Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy nhìn từ góc độ văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 114 trang )



1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ HẢI HÀ





TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam











Hà Nội – 2013




2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ HẢI HÀ




TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA





Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam

Mã số: 60 22 01 21



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Đức






Hà Nội – 2013



3
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy
cô giáo Khoa Văn Học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học
Quốc gia Hà Nội, các thầy cô công tác tại Viện Văn học Việt Nam, gia đình, bạn bè
và đồng nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS
Hà Văn Đức – người đã hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để em hoàn thành tốt
luận văn này.
Do còn hạn chế về mặt trình độ nên luận văn chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót,
em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý từ phía thầy cô, đồng nghiệp và các bạn.

Hà Nội, tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hải Hà



4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Mục đích, ý nghĩa đóng góp của luận văn 7
6. Cấu trúc luận văn 7
CHƢƠNG 1: TIẾP CẬN VĂN HỌC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TÁC CỦA ĐỖ BÍCH THÚY 8
1.1 Tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa 8
1.1.1 Khái niệm văn hóa 8
1.1.2 Tiếp cận văn học từ hệ thống văn hóa 10
1.2 Hành trình sáng tác của Đỗ Bích Thúy 13
1.2.1 Những chuyển biến trong văn xuôi về đề tài dân tộc và miền núi từ sau
năm 1986 13
1.2.2 Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy trong dòng chảy của văn xuôi về đề tài dân tộc và
miền núi đương đại 23
CHƢƠNG 2: TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY VÀ SỰ KẾT TINH CÁC GIÁ
TRỊ VĂN HÓA TRONG THIÊN NHIÊN - CON NGƢỜI 27
2.1 Không gian văn hóa miền núi phía Bắc trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy 27
2.1.1 Thiên nhiên 27
2.1.2 Các lễ hội, phong tục tập quán 41
2.2 Con người trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy – những chủ thể văn hóa 49

2.2.1 Con người với con người 49
2.2.2 Con người với vật chất 59
2.2.3 Con người với quá khứ 64



5
CHƢƠNG 3: CÁC BIỂU TƢỢNG VĂN HÓA VÀ NGÔN NGỮ VĂN CHƢƠNG
ĐỖ BÍCH THÚY 70
3.1 Các biểu tượng văn hóa 70
3.1.1 Khái niệm về biểu tượng văn hóa 70
3.1.2 Biểu tượng lửa/bếp lửa 73
3.1.3 Tiếng sáo, tiếng khèn, tiếng đàn môi 79
3.1.4 Cái ngưỡng cửa cao 83
3.2 Ngôn ngữ trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy 86
3.2.1 Ngôn ngữ phản ánh tư duy của người miền núi 87
3.2.2 Ngôn ngữ giàu hình ảnh và mang tính biểu cảm 95
3.2.3 Ngôn ngữ mang tính đa thanh 100
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107




1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ năm 1975 đến nay, đất nước bước sang một giai đoạn mới. Văn học cũng
chuyển mình để khám phá những phương thức thể hiện mới cùng những đề tài mới
phản ánh đời sống xã hội đa dạng trước yêu cầu mới của thời đại. Văn xuôi đã có

những khởi sắc và những tín hiệu mới; truyện ngắn, tạp văn, tản văn đang ngày
càng được chú ý và là những thể loại phát triển mạnh của văn học đương đại.
Là một thể loại tự sự, truyện ngắn với hình thức ngắn gọn, cơ động mà vẫn sâu
sắc và giàu tính thời sự rất phù hợp cho việc đáp ứng nhu cầu của độc giả trong thời
đại công nghiệp. “Nội dung của truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của
đời sống: đời sống thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn
được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ” [11;314]. Với đặc
thù nhỏ gọn, truyện ngắn ngay từ khi ra đời đã trở thành một thể loại gần gũi với
đời sống hàng ngày. Vì thế, gần như ít nhiều, nhà văn nào cũng thử sức mình qua
thể loại truyện ngắn. Trong truyện ngắn Việt Nam, truyện ngắn của các nhà văn nữ
là một bộ phận rất đáng chú ý. Trong giai đoạn văn học đương đại, các nhà văn nữ
đã tiếp nhận cái mới một cách nhanh nhạy, táo bạo trong cách viết và làm nên tên
tuổi của mình không kém những cây bút nam như Lê Minh Khuê, Dạ Ngân, Quế
Hương, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng
Anh, Thuận, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư… Họ đã đem lại một luồng sinh khí
mới cho văn xuôi giai đoạn này. Mỗi người một phong cách, một hướng tiếp cận
hiện thực song các cây bút nữ đều có điểm chung là nhìn nhận và khám phá cuộc
sống bằng chính sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim phụ nữ. Có thể nói, trong văn học
Việt Nam chưa có giai đoạn nào “tính nữ” lại phát triển mạnh mẽ, phong phú và đặc
sắc như giai đoạn này. Trong lớp nhà văn nữ trẻ đó, Đỗ Bích Thúy là cây viết được
độc giả biết đến nhiều nhất với những truyện ngắn đặc sắc viết về đề tài miền núi.
Đỗ Bích Thúy là một nhà văn trẻ về tuổi đời khi mới ngoài 30 tuổi nhưng
không còn quá trẻ về tuổi nghề và những kinh nghiệm cuộc sống để viết nên những
trang văn tinh tế, sâu sắc về con người và cuộc sống. Nhà văn sinh ra và lớn lên trên


2
mảnh đất Hà Giang địa đầu của Tổ quốc, vì thế không có điều gì lạ khi chị viết
nhiều về đề tài miền núi, về cuộc sống con người, thiên nhiên và phong tục nơi đây.
Chị là một trong số những nhà văn trẻ rất thành công với đề tài này. Truyện ngắn

của chị về đề tài miền núi thậm chí đã được chuyển thể thành phim và đoạt nhiều
giải thưởng.
“Người đàn bà viết văn bước ra từ dòng Nho Quế” không chỉ thành công với
thể loại truyện ngắn mà còn tham gia sáng tác nhiều thể loại khác nữa như truyện
vừa Người đàn bà miền núi (2007), tản văn Trên căn gác áp mái (2011), tiểu thuyết
Bóng của cây sồi (2005)… Ngoài ra, chị còn viết kịch bản cho sân khấu kịch nói
như: Cô gái xinh đẹp, Quá khứ đòi nợ, Diễm 500 đô… Gần đây nhất, nhà văn đã
cho ra mắt bạn đọc tập truyện ngắn Đàn bà đẹp và tập tản văn Đến độ hoa vàng
(tháng 6/2013). Cùng với đó, Đỗ Bích Thúy đã mang đến cho độc giả những trải
nghiệm mới lạ với tiểu thuyết lịch sử Cánh chim kiêu hãnh (tháng 10/2013).
Tuy sáng tác của Đỗ Bích Thúy khá phong phú về mặt thể loại nhưng tạo được
ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả lại chính là ở thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn
của Đỗ Bích Thúy viết nhiều về đề tài miền núi cùng với văn hóa của đồng bào dân
tộc. Trong đó, phần lớn các tác phẩm đều tồn tại một địa danh quen thuộc, mảnh đất
Hà Giang, nơi chị sinh ra và lớn lên với những kỷ niệm vui, buồn của một chặng
đường đời đã đi qua. Vì thế, Đỗ Bích Thúy viết bằng những cảm xúc chân thật nhất,
mỗi trang văn như một phần máu thịt cùng những miền ký ức xa thẳm, dung dị,
mộc mạc mà không thiếu phần gợi cảm. Thông qua ngòi bút miêu tả tinh tế của nhà
văn, thiên nhiên, con người, văn hóa miền núi phía Bắc hiện lên sinh động, phong
phú và gần gũi. Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy đã, đang và sẽ giúp người đọc hiểu
được nhiều hơn về những nét văn hóa đặc sắc của những người con nơi núi rừng
nhiều hơn nữa. Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài Truyện
ngắn Đỗ Bích Thúy nhìn từ góc độ văn hóa. Qua đề tài này, chúng tôi hi vọng đóng
góp một cách nhìn nhận về phương diện văn hóa của truyện ngắn Đỗ Bích Thúy và
từ đó thấy được diện mạo đa sắc màu của văn chương hiện đại.


