Văn minh
tân học sách cũng đã nói về điều này rất rõ:
Các nước đặt ra báo chí có những danh mục như nhật báo, tuần báo, nguyệt san
và bán nguyệt san. Thể tài thì chia ra chính trị, tin tức, thời sự, quảng cáo…
Phàm việc trong việc ngoài, sáng chế mới, tình hình thương mại, cho đến pháp
luật, mà y học, nông, thợ thuyền, thương gia, chẳng giới nào là không có báo.
Pháp có hơn 1.230 báo quán, Đức có hơn 2.350 báo quán, Mỹ có hơn 14.150
báo quán, Nhật-bản không quận nào là không có báo quán. Trung Quốc gần đây
cũng mở báo rất nhiều. Dân trí sở dĩ được mở mang là chính nhờ đó [11, tr. 80]
Như vậy, có thể nhận thấy tầm quan trọng của báo chí trong việc truyền

tải thông tin như thế nào. Nhưng đối với Việt Nam, báo chí lại có một vai trò
quan trọng trong việc hình thành dòng văn chương mới. Thiếu Sơn trong Phê
bình và Cảo luận đã nói: “Trong những nước văn minh, văn học ra đời trước
báo chí, nhưng ở Việt Nam, chính báo chí đã tạo nên nền văn học hiện đại”.
Trong hồi ký của Nguyễn Công Hoan khi thuật lại bầu không khí văn chương
thời ông mới bước vào công việc viết văn cũng nhấn mạnh điều này: “Trước
kia, người viết văn ra làm báo, và trong khi làm báo, vẫn viết văn. Báo nào
cũng có đăng văn chương, nên văn chương ra đời bằng con đường của báo
chí. Chưa có báo chí thuần túy về văn chương, cũng chưa có nhà xuất bản in
những sách văn học” [17, tr. 54], rồi: “thời đó, người ta lẫn lộn nhà báo với
nhà văn, cũng như nhà văn với nhà báo” [17, tr. 54]. Nhà văn của thời kỳ này
đối diện với trang báo đồng thời với trang giấy viết văn. Vẫn là Nguyễn Công
Hoan viết: “Báo ra đời nhiều dần là miếng đất tốt cho việc gieo hạt văn
chương” [17, tr. 91]. Huỳnh Văn Tòng trong Lịch sử báo chí Việt Nam cũng

16
đã nhận xt: “Ta thấy rằng văn học Việt Nam hiện đại thoát thai từ báo chí,
khác với trường hợp ở các nước Tây phương là văn học đẻ ra báo chí” [11, tr.
238]. Huỳnh Văn Tòng cũng nêu một nhận xt then chốt về vai trò báo chí
trong nền văn học đầu thế kỷ XX: “Khi nghiên cứu văn học hiện đại, chúng ta
hẳn chú ý rằng đa số các tác phẩm văn học đều đăng trước nhứt trên mặt báo,
sau đó mới in thành sách. Bởi vậy, theo thiển ý chúng tôi, muốn nghiên cứu
văn học hiện đại, ta nên xem qua lịch sử báo chí. Các nhà văn nổi tiếng lúc
bấy giờ thường dùng báo chí để đăng tải lần hồi các tác phẩm văn học do họ
sáng tác” [11, tr. 238-239]. Phạm Quỳnh trong bài “La Presse annamite” [Báo
chí Annam] trên Nam phong số 107, tháng Bảy năm 1926 cũng viết: “Văn
học hiện đại của chúng ta chỉ xuất hiện từ sau khi có báo chí ra đời. Những
tác giả đầu tiên của những tác phẩm được viết bằng chữ quốc ngữ đều được
đào tạo trong môi trường báo chí” [11, tr. 69]. Những tác phẩm của Trương
Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của được đăng trên GĐB đã ảnh hưởng rất nhiều đến

