Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Vai trò của chương trình 135 trong công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Nguyệt Ất - Ngọc Lặc - Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







LÊ THỊ HỢI



VAI TRÕ CỦA CHƢƠNG TRÌNH 135 TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO Ở XÃ NGUYỆT ẤN - NGỌC LẶC – THANH HÓA




LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC




HÀ NỘI, 2012





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







LÊ THỊ HỢI



VAI TRÕ CỦA CHƢƠNG TRÌNH 135 TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO Ở XÃ NGUYỆT ẤN - NGỌC LẶC – THANH HÓA



Chuyên ngành : X ã hội học

Mã số: 60.31.30

LUẬN VĂN THẠC S Ĩ XÃ HỘI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thu Hƣơng





HÀ NỘI, 2012


1
MỤC LỤC

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC BẢNG 4
DANH MỤC CÁC HỘP 5
MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. 8
3. Câu hỏi nghiên cứu 8
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
5. Đối tƣợng, khách thể , phạm vi nghiên cứu. 9
6. Giả thuyết và mô hình lý thuyết 10
7. Phƣơng pháp nghiên cứu 12
NỘI DUNG CHÍNH 15
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 15
1.1 Các lý thuyết áp dụng trong đề tài 15
1.2 Khái niệm công cụ 21
1.3 Tổng quan vấn đề nghiên cứu24
1.4 Vài nét địa bàn nghiên cứu 28
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI VÀ CHƢƠNG TRÌNH 135
TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở XÃ NGUYỆT ẤN-
NGỌC LẶC – THANH HÓA 30
2.1 Vài nét về nghèo đói ở xã Nguyệt Ấn 30
2.1.1 Thực trạng nghèo đói tại xã Nguyệt Ấn 30
2.1.2 Đặc điểm của hộ nghèo 31
2.1.3 Nguyên nhân của nghèo đói 36
2.2 Hoạt động 135 trong công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Nguyệt Ấn… 41


2
2.2.1 Mục tiêu và nội dung của Chƣơng trình 135 - II 41
2.2.2 Khái quát hệ thống văn bản chính sách trong việc tổ chức, triển khai
Chƣơng trình 135 - II tại địa phƣơng… 43
2.2.3 Các hoạt động của Chƣơng trình 135 - II ở xã Nguyệt Ấn 48
2.2.3.1 Hỗ trợ cơ sở hạ tầng 48
2.2.3.2 Hỗ trợ sản xuất 50
2.2.3.3 Hỗ trợ các dịch vụ xã hội 51
2.3. Đánh giá của ngƣời dân về tác động của Chƣơng trình 135 tới một số
khía cạnh trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của hộ gia đình……… 59
2.3. 1 Về giao thông đi lại 59
2.3.2 Về đời sống kinh tế của hộ gia đình 63
2.3.3 Về giáo dục 68
2.3.4 Về y tế 72
2.3.5 Về vệ sinh môi trƣờng 76
2.3.6 Về tiếp cận dịch vụ pháp lý 80
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 84
1. Kết luận 84
2 Khuyến nghị 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 96








3

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT


CSHT
Cơ sở hạ tầng
Chƣơng trình 135
Chƣơng trình hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội các xã
đặc biệt khó khăn (theo Quyết định số 135/1998/
QĐ-TTg, ngày 31/7/1998 của Thủ tƣởng Chính phủ)
DTTS
Dân tộc thiểu số
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
XĐGN
Xóa đói giảm nghèo
II
Giai đoạn II



4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tỷ lệ hộ nghèo tại xã giai đoạn 2008 – 2012 30
Bảng 2.2: Tỷ lệ hộ nghèo biểu hiện về thành phần dân tộc của chủ hộ 33
Bảng 2.3: Thống kê về hỗ trợ sản xuất từ Chƣơng trình 135 – II giai đoạn
(2008 -2011) 50
Bảng 2.4: Lý do hộ không có thành viên tham gia học nghề. Đơn v ị (%) 52
Bảng 2.5: Tỷ lệ gia tăng học sinh đến trƣờng trong các cấp học từ 2008-2011 55

Bảng 2.6: Số ngƣời đƣợc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí và hoạt động
tham gia khám chữa bệnh hàng năm ở xã Nguyệt Ấn (2008 – 2011) 56
Bảng 2.7: Tỷ lệ hộ nghèo nhận hỗ trợ vệ sinh và xây dựng chuồng trại giai
đoạn (2008 -2012) 57
Bảng 2.8: Đánh giá của ngƣời dân về mức độ thuận lợi trong việc đi lại khi có
đƣờng giao thông liên thôn cấp phối 60
Bảng 2.9: Hình thức nhận hỗ trợ sản xuất của ngƣời dân 63
Bảng 2.10: Đánh giá của ngƣời dân về mức độ hiệu quả các hoạt động hỗ trợ
sản xuất. 64
Bảng 2.11: Tỷ lệ thu nhập của ngƣời dân sau khi đƣợc nhận hỗ trợ sản xuất .66
Bảng 2.12: Hình thức hộ nhận hỗ trợ về giáo dục 68
Bảng 2.13: Mức độ hài lòng của ngƣời dân về việc sử dụng dịch vụ BH 73
Bảng 2.14: Đánh giá của ngƣời dân từ hỗ trợ về y tế đối với hoạt động khám,
chữa bệnh của hộ 73
Bảng 2.15: Hình thức nhận hỗ trợ của hộ gia đình về cải thiện điều kiện vệ
sinh 77
Bảng 2.16: Đánh giá về vấn đề vệ sinh môi trƣờng của hộ sau khi nhận hỗ trợ . 78
Bảng 2.17: Những hình thức trợ giúp pháp lý mà ngƣời dân nhận hỗ trợ từ câu
lạc bộ pháp lý xã 81
Bảng 2.18: Đánh giá của hộ về mức độ trợ giúp từ hoạt động pháp lý mang
lại 82

