0
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ
o0o
NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ
Hà nội – 2006
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
o0o
NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ AN SINH
XÃ HỘI
(KHẢO SÁT QUA CÁC BÁO LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI, LAO ĐỘNG, HÀ
NỘI MỚI TỪ NĂM 2005- 2006)
CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC
MÃ SỐ: 60.32.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐINH VĂN HƯỜNG
HÀ NỘI- 2006
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
7
1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………
7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………………
9
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
9
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………
10
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………
11
6. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………
11
7. Kết cấu của luận văn……………………………………………
12
Chƣơng I:
Một số vấn đề chung về An sinh xã hội
13
1.1. Khái niệm An sinh xã hội………………………………………
13
1.2. Đối tượng, mục tiêu, nội dung, quy mô An sinh xã hội………
17
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến An sinh xã hội……………………
19
1.4. Vài nét về An sinh xã hội trên thế giới………………………
23
1.5. An sinh xã hội ở Việt Nam…………………………………
28
1.5.1. Đặc điểm An sinh xã hội ở Việt Nam trong các thời kỳ…….
29
1.5.2. Hệ thống chính sách An sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay…
32
1.5.3. Các bộ phận cấu thành của hệ thống An sinh xã hội ở Việt
Nam………………………………………………………………….
34
Tiểu kết chƣơng I…………………………………………………
39
Chƣơng II:
Vai trò của báo chí trong việc phản ánh vấn đề An sinh xã hội
41
2.1. Vai trò của báo chí trong việc phổ biến chính sách An sinh xã
hội…………………………………………………………………
41
2.1.1. Hệ thống báo chí Việt Nam hiện nay ……………………
42
2.1.2. Báo chí tích cực tuyên truyền các vấn đề An sinh xã hội…….
44
3
2.2. An sinh xã hội qua phản ánh của báo chí nói chung và các báo
Lao động, Lao động và Xã hội, Hà Nội Mới (2005- 2006)……….
48
2.2.1. Chính sách của Nhà nước về An sinh xã hội thể hiện trên báo
Lao động và Xã hội, Lao động, Hà Nội Mới………………………
50
2.2.2. Các tờ báo đăng tải các thông tin góp ý, phản hồi, dự báo,
cảnh báo ảnh hưởng của các chính sách An sinh xã hội………….
59
2.2.3. Nhanh chóng đưa thông tin về các thảm hoạ và tham gia các
phong trào xã hội khắc phục hậu của của thảm họa………………
65
2.3. Một số số liệu thống kê khảo sát trên 3 tờ báo Lao động và Xã
hội, Lao động, Hà Nội Mới………………………………………
79
2.4. Dư luận xã hội đối với các thông tin về An sinh xã hội trên báo
chí…………………………………………………………………
85
Tiểu kết Chƣơng II………………………………………………
87
Chƣơng III:
Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng và hiệu quả thông tin về
An sinh xã hội trên báo chí
89
3.1 Nâng cao chất lượng thông tin về An sinh xã hội trên báo chí là
vấn đề khách quan, bức thiết……………………………………
89
3.2 Nhiệm vụ của các cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền An
sinh xã hội…………………………………………………………
94
3.3. Khó khăn của báo chí hiện nay trong việc thể hiện thông tin về
An sinh xã hội……………………………………………………
99
3.4. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm………………………
100
3.4.1. Nguyên nhân…………………………………………………
100
3.4.2. Bài học kinh nghiệm…………………………………………
103
3.5. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về An sinh xã
hội trên báo chí……………………………………………………
106
4
Tiểu kết Chƣơng III……………………………………………
111
KẾT LUẬN………………………………………………………
113
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………
115
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Cuộc sống hiện đại đem lại cho con người ngày càng nhiều tiện nghi
sống nhưng cũng đang đặt ra nhiều vấn đề xã hội bức xúc: môi trường ô
nhiễm, bệnh tật, thiên tai, thất nghiệp, nghèo đói Xã hội ngày nay đang rất
quan tâm tới việc bảo vệ những người bị tổn thương, thiệt thòi, yếu thế do hậu
quả của các nguy cơ này gây ra. Đại bộ phận các quốc gia trên thế giới đều tổ
chức các hoạt động, đưa ra những cơ chế, chính sách nhằm hoặc là ngăn
ngừa, quản lý những khó khăn, hoặc giúp con người vượt qua khó khăn.
Những cơ chế, chính sách, dịch vụ hay các hoạt động của nhà nước và của xã
hội nhằm đáp ứng nhu cầu được an toàn sinh sống gọi là An sinh xã hội.
Nếu nhìn lại quá trình phát triển của xã hội loài người, có thể nhận
thấy, dưới bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, con người cũng có mong muốn được
sinh sống an toàn. Nhưng những tai hoạ đến từ tự nhiên, xã hội hay chính con
người khiến mỗi người đều phải đối diện với những nguy cơ mất an toàn cho
cuộc sống của mình. Chính vì thế, ở mỗi thời đại, mỗi xã hội hay mỗi con
người nói riêng đều có những cách thức khác nhau để khắc phục những nguy
cơ và thiệt hại đó. Trong xã hội hiện đại, ngoài những cơ chế, chính sách, dịch
vụ, hoạt động của nhà nước và xã hội, người ta còn biết đến những rủi ro và
cách khắc phục qua một phương tiện rất hữu hiệu là truyền thông đại chúng.
Các phương tiện truyền thông đại chúng có vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc phản ánh An sinh xã hội. Vai trò đó được biểu hiện ở chỗ báo chí
là phương tiện của các thiết chế xã hội nhằm bảo đảm phổ biến thông tin trên
quy mô đại chúng về hệ thống các chính sách, đường lối của Nhà nước về An
sinh xã hội; đồng thời là diễn đàn cho toàn dân thể hiện, tập hợp các ý kiến,
6
kinh nghiệm giải quyết các vấn đề An sinh xã hội cũng như là phương tiện
kêu gọi sự giúp đỡ của toàn xã hội đối với mỗi cá nhân đang gặp khó khăn.
