Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều nhìn từ góc độ thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 102 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TĂNG THỊ HOÀN












TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THIỀU
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỂ LOẠI



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam







Hà Nội - 2012



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TĂNG THỊ HOÀN




TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THIỀU
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỂ LOẠI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 60.22.34

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Bích Thu





Hà Nội - 2012


1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. Lí do chọn đề tài 3
2. Lịch sử nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 7
5. Đóng góp của luận văn 7
6. Cấu trúc của luận văn 8
PHẦN NỘI DUNG 9
Chương 1: TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THIỀU
TRONG DÒNG MẠCH CỦA TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THỜI KÌ
ĐỔI MỚI 9
1.1 Khái quát chung về truyện ngắnViệt Nam thời kì đổi mới 9
1.1.1 Giới thuyết truyện ngắn 9
1.1.2 Truyện ngắn thời kì đổi mới 11
1.2 Nguyễn Quang Thiều - khát vọng đổi mới truyện ngắn 15
1.2.1 Quá trình sáng tác của Nguyễn Quang Thiều 15
1.2.2 Khát vọng sáng tạo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều 17
Chương 2: CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN QUANG THIỀU 22
2.1 Cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều 22
2.1.1 Khái niệm cốt truyện 22
2.1.2 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện 22
2.2 Kết cấu trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều 32
2.2.1 Khái niệm kết cấu 32
2.2.2 Nghệ thuật tạo dựng kết cấu trong truyện ngắn Nguyễn Quang

Thiều 33



2
Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THIỀU 42
3.1 Một số kiểu nhân vật 42
3.1.1 Nhân vật với khát vọng kiếm tìm hạnh phúc đời thường. 42
3.1.2 Nhân vật cô đơn, bất hạnh 45
3.1.3 Nhân vật với chiều sâu tâm linh 50
3.1.4 Nhân vật với những lỗi lầm, lạc hậu 52
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 57
3.2.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình 57
3.2.2 Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật 59
Chương 4: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN QUANG THIỀU 65
4.1 Ngôn ngữ 65
4.1.1 Ngôn ngữ đa nghĩa, giàu hình ảnh 65
4.1.2 Ngôn ngữ giàu chất thơ 70
4.2 Giọng điệu 73
4.2.1 Giọng tâm tình, sẻ chia 74
4.2.2 Giọng cảm thương trước nỗi đau và thân phận con người 76
4.3 Không – thời gian nghệ thuật 79
4.3.1 Không gian nghệ thuật 79
4.3.2 Thời gian nghệ thuật 86
PHẦN KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94



3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Nguyễn Quang Thiều là một gương mặt nổi bật trong nền văn
học Việt Nam đương đại. Với một hành trình sáng tạo không mệt mỏi,
một ý thức cách tân mạnh mẽ, ông đã có những đóng góp nhất định trên
nhiều thể loại: Thơ, trường ca, tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện thiếu nhi,
dịch thuật, tiểu luận và tản văn. Hiện nay, ông đã xuất bản 10 tập thơ, 16
tập văn xuôi, 3 tập sách dịch. Ở thể loại nào ông cũng để lại ấn tượng tốt
đẹp, đặc biệt ở thơ và truyện ngắn. Với thơ, Nguyễn Quang Thiều đã
làm mất ngủ những người yêu thơ và đánh thức đời sống phê bình văn
học bấy lâu vốn trầm lặng và buồn tẻ. Bên cạnh đó, mảng truyện ngắn
của ông cũng đọng lại nhiều dư âm trong lòng độc giả với nhiều giải
thưởng có uy tín.
1.2 Sáng tác của Nguyễn Quang Thiều đã trở thành tâm điểm của
các cuộc tranh luận. Dù tán thành hay phản đối người ta không thể phủ
nhận truyện ngắn của ông góp phần làm mới thể loại. Trong bối cảnh xã
hội hiện nay, xu hướng dân chủ hóa tạo điều kiện cho các giới nghiên
cứu, phê bình có cái nhìn cởi mở hơn, khách quan hơn khi đánh giá về
một hiện tượng văn học. Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều,
chúng tôi mong muốn có cái nhìn khoa học và toàn diện hơn về cuộc đời
và sự nghiệp văn học của ông.
1.3 Thời kì đổi mới có thể coi là thời kỳ hoàng kim của truyện
ngắn. Nhiều tác phẩm đã được đưa vào giảng dạy ở bậc trung học phổ
thông và đại học. Do vậy, qua hiện tượng Nguyễn Quang Thiều, chúng
tôi muốn góp phần tìm hiểu thêm về diện mạo văn học giai đoạn này. Đề
tài này sẽ là sự gợi mở để chúng tôi nghiên cứu sâu hơn dòng mạch vận
động của văn học Việt Nam đương đại nói chung và truyện ngắn nói



