ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN MINH TÂM
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH TỰ ĐỘNG HOÁ
CỦA ĐÀI LOAN TỪ NĂM 1980 ĐẾN NĂM 2005 VÀ
KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Châu Á học
Hà Nội – 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN MINH TÂM
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH TỰ ĐỘNG HOÁ
CỦA ĐÀI LOAN TỪ NĂM 1980 ĐẾN NĂM 2005 VÀ
KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM
Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60 31 50
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHÙNG THỊ HUỆ
Hà Nội – 2009
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1
1. Lý do lựa chọn đề tài
1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3
3. Phạm vi nghiên cứu
4
4. Phương pháp nghiên cứu
4
5. Cấu trúc của luận văn
4
NỘI DUNG
Chương 1: Lịch sử phát triển ngành tự động hoá của Đài Loan
6
1.1 Khái niệm về tự động hoá
6
1.1.1 Định nghĩa tự động hoá
6
1.1.2 Đặc điểm của tự động hoá
8
1.2 Tình hình kinh tế Đài Loan trước khi thực hiện chính sách phát triển
tự động hoá
10
1.3 Quá trình phát triển ngành tự động hoá của Đài Loan
12
1.3.1 Khái lược sự phát triển của kỹ thuật tự động hoá
12
1.3.2 Các giai đoạn phát triển tự động hoá của Đài Loan
14
1.3.2.1 Giai đoạn 1 (1982 – 1990): “kế hoạch 8 năm tự động hoá sản
xuất”
14
1.3.2.2 Giai đoạn 2 (1990 – 2000) “kế hoạch 10 năm tự động hoá sản
xuất
19
1.3.2.3 Giai đoạn 3 (2000- 2005) “tự động hoá và điện tử hoá nền sản
xuất”
23
Chương 2. Chính sách phát triển tự động hoá của Đài Loan
29
2.1 Các chính sách ưu đãi phát triển tự động hoá của chính quyền Đài
Loan
29
2.1.1 Ưu đãi về thuế
29
2.1.2 Ưu đãi tài chính
34
2.1.3 Phát triển kỹ thuật, chuyển giao công nghệ
36
2.1.3.1 Nội dung và kế hoạch thực hiện
37
2.1.4 Chính sách đổi mới thiết bị sản xuất
41
2.1.5 Chính sách đào tạo nhân lực
45
2.2 Nhận xét về tỷ lệ hiểu biết, áp dụng chính sách ưu đãi của các doanh
nghiệp Đài Loan
49
2.2.1 Nhu cầu hỗ trợ từ phía chính quyền của các doanh nghiệp Đài
Loan ngày càng lớn
50
2.2.2 Tỷ lệ hiểu biết, áp dụng chính sách ưu đãi của các doanh nghiệp
Đài Loan
54
2.3 Kết quả thực hiện chính sách thúc đẩy tự động hoá của Đài Loan
59
2.3.1 Ngành công nghiệp kỹ thuật cao dần thay thế cho ngành tập trung
nhiều lao động
59
2.3.2 Công nghệ phát triển kéo theo phúc lợi xã hôi được nâng cao
61
Chương 3: Những kinh nghiệm tham khảo với Việt Nam
63
3.1 Một số nhận xét về chính sách tự động hoá của Đài Loan
63
3.1.1 Việc hoạch định và áp dụng chính sách của chính quyền Đài Loan
phù hợp với mục tiêu phát triển sản xuất
63
3.1.2 Biện pháp thực hiện của các cơ quan chức năng Đài Loan linh hoạt
hiệu quả
66
3.2 Những kinh nghiệm tham khảo với Việt Nam
68
3.2.1 Nhận xét về tự động hoá của Việt Nam
68
3.2.2 Hội tự động hoá Việt Nam
74
3.2.3 Các chính sách của nhà nước Việt Nam đối với ngành tự động hoá
77
3.3 Một số ý kiến rút ra từ kinh nghiệm của Đài Loan
81
3.3.1 Vai trò của nhà cầm quyền
81
3.3.2 Đào tạo nhân lực
83
3.3.3 Nghiên cứu gắn với sản xuất
85
3.3.4 Chính sách ưu đãi về thuế - kích cầu trong các doanh nghiệp áp
dụng tự động hoá
87
KẾT LUẬN
90
Tài liệu tham khảo
94
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam bước vào giai đoạn đổi mới hơn 20 năm nay, kinh tế xã hội đã
có những bước tiến vững chắc trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
đời sống người dân từng bước được nâng cao. Những thành tựu trong 20 năm
ấy khẳng định vai trò lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước và các cấp
chính quyền trong mọi mặt đời sống kinh tế Tuy nhiên nếu so sánh vấn đề
trong tầm khu vực hoặc quốc tế thì chúng ta rõ ràng là vẫn còn rất nhiều yếu
kém. Đặc biệt, do tâm lý ưa dùng hàng ngoại của người dân vẫn còn rất nặng
nề, thiết bị sản xuất ít đổi mới, không có tính linh hoạt, ai ai cũng rất thích thú
ngưỡng mộ khi nghe đến tự động hoá nhưng bản chất của tự động hoá như thế
nào thì không phải ai cũng hiểu thấu đáo.