An sinh xã hội là cụm từ tương đối mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây lại
là nhiệm vụ luôn được Đảng và Nhà nước đặt lên hàng đầu trong khi xây
dựng các chính sách về xã hội.
Lịch sử của dân tộc Việt Nam gắn liền với các cuộc đấu tranh giành
độc lập và bảo vệ Tổ quốc, chống thù trong, giặc ngoài. Trong các cuộc đấu
tranh, không những các công trình tự nhiên và xã hội bị tàn phá, mà người
dân Việt Nam cũng phải gánh chịu mất mát rất lớn về người và của. Thậm
chí, những di chứng chiến tranh còn để lại qua rất nhiều thế hệ, như ảnh
hưởng của chất độc hoá học do quân đội Mỹ rải xuống trong thời kỳ chiến
tranh Việt Nam.
Hơn 30 năm sau chiến tranh, Việt Nam đã và đang tự khắc phục những
vết thương và đang phát triển mọi mặt. Hệ thống An sinh xã hội được hình
thành ngay từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập đang
ngày càng được hoàn thiện. Những năm qua, đặc biệt kể từ sau thời kỳ đổi
mới, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống các chính sách An sinh xã hội
khá rộng khắp và còn tiếp tục phát triển hệ thống An sinh xã hội với mục
đích: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, mang lại
cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mỗi người dân. Chẳng hạn như các chính
sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với
cách mạng; chính sách xoá đói giảm nghèo; chính sách đối với những vùng
đặc biệt khó khăn, vùng gặp thiên tai…
Bên cạnh các chính sách, Nhà nước và toàn dân còn phát triển những
phong trào và hệ thống dịch vụ để phần nào đảm bảo an sinh, an toàn xã hội
cho mọi người dân.
7
Báo chí Việt Nam là tiếng nói của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của
nhân dân, đã vào cuộc với những bài viết, tin, ảnh phong phú, hấp dẫn và cập
nhật về nội dung An sinh xã hội. Báo chí nhìn chung đã cập nhật được các
chính sách, chủ trương mới của Đảng, Nhà nước và các phong trào, hoạt động
của xã hội về các lĩnh vực liên quan đến An sinh xã hội. Tuy nhiên, để phản
ánh các vấn đề An sinh xã hội thật sự có hiệu quả, báo chí cần có những
hướng đi tích cực hơn nữa.
Qua khảo sát 3 tờ báo Lao động, Lao động& Xã hội, Hà Nội Mới trong
thời gian từ tháng 1/2005 đến tháng 11/2006, luận văn hy vọng làm rõ phần
nào vai trò của báo chí nói chung trong việc phản ánh các vấn đề về An sinh
xã hội, đồng thời rút ra những nhận xét ban đầu nhằm đưa ra những gợi ý cho
việc thông tin lĩnh vực này tốt hơn trên báo chí.
Với tầm quan trọng và ý nghĩa cấp thiết như vậy nên tôi chọn đề tài
“Báo chí với vấn đề An sinh xã hội” để thực hiện luận văn thạc sỹ báo chí
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu về An sinh xã hội
tương đối mới mẻ ở nước ta. Hiện nay, mới chỉ có một số trường đại học có
bộ môn và có giáo trình "An sinh xã hội" hoặc giảng dạy chuyên đề này là
trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, trường Đại học Lao động- Xã hội, Hà
Nội và trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Về báo chí học, đề tài
nghiên cứu mối quan hệ giữa báo chí và các vấn đề An sinh xã hội cũng chưa
từng có trước đây. Chính vì thế, trong quá trình chon lựa và nghiên cứu đề tài,
chúng tôi có rất ít nguồn tư liệu trong nước để tham khảo, ngoài giáo trình của
các trường đại học trên (chưa hề đề cập đến sự phản ánh An sinh xã hội trên
báo chí). Chủ yếu tư liệu chúng tôi thu nhập được qua các tài liệu về An sinh
xã hội nước ngoài, các văn bản, chính sách của Nhà nước và kết quả khảo sát
trên các tờ báo nói chung và 3 tờ báo trên nói riêng.
8
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Đề tài luận văn tương đối mới trong lý luận báo chí học, mở ra một
hướng nghiên cứu về lĩnh vực đang rất được xã hội quan tâm và cũng là chủ
trương lớn của Đảng, Nhà nước, đó là An sinh xã hội và sự thể hiện An sinh
xã hội trên báo chí.
Qua việc nghiên cứu lý luận về An sinh xã hội, khảo sát việc phản ánh
An sinh xã hội trên một số tờ báo, luận văn đưa ra những quan niệm, nguyên
tắc, phương pháp tiến hành nắm bắt đầy đủ ý nghĩa của An sinh xã hội qua
kênh thông tin đại chúng, phục vụ cho việc nghiên cứu, quản lý và ứng dụng
hệ thống An sinh xã hội ở Việt Nam ở tầm vĩ mô cũng như thấy được tầm
quan trọng của hệ thống này đối với toàn xã hội và mỗi người dân.
Luận văn là một tài liệu tham khảo, góp phần vào hệ thống tư liệu khoa
học chung về báo chí-truyền thông, nhằm phục công tác nghiên cứu, giảng
dạy, học tập về báo chí hiện nay.
Đây cũng là tài liệu tham khảo rộng rãi cho các cơ quan chỉ đạo và
quản lý báo chí, các cơ quan báo chí và mọi người quan tâm đến lĩnh vực An
sinh xã hội, thực trạng thể hiện An sinh xã hội trên báo chí và một số giải
pháp bước đầu nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phản ánh lĩnh vực An sinh xã
hội trên báo chí hiện nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nhằm các mục đích sau:
- Trên cơ sở phân tích các tư liệu, tài liệu về An sinh xã hội và thực tiễn
An sinh xã hội ở nước ta, luận văn bước đầu xây dựng những vấn đề lý
luận cơ bản về An sinh xã hội; các phương pháp nghiên cứu về An sinh xã
hội; khảo sát hoạt động thực tiễn báo chí về lĩnh vực An sinh xã hội cũng
như tác động phản ánh về lĩnh vực này của báo chí đối với công chúng báo
chí.