nền văn học Việt Nam trong giai đoạn đầu. Những nhà báo, nhà văn đầu tiên
đã góp phần đắc lực vào việc phát huy nền văn học Việt Nam và chính lịch sử
văn học Việt Nam đã đi đôi với lịch sử báo chí. Thời kì sau này, hai tờ báo
quan trọng nhất đã góp phần vào việc xây dựng nền văn học Việt Nam là:
ĐDTC và NPTC. Nguyễn Sỹ Tế đã gọi ĐDTC là “cơ quan văn học đầu tiên
bằng chữ quốc ngữ” [21, tr. 57], dù ĐDTC hay NPTC đều không thể coi là
thuần túy văn chương được, nhưng rất nhiều chuyên mục trên báo đã xoay
quanh vấn đề này: “viết bài khảo cứu và bình luận về văn học, phiên âm và
dịch nghĩa các sách cũ, sưu tập các thơ văn cổ, in các sách quan trọng…” [21,
tr. 189].
Một điều rất mới mẻ mà báo chí đưa lại cho công chúng và đời sống văn
học đầu thế kỷ XX đó là dịch thuật. Có thể nói trước đây, trong một nền văn

17
hóa sử dụng chữ Hán vay mượn làm văn tự chính thức và chưa có các quan hệ
với những nền văn hóa khác, dịch thuật chưa bao giờ là một hoạt động thực
sự. Chủ trương dùng chữ quốc ngữ thay cho chữ Hán của chính quyền thực
dân đầu thế kỷ XX thành nguyên nhân chính thúc đẩy dịch thuật phát triển.
Sự thay đổi văn tự đã cho php phổ biến trong dân chúng nền văn học mới,
nền văn học chữ quốc ngữ cùng với những tư tưởng, những học thuyết Tây
phương thông qua con đường dịch thuật. Những bài dịch từ thơ văn của Pháp
và Trung Hoa sang quốc ngữ lần lượt được đăng trên những mục nói về văn
chương trên các số báo vào những ngày cố định trong tuần. Chưa bao giờ dịch
thuật bao gồm dịch từ Pháp sang Việt và từ văn chương truyền thống sang
chữ quốc ngữ lại phát triển rầm rộ như thời kì này. Công lao dịch thuật của
các tác giả hồi đầu thế kỷ XX như Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Kế Bính, Nguyễn
Đỗ Mục… đã được Vũ Ngọc Phan xác nhận khi nhận xt về ĐDTC: “Người
ta có thể lấy ra từ trong ĐDTC tất cả những điều rất tốt của nền văn minh
Trung-hoa cũng như những tư tưởng Tây phương hiện đại, nói khác đi, ĐDTC
có thể cung cấp cho người Việt-nam những gì mà họ cần cho nền văn hóa mới

của họ” [11, tr. 120]. Những tư tưởng về Tây phương, hay những điều tốt của
nền văn minh Trung Hoa được mang lại là nhờ vào công việc dịch thuật trên
báo chí. Vì thế vai trò của báo chí cùng với văn tự mới là chữ quốc ngữ đã
góp phần quan trọng rất lớn trong việc thay đổi môi trường văn hóa xã hội
đầu thế kỉ XX.
Những yếu tố vừa trình bày ở trên không chỉ cho chúng ta cái nhìn chung
về bối cảnh văn hóa đầu thế kỷ XX mà còn cho php hình dung về báo chí
cùng với vai trò của nó trong việc nhen nhóm lên một nền văn chương mới.
1.2. Báo chí Việt Nam trước ĐDTC

