Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

507 Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015 

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.66 KB, 104 trang )


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

***



NGUYỄN VĂN VÕ




GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH
TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2015




Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh
Mã số : 60.34.05





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG NGỌC ĐẠI






TP. Hồ Chí Minh, năm 2007

2
MỤC LỤC

Trang
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐA DẠNG HÓA SPDL
CHO MỘT ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch............................................................................. ..01
1.1.1. Sản phẩm du lịch chính .................................................................................. 01
1.1.2. Sản phẩm du lịch hình thức........................................................................... 01
1.1.3. Sản phẩm du lịch mở rộng............................................................................. 02
1.2. Những đặc tính của sản phẩm du lịch.................................................................... 02
1.2.1. Tính nhìn thấy được và không nhìn thấy được.............................................. 02
1.2.2. Tính đa dạng của các thành viên tham dự ..................................................... 03
1.2.3. Những đặc tính đặc thù của sản phẩm du lịch.............................................. 03
1.3. Những yế
u tố cơ bản của sản phẩm du lịch .......................................................... 04
1.3.1. Những yếu tố cấu thành cơ bản...................................................................... 04
1.3.2. Môi trường kế cận ......................................................................................... 04
1.3.3. Dân cư địa phương......................................................................................... 04
1.3.4. Các dịch vụ công cộng phục vụ du lịch.......................................................... 05

1.3.5. Cơ sở lưu trú, nhà hàng và các dịch vụ thương mại ................................... 05
1.3.6. Kết cấu hạ tầng giao thông ............................................................................ 05
1.4. Các sản phẩm du lịch chính ................................................................................... 05
1.4.1. Sản phẩm du lịch của một quần thể địa lý .................................................... 06
1.4.2. Sản phẩm du lịch trọn gói ............................................................................. 06
1.4.3. Sản phẩm du lịch dạng trung tâm ................................................................. 06
1.4.4. Sản phẩm du lịch dạng biến cố ..................................................................... 06
1.4.5. Những sản phẩm du lịch đặc biệt.................................................................. 07
1.5. Vòng đời sản phẩm du lịch ..................................................................................... 07
1.6. Chất lượng sản phẩm du lịch.................................................................................. 07

3
1.7. Quan niệm về lợi thế cạnh tranh ........................................................................... 08
1.8. Quan niệm về thương hiệu du lịch ....................................................................... 08
1.9. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội..................................... 09
1.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản phẩm du lịch ................... 10
1.11. Kinh nghiệm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của một số nước ......................... 11

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG
ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG
2.1. Vị trí của ngành du lịch trong quá trình phát triển kinh tế Lâm Đồng ............. 14
2.2. Thực trạng kết cấu cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch................................................ 14
2.2.1. Kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông.................................................................. 14
2.2.2. Hệ thống cấp điện.......................................................................................... 15
2.2.3. Hệ thống cấp nước ........................................................................................ 16
2.2.4. Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường................................................... 16
2.2.5. Hệ thống bưu chính viễn thông ...................................................................... 16
2.2.6. Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe..................................................................... 16
2.3. Qui mô và chất lượng các sản phẩm du lịch địa phương..................................... 17
2.3.1. Dịch vụ lưu trú................................................................................................ 17

2.3.2. Khu, điểm tham quan, vui chơi giải trí........................................................... 18
2.3.3. Dịch vụ lữ hành – vận chuyển........................................................................ 18
2.3.4. Loại hình du lịch sinh thái.............................................................................. 19
2.3.5. Loại hình du lịch nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe .......................................... 19
2.3.6. Loại hình du lịch hội thảo - hội ngh
ị.............................................................. 19
2.4. Hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Lâm Đồng ..................................................... 20
2.4.1. Khách du lịch.................................................................................................. 20
2.4.2. Khách du lịch quốc tế..................................................................................... 20
2.4.3. Khách du lịch nội địa ..................................................................................... 21
2.5. Về đầu tư phát triển du lịch .................................................................................... 21
2.6. Xúc tiến, quảng bá du lịch....................................................................................... 22
2.7. Tiềm năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng.................................. 22

4
2.7.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên............................................................................ 22
2.7.2. Tài nguyên du lịch nhân văn .......................................................................... 25
2.7.3. Tiềm năng về nguồn nhân lực ....................................................................... 27
2.8. Nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của du lịch Lâm Đồng ..... 28
2.8.1. Tóm tắt điểm mạnh, điểm yếu của du lịch tỉnh Lâm Đồng............................. 28
2.8.2. Tóm tắt cơ hội, nguy cơ của du lịch tỉnh Lâm Đồng...................................... 29
2.9. Kh
ảo sát đánh giá của du khách về đa dạng hóa SPDL tỉnh Lâm Đồng............ 30
2.9.1. Thiết kế bảng câu hỏi ..................................................................................... 30
2.9.2. Phương pháp thu thập thông tin..................................................................... 31
2.9.3. Phân tích dữ liệu ............................................................................................ 31
2.9.4. Kết quả thu được từ những thông tin cá nhân................................................ 32
2.9.5. Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của các yếu tố SPDL ........... 34
2.9.6. Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của các SPDL ...................... 35
2.9.7. Đánh giá của du khách về thực tr

ạng các yếu tố SPDL Lâm Đồng ............. 36
2.9.8 . Đánh giá của du khách về thực trạng SPDL Lâm Đồng ............................... 37
2.9.9 . So sánh sự chênh lệch giữa giá trị trung bình mức độ quan trọng và
thực trạng các yếu tố sản phẩm du lịch......................................................... 38
2.9.10 . So sánh sự chênh lệch giữa giá trị trung bình mức độ quan trọng và
thực trạng sản phẩm du lịch ......................................................................... 39
2.9.11 . Đánh giá độ tin cậy củ
a thang đo .............................................................. 40
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA
SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2015
3.1. Quan điểm, mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm du lịch Lâm Đồng ........................ 42
3.1.1. Quan điểm ...................................................................................................... 42
3.1.2. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................... 42
3.1.3. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 43
3.2. Thiết lập ma trận SWOT........................................................................................ 44
3.3. Khái quát chiến lược phát triển các SPDL đến năm 2015 ................................... 46
3.4. Giải pháp củng cố và đa dạng hóa SPDL đến năm 2015...................................... 48
3.4.1. Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch ................................................... 48
3.4.2. Giải pháp đối vớ
i các tour du lịch.................................................................. 50

