ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
NGUYỄN MẬU VIỆT HƯNG
VAI TRÒ CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ TRONG VIỆC TỔ CHỨC VÀ
THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP XÃ KIM NỖ – HUYỆN ĐÔNG ANH – THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội, năm 2004
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
NGUYỄN MẬU VIỆT HƯNG
VAI TRÒ CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ TRONG VIỆC TỔ CHỨC VÀ
THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP XÃ KIM NỖ – HUYỆN ĐÔNG ANH – THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
Chuyên nghành : Xã hội học
Mã số : 5.0109
Người hướng khoa học: TS. VŨ HÀO QUANG
Hà Nội, năm 2004
MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT : MỞ ĐẦU
Trang
1.
Tính cấp thiết của đề tài
1
2.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3
2.1
Mục đích nghiên cứu
3
2.2
Nhiệm vụ nghiên cứu
3
3.
Đối tượng, phạm vi, mẫu nghiên cứu
3
3.1
Đối tƣợng nghiên cứu
3
3.2
Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng khảo sát
4
3.3
Phạm vi và địa bàn nghiên cứu
4
4.
Vài nét về vấn đề nghiên cứu
5
5.
Phương pháp nghiên cứu
6
5.1
Phƣơng pháp luận
6
5.2
Các phƣơng pháp cụ thể
6
6.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7
6.1
Ý nghĩa khoa học
9
6.2
Ý nghĩa thực tiễn
10
7.
Giả thuyết khoa học
10
8.
Khung lý thuyết của đề tài
15
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG CHÍNH
15
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
15
1.
Một số khái niệm công cụ
16
1.1
- Khái niệm dân chủ
17
1.2
- Dân chủ đại diện
17
1.3
- Dân chủ trực tiếp
20
1.4
Nền dân chủ XHCN
22
1.5
QCDCCS
26
1.6
Khái niệm Vai trò
27
2.
Một số quan điểm về dân chủ và nhà nước dân chủ
29
2.1
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nƣớc Dân chủ và
nền dân chủ XHCN
2.2
Tiếp cận từ những quan điểm và Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về việc
xây dựng và thực hiện quyền làm chủ chủa nhân dân
30
2.3
Tiếp cận từ quan điểm của Đảng, nhà nước ta về xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN
32
3.
Tiếp cận các lý thuyết Xã hội học.
34
4.
Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về xây dựng nhà nước của
dân, do dân và vì dân trong thời kỳ đổi mới
42
4.1
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân
42
4.2
Phát huy dân chủ trong nội bộ Đảng và chính quyền
42
4.3
Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của
Đảng
42
4.4
Vai trò của hệ thống chính trị trong việc tham gia thực hiện
quy chế dân chủ ở cơ sở.
43
5.
Vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc thực hiện quy
chế dân chủ
43
5.1
Vai trò của tổ chức cơ sở Đảng
43
5.2
Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
45
5.3
Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện
QCDCCS
48
5.3.1
Những thuận lợi
48
5.3.2
Một số khó khăn
49
6.
Một số quy định pháp luật về cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ
của UBND cấp xã
51
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TRIỂN KHAI QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở ĐỊA
BÀN NGHIÊN CỨU
47
1.
Khái quát bối cảnh kinh tế , chính trị, văn hoá, xã hội của địa bàn
nghiên cứu
47
1.1
Về kinh tế
48
1.2
Về văn hoá, xã hội
48
2.
Vài nét về công tác tuyên truyền, phổ biến, quy chế dân chủ cơ
sở trong thời gian qua ở xã Kim Nỗ.
50
2.1
Vai trò của UBND xã trong công tác tuyên truyền
54
2.2
Vai trò của UBND xã trong việc tổ chức thực hiện QCDCCS
55
2.3
Những hạn chế của UBND xã trong quá trình thực hiện
QCDCCS
78
3.
Thực trạng tình hình thực hiện QC DCCS của UBND xã Kim
Nỗ
87
3.1
Vai trò của UBND xã trong việc thực hiện "Những vấn đề cần
thông báo để nhân dân biết"
53
3.2
Vai trò của UBND xã trong việc thực hiện “Những vấn đề dân
bàn bạc và tham gia quyết định”.
77
3.3
Vai trò của UBND xã trong việc thực hiện “những vấn đề dân
bàn bạc HĐND-UBND quyết định”
87
3.4
Vai trò của UBND xã trong việc thực hiện “Những vấn đề dân
tham gia kiểm tra, giám sát”
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
96
1.
Kết luận
1.1
Về vai trò của UBND xã trong công tác tuyên truyền
96
1.2
Về Vai trò của UBND xã trong việc thông tin để nhân dân biết
1.3
Về vai trò của UBND xã trong việc tổ chức để nhân dân bàn và
tham gia quyết định
1.4
Về vai trò của UBND xã trong việc tổ chức để nhân dân bàn bạc
trƣớc khi HĐND, UBND quyết định
1.5
Về vai trò của UBND xã trong việc tổ chức để nhân dân tham gia
kiểm tra, giám sát
2.