Đài Loan một hòn đảo nhỏ, tài nguyên không nhiều và cũng trải qua
những giai đoạn khó khăn khủng hoảng, nhưng họ lại có một nền sản xuất
phát triển với nhiều sản phẩm đứng đầu thị phần thế giới. Một câu hỏi lớn
được đặt ra là tại sao nền sản xuất của Đài Loan lại có thể phát triển được như
vậy, chúng ta có thể học được những gì từ sự phát triển của Đài Loan? Nhiều
công trình nghiên cứu đã khẳng định vai trò định hướng và thực thi chính
sách hiện đại hoá của chính quyền Đài Loan trong suốt 60 năm qua, kể từ khi
Quốc dân đảng xác lập quyền cai quản trên vùng đảo Đài Loan. Trong quá
trình tìm hiểu các chính sách và biện pháp phát triển sản xuất của Đài Loan
điều khiến chúng ta đặc biệt quan tâm là chính sách phát triển tự động hoá
của Đài Loan với mong muốn tìm một lời giải đáp cho nền tảng của sự phát
triển vượt bậc trong nền sản xuất ở đây. Đúng vậy, không phải ngẫu nhiên mà
2
hòn đảo nhỏ ấy lại có được thành tựu phát triển, nền sản xuất của họ lại có
nhiều sản phẩm đứng đầu thị trường thế giới như hôm nay. Có rất nhiều lý do
để lý giải điều ấy, trong đó chính sách phát triển tự động hoá, nâng cấp nền
sản xuất của Đài Loan là nhân tố cực kỳ quan trọng.
Cho đến nay, tự động hoá là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình
phát triển sản xuất của bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới. Tại Đài Loan, việc
đưa ra các chính sách tự động hoá đã giữ vai trò tích cực thúc đẩy nâng cấp
khả năng cạnh tranh của toàn bộ nền sản xuất. Kể từ khi Đài Loan đẩy mạnh
tự động hoá nâng cấp nền sản xuất toàn bộ nền sản xuất ở đây từ nông nghiệp
đến công nghiệp và thương mại dịch vụ đã phát triển mạnh mẽ, đưa Đài Loan
trở thành một nền kinh tế mới phát triển trên thế giới.
Việt Nam chúng ta có những điều kiện kinh tế và xã hội khá giống Đài
Loan, khi mới bắt đầu thực hiện công nghiệp hoá, tỷ trọng ngành nông nghiệp
chiếm phần lớn trong nền kinh tế, sản xuất lạc hậu, tài nguyên hạn chế và
75% diện tích cả nước là đồi núi. Hơn nữa, hiện nay Việt Nam ta đã hội nhập,
cánh cửa WTO đã rộng mở, làm thế nào để đón nhận được những cơ hội đang
chờ đón cũng như vượt qua những thách thức là vấn đề mà của tất cả các
ngành nghề và các tầng lớp trong xã hội cần quan tâm. Để lành mạnh hoá nền
sản xuất còn yếu kém cả về lượng và chất của ta để có thể thực sự gia nhập và
phát triển trước những cạnh tranh và thách thức trên trường quốc tế thì nghiên
cứu và học hỏi những kinh nghiệm của Đài Loan cũng là một việc làm có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn. Bởi vậy, nghiên cứu những chính sách phát triển
nền công nghiệp tự động hoá đẩy mạnh nâng cao phát triển sản xuất của Đài
Loan để tìm ra những điểm chung giữa hai nền kinh tế và rút kinh nghiệm cho
quá trình phát triển nền sản xuất của Việt Nam là lý do để chúng tôi lựa chọn
3
đề tài nghiên cứu này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tự động hoá có vai trò then chốt trong sự phát triển của một nền kinh tế
khi bước vào giai đoạn hội nhập phát triển. Các chính sách về tự động hoá
luôn được các quốc gia trên thế quan tâm và chú trọng từ lâu, nhưng đây là đề
tài mới mẻ ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, các nghiên cứu về chính sách phát
triển tự động hoá của Đài Loan chúng ta chưa có nhiều. Bởi vậy, luận văn chủ
yếu dựa vào các tài liệu của các nhà nghiên cứu Đài Loan và một số sách báo,
mạng internet.
Tại Đài Loan, các nghiên cứu về đề tài này rất phổ biến, từ cấp nhà nước
đến các công trình nghiên cứu của các học giả Đài Loan. Trong đó nổi bật có
tác giả Vương Kiện Toàn với “Chính sách hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ”, tác giả Ngô Hồng Chương với công trình “Tình hình
thực hiện thúc đẩy công nghiệp hoá”. Năm 1993, học giả Ngô Vũ Hùng đưa
ra nghiên cứu “Đánh giá những ảnh hưởng của công nghiệp tự động hoá đến
ngành chế tạo ”. Năm 1994, tác giả Uông Minh Tường đưa ra “Nghiên cứu
những hiệu quả của chính sách khuyến khích phát triển kỹ thuật của chính
quyền”. Ngoài ra, chính quyền Đài Loan luôn điều tra, tập hợp các kết quả
thực hiện chính sách và đưa ra những điều chỉnh. Bởi vậy, lượng tài liệu
nghiên cứu về đề tài này của Đài Loan là rất lớn. Dựa trên những nền tảng đó,
đề tài đã đi sâu tìm hiểu nghiên cứu và phân tích vấn đề đưa ra những đánh
giá ban đầu, gợi mở cho Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4
Tự động hoá với nền tảng ban đầu là ngành cơ khí, trong quá trình phát
triển đã không ngừng vận động, trở thành một ngành tích hợp nhiều công
nghệ, kỹ thuật của những ngành sản xuất khác nhau và ảnh hưởng đến tất cả
những ngành sản xuất khác. Bởi vậy, chính sách về tự động hoá của Đài Loan
là chính sách “động”, chính quyền Đài Loan đã dựa vào các điều kiện lịch sử
cụ thể, từng giai đoạn phát triển để đưa ra những chính sách phù hợp. Bởi vậy,
luận văn sẽ nghiên cứu chính sách tự động hoá của Đài Loan dựa trên cụ thể
từng chính sách ưu đãi phát triển tự động hoá của chính quyền Đài Loan
xuyên suốt qua các thời kỳ kể từ khi chính quyền Đài Loan chính thức đưa ra
các chính sách chuyên biệt nhằm phát triển tự động hoá năm 1980 đến khi
Đài Loan kết thúc kế hoạch lần thứ ba tự động hoá và điện tử hoá nền sản
xuất năm 2005.
