Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN Đồng Mạnh Hùng
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐỒNG MẠNH HÙNG
ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ
ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BÁO CHÍ
CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC
MÃ SỐ: 60.32.01
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS - TS VŨ VĂN HIỀN
Hà Nội, năm 2006
Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN Đồng Mạnh Hùng
2
MỤC LỤC
4
MỞ ĐẦU
Chƣơng I. TỔNG QUAN VỀ ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
VÀ CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ CỦA ĐÀI
10
1.1. Đài TNVN hình thành và phát triển
10
1.2 Những điều kiện để Đài TNVN tiếp tục phát triển
14
1.3 Chƣơng trình phát thanh và chƣơng trình Thời sự
17
1.4 Chƣơng trình Thời sự Đài TNVN
1.4.1 Vị trí của chƣơng trình Thời sự trong hệ thống các
chƣơng trình phát thanh Đài TNVN
1.4.2 Quá trình hình thành và phát triển chƣơng trình
Thời sự
29
29
34
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VẬN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH
THỜI SỰ ĐÀI TNVN
38
2.1 Những đóng góp và sắc thái của chƣơng trình Thời sự
38
2.1.1 Về nội dung
2.1.1.1 Nhóm thông tin về chủ trƣơng chính sách
của Đảng, Nhà nƣớc
2.1.1.2 Nhóm thông tin về các vấn đề kinh tế
2.1.1.3 Nhóm thông tin về các vấn đề xã hội, văn
hóa đời sống
2.1.1.4 Nhóm thông tin về ngƣời tốt việc tốt và
đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng
2.1.1.5 Nhóm thông tin về các vấn đề quốc tế, đấu
tranh dƣ luận
38
44
47
48
50
52
2.1.2 Về phƣơng thức thể hiện
2.1.2.1 Kết cấu chƣơng trình năng động
2.1.1.2 Thời lƣợng ổn định
54
54
57
Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN Đồng Mạnh Hùng
3
2.1.1.3 Sử dụng các thế mạnh của phát thanh trực
tiếp
57
2.1.3 Đánh giá chung về những điểm mạnh của chƣơng
trình Thời sự Đài TNVN
2.1.3.1 Những ƣu điểm chính
2.1.3.2 Nguyên nhân
59
59
61
2.2 Một số hạn chế và những vấn đề đặt ra
62
2.2.1 Mô hình tổ chức bộ máy chƣa thực hợp lý
62
2.2.2 Chƣa thực sự làm chủ nguồn tin
2.2.3 Chƣa chuẩn hóa phƣơng thức phát thanh trực tiếp
2.2.4 Phƣơng thức sản xuất chƣơng trình chƣa bài bản
66
68
70
Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI
NÂNG CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ ĐÀI TNVN
74
3.1 Mục tiêu phát triển của Đài TNVN
74
3.2 Một số giải pháp đổi mới và nâng cao chất lƣợng chƣơng trình
Thời sự Đài TNVN
75
3.2.1. Nhóm giải pháp đổi mới về tổ chức bộ máy và
quy trình sản xuất chƣơng trình Thời sự
3.2.1.1 Về tổ chức bộ máy, nhân sự
3.2.1.2 Về quy trình sản xuất tin phát sóng
3.2.1.3 Về quy trình sản xuất từng chƣơng trình
thời sự
76
76
78
80
3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng phát thanh
trực tiếp
81
3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng viết và đƣa
tin
84
3.2.3.1 Nâng cao chất lƣợng tin viết và tin biên tập
3.2.3.2 Nâng cao chất lƣợng khâu đƣa tin
3.2.3.3 Tăng cƣờng thông tin về đời sống, xã hội
84
89
91
3.2.3.4 Tăng cƣờng phóng sự ngắn và bình luận
thời sự
92
Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN Đồng Mạnh Hùng
4
3.2.3.5 Tăng cƣờng tính chiến đấu cho chƣơng
trình Thời sự
93
3.2.4 Nhóm giải pháp đổi mới hình thức chƣơng trình
3.2.4.1 Đổi mới về khung chƣơng trình
3.2.4.2 Tạo cho chƣơng trình một nhịp điệu mới
93
93
94
3.2.4 Nhóm giải pháp về quảng bá và nghiên cứu thính
giả và đƣa chƣơng trình lên mạng Internet
3.2.5.1 Quảng bá chƣơng trình
3.2.5.2 Liên hệ và điều tra thính giả
3.2.5.3 Đƣa chƣơng trình lên mạng Internet
95
95
97
97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
99
TÀI LIỆU THAM KHẢO + PHU LỤC
103
Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN Đồng Mạnh Hùng
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 2-9-1945, ngay sau khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra
nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký quyết định
thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN), cơ quan thông tin đại chúng đầu
tiên của nƣớc Việt Nam mới. Chỉ 5 ngày sau đó, ngày 7-9-1945, Đài TNVN
đã cất tiếng chào đời với lời xƣớng: "Đây là Tiếng Nói Việt Nam, phát thanh
từ Hà Nội thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa". Chƣơng trình phát
thanh đầu tiên của Đài là một chƣơng trình Thời sự. Đó là tin Việt Nam tuyên
bố giành đƣợc độc lập và toàn văn bản Tuyên ngôn Độc lập mà Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đọc tại Quảng trƣờng Ba Đình ngày 2