Khuyến nghị
99
2.1
Nhóm các giải pháp đối với các cấp uỷ Đảng và hệ thống chính trị
cơ sở xã Kim Nỗ
100
2.2
UBND các cấp và UBND xã Kim Nỗ
2.2.1
Đối với UBND các cấp
101
2.2.2
Đối với UBND xã Kim Nỗ
102
2.3
Nhóm các giải pháp đối với người dân trong quá trình tham gia
thực hiện QCDCCS
103
TÓM TẮT
Mô tả thực trạng việc triển khai quy chế dân chủ cơ sở của UBND cấp xã, chỉ ra
những khó khăn, hạn chế. Phân tích vai trò tổ chức và thái độ của người dân tham
gia vào quá trình thực hiện quy chế dân chủ cơ sở dưới tác động của các điều kiện
kinh tế - xã hội đặc thù ở địa phương. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao vai
trò của UBND cấp xã trong quá trình tổ chức, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.
MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT : MỞ ĐẦU
Trang
1.
Tính cấp thiết của đề tài
1
2.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3
2.1
Mục đích nghiên cứu
3
2.2
Nhiệm vụ nghiên cứu
3
3.
Đối tượng, phạm vi, mẫu nghiên cứu
3
3.1
Đối tƣợng nghiên cứu
3
3.2
Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng khảo sát
4
3.3
Phạm vi và địa bàn nghiên cứu
4
4.
Vài nét về vấn đề nghiên cứu
5
5.
Phương pháp nghiên cứu
6
5.1
Phƣơng pháp luận
6
5.2
Các phƣơng pháp cụ thể
6
6.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7
6.1
Ý nghĩa khoa học
9
6.2
Ý nghĩa thực tiễn
10
7.
Giả thuyết khoa học
10
8.
Khung lý thuyết của đề tài
15
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG CHÍNH
15
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
15
1.
Một số khái niệm công cụ
16
1.1
- Khái niệm dân chủ
17
1.2
- Dân chủ đại diện
17
1.3
- Dân chủ trực tiếp
20
1.4
Nền dân chủ XHCN
22
1.5
QCDCCS
26
1.6
Khái niệm Vai trò
27
2.
Một số quan điểm về dân chủ và nhà nước dân chủ
29
2.1
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nƣớc Dân chủ và
nền dân chủ XHCN
2.2
Tiếp cận từ những quan điểm và Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về việc
xây dựng và thực hiện quyền làm chủ chủa nhân dân
30
2.3
Tiếp cận từ quan điểm của Đảng, nhà nước ta về xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN
32
3.
Tiếp cận các lý thuyết Xã hội học.
34
4.
Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về xây dựng nhà nước của
dân, do dân và vì dân trong thời kỳ đổi mới
42
4.1
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân
42
4.2
Phát huy dân chủ trong nội bộ Đảng và chính quyền
42
4.3
Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của
Đảng
42
4.4
Vai trò của hệ thống chính trị trong việc tham gia thực hiện
quy chế dân chủ ở cơ sở.
43
5.
Vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc thực hiện quy
chế dân chủ
43
5.1
Vai trò của tổ chức cơ sở Đảng
43
5.2
Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
45
5.3
Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện
QCDCCS
48
5.3.1
Những thuận lợi
48
5.3.2
Một số khó khăn
49
6.
Một số quy định pháp luật về cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ
của UBND cấp xã
51
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TRIỂN KHAI QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở ĐỊA
BÀN NGHIÊN CỨU
47
1.
Khái quát bối cảnh kinh tế , chính trị, văn hoá, xã hội của địa bàn
nghiên cứu
47
1.1
Về kinh tế
48
1.2
Về văn hoá, xã hội
48
2.
Vài nét về công tác tuyên truyền, phổ biến, quy chế dân chủ cơ
sở trong thời gian qua ở xã Kim Nỗ.
50
2.1
Vai trò của UBND xã trong công tác tuyên truyền
54
2.2
Vai trò của UBND xã trong việc tổ chức thực hiện QCDCCS
55
2.3
Những hạn chế của UBND xã trong quá trình thực hiện
QCDCCS
78
3.
Thực trạng tình hình thực hiện QC DCCS của UBND xã Kim
Nỗ
87
3.1
Vai trò của UBND xã trong việc thực hiện "Những vấn đề cần
thông báo để nhân dân biết"
53
3.2
Vai trò của UBND xã trong việc thực hiện “Những vấn đề dân
bàn bạc và tham gia quyết định”.
77
3.3
Vai trò của UBND xã trong việc thực hiện “những vấn đề dân
bàn bạc HĐND-UBND quyết định”
87
3.4
Vai trò của UBND xã trong việc thực hiện “Những vấn đề dân
tham gia kiểm tra, giám sát”
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
96
1.
Kết luận
1.1
Về vai trò của UBND xã trong công tác tuyên truyền
96
1.2
Về Vai trò của UBND xã trong việc thông tin để nhân dân biết
1.3
Về vai trò của UBND xã trong việc tổ chức để nhân dân bàn và
tham gia quyết định
1.4
Về vai trò của UBND xã trong việc tổ chức để nhân dân bàn bạc
trƣớc khi HĐND, UBND quyết định
1.5
Về vai trò của UBND xã trong việc tổ chức để nhân dân tham gia
kiểm tra, giám sát
2.
