Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.24 KB, 95 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẶNG THUÝ HẰNG




TRUYỆN NGẮN THANH TỊNH
TRONG DÒNG TRUYỆN NGẮN TRỮ TÌNH VIỆT
NAM 1930-1945


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN







HÀ NỘI - 2006

2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẶNG THUÝ HẰNG





TRUYỆN NGẮN THANH TỊNH
TRONG DÒNG TRUYỆN NGẮN TRỮ TÌNH VIỆT
NAM 1930-1945

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ : 5 04 33
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. LƢU KHÁNH THƠ




HÀ NỘI - 2006

3



MỤC LỤC


Trang

MỞ ĐẦU
3
I.
Lý do chọn đề tài
3
II.

Lịch sử vấn đề
6
III.
Nhiệm vụ nghiên cứu
11
IV.
Phạm vi nghiên cứu
11
V.
Phƣơng pháp nghiên cứu
12
VI.
Đóng góp của luận văn
12
VII.
Cấu trúc của luận văn
12

NỘI DUNG
14
Chƣơng 1
Từ nhận thức về dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945
đến việc tìm hiểu con đường sáng tác của Thanh Tịnh
14
I.
Quan niệm về truyện ngắn và truyện ngắn trữ tình
14
II.
Dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945 trong tiến trình
văn học Việt Nam hiện đại

17
III.
Những gƣơng mặt tiêu biểu tạo nên dòng truyện ngắn
trữ tình 1930-1945
22
IV.
Dòng truyện ngắn trữ tình với các dòng truyện ngắn khác
thuộc giai đoạn 1930-1945
33
V.
Con đƣờng sáng tác của nhà văn Thanh Tịnh
37
Chƣơng 2
Thân phận con người và những giá trị nhân bản cao
quý trong truyện ngắn của Thanh Tịnh
40
I.
Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời và thế giới nhân vật
của Thanh Tịnh
40
II.
Tiếng nói khẳng định những giá trị nhân văn trong đời
sống con ngƣời
48

4
1.
Lòng nhân ái xót thƣơng và thái độ trân trọng con ngƣời
48
2.

Trân trọng vẻ đẹp cuộc sống
51
3.
Nhìn về quá khứ với nỗi niềm nhớ tiếc sâu nặng
54
III.
Đi vào khám phá đời sống tinh thần của con ngƣời trong
mọi mặt của cuộc sống, thể hiện chất nhân văn tinh tế và
cao cả
56
Chƣơng 3
Đặc điểm truyện ngắn Thanh Tịnh qua một số phương
diện nghệ thuật
62
I.
Chất thơ nhƣ một đặc điểm bao trùm truyện ngắn
Thanh Tịnh
62
II.
Cách lựa chọn đề tài, xây dựng cốt truyện
67
III.
Thời gian và không gian nghệ thuật
69
IV.
Ngôn ngữ trong truyện ngắn Thanh Tịnh
73
1.
Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc
73

2.
Ngôn ngữ tinh tế, giản dị, gần gũi với đời thƣờng
75

KẾT LUẬN
80

TÀI LIỆU THAM KHẢO
84



















5


MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 phát triển một cách mạnh
mẽ và đạt đƣợc những thành tựu to lớn ở hầu hết mọi lĩnh vực mà cho đến
nay, ngày càng đƣợc khẳng định. Những thành tựu đó đã làm thay đổi hẳn
diện mạo của văn học dân tộc, mang tới cho nó bộ mặt mới: hiện đại. Cùng
với sự phát triển nhanh chóng của thơ ca (đặc biệt là phong trào Thơ mới)
là sự phát triển cũng mạnh mẽ không kém cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng
của các thể loại văn xuôi nghệ thuật nhƣ: tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng
sự, tuỳ bút, nghiên cứu phê bình,… Do sự phức tạp của diện mạo văn học
giai đoạn này cùng những yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới, hiện đại hoá
văn học, nhiều tác giả có thể sáng tác rất nhiều thể loại khác nhau, mà ở
mỗi thể loại lại đều có những thành công nhất định. Điều đó nói lên sự
phát triển mạnh của văn học giai đoạn này không chỉ về số lƣợng, chất
lƣợng tác phẩm mà còn cả về số lƣợng và chất lƣợng tác giả. Nhắc đến Vũ
Trọng Phụng, ngƣời ta không chỉ nhắc đến tiểu thuyết mà còn là những bài
phóng sự khiến ông đƣợc mệnh danh là ông vua phóng sự đất Bắc. Xuân
Diệu, nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới lại có những truyện ngắn
trữ tình rất hay. Nhà phê bình nổi tiếng Vũ Ngọc Phan ngoài những bài
nghiên cứu, những tập bút kí, ông còn giúp công chúng Việt Nam tiếp cận
với các tiểu thuyết phƣơng Tây qua bản dịch tiếng Việt của mình. Nhà thơ
Thế Lữ có những truyện đƣờng rừng đầy bí hiểm, hấp dẫn,… Báo chí, nhà
in, nhà xuất bản cũng góp phần làm sôi động thêm văn học giai đoạn này