9
- Luận văn đồng thời phân tích, tổng kết thực tiễn việc thực hiện các
chính sách, phong trào An sinh xã hội và hiệu quả của mạng lưới An sinh xã
hội ở nước ta; mối quan hệ qua lại giữa An sinh xã hội và báo chí để đưa ra
những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền an sinh sinh
xã hội trên báo chí.
- Luận văn cũng mở ra một hướng nghiên cứu, tiếp cận đối với lý luận
và thực hành báo chí- truyền thông hiện đại nói chung, góp phần nâng cao
hiệu quả tuyên truyền của báo chí.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quan điểm lý luận chung
về An sinh xã hội và báo chí trong việc phản ánh An sinh xã hội qua các tài
liệu về An sinh xã hội và báo chí.
Luận văn cũng nghiên cứu sơ khảo nền An sinh xã hội ở Việt Nam và
cách thức tiếp cận hệ thống An sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu:
An sinh xã hội là khái niệm rộng và mới ở Việt Nam hiện nay. Lĩnh
vực An sinh xã hội bao gồm nhiều mảng công tác khác nhau. Phản ánh các sự
kiện liên quan đến An sinh xã hội là nhiệm vụ chung của mọi cơ quan báo
chí.
Trong khuôn khổ luận văn khoa học, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu
vấn đề An sinh xã hội được phản ánh trên 3 tờ báo Lao động, Lao động và Xã
hội, Hà Nội Mới trong thời gian từ tháng 1/2005 đến tháng 11/2006.
Luận văn cũng tham khảo ý kiến một số chuyên gia về lĩnh vực An sinh
xã hội và một số cơ quan báo chí để rút ra những nhận xét và góp ý để tăng
tính hiệu quả thông tin về An sinh xã hội trên báo chí.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
10
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước về An sinh xã hội và sự nghiệp thông tin đại chúng.
Cơ sở nghiên cứu thực tiễn của luận văn là thực tiễn phản ánh An sinh
xã hội trên báo chí những năm gần đây.
Thưc hiện luận văn là quá trình chọn lọc, kiểm tra và xử lý các tài liệu
thu thập được từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đề tài xác định bước đầu
những cơ sở lý luận của việc nghiên cứu An sinh xã hội, đánh giá thực tiễn
vai trò phản ánh An sinh xã hội và tác động của việc phản ánh lĩnh vực này
đối với dư luận qua việc khảo sát 4 tờ báo, tạp chí.
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, lấy ý kiến
chuyên gia để lý giải vấn đề. Đề tài kế thừa một cách có chọn lọc những
nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế có liên quan đến đề tài.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của
luận văn gồm có 3 chương sau đây:
Chương I: Một số vấn đề chung về An sinh xã hội.
Chương II: Vai trò của báo chí trong việc phản ánh An sinh xã hội
(khảo sát qua các báo Lao động, Lao động và Xã hội, Hà Nội Mới từ 2005-
2006).
Chương III: Một số giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả thông
tin An sinh xã hội trên báo chí.
Nội dung chính của luận văn sẽ được trình bày Theo các chương, mục
trên.
11
CHƢƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ AN SINH XÃ HỘI
1.1. Khái niệm An sinh xã hội
"An sinh" là một từ Hán-Việt. An- trong chữ “an toàn”, Sinh- trong chữ
“sinh sống”, an sinh có thể được hiểu là “an toàn sinh sống”. Như vậy, có thể
nói một cách khái lược, đơn giản nhất: xã hội an sinh là một xã hội mà mọi
người được an toàn sinh sống, hay là có cuộc sống an toàn.
Trong quan niệm về quy luật tự nhiên- xã hội- con người của triết học
phương Đông, An sinh xã hội bắt nguồn từ chính những rủi ro trong cuộc đời
của mỗi con người. Rủi ro có thể đến với bất cứ ai, bất kỳ lúc nào. Sự rủi ro
đó có thể bắt nguồn từ quy luật sống của con người “sinh-lão-bệnh-tử”, nhưng
cũng có thể do những nguyên nhân khách quan ngoài tầm kiểm soát của mỗi
cá nhân như: thiên tai, chiến tranh,…
Dưới thời đại tiền công nghiệp, khi đại bộ phận người dân sống nhờ
vào nông nghiệp, lao động tập trung ít, thiết chế gia đình còn vững mạnh, hệ
thống tôn giáo có tiếng nói quyền lực nhất định, thì sự hoá giải những rủi ro
phụ thuộc nhiều từ phía gia đình và tôn giáo. Trong xã hội công nghiệp hiện
đại, các vấn đề xã hội càng ngày càng nảy sinh phức tạp, ngày càng nhiều rủi
ro đe doạ cuộc sống của mỗi gia đình, mỗi con người như xung đột sắc tộc,
các bệnh tật mới chưa có thuốc chữa, mất cân bằng sinh thái dẫn đến môi
trường sống của con người bị ảnh hưởng trầm trọng, các tệ nạn xã hội
Chính vì thế, An sinh xã hội luôn được đặt ra như một chương trình tầm cỡ
quốc gia, thậm chí toàn cầu. Những cơ chế, chính sách, dịch vụ hay các hoạt
động của Nhà nước và xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu được an toàn sinh sống
được gọi là An sinh xã hội.
Trên thế giới, An sinh xã hội là từ rất phổ cập, đặc biệt là ở những quốc
gia công nghiệp phát triển. Trong tiếng Anh, từ này thường được dùng là
12
"social security" (an toàn xã hội). Đây là khái niệm được dùng trong hệ thống
luật pháp, các giáo trình học, từ điển và các dịch vụ xã hội khác. Có thể thấy
rất nhiều định nghĩa về cụm từ này trong các từ điển quốc tế.
Theo website investorwords.com (Mỹ), An sinh xã hội nghĩa là
“Chương trình toàn liên bang về trợ cấp cho công nhân và những người sống
phụ thuộc vào họ những khoản như lương hưu, trợ cấp cho người khuyết tật
và các chi trả khác của họ. Thuế An sinh xã hội được dùng để chi trả cho
chương trình này”.