18
Báo chí du nhập vào Việt Nam cùng với quá trình chinh phục và thực
dân hóa Đông Dương của người Pháp. Xuất phát từ nhu cầu sinh hoạt văn hóa
của họ ở thuộc địa và nhu cầu thực tiễn cần có cơ quan ngôn luận làm cầu nối
giữa người đi chinh phục và người bị chinh phục, chính quyền thực dân đã
xuất bản báo chí ở Việt Nam ngay sau những ngày đặt chân lên vùng đất này.
Tiếp đó trong văn thư đề ngày 9-5-1865 của viên Thống đốc chỉ huy trưởng
Nam Kỳ là G. Roze gửi cho Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp đã nêu rõ dụng ý
của chính phủ Pháp trong việc thành lập tờ báo đầu tiên bằng chữ quốc ngữ ở
Việt Nam:
Tờ báo này (tức GĐB) nhằm phổ biến trong giới dân bản xứ tất cả những tin tức
đáng cho họ lưu ý và cho họ có một kiến thức về những vấn đề mới có liên
quan đến văn hóa và những tiến bộ về ngành canh nông. Những viên thanh tra
đặc trách về những công việc của người dân bản xứ đã cho tôi biết rằng tờ GĐB
đã được dân chúng ủng hộ một cách nhiệt liệt và ở nhiều địa phương những em
b biết đọc chữ quốc ngữ đã đọc báo cho cha mẹ chúng nghe. Như vậy tờ báo
này xuất bản mỗi tháng một lần sẽ là một sự hữu ích không thể chối cãi được và
nó sẽ góp phần vào việc thay thế chữ của chúng ta và chữ Hán, một thứ chữ mà
chỉ có một thiểu số quan lại hiểu biết mà thôi. [11, tr. 55]
Đầu tiên người Pháp cho phát hành hai loại báo: báo chí bằng tiếng Pháp

và báo chí bằng chữ Hán. Loại thứ nhất dành cho những độc giả người Pháp
và những người Việt biết tiếng Pháp; và loại thứ hai nhằm vào những quan lại
bản xứ, nhà nho Tờ báo tiếng Pháp đầu tiên là tờ Le Bullelin Officiel de
l’expedition de la Co-chinchine (Công báo của đội quân viễn chinh Nam Kỳ)
do đô đốc Bonard làm chủ nhiệm ra đời ngày 29-9-1861 ở Nam Kỳ. Đối
tượng phục vụ của những tờ công báo đầu tiên này là người Pháp ở thuộc địa
cùng một bộ phận nhỏ nhân viên bản xứ làm việc trong bộ máy cai trị và
những cơ sở dân sự. Nội dung của các tờ công báo này đăng những nghị định,
công văn đạo luật, các chỉ thị, các bài diễn văn phát ra từ Soái phủ Nam Kỳ.

19
Đồng thời để hướng ảnh hưởng vào đội ngũ quan lại người Việt nên cùng với
báo tiếng Pháp, thực dân cũng đã cho xuất bản báo chữ Hán. Những tờ như
Nam Kỳ viễn chinh công báo hay Xã thôn công báo (xuất bản ở Nam Kỳ) đều
bằng chữ Hán. Đến năm 1893, báo chữ Hán có mặt ở Bắc Kỳ: tờ Đại Nam
đồng văn nhật báo hướng đến đối tượng chính là nhà nho và “chỉ phát hành
trong quan giới”. Báo in bằng hai thứ chữ Hán và quốc ngữ xuất hiện với tờ
Đại Việt tân báo và ĐCTB (1907) là một bước tiến về mặt ngôn ngữ để thông
tin xâm nhập sâu rộng hơn trong giới quan lại người bản xứ.
Bên cạnh đó, nằm trong chiến lược văn hóa nô dịch của thực dân nhằm
đẩy lùi ảnh hưởng của Hán học, báo chí quốc ngữ cũng sớm được triển khai.
Tờ báo tiếng Việt đầu tiên là GĐB, ra mắt ở Sài Gòn ngày 15-4-1865 do chủ
bút đầu tiên là người Pháp, sau đó là sự xuất hiện của một loạt các tờ báo khác
như: Thông loại khóa trình, NCMĐ, LTTV… Điều đó thể hiện qua việc báo
chí tiếng Việt không ngừng tăng lên với sự phong phú và đầy đủ về mặt
chủng loại với tất cả những hình thức thể tài của báo chí như: nhật báo, tuần
báo, bán nguyệt san… Để hiểu thêm nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự ra đời
của báo chí quốc ngữ đầu thế kỷ XX nói chung và ĐDTC nói riêng, có thể căn
cứ vào nhận định của nhà cầm quyền Pháp Sestier về mối nguy hiểm do sách
báo Trung Hoa gây ra và đề nghị biện pháp đối phó trong một tờ trình năm