6
bằng cách đăng tải hàng trăm tiểu thuyết, hàng ngàn truyện ngắn, phóng sự
tuỳ bút, thơ, truyện ký đủ loại,…
2. Trong sự phát triển bùng nổ của văn học, truyện ngắn đã trƣởng
thành vƣợt bậc và sớm trở thành một thể loại mạnh với những đại diện tiêu

biểu nhƣ: Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Thạch
Lam, Thanh Tịnh, Kim Lân Mỗi tác giả là một quan điểm, một phong
cách riêng, nhƣng đều có những đóng góp vào thành công của thể loại này
trong nền văn học chung. Các tác phẩm truyện ngắn giai đoạn này đã phản
ánh một cách toàn vẹn, sâu sắc đời sống xã hội đƣơng thời. Bên cạnh
những tác phẩm phê phán, phản ánh, tố cáo mặt trái của hiện thực xã hội
với tất cả những thối nát, lỗi thời, bất công, lừa lọc, áp bức của giai cấp
thống trị đối với ngƣời dân lao động; bi kịch tinh thần của ngƣời trí thức
tiểu tƣ sản nhƣ trong các truyện của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan,
Nam Cao, Bùi Hiển, là những tác phẩm đi sâu vào khám phá thế giới
tâm hồn sâu kín, phát hiện vẻ đẹp đời sống nội tâm của con ngƣời với
ngôn ngữ tinh tế, gợi cảm, giàu hình ảnh trong truyện của các nhà văn
Thạch Lam, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Thanh Châu, Ngọc Giao, Nếu nhƣ
trƣớc đây, giới phê bình nghiên cứu văn học thƣờng đi sâu vào tìm hiểu
các tác phẩm mang tính chất hiện thực phê phán xã hội rõ rệt thì đến nay,
ngƣời ta lại nhận thấy những tác phẩm trữ tình cũng có sức hấp dẫn riêng
biệt của nó mà ẩn giấu dƣới những lời văn nhẹ nhàng, trong trẻo chính là
hiện thực của nội tâm con ngƣời thật phong phú và sâu sắc. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu, đánh giá một cách trân trọng các tác phẩm của
Thạch Lam, Xuân Diệu, Hồ Dzếnh, nhƣng cũng còn có nhiều tác giả

7
chƣa đƣợc tìm hiểu một cách hệ thống dù đóng góp của họ trong dòng văn
học trữ tình là không nhỏ nhƣ Thanh Tịnh, Thanh Châu, Ngọc Giao,
Cũng nhƣ vậy, cho đến nay, trong khi các tập truyện ngắn của Thạch Lam,
Hồ Dzếnh liên tục đƣợc xuất bản thành tập riêng và tái bản nhiều lần thì
truyện ngắn của các nhà văn Thanh Châu, Ngọc Giao,… chỉ đƣợc chọn in
cùng các nhà văn khác trong các tuyển tập. Truyện ngắn của Thanh Tịnh
ngoài tập Quê mẹ đƣợc in lại các năm 1957, 1983, thì mới chỉ đƣợc chọn
in trong cuốn Thanh Tịnh tác phẩm chọn lọc do Nhà xuất bản Hội nhà văn

xuất bản từ năm 1998 và cho đến nay chƣa thấy tái bản lại. Nhằm tiếp tục
việc tìm tòi sự đóng góp của các tác giả, tác phẩm văn học trữ tình, ở luận
văn này chúng tôi đi vào nghiên cứu, tìm hiểu về truyện ngắn Thanh Tịnh
trước năm 1945 - những truyện ngắn mang một phong vị riêng, đầy chất
thơ và tràn đầy một tình yêu quê hƣơng tha thiết.
3. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự gần gũi nhau về phong cách,
quan niệm thẩm mỹ trong các truyện ngắn của các tác giả Thạch Lam,
Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Xuân Diệu, Thanh Châu,… Điều đó đƣợc thể hiện
trong cách lựa chọn cốt truyện tâm lý, nhìn nhận khám phá hiện thực, chọn
lọc các chi tiết của đời sống, cách xây dựng nhân vật truyện, cách tổ chức
các tình huống truyện… Trong khi nghiên cứu về truyện ngắn Thanh Tịnh,
chúng tôi cũng cố gắng phân tích sự ảnh hƣởng của các tác giả văn xuôi
trữ tình khác đối với ông cũng nhƣ sự ảnh hƣởng của ông đối với các tác
giả khác, đồng thời từ đó tìm hiểu xem sự phát triển của dòng văn xuôi trữ
tình đã có tác động, ảnh hƣởng tới các dòng văn học khác nói riêng và văn
học nói chung giai đoạn 1930-1945 nhƣ thế nào, và nếu có thể, nó có ảnh
hƣởng gì tới văn học giai đoạn sau nữa hay không? Truyện ngắn Việt Nam

8
đƣơng đại giai đoạn này (cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI) cũng đang phát
triển rất rầm rộ về số lƣợng tác giả, tác phẩm. Nhƣng liệu nó có chịu ảnh
hƣởng của văn học giai đoạn 1930-1945 trƣớc kia không, theo chiều
hƣớng tích cực hay tiêu cực? Điều đó không dễ dàng gì khi nhận xét, đánh
giá, nhƣng để tìm đƣợc mạch ngầm sự vận động liên tục trong dòng chảy
truyện ngắn của văn học sử nƣớc nhà là điều mong muốn của bất cứ ngƣời
nghiên cứu văn học nào. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đặt tên cho đề
tài nghiên cứu của mình là: Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện
ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945.

II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Bên cạnh hai nhà văn đƣợc coi là gần gũi nhất về phong cách, Thanh
Tịnh ít đƣợc nghiên cứu toàn diện, kỹ càng hơn. So với Thạch Lam và Hồ
Dzếnh, số lƣợng các bài nghiên cứu về Thanh Tịnh không nhiều lắm.
Chƣa có công trình nào nghiên cứu, khảo luận về Thanh Tịnh một cách
riêng biệt, độc lập. Từ trƣớc tới nay mới chỉ có luận án Phó Tiến sỹ của
Phạm Thị Thu Hƣơng (năm 1995) là đặt vấn đề nghiên cứu những đặc
trƣng về phong cách truyện ngắn của ba tác giả Thạch Lam-Thanh Tịnh-
Hồ Dzếnh và sự nghiên cứu về Thanh Tịnh nằm trong tƣơng quan chung
với hai tác giả kia. Trong luận án của mình, Phạm Thị Thu Hƣơng đã tìm
ra một số nét đặc sắc trong truyện ngắn của Thanh Tịnh, đi sâu vào phân
tích không gian làng Mỹ Lý, đặt làng giữa không gian sóng đối, coi các
hình tƣợng dòng sông, con thuyền, câu hò, nhà ga, con tàu, tiếng còi là các
biểu trƣng. Có thể nói đây là những phân tích sắc sảo và sâu sắc. Bên cạnh