Khuyến nghị
99
2.1
Nhóm các giải pháp đối với các cấp uỷ Đảng và hệ thống chính trị
cơ sở xã Kim Nỗ
100
2.2
UBND các cấp và UBND xã Kim Nỗ
2.2.1
Đối với UBND các cấp
101
2.2.2
Đối với UBND xã Kim Nỗ
102
2.3
Nhóm các giải pháp đối với người dân trong quá trình tham gia
thực hiện QCDCCS
103
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học
Nguyễn Mậu Việt Hƣng
5
PHẦN THỨ NHẤT : MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, trong những năm qua Đảng và Chính phủ
đã ban hành nhiều chủ trƣơng, nghị quyết, đƣờng lối nhằm phát huy từng
bƣớc quyền làm chủ của nhân dân, phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần trên mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy
nhiên, nhìn chung trên nhiều lĩnh vực, nhiều địa phƣơng quyền làm chủ của
nhân dân vẫn bị vi phạm. Phƣơng châm: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra" vẫn chƣa đƣợc thể chế hoá và chậm đi vào cuộc sống. Trƣớc tình
hình đó Đảng và Chính phủ đã ban hành QCDCCS nhằm phát huy một bƣớc
quyền làm chủ của nhân dân. Qua 5 năm thực hiện QCDCCS, đến nay thành
phố Hà Nội đã có 100% số xã, phƣờng, thị trấn; 98.7% số cơ quan hành chính
sự nghiệp; 96% doanh nghiệp Nhà nƣớc và gần 100% các trƣờng đại học, cao
đẳng, trung cấp dạy nghề và các bậc học cơ sở xây dựng và thực hiện đầy đủ
các quy chế, quy ƣớc DCCS [19; 03]. Nhƣ vậy, có thể thấy việc thực hiện
QCDCCS là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc đã đƣợc các cấp, các
ngành thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ, nó đã tạo ra bầu không khí
dân chủ cởi mở hơn trong xã hội, phát huy vai trò làm chủ thật sự của nhân
dân, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo ra động lực thúc đẩy việc thực hiện
các nhiệm vụ kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh - quốc phòng ở các địa phƣơng.
Thực hiện QCDCCS đã làm chuyển biến một bƣớc về ý thức và phong cách
làm việc của cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể theo hƣớng gần dân, tôn
trọng dân và có trách nhiệm với dân hơn.
Việc Chính phủ ban hành QCDCCS là một bƣớc tiến quan trọng nhằm
thực hiện phƣơng châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Nội dung
của văn bản này quy định về những việc cần thông báo để nhân dân biết;
những việc nhân dân bàn và trực tiếp quyết định; những việc nhân dân bàn và
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học
Nguyễn Mậu Việt Hƣng
6
tham gia góp ý kiến HĐND, UBND quyết định; những việc nhân dân giám
sát và kiểm tra. “QCDCCS đã thể hiện đƣợc bản chất tốt đẹp của Nhà nƣớc
ta, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thu hút đông đảo quần chúng nhân
dân tham gia vào công tác quản lý Nhà nƣớc, tham gia kiểm kê, giám sát Nhà
nƣớc, khắc phục tình trạng quan liêu, mất dân chủ và nạn tham nhũng” [5;34].
UBND cấp xã, cơ quan hành chính của Nhà nƣớc ở địa phƣơng có vị trí
hết sức quan trọng, đây đƣợc coi là cầu nối trực tiếp đƣa đƣờng lối chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc vào thực tế cuộc sống. UBND cấp xã cũng
đƣợc hiểu là nơi diễn ra các hoạt động quản lý, điều hành và duy trì ổn định
trật tự xã hội, tổ chức đời sống và bảo đảm những nhu cầu vật chất tinh thần
cho nhân dân, các cơ quan này có nhiệm vụ tổ chức, triển khai, thực hiện
QCDCCS, xây dựng không khí dân chủ trong nhân dân. Trong những năm
qua hoạt động của các cơ quan này đã đóng vai trò hết sức to lớn trong sự
nghiệp đổi mới.
Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện QCDCCS của UBND cấp xã đã
đƣợc triển khai nhƣ thế nào? Trong thực tiễn cuộc sống, ngƣời dân đã biết,
ngƣời dân đã làm, ngƣời dân đã bàn và đã kiểm tra đến đâu? Những thành
công và những khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện quy chế này nhƣ
thế nào?
Vì vậy, việc nhận thức về vai trò của UBND cấp xã trong việc thực
hiện QCDCCS là rất cần thiết nhằm phát huy những kết quả bƣớc đầu, tìm ra
những khó khăn hạn chế trong quá trình thực hiện quy chế này, đồng thời
khuyến nghị những giải pháp khả thi khắc phục những khó khăn thử thách đó.
Đây là những vấn đề cấp bách cần đƣợc nghiên cứu một cách khoa học, đầy
đủ, chính xác để QCDCCS thực sự đi vào cuộc sống mỗi ngƣời dân.
