Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp, chính sách phát triển ngành công nghiệp điện tử việt nam trong giai đoạn đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 156 trang )



BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU ĐIỆN TỬ, TIN HỌC, TỰ ĐỘNG HÓA
X W Y  Z X W







BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2011

“NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP
ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020”






Cơ quan chủ trì: Viện NC Điện tử, Tin học, Tự động hóa
Chủ nhiệm đề tài: Ths. Trần Thanh Thủy




9172



HÀ NỘI - 2011

2



BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU ĐIỆN TỬ, TIN HỌC, TỰ ĐỘNG HÓA
X W Y  Z X W





BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2011

“NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP
ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020”
















Cơ quan chủ trì
VIỆN TRƯỞNG



Chủ nhiệm đề tài


Ths. Trần Thanh Thủy

3
CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

KH&CN
Khoa học và công nghệ
SXKD
Sản xuất kinh doanh
NC&PT
Nghiên cứu và Phát triển
NCKH&PTCN PTCN : nghiên cứu khoa học và Phát triển công nghệ
DNV&N
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
CNĐT
Công nghiệp điện tử

CNHT
Công nghiệp hỗ trợ
CNTT
Công nghệ Thông tin
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
QCKT
Quy chuẩn kỹ thuật
KNXK
Kim ngạch xuất khẩu
IP
Internet Protocol
Bộ giao thức liên mạng
R&D
Research and Development
Nghiên cứu và phát triển
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới
MFN Most Favoured Nnation
Nguyên tắc tối hậu quốc
NICs
Newly Industrialized Country
Các nước công nghiệp mới
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

CEPT
Common Effective Preferential Tariff
Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
AFTA
ASEAN Free Trade Area
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
CES
Consumer Electronics Show
Triển lãm điện tử tiêu dùng
DLNA
Digital Living Network Alliance
Giao thức cho phép các thiết bị đạt chuẩn này chuyển dữ liệu
cho nhau trong nội mạng
AMOLED
Active Matrix Organic Light Emitting Diode
Công nghệ màn hình diode phát quang hữu cơ ma trận động
OLED
Organic Light Emitting Diode
Công nghệ màn hình diode phát quang hữu cơ

4
CPLD
Complex Programmable Logic Device
Mạch Logic khả trình phức hợp

ASIC
Application Specific Integrated Circuit
Mạch tích hợp chuyên dụng
IC
Integrated Circuit

Mạch tích hợp
FPGA
Field Programmable Gate Array
Mạch Logic khả trình trực tuyến
CSoC
Configurable System on Chip
Cấu hình hệ thống trên 1 chip
PCB
Printed Circuit Boad
Bản mạch in
HDD
Hard Disk Drive
Ổ đĩa cứng
CD
Compact Disc
Đĩa quang
DVD
Digital Video Disc
Đĩa quang dùng để lưu trữ video
và lưu trữ dữ liệu
HDTV
High Definition Television
Ti vi độ nét cao
HDMI
High Definition Multimedia Interface
Giao diện đa phương tiện độ nét cao
RAM
Random Access Memory
Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên
DRAM

Dynamic Random Access Memory
Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên động
GPS
Global Positioning System
Hệ thống định vị toàn cầu
SKD
Semi Knocked Down
Một đơn vị sản phẩm nhập khẩu hoàn chỉnh, tuy nhiên một số bộ
phận chính hoặc còn ở dạng rời phải được lắp ráp hoặc gia công
thêm hoặc không được giao kèm theo vì sẽ được thay thế bằng
linh kiện nội địa
CKD
Completely Knocked Down
Nhập tất cả linh kiện rời về lắp ráp
IKD
Incompletely Knocked Down
Nhập một phần linh kiện, bộ phận về lắp ráp
TVRO
Television Receiver Only
Truyền hình chỉ nhận
MMDS
Multichannel Multipoint Distribution Service
Dịch vụ phân phối đa kênh - đa điểm



HÀ NỘI - 2011

5
MỞ ĐẦU


Cùng với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội sau hơn hai thập
kỷ cải cách và mở cửa, ngành CNĐT Việt Nam đã tạo được hình ảnh tích
cực trong lòng thế giới bởi những bước tiến đáng khích lệ. Ngành CNĐT
Việt Nam đã đạt được con số trên 6 tỷ USD về giá trị sản xuất mặc dù
chúng ta đã phải bỏ vào đó bao nhiêu là vật lực và tài lực.
Câu nói cửa miệng "cần đổi mới cách thức phát triển", "cần đổi mới cơ
cấu sản phẩm",… xem ra đã trở nên hiền lành khi đứng trước tính khốc
liệt của cuộc cạnh tranh toàn cầu thập kỷ mới, vào lúc ngành CNĐT của
các quốc gia quanh ta đang tiếp tục đà tăng trưởng hoặc bứt phá về phía
trước. Con tàu CNĐT Việt Nam trải qua hơn 30 năm vận hành có thể đã
cán đích xét từ những giới hạn về nhân lực giá rẻ, tài nguyên thiên nhiên
v.v
Bài toán phát triển ngành CNĐT giai đoạn tiếp theo của Việt Nam là
gì? Việt Nam sẽ hiện đại hóa ngành CNĐT như thế nào và sẽ tạo ra sản
phẩm gì có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới? Ngành CNĐT Việt
Nam sẽ thay đổi mô thức sản xuất bằng chính trí tuệ Việt Nam hay vẫn dựa
nhiều vào gia công lắp ráp? Ngành CNĐT Việt Nam sẽ phát huy thế nào lợi
thế địa - chiến lược/kinh t
ế để gia tăng xuất khẩu sang các thị trường
khổng lồ như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, ASEAN hay sẽ thành thị
trường tiêu thụ cho các nền kinh tế này? Người Việt Nam chuyển đổi tư
duy đến mức nào để biến "thách thức đến từ Trung Quốc và các nước
ASEAN thành cơ hội đến từ Trung Quốc và các nước ASEAN"? Các câu
trả lời sẽ rõ chỉ khi chúng ta thực sự quan tâm và phân tích thấu
đáo thực
trạng ngành CNĐT Việt Nam, tình hình và kinh nghiệm phát triển CNĐT
của các nước trong khu vực và trên thế giới trong một thế giới vận động rất
phức tạp hiện nay, để từ đó định vị tầm nhìn và hướng đi của ngành CNĐT
Việt Nam trong thập kỷ thứ hai này của thế kỷ 21.

1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

gành CNĐT là một trong những ngành công nghiệp có sớm trên
thế giới và được các nước quan tâm phát triển mạnh mẽ vào nửa
sau của thế kỷ XX, đặc biệt là các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, một số
nước thuộc Cộng đồng châu Âu và gần với Việt Nam hơn là các quốc
gia và vùng lãnh thổ khác trong khu vực châu Á và ASEAN. Nhờ có
hệ thống chính sách đồng bộ, tập trung mà các nước này đã thu
được những thành qủa lớn trong phát triể
n ngành, đó là:
- Chú trọng phát triển các tập đoàn SXKD điện tử trong nước và thông
qua các tập đoàn này kêu gọi đầu tư nước ngoài, nên đã sớm làm

6
chủ được công nghệ, có nền sản xuất vững mạnh và có năng lực
cạnh tranh cao;
- Tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực trình độ cao và cơ sở hạ
tầng kỹ thuật đồng bộ để nâng cao tiềm lực KH&CN, đồng thời đẩy
mạnh nghiên cứu - phát triển (R&D) kể cả phát triển công nghệ chế
tạo linh kiện nhằm đảm bảo kỹ thuật cho việ
c sản xuất các sản
phẩm;
- Xây dựng lộ trình phát triển ngành CNĐT hợp lý.
Ví dụ ở Nhật Bản, theo số liệu gần đây nhất của Hiệp hội Công
nghiệp Điện tử và Công nghệ Thông tin Nhật Bản (JEITA), năm 2008
tổng sản lượng của ngành điện tử Nhật Bản đạt 18,6 ngàn tỉ Yên,
chiếm khoảng 13% tổng sản lượng của ngành đi
ện tử thế giới [31,
33]. Ở Trung Quốc, theo số liệu thống kê của tổ chức nghiên cứu thị