3
2. Lịch sử vấn đề
Đỗ Bích Thúy đến với văn chương từ rất sớm, chị từng sáng tác và gửi bài cho

báo Tiền phong từ năm 19 tuổi với tác phẩm đầu tay là Chuỗi hạt cườm màu xám và
đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc. Nhưng bước ngoặt lớn nhất để tên tuổi
chị lưu lại trong làng văn học Việt Nam hiện đại phải kể đến cuộc thi truyện ngắn
kéo dài hai năm từ năm 1998 đến năm 1999 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức.
Kết quả của cuộc thi là chị đã giành được giải nhất với chùm tác phẩm Sau những
mùa trăng, Ngải đắng ở trên núi và Đêm cá nổi. Đặc biệt, tác phẩm Tiếng đàn môi
sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thúy đã được đạo diễn Ngô Quang Hải dựng thành
phim Chuyện của Pao – bộ phim đoạt giải Cánh diều vàng năm 2006 của Hội Điện
ảnh Việt Nam. Từ đây, tên tuổi của chị được báo giới, các nhà nghiên cứu phê bình
và cả những tầng lớp thế hệ độc giả lưu tâm nhiều hơn. Đặc biệt, những bài đánh
giá về truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy trên phương diện văn hóa để từ đó khẳng định
dấu ấn vùng miền ngày một nhiều thêm.
Trên báo Văn nghệ trẻ, số ra ngày 11/3/2001, Điệp Anh có bài Gặp hai nữ thủ
khoa truyện ngắn trẻ đã nhận xét: “Thế mạnh của Đỗ Bích Thúy là đời sống của
người dân Tây Bắc, với những không gian vừa quen vừa lạ, những phong tục tập
quán đặc thù khiến người đọc luôn cảm thấy tò mò và bị cuốn hút (…) Trong truyện
ngắn của Đỗ Bích Thúy, không gian Tây Bắc hiện lên đậm nét, để lại dư vị khó
quên trong lòng độc giả.” [1;3]
Nhà văn Chu Lai – một cây bút kỳ cựu trong làng văn có bài Cái duyên và
sức gợi của hai giọng văn trẻ được đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội tháng
7/2001. Ông cho rằng các tác phẩm của Đỗ Bích Thúy như những “món ăn lạ” và
đậm chất dân gian của hương vị núi rừng với những nét ăn, nét ở, phong tục tập
quán còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, thuần phác. “Đọc Thúy người ta có cảm giác
như được ăn một món lạ, được sống trong một mảnh đất lạ mà ở đó tràn ngập
những cái rất riêng đậm chất dân gian của hương vị núi rừng, của con suối chảy ra
từ khe đá lạnh, của mây trời đặc sánh “như một bầy trăn trắng đang quấn quyện
vào nhau”, của mùi ngải đắng, mần tang, của những nét ăn, nét ở, phong thục tập


4

quán còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, thuần phác, của ánh trăng “cứ rọi vào nhà cả
đêm, trăng đi một vòng của trước ra cửa sau”, của những trái tim con gái vật vã,
cháy bùng tiếng khèn gọi tình dưới thung xa, của bếp lửa nhà sàn và tiếng mõ trâu
gõ vào khuya khoắt, của những kiếp sống nhọc nhằn và con bìm bịp say thuốc, say
rượu ngủ khì khì bên chân chủ.” [16;104]
Trong bài viết Cảm hứng cảm thương trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy và
Nguyễn Ngọc Tư đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội (661) tháng 1/2007, tác giả
Phạm Thùy Dương cho rằng truyện ngắn Đỗ Bích Thúy luôn có cái nhìn nhân ái về
con người. Tác giả thấy rõ trong truyện ngắn của chị “đằng sau cuộc sống, khí chất
của con người mỗi vùng đất là tình cảm cảm thương sâu sắc của nhà văn tới những
con người bất hạnh.” [7;102]
Nhà văn Trung Trung Đỉnh trong bài viết Đọc truyện ngắn Đỗ Bích Thúy in
trên báo Văn nghệ số 5, ra ngày 3/2/2007 cảm nhận khá sâu sắc về văn phong Đỗ
Bích Thúy: “Đỗ Bích Thúy có khả năng viết truyện về cảnh sinh hoạt truyền thống
của con người miền cao một cách tài tình. Không truyện nào là không kể về cách
sống, lối sinh hoạt, nết ăn ở và cả quang cảnh sinh hoạt lễ hội, phong tục tập quán.
Truyện nào cũng hay cũng mới, cũng lạ mặc dù các tác giả không hề cố ý đưa vào
chi tiết lạ. Thế mà đọc đến đâu ta cũng sững sờ và bị chinh phục bởi những chi tiết
rất đặc sắc chỉ người miền cao mới có.” [10; 58]
Trong bài báo Từ truyện ngắn của một người viết trẻ đăng trên báo Văn nghệ
trẻ (số 3/2005), nhà văn Lê Thành Nghị đánh giá về văn phong của Đỗ Bích Thúy
một cách khái quát. Bằng niềm ưu ái với “đứa con của núi”, nhà nghiên cứu Lê
Thành Nghị với cảm nhận tinh tế của mình đã thâu tóm được thần thái truyện ngắn
Đỗ Bích Thúy: “Chúng ta sẽ bước vào một không gian lạ, không gian có núi cao,
trời rộng của vùng núi phía Bắc, nơi từ đó nhìn xuống, dòng sông Nho Quế chỉ còn
bé như sợi chỉ dưới chân núi Mã Pí Lèng”. Một không gian đầy hoa lá rừng, có
tiếng gà gáy tách te trong bụi rậm, có những dòng suối trong suốt với những viên
cuội đỏ, có những chàng trai thổi sáo theo sau các cô gái khoác quẩy tấu xuống chợ;
những nồi thắng cố nghi ngút khói trong phiên chợ vùng cao đầy màu sắc; những