Đề tài nghiên cứu "Vai trò của UBND cấp xã trong việc tổ chức thực
hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở" thông qua nghiên cứu trƣờng hợp xã Kim Nỗ -
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học
Nguyễn Mậu Việt Hƣng
7
huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội là một cố gắng nhằm góp phần giải
quyết nhu cầu cấp thiết này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm nghiên cứu vai trò của UBND cấp xã trong
việc tổ chức và triển khai thực hiện QCDCCS, đánh giá thực trạng việc thực
hiện quy chế này, qua đó tìm hiểu những nguyên nhân và đề xuất, khuyến
nghị những giải pháp thiết thực góp phần nâng cao vai trò của UBND cấp xã
trong việc triển khai thực hiện QCDCCS hiện nay.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, luận văn xác định những nhiệm
vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Mô tả thực trạng về vai trò của UBND cấp xã trong việc tổ chức, triển
khai QCDCCS, bao gồm: vai trò về thông tin, tuyên truyền, tổ chức, triển khai
và thực hiện những nội dung cơ bản của QCDCCS.
- Phân tích vai trò tổ chức và thái độ của ngƣời dân tham gia vào quá
trình thực hiện QCDCCS dƣới sự tác động của các điều kiện kinh tế, xã hội
đặc thù ở địa phƣơng.
- Chỉ ra những khó khăn, hạn chế của UBND xã trong quá trình tổ
chức, thực hiện những nội dung cơ bản của QCDCCS.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao vai trò của UBND xã trong quá
trình thực hiện QCDCCS.
3. Đối tƣợng, phạm vi, mẫu nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Vai trò của UBND cấp xã trong việc thực hiện QCDCCS.
3.2 Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng khảo sát
Khách thể nghiên cứu của đề tài này là quá trình thực hiện QCDCCS
tại xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học
Nguyễn Mậu Việt Hƣng
8
Đối tƣợng khảo sát của đề tài là cộng đồng dân cƣ thuộc xã Kim Nỗ
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội bao gồm toàn bộ các cá nhân từ 18 tuổi
trở lên, có quyền công dân, có thời hạn cƣ trú trên địa bàn xã ít nhất từ năm
1986 đến nay, trừ những trƣờng hợp sau: những người mới nhập cư, tạm trú
không thường xuyên ở xã hoặc có thời hạn lưu trú ở xã trước năm 1998;
những người chưa thành niên (dưới 18 tuổi); những người bị tước quyền công
dân, tâm thần, mất trí.
3.3 Phạm vi và địa bàn nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này chúng tôi chỉ hƣớng đến nghiên
cứu QCDCCS đƣợc áp dụng cho UBND cấp xã với tƣ cách là một loại hình
cơ sở còn đối với các cơ sở khác nhƣ các cơ quan Nhà nƣớc, doanh nghiệp
Nhà nƣớc không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này.
Đề tài tập trung nghiên cứu về vai trò của UBND cấp xã trong việc
thực hiện QCDCCS trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến nay.
Là một nghiên cứu trƣờng hợp cụ thể, địa bàn nghiên cứu của đề tài tập
trung tại xã Kim Nỗ - Huyện Đông Anh Hà Nội.
4.Vài nét về vấn đề nghiên cứu
Đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu và sách tham khảo về vấn đề
dân chủ cơ sở hay những vấn đề về chế độ dân chủ và vai trò của chính quyền
cơ sở trong việc triển khai, tổ chức, thực hiện quy chế dân chủ này nhằm tổng
kết, rút kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện QCDCCS,
chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trên thực tế để áp dụng Quy chế ngày càng
có hiệu quả hơn. Dƣới góc độ của các nhà quản lý, các cấp quản lý hay các
ngành cụ thể cũng có nhiều công trình nghiên cứu, báo cáo tổng kết rút kinh
nghiệm về vấn đề này. Dƣới đây là một số công trình tiêu biểu trong lĩnh vực
nghiên cứu này.
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học
Nguyễn Mậu Việt Hƣng
9
Xây dựng quy chế dân chủ cơ sở trong nghiên cứu khoa học xã hội & nhân
văn (đề tài cấp Bộ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1998)
Thực trạng việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã. (đề tài khoa học cấp Bộ,
PGS, TS Dương Xuân Ngọc chủ trì, bảo vệ và hoàn thành vào tháng 7
năm 2000)
Cơ chế thực hiện dân chủ XHCN trong hệ thống chính trị ở nƣớc ta (đề tài
cấp Nhà nước KX05.05 , Viện Mác - Lênin- Hồ Chí Minh) do PGS,TS
Hoàng Chí Bảo làm chủ đề tài)
Tăng cƣờng công tác tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cấp xã ở Thái
Bình (Luận văn thạc sỹ quản lý Nhà nước, bảo vệ năm 2001, do Nguyễn
Văn Giang thực hiện)
Tăng cƣờng kiểm tra thực hiện quy chế dân chủ ở xã (Luận văn Thạc sỹ
quản lý Nhà nước, bảo vệ năm 2002, do HoàngTiến Cát thực hiện)
Các công trình nghiên cứu này đã rất thành công trong việc phác hoạ
nên những nội dung, đặc trƣng cơ bản của chế độ dân chủ ở nƣớc ta cũng nhƣ
những tác động tích cực, tiêu cực của nền kinh tế, của thực tiễn cuộc sống tới
việc thực hành dân chủ, từng bƣớc phát huy quyền làm chủ của nhân dân và
đƣa ra đƣợc những giải pháp tích cực nhằm xây dựng phát triển chính quyền
ở các địa phƣơng vừa phù hợp với thực tế công cuộc đổi mới đất nƣớc trong
xu thế hội nhập, vừa kế thừa, phát huy đƣợc bản sắc văn hoá đặc trƣng, riêng
có ở các vùng miền.