trường DECISION, năm 2008 tổng sản lượng ngành điện tử Trung
Quốc đạt khoảng 440,1 tỷ USD, chiếm 27% thị phần thế giới, trên cả
Mỹ và Nhật Bản [33]. Hiện nay Trung Quốc được coi là “công xưởng
điện tử của thế giới” với mức tăng trưở
ng hàng năm khoảng 20% và
đang ở trong giai đoạn chuyển đổi từ sản xuất những sản phẩm cạnh
tranh bằng giá cả thấp sang những sản phẩm chất lượng cao có giá
trị cao, từ lắp ráp các sản phẩm đơn giản sang NC&PT sản phẩm
mới, sản xuất linh phụ kiện có giá trị cao, tiếp thị và bán hàng toàn
cầu. Ở Malaysia, năm 2008 tổng sản lượng của ngành CNĐT là 60,7
tỉ USD, giảm 1,6 % so với năm 2007 và chiếm khoảng 55,9% tổng
KNXK của Malaysia [29]. Các doanh nghiệp Malaysia tham gia có
hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu và là những nhà sản xuất lớn các
sản phẩm điện tử như dụng cụ bán dẫn (IC, transitor, diod, wafer…),
sản phẩm điện tử tiêu dùng nguyên chiếc chất lượng cao (high -
end), các sản phẩm viễn thông và CNTT, có khả năng cạnh tranh
mạnh trên thị trường khu vực và thế giớ
i.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước:
Ngành CNĐT được đánh giá là có vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế - xã hội ở Việt Nam và tại Quyết định số 55/2007/QĐ - TTg ngày
23/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ, ngành CNĐT tiếp tục được khẳng
định là một trong ba ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn từ 2007 đến
năm 2020, nhưng trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, ngành
CNĐT vẫn không có quy hoạch và chiến lược phát triể
n. Tiếp theo Quyết
định số 55/2007/QĐ - TTg, ngày 28/5/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 75/2007/QĐ - TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát
triển CNĐT Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.



7
Như vậy là trong một thời gian rất dài các doanh nghiệp ngành CNĐT
phải tự tìm đường đi cho mình và chịu thiệt thòi khi không có chính sách,
hoặc nếu có thì chính sách không nhất quán, mặc dù sự thay đổi cơ chế
quản lý kinh tế ở Việt Nam sau 25 năm đổi mới đã làm cho môi trường
hoạt động của các doanh nghiệp thay đổi và có nhiều thuận lợi. Ví dụ, khi
thị trường dịch vụ viễn thông ào vào, nhu cầu máy điện thoạ
i để bàn là rất
lớn, nhưng ngành CNĐT lại không sản xuất điện thoại để bàn, mà toàn đi
mua bên ngoài về cung cấp cho thị trường, trong khi thực tế việc chế tạo
máy điện thoại bàn hoàn toàn không khó khăn gì, hay khi thị trường điện
thoại di động, máy tính bùng nổ ở Việt Nam, ngành CNĐT cũng không
nắm bắt được cơ hội đó, dù chỉ để làm lắp ráp thôi mà cứ quay đ
i quay lại
với các thiết bị nghe nhìn như tivi, đầu đĩa,
Đã đến lúc Việt Nam phải thay đổi quan điểm và cách làm về vấn đề
phát triển ngành CNĐT. Nếu vẫn theo quan điểm và cách làm từ A đến Z
một sản phẩm điện tử như hiện nay thì ngành CNĐT không thể phát triển
được. Các quan điểm và cách làm đó vẫn phảng phất của tư duy cũ. Hiện
thế gi
ới đã hình thành chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, ví dụ để sản xuất một
chiếc máy tính, không một quốc gia nào làm từ A đến Z, mà mỗi quốc gia
tham gia làm một vài chi tiết để hình thành chiếc máy tính. Trong giai đoạn
đến 2020, ngành CNĐT Việt Nam cần định hướng phát triển để tham gia
vào chuỗi giá trị ấy với một vài khâu hoặc một số sản phẩm, không nên
định hướng làm từ A đến Z toàn bộ chuỗi
ấy, vì thực tế ngay cả nước có
ngành CNĐT rất phát triển như Nhật Bản cũng không làm như vậy. Hiện
tại các hãng lớn như Sony, Panasonic,…họ cũng chỉ tập trung vào nghiên

cứu, thiết kế, hoặc nếu làm các sản phẩm CNHT, các sản phẩm điện tử
hoàn thiện thì đó là những sản phẩm rất độc đáo, giá trị rất cao, còn việc
lắp ráp, sản xuất, h
ọ đi thuê nước ngoài có giá rẻ như Việt Nam chẳng hạn,
chứ bản thân họ không tự làm.
2. Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Quyết định số 75/2007/QĐ - TTg ra đời từ giữa năm 2007, đến thời
điểm này về nguyên tắc Quyết định đã hết hiệu lực, nhưng việc triển khai
đã không được chú trọng một cách đầy đủ, các nội dung c
ủa Quyết định
vẫn nằm nguyên, các Bộ, ngành được giao nhiệm vụ thực hiện vẫn chưa có
kế hoạch thời sự hóa các nội dung và triển khai cụ thể, nên nhìn chung
ngành CNĐT vẫn phát triển thiếu đồng bộ, thiếu định hướng và các nhà
kinh tế, các nhà quản lý vẫn chưa nhận diện được một cách đầy đủ, chính
xác ngành CNĐT Việt Nam đang ở mức nào so với các nước trong khu vực
và trên thế giới về năng lực sản xuất, cơ cấu sản phẩm, tiềm năng và nhu
cầu phát triển, những thuận lợi, khó khăn trong điều kiện Việt Nam hội
nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế đối với phát triển ngành CNĐT, v.v

8
Trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XII vào cuối năm
2009, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng thẳng thắn thừa nhận,
chính sách, chiến lược phát triển ngành CNĐT của Việt Nam đang “có vấn
đề” và đây là trách nhiệm của Bộ Công nghiệp trước đây và Bộ Công
thương hiện nay.
Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp, chính sách
phát triển ngành CNĐT Việt Nam giai đ
oạn đến năm 2020 là việc làm rất
cấp thiết và cũng là một trong các mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra,
kết quả nghiên cứu của đề tài còn là tiền đề để xây dựng các luận cứ khoa

học, chuẩn bị cho việc xây dựng Chiến lược phát triển ngành CNĐT Việt
Nam phù hợp với Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến
năm 2020 và Kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệ
p công nghệ cao
đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
2457/QĐ - TTg ngày 31/12/2010 và Quyết định số 842/QĐ - TTg ngày
01/6/2011.
Với các mục tiêu nêu trên, trong kế hoạch KH&CN năm 2011, Viện
Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hoá đã đăng ký và đã được Bộ Công
Thương giao chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề
xuấ
t các giải pháp, chính sách phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt
Nam trong giai đoạn đến năm 2020”.
3. Nội dung nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đã xây dựng, nhóm nghiên cứu đề tài sẽ tiến
hành thực hiện các nội dung sau đây:
- Nghiên cứu tổng quan về ngành CNĐT Việt Nam;
- Phân tích, đánh giá thực trạng ngành CNĐT Việt Nam:
 Về cơ chế chính sách.
 Về k
ết quả sản xuất kinh doanh.
 Về năng lực (số lượng doanh nghiệp, trình độ công nghệ, thiết bị và
nguồn nhân lực);
- Nghiên cứu tình hình và kinh nghiệm phát triển ngành CNĐT tại một
số nước trên thế giới và trong khu vực;
- Dự báo nhu cầu phát triển, những thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách
thức đối với phát triển ngành CNĐT trong giai đoạn đến năm 2020;
-
Đề xuất các giải pháp, chính sách phát triển ngành CNĐT Việt Nam
trong giai đoạn đến năm 2020.