5
3.4.3. Giải pháp đối với dịch vụ nhà hàng khách sạn............................................. 51
3.4.4. Giải pháp phát triển du lịch nghỉ dưỡng........................................................ 51
3.4.5. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ............................................................ 52
3.4.6. Giải pháp phát triển du lịch hội nghị............................................................. 53
3.4.7. Khí hậu, cảnh quan và môi trường là yếu tố SPDL chủ yếu ......................... 54
3.4.8. Giải pháp đối với du lịch văn hóa.................................................................. 55
3.4.9. Khôi phục và phát triển hình thức du lịch miệt vườn..................................... 56
3.4.10. Khôi phục và phát triển các ngành nghề truy

ền thống ................................ 56
3.4.11. Sản phẩm văn hóa ẩm thực đặc trưng ......................................................... 57
3.5. Giải pháp thu hút và phát triển nguồn nhân lực .................................................. 57
3.6. Giải pháp đối với kết cấu hạ tầng kỹ thuật ........................................................... 58
3.7. Đẩy mạnh liên doanh liên kết trong và ngoài nước .............................................. 59
3.8. Đẩy mạnh các hình thức quảng bá, xúc tiến du lịch............................................. 60
3.9. Giải pháp về thu hút nguồn vốn đầu tư ................................................................. 60
3.10. Một số kiế
n nghị ..................................................................................................... 61
3.10.1. Kiến nghị với chính phủ, ban ngành trung ương............................................ 61
3.10.2. Kiến nghị với chính quyền địa phương, nhân dân tỉnh Lâm Đồng ................ 62
KẾT LUẬN














6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT



ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BQ
Bình quân
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
ITDR
Viện Nghiên cứu phát triển du lịch
FDI
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
ODA
Vốn viện trợ không hoàn lại
SPDL
Sản phẩm du lịch
TP
Thành phố
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
UBND
Ủy ban Nhân dân
UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc
WTO
T
ổ chức Du lịch thế giới













7

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang


Bảng 2.1: Doanh thu xã hội từ du lịch Lâm Đồng thời kỳ 2001 - 2006 ...................... 14
Bảng 2.2: Cơ sở lưu trú của Lâm Đồng giai đoạn 2001 - 2006 ................................... 17
Bảng 2.3: Lượng khách du lịch đến Lâm Đồng thời kỳ 2001 – 2006.......................... 20
Bảng 2.4: So sánh lượng khách du lịch đến Lâm Đồng với các tỉnh phụ cận ............. 21
Bảng 2.5: Lao động trong ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng ............................................ 28
Bảng 2.6: Các thông tin về cá nhân của du khách ....................................................... 33
Bảng 2.7: Đánh giá của du khách về m
ức độ quan trọng các yếu tố SPDL ................ 34
Bảng 2.8: Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng các SPDL ......................... 35
Bảng 2.9: Đánh giá của du khách về thực trạng các yếu tố SPDL Lâm Đồng ............ 36
Bảng 2.10: Đánh giá của du khách về thực trạng SPDL Lâm Đồng ........................... 37
Bảng 2.11: So sánh sự chênh lệch giữa mức độ quan trọng và thực trạng các yếu
tố sản phẩm du lịch ...................................................................................................... 38
Bảng 2.12: So sánh sự chênh lệch gi
ữa mức độ quan trọng và thực trạng các sản
phẩm du lịch ................................................................................................................. 39
Bảng 3.1: Ma trận SWOT ............................................................................................ 45






8

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 : Mẫu phiếu khảo sát dành cho du khách trong nước
Phụ lục 2 : Mẫu phiếu khảo sát dành cho du khách nước ngoài
Phụ lục 3 : Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của sản phẩm du lịch
Phụ lục 4 : Đánh giá của du khách về thực trạng của sản phẩm du lịch Lâm Đồng
Phụ lục 5: Một số tài nguyên thiên nhiên
Phụ lục 6: Một số tài nguyên nhân vă
n
Phụ lục 7: Danh sách các khách sạn được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Phụ lục 8: Danh mục các dự án đầu tư du lịch từ năm 2003 đến nay trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng
Phụ lục 9: Bản đồ du lịch tỉnh Lâm Đồng













9
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống
xã hội của con người. Xu hướng chung trên thế giới là số người đi du lịch ngày
càng tăng, dự kiến năm 2010, toàn cầu sẽ đạt tới 937 triệu khách, nhiều nước, nhiều
lãnh thổ xác định du lịch như một ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu qu
ả kinh tế
- xã hội cao.
Tại Việt Nam, kinh tế du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân thông qua việc tạo giá trị đóng góp cho nền kinh tế quốc gia. Mức
sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, nhu cầu về du lịch cũng
được tăng theo về số lượng cũng như chất lượng. Với chính sách mở cửa và hội
nhập kinh tế thế giới c
ủa nhà nước, với nền an ninh chính trị ổn định, Việt Nam đã
thu hút một số lượng đông đảo du khách quốc tế đến tham quan du lịch.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 đến 2010
của Chính phủ đã xác định thành phố Ðà Lạt - Lâm Ðồng là một trong bốn trung
tâm du lịch của cả nước và quốc tế. Đà Lạt nói riêng, tỉnh Lâm Đồng nói chung
hiện có những l
ợi thế tiềm năng rất lớn về khí hậu, tài nguyên thiên nhiên và nhân
văn du lịch.
Tuy vậy, thời gian qua du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng mới chỉ tập trung khai thác
dịch vụ khách sạn nhà hàng, dịch vụ tham quan các khu danh lam thắng cảnh mà
chưa có sự đầu tư chiều sâu nhằm khai thác, phát triển các loại hình du lịch khác
như: du lịch dã ngoại, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch
hội nghị… Nói chung, kinh tế
du lịch của tỉnh Lâm Đồng phát triển còn chậm, hiệu

quả kinh tế thấp, chưa ngang tầm với tiềm năng du lịch của địa phương; Quy mô và
chất lượng của sản phẩm du lịch còn nhỏ bé và yếu kém. Trong khi đó du lịch ở một
số nước trong khu vực châu Á như: Thái Lan, Malaysia, Singapore, Trung Quốc...
đang ngày càng phát triển với tốc độ khá nhanh. Mặt khác, thế mạnh về phát triển
du lịch của các t
ỉnh lân cận như: Khánh Hòa, Phan Thiết, Bà Rịa Vũng Tàu, Thành
phố Hồ Chí Minh, đồng bằng Nam Bộ… đã, đang và sẽ là những đối thủ cạnh tranh
gay gắt đối với du lịch Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề tài “ Giải pháp đa dạng hóa sản
phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015”, với mong muốn đề ra một số
giải
pháp nhằm làm phong phú thêm sản phẩm du lịch Lâm Đồng, đáp ứng nhu cầu du