4. Phương pháp nghiên cứu
Do đối tượng nghiên cứu là “chính sách phát triển tự động hoá của Đài
Loan” nên trong quá trình nghiên cứu, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp
tổng hợp và so sánh dữ liệu, phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp
logic. Bên cạnh đó, dựa trên số liệu đã được cung cấp luận văn còn sử dụng
phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá để nêu bật vị trí và thành tựu của
các chính sách khuyến khích phát triển tự động hoá, nâng cao nền sản xuất
của chính quyền Đài Loan.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được phân thành ba chương.
Chương 1: Lịch sử phát triển ngành tự động hoá của Đài Loan giới thiệu
5
về sự phát triển của tự động hoá Đài Loan qua các thời kỳ bằng các kế hoạch
phát triển tự động hoá của chính quyền Đài Loan và thành tựu kế hoạch đạt
được. Về cơ bản, từ năm 1982 đến năm 2005, ngành tự động hoá của Đài
Loan đã phát triển qua 3 thời kỳ, kế hoạch lần thứ nhất từ 1982 đến 1990 kế
hoạch 8 năm phát triển tự động hoá, tiếp đến là kế hoạch 10 năm (từ 1990 đến
đầu năm 2000) và kế hoạch 5 năm 6 tháng tự động hoá và điện tử hoá nền sản
xuất từ 2000 đến 2005. Cho đến nay, tự động hoá Đài Loan đã thực sự phát
triển đưa nền sản xuất của hòn đảo này trở nên lớn mạnh, có sức cạnh tranh
mạnh mẽ trên thị trường thế giới và đặc biệt là có nhiều sản phẩm đứng đầu
tại phần thế giới, như máy tính xách tay, chất bán dẫn…
Chương 2: Chính sách phát triển tự động hoá của Đài Loan luận văn
đi sâu vào giới thiệu và phân tích các chính sách nhằm khuyến khích phát
triển tự động hoá của Đài Loan bao gồm: ưu đãi về thuế, ưu đãi cho vay, hỗ
trợ tài chính, khuyến khích phát triển kỹ thuật, đổi mới thiết bị và đào tạo
nhân lực.
Chương 3: Những kinh nghiệm tham khảo với Việt Nam luận văn đưa
ra những nhận xét về biện pháp tuyên truyền nhằm thúc đẩy thực hiện chính
sách tự động hoá của chính quyền Đài Loan và những thành tựu sau khi áp
dụng chính sách phát triển tự động hoá nâng cao nền sản xuất của Đài Loan.
Tiếp đến, luận văn giới thiệu về tình hình phát triển của tự động hoá Việt Nam
cũng như các chính sách của nhà nước ta, trong đó rút ra một số kinh nghiệm
áp dụng chính sách của doanh nghiệp và chính quyền Đài Loan.
6
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH TỰ ĐỘNG HOÁ CỦA
ĐÀI LOAN
1.1 Khái niệm tự động hoá
1.1.1 Định nghĩa tự động hoá
Trên thế giới, định nghĩa về tự động hoá thay đổi theo sự phát triển của
khoa học kỹ thuật trong từng thời kỳ, mỗi định nghĩa đánh dấu một bước
phát triển mới, một công nghệ mới ra đời của ngành này. Cũng như vậy,
chính sách về tự động hoá của các quốc gia cũng luôn thay đổi để có những
điều chỉnh và tác động kịp thời cho phù hợp với sự phát triển của nó. Về cơ
bản, chính sách tự động hoá là chính sách “động”, chỉ có thể thông qua việc
tìm hiểu ý nghĩa và đặc thù của tự động hoá, chúng ta mới có thể nắm vững
được chính sách phát triển lĩnh vực này.
Kể từ cách mạng công nghiệp thế kỷ thứ XVIII, máy móc có thể thay thế
con người trong việc sản xuất hàng loạt sản phẩm, góp phần làm giảm giá
thành sản xuất, nâng cao năng suất lao động và trình độ của lực lượng sản
xuất. Những năm 1920, công ty Ford của Mỹ sau khi sử dụng dây chuyền sản
xuất tự động hoá, giá thành sản phẩm giảm đến 62%, năng suất tăng lên đến
10 lần, bởi vậy kỹ thuật tự động hoá đã trở thành một đề tài thu hút nhiều
công trình nghiên cứu.
Khái niệm “tự động hoá” xuất hiện sớm nhất vào những năm 40 của thế
kỷ trước, người đầu tiên sử dụng là Phó tổng giám đốc hãng ô tô Fofd D.S
Harder. Lúc đầu người ta gọi đó là “triết học của chế tạo”. Sau đó, John
Diebold (1962) tiến thêm một bước coi tự động hoá là một cách tổ chức hoặc
7
phương thức quản lý sản xuất tận dụng một cách hợp lý, khoa học tư liệu sản
xuất bao gồm máy móc, nguyên liệu và cả con người [22:16]. Trong thời kỳ
đầu phát triển, các định nghĩa thường thiên về diễn giải ý nghĩa của tự động
hoá.
Những năm 1970, tự động hoá đã phát triển với những máy móc thiết bị
điều khiển, sản xuất hàng loạt sản phẩm nhằm tiết kiệm chi phí và nhân công
lao động. Thời kỳ này, các chuyên gia đã bắt đầu dùng các khái niệm “kỹ
thuật” để định nghĩa tự động hoá, làm cho định nghĩa được cụ thể và khách
quan hơn. Simon (1977) đã coi tự động hoá là tổ hợp “người và các thiết bị
điện tử” thành một hệ thống người máy phức tạp.