Các nội dung này sẽ được bố cục trong Báo cáo tổng kết kết quả nghiên
cứu của đề tài theo các chương, mục tương ứng.
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu


9
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong việc xem xét
sự phát triển của ngành CNĐT trong hai thập niên trở lại đây và kết
quả khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp SXKD điện tử đối với
một số nhóm sản phẩm đặc trưng của ngành là thiết bị văn phòng và
máy tính, thiết bị điện tử viễn thông, thiết bị nghe nhìn và linh kiện
đi
ện tử.
Trong quá trình nghiên cứu, để đảm bảo độ tin cậy, tính khoa học và giá trị
ứng dụng, phù hợp với các Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển trong
các lĩnh vực liên quan đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhóm thực hiện
đề tài áp dụng một hoặc phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp kế thừa (tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu thực
hiện tr
ước đây, kế thừa những kết quả điều tra, đánh giá, nghiên cứu đã có
cả trong và ngoài nước).
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế thông qua trao đổi, phỏng vấn trực tiếp.
- Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp tài liệu, bao gồm cả phương
pháp phân tích ma trận SWOT (Strength, Weakness, Opportunity, Threat).
- Phương pháp chuyên gia.
- Tham khảo bài học kinh nghiệm nước ngoài (thông qua tham khảo tài liệu,
trao đổi và hợ
p tác với các tổ chức, cá nhân chuyên ngành…)
Sau khi xây dựng xong bản thảo Báo cáo tổng kết khoa học, nhóm nghiên
cứu sẽ tiến hành gửi xin ý kiến chuyên gia hoặc tổ chức hội thảo khoa học để

trao đổi, thảo luận về các kết quả nghiên cứu của đề tài.
Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhóm nghiên cứu sẽ tiến
hành sửa đổi, điều chỉnh và hoàn thiện nhằm tăng tính khả thi củ
a các kết
quả nghiên cứu, tạo cơ sở cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định
chính sách tham khảo khi tiến hành xây dựng chiến lược phát triển ngành
CNĐT trong giai đoạn đến năm 2020 phù hợp với các mục tiêu đề ra.

10
CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ
VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

1.1. Tổng quan về ngành công nghiệp điện tử Việt Nam
1.1.1. Khái quát về ngành công nghiệp điện tử

Trong hai thập niên vừa qua, ngành CNĐT thế giới đã có những thay đổi cơ
bản mà điển hình nhất là việc hình thành mạng lưới sản xuất hàng điện tử mang
tính toàn cầ
u với năng lực sản xuất tiên tiến phục vụ cho các hãng điện tử lớn đã
có thương hiệu. Theo phương thức sản xuất kiểu mạng lưới này, quá trình sản
xuất được phân chia thành nhiều công đoạn, bố trí mỗi công đoạn ở các quốc
gia khác nhau tùy theo yêu cầu và điều kiện cụ thể của quốc gia đó và tạo thành
một chuỗi khép kín bao gồm các nhà lắp ráp s
ản phẩm tầm cỡ, các nhà cung cấp
linh kiện và dịch vụ sản xuất có uy tín đảm nhận việc vận hành các dây chuyền
lắp ráp, cung ứng linh kiện, vận chuyển và phân phối sản phẩm. Nhờ có mạng
lưới này mà các hãng, các tập đoàn điện tử lớn trên thế giới đã giảm được nhiều
chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển. Hiện nay mạng lưới này đang được phát

triển m
ạnh mẽ, nhất là ở khu vực Đông Á và đang cùng với các hãng, các tập
đoàn, các công ty điện tử hàng đầu thế giới hình thành chuỗi giá trị (value
chain) hay chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành điện tử bao gồm các hoạt động
SXKD từ NC&PT đến thiết kế mẫu mã, sản xuất, tiếp thị, phân phối và dịch vụ
sau bán hàng.

Với việc cơ cấu lại và thay đổi phương thức s
ản xuất, ngành CNĐT đã trở
thành một ngành SXKD với các đặc thù sau đây:

- Có tính chuyên môn hóa sâu và toàn cầu hóa rộng;
- Có tính cạnh tranh cao thông qua sự cạnh tranh khốc liệt trên toàn cầu
và sự giảm giá. Ngay cả các nhà SXKD hàng điện tử nổi tiếng thế giới
cũng phải thường xuyên đối mặt với nguy cơ phá sản hoặc bị mua lại;

- Đòi hỏi phải có sự đổi mới liên tục. Để tồn tại qua cạnh tranh, năng suất
phải tăng liên tục và chi phí phải cắt giảm. Các doanh nghiệp thất bại
trong đổi mới sẽ bị tụt hậu;
- Đòi hỏi phải có đầu tư lớn và thường xuyên. Trong quá trình hoạt động,
các doanh nghiệp phải theo xu thế của thị trường. Những doanh nghiệp
không chịu
đầu tư sẽ bị bỏ lại phía sau;
- Bị áp lực lớn từ các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư phân hạng rất khắt khe
và luôn tìm kiếm lợi nhuận, vì vậy, thiếu sự ủng hộ của các nhà đầu tư

11
do quản lý yếu kém hoặc đầu tư không đúng như mong muốn sẽ làm
giảm giá cỗ phiếu, tài chính không thuận lợi và thậm chí bị đánh bật
khỏi thị trường;

- Giải sản phẩm phong phú. Thị trường sản phẩm điện tử gồm hàng chục
ngàn sản phẩm với quy trình xử lý và tính năng thiết kế mẫu khác
nhau, đặc biệt là các loại linh kiện bán dẫn;
-
Động lực gia tăng giá trị đang thay đổi, đang chuyển dịch dần sang
công đoạn thiết kế, xây dựng IP và các chương trình phần mềm;
- Yêu cầu sự hỗ trợ mạnh mẽ của CNHT nội địa.
Do có những đặc thù nêu trên mà ngành CNĐT đòi hỏi phải có công
nghệ, thiết bị hiện đại và các sản phẩm sản xuất ra có một số đặc điểm
riêng so với các sản phẩm của các ngành sản xuất khác, đó là:
- Các sản phẩm điện tử luôn luôn đòi hỏi phải đạt được mức độ cao hơn về
tính năng và thấp hơn về giá thành;
- Sản phẩm có tính toàn cầu hoá rất cao.
- Đời sống sản phẩm rất ngắn dù ứng dụng dự phòng ở tầm thời gian rất xa và
phạm vi rất rộng;
- Sả
n phẩm là kết quả tích hợp nhiều lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là sự
hội tụ của công nghệ điện tử và công nghệ thông tin trong các sản phẩm
điện tử thông minh, đa dịch vụ, chứa đựng lớn hàm lượng R&D và do đó có
giái trị rất cao.
Với thế giới, ngành CNĐT là một ngành chủ lực bao gồm nhiều lĩnh vực
khác nhau để thay đổi bộ m
ặt văn minh của đời sống nhân loại, nhưng ở Việt
Nam, do phát triển muộn, do nhiều hạn chế về quản lý nhà nước, năng lực
chung của ngành, của chủ thể từng doanh nghiệp, của môi trường… nên trong
một thời gian dài, ngành CNĐT chỉ tập trung đầu tư cho các lĩnh vực:

- Sản xuất máy tính và các thiết bị ngoại vi (máy tính cá nhân, máy tính
xách tay, máy chủ, màn hình, máy in, máy quét, bàn phím, bo mạch
chủ, CPU, ổ cứ

ng, CD - ROM, thiết bị nguồn, thiết bị mạng…)
- Sản xuất các sản phẩm điện tử nghe nhìn (TV, đầu VCD, DVD, dàn âm
thanh, máy nghe nhạc số, máy ảnh số, máy ghi hình kỹ thuật số …)
- Sản xuất một số sản phẩm thông tin - viễn thông (thiết bị tổng đài; thiết
bị truyền dẫn, các loại modem, máy điện thoại cố định, di động, cáp
thông tin, cáp quang, thiết bị
thông tin vệ tinh, thiết bị truyền dẫn, phát
sóng ).
- Sản xuất một số sản phẩm điện tử công nghiệp và chuyên dụng
- Sản xuất một số linh kiện và vật liệu điện tử.

