Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình các đài địa phương trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 156 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGÔ THỊ PHÖ HÕA






BẢN TIN “DỰ BÁO THỜI TIẾT” TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH
CÁC ĐÀI ĐỊA PHƢƠNG TRUNG BỘ
( Khảo sát 3 Đài PTTH Quảng Trị, Bình Định và Bình Thuận trong
6 tháng cuối năm 2010)





LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ







Hà Nội- 2011





Hà Nội -2011





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGÔ THỊ PHÖ HÕA





BẢN TIN “DỰ BÁO THỜI TIẾT” TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH
CÁC ĐÀI ĐỊA PHƢƠNG TRUNG BỘ
( Khảo sát 3 Đài PTTH Quảng Trị, Bình Định và Bình Thuận trong

6 tháng cuối năm 2010)



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01





Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái



Hà Nội- 2011










MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài 3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 8
6. Những đóng góp về lý luận và thực tiễn 8
7. Cấu trúc luận văn 9
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: Trung Bộ trong toàn cảnh địa lý, khí hậu Việt Nam
1.1 Toàn cảnh địa lý, khí hậu Việt Nam 10
1.2. Ba hằng số của Văn hóa Việt Nam 11
1.3. Đặc điểm tự nhiên, xã hội của Trung Bộ 16
1.4. Vị trí của bản tin dự báo thời tiết đối với các đài PTTH Trung Bộ 21
Tiểu kết chương 1 27
Chƣơng 2: Thực trạng truyền thông về dự báo thời tiết trên Đài PTTH
Quảng Trị, Bình Định, Bình Thuận đối với công chúng
2.1 Những tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam và miền Trung 29
2.1.1 Tác động của Biến đổi khí hậu tại việt Nam 29
2.1.2 Những tác động của biến đổi khí hậu tới miền Trung Việt Nam 29
2.1.3. Những dự báo của các chuyên gia về thời tiết trong 6 tháng cuối
năm 2010 37
2.1.4. Biến đổi khí hậu bắt buộc phải trở thành vấn đề truyền thông lớn
của các phương tiện truyền thông Việt Nam 39
2.2. Khảo sát Bản tin dự báo thời tiết của 3 đài: Quảng Trị, Bình Định và
Bình Thuận 45
2.3. Đánh giá thực trạng bản tin dự báo thời tiết của 3 đài truyền hình 49




2.4. Hiệu quả thông tin của Bản tin dự báo thời tiết trên 3 đài 57

Tiểu kết chương 2 61
Chƣơng 3: Kinh nghiệm, giải pháp và mô hình nâng cao chất lƣợng Bản tin
dự báo thời tiết của 3 Đài
3.1. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện bản tin dự báo thời tiết 64
3.1.1.Bài học được rút ra từ chính cách thực hiện các bản tin dự báo
thời tiết của 3 đài 64
3.1.2. Bài học từ cách làm bản tin dự báo thời tiết của các đài truyền
hình khác 66
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng 73
3.2.1 Tạo cơ sở pháp lý trong việc thực hiện, phát sóng các bản tin dự
báo thời tiết 73
3.2.2. Cải tiến chất lượng của các bản tin 77
3.2.3. Mở thêm nhiều bản tin dự báo thời tiết chuyên biệt 82
3.3. Mô hình Bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình cho các Đài
PTTH Trung Bộ 83
Tiểu kết chương 3 85
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC





PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài

Theo cách phân vùng văn hoá được coi là hợp lý và khách quan hơn cả của
GS Trần Quốc Vượng, trong giáo trình “Cơ sở văn hoá Việt Nam Việt Nam” thì

Việt Nam được chia làm 6 vùng văn hóa: Tây Bắc, vùng Việt Bắc, châu thổ Bắc
Bộ, Trung Bộ, Trường Sơn – Tây Nguyên và vùng văn hóa Nam Bộ [38, tr.212].
Cả 6 vùng này đều mang đặc thù địa lý, khí hậu chung của Việt Nam, song mỗi
vùng cũng có những đặc điểm riêng. Trong đó, Trung Bộ được biết đến là một dải
đất hẹp “ khúc ruột miền Trung” từ Quảng Bình tới Bình Thuận.
Địa hình miền Trung hẹp theo chiều ngang Đông Tây, nếu quay mặt về
hướng Đông thì trước mặt mỗi người dân Trung Bộ sẽ là biển Đông, sau lưng là
dãy Trường Sơn. Dãy núi này chạy suốt theo bờ biển, nên đồng bằng ở miền Trung
rất hạn hẹp, ít phù sa và không màu mỡ. Ngoài ra, địa hình miền Trung bị chia cắt
theo chiều dọc Bắc Nam bởi các đèo. Dưới chân đèo là các sông lớn, nhỏ. Sông,
suối nhiều nhưng chiều dài các sông đa số ngắn và có độ dốc lớn. Lưu vực các
sông thường là đồi núi nên nước mưa đổ xuống rất nhanh. Các cửa sông lại hay bị
bồi lấp làm cản trở việc thoát lũ cho vùng đồng bằng, đó cũng là một trong những
nguyên nhân gây ra những đợt lũ kinh hoàng cho cư dân sinh sống ở miền Trung.
Suốt dải đất miền Trung, đường bờ biển Việt Nam “ ưỡn” cong, “ lồi” ra
phía sau biển Đông, chính vì thế mà dải đất này hằng năm luôn phải hứng chịu
nhiều cơn bão biển.
Chính điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn nên để định cư được
vùng đất này, bắt buộc người Việt và người Chăm, chủ thể văn hoá miền Trung
luôn phải thích nghi để sinh tồn, trong sự tận dụng và ứng phó với môi trường tự
nhiên của chính mảnh đất miền Trung.
Một trong những cách ấy là làm sao dự liệu diễn tiến của thời tiết để chủ
động ứng phó, thích nghi. Đặc biệt, với chiều dài hơn 1.000 km bờ biển, hàng năm
những trận bão biển và gió mùa Đông Bắc đã gây nên những trận mưa lớn ở miền