Những năm 1980, định nghĩa về tự động hóa được chi tiết và rõ ràng hơn
như Goover đã nói: “tự động hoá là công nghệ sử dụng máy móc phức tạp có
sự hỗ trợ của máy vi tính điện tử để sử dụng trong việc quản lý các thao tác
sản xuất”. Đồng thời, tự động hoá là một hệ thống tổ hợp, một phương pháp
sản xuất tận dụng thích hợp các nguồn lực sản xuất như Mar Shall định nghĩa
“tự động hóa là sử dụng máy móc và các linh kiện điện tử để tự động quản lý
sản xuất, nhằm thay thế các thao tác của con người trong kiểm nghiệm và
đánh giá”. Như vậy, phạm vi của tự động hoá đã mở rộng bao gồm cả quá
trình sản xuất và khâu quản lý hành chính.
Như vây, tự động hoá theo nghĩa hẹp là một kỹ thuật tích hợp thao tác,
thiết bị, quy trình chế tạo cũng như kỹ thuật của nhiều ngành khác nhau.
Theo nghĩa rộng, nó được hiểu như sau:
Thứ nhất, đó là một hệ thống các thao tác sản xuất liên tục, hoàn chỉnh, là
sử dụng kỹ thuật điện tử và các thiết bị khác để quản lý và điều chỉnh sản
lượng và chất lượng của sản phẩm.
8
Thứ hai, tự động hoá là kết hợp phần mềm ứng dụng vi tính, máy cảm
trắc, quản lý, kỹ thuật thông tin để thay thế và tiết kiệm nhân lực, nhằm tăng
sức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế.
1.1.2. Đặc điểm của tự động hoá
Tự động hoá là một ngành tích hợp kỹ thuật, công nghệ của nhiều ngành
nghề khác nhau, bởi vậy kỹ thuật và đặc trưng của tự động hoá cũng luôn
phát triển qua các giai đoạn. Cho đến nay, có thể tổng kết các đặc trưng của
tự động hoá như sau:
Thứ nhất, tự động hoá là kỹ thuật, công nghệ tích hợp của tất cả các kỹ
thuật liên quan đến quá trình điển khiển và công nghệ mang tính trí tuệ,
người ta không ngừng thu hút, tổng hợp những kỹ thuật hiện đại để đổi mới,
đưa vào điều khiển và hỗ trợ cho quá trình sản xuất từ khâu thiết kế đến khâu
chế tạo và phân phối sản phẩm, để tạo nên phương pháp sản xuất có tính kỹ
thuật cao, không ngừng đổi mới.
Thứ hai, tự động hoá là một phương pháp của quá trình điều khiển có
tính mục đích và tính chuyên nghiệp cao. Vốn đầu tư tự động hóa rất cao,
nên thời gian thu hồi vốn là yếu tố quan trọng quyết định để doanh nghiệp có
tiến hành tự động hóa hay không. Kinh nghiệm trong quá trình quản lý sản
xuất là do doanh nghiệp tự tích lũy cho riêng mình, các doanh nghiệp khác
nhau có xu hướng phát triển tự động hoá khác nhau. Bởi vậy, tự động hoá có
tính chuyên môn cao, đồng thời chính tự động hoá tạo nên sự khác biệt của
từng doanh nghiệp, giúp nâng cao tính cạnh tranh lâu dài của các doanh
nghiệp sản xuất.
9
Thứ ba, công nghệ tự động hóa đã trở thành trọng tâm phát triển kinh tế
của các quốc gia, các thiết bị tự động hóa rất đa dạng về cả chất và lượng.
Bởi vậy việc thu thập thông tin, nghiên cứu và xử lý dữ liệu đều cần phải có
bước tiến dài, mới kịp thời hỗ trợ cho việc thực hiện các chính sách phát triển
tự động hoá.
Thứ tư, kỹ thuật tự động hoá ảnh hưởng đến tất cả các ngành nghề. Kỹ
thuật tiến bộ đáp ứng được sức sản xuất lớn là nguồn gốc chính của phát triển
kinh tế lâu dài, đồng thời thường biểu hiện ở nền sản xuất với sản lượng và
chất lượng được nâng cao. Về cơ bản, tự động hóa là sự biến đổi kỹ thuật
mang tính toàn diện và ảnh hưởng của nó bao trùm lên hầu hết tất cả các
ngành sản xuất. Hiệu quả mà nó đạt được cần phải qua sự sáng tạo về kỹ
thuật, được áp dụng và phổ cập kỹ thuật mới có thể phát huy được hết. Đồng
thời khi các doanh nghiệp quyết định tự động hóa cần phải tính đến nhiều
yếu tố để cân bằng kinh tế.
Bởi vậy, tự động hoá luôn được các nhà sản xuất tại các quốc gia tiên
tiến tính đến khi muốn đổi mới dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm và đẩy mạnh hình ảnh cũng như sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên
thương trường. Nhưng khi đầu tư vào thiết bị tự động hoá, các doanh nghiệp
cũng cần phải tính đến những vần đề như sau: thiết bị đắt, chi phí đầu tư lớn,
bởi vậy phải là các doanh nghiệp có khả năng lớn về vốn mới nên thử
nghiệm. Ngoài ra, kỹ thuật tự động hoá yêu cầu đội ngũ công nhân kỹ thuật
lành nghề vận hành, sử dụng máy móc thiết bị nên mỗi quốc gia để phát triển
tự động hoá cần phải đồng thời quan tâm đến sự phát triển của kinh tế xã hội
và tuyên truyền giáo dục và đào tạo.