Trên tinh thần tiếp thu những thành công của các công trình trƣớc đó
tác giả luận văn xin đề cập đến vai trò của UBND cấp xã trong việc tổ chức
thực hiện QCDCCS. Đề tài này sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác
nhau nhằm mục đích phát hiện vấn đề. Trọng tâm là hƣớng vào phân tích các
số liệu thực nghiệm trên thực tế, so sánh đối chiếu với các kết quả của các
công trình trƣớc đó, từ đó sẽ chỉ ra đƣợc những điểm mới của vấn đề nghiên
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học
Nguyễn Mậu Việt Hƣng
10
cứu. Bên cạnh đó, các phân tích định tính thông qua kết quả phỏng vấn sâu,
phân tích tài liệu, quan sát đƣợc sử dụng để tìm ra những nguyên nhân
khách quan và chủ quan, những ƣu điểm và nhƣợc điểm trong quá trình triển
khai thực hiện QCDCCS thông qua vai trò của UBND cấp xã. Một đặc điểm
quan trọng của nghiên cứu này là tập trung xem xét vai trò của UBND cấp xã
trong việc tổ chức thực hiện QCDCCS trong điều kiện hiện nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Phƣơng pháp luận
Phƣơng pháp luận Mác-xít sẽ là tƣ tƣởng chủ đạo trong quá trình thực
hiện luận văn. Dựa vào các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật,
(nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển), trong quá
trình nghiên cứu “Vai trò của UBND xã trong việc tổ chức thực hiện
QCDCCS” phải tuân thủ và đảm bảo tính khách quan phổ biến, các nguyên
tắc về tính hệ thống, phát triển và lịch sử cụ thể. Trong đó:
- Tính khách quan phổ biến đòi hỏi khi nghiên cứu các vấn đề về vai trò
của UBND xã cần xem xét nó trên cơ sở khách quan, là cái vốn có và đƣợc
phát sinh trong quá trình hoạt động chấp hành, điều hành của UBND xã, tránh
nhìn nhận vấn đề một cách chủ quan, phiến diện.
- Quan điểm về hệ thống đòi hỏi xem xét vai trò của UBND xã với tƣ
cách là một chỉnh thể. Hệ thống có cấu trúc bao gồm nhiều mối quan hệ mật
thiết tác động qua lại với nhau. Trên cơ sở đặt nó trong mối quan hệ toàn diện
với các nhân tố, các bộ phận cấu thành hoặc với các nhân tố tác động tới nó,
từ đó đánh giá đúng đắn bản chất các mối quan hệ và nhận diện đúng vấn đề
nghiên cứu.
- Quan điểm phát triển đòi hỏi xem xét vai trò của UBND xã trên cơ sở
đặt UBND vào quá trình vận động biến đổi và phát triển không ngừng từ đó
chỉ ra xu hƣớng và dự báo đƣợc sự phát triển của thiết chế này.
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học
Nguyễn Mậu Việt Hƣng
11
- Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi đặt vai trò của UBND xã trong
những không gian, thời gian cụ thể nhất định; vào những điều kiện, hoàn cảnh
cụ thể từ đó chỉ ra đƣợc những biến đổi xã hội do điều kiện khách quan mang
lại trong quá trình thực hiện QCDCCS.
- Ngoài ra, luận văn còn đƣợc tiếp cận từ các lý thuyết Xã hội học và
phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành để xem xét và chứng minh cho vấn đề
nghiên cứu.
5.2 Các phƣơng pháp cụ thể
- Phương pháp phân tích tài liệu: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm
xem xét các thông tin sẵn có trong các tài liệu liên quan đến quy chế dân chủ
và việc triển khai thực hiện quy chế này từ trung ƣơng tới địa phƣơng. Bên
cạnh đó, đề tài cũng quan tâm đến các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ
quan lãnh đạo, cơ quan quản lý, cơ quan quyền lực ở địa phƣơng ban hành.
- Phương pháp phỏng vấn sâu. Đƣợc tiến hành nhằm hỗ trợ cho các
phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. Cụ thể, đề tài này sẽ tiến hành phỏng
vấn trực tiếp từ 10 ngƣời đại diện cho các vấn đề thuộc chủ đề nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát: nhằm thu thập thông tin về thái độ, tình cảm
của ngƣời dân đối với UBND cấp xã cũng nhƣ việc triển khai QCDCCS trong
những năm qua.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với khoảng 200 mẫu: phƣơng
pháp này nhằm thu thập các thông tin định lƣợng phục vụ mục tiêu của đề tài.