Trung. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, chịu ảnh hưởng
của hiện tượng El Nino và La Nina, những trận bão biển và mưa lớn xảy ra càng

khốc liệt hơn. Mùa bão thường kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11, và trung bình hàng
năm có 4 cơn bão. Theo số liệu mà PGS.TS Vũ Văn Tuấn (Tổng thư ký Hội Môi
trường và tài nguyên nước) công bố tại hội thảo “Kinh nghiệm phòng chống lụt bão
sau 10 năm lũ lớn miền Trung - năm 1999” do Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn tổ chức vào hạ tuần tháng 11/ 2009 tại Đà Nẵng cho thấy: Trong khi số cơn
bão đổ bộ vào Việt Nam tăng trong 10 năm trở lại đây thì số cơn bão đổ bộ vào khu
vực miền Trung lại giảm, tuy nhiên cường độ tàn phá của bão khi vào miền Trung
lại tăng một cách khốc liệt.
Tương tự, số ngày mưa lớn và kéo dài ở miền Trung tăng lên nhiều hơn so
với 10 năm trước. Điều này kéo theo lũ ngày một khốc liệt với tần suất dày đặc. Và
hơn lúc nào hết, công tác dự báo thời tiết đối với các phương tiện truyền thông đại
chúng ở Việt Nam nói chung và ở miền Trung nói riêng sẽ giúp người dân miền
Trung chủ động ứng xử với thời tiết, và nhất là phòng ngừa, ứng phó với thiên tai.
Với ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiết thực, gắn trực tiếp với đời sống thậm
chí là sinh mệnh của người dân miền Trung của việc dự báo thời tiết trên các
phương tiện thông tin đại chúng, nên tôi đã nghiên cứu việc dự báo thời tiết miền
Trung như một vấn đề thông tin nóng làm chủ đề cho đề tài nghiên cứu trong luận
văn thạc sĩ của mình.
Nội dung các loại hình báo chí đều có dành riêng một phần “đất” nhất
định cho dự báo thời tiết, song so với các loại hình báo khác, ở miền Trung thì các
đài truyền hình (“báo hình”) có ưu thế hơn hẳn trong việc chuyển tải những thông
tin về thời tiết này đến cho công chúng nghe nhìn Miền Trung. Trước hết, đây là
loại hình truyền thông bằng màn ảnh nhỏ khá phổ biến đối với người dân miền
Trung, chỉ đứng sau loại hình báo phát thanh. Tuy nhiên, mang đặc thù là loại hình
dành cho công chúng nghe nhìn cộng với ưu thế ngôn ngữ hình ảnh-âm thanh của
báo hình. Ngoài âm thanh, hình ảnh, các chương trình dự báo thời tiết trên truyền
hình còn có ưu điểm là đưa lên màn ảnh cả ngôn ngữ phi văn tự là biểu đồ, đồ thị,





sơ đồ, bản đồ và có thể là bảng biểu, với sự sống động của âm thanh, hình ảnh và
lời dẫn của MC… điều này giúp cho công chúng dễ hiểu và nắm rõ thông tin hơn.
Dự báo thời tiết là phần nội dung có thời lượng ngắn nhất trong rất nhiều các
thể loại chương trình truyền hình của gần 20 chục kênh của các đài phát thanh
truyền hình khu vực Trung Bộ, nhưng có thể lại là phần tin tức được chờ đợi nhất
từ phía công chúng nghe nhìn, bởi tầm quan trọng và sự cần thiết lớn lao đối với
đời sống hàng ngày, thậm chí hàng giờ hàng phút của người dân, nhất là ở Việt
Nam. Trong xã hội hiện đại, Việt Nam vẫn còn gần 70% tỷ lệ dân số là người nông
dân, với nghề chính từ ngàn đời nay là nông nghiệp. Từ cày cấy, gieo trồng đến gặt
hái của người nông dân trên đồng ruộng; từ ra khơi đến vào lộng của người ngư
dân đánh bắt tôm cá giữa biển khơi; từ vào rừng chặt cây đốn củi đến lên rẫy làm
nương, tất thảy đều phải trông vào thời tiết mà quyết định nên khởi sự hay tạm
ngừng sản xuất. Vì thế thông tin thời tiết là thông tin được khán giả trông đợi và
đón xem nhiều nhất trong các chương trình của nhà Đài.
Tuy nhiên, với đặc thù là báo hình, kinh phí dành cho việc lưu trữ cao, đo đó
hầu như tất cả các bản tin thời tiết (nằm cuối chương trình thời sự của đài) đều
không được lưu trữ. Vả lại, do đặc thù địa hình miền Trung dài và hẹp, nên các địa
phương bị chia cắt và bao bọc bởi núi non, nên các đài khu vực Trung Bộ đã không
thể phủ sóng rộng rãi, chỉ dừng ở phạm vi địa bàn mình quản lý, do đó rất khó khăn
trong việc khảo sát cùng một lúc 11 đài truyền hình đại diện nằm dọc theo địa hình
vùng văn hoá Trung Bộ. Và cũng do vị trí công tác của mình, là phóng viên, biên
tập viên Đài PTTH Bình Định, nên người viết luận văn đã lựa chọn 3 đài tiêu biểu,
theo chiều dọc Miền Trung là: Đài PTTH Quảng Trị (nằm ở Bắc Trung Bộ), Đài
PTTH Bình Định ( nằm ở khu vực Trung Trung Bộ) và Đài PTTH Bình Thuận (
nằm ở khu vực Nam Trung Bộ). Ba đài này, do nằm ở 3 vùng khác nhau của Trung
Bộ, qua khảo sát sẽ cho cái nhìn toàn cảnh về các bản tin dự báo thời tiết của khu
vực Trung Bộ.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề





Dự báo thời tiết luôn luôn là vấn đề thông tin nóng, nhất là trong vài năm trở
lại đây, đặc biệt là sau sự cố đoán nhầm hướng đi của cơn bão Chanchu vào tháng
5/ 2006, gây những thiệt hại nghiêm trọng cho miền Trung và các vùng miền khác
trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Tiếp đó trong năm 2008, công tác dự báo vẫn tiếp
tục có nhữ ng sai só t , chậ m trễ trong dự bá o bã o số 7, số 10 và trận mưa lũ lịch sử
vào cuối tháng 10, đầ u thá ng 11, năm 2008 tại Hà Nội gây bức xúc t rong dư luậ n .
Gầ n đây nhấ t , trong cơn bã o số 9 đổ bộ và o cá c tỉ nh miề n Trung ngà y 29/9/2009
lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cho rằng do dự bá o sai nên tỉnh nà y bị thiệ t hạ i nặ ng . Sự
tranh cãi giữa cơ quan khí tượng và những người “thụ hưởng” dịch vụ dự báo thời
tiết qua các phương tiện truyền thông đại chúng tại Việt Nam vẫn chưa có hồi kết.
Tuy nhiên, trên tinh thần phản biện xã hội, cũng thừa nhận vai trò của truyền thông
trong phòng chống thiên tai thời gian qua vẫn còn quá mờ nhạt. Có thể thấy lối diễn
giải “đều đều” quen thuộc, những mô hình ngôn ngữ bản tin thời tiết dập khuôn,
thiếu sự nhấn mạnh cần thiết, của các phát thanh viên thời tiết trên sóng truyền hình
và phát thanh, đã làm mất tác dụng cảnh báo của thông tin. Các phóng viên báo viết
thì bê nguyên xi bản tin cơ quan khí tượng cung cấp, với đầy đủ từ ngữ kỹ thuật
chuyên biệt, lên trang in.
Đây là vấn đề đã được đặt ra, mổ xẻ, thảo luận, rút ra bài học từ nhiều
hội thảo:
-“Kinh nghiệm phòng chống lụt bão sau 10 năm lũ lớn miền Trung - năm
1999” tháng 11/ 2009 tại Đà Nẵng
- “Biến đổi khí hậu và phát triển đô thị” ngày 14-15/9/2010
- Hội thảo “Tư vấn về tính dễ tổn thương với biến đổi khí hậu trong nông
nghiệp và Đối thoại về chính sách xây dựng khả năng ứng phó trong nông nghiệp ở
vùng Châu Á và Việt Nam”, ngày 21 -22/7/2011 tại Khách sạn Hà Nội
- Hội thảo tham vấn Quốc gia “Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển

dâng cho Việt Nam”, Ngày 21/3/2011 tại thành phố Tam Kỳ - Quảng Nam
Ngoài ra, nhiều tờ báo in lẫn điện tử đều dành sự đặc biệt quan tâm đến vai
trò của truyền thông trong biến đổi khí hậu như: Dân trí, Đất Việt, Vietnamnet.
Riêng Tạp chí truyền hình cũng có nhiều bài viết về những đột phá trong việc thực




hiện Bản tin dự báo thời tiết trên VTV1. Tuy nhiên, những hội nghị, hội thảo và
những bài báo cũng chỉ khai thác ở một góc độ nào đó liên quan đến việc biến đổi
khí hậu hoặc vai trò của truyền thông, trong khi đó chưa đề cập nhiều đến các bản
tin dự báo thời tiết ở báo hình đặc biệt là ở miền Trung, nơi mà thiên tai khốc liệt
nhất trong 6 vùng văn hóa theo cách phân chia của Trần Quốc Vượng. Qua tham
khảo những khóa luận cũng như luận văn của các khóa trước thì cho đến thời điểm
này chưa có một nghiên cứu khoa học chính thức và sâu sắc về vấn đề này. Trong
khi đề tài đòi hỏi phải nhìn ở cả 3 góc độ: văn hóa, báo chí và Pru. Do vậy, đây
cũng là một trong những hạn chế của tác giả trong quá trình thực hiện đề tài vì đề
tài khá mới mẻ và nguồn tư liệu tham khảo còn rất ít.

3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trong phạm vi đề tài luận văn thạc sĩ, tác giả hy vọng có thể phác thảo được
thực trạng về công tác dự báo thời tiết trên sóng truyền hình của các đài địa phương
khu vực Trung Bộ thông qua 3 đài: Quảng Trị, Bình Định và Bình Thuận thể hiện
qua các bản tin dự báo hàng ngày cũng như những bản tin dự báo thiên tai mang
tính cấp bách.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài, tác giả cũng mong muốn nhận xét và đánh giá tương
đối toàn diện về ưu điểm và hạn chế của các bản tin dự báo thời tiết với ngôn ngữ

đặc thù trên các Đài truyền hình tiêu biểu của Miền Trung, đồng thời đề ra giải
pháp truyền thông để có thể nâng cao chất lượng của bản tin theo hướng gần gũi,
sát thực và dễ hiểu hơn đối với người dân. Đây là cơ sở thông tin quan trọng để
người dân miền Trung – vùng đất luôn đối mặt với những khắc nghiệt với thời tiết,
để tìm ra cách ứng xử văn hoá tốt nhất với thời tiết cũng như phòng chống thiên tai






4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích nội dung các bản tin dự báo thời
tiết trên sóng truyền hình của 3 đài: Đài PTTH Quảng Trị (Bắc Trung Bộ), Bình
Định (Trung Trung Bộ) và Bình Thuận ( Nam Trung Bộ).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khảo sát của luận văn là một số bản tin dự báo thời tiết trên sóng
truyền hình của 3 đài trong thời gian 6 tháng cuối năm 2010. Vì theo dự báo của
các cơ quan khí tượng thủy văn trong năm 2010, do biến đổi khí hậu, Việt Nam sẽ
hạn hán gay gắt hơn và bão nhiều hơn, Rõ ràng đây là mối lo ngại đối với cư dân
miền Trung, những thiên tai “khôn lường” có thể sẽ xảy ra từ tháng 6 đến tháng 12.
Trong đó, tháng 6 là đỉnh điểm của mùa khô, tháng 8 miền Trung bắt đầu hứng
bão. Do đó, ngoài bản tin thời tiết hàng ngày, trong giai đoạn 6 tháng khảo sát, tác
giả sẽ có góc nhìn toàn diện để phân tích kĩ lưỡng về “dự báo hạn hán” và “dự báo
bão lũ” ở cả 3 đài