Nhìn vào những tưởng là đầy đủ, nhưng thực chất rất nhiều lĩnh vực
khác mà Việt Nam đang thiếu vắng, ví dụ:

12
- Các nhà máy làm bo mạch và dây chuyền lắp ráp linh kiện lên bo mạch
(board house).
- Các nhà máy sản xuất mạch tích hợp (chipmakers hay còn gọi là các
IDM - Intergrated Devices Manufacturers).
- Các công ty thiết kế mạch tích hợp (các fabless).
- Các công ty thiết kế logic dựa trên công nghệ ASIC (Application
Specific Integrated Circuit), công nghệ FPGA (Field Programmable
Gate Array) và công nghệ CSoC (Configurable System on Chip).
- Các công ty thiết kế và sản xuất các sản phẩm điện tử hoàn chỉnh phục
vụ phát triển các ngành kinh tế, nhiệm vụ an ninh quốc phòng, chăm
sóc và điều trị s
ức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường,
Mặc dù vậy, với các lĩnh vực sản xuất được tập trung đầu tư sản xuất,
từ năm 2005, ngành CNĐT đã trở thành một trong những ngành có KNXK
đạt trên 1 tỷ USD và đang trở thành một trong 10 ngành hàng xuất khẩu

lớn nhất của Việt Nam. Tất nhiên, trong chuỗi sản xuất toàn cầu của ngành
điện tử, ngành CNĐT Việt Nam (bao g
ồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài) vẫn đang dừng ở công đoạn lắp ráp và gia công sản phẩm
với giá trị gia tăng rất khiêm tốn.
1.1.2. Sự hình thành và phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt Nam qua
các giai đoạn
Đối với Việt Nam ngành CNĐT là ngành tuy đã có hơn 30 năm hoạt
động, nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế ngành công nghiệp
này vẫn chỉ là m
ột cậu bé chập chững những bước đi đầu tiên. Trong khi ở
các nước có nền kinh tế phát triển, ngành CNĐT đã trở thành một ngành
chủ đạo, thường chiếm một tỷ trọng đáng kể (từ 30% ÷ 50%) trong tổng
KNXK, thì ở Việt Nam, mặc dù luôn được coi là một ngành công nghiệp
mũi nhọn, nhưng trong thực tế đa số các doanh nghiệp nội địa trong ngành
CNĐT Việt Nam vẫn là các DNV&N, công suất l
ắp ráp vài ngàn sản
phẩm/năm, với số lượng nhân công không quá 500 người/doanh nghiệp và
cũng không xác định sản phẩm chủ lực nên… cái gì cũng làm nhưng không
làm ra cái gì xứng đáng để rốt cuộc không cái gì ra cái gì, không có sản
phẩm “Made in Vietnam” đúng nghĩa. Không những thế, việc đầu tư của
Nhà nước cho ngành CNĐT lại rất nhỏ và manh mún
(tổng vốn đầu tư FDI
vào lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử tính đến cuối năm 2007 đạt
chưa đầy 10 tỉ USD) [27], cộng thêm với việc chưa có định hướng chiến
lược nào được thông qua (mãi đến ngày 28/5/2007 Thủ tướng Chính phủ
mới có Quyết định số 75/2007/QĐ - TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát
triển CNĐT Việt Nam đến năm 2010 và tầ
m nhìn đến năm 2020) dẫn đến
hoạt động chính của ngành CNĐT Việt Nam chỉ là lắp ráp sản phẩm tiêu

dùng, mà đó chính là phần thu lợi nhuận thấp nhất trong các công đoạn
sản xuất.

13
Dưới đây là bức tranh tổng thể mô tả quá trình hình thành và phát
triển của ngành CNĐT Việt Nam qua các giai đoạn:
Giai đoạn 1975 - 1990:
Ngành CNĐT Việt Nam bắt đầu được định hình. Sau năm 1975 các xí
nghiệp điện tử sẵn có ở miền Bắc cùng với các xí nghiệp điện tử mới được
tiếp quản ở phía Nam đã đặt nền móng cho sự hình thành ngành CNĐT
Việt Nam. Năm 1984, Tổ
ng cục Điện tử và Tin học Việt Nam đã được
thành lập với cấu trúc khoa học gồm Cơ quan quản lý nhà nước (trực
thuộc HĐBT) và các đơn vị thành viên ở địa phương (bao gồm các xí
nghiệp sản xuất, các xí nghiệp dịch vụ cung ứng, bảo hành,…), Viện nghiên
cứu phát triển. Và đến cuối thập niên 80, mặc dù hoạt động trong cơ chế kế
hoạch hoá, bao cấp rấ
t khó khăn, lại còn bị cấm vận, nhưng dưới sự chỉ
đạo, lãnh đạo của Tổng cục, ngành CNĐT Việt Nam cũng đã lắp ráp được
một số sản phẩm điện tử thiết yếu phục vụ kịp thời cho nhu cầu trong nước
và xuất khẩu. Rất tiếc,Tổng cục chỉ hoạt động trong vai trò cơ quan quản
lý nhà nước được 4 nă
m, đến năm 1988 thì bị giải thể, sáp nhập vào Bộ
Công nghiệp nặng.
Giai đoạn 1991 - 1995:
Đầu những năm 90, khi Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, ngành
CNĐT Việt Nam đã bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Ngành CNĐT Việt
Nam không những mất nguồn cung cấp nguyên vật liệu, phụ tùng linh liện
mà còn mất luôn thị trường xuất khẩu. Không có thị trường, thiếu vốn để
đổi mới công nghệ, các xí nghi

ệp điện tử lâm vào tình cảnh cực kỳ khó
khăn. Có thể nói giai đoạn 1991 - 1995 là giai đoạn khó khăn nhất của
ngành CNĐT Việt Nam khi một số xí nghiệp lắp ráp phải tạm ngừng hoạt
động hoặc chỉ hoạt động cầm chừng hoặc phải chuyển sang sản xuất các
mặt hàng khác để tồn tại.
Giai đoạn 1996 - 2000:
Từ đầu những nă
m 90, với chủ trương đổi mới và hội nhập, nền kinh tế
Việt Nam bắt đầu chuyển động mạnh mẽ theo hướng kinh tế thị trường.
Chính phủ đã có những chính sách đầu tư thông thoáng, đẩy mạnh việc
xây dựng cơ sở hạ tầng và các khu chế xuất, khu công nghiệp nên đã thu
hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam, tác động mạnh mẽ tới sự
phát triển của nền kinh tế quốc dân. Cơ chế và môi trường hoạt động mới
đã tạo động lực cho ngành CNĐT Việt Nam hồi phục, bắt đầu khởi sắc và
phát triển từ năm 1994 khi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận. Nhiều hãng điện
tử nổi tiếng của các nước có ngành điện tử phát triển đã vào Việt Nam liên
doanh với các doanh nghiệp trong nướ
c hoặc đầu tư 100% vốn xây dựng
cơ sở sản xuất. Các doanh nghiệp quốc doanh tích cực đổi mới phương

14
thức hoạt động, đẩy mạnh liên doanh liên kết với các hãng nước ngoài.
Nhiều doanh nghiệp tư nhân được thành lập, hoạt động SXKD rất năng
động và hiệu quả.
Có thể nói giai đoạn 1996 - 2000 là thời kỳ hoàng kim của ngành CNĐT
Việt Nam. Nhu cầu tiêu dùng lớn cộng với chính sách bảo hộ của nhà nước
đã tạo nên mảnh đất màu mỡ, khiến cho các doanh nghiệp điện tử mọc lên
như n
ấm sau mưa. Ở Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh là những trung
tâm kinh tế lớn, phát triển công nghiệp điện tử thì không có gì đáng nói,

nhưng ở ngay cả các tỉnh miền núi cũng đã xuất hiện các doanh nghiệp lắp
ráp điện tử.
Trong giai đoạn này đã có nhiều hãng điện tử nước ngoài vào đầu tư ở
Việt Nam nhưng chủ yếu vẫn là lắp ráp sản phẩm hoàn ch
ỉnh với mức đầu
tư lớn hơn và công nghệ lắp ráp cao hơn một ít so với các doanh nghiệp
điện tử trong nước, chỉ có 2 hãng vào đầu tư sản xuất phụ tùng linh kiện
với quy mô lớn nhưng chỉ để xuất khẩu hoặc xuất khẩu phần lớn, đó là:
- Hãng Orion của Hàn Quốc liên doanh với Công ty Điện tử Hà Nội
(HANEL) đầu tư xây dựng nhà máy sả
n xuất bóng đèn hình (CRT) với
mức vốn đầu tư 178 triệu USD với công suất 1,6 triệu sản phẩm/năm,
doanh thu khoảng 100 triệu USD/năm. Sản phẩm một phần được cung
cấp cho các nhà lắp ráp TV trong nước, một phần lớn hơn phục vụ xuất
khẩu. Tuy nhiên, năm 2008 vì không có khả năng đầu tư công nghệ mới
để sản xuất màn hình phẳng đáp ứng nhu cầu của th
ị trường nên nhà
máy này đã phải tuyên bố phá sản và ngừng sản xuất sau 15 năm hoạt
động.
- Hãng điện tử Fujitsu của Nhật Bản đã đầu tư gần 200 triệu USD xây
dựng nhà máy chuyên sản xuất bo mạch chủ máy tính và đế mạch in
cho ổ cứng ở Khu công nghiệp Biên Hoà tỉnh Đồng Nai năm 1996 với
công nghệ cao có thể chế tạo được mạch in 14 lớp, nhưng sản ph
ẩm
được xuất khẩu 100% với kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 500
triệu USD.
Giai đoạn 2001 - 2005:
Nhu cầu về sản phẩm điện tử tiêu dùng của thị trường trong nước
không còn lớn, việc lắp ráp sản phẩm điện tử tiêu dùng không còn mang lại
lợi nhuận cao, nên trước sự cạnh tranh rất lớn của các doanh nghiệp FDI

và tác động của chính sách nội địa hoá của Chính ph
ủ, số lượng các cơ sở
lắp ráp hàng điện tử tiêu dùng giảm đi nhanh chóng. Từ hơn 100 doanh
nghiệp lắp ráp sản phẩm điện tử tiêu dùng vào cuối những năm 90 chỉ còn
lại 12 doanh nghiệp vào năm 2005 là các hãng điện tử hàng đầu của Nhật
Bản và Hàn Quốc như Sony, JVC, Toshiba, Panasonic, Samsung, LG,