4
riêng. Đó chính là những lý do để chúng tôi tiếp cận và triển khai đề tài
Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều nhìn từ góc độ thể loại.
2. Lịch sử nghiên cứu
Cho đến nay, có rất nhiều bài báo, tạp chí viết về Nguyễn Quang
Thiều trên mảng thơ như: Nguyễn Quang Thiều – nơi con sông trăng vật
vã (Quỳnh Nhi – Báo thể thao văn hóa số 23/1998); Trốn lo âu về lại
cánh đồng (Đỗ Minh Tuấn, Báo văn nghệ, 1996), Những thể nghiệm
trong thơ Nguyễn Quang Thiều của Vũ Văn Sỹ. Có thể kể thêm một số
công trình nghiên cứu như: Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các
tập thơ từ 1990 đến 2000 của Lê Thị Bích Hợp, Nguyễn Quang Thiều
trong tiến trình đổi mới thơ Việt Nam sau 1975 của Nguyễn Thị Hiền.
Trong bài viết Nguyễn Quang Thiều - Người đi qua cơn khát của sa
mạc thơ ngày 17/10/2009, Nguyễn Việt Chiến nhận định: “Từ những năm
1990, thơ Việt Nam đương đại bắt đầu có sự chuyển đổi lớn về mặt thi
pháp và có thể nói, Nguyễn Quang Thiều là nhà thơ đầu tiên, bằng những
nỗ lực vượt bậc và tài năng xuất sắc của mình, đã xác lập một giọng điệu
mới trong thơ Việt”.
Gần đây nhất nhân dịp Châu thổ, tập thơ tuyển lần thứ nhất của
Nguyễn Quang Thiều được nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành, ngày 28 -
6 - 2012, Viện văn học tổ chức tọa đàm khoa học: Thơ Việt Nam hiện
đại và Nguyễn Quang Thiều. Trong lời mở sách, tập kỷ yếu được hình
thành từ những tham luận dự hội thảo, nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp
đã nhận xét: “Trong những cây bút xuất hiện sau 1975, Nguyễn Quang
Thiều là một hiện tượng nổi bật với những cách tân mạnh mẽ, táo bạo”.
Nhìn chung 30 bản tham luận đã tập trung vào ba chủ đề chính: Nhận
định về Châu thổ và hành trình thơ Nguyễn Quang Thiều; Những vấn đề
thi pháp thơ Nguyễn Quang Thiều như một đại diện của thế hệ các nhà



5
thơ Việt Nam sau 1975; Quá trình hiện đại hóa thơ Việt Nam đương đại
nhìn từ trường hợp Nguyễn Quang Thiều
Không chỉ đạt được thành tựu ở thể loại thơ, ở truyện ngắn, phong
cách Nguyễn Quang Thiều đã được định hình qua một số bài viết mang
tính tổng quát. Trong bài Ra mắt tuyển thơ Nguyễn Quang Thiều in
trong Tác phẩm và dư luận ngày 26 - 1 - 2011, tác giả Hoài Khánh đã
khẳng định: “Nguyễn Quang Thiều không chỉ là nhà thơ tiên phong với
trào lưu hiện đại mà còn là cây viết văn xuôi giàu cảm xúc. Trong anh
không chỉ có con người bay bổng, ưu tư với những phiền muộn thi ca,
mà còn có một nhà báo linh hoạt và nhạy bén”.
Nhà phê bình Bùi Việt Thắng trong Truyện ngắn - Những vấn đề
lý thuyết và thực tiễn thể loại đã từng nhận định: “Về khía cạnh thi
pháp, truyện ngắn 1986 - 2000 đã trở nên phong phú về hình thức,
phong cách và bút pháp… Hình thức đa dạng có truyền kỳ hiện đại:
“Bến trần gian” của Lưu Sơn Minh, “Hai người đàn bà xóm Trại” của
Nguyễn Quang Thiều”.
Trong bài Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975 (TCVH số
9, 1996), nhà nghiên cứu Nguyễn Bích Thu cũng khẳng định “Nguyễn
Quang Thiều cùng với nhiều nhà văn khác như Tạ Duy Anh, Y Ban,
Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Thị Thu Huệ… đã tạo nên một diện mạo
mới cho truyện ngắn thời kì đổi mới”.
Khi nghiên cứu: Các kiểu kết thúc của truyện ngắn hôm nay
(TCVH số 4 - 1995), Lê Thị Hường cũng đã khảo sát và đánh giá kết
thúc của truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông của Nguyễn Quang Thiều:
“cách kết thúc của Nguyễn Quang Thiều tiêu biểu cho kiểu kết thúc của
truyện ngắn hôm nay và là mô hình kết thúc phổ biến”.
Học giả Nguyễn Khắc Viện cũng đã đọc và phân tích rất kỹ truyện
ngắn Gió dại trong tập truyện Người đàn bà tóc trắng của Nguyễn



6
Quang Thiều và ông đưa ra kết luận: “Chỉ qua một truyện ngắn mà tác
giả đã nêu lên bao nhiêu vấn đề tâm lý đi sâu vào những manh mối thầm
kín nhất của tâm tư con người. Nguyễn Quang Thiều quả là nhà tâm lý
học xuất sắc” (Báo Văn nghệ, số 19, ra ngày 12.5.2007)
Trong bài: Hộp đen - Nguyễn Quang Thiều in trên báo Văn nghệ
số 17 +18 (24 - 8 - 2012), tác giả Thiên Sơn nhận định: “Truyện ngắn
của Nguyễn Quang Thiều hấp dẫn bởi chất thơ, bởi những chi tiết độc
đáo và cả sắc màu kỳ ảo, chiều sâu nhân văn và triết lý. Anh thường tạo
ra những chi tiết đầy bất ngờ cuối mỗi truyện, gây được ấn tượng sau
mỗi cái kết”.
Có thể thấy qua những bài viết trên, những ý kiến đánh giá về
truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều đã nói lên phần nào phong cách của
nhà văn nhưng chỉ được thể hiện ở một phương diện nào đó và chưa thật
sự đi sâu vào nội dung cũng như nghệ thuật trong truyện ngắn của ông.
Qua những bài nghiên cứu, phê bình truyện ngắn thời kỳ đổi mới
nói chung và truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều nói riêng, chúng tôi thấy
những ý kiến đánh giá về truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều còn mang
tính khái quát chứ chưa đi vào cụ thể, chi tiết và hệ thống. Đó là những
gợi dẫn cho chúng tôi lựa chọn truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều làm
đối tượng nghiên cứu. Đến với đề tài này, chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra
những kiến giải riêng về truyện ngắn của ông trên tinh thần tiếp thu ý
kiến của các nhà nghiên cứu, các nhà phê bình đi trước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Quang
Thiều nhìn từ góc độ thể loại, cụ thể trên các phương diện sau: Cốt
truyện và kết cấu; Nghệ thuật xây dựng nhân vật; Nghệ thuật trần thuật
(ngôn ngữ, giọng điệu và không – thời gian nghệ thuật).