5
đêm trăng sóng sánh huyền ảo, những cụm mần tang mọc trong thung lũng; tiếng
đàn môi réo rắt sau bờ rào đá; lễ hội gầu tào với điệu hát gầu Plềnh mê đắm của các
cô gái, chàng trai người Mông trên đỉnh núi…”.
Ngoài ra, trên các trang báo điện tử, Đỗ Bích Thúy cũng là một “hiện tượng”
được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình và độc giả quan tâm với nhiều bài viết trên
nhiều trang báo. Tác giả Hà Anh với bài viết Đỗ Bích Thúy: nếu làm độc giả thất
vọng tôi thà chịu cũ được đăng tải trên trang ra ngày
25/12/2005. Tiếp đến là bài viết của tác giả Dương Bình Nguyên với tiêu đề Nhà
văn Đỗ Bích Thúy: viết vì nhu cầu nội tâm được đăng tải trên trang
ra ngày 21/6/2006 và bài viết Nhà văn Đỗ Bích Thúy – sự
mềm mại quyết liệt được đăng trên trang . Trên trang
phongdiep.net có bài viết Đỗ Bích Thúy – tôi đã không nghĩ rằng người phụ nữ có
thể hi sinh nhiều đến thế, ra ngày 23/1/2009. Tại địa chỉ ra
ngày 23/11/2009 có bài Đường đến với văn chương của một người viết trẻ của tác
giả Lê Hương Thủy… Đỗ Bích Thúy vùng với những tác phẩm của mình đã tạo
được những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.
Ngoài những bài báo đánh giá, nhận xét, khám phá, tìm hiểu một số khía cạnh
của truyện ngắn Đỗ Bích Thúy còn có một số công trình nghiên cứu bước đầu so
sánh đối chiếu truyện ngắn của chị với một số nhà văn trẻ khác như: Luận văn Thạc
sĩ của Nguyễn Minh Trường với đề tài Truyện ngắn về đề tài dân tộc miền núi phía
Bắc qua tác phẩm của Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Huy Thiệp (2009),
Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thanh Hồng về đề tài Tìm hiểu một số cách tân nghệ
thuật trong truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kỳ 1986 – 2006 (Nguyễn Thị
Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy (2009), Luận văn Thạc sĩ của Ngô Thị
Yên mang tên Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy (2011)…
Qua việc khảo sát những bài viết, công trình nghiên cứu hiện có về tác phẩm
của Đỗ Bích Thúy, chúng tôi nhận thấy các tác giả đã chú ý tới nhiều khía cạnh
khác nhau tạo nên nét riêng trong văn phong của nữ nhà văn như không gian nghệ

thuật, thế giới nhân vật, ngôn ngữ… Qua luận văn này, chúng tôi mong muốn khảo


6
sát truyện ngắn – mảng đặc sắc và đem lại nhiều thành công nhất cho nhà văn –
nhìn từ góc độ văn hóa để từ đó thấy được “bản sắc” riêng biệt của Đỗ Bích Thúy
trong dòng chảy của văn xuôi Việt Nam đương đại.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Với đề tài Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy nhìn từ góc độ văn hóa, người viết đi
sâu khảo sát truyện ngắn của tác giả từ góc độ văn hóa thể hiện trên hai phương
diện nội dung và nghệ thuật.
Sự nghiệp sáng tác của Đỗ Bích Thúy tính đến thời điểm này nổi bật nhất là
các sáng tác truyện ngắn. Nhà văn đã xuất bản bảy tập truyện ngắn:
1/ Sau những mùa trăng, NXB Văn nghệ Quân đội, 2001.
2/ Những buổi chiều ngang qua cuộc đời, NXB Hội nhà văn, 2003.
3/ Ký ức đôi guốc đỏ, NXB Phụ nữ, năm 2004.
4/ Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, NXB Công an Nhân dân, 2006.
5/ Người đàn bà miền núi, NXB Phụ nữ, 2008.
6/ Mèo Đen, NXB Thời đại, 2011.
7/ Đàn bà đẹp, NXB Văn Học & Liên Việt, 2013.
Song theo khảo sát của chúng tôi, những tập truyện đó có một số truyện trùng
nhau. Bởi vậy, ngoại trừ những truyện ngắn không viết về đề tài miền núi (theo
khảo sát của chúng tôi có hai truyện: Ở phố, trong đám đông có một ánh mắt) và
những truyện được in lại nhiều lần, chúng tôi tập trung nghiên cứu qua 26 truyện
ngắn tiêu biểu bao gồm: 21 truyện được in trong tập Tiếng đàn môi sau bờ rào đá –
tập truyện được coi là tập hợp những sáng tác thành công nhất của Đỗ Bích Thúy;
05 truyện ngắn khác được tuyển chọn in trong các tập sách khác nhau hoặc đăng
trên các báo hay tạp chí là: Tráng A Khành, Gió lùa qua cửa, Như con chim nhỏ,
Mèo đen và Trời đâu đã sáng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, chúng tôi vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp tiếp cận văn hóa học, phương pháp so sánh, phương pháp xã hội học,


7
phương pháp loại hình… Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng một số thao tác như
phân tích tác phẩm, liệt kê.
5. Mục đích, ý nghĩa đóng góp của luận văn
Đi sâu tìm hiểu những giá trị văn hóa cùng những đặc điểm độc đáo, sáng tạo
nổi bật của truyện ngắn Đỗ Bích Thúy, chúng tôi mong muốn được góp phần khẳng
định mối quan hệ qua lại giữa văn hóa – văn học. Đồng thời khẳng định, truyện
ngắn Đỗ Bích Thúy mang những chiều sâu tư tưởng, giá trị nhân văn sâu sắc tác
động mạnh mẽ đến độc giả, qua đó khẳng định vị trí của tác giả trong dòng văn học
nữ nói riêng, dòng văn học nước nhà nói chung.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, luận văn triển
khai nội dung thành 3 chương như sau:
Chương 1: Tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa và hành trình sáng tác của Đỗ
Bích Thúy
Chương 2: Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy và sự kết tinh các giá trị văn hóa trong
thiên nhiên và con người
Chương 3: Các biểu tượng văn hóa và ngôn ngữ văn chương Đỗ Bích Thúy