Từ điển Answers.com lại cho rằng: “An sinh xã hội là chương trình của
Chính phủ nhằm trợ giúp kinh tế cho những người đang phải đối mặt với nạn
thất nghiệp, khuyết tật, tuổi già. Nguồn kinh phí được chi trả từ những người
đang làm việc và người sử dụng lao động”.
Bách khoa toàn thư Britannica lại cho một định nghĩa rất dài, kèm
thêm lịch sử ra đời của khái niệm này: “An sinh xã hội là những nguồn cung
cấp của cộng đồng nhằm đảm bảo an toàn kinh tế và phúc lợi xã hội cho tất
cả những cá nhân và gia đình họ, đặc biệt trong trường hợp bị mất thu nhập
do thất nghiệp, bị thương do lao động, sinh đẻ, ốm đau, tuổi già và cái chết.
An sinh xã hội không chỉ bao hàm bảo hiểm xã hội mà còn các dịch vụ y tế,
phúc lợi và những chương trình duy trì nguồn thu nhập được xây dựng để
tăng phúc lợi của người thụ hưởng thông qua các dịch vụ xã hội. Một số hình
thức tổ chức hợp tác về bảo đảm kinh tế cho các cá nhân ban đầu hình thành
bởi các hiệp hội công nhân, các đoàn thể có lợi ích ràng buộc lẫn nhau và
các liên đoàn lao động. Mãi đến thế kỷ 19- 20, An sinh xã hội mới được ban
hành thành luật rộng rãi, mô hình đầu tiên xuất hiện ở Đức năm 1883. Hầu
hết các quốc gia phát triển hiện nay đều có các chương trình An sinh xã hội
nhằm cung cấp các lợi ích hay dịch vụ thông qua một số kênh chính như bảo
hiểm xã hội và trợ giúp xã hội- chương trình theo nhu cầu dành riêng cho
người nghèo”.
13
Bách khoa toàn thư của Đại học Columbia (Mỹ) cho rằng, “An sinh xã
hội là chương trình Chính phủ nhằm cung cấp sự an toàn kinh tế và phúc lợi
cho cá nhân và những người phụ thuộc vào họ. Chương trình được xây dựng
khác nhau ở mỗi quốc gia do những quan niệm về An sinh xã hội khác nhau
của những nước đó, nhưng tất cả đều do luật pháp Chính phủ quy định và
đều được thiết kế nhằm cung cấp một số khoản tiền để chi trả cho việc mất
hoặc suy giảm thu nhập".
An sinh xã hội trong thông lệ quốc tế còn được hiểu như một quyền của
con người. Hiến chương Đại Tây Dương khẳng định: "An sinh xã hội được
hiểu theo nghĩa rộng là sự đảm bảo thực hiện quyền con người trong hoà
bình, được tự do làm ăn, cư trú, di chuyển, phát triển chính kiến trong khuôn
khổ pháp luật, được học tập, làm việc và nghỉ ngơi, có nhà ở, được chăm sóc
y tế và bảo đảm về thu nhập để thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu
khi bị rủi ro, thai sản, tuổi già".
Tuyên ngôn nhân quyền của Đại hội đồng Liên hiệp quốc được thông
qua ngày 10/12/1948 có đoạn: "Tất cả mọi người với tư cách là thành viên
của xã hội có quyền hưởng An sinh xã hội. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả
mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá cần cho nhân cách và sự tự do
phát triển con người…" và "Mỗi người có quyền có một mức sống cần thiết
cho việc giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và gia đình, có quyền được bảo đảm
trong trường hợp thất nghiệp…".
Ngoài những định nghĩa chung đó, theo các quan điểm của một số
chuyên gia, An sinh xã hội có thể được định nghĩa theo 2 góc độ: hẹp và rộng.
* An sinh xã hội theo nghĩa hẹp:
+ “An sinh xã hội theo nghĩa hẹp là những khoản trợ cấp và các dịch
vụ giúp cho con người đáp ứng nhu cầu cơ bản là sự chuyển dịch các phúc
lợi bên ngoài thị trường” (Tiến sỹ Darkwa, trường Đại học Tổng hợp
Ilinois, Chicago, bài giảng “Nhập môn An sinh xã hội”).
14
+ “An sinh xã hội là chức năng phi lợi nhuận của xã hội, Nhà nước và
giới tình nguyện nhằm mục đích xoá bỏ sự đói rách, những tình cảnh bần
cùng hoá của xã hội” (Dolgilf Feldstein, 1993).
+ “An sinh xã hội là những quy tắc để trợ cấp cho những người cần tới
sự trợ giúp để đáp ứng nhu cầu cơ bản trong cuộc sống như việc làm, thu
nhập, lương thực, thực phẩm, y tế và mối quan hệ” (Karger và Soesz, 1990).
* An sinh xã hội theo nghĩa rộng:
+ “An sinh xã hội là một bộ phận cấu thành của chính sách xã hội
được coi là chính thức và là sự quy định phù hợp với những vấn đề của con
người” (Karger và Soesz, 1994).
+ “An sinh xã hội là bất cứ điều gì Nhà nước quyết định làm và không
làm vì chất lượng cuộc sống của công dân nước đó” (Dinikito, 1991).
+ “An sinh xã hội là sự bảo vệ mà xã hội dành cho các thành viên của
mình thông qua một số biện pháp công cộng nhằm đối phó với những khó
khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm thu nhập một cách đáng
kể vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tuổi già hoặc chết, đồng
thời đảm bảo chăm sóc y tế và trợ cấp cho những gia đình đông con” (Công
ước 102 (Công ước về An sinh xã hội, 1952) củaTổ chức Lao động Quốc tế
(ILO)).
+ “An sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với công dân thông qua
các biện pháp công cộng nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn về kinh tế
và xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập từ nguyên nhân ốm đau, thai sản,
tai nạn lao động, thất nghiệp, tàn tật, người già cô đơn, trẻ mồ côi đồng thời
đảm bảo chăm sóc y tế và trợ cấp cho gia đình đông con” (Từ điển Bách
khoa Việt Nam toàn tập, 1995).
Tóm lại, An sinh xã hội là một tấm lưới chắn, hay một chiếc ô đảm bảo
an toàn cho xã hội và con người, có thể hiểu theo hai nghĩa:
15
An sinh xã hội ở nghĩa hẹp là sự hỗ trợ bằng vật chất, tinh thần, các
dịch vụ xã hội của Nhà nước, cộng đồng xã hội cho những đối tượng (cá
nhân, gia đình, cộng đồng) nghèo đói, yếu thế, dễ bị tổn thương, khi họ gặp
khó khăn để đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.
An sinh xã hội ở nghĩa rộng là hệ thống chính sách, pháp luật,
chương trình dịch vụ xã hội được Nhà nước, thị trường và cộng đồng
thực hiện bằng nguồn ngân sách Nhà nước, đóng góp của người lao động
và người sử dụng lao động nhằm nâng cao năng lực của người dân, gia
đình và cộng đồng đảm bảo để tăng cường khả năng ngăn ngừa, giảm nhẹ
và đối phó với rủi ro.
1.2. Đối tƣợng, mục tiêu, nội dung, quy mô An sinh xã hội
Từ định nghĩa, có thể rút ra các đặc điểm:
*Đối tƣợng của An sinh xã hội: Là những cá nhân, nhóm, cộng đồng,
không phân biệt giới tính, thành phần xã hội, tôn giáo, sắc tộc, màu da bị rơi
vào những hoàn cảnh khó khăn bất thường. An sinh xã hội đặc biệt được thiết
kế cho những nhóm dễ bị tổn thương nhất như phụ nữ, trẻ em, người già,
người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn…
* Mục tiêu của An sinh xã hội: Cải thiện môi trường, cuộc sống của
con người, tăng khả năng của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong việc ngăn
ngừa, giảm nhẹ và đối phó hữu hiệu với các rủi ro. Hoàn thiện hệ thống luật
pháp về An sinh xã hội cấp quốc gia, khu vực, quốc tế, đặc biệt là các dịch vụ
công cộng để can thiệp kịp thời, phòng ngừa, quản lý các thiên tai, rủi ro khi
gia đình, cá nhân, nhóm, cộng đồng không thể ứng phó được.
* Nội dung và các biện pháp của An sinh xã hội: Các chính sách
điều tiết hợp lý thu nhập của các cá nhân trong xã hội, sử dụng các nguồn
đóng góp (như thuế, bảo hiểm, vận động tự nguyện…) của người lao động,
16
chủ sử dụng lao động để tái phân phối cho nguồn lực chung trong những
trường hợp cần trợ giúp để đảm bảo an toàn xã hội cho người dân thông qua
trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp ốm đau, bảo hiểm y tế… cho người lao động bị
gặp rủi ro và người trong gia đình sống phụ thuộc vào họ.
* Trách nhiệm thực thi An sinh xã hội: Các cá nhân, gia đình, cộng
đồng, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, Nhà nước…
* Cấu trúc của hệ thống An sinh xã hội: Khác nhau phụ thuộc vào
cách chia của từng quốc gia. Phổ biến là chia hệ thống An sinh xã hội theo 3
tầng: 1. Phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản để mọi người dân được hưởng
thị, phát triển và ngăn ngừa rủi ro. 2. Phát triển bảo hiểm, bảo hiểm xã hội và
nhiều cơ chế thị trường khác gắn với việc làm của người lao động. 3. Trợ giúp
đặc biệt dành cho những người(và người phụ thuộc vào họ) rơi vào hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn nằm ngoài khả năng giúp đỡ của gia đình, cộng đồng.
Nghiên cứu An sinh xã hội là nghiên cứu những quy luật chi phối và
gây nguy cơ đến nhu cầu cá nhân, nhóm, cộng đồng dễ bị tổn thương; đồng
thời nghiên cứu những quy luật của xã hội và những giải pháp xã hội để
phòng ngừa, giảm thiểu những nguy cơ, đáp ứng những nhu cầu cơ bản của
các cá nhân, nhóm, cộng đồng này. Nghiên cứu, phản ánh An sinh xã hội
cũng là hình thức nghiên cứu những tác động qua lại giữa kiến trúc thượng
tầng và cơ sở hạ tầng, quy luật tổ chức xã hội, quản lý xã hội… Nói chung,
hiểu và phản ánh về An sinh xã hội tức là nắm bắt được các khía cạnh của An
sinh xã hội, phản ánh ở phương diện cá nhân (người, nhóm, cộng đồng) yếm
thế và những giải pháp, chương trình công cộng và hệ thống trợ giúp xã hội
của một quốc gia, khu vực hay toàn cầu.
Để hiểu rõ khái niệm An sinh xã hội, phải nắm được những yếu tố:
- Khái niệm, phạm trù về An sinh xã hội; sự phát triển nhận thức về An sinh
xã hội gắn với mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.
17
- Ý nghĩa, vai trò của An sinh xã hội trong đời sống cá nhân, nhóm, cộng
đồng, xã hội và toàn nhân loại.
- Những yếu tố xã hội trong phạm vi quốc gia, quốc tế, tác động(tích cực, tiêu
cực) đến hệ thống an sinh quốc gia, quốc tế.
- Lịch sử hình thành, phát triển An sinh xã hội và mô hình An sinh xã hội ở
một số nước, khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
- Hệ thống pháp luật An sinh xã hội của luật pháp quốc tế, một số nước điển
hình và Việt Nam.
- Bộ máy Nhà nước và các thiết chế xã hội thực hiện An sinh xã hội ở Việt
Nam.
- Nguồn lực tài chính thực hiện An sinh xã hội ở Việt Nam.
- Hệ thống An sinh xã hội ở Việt Nam với nét đặc trưng riêng, trong hệ thống
An sinh xã hội chung(quy định bởi điều kiện, môi trường lịch sử, xã hội, văn
hoá, truyền thống, kinh tế, tư tưởng…).
Nắm rõ khái niệm An sinh xã hội là chìa khoá giúp các phóng viên viết
về An sinh xã hội làm chủ được nội dung và phương hướng tuyên truyền cho
bài viết của mình.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến An sinh xã hội
Xã hội như một cơ thể, được cấu thành bởi muôn vàn tế bào và cấu
trúc, trong đó có các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng, giai tầng… cùng
với các mối quan hệ phức tạp đan xen và các quy luật vận động, phát triển.
Con người nói chung đều chịu ảnh hưởng của môi trường sống trong cuộc đời
mình, đó là môi trường tự nhiên, xã hội. Trong môi trường sống đó, con
người luôn có khả năng chịu những rủi ro, hiểm hoạ. Bên cạnh các nguy cơ
đến từ tự nhiên như lũ lụt, bão, núi lửa, tuổi già và cái chết… Thì bản thân
con người và xã hội cũng vô tình hoặc hữu ý tạo ra những nguy cơ bất an cho
An sinh xã hội. Dưới đây là một số nguy cơ đã được thống kê:
18
* Toàn cầu hoá và nghèo đói
Bên cạnh những cơ hội như giao lưu văn hoá, giao thương mở cửa,
chuyển giao công nghệ, tri thức… toàn cầu hoá cũng mang lại những khoảng
cách giàu- nghèo ngày một lớn và nguy cơ các nước nghèo càng nghèo hơn
do bị nền kinh tế- thương mại của nước giàu chi phối. Hậu quả là số lượng
người thất nghiệp, phá sản tăng, người nghèo tăng và những hộ buôn bán nhỏ
cũng như những gia đình trung lưu trở xuống dễ bị tổn thương.
* Môi trƣờng, thảm hoạ, sinh thái
Kinh tế- thương mại- khoa học- công nghệ càng phát triển thì nguy cơ
môi trường sống của con người và các sinh vật khác trên thế giới bị tàn phá
càng cao. Một thực tế đáng buồn là khi các nước phát triển đã có nền kinh tế,
tri thức và tiềm năng đủ mạnh để bảo tồn thiên nhiên, môi trường sống của
người dân nước mình(điều kiện sống của họ rất cao- cả về thu nhập và môi
trường sống), thì ở những nước đang phát triển- nơi chiếm phần lớn dân số
thế giới, môi trường sống đang bị đe doạ ngày càng nghiêm trọng. Có điều
này vì các nước đang phát triển không đủ tiềm lực để vừa phát triển kinh tế,
vừa xử lý hậu quả môi trường do sản xuất gây nên (thường đòi hỏi chi phí rất
cao). Mặt khác, chính toàn cầu hoá biến các nước đang phát triển như một
"bãi rác" khổng lồ chứa những công nghệ lạc hậu của thế giới- những công
nghệ chưa đủ chức năng bảo vệ môi trường.
Tốc độ xây dựng, phát triển cao cũng đòi hỏi các nước đang phát triển
phải tận dụng những tài nguyên của mình bởi nhập khẩu là điều phải hạn chế
tối đa (để phát triển nhanh nhất). Thêm vào đó, ý thức bảo vệ môi trường của
con người chưa cao, nhất là ở các nước, các khu vực nghèo của thế giới.
Những thảm hoạ về môi trường sinh thái đối với cuộc sống con người
xuất phát từ: ô nhiễm không khí(do khí CO2, mêtan từ khai thác gỗ làm giấy,
dầu lửa…), ô nhiễm đất(nặng nhất ở xung quanh các mỏ khoáng sản, vùng
19
nông nghiệp thâm canh, vùng lưu không dọc xa lộ, vùng có nhiều khu công
nghiệp tập trung, vùng chứa nhiều nước thải lâu năm…), ô nhiễm nguồn
nước(ô nhiễm nước ngầm, nước mặt như ao, hồ, sông, suối, ô nhiễm nước
biển… do rác thải công nghiệp, mưa khí quyển…).
* HIV/AIDS và các bệnh dịch
HIV/AIDS được coi là đại họa dịch bệnh lớn nhất của con người trong
thế kỷ 20. Loại virus HIV gây suy giảm hệ miễn dịch ở người và đến nay y
học nhân loại vẫn đang bó tay chưa tìm được thuốc phòng- chữa đã lây lan
nhanh chóng qua các châu lục và đến mọi nơi trên thế giới. Bởi không ai biết
chắc mình có phải là nạn nhân của loại virus này hay không và thời gian ủ
bệnh trước khi chuyển sang giai đoạn AIDS là rất lâu (7-10 năm) nên nguy cơ
lây lan và chết người của nó là vô cùng lớn. Hơn nữa, đây cũng là căn bệnh
đòi hỏi quá trình chữa bệnh khá tốn kém và kiên trì. Đây cũng là bệnh gây sự
kỳ thị ở nhiều xã hội, trong đó có Việt Nam nên người có HIV/AIDS không
những đứng trước nguy cơ kiệt quệ về tài chính do chữa bệnh mà còn rất có
thể bị mất việc làm, phân biệt đối xử và bị từ chối sự giúp đỡ từ cộng đồng và
gia đình.
Ngoài HIV/AIDS, nhân loại luôn đứng trước nguy cơ những dịch bệnh
phát sinh. Trong lịch sử loài người, dân số thế giới đã và đang bị khủng hoảng
khi đối mặt với dịch bệnh như tả, sốt rét, cúm gia cầm, SARS… Những dịch
bệnh này tấn công và gây thiệt hại mạnh nhất ở những người nghèo và những
người yếm thế trong xã hội, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ và người già.
* Chiến tranh, nội chiến, xung đột sắc tộc, khủng bố
Hai cuộc chiến tranh thế giới đã làm vơi đi hàng trăm triệu người và rất
nhiều thế hệ trong các gia đình toàn thế giới.
Thế kỷ 20 cũng đã chứng kiến rất nhiều cuộc chiến tranh giành độc lập
dân tộc như chiến tranh Liên Xô, chiến tranh Việt Nam… Hậu quả của các
20
cuộc chiến tranh xâm lược là mất mát về vật chất của cả nước tham chiến và
nước bị xâm lược; về tinh thần của người dân và quân nhân hai bên; về những
thế hệ của người dân và quân nhân trong cuộc chiến. Như ở Việt Nam hiện
nay, di chứng chiến tranh vẫn còn ở những nạn nhân chất độc da cam(chất
khai quang) do quân đội Mỹ rải xuống trong chiến tranh Việt Nam. Hậu quả
chiến tranh rất nặng nề đối với người trực tiếp tham chiến, gia đình họ, dân
thường và toàn xã hội rất nhiều năm sau đó.
Thế kỷ 20 cũng là thảm họa của chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai
và diệt chủng Pôn-pốt, thanh trừng sắc tộc ở Ruanda, Bosnia
Cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, thế giới liên tục chịu đựng những cuộc
xung đột sắc tộc và khủng bố ở khu vực Trung đông, Nam Á, Hoa Kỳ và
nhiều nước phương Tây khác. Hiện điểm nóng chiến sự thế giới vẫn còn ở Li-
băng, I- xra-en, Pa-let-xtin…
Giá của chiến tranh, xung đột, khủng bố bao giờ cũng là sinh mạng,
nhà cửa, cơ sở hạ tầng, thu nhập, việc làm, nước sạch, lương thực… Hậu quả
nặng nề nhất rơi vào phụ nữ và trẻ em.
* Bất bình đẳng xã hội
Phụ nữ hiện chiếm hơn 1/2 dân số thế giới nhưng phải gánh vác tới 2/3
công việc và nhận lại khoản thu nhập chỉ bằng 1/10 thu nhập của thế giới. Phụ
nữ sở hữu dưới 1% tài sản thế giới và 2/3 người mù chữ trên thế giới là phụ
nữ. Đây là những con số do Liên hợp quốc đưa ra phản ánh tình trạng bất bình
đẳng giới hiện nay trên toàn cầu.
Cùng với phụ nữ, trẻ em cũng là những đối tượng chịu thiệt thòi nhất.
Trẻ em có nguy cơ cao hơn người lớn đối với các loại dịch bệnh. Trẻ em
không được quan tâm dễ là nạn nhân của nạn thất học, nạn buôn người, nạn
đói, suy dinh dưỡng…
21
Người khuyết tật cũng là những người dễ bị phân biệt đối xử và có
khoảng cách với cuộc sống bình thường. Khoảng 3/4 người khuyết tật rơi vào
số người nghèo đến cực nghèo. Tại một số nước công nghiệp, tỷ lệ thất
nghiệp của người khuyết tật cao hơn gấp 2 so với người bình thường. Tại rất
nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, người khuyết tật ít có cơ hội
tiếp cận với các dịch vụ công cộng, nhất là trường học và cơ sở y tế, văn hoá
do thiếu phương tiện giao thông và công trình tiếp cận với người khuyết tật.
1.4. Vài nét về An sinh xã hội trên thế giới
Như đã nói ở phần Mở đầu, An sinh xã hội, hay an toàn sinh sống là
mong ước của mỗi con người, mỗi cộng đồng người ngay từ thủa hồng hoang.
Trong xã hội phương Đông, cơ chế gia đình, cộng đồng, làng mạc luôn che
chở, bao bọc, giúp đỡ các thành viên khó khăn là truyền thống văn hoá từ đời
này sang đời khác. Dưới thời phong kiến, giai cấp thống trị cũng đề ra những
chính sách giúp người yếu thế, có nhiều khó khăn như cô nhi, quả phụ, người
già.
Ở phương Tây, An sinh xã hội, tiếng Anh là “social security” hay trong
tiếng Mỹ là “welfare” nghĩa là “trợ cấp xã hội” hay “An sinh xã hội” là những
từ đã có từ rất lâu. Thời kỳ phong kiến, nông dân dựa vào sự ban phát của nhà
thờ và sự bố thí của lãnh chúa mỗi khi mùa màng thất bát, cuộc sống đói kém.
Khi chế độ phong kiến suy tàn, nhà thờ không đủ khả năng đối phó với nạn
nghèo đói tràn lan, năm 1601, ở nước Anh đã ban hành đạo luật Elizabeth cho
người nghèo, đây có thể coi là bộ luật an sinh đầu tiên ở thế giới phương Tây.
Khi một số nước chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ
nghĩa, hàng loạt sự thay đổi về chất và lượng trong lòng xã hội các nước đó
đã diễn ra trước và sau đó, kéo theo những vấn đề xã hội mới nảy sinh. Cuộc
cách mạng công nghiệp đầu thế kỷ XVIII khởi nguồn từ nước Anh đã một
mặt cải thiện sức sản xuất, tại ra nhiều của cải, hàng hoá phục vụ con người,
nhưng mặt khác lại nảy sinh nạn thất nghiệp, các hình thức tệ nạn xã hội, tình
22
trạng lạm dụng sức lao động trẻ em Công nghiệp hoá lan đến nông thôn,
làm nông dân mất đất kéo ra các đô thị công nghiệp, đem đến một gánh nặng
mới cho cộng đồng thành phố từ các khu nhà ổ chuột đến cuộc sống bấp bênh,
thu nhập thấp và các loại bệnh tật của những cư dân mới này. Để giải quyết
những vấn đề đó, những người làm công ăn lương đã lập nên các quỹ cứu tế,
các hội, đoàn đồng thời đấu tranh đòi giới chủ và Nhà nước phải trợ giúp,
đảm bảo cuộc sống cho họ.
Năm 1850, lần đầu tiên ở Đức, nhiều Bang đã thành lập quỹ ốm đau và
yêu cầu công nhân phải đóng góp để đề phòng khi thu nhập bị suy giảm, bệnh
tật hay tai nạn. Lúc đầu chỉ giới thợ tham gia, dần dần, hình thức bảo hiểm
này được mở rộng cho tất cả mọi người có nguy cơ rủi ro vì tuổi già, bệnh tật
hay do nghề nghiệp. Đến năm 1880, Chương trình An sinh xã hội được công
nhận đầu tiên tại Đức, khi nhận được sự ủng hộ của Thủ tướng Otto von
Bismarck. Chương trình không chỉ làm lợi cho công nhân mà còn đón đầu
chương trình của các phong trào xã hội và dành được sự ủng hộ của giai cấp
công nhân. Luật An sinh xã hội được thông qua ở Đức năm 1883 đã quy định
việc bắt buộc mua bảo hiểm ốm đau, do công nhân trả 2/3 và người sử dụng
lao động trả 1/3. Sau đó, bảo hiểm bắt buộc cũng áp dụng với hình thức bảo
hiểm tuổi già, do 3 bên: công nhân, chủ lao động và Chính phủ cùng chi trả,
được công nhận năm 1889. Tính chất đoàn kết và chia xẻ rủi ro này đã làm
tăng trách nhiệm của cả ba bên tham gia đóng bảo hiểm, đồng thời làm tăng
năng suất lao động. Tuy nhiên, Luật về bảo hiểm thất nghiệp mãi đến năm
1927 mới được thông qua
Sang những năm 30 của thế kỷ XX, mô hình An sinh xã hội của Đức
đã lan khắp châu Âu, sang các nước Mỹ La tinh, đến cả Bắc Mỹ và Ca-na-đa.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, An sinh xã hội trở thành lĩnh vực hoạt động
phổ biến ở các nước mới giành độc lập ở châu Á, châu Phi và vùng Ca-ri-bê.
Ngoài bảo hiểm xã hội, các hình thức giúp nhau như cứu trợ xã hội, tương tế
23
xã hội cũng được phát triển để giúp đỡ những người khó khăn như người già
cô đơn, trẻ mồ côi, người goá bụa Các dịch vụ xã hội như dịch vụ y tế, đề
phòng tai nạn, dịch vụ cho các đối tượng này cũng từng bước được mở rộng.
Hệ thống An sinh xã hội được hình thành và phát triển đa dạng dưới nhiều
hình thức khác nhau ở từng quốc gia trong các giai đoạn khác nhau.
Tại Anh, chương trình hành động Bảo hiểm quốc gia do David Lloyd
George xây dựng đã được thông qua năm 1911, cùng với đó, một chương
trình bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc và chương trình bảo hiểm ốm đau đã
được thiết lập. Hệ thống bảo hiểm thất nghiệp lúc đó chỉ tính đến công chức
Chính phủ, y tá, công nhân làm việc ngoài giờ và những người có thu nhập
trên 250 bảng Anh/năm. Một chương trình bảo hiểm nhân mạng(bảo hiểm cho
những người sống sót sau các tai nạn) đã được thông qua năm 1925. Năm
1942, ngài William Henry Beveridge cũng giới thiệu với Quốc hội Anh một
kế hoạch mở rộng chương trình An sinh xã hội, phần lớn kế hoạch này được
thông qua sau thế chiến thứ II.
Pháp thông qua chương trình Bảo hiểm thất nghiệp tình nguyện năm
1905 và năm 1928 làm tiếp các kế hoạch bảo hiểm bắt buộc về tuổi già và ốm
đau. Trong khi đó, các chương trình An sinh xã hội đa dạng cũng được thực
hiện ở khắp châu Âu. Các chương trình này khác nhau giữa các quốc gia bởi
loại hình bảo hiểm, phân hạng công nhân, phần chi trả giữa công nhân, chủ
lao động và Chính phủ, các điều kiện để được nhận các trợ cấp, số lượng các
trợ cấp và cuối cùng là hiệu quả chung của chương trình. Năm 1922, Liên
bang Xô viết đã thông qua một kế hoạch An sinh xã hội tổng thể như một
phần của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Chi-lê trở thành nước châu Mỹ la tinh
đầu tiên có một chương trình An sinh xã hội.
Nước Mỹ không có An sinh xã hội cấp quốc gia cho tới năm 1935, khi
Luật An sinh xã hội được thông qua như một phần của chương trình quyết
sách mới của Tổng thống. Đạo luật quy định thực hiện chế độ bảo vệ người
24
già, chế độ tử tuất, tàn tật, trợ cấp thất nghiệp. Luật này đã tạo ra hai chương
trình bảo hiểm xã hội: một chương trình bồi thường thất nghiệp cấp bang- liên
bang và một chương trình cấp liên bang về bảo hiểm hưu trí cho người già.
Luật An sinh xã hội năm 1935 của Hoa Kỳ chỉ đề cập đến những công
nhân thuộc các ngành nghề thương mại và công nghiệp, nhưng sau đó, một
vài sửa đổi lớn đã làm tăng số lượng công nhân thuộc các ngành nghề khác
được hưởng nguồn trợ cấp này. Năm 1965, Quốc hội Mỹ ban hành chương
trình chăm sóc y tế, cung cấp các lợi ích về y tế cho người trên 65 tuổi, phối
hợp với chương trình trợ giúp y tế cho những người nghèo (không kể tuổi
tác). Một sự sửa đổi năm 1972 đã thắt chặt những sự gia tăng về lợi ích cho
người nghỉ hưu hưởng An sinh xã hội với sự gia tăng về chỉ số giá cả tiêu
dùng.
Năm 1941, tại Hiến chương Đại Tây dương và sau đó là Tổ chức Lao
động quốc tế (ILO) cũng đã chính thức sử dụng thuật ngữ "An sinh xã hội"
trong các công ước quốc tế. An sinh xã hội được thừa nhận là quyền của con
người.
Đến nay, An sinh xã hội phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới như
các hình thức tương trợ lẫn nhau, nhưng nhìn chung đều có chung thiết chế
chính thức đầu tiên là bảo hiểm xã hội. Vì thế mà cách hiểu An sinh xã hội là
bảo hiểm xã hội đôi khi vẫn bị nhầm lẫn. Hiện có nhiều mô hình An sinh xã
hội khác nhau ở mỗi nước, mỗi khu vực trên thế giới. Ví dụ như mô hình
“Nhà nước phúc lợi châu Âu” (các nước Đức, Hà Lan, Thuỵ Điển ) dựa trên
bảo hiểm bắt buộc và quyền của công dân được hưởng an sinh thu nhập, an
sinh tuổi già và an toàn sức khoẻ. Mô hình An sinh dựa trên bảo hiểm tự
nguyện và trợ giúp xã hội cho những người không có khả năng tự giúp mình
(bao gồm cả trợ cấp thất nghiệp) như ở Mỹ, Ca-na-đa, Úc. Mô hình an sinh
kết hợp giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc dành cho khối chính thức với trợ giúp