7
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành tập trung khảo sát 29 truyện trong Truyện
ngắn Nguyễn Quang Thiều (Nxb Văn học, 1997). Ngoài ra, truyện ngắn
của Nguyễn Quang Thiều cũng nằm trong tiến trình đổi mới truyện ngắn
Việt Nam nên chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu truyện ngắn của một số
tác giả có xu hướng cách tân như Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn
Ngọc Tư, Lê Minh Khuê, Nguyễn Huy Thiệp để so sánh. Bên cạnh đó,
các công trình nghiên cứu lí luận văn học, các chuyên luận, các tạp chí
chuyên ngành có liên quan, các sách, báo của thư viện trường Đại học
Quốc gia Hà Nội, Thư viện Quốc gia Hà Nội, các bản in trên trang web,
tài liệu do tác giả cung cấp được chúng tôi sử dụng như là tài liệu để
tham khảo.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp xã hội học
4.2 Phương pháp tiếp cận thi pháp học
4.3 Một số thao tác hỗ trợ khác: phân tích, tổng hợp, đánh giá, so
sánh
5. Đóng góp của luận văn
5.1 Về mặt lịch sử văn học: Cung cấp một cái nhìn khách quan,
khoa học, hệ thống và toàn diện về một hiện tượng văn học. Nguyễn
Quang Thiều không chỉ thành công trên lĩnh vực thơ ca mà còn là một
cây bút văn xuôi tài hoa, một tác giả của những truyện ngắn có giá trị
nghệ thuật mang ý nghĩa nhân văn.
5.2 Về mặt lí luận văn học: Giúp người đọc định hình rõ hơn về
cách tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ thể loại, nhất là thể loại truyện
ngắn.



8
5.3 Về mặt thực tiễn: Ghi nhận đóng góp của truyện ngắn Nguyễn
Quang Thiều với văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều trong dòng
mạch của truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới.
Chương 2: Cốt truyện và kết cấu trong truyện ngắn Nguyễn
Quang Thiều
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Quang Thiều
Chương 4: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn
Quang Thiều











9
PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THIỀU

TRONG DÒNG MẠCH CỦA TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM
THỜI KÌ ĐỔI MỚI
1.1 Khái quát chung về truyện ngắnViệt Nam thời kì đổi mới
1.1.1 Giới thuyết truyện ngắn
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, truyện ngắn được định nghĩa:
“Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn
bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự, hay sử thi,
nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền
một mạch, đọc một hơi không nghỉ” [21, tr. 162].
Theo 150 thuật ngữ văn học, truyện ngắn là “một thể loại của tác
phẩm tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập đến các
phương diện của đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn
là sự giới hạn về dung lượng, tác phẩm truyện ngắn thích hợp với người
tiếp nhận đọc nó liền mạch không nghỉ” [2, tr. 142].
Mức độ dài ngắn không phải là đặc điểm chủ yếu để phân biệt truyện
ngắn với các tác phẩm tự sự khác. Trong văn học hiện đại có nhiều tác
phẩm rất ngắn nhưng thực chất là những truyện dài viết ngắn lại. Thời
trung đại thì truyện ngắn cũng ngắn nhưng rất gần với truyện vừa. Các hình
thức kể chuyện dân gian rất ngắn gọn như truyện cổ tích, truyện cười…
không phải là truyện ngắn. Truyện ngắn hiện đại là một kiểu tư duy mới,
một cách chiếm lĩnh cuộc sống rất riêng, mang tính chất thể loại. Vì vậy,
truyện ngắn xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học.
Tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đủ
và toàn vẹn của nó, còn truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa hiện


10
tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay thế giới nội
tâm của con người. Cho nên truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện
phức tạp. Mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới thì nhân vật của

truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới đó. Truyện ngắn thường không
nhằm tới việc khắc họa những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong
tương quan với hoàn cảnh. Cốt truyện của truyện ngắn thường tự giới hạn
về thời gian, không gian, có chức năng nhận ra một điều gì đó sâu sắc về
cuộc đời, con người. Kết cấu của truyện ngắn không chia làm nhiều tầng,
nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc
liên tưởng. Bút pháp tường thuật của truyện ngắn thường là chấm phá.
Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết đặc sắc
và lối hành văn chứa nhiều ẩn ý làm nên tác phẩm những chiều sâu chưa
khám phá hết. Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hàng ngày, hàm
súc, dễ đọc, thường gắn liền với hoạt động báo chí, do đó có tác dụng ảnh
hưởng kịp thời trong đời sống.
Từ những định nghĩa và phân tích trên, chúng tôi rút ra những đặc
điểm chính của thể loại truyện ngắn như sau:
Thứ nhất, truyện ngắn là một thể tài tự sự cỡ nhỏ. Nhỏ có nghĩa là từ
vài trang đến vài chục trang, một câu chuyện được kể nghệ thuật nhưng
không được phép kể dài dòng, câu chuyện có sức ám ảnh, tạo ấn tượng duy
nhất mạnh mẽ đồng thời tạo liên tưởng cho độc giả.
Thứ hai, dung lượng và cốt truyện của truyện ngắn tập trung vào một
vài biến cố, mặt nào đó của đời sống, các sự kiện tập trung trong một
không gian nhất định.
Thứ ba, nhân vật truyện ngắn thường được làm sáng tỏ, thể hiện một
trạng thái tâm thế con người thời đại.