1912 như sau: “Thay thế cho những tin tức xâm nhập vào xứ này bằng con
đường báo chí Trung-hoa, chúng tôi nghĩ rằng tốt nhất là nên có ngay ở xứ
nầy một tờ báo An-nam mà trong đó, mỗi một sự kiện lý thú sẽ được trình bầy
thực thà rõ ràng, kèm theo một sự giải thích cụ thể trong mức độ cần thiết và
những lời bình luận hợp pháp” [20, tr. 136]. Sestier còn định rõ quyền hạn của
những người cầm bút dịch thuật cộng tác với tờ báo là chỉ được “nghĩ và viết
trong phạm vi tôn trọng chính phủ bảo hộ” [20, tr. 137].

20
Ngoài việc đặt cho báo chí nhiệm vụ làm tấm lá chắn để chống đỡ những
ảnh hưởng của phong trào giải phóng dân tộc từ bên ngoài dội vào, thực dân
còn đặt ra nhiệm vụ dùng báo chí để hướng dẫn dư luận bản xứ. Báo cáo của
thống sứ Bắc kỳ Simoni ngày 12–3–1912 cho thấy rõ:
… Tôi cho rằng thật là một việc tốn công vô ích và là một đường lối chính trị
tồi ở xứ này khi muốn dập tắt tư tưởng và tình cảm của dân chúng An Nam đã
thể hiện rõ rệt trong sự bàn luận về các vấn đề chính trị.
Việc thành lập một tờ báo bằng tiếng An Nam không cần tính chất công báo
hay nửa công báo, trình bày cho người đọc xứ này, dưới những hạn chế cần
thiết những quyền lợi về tự do và độc lập để đáp ứng tình thế hiện nay một cách
chắc chắn là một nhu cầu thực tế của dân chúng bản xứ… Hơn nữa chúng ta sẽ
lợi hoàn toàn ở chỗ tờ báo bằng tiếng bản xứ đó mà họ sẽ chỉ dẫn cho họ một
cách chính xác để khiến họ sẵn sàng chống lại sự tuyên truyền có dụng ý bất cứ
từ đâu tới…
Có thể coi những tờ trình như của Sestier là căn cứ để Simoni cho phép
xuất bản tờ ĐDTC vào năm 1913.
1.3. Sự ra đời và hoạt động của ĐDTC
1.3.1. Sự ra đời và tôn chỉ của ĐDTC
ĐDTC ra đời ngày 15-5-1913 tại Hà Nội. Người sáng lập và chủ nhiệm
tờ báo này là nhà tư bản Pháp Schneider, người đã xuất bản tờ LTTV ở Nam
Kỳ từ năm 1907, mà Phạm Quỳnh gọi là “cha Schneider”, ông tổ của báo chí

ở Việt Nam. Schneider sang Việt Nam từ lâu, là người thân cận với các Toàn
quyền từ thời Lanessan, có óc kinh doanh, lập được nhiều nhà in, cơ sở ấn
loát báo chí tiếng Pháp và tiếng Việt. Ông kho giao thiệp với các nhân vật
lãnh đạo trong giới cầm quyền thực dân nên hầu như được độc quyền trợ cấp
hoặc giúp đỡ chuyển báo, mua báo qua những hợp đồng ký với nhà cầm
quyền thực dân trong đó ông cam kết thực hiện những đường lối của thực dân
Pháp. Schneider trở thành một nhân vật có thế lực, ảnh hưởng nhất đối với