10
1.2 Tình hình kinh tế Đài Loan trước khi thực hiện chính sách phát
triển tự động hoá.
Vấn đề nhân lực: Cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, nền
sản xuất Đài Loan đã bắt đầu có những thay đổi, đặc biệt trong vấn đề nhân
lực. Trước hết, người lao động tham gia trực tiếp sản xuất ngày càng ít, chi
phí đầu tư vào lao động ngày một tăng, vì trong lúc này nền kinh tế Đài Loan
đang có sự chuyển dịch lao động lớn từ các ngành sản xuất sang ngành dịch
vụ. Tiếp đến là sự gia tăng những tranh chấp giữa người lao động và chủ sử
dụng, người lao động có sự so sánh về môi trường làm việc tốt xấu, phúc lợi
nhiều ít, lương cao thấp, hơn nữa trình độ giáo dục của người lao động ngày
càng nâng cao nên dần dần ít người chịu làm việc trong môi trường độc hại,
nguy hiểm và vất vả, dẫn đến việc các ngành tập trung nhiều lao động ngày
càng thiếu nhân lực. Hơn nữa, do chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao,
người dân cũng càng ngày càng chú trọng vấn đề môi phản đối những ngành
công nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Bởi vậy, trong lúc này thị trường lao
động Đài Loan bất kể từ chất, lượng, đến cơ cấu lao động và kể cả người lao
động cũng có sự thay đổi lớn, khiến cho nền kinh tế Đài Loan trước kia vốn
dựa vào giá nhân công rẻ để cạnh tranh trên thị trường quốc tế nay đã mất đi
ưu thế cạnh tranh.
Đồng lương tăng: Đồng lương thấp là một trong những yếu tố quan
trọng giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, theo sự phát triển của nền
kinh tế và cục diện của thị trường lao động xuất hiện hiện tượng cung không
đủ cầu khiến đồng lương tăng vọt, dẫn đến giá thành sản xuất cũng tăng
mạnh, kéo theo giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường.
11
Giá đất tăng vọt: Giảm thuế đất, thuế sử dụng đất là những ưu đãi
nhằm khuyến khích đầu tư của các nước đang phát triển và Đài Loan cũng
không phải là ngoại lệ. Nhưng khi công nghiệp đã phát triển đến một trình độ
nhất định, người nông dân dần dần hiểu được những nguồn lợi thu được từ
việc phát triển công nghiệp không như họ tưởng thì họ từ ủng hộ chuyển
sang đấu tranh, đòi tăng giá đất đền bù. Ngoài ra, với một hòn đảo nhỏ bé mà
75% diện tích là núi như Đài Loan thì giảm giá đất không phải là một ưu thế
có thể duy trì lâu. Bởi vậy, giá đất tăng đã ảnh hưởng không tốt đến việc khai
thác đất sử dụng khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn.
Đồng Đài tệ tăng giá làm giảm sức cạnh tranh những của doanh nghiệp
vừa và nhỏ chuyên sản xuất các mặt hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới,
đặc biệt ảnh hưởng đối với những ngành nghề tập trung nhiều lao động.
Những ảnh hưởng từ các nền kinh tế bên ngoài Đài Loan
Rào cản thương mại: Những năm 1980, môi trường kinh tế chung của
cả thế giới có hai trào lưu chính là phát triển với tốc độ chậm và chủ nghĩa
bảo hộ mới ngày càng tăng mạnh. Trong thế kỷ XX, thế giới đã trải qua hai
cuộc khủng hoảng dầu mỏ làm suy thoái kinh tế toàn cầu, tiếp đó là thương
mại giữa các quốc gia khu vực giảm mạnh, nạn thất nghiệp ngày một nghiêm
trọng, sức cạnh tranh trên trường quốc tế giảm sút đã khiến các quốc gia lần
lượt áp dụng chính sách bảo hộ đối với nền sản xuất trong nước.
Sự trỗi dậy của các nền kinh tế mới phát triển: giai đoạn cuối Chiến
tranh lạnh, đặc biệt là sau khi Chiến tranh kết thúc, các nước thuộc thế giới
thứ ba đã dần dần giảm bớt chi phí đầu tư vào quân sự, quan tâm nhiều hơn
12
đến phát triển kinh tế. Bởi vậy, các nền kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á
và Trung Quốc ngày càng phát triển, tạo nên sự thay thế ưu thế cạnh tranh
kinh tế của Đài Loan trên thị trường thế giới.
Tất cả những yếu tố nêu trên là những tác động chủ quan và khách quan
khiến nền kinh tế Đài Loan đang trên đà phát triển và chiếm ưu thế cạnh
tranh trên thế giới đã dần mất sân chơi của mình. Đứng trước nguy cơ bị mất
ưu thế cạnh tranh, mất thị trường, Đài Loan buộc phải dựa vào sự thay đổi cơ
cấu của các ngành sản xuất để đưa ra những định hướng, chính sách phù hợp
thích ứng với tình hình mới. Tóm lại, áp lực để thúc đẩy tự động hoá chính là
từ thị trường, sự biến đổi của các ngành nghề và tình hình của cả nền kinh tế
tạo nên. Cũng có thể nói đó là những chất xúc tác khiến cho chính quyền Đài
Loan phải tìm hướng đi mới, duy trì và đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, cũng
bởi vậy tự động hoá tại Đài Loan có những cơ hội để phát triển trong những
giai đoạn tiếp theo.