11
Thứ tư, chi tiết và lời văn là những yếu tố đóng vai trò quan trọng,
đặc biệt ở chi tiết của nó có tính chất biểu tượng.
1.1.2 Truyện ngắn thời kì đổi mới
Từ sau Đại hội Đảng lần VI (1986), Đổi mới như một nhu cầu tất yếu

của văn chương để phù hợp với đời sống xã hội, với nhận thức và tiếp nhận
của người đọc hiện đại. Tuy nhiên, viết cho mới không là mục đích. Viết
cho hay mới là mục đích. Đổi mới được coi như phương tiện, bút pháp để
làm hay văn chương. Đổi mới không đơn thuần chỉ để đổi mới thiên về mặt
hình thức mà cần đổi mới về tư duy nghệ thuật, đổi mới quan niệm nghệ
thuật về con người, đổi mới về nghệ thuật trần thuật.
Quan niệm như vậy khác hẳn với quan niệm thời kỳ trước. Sau khi
cách mạng tháng 8 thành công, đất nước bước vào cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp. Phần lớn nhà văn lên chiến khu theo cách mạng.
Với quan điểm văn nghệ phục vụ công nông binh, phục vụ kháng chiến,
văn chương nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung lấy nhiệm vụ phục
vụ chính trị làm mục tiêu hàng đầu nên đã không tránh khỏi chính trị hóa,
báo chí hóa, đơn giản hóa, quần chúng hóa; tác phẩm mang tính nghệ
thuật đích thực có, nhưng không thật nhiều. Kết thúc cuộc kháng chiến
chống Pháp, chúng ta chưa có thời gian định lại những giá trị đích thực
của văn chương, đã phải bước vào cuộc kháng chiến mới, trong đó văn
học có nhiệm vụ phục vụ lợi ích dân tộc, cụ thể là phục vụ lợi ích cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Với quan niệm về văn chương như vậy
tất yếu sẽ dẫn đến có nhiều tác phẩm ra đời nhưng lại đơn giản, tẻ nhạt,
một chiều. Xã hội thay đổi, nhận thức con người đã thay đổi, quan niệm
thẩm mỹ đã khác nhưng quan niệm đối với văn chương gần như không
có gì thay đổi, vẫn bảo thủ trì trệ. Bởi vậy một giai đoạn khá dài sau cuộc


12
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, văn học nước nhà rơi vào trạng huống
bế tắc, người đọc quay lưng lại với văn chương.
May thay, vào những năm giữa của thập niên 80 thế kỷ trước, sau
đại hội VI của Đảng, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Cùng với sự đổi
mới tư duy chính trị, tư duy kinh tế là đổi mới tư duy nghệ thuật, đổi mới

quan niệm về văn chương, về nhà văn, về hiện thực và con người. Thời
tiết chính trị thay đổi, không khí dân chủ hóa của đời sống và văn chương
là tiền đề cho sự xuất hiện một loạt tác phẩm viết theo phương cách "cởi
trói", không đơn điệu, một chiều, dám đối mặt với thực tế đời sống. Hay
nói cách khác, đã viết như đời sống vốn thế, tức là văn chương thật sự đã
phản ánh đúng thực trạng tâm lý phức tạp của con người, qua đó can dự
trực tiếp vào đời sống xã hội
Truyện ngắn thời kì đổi mới được mùa nở rộ và thực sự là niềm tự
hào của văn xuôi nước nhà. Sau Nguyễn Huy Thiệp, hoàn toàn không
thiên cưỡng để nói rằng, một diện mạo mới của truyện ngắn Việt Nam đã
hình thành. Diện mạo này trước hết là sự phong phú, đa dạng trong
phương cách thể hiện. Đọc truyện ngắn thời kỳ đổi mới dễ dàng nhận ra
rằng thể loại này đã bắt được nhịp, theo kịp và cùng song hành với cuộc
sống. Nó không mòn cũ, công thức ở lối viết, không một chiều, nhẵn lỳ
trong cảm xúc, không dập khuôn với lối viết đã định sẵn. Trân trọng
những thành tựu trước đó, song không thoả mãn, luôn tìm tòi, luôn đổi
mới trong cách cảm, cách nghĩ, cách viết là đặc trưng nhân cách nhà văn.
Nền kinh tế thị trường tất yếu dẫn đến việc hình thành lối sống đa
chiều, nó không còn thuần khiết, giản đơn, trong trẻo như thời kỳ trước
đây. Nó phức tạp, nhiêu khê và rối rắm. Phản ánh hiện thực ấy đòi hỏi
truyện ngắn cũng như các thể loại văn học khác phải gồ ghề, góc cạnh,


13
phải bung nở, đa chiều. Truyện ngắn giai đoạn đổi mới đã làm được điều
ấy.
Bên cạnh những tác giả đã có sự đằm lắng trong tư duy, và trong
phong cách thể hiện, đã làm nên nền truyện ngắn Việt Nam sáng giá một
thời như Bùi Hiển, Vũ Tú Nam, Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang Sáng,
Anh Đức, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Đỗ Chu, Chu Lai,