9
đó, luận án còn đề cập đến nghệ thuật truyện ngắn của Thanh Tịnh nhƣ tìm
hiểu chất thơ trong văn xuôi, giọng điệu trần thuật xen trào phúng nhẹ
nhàng. Mặc dù vậy, do yêu cầu cũng nhƣ mục đích đặt ra của đề tài nên
luận án dừng lại ở việc tìm hiểu, đặt phong cách của Thanh Tịnh trong
dòng phong cách chung của cả ba nhà văn Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ
Dzếnh.
Những ngƣời đã từng viết hoặc nhắc đến Thanh Tịnh trong các bài
viết nghiên cứu của mình là : Hà Minh Đức, Nguyễn Hoành Khung, Huy
Cận, Vƣơng Trí Nhàn, Vũ Ngọc Phan, Ngô Văn Phú, Thạch Lam, Thế
Phong, Tầm Dƣơng, Nguyễn Mạnh Trinh, Nguyễn Thị Thu Trang, Bùi
Việt Thắng, Hoài Anh, Phan Quốc Lữ, Ngô Vĩnh Bình, Trần Hữu Tá, Lƣu
Khánh Thơ, Phạm Thị Thu Hƣơng,… Trong số các bài viết đó thì có tới
năm, sáu bài đƣợc viết theo thể loại chân dung tác giả, trong đó có lƣợc
qua toàn bộ sự nghiệp của Thanh Tịnh bao gồm cả truyện ngắn, truyện
dài, thơ, độc tấu, kịch,… Nói chung, các ý kiến đánh giá về truyện ngắn

Thanh Tịnh trƣớc 1945 là khá thống nhất, đều cho rằng “mỗi truyện ngắn
của Thanh Tịnh nhƣ một bài thơ vịnh gọn và có dƣ vị trữ tình lắng sâu”
(Trần Hữu Tá), “tấm lòng nghệ sĩ biết rung cảm một cách thiết tha trƣớc
cuộc sống chân chất, nguyên sơ, thuần phác đã mang đến cho truyện ngắn
của ông không chỉ có chân, có tình mà còn rất có duyên” (Phan Quốc Lữ),
“cái mơ hồ bàng bạc” (Nguyễn Nam Trân), “nhiều truyện của Thanh Tịnh
có khuynh hƣớng lãng mạn rõ rệt”, và “một số truyện khác lại có khuynh
hƣớng hiện thực. Một chủ nghĩa hiện thực trữ tình”…

10
Có thể nói ngƣời đầu tiên nhận ra tài năng văn xuôi của Thanh Tịnh
chính là Thạch Lam khi ông viết lời tựa cho tập truyện ngắn đầu tiên Quê
mẹ của Thanh Tịnh xuất bản năm 1946. Thạch Lam đã dùng những câu
chữ đẹp nhất để ca ngợi nó. Ông đã hiểu và nhận thấy sự chi phối mạnh
mẽ của con ngƣời thi sĩ ở Thanh Tịnh đối với cách nhìn nhận cuộc sống:
“Có lẽ linh hồn ngƣời ở đấy còn nhiều màu sắc khác nhau, trong cuộc sống
còn nhiều bi kịch khác, nhƣng mà tác giả chỉ tả có cái vẻ êm ả và nên thơ.
Tâm hồn ƣa thích cái gì vừa đẹp đẽ, vừa nhè nhẹ, tác giả không lách đi
sâu, nhƣng dừng lại ở một làn gió, ở một cái thoảng hƣơng thơm của hoa
cỏ bốn mùa”. Ông nhận thấy ở Thanh Tịnh một tình yêu quê hƣơng xứ sở
đằm thắm, thiết tha. Thạch Lam đã có những nhận xét tinh tế về Thanh
Tịnh: “Thanh Tịnh đã muốn làm ngƣời mục đồng ngồi dƣới bóng tre thổi
sáo để ca hát những đám mây và làn gió lƣớt bay trên cánh đồng ca hát
những vẻ đẹp của đời thôn quê” [57,350].
Là ngƣời thứ hai đánh giá về Thanh Tịnh, Vũ Ngọc Phan đã xếp
Thanh Tịnh vào cùng dòng “tiểu thuyết tình cảm” với Thạch Lam, ông cho
rằng : “Thứ tình cảm ở tiểu thuyết Thanh Tịnh là thứ tình êm dịu, nhẹ
nhàng, thứ tình của những ngƣời dân quê hồn hậu Trung kì, diễn ra trong
những khung cảnh sông nƣớc, đồng ruộng… Cái tình quê trong hầu hết
các truyện ở tập Quê mẹ bao giờ cũng rung rinh, lai láng trong những đêm

trăng sáng, trên những mặt sông im hay trong những buổi chiều tà, gió hiu
hắt thổi. Tình, trăng, nƣớc, đó là tất cả những cái làm tài liệu cho Thanh
Tịnh để xây dựng nên những truyện trong tập Quê mẹ” [26,193]. Theo