15
Deawoo, hãng TCL của Trung Quốc và một số doanh nghiệp Việt Nam có
tên tuổi như VTB, Hanel, Belco, Tiến Đạt.
Trong giai đoạn này do có nhiều chính sách ưu đãi cho phát triển công
nghệ thông tin và truyền thông, nhiều cơ sở sản xuất và lắp ráp máy tính
và thiết bị truyền thông đã được thành lập và hiện đã có một số doanh
nghiệp Việt Nam thiết kế và tiến hành lắp ráp thành công máy tính và thiết
bị điện tử viễn thông mang thương hi
ệu Việt Nam mặc dù phải nhập khẩu
hầu như toàn bộ linh kiện từ A đến Z như CMS, SingPC, Mekong Green,
VINACom, T&H, Robo, FPT Elead, công ty điện tử TQT (Nha Trang),
v.v
Giai đoạn 2006 đến nay:
Từ ngày 01/01/2006 theo lộ trình AFTA, Việt Nam phải giảm thuế nhập
khẩu hàng điện tử và điện máy nguyên chiếc từ các nước ASEAN từ 30 -
40% xuống còn 0 - 5% và từ ngày 01/01/2007, sau khi Việt Nam chính thức
trở thành thành viên của WTO, ngoài việc thuế nhập khẩu hàng nguyên
chiếc và nhiều phụ tùng linh kiện giảm đi, một số ưu đãi và hỗ trợ của Nhà
nước dành cho ngành CNĐT cũng bị bãi bỏ theo các cam kết của Việt Nam
khi gia nhập WTO nên đã có một số doanh nghiệp FDI phá sản, ngừng sản
xuất hoặc chuyển đổi hoạt động sản xuất sang thương mại dịch vụ. Tuy
nhiên, cũng từ khi Việt Nam gia nhập WTO, một làn sóng đầu tư n
ước

ngoài mới đã tràn vào Việt Nam, trong đó có nhiều dự án lớn của các nhà
đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành CNĐT, điển hình là Tập đoàn Intel -
Hoa Kỳ, Tập đoàn Nidec - Nhật Bản, Tập đoàn Foxconn - Đài Loan, Tập
đoàn Samsung Electronics - Hàn Quốc, Tập đoàn Meikom - Nhật Bản, Tập
đoàn Nokia - Phần Lan. Các dự án đầu tư của các tập đoàn này đã nâng
con số vốn đầu tư trự
c tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành CNĐT Việt Nam
lên trên 10 tỉ USD [40]. Đây là một trong những yếu tố hỗ trợ nội lực lớn
cho ngành CNĐT Việt Nam phát triển trong giai đoạn hội nhập sâu vào
nền kinh tế toàn cầu.
1.2. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt Nam
1.2.1. Một số chính sách của Nhà nước đã ban hành liên quan đến phát
triển ngành công nghiệp điện tử

Liên quan
đến ngành CNĐT, trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, chính
phủ đã ban hành một số cơ chế, chính sách theo các văn bản sau đây:


Giai đoạn 2000 - 2005:


16
1. Quyết định số 37/2000/QĐ - TTg ngày 24/3/2000 của Thủ tướng chính phủ
về việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp
trọng điểm;
2. Quyết định số 19/2001/QĐ - TTg ngày 20/02/2001 của Thủ tướng chính
phủ về việc bổ sung sản phẩm máy vi tính vào danh mục các sản phẩm công
nghiệp trọng điểm được hỗ trợ theo Quyết định số 37/2000/QĐ
- TTg của

Thủ tướng Chính phủ;
3. Nghị định số 149/2005/NĐ - CP ngày 08/12/2005 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Giai đoạn 2006 - 2011:

1. Quyết định số 55/2007/QĐ - TTg ngày 23/04/2007 của Thủ tướng chính
phủ phê duyệt Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công
nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số
chính sách khuy
ến khích phát triển;
2. Quyết định số 75/2007/QĐ - TTg ngày 28/05/2007 của Thủ tướng chính
phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam
đến 2010;
3. Quyết định số 34/2007/QĐ - BCN ngày 31/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể
phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn
đến năm
2020”;
4. Nghị định số 71/2007/NĐ - CP quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện
một số điều của Luật CNTT về Công nghiệp CNTT;
5. Thông tư số 216/2009/TT - BTC ngày 12/11/2009 của Bộ Tài chính Quy
định mức thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
theo danh mục mặt hàng chịu thuế;
6. Các Nghị đị
nh: số 108/2006/NĐ - CP hướng dẫn thi hành Luật đầu tư; số
124/2008/NĐ - CP về thuế thu nhập doanh nghiệp; số 100/2008/NĐ - CP về
thuế thu nhập cá nhân; số 26/2009/NĐ - CP về thuế tiêu thụ đặc biệt quy
định một số chính sách ưu đãi cho công nghiệp điện tử;
7. Quyết định số 49/2010/QĐ - TTg ngày 19/7/2010 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên
đầu tư phát triển
và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;
8. Quyết định số 1755/QĐ - TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ
thông tin và truyền thông”;
9. Quyết định số 2457/QĐ - TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;

17
10. Quyết định số 12/2011/QĐ - TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách phát triển một số ngành CNHT;
11. Quyết định số 842/QĐ - TTg ngày 01/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao đến
năm 2020;
12. Quyết định số 1483/QĐ - TTg ngày 26/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển.

Trong t
ất cả các văn bản, để thực hiện được mục tiêu đề ra, các nhà
soạn thảo đều đưa ra một số cơ chế, chính sách. Theo đánh giá của nhiều
chuyên gia, các cơ chế, chính sách trong các văn bản này vẫn còn mang
tính chung chung, thiếu cụ thể và chưa đủ mạnh. Tuy nhiên, trong thực tế,
những cơ chế, chính sách được ban hành ít nhiều cũng đã có tác động đến
hoạt động SXKD của các doanh nghiệp ngành CNĐT Vi
ệt Nam. Sau đây là
tác động của một số chính sách:
a) Chính sách đầu tư phát triển ngành
Quãng thời gian giành cho việc lắp ráp các sản phẩm điện tử thuần tuý đã
kéo dài quá lâu thay vì phải nhanh chóng chuyển sang đầu tư từng bước cho sản

xuất linh kiện, phụ tùng. Đây là nguyên nhân quan trọng đầu tiên gây nên sự hụt
hẫng của ngành CNĐT Việt Nam trong giai đoạn hiện tại. Hơn nữa, việc sản
xu
ất phụ tùng, linh kiện theo các bộ linh kiện IKD, CKD còn thiếu các tiêu
chuẩn hợp lý thích ứng với sự đổi mới thường xuyên của công nghệ điện tử trên
thế giới. Trong thực tế, ở phần lớn các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp hàng điện
tử của Việt Nam, các trang thiết bị sản xuất được đầu tư bổ sung dần dần, trừ
một số dây chuyề
n mới nhập đồng bộ, hầu hết là thiếu đồng bộ, không đồng
đều, có công nghệ tiên tiến xen lẫn công nghệ lạc hậu, thiết kế mới xen kẽ vào
thiết kế cũ của nhiều hãng, nhiều thế hệ khác nhau. Vì vậy, mặc dù các sản
phẩm của các doanh nghiệp điện tử trong nước như Viettronic Tân Bình,
Viettronic Đống Đa, Viettronic Biên Hoà, Hanel đã đạt tiêu chuẩn chất lượng
cao nh
ưng vẫn không được thị trường trong nước ưa chuộng bằng hàng ngoại
nhập. Mức tiêu thụ giảm đã kéo theo mức sản xuất giảm, công nhân không có
việc làm.
Theo đa số ý kiến của các doanh nghiệp thì sự yếu kém hiện nay của
ngành CNĐT Việt Nam là do thiếu hẳn một chiến lược đầu tư đúng đắn.
Trong khi vừa cho phép các doanh nghiệp trong nước đầu tư mua dây
chuyền công nghệ để
tiến hành lắp ráp IKD nhằm tạo dựng môi trường
thương mại cho các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam thì xuất phát từ
sự bùng nổ của nhu cầu hàng điện tử vào cuối những năm 80, đầu những
năm 90, Nhà nước lại ồ ạt cấp giấy phép cho các doanh nghiệp nước ngoài
liên doanh đầu tư vào lĩnh vực này, mà thực tế về bản chất, hoạt động của
các xí nghiệp liên doanh không khác gì so với hoạt động trước đây của các