Nguyễn Quang Thân, Lý Biên Cương, Nguyễn Bản, Lê Minh Khuê là
một thế hệ hết sức đa dạng và hùng hậu: Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn
Quang Lập, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị
Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Võ Thị Xuân Hà, Bão Vũ, Nguyễn
Thị Phước, Lý Lan, Phạm Ngọc Tiến, Trần Đức Tiến, Văn Cầm Hải và
mới đây là Nguyễn Ngọc Tư. Mỗi người tạo nên một phong cách làm cho
truyện ngắn giống một nguồn mạch có nhiều dòng chảy, bởi vậy truyện
ngắn đa chiều và phong phú, không đơn điệu tẻ nhạt. Các tác giả viết
truyện ngắn trong thời kỳ đổi mới đã thổi vào truyện ngắn một luồng gió
mới, trần trụi hơn, thật hơn, đời hơn. Cấu trúc truyện ngắn của họ không
chỉ là mặt phẳng, mà đã có cái gì như thể không gian đa chiều. Đọc
truyện ngắn thời kỳ đổi mới ít nhiều đã thấy các tác giả đang có xu
hướng không còn quá lệ thuộc vào những điều mà thế hệ đi trước, bằng
nhiều nguyên do, phải gánh, đã thấy được sự bứt phá khỏi những ràng
níu của một thời. Bởi vậy truyện ngắn đã có sự khoáng đạt, hồn nhiên,
cởi mở và trí tuệ. Đã có những xoay trở nhằm kéo truyện ngắn về với
phong cách mới, gần với đời thường, trong ý thức rạch ròi, gọi đúng tên
các hiện tượng của đời sống, chỉ đích danh sự vật. Phương cách thể hiện
cũng nhiều chiều, thậm chí mượn sự không có thật, phi lý như phương
tiện dẫn giải để đạt được điều muốn nói nhằm tỏ thái độ với cái xấu, cổ
xuý cho cái tốt, qua đó gợi mở, đánh thức tư duy người đọc. Điều này


14
không mới, song so với những gì đã có trước đây, trong xu hướng thiên
về sự phẳng lặng, rành mạch, có hậu thì có thể coi lối thể hiện này như
một đột phá.
Có thể nói truyện ngắn thời kỳ này mang đậm ý thức cảnh báo, dự
báo. Đó không gì khác hơn chính là ý thức phản tỉnh, phản tư - một trong
những thuộc tính cần có của văn chương. Ý thức phản tỉnh trong tác

phẩm văn học làm nên tính nhân bản của nó. Tính phản tỉnh trong văn
học là yếu tố cần thiết và là nguyên cớ để văn học tồn tại, có chỗ đứng,
có vị thế trong đời sống xã hội. Tinh thần phản tỉnh trong tác phẩm văn
học không gì khác hơn là sự không hài lòng với thực tại, nhìn nhận và
đánh giá lại những sai lầm, là ý thức vươn tới cái đẹp, cái cao cả, góp
phần thúc đẩy tiến trình lành mạnh xã hội, giúp con người ngày một hoàn
thiện nhân cách, sống nhân văn hơn, biết yêu quý nhau hơn, từ đó góp
sức đẩy lùi cái ác, cái xấu, cái thấp hèn, hướng con người vào chân,
thiện, mỹ
Không phải ngẫu nhiên nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét trong bài Văn
xuôi Việt Nam hôm nay, lô-gích quanh co của các thể loại, những vấn đề
đang đặt ra, và triển vọng, thời kì đổi mới “có thể coi là một thời kỳ có
nhiều truyện ngắn hay trong văn học Việt Nam, tiếp theo “vụ được mùa
truyện ngắn” những năm 1960 và một vụ mùa khác, trong chiến tranh. Tuy
nhiên, truyện ngắn lần này có những khác biệt rõ rệt. Những năm 1960 từng
để lại nhiều truyện ngắn đẹp như thơ, trong veo, trữ tình. Truyện ngắn thời
chiến tranh thì vạm vỡ, chắc chắn. Đặc điểm nổi bật lần này là cầm cái
truyện ngắn trong tay có thể cảm thấy cái dung lượng của nó nặng trĩu. Có
những truyện ngắn, chỉ mươi mười trang thôi, mà sức nặng có vẻ còn hơn
cả một cuốn tiểu thuyết trường thiên” [52, tr. 254].



15
1.2. Nguyễn Quang Thiều - khát vọng đổi mới truyện ngắn
1.2.1 Quá trình sáng tác của Nguyễn Quang Thiều
Nguyễn Quang Thiều sinh ra và lớn lên bên dòng sông Đáy hiền
hòa, thơ mộng - nơi nuôi dưỡng tâm hồn nhà văn từ tuổi ấu thơ. Làng
quê buồn nghèo nơi chứa đầy những huyền thoại, những nghi lễ, những
tù túng và huyễn hoặc với những con người nồng hậu giàu văn hóa là

nguồn cảm hứng sáng tác vô tận đối với nhà văn.
Trong ký ức của mình, tuổi thơ Nguyễn Quang Thiều gắn liền với
hình ảnh người bà nội phải nằm bất động trong một góc nhà. Bà nằm đó
mà kể cho ông nghe những câu chuyện tưởng tượng, những ký ức huyền
hoặc nhuốm màu ma quái Và chính những điều đó, đã gieo vào trong
ông những cảm thức khác lạ, trở thành một hành trang trong tư duy sáng
tạo sau này. Như chính nhà văn trong Châu thổ, thơ tuyển lần thứ nhất
đã từng nói: “bà tôi - một người nông dân không biết chữ là nhà văn đầu
tiên và vĩ đại của tuổi thơ tôi” [74, tr. 16].
Vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, khi mới ngoài 20
tuổi, Nguyễn Quang Thiều yêu thơ đến kỳ lạ và với sự đòi hỏi của vô
thức, của bản năng, ông đã cho ra đời những bài thơ với những cảm xúc
đẹp đẽ, trong sáng buổi ban đầu mà sau này được tập hợp trong tập thơ
Ngôi nhà 17 tuổi.
Không dừng lại ở đó, Nguyễn Quang Thiều luôn trăn trở ngày
đêm trên từng trang viết của mình, từ thằm sâu réo gọi đã thôi thúc ông
cầm bút và tập thơ Sự mất ngủ của lửa ra đời. Với tập thơ này Nguyễn
Quang Thiều lần đầu tiên mang đến một thứ thơ khác, một thứ thơ khởi
phát từ nội lực mạnh mẽ chất chứa những trầm tích bí mật, những huyền
thoại bị vùi lấp, những gấp khúc của tư duy và sự hoang thẳm của
những cơn mơ Tựa như một cảnh giới kỳ dị, vừa ảo huyền, sương