8
CHƢƠNG 1: TIẾP CẬN VĂN HỌC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA ĐỖ BÍCH THÚY


1.1 Tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Nội hàm của khái niệm “văn hóa” theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp đều là
những đặc trưng của văn hóa tộc người. Hiểu theo nghĩa rộng, văn hóa là tổng thể
những thành tựu, những giá trị vật chất và tinh thần do các cộng đồng dân tộc sáng
tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn, cải tạo tự nhiên và phát triển xã hội, nhằm
đảm bảo nhu cầu cuộc sống của con người.
Dân tộc học chia văn hóa thành ba loại: văn hóa vật chất (bao gồm công cụ
sản xuất, phương tiện đi lại, làng mạc, nhà cửa, quần áo, giày dép, đồ trang sức, các
thức ăn, thức uống…); văn hóa xã hội (bao gồm các thiết chế xã hội, gia đình, dòng
họ, làng bản và mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng); văn hóa tinh
thần (bao gồm các tri thức khoa học, phong tục tập quán, tôn giáo, xã hội, văn học,
nghệ thuật dân gian…). Nhà nghiên cứu Phan Ngọc đã thống kê được gần 400 định
nghĩa khác nhau về văn hóa.
Theo nghĩa hẹp, văn hóa được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng,
theo không gian hoặc theo thời gian Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là
những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hóa, văn hóa nghệ thuật ). Giới hạn
theo chiều rộng, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn
hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh ). Giới hạn theo không gian, văn hóa được dùng
để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hóa Tây Nguyên, văn hóa Nam
Bộ ). Giới hạn theo thời gian, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị trong từng
giai đoạn (văn hóa Hoà Bình, văn hóa Đông Sơn )
Theo nghĩa rộng, văn hóa thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con
người sáng tạo ra. Năm 1940, Hồ Chí Minh đã viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo



9
và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh
hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những
nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" (
1
). Tạp chí Người đưa tin UNESCO,
số 11-1989, tr.5 ghi lại lời của Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO, cho biết:
"Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh
vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì
làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất
cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động. Cách hiểu thứ hai này
đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách
văn hóa họp năm 1970 tại Venise".
Chính với cách hiểu rộng này, văn hóa đã trở thành đối tượng của văn hóa học
(culturology, culture studies, science of culture) - khoa học nghiên cứu về văn hóa.
Trong lĩnh vực này, khởi đầu từ định nghĩa của E.B.Tylor trong cuốn Văn hóa
nguyên thuỷ (Primitive culture) xuất bản ở London năm 1871, đến nay đã có rất
nhiều định nghĩa khác nhau. Vào năm 1952, hai nhà nhân học người Mỹ là A.
Kroeber và C. Kluckhohn đã viết một cuốn sách chuyên bàn về các định nghĩa văn
hóa nhan đề: Văn hóa - tổng luận phê phán các quan niệm và định nghĩa (Culture: a
critical review of concepts and definitions), trong đó đã dẫn ra và phân tích 164
định nghĩa về văn hóa. Trong lần xuất bản thứ hai của cuốn sách này, số định nghĩa
văn hóa đã tăng lên đến trên 200. Còn hiện nay thì số lượng định nghĩa về văn hóa
khó mà biết chính xác được: có người bảo là 400, có người nói là 500, lại có người
quả quyết rằng chúng lên đến con số nghìn Sẽ không phải là xa sự thật, nếu nói
rằng có bao nhiêu nhà nghiên cứu văn hóa thì có bấy nhiêu định nghĩa về văn hóa.
Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống các
giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tao ra trong quá trình hoạt động thực
tiễn thông qua các mối quan hệ với tự nhiên và xã hội.” [28;27].



(
1
) Hồ Chí Minh: Toàn tập. - NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr. 431.


10
Theo định nghĩa của UNESCO được thông qua trong bản tuyên bố về những
chính sách văn hóa tại Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ ngày 26/7/1982 đến
ngày 06/08/1982 tại Mexico: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét
riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã
hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn
chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các
giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả
năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sự vật
đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính
nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một
phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi
không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội
lên bản thân.” [50]
1.1.2 Tiếp cận văn học từ hệ thống văn hóa
Xét trong mối quan hệ giữa văn học và văn hoá, có thể thấy văn học là một bộ
phận của văn hoá. Đây là mối quan hệ biện chứng, phản ánh đặc điểm có tính quy
luật của quan hệ riêng chung có tầm cấp triết học - “… cái riêng chỉ tồn tại trong
mức độ nó liên hệ với cái chung. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái
riên…” [17; 384].
Nghiên cứu văn học không thể tách rời văn học với những mối liên hệ với
nhiều bộ phận (cái riêng) khác, và nhất là không thể không đặt nó trong mối quan
hệ với văn hoá (cái chung) với tư cách là toàn bộ sáng tạo vật chất và tinh thần của
nhân loại, như M. Bakhtin xác định: “Văn học là một bộ phận không thể tách rời

của văn hoá. Không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hoá của
một thời đại trong đó nó tồn tại” [42; 362]. Mối quan hệ giữa văn học và văn hoá
còn là mối quan hệ đa chiều kích và có tính nguyên tắc. Ngay cả những trường phái
văn học, tiêu biểu như chủ nghĩa hình thức Nga, nhấn mạnh đến tính tự trị của văn
học, tưởng chừng như tách rời văn học với những mối liên hệ khác, nhưng như
chính những chủ soái của trường phái này khẳng định: “Cả Tynianov và


11
Mukarovski, cả Chklovski và tôi, chúng tôi không cho rằng nghệ thuật chỉ cần cho
bản thân nó. Trái lại, chúng tôi chỉ ra rằng nghệ thuật là một bộ phận của toà lâu đài
xã hội, là một phần hợp thành có tương quan với những bộ phận khác [45;183].
Ngược lại, văn hoá học với tư cách là khoa học nghiên cứu văn hoá trong tính thống
nhất đa dạng của nó “không thể không quan tâm đến văn học, một trong những bộ
phận nhạy cảm và trọng yếu của văn hoá, nhất là đối với những nền văn hoá trong
đó văn học đóng vai trò đặc biệt quan trọng, như nền văn hoá Trung Hoa, Việt Nam
chẳng hạn” [41; 8-9]. Ở nước ta không ít công trình nghiên cứu văn học đi sâu vào
tìm hiểu bản sắc dân tộc trong văn học Việt Nam, xem bản sắc dân tộc như là phẩm
chất của văn học, và cũng có không ít những công trình nghiên cứu văn hoá xem
trọng dẫn liệu văn học như những dấu hiệu, những tiêu chí góp phần làm sáng tỏ
đặc điểm văn hoá, bản sắc văn hoá của dân tộc.
Chúng tôi xin dẫn ra dưới đây tài liệu nghiên cứu về phương pháp tiếp cận văn
học từ góc độ văn hóa được sử dụng cho việc giảng dạy cao học Phương pháp luận
nghiên cứu văn học của PGS.TS Đoàn Đức Phương như một nguồn lý thuyết cơ bản
để áp dụng vào phân tích truyện ngắn Đỗ Bích Thúy nhìn từ góc độ văn hóa.
“Xu hướng vận dụng các quan điểm và thành tựu văn hóa để lý giải văn học
mới xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ XX mà người khởi xướng là M.Bakhtin, giáo
sư văn học người Nga thuộc Đại học Saransk. Bakhtin quan niệm: “Trước hết, khoa
nghiên cứu văn học cần phải gắn bó chặt chẽ với lịch sử văn học. Văn học là một bộ
phận không thể tách rời của văn hóa. Không thể hiểu nó ngoài cái bối cảnh nguyên

vẹn của toàn bộ văn hóa một thời đại trong đó nó tồn tại.” [23; 361]. Phương pháp
tiếp cận văn học từ quan điểm văn hóa học ưu tiên cho việc phục nguyên không
gian văn hóa trong đó tác phẩm văn học đã ra đời, xác lập sự chi phối của các quan
niệm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, luật pháp, thẩm mỹ, quan niệm về con
người… từng tồn tại trong một không gian văn hóa xác định đối với tác phẩm về
các mặt xây dựng nhân vật, kết cấu, mô-típ, hình tượng, ngôn ngữ… Tóm lại,
phương pháp này thiên về giải mã các hình tượng nghệ thuật, tìm ra nét thời đại của
tác phẩm.