Mẫu khảo sát được mô tả như sau:
Với khoảng 200 ngƣời đang sinh sống và làm việc tại xã Kim Nỗ -
huyện Đông Anh - Hà Nội, cơ cấu mẫu đƣợc xác định.
Tổng
Thọ Đa
Bắc
Đông
Đoài
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học
Nguyễn Mậu Việt Hƣng
12
Tổng thể
7625
1423
2822
1841
1539
Mẫu
200
50
51
49
50
Nam
119
29
30
29
30
Nữ
81
21
21
20
20
Ngoài ra các cơ cấu về học vấn, nghề nghiệp, tuổi đƣợc xác định dựa
trên tổng thể, so sánh, đối chiếu, làm rõ vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài sẽ chỉ ra thực trạng của việc triển khai thực hiện QCDCCS trên
thực tế ở một trƣờng hợp cụ thể và nguyên nhân chủ quan, khách quan của
những hạn chế trong việc tổ chức thực hiện Quy chế này. Kết quả nghiên cứu
của đề tài sẽ đóng góp luận cứ khoa học cho việc hoạch định mục tiêu, nội
dung các nhiệm vụ và hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tổ chức
và hoạt động thực hành dân chủ có hiệu quả hơn, góp phần bổ sung hệ thống
lý luận Xã hội học.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu vai trò của UBND cấp xã trong việc tổ chức thực hiện
QCDCCS sẽ góp phần vào việc đánh giá thực trạng tình hình triển khai thực
hiện QCDCCS trong 5 năm, chỉ ra những ƣu nhƣợc điểm để bổ sung, áp dụng
có hiệu quả hơn.
Những kết quả thu đƣợc qua nghiên cứu này sẽ góp phần đổi mới công
tác chỉ đạo của các cơ quan chức năng; nghiên cứu cũng sẽ rất bổ ích và có
giá trị đối với các cơ quan lãnh đạo, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc và các cơ
sở. Đồng thời nghiên cứu sẽ đề xuất những giải pháp thực tiễn nhằm tuyên
truyền giáo dục nâng cao chất lƣợng hoạt động của hệ thống chính quyền cơ
sở
7. Giả thuyết khoa học
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học
Nguyễn Mậu Việt Hƣng
13
Việc thực hiện QCDCCS trong những năm qua đã đạt đƣợc những kết
quả đáng mừng, cải thiện bầu không khí chính trị, tăng cƣờng sự lãnh đạo của
Đảng, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, nâng cao hiệu lực và vai trò
quản lý của Nhà nƣớc song trên nhiều mặt việc thực hiện quy chế này còn
nhiều hạn chế. Từ thực tế của việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở những
năm qua có thể rút ra những giả thuyết nhƣ sau:
- Vai trò của UBND cấp xã trong việc thực hiện QCDCCS chỉ đƣợc thể
hiện rõ nét khi có sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân vào công
việc quản lý Nhà nƣớc với phƣơng châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra" song trên thực tế có nhiều việc ngƣời dân chƣa đƣợc biết, chƣa
đƣợc bàn, chƣa đƣợc kiểm tra.
- Trình độ học vấn, năng lực chuyên môn, nghề nghiệp của cán bộ và
nhân dân có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở
các địa phƣơng.
- Quy chế dân chủ cơ sở chỉ đƣợc thực hiện tốt khi nó đƣợc tuyên truyền
phổ biến đến mọi ngƣời dân và đƣợc ngƣời dân tiếp nhận, trên thực tế việc
tuyên truyền phổ biến quy chế này đang còn nhiều hạn chế.
8. Khung lý thuyết của đề tài
Mối quan hệ giữa các biến số được thể hiện thông qua sơ đồ sau:
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ-XÃ HỘI
ĐẢNG UỶ, HĐND, UBND
CẤP HUYỆN
ĐẢNG UỶ XÃ
VAI TRÒ CỦA UBND CẤP
XÃ
HĐND CẤP XÃ
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học
Nguyễn Mậu Việt Hƣng
14
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Một số khái niệm công cụ
1.1 - Khái niệm dân chủ
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về dân chủ, dân chủ đƣợc hiểu theo
nghĩa hẹp chính là quyền lực thuộc về nhân dân, theo nghĩa rộng dân chủ là
chế độ chính trị, chế độ Nhà nƣớc hay nói cách khác dân chủ là khái niệm chỉ
trạng thái của một tổ chức chính trị - xã hội mà quyền lực thuộc về nhân dân.
Theo từ điển bách khoa "Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính
trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực,
thừa nhận nguyên tắc bình đẳng và tự do. Dân chủ cũng được vận dụng vào
tổ chức và hoạt động của những tổ chức và thiết chế chính trị nhất định."