5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ CÁC HỘP

Biểu 2.1: Tổng số học sinh và kinh phí hỗ trợ giáo dục cho con em hộ nghèo
trong 4 cấp học giai đoạn ( 2008 -2012). 54
Hộp 2.1: Nghèo do thiếu vốn sản xuất 37
Hộp 2.2: Nghèo do thiếu đất sản xuất 39
Hộp 2.3: Nghèo do thiếu lao động 40

Hộp 2.4: Thoát nghèo nhờ vào hỗ trợ sản xuất 67
Hộp 2.5: Hỗ trợ giáo dục hộ nghèo bớt nỗi lo khi cho con đến trƣờng 71
Hộp 2.6: Việc khám, chữa bệnh tốt hơn nhờ đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn
phí từ Chƣơng trình 135- II 75

6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau hơn hai thập kỷ thực hiện đƣờng lối đổi mới do Đảng Cộng sản
Việt Nam khởi xƣớng và lãnh đạo, từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung
chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng nhanh chóng hòa nhập với nền kinh tế mở
toàn cầu. Kinh tế nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn và rất quan
trọng, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân đƣợc cải thiện
rõ rệt. Nghèo đói giảm từ mức gần 58% dân số vào năm 1993 xuống còn
9,4% vào năm 2010 [9; tr 32] với các chỉ số phúc lợi phi thu nhập nhƣ tiếp
cận dịch vụ xã hội và đầu tƣ cơ sở hạ tầng cơ bản đang ngày một đƣợc cải
thiện. Tuy nhiên, nghèo đói ở Việt Nam vẫn là hiện tƣợng phổ biến ở nông
thôn chiếm 90% ngƣời nghèo sống ở nông thôn và có sự khác biệt giữa các
vùng miền trong cả nƣớc. Gần 70% dân số nghèo cả nƣớc tập trung tại 3 vùng
Miền núi phía Bắc (28%), Đồng bằng sông Cửu Long (21%) và Bắc Trung bộ
(18%) [10; tr. 15], ba vùng nghèo nhất toàn quốc là Miền núi phía Bắc, Tây
nguyên và vùng Bắc Trung bộ. Do những hạn chế về lịch sử để lại nhiều nơi,
nhất là vùng dân tộc thiểu số và miền núi tình trạng nghèo đói còn mang tính
phổ biến, nên các hộ nghèo đƣợc Chính phủ tập trung nguồn lực đầu tƣ phát
triển thông qua nhiều chính sách, chƣơng trình, dự án. Với sự quan tâm của
Chính phủ, kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi đã có sự tăng trƣởng
đáng kể, tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh qua hàng năm, điều đó không hẳn nhóm
dân tộc nào cũng đƣợc hƣởng lợi nhƣ nhau từ quá trình tăng trƣởng. Đói
nghèo, tuổi thọ trung bình, tình trạng dinh dƣỡng và những khía cạnh khác
nhau về mức sống của đa số các nhóm dân tộc thiểu số còn khá thấp. Vì vậy

giảm nghèo là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc mà Việt Nam đã có

7
nhiều nổ lực quan trọng trong việc thực hiện các chƣơng trình xóa đói giảm
nghèo; Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chƣơng trình phát triển
kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng địa bàn dân tộc và miền núi
(Chƣơng trình 135), Chƣơng trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nƣớc
sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số đời sống khó khăn (Chƣơng trình
134), Chƣơng trình giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện có tỷ lệ hộ
nghèo cao (Nghị quyết 30). Trong đó Chƣơng trình 135 đóng một vai trò quan
trọng việc giảm nghèo nhanh của cả nƣớc, Chƣơng trình 135-II là một trong
số chƣơng trình thể hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam hỗ trợ phát triển
kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng
xa.
Nguyệt Ấn là một xã miền núi thuộc huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém. Tỷ lệ
hộ nghèo còn cao chiếm 52,2 % vào năm 2011 và 34,0% vào năm 2012.
Chƣơng trình 135 –II đƣợc thực hiện tại xã Nguyệt Ấn với mục tiêu xóa đói
giảm nghèo nhằm tạo sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế vùng, nâng cao chất
lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân.
Vì những lý do đã đề cập đến ở trên, tôi chọn nghiên cứu về “Vai trò
của Chương trình 135 trong công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Nguyệt Ấn -
Ngọc Lặc – Thanh Hóa” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Nghiên cứu này
hƣớng đến việc tìm hiểu về vai trò của chƣơng trình 135 đối với công tác xóa
đói giảm nghèo ở xã Nguyệt Ấn, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm góp
phần hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng của chƣơng trình xóa đói giảm nghèo
của Đảng, Nhà nƣớc đối với đồng bào dân tộc miền núi.

8
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.