11
ông, “hầu hết những truyện ngắn của Thanh Tịnh lại chỉ rặt những cái đầy
thơ mộng, đầy huyền ảo”, một số ít còn lại nhƣ Ngậm ngải tìm trầm, Am
cu ly xe là có “cốt truyện hay, xây dựng vững chắc, phải cái văn viết cẩu
thả” [26,197].
Hà Minh Đức đã so sánh sự gần gũi về chất trữ tình, chất thơ trong
sáng tác của Thanh Tịnh và một số nhà văn khác với nhà văn Nga
Pauxtôpxki : “…kết hợp giữa phản ánh và bộc lộ cảm xúc cá nhân đậm
chất trữ tình, chất thơ nhƣ sáng tác của Pauxtôpxki, Thạch Lam,
Xuân Diệu, Thanh Tịnh …” [42,33], “Có thể nói mạch truyện của Thạch
Lam, Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh đã nói lên vẻ đẹp nội cảm của tâm hồn trƣớc
cuộc sống…” [42,37].
Nhà thơ Huy Cận phát hiện ra cái “mùi vị quê rất đậm” trong truyện
ngắn của Thanh Tịnh : “Tôi muốn nói thêm một điều: bao áng văn đẹp ấy
gợi đậm lòng yêu quê hƣơng đất nƣớc, yêu những gì là văn minh, văn hoá
nƣớc nhà, lại có những tác phẩm mà “mùi vị đất quê” rất đậm (nhƣ các
truyện ngắn của Thanh Tịnh) thật là đáng trân trọng…” [46,1369].
Trong khi hầu hết các nhà nghiên cứu khác thƣờng chỉ đặt Thanh
Tịnh trong mạch liên tƣởng tới các tác giả, tác phẩm gần gũi cùng giai
đoạn thì Nguyễn Hoành Khung, trong một số bài tiểu luận của mình đã
dành nhiều sự chú ý tới Thanh Tịnh : “Và cả Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, nếu
nhƣ đƣợc gọi là những cây bút hiện thực – một thứ hiện thực trữ tình – thì
đâu phải là không có căn cứ” [44,10], “ Cây bút xứ Huế ấy có một hồn thơ
lai láng, ngọt ngào, man mác, trữ tình…” [44,40], “Đúng nhƣ có ngƣời

12

nhận xét, mỗi truyện ngắn của Thanh Tịnh là một bài thơ. Với một tâm
hồn quê hƣơng đằm thắm, Thanh Tịnh không những dựng nên những bức
tranh thiên nhiên thi vị mà còn đi vào những cuộc đời hiền lành, lầm lụi
mà đáng quý, đáng thƣơng của ngƣời dân quê, đặc biệt là ngƣời phụ
nữ…”[44,40], “Mỗi truyện ngắn của Thanh Tịnh là một bài thơ, mang chất
thơ của cảnh vật và tâm hồn con ngƣời Việt Nam bình dị xiết bao thƣơng
mến. Song ngòi bút rất thi sĩ ấy không chỉ khai thác những gì thi vị, ngọt
ngào, mà còn viết nên những trang nhức nhối, đầy ám ảnh về số phận thê
thảm của ngƣời nghèo khổ trong cuộc sống vật lộn dữ dội với đời sống”
[45,14].
Hoài Anh khi viết chân dung Thanh Tịnh đã nhận xét: “Hầu hết
truyện ngắn Thanh Tịnh là truyện kể (récit)”[59,1148], “Thanh Tịnh để
tâm hồn tràn ngập ánh trăng, dòng sông và câu hát, sống giữa những con
ngƣời quê chất phác, giản dị nhƣ chị Sƣơng trong Tình thư, cô Hƣơng
trong Quê bạn” [59,1150].
Vƣơng Trí Nhàn thì cho rằng: “Chỗ khác của Thanh Tịnh so với một
số tác giả thời tiền chiến, là khi diễn tả những nỗi bất hạnh của con ngƣời
ông không làm cho nó chói lên quá đáng, nhân vật trong truyện cũng nhƣ
tác giả không kêu to sau các trang sách, song sự bất hạnh vì thế lại hiện ra
không ai có thể cƣỡng lại nổi, nó nhƣ không khí bao quanh ngƣời ta, và
sống lâu với nó, ta quen đi lúc nào không biết” [64,230].
Nguyễn Mạnh Trinh viết về Thanh Tịnh : “Quê hƣơng của ông là nơi
chốn của thơ mộng huyền ảo, của những lãng mạn thăng hoa thành ngôn

13
ngữ. Đọc lại, những câu văn mang âm hƣởng thi ca với văn phong tuỳ bút
sang cả làm cho trí tƣởng tƣợng nhƣ bị kích thích và đi xa hơn những
phong cảnh thƣờng nhật”… “Thơ Thanh Tịnh bình dị, truyện ngắn Thanh
Tịnh sâu sắc, và hình nhƣ trong tất cả văn mạch của ông phảng phất những
nỗi buồn” [58].

Điểm lại tất cả những bài viết mà chúng tôi tìm đọc đƣợc, có thể thấy
một điều nhƣ sau: mặc dù các công trình nghiên cứu về Thanh Tịnh chƣa
thật nhiều nhƣ một số tác giả khác nhƣng hầu hết các ý kiến đánh giá đều
thừa nhận sự đóng góp của Thanh Tịnh trong nền văn học nƣớc nhà nói
chung và trong thể loại truyện ngắn nói riêng.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Trong luận văn này, chúng tôi thực hiện nhiệm vụ cơ bản :
- Khảo sát, tìm hiểu và phân tích truyện ngắn Thanh Tịnh qua các
bình diện: tìm hiểu con đƣờng sáng tác của Thanh Tịnh; thân phận
con ngƣời và những giá trị nhân bản cao quý trong truyện ngắn
Thanh Tịnh; một số phƣơng diện nghệ thuật trong truyện ngắn
Thanh Tịnh.
- Tìm ra những nét đặc sắc riêng của truyện ngắn Thanh Tịnh trong
dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945, ảnh hƣởng hai chiều của
truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện này và ảnh hƣởng của cả
dòng truyện tới văn học giai đoạn 1930-1945 và các giai đoạn sau.


14
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong tổng thể sáng tác của Thanh Tịnh, chúng tôi chọn toàn bộ
truyện ngắn sáng tác trƣớc năm 1945 làm đối tƣợng nghiên cứu. Đó là các
tập truyện ngắn:
- Quê mẹ (1941)
- Chị và em (1942)
- Ngậm ngải tìm trầm (1943)
Các thể loại khác nhƣ thơ, truyện dài, các tập truyện ngắn viết sau
năm 1945 đều không thuộc đối tƣợng nghiên cứu của luận văn, chúng sẽ
chỉ đƣợc sử dụng để liên hệ, so sánh khi cần thiết.