10
lịch ngày càng cao của du khách, quảng bá thương hiệu du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng
rộng khắp trong nước cũng như trên thế giới, góp phần phát triển du lịch tỉnh Lâm
Đồng một cách chủ động, toàn diện và bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở khái quát hệ thống lý luận về sản phẩm du lịch, đánh giá thực
trạng và tiềm năng đa dạ
ng hóa sản phẩm du lịch Lâm Đồng; nhận định được những
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với du lịch Lâm Đồng; từ đó thiết
lập nên bảng ma trận SWOT. Đồng thời, đề tài tiến hành khảo sát đánh giá của du
khách về sản phẩm du lịch Lâm Đồng bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.
Trên cơ sở đó đưa ra nhữ
ng chiến lược, giải pháp và các kiến nghị cho quá trình đa
dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh, góp phần phát triển
kinh tế du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng một cách bền vững.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu tập trung phân tích khía cạnh sản phẩm du lịch của tỉnh Lâm

Đồng trong mối quan hệ với du lịch của một số tỉnh phụ cận và trong cả nướ
c.
Luận văn sử dụng số liệu thống kê của ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng từ năm
2001 đến năm 2006.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, phương pháp
thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể là điều
tra khảo sát (Survey) du khách và sử dụng phầ
n mềm SPSS 13.0 để phân tích dữ
liệu.
5. Kết cấu của luận văn:
Kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho một địa
phương
Chương 2: Thực trạng và tiềm năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh
Lâm Đồng
Chương 3: Định hướng và giải pháp đa d
ạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm
Đồng đến năm 2015.



11
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐA DẠNG HÓA
SẢN PHẨM DU LỊCH CHO MỘT ĐỊA PHƯƠNG

1.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch
Việc nghiên cứu vấn đề đa dạng hóa sản phẩm du lịch, trước hết chúng ta

cần làm rõ khái niệm sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch là tổng thể những yếu tố
có thể trông thấy hoặc không trông thấy được, làm thỏa mãn nhu cầu cho du khách
trong hoạt động du lịch.
Những tài nguyên thiên nhiên (bãi biển, núi rừng, sông suối, khí hậu, không
gian thiên nhiên...) cũng như các cơ s
ở vật chất (khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi
giải trí...) bản thân chúng không phải là sản phẩm du lịch, nhưng chúng lại trở thành
sản phẩm du lịch khi mà các sản phẩm đó được sử dụng phục vụ cho nhu cầu của
du khách.
Thông thường người ta phân biệt ba mức độ trong khái niệm của một sản
phẩm du lịch.
1.1.1. Sản phẩm du lịch chính
Sản phẩm du lịch chính trả lời cho câu hỏi: du khách th
ực sự muốn gì? Sản
phẩm chính không phải là xác định theo thành phần chính của sản phẩm mà là dựa
vào nhu cầu cần thỏa mãn chính của du khách hoặc là phần lợi ích của sản phẩm
này khác với các sản phẩm cạnh tranh khác, chẳng hạn, một sân golf, một điểm
tham quan, một chỗ nghỉ dưỡng, một bãi biển …
1.1.2. Sản phẩm du lịch hình thức
Sản phẩm du lịch hình thức tương ứ
ng với sản phẩm mà nó có mặt lúc mua
hoặc chọn lựa. Nó là sản phẩm cốt yếu được cụ thể hóa bằng những yếu tố hoặc
những dịch vụ rõ ràng như khách sạn, nhà hàng, trang thiết bị. Nó không còn là một
sản phẩm ở trong khái niệm mà là một thành phẩm được thương mại hóa và được

12
du khách tiêu thụ. Chẳng hạn, nếu sản phẩm cốt yếu là một sân golf, thì sản phẩm
hình thức là toàn bộ khách sạn và dịch vụ thương mại phục vụ cho chơi golf cũng
như những đặc tính kỹ thuật liên quan đến chơi golf.
1.1.3. Sản phẩm du lịch mở rộng

Sản phẩm du lịch mở rộng là toàn bộ những yếu tố liên quan đến du khách,
là tổng thể các yếu tố
nhìn thấy cũng như không nhìn thấy được cung cấp cho du
khách. Sản phẩm du lịch mở rộng đó là hình ảnh hay đặc tính của sản phẩm mà du
khách cảm nhận được. Hình ảnh đó bao gồm những yếu tố vật lý như kiến trúc,
cảnh quan, màu sắc... và những yếu tố tâm lý như bầu không khí, lối sống, sự sang
trọng, đẳng cấp xã hội...
1.2. Những đặc tính của sản phẩ
m du lịch
Sản phẩm du lịch là một sản phẩm đặc biệt với nhiều đặc tính khác nhau.
1.2.1. Tính nhìn thấy được và không nhìn thấy được
• Sản phẩm du lịch bao gồm một tập hợp các yếu tố nhìn thấy được chủ yếu là:
- Tài nguyên thiên nhiên như: khí hậu, cảnh quan, núi rừng, sông suối, hồ,
thác…Mỗi một địa phương đều có những đặc điểm riêng về điề
u kiện tự nhiên, điều
này góp phần tạo nên nét đặc thù độc đáo cho các sản phẩm du lịch.
- Cơ sở vật chất cơ bản như: khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí. Đây
là những cơ sở vật chất du khách sử dụng trong thời gian đi du lịch của mình.
- Những sản phẩm liên quan: phương tiện vận chuyển, các đặc sản, hàng lưu
niệm...
• Các yếu t
ố không nhìn thấy được chia làm hai loại:
- Các dịch vụ du lịch: dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ hướng dẫn,
dịch vụ mua sắm...Các dịch vụ này rất quan trọng trong quá trình đa dạng hóa các
sản phẩm du lịch. Để có được dịch vụ du lịch tốt trước hết, đòi hỏi phải có đội ngũ
nhân viên chuyên nghiệp.
- Những yếu tố tâm lý như: s
ự sang trọng, đẳng cấp xã hội, bầu không khí,
tiện nghi, nếp sống thanh lịch...Khi đời sống xã hội ngày càng cao, du khách rất chú
trọng đến những nhu cầu này.