18
doanh nghiệp Việt Nam, vẫn là lắp ráp và sản phẩm tiêu thụ trong nước là

chủ yếu. Kết quả là đã làm cho cung vượt cầu và theo đó, thay vì khuyến
khích sản xuất trong nước, các xí nghiệp liên doanh có tiềm lực sản xuất
lớn hơn trên thực tế, để chiếm lĩnh thị trường đã từng bước ngăn trở bằng
cách ngừng hoặc hạn chế cung cấp phụ tùng, linh kiện để thu h
ẹp hoạt
động của các doanh nghiệp có 100% vốn trong nước, vì những hãng nước
ngoài liên doanh với Việt Nam lại chính là những hãng trước đây đã cung
cấp các bộ linh kiện và chi tiết cho các doanh nghiệp trong nước.
Cũng như các doanh nghiệp liên doanh, các doanh nghiệp FDI đầu tư
vào ngành CNĐT cũng chỉ để tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở tận dụng các
chính sách ưu đãi của Nhà nước và chi phí nhân công rẻ. Dưới góc độ
chuyển giao công nghệ
, tạo sự lan tỏa…, vai trò của khối doanh nghiệp FDI
trong ngành CNĐT không thể hiện được nhiều ý nghĩa. Cho đến thời điểm
này có thể thấy là có rất ít công nghệ nguồn trong lĩnh vực điện tử được các
doanh nghiệp FDI chuyển giao cho các doanh nghiệp điện tử Việt Nam, vì
thực tế, trong nhiều năm qua, các chính sách thu hút do Chính phủ đưa ra
chỉ chú trọng tới việc thu hút vốn càng nhiều càng tốt, doanh nghi
ệp vào
càng đông càng tốt, chưa chú trọng đến mục tiêu chủ chốt của đất nước là
thu hút công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, tăng hiệu quả sản xuất cho
các ngành công nghiệp nói chung, ngành CNĐT nói riêng. Không những
thế, các doanh nghiệp FDI còn góp phần làm cạn kiệt tài nguyên đất nước,
làm hao hụt nguồn nhân lực trí tuệ, làm tăng tỷ lệ nhập siêu của ngành
cũng như thất thu thuế đối vớ
i nhà nước do thiếu minh bạch trong SXKD.
Vậy là, với chính sách đầu tư không rõ ràng, thiếu chặt chẽ, các doanh
nghiệp điện tử trong nước đã và đang bàn giao dần thị trường cho các nhà
đầu tư nước ngoài và chiến lược tạo dựng thương hiệu Việt Nam cũng như
hướng tới xuất khẩu các sản phẩm điện tử mang thương hiệu “Made in

Vietnam” của ngành CNĐT vẫn là bài toán chưa có l
ời giải.
b) Chính sách thuế
Thuế là một công cụ hết sức quan trọng của Nhà nước để điều tiết các
hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh. Đối với ngành CNĐT, thuế càng
có ý nghĩa quan trọng. Những sắc thuế được ban hành luôn có tác động
mạnh mẽ tới thị trường sản xuất trong nước và lẽ dĩ nhiên, từ thuế, túi tiền
của người tiêu dùng sản phẩm Việt cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Vì vậy,
điều mong mỏi nhất từ phía doanh nghiệp đó là làm sao Nhà nước có
những chính sách thuế hợp lý, đúng thời điểm, giải quyết hài hoà được lợi
ích của ba bên: Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tuy nhiên,
cho đến thời điểm này, do việc sản xuất các loại phụ tùng, linh kiện trong
nước chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp
hàng điện tử, nên để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp buộc phải

19
nhập khẩu nước ngoài và kết quả là các doanh nghiệp luôn gặp khó khăn
và chịu sức ép trong cạnh tranh với các sản phẩm nguyên chiếc nhập từ
Trung Quốc và các nước ASEAN.
Đầu những năm 2000, sau khi Việt Nam cam kết thực hiện lộ trình
giảm thuế CEPT/AFTA, Nhà nước đã có những điều chỉnh trong chính
sách thuế đối với ngành CNĐT. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này vẫn chưa
giải quyết được những bất hợp lý. Theo ý kiến của các doanh nghiệp, các
mã hàng cơ bản trong một sản phẩm hoàn chỉnh phải nhập khẩu từ các
nướ
c ngoài ASEAN chiếm tỷ lệ tới 70% nhưng lại chịu mức thuế MFN từ
5% - 30%, trong khi những mặt hàng chịu mức thuế CEPT/AFTA chỉ
chiếm tỷ lệ khoảng 30% trong một sản phẩm hoàn chỉnh lại chịu mức thuế
CEPT/AFTA thấp hơn: từ 5 - 10%. Mức thuế cụ thể lần lượt theo MFN và
theo CEPT/AFTA đối với một số sản phẩm điện tử được trình bày trong

bả
ng 1.1.
Bảng 1.1. Mức thuế theo MFN và theo CEPT/AFTA đối với
một số sản phẩm điện tử
TT Danh mục sản phẩm Mức
thuế theo MFN
Mức thuế
theo CEPT/AFTA
1 Máy biến áp trung tần 30% 10%
2 Biến áp loại khác 30% 10%
3 Loa đơn đã lắp vào
hộp
20% 10%
4 Loa chùm đã lắp vào 1
thùng loa
20% 10%
5 Loa thùng 20% 10%
6 Các loại loa khác 20% 10%
7 Màn hình phẳng 15% 5%
8 Cuộn lái tia và cuộn
biến áp
15% 5%
Có thể thấy bất hợp lý từ 2 cách tính thuế này:

Thứ nhất, đây thực sự là cơ hội để các nhà sản xuất trong khu vực xuất
khẩu hàng nguyên chiếc vào Việt Nam, nhiều nhà sản xuất trong nước sẽ
thu hẹp sản xuất để chuyển sang phân phối, sửa chữa bảo hành và Việt
Nam có thể sẽ trở thành thị trường độc quyền của các hãng điện tử n
ước
ngoài.


20
Thứ hai, các doanh nghiệp liên doanh và các doanh nghiệp FDI sẽ sớm
chuyển thành doanh nghiệp sở hữu 100% vốn, thu hẹp hoặc chấm dứt sản
xuất, chuyển sang kinh doanh thành phẩm nhập khẩu theo lộ trình Việt
Nam mở cửa hội nhập WTO và thực tế sự ra đi của các liên doanh Sony,
Orion - Hanel là một ví dụ.
Trong năm 2006 và đầu năm 2007, Bộ Tài chính đã ban hành một số
Quyết định như Quyết định số 08/2006/QĐ
- BTC ngày 08/02/2006 về việc
điều chỉnh thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng linh kiện, phụ
tùng điện tử và Quyết định số 02/2007/QĐ - BTC ngày 05/01/2007 về việc
giảm thuế nhập khẩu cho một số mặt hàng điện tử, điện lạnh, và gần đây
nhất là Thông tư số 216/2009/TT - BTC ngày 12/11/2009 của Bộ Tài chính
Quy định mức thu
ế suất của Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu
đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế. Theo đó các thuế suất nhập khẩu
ưu đãi của hầu hết các linh kiện, phụ tùng điện tử quan trọng mà trong
nước chưa sản xuất được đã được điều chỉnh. Tuy nhiên, theo các doanh
nghiệp điện tử, khi làm thủ tục thông quan cho linh kiệ
n nhập khẩu, các
doanh nghiệp vẫn gặp rất nhiều khó khăn bởi chính sách thuế, thủ tục hải
quan dẫn đến việc đã yếu lại càng yếu. Ví dụ, tivi nhập khẩu nguyên
chiếc, nếu nhập từ ASEAN thì thuế suất chỉ có 5%, nhưng nhiều linh kiện
để lắp ráp tivi thuế suất vẫn rất cao như cuộn biến áp (28%); cầu chì
(29%); phím nguồn, phím điều khiển (18%), các chi tiết nh
ựa (18%)…,
mặc dù các linh kiện, chi tiết này trong nước không thể sản xuất được hoặc
sản xuất được nhưng không đáp ứng được những yêu cầu về thông số kỹ
thuật cũng như độ chính xác. Tương tự, thuế nhập khẩu của màn hình máy