V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện công trình này, chúng tôi tiến hành các thao tác:
- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp.
- Phƣơng pháp so sánh đối chiếu.
- Phƣơng pháp lịch sử.
- Phƣơng pháp thống kê.

VI. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
1. Bằng việc tìm ra những nét đặc sắc riêng trong truyện ngắn Thanh
Tịnh sáng tác trƣớc năm 1945, luận văn sẽ góp thêm một tiếng nói trong
việc khẳng định vị trí của ông trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại,

15
góp phần vào việc giảng dạy và nghiên cứu về tác phẩm của ông trong nhà
trƣờng nói riêng và trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam nói chung.
2. Ngoài ra luận văn còn muốn đề cập đến ảnh hƣởng hai chiều của
truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945, ảnh
hƣởng của dòng truyện ngắn này trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-
1945 và các giai đoạn sau.
VII. CẤU TRÖC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đƣợc bố cục theo các phần sau:
1. Mở đầu
Phần này bao gồm các mục: Lý do chọn đề tài; lịch sử vấn đề; nhiệm
vụ nghiên cứu; phạm vi nghiên cứu; phƣơng pháp nghiên cứu; đóng góp
của luận văn; cấu trúc của luận văn.
2. Nội dung
Đƣợc chia thành ba chƣơng:
Chƣơng 1: Từ nhận thức về dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945
đến việc tìm hiểu con đƣờng sáng tác của Thanh Tịnh.
Chƣơng 2: Thân phận con ngƣời và những giá trị nhân bản cao quý

trong truyện ngắn của Thanh Tịnh.
Chƣơng 3: Đặc điểm truyện ngắn Thanh Tịnh qua một số phƣơng
diện nghệ thuật.
3. Kết luận
4. Tài liệu tham khảo


16


















NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
TỪ NHẬN THỨC VỀ DÕNG TRUYỆN NGẮN TRỮ TÌNH 1930-

1945
ĐẾN VIỆC TÌM HIỂU CON ĐƢỜNG SÁNG TÁC CỦA THANH
TỊNH

I. QUAN NIỆM VỀ TRUYỆN NGẮN VÀ TRUYỆN NGẮN TRỮ TÌNH
Ruby V. Redinger trong Bách khoa toàn thư Mỹ (Encyclopedya
American) xác định: “Truyện ngắn là một hình thức văn học, bản chất của
nó bao hàm trong những từ làm thành phần tạo nên tên gọi của nó. Với tƣ
cách là một câu chuyện, nó kể lại một chuỗi sự kiện hoặc một biến cố liên
quan đến con ngƣời trong hoạt động thể chất hoặc tinh thần. Vì thế, giống

17
mọi hình thức văn xuôi hƣ cấu khác, nó mô tả bằng ngôn từ; và thành công
của nó phụ thuộc vào sự tiếp xúc trực tiếp đạt đƣợc giữa ngƣời đọc và đối
tƣợng miêu tả. Với tƣ cách là truyện ngắn, dĩ nhiên, nó không thể thực
hiện mối tiếp xúc trực tiếp này bởi các phƣơng tiện phổ biến đối với tiểu
thuyết, nhƣ là xây dựng nhân vật chậm rãi, miêu tả thật chi tiết và lặp lại.
Đặc biệt là nó phải miêu tả với độ nhanh nhạy và trọn vẹn giống nhƣ một
tấm gƣơng” (dẫn theo Lê Huy Bắc) [14,19].
Từ điển thuật ngữ văn học của các tác giả Trần Đình Sử, Lê Bá Hán,
Nguyễn Khắc Phi viết : “… truyện ngắn thƣờng hƣớng tới việc khắc hoạ
một hiện tƣợng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay
đời sống của tâm hồn con ngƣời… Cốt truyện của truyện ngắn thƣờng diễn
ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là
nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình ngƣời… Yếu tố quan
trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lƣợng lớn
và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chƣa
nói hết.” [6,371]
Từ điển tiếng Việt do GS Hoàng Phê (chủ biên) ghi : truyện ngắn là
“truyện bằng văn xuôi, có dung lƣợng nhỏ, số trang ít, miêu tả một khía

cạnh tính cách, một mẩu trong cuộc đời của nhân vật” [8,1034] ; trữ tình :
“có nội dung phản ánh hiện thực bằng cách biểu hiện những ý nghĩ, xúc
cảm, tâm trạng riêng của con ngƣời, kể cả bản thân ngƣời nghệ sĩ, trƣớc
cuộc sống” [8,1035].
Về thuật ngữ “trữ tình”, trong Từ điển thuật ngữ văn học viết : “Nếu
tự sự thể hiện tƣ tƣởng, tình cảm của tác giả bằng con đƣờng tái hiện lại
một cách khách quan các hiện tƣợng đời sống, thì trữ tình lại phản ánh đời

18
sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con ngƣời, nghĩa là con ngƣời
tự cảm thấy mình qua những ấn tƣợng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình
đối với thế giới và nhân sinh. Phƣơng thức trữ tình cũng tái hiện các hiện
tƣợng của đời sống, nhƣ trực tiếp miêu tả phong cảnh thiên nhiên hoặc
thuật lại ít nhiều sự kiện tƣơng đối liên tục, … nhƣng sự tái hiện này
không mang mục đích tự thân, mà tạo điều kiện để chủ thể bộc lộ những
cảm xúc, chiêm nghiệm, suy tƣởng của mình. Tác phẩm trữ tình thể hiện
tâm trạng. Do đó, nó thƣờng không có cốt truyện, hiểu theo nghĩa chặt chẽ
của từ này và dung lƣợng của nó thƣờng ngắn (vì một trạng thái tâm trạng
không thể kéo dài) … [6,373]
Bùi Việt Thắng gọi truyện ngắn trữ tình là kiểu truyện ngắn tâm tình:
“Truyện-tâm tình còn đƣợc gọi là truyện ngắn gần với thơ vì trong đó có
sự phối hợp giữa việc diễn tả cảm xúc trữ tình với kể chuyện. Truyện ngắn
trong bản chất của nó là một thể loại tự sự - trữ tình cô đúc, ý ngoài chữ,
tạo ấn tƣợng và liên tƣởng [15,138] … “Trong kiểu truyện ngắn-tâm tình,
sự cảm thụ thiên nhiên trong toàn bộ các giác quan là một đặc điểm trong
cách miêu tả của nhà văn” [15,140]
Nguyễn Minh Châu lý giải về bản chất của loại truyện này: “Có
những ngƣời viết truyện ngắn sau khi đã diễn tả cái diễn biến bên ngoài,
hoặc tả hết sức tiết kiệm mà chỉ chuyên chú vào cái bên trong, vào cái mà
nhân vật thu nhận đƣợc ở bên trong tâm hồn họ, bằng những câu đối thoại,