Nhƣ vậy theo khái niệm này, dân chủ đƣợc hiểu theo các bình diện sau:
+ Thứ nhất, dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội
vì vậy các chế độ xã hội khác nhau có hình thức dân chủ khác nhau ví dụ xã
hội chiếm hữu nô lệ có dân chủ chủ nô, xã hội tƣ sản có dân chủ tƣ sản, còn
dƣới chế độ xã hội chủ nghĩa có dân chủ xã hội chủ nghĩa
DÂN BIẾT
DÂN BÀN VÀ
QUYẾT ĐỊNH
DÂN BÀN VÀ HĐND,
UBND QUYẾT ĐỊNH
DÂN KIỂM TRA
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học
Nguyễn Mậu Việt Hƣng
15
+ Thứ hai: Thiết chế chính trị của xã hội đó đƣợc dựa trên việc thừa
nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực. Tuy nhiên dƣới các chế độ chính
trị khác nhau thì quyền lực của nhân dân cũng đƣợc biểu hiện một cách khác
nhau. Chẳng hạn dƣới chế độ tƣ bản chủ nghĩa dân chủ bị giới hạn, ở đó
quyền lực không thuộc về nhân dân mà thuộc về giai cấp tƣ sản còn dƣới chế
độ xã hội chủ nghĩa, quyền lực thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân.
+ Thứ ba: Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội
thừa nhận nguyên tắc bình đẳng và tự do, tức là bình đẳng đƣợc thực hiện đối
với tất cả các tầng lớp, các giai cấp, các dân tộc khác nhau và tự do đƣợc thực
hiện ở chỗ tất cả mọi ngƣời đều có quyền tự do trong hoạt động lao động, học
tập và đời sống của mình.
Theo từ điển Triết học, dân chủ ở đây đƣợc hiểu là một trong những
hình thức chính quyền trong đó quyền lực thuộc về nhân dân, đặc trƣng cơ
bản của nó là việc tuyên bố chính thức nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số và
thừa nhận quyền tự do bình đẳng của công dân. Mọi công dân đều có quyền
tham gia đầy đủ vào công việc quản lý của Nhà nƣớc.
Trong lịch sử đã từng xuất hiện 3 kiểu dân chủ tƣơng ứng với ba chế
độ: dân chủ chủ nô; dân chủ tƣ sản; dân chủ XHCN, trong đó dân chủ chủ nô,
dân chủ tƣ sản là hình thức dân chủ chỉ cho một số ít ngƣời còn số đông nhân
dân bị mất quyền, chỉ có dân chủ XHCN mới thực sự là dân chủ của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhƣ vậy ở mỗi chế độ xã hội khác nhau thì
bình đẳng và tự do cũng đƣợc thực hiện khác nhau, nếu trong chế độ TBCN
không có sự bình đẳng giữa các dân tộc, giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị
trị, không có tự do cho ngƣời lao động thì dƣới chế độ XHCN việc thực hiện
quyền bình đẳng và tự do đƣợc coi là bản chất của chế độ xã hội, là mục tiêu
và động lực để phát huy sức mạnh của cả dân tộc trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học
Nguyễn Mậu Việt Hƣng
16
Mặt khác, với tƣ cách là tổ chức chính trị của Nhà nƣớc, dân chủ
XHCN xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nƣớc XHCN, nó gắn liền với
pháp chế XHCN. Trong thiết chế dân chủ đó các quyền của đa số nhân dân và
tính tối cao của pháp luật đƣợc chính thức thừa nhận thông qua việc nhân dân
bầu ra các cơ quan cơ bản của Nhà nƣớc. Dân chủ đƣợc đƣợc thực hiện thông
qua hai hình thức cơ bản là dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp.
1.2 - Dân chủ đại diện
Theo cuốn từ điển Bách khoa Việt Nam dân chủ đại diện là: "Hình thức
dân chủ chung nhất nếu xét từ góc độ cơ chế thực hiện quyền lực dân; là chế
độ trong đó việc ra những quyết định chủ yếu thuộc thẩm quyền của những
người đại diện (các đại biểu HĐND, đại biểu Quốc hội). Những người này
cùng với hội nghị là do chủ thể quyền lực bầu ra và lập nên. Chủ thể quyền
lực giữ cho mình quyền được kiểm tra và tác động vào các cơ quan đại diện"
[21; 653]
Theo từ điển Triết học dân chủ đại diện đƣợc hiểu là: Việc tuyên bố
chính thức nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số và thừa nhận quyền tự do bình
đẳng của công dân.
Nhƣ vậy hình thức dân chủ đại diện là hình thức dân chủ chung nhất,
thể hiện quyền lực thuộc về nhân dân. Thông qua các cuộc họp, các hội nghị
mà ngƣời đại diện nêu lên tiếng nói của nhân dân, thể hiện tâm tƣ, nguyện
vọng của nhân dân, đề đạt những kiến nghị của nhân dân. ở nƣớc ta các cơ
quan quyền lực nhƣ Quốc hội, HĐND các cấp là các cơ quan cơ bản thể hiện
hình thức dân chủ này.
1.3 - Dân chủ trực tiếp
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, dân chủ trực tiếp "là sự thể hiện một
cách trực tiếp ý chí của chủ thể quyền lực về những vấn đề quan trọng nhất.