12
Phương pháp tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa gần với thi pháp học vì nó
vận dụng những tri thức về văn hóa để nhận diện và giải mã các yếu tố thi pháp của
tác phẩm. Tuy nhiên, điểm khác biệt là ở chỗ, tiếp cận văn hóa học không chủ
trương miêu tả thế giới nghệ thuật của tác phẩm như một vũ trụ khép kín mà đặt ra
nhiệm vụ đối chiếu, so sánh, truy nguyên các quan niệm văn hóa của thời đại nơi tác
phẩm được sản sinh để tìm nguồn gốc của các dạng thức quan niệm về con người,
về không – thời gian trong tác phẩm. Do ý thức rằng không có một nền văn hóa
chung chung trừu tượng nằm ngoài không gian và thời gian, phương pháp tiếp cận
văn học theo góc độ văn hóa luôn chú ý đến tính lịch sử cụ thể của một quan niệm
giá trị văn hóa, đến đặc trưng cấu trúc hệ thống văn hóa. Đến lượt mình, các quan
niệm này lại là sản phẩm của những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể.
Nếu coi văn hóa là các thiết chế đời sống vật chất và đời sống tinh thần của
con người, là các giá trị hình thành trong các mối quan hệ ứng xử căn bản: ứng xử
xã hội, ứng xử thiên nhiên và ứng xử với bản thân thì phương pháp tiếp cận văn hóa
học cũng có những tiêu chí tương ứng khi nghiên cứu, xem xét, đánh giá một hiện
tượng văn học. Trước hết, chúng ta phải chú ý đến quan niệm về xã hội và các kiểu
hình tượng xã hôi trong văn học. Đó là các kiểu không gian tồn tại của con người:
không gian lao động sản xuất, không gian đấu tranh, không gian sinh hoạt văn hóa,
không gian xã hội mang màu sắc chính trị và cả không gian xã hội được khúc xạ

qua những biểu tượng (ví dụ: các biểu tượng “đất khách quê người”, “chân trời góc
bể”, “cõi người ta”, “miền nhân gian” trong văn học cổ). Thứ hai là quan hệ của con
người với thiên nhiên và các hình tượng thiên nhiên. Mọi hoạt động của con người
không tách rời môi trường thiên nhiên. Thiên nhiên là người bạn, là chứng nhân cho
bao nỗi vui buồn của con người. Con người vay mượn từ thiên nhiên các mẫu mực
để thể hiện tất cả những gì liên quan đến con người: từ ngoại hình, dung mạo, hành
vi đến đời sống nội tâm đều có thể diễn tả bằng hình ảnh thiên nhiên . Ngay quy luật
vận động của thiên nhiên theo nhịp tuần hoàn cũng được sử dụng để nhận thức sự
vận động của lịch sử, để nhận thức diễn trình cuộc sống của con người. Thứ ba là
quan niệm con người gắn với hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Hình tượng con người trong


13
văn học mang những phẩm chất gắn với một nền văn hóa nhất định. Văn hóa
phương Tây lấy con người làm trung tâm của vũ trụ, thế giới được nhào nặn theo
mẫu hình con người thì các kiểu tả ngoại hình, tính cách, cảm xúc của con người
cũng thật khác xa với văn học cổ điển phương Đông thường lấy thiên nhiên làm
khuôn mẫu để tả con người. Ở cả ba tiên chí nói trên, nguyên tắc của phương pháp
tiếp cận văn hóa học là đi tìm ảnh hưởng không chỉ của văn hóa đương thời đối
với văn học, mà còn truy nguyên đến cả các truyền thống văn hóa của cộng đồng.”
[24; 29 -30]
1.2 Hành trình sáng tác của Đỗ Bích Thúy
1.2.1 Những chuyển biến trong văn xuôi về đề tài dân tộc và miền núi từ
sau năm 1986
Để làm rõ những chuyển biến trong văn xuôi về đề tài dân tộc và miền núi từ
sau năm 1986, chúng tôi có tham khảo và bổ sung bài viết Văn xuôi miền núi và vấn
đề truyền thống – hiện đại của tác giả Phạm Duy Nghĩa đăng trên tạp chí Văn nghệ
quân đội ra ngày 17/7/2009.
Ở nước ta từ sau năm 1986, sự đổi mới tư duy nghệ thuật, sự mở rộng phạm trù
thẩm mỹ trong văn học khiến truyện ngắn không những đa dạng về đề tài, phong phú

về nội dung mà còn có nhiều thể nghiệm, cách tân về thi pháp. Mỗi nhà văn lý giải
cuộc sống từ một góc nhìn riêng với những phương pháp nghệ thuật của riêng mình.
Từ thời kỳ đổi mới trở đi được coi là giai đoạn cực thịnh của thể loại truyện
ngắn trong nền văn học nước ta. Nhà nghiên cứu Phạm Tuấn Anh cho rằng: “Những
phẩm chất thẩm mỹ mới chỉ có thể được nảy nở, phô sắc và kết đọng trong một môi
trường văn hóa – xã hội mới. Không ai còn có thể hoàn nghi gì nữa về vai trò của
bối cảnh văn hóa – xã hội Việt Nam kể từ thời kỳ đổi mới đối với sự nghiệp phát
triển dồi dào của văn xuôi trong đó có truyện ngắn…” [2]. Bối cảnh mới thúc đẩy
quá trình đổi thay bởi vì trong lòng nó một hệ giá trị khác trước đã hình thành. Hệ
giá trị chuyển từ cao cả, đơn trị sang đời thường, đa trị. Những năm sau đổi mới đến
nay, cùng với sự thay đổi lớn lao của đời sống văn học, thể loại truyện ngắn gắn liền
với các tên tuổi như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu,


14
Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Võ Thị Hảo, Cao Duy Sơn,
Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Thị Thu
Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư… không chỉ tăng nhanh
về số lượng mà còn đổi mới từ nội dung phản ánh đến hình thức thể hiện.
Ngoài một số truyện “đường rừng” ra đời trước 1945, đề tài dân tộc và miền
núi trong văn xuôi Việt Nam hiện đại được hình thành, phát triển chủ yếu từ sau
Cách mạng tháng Tám. Đây là một đề tài văn học lớn, từng đem lại những tác phẩm
đứng ở vị trí hàng đầu trong nền văn học cách mạng. Đây cũng là một khu vực văn
học đặc biệt bởi có sự tham gia của cả người Kinh và người dân tộc thiểu số trong
đội ngũ sáng tác.
Đáng chú ý là, trong khi văn học miền xuôi và đô thị đang phát triển khá
phong phú cùng xu hướng đô thị hoá của không ít cây bút trẻ, nhiều tác phẩm văn
xuôi giành được giải thưởng văn học cao trong nước và quốc tế những năm gần đây
lại là các tác phẩm viết về miền núi (
2