1.3 Quá trình phát triển ngành tự động hoá của Đài Loan.
1.3.1 Khái lược về sự phát triển của kỹ thuật tự động hoá
Về bản chất, tự động hoá là một “động thái” trong quá trình phát triển
của kỹ thuật, bản thân tự động hoá đã vận động và phát triển theo thời gian
và các bước tiến bộ của kỹ thuật, nên phạm vi của tự động hoá tương đối
rộng, bao gồm: các thiết bị sản xuất đơn nhất của thời kỳ đầu đến các thiết bị
và dây chuyền sản xuất “điều khiển kỹ thuật số điện tử” hết sức phức tạp
ngày nay.
Bảng 1.1 biểu hiện quá trình phát triển của kỹ thuật và các lớp kỹ thuật
từ cơ khí chế tạo đơn giản đến tự động hoá. Trước những năm 1800 là thời
13
đại không sử dụng máy móc, cho đến khi Wasson phát minh ra máy hơi nước
là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Đến năm 1850 mới phát triển
thành lớp kỹ thuật coi cơ khí làm chủ đạo, năm 1895 từ kỹ thuật cơ điện phát
triển thành lớp bán tự động hoá. Những năm từ 1895 đến 1930 do vận dụng
sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật điện tử và kỹ thuật nồi hơi tạo thành
một lớp tự động hoá vi tính. Năm 1930, xuất hiện rất nhiều các kỹ thuật điện
tử và thuỷ lực tạo nên một lớp tự động hoá giá thành rẻ,
Sau những năm 1960, ngành tự động hoá dần phát triển bao gồm những
kỹ thuật sản xuất như: quản lý kỹ thuật số (NC), quản lý kỹ thuật số trực tiếp
(DNC), quản lý kỹ thuật số điện tử (CNC), quản lý thích ứng (AC), công
nghiệp robot (IR), hệ thống chế tạo linh hoạt (FMS), máy vi tính điều khiển
chế tạo (CIM). Trong đó phân thành hai chủng loại: thứ nhất là hệ thống chế
tạo, sản xuất và tác nghiệp tự động hóa, có chức năng tự động hóa quá trình
sản xuất từ thiết kế, chế tạo, lắp ráp bao gồm các loại hình tự động hoá: máy
tính hỗ trợ chế tạo (CAM), máy tính hỗ trợ thiết kế (CAD) Loại hình thứ
hai là hệ thống quản lý, thử nghiệm, giám sát quá trình sản xuất làm cho quy
trình quản lý sản xuất, thử nghiệm được thực hiện hiệu quả như: hệ thống
hoạch định yêu cầu vật tư (MRP).
Đến năm 1985, do sự phát triển của kỹ thuật quang điện nên tự động hoá
phát triển theo hướng hoàn toàn tự động hóa, trở thành một lớp tự động hoá
tích hợp.
Bảng 1.1. Sự tiến triển của tự động hoá qua các thời kỳ
14
Cho đến nay, tự động hoá vẫn không ngừng phát triển trở thành nhiều
lớp kỹ thuật phức hợp có tác động đến mọi mặt của nền sản xuất từ nông
nghiệp, công nghiệp đến thương nghiệp….Có thể nói, kỹ thuật tự động hoá
đã phát triển đa dạng, muôn hình vạn trạng vừa rõ nét và vừa âm thầm tác
động đến từng lĩnh vực kinh tế xã hội cũng như sự phát triển chung của một
quốc gia và toàn thế giới.
1.3.2. Các giai đoạn phát triển tự động hoá của Đài Loan
1.3.2.1. Giai đoạn 1 (1982 – 1990): “kế hoạch 8 năm tự động hoá sản
xuất”
Từ những năm 70 của thế kỷ trước, Trung tâm nguồn nhân lực thuộc bộ
lao động Đài Loan đã phụ trách công tác tự động hoá, đó chính là bước khởi
đầu của ngành tự động hoá tại Đài Loan. Nhưng ở giai đoạn này tự động hoá
phát triển vẫn chưa thực sự mạnh mẽ do các nguyên nhân sau: thứ nhất,
lương nhân công của Đài Loan lúc đó vẫn rất thấp, trong khi thiết bị tự động
hoá lại đắt do đó không thu hút được các nhà đầu tư mua sắm, đổi mới thiết
bị. Thứ hai, các doanh nghiệp sản xuất vẫn chưa quen với kỹ thuật mới, đồng
thời bản thân các kỹ thuật tự động hoá tại Đài Loan chưa thực sự hoàn thiện
Tổng hợp
Năm
Tự động hoá phức hợp
Nén khí Thuỷ lực Cơ khí Cơ điện Điện tử Quang điện Máy tính
1985
Tự động hoá vi tính
Nén khí Thuỷ lực Cơ khí Cơ điện Điện tử Máy tính
1960
Tự động hoá cơ bản
Thuỷ lực Cơ khí Cơ điện Điện tử
1930
Bán tự động hoá
Cơ khí Cơ điện
1895
Cơ khí hoá
1850
Trước
1800
Cơ khí
Luỵện khoáng
Các lớp kỹ thuật
15
để có thể ứng dụng rộng rãi, gây nhiều rủi ro cho nhà đầu tư trong vận hành,
bảo trì bảo dưỡng máy móc. Bởi vậy, giai đoạn này hiệu quả của tự động hoá
chưa có gì đáng kể.
Trong thập kỷ 70 của thế kỷ trước, thế giới đã trải qua cuộc khủng hoảng
dầu mỏ ảnh hưởng trực tiếp đến các nền kinh tế. Đồng thời lương công nhân
tại Đài Loan ngày một nâng cao, cộng với các yếu tố xã hội khác khiến các
doanh nghiệp dần dần quan tâm đến tự động hoá sản xuất. Đứng trước tình
hình đó, năm 1979, Đài Loan thực hiện “Kế hoạch đào tạo, tuyên truyền kỹ
thuật tự động hoá giá thành thấp” cung cấp dịch vụ kỹ thuật để cải thiện quy
trình sản xuất và máy móc.