bằng những phản ứng tâm lý rất tinh tế. Vì thế đã đẻ ra một loại truyện
ngắn mà ta thƣờng gọi là truyện không có cốt truyện. Chẳng qua chỉ là một
thủ đoạn văn học cốt để nhân vật và phần nội tâm của nhân vật trực tiếp
tiếp xúc với ngƣời đọc” (dẫn theo Bùi Việt Thắng) [15,138].

19
Trong luận án của mình, Phạm Thị Thu Hƣơng viết: “Trong tác
phẩm trữ tình, yếu tố chủ quan của nhà văn bao giờ cũng rất đậm nét, và
nó đƣợc thể hiện ở tất cả các phƣơng diện nghệ thuật: Dù tả cảnh, tả ngoại
hình nhân vật hay nội tâm nhân vật,… Truyện ngắn trữ tình thƣờng không
có cốt truyện. Nó có kết cấu gần với cấu tứ của thơ trữ tình. Truyện ngắn
trữ tình thƣờng đi sâu miêu tả một cách tinh tế những phản ứng của tâm
thức đối với “kinh nghiệm sống” (chữ dùng của Nguyễn Tuân). Ý nghĩa
của truyện thƣờng gắn với không khí bàng bạc, tâm trạng… bàng bạc
trong tác phẩm” [80].
Có thể thấy, truyện ngắn trữ tình chƣa có một khái niệm chính thức
nào. Là một dạng trong thể loại truyện ngắn, có ngƣời quan niệm nó là
“kiểu truyện-tâm tình”, có ngƣời cho là “truyện ngắn trữ tình”, có ngƣời
gọi là “truyện không có cốt truyện”, hoặc “văn xuôi trữ tình” … Trong
luận văn này, chúng tôi xin đƣợc mƣợn những phân tích đặc trƣng về
“phong cách truyện ngắn trữ tình” của các nhà phê bình văn học đi trƣớc
để làm cơ sở phân tích truyện ngắn của Thanh Tịnh trƣớc năm 1945 (tính
phi cốt truyện, cấu trúc tác phẩm lỏng lẻo, sự bộc lộ chủ thể ở mức độ
cao, hƣớng tới thiên nhiên, tình huống truyện, nhân vật truyện, ngôn ngữ
truyện, …).

II. DÕNG TRUYỆN NGẮN TRỮ TÌNH 1930-1945 TRONG TIẾN TRÌNH
VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
Sự phân kỳ các giai đoạn văn học trong tiến trình văn học sử luôn là
điều khó, gây nhiều tranh cãi, và câu hỏi văn học Việt Nam hiện đại hình

thành từ bao giờ, cho đến nay vẫn chƣa có câu trả lời thống nhất. Nền văn

20
học hiện đại hình thành trên cơ sở những tiền đề về lịch sử, xã hội và văn
học nhất định. Có ngƣời lấy năm 1900 làm một cái mốc của văn học hiện
đại, có ngƣời cho rằng văn học hiện đại gắn với thời kỳ 1930-1945, có
ngƣời xếp văn học thế kỷ XX vào văn học hiện đại, … Do giới hạn phạm
vi nghiên cứu của đề tài, ở đây chúng tôi chỉ đặt vấn đề xem xét, nghiên
cứu về dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945 trong tiến trình văn học Việt
Nam hiện đại thế kỷ XX, cụ thể hơn là trong quá trình phát triển của
truyện ngắn Việt Nam hiện đại thế kỷ XX.
Đầu thế kỷ XX, truyện ngắn dân tộc viết bằng Quốc ngữ đƣợc đánh
dấu bởi sáng tác của nhiều tác giả nhƣ: Phan Kế Bính, Tản Đà, Nguyễn
Phƣơng Chánh, Tam Lang, Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Ái
Quốc, Trần Quang Nghiệp, Huỳnh Minh Phụng, … Những truyện ngắn
trong thời kỳ này thƣờng đƣợc viết với lối viết biến nhân vật thành ngƣời
phát ngôn tƣ tƣởng chủ quan của nhà văn, đối thoại dài dòng, ngôn ngữ
ƣớc lệ, khuôn sáo, biền ngẫu, kết thúc có hậu…
Bƣớc sang thập kỷ 30, truyện ngắn khởi sắc và nhanh chóng trở thành
một thể loại mạnh, thực sự chiếm lĩnh văn đàn. Trong vòng mƣời lăm năm
từ 1930 đến 1945, số truyện ngắn đăng rải rác trên các báo chí và xuất bản
thành tập riêng chắc phải hàng ngàn. Riêng nhà văn Nguyễn Công Hoan
đã có khoảng 250 truyện ngắn. Công chúng trở nên quen thuộc với tên tuổi
của hàng loạt nhà văn nhƣ Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Tô Hoài,
Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Tuân, … Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận
xét truyện ngắn thời kỳ này thật sự phong phú, đặc sắc, đa dạng, đa dạng
về khuynh hƣớng thẩm mỹ, về phong cách, về bút pháp, về đề tài, màu sắc
địa phƣơng… Văn đàn dần hình thành nên những dòng truyện ngắn khác