). Điều đó cho thấy mảng đề tài vốn bình dị,
có mối liên hệ bền chặt với truyền thống này vẫn thể hiện sức sống, bản lĩnh riêng
của nó.
Từ 1986, đời sống văn nghệ cởi mở hơn và công cuộc đổi mới từng bước đem
lại những chuyển biến ở địa bàn miền núi đã tạo cơ sở cho bộ phận văn học viết về
khu vực này phát triển với những đặc điểm mới so với các giai đoạn trước.
1. Nét mới của văn xuôi miền núi đương đại là sự mở rộng đề tài, chủ đề, tuy
chưa thực phong phú. Một số tiểu thuyết trở lại khai thác hiện thực miền núi những
năm đầu Cách mạng với cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân các dân tộc như Nhớ
Mai Châu (sau đổi thành Đà Bắc, Mai Châu ngày ấy) (1987) của Tô Hoài, Chuyện
trên bờ sông Hinh (1994) của Y Điêng, Gió Mù Căng (1995) của Hà Lâm Kỳ, Ba
ông đầu rau (1999) của Hà Đức Toàn, Trên đỉnh đèo giông bão (2004) của Đoàn
Hữu Nam, hay đi vào hiện thực những năm chống Mĩ như Lạc rừng (1999) của


(
2
)Các tiểu thuyết, truyện ngắn của Ma Văn Kháng và Cao Duy Sơn đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội,
Hội Nhà văn Việt Nam và giải thưởng ASEAN; giải thưởng Báo Văn nghệ, Tạp chí Văn nghệ Quân đội với
các truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, Hà Thị Cẩm Anh, Phạm Duy Nghĩa, Vũ Xuân Tửu, Niê Thanh Mai,…


15
Trung Trung Đỉnh. Nhìn chung các tác phẩm tìm cảm hứng ở quá khứ này đều xoay
quanh những vấn đề phổ quát của chiến tranh, cách mạng: sức sống và bản lĩnh của
dân tộc, tình đoàn kết và tinh thần cộng đồng, con đường thu phục lòng dân và cảm
hoá tầng lớp lang đạo ở miền núi… Trong Nhớ Mai Châu, Lạc rừng, Trên đỉnh đèo
giông bão, chất sử thi đã nhạt, nhưng những tiểu thuyết này vẫn chưa có dấu hiệu
phản sử thi hay thể hiện nhu cầu nhận thức lại quá khứ một cách rõ rệt theo kiểu
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Bên cạnh đề tài chiến tranh cách mạng, nhiều

tác phẩm hướng về công cuộc xây dựng đời sống, phát triển kinh tế ở miền núi như
các tiểu thuyết Mũi tên ám khói (1991), Gió hoang (1992) của Ma Trường Nguyên,
tập bút kí Cao nguyên trắng (1992) của Mã A Lềnh và các tập truyện ngắn Vùng đồi
gió quẩn (1995), Chuyện ở chân núi Hồng Ngài (2005) của Sa Phong Ba. Ngoài hai
mảng đề tài quen thuộc này, nhờ sự dân chủ hoá của văn học đổi mới, các phạm vi
hiện thực được mở ra rộng rãi hơn. Những mặt trái, những mảng tối văn học trước
đây từng né tránh được phơi bày. Dồn dập trong nửa đầu thập kỉ 90, các tiểu thuyết
Người trong ống (1990), Gã ngược đời (1990), Vào hang (1990), Chồng thật vợ giả
(1994)… của Vi Hồng được dư luận quan tâm bởi những vấn đề có tính thời sự.
Các tác phẩm này đề cập tới sai lầm của mô hình hợp tác xã nông nghiệp, sự ấu trĩ
của việc ngăn cấm làm giàu cá nhân và gióng hồi chuông cảnh báo về sự hoành
hành ghê gớm của cái ác. Tái hiện chân thực một thời bao cấp, tiểu thuyết Xứ mưa
(2000) của Hoàng Thế Sinh phơi bày thảm trạng đói nghèo, nhem nhuốc, túng quẫn
của công chức Nhà nước, thân phận bọt bèo vô nghĩa của giáo viên cùng sự hoang
mang, đổ vỡ niềm tin của giới trí thức trước sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Bi kịch từ cái nghèo, cái ác làm bùng phát khát vọng làm giàu và đổi đời trong cuộc
kiếm tìm đá đỏ và vàng ở miền núi cũng là đề tài cho nhiều tác phẩm của nhà văn
này. Mạnh mẽ, táo bạo và bi phẫn, tiểu thuyết Đàn trời (2006) của Cao Duy Sơn
công khai hé mở thực trạng về sự nghèo đói truyền kiếp của người dân vùng cao,
vạch trần thói mị dân, sự sa đoạ cùng hành vi đen tối của quan tham cao cấp thời đại
mới. Cùng sự hiện hữu của cái nghèo, cái ác, tác động tiêu cực của kinh tế thị
trường đối với vùng cao là vấn đề được nhiều tác phẩm quan tâm. Sự xâm thực của


16
thương trường phá vỡ trật tự rừng xanh, lối sống thực dụng làm nứt rạn nếp nghĩ
truyền thống, cái xấu xa phi pháp khuấy đảo sự thanh bình của làng bản đó là
những dấu hiệu băn khoăn lo ngại trước sự biến chuyển của miền núi đương đại, thể
hiện trong một số truyện ngắn như Làng Mô của Thu Loan, Giữa cơn mưa trắng
xoá của Niê Thanh Mai, Lửa cháy trong rừng hoang của Sương Nguyệt Minh,

Ngoài cửa trời chưa sáng và các truyện ngắn khác của Đỗ Bích Thúy. Đáng chú ý
là ngoài những vấn đề mang tính xã hội, một số tác phẩm đã đi vào các khía cạnh
của đời tư con người. Có thể kể đến tập truyện Số phận đàn bà (1990) của Hoàng
Thị Cành với những thân phận đàn bà nhỏ nhoi, yếm thế hoặc gặp trắc trở, bất hạnh
trong hôn nhân; tập truyện Tiếng chim kỷ giàng (2004) của Bùi Thị Như Lan với
những mảnh đời phụ nữ bị trói buộc bởi lương tâm và bổn phận, hi sinh hạnh phúc
riêng vì người khác. Vốn nhạt nhoà trong văn xuôi cách mạng, chuyện tình yêu gặp
luồng gió đổi mới đã bừng nở trong không ít truyện ngắn, tiểu thuyết của Cao Duy
Sơn, Hà Lý, Hoàng Thế Sinh. Việc khai thác vấn đề số phận cá nhân đã làm giàu
thêm chất văn xuôi, chất tiểu thuyết cho các tác phẩm và nêu cao tinh thần nhân
văn, nhân bản đang là xu thế chung của văn học đổi mới.
2. Nét mới thứ hai của văn xuôi miền núi từ 1986 đến nay là sự ra đời của
những tác phẩm có dấu hiệu mới trong cách nhìn và tư duy nghệ thuật. Được khai
sinh cùng công cuộc đổi mới, hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp “hai lần lạ: nội dung
lạ, nghệ thuật lạ” (Phạm Xuân Nguyên). Các truyện về miền núi của ông như
Những ngọn gió Hua Tát, Muối của rừng, Những người thợ xẻ, Truyện tình kể trong
đêm mưa, Sống dễ lắm, Thổ cẩm, Những người muôn năm cũ cũng như các truyện ở
đề tài khác ít nhiều mang sắc thái hậu hiện đại, chất folklore hiện đại và đậm tư duy
tiểu thuyết, với cái nhìn sâu vào mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Ngoài các
tập Vệ sĩ của quan châu (1988), Móng vuốt thời gian (2003) góp phần làm mới
truyện ngắn Việt Nam ở nhiều yếu tố, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (1999) cũng là một
trong bộ ba tiểu thuyết kết tinh thành tựu của Ma Văn Kháng về đề tài dân tộc và
miền núi, đã thể hiện "một bước tiến dài về tư duy tiểu thuyết" của nhà văn
(Nguyễn Ngọc Thiện). Điều đáng chú ý là sự đổi mới tư duy nghệ thuật không chỉ