21
giới báo chí lúc đó và thực sự trở thành “cai thầu trên lĩnh vực văn hó a , trước
hết là báo chí” [20, tr. 137]. Sau khi thành lập nhiều tờ báo bằng tiếng Pháp,
tiếng Việt ở Nam Kỳ, Schneider ra Bắc và được chính phủ bảo hộ đồng ý cho
xuất bản tờ ĐDTC với sự cộng tác của Nguyễn Văn Vĩnh xuất thân từ trường
Thông Ngôn làm chủ bút. ĐDTC được coi là một “chi nhánh” của tờ LTTV ở
Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Ở đầu trang nhất dưới tên báo ĐDTC ghi rõ dòng chữ
Pháp: “Edition spciale du Lục tỉnh tân văn pour le Tonkin et l’Annam” (Ấn
bản đặc biệt của LTTV cho Bắc Kỳ và Trung Kỳ).
Trên thực tế, chủ trương này của chính quyền thực dân “gặp gỡ ” và tiếp
tục một trong những đường hướng của phong trào Duy tân do các chí sĩ yêu
nước dấy lên những năm đầu thế kỷ XX. Trong Văn minh tân học sách -
Cương lĩnh hành động của ĐKNT - đã dành một phần quan trọng nói về vấn
đề báo chí. Theo các nhà Duy tân, báo chí có một vai trò quan trọng trong
việc nâng cao dân trí đối với đại chúng. Một mặt báo chí phải góp phần “phá
tan được cái giới câu nệ, tối tăm”, mặt khác phải góp phần truyền bá những tri
thức mới về khoa học, công nghệ, chính trị, xã hội để “loại trừ những kẻ cố
chấp mù quáng, để gieo vào đầu óc dân ta tinh thần khoa học và óc tiến thủ”
Việc cổ vũ, khuyến khích cho việc xuất bản và phát triển báo chí ở Việt Nam
được biện luận và dẫn dụ rất cụ thể:
Thiết tưởng ở kinh đô ta cũng nên đặt một tòa báo, lựa lấy một vị đại thần làm
chủ, lựa một số nhân sĩ sung vào nửa viết bằng chữ nước ta (tức chữ quốc ngữ),

nửa viết bằng chữ Hán. Bao nhiêu phép tốt, ý hay, nghề lạ, ngón kho của Âu
Mỹ, cùng là những việc xưa nay ở nước ta, hoặc những lời và việc tìm được
trong sách và đáng nêu làm kiểu mẫu, hoặc những bài thiết thực về thời sự góp
nhặt được trong sách luận bài thi, hoặc có người đặc biệt trong đám nhân tài,
hoặc có kỹ thuật mới có lợi cho nước ngoài và do giới công nghệ mới tìm ra; thì
đều đăng hết lên báo để đồng nhân cùng biết. Giá báo thì tính rẻ, và cứ theo
ngày đã định gửi cho các quan lại lớn, nhỏ trong ngoài; và các thôn các xã mỗi

22
nơi một tờ. Trong dân gian nếu có ai bỏ tiền ra mua riêng thì có thưởng. Những
kẻ thừa hành phát báo nếu để chậm không đúng ngày, đúng kỳ, đúng lệ thì có
phạt. Cái lợi thu được đã đủ để chi tiêu về việc nhà báo, mà nhờ báo chương rồi
sẽ phá tan được cái giới câu nệ, tối tăm. [11, tr. 81]
Chủ trương này đã khiến chính quyền thực dân phải lo lắng. Pháp muốn
giữ độc quyền giáo dục quần chúng, để đào tạo những trí thức tương lai của
Việt Nam theo chiều hướng có lợi cho chính sách thuộc địa của họ. Việc này
đã được xác nhận qua lời của Beau, toàn quyền Đông Dương:
Một phong trào cổ xúy cho nền văn học mới, Trung học và Đại học vừa được
thiết lập giữa những người Annam…
Sự thành lập do sáng kiến riêng này đã phát hiện trong một vài lãnh vực, sự lo
ngại hiện tại của thành phần sáng suốt trong dân chúng, mà sự tin tưởng vào
công trình giáo dục của chúng ta đã hơi bị lung lay bởi những sự đồn đãi không
đứng đắn cho rằng chúng ta muốn giới hạn sự giáo dục ấy cho dân bản xứ và
thống trị trên sự ngu dốt của họ. Mặt khác, không phải là không nguy hiểm nếu
để cho họ thành lập, ngoài sự hướng dẫn tinh thần và sư phạm, một nền giáo
dục bản xứ, tự do, và giành riêng cho thành phần thượng lưu này mà chúng ta
phải cố gắng gây ảnh hưởng càng mạnh càng tốt… [11, tr. 81]
Mục tiêu của các sĩ phu yêu nước là khuyến khích những người đồng chí
hướng xây dựng báo chí, chọn chủ bút trong giới trí thức, đăng những bài thời
sự đòi hỏi những sáng kiến mới và làm giảm giá báo tới mức để cho báo chí