16
khói, vừa mộng mị lại vừa trần trụi, bộn bừa, không màu mè; vừa đơn
sơ, vừa quen thuộc lại vừa ẩn chứa vẻ xa lạ…Với ông, làm thơ lúc ấy
thật hồn nhiên và nó như một nhu cầu tự thân nhằm giải thoát chính
mình.
Sau khi rời Cu Ba về nước, Nguyễn Quang Thiều công tác tại Bộ
công an và bắt đầu với sự nghiệp báo chí. Khi thì ông phụ trách báo Văn

nghệ, khi thì ở An ninh thế giới do chính ông sáng lập, đặc biệt việc ông
thực hiện tờ báo Cảnh sát toàn cầu đã được đông đảo bạn đọc quan tâm.
Tiếp sau đó, Nguyễn Quang Thiều còn tham gia sáng lập tờ Nghệ thuật
mới, một tờ báo ngay từ buổi đầu đã có lượng ấn bản ấn tượng hơn bất
kỳ một tờ báo văn học nào khác.
Và hơn tất cả, ở Nguyễn Quang Thiều còn là một tâm hồn đa cảm,
mơ mộng, nhân hậu và đẹp đẽ Á đông kết hợp với óc phân tích sắc sảo
của phương Tây. Ông có thời gian học tập ở nước ngoài, vốn ngôn ngữ
thông thạo giúp ông có cơ hội tiếp xúc với văn hóa, văn học nhiều nước
trên thế giới. Vốn sống phong phú, học vấn uyên thâm, giao lưu văn hóa
rộng, bản lĩnh sáng tạo của người nghệ sĩ giúp Nguyễn Quang Thiều tìm
đến một hướng cách tân truyện ngắn đáng chú ý.
Có thể nói, Nguyễn Quang Thiều là một con người của sự tổng
hòa các lĩnh vực: thơ ca, kịch, họa. Những năm qua trên báo chí đã xuất
hiện khoảng trên 300 bài ký, phóng sự, nghị luận, tản văn của Nguyễn
Quang Thiều. Ngoài ra ông còn viết nhiều kịch bản phim, vẽ tranh và
tiểu thuyết, truyện ngắn… Cho đến nay, ông đã xuất bản 10 tập thơ, 16
tập tiểu thuyết và truyện ngắn, 10 cuốn sách dịch và sách thiếu nhi.
Ngoài giải thưởng hội nhà văn Việt Nam 1993 cho tập thơ Sự mất ngủ
của lửa, Nguyễn Quang Thiều còn dành được rất nhiều giải thưởng văn


17
học trong nước ở mọi thể loại: thơ, kịch bản phim, truyện ngắn, sách
thiếu nhi.
Nguyễn Quang Thiều được các nhà xuất bản ở Mỹ chọn dịch cả
thơ và văn xuôi và đã được đăng tải hầu hết các báo, tạp chí uy tín ở
nước Mỹ. Truyện ngắn được dịch nhiều thứ tiếng, đặc biệt tác phẩm Bầy
chim chìa vôi được chọn làm một chuyên đề trong một trường đại học ở
Nhật.

Và nói đến thành tựu truyện ngắn của nhà văn, không thể không
kể đến hai tác phẩm đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.
Truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông được giải của tạp chí Văn nghệ quân
đội năm (1989 – 1990), sau được chuyển thể thành phim truyền hình Lời
nguyền của dòng sông. Truyện ngắn Hai người đàn bà xóm Trại được
giải tạp chí Văn nghệ quân đội năm (1993 – 1994) sau được chuyển thể
thành phim truyền hình Thời gian của dòng sông. Lúc đương thời cả hai
bộ phim được chuyển thể từ hai truyện ngắn này đều gây được tiếng
vang trong dư luận và công chúng.
1.2.2 Khát vọng sáng tạo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều
Nói đến Nguyễn Quang Thiều người ta thường nói đó là con
người của thi ca. Nguyễn Quang Thiều yêu thơ đến mê mẩn, mụ mị,
chìm đắm và thao thức với thơ, cho thơ, và vì thơ. Nhưng chúng ta cũng
không thể phủ nhận rằng có một Quang Thiều mải miết với truyện ngắn,
mặc dù hành trình sáng tác truyện ngắn không dài nhưng những tác
phẩm của ông đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc như nhận
định của nhà biên tập trong cuốn Mùa hoa cải bên sông/ Nguyễn Quang
Thiều, H. Kim Đồng, 2003: “Nguyễn Quang Thiều là một cây bút truyện
ngắn tài hoa. Anh có lối kể chuyện hư hư thực thực, ẩn hiện, mê


18
hoặc…văn chương và con người anh như một thứ rượu để lâu, uống vào
rất dễ say” [72, tr. 4].
Không ít văn nghệ sĩ thường nghĩ, có một cái gì đó giống như một sự
xung đột hay sự mâu thuẫn giữa các thể loại trong cùng một con người
sáng tạo ra nó. Nhưng đối với Nguyễn Quang Thiều mọi loại hình nghệ
thuật chỉ nhằm đến tự do, bản chất của mọi sáng tạo nghệ thuật là như
nhau, chúng chỉ khác nhau về ngôn ngữ và hình thức thể hiện như ông đã
từng nói: “Tôi yêu tất cả những gì thuộc về vẻ đẹp sự sáng tạo. Làm gì tôi