17
bộc lộ ở các nhà văn người Kinh. Là tác phẩm văn xuôi dân tộc thiểu số đầu tiên thể
hiện rõ ý thức soi chiếu nhân vật ở góc độ đời tư với ngôn ngữ đậm chất văn xuôi,
tiểu thuyết Người lang thang (1992) của Cao Duy Sơn khi ra đời đã được đánh giá

là “có những dấu hiệu mới” (Nguyên Ngọc), "thể hiện rõ dấu hiệu của một tiểu
thuyết hiện đại" (Lâm Tiến). Qua việc xây dựng những nhân vật luôn có sự chuyển
hoá giữa các cực đối lập, tuy còn khiên cưỡng, tiểu thuyết Dặm ngàn rong ruổi
(2000) của Triều Ân đã thể hiện nét tích cực ở cái nhìn con người trong quan điểm
phát triển, như một sự phủ nhận cái nhìn tĩnh tại, một chiều thường thấy trong văn
xuôi miền núi. Tiểu thuyết Dòng đời (2007) của Hữu Tiến có hướng đi khác mọi tác
phẩm văn xuôi miền núi xưa nay viết về số phận con người trước và sau Cách
mạng; kết thúc truyện, Cách mạng thành công nhưng các nhân vật không có sự đổi
đời mà đi vào bế tắc, ngõ cụt và cái chết bởi sự xô đẩy của định kiến và cái xấu cái
ác muôn đời. Với những nhân vật không có quá trình cách mạng hoá này, Dòng đời
mang đậm cái nhìn đời tư - thế sự, hoàn toàn xa lạ với cách nhìn hiện thực và con
người theo quan niệm sử thi trước đây. Trong tiểu thuyết này và tập truyện ngắn Cô
gái nhặt bông gạo (2004) của Hữu Tiến, tính cách nhân vật khá rõ nét và bước đầu
có xu hướng đa diện, phức tạp.
3. Nét mới thứ ba của văn xuôi miền núi thời kì đổi mới là sự phát triển về đội
ngũ tác giả. Những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, sau nhiều năm thiếu vắng
người viết, ở một số vùng miền đã xuất hiện những cây bút mới. Ở Tây Nguyên
trước kia chỉ có Y Điêng, nay có Hlinh Niê (tức Linh Nga Niê Kđăm, người Êđê)
với tập truyện Con rắn màu xanh da trời (1997) và tập kí Trăng Xí Thoại (1999),
Kim Nhất (người Bahnar) với các tập truyện Động rừng (1999), Hồn ma núi (2002)
và Niê Thanh Mai (người Êđê) với tập truyện Về bên kia núi (2007). Kí của Hlinh
Niê sắc sảo, tâm huyết, đào sâu vào các mặt đời sống của các dân tộc Tây Nguyên
làm rạng lên những nét riêng độc đáo trong lễ hội, nhà cửa, folklore, thổ cẩm đậm
bản sắc; chỉ ra cái xấu chưa lụi tàn, cái tốt đang khởi sắc và cả cái đẹp đang mai
một. Nhiều bài kí của nữ nhà văn - nhạc sĩ này là những thông điệp SOS trước hiện
tượng mất mát từng ngày của văn hoá truyền thống ở Tây Nguyên. Kim Nhất lại là


18
nhà văn đi tiên phong trong việc chỉ ra thực trạng về sự mông muội, mê tín dị đoan

nặng nề bị kẻ ác lợi dụng và tố cáo những luật tục vô nhân đạo còn tồn tại ở Tây
Nguyên đang bắt đầu bị lớp trẻ chống đối. Truyện ngắn Niê Thanh Mai phản ánh
tâm trạng của lớp trẻ Tây Nguyên trước sự tác động của văn minh đô thị, trong đó
xu hướng từ bỏ buôn làng nghèo khó thân thuộc đi về phía phồn hoa diễn ra với bao
nỗi băn khoăn, day dứt, chạnh buồn. Phố phường không phải miền đất hứa - đó là
thông điệp trong các truyện của nữ nhà văn trẻ - nơi đó luôn tiềm ẩn những bất an
đối với cuộc sống và nhân cách con người. Ở phía Nam, lần đầu tiên có sự xuất hiện
tác phẩm văn xuôi của một số dân tộc như truyện kí Chân dung người Hoa ở thành
phố Hồ Chí Minh (1994) của Lý Lan (người Hoa), tiểu thuyết Chân dung cát (2006)
của Inrasara (nhà thơ dân tộc Chăm), tập truyện ngắn Chăm Hri (2008) của Trà
Vigia (người Chăm). Chân dung cát được viết theo lối hậu hiện đại, “cắt dán”
những mảnh văn bản rời lại với nhau, sử dụng giọng điệu giễu nhại, bỡn cợt. Về cơ
bản, đó là bản phác thảo diện mạo tinh thần dân tộc Chăm qua một tập hợp chân
dung hoạt kê những trí thức bình dân Chăm nhiều khát vọng nhưng không tưởng và
bế tắc, giữa một đời sống còn lạc hậu và một nền văn hoá từng huy hoàng nay đã
chìm khuất.
Ở khu vực miền Trung, một số cây bút đại diện cho dân tộc mình cũng xuất
hiện. Đó là các cây bút dân tộc Thái ở Nghệ An như La Quán Miên với tập truyện
Hai người trở về bản (1996), Kha Thị Thường với tập truyện Lũ núi (2003) và Lang
Quốc Khánh với tập kí Những miền thương nhớ (2005). Truyện của La Quán Miên
đặt ra vấn đề nhân quả, báo ứng từ sự phá vỡ cân bằng trong mối quan hệ giữa con
người và tự nhiên, phát hiện cái bí ẩn thuộc về đời sống tâm linh ở miền núi. Tôn
trọng cõi tự nhiên linh thiêng, bảo tồn động vật hoang dã, đó là thông điệp mà nhà
văn đề xuất. Khu vực miền Trung còn có các cây bút dân tộc Mường ở Thanh Hóa
là Hà Thị Cẩm Anh và Bùi Nhị Lê. Qua tập truyện Nước mắt của đá (2005), Hà Thị
Cẩm Anh thể hiện sự cảm thông với những con người là nạn nhân của hủ tục, định
kiến ở bản mường, và cũng như La Quán Miên, nữ nhà văn đã cất lời kêu gọi bảo vệ
môi trường sinh thái tự nhiên một cách đầy tâm huyết.