có thể vào tận các làng xã. Và quan trọng hơn, công cuộc Duy tân này hướng
đến mục tiêu “cứu vong cứu tồn”. Đấy là lý do ĐKNT bị đóng cửa vào đầu
năm 1908. Khoảng thời gian sau đó là một quãng trống lớn trong đời sống
chính trị, văn hóa của Việt Nam, nhất là Bắc Kỳ. Để công cuộc bình định
thuộc địa phát triển, người Pháp lập tức tìm mọi cách lấp đầy khoảng “chân
không” này. Và một trong những hoạt động thiết thực là thúc đẩy báo chí giáo
dục phát triển. Vì thế, có thể thấy việc xuất hiện ĐDTC là một tình thế khá
tinh tế: tờ báo hiển nhiên nằm trong chương trình thuộc địa hóa của Pháp

23
song ở đó lại có mạch ngầm tiếp nối của phong trào yêu nước. Việc đề cao,
chú trọng tuyên truyền và học chữ quốc ngữ của ĐKNT đã được tiếp nối
trong ĐDTC; bản thân ông chủ bút cùng với đội ngũ biên tập viên cũng bước
ra từ phong trào này sau khi bị Pháp đàn áp, giải tán
(
2
)
.
ĐDTC là báo tuần, ra mỗi kỳ 16 trang. Chủ bút là Nguyễn Văn Vĩnh.
Đội ngũ biên tập bao gồm: Phạm Duy Tốn, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục,
Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Tố, Trần Trọng Kim, Tản Đà…
Như hầu hết mọi tờ báo, số ra đầu tiên của ĐDTC (15-5-1913) đã cho
biết tôn chỉ mục đích:
Tôi định trở về Saigon đã chừng 15 bữa nay, đã từ giã các bạn quen ở Hà Nội,
định về để cất nóc cái việc tổ-chức đã lâu, là việc in một tờ riêng ở Bắc-kỳ,
Trung-kỳ của báo “Lục tỉnh Tân Văn”. Tờ tiếng ấy đặt tên là ĐDTC, nguyên
mc đch là đem các thuật hay nghề mới Thái-tây mà dạy phổ thông cho
người An-nam. Quan Toàn-quyền, vốn chỉ muốn dùng hết chước mà cho dân
An-nam được học, cho nên tôi đệ chương-trình lên thì ngài duyệt ngay”.
Vẫn trong số 1, bài Giải ưu, chủ bút của báo ĐDTC tiếp tục nói rõ:

Bổn quán in ra sau đây các thơ, giây thp, và các lời viếng mà quan Toàn-quyền
và quan Thống-sứ đã tiếp được. Xem như lòng các quan an-nam phần nhiều
cũng tỏ trung nghĩa với nhà nước như vậy thì quốc gia cũng giải được cơn sầu ít
nhiều.