Do đó, bộ máy của chủ thể chỉ đơn thuần đóng vai trò tổ chức và bảo đảm
các điều kiện để thực hiện ý chí đó” [21; 653]. Nhƣ vậy hình thức dân chủ
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học
Nguyễn Mậu Việt Hƣng
17
trực tiếp có sự đồng nhất giữa ngƣời quản lý và ngƣời bị quản lý trong đó chủ
thể của quyền lực tự mình giải quyết các vấn đề chung về lập pháp, về hành
chính và quản lý tƣ pháp. Các cơ quan của Nhà nƣớc thực hiện dân chủ trực
tiếp thông qua các hoạt động nhƣ trƣng cầu ý dân trên phạm vi toàn quốc, bầu
cử quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp hay hoạt động của các tổ chức xã hội,
hiệp hội quần chúng và nghề nghiệp, các hình thức tự quản trong sản xuất
1.4 Nền dân chủ XHCN
Theo từ điển Triết học, nền dân chủ XHCN đƣợc coi là hình thức cao
nhất của nền dân chủ, một nền dân chủ thực sự đại diện cho đa số nhân dân,
đại diện cho quần chúng lao động rộng rãi. Cơ sở kinh tế của nền dân chủ
XHCN là sở hữu xã hội về tƣ liệu sản xuất. Nền dân chủ này thực hiện quyền
bầu cử thực sự phổ thông, trực tiếp và bình đẳng. Tất cả công dân không phân
biệt nam-nữ, dân tộc, giai cấp, tôn giáo đều đƣợc bình đẳng trong đời sống
chính trị, kinh tế và văn hoá, đều đƣợc tham gia vào quản lý Nhà nƣớc. Trong
hệ thống dân chủ XHCN, các cơ quan kiểm tra nhân dân có hàng triệu ngƣời
lao động tham gia công tác chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Hiến pháp
của Nhà nƣớc XHCN đảm bảo quyền của công dân về mặt vật chất theo pháp
luật chẳng hạn quyền lao động trong xã hội XHCN không chỉ đƣợc tuyên bố
mà còn đƣợc ghi nhận bằng luật pháp, đƣợc đảm bảo một cách thực sự nhờ
xoá bỏ bóc lột, áp bức bất công, thủ tiêu nạn thất nghiệp đây chính là sự
khác nhau căn bản giữa nền dân chủ XHCN với nền dân chủ tƣ sản. Sự phát
triển của nền dân chủ XHCN sẽ dẫn tới việc xây dựng một Nhà nƣớc toàn dân
và một chế độ tự quản xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Nền dân chủ XHCN ra đời cùng với sự ra đời của Nhà nƣớc XHCN, là
chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thông qua cách
mạng XHCN (cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân) dƣới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản, đội tiên phong của giai cấp công nhân. Nền dân chủ XHCN là
nền dân chủ mang bản chất giai cấp công nhân đồng thời là nền dân chủ của
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học
Nguyễn Mậu Việt Hƣng
18
đa số nhân dân lao động, phục vụ lợi ích của đa số nhân dân. Đây cũng là sự
khác biệt so với nền dân chủ tƣ sản, nền dân chủ mang bản chất của giai cấp
tƣ sản, là nền dân chủ thuộc về thiểu số giai cấp bóc lột đang không ngừng
củng cố và tăng cƣờng quyền lực chính trị của nó còn nền dân chủ XHCN thì
ngƣợc lại hƣớng tới xây dựng một xã hội công bằng và dân chủ trong đó
không có sự khác biệt giữa các giai cấp.
Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản vì vậy nó mang bản chất của giai cấp công nhân sâu sắc, nhằm nâng cao
giác ngộ chính trị của quần chúng, đảm bảo tính tự giác của các phong trào
quần chúng trong quá trình xây dựng nền dân chủ XHCN. Sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển nền dân chủ XHCN.
Không có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản thì không thể đảm bảo quá trình dân
chủ hoá phục vụ những lợi ích đông đảo của nhân dân bởi vì bản chất của
Nhà nƣớc vô sản là một chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động, là quyền lực của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Nền dân chủ XHCN đƣợc thực hiện bằng một hệ thống tổ chức và cơ
chế do nhiều yếu tố hợp thành với tính cách là một chế độ chính trị đƣợc thực
hiện bằng thiết chế Nhà nƣớc, thông qua Nhà nƣớc pháp quyền của dân, do
dân, vì dân trên cơ sở khối liên minh giai cấp Công - Nông - Trí dƣới sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản
1.5 Quy chế dân chủ ở cơ sở là một văn bản pháp lý đƣợc Chính phủ
ban hành vào ngày 11 tháng 5 năm 1998 nhằm phát huy quyền làm chủ của
nhân dân trên các mặt các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nội dung của quy
chế là những quy định cụ thể cho các cơ quan, đơn vị cơ sở thực hiện quyền
làm chủ của nhân dân trên cơ sở cụ thể hoá những vấn đề dân biết, những vấn
đề dân bàn, những vấn đề dân kiểm tra. QCDCCS đƣợc ban hành trong những
điều kiện kinh tế xã hội nhất định, có vai trò hết sức to lớn trong việc từng
bƣớc mở rộng nền dân chủ và thực hiện xây dựng nền dân chủ XHCN.