21

nhau, tuỳ thuộc vào sự nhận thức về hiện thực cuộc sống, quan niệm thẩm
mỹ, phong cách sáng tác của tác giả. Có những truyện ngắn nghiêng về
phản ánh, phê phán hiện thực cuộc sống đầy áp bức bất công,… nhƣ các
tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao, Ngô Tất
Tố,…; có những truyện ngắn nghiêng về phân tích đời sống tâm hồn con
ngƣời nhƣ các tác phẩm của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Bùi Hiển, Đỗ
Tốn,… Dòng truyện ngắn trữ tình đƣợc hình thành từ các tác phẩm đƣợc
viết theo phong cách trữ tình, nghiêng về phân tích đời sống tâm hồn con
ngƣời của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Xuân Diệu,… Sự thành công của
truyện ngắn đã khẳng định ƣu thế vƣợt trội của thể loại này trong nền văn
học nƣớc nhà.
Sau 1945, truyện ngắn Việt Nam bƣớc sang một kỷ nguyên mới do sự
ảnh hƣởng của những biến động về chính trị, xã hội. Cách mạng tháng
Tám thành công mở ra một thời đại mới với nhịp sống khẩn trƣơng, nhân
dân đƣợc giải phóng và vƣơn lên làm chủ số phận mình. Hàng loạt truyện
ngắn ra đời là những thiên truyện đầy ắp hơi thở cuộc sống và không khí
thời đại, phản ánh cuộc kháng chiến gian khổ nhƣng hào hùng của nhân
dân. Bên cạnh các nhà văn đã thành danh từ trƣớc cách mạng, xuất hiện
một lớp nhà văn mới, trẻ tuổi, trƣởng thành trong cuộc kháng chiến nhƣ
Trần Đăng, Hồ Phƣơng, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Khải,… Truyện
ngắn thời kỳ này đƣợc đánh giá là mang tính chất “phong trào”.
Sang giai đoạn 1955-1975, truyện ngắn đã có thêm tác giả và một số
phong cách tiêu biểu nhƣ Nguyễn Thành Long, Nguyễn Khải,
Nguyên Ngọc, Nguyễn Kiên, Đỗ Chu, Vũ Thị Thƣờng, Lê Minh Khuê,…
Bên cạnh những truyện ngắn hay viết về những khoảnh khắc tiêu biểu của

22
cuộc sống trong chiến tranh là những truyện ngắn đi theo một khuynh
hƣớng mới, truyện ngắn-thơ của Nguyễn Thành Long với Lặng lẽ Sapa,
Nguyên Ngọc với Rẻo cao, Đỗ Chu với Hương cỏ mật, Ma Văn Kháng với

Khúc hát Mèo… Ma Văn Kháng nói: “Truyện ngắn phải có cái gì bay bay
một tí, không nên mơ màng quá, mà trần trụi quá cũng không ổn” (dẫn
theo Bùi Việt Thắng) [15,197]. Những truyện ngắn-thơ giai đoạn này đƣợc
viết nên từ chất liệu do cuộc sống kháng chiến cung cấp về cái đẹp, cái nên
thơ, cái anh hùng và cái phi thƣờng, với một ngôn ngữ trong sáng và thấm
đẫm chất thơ. Không khí nghệ thuật bao trùm trong Lặng lẽ Sa Pa là một
không khí lặng lẽ, mơ màng và sâu lắng. Sa Pa đẹp đến nao lòng ngƣời:
“Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ƣớt sƣơng,
rơi xuống đƣờng cái, luồn cả vào gầm xe”.
Truyện ngắn sau 1975 đến 1985 đi vào phân tích hiện trạng tinh thần
xã hội sau chiến tranh. Đời sống tinh thần của con ngƣời sau chiến tranh
với những nỗi cô đơn, sự đau khổ về thể xác và tinh thần, sự hoài nghi
giữa trung thành và phản bội, những cảnh ngộ và số phận con ngƣời đƣợc
chú ý khai thác nhiều bởi các nhà văn Nguyễn Minh Châu (Người đàn bà
trên chuyến tàu tốc hành), Nguyễn Quang Thân (Người không đi cùng
chuyến tàu), Lê Hoàng (Lời cuối trong kịch bản)…
Truyện ngắn cuối thế kỷ XX xuất hiện một loạt tên tuổi mới với
Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng
Anh, Y Ban, Võ Thị Hảo, Phạm Ngọc Tiến, Lƣu Sơn Minh… Đề tài, nội
dung phản ánh, cách viết, hình thức truyện phong phú, đa dạng, có nhiều
tìm tòi, phát hiện mới. Mỗi tác giả đều tạo đƣợc cho mình một ấn tƣợng

23
khá riêng biệt với độc giả. Cuộc sống hiện thực hằng ngày, những ẩn ức
trong đời sống tinh thần con ngƣời (đặc biệt là phụ nữ), những ám ảnh sau
chiến tranh, sự vật lộn trong cuộc sống mới theo cơ chế thị trƣờng, sự trăn
trở kiếm tìm những giá trị sống mới… tất cả đều đƣợc đƣa vào các trang
viết. Nổi lên nhƣ một hiện tƣợng đặc biệt của văn học Việt Nam cuối thế
kỷ XX, bên cạnh những truyện ngắn gây xôn xao văn đàn vì khả năng
phản ánh thực trạng tha hoá của con ngƣời trong một xã hội có nhiều phức