(
2
)
Cũng trong thời gian này xảy ra một loạt những biến cố về chính trị, vũ trang như: vụ “đầu độc”
ở Hà Nội và vụ “xin xâu” ở Trung Kỳ năm 1908. Cao trào là hoạt động vũ trang của Việt Nam
quang phục hội ở Bắc Kỳ năm 1913. Ngày 12-4-1913, nghĩa sĩ Phạm Văn Tráng giết Tuần phủ
Thái Bình là Nguyễn Duy Hàn ngay ở bến phà Tân Đệ. Ngày 26-4-1913, ngay tại nhà hàng Hà Nội
– Hotel, nghĩa sĩ Nguyễn Văn Túy dũng cảm nm bom giết chết hai “quan tư” Pháp và làm bị
thương 11 tên sĩ quan Pháp khác, thực sự chấn động dư luận. Trước tình hình đó, để trấn an dư
luận, thực dân Pháp vội vã cho xuất bản gấp tờ báo này như một cách xoa dịu dân chúng và thu hút
tinh lực của giới tinh hoa.


24
Bổn quán kính tạ hai liệt quí đại-thần vô cùng, vì đã cho php bổn-quán dịch và
in ra đây cả những nhời ấy, cho các duyệt-báo chư quân tử coi, mà hưởng cái
cuộc êm ái của hai dân, vì có sự nguy chung thành tương thân tương ái.
Trong bài Cẩn cáo, số 1 còn cụ thể hóa tôn chỉ, mục đích của tờ báo qua
cách bố trí những chuyên mục của ĐDTC:
Nay hãy nói đại-cương để các ngài biết.
Mỗi kỳ sẽ có một bài tổng thuật các việc trong tuần-lễ, một bài đại luận
về thời-sự; các điện-báo hoàn-cầu, các điều nên biết về việc buôn-bán.
Mục chủ-nghĩa thì cốt in những bài phổ thông các thuật hay, nghề mới,
mà chuyên nhất vào việc nông là việc cốt của dân an-nam, bàn luận về các

công-nghệ thường……….
Đến bài Chữ nghĩa (số 2, 22-5-1913), Nguyễn Văn Vĩnh đã nêu lại
những mục tiêu của tờ báo: Phổ biến văn hoá Tây phương, cổ động học chữ
quốc ngữ, giới thiệu kiến thức thực nghiệp như canh nông, công nghệ, tuyên
truyền cho chính phủ bảo hộ. Nghĩa là, cùng có những mục tiêu như của
ĐKNT, trừ việc tuyên truyền cho chính phủ bảo hộ.
Song song với việc nêu bật mục đích, tôn chỉ hoạt động của mình, ĐDTC
còn thường xuyên in trên mặt báo những “Cẩn cáo” của chính quyền Pháp khi
đề ra chính sách bắt buộc tất cả các trường làng và trường tổng ở Bắc Kỳ phải
mua đọc ĐDTC. Trong số ra ngày 4-1-1914 có “cẩn cáo” như sau: “Thống sứ
Bắc Kỳ ra thông tư cho các tỉnh: mỗi trường tổng sư và hương sư phải mua tờ
ĐDTC để dùng làm sách chỉ nam trong trường học”. Để thâm nhập các trường
học được dễ dàng hơn, ĐDTC mở mục Sư phạm học khoa, là mục dành riêng
cho các thầy dùng làm tài liệu dạy học. Mục này về sau càng mở rộng. Năm
1916, Nguyễn Văn Vĩnh cùng với một số biên tập viên của báo lập ra một phụ
trương của ĐDTC là “Nam học niên khóa”. Sau “Nam học niên khóa” cùng
với ĐDTC đổi thành Học báo vẫn do Nguyễn Văn Vĩnh đứng chủ nhiệm và
trông coi.