Tháng 5 năm 1979, Viện hành chính Trung ương đưa ra “Dự án phát
triển khoa học kỹ thuật” trong đó có bốn công nghệ trọng điểm đó là: công
nghệ tự động hoá; công nghệ năng lượng; công nghệ viễn thông; công nghệ
nguyên liệu. Chính sách này là sự bắt đầu thúc đẩy công nghệ tự động hoá
một cách có hệ thống tại Đài Loan.
Tháng 11 năm 1980, Viện trưởng Viện hành chính Đài Loan đã phát biểu
ở hội công trình sư, coi tự động hoá là sự phát triển trong tương lai của Đài
Loan [23, tr:28]. Đây chính là điểm mốc quan trọng trong quá trình phát triển
tự động hoá của Đài Loan, tạo tiền đề cho hàng loạt những chính sách phát
triển tự động hoá cũng như ngành tự động hoá của Đài Loan được quan tâm
trong một giai đoạn dài liên tục, đưa Đài Loan trở thành một trong những nền
kinh tế công nghệ cao phát triển trên thế giới.
Tháng 12 năm 1981, kế hoạch 8 năm (1982-1990) phát triển tự động hoá,
đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ tích cực công nghệ tự động, cải thiện cơ cấu
các ngành sản xuất, khuyến khích và chỉ đạo đổi mới công nghệ và thiết bị,
16
lựa chọn các thiết bị tự động hoá, cải tiến phương pháp kinh doanh, nâng cao
sức sản xuất và khai thác sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của Đài Loan
trên thương trường quốc tế. Tháng 7 năm 1982, Bộ Kinh tế Đài Loan chủ trì
cùng các ban ngành có liên quan gồm: Bộ quốc phòng, Bộ xây dựng, Bộ tài
chính, Bộ nội chính, Bộ giáo dục, Hội khoa học kỹ thuật đã thành lập “Ban
thực hiện tự động hoá sản xuất” chịu trách nhiệm thúc đẩy ngành tự động hoá.
Ngoài ra, Hội kinh tế Đài Loan chịu trách nhiệm về vấn đề tài chính nhằm hỗ
trợ cho doanh nghiệp giảm thiểu những rủi ro khi đầu tư vào thiết bị mới. Có
thể nói kế hoạch này đã bước đầu tạo ra cơ sở cho ngành tự động hoá của Đài
Loan, tạo đà cho các bước phát triển tiếp theo của ngành tự động hoá Đài
Loan.
a. Mục đích thực hiện chính sách sản xuất tự động hoá.
“Kế hoạch thúc đẩy tự động hoá sản xuất Đài Loan” do “Ban thực hiện
tự động hoá sản xuất” thực hiện, mục đích nhằm thúc đẩy tự động hoá của
Đài Loan bao gồm: tự động hoá trong sản xuất; phát triển ngành công nghiệp
tự động hoá; giảm tiêu hao tài nguyên cho các ngành tốn nhiều công sức lao
động, tập trung nhân lực vào các ngành trí tuệ; nâng cao an toàn trong lao
động và chất lượng cuộc sống.
Công cuộc tự động hoá chủ yếu thông qua hoạt động của các nhà sản
xuất, khó khăn của nó có thể xuất phát từ thông tin kỹ thuật hoặc từ quá trình
chuyển giao kỹ thuật không đầy đủ làm cho các kỹ thuật tự động hoá không
đạt được trình độ như mong muốn. Mục tiêu của ngành công nghiệp tự động
hoá là chế tạo máy móc, thiết bị, dây chuyền cho nền sản xuất, bởi vậy sản
xuất tự động hoá càng phát triển thì giá thành thiết bị càng giảm, kích thích
17
nâng cao trình độ kỹ thuật. Ngoài việc hỗ trợ về kỹ thuật, thiết bị cho nền sản
xuất thì mục đích phát triển ngành công nghiệp tự động hoá còn là đổi mới
thiết bị, sản phẩm tự động hoá mới, nâng cao nền sản xuất nội địa, giảm bớt
sự ỷ lại vào các thiết bị nhập khẩu.
Nhưng trong giai đoạn đầu thực hiện kế hoạch tự động hoá, Đài Loan
gặp phải rất nhiều khó khăn. Thứ nhất, trong giai đoạn này Đài Loan không
đủ đội ngũ nhân công kỹ thuật và tài liệu kỹ thuật. Cũng như các quốc gia
khác trong giai đoạn bắt đầu phát triển từ một nền kinh tế chủ yếu dựa và
nông nghiệp và các ngành sản xuất truyền thống, khi mới đưa ra kế hoạch
này, mặc dù Đài Loan đã tính đến mọi vấn đề, đặc biệt là nhân lực, nhưng khi
mới bắt đầu, chỉ có thể đào tạo ra một số ít chuyên gia tự động hoá, đối với
những lao động phổ thông vận hành máy móc thậm chí cả những chuyên gia
cũng không thể đủ để ngay lập tức lấp đầy các nhà máy xí nghiệp. Hơn nữa,
khi mới bước đầu tự động hoá, kinh nghiệm cũng chưa nhiều, các tài liệu tự
nghiên cứu cũng không đủ, tài liệu nước ngoài có nhiều sự khác biệt khiến
cho quá trình chuyển giao kỹ thuật chưa kiện toàn tạo nên những khó khăn
tất yếu trong giai đoạn đầu tự động hoá tại Đài Loan.
