ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ HẢI VÂN
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI
(Khảo sát sự kiện sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên các tờ Đại biểu
Nhân dân, Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh, Thanh niên
từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2013)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học
Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ HẢI VÂN
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI
(Khảo sát sự kiện sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên các tờ Đại biểu
Nhân dân, Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh, Thanh niên
từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2013)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60.32.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Dững
Hà Nội - 2014
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN – THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ BÁO
CHÍ GIÁM SÁT, PBXH 9
1.1. Khái niệm giám sát và PBXH 9
1.1.1. Khái niệm giám sát 9
1.1.2. Khái niệm PBXH 10
1.2. Chức năng giám sát và PBXH của báo chí 20
1.2.1. Vai trò giám sát, PBXH của báo chí 20
1.2.2. Nguyên tắc và cách thức giám sát, PBXH của báo chí 25
1.2.3. Điều kiện để báo chí làm tốt chức năng giám sát và PBXH 29
1.3. Giới thiệu về các tờ báo khảo sát 35
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG BÁO CHÍ GIÁM SÁT, PBXH 42
2.1. Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và nội dung sửa
đổi, bổ sung 35
2.1.1. Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 Error!
Bookmark not defined.
2.1.2. Nội dung sửa đổi, bổ sung Error! Bookmark not defined.
2.2. Giám sát, phản biện về nội dung vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam (Điều 4) 42
2.3. Giám sát, phản biện về nội dung Hội đồng Hiến pháp (Điều 120) 50
2.4. Giám sát, phản biện về nội dung chế độ kinh tế 59
2.4.1. Về các thành phần kinh tế và vai trò của kinh tế Nhà nước (Điều 54) 60
2.4.2. Về thu hồi đất (Điều 58) 65
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA QUA KHẢO SÁT VÀ
NHỮNGKHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁM SÁT VÀ
PBXH CỦA BÁO CHÍ 74
3.1. Một số vấn đề rút ra qua khảo sát 70
3.1.1. Về nội dung và hình thức thể hiện của các bài viết Error!
Bookmark not defined.
3.1.2. Về tác giả của các bài viết Error! Bookmark not defined.
3.2. Một số khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả giám sát và
PBXH của báo chí Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Thống nhất và nâng cao nhận thức về vai trò giám sát và PBXH
của báo chí 74
3.2.2. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan báo chí và người đứng đầu 74
3.2.3. Nâng cao kiến thức, trình độ, trách nhiệm, đạo đức, phẩm chất
chính trị của đội ngũ người làm báo 76
3.2.4. Xây dựng tính chuyên nghiệp trong PBXH của báo chí 78
3.2.5. Hoạt động tổ chức PBXH và PBXH của báo chí phải tuân thủ
những quy định của pháp luật về hoạt động báo chí 80
3.2.7. Xây dựng cơ chế cung cấp và trao đổi thông tin kịp thời giữa báo
chí với các cơ quan có liên quan 83
3.2.8. Phát huy vai trò của nhân dân trong việc tham gia giám sát và
PBXH 86
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC
CÁC BẢNG ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
TT
Tên bảng
Trang
1
Bảng 2.1: Thống kê và phân loại bài viết về nội dung
vai trò lãnh đạo của Đảng (Điều 4)
51
2
Bảng 2.2: Thống kê và phân loại bài viết về nội dung
Hội đồng Hiến pháp (Điều 120)
58
3
Bảng 2.3: Thống kê và phân loại bài viết về nội dung
các thành phần kinh tế và vai trò của kinh tế Nhà nước
(Điều 54)
71
4
Bảng 3.1: Phân loại tác giả của các bài viết
79
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hiện nay, nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa – xã hội mà pháp luật là tối thượng. Đồng thời, yêu cầu về tính công
khai, minh bạch, dân chủ trong mọi hoạt động, mọi quyết sách cũng ngày
càng được nâng cao. Do vậy rất cần thiết có những hệ thống, công cụ giám sát
để bảo đảm mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều sống và làm việc theo Hiến
pháp và pháp luật; ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi sai trái, vi phạm
pháp luật; bảo vệ lợi ích của đất nước, của người dân.
Ở nước ta, báo chí không chỉ là là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà
nước, các tổ chức chính trị xã hội mà còn là diễn đàn, “tai mắt” của nhân dân.
Báo chí đồng thời cũng là công cụ giám sát của nhân dân đối với mọi tiến
trình hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống nhằm góp phần xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế xã
hội, bảo đảm cho tiến trình mở rộng dân chủ được thực hiện liên tục. Giám sát
và phản biện xã hội (PBXH) vì vậy được xem là một trong những chức năng
quan trọng hàng đầu của báo chí.
Hướng tới những tác phẩm mang tính phản biện cao đang là xu hướng
của truyền thông hiện đại nói chung và báo chí nói riêng. Nghiên cứu về tính
phản biện của các tác phẩm báo chí là việc cần thiết để báo chí phát huy tốt
hơn chức năng quản lý và giám sát xã hội. Nâng cao tính PBXH của báo chí
chính là thực hiện tốt hơn vai trò thông tin hai chiều trong quản lý và giám sát
xã hội của báo chí. Suy cho cùng, sự phát triển như vũ bão của truyền thông
đại chúng nói riêng và báo chí nói riêng về phương diện kỹ thuật, phương
thức truyền tin… là để phục vụ tốt hơn quyền lợi của người tiếp nhận
thông tin. Nghiên cứu về tính PBXH của báo chí, một mặt nào đó, là
nghiên cứu sự đổi mới cần đạt đến của nội dung và hình thức báo chí để
2
tác động mạnh mẽ hơn tới đối tượng tiếp nhận thông tin. Đây chính là kết
quả cuối cùng của mọi sự đổi mới mà báo chí hướng tới.
Quan sát mặt bằng báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, có
thể thấy nổi bật lên hai gương mặt nhật báo với lượng phát hành được cho là
cao nhất cả nước - báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là báo Tuổi
trẻ) và báo Thanh niên. Hai tờ báo này cùng được công chúng và giới trong
nghề đánh giá cao về tốc độ, tính độc đáo và mới mẻ của thông tin cũng như
chiều sâu của những phân tích bình luận. Còn Đại biểu nhân dân (ĐBND) tuy
không phải là tờ báo phát hành rộng rãi trên thị trường như các tờ báo khác
nhưng đây là tờ nhật báo chính thống của Quốc hội, tiếng nói của Quốc hội và
Hội đồng nhân dân, của đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước. Quốc hội là cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của
nhân dân, do đó tờ báo ĐBND có vai trò rất quan trọng, góp tiếng nói mạnh
mẽ trong quá trình hoạt động của Quốc hội nói chung, hoạt động lập hiến và
lập pháp nói riêng mà cụ thể là việc sửa đổi, xây dựng Hiến pháp mới vừa
qua.
Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp
luật của nước ta. Trước những yêu cầu mới để phát triển đất nước, nhiệm vụ
sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2001) một lần
nữa được đặt ra. Ngày 2/1/2013, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
chính thức công bố Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trên các phương tiện thông tin
đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân. Trong lần sửa đổi
này, rất nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước đã được lấy ý kiến nhân dân. Một
trong những kênh để người dân đóng góp vào dự thảo Hiến pháp một cách có
hiệu quả nhất đó chính là báo chí.
Với những lý do trên, tác giả quyết định chọn “Báo chí với vấn đề giám
sát và PBXH” (khảo sát sự kiện sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên các tờ Tuổi
3
trẻ TP Hồ Chí Minh, Thanh niên và ĐBND từ tháng 1 đến tháng 12 năm
2013) làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chức năng giám sát và PBXH của báo chí không phải là đề tài mới. Đã
có nhiều cuốn sách đề cập đến chức năng này của báo chí như: “Cơ sở lý luận
báo chí truyền thông” (nhóm tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường,
Trần Quang – Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội); cuốn “PBXH và phát huy dân
chủ pháp quyền” (TS. Hồ Bá Thâm và CN. Nguyễn Tôn Thị Tường Vân
đồng chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia); cuốn “PBXH – Câu hỏi đặt ra từ
cuộc sống” (Trần Đăng Tuấn, Nxb Đà Nẵng); cuốn “Cơ sở lý luận báo chí”
(Học viện Báo chí và tuyên truyền, Nxb Lý luận chính trị)… Song trong
khuôn khổ của một cuốn sách nên nội dung này được đề cập thường mang
tính khái quát, lý luận cao, ít có dẫn chứng cụ thể.
Trong quá trình tìm kiếm, sưu tầm tài liệu phục vụ cho luận văn, tác giả
đã tìm thấy một số bài viết về PBXH nói chung và PBXH trên báo chí nói
riêng như: Báo chí và PBXH (Nguyễn Quang A, Tạp chí Người làm báo,
tháng 6/2008); PBXH (Nguyễn Quang A, Lao động cuối tuần số 28 (tháng
7/2008); PBXH (Nguyễn Trần Bạt, Tạp chí The Jounal of Global Issues &
Solutions, Nxb Biblitheque Word Wide International Publishers); PBXH là có
đồng tình, có phản đối, có chấp nhận và có bổ sung (Nguyễn Mạnh Cầm, Báo
Đại đoàn kết); PBXH – nhân tố quan trọng của phát triển (Kiên Định, Hà Nội
ngàn năm, 31/3/2007); Vai trò của PBXH ở Việt Nam hiện nay (Đỗ Văn
Quân, Tạp chí Lý luận chính trị); PBXH những vấn đề chung (Trần Đăng
Tuấn, Tạp chí Cộng sản số 17, tháng 9/2006); PBXH (Nguyễn Vi Khải, Báo
Lao động, ngày 13/7/2008); Những điều kiện cần cho PBXH (Lê Minh Tiến,
Tạp chí Tia sáng, ngày 17/4/2009); Báo chí và phản biện (Nguyễn Quang A,
báo Tiền Phong, ngày 22/6/2010); PBXH: khái niệm, chức năng và điều kiện
4
hình thành (Phạm Quang Tú, Đặng Hoàng Giang, Tạp chí Tia sáng, ngày
20/3/2012); Về vai trò giám sát xã hội và PBXH của báo chí Việt Nam (TS
Đặng Thị Thu Hương, Tạp chí Cộng sản ngày 22/7/2013)… Tuy nhiên,
những bài viết này chủ yếu xem xét một cách tổng quát về PBXH trên bình
diện chung nhất và mang tính lý luận cao.
Cũng đã có rất nhiều khóa luận và luận văn của các sinh viên và học
viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
nghiên cứu về các khía cạnh liên quan đến vấn đề này như:
- Luận văn “Báo chí với vấn đề kiểm soát quyền lực và PBXH” (khảo
sát qua các tờ báo in Lao động, Sài Gòn giải phóng, Thanh niên, Tiền phong,
Tuổi trẻ TP HCM) của tác giả Mai Thị Thúy Hường.
- Luận văn “PBXH về đổi mới giáo dục tiểu học trên báo in Việt Nam
hiện nay” (khảo sát báo Giáo dục và Thời đại, Tia sáng, Sài Gòn Giải Phóng,
Tuổi trẻ TP HCM, Hà Nội mới từ 2008 đến 2011) của tác giả Trần Thị Hoa.
- Luận văn “Tính PBXH của tác phẩm báo chí Việt Nam (Khảo sát qua
hai báo Tuổi trẻ TP HCM và Thanh Niên các năm 2006-2008)” của tác giả
Hoàng Thủy Chung.
- Luận văn Truyền thông đại chúng “Báo chí Thanh Hóa với việc thực
hiện chức năng giám sát xã hội” của tác giả Nguyễn Văn Bình.
- Khóa luận “Tính PBXH của tác phẩm báo chí thông qua loạt bài
“Đêm trước đổi mới” trên báo Tuổi trẻ năm 2005” của tác giả Phạm Văn Kiền.
- Khóa luận “Tính PBXH của báo chí Việt Nam qua loạt bài về vấn đề
trùng tu các di tích trên báo Tuổi trẻ” (từ tháng 1/2008 đến tháng 5/2009) của
tác giả Tô Thị Thúy Nga.
- Khóa luận “Ý nghĩa PBXH của thể loại phóng sự trên báo Thanh
Niên” (qua 2 chùm phóng sự ''Bát nháo chương trình liên kết" và ''Không để
5
tại chức thành thứ phẩm" đăng trên báo Thanh Niên tháng 11 và 12 năm
2010) của tác giả Nguyễn Thành Trung.
- Khóa luận “Tính PBXH thông qua phản hồi của công chúng trên báo
điện tử” (Khảo sát hai sự kiện: Quản lý hàng rong và phân luồng giao thông
đô thị Hà Nội trên Vnexpress và Vietnamnet) của tác giả Nguyễn Thị Thủy.
- Khóa luận “Vấn đề PBXH trên báo chí” (khảo sát trên báo Tuổi Trẻ,
Đại Đoàn Kết và báo Điện tử Vietnamnet.vn (từ năm 2008 đến hết quý I năm
2009) của tác giả Đồng Thị Thùy.
- Khóa luận “Chức năng giám sát xã hội của báo trực tuyến qua loạt
bài về vụ bạo hành bé Hào Anh ở Cà Mau năm 2010 và vụ cưỡng chế thu hồi
đất ở Tiên Lãng (Hải Phòng) năm 2012 (khảo sát trên Thanhnien.com.vn)”
của tác giả Nguyễn Thị Kim Anh…
Tuy nhiên, các luận văn và khóa luận nói trên nhìn chung mới chỉ đề
cập đến một trong hai chức năng, hoặc là chức năng giám sát, hoặc là chức
năng PBXH của báo chí, chưa có đề tài nào gắn kết hai chức năng này với
nhau trong cùng một mục tiêu nghiên cứu. Trong khi giám sát xã hội và
PBXH là hai khái niệm, chức năng gắn bó mật thiết, có mối quan hệ tương trợ
lẫn nhau vì chỉ giám sát một cách nghiêm túc thì mới có thông tin đầy đủ và
thấu đáo làm tiền đề cho phản biện. Qua giám sát, theo dõi một cách khách
quan và có định hướng mà báo chí thực hiện tốt hơn vai trò PBXH của mình.
Ngược lại, phản biện khai thác tối đa và phát huy hiệu quả của việc giám sát.
Báo chí không giám sát xong rồi để đấy, cũng không phản biện một cách vô
cớ, thiếu cơ sở, mục đích của giám sát là để phản biện, khẳng định, bảo vệ cái
đúng, chỉ rõ và vạch trần, phê phán cái sai. Giám sát và phản biện phải đi liền
với nhau không thể tách rời. Đây chính là điểm mới của luận văn so với các
khóa luận và luận văn trước đây. Song không thể phủ nhận rằng, những tài
6
liệu trên đã giúp ích cho tác giả rất nhiều trong việc hoàn thiện luận văn của
mình.
3. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích cách thức thực hiện
chức năng giám sát và PBXH của báo chí qua sự kiện sửa đổi Hiến pháp năm
1992 trên 3 tờ báo Tuổi trẻ, Thanh niên và ĐBND để một lần nữa khẳng định
và nhấn mạnh chức năng giám sát và PBXH của báo in nói riêng, báo chí nói
chung với những vấn đề của đời sống xã hội; từ đó rút ra những nhận xét, đề
xuất một số khuyến nghị để nâng cao hiệu quả giám sát và PBXH của báo chí.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Do hạn chế nhất định về thời gian và tài liệu nghiên cứu, trong khuôn
khổ luận văn này, tác giả tập trung đi sâu vào làm rõ một số nội dung sau:
- Nghiên cứu lý luận về vai trò giám sát và PBXH của báo chí, trong đó
nghiên cứu các quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề báo chí
giám sát, PBXH và đưa ra quan niệm về vấn đề này.
- Thống kê, phân loại các bài báo về góp ý sửa đổi Hiến pháp năm
1992, từ đó phân tích nội dung thông tin, hình thức thể hiện, nghệ thuật tổ
chức của các bài báo để thực hiện chức năng giám sát và PBXH.
- Đánh giá những thành công và hạn chế của các bài báo trong việc thực
hiện chức năng giám sát và PBXH về sự kiện sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Việc thực hiện chức năng giám sát và PBXH của báo chí qua sự kiện
sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
7
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Loạt bài về sự kiện sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên các tờ báo Tuổi
trẻ, Thanh niên và ĐBND trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2013.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu thông qua việc sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp như: thống kê, phân loại, khảo sát, tổng hợp, đối chiếu so sánh, phân
tích, phỏng vấn sâu…, trong đó các phương pháp đặc thù được sử dụng là:
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân loại: được dùng để thống kê,
phân loại loạt bài có nội dung thực hiện chức năng giám sát và PBXH về sự
kiện sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
- Phương pháp phân tích: được dùng để phân tích nội dung và hình thức
của các tác phẩm báo chí trong phạm vi nghiên cứu.
- Phương pháp đối chiếu so sánh: để thấy được thành công và hạn chế
trong việc thực hiện chức năng giám sát và PBXH của từng tờ báo đối với
cùng một sự kiện, vấn đề.
Trên cơ sở nhận định những thành công và hạn chế, luận văn cũng đề
xuất một số giải pháp để báo in nói riêng, báo chí nói chung nâng cao hiệu
quả giám sát và PBXH đối với những vấn đề của đời sống.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn sẽ góp phần làm phong phú hơn những tri
thức lý luận về chức năng giám sát và PBXH của báo chí; góp phần hình
thành nhận thức sâu sắc hơn, toàn diện hơn về vai trò của báo chí trong việc
giám sát và PBXH, nhất là trong giai đoạn hiện nay báo chí nước ta đang
được cả xã hội quan tâm, tin tưởng, kỳ vọng vào những đóng góp cho sự
nghiệp đổi mới, mở rộng dân chủ, tăng cường vai trò giám sát của nhân dân
đối với bộ máy của Đảng, Nhà nước, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực,
góp phần làm lành mạnh đời sống xã hội.
8
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là một tài liệu
tham khảo, nguồn tư liệu bổ ích và lý thú với những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận – thực tiễn của vấn đề báo chí giám sát,
PBXH (làm rõ khái niệm giám sát, PBXH; vai trò giám sát và PBXH của báo
chí; nguyên tắc, cách thức báo chí giám sát và PBXH; các điều kiện để báo
chí làm tốt chức năng giám sát và PBXH; tiêu chí đánh giá hiệu quả giám sát
và PBXH của báo chí…)
Chương 2: Thực trạng báo chí giám sát, PBXH (cách thức, nội dung
giám sát và PBXH trên từng tờ báo; rút ra những thành công và hạn chế…)
Chương 3: Một số khuyến nghị để nâng cao hiệu quả giám sát và
PBXH của báo chí (về nhận thức, về điều kiện, về kỹ năng và phương pháp )
9
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN – THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
BÁO CHÍ GIÁM SÁT, PBXH
1.1. Khái niệm giám sát và PBXH
1.1.1. Khái niệm giám sát
Bộ Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng của Mạng lưới du
lịch bền vững vì người nghèo SNV Việt Nam và Đại học tổng hợp Hawoai
(Mỹ) – trường đào tạo quản lý du lịch định nghĩa: “Giám sát là quá trình đo
lường thường xuyên một thứ gì đó, thường là thông qua sử dụng các chỉ số để
hiểu rõ hơn tình hình hiện tại cũng như một phần xu hướng trong quá trình
thực hiện”. Cách định nghĩa này của Bộ Công cụ quản lý và giám sát du lịch
cộng đồng là hiểu theo nghĩa đen của từ giám sát và giải thích nó ở nghĩa
thông thường nhất.
Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học, Nxb Đà Nẵng,
giám sát là “theo dõi, kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định
không”. Điều đó có nghĩa, giám sát bao gồm hai quá trình theo dõi và kiểm
tra. Cũng theo Từ điển này, theo dõi là chú ý theo sát từng hoạt động, từng
diễn biến để biết rõ hoặc có sự ứng phó, xử lý kịp thời. Theo dõi là một công
việc chuyên chú, miệt mài, vừa chuyên sâu, có nghề, vừa bao quát diện rộng
vừa chăm chú trọng tâm. Còn kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh
giá, nhận xét. Kiểm tra không tiến hành thường xuyên mà có thời điểm, trọng
điểm với chủ đích cụ thể. Như vậy, giám sát có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc bảo đảm cho hoạt động được thực hiện đúng mục đích và đạt hiệu quả tốt
nhất trong điều kiện có thể, theo mục tiêu, chương trình, kế hoạch đã đề ra.
Giám sát phải được tiến hành bởi lực lượng độc lập, khác với chủ thể đang
tiến hành hoạt động được giám sát, giám sát có chuyên môn, hiểu biết… mới
bảo đảm tính khách quan và hiệu quả. Cách cắt nghĩa này mở rộng và bao
10
quát hơn so với định nghĩa của Bộ Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng
đồng, nhưng tinh thần chung vẫn không có sự thay đổi nhiều.
Còn trong cuốn “Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội X
của Đảng”, giám sát được hiểu là “sự theo dõi, kiểm tra, phát hiện, đánh giá
của cá nhân, tổ chức, cộng đồng người đối với cá nhân, tổ chức, cộng đồng
người khác trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội, trong việc thực hiện
Hiến pháp, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà
nước, các quyền lợi, nghĩa vụ của công dân, của các tổ chức chính trị - xã hội
và kiến nghị phát huy ưu điểm, thành tựu, xử lý đối với tổ chức, cá nhân có
những hành vi sai trái”.
Qua những tìm hiểu và tổng hợp trên, có thể tạm hiểu khái niệm giám
sát trên những khía cạnh:
- Giám sát là hành vi độc lập, từ bên ngoài.
- Giám sát là hoạt động theo dõi, quan sát, xem xét, nhận định về việc
làm của đối tượng chịu sự giám sát.
- Mục đích của giám sát là xem xét việc làm của đối tượng bị giám sát
có đúng những quy định, quy chế, chuẩn mực đã đặt ra hay không. Qua đó
phát hiện những khiếm khuyết trong tổ chức và hoạt động của đối tượng bị
giám sát để có những kiến nghị và biện pháp can thiệp, khắc phục kịp thời
nhằm hướng hoạt động của đối tượng đi đúng hướng.
1.1.2. Khái niệm PBXH
1.1.2.1. Khái niệm phản biện
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 3: “Phản biện là nhận xét và
đánh giá về một công trình khoa học (luận án, luận văn, khóa luận hay kết quả
nghiên cứu khoa học của một đề tài, một công trình nghiên cứu…). Người
(hay cơ quan) phản biện nhận định về tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài, nội
dung và hình thức thể hiện của công trình khoa học, phương pháp nghiên cứu,
11
kết luận, đóng góp, hạn chế… Cuối cùng đánh giá chung là đạt hay không đạt
những yêu cầu đề ra, xếp loại…”. Đây là một khái niệm được đưa ra theo
đúng nghĩa đen của từ phản biện trên một phương diện rất cụ thể và được giải
thích theo một nghĩa thông thường nhất.
Theo nghĩa Hán - Việt, phản có nghĩa là nghĩ, xét lại
1
; biện là phân tích.
Nếu gắn phản với biện có nghĩa là xét các sự vật rồi phân định xấu, tốt, nó
gần nghĩa với tranh biện, biện bác. Theo nghĩa trên, có thể hiểu phản biện là
đặt lại, xét lại hoặc tự xét lại một sự việc, một vấn đề trên cơ sở lập luận, phân
tích khách quan, khoa học, có sức thuyết phục nhằm phát hiện hoặc đưa các
sự việc, vấn đề trở về đúng giá trị của nó.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Trưởng khoa Báo chí, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền: “Phản biện là thuật ngữ được dùng trước hết trong hoạt
động khoa học – phản biện khoa học, tức là đánh giá chất lượng một công
trình khoa học khi công trình được đưa ra trước hội đồng khoa học. Theo đó,
phản biện có nhiệm vụ khẳng định những kết quả đạt được, những thành công
nổi trội của công trình; đồng thời nêu ra những hạn chế, khiếm khuyết để tiếp
tục hoàn thiện; và cuối cùng khẳng định rằng công trình đó có đạt được những
tiêu chí khoa học cần thiết không. Như vậy, phản biện khác với phản bác.
Phản bác là dùng lý lẽ và lập luận để bác bỏ ý kiến hay công trình của người
khác”
2
.
Phản biện có nội hàm rộng hơn so với phản bác. Trong quá trình phản
biện có thể đi đến phản bác, nhưng phản biện không chỉ là để phản bác mà
còn đi đến bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh và khẳng định cái đúng, cái hay, ưu
điểm trong những vấn đề được phản biện mà tác giả của nó nhiều khi chưa tự
thấy rõ. Do đó, phản biện với ý nghĩa đúng đắn và toàn diện, kể cả phải sử
dụng đến phương án phản bác thì vẫn mang động cơ xây dựng.
1
Theo Hán-Việt, chữ phản gồm có 5 nghĩa: tráo, đối lập với chữ chính; trả lại, trở về; nghĩ, xét lại; trở, quay;
trái lại, phản đối, trái lại không chịu.
2
Cơ sở lý luận báo chí [tr.193]
12
Phản biện là ý kiến độc lập của một người hay một tổ chức nào đó, nó
luôn mang tính chủ quan. Cái hay của phản biện là tạo điều kiện cho ý kiến
khác có thể được cất lên, nhằm tạo ra nhiều khả năng tham khảo và lựa chọn
hơn cho những người có quyền quyết định. Ý kiến phản biện chưa chắc đã
đúng, nhưng xã hội không thể phát triển, không thể có dân chủ nếu sự PBXH
bị cản trở, vì phản biện là sự tranh luận có chất lượng khoa học để tìm ra cái
đúng chứ không phải là sự cãi vã nhằm phê phán cái sai.
Từ những cách quan niệm trên, theo tác giả, phản biện có một số đặc
điểm sau:
- Phản biện là biểu hiện suy nghĩ, nhận thức, thái độ, hành động của
con người trong các mối quan hệ với bản thân, với tự nhiên và với xã hội.
- Phản biện là một hoạt động khoa học, được thực hiện theo trình tự:
chuẩn bị phản biện, tiến hành phản biện và ghi nhận kết quả phản biện.
- Phản biện là đi đến cùng của vấn đề nhằm đi đến thống nhất một
quyết nghị về giá trị những nội dung được nghiên cứu và giá trị ứng dụng của
những nghiên cứu đó vào hoạt động thực tiễn trên cơ sở phân tích, chỉ rõ
những khiếm khuyết, hạn chế của vấn đề một cách khoa học.
Từ đó, tác giả tổng hợp và đưa ra khái niệm: phản biện là một hoạt
động khoa học, đồng thời là phương pháp khoa học cần thiết để con người sử
dụng nhằm thể hiện vai trò làm chủ của mình đối với bản thân, tự nhiên và xã
hội. Trình độ làm chủ đó được biểu hiện qua nội dung vấn đề được nêu,
phương pháp tranh luận vấn đề và cách thức tổ chức tranh luận để đi đến
quyết nghị về nhận thức và ứng dụng vấn đề đó trong thực tiễn.
1.1.2.2. PBXH là gì?
Khái niệm phản biện từ chỗ ban đầu dùng để nhận xét, đánh giá chất
lượng một công trình khoa học đã dần mở rộng ra lĩnh vực chính trị - xã hội.
Khái niệm PBXH đã được khá nhiều tác giả nghiên cứu và phân tích, nhưng
trên thực tế còn có những ý kiến, cách hiểu khác nhau xuất phát từ những góc
13
nhìn khác nhau. Thời gian gần đây, khi PBXH được nêu ra và thu hút sự quan
tâm rộng rãi của dư luận thì đã xuất hiện nhiều sự giải thích nội hàm của khái
niệm này như:
- PBXH là đưa ra các lập luận, phân tích nhằm phát hiện, chứng minh,
khẳng định, bổ sung hoặc bác bỏ một đề án (phương án, dự án) xã hội đã
được hình thành và công bố trước đó
3
.
- Phản biện góp phần điều chỉnh các khuynh hướng kinh tế, văn hóa,
chính trị, làm cho các khuynh hướng đó trở nên khoa học hơn, đúng đắn hơn
và gần gũi với đời sống con người hơn
4
.
- Phản biện là hoạt động cung cấp các thông tin, tư liệu cùng các ý kiến
phân tích, đánh giá tính khả thi và các kiến nghị về sự phù hợp của nội dung
đề án đối với mục tiêu và các điều kiện ràng buộc ban đầu hoặc thực trạng đặt ra
5
.
- PBXH là sự phản biện nói chung, nhưng có quy mô và lực lượng rộng
rãi hơn của xã hội, của nhân dân và các nhà khoa học về nội dung, phương
hướng, chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, khoa học
công nghệ, giáo dục, y tế, môi trường, trật tự an ninh chung toàn xã hội của
Đảng, Nhà nước và các tổ chức liên quan.
Thuật ngữ PBXH được sử dụng chính thức trong Báo cáo chính trị tại
Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo đó, “PBXH là phản biện nói
chung, nhưng có quy mô và lực lượng rộng rãi hơn của xã hội, của nhân dân
và các nhà khoa học về nội dung, phương hướng, chủ trương, chính sách, giải
pháp phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục, y tế, môi
trường, trật tự an ninh chung toàn xã hội của Đảng, Nhà nước và các tổ chức
liên quan.
3
Trần Đăng Tuấn: Câu hỏi đặt ra từ cuộc sống: PBXH, Nxb Đà Nẵng, 2006, [25, tr.160]
4
Xem Nguyễn Trần Bạt: PBXH, ngày 27/2/2007
5
Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg ngày 30/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tư vấn, phản biện
và giám định xã hội của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
14
PBXH là phát huy dân chủ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân, ý
thức trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia quản lý Nhà nước, góp ý
kiến với cán bộ, công chức và các cơ quan Nhà nước… PBXH là nhu cầu cần
thiết và là đòi hỏi bắt buộc của quá trình lãnh đạo và điều hành đất nước,
khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác”.
6
PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Trưởng khoa Báo chí, Học viện Báo chí và
tuyên truyền đưa ra quan niệm: “PBXH có thể hiểu là sự tham gia rộng rãi
của xã hội – các tầng lớp xã hội, nhân dân trong việc góp ý kiến cho các chủ
trương, quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế - văn
hóa – xã hội. Nhưng rường cột cho quá trình PBXH phải là đội ngũ trí thức –
những người có kiến thức am hiểu rộng và chuyên sâu về các lĩnh vực của đời
sống, có bản lĩnh bảo vệ chính kiến và tâm huyết vì sự phát triển bền vững
cộng đồng”
7
.
TS Trần Đăng Tuấn, nguyên phó giám đốc Đài truyền hình Việt Nam
thì định nghĩa: “PBXH là đưa ra các lập luận, phân tích nhằm phát hiện,
chứng minh, khẳng định, bổ sung hoặc bác bỏ một vấn đề (phương án, dự án)
xã hội đã được hình thành và công bố trước đó”. Theo tác giả, PBXH được
thực hiện cả trong hai giai đoạn: giai đoạn chưa hình thành dự án và giai đoạn
đề án đã thực hiện nhưng bộc lộ những khiếm khuyết hoặc bất hợp lý cần phải
có sự PBXH để bổ sung, hoàn chỉnh.
Từ những phân tích nêu trên, có thể rút ra khái niệm về PBXH như sau:
PBXH là sự phản hồi của xã hội đối với hệ thống lãnh đạo, quản lý thể hiện
qua những nhận xét, đánh giá, phân tích có căn cứ và có sức thuyết phục.
PBXH được thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các chủ thể phản
biện; có chức năng chuyển tải nhu cầu, nguyện vọng của xã hội đến những
người lãnh đạo và quản lý; có tác dụng thúc đẩy nền dân chủ xã hội và củng
6
[23, tr. 239-240]
7
[ 10, tr. 193 ]
15
cổ thể chế xã hội. Hình thức PBXH tùy thuộc vào truyền thống văn hóa chính
trị, trình độ tổ chức dân chủ của từng nơi, từng thời kỳ lịch sử.
Nếu phản biện khoa học là hoạt động được tiến hành một cách chuyên
nghiệp thông qua sự lập luận có logic của cá nhân hoặc tổ chức khoa học về
một đề án, dự án hoặc chương trình xã hội thì PBXH là hoạt động phản ánh
những ý kiến, quan điểm… của xã hội một cách tự nhiên, tuy không hoàn
chỉnh nhưng vẫn có tác động đến phương án chính thống. Phản biện khoa học
nói chung mang tính khách quan đơn thuần, còn PBXH thường gắn liền và
phản ánh quan điểm, quyền lợi của các tầng lớp khác nhau trong xã hội.
Trong nhiều trường hợp, do sự chi phối của quyền lợi chính trị - kinh tế - xã
hội, sự phản biện của nhóm lợi ích này lại mâu thuẫn với lợi ích chung hoặc
lợi ích của phe nhóm khác. Nắm vững đặc điểm này để xây dựng cơ chế vận
hành hệ thống PBXH hợp lý, vừa đáp ứng được nhu cầu của từng nhóm lợi
ích, vừa hài hòa với nhu cầu chung của toàn xã hội.
Ở đây cũng cần phân biệt PBXH với trưng cầu ý dân. Trưng cầu ý dân
là việc nhân dân trực tiếp bỏ phiếu để thể hiện chính kiến của mình về một
vấn đề quan trọng của Nhà nước và xã hội, còn PBXH là việc các tầng lớp
nhân dân phát biểu ý kiến về một vấn đề nhất định. Với trưng cầu dân ý, nhân
dân bày tỏ chính kiến (đồng ý hay không đồng ý) đối với phương án đưa ra
mà không cần tranh luận, còn PBXH phải thông qua tranh luận mới đi đến
quyết định đồng ý hay không đồng ý. Do đó, PBXH chỉ đạt được chất lượng
tốt khi có sự chuẩn bị một cách chu đáo. PBXH được xây dựng trên cơ sở
quyền tự do ngôn luận, còn trưng cầu ý dân chỉ thật sự có kết quả tích cực khi
người dân có đầy đủ thông tin cần thiết về vấn đề được đưa ra xem xét, quyết
định.
PBXH nhằm lựa chọn được phương án tốt nhất, còn phản kháng là hoạt
động nhằm đả kích, gạt bỏ phương án được đưa ra do có sự đối lập về mục
16
tiêu và lợi ích. PBXH và phản kháng xã hội tuy khác nhau về bản chất nhưng
lại có quan hệ với nhau. Phản kháng xã hội có thể xảy ra nếu không làm tốt
PBXH. Do đó, PBXH là một giải pháp để phát hiện và hóa giải mâu thuẫn,
tạo nên sự đồng thuận xã hội, phòng ngừa nguy cơ xảy ra phản kháng xã hội.
Có thể nói rằng, nếu khước từ PBXH sẽ tạo mầm mống cho phản kháng xã
hội. Ranh giới giữa PBXH và phản kháng xã hội có thể phân biệt về mặt học
thuật, nhưng trong thực tế biểu hiện của chúng phức tạp hơn rất nhiều. PBXH
có tính xây dựng, nhưng trong những trường hợp, tình huống cụ thể có thể bị
lợi dụng phục vụ cho các hoạt động phản kháng, ít nhất là trong quá trình tập
hợp lực lượng, tạo tình huống chính trị, gây áp lực dư luận xã hội.
PBXH cũng luôn luôn chịu sự chi phối bởi lợi ích các phe nhóm mà các
chủ thể PBXH đại diện. Do vậy, PBXH có vai trò rất quan trọng đối với việc
xây dựng chính sách bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các nhóm người trong xã
hội. Trong thể chế đa đảng, những lập luận, ý kiến đánh giá từ phía đảng đối
lập có ý nghĩa phản biện đối với đảng cầm quyền và nhờ đó đảng cầm quyền
thấy được những gì cần điều chỉnh nhằm duy trì vai trò quản trị xã hội. Việc
tổ chức các đoàn thể, hiệp hội xã hội nhằm tạo cơ hội cho các nhóm lợi ích
đều có khả năng tác động đến các nhà hoạch định luật pháp, chính sách.
Chẳng hạn, nếu như đại diện của hiệp hội các nhà sản xuất thường có xu
hướng tạo áp lực đối với Nhà nước về những chính sách có lợi cho họ như
tăng thuế nhập khẩu, giữ độc quyền thị trường… thì những người tiêu dùng
lại lập hiệp hội riêng của mình để tác động đến các chính sách về tự do giá cả,
chống độc quyền, giảm thuế nhập khẩu… Còn trong điều kiện chỉ có một
đảng duy nhất cầm quyền, phản biện thường diễn ra trong nội bộ đảng, trong
bộ máy nhà nước. Dù có những ưu điểm nhưng nó lại thiếu sự khách quan,
thiếu tác động cần thiết từ phía xã hội để kịp thời thay đổi những chính sách
lỗi thời, không còn phù hợp. Tuy đã được thảo luận trong nội bộ Đảng và cơ
17
quan nhà nước, nhưng nếu chính sách ban hành có chỗ chưa phù hợp thì phải
đến khi thực hiện mới phát hiện và điều chỉnh được, như vậy vừa gây lãng phí
về nguồn lực đầu tư, thời gian, bỏ lỡ cơ hội phát triển vừa tác động tiêu cực
đến lòng tin của nhân dân và đời sống xã hội. Trong tình huống đó, PBXH là
một cách thức quan trọng góp phần nhanh chóng phát hiện và khắc phục
những khiếm khuyết.
Đối tượng của PBXH: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
của Đảng đã nêu rõ: “Xây dựng quy chế giám sát và PBXH của Mặt trận Tổ
quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định
đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức
thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ”
8
. Văn kiện đã đề cập ở
hai khía cạnh: hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn
và tổ chức thực hiện kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ. Đại hội XI của
Đảng tiếp tục khẳng định “thực hiện dân chủ, giám sát và PBXH”, “coi trọng
vai trò tư vấn phản biện, giám định xã hội của các cơ quan nghiên cứu khoa
học trong việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước…”
9
.
Báo cáo Chính trị của Đại hội X Đảng cộng sản Việt Nam về phản biện
như sau: “Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện của các hội khoa học kỹ thuật,
khoa học xã hội và văn học, nghệ thuật đối với các dự án phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội”
10
; “Nhà nước ban hành cơ chế để mặt trận và các đoàn thể
nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và PBXH”
11
.
8
Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiên Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2006, tr.135
9
Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiên Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2011, tr.246
10
Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiên Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2010, phần II, tr.381
11
Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiên Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2010, phần II, tr.384
18
Như vậy, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI của Đảng
đã ghi rõ những vấn đề được phản biện rất rộng. Đối tượng phản biện là các
vấn đề thuộc đường lối, chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, biện
pháp thực hiện và quy định mà các cấp chính quyền đưa ra và quá trình thực
hiện có ảnh hưởng rộng rãi trong cộng đồng xã hội. PBXH có thể được thực
hiện với bất kỳ một phương án xã hội nào được công bố, cho dù mới phác
thảo và từ đâu: từ phía lực lượng lãnh đạo xã hội hay từ các lực lượng hoạt
động xã hội khác. Phương án xã hội nhằm chỉ bất cứ một kế hoạch, chủ
trương… có tính chất xã hội, liên quan đến quyền lợi và đời sống của đông
đảo mọi người trong quốc gia.
Lực lượng lãnh đạo trong xã hội có những đường lối, hệ thống các quan
điểm lãnh đạo về chính trị, kinh tế, xã hội cho từng giai đoạn, thể chế và pháp
chế hóa các chủ trương, quan điểm đó, đồng thời thường xuyên phải cụ thể
hóa đường lối của mình thành các chính sách và quá trình tổ chức thực hiện.
Đây là đối tượng của PBXH. Ngoài ra, đối tượng của PBXH còn là những
quyết định có ảnh hưởng lớn đến đời sống của toàn xã hội hoặc một bộ phận,
tầng lớp dân cư, một vùng, một miền… hay vấn đề cán bộ, tổ chức cán bộ -
nhân tố đưa ra những phương án xã hội.
Tất nhiên, đối tượng của PBXH của báo chí không chỉ là chính trị. Có
một vấn đề cần nhận thức rõ ở đây là báo chí từ trước đến nay vẫn thường
được xem là công cục chính trị của giai cấp cầm quyền. Vì thế, PBXH của
báo chí dễ bị hiểu sai lệch là phản biện những vấn đề giai cấp cầm quyền đưa
ra. Hiểu như thế là chỉ mới hiểu một mặt của PBXH của báo chí. Đối tượng
của PBXH của báo chí là bất cứ vấn đề nào nảy sinh trong cuộc sống. Từ sự
phản biện đó, báo chí kịp thời định hướng nhận thức cho quần chúng cũng
như phản hồi, góp ý để giai cấp cầm quyền đưa ra chính sách hợp lý hơn.
19
Tính phản biện trong báo chí hiện đại là bước phát triển của tính chiến
đấu của báo chí cách mạng. Báo chí cách mạng coi tính chiến đấu như là một
yếu tố quan trọng khẳng định vai trò và vị trí của báo chí đối với đời sống xã
hội thông qua hình thức phê bình và tự phê bình trên báo chí. Tính chiến đấu
– nghĩ là làm cho chân lý được sáng tỏ, điều phi chân lý bị đẩy lùi; làm cho
cái mới được sinh sôi nảy nở, cái cũ héo hon tàn lụi; làm cho cái tiến bộ được
phát triển, cái lạc hậu bị xóa bỏ. Với ý nghĩa này, tính phản biện, suy cho
cùng cũng là tính chiến đấu của báo chí hiện đại. PBXH của báo chí hiện đại
làm cho cái đúng được bảo vệ, được làm sáng rõ, cái sai được đẩy lùi.
Theo nghĩa rộng và chung nhất, chủ thể giám sát và PBXH là nhân dân
với tính chất là tập hợp các tầng lớp trong xã hội. Theo nghĩa cụ thể, người
giám sát và PBXH là cá nhân, tổ chức. Dù ở bất kỳ góc độ nào, đặc điểm của
chủ thể thực hiện hai hoạt động này là độc lập với đối tượng bị giám sát và
phản biện. Chủ thể thực hiện giám sát và PBXH trước hết là đối tượng chịu sự
quản lý của các thiết chế chính trị, xã hội, có quyền lợi liên quan trực tiếp
hoặc gián tiếp và có tính độc lập về tổ chức, hoạt động với các đối tượng
được/bị giám sát, phản biện. Trong điều kiện cụ thể hiện nay ở nước ta, với
chủ trương củng cố và mở rộng dân chủ XHCN, phát huy sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân tộc, các chủ thể giám sát và PBXH bao gồm:
- Cá nhân (nhà khoa học, chuyên gia, nhân sỹ, trí thức )
- Tổ chức đoàn thể nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức thành viên của mặt trận
- Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, hội, hiệp hội, liên hiệp hội…
- Các phương tiện truyền thông đại chúng
20
1.2. Chức năng giám sát và PBXH của báo chí
1.2.1. Vai trò giám sát, PBXH của báo chí
Bàn về vai trò phản biện của báo chí, C. Mác nhận xét: “trong hy vọng
và lo lắng, có điều gì báo chí nghe được ở cuộc sống, báo chí sẽ lớn tiếng loan
tin cho mọi người đều biết, báo chí tuyên bố sự phán xét của mình đối với
những tin tức đó – một cách gay gắt, hăng say, phiến diện, như những tình
cảm và tư tưởng bị xúc động thầm bảo nó vào lúc đó”
12
. Mác không phủ nhận
vai trò kiểm duyệt đối với báo chí, nhưng ông lưu ý rằng: “kiểm duyệt chân
chính bắt rễ từ chính bản chất của tự do báo chí, là sự phê bình. Phê bình là
một sự xét xử mà tự do báo chí sản sinh ra từ bản thân mình”
13
, được phân biệt với
“kiểm duyệt là sự phê bình với tư cách là độc quyền của chính phủ”
14
.
Trong suốt chiều dài lịch sử đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng dân
tộc, báo chí Việt Nam đã luôn thể hiện vai trò là một lực lượng quan trọng,
góp phần đắc lực cho mỗi bước thành công trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu của thực tiễn đã đòi hỏi
báo chí cách mạng Việt Nam phải không ngừng nâng cao và tăng cường chức
năng giám sát, PBXH.
Ở nước ta, lần đầu tiên trong Nghị quyết Trung ương 6 lần hai khóa
VIII, Đảng cộng sản Việt Nam đã ghi nhận, khẳng định báo chí và truyền
thông đại chúng là một trong bốn hệ thống giám sát xã hội. Đây là bước phát
triển quan trọng về lý luận, nhận thức của Đảng về vai trò xã hội của báo chí
và truyền thông đại chúng. Tại Đại hội Đảng XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
chính thức ghi nhận, yêu cầu nền báo chí cách mạng Việt Nam nhận thêm vai
trò, nhiệm vụ PBXH. Nghị quyết Đại hội về phát triển hệ thống thông tin đại
chúng nêu rõ: “Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức
12
C.Mác và Ph.Awngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 1995, tr1
13
C.Mác và Ph.Awngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 1995, tr237
14
C.Mác và Ph.Awngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 1995, tr91