cũng say đắm”. Có thể khẳng định rằng sự vận động trong tư duy nghệ
thuật của Nguyễn Quang Thiều dù trong thơ hay văn xuôi đều đi từ cơn mê
sảng những ý nghĩ đến cây ánh sáng kì diệu của sáng tạo.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Quang Thiều đã bộc
lộ khá rõ nét quan niệm của ông về nghệ thuật, cái đẹp, tình yêu, nỗi
tuyệt vọng, niềm hy vọng, sự sống, cái chết, nỗi ám ảnh, sự hối hận…tất
cả trở thành khát vọng sáng tạo đều in dấu trong các sáng tác truyện
ngắn của ông.
Quan niệm của Nguyễn Quang Thiều về thi ca: “Làm mới lại
những gì đã cũ, làm sống lại những gì đã chết” [84, tr. 31]. Như vậy,
theo ông, thế giới này vốn đã tồn tại như vậy, không có điều gì là mới,
chỉ có cách nhìn mới về con người, về thế giới này mà thôi. Và sứ mệnh
của nhà thơ là phải kết nối tất cả vật thể trên thế giới này: Cỏ cây, mây
trời, thú vật, côn trùng Với ông, vẻ đẹp, sự kỳ diệu nằm ở những điều
bình dị nhất. Nhà thơ phải làm hiện lên vẻ đẹp ấy. Khai mở - đó chính là
sứ mệnh lớn nhất của nhà thơ.
Cuộc sống thực tại với những nỗi nhọc nhằn đã làm con người
mất đi sự nhạy cảm với cái đẹp. Thực chất, cái đẹp không xa lạ, không


19
bí ẩn với chúng ta mà do chúng ta biết cảm nhận nó, phải làm cho nó
biểu lộ.
Khát vọng khám phá cái đẹp là cảm hứng bao trùm không chỉ xuất
hiện trong thơ Nguyễn Quang Thiều mà còn cả trong văn xuôi của ông.
Người nghệ sĩ luôn khám phá cái đẹp, cái kỳ vĩ trong một khoảnh khắc
đặc biệt. Chính khoảnh khắc ấy làm đời sống thăng hoa. Cái đẹp được
khám phá từ một khoảnh khắc kì diệu của đời sống. Nếu như trong thơ
cái đẹp hiện lên qua sự chuyển động của ốc sên (Như đêm vũ hội) thì
trong truyện ngắn có thể là khoảnh khắc trong một đêm trăng, hoạt động

bay lên của bầy chim, hay khoảnh khắc hạnh phúc khi được nhìn thấy
mái tóc như từ vầng trăng chảy xuống
Với Nguyễn Quang Thiều, vẻ đẹp, sự kỳ diệu nằm ở những điều
bình dị nhất. Khát khao đi tìm cái đẹp, bám lấy cuộc sống, tìm kiếm vẻ
đẹp diệu kỳ trong những gì thân thuộc nhất. Cái đẹp có khi nằm ở một
trạng thái giản dị nhất hay ở một chuyển động thô sơ nhất. Với ông
thiên đường không phải là cái gì cao siêu, huyền bí mà là một đời sống
tinh thần kỳ diệu ở ngay thế gian này Là một chiều chân trần trên cánh
đồng rực vàng của lúa chín với cõi lòng thanh sạch vô cùng, được đắm
chìm trong hương lúa. Từ những con đường đất đỏ với bước chân trần
mẹ đi về sau mỗi chiều vất vả đến những mái ngói, bờ tre của những
thôn quê nghèo khó Khi chúng ta nhận biết được vẻ đẹp của thiên
nhiên và sự sống thì nghĩa là chúng ta biết được thiên đường.
Ông đã từng nói trong nhiều cuộc phỏng vấn rằng: “điều thu hút
tạo cảm hứng cho tôi là tâm hồn và số phận của người phụ nữ chứ
không phải nhan sắc của họ. Trong đời thường, một phụ nữ không nhan
sắc thì tôi không có cách nào làm cho người phụ nữ đó có nhan sắc.
Nhưng trong tác phẩm, tôi có quyền tạo ra một phụ nữ nhan sắc” [6, tr.


20
22]. Có lẽ cái nhan sắc mà nhà văn muốn nói ở đây chính là vẻ đẹp của
sự thành thực, hồn nhiên, mộc mạc, vẻ đẹp tâm hồn tự nó toát ra một
cách tự nhiên nhất.
Có khi nhà văn bày tỏ quan niệm về cái đẹp trực tiếp qua đoạn trữ
tình ngoại đề trong Chạy trốn khỏi vầng trăng: “Bạn ơi! Bạn hãy thử
một đêm nào đó khuya khoắt đứng dưới trăng mười sáu một mình. Bạn
hãy ngửa mặt hứng lấy từng giòng trăng chảy xuống… chỉ một lát sau
thôi bạn không thể bình tĩnh được. Bạn sẽ hoảng hốt, rồi lăn lộn, rồi như
mê sảng. Và đâu đấy trong không gian mênh mang kỳ ảo ánh trăng có ai

đó dịu dàng gọi bạn. Bạn sẽ thấy hai cánh tay mình biến thành hai vây
cá mỏng. Bạn khẽ khàng khỏa đôi vây. Bạn sẽ bồng bềnh trôi đi, trôi
mãi theo tiếng gọi dịu dàng như tiếng nước kia” [82, tr. 372]. Cái đẹp ở
đây là cái đẹp không lời. Cái đẹp của sự tưởng tượng, thức nhận về cuộc
sống.
Khát vọng kiếm tìm trong Nguyễn Quang Thiều là những ý nghĩ
bay lên để cứu rỗi sự nghèo nàn tâm hồn nhất là trong cái xã hội con
người dần cô đơn không tìm thấy tri ân. Cái xã hội nghèo nàn dần sự thơ
mộng. Sự lo âu của Nguyễn Quang Thiều là sự lo âu xuống cấp đạo đức,
đánh mất giá trị tinh thần của con người trong xã hội hiện đại.
Nguyễn Quang Thiều cũng luôn suy nghĩ về lẽ sinh tử trong cõi
đời: Trong một bài trả lời phỏng vấn nhà văn có nói rằng: “Để cái chết
trở nên giản dị và mang những bí ẩn khám phá đối với tôi thì chỉ có đời
sống của chúng ta đang sống và suy ngẫm về đời sống ấy. Khi ấy, cái
chết không phải là chết nữa mà nó là một đời sống với hình thức mới.
Tôi quan niệm đời sống là hiện tại (hôm nay) và cái chết là tương lai
(ngày mai). Và chúng ta nhìn nhận cái chết như là một ban mai đến với
thế gian này”.