19
Ở các vùng Việt Bắc và Tây Bắc là sự tiếp nối thế hệ. Sang thời kì đổi mới,
ngoài Triều Ân, Vi Hồng, Mã A Lềnh, Sa Phong Ba còn sung sức trong sáng tạo,
các cây bút văn xuôi còn lại của lớp nhà văn dân tộc thiểu số thời kì đầu (xuất hiện
từ đầu thập kỉ 60 thế kỉ trước) đều viết ít hoặc ngừng viết. Kế tục lớp nhà văn này,
có sự xuất hiện của nhiều gương mặt văn xuôi mới. Đó là các cây bút người Mường
như Hà Trung Nghĩa với Hoàng hôn (tập truyện, 1995) và Lửa trong rừng sa mu
(tiểu thuyết, 1996); Bùi Minh Chức với Sự tích một câu nói (tập truyện, 2001) và
Hà Lý (hiện sống ở Hà Nội) với Ngọt đắng vị Mường (tập truyện, 2002). Truyện
ngắn của Bùi Minh Chức thường ở dạng những cổ tích, truyền thuyết giải thích về
nguồn gốc các vùng đất mường ở Hoà Bình. Tác phẩm của Hà Trung Nghĩa và Hà
Lý đi vào các khía cạnh của hiện thực đương đại theo hướng khai thác đời tư nhân
vật, trong đó Lửa trong rừng sa mu phản ánh khá cụ thể cuộc sống của giáo viên,
cán bộ quân y và bà con dân tộc ở vùng cao. Trong lực lượng viết, tác giả người
Tày luôn chiếm số đông. Ngoài các nhà văn đã nêu như Ma Trường Nguyên, Hà
Lâm Kỳ, Bùi Thị Như Lan, Hữu Tiến, còn có Đoàn Lư với Kỉ niệm về một dòng
sông (tập truyện, 1997) và Ngựa hoang lột xác (tập truyện, 1998); Hoàng Hữu Sang
với Người đánh gấu trên núi Suối Mây (tập truyện, 1997) và Cửa rừng (tiểu thuyết,
2000). Truyện ngắn Đoàn Lư dành ngôi vị trung tâm cho những nhân vật hảo hán,
những nông dân miền rừng khoẻ mạnh có võ nghệ cao cường, với đề tài ưa chuộng
là sự đối đầu giữa người và dã thú. Cốt truyện của Đoàn Lư thường đơn giản, có khi
như những mảnh cắt ngẫu nhiên từ đời sống, nhưng khá chi tiết khi dựng cảnh lao
động, sinh hoạt của con người giữa môi trường tự nhiên hoang sơ ở miền núi. Ngoài
ra có thể kể đến các cây bút Tày khác như Hoàng Luận, Nguyễn Minh Sơn, Hoàng
Tương Lai, Đoàn Ngọc Minh, Vi Thị Thu Đạm, A Sáng Đóng góp cho văn xuôi
còn có các cây bút người Nùng như Hoàng Quảng Uyên với Vọng tiếng non ngàn
(kí, 2001), Địch Ngọc Lân với Ngôi đình bản Chang (tiểu thuyết, 1999) và Hoa mí
rừng (tiểu thuyết, 2001). Như vậy, cho đến nay Việt Bắc và Tây Bắc vẫn là hai
miền đất vàng của văn chương miền núi, nơi ngưng tụ nguồn mạch chính của văn
học các dân tộc thiểu số Việt Nam. Tuy chưa có được những tài năng xuất sắc,



20
những phong cách đích thực, nhưng những cây bút trên đã thực hiện được sứ mệnh
nuôi giữ ngọn lửa văn chương của dân tộc mình. Là nhà văn dân tộc Tày, hiện sống
ở Hà Nội nhưng Cao Duy Sơn vẫn chung thủy với đề tài miền núi bằng sự xuất hiện
đều đặn và thuyết phục. Với một hành trình từ Người lang thang (1992), Cực lạc
(1995), Những chuyện ở lũng Cô Sầu (1996), Hoa mận đỏ (1999), Những đám mây
hình người (2002), Đàn trời (2006) đến Ngôi nhà xưa bên suối (tập truyện ngắn
đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2008, giải thưởng văn học ASEAN
năm 2009), Chòm ba nhà (2009), các tiểu thuyết và truyện ngắn của Cao Duy Sơn
sâu lắng trong các mối quan hệ con người với đủ đầy ân oán, thiện ác, từ đó thể hiện
những quan niệm nhân sinh, phương cách ứng xử nhân ái và cao thượng. Văn ông
giàu trải nghiệm, cái nhìn và giọng điệu vừa thô mộc vừa ấm áp trữ tình. Có thể nói,
ở thời điểm hiện tại, Cao Duy Sơn là gương mặt tiêu biểu nhất trong đội ngũ văn
xuôi các dân tộc thiểu số.
Tham gia viết về miền núi từ đầu thời kì đổi mới đến nay còn có một số nhà
văn người Kinh, chủ yếu tập trung ở miền Bắc. Sau nhiều năm ngừng viết, Nguyên
Ngọc trở lại với Tây Nguyên trong một số tập bút kí, ghi chép như Tản mạn nhớ và
quên (2005), Nghĩ dọc đường (2006), Bằng đôi chân trần (2008). Trên các trang
sách hiện lên một Nguyên Ngọc với nỗi ưu tư văn hoá trước các câu hỏi: làm gì để
giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, để tạo sự phát triển bền vững ở Tây Nguyên.
Những góc văn hoá, tâm hồn Tây Nguyên cùng những cảnh báo về xung đột giữa
bảo tồn và phát triển, về việc đánh mất không gian thực của các thực thể văn hoá…
được đặt ra. Ma Văn Kháng, sau Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (1999) mười năm, đã trở lại
với đề tài miền núi trong tiểu thuyết Một mình một ngựa (giải thưởng Hội Nhà văn
Hà Nội năm 2009) mang tính chất tự truyện. Qua quan sát và chiêm nghiệm của
nhân vật hiện thân cho tác giả, tiểu thuyết này dựng lại chân dung một thế hệ được
hình thành từ cách mạng, một lớp người năng nổ nhiệt thành nhưng hạn chế về tầm
nhìn và tri thức, trong đó nổi lên vẻ đẹp kiêu hùng mà cô đơn của một nhân vật cán

bộ cách mạng. Ngoài Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp và các cây
bút đã nêu như Đoàn Hữu Nam, Hà Đức Toàn, Hoàng Thế Sinh, đội ngũ tác giả

×