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng thao tác phân tích tác phẩm báo chí, nghĩa là phân tích các
bản tin dự báo thời tiết trong ngôn ngữ truyền hình để đánh giá chính xác thực

trạng, cách chuyển tải thông tin của các đài truyền hình, từ đó đánh giá hiệu quả
thực tế đối với công chúng nghe nhìn miền Trung đối với các bản tin thời tiết trên
các đài truyền hình tiêu biểu của miền Trung. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số
thao tác nghiên cứu khác như thống kê, phỏng vấn và điều tra xã hội học để phục
vụ nội dung khoa học của luận văn.

6. Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài:




Về lý luận, luận văn mong muốn làm rõ vai trò của truyền thông trong việc dự
báo thời tiết và ứng phó với thiên tai mà cụ thể là của loại hình báo hình ở một số
đài khu vực Trung Bộ.
Về thực tiễn, luận văn mong muốn đúc kết từ thực tế khảo sát để có thể đưa ra
mô hình dự báo thời tiết tốt nhất có thể, mục đích cuối cùng vẫn là hướng tới phục
vụ nhu cầu được dự báo thời tiết chính xác của khán giả, đây cũng là tiền đề để cải
thiện tình hình kinh tế xã hội ở các tỉnh còn nghèo ở vùng Trung Bộ, thông qua
việc giảm đi những rủi ro do thời tiết gây ra.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo luận
văn gồm 3 chương:

Chƣơng I: Trung Bộ trong toàn cảnh địa lý, khí hậu Việt Nam
Chƣơng II: Thực trạng truyền thông về dự báo thời tiết trên Đài PTTH
Quảng Trị, Bình Định, Bình Thuận đối với công chúng
Chƣơng III: Kinh nghiệm, giải pháp và mô hình nâng cao chất lượng bản
tin dự báo thời tiết của 3 đài





PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG 1:
TRUNG BỘ TRONG TOÀN CẢNH ĐỊA LÝ, KHÍ HẬU
VIỆT NAM

1.1. Toàn cảnh địa lý, khí hậu Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, trong khu vực
Đông Nam Á ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất
liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Cam-pu-chia ở
phía Tây; phía Đông giáp biển Đông. Trên bản đồ, dải đất liền Việt Nam mang
hình chữ S, dài 1.650 km theo hướng Bắc Nam, phần rộng nhất trên đất liền
khoảng 500 km; nơi hẹp nhất gần 50 km. theo nhiều nhà nghiên cứu, nhìn từ góc
nhìn địa – văn – hóa thì đặc điểm thì Việt Nam có 3 thông số chính

1.1.1. Xứ nóng,, ẩm, mưa nhiều
Kéo dài từ vĩ độ 23o23’ Bắc đến 8o27’ Bắc, xét về tổng thể, Việt Nam nằm
hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là phía
xích đạo. Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có đặc trưng là một nước nhiệt đới gió mùa
ẩm. Vì vậy, khí hậu nước ta mang đặc trưng là: nóng, ẩm và mưa nhiều, quanh năm
có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Nhiệt độ trung bình năm từ 22°C đến 27°C và tăng
dần từ Bắc vào Nam. Mùa hè, nhiệt độ trung bình trên cả nước là 25
0
C (Hà Nội
23
0

C, Huế 25
0
C, thành phố Hồ Chí Minh 26
0
C), độ ẩm không khí trên dưới 84 %.
Việt Nam cũng là quốc gia mưa nhiều, hàng năm có khoảng 100 ngày mưa
với lượng mưa trung bình trong năm khoảng trên 2.000mm. Cá biệt có nơi như như
vườn quốc gia Bạch Mã ( Thừa Thiên Huế) đạt tới 7.977 mm) vào loại cao nhất thế
giới [ 32, tr. 28]





1.1.2. Xứ sông nước
Với đặc trưng là nước mưa nhiều, điều này dẫn đến đặc điểm thứ hai của
Việt Nam là vùng sông nước.
Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10
km), chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc- Đông Nam và vòng cung. Hệ thống
các sông suối hàng năm được bổ sung tới 310 tỷ m3 nước. Chế độ nước của sông
ngòi chia thành mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70-80% lượng nước cả năm
và thường gây ra lũ lụt. Mang đặc điểm tự nhiên này, nên sông nước đã để lại dấu
ấn quan trọng trong tinh thần văn hóa người Việt Nam: Văn hóa nông nghiệp lúa
nước

1.1.3. Giao điểm của các nền văn hóa, văn minh
Do vị trí địa lí nằm án ngữ trên con đưởng hàng hải nối liền giữa Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á nói chung và Việt Nam từ lâu vẫn được
coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải
Thậm chí đến gần đây, một số nhà nghiên cứu vẫn gọi khu vực này là "ống thông

gió" hay "ngã tư đường"
Và tính chất ngã tư đường đã tạo cho Việt Nam sức sống và động lực phát
triển. Bốn dòng văn hóa lớn nhất Ấn - Hoa - Cận Đông - Tây gặp nhau, đan chéo
nhau ở ngã tư này. Điều đó tạo cơ hội cho Việt Nam biết tiếp thu, chắt lọc sự tinh
hoa của các nền văn hóa, nhưng đặc biệt lại không làm mất đi bản sắc văn hóa
riêng của mình, đề hình thành nên diện mạo văn hóa mới nhưng thấm đẫm bản sắc
dân tộc.

1.2. Ba hằng số của Văn hóa Việt Nam

Với các hằng số tự nhiên trên nên đã tạo cho dân tộc Việt ngàn đời nay là
một dân tộc nông dân, với nghề trồng lúa nước, và ngàn đời nay, họ cư trú ở nông
thôn, với những nguyên tắc tổ chức đặc thù của một xã hội nông nghiệp điển hình.