2.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện trên cơ sở vận dụng các lý thuyết, khái
niệm về xã hội học làm rõ vai trò của chƣơng trình 135 trong công tác xoá đói
giảm nghèo ở xã Nguyệt Ấn. Việc áp dụng các lý thuyết xã hội học trong
nghiên cứu này sẽ góp phần cung cấp một góc nhìn về sự vận dụng quan điểm
lý thuyết xã hội học vào nghiên cứu xóa đói giảm nghèo. Những kết quả của
nghiên cứu này góp phần đem lại cơ sở khoa học cho việc hoạch định và hoàn
thiện các chính sách của nhà nƣớc về xóa đói giảm nghèo (XĐGN).
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu về vai trò của chƣơng trình 135 trong công tác XĐGN là
một nghiên cứu thuộc nhóm nghiên cứu đánh giá về chính sách. Trên cơ sở
đánh giá về thực trạng nghèo khổ và vai trò của hoạt động chƣơng trình 135
trong công tác XĐGN, những kết quả thực nghiệm của nghiên cứu này là
nguồn tƣ liệu giúp cho các cán bộ quản lý tại cơ sở, đặc biệt ở xã Nguyệt Ấn
hiểu đƣợc những vấn đề thực tiễn trong công tác triển khai chƣơng trình 135
tại xã. Những khuyến nghị của đề tài có giá trị tham khảo tốt cho các nhà
quản lý, hoạch định chính sách về xóa đói giảm nghèo và các nhà quản lý tại
địa phƣơng.
Ngoài ra, luận văn này có thể là tài liệu tham khảo cho học viên cao
học, nghiên cứu sinh cũng nhƣ sinh viên ngành xã hội học.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng nghèo đói ở xã Nguyệt Ấn đang diễn ra nhƣ thế nào?
Nguyên nhân nghèo đói của xã Nguyệt Ấn là gì?
Chƣơng trình 135 – II có vai trò gì trong công tác xóa đói giảm nghèo ở
xã Nguyệt Ấn?

9
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá vai trò của chƣơng trình 135 trong công tác xoá đói giảm

nghèo tại xã Nguyệt Ấn, từ đó đề xuất một số khuyến nghị liên quan đến việc
thực hiện chƣơng trình 135.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
 Mô tả thực trạng nghèo đói, nguyên nhân nghèo đói ở xã Nguyệt Ấn.
 Tìm hiểu các hoạt động chƣơng trình 135 đƣợc triển khai tại xã Nguyệt
Ấn.
 Phân tích tác động của việc thực hiện Chƣơng trình 135 – II đối với đời
sống của ngƣời dân nghèo ở xã Nguyệt Ấn.
 Đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy vai trò của Chƣơng trình
135 – II trong công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Nguyệt Ấn trong giai
đoạn tiếp theo.
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
5.1 Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của chƣơng trình 135 trong công
tác xoá đói giảm nghèo ở xã Nguyệt Ấn.
5.2. Khách thể nghiên cứu:
 Nhóm cán bộ tham gia thực hiện Chƣơng trình 135 –II tại xã Nguyệt
Ấn
 Nhóm ngƣời dân thụ hƣởng Chƣơng trình 135 gồm các hộ nghèo tại xã
Nguyệt Ấn.
 Khách thể khảo sát: Hộ nghèo tại 4 làng: Liên cơ I, Làng Mới, Làng
Pheo, Làng Mót. Nhóm can bộ thực hiện chƣơng trình.




10
5.3 Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi thời gian: từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 8 năm 2012.
 Phạm vi không gian: khảo sát tại 4 Làng: Liên Cơ I, Làng Mót, Làng
Môn Tía, Làng Pheo xã Nguyệt Ấn - Ngọc Lặc – Thanh Hóa.

 Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu:
Chƣơng trình 135-II gồm các dự án xây dựng CSHT, dự án hỗ trợ sản
xuất, dự án hỗ trợ nâng cao năng lực cán bộ địa phƣơng và cộng đồng, hỗ trợ
dịch vụ xã hội và đời sống nhân dân. Trong khuôn khổ đề tài này, do những
giới hạn khách quan và chủ quan, tôi không thể khảo sát toàn bộ các dự án
thuộc chƣơng trình 135, nên đề tài này giới hạn việc đánh giá vai trò của
Chƣơng trình 135 trong công tác XĐGN qua một số biểu hiện sau:
- Dự án xây dựng cơ sở hạn tầng (CSHT): Đánh giá công trình đƣờng
giao thông liên thôn.
- Dự án hỗ trợ sản xuất: đề tài nghiên cứu và đánh giá những hỗ trợ về
sản xuất đối với ngƣời nghèo nhƣ: hỗ trợ cây giống, con giống, phân
bón trong hoạt động sản xuất đối với hộ nghèo.
- Dự án hỗ trợ dịch vụ xã hội và đời sống nhân dân: đề tài nghiên cứu
đánh giá các nội dung dịch vụ đào tạo nghề đối với con em DTTS, hỗ
trợ giáo dục, hỗ trợ dịch vụ y tế, hỗ trợ vệ sinh môi trƣờng và trợ giúp
pháp lý.
6. Giả thuyết và khung lý thuyết
6.1. Giả thuyết nghiên cứu.
Hiện nay, tình trạng nghèo đói tại xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh
Thanh Hóa đang có xu hƣớng giảm, các hộ thuộc diện nghèo tại xã hiện nay
chủ yếu là các hộ ngƣời dân tộc, trình độ học vấn thấp, việc làm của chủ hộ
bấp bênh. Việc triển khai Chƣơng trình 135 trong giai đoạn 2008 -2012 đã có
tác động đến một số khía cạnh trong đời sống sinh hoạt của hộ gia đình qua

11
biểu hiện về giao thông đi lại, đời sống kinh tế hộ gia đình, tiếp cận giáo dục,
y tế, vệ sinh và tiếp cận pháp lý. Những tác động đó đã góp phần từng bƣớc
cải thiện cuộc sống ngƣời nghèo tại xã Nguyệt Ấn.
6.2. Khung lý thuyết
