21
Thực chất Nguyễn Quang Thiều không chịu ảnh hưởng cụ thể của
một tôn giáo nào. Với nhà thơ, khi đức tin đã được thiêng liêng hóa nó
sẽ mang lại sự bí ẩn của những điều thiêng. Cụ thể đức tin của nhà thơ
là: Sự sống bất diệt, sự sống mang vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp hoàn hảo của
thế gian. Đó cũng là cảm hứng thống nhất làm nổi bật khát vọng sáng
tạo không chỉ trong thơ mà còn xuyên suốt trong các sáng tác truyện
ngắn của Nguyễn Quang Thiều.
1.3 Tiểu kết
Với một quá trình sáng tác không ngừng nghỉ, từ thơ ca, báo chí,

kịch bản, hội họa đến văn xuôi, Nguyễn Quang Thiều đều để lại ấn
tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Xuất phát từ quan niệm như một tuyên
ngôn trong văn chương: “làm mới lại những gì đã cũ, làm sống lại
những gì đã chết”, Nguyễn Quang Thiều đã đem đến những cách tân
nghệ thuật đáng chú ý cho văn học nước nhà. Có thể khẳng định rằng
cùng với một đội ngũ nhà văn hùng hậu thời kì đổi mới, Nguyễn Quang
Thiều với những truyện ngắn của mình đã làm mới thể loại tự sự cỡ nhỏ,
đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ của thời đại và công chúng.












22
Chương 2: CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN QUANG THIỀU
2.1. Cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều
2.1.1 Khái niệm cốt truyện
Theo Lý luận văn học (2003, Nxb Giáo dục) cốt truyện được định
nghĩa: “cốt truyện là hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của
cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các
tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của
chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm” [17, tr. 137].

Theo như định nghĩa trên thì cốt truyện là sự kết hợp giữa hai yếu
tố: chuỗi sự kiện và cách thức tác giả chuyển tải chúng đến người đọc.
Nhưng với những cốt truyện thành công thường hàm chứa những yếu tố bất
ngờ và độc đáo. Và đoạn mở đầu và kết thúc là nơi nhà văn mất nhiều thời
gian chần chừ nhất. Một cốt truyện thành công là cốt truyện mang đến cho
độc giả cảm giác rằng khi gấp sách lại, câu chuyện vẫn tiếp diễn.
Cốt truyện tạo khung, sườn cho tác phẩm và nương vào đó câu
chuyện được triển khai theo các trình tự: Trình bày, khai đoạn, phát triển,
đỉnh điểm và kết thúc. Nhưng có 3 phần quan trọng nhất là mở đầu, đỉnh
điểm và kết thúc.
Theo quan niệm của nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng, khi xây dựng
một truyện ngắn nhà văn thường chú ý đến hai yếu tố quan trọng nhất là chi
tiết và đoạn kết. Và nhận xét này, theo chúng tôi tương ứng với truyện ngắn
Nguyễn Quang Thiều.
2.1.2 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
Truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Quang Thiều không có cốt truyện
gay cấn, ly kì mà người đọc ấn tượng bởi những chi tiết đắt giá làm nổi bật


23
chủ đề, tư tưởng của tác phẩm và đoạn kết thường gây bất ngờ, cuốn hút
người đọc.
 Chi tiết
Chi tiết là các tiểu tiết của tác phẩm nghệ thuật văn xuôi tự sự, có
khả năng biểu hiện tư tưởng và cảm xúc. Chi tiết nghệ thuật gắn liền với
quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người. Chi tiết nghệ thuật đóng vai
trò là vật liệu xây dựng, làm tiền đề cho cốt truyện phát triển.
Theo nhà văn Nguyễn Công Hoan: “chi tiết là những điều nhỏ nhặt
mà nhờ nó xây nên truyện vì truyện ngắn là một vấn đề được xây dựng
bằng chi tiết. Nhờ những chi tiết hay, những chi tiết phát sáng mà tác phẩm

được nâng lên cấp độ tượng trưng, có sức ảm ảnh lớn, tư tưởng, chủ đề
được khắc sâu” [56, tr. 33].
Theo như Nguyên Ngọc: “truyện ngắn có thể có cốt truyện, thậm chí
cốt truyện ly kỳ, gay cấn, kể được. Truyện ngắn cũng có thể chẳng có cốt
truyện gì cả, không kể được nhưng truyện ngắn không thể nghèo chi tiết.
Nó sẽ như nước lã” [69, tr. 85].
Chi tiết đắt giá có thể ở đầu truyện, giữa truyện, đỉnh điểm cao trào
hoặc ở đoạn kết. Nhưng thường thì chi tiết đắt giá được giấu kín, chỉ tung
ra ở đoạn kết, tạo sự bất ngờ cho độc giả.
Giữa chủ đề và chi tiết có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chủ đề có
tác dụng hướng dẫn người viết chọn chi tiết để tạo dựng cốt truyện và
ngược lại tác phẩm có ý nghĩa thực sự sâu sắc lại nhờ sự phát sáng của các
chi tiết. Nói như vậy không có nghĩa là vơ tuốt mọi chi tiết đưa vào làm
cho tác phẩm thừa hoặc thiếu. Mà quá trình đưa vào phải là sự chọn lọc có
nghĩa là phải đặt được ý, được vấn đề trước thì mới chọn đúng chi tiết nói
như nhà văn Nguyễn Công Hoan: “khi muốn triển khai một ý, một vấn đề

×