Tiếp đến là tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng rất
nhiều đến quá trình tự động hoá. Bởi thiết bị tự động hoá đắt, cần một thị
trường phù hợp mới có thể ứng dụng được, trong khi đó Đài Loan với phần
lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ kinh phí để tự trang trải mua sắm
thiết bị. Đồng thời như phân tích ở trên, các thiết bị được mua sắm với những
lý do về nhân lực và tài liệu đã không phát huy được hết hiệu quả, gây khó
khăn cho quá trình tự động hoá của Đài Loan.
18
b. Kết quả thực hiện kế hoạch lần thứ nhất
Sau 8 năm thực hiện kế hoạch tự động hoá sản xuất, ngành tự động hóa
Đài Loan đã có những chuyển biến rõ rệt, rất nhiều doanh nghiệp đã quan
tâm áp dụng công nghệ tự động hóa, đồng thời hiểu biết hơn về tầm quan
trọng của kỹ thuật này. Theo thống kê của Ban cố vấn Viện hành chính điều
tra tự động hóa tại 5 ngành nghề lớn là điện tử cơ điện, cơ khí, gia công nhựa,
dệt và gia công thực phẩm đã đạt được những quy mô nhất định, trong đó
ngành thực phẩm đạt tỷ lệ tự động hóa cao nhất là 73%, ngành gia công nhựa
thấp nhất là 41%, bình quân tỷ lệ tự động hóa trong các ngành nêu trên là
trên 50% [25, tr:60]. Kéo theo đó là tiềm lực của các doanh nghiệp sử dụng
tự động hóa được đẩy mạnh trên cả thị trường Đài Loan và quốc tế. Trong
quá trình phát triển sôi động của tự động hoá như vậy, các doanh nghiệp Đài
Loan đã chuyển hướng chú trọng đến chất lượng sản phẩm hơn là mở rộng
sản xuất. Đồng thời những doanh nghiệp kinh doanh tốt, nhưng chưa cải tiến
kỹ thuật cũng dần dần tự lập nên quan niệm về tự động hóa và coi trọng việc
đào tạo lao động, tích cực thúc đẩy phát triển sản xuất trên mọi mặt, quy
hoạch lên mục tiêu cải tiến kỹ thuật công nghệ trong sản xuất. Hiệu quả lớn
nhất đối với tự động hoá Đài Loan trong kế hoạch thực hiện tự động hoá lần
một, đó là các kỹ thuật, thiết bị và dây chuyền tự động hóa mà các doanh
nghiệp nghiên cứu, sản xuất có tính khả thi và hiệu quả cao và dần dần được
các nhà sản xuất tại Đài Loan chú ý và chọn dùng trong quá trình đổi mới
trang thiết bị của họ.
Từ các kết quả trên có thể thấy xu hướng đi theo con đường tự động
hoá của các doanh nghiệp Đài Loan đã hình thành rõ nét. Đài Loan thực hiện
“Kế hoạch thúc đẩy ngành tự động hoá” là phù hợp với kế hoạch chung phát
19
triển nền kinh tế của hòn đảo này nhằm nâng cao nền sản xuất đi theo hướng
tự động hoá, cải thiện cơ cấu công nghiệp. Kết quả cho thấy, tự động hoá có
ảnh hưởng tích cực và thúc đẩy quá trình nâng cấp các ngành sản xuất của
Đài Loan. Bởi vậy, trong thời gian chính quyền Đài Loan đề ra chính sách tự
động hoá đã chú trọng đến tình hình thực tế để đẩy mạnh quảng bá tự động
hoá, các chính sách này được thể hiện rõ trong “kế hoạch 10 năm tự động
hoá sản xuất”.
1.3.2.2 Giai đoạn 2 (1990 – 2000) “kế hoạch 10 năm tự động hoá sản
xuất
a. Bối cảnh của kế hoạch tự động hoá lần thứ hai
Việc đưa ra kế hoạch tự động hoá sản xuất lần hai bắt nguồn từ việc thời
kỳ thúc đẩy tự động hoá trong giai đoạn một của Đài Loan đã đạt mức tự
động hoá trên 50%, kế hoạch đã có ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao
chất lượng sản phẩm của nền sản xuất Đài Loan cũng như nâng cao sức cạnh
tranh trên trường quốc tế. Nhưng trước tác động của môi trường kinh tế bên
trong và bên ngoài, các doanh nghiệp Đài Loan đã dần mất đi ưu thế cạnh
tranh. Tuy vậy, theo báo cáo điều tra về tự động hoá sản xuất, các doanh
nghiệp Đài Loan trong quá trình khai thác, nhập thiết bị và công nghệ tự
động hoá đã xuất phát từ quan điểm “học hỏi”. Bởi vậy để nâng cao năng lực
cạnh tranh và duy trì những thành quả của quá trình tự động hoá, ngày 6
tháng 12 năm 1989, Viện hành chính Đài Loan thông qua “Kế hoạch 10 năm
tự động hoá nền sản xuất Đài Loan”. Phạm vi bao gồm: tự động hoá ngành
chế tạo, tự động hoá thương nghiệp, tự động hoá xây dựng và tự động hoá
nông nghiệp nuôi trồng mà chủ yếu là ngư nghiệp.
20
b. Quá trình thực hiện kế hoạch
Trong nội dung của “kế hoạch 10 năm tự động hóa sản xuất Đài Loan”,
ngoài tự động hoá công nghiệp còn có tự động hóa ngư nghiệp và nuôi trồng,
tự động hóa xây dựng (theo bảng 1.2) nhưng để tiếp tục duy trì những thành
tựu đạt được trong tám năm trước, trọng tâm của kế hoạch lần hai chủ yếu là
ngành tự động chế tạo. Cục công nghiệp Bộ kinh tế Đài Loan phụ trách việc
thúc đẩy và quy hoạch thực hành “kế hoạch tự động hóa sản xuất” bao gồm
các nội dung chính như sau: