Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Đặc khu kinh tế Thâm Quyến - Hai tiến trình phát triển kinh tế từ khi cải cách mở cửa đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---*---

NGUYỄN THỊ THANH HÀ

ĐẶC KHU KINH TẾ THÂM QUYẾN HAI TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TỪ KHI CẢI CÁCH MỞ CỬA ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC

Hà Nội - 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---*---

NGUYỄN THỊ THANH HÀ

ĐẶC KHU KINH TẾ THÂM QUYẾN HAI TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TỪ KHI CẢI CÁCH MỞ CỬA ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60.31.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thế Anh

Hà Nội - 2010



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………….

1. Lý do chọn đề tài…...…………………………………………….......................................
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...............................................................................................

3. Mục đích của nghiên cứu..........................................................
4. Cách tiếp cận...........................................................................................................................
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu..............................................................
6. Bố cục luận văn.......................................................................................................................
CHƯƠNG 1: ĐẶC KHU KINH TẾ THÂM QUYẾN TRONG CÔNG CUỘC
CẢI CÁCH MỞ CỬA Ở TRUNG QUỐC .................................................

1.1. Sự hình thành, phát triển các đặc khu kinh tế đầu tiên ở Trung Quốc....................

1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử……………………………………………………..….................
1.1.2. Diễn biến xây dựng và phát triển của các c khu kinh t u

tiờn.........................................................................

1.2. Đặc khu kinh tế Thâm QuyÕn ……..........................................

1.2.1.Khái quát về đặc khu kinh tế Thâm Quyến............................................
1.2.2. Sơ lược về những thành tựu kinh tế của Thâm Quyến......................
CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH CẤT CÁNH CỦA ĐẶC KHU KINH TẾ THÂM QUYẾN
(1980 - 2002)..............................................................................................

i



2. 1. Những cơ sở đặt nền móng cho sự phát triển kinh tế ở Thâm Quyến........................

2.1.1. Điều kiện và ưu thế xây dựng đặc khu kinh tế Thâm Quyến......
2.1.2.Những chính sách ưu đãi của Trung ương đối với Thâm Quyến..

2.1.3.Những chính sách phát triển đúng đắn của chính quyền Thâm Quyến.......................

2.2. Phương thức phát triển kinh tế của Thâm Quyến ...............................
2.2.1. Giai đoạn thúc đẩy cải cách mở cửa cục bộ và xây dựng nền móng cho tiến
trình cất cánh (1978-1992).....................................................
2.2.2. Giai đoạn cất cánh của nền kinh tế Thâm Quyến (1993-2002)..
2.3. Những hạn chế, thiếu sót Thâm Quyến gặp phải.......................
CHƯƠNG 3: TIẾN TRÌNH NÂNG CẤP PHÁT TRIỂN, CÂN BẰNG KINH TẾ

VÀ MÔI TRƯỜNG (2002 ĐẾN NAY...............................................

3.1. Bối cảnh lịch sử .............................................................

3.1.1. Bối cảnh thế giới................................................................................................
3.1.2. Bối cảnh Trung Quốc………….......................................................................
3.2. Tiến trình phát triển của Thâm Quyến từ 2002 đến nay............

3.2.1. Chú trọng đến tự chủ sáng tạo.....………….....................…………........

3.2.2. Xây dựng Thâm Quyến hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, môi trường thân thiện.....……

3.2.3. Hai khu thử nghiệm mơ hình phát triển mới – lực đẩy cho Thâm Quyến
trong thời kỳ mới.............................................................................…………


ii


3.3. Những thành tựu đạt được...............………….......................................................
3.4. Những tồn tại thách thức trên con đường phát triển của Thâm Quyến hiện
nay...............…………..............................................................................
CHƯƠNG 4: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐẶC KHU KINH TẾ THÂM
QUYẾN VÀ GỢI Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM......................................
4.1. Triển vọng phát triển của đặc khu kinh tế Thâm Quyến ................

4.1.1. Năm 2015 đi đầu toàn quốc trong xây dựng thành phố sáng tạo kiểu mới.............

4.1.2. Năm 2020 xây dựng thành phố quốc tế hóa mang tính khu vực quan trọng………

4.1.3. Nỗ lực xây dựng thành phố XHCN mang đặc sắc Trung Quốc điển

hình…………............................................................................
4.2. Đơi điều suy nghĩ về Việt Nam...........................................................................

KẾT LUẬN ..............................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................

iii


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

TS

Tiến sỹ


ĐCS

Đảng cộng sản

TW

Trung ương

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

BCHTư ĐCS

Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Bảng so sánh phát triển kinh tế đặc khu kinh tế Trung Quốc

Tr. 21

Bảng 1.2 So sánh Thâm Quyến với các đặc khu kinh tế khác (2007)


Tr. 25

Bảng 1.3 Thống kê kinh tế Thâm Quyến năm 2009

Tr. 26

Bảng 2.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế của Thâm Quyến (1979-1985) Tr. 42
Bảng 2.2 Tình hình tăng trưởng kinh tế của Thâm Quyến (1986-1992) Tr. 48
Bảng 2.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc

Tr. 51

Bảng 2.4 Tình hình kinh tế của Thâm Quyến (1993-2002)

Tr. 52

Bảng 3.1 Tình hình kinh tế của Thâm Quyến (2002-2009)

Tr. 71


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trung Quốc đang buộc thế giới phải nhìn nhận thế kỉ 21 là thế kỉ của
Trung Quốc bởi những thành tựu thần kì mà quốc gia này đã đạt được trên
mọi lĩnh vực. Trung Quốc đang dần trở thành một cường quốc trong khu vực
với địa vị và tầm ảnh hưởng ngày càng lan tỏa rộng rãi trên trường quốc tế.
Quá trình hội nhập toàn cầu của Trung Quốc đã được bắt đầu bằng những
bước đi đầu tiên táo bạo, sáng tạo và mang đậm màu sắc Trung Quốc - điển
hình là các đặc khu kinh tế. Sự hình thành của một loạt các đặc khu kinh tế,

mà trước hết là Thâm Quyến, Sán Đầu… cùng sự thành cơng của chúng chính
là màn mở đầu ngoạn mục cho sự phát triển thần kì của kinh tế Trung Quốc.
Trong đó, Thâm Quyến nổi lên như một bài học thành công nhất của Trung
Quốc trong quá trình xây dựng và phát triển mơ hình các đặc khu kinh tế này.
Sau hơn 30 năm phát triển, đặc khu kinh tế Thâm Quyến đã có những
bước chuyển mình lớn lao trong kinh tế và xã hội và đạt được nhiều thành tựu
to lớn như bước đầu xây dựng khung cho nền kinh tế thị trường, thực lực kinh
tế tổng hợp của thành phố tăng trưởng với tốc độ cao, chất lượng các hoạt
động dịch vụ của thành phố khơng ngừng được hồn thiện, tính chất mở của
nền kinh tế ngày càng nâng cao, cơ cấu kinh tế không ngừng được ưu việt hóa,
khả năng sáng tạo khoa học kĩ thuật được tăng cường, đời sống nhân dân và
trình độ văn minh của thành phố được nâng cao.
Câu chuyện thần thoại mà Thâm Quyến đã viết nên được bắt đầu từ sự
đề xướng, quan tâm và ủng hộ hết mình của nhà lãnh đạo vĩ đại Đặng Tiểu
Bình. Thành công của Thâm Quyến với tư cách là một đặc khu kinh tế đầu
tiên của Trung Quốc đã chứng tỏ tính đúng đắn và sự thành cơng của chính
sách đặc khu kinh tế mà Trung ương Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã vạch

1


ra. Thâm Quyến là một thử nghiệm hoàn toàn mới trong việc tận dụng vốn, kĩ
thuật, kinh nghiệm quản lí từ nước ngoài để xây dựng kinh tế CNXH. Với ý
nghĩa đó, Thâm Quyến đã phát huy được vai trị là mảnh đất thử nghiệm, là lá
cờ đầu trong xây dựng các đặc khu kinh tế, đồng thời có những cống hiến to
lớn trong việc làm phong phú lí luận xây dựng CNXH ở Trung Quốc.
Để đạt được những thành tựu vẻ vang ấy, chính quyền và nhân dân
thành phố đã kiên quyết, mạnh dạn, sáng tạo bước đi trên con đường phát
triển đã lựa chọn: dựa vào ngoại lực để tăng cường, phát triển nội lực, trên
nền tảng nhất định xây dựng nền kinh tế tự chủ, sáng tạo với khoa học kĩ

thuật cao, dịch vụ hiện đại, tầm ảnh hưởng và địa vị được nâng cao trên
trường quốc tế, đồng thời tạo ra hiệu ứng kết nối, thúc đẩy các địa phương
trong nước cùng phát triển. Con đường ấy được thể hiện sáng rõ và thống
nhất qua hai tiến trình phát triển kinh tế của đặc khu Thâm Quyến từ khi cải
cách mở cửa đến nay: tiến trình cất cánh (1980-2002) và tiến trình nâng cấp
phát triển, cân bằng kinh tế và môi trường (2002 đến nay). Hai tiến trình phát
triển kinh tế này cùng những thành cơng, khó khăn hay thiếu sót là bài học
kinh nghiệm đáng quý cho những nền kinh tế chuyển đổi lạc hậu đang tìm
đường hội nhập với thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam, những nghiên cứu về đặc khu kinh
tế Thâm Quyến cùng những tiến trình phát triển của nó chưa có nhiều, hoặc là
có nhưng chưa thực sự chun sâu.
Chính bởi những lý do trên đây, tác giả quyết định lựa chọn “Đặc khu
kinh tế Thâm Quyến – Hai tiến trình phát triển kinh tế từ khi cải cách mở cửa
đến nay” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2


Đặc khu kinh tế của Trung Quốc là một mô hình phát triển kinh tế đột
phá và thành cơng. Tính đến thời điểm này thì đặc khu kinh tế Trung Quốc
trong đó nổi bật nhất là đặc khu kinh tế Thâm Quyến đã thu hút được sự quan
tâm của không ít các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới, cũng đã
tiêu tốn khơng ít giấy mực của các học giả trong và ngoài nước.
Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, những tác phẩm, tác giả nghiên cứu về
đề tài “Đặc khu kinh tế Thâm Quyến với các tiến trình phát triển kinh tế từ
cải cách mở cửa đến nay” hầu như chưa có nhiều. Các tác giả Việt Nam chủ
yếu nghiên cứu chung về mơ hình một số đặc khu đầu tiên của Trung Quốc
như Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Mơn, Hải Nam, Thâm Quyến… qua đó rút ra một

số bài học kinh nghiệm tiêu biểu cho Việt Nam trong tiến trình xây dựng các
khu kinh tế trong nước.
- Tác phẩm tiêu biểu có Nguyễn Văn Hồng trong “ Trung Quốc cải
cách mở cửa – những bài học kinh nghiệm”, Nxb Thế Giới, Hà Nội (2003)
[3]. Trong tác phẩm này, tác giả Phùng Thị Huệ đã khái quát về quá trình và
những thành tựu xây dựng 5 đặc khu kinh tế đầu tiên tiêu biểu ở Trung Quốc
và đưa ra được một số bài học kinh nghiệm cần tham khảo cho Việt Nam [3].
Nhưng tác phẩm vẫn chưa đi vào phân tích riêng và sâu về đặc khu kinh tế
Thâm Quyến như các tiến trình phát triển kinh tế của đặc khu.
- Tiếp theo là tác phẩm “ Thâm Quyến phát triển thần kỳ – hiện đại hoá
- quốc tế hoá” của Võ Đại Lược, Nxb Thế Giới, Hà Nội (2008)[4] với việc đề
cập sâu sắc hơn về đặc khu kinh tế Thâm Quyến sự bứt phá của cải cách kinh
tế. Trong đó tác giả Đặng Phương Hoa đã phân tích nhằm nổi bật lên bức
tranh phát triển kinh tế thần kỳ của Thâm Quyến, qua đó cho người đọc
mường tượng được một cách cơ bản con đường phát triển và những thành tựu
mà Thâm Quyến đã đạt được, tuy nhiên lại chưa đem đến cho người đọc sự
phân định thời gian, phân định các giai đoạn phát triển lớn của Thâm Quyến

3


khiến người đọc chưa thể tổng quát và nắm vững các mốc thời gian và bước
chuyển mình lớn lao của Thâm Quyến.
- Tác phẩm để lại cho người đọc cái nhìn chỉnh thể nhất về đặc khu
kinh tế Thâm Quyến có lẽ là bài viết “ Đặc khu kinh tế Thâm Quyến – những
đột phá và phát triển” đăng trên Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 5 (2008)
[1] của hai tác giả Cù Chí Lợi và Hồng Thế Anh. Trong bài viết này, khi
khái quát về sự phát triển của đặc khu kinh tế Thâm Quyến thì tác giả ngoài
việc đưa ra những thành tựu mà Thâm Quyến đạt được cịn phân tích kỹ
lưỡng các giai đoạn và tiến trình phát triển của kinh tế Thâm Quyến. Tuy

nhiên cách chia giai đoạn và tiến trình trong bài viết có phần chưa được tổng
quát và đầy đủ, chưa đề cập được đến những năm gần đây khi Thâm Quyến
nâng cấp phát triển, cân bằng kinh tế và môi trường ra sao?
Mơ hình đặc khu kinh tế Thâm Quyến là một mơ hình xuất sắc và đã
trở thành đầu tầu kinh tế của Trung Quốc từ sau cải cách mở cửa đến nay.
Chính vì thế nghiên cứu mơ hình phát triển đặc khu này đã trở thành tâm
điểm chú ý của các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý cũng như các nhà nghiên
cứu ở Trung Quốc.
- Có rất nhiều tác phẩm tiêu biểu như “Nghiên cứu mơ hình phát triển
của các đặc khu kinh tế trên thế giới” (2006) [29] hay “Nhìn lại lịch sử phát
triển và bối cảnh tương lai của đặc khu kinh tế Thâm Quyến” [30] đều của tác
giả Trung Kiên. Những tác phẩm này đã giới thiệu cho người đọc một Thâm
Quyến với những bước đột phá táo bạo để phát triển, qua đó cũng đem lại cho
người đọc cái nhìn tổng quan về mơ hình phát triển kinh tế của Thâm Quyến
- Thêm nữa có tác phẩm “ Nghiên cứu đặc khu kinh tế Thâm Quyến –
lý luận và thực tiễn, quá khứ và tương lai” của tác giả Phàn Cương [15] v.v..
- Bên cạnh đó cịn có rất nhiều các luận văn thạc sỹ, tiến sỹ của Trung
Quốc cũng đề cập đến vấn đề này như luận văn thạc sỹ của Lý Lợi Mai viết

4


năm 2007 với đề tài “Đặc khu kinh tế Thâm Quyến – thành tựu phát triển,
kinh nghiệm và triển vọng tương lai”[20], luận văn tiến sỹ của Trần Văn Mai
năm 2004 với “Nghiên cứu hành vi của chính phủ trong sự phát triển kinh tế
của Thâm Quyến ”[13] v.v..
- Ngoài ra, trên các web của Trung Quốc cũng có rất nhiều các bài viết
về đặc khu kinh tế Thâm Quyến với nhiều tin tức được cập nhật thường
xuyên. Tuy nhiên vì là người Trung Quốc viết nên mặc dù nội dung phong
phú và sâu sắc nhưng bài học kinh nghiệm rút ra khơng phải dành cho Việt

Nam.
Nhìn chung các tác phẩm trong nước viết về Thâm Quyến chưa nhiều
và cũng ít các tác phẩm viết sâu, viết đầy đủ. Tuy nhiên ở một khía cạnh nào
đó thì đây cũng là những tác phẩm đã góp phần giúp người đọc hiểu biết cơ
bản về sự hình thành và phát triển cũng như những thành tựu vượt bậc mà
Thâm Quyến đã đạt được, qua đó đã đưa ra được những bài học kinh nghiệm
sâu sắc cho Việt Nam trên tiến trình phát triển có thể tìm hiểu, vận dụng và
học hỏi. Cịn những tác phẩm của Trung Quốc tuy rằng phong phú và rõ ràng
nhưng lại thiếu đi phần kinh nghiệm dành cho Việt Nam. Chính vì lẽ đó, tác
giả trên cơ sở tất cả các tác phẩm này đã tổng hợp được để tài cho luận văn và
đi vào phân tích thêm những nội dung mới để vận dụng cho nước nhà.
3. Mục đích của nghiên cứu
Luận văn nhằm phân tích một cách tổng qt và tồn diện tiến trình
phát triển kinh tế của đặc khu Thâm Quyến từ khi cải cách mở cửa cho đến
nay trên cơ sở đánh giá sâu sắc cả về logic và lịch sử của vấn đề. Từ đó
nghiên cứu rõ hơn về phương thức phát triển kinh tế, những thành tựu đạt
được, những tồn tại và khó khăn của đặc khu kinh tế Thâm Quyến nói riêng

5


và của các đặc khu kinh tế Trung Quốc nói chung, qua đó rút ra bài học kinh
nghiệm cho việc xây dựng các khu kinh tế ở Việt Nam.
Tác giả cũng mong muốn thơng qua luận văn này có thể đưa đến cho
người đọc cái nhìn tổng thể về một mơ hình thí nghiệm có tính đột phá táo
bạo của nước bạn, qua đó phần nào khích lệ động viên, tạo niềm tin cho
những nhà hoạch định Việt Nam với tinh thần không sợ sai, không sợ thất bại,
mạnh dạn học hỏi, mạnh dạn thử nghiệm và “thực sự cầu thị”.
Đồng thời khóa luận cũng muốn cho người đọc phần nào hiểu được đôi
nét về thực trạng các khu kinh tế của nước nhà, xem xem chúng ta thiếu gì, tại

sao chưa thành công và cần thay đổi ra sao trong tương lai? Luận văn đã đưa
ra một vài biện pháp nhằm thúc đẩy cho sự phát triển của các khu kinh tế Việt
Nam với mục tiêu trở thành các đầu tầu phát triển cho nền kinh tế nước nhà.
4. Cách tiếp cận
Như trên đã nói, mặc dù nghiên cứu về đặc khu kinh tế của Trung Quốc
nói chung và đặc khu kinh tế Thâm Quyến nói riêng rất có ý nghĩa thực tế đối
với Việt Nam nhưng các nghiên cứu về tiến trình phát triển của đặc khu kinh
tế Thâm Quyến ở Việt Nam chúng ta còn thiếu vắng những bài viết mang tính
hệ thống. Gần đây nhất, Cù Chí Lợi – Hồng Thế Anh đã nỗ lực đi lý giải sự
phát triển thần kỳ của kinh tế Thâm Quyến bằng bài viết đăng trên tạp chí
Nghiên cứu Trung Quốc số 5 năm 2008 “Đặc khu kinh tế Thâm Quyến Trung
Quốc – Những đột phá và phát triển”. Bài viết phân kỳ tiến trình phát triển
của Thâm Quyến thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 bắt đầu từ khi thành lập cho
đến đầu những năm 1990 và giai đoạn 2 là từ đầu những năm 1990 trở lại đây.
Cách phân kỳ này chủ yếu dựa vào cải cách theo hướng thị trường, tiếp cận
dưới cái nhìn của thị trường mà chưa thực sự quan tâm đến những vấn đề như

6


hiệu quả kinh tế, hiệu quả của phương thức tăng trưởng cũng như những vấn
đề hậu tăng trưởng phát triển...
Hơn nữa, nếu phân kỳ như trên phải chăng vẫn còn đôi chút mâu thuẫn
khi chúng ta lại thấy rằng tại thời điểm năm 1992 sau chuyến đi khảo sát phía
Nam của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc mới khẳng định xây dựng kinh tế thị
trường. Chính lúc đó mới là lúc tạo điều kiện cho Thâm Quyến bắt đầu thực
hiện cất cánh đặt nền móng cho sự phát triển tồn diện sau này. Như vậy sau
năm 1992, Thâm Quyến ở vào giai đoạn phát triển nhanh chóng, tuy nhiên sự
phát triển này vẫn chủ yếu dựa vào phương thức phát triển theo chiều rộng,
chưa thực sự có sự thay đổi lớn trong phương thức phát triển.

Nhìn lại lịch sử phát triển từ khi cải cách mở cửa đến nay, chúng ta
thấy rằng bằng hàng loạt các thử nghiệm đã đem lại cho Trung Quốc sự phát
triển vượt bậc trong lĩnh vực kinh tế. Nhưng tiến trình này cũng đã có sự phân
đoạn, đó là giai đoạn khởi điểm của cải cách mở cửa, đặt nền móng cho sự
phát triển của Trung Quốc. Giai đoạn này kéo dài trong vòng hơn 20 năm từ
1978 đến 2002 với đặc điểm là phát triển nghiêng lệch coi trọng tăng trưởng
kinh tế, coi nhẹ dân sinh, coi nhẹ vấn đề môi trường, tăng trưởng kinh tế theo
phương thức phát triển chiều rộng.
Từ sau năm 2002, nhất là sau Đại hội ĐCS Trung Quốc đến nay, ĐCS
Trung Quốc đứng đầu là Hồ Cẩm Đào đã đưa ra hàng loạt những chủ trương,
chính sách điều chỉnh, giải quyết các vấn đề hệ quả của giai đoạn đầu mà
Trung Quốc đang phải đối mặt. Như quan điểm phát triển khoa học (tháng 10
năm 2003); xây dựng xã hội hài hòa XHCN (tháng 9 năm 2004) v.v.. Điều
này cho thấy từ năm 2002 đến nay, Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn
mới từ phát triển nghiêng lệch sang phát triển cân bằng bền vững.
Với cách tiếp cận như vậy, đặt Thâm Quyến trong tổng thể cải cách mở
cửa ở Trung Quốc. Luận văn chia Thâm Quyến ra làm 2 tiến trình phát triển

7


lớn: Một là, từ khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa đến năm 2002, đây
là giai đoạn đặt nền móng và phát triển nhanh chóng (hay cất cánh). Hai là,
giai đoạn từ 2002 đến nay là giai đoạn đi sâu cải cách nâng cấp phát triển,
phát triển cân bằng.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Về mặt phương pháp luận nghiên cứu, các phân tích đánh giá đều dựa
trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Luận văn đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu, chủ yếu là
phương pháp thống kê, so sánh - đối chiếu, phân tích – tổng hợp dựa trên các

tài liệu đã có.
Về nguồn tư liệu, tác giả sử dụng các tài liệu sách, tạp chí, luận văn
thạc sỹ, tiến sỹ tra cứu được trong Viện nghiên cứu Trung Quốc, Viện nghiên
cứu kinh tế Châu Âu, Viện kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, Viện kinh tế
Việt Nam, thư viện trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học
Quốc Gia Hà Nội, thư viện trường Đại Học Dân tộc Vân Nam – Trung Quốc...
Ngồi ra, do khơng có điều kiện đi thực tế để được “tận mục sở thị” nên tác
giả phải thường xuyên cập nhật tìm kiếm tài liệu trên các phương tiện truyền
thông báo đài, các Website điện tử của Việt Nam và Trung Quốc với hi vọng
cung cấp được cho luận văn các nguồn tin chính xác và mới nhất.

6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
Luận văn bao gồm 4 chương:
Chương 1: Đặc khu kinh tế Thâm Quyến trong công cuộc cải cách
mở cửa ở Trung Quốc

8


Chương 2: Tiến trình cất cánh của đặc khu kinh tế Thâm Quyến
(1980 - 2002)
Chương 3: Tiến trình nâng cấp phát triển, cân bằng kinh tế và môi
trường (2002 đến nay)
Chương 4: Triển vọng phát triển của đặc khu kinh tế Thâm Quyến
và đôi điều suy nghĩ về Việt Nam.

CHƯƠNG 1 - ĐẶC KHU KINH TẾ THÂM QUYẾN TRONG CÔNG
CUỘC CẢI CÁCH MỞ CỬA Ở TRUNG QUỐC
1.1. Sự hình thành, phát triển các đặc khu kinh tế đầu tiên ở Trung Quốc

1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử
Sau kết thúc của mười năm “ Đại cách mạng văn hoá”, các nhà lãnh
đạo Trung Quốc luôn trăn trở: làm thế nào để xây dựng một đất nước giàu
mạnh? Tất cả họ đều ý thức được rằng phải thay đổi một nền kinh tế lạc hậu,
phải thay đổi hiện trạng quản lý hỗn loạn cho khác hẳn với thời kỳ “ Đại cách
mạng văn hoá”, nhưng thay đổi bằng phương thức nào đây, đi bằng con
đường nào đây?
Từ năm 1978 dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình cùng quan điểm
“cải cách mở cửa” ông cho rằng: Vấn đề căn bản của Trung Quốc là vấn đề về
chế độ, những điều kiện cứng nhắc không hợp lý giữa thể chế và quản lý điều
hành chính là trở ngại lớn nhất cho sự tiến bộ của đất nước Trung Quốc. Ông
cho rằng Trung Quốc phải thực hiện bốn hiện đại hố: nơng nghiệp, cơng
nghiệp, kỹ thuật và quốc phòng, nhất định phải tiến hành cải cách đồng thời

9


phải mở cửa ra bên ngoài. Một quá khứ lâu dài với một nền kinh tế khép kín,
với các chính sách như “bế quan toả cảng”… đã khiến Trung Quốc đắm chìm
trong giấc ngủ sa sút và trì trệ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã
hội… Đã đến lúc Trung Quốc phải tỉnh dậy để bắt nhịp với thời cuộc – Hội
nghị Trung ương 3 khoá XI ĐCS Trung Quốc (tháng 12 năm 1978) là thời
điểm chính thức thơng qua chính sách cải cách mở cửa, đây là một quyết định
mang tính lịch sử, là điều kiện tiên quyết cho hướng đi mới mẻ đầy hứa hẹn
của đất nước Trung Quốc.
Chiến lược mở cửa của Trung Quốc mang hai nội dung lớn: thứ nhất
đó là chiến lược xuất nhập khẩu – chiến lược này hoàn toàn thay đổi so với
chính sách ngoại thương trước đây là thay thế nhập khẩu; nội dung thứ hai là
chiến lược mở cửa giao lưu với nước ngoài để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.
Muốn thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài Trung Quốc nghĩ ngay đến

việc phải thành lập các “đặc khu kinh tế” – mặc định các đặc khu kinh tế này
sẽ trở thành cửa sổ giao lưu, thơng thương với quốc tế. Chính sách mở cửa
của Trung Quốc rất hợp lý và hợp thời được thể hiện ở chỗ vào đúng thời
điểm đó các nước tư bản đang có dư vốn và kỹ thuật nên họ muốn đi tìm thị
trường để đầu tư trong khi các nước xã hội chủ nghĩa hay các nước đang phát
triển thì lạc hậu bảo thủ chưa sẵn sàng cho việc tiếp nhận sự chuyển giao đó.
Giữa lúc này, Trung Quốc xuất hiện và sẵn sàng mở cửa để thu hút vốn và kỹ
thuật từ bên ngoài. Sự trùng khít này đã làm cho cơ hội của Trung Quốc được
nhân lên gấp bội.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cịn là một thị trường to lớn với 1,3 tỷ dân,
với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, với nguồn lao động dồi dào…
chính là những lợi thế cạnh tranh và là sức hấp dẫn của Trung Quốc đối với
nước ngoài. Tuy nhiên với một đất nước rộng lớn như Trung Quốc thì mọi
thứ đều trở lên cồng kềnh khó khăn khi bắt đầu tiến hành cải cách mở cửa.

10


Hơn nữa, trình độ phát triển giữa các vùng địa lý ở Trung Quốc cũng không
đồng đều ắt dẫn đến việc có nơi lạc hậu khơng thể tiếp nhận được vốn và kỹ
thuật cơng nghệ từ nước ngồi. Chính vì vậy cần có sự nghiên cứu, suy xét và
chọn lọc cho phù hợp với thực tế yếu kém của Trung Quốc lúc bấy giờ.
Cũng vào thời điểm này, sự phát triển của Hồng Kông đã khiếnTrung
Quốc phải kinh ngạc. Hồng Kông là một trong những trung tâm công nghiệp
và dịch vụ mang tầm vóc quốc tế. Đặng Tiểu Bình mong muốn Trung Quốc
sẽ phát triển được nhiều Hồng Kông như thế. Đồng thời, vào cuối những năm
1960 và thập kỷ 1970 cùng với sự ra đời và phát triển của hàng trăm khu kinh
tế tự do trên thế giới đã tác động mạnh tới ý đồ của các nhà cầm quyền Trung
Quốc. Họ tìm tịi để nghiên cứu và thành lập ra các vùng kinh tế để phù hợp
cho tình hình Trung Quốc lúc bấy giờ.

Với tất cả những nguyên nhân trên, tháng 4 năm 1979, trong một cuộc
họp Trung ương ĐCS Trung Quốc đã quyết định xây dựng một vài vùng kinh
tế phát triển thử nghiệm, đó chính là các đặc khu kinh tế.
1.1.2 Diễn biến xây dựng và phát triển của các đặc khu kinh tế đầu tiên
Đặc khu kinh tế (Special Economic Zone - SEZ) – theo cách hiểu tương
đối thống nhất là vùng đất được khoanh lại trong một quốc gia hay khu vực,
hưởng các chính sách và chế độ ưu đãi đặc biệt trong quy định của hiến pháp
và pháp luật, nhằm thu hút nguồn vốn, công nghệ và phương pháp quản lý
tiên tiến của nước ngoài, phát triển các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
theo mơ hình hướng ngoại. Tính chất tổ chức cao của đặc khu kinh tế còn
được thể hiện qua mơ hình “khu trong khu” tức là trong đặc khu kinh tế gồm
có nhiều loại hình khu khác nhau như khu công nghiệp, khu thương mại tự do,
cảng tự do, khu chế xuất, kho chứa hàng miễn thuế [3, tr. 152]… Với cách tổ

11


chức liên kết hoàn chỉnh như vậy đã tạo nên một bức tranh tổng thể thống
nhất thúc đẩy sự phát triển của đặc khu kinh tế và góp phần thu hút mạnh vốn
đầu tư từ nước ngoài.
Đặc khu kinh tế Trung Quốc là một khu vực địa lý được ngăn cách với
bên ngoài bởi hai hàng rào quản lý: thứ nhất đó là hàng rào quản lý quan hệ
giữa đặc khu kinh tế với thị trường thế giới, thứ hai là hàng rào ngăn cách đặc
khu kinh tế với thị trường nội địa thơng qua sự kiểm sốt chặt chẽ của lực
lượng hải quan. Các nhà cầm quyền Trung Quốc lúc bấy giờ quyết tâm thành
lập các đặc khu kinh tế với những mục đích và ý nghĩa cơ bản như sau:
1- Xây dựng các đặc khu thành khu vực điển hình, những mơ hình mẫu
với mục tiêu đem những mơ hình đã được thử nghiệm thành cơng đem nhân
rộng ra các vùng khác. Chính những đặc khu kinh tế này đã mở ra một hướng
đi mới “một mũi tên trúng hai đích”. Đó là vừa mở cửa thu hút được vốn đầu

tư của nước ngoài, thu hút được thiết bị kỹ thuật tiên tiến và phương pháp
quản lý khoa học, mặt khác vẫn giữ được hình thái ý thức xã hội chủ nghĩa,
từng bước xây dựng đặc khu thành những vùng tiên tiến có nền văn minh vật
chất và tinh thần cao tạo ảnh hưởng tốt cho công cuộc xây dựng XHCN. Một
quốc gia theo CNXH khơng có nghĩa là đóng cửa bảo thủ khơng quan hệ với
các nước tư bản chủ nghĩa. Lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã từng nói: “Thế giới
hiện nay là thế giới mở cửa… kinh nghiệm hai ba mươi năm trước đây nói với
chúng ta rằng đóng kín cửa lại thì khơng thể xây dựng, không thể phát triển
được… Chúng ta phải phát triển nhanh một chút, nhanh q thì sẽ khơng phù
hợp với thực tế, nhưng phải nhanh một chút, làm sống động nền kinh tế bên
trong, thực hiện chính sách mở cửa với bên ngồi” [29, tr. 428]. Mơ hình
XHCN mới ở Trung Quốc đó là tận dụng, khai thác nguồn vốn khoa học kỹ
thuật, phương thức quản lý từ các nước tư bản chủ nghĩa để phát triển kinh tế
trong nước nhưng về tư tưởng thì vẫn giữ vững đường lối xã hội chủ nghĩa.

12


Mơ hình đặc khu kinh tế chính là cơng cụ để Trung Quốc thực hiện chủ
trương của mình cũng chính là khao khát mà các nước XHCN đang kiếm tìm.
2- Ý nghĩa thứ hai mà đặc khu kinh tế đem lại chính là thúc đẩy xuất
khẩu, thu hút vốn đầu tư, thiết bị khoa học kỹ thuật, phương pháp quản lý tiên
tiến từ nước ngoài. Những yếu tố này đều đang rất cần đối với các nước đang
phát triển như Trung Quốc. Sự thành công của đặc khu một mặt nào đó được
đánh giá bằng hoạt động xuất nhập khẩu có nhộn nhịp hay khơng, có thu hút
được nhiều vốn đầu tư hay khơng? Vì vậy các cấp chính quyền quản lý đặc
khu và đặc biệt là ban quản lý đặc khu phải dồn mọi nỗ lực mọi biện pháp để
xúc tiến xuất khẩu và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Xuất khẩu nhiều và
thu hút được mạnh đầu tư từ nước ngoài sẽ thu được nhiều ngoại tệ, điều này
sẽ làm cho bộ mặt của các đặc khu kinh tế từ những làng chài nghèo được

thay đổi. Đồng thời xuất khẩu phát triển, đầu tư nước ngoài lớn sẽ dẫn đến
việc nâng cao được tổng thu nhập quốc dân GDP và tỉ lệ tăng trưởng của cả
nền kinh tế.
3- Đặc khu kinh tế là khu vực để thử nghiệm những chính sách và cơ
chế mới sao cho phù hợp với nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên vấn đề nhức
nhối mà các nhà hoạch định chính sách đưa ra là mở cửa đến mức độ nào, mở
cửa từ từ kiểu “dị đá qua sơng” hay mở cửa ồ ạt khắp cả nước? Lý thuyết đã
chỉ ra không ít các mặt hạn chế của nền kinh tế thị trường cho nên nếu mở cửa
ồ ạt trên diện rộng sẽ là liều lĩnh và nguy hiểm và thậm chí cịn có thể phải
nhận lấy thất bại. Trên một phạm vi nhỏ hẹp có quy mơ như một nền kinh tế
quốc dân việc thử nghiệm cải cách các chính sách sẽ đưa ra được những kinh
nghiệm bài học quý báu trước khi đem áp dụng rộng rãi. Các đặc khu lấy sự
điều tiết của thị trường làm chính nhằm đạt được sự tồn tại trong cạnh tranh tự

13


do trên trường quốc tế. Việc vận dụng các quy luật của kinh tế thị trường và
các đòn bẩy về kinh tế trong các mục đích chung của xã hội sẽ thu được về
nhiều kinh nghiệm xương máu. Cải cách thể chế được thử nghiệm tại các đặc
khu nhằm tìm ra cách kết hợp hài hoà giữa nền kinh tế kế hoạch và thị trường.
4- Đặc khu kinh tế cũng chính là nơi bồi dưỡng nên những nhà quản lý
hiện đại, bồi dưỡng nên một đội ngũ lao động năng động có tay nghề cao.
Thơng qua hợp tác thương mại với các nhà đầu tư nước ngồi có thể học tập
được những kinh nghiệm quản lý kinh doanh hữu hiệu như tinh gọn bộ máy
lãnh đạo, hiệu suất làm việc cao, tổ chức lao động hợp lý, chế độ thưởng phạt
nghiêm minh. Bên cạnh đó lại có thể học tập các kỹ xảo kinh doanh trên
thương trường quốc tế đầy khó khăn và phức tạp. Trong giai đoạn phát triển
kinh tế đất nước, muốn đưa đất nước phát triển sang một tầm cao mới thì
nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố không thể thiếu được. Đặc khu kinh

tế với những ưu thế của mình chính là ngơi trường để đào tạo ra nguồn nhân
lực có chất lượng cao đó.
5- Một ý nghĩa chính trị vơ cùng quan trọng và tế nhị mà việc thành
lập các đặc khu kinh tế đem lại chính là tạo ra được một sợi dây liên kết
xuyên suốt giữa người dân lục địa với các kiều bào Hồng Kông, Ma Cao, Đài
Loan… để mau chóng ổn định thống nhất đất nước. Các đặc khu kinh tế được
xây dựng có một nền kinh tế và cơ chế kinh tế gần ngang bằng với ba khu vực
trên sẽ làm cho người dân ổn định yên tâm ở lại khi các nhượng địa được trả
lại cho lục địa. Điều này cũng đã được thấy rõ qua sự kiện Hồng Kông được
trao trả lại Trung Quốc vào tháng 7/1997 - với việc chấp nhận sự tồn tại của
thể chế “một quốc gia hai chế độ”.

14


Trung Quốc bắt đầu xây dựng 4 đặc khu kinh tế ven biển Đông Nam –
Trung Quốc. Với ý tưởng ban đầu là dựa vào ưu thế địa lý ven biển gần với
các khu vực kinh tế phát triển và nhân tố người Hoa để xây dựng đặc khu
kinh tế như đặc khu kinh tế Thâm Quyến có vị trí địa lý gần với Hồng Kông,
đặc khu kinh tế Chu Hải gần với Ma Cao, đặc khu kinh tế Hạ Môn gần với
Đài Loan và đặc khu kinh tế Sán Đầu là quê hương của nhiều Hoa Kiều. Sau
này năm 1988, Trung Quốc thành lập thêm đặc khu kinh tế Hải Nam (thuộc
tỉnh Hải Nam. Mục đích ban đầu của các đặc khu kinh tế này là chủ yếu thu
hút vốn, kỹ thuật của nước ngoài thúc đẩy xuất khẩu trong nước để thực hiện
4 hiện đại hoá ở Trung Quốc.
Xin điểm qua đôi nét về một vài đặc khu kinh tế tiêu biểu đầu tiên
trong bức tranh đặc khu kinh tế nói chung của Trung Quốc.
* Đặc khu kinh tế Chu Hải: Thành phố Chu Hải được thành lập năm
1979 (ngày 5/3/1079 Chu Hải chính thức trở thành thành phố trực thuộc tỉnh
Quảng Đông), và Chu Hải là đặc khu kinh tế được quyết định thành lập vào

tháng 8/1980. Tổng diện tích cả đất liền và vùng biển của Chu Hải là
7.649km2, trong đó diện tích đất liền chỉ có 1.653km2, diện tích vùng biển
chiếm tới 6.000km2 với 146 hòn đảo lớn nhỏ. Dân số theo thống kê năm 2004
là 1,38 triệu [34]. Trước khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa và trước
khi trở thành đặc khu kinh tế Chu Hải chỉ là một huyện vùng biên nhỏ bé
nghèo nàn và lạc hậu, nền kinh tế hàng hóa chưa được phát triển. Nhưng với
ưu thế địa lý phía Đơng gần Hồng Kơng, phía Nam giáp Ma Cao, phía sau là
cả khu vực nội địa bao la rộng lớn, với nguồn tài nguyên khoáng sản phong
phú… đã tạo điều kiện cho Chu Hải có thể mở cửa thu hút từ bên ngoài, phát
triển xuất nhập khẩu và đẩy mạnh ngành du lịch.

15


Về mặt chính sách, Trung Quốc đã dành cho đặc khu kinh tế này nhiều
ưu đãi đặc biệt như: mở rộng thẩm quyền xét duyệt, nới lỏng quyền tự chủ
cho doanh nghiệp, miễn giảm thuế, ưu đãi chi phí sử dụng đất đai… Đặc khu
Chu Hải được xây dựng theo mơ hình tổng hợp 6 khu vực kinh tế chủ yếu đó
là: khu cơng nghiệp vật liệu xây dựng; khu công nghệ điện tử, cơ sở nghiên
cứu khoa học; trung tâm hành chính, văn hóa tiền tệ; khu dịch vụ dầu khí; khu
trung tâm thương mại và khu du lịch vui chơi giải trí. Với đường lối phát triển
đúng đắn, đến nay Chu Hải đã đuổi kịp Ma Cao và thậm chí cịn vượt qua
được Ma Cao trên một số phương diện, trở thành một thành phố biển hiện đại,
cảnh quan đẹp, kinh tế phát triển và đầy tiềm năng.
Kể từ khi thành lập cho đến nay, Chu Hải là đặc khu nổi bật về thu hút
đầu tư nước ngoài. Chỉ tính đến năm 2002, đã có doanh nghiệp từ 52 quốc gia
và vùng lãnh thổ đầu tư vào Chu Hải, với 7.303 hạng mục đầu tư trực tiếp. Đã
có 30 cơng ty và tập đồn xun quốc gia nổi tiếng trên thế giới như Hitachi,
Mitsubishi, Canon, Siemen… đầu tư tại Chu Hải. Năm 2002, GDP của các
doanh nghiệp đầu tư nước ngồi chiếm tỉ trọng 71,6% GDP và đóng góp tới

48% tổng kim ngạch thuế của tồn thành phố. Chu Hải đã thiết lập được quan
hệ thương mại với 140 quốc gia và khu vực trên thế giới. Tính đến tháng 6
năm 2010, Chu Hải có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ngoại thương là
19.745 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài chiếm 128.509 tỷ USD, các doanh nghiệp trong nước
chiếm 6.894 tỷ USD [82].
Chu Hải còn rất xuất sắc trong lĩnh vực du lịch. Với môi trường khí hậu
trong lành và quy hoạch thống đẹp của một thành phố miền biển, Chu Hải
trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch Trung Quốc. Các tuyến đường ở đây
được xây dựng rất rộng, đẹp, hiện đại và tràn ngập màu xanh. Nhà cửa chủ
yếu là các tòa nhà chung cư cao tầng hiện đại và được quy hoạch hết sức

16


thống đãng. Chu Hải được bình chọn là một trong “40 thắng địa du lịch của
Trung Quốc”, là “thành phố du lịch ưu tú của cả nước”, “thành phố lâm viên”,
“thành phố kiểu mẫu về khoa học kỹ thuật hiện đại của Quảng Đông”, v.v…
* Đặc khu kinh tế Sán Đầu: Sán Đầu là thành phố ven biển thuộc tỉnh
Quảng Đông, Trung Quốc. Đây cũng là một trong các đặc khu kinh tế của
Trung Quốc được thành lập vào những năm 1980 nhưng không bùng nổ phát
triển như các đặc khu Chu Hải, Thâm Quyến và Hạ Môn. Sán Đầu có diện
tích 234km2, tuyến đường bờ biển dài 289km với khá nhiều cảng thiên nhiên
nên trở thành điểm giao thông quan trọng trong giao thương quốc tế của
Trung Quốc. Sán Đầu là nơi tập trung kinh tế của Hoa kiều ở nước ngoài, dân
số của Sán Đầu theo thống kê năm 2006 là 1,2 triệu người. Sán Đầu là vùng
đất ít có các ưu thế tự nhiên nổi trội như các đặc khu khác nhưng so với nhiều
vùng nội địa khác thì Sán Đầu vẫn là nơi có nhiều lợi thế về du lịch, buôn bán
quốc tế và thu hút đầu tư bên ngoài. Quyết tâm xây dựng Sán Đầu thành đặc
khu kinh tế nhằm tạo thêm một mắt xích quan trọng trong toàn bộ hệ thống

vành đai kinh tế biển, phát huy tối đa sức mạnh bức xạ của khu vực này đối
với các vùng kinh tế nội địa khác [3, tr. 163].
Trong những năm đầu, đặc khu đặc biệt chú trọng đến cải tạo hệ thống
cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường thu hút đầu tư nhằm mục đích nhanh
chóng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và thay thế đời sống vật chất văn
hóa của mình. Từ năm 1981 đến năm 1992, Sán Đầu đã có tốc độ thay đổi và
phát triển tương đối rõ rệt. Thành tựu lớn nhất của đặc khu kinh tế Sán Đầu là
thu hút được khối lượng khá lớn nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, thực hiện
tương đối hiệu quả mơ hình kinh tế hướng ngoại, phát huy vai trị cầu nối, góp
phần quan trọng làm sống động các vùng kinh tế nội địa trong mối liên kết
chung với các hoạt động kinh tế đối ngoại.

17


Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 3 tỷ USD, thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài trên 140 triệu USD [34]. Về cơ cấu kinh tế, thành phố chú
trọng phát triển công nghiệp với các ngành mũi nhọn như: dầu khí, năng
lượng, điện tử, tin học, máy móc thiết bị, dệt may... Với ưu thế có nhiều cảng,
Sán Đầu được quy hoạch là 1 trong 5 cụm dầu khí của tỉnh Quảng Đơng. Hiện
nay Sán Đầu có quan hệ kinh tế với hơn 165 nước và khu vực trên thế giới.
* Đặc khu kinh tế Hạ Môn: Hạ Mơn là thành phố cấp tỉnh ven biển nằm
ở phía Đơng Nam tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Thành phố nhìn ra eo biển
Đài Loan và giáp giới với thành phố Tuyền Châu về phía Bắc và Chương
Châu về phía Nam. Thành phố là một trong những đặc khu kinh tế của Trung
Quốc với diện tích là 1.565km² và dân số 2 triệu người. Với những ưu thế nổi
trội về mặt địa lý như liền kề với đảo Đài Loan và rất gần Thượng Hải, Hồng
Kông, Quảng Châu đã tạo thế mạnh cho Hạ Môn trong các lĩnh vực hợp tác
và giao lưu kinh tế. Bằng mơ hình kinh tế hướng ngoại đa dạng với nhiều lĩnh
vực kinh doanh, sản xuất, trong đó cơng nghiệp và dịch vụ du lịch là hai

ngành mấu chốt. Một mặt chú trọng nâng cấp cơ sở hạ tầng và phát triển các
ngành khoa học kỹ thuật, một mặt ln tích cực thực hiện các chính sách và
biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngồi và các hoạt động liên kết kinh tế
đối ngoại nhằm biến Hạ Môn thành khu vực kinh tế năng động và đa dạng [3,
tr. 165]. Năm 1992, Hạ Môn nằm trong 10 thành phố mạnh toàn diện của
Trung Quốc, GDP tăng 20% hàng năm.
Về kinh tế, Hạ Mơn có các ngành cơng nghiệp chủ yếu như: đánh bắt cá,
đóng tàu, chế biến thực phẩm, dệt, chế tạo máy, hóa chất, tài chính, viễn
thơng.
Về đầu từ nước ngồi, đến cuối năm 2000, có hơn 5000 dự án đầu tư
nước ngồi được cấp phép với tổng vốn trên 17 tỷ USD. Năm 2000, GDP của

18


×