25
Là tờ báo quan trọng bậc nhất trong việc tuyên truyền cho văn minh
phương Tây, văn minh Pháp tại thời điểm đó ở Bắc và Trung Kỳ, ĐDTC
không chỉ thường xuyên có chuyên mục dạy, phổ biến chữ quốc ngữ mà còn
đẩy mạnh việc dịch (diễn Nôm) các văn phẩm nổi tiếng chủ yếu của văn học
Pháp, đăng tải các diễn văn, tin tức quan trọng của Phủ Toàn quyền (song ngữ
Pháp, Việt), đến quảng cáo, rao vặt…
Tóm lại, tôn chỉ và mục đích của ĐDTC ban đầu đi theo đường hướng
bài cựu nghinh tân, chú trọng vào những “thuật hay nghề mới” của Thái-tây
nhưng từ năm 1915 trở đi, tờ báo đã có sự chuyển dịch lớn lao về mặt nội
dung khi nghiêng về đường lối văn chương, giáo dục. Lúc này văn chương

được chú trọng với những thiên biên khảo của Phan Kế Bính, những chuyện
Tầu của Nguyễn Đỗ Mục, những trang dịch tiểu thuyết Pháp của Nguyễn Văn
Vĩnh…
1.3.2. Hệ thống chuyên mục của ĐDTC
Tôn chỉ và mục đích của ĐDTC đã được thể hiện một cách rõ nt qua hệ
thống chuyên mục trên mặt báo. Tính đến tháng 7 năm 1919, khi đổi tên
thành Học báo, ĐDTC đã có một thay đổi quan trọng về hình thức và nội
dung. Thời điểm đó là tháng 1 năm 1915. Từ lúc ra đời vào ngày 15 tháng 5
năm 1913 đến năm 1914, ĐDTC là tờ tuần báo, chỉ dày 16 trang, tuy có lúc
thêm bớt một số chuyên mục nhưng hầu như có các chuyên mục chính, ổn
định như sau:
1. Cẩn cáo
2. Thời sự tổng thuật
3. Điện báo
4. Quan báo lược lục
5. Đông Dương thời sự
6. Nhời đàn bà

26
7. Tự do diễn đàng
8. Triết học yếu lược
9. Việc buôn bán
10. Luân lý học
11. Dưỡng anh nhi pháp
12. Người đau nên biết
13. Văn chương
14. Nam văn hợp thái
15. Gõ đầu trẻ
Bên cạnh các chuyên mục cố định trong suốt thời gian hơn 1 năm đó,
trong từng số báo thời kỳ đầu (năm 1913: từ số 1 đến số 34, năm 1914: từ số

35 đến số 52) đôi khi có những chuyên mục mở thêm ra trong một vài số báo
nhất định để phục vụ cho một mục đích chính trị, xã hội hoặc tình hình thời
sự nào đó. Ngay trong số 1, ra ngày 15-5-1913 có mục “Việc trái phá” để
thông tin về việc nm bom xảy ra ngày 26-4-1913 tại “khách sạn Hà Nội” (ở
Hà Nội) và Thái Bình. Hay trong số 17, ra ngày 28-8-1913 có mục “Nước lụt”
để thông báo về tình hình các tỉnh Bắc Kỳ đang rơi vào tình trạng nước lụt
nghiêm trọng. Đôi khi là những vấn đề đưa ra sát hợp với tình hình thời sự lúc
bấy giờ và liên quan đến vấn đề sống còn của người dân An-nam là đê điều.
Trong một loạt các số báo: số 20 (ra ngày 25-9-1913) đến số báo 33 (25-12-
1913) liên tục xuất hiện mục “Luận về đê” bàn về cách thức ứng phó với vấn
đề giữ đê, phòng đê, trị đê.
Bắt đầu từ số 4 (năm 1915), ĐDTC mở thêm mục mới Một lối văn Nôm,
đăng các bài văn của Tản Đà. Về sau, mục này đổi tên là Tản Đà văn tập
(
3
)
.


(
3
)
Tuy nhiên hiện nay trong thư viện quốc gia không lưu trữ được các số báo của năm
1915, vì thế chúng tôi không thể khảo sát kỹ lưỡng hơn các chuyên mục trong năm này.

×