Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đặc khu kinh tế thâm quyến hai tiến trình phát triển kinh tế từ khi cải cách mở cửa đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.34 KB, 12 trang )

Đặc khu kinh tế Thâm Quyến - Hai tiến trình
phát triển kinh tế từ khi cải cách mở cửa đến
nay
Nguyễn Thị Thanh Hà
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Châu Á học; Mã số: 60.31.50
Người hướng dẫn: TS. Hoàng Thế Anh
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Luận văn nhằm phân tích một cách tổng quát và tồn diện tiến trình phát
triển kinh tế của đặc khu Thâm Quyến. Nghiên cứu rõ hơn về phương thức phát triển
kinh tế, những thành tựu đạt được, những tồn tại và khó khăn của đặc khu kinh tế
Thâm Quyến nói riêng và của các đặc khu kinh tế Trung Quốc nói chung, qua đó rút ra
bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng các khu kinh tế ở Việt Nam.
Keywords: Phát triển kinh tế; Cải cách kinh tế; Thâm Quyến; Trung quốc; Đặc khu
kinh tế
Content
mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trung Quốc đang buộc thế giới phải nhìn nhận thế kỉ 21 là thế kỉ của Trung Quốc bởi
những thành tựu thần kì mà quốc gia này đã đạt được trên mọi lĩnh vực. Trung Quốc đang dần
trở thành một cường quốc trong khu vực với địa vị và tầm ảnh hưởng ngày càng lan tỏa rộng
rãi trên trường quốc tế. Q trình hội nhập tồn cầu của Trung Quốc đã được bắt đầu bằng
những bước đi đầu tiên táo bạo, sáng tạo và mang đậm màu sắc Trung Quốc - điển hình là các
đặc khu kinh tế. Sự hình thành của một loạt các đặc khu kinh tế, mà trước hết là Thâm
Quyến, Sán Đầu… cùng sự thành cơng của chúng chính là màn mở đầu ngoạn mục cho sự
phát triển thần kì của kinh tế Trung Quốc. Trong đó, Thâm Quyến nổi lên như một bài học
thành cơng nhất của Trung Quốc trong q trình xây dựng và phát triển mơ hình các đặc khu
kinh tế này.
Sau hơn 30 năm phát triển, đặc khu kinh tế Thâm Quyến đã có những bước chuyển
mình lớn lao trong kinh tế và xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn như bước đầu xây



dựng khung cho nền kinh tế thị trường, thực lực kinh tế tổng hợp của thành phố tăng trưởng
với tốc độ cao, chất lượng các hoạt động dịch vụ của thành phố khơng ngừng được hồn
thiện, tính chất mở của nền kinh tế ngày càng nâng cao, cơ cấu kinh tế khơng ngừng được ưu
việt hóa, khả năng sáng tạo khoa học kĩ thuật được tăng cường, đời sống nhân dân và trình độ
văn minh của thành phố được nâng cao.
Câu chuyện thần thoại mà Thâm Quyến đã viết nên được bắt đầu từ sự đề xướng, quan
tâm và ủng hộ hết mình của nhà lãnh đạo vĩ đại Đặng Tiểu Bình. Thành cơng của Thâm
Quyến với tư cách là một đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc đã chứng tỏ tính đúng đắn
và sự thành cơng của chính sách đặc khu kinh tế mà Trung ương Đảng và Chính phủ Trung
Quốc đã vạch ra. Thâm Quyến là một thử nghiệm hoàn toàn mới trong việc tận dụng vốn, kĩ
thuật, kinh nghiệm quản lí từ nước ngồi để xây dựng kinh tế CNXH. Với ý nghĩa đó, Thâm
Quyến đã phát huy được vai trò là mảnh đất thử nghiệm, là lá cờ đầu trong xây dựng các đặc
khu kinh tế, đồng thời có những cống hiến to lớn trong việc làm phong phú lí luận xây dựng
CNXH ở Trung Quốc.
Để đạt được những thành tựu vẻ vang ấy, chính quyền và nhân dân thành phố đã kiên
quyết, mạnh dạn, sáng tạo bước đi trên con đường phát triển đã lựa chọn: dựa vào ngoại lực
để tăng cường, phát triển nội lực, trên nền tảng nhất định xây dựng nền kinh tế tự chủ, sáng
tạo với khoa học kĩ thuật cao, dịch vụ hiện đại, tầm ảnh hưởng và địa vị được nâng cao trên
trường quốc tế, đồng thời tạo ra hiệu ứng kết nối, thúc đẩy các địa phương trong nước cùng
phát triển. Con đường ấy được thể hiện sáng rõ và thống nhất qua hai tiến trình phát triển
kinh tế của đặc khu Thâm Quyến từ khi cải cách mở cửa đến nay: tiến trình cất cánh (19802002) và tiến trình nâng cấp phát triển, cân bằng kinh tế và mơi trường (2002 đến nay). Hai
tiến trình phát triển kinh tế này cùng những thành cơng, khó khăn hay thiếu sót là bài học kinh
nghiệm đáng quý cho những nền kinh tế chuyển đổi lạc hậu đang tìm đường hội nhập với thế
giới, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam, những nghiên cứu về đặc khu kinh tế Thâm
Quyến cùng những tiến trình phát triển của nó chưa có nhiều, hoặc là có nhưng chưa thực sự
chun sâu.
Chính bởi những lý do trên đây, tác giả quyết định lựa chọn “Đặc khu kinh tế Thâm
Quyến – Hai tiến trình phát triển kinh tế từ khi cải cách mở cửa đến nay” làm đề tài nghiên

cứu cho Luận văn Thạc sỹ của mình.

2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đặc khu kinh tế của Trung Quốc là một mơ hình phát triển kinh tế đột phá và thành
cơng. Tính đến thời điểm này thì đặc khu kinh tế Trung Quốc trong đó nổi bật nhất là đặc khu
kinh tế Thâm Quyến đã thu hút được sự quan tâm của khơng ít các nhà hoạch định chính sách
trên tồn thế giới, cũng đã tiêu tốn khơng ít giấy mực của các học giả trong và ngoài nước.
Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, những tác phẩm, tác giả nghiên cứu về đề tài “Đặc
khu kinh tế Thâm Quyến với các tiến trình phát triển kinh tế từ cải cách mở cửa đến nay” hầu
như chưa có nhiều. Các tác giả Việt Nam chủ yếu nghiên cứu chung về mơ hình một số đặc
khu đầu tiên của Trung Quốc như Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Mơn, Hải Nam, Thâm Quyến… qua
đó rút ra một số bài học kinh nghiệm tiêu biểu cho Việt Nam trong tiến trình xây dựng các
khu kinh tế trong nước.
- Tác phẩm tiêu biểu có Nguyễn Văn Hồng trong “ Trung Quốc cải cách mở cửa –
những bài học kinh nghiệm”, Nxb Thế Giới, Hà Nội (2003) [3]. Trong tác phẩm này, tác giả
Phùng Thị Huệ đã khái quát về quá trình và những thành tựu xây dựng 5 đặc khu kinh tế đầu
tiên tiêu biểu ở Trung Quốc và đưa ra được một số bài học kinh nghiệm cần tham khảo cho
Việt Nam [3]. Nhưng tác phẩm vẫn chưa đi vào phân tích riêng và sâu về đặc khu kinh tế
Thâm Quyến như các tiến trình phát triển kinh tế của đặc khu.
- Tiếp theo là tác phẩm “ Thâm Quyến phát triển thần kỳ – hiện đại hoá - quốc tế
hoá” của Võ Đại Lược, Nxb Thế Giới, Hà Nội (2008)[4] với việc đề cập sâu sắc hơn về đặc
khu kinh tế Thâm Quyến sự bứt phá của cải cách kinh tế. Trong đó tác giả Đặng Phương Hoa
đã phân tích nhằm nổi bật lên bức tranh phát triển kinh tế thần kỳ của Thâm Quyến, qua đó
cho người đọc mường tượng được một cách cơ bản con đường phát triển và những thành tựu
mà Thâm Quyến đã đạt được, tuy nhiên lại chưa đem đến cho người đọc sự phân định thời
gian, phân định các giai đoạn phát triển lớn của Thâm Quyến khiến người đọc chưa thể tổng
quát và nắm vững các mốc thời gian và bước chuyển mình lớn lao của Thâm Quyến.

- Tác phẩm để lại cho người đọc cái nhìn chỉnh thể nhất về đặc khu kinh tế Thâm
Quyến có lẽ là bài viết “ Đặc khu kinh tế Thâm Quyến – những đột phá và phát triển” đăng
trên Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 5 (2008) [1] của hai tác giả Cù Chí Lợi và Hồng Thế
Anh. Trong bài viết này, khi khái quát về sự phát triển của đặc khu kinh tế Thâm Quyến thì
tác giả ngồi việc đưa ra những thành tựu mà Thâm Quyến đạt được cịn phân tích kỹ lưỡng
các giai đoạn và tiến trình phát triển của kinh tế Thâm Quyến. Tuy nhiên cách chia giai đoạn
và tiến trình trong bài viết có phần chưa được tổng quát và đầy đủ, chưa đề cập được đến

3


những năm gần đây khi Thâm Quyến nâng cấp phát triển, cân bằng kinh tế và mơi trường ra
sao?
Mơ hình đặc khu kinh tế Thâm Quyến là một mơ hình xuất sắc và đã trở thành đầu tầu
kinh tế của Trung Quốc từ sau cải cách mở cửa đến nay. Chính vì thế nghiên cứu mơ hình
phát triển đặc khu này đã trở thành tâm điểm chú ý của các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý
cũng như các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc.
- Có rất nhiều tác phẩm tiêu biểu như “Nghiên cứu mơ hình phát triển của các đặc khu
kinh tế trên thế giới” (2006) [29] hay “Nhìn lại lịch sử phát triển và bối cảnh tương lai của
đặc khu kinh tế Thâm Quyến” [30] đều của tác giả Trung Kiên. Những tác phẩm này đã giới
thiệu cho người đọc một Thâm Quyến với những bước đột phá táo bạo để phát triển, qua đó
cũng đem lại cho người đọc cái nhìn tổng quan về mơ hình phát triển kinh tế của Thâm Quyến
- Thêm nữa có tác phẩm “ Nghiên cứu đặc khu kinh tế Thâm Quyến – lý luận và thực
tiễn, quá khứ và tương lai” của tác giả Phàn Cương [15] v.v..
- Bên cạnh đó cịn có rất nhiều các luận văn thạc sỹ, tiến sỹ của Trung Quốc cũng đề
cập đến vấn đề này như luận văn thạc sỹ của Lý Lợi Mai viết năm 2007 với đề tài “Đặc khu
kinh tế Thâm Quyến – thành tựu phát triển, kinh nghiệm và triển vọng tương lai”[20], luận
văn tiến sỹ của Trần Văn Mai năm 2004 với “Nghiên cứu hành vi của chính phủ trong sự
phát triển kinh tế của Thâm Quyến ”[13] v.v..
- Ngồi ra, trên các web của Trung Quốc cũng có rất nhiều các bài viết về đặc khu

kinh tế Thâm Quyến với nhiều tin tức được cập nhật thường xuyên. Tuy nhiên vì là người
Trung Quốc viết nên mặc dù nội dung phong phú và sâu sắc nhưng bài học kinh nghiệm rút ra
khơng phải dành cho Việt Nam.
Nhìn chung các tác phẩm trong nước viết về Thâm Quyến chưa nhiều và cũng ít các
tác phẩm viết sâu, viết đầy đủ. Tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó thì đây cũng là những tác
phẩm đã góp phần giúp người đọc hiểu biết cơ bản về sự hình thành và phát triển cũng như
những thành tựu vượt bậc mà Thâm Quyến đã đạt được, qua đó đã đưa ra được những bài học
kinh nghiệm sâu sắc cho Việt Nam trên tiến trình phát triển có thể tìm hiểu, vận dụng và học
hỏi. Còn những tác phẩm của Trung Quốc tuy rằng phong phú và rõ ràng nhưng lại thiếu đi
phần kinh nghiệm dành cho Việt Nam. Chính vì lẽ đó, tác giả trên cơ sở tất cả các tác phẩm
này đã tổng hợp được để tài cho luận văn và đi vào phân tích thêm những nội dung mới để
vận dụng cho nước nhà.
3. Mục đích của nghiên cứu

4


Luận văn nhằm phân tích một cách tổng quát và tồn diện tiến trình phát triển kinh tế
của đặc khu Thâm Quyến từ khi cải cách mở cửa cho đến nay trên cơ sở đánh giá sâu sắc cả
về logic và lịch sử của vấn đề. Từ đó nghiên cứu rõ hơn về phương thức phát triển kinh tế,
những thành tựu đạt được, những tồn tại và khó khăn của đặc khu kinh tế Thâm Quyến nói
riêng và của các đặc khu kinh tế Trung Quốc nói chung, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm
cho việc xây dựng các khu kinh tế ở Việt Nam.
Tác giả cũng mong muốn thơng qua luận văn này có thể đưa đến cho người đọc cái
nhìn tổng thể về một mơ hình thí nghiệm có tính đột phá táo bạo của nước bạn, qua đó phần
nào khích lệ động viên, tạo niềm tin cho những nhà hoạch định Việt Nam với tinh thần không
sợ sai, không sợ thất bại, mạnh dạn học hỏi, mạnh dạn thử nghiệm và “thực sự cầu thị”.
Đồng thời khóa luận cũng muốn cho người đọc phần nào hiểu được đôi nét về thực
trạng các khu kinh tế của nước nhà, xem xem chúng ta thiếu gì, tại sao chưa thành công và
cần thay đổi ra sao trong tương lai? Luận văn đã đưa ra một vài biện pháp nhằm thúc đẩy cho

sự phát triển của các khu kinh tế Việt Nam với mục tiêu trở thành các đầu tầu phát triển cho
nền kinh tế nước nhà.
4. Cách tiếp cận
Như trên đã nói, mặc dù nghiên cứu về đặc khu kinh tế của Trung Quốc nói chung và
đặc khu kinh tế Thâm Quyến nói riêng rất có ý nghĩa thực tế đối với Việt Nam nhưng các
nghiên cứu về tiến trình phát triển của đặc khu kinh tế Thâm Quyến ở Việt Nam chúng ta còn
thiếu vắng những bài viết mang tính hệ thống. Gần đây nhất, Cù Chí Lợi – Hoàng Thế Anh đã
nỗ lực đi lý giải sự phát triển thần kỳ của kinh tế Thâm Quyến bằng bài viết đăng trên tạp chí
Nghiên cứu Trung Quốc số 5 năm 2008 “Đặc khu kinh tế Thâm Quyến Trung Quốc – Những
đột phá và phát triển”. Bài viết phân kỳ tiến trình phát triển của Thâm Quyến thành 2 giai
đoạn: Giai đoạn 1 bắt đầu từ khi thành lập cho đến đầu những năm 1990 và giai đoạn 2 là từ
đầu những năm 1990 trở lại đây. Cách phân kỳ này chủ yếu dựa vào cải cách theo hướng thị
trường, tiếp cận dưới cái nhìn của thị trường mà chưa thực sự quan tâm đến những vấn đề như
hiệu quả kinh tế, hiệu quả của phương thức tăng trưởng cũng như những vấn đề hậu tăng
trưởng phát triển...
Hơn nữa, nếu phân kỳ như trên phải chăng vẫn còn đôi chút mâu thuẫn khi chúng ta
lại thấy rằng tại thời điểm năm 1992 sau chuyến đi khảo sát phía Nam của Đặng Tiểu Bình,
Trung Quốc mới khẳng định xây dựng kinh tế thị trường. Chính lúc đó mới là lúc tạo điều

5


kiện cho Thâm Quyến bắt đầu thực hiện cất cánh đặt nền móng cho sự phát triển tồn diện sau
này. Như vậy sau năm 1992, Thâm Quyến ở vào giai đoạn phát triển nhanh chóng, tuy nhiên
sự phát triển này vẫn chủ yếu dựa vào phương thức phát triển theo chiều rộng, chưa thực sự
có sự thay đổi lớn trong phương thức phát triển.
Nhìn lại lịch sử phát triển từ khi cải cách mở cửa đến nay, chúng ta thấy rằng bằng
hàng loạt các thử nghiệm đã đem lại cho Trung Quốc sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực
kinh tế. Nhưng tiến trình này cũng đã có sự phân đoạn, đó là giai đoạn khởi điểm của cải cách
mở cửa, đặt nền móng cho sự phát triển của Trung Quốc. Giai đoạn này kéo dài trong vòng

hơn 20 năm từ 1978 đến 2002 với đặc điểm là phát triển nghiêng lệch coi trọng tăng trưởng
kinh tế, coi nhẹ dân sinh, coi nhẹ vấn đề môi trường, tăng trưởng kinh tế theo phương thức
phát triển chiều rộng.
Từ sau năm 2002, nhất là sau Đại hội ĐCS Trung Quốc đến nay, ĐCS Trung Quốc
đứng đầu là Hồ Cẩm Đào đã đưa ra hàng loạt những chủ trương, chính sách điều chỉnh, giải
quyết các vấn đề hệ quả của giai đoạn đầu mà Trung Quốc đang phải đối mặt. Như quan điểm
phát triển khoa học (tháng 10 năm 2003); xây dựng xã hội hài hòa XHCN (tháng 9 năm 2004)
v.v.. Điều này cho thấy từ năm 2002 đến nay, Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn mới từ
phát triển nghiêng lệch sang phát triển cân bằng bền vững.
Với cách tiếp cận như vậy, đặt Thâm Quyến trong tổng thể cải cách mở cửa ở Trung
Quốc. Luận văn chia Thâm Quyến ra làm 2 tiến trình phát triển lớn: Một là, từ khi Trung
Quốc thực hiện cải cách mở cửa đến năm 2002, đây là giai đoạn đặt nền móng và phát triển
nhanh chóng (hay cất cánh). Hai là, giai đoạn từ 2002 đến nay là giai đoạn đi sâu cải cách
nâng cấp phát triển, phát triển cân bằng.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Về mặt phương pháp luận nghiên cứu, các phân tích đánh giá đều dựa trên quan điểm
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Luận văn đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu, chủ yếu là phương pháp
thống kê, so sánh - đối chiếu, phân tích – tổng hợp dựa trên các tài liệu đã có.
Về nguồn tư liệu, tác giả sử dụng các tài liệu sách, tạp chí, luận văn thạc sỹ, tiến sỹ tra
cứu được trong Viện nghiên cứu Trung Quốc, Viện nghiên cứu kinh tế Châu Âu, Viện kinh tế
Châu á Thái Bình Dương, Viện kinh tế Việt Nam, thư viện trường đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội, thư viện trường Đại Học Dân tộc Vân Nam – Trung
Quốc... Ngồi ra, do khơng có điều kiện đi thực tế để được “tận mục sở thị” nên tác giả phải

6


thường xuyên cập nhật tìm kiếm tài liệu trên các phương tiện truyền thông báo đài, các
Website điện tử của Việt Nam và Trung Quốc với hi vọng cung cấp được cho luận văn các

nguồn tin chính xác và mới nhất.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn bao
gồm 4 chương:
Chương 1: Đặc khu kinh tế Thâm Quyến trong công cuộc cải cách mở cửa ở
Trung Quốc
Chương 2: Tiến trình cất cánh của đặc khu kinh tế Thâm Quyến (1980 - 2002)
Chương 3: Tiến trình nâng cấp phát triển, cân bằng kinh tế và môi trường (2002
đến nay)
Chương 4: Triển vọng phát triển của đặc khu kinh tế Thâm Quyến và đôi điều
suy nghĩ về Việt Nam.
References
i.

tài liệu tiếng việt

1.

Cù Chí Lợi – Hồng Thế Anh (2008), Đặc khu kinh tế Thâm Quyến Trung Quốc:

Những đột phá và phát triển, Nghiên cứu Trung Quốc, số 5(84), tr. 3- 18
2.

Báo cáo cơng tác của chính quyền nhân dân thành phố Thâm Quyến năm 2008, 2009

3.

Nguyễn Văn Hồng (2003), Trung Quốc cải cách mở cửa – những bài học kinh

nghiệm, Nxb Thế Giới, Hà Nội

4.

Võ Đại Lược (2008), Thâm Quyến phát triển thần kỳ – hiện đại hóa – quốc tế hóa,

Nxb Thế Giới, Hà Nội
5.

Võ Đại Lược (2007), Vấn đề xây dựng các khu kinh tế tự do ở các vùng ven biển Việt

Nam, bài viết cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
6.

Niên giám thống kê Thâm Quyến, 2006

7.

Nguyễn Thế Tăng (2007), Quá trình mở cửa đối ngoại của Cộng hoà nhân dân Trung

Hoa, Nxb KHXH, Hà Nội
8.

Nguyễn Thế Tăng (2000), Trung Quốc cải cách và mở cửa (1978 -1998), Nxb KHXH,

Hà Nội
II. TàI LIệU nước ngoài

7


9. Chung-Tong Wu, “ China’s Special Economic Zones: Five Years After an

Introduction”, Asian Journal of Public Administration
10. Shanka Gopalakrishnan, “Negative Aspects of Special Economic Zones in China”,
Economic and Political Weekly, 2007
11. Tatsuyuki Ota, “The Role of Special Economic Zones in China’s Economic
Development As Compared with Asian Export Processing Zones: 1979 - 1995”, Asian in
Extenso, 2003
12. 白天。《走向现代化》编辑委员会。海天出版社,2000年
13. 陈文梅。深圳经济发展中的政府行为研究。博士学位论文,2004年
14. 陈文高。深圳特区报创新发展模式研究。韶关学院学报-社会科学,2009年
15. 樊纲。中国经济特区研究-昨天和明天的理论与实践。 中国经济出版社,2008年
16. 黄锡坚。深圳市可持续发展途径研究。环境保护期刊,2001年
17. 胡筱丹。深圳高新技术产业化研究。博士学位论文,2002年
18.
刘志霞。深圳经济特区住宅基准地价空间分布特征与影响要素分析。华南师范大学
学报(自然科学版),2009年
19. 刘树勇 程东。深圳特区:改革开放加速器。青岛出版社,2009年
20.
李利梅。深圳经济特区:发展成就,经验启示与前景展望。硕士学位论文,2007年
21. 李怀建。从经济特区到大城市-深圳城市发展里程研究。硕士学位论文, 2004年
22. 牛立超。改革与创新:政府管理体制的适应性演化。天津行政学院报,2008年
23. 深圳市统计局编第总16期。2006 年 深圳统计年鉴。中国统计出版社,2005年
24. 深圳市人民政府办公厅编总第553期。2007年深圳市分民政府公报,2007年
25.
王关义。中国五大经济特区可持续发展战略研究。硕士学位论文,中国杨凌,2003

26. 魏海生。中国经济特区的发展:问题与前景。海外学者论中国经济特区,2000年
27. 张磊。深圳的经济发展及产业结构调整。硕士学位论文,2001年
28. 钟坚。深圳经济特区进一步发展的定位与思考。深圳大学中国经济特区研究中心
29. 钟坚。世界经济特区发展模式研究。中国经济出版社,2006年
30. 钟坚。深圳经济特区发展的历史回顾与前景展望。中国经济出版社,2008年


8


IIi. TàI LIệU internet
31. Các khu kinh tế ven biển trong chiến lược biển tại Việt Nam 2020
/>rien_va_nhung_van_de_dat_ra.html
32. Chính sách phát triển các khu kinh tế cửa khẩu
/>A9u_%E1%BB%9F_Vi%E1%BB%87t_Nam
33. Đặc khu kinh tế, thấy “hàng xóm” ngẫm đến “ta”, Vietnamnet
/>34. Đặc khu kinh tế Trung Quốc và các kinh nghiệm đối với Việt Nam
/>35. Hà Thu, Ba xu thế lớn của kinh tế Trung Quốc , Tin nhanh vietnam
/>36. Hải cảng: Con sóng đưa Trung Quốc ra thế giới
/>37. Hoa Chi, Đặc khu kinh tế: Gà đẻ trứng vàng?, Bản tin chứng khốn
/>Ga_de_trung_vang/
38. Hồng Thanh, Kéo gần khoảng cách Hải Phịng – Thâm Quyến, Báo Hải Phòng
/>article_id=18376&fuseaction=DISPLAY_SINGLE_ARTICLE
39. Ký kết biên bản ghi nhớ về khu hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc
/>40. Kỳ Thư, Cuộc cách mạng mới ở Thâm Quyến, Vietnamnet
/>41. Kim Thanh, Rút dây động rừng, Quân đội nhân dân
/>42. Khu kinh tế mở Chu Lai – thực tiễn xây dựng phát triển và những vấn đề đặt ra, Tạp
chí cộng sản
/>rien_va_nhung_van_de_dat_ra.html

9


43. Khu kinh tế cửa khẩu phát huy thế mạnh trong phát triển kinh tế
/>44. Khu kinh tế lớn nhất Việt Nam đã chuyển động
/>45. Một số đặc khu kinh tế mới ở Việt Nam, Tuổi trẻ

/>46. Mớt tinh chào mừng 30 năm thành lập đặc khu kinh tế Thõm Quyến
/>47. Nguyễn Thành Tuệ, Chấp chính ở Thâm Quyến, Tuổi trẻ online
/>48. Ngọc Trung, Trung Quốc: lập đặc khu kinh tế “xanh”, Saigon giai phong online
/>49. Nhân tài các nước tìm đường đến Trung Quốc
/>50. Nhìn từ Quảng Châu và Thâm Quyến, Báo lao động
/>51. Phương, Lao Bảo sẽ trở thành “Thâm Quyến” của Việt Nam
/>52. Phát triển nhanh gắn với bền vững trong thập niên mới, Thiennhien.net
/>53. Theo AsiaWeek, Thâm Quyến – cú sốc tương lai, Vietbao.vn
/>54. Tiếp tục triển khai dự án KCN Thâm Quyến tại Đà Nẵng, Vietbao
/>55. Thâm Quyến muốn hợp tác thương mại, đầu tư với Việt Nam
/>56. Thâm Quyến, Bách khoa toàn thư mở
/>57. Thay áo cho khu kinh tế Dung Quất, Báo đầu tư

10


/>58. Trần Anh, Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, Báo mới
/>59. Trang Anh, Xây dựng khu kinh tế tự do “liều thuốc bổ” cho nền kinh tế, Báo mới
/>60. Văn Quyên, Hướng đi táo bạo của Thâm Quyến, Người lao động online
/>61. Việt Linh, Bí quyết của các đặc khu kinh tế Trung Quốc, Trung tâm báo chí và hợp tác
truyền thơng quốc tế (CPI)
/>62. 10 năm Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc
/>63. 蔡佩琼: 深圳不断提升产业可持续发展能力 - 深圳特区报
/>64.

关于深圳市2006年国民经济和社会发展计划执行情况与2007年计

深圳市政府门户网站
/>65. 光荣艰巨道远-中国经济特区发展的道路 – 香港商报
/>66. 海南省人民政府

/>67. 李绍颜: 深圳市用绿色行动书写可持续发展新篇 - 新华网广东频道
/>68. 李绍颜: 深圳市用绿色行动书写可持续发展新篇 - 新华网广东频道
/>69. 宋丽云: 2002年世界环境日国际纪念大会在深圳举行 - 人民网
/>
11




70. 深圳市2006年国民经济和社会发展统计公报-深圳市统计局
/>71. 深圳市统计局综合处。1-4月深圳经济平稳增长
/>72. 深圳:历史选择下的经济特区
/>73.深圳科技园 - 百度百科
/>74. 深圳市光明新区2009年国民经济和社会发展统计公报10P
/>75. 深圳市光明新区在线
/>76. 深圳市光明新区在线
/>77. 深圳市2009年国民经济和社会发展统计公报
/>78. 深圳统计
/>79. 我市文化产业迅猛发展- 深圳市统计局
/>80.新华社: 经过10年发展深圳虚拟大学园拥有52所国内外名校 - 中央政府门户网站
/>81. 郑丽虹熊晓艳: 深圳可持续发展遭严重挑战 15年后将无地可用 - 新闻中心
82. 2010年06月度外贸进出口
/>83.“冶金管理” 期刊1993 年05期第23页, />
12



×