tính có thuế suất 8%, nếu nhập từ ASEAN thì thuế suất chỉ có 5% nhưng
các linh kiện nêu trên vẫn phải chịu mức thuế giống nh
ư trường hợp đối
với tivi. Ngoài ra, việc xác định trị giá tính thuế làm thời gian thông quan
kéo dài do mỗi lô hàng nhập linh kiện về gồm hàng ngàn mục hàng. Cơ
quan hải quan phải kiểm tra và xác định trị giá của từng mục hàng rồi mới
chấp nhận thông quan. Việc này cũng làm tăng chi phí và giảm cơ hội của
các doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử.
Tại buổi toạ đàm về chính sách thuế
nhập khẩu linh kiện điện tử, phần
cứng do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức vào ngày 14/5/2010 với sự
tham gia của đại diện Bộ Tài chính cùng các doanh nghiệp ngành CNĐT và
CNTT, Hiệp hội doanh nghiệp điện tử đã thay mặt các doanh nghiệp thành
viên của mình kiến nghị Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu tất cả
các loại phụ tùng linh kiện lắp ráp điện tử, máy tính xuống còn 0%, đồ
ng
thời áp mức thuế VAT 5% cho sản phẩm điện tử sản xuất trong nước và
vẫn giữ nguyên mức 10% cho các sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc. Vì
thực hiện lộ trình CEPT/AFTA (chương trình ưu đãi thuế quan áp dụng

21
cho khu vực Thương mại tự do ASEAN) từ năm 2008 đến 2013 cắt giảm
dòng thuế nhập khẩu của sản phẩm điện tử xuống còn 5%, đến năm 2015
là 0%; Lộ trình ACFTA (chương trình ưu đãi thuế quan áp dụng cho khu
vực Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc) từ 2009 đến 2011 cắt giảm
thuế nhập khẩu nguyên chiếc từ 20% - 10% và linh kiện từ 5% - 3%. Với
mức chênh lệch giữa sả
n xuất lắp ráp trong nước với thuế nhập khẩu sản
phẩm nguyên chiếc từ các nước ASEAN không lớn (các nhà lắp ráp sản
phẩm điện tử, máy tính Việt Nam đang phải chịu mức thuế nhập khẩu linh

kiện điện tử, máy tính 3%), một số nhà đầu tư nước ngoài trong ngành
CNĐT và CNTT ở Việt Nam đã chuyển từ hình thức liên doanh sang 100%
vốn sở hữu, chuyển từ
sản xuất sang nhập khẩu và phân phối sản phẩm để
khai thác lợi thế này.
Tuy nhiên, đề nghị này cũng đang vấp phải những phản hồi trái chiều
từ phía các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử, bán dẫn, vì nếu được
chấp nhận, các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử, bán dẫn sẽ bị “chết
yểu” ngay khi vừa mới đượ
c hình thành. Trên thực tế, hàng rào bảo hộ
thuế quan đối với các linh kiện nhập khẩu trong những năm qua - vốn để
thúc đẩy ngành sản xuất điện tử trong nước đã thất bại. Với việc cắt giảm
thuế theo quy định của WTO đã dẫn đến sự ra đi của các liên doanh như
Sony, Orion - Hanel, vốn chỉ thâm nhập vào thị trường để hưởng các ưu
đãi về thu
ế và nhân công giá rẻ. Trong khi sự chi phối của các hãng điện tử
nước ngoài so với năng lực yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam hiện
đang là một trong những nguyên nhân dẫn đến cơ cấu sản phẩm của ngành
điện tử Việt Nam mất cân đối khá nghiêm trọng, thì trong tình thế hiện
nay, càng không được cho phép chúng ta bảo hộ ngành sản xuất này bằng
các biện pháp thuế quan cũng như phi thuế quan mà chúng ta đã áp dụng
từ những năm trước.
c) Chính sách về R&D, đổi mới công nghệ, hiện đại hóa trang thiết bị
Công nghệ lạc hậu sẽ dẫn đến năng suất lao động thấp, tiêu hao nguyên vật
liệu và năng lượng cao, gây ô nhiễm môi trường và cuối cùng là sản xuất ra sản
phẩm không thoả mãn nhu cầu của thị trường về giá cả và chất lượng. Bất kỳ
doanh nghiệp nào cũng nhậ
n thức được điều đó, nhưng thực tế việc tiến hành
các hoạt động R&D và đổi mới công nghệ, hiện đại hóa trang thiết bị sản xuất
gặp không ít khó khăn, cần khắc phục. Một mặt do các nhà quản lý chưa thực sự

có quyết tâm, còn bảo thủ và sợ những quyết định mạo hiểm, mặt khác, hệ
thống chính sách hỗ trợ, khuyến khích chưa
đủ mạnh để gắn yêu cầu, quyền lợi
với trách nhiệm trong các hoạt động R&D cũng như quản lý và đổi mới công
nghệ, hiện đại hóa trang thiết bị.


22
Trong những năm gần đây, trên cơ sở Luật Khoa học và Công nghệ
(2000), Luật Sở hữu trí tuệ (2005), Luật Chuyển giao công nghệ (2006),
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (2006), Luật Chất lượng sản
phẩm, hàng hóa (2007), Luật Đầu tư (2005), Luật Doanh nghiệp (2005)…
và Nghị định số 119/1999/NĐ - CP về các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp nghiên cứu đổi mới công nghệ, việc nhập công nghệ
(để đổi mới
công nghệ) đã đạt được một số thành tựu nhất định. Năm 2011, theo “Bảng
xếp hạng về Chỉ số đổi mới công nghệ toàn cầu” do Tổ chức Sở hữu trí tuệ
thế giới (WIPO) vừa công bố, Việt Nam đã tăng 20 bậc so với năm 2010,
xếp ở vị trí 51, đứng sau Malaysia 31, Thái Lan 48 và đứng trước Brunei
75, Philippine 91, Indonesia 99, Campuchia 111 của khu vực Đông Nam Á.
Các chính sách và nh
ững thành tựu đạt được ít nhiều đã có tác dụng tích
cực đến sự phát triển của toàn ngành. Từ chỗ lắp ráp theo mô thức SKD là
chủ yếu, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã chuyển sang đầu tư công nghệ
để lắp ráp theo các mô thức CKD và IKD. Nhờ đó một số sản phẩm điện tử
do Việt Nam lắp ráp đã tìm được chỗ đứng trên thị trường trong nước
cũng như thị
trường ngoài nước.
Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư có hạn, thông tin KH&CN cập nhật
không đầy đủ, nên nhiều thiết bị công nghệ trong ngành được nhập về đã

lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá của toàn ngành. Đặc
biệt, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam đã thiếu đầu tư đúng mức vào việc
nhập khẩu các thiết bị đo kiể
m (thường chiếm tới 50% tổng giá trị thiết bị
đầu tư), nên khả năng để lắp ráp, sản xuất các sản phẩm điện tử cao cấp
phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là rất hạn chế.
d) Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Đối với ngành CNĐT, một trong những vấn đề được quan tâm hàng
đầu là nhanh chóng đào tạo được nguồn nhân lực trình độ cao, kỹ n
ăng
giỏi, tạo tiền đề cho việc thu hút đầu tư từ các đối tác chiến lược như Nhật
Bản, Mỹ, EU để trên cơ sở đó có thể phát triển ngành CNĐT theo định
hướng xuất khẩu. Tuy nhiên các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đào tạo để có
được nguồn nhân lực này cho đến nay vẫn chỉ nằm trong các văn bản, khả
năng để hiện thực hóa còn hạ
n chế. Theo Tổng cục thống kê, tính đến
31/12/2008, tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp SXKD điện
tử là 90.746 người [21], trong đó tỷ lệ cán bộ khoa học chỉ chiếm khoảng
10% [28] và chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ
Chí Minh (khoảng 90% số lượng cán bộ khoa học).