Và 3 hằng số văn hóa của Việt Nam đó chính là nông dân, nông nghiệp và nông
thôn.

1.2.1. Nông dân

Chính bởi các thông số đó của môi trường tự nhiên, dân tộc Việt đã thành
một dân tộc nông dân, với nghề trồng lúa nước, chăn nuôi và đánh bắt thủy sản đã
ngàn đời, và ngàn đời nay, họ cư trú ở nông thôn, với những nguyên tắc tổ chức
đặc thù của một xã hội nông nghiệp điển hình.
Theo thống kê dân số năm 2009 của Tổng cục thống kê, Ở Việt Nam có đến
70,4% dân số sống ở vùng nông thôn, trong khi tỷ lệ này vào năm 1999 là 76,5%.
Cuộc sống nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên. Do vậy, người nông dân
phải dựa vào nhau để chống chọi lại với thiên tai. Hơn nữa, nền nông nghiệp lúa

nước lại mang tính thời vụ rất cao, điều đó có nghĩa là mọi người phải liên kết lại
với nhau, hỗ trợ nhau cho kịp thời vụ.
Nền văn hóa nông nghiệp, sản xuất lúa nước truyền thống của dân tộc ta đã
để lại dấu ấn sâu đậm trong đời sống văn hóa, sinh hoạt, lao động. Trải qua bao thế
hệ cha ông ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và dự báo những
hiện tượng tự nhiên như nắng, mưa, gió rét, bão lụt có ảnh hưởng đến mùa màng,
thời vụ. Những kinh nghiệm máu xương của bao đời được tích tụ trong những câu
tục ngữ, ca dao về trồng lúa, trồng cây, chăn nuôi. Dựa vào quá trình quan sát thời
tiết, sự vật, cha ông ta đã rút ra được những quy luật ngắn gọn, cụ thể về những
biến động mưa, nắng và những kinh nghiệm đó trở thành cơ sở để quyết định cho
sản xuất mùa vụ và dự đoán được diễn tiến của thời tiết. Chẳng hạn:
“Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang. Mây kéo lên ngàn thì mưa như
trút”
“Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật”
“Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”
“Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão”
“Én bay thấp mưa ngập cầu ao”




“Én bay cao mưa rào lại tạnh”
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
“Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước”
Với những câu ca dao, tục ngữ có vần có điệu, duyên dáng, sinh động, dễ
nhớ…cha ông ta đã gửi gắm tình cảm gắn bó, hòa mình với thiên nhiên, đồng thời
ấp ủ khát vọng chinh phục, cải tạo thiên nhiên, đó là những cách nghĩ, nếp sinh
hoạt, lao động sản xuất của người dân nông nghiệp. Người Việt xưa luôn có ý thức
về việc đúc rút, gìn giữ, lưu truyền những kinh nghiệm quí báu cho các thế hệ nối
tiếp.


1.2.2. Nông nghiệp
Chính điều kiện tự nhiên của vùng gió mùa Châu Á làm cho việc trồng lúa
nước là sự lựa chọn tốt nhất, và thế là hình thành nền nông nghiệp lúa nước cùng
với nó là “ văn minh lúa nước” như nhiều nhà nghiên cứu đã nói đến. Ngay trong
tựa đề giáo trình “Việt Nam văn hóa sử cương”, học giả Đào Duy Anh đã ghi nhận
về nghề trồng lúa trên đất Việt của người Việt [ 2, tr.05]. “Khắp một vùng trung
châu Bắc Việt, không một mẫu đất nào là không có dấu vết công trình thảm đạm
kinh dinh của tổ tiên ta để giành lại quyền sống với tạo vật; suốt một dải Trung -
Việt vào đến trung châu Nam Việt không một khúc đường nào là không nhắc lại sự
nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hi vọng cho tương lai. Cái văn
hóa của tổ tiên ta đã gây dựng trong hai nghìn năm để sinh trưởng giữa những
điều kiện tự nhiên ác liệt ở xứ này, tất phải có sinh khí mạnh mẽ lắm.”.
Trong giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, giáo sư Trần Ngọc Thêm đã định
vị ngay văn hóa Việt Nam là loại hình văn hóa gốc nông nghiệp [25, tr.20] “ xứ
nóng sinh ra mưa nhiều, tạo nên sông lớn với những đồng bằng trù phú” [ 32, tr.21]
Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước, hạt gạo gắn liền với sự phát
triển dân tộc và việc sản xuất lúa gạo cho đến nay vẫn là nền kinh tế chủ yếu của
đất nước. Nếu trên trái đất, diện tích đất trồng lúa chiếm 11% thì tại Việt Nam khắp
nơi đều trồng lúa, nhất là ở các miền đồng bằng và trên thế giới số người được sống
bằng lúa gạo là 50% thì tại Việt Nam là 100%. Trên thực tế, việc sản xuất ra lúa




gạo là một hoạt động kinh tế đứng hàng đầu. Những cánh đồng lúa trải dài từ khắp
miền núi, đồng bằng đến cao nguyên, hình thành nên nhiều vùng thâm canh cây
lúa. Những vựa lúa lớn của nước Việt Nam cả về diện tích, sản lượng và chất lượng
có thể kể đến như đồng bằng sông Hồng thuộc khu vực phía bắc, đồng bằng sông
Cửu Long, đồng bằng Nam Bộ.

Trong những năm gần đây, cây lúa ngày càng khẳng định được vị thế của
mình trong sự phát triển của đất nước.Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở
thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới, sau Thái Lan về xuất khẩu gạo. Năm 2010
Việt Nam xuất khẩu lượng gạo kỷ lục 6,8 triệu tấn.
Bên cạnh nghề trồng trọt, theo học giả Đào Duy Anh chăn nuôi cũng được
người Việt Nam chú trọng “ Nông nghiệp ở nước ta, từ xưa đã dùng trâu bò để cày
cấy. Hiện nay trâu bò vẫn là những súc vật tối cần thiết cho dân quê, cho nên trừ
nhà bần cùng tiểu nông ra, thì những nhà trung nông và đại nông, nhà nào cũng
nuôi trâu bò cả. Ngoài trâu bò, người nhà quê thường nuôi lợn. dê, gà, vịt để ăn thịt
và để bán. Một mình xứ Bắc việt mỗi năm xuất khẩu đi Hương Cảng đến năm ba
ức gà vịt” [ 2, tr.59, 60]
Ngoài ra, với đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo, vùng biển của
Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km². Điều kiện tự nhiên trên đã tạo
điều kiện cho nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản phát triển từ rất sớm “ Ở khắp
miền bờ biển Bắc Việt, Trung Việt cho đến Nam Việt, nhân dân chỉ sống về nghề
chài lưới. Phần nhiều nơi chỉ đánh cá để đem bán lại các chợ hay các thành phố ở
gần, song những nơi có nhiều cá thì phơi khô hoặc làm nước mắm để đem bán đi
xa và xuất cảng, như Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Phan Thiết ở Trung Việt”
[ 2, tr.60, 61]





Bản đồ nước Việt Nam

Đến thời điểm này, nghề đánh bắt hải sản của Việt Nam ngày càng phát
triển, với đội tàu lên đến 130 ngàn chiếc, sản lượng khai thác cả năm 2010 lên
2.450,8 ngàn tấn. Riêng hoạt động nuôi trồng thủy sản đã và đang phát triển nhiều
mô hình với các hình thức đối tượng nuôi đa dạng, phong phú cho hiệu quả kinh tế

cao như: nuôi cá lóc trong bể xi măng, ao đất; cá diêu hồng, rô phi đơn tính nuôi
trong bè, nuôi ba ba, ếch,… Trong nuôi nước lợ là tôm thẻ chân trắng trên cát cho
năng suất bình quân 34 tấn/ha/năm (một năm nuôi 03 vụ) và lợi nhuận thu được rất
cao, điều đó làm cho nhiều người dân và nhà doanh nghiệp đã và đang quan tâm




đầu tư vào nuôi trồng thủy sản. Việt Nam đã trở thành 1 trong 10 nước có kim
ngạch xuất khẩu thủy sản cao nhất thế giới. Theo số liệu của Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn, năm 2010, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước đạt
4,94 tỷ USD.
Trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, phải phấn đấu để nước ta
trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ
quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát
triển đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với đảm bảo quốc
phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; có chính sách hấp dẫn nhằm thu hút mọi
nguồn lực cho phát triển kinh tế biển; xây dựng các trung tâm kinh tế lớn vùng
duyên hải gắn với các hoạt động kinh tế biển làm động lực quan trọng đối với sự
phát triển của cả nước. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 –
55% GDP, 55 – 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã
hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển.

1.2.3. Nông thôn
Với 90 % dân số theo nghề nông trước kia và hiện tại là hơn 70 % đã hình
thành nên một đặc điểm đó là Ở Việt Nam, người nông dân sống phụ thuộc vào
thiên nhiên rất nhiều. Họ sống cố định một chỗ, ở dưới một mái nhà với mảnh vườn
của mình được bao bọc bởi luỹ trẻ làng bảo vệ. Trong sản xuất, người nông dân
phụ thuộc vào nhiều hiện tượng của tự nhiên như trời, đất, nắng, mưa Bởi vậy mà
họ rất tôn trọng, hoà thuận với tự nhiên và phụ thuộc vào nó. Người Việt đã tích

luỹ được những kinh nghiệm hết sức phong phú trong sản xuất. Đó là hệ thống tri
thức thu được bằng con đường kinh nghiệm chủ quan, cảm tính.

1.3. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của Trung Bộ

Với nhiều góc nhìn khác nhau, các nhà nghiên cứu văn hóa cũng chia
Việt Nam theo từng cách khác nhau. Tuy nhiên, theo cách phân vùng văn hoá của




GS Trần Quốc Vượng, trong giáo trình “Cơ sở văn hoá Việt Nam Việt Nam” thì
Việt Nam được chia làm 6 vùng:
1. Vùng văn hóa Tây Bắc là khu vực bao gồm hệ thống núi non trùng điệp
bên hữu ngạn sông Hồng ( lưu vực sông Đà) kéo dài tới bắc Thanh Nghệ
2. Vùng văn hóa Việt Bắc là khu vực bao gồm hệ thống núi non hiểm trở bên
tả ngạn sông Hồng
3. Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ có hình một tam giác bao gồm vùng đồng
bằng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã
4. Vùng văn hóa Trung Bộở trên một dải đất hẹp chạy dài theo ven biển từ
Quảng Bình đến Bình Thuận
5.Vùng văn hóa Trường Sơn – Tây Nguyên nằm trên sườn đông của dải
Trường Sơn, bắt đầu từ vùng núi Bình – Trị - Thiên với trung tâm là 4 tỉnh GiaLai,
Kon Tum, Đaklak và Lâm Đồng
6. Vùng văn hóa Nam Bộ nằm trong lưu vực sông Đồng Nai với hệ thống
sông Cửu Long [ 38, tr.21]






Bản đồ phân vùng văn hóa Việt Nam

Trong đó, vùng văn hóa Trung Bộ là vùng đất gồm 11 tỉnh, thành gồm: tỉnh
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và thành phố Đà Nẵng hiện nay.
Nói đến miền Trung như một tổng thể hệ thống nằm trong tổng thể hệ thống Việt
Nam, người ta thường chú ý đến các đặc điểm sau đây:

1.3.1. Đặc điểm tự nhiên Trung Bộ
- Dải đất hẹp chạy dài ven biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận
Địa hình miền Trung hẹp theo chiều ngang Đông Tây, nếu quay mặt về
Đông thì trước mặt mỗi người dân Trung Bộ sẽ là Biển Đông, sau lưng là dãy
Trường Sơn. Bờ biển vùng duyên hải miền Trung dài hơn 1 .1000 km. Có nhiều




sông tương đối khá lớn, như sông Gianh ở Quảng Bình, sông Thạch Hãn ở Quảng
Trị, sông Hương ở Thừa Thiên- Huế, sông Vu Gia ở Đà Nẵng, sông Thu Bồn ở
Quảng Nam, sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi. Sông, suối nhiều nhưng chiều dài các
sông đa số ngắn và có độ dốc lớn. Lưu vực các sông thường là đồi núi nên nước
mưa đổ xuống rất nhanh. Các cửa sông lại hay bị bồi lấp làm cản trở việc thoát lũ
cho vùng đồng bằng.

Bản đồ bờ biển miền Trung
Địa hình miền Trung Bộ chia cắt theo chiều dọc Bắc Nam, bởi các đèo là
những dãy núi đồi tách từ Trường Sơn đâm ngang ra biển. Nếu tính từ Tam Điệp
đèo Ba Dội thuộc xứ Thanh thì cứ một đèo, một đèo lại một đèo, lặp đi lặp lại qua
đèo Hoàng Mai, đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Cả và hàng chục đèo

nhỏ khác
Dưới chân đèo là các sông lớn nhỏ, đều chảy ngang theo chiều Đông Tây ra
biển, sông ngắn, nước biếc xanh, ít phù sa, châu thổ hẹp, nhiều cửa sông sâu tạo
thành các vịnh, cảng. Sát bờ biển, từ Quảng Bình trở vô Nam, Ngãi, Bình, Phú có
các dải cồn cát chạy dọc dài bắc Nam ghi dấu những đường biển cũ. ở giữa các dải




cồn cát là một vùng trũng nối phân bố xóm làng và ruộng lúa ngày nay. Phần lớn
đồng bằng của duyên hải miền Trung kém màu mỡ, việc canh tác lại càng khó khăn
hơn trong điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt.
- Địa hình ưỡn cong ra biển: tiền để để miền Trung hứng bão và nhiều thiên
tai khác
Suốt dải đất miền Trung, đường bờ biển Việt Nam “ ưỡn” cong, “ lồi” ra
phía sau biển Đông, chính vì thế mà dải đất này hằng năm luôn phải hứng chịu
nhiều cơn bão biển.
Hàng năm những trận bão biển và gió mùa Đông Bắc đã gây nên những trận
mưa lớn ở miền Trung. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến động thời tiết
trên toàn thế giới như El Nino và La Nina, những trận bão biển và mưa lớn xảy ra
càng khốc liệt hơn. Mùa bão thường kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11, và trung bình
hàng năm có 4 cơn bão.
Hiện nay, ảnh hưởng và tác động của biến đổi khí hậu như sự nóng lên của
trái đất, nước biển dâng, diễn biến của khí hậu ngày càng khắc nghiệt không còn là
chuyện của thế giới, của những nhà khoa học mà nó đang trở thành một hiểm hoạ
thực sự cho Việt Nam, trong đó có khu vực vùng duyên hải miền Trung.
Vì vậy bão lũ và nước biển dâng của vùng duyên hải miền Trung còn nan
giải hơn rất nhiều khi tính đến yếu tố liên quan bởi hiện tượng biến đổi khí hậu.
Trong 4 thập kỷ qua, một thực tế có thể nhìn thấy được đó là cường độ và tần
suất các dạng thiên tai ngày càng tăng lên và dữ dội hơn. Trong thập kỷ 90, khu

vực miền trung đã phải chống chịu hơn 15 cơn bão, trong đó một số cơn bão có sức
gió giật mạnh trên cấp 12 gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản.
Khí hậu, miền Trung lại có mùa mưa lệch pha với hai đầu Bắc Nam đất
nước, ở miền Trung, lại gặp gió Tây rất khô nóng, thổi từ Lào qua (xưa người vẫn
gọi là gió Lào tạo ra sự khô rang cho miền Trung)
Không chỉ có bão, miền Trung chịu ảnh hưởng ít nhất của 7 loại hình do
thiên tai, hiểm họa khác: lũ (kể cả lũ quét), lụt, hạn hán, sạt lở đất, lốc, xâm nhập
mặn và xói lở bờ sông.
1.3.2. Đặc điểm xã hội Trung Bộ




Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số vùng duyên hải miền
Trung là 11.325.900 người, mật độ dân số khoảng 197 người/ 1km2. 2 nghề chính
mà hơn 70 % cư dân Trung Bộ dựa vào để sinh sống là: nghề nông và nuôi trồng,
đánh bắt thủy sản. Chính sự phụ thuộc vào thiên nhiên đã khiến cư dân miền Trung
phải luôn theo dõi thời tiết để mà lên kế hoạch cho sản xuất, mùa màng cũng như
phòng tránh những thiên tai. Nếu như trước đây, cũng như mọi vùng, miền khác ở
Việt Nam, cư dân miền Trung thường dựa vào kinh nghiệm đúc kết từ cha ông
thông qua những câu ca dao, tục ngữ. Tuy nhiên, những năm gần đây, biến đổi khí
hậu đã làm thiên nhiên không còn theo một quy luật nào nữa và những bài học kinh
nghiệm từ ca dao, tục ngữ đã không còn giá trị, Không có cách nào khác, cư dân
miền Trung phải theo dõi những bản tin dự bào thời tiết trên các loại hình báo chí
vì nó mang tính khoa học hơn và chính xác hơn so với những kinh nghiệm đúc kết
của ông cha. Đó cũng là lý do để bản tin dự báo thời tiết trở nên ngày càng quan
trọng hơn trong cuộc sống thường nhật của cư dân miền Trung – nơi thiên tai diễn
ra khắc nghiệt nhất.

1.4 Vị trí của bản tin dự báo thời tiết đối với các Đài Phát thanh và

truyền hình Trung Bộ.

- Thời tiết là trạng thái khí quyển trong một khoảng thời gian ngắn tại một
địa điểm nhất định được xác định bằng tổ hợp các yếu tố như: nhiệt độ, áp suất, độ
ẩm, tốc độ gió, mưa…
Theo Bách khoa toàn thư Wkkipedia: Dự báo thời tiết là một nghành ứng
dụng của khoa học và công nghệ để tiên đoán trạng thái và vị trí của bầu khí quyển
trong tương lai gần. Công tác dự báo thời tiết được thực hiện bằng cách thu thập số
liệu về trạng thái hiện tại của bầu khí quyển và áp dụng những hiểu biết khoa học về
các quá trình của khí quyển để tiên đoán sự tiến triển của khí quyển.
Hiện nay, việc chuyển tải thông tin về môi trường - thời tiết, trong đó có
thiên tai hiểm họa, được thực hiện qua các kênh truyền thông chính: truyền hình,
phát thanh, báo chí (báo in, báo điện tử) và cả hệ thống đài phát thanh duyên hải.




So với báo in, thì bản tin dự báo thời tiết ở loại hình phát thanh và truyền
hình chiếm ưu thế hơn với diện phủ sóng rộng hơn. Đặc biệt, vượt qua phát thanh
với những lợi thế đặc thù riêng của loại hình báo hình mà bản tin dự báo thời tiết
trên sóng truyền hình đã trở thành “ một phần không thể thiếu” trong cuộc sống
hàng ngày đối với công chúng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thông tin
về dự báo thời tiết, cùng với việc hoàn thành sứ mệnh vai trò của một cơ quan báo
trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
cũng như phản hồi các ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân đến với các Đảng, Nhà
nước, thời gian qua đài truyền hình Việt Nam và cả các đài PTTH tỉnh, thành kể cả
các Trung tâm truyền hình Việt Nam đặt tại Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, thành phố Hồ
Chí Minh, Cần Thơ và các kênh truyền hình cáp, Đài truyền hình kỹ thuật số cũng
quan tâm đến việc chuyển tải những bản tin dự báo thời tiết cho công chúng. Điều
này được thể hiện là tất cả các Đài đều sản xuất bản tin dự báo thời tiết riêng

Tuy nhiên, dù mô hình của báo hình kéo đến đài huyện, song việc sản xuất
các bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình cũng chỉ mới dừng lại ở đài tỉnh.
Điều này bắt nguồn từ thực tế dự báo thời tiết là bản tin khoa học – chuyên biệt,
nên đài huyện chưa thể tự sản xuất được. Cùng với đài truyền hình Trung ương, các
Trung tâm truyền hình Việt Nam, các Đài truyền hình ở những tỉnh, thành trong cả
nước, các đài PTTH Trung Bộ cũng ý thức rất rõ vai trò bản tin dự báo thời tiết đối
với chính Đài của mình Chính vì thế, tuy có thời lượng tương đối ngắn, nhưng bản
tin dự báo thời tiết luôn được xếp vào các khung giờ vàng của truyền hình địa
phương.
Thực tế, với một vùng đất rất khắc nghiệt như miền Trung – Việt Nam thì
việc nắm bắt kịp thời những biến đổi của thời tiết sẽ giúp công chúng điều chỉnh
cách sinh hoạt sao cho phù hợp và hơn nữa tránh những tổn thất trong nông nghiệp
cày cấy, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản cũng như có thể tránh những tổn thất về tính
mạng. Bên cạnh các kênh truyền hình của đài truyền hình Việt Nam, thì 11 đài
truyền hình Trung Bộ cũng đã dành một sự quan tâm đặc biệt đối với việc thực
hiện và phát sóng các bản tin dự báo thời tiết.





 Đài PTTH Quảng Trị ( QTV)
Ngày 20 tháng 7 năm 1955, cùng với sự hình thành đặc khu Vĩnh Linh, Đài
Truyền thanh Vĩnh Linh được thành lập (Tiền thân của Đài PT&TH Quảng Trị ngày
nay).
Tháng 6 năm 1972, cùng với việc thành lập Ty Thông tin – Văn hoá Quảng
Trị, Ban Quản lý truyền thanh Quảng Trị được thành lập. Đến tháng 1 năm 1973,
Đài Truyền thanh Đông Hà được thành lập trực thuộc Ban Quản lý Truyền thanh.
Năm 1976, sáp nhập ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên. Ngày 15
tháng 4 năm 1976, Đài Phát thanh Bình Trị Thiên được thành lập.

Ngày 1 tháng 7 năm 1989 tỉnh Quảng Trị được lập lại. Đài Phát thanh Quảng
Trị được thành lập và tổ chức phát sóng chương trình phát thanh đầu tiên. Đến ngày
17 tháng 11 năm 1992 UBND tỉnh Quảng Trị ra Quyết định số 701/QĐ-UB về
việc thành lập Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Quảng Trị ( viết tắt là QTV) và
chương trình Chào xuân Bính Thân (1992) được xem là chương trình truyền hình
đầu tiên của Đài PT&TH Quảng Trị.
Đến đầu tháng 7 năm 2009 Đài đã phát sóng chương trình địa phương trên
12h/ngày.

 Đài PT&TH Bình Định (BTV)
Ngày 2/9/1974 truyền thanh giải phóng tỉnh Bình Định đã ra đời tại xã Ân
Hảo, huyện Hoài Ân.
Ngày 27/12/1975 trở thành ngày lịch sử đối với người làm truyền hình tại
Bình Định, đánh dấu mốc trong lịch sử làm báo của tỉnh khi buổi phát hình đầu tiên
được chuyển đến khán giả.
Ngày 18/6/1992 hợp nhất Đài Phát thanh và Đài truyền hình Quy Nhơn thành
Đài Phát thanh và truyền hình Bình Định ( viết tắt là BTV). Hiện tại chương trình
truyền hình địa phương có thời lượng phát sóng 15 giờ /ngày.

* Đài PTT&H Bình Thuận (BTV)

×