Hoạt động Chƣơng trình
135 tại xã Nguyệt Ấn
Hỗ trợ cơ sở hạ
tầng
Hỗ trợ sản xuất
chuyển đổi cơ cấu
kinh tế
Hỗ trợ dịch vụ xã

hội và nâng câo đời
sống cho ngƣời dân
Ngƣời dân xã Nguyệt Ấn
trong việc thụ hƣởng
chƣơng trình 135
Về giao
thông đi
lại
Về đời
sống kinh
tế hộ gia
đình
Về vấn
đề vệ
sinh của
hộ gia
đình
Về tiếp
cận dịch
vụ giáo
dục của
hộ
Về tiếp
cận dịch
vụ y tế
của hộ
Về tiếp
cận pháp



12
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận
Đề tài sử dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của
chủ nghĩa Mác – Lênin, để phân tích và đánh giá vai trò của Chƣơng trình 135
trong công tác XĐGN ở xã miền núi Nguyệt Ấn - Ngọc Lặc – Thanh Hóa có
điều kiện khó khăn với tƣ cách là một hiện tƣợng kinh tế xã hội đặt trong mối
quan hệ lịch sử và biện chứng để làm rõ. Cụ thể là trong bối cảnh lịch sử cụ
thể có tính chất hệ thống; các yếu tố hình thành chính sách quan hệ và tác
động biện chứng với nhau. Trên cơ sở đó tìm ra quy luật vận động và phát
triển của nó nhƣ thế nào trong quá trình triển khai và thực hiện chính sách
trong công tác xoá đói giảm nghèo.
7.2 Phương pháp thu thập thông tin
7.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Đề tài khai thác các nguồn tài liệu cụ thể nhƣ báo cáo tổng kết thực
hiện chƣơng trình ở xã Nguyệt Ấn, các công trình nghiên cứu, bài báo và văn
bản pháp luật liên quan đến nội dung nghiên cứu để phân tích, làm sáng tỏ
thực trạng nghèo đói và vai trò của Chƣơng trình 135 trong công tác XĐGN.
7.2.2 Phương pháp quan sát
Sử dụng phƣơng pháp quan sát nhằm mục đích giúp ngƣời nghiên cứu
có một cái nhìn chân thực về khung cảnh đời sống ngƣời dân đồng bào miền
núi Nguyệt Ấn, thông qua việc mô tả lại những đặc điểm của hộ trƣớc và sau
khi đƣợc thụ hƣởng Chƣơng trình 135 về cơ sở hạ tầng, về sản xuất, các dịch
vụ xã hội trong việc nâng cao đời sống ngƣời dân nơi đây có gì thay đổi so
với trƣớc đây.



13
7.2.3 Phương pháp trưng cầu ý kiến

Về dung lƣợng mẫu: Phát 200 phiếu trƣng cầu ý kiến cho các hộ gia
đình tại các làng Liên cơ I, Làng Mới, Làng Pheo, Làng Mót.
Về quy trình chọn mẫu: Cách chọn nhƣ sau:
- Bƣớc1: Lập danh sách các hộ nghèo của xã theo đơn vị hành chính:
Liên cơ I, Làng Mới, Làng Pheo, Làng Mót.
- Bƣớc 2: Chọn ngẫu nhiên thuận tiện hộ nghiên cứu trong danh sách.
- Bƣớc 3: Chọn chủ hộ trong độ tuổi 18 – 60 để tiến hành phỏng vấn.
Về nội dung trƣng cầu ý kiến:
- Phần 1: Là phần thông tin chung gồm nhóm câu hỏi tìm hiểu về đặc
trƣng của hộ nghèo nhƣ số thành viên, số lao động và nguồn thu nhập
chính của hộ.
- Phần 2: Gồm nội dung câu hỏi chính của đề tài nghiên cứu tập trung
vào các nhóm câu hỏi về CSHT, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ các dịch vụ và
nâng cao đời sống
- Phần 3: Là phần thông tin cá nhân tập trung vào đặc điểm nhân khẩu
nhƣ: giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp đƣợc coi là yếu tố ảnh
hƣởng trong việc đánh giá hộ nghèo với việc nhận hỗ trợ từ Chƣơng
trình 135-II.
Về cơ cấu mẫu khảo sát:
Đặc điểm mẫu
Số ngƣời
Tỷ lệ (%)
Giới tính
Nam
175
87,5
Nữ
25
12,5
Trình độ học vấn

THPT
27
13,5
THCS
72
36,0
Tiểu học
79
39,5
Mù chữ
22
11,0

14
Nghề nghiệp
Nông nghiệp
185
92,5
Làm thuê
15
7,5
Dân tộc
Kinh
28
14,0
Mƣờng
172
86,0
Nhóm tuổi
Dƣới 25 tuổi

55
27,5
Từ 25 tuổi đến duới 35 tuổi
84
42,0
Từ 35 tuổi đến dƣới 45 tuối
30
15,0
Từ 45 tuổi đến dƣới 55 tuổi
26
13,0
Trên 55 tuổi
5
2,5


7.2.4 Phương pháp phỏng vấn sâu

Để bổ sung thông tin từ nghiên cứu định lƣợng của đề tài, tôi tiến hành
10 phỏng vấn sâu đối với hai nhóm đối tƣợng: nhóm cán bộ xã thực hiện 3
phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu chung về tình hình thực hiện các nội dung 135
ở xã; nhóm ngƣời dân thụ hƣởng chính sách thực hiện 7 phỏng vấn sâu theo
cơ cấu các làng tập chung vào 5 đối tƣợng và ngƣời nghèo dân tộc mƣờng
theo trình độ khác nhau, 2 đối tƣợng hộ nghèo ngƣời kinh với mục đích đánh
giá đƣợc vai trò của chính sách đối với ngƣời dân. Cụ thể là tìm hiểu ngƣời
dân đƣợc thụ hƣởng những hỗ trợ nào của chính sách, hỗ trợ gì cho ngƣời dân
trong việc thoát nghèo và sự biến đổi đời sống, kinh tế xã hội trƣớc và sau khi
nhận sự hỗ trợ của chính sách.






15
NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Các lý thuyết áp dụng trong đề tài
1.1.1 Lý thuyết cấu trúc - chức năng
Một số đại diện tiêu biểu của thuyết này là: August comte, Herbert
Spence, Emmile Dukheim, Passon, Robert Memton
Thuyết cấu trúc - chức năng nhấn mạnh đến hai yếu tố: Cấu trúc là kiểu
quan hệ giữa con ngƣời và xã hội đƣợc hình thành một cách bền vững và chức
năng là nhu cầu, lợi ích, sự cần thiết, sự đòi hỏi, hệ quả, tác động mà một
thành phần, bộ phận tác động ra hay thực hiện để đảm bảo sự tồn tại, vận
động của cả hệ thống. Vì vậy lý thuyết nhấn mạnh tính cân bằng, ổn định và
khả năng thích nghi của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân
bằng chung cho cấu trúc. Thuyết này cho rằng một xã hội tồn tại đƣợc, phát
triển đƣợc là do các bộ phận cấu thành của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau
dảm bảo sự cân bằng chung của cấu trúc, bất kỳ một sự thay đổi nào cũng kéo
theo một quy luật tiến hóa, thích nghi khi môi trƣờng sống thay đổi, sự biến
đổi cấu trúc luôn hƣớng tới thiết lập lại cần bằng ổn định. Ngoài ra thuyết cấu
trúc - chức năng cũng hƣớng vào việc giải quyết vấn đề bản chất của cấu trúc
xã hội và hệ quả của cấu trúc. Đối với bất kỳ sự kiện hiện tƣợng xã hội nào
đều hƣớng vào việc phân tích các thành phần cấu tạo nên cấu trúc của chúng,
xem các thành phần đó có mối quan hệ với nhu cầu chung của sự tồn tại, sự
phát triển, sự kiện, hiện tƣợng đó. Đồng thời phải tìm hiểu cơ chế hoạt động
của từng thành phần để phân biệt chúng có chức năng, tác dụng gì đối với sự
tồn tại một cách cân bằng, ổn định của cấu trúc xã hội. [6, tr.217 - 225 ].
Áp dụng thuyết này trong đánh giá vai trò của Chƣơng trình 135 trong

công tác xóa đói giảm nghèo, chúng tôi xem xét và phân tích các hỗ trợ của

16
Chƣơng trình 135 có mối liên hệ trong việc hỗ trợ ngƣời dân thoát nghèo hay
không. Đồng thời xem xét tính hiệu quả của chƣơng trình có đáp ứng đƣợc
nhu cầu, lợi ích, sự cần thiết đối với ngƣời dân trong việc thoát nghèo và tạo
sự cần bằng, ổn định và phát triển kinh tế xã hội ở xã Nguyệt Ấn hay không.
1.1.2 Một số quản điểm về nghèo đói trong phát triển cộng đồng
* Quan điểm về văn hóa của sự nghèo khổ. [33, tr.6-8].
Đại diện cho quan điểm này có thể kể đến Oscar Lewir, Charler Murray
và Valentine.
Theo Oscar Lewir cho rằng văn hóa của sự nghèo khổ tự tồn tại mãi
mãi giống nhƣ bất cứ một truyền thống văn hóa nào khác. Kết quả là ngƣời
nghèo không thể có thuận lợi trong các cơ hội để thoát nghèo khi họ trƣởng
thành. Ông cũng cho rằng một khi văn hóa của nghèo đói xuất hiện thì bản
thân nó sẽ tồn tại mãi mãi từ thế hệ này qua thế hệ khác bởi vì ảnh hƣởng của
nó đối với trẻ em. Vào lúc trẻ em nghèo khoảng 6 -7 tuổi, chúng thƣờng hấp
thụ những giá trị cơ bản và các thái độ từ tiểu văn hóa mà chúng sở thuộc và
không đƣợc hƣớng tâm lý để tận dụng cơ hội một cách đầy đủ để thay đổi các
điều kiện hay tăng các cơ hội, những thứ có thể đề xuất trong cuộc đời họ.
Quan điểm này nhấn mạnh đến vai trò của các chƣơng trình chống
nghèo đói của nhà nƣớc và tôn vinh những ngƣời tạo lập chính sách.
Theo quan điểm của Valentine muốn giải quyết nghèo đói cần xem xét
trên các khía cạnh sau:
Nếu nghèo đói nằm ở nguyên nhân những giá trị và niềm tin thì cần thay
đổi và tăng cƣờng cho những bất lợi cá nhân, sau đó là những nổ lực chống
nghèo đói và cần kết hợp với địa phƣơng để thay đổi văn hóa.
Nếu coi nghèo đói nhƣ một hệ thống niềm tin và hiểu biết, thành tựu sẽ
đƣợc thay đổi khi văn hóa với một chức năng tích cực hơn là làm giảm năng
xuất lao động, đầu tƣ và trách nhiệm xã hội.


17
Nếu xem xét văn hóa nghèo đói nhƣ một nền văn hóa không tận dụng cơ
hội và kém hiệu quả tồn tại lâu bền qua nhiều thế hệ thì sự tập trung vào giới
trẻ sẽ ngăn chặn việc tạo ra nền văn hóa trì trệ.
Đối với văn hóa nghèo đói là cố gắng làm việc trong nền văn hóa để xác
định lại các chiến lƣợc văn hoa phù hợp để cải thiện sự sung túc cho cộng
đồng đó.
* Quan điểm nghèo đói do hoàn cảnh địa lý. [33, tr.9 - 11].
Quan điểm này giải thích về nghèo đói trên ba quan điểm nhận thức khác
nhau của hoàn cảnh địa lý:
Nhận thức thứ nhất cho rằng nghèo đói hầu hết tập trung vào một số
vùng nhất định do thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu sự đầu tƣ, thiếu sự tƣơng đồng về
nguồn lực tự nhiên, thiếu tập trung dân cƣ, thiếu sự truyền bá của cải cách và
các nhân tố khác.
Nhận thức hai theo quan điểm của Niler Hanren cho rằng vùng nông thôn
là điểm dừng sau cùng của cơ sở vật chất - kỹ thuật và lƣơng thấp, sự cạnh
tranh về giá cả chiếm ƣu thế trong sản phẩm. Thiếu cơ sở vật chất làm hạn
chế các hoạt động kinh tế, vì vậy giảm nghèo phải cơ cấu lại nền kinh tế và
tạo việc làm là cần thiết.
Nhận thức thứ ba quan tâm đến việc nhập cƣ của nghèo đói, cho rằng
con ngƣời ở những vùng thiểu số với trình độ giáo dục tốt nhất, kỹ năng tốt
nhất, thông minh nhất và cơ hội phát triển nhất là ngƣời mà di cƣ từ khu vực
trung tâm thành phố đến. Nghèo đói ở nông thôn có sự tƣơng tự nhƣ nhập cƣ,
đó là sự tập trung dân số (cả mức độ tập trung dân số thấp và tác động tiêu
cực của mật độ dân số cao).
Theo quan điểm này những giải pháp để xóa nghèo đói cần tập trung
vào giải quyết các vấn đề sau:
Thúc đẩy di cƣ ngƣời nghèo đến những vùng có sự tăng trƣởng về kinh tế.


18
Cải thiện sức cạnh tranh của công nghiệp nông thôn quan các nhóm phát
triển.
Đầu tƣ cơ sở vật chất bao gồm: nƣớc sạch, vệ sinh, nhà ở, trƣờng học, và
các sở xã hội khác.
Tái đầu tƣ quốc gia vào vùng và chuyển vốn từ vùng này đến vùng khác
nhằm tạo thành các vùng liên kết trong phát triển kinh tế - xã hội.
* Quan điểm nghèo đói do sự tích lũy và sự phụ thuộc lẫn nhau mang tính
chu kỳ. [33, tr. 11 - 16].
Quan điểm này có nguồn gốc từ kinh tế do Mydral và Jonathan Ser phát
triển nhằm giải thích sự suy thoái và sự phát triển của kinh tế.
Luận điểm chính của quan điểm này tập chung lý giải chu kỳ của cá
nhân khi rơi vào nghèo đói. Cụ thể là:
Chu kỳ nghèo đói đƣợc tạo nên bởi giáo dục và việc làm trong xã hội
và ở mức độ cá nhân tác động lẫn nhau, tạo ra một không gian thiếu đầu tƣ và
xuống cấp trong khi ở những cộng đồng tiến bộ các cá nhân tƣơng tự đóng
góp vào sự phát triển của giàu có.Ví dụ: ở mức độ xã hội thiếu việc làm dẫn
đến di cƣ, khép lại sự tích lũy và làm giảm thu nhập từ thuế của địa phƣơng,
dẫn đến thiếu đầu tƣ cho trƣờng học, tiếp đến là tạo ra những công nhân có
trình độ thấp làm việc không thể theo kịp sự tiến bộ kỹ thuật và dẫn đến hệ
quả là lại thiếu việc làm.
Chu kỳ này cũng lặp đi lặp lại ở mức độ cá nhân. Thiếu việc làm dẫn đến
thiếu sự tiêu thụ và tiêu dùng do lƣơng thấp và không đủ tiền chi trả, có nghĩa
là cá nhân không thể đầu tƣ cho giáo dục đào tạo và động thời không có khả
năng đầu tƣ cho kinh doanh hay khởi nghiệp, dẫn đến thiếu sự mở rộng, thị
trƣờng bị suy thoái và thiếu đầu tƣ, tất cả những điều này góp phần tạo ra
những điều kiện không phù hợp với cộng đồng. Vấn đề sức khỏe và thiểu
năng ngăn cản việc tiếp cận y tế, thuốc thang, dinh dƣỡng và môi trƣờng sống

19

trở thành vấn đề khiến ngƣời nghèo bị tụt hậu xa hơn. Chu kỳ nghèo đói cũng
đồng nghĩa với những ngƣời thiếu thu nhập, thất bại cho con cái của họ đến
trƣờng, trẻ em không đƣợc học hành dẫn đến không có cơ hội trong tìm kiếm
việc làm và cũng sẽ bị hạn chế trong các dịch vụ sức khỏe.
Chu kỳ nghèo đói là khi cá nhân thất nghiệp và không thu nhập thì sẽ mất
tự tin, thiếu nổ lực và bi quan. Vấn đề tâm lý của cá nhân đƣợc tăng cƣờng
khi đi cùng với cá nhân khác, dẫn đến một văn hóa tuyệt vọng, tạo nên tâm lý
chán nản.
Theo quan điểm này chìa khóa của xóa nghèo đói là:
Giải quyết nghèo đói cần tập trung vào nhiều giải pháp nhằm phá vỡ
đƣợc chu kỳ của nghèo đói. Bao gồm những nổ lực riêng lẽ và các chƣơng
trình chống nghèo đói của các tổ chức xã hội, các dự án phát triển địa phƣơng
với sự đa rạng về quản lý. Đồng thời giúp ngƣời nghèo đạt đƣợc sự sung túc
tự thân trọng tâm là cung cấp trợ giúp “vừa sâu, vừa rộng” cho ngƣời nghèo
và theo quan điểm của Miller quá trình cung cấp đó phải đảm bảo 6 nhân tố
phụ thuộc lẫn nhau gồm: thu nhập và điều kiện kinh tế; Giáo dục và kỹ năng;
Nhà ở và môi trƣờng sống (an toàn, hấp dẫn);Chăm sóc sức khỏe và dịch vụ
xã hội; Những ràng buộc cá nhân và việc làm; Nguồn lực bản thân và khả
năng lãnh đạo.
Áp dụng một số quan điểm về nghèo đói trong phát triển cộng đồng
vào việc đánh giá vai trò Chƣơng trình 135 trong công tác xóa đói giảm nghèo
ở xã Nguyệt Ấn. Chúng tôi đi xem xét các yếu tố văn hóa, hoàn cảnh địa lý có
phải là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở xã hay không và có ảnh hƣởng gì
đến hoạt động xóa đói giảm nghèo. Đề tài cũng xem xét nghèo đói nhƣ một sự
tích lũy và sự phụ thuộc lẫn nhau mang tính chu kỳ của các yếu tố vốn, liệc
làm, giáo dục, y tế trong mối liên hệ với nghèo đói. Đề tài cũng áp dụng một
số hƣớng giải quyết vấn đề nghèo đói nói chung ở cộng đồng là cơ sở để

20
khuyến nghị cho phù hợp với tình hình nghèo đói của địa phƣơng và tính hiệu

quả của chƣơng trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ hiện nay.
1.1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xoá đói giảm nghèo
Nghèo đói có thể là một cản trợ trong quá trình phát triển kinh tế mang
tính bền vững. Vì vậy nếu giải quyết tốt vấn đề nghèo đói thì đó sẽ là động
lực thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế xã hội theo chiều hƣớng tích. Nhận thức
rõ về điều đó về vấn đề đó trong suốt gần hai thập kỷ qua xóa đói, giảm nghèo
luôn là nội dung quan trọng trong chiến lƣợc của Đảng và Nhà nƣớc ta trong
suốt trặng đƣờng xây dựng và phát triển đất nƣớc.
Kể từ Đại hội VI đến Đại hội XIV, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết,
nhiều văn bản đề cập tới vấn đề công bằng xã hội. Chúng ta xác định công
bằng xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển. Công bằng xã hội
không bó hẹp trong lĩnh vực kinh tế mà liên quan tới tất cả các lĩnh vực kinh
tế - chính trị - pháp luật - văn hóa - xã hội. Công bằng xã hội đòi hỏi phải huy
động mọi nguồn lực trong nhân dân, xã hội hóa nhiệm vụ đền ơn đáp nghĩa,
xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở vừa
tăng nhanh tốc độ phát triển, vừa giảm dần sự mất cân đối giữa các vùng;
giảm dần khoảng cách về thu nhập, mức sống, hƣởng thụ giáo dục, văn hóa,
bảo vệ sức khỏe của các tầng lớp dân cƣ ở các vùng khác nhau. Đặc biệt, công
bằng xã hội đòi hỏi phải thực hiện tốt chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, an
sinh xã hội.
Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã xác định “xóa đói giảm
nghèo là một trong những chủ trương, quốc sách lớn của Đảng và Nhà nước
ta”. Chƣơng trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo đã thu hút sự tham gia của
nhiều cơ quan, địa phƣơng, các tầng lớp trong xã hội, kể cả một số tổ chức
quốc tế và trên thực tế chƣơng trình đã đạt đƣợc một số thành tích đáng kể, đã
góp phần mang lại những thay đổi rõ nét về nhận thức, về tập quán, cách thức

21
làm ăn cũng nhƣ đời sống của ngƣời nghèo. Trên cơ sở đó Đảng, Nhà nƣớc đã
xác định; Xóa đói giảm nghèo vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài, vừa là nhiệm

vụ trọng tâm trƣớc mắt. Tăng trƣởng kinh tế là điều kiện giúp cho việc xóa
đói giảm nghèo, nhƣng đây là hai nhiệm vụ có tính độc lập tƣơng đối và
không phải là một. Xóa đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội không
có nghĩa là kìm hãm sự phát triển kinh tế, không có nghĩa là cào bằng. Xóa
đói giảm nghèo là công việc của toàn xã hội.
1.2 Khái niệm công cụ
1.2.1 Khái niệm vai trò
Vai trò là một khái niệm then chốt trong nghiên cứu xã hội học. Nó
nhấn mạnh những kỳ vọng xã hội gắn với những vị thế hay vị trí nhất định
trong xã hội và nó phân tích sự vận hành của những kỳ vọng ấy. [15, tr.369 ]
Nhƣ vậy dƣới cách tiếp cận của xã hội học vai trò đƣợc hiểu là sự kỳ
vọng của xã hội đối với vị trí hay vị thế của cá nhân, nhóm trong xã hội.
Trong nghiên cứu này vai trò của Chƣơng trình 135 trong công tác xóa
đói giảm nghèo đƣợc xem xét qua những hoạt động của Chƣơng trình 135 đã
đƣợc triển khai tại xã Nguyệt Ấn nhƣ thế nào và những hoạt động đó đã tác
động tới đời sống các hộ nghèo ra sao. Việc đánh giá vai trò Chƣơng trình
135 sẽ đƣợc xem xét từ 3 cấp độ: Cán bộ quản lý, ngƣời trực tiếp thực hiện và
ngƣời dân thụ hƣởng chƣơng trình.
1.2.2 Khái niệm Hộ nghèo
Ở Việt Nam hộ nghèo đƣợc xác định dựa trên chuẩn nghèo của Chính
phủ qua các giai đoạn khác nhau. Nghiên cứu đề tài này xác định hộ nghèo
đƣợc xác định dựa trên chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011 – 2015. Hộ nghèo
đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thỏa mãn một phần
nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và mức sống thấp hơn mức sống trung bình

22
của cộng đồng xét trên mọi phƣơng diện.Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-
TTg của Chính phủ. Hộ nghèo ở nƣớc đƣợc quy định với khu vực nông thôn
là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000đồng/ ngƣời /tháng (từ

4,8triệu đồng/ ngƣời/năm) trở xuống, ở thành thị hộ có thu nhập bình quân
đầu ngƣời từ 500.000 đồng/ngƣời/tháng (từ 6 triệu đồng/ ngƣời/năm) trở
xuống.
1.2.3 Khái niệm Công tác xoá đói giảm nghèo
Công tác xóa đói giảm nghèo là quá trình đƣa các chủ trƣơng, chính
sách của Đảng, Nhà nƣớc vào việc nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời
dân, đặc biệt là hộ nghèo, xã nghèo trên cả nƣớc [26; tr 4 ]. Thông qua các
chƣơng trình, chính sách của nhà nƣớc cụ thể là Chƣơng trình 135 – II nhằm
trợ giúp ngƣời nghèo, hộ nghèo, xã nghèo phát triển kinh tế, cải thiện đời
sống nâng cao mức thu nhập và các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, là công
cụ đắc lực cho ngƣời nghèo có hội thoát khỏi vòng luẫn quẩn của nghèo đói
hƣớng tới giảm bớt sự chênh lệch nghèo đói giữa các vùng, các địa phƣơng,
thành thị và nông thôn với nhau trong cả nƣớc tạo bƣớc đệm vững chắn cho
công cuộc XĐGN bền vững của Đảng và Nhà nƣớc ta trong giai đoạn 2010 -
2020.
Đề tài đánh giá vai trò Chƣơng trình 135 trong công tác XĐGN ở xã
Nguyệt Ấn trên cơ sở tập trung vào tìm hiểu, đánh giá quá trình thực hiện và
hiệu quả của chƣơng trình đang đƣợc triển khai tại xã giai đoạn (2008 –
2012) đã mang lại những lợi ích gì đối với ngƣời dân về vấn đề đi lại, về hoạt
động sản xuất, về giáo dục, y tế, vệ sinh, nghề và vấn đề tiếp cận pháp lý.
1.2.4 Khái niệm Chương trình 135
Chƣơng trình 135 là Chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc
biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa theo Quyết định số
135/1998/QĐ – TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tƣớng Chính phủ

23
(gọi tắt là Chƣơng trình 135) nhằm nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh
thần cho đồng bào ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa;
tạo điều kiện để đƣa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn,
lạc hậu, chậm phát triển, hóa nhập vào sự phát triển chung của cả nƣớc. Theo

kế hoạch ban đầu, chƣơng trình kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai
đoạn I từ năm 1998 đến năm 2000 và giai đoạn II từ năm 2001 đến 2005. Kể
từ khi triển khai Chƣơng trình 135 đã có những tiến bộ đáng kể về nâng cao
đời sống của một số bộ phận đồng bào dân tộc thuộc miền núi và vùng sâu,
vùng xa; nhiều xã đã xây dựng đƣợc cơ sở hạ tầng thiết yếu và vƣợt qua đƣợc
tình trạng đặc biệt nghèo; trong khi đó còn một số lớn các xã và các thôn, bản
vẫn còn đặc biệt khó khăn với thu nhập ít ỏi và hạ tầng lạc hậu. Vì vậy, Thủ
tƣớng Chính phủ đã quyết định phê duyệt Chƣơng trình phát triển kinh tế - xã
hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi 2006 -2010.
(Chƣơng trình 135 Giai đoạn II)
Đánh giá vai trò của Chƣơng trình 135-II trong công tác XĐGN ở xã
Nguyệt Ấn trên các nội dung của chƣơng trình:
- Hợp phần hỗ trợ sản xuất: đánh giá vai trò của chƣơng trình trên các
phƣơng diện nhƣ quá trình triển khai, hiệu quả chƣơng trình đối với sự
ảnh hƣởng đời sống của ngƣời nghèo nơi đây thông qua đánh giá từ hộ
nghèo và cấp xã về hỗ trợ cây giống, con giống, phân bón.
- Hợp phần hỗ trợ CSHT: đánh giá vai trò của chƣơng trình trên những
lợi ích của đƣờng liên thôn mang lại đối với ngƣời dân trong các hoạt
động đi lại và hoạt động sản xuất.
- Hợp phần hỗ trợ dịch vụ xã hội và cải thiện đời sống nhân dân: đánh
giá vai trò của Chƣơng trình 135-II dựa trên khả năng tiếp cận các dịch
vụ giáo dục, đào tạo nghề, y tế, vệ sinh môi trƣờng mang lại cho ngƣời
dân.

×