tạp nhƣ Tướng về hưu, Không có vua, Những người thợ xẻ,… Nguyễn
Huy Thiệp còn có một mạch văn quan trọng khác đầy chất lãng mạn và trữ
tình với Con gái thuỷ thần, Chảy đi sông ơi, Thương nhớ đồng quê, Hạc
vừa bay vừa kêu thảng thốt,… Cùng một mạch văn theo phong cách trữ
tình thời kỳ này là các truyện ngắn của Đỗ Chu (Hoạ mi đang hót),
Nguyễn Bản (Ánh trăng), Linh Vang (Mưa trên nỗi buồn, Và mưa vẫn rơi,
Một nhành lan),… Truyện ngắn của Linh Vang thƣờng có một nỗi buồn
lan toả khắp mỗi câu mỗi chữ, nỗi buồn của tình yêu không thành, không
tới hoặc có tới cũng ngậm ngùi, đƣợc viết với một phong cách trữ tình đằm
thắm. Truyện của chị giàu chất đời, nhƣng không chỉ đơn thuần là những
truyện tả chân, ở đây, tác giả đã bứt lên đƣợc trên cái có thực đến tận cùng
để tìm ra một cái gì đó cao hơn của con ngƣời, đó là đời sống tâm hồn vốn
rất không rõ ràng rành mạch, vốn bí ẩn khó giải thích rạch ròi bằng lý trí.
“Tôi dừng xe ở một khu ƣơm bán cây kiểng, bông hoa, tản một vòng, lựa
mua một chậu lan. Chỉ là một nhánh lan mỏng manh bé nhỏ chƣa ra hoa.
Tôi muốn chăm sóc lan cho tới ngày nhìn thấy lan nở hoa, thấy đƣợc màu
tím của hoa” (Một nhành lan)…

24
Nhìn qua những nét phác thảo về sự phát triển của truyện ngắn thế
kỷ XX, có thể thấy vẫn tồn tại một mạch truyện ngắn theo phong cách trữ
tình. Mạch truyện ngắn này khởi nguồn từ giai đoạn 1930-1945, chững lại
và gần nhƣ không phát triển ở giai đoạn 1945-1955 (giai đoạn này truyện
ngắn theo phong cách sử thi, truyện ký phát triển mạnh), bắt đầu lại ở một
số tác phẩm nghiêng nhiều về truyện ngắn-thơ hơn ở giai đoạn 1955-1975-
1985, và lại phát triển mạnh ở cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ
XXI này với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Đỗ Chu, Nguyễn
Bản, Nguyễn Ngọc Tƣ, Linh Vang, Mai Ninh, … Sở dĩ chúng tôi cho rằng
mạch truyện này vẫn tồn tại và có xu hƣớng phát triển mạnh vào những
năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI là bởi nó đáp ứng đƣợc những tiêu

chí đặc trƣng của dòng truyện ngắn trữ tình: tính phi cốt truyện, sự bộc lộ
chủ thể ở mức độ cao, cấu trúc tác phẩm lỏng lẻo, hƣớng tới thiên nhiên,
… Một trong những nhà văn trẻ viết truyện ngắn theo phong cách trữ tình
đang đƣợc dƣ luận đặc biệt chú ý trong những năm gần đây là Nguyễn
Ngọc Tƣ. Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ dịu dàng, đằm thắm, không
ồn ào lên gân mà đi sâu vào phân tích tâm lý con ngƣời một cách nhẹ
nhàng, sắc sảo, tinh tế. Nhân vật của chị là những con ngƣời bình dị, chân
chất trong cuộc sống, với những mối tình đẹp, buồn và dƣờng nhƣ không
có thật của cuộc đời này. Đó là những mối tình mộc mạc, chân thành và
dung dị nhƣ chính ngƣời dân vùng đồng bằng Nam bộ. Truyện của chị trăn
trở trong những nỗi nhớ quê hƣơng: Dòng nhớ, Qua cầu nhớ người, Nhớ
sông, Nước chảy mây trôi, … và những mối tình đẹp: Hiu hiu gió bấc,
Thương quá rau răm, Chiều vắng, Huệ lấy chồng, Mối tình năm cũ,…

25
Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ đem đến cho ngƣời đọc một cảm giác thƣ
thái, an bình, bị cuốn hút bởi mạch truyện và văn phong êm dịu, nhẹ nhàng
nhƣng không hề nhàm chán. Mỗi câu văn nhƣ một lời thủ thỉ, tâm tình đầy
quyến rũ nhƣ những câu thơ đƣợc viết bằng văn xuôi.

III. NHỮNG GƢƠNG MẶT TIÊU BIỂU TẠO NÊN DÕNG
TRUYỆN NGẮN TRỮ TÌNH 1930-1945
Với sự ảnh hƣởng đặc biệt về phong cách viết của mình đối với một
số nhà văn khác cùng giai đoạn, có thể nói Thạch Lam (sinh năm 1910,
mất năm 1942, tên thật là Nguyễn Tƣờng Vinh, sau đổi thành Nguyễn
Tƣờng Lân) là ngƣời khởi xƣớng một cách không chính thức, đồng thời
cũng là đại diện tiêu biểu của dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945.
Truyện của Thạch Lam đem đến cho văn xuôi đƣơng thời một cách cảm
thụ tinh vi, bình dị, mới mẻ, đầy khám phá đối với thế giới nội tâm của con
ngƣời. Ông đặc biệt tinh tế khi phát hiện, phân tích những biến thái nhỏ

nhất của tâm hồn. Thạch Lam thƣờng khai thác chất thơ trong đời sống
hằng ngày. Ông quan tâm, phơi bày đời sống nội tâm tinh tế, phong phú
của nhân vật hơn là những biến cố, sự kiện bề ngoài hay những xung đột
giàu kịch tính. Truyện của ông thƣờng mang yếu tố phi cốt truyện, loại
truyện không có truyện. Hai đứa trẻ không hề có hành động phát triển
xung đột, mà chỉ toát lên một tâm trạng, một không khí. Nó chỉ là câu
chuyện kể lại cái cảnh hai chị em ngồi trông một ngôi hàng tạp hoá nghèo
nàn trong một buổi tối nhƣ bao buổi tối khác. Bóng tối - bầu trời và những
ngọn đèn, đó là những điểm tựa khơi dậy trong cô bé Liên một chuỗi
những liên tƣởng, những kỉ niệm. Ở đây, ngƣời đọc không chỉ cảm nhận

×