Trong những năm đổi mới, mạng lưới đào tạo, dạy nghề của nước ta
đã
có sự phát triển mạnh về quy mô và chất lượng đào tạo. Các cải cách về
giáo dục, đào tạo đã có tác động đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,

23
mở rộng tri thức, khả năng sáng tạo, phát minh, óc tưởng tượng và các kỹ
năng thực hành nghề nghiệp của người lao động. Một bộ phận người lao
động Việt Nam đã làm chủ được KH&CN mới, hiện đại chuyển giao từ

nước ngoài, đáp ứng được sự phát triển của ngành. Tuy nhiên, công tác
đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho ngành CNĐT Việt Nam trong suốt
những năm đổi mớ
i cũng đang bộc lộ những hạn chế nhất định. Ngoài điều
kiện thực hành cũng như thiết bị công nghệ phục vụ cho công tác đào tạo
tại các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề còn rất nghèo nàn, thiếu thốn,
những thiết bị đang có thì đa phần đã lạc hậu so với thiết bị mà các doanh
nghiệp đang vận hành khai thác, thì Nhà nước và các doanh nghi
ệp vẫn
còn chưa chú trọng đúng mức tới khâu đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng
nguồn nhân lực.
Theo đánh giá của các nhà kinh tế, các nhà hoạch định chính sách trong
nước và quốc tế thì các thể chế phát triển nguồn nhân lực nước ta còn
thiếu, chưa đồng bộ, một số chưa phù hợp với các thông lệ quốc tế nên đã
có tác động hạn chế phát triển nguồn nhân lự
c tham gia vào phân công và
hợp tác lao động ở quy mô rộng lớn và so với các nước trên thế giới, quy
mô và chất lượng nguồn nhân lực nước ta nói chung, trong ngành CNĐT
nói riêng vẫn đang đứng trước những thách thức to lớn trong cạnh tranh
và hội nhập vào qúa trình toàn cầu hoá.
e) Chính sách phát triển CNHT phục vụ ngành công nghiệp điện tử
Trong một thời gian dài, ngành CNĐT thiếu một định hướng chiến lược
phát triển, CNHT do đó, thiếu sự
đầu tư trong thiết kế chính sách cũng
như nhận thức đúng đắn về vai trò và cách tiếp cận và kết quả là ngành
CNHT phục vụ phát triển ngành CNĐT ở Việt Nam như nhận xét của các
chuyên gia trong và ngoài nước mới chỉ manh nha hình thành và đang còn
ở mức độ sơ khai, đang ở vạch xuất phát của quá trình phát triển.
Với sự giúp đỡ của các chuyên gia Nhật Bản trong khuôn khổ “Sáng
kiến chung Việt - Nhậ

t”, sau nhiều năm bàn thảo, ngày 31/7/2007 bản “Quy
hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm
nhìn đến năm 2020” đã được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công
Thương) phê duyệt tại Quyết định số 34/2007/QĐ - BCN. Tuy nhiên, sau
gần 5 năm phê duyệt và ban hành, các cơ quan hữu quan vẫn chưa có
Thông tư hướng dẫn thực hiện và do vậy vẫn chưa có kế hoạ
ch hành động
cụ thể chỉ ra “Ai làm cái gì, làm khi nào và làm như thế nào?” và hậu quả là
tác động của bản Quy hoạch đến sự phát triển của các ngành CNHT ở Việt
Nam còn rất hạn chế.


24
Xác định CNHT là một khâu đột phá của nền kinh tế, ngày 24/02/2011,
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 12/2011/QĐ - TTg về chính sách
phát triển một số ngành CNHT. Theo Quyết định này, 5 nhóm chính sách
ưu đãi phát triển CNHT đã được đề cập là ưu đãi đầu tư, phát triển thị
trường; ưu đãi về hạ tầng cơ sở; ưu đãi về KH&CN, đào tạo nguồn nhân lực;
ư
u đãi về cung cấp thông tin và ưu đãi về tài chính. Tiếp theo, ngày
26/8/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1483/QĐ - TTg ban
hành danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển. Các Quyết định này có
thể coi là những cú hích mới cho ngành CNHT Việt Nam - yếu tố quan
trọng trong phát triển kinh tế, gia tăng giá trị sản xuất và thúc đẩy các
ngành công nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
1.2.2. Thực trạng về hệ thố
ng các doanh nghiệp điện tử Việt Nam
Trên cơ sở các số liệu thu được từ các phiếu điều tra, khảo sát, các số liệu
của các tổ chức nước ngoài cũng như các số liệu của Tổng cục Thống kê, có thể
mô tả toàn cảnh hệ thống các doanh nghiệp ngành CNĐT Việt Nam như sau:

1. Về phân vùng địa lý:
Các doanh nghiệp điện tử Việt Nam tập trung chủ
yếu ở các thành phố lớn,
với hai trung tâm là Tp. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
Ngoài hai trung tâm này, ở phía Nam, hai tỉnh lân cận Tp. Hồ Chí Minh là
Đồng Nai và Bình Dương và ở phía Bắc, bốn tỉnh lân cận Tp. Hà Nội là Hải
Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc - với những lợi thế về cơ sở hạ tầng,
mặt bằng, giá thuê đất và nhân công cũng đã và đang tập trung nhiều doanh
nghiệp cũng như dự án CNĐT tại các Khu công nghiệ
p và Khu chế xuất đang
hình thành. Một số DNV&N khác ở Đà Nẵng, Hải Phòng, là những nơi ngành
điện tử gắn kết với các ngành hàng hải, đóng tàu.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu ở các Khu
công nghệ cao, các Khu công nghiệp hoặc các Khu chế xuất do có cơ sở hạ tầng
đầy đủ, được đầu tư bài bản và có nhiều ưu đãi của Nhà nước và các đị
a phương
về thuế, về giá thuê đất,…
2. Về số lượng doanh nghiệp:
Ngay từ những năm 1990, do nhu cầu tiêu dùng lớn cộng với chính sách
bảo hộ của nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động SXKD trong ngành
CNĐT đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ. Bước sang thập kỷ
những năm 2000, mặc dù có nhiều biến động trên thị trường hàng điện tử
cũng như phả
i tiến hành tổ chức sắp xếp lại, đổi mới cơ chế quản lý, xoá bỏ
bao cấp chuyển hẳn sang hạch toán SXKD nhằm thực hiện thành công chủ
trương nhất quán và lâu dài của Đảng về phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần, nhưng số lượng các doanh nghiệp hoạt động SXKD trong
ngành CNĐT vẫn tiếp tục được phát triển với tốc độ khá lớn cả về s

lượng, cả về quy mô. Tính đến thời điểm 31/12/2008 toàn ngành CNĐT có

436 doanh nghiệp với ba loại hình sở hữu khác nhau, đó là các doanh

25
nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài chiếm khoảng 1/3. Trên bảng 1.2 là số lượng các doanh
nghiệp hoạt động SXKD trong ngành CNĐT tại thời điểm ngày 31/12 hàng
năm trong các năm từ 2005 đến 2008. Đa phần các doanh nghiệp SXKD
trong ngành CNĐT là các DNV&N, quy mô lao động cũng như quy mô
nguồn vốn là hạn chế. Trên các bảng 1.3 và 1.4 là số l
ượng các doanh
nghiệp hoạt động SXKD trong ngành CNĐT tại thời điểm ngày 31/12 hàng
năm trong các năm từ 2005 đến 2008 phân theo quy mô lao động và quy
mô nguồn vốn [21].
Bảng 1.2. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động SXKD trong ngành
CNĐT tại thời điểm ngày 31/12 hàng năm
TTT Theo
ngành SXKD
2005 2006 2007 2008
11 Sản xuất
thiết bị văn
phòng và máy
tính
26 30 39 62
22 Sản xuất
radio, TV và
thiết bị truyền
thông
212 226 282 374


Tổng
cộng:
238 256 321 436
Bảng 1.3. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động SXKD trong ngành
CNĐT phân theo quy mô lao động tại thời điểm 31/12 hàng năm
TT


Ngành SXKD
Dưới
5
người
T
Từ 5÷9
người
Từ
10÷9
9

người
Từ
50÷9
9

người
Từ
200
÷
99
ngư

ời

Từ
300÷
99
ngườ
i

Từ
500÷
99
ngườ
i

Từ
1000
÷
999
ngườ
i

Từ
5000
ngườ
i trở
lên

1
Sản xuất thiết
bị văn phòng

và máy tính

×