13

1.2.2. Tính đa dạng của các thành viên tham dự
Thông thường các sản phẩm du lịch có nhiều yếu tố cấu thành như: hạ tầng
cơ sở vật chất, các loại dịch vụ… Chính sự đa dạng này đôi khi là một trở ngại cho
việc phối hợp và hoàn chỉnh giữa các bộ phận khác nhau, thậm chí gây tổn thất cho
sản phẩm du lịch.
Phần nhiều, sản phẩm du lịch không thâu tóm h
ết cả chiều dọc lẫn chiều
ngang vào một tổ chức duy nhất mà phần lớn là kết quả của sự chấp thuận giữa
những thành viên liên quan mà quyền lợi đôi khi khác nhau, thậm chí còn có tính
tranh chấp.
Một trong những điều kiện tiên quyết để đưa ra một sản phẩm du lịch tốt là
sự kết hợp hài hòa giữa các thành viên: cơ quan quản lý, cộng đồng địa phương, ch

khách sạn, chủ nhà hàng, các thương gia và tất cả những người cung cấp các loại
dịch vụ liên quan. Vì thế, phải làm sao cho các mục tiêu của các thành viên gần gũi
lại và bổ sung lẫn nhau, xác định và đánh giá đúng phần tham gia của mỗi thành
viên trong tổng thể của sản phẩm du lịch, phải xác định vị trí của sản phẩm du lịch
và các thị trường mục tiêu để mọi người cùng chấp thuận, phát huy m
ọi hoạt động
tiếp thị của các thành viên.
1.2.3. Những đặc tính đặc thù của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là một dịch vụ đặc biệt, là những sản phẩm dịch vụ mà bản
thân chúng không hề bị tiêu hủy sau khi du khách sử dụng.
Tính đặc biệt của sản phẩm du lịch được thể hiện ở một số đặc điểm sau:
- Sự
tham gia của du khách là cần thiết để thực hiện dịch vụ. Du lịch đòi hỏi
phải có du khách để tồn tại.

- Sản phẩm du lịch không thể để tồn kho. Bởi vì, một phòng của khách sạn,
một chỗ ngồi trên máy bay không bán được thì không thể cất giữ vào kho.
- Tính không co giãn của cung so với cầu làm cho người ta không thể tăng
cung của sản phẩm du lịch trong ngắn hạn.

14
- Sản phẩm du lịch không phải là một loại sản phẩm có thể di chuyển về các
thị trường tiêu thụ, mà trái lại các thị trường phải di chuyển về hướng sản phẩm du
lịch. Chính vì vậy công tác tuyên truyền và quảng bá các sản phẩm du lịch vô cùng
quan trọng.
1.3. Những yếu tố cơ bản của sản phẩm du lịch
1.3.1. Những yếu tố cấu thành cơ bản
Cũng nh
ư tất cả những sản phẩm khác, sản phẩm du lịch gồm nhiều yếu tố
kết hợp với nhau để đáp ứng cho thị trường mục tiêu, thỏa mãn tối đa nhu cầu của
du khách. Sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố cơ bản như sau:
- Tài nguyên thiên nhiên: khí hậu, cảnh đẹp thiên nhiên, núi rừng, bãi biển,
sông suối…
- Tài nguyên nhân văn: các di sản văn hóa, di tích lịch sử, phong t
ục tập
quán, các lễ hội, công trình kiến trúc lịch sử, công trình kiến trúc tôn giáo…
- Các cơ sở vật chất phục vụ ngành du lịch: khách sạn, nhà hàng, công viên,
khu vui chơi giải trí…
- Hệ thống phương tiện giao thông phục vụ du lịch: máy bay, tàu lửa, ô tô, xe
bus, taxi, tàu thủy, thuyền…
- Các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: hệ thống giao thông, điện, nước, bưu
chính viễn thông, y tế…
- Môi trường kinh tế và xã hội: Giá cả
liên quan đến hoạt động du lịch, an
toàn xã hội, trình độ dân trí, văn minh đô thị…

1.3.2. Môi trường kế cận
Những yếu tố thiên nhiên là nguồn để tạo nên sản phẩm du lịch, đòi hỏi
chúng phải được bao bọc bởi những vùng đệm chung quanh thật lôi cuốn, có như
vậy mới tạo nên những sản phẩm du lịch đa dạng, giá trị và bền vững. Đây sẽ là nơi
m
ở rộng thêm các loại hình du lịch khác phục vụ nhu cầu tiềm ẩn của du khách.
1.3.3. Dân cư địa phương
Du lịch tạo điều kiện cho du khách tiếp xúc với dân cư địa phương. Thông
thường du khách và dân địa phương có những lối sống và văn hóa khác nhau. Mối

15
quan hệ giữa họ có thể làm phát sinh mâu thuẫn. Cho nên, thái độ của dân địa
phương ảnh hưởng lớn đến sự cảm nhận của du khách đối với sản phẩm du lịch.
Phần lớn, du lịch gồm những yếu tố kích thích tâm hồn và cảm xúc. Những
khía cạnh như bầu không khí, cách cư xử, sự thân thiện là những yếu tố quyết định
trong việc đánh giá một sản ph
ẩm du lịch. Đây là vấn đề không nên coi nhẹ trong
quá trình đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
1.3.4. Các dịch vụ công cộng phục vụ du lịch
Những yếu tố cơ bản của sản phẩm du lịch thường khó thay đổi, trong khi đó
dịch vụ công cộng lại có thể dễ dàng thay đổi và chính các yếu tố đó đã góp phần to
lớn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, gia tăng
độ thỏa dụng cho du khách.
Việc xây dựng một trung tâm hội nghị trong thành phố, một khu vui chơi giải trí,
một khu thể thao, một công viên, trồng nhiều cây xanh trong thành phố… là những
nhân tố làm thay đổi sản phẩm du lịch của một thành phố hoặc một điểm du lịch.
1.3.5. Cơ sở lưu trú, nhà hàng và các dịch vụ thương mại
Du khách là những người ra khỏi nhà ở của mình trong một thời gian nhất
định, t
ạm thời rời bỏ công việc bận rộn của mình tìm đến một nơi để nghỉ ngơi, thư

giản. Du khách có thể ở trong khách sạn, quán trọ hoặc ở trong các lều trại. Cơ sở
lưu trú, nhà hàng sẽ là những yếu tố quan trọng làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm
du lịch. Có những cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời, có khí hậu trong lành, mát mẻ
bên cạnh là các khách sạn, nhà hàng sang trọng, ấm cúng, chắ
c chắn sẽ tạo ra các
sản phẩm du lịch có giá trị cho du khách.
1.3.6. Kết cấu hạ tầng giao thông
Du lịch hàm ý một sự di chuyển của du khách ra khỏi nhà để đến chỗ lưu trú.
Cho nên, các phương tiện giao thông, đường sá, sân bay, bến cảng... là những yếu tố
vô cùng quan trọng để việc di chuyển đó có thể diễn ra trong những điều kiện tốt
nhất (ít mệt, ít tốn thời gian) và chi phí thấp nhất. Nh
ững phương tiện đi lại trong
trung tâm thành phố như xe bus, taxi, xích lô… và các điều kiện đi lại khác, là
những vấn đề không thể coi thường bên trong sản phẩm du lịch.
1.4. Các sản phẩm du lịch chính

16
Sản phẩm du lịch rất đa dạng, nhưng có thể tóm lại trong năm loại chính sau đây.

1.4.1. Sản phẩm du lịch của một quần thể địa lý
Sản phẩm du lịch nằm trong một tổng thể địa lý như: một vùng đặc biệt của
một nước, một thành phố, một số vùng địa phương….Tuy nhiên, tất cả những điều
đó chưa ph
ải là sản phẩm du lịch mà chúng chỉ mới là những tiềm năng để các nhà
tổ chức du lịch tạo lập những sản phẩm du lịch. Thực thể địa lý không dễ dàng tổ
chức phối kết hợp. Vì vậy, để cho sản phẩm du lịch ra đời và phát triển cần phải kết
hợp tốt giữa nhà nước với các tổ chức tư nhân.
1.4.2. Sản phẩm du lị
ch trọn gói
Sản phẩm du lịch trọn gói bao gồm toàn bộ những sản phẩm như dịch vụ lưu

trú, ăn uống, phương tiện vận chuyển và những dịch vụ khác. Điều đặc biệt ở đây là
du khách mua một sản phẩm hoàn chỉnh với một giá nhất định.
Sản phẩm du lịch dạng này thường được tạo lập bởi nhà tổ chứ
c du lịch của
các đại lý du lịch, các khách sạn hoặc các công ty vận chuyển. Đây chính là loại sản
phẩm nhằm tạo nên sự tiện ích cho du khách, họ không còn phải bận tâm tới chỗ
nghỉ ngơi, ăn uống và đi lại trong suốt tour du lịch của mình. Hiện nay, loại hình du
lịch này đang hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài.
1.4.3. Sản phẩm du lịch dạng trung tâm
Đó là những sản phẩm nh
ư: chơi golf, đua thuyền buồm, leo núi,… Loại sản
phẩm này thường dành riêng cho những du khách có khả năng chơi golf, đua thuyền
hoặc leo núi. Với sự gia tăng hội chơi golf, hội đua thuyền buồm, hội leo núi…,
cùng với sự phát triển của xã hội, những sản phẩm dạng trung tâm ngày một phát
triển nhiều hơn.
1.4.4. Sản phẩm du lịch dạng biến cố
Những sự kiệ
n thể thao, các lễ hội, hội thi, ... đã tạo thành một loại sản phẩm
du lịch. Cái bất lợi của loại hình này là có tính chất thời điểm, chỉ vài ngày hoặc tới
một tháng là tối đa. Những sản phẩm dạng biến cố quen thuộc nhất là các lễ hội văn

17
hóa, lễ hội truyền thống, các lễ hội hoa, lễ hội trà, lễ hội Vespa… và những hội thi
khác cùng với những buổi biểu diễn ca múa nhạc ngoài trời.

1.4.5. Những sản phẩm du lịch đặc biệt
Các sản phẩm du lịch đặc biệt như: chơi thể thao (thuyền buồm, ván lướt
sóng, cano, cưỡi ngựa, nhảy dù bay,...), game show, hội nghị tổng kết, hội nghị
khách hàng hoặc nghệ thu
ật ẩm thực..., đây là những sản phẩm đặc biệt cần phân

khúc thị trường sản phẩm và chọn lọc loại hình thích hợp.
1.5. Vòng đời sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch cũng tương tự như những sản phẩm khác luôn chịu tác
động bởi những thời kỳ của vòng đời sản phẩm: giới thiệu, tăng trưởng, bão hòa và
suy thoái.
Nhưng tấ
t cả mọi sản phẩm không buộc phải tuần tự trải qua các giai đoạn
trên. Có những sản phẩm có sự tăng trưởng nhanh và bền vững ngay vào thời kỳ
đầu, có sản phẩm đạt thời kỳ bão hòa sớm, có sản phẩm đi qua thời kỳ bão hòa mà
không suy thoái, lại tiếp tục một thời kỳ tăng trưởng mới.
Thời gian và vòng đời sản phẩm du lịch chịu ả
nh hưởng bởi rất nhiều yếu tố,
đặc biệt nhất là bởi hành động chiến lược và chiến thuật của đối thủ cạnh tranh.
1.6. Chất lượng sản phẩm du lịch
Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp hướng tới chất lượng sản phẩm
hay dịch vụ theo cách tiếp cận giá trị và góc độ người tiêu dùng. Tuy nhiên, một
doanh nghiệp thường có nhiều loại khách hàng khác nhau. Do đó,
để thỏa mãn
những nhu cầu khác nhau của khách hàng, chất lượng được xem như một chiến
lược kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp. Chiến lược này phải đảm bảo cung cấp
những hàng hóa và dịch vụ hoàn toàn thỏa mãn những mong đợi hiện tại và tiềm ẩn
của khách hàng. Chiến lược này sử dụng tài năng của tất cả các thành viên nhằm đạt
được lợi ích cho tổ chức nói riêng, cho xã hội nói chung và phả
i đem lại lợi tức cho
các cổ đông.

18
Vấn đề đa dạng hóa các sản phẩm du lịch không thể tách rời chất lượng các
sản phẩm du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch không chỉ làm thỏa mãn du khách
mà còn không gây ảnh hưởng đến xã hội và môi trường xung quanh. Do tính đa

dạng và phong phú của sản phẩm du lịch nên để tạo ra một sản phẩm du lịch có chất
lượng không hề dễ dàng.
Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch không có nghĩ
a là phát triển chúng một
cách tràn lan mà cần có chọn lọc. Ngoài những định hướng phát triển các loại hình
kinh doanh du lịch, thì việc định hướng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản
phẩm du lịch cũng không kém phần quan trọng. Chính quyền địa phương cần định
hướng phát triển sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường du lịch trong nước và quốc
tế.
1.7. Quan niệm về lợi thế cạnh tranh
Quan niệm v
ề lợi thế cạnh tranh trước hết phải xuất phát từ khách hàng,
một khách hàng sẽ mua một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó của doanh nghiệp chỉ
vì sản phẩm dịch vụ đó giá rẻ hơn nhưng cùng chất lượng hoặc đắt hơn nhưng chất
lượng cao hơn so với sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Chất lượng là giá tr

của sản phẩm dịch vụ mà người tiêu dùng có thể tìm thấy ở chính sản phẩm đó và
không thấy ở các sản phẩm cạnh tranh khác, hay nói cách khác sản phẩm dịch vụ đó
có những điểm mạnh vượt trội hơn các đối thủ khác.
Lợi thế cạnh tranh trên thị trường về cơ bản có hai loại, đó là chiến lược chi
phí thấp hơn và chiến lược khác bi
ệt về chất lượng sản phẩm, hình thức bề ngoài,
khả năng đáp ứng nhanh...Nguồn lợi thế cạnh tranh có mối tương quan mật thiết với
chiến lược và năng suất chất lượng của công ty. Để có được lợi thế cạnh tranh, mỗi
doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên mọi phương diện.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ là công việc c
ủa ngành du lịch
mà phải phối hợp đa ngành, không chỉ là công việc của sở du lịch thương mại mà
còn là của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và của mỗi người dân địa phương.
1.8. Quan niệm về thương hiệu du lịch


19
Thương hiệu là một cam kết tuyệt đối về chất lượng, dịch vụ và giá trị
trong một thời gian dài, đã được chứng nhận qua hiệu quả sử dụng và bởi sự thỏa
mãn của khách hàng. Thương hiệu là hình ảnh có tính chất văn hóa, lý tính, cảm
tính, trực quan và độc quyền mà chúng ta liên tưởng đến khi nhắc đến một sản
phẩm hay một công ty. Thương hiệu là phần hồn của m
ột doanh nghiệp, là uy tín
của công ty, là niềm tin mà khách hàng dành cho công ty.
Thương hiệu du lịch là nét độc đáo nổi bật mang tính đặc trưng của sản
phẩm du lịch ở địa phương lưu lại mãi trong ký ức của du khách. Khi nhắc tới địa
danh đó mọi người liên tưởng ngay tới những đặc trưng nổi bật mà chỉ nơi đó mới
có. Thương hiệu du lịch chính là địa danh nơi mà có những sản ph
ẩm du lịch nổi
tiếng.
1.9. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa
sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; phát triển kinh tế du lịch
vừa là mục tiêu, vừa là cơ sở, động lực để thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh
tế - xã hội. Càng ngày, du lịch càng trở nên quan trọng trong hoạt động kinh tế của
các nước.
Du lịch có tầm quan trọng trong nền kinh tế nên hiện nay phần nhiều các
nước, các vùng và các thành phố đều cố gắng phát huy các thế mạnh của địa
phương để khai thác có hiệu quả các sản phẩm du lịch. Hàng năm ngành du lịch đã
đem về cho nhiều quốc gia một số tiền khổng lồ, thu hút một số lượng lớn lực lượng
lao động. Sự phát triển du lịch có thể c
ải thiện nhiều mặt về môi trường đầu tư, tăng
cường hợp tác và giao lưu kinh tế đối ngoại.
Đối với Việt Nam, kinh tế du lịch phát triển đã đem về một lượng lớn ngoại
tệ cho quốc gia, góp phần tạo nên cán cân thanh toán thặng dư, tăng tỉ trọng dịch vụ

trong ngành kinh tế quốc dân, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân địa
phương... Có thể
nói du lịch đã đem lại nhiều giá trị kinh tế và xã hội cho địa
phương nói riêng và cho cả nước nói chung. Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta

20
đã chủ trương ưu tiên phát triển ngành kinh tế du lịch, coi chúng là một trong những
ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia.
Tổng cục du lịch Việt Nam cho biết: Năm 2006 Việt Nam đón được 3,585
triệu lượt du khách quốc tế và 17,5 triệu lượt khách nội địa, đạt tổng doanh thu toàn
xã hội từ du lịch khoảng 3,18 tỉ USD. Năm 2010, Việt Nam dự kiến sẽ đón 6 triệu
lượt khách quốc tế và 25 tri
ệu lượt khách nội địa. Thu nhập du lịch năm 2010 đạt
khoảng 4-5 tỷ USD.
1.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản phẩm du lịch
Chính sự lên ngôi của ngành du lịch và vui chơi giải trí đã buộc chính phủ
các nước phải có cái nhìn về tương lai trong lĩnh vực này. Các nhà quản lý cần đưa
ra cho địa phương, quốc gia mình các sản phẩm du lịch phong phú và đa dạng đáp
ứng sự thỏa d
ụng cao nhất cho du khách, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên
thiên nhiên và con người của địa phương.
Việc qui hoạch du lịch nói chung và phát triển các sản phẩm du lịch nói riêng
cần phải tính đến yếu tố không gian du lịch và cả thời gian vui chơi giải trí. Đó là
tạo ra một không gian cho những mục đích sử dụng khác nhau đồng thời cũng phải
xem xét thời gian mà du khách nhàn rỗi.
Để xem xét, đánh giá tính khả thi của các sản phẩm du lịch, ta cần ph
ải biết
cách đánh giá các cơ hội của địa phương và khu vực, cũng như phải biết những nhu
cầu ở dạng tiềm năng của du khách. Công việc thu thập số liệu về khí hậu, địa chất,
địa hình, lịch sử có thể thực hiện tương đối dễ dàng, trong khi đó việc tìm hiểu về

con người khó hơn rất nhiều.
Sản phẩm du lịch ra đờ
i đòi hỏi phải có các nguồn lực đó là: nguồn nhân lực,
nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, các nguồn lực về tài
chính, kết cấu hạ tầng chung của nền kinh tế, các chủ trương chính sách đầu tư của
nhà nước cũng như địa phương về du lịch…
Sự thành công của một sản phẩm du lịch thường được xây dựng trên những
quan hệ tốt giữa cộng đồ
ng địa phương, doanh nghiệp du lịch, chính quyền địa
phương và Nhà nước. Các bước cần thiết để tạo dựng nên một sản phẩm du lịch

21
thành công: trước tiên, cần phải liệt kê được những yếu tố hiện tại và tương lai của
sản phẩm du lịch do thực thể địa lý đem lại. Bước tiếp theo là nhận diện các thị
trường tiềm năng, phân khúc và chọn thị trường mục tiêu; xác định tổng thể các sản
phẩm và vị trí của chúng trên thị trường mục tiêu đã chọn; sản phẩm phải được tổ

chức và phối kết hợp để du khách có thể tìm được lợi ích của họ. Cuối cùng sản
phẩm phải được đưa ra phục vụ du khách với một hệ thống dịch vụ hoàn chỉnh.
1.11. Kinh nghiệm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của một số nước
• Thái Lan:
Ngành du lịch Thái Lan đã trải qua một quá trình đa dạng hóa sản phẩm du
lịch ở nhiề
u mặt: về phương tiện phục vụ, về loại hình, về quy mô và chất lượng
phục vụ du lịch.
Sự gia tăng số lượng và thành phần du khách quốc tế đến Thái Lan đã kéo
theo một quá trình đa dạng hóa các điểm du lịch. Các công viên vừa được xem là
điểm du lịch vừa là khu bảo tồn thiên nhiên. Chung quanh các thắng cảnh tự nhiên
thường có các loại hình du lịch đặc biệt như: các tour dã ngoại và mạ
o hiểm, tour du

lịch đi bộ, tour khám phá hang động và các tour du lịch sinh thái đa dạng khác.
Trong những năm gần đây, số lượng các cung điện, đền đài mang tính lịch
sử và các viện bảo tàng được mở ra cho công chúng và du khách vào tham quan
ngày một tăng.
Những bộ tộc miền núi đã trở thành một trong những điểm thu hút khách
du lịch. Các bộ tộc miền núi được tái tạo ngay tại những trung tâm du lịch lân cận
các thành phố
du lịch chính của Thái Lan.
Các hội chợ, lễ hội và nghệ thuật dân gian đang là những hoạt động ngày
càng thu hút nhiều du khách. Những lễ hội truyền thống được quảng bá rộng rãi đến
các du khách tiềm năng; một số làng thủ công mỹ nghệ và chợ bán loại hàng này
cũng đã trở thành những điểm thu hút không ít du khách, ví dụ như làng gốm sứ
Dan Kwien và làng tranh chạm Ban Thawai.
Trên khắp các khu vực đồng bằng và thung lũng, nhi
ều khu du lịch nghỉ
dưỡng đã được thành lập. Mặc dù con số du khách tự mình đi du thám vùng cao

22
nguyên ngày càng đông nhưng không làm giảm đi lượng du khách đến khu vực này
thông qua các công ty du lịch dã ngoại. Hệ thống lộ trình dã ngoại đã mở rộng một
cách nhanh chóng và đa dạng. Ở Phuket hiện có rất nhiều sân golf và các tiện nghi
giải trí khác như vườn bướm, sân tập bắn súng, các trung tâm hàng mỹ nghệ và lưu
niệm…
Hơn nữa, chính phủ Thái Lan luôn khuyến khích người dân tìm ra các
phương thức quản lý các nguồn lực vì lợi ích và phát triển cộng
đồng. Người dân
địa phương có quyền tham gia vào sự phát triển du lịch để phát triển cộng đồng và
để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn.
Thái Lan được xem như một mô hình điển hình có thể tham khảo để xây
dựng mô hình phát triển du lịch đồng bộ nhằm thu hút du khách với số lượng lớn.

• Singapore:
Singapore với diện tích nhỏ bé khoảng 648 km
2
, tài nguyên thiên nhiên
không dồi dào cho việc phát triển du lịch, tuy nhiên họ đã khắc phục được vấn đề
thiếu tài nguyên thiên nhiên bằng cách tạo ra các sản phẩm du lịch nhân tạo độc
đáo.
Để thu hút du khách, Singapore không ngừng đa dạng hóa sản phẩm du
lịch bằng cách xây dựng nhiều khu vui chơi giải trí như: Trung tâm vui chơi
Sentosa với các hoạt động văn hóa thể thao, khu dạo bộ, bơi thuyền và các nhà
hàng; Công viên Đại dương là công viên lớn và hiện
đại nhất của Singapore với hơn
250 loài sinh vật biển…
Singapore còn được mệnh danh là đất nước của các loài hoa, đặc biệt là các
loài phong lan. Vườn quốc gia Singapore được xem là bảo tàng nhiệt đới, bên trong
vườn có hơn 2000 loài hoa khác nhau. Đây cũng là sản phẩm du lịch đặc sắc thu hút
đông đảo du khách tới tham quan và nghiên cứu.
Singapore được đánh giá là quốc gia có môi trường xanh sạch nhất thế giới.
Có được kết quả đó là do các qui định luật lệ
ở đây nghiêm ngặt, quá trình thực hiện
nghiêm túc, ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên của người dân rất cao. Điển hình
như: Nhổ nước bọt hoặc ném rác bừa bãi sẽ bị phạt 1000 USD Singapore; Các nơi
công cộng như tàu điện ngầm, rạp chiếu phim, siêu thị, tiền sảnh khách sạn, nhà
hàng… đều cấm hút thuốc, nếu người nào vi phạm bị phạt 50 USD Singapore…

23
Chính ý thức cao về bảo vệ môi trường của người dân, khả năng tạo ra các
sản phẩm du lịch nhân tạo độc đáo đã giúp cho ngành du lịch Singapore thành công
và nổi tiếng khắp thế giới.
• Indonesia:

Indonesia rất chú trọng tới vấn đề đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nhằm
phục vụ nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước. Indonesia một
đất nước có hàng nghìn hòn đảo khác nhau, chính phủ đã chủ tr
ương khai thác tiềm
năng du lịch biển với nhiều loại hình phong phú. Mặt khác, chính phủ còn chủ
trương kết hợp du lịch biển với nhiều loại hình văn hóa dân gian đặc sắc và đa dạng.
Loại hình du lịch sinh thái cũng được chính phủ ưu tiên đầu tư phát triển, Indonesia
đã thực hiện năm nguyên tắc đối với sự phát triển du lịch sinh thái:
- Trách nhiệm, quan tâm và cam kết đối với sự bả
o tồn;
- Tham khảo ý kiến và được sự tán thành của cộng đồng địa phương về sự
phát triển của du lịch sinh thái;
- Đảm bảo các lợi ích cho cộng đồng địa phương;
- Sự nhạy cảm và tôn trọng đối với nền văn hóa và truyền thống tín ngưỡng
của địa phương;
- Tôn trọng các qui định và luật pháp của chính phủ.
Để không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm du l
ịch, chính phủ đã kiện toàn
được mối quan hệ chặt chẽ liên ngành giữa du lịch với ngành giao thông vận tải, an
ninh quốc phòng và giáo dục đào tạo. Nhà nước tạo mọi điều kiện tốt nhất nhằm
khuyến khích cho tư nhân tham gia đầu tư vào ngành du lịch.
Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân
viên du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướ
ng dẫn viên luôn được các cơ sở kinh doanh,
địa phương và nhà nước quan tâm.
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch luôn được gắn liền với việc giáo dục cho người
dân ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

24
CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG
ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG

2.1. Vị trí của du lịch trong quá trình phát triển kinh tế tỉnh Lâm Đồng
Ngành kinh tế du lịch Lâm Đồng trong thời gian qua đã có nhiều đóng góp
đáng kể cho sự phát triển chung của nền kinh tế toàn tỉnh. Giai đoạn 2001 - 2006,
đánh dấu sự vươn lên mạnh mẽ của khu vực kinh tế dịch vụ. Doanh thu dịch vụ
chiếm 12,9% tổng GDP của toàn tỉnh, trong đó riêng ngành du lịch là 31,43%.
Doanh thu xã hội từ du lịch Lâm Đồng trong những n
ăm qua có sự tăng trưởng
mạnh, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 29.75%.
Bảng 2.1: Doanh thu xã hội từ du lịch Lâm Đồng thời kỳ 2001 - 2006
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Danh mục Năm
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Doanh thu xã hội

481.8 633.5 920.0

1,215.0

1,405.0

1,663.0
Mức tăng trưởng so với năm
trước(%)

35.72 31.49 45.22

32.07


15.64

18.36
Nguồn: Sở Du lịch và Thương mại tỉnh Lâm Đồng
2.2. Thực trạng kết cấu cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
2.2.1. Kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông
Giai đoạn 2001 - 2006, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, hệ thống cơ
sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Lâm Đồng như: giao thông, điện, nước, bưu chính vi
ễn
thông... đã được nâng cấp đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển đi
lại, sinh hoạt của du khách, tác động tích cực đến sự phát triển du lịch của địa
phương. Tuy nhiên, chất lượng và qui mô hệ thống giao thông nói chung còn yếu
kém, chưa đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển du lịch của địa phương.
a. Hệ thống đường bộ


25
Hệ thống đường bộ của Lâm Đồng phân bố tương đối đều khắp trong tỉnh,
đường ô tô đến các trung tâm xã với tổng chiều dài 2.039,4 km.
* Đường đô thị: Đường đô thị tập trung tại Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và một số
thị trấn huyện lỵ khác như Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà, Bảo Lâm. Tổng chiều dài
mạng lưới đường đô thị là 473 km. Thành phố
Đà Lạt và thị xã Bảo Lộc có một số
tuyến đường chính đã được mở rộng mặt đường từ 13 - 15m.
* Giao thông nông thôn: Mạng lưới giao thông nông thôn có trên 400 tuyến
với tổng chiều dài 2.470 km, có 135,3 km nhựa, còn lại là đường cấp phối và đường
đất.
b. Đường hàng không
Lâm Đồng có sân bay Liên Khương, đường băng dài 3.000m và rộng 34m.

Năm 2005, sân bay này đã mở tuyến bay trực tiếp Đà Lạt – Hà Nội và ngược lạ
i với
tần suất 3 chuyến/tuần phục vụ nhu cầu tham quan của du khách, tạo điều kiện mở
rộng thị trường khách du lịch ra khu vực phía Bắc. Tuy nhiên, về quy mô, chất
lượng trang thiết bị, đường băng của sân bay chưa đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của du
khách, đặc biệt là đối với khách quốc tế, chính vì vậy đã hạn chế một lượng l
ớn
khách quốc tế tới du lịch tại Đà Lạt bằng đường hàng không.
c. Đường sắt
Tuyến đường sắt Đà Lạt - Phan Rang dài 84 km với 6 ga và 3 ga phụ, được
Pháp xây dựng trước đây, nhưng từ năm 1975 đến nay không sử dụng. Hiện nay
ngành đường sắt đã khôi phục 10 km tuyến Đà Lạt - Trại Mát để phục vụ du lịch.
2.2.2 Hệ thống cấp điện
Nguồn điện cung cấp của Lâm Đồng khá ổn định bao gồm: nhà máy thủy
điện Đa Nhim công suất 160MW, Hàm Thuận công suất 300MW, Đa Mi công suất
175MW, Suối Vàng công suất 4,4MW và nhà máy thủy điện Đại Ninh đang được
xây dựng có công suất 300MW. Hệ thống điện các trục chính trong thành phố đã
được thay thế bằng cáp ngầm. Điều đó không chỉ khắc phục vấn đề an toàn, tiết
kiệ
m sự hao phí điện năng mà còn tăng thêm mỹ quan cho thành phố. Nhìn chung,
hệ thống điện Đà Lạt - Lâm Đồng đáp ứng tốt cho việc phát triển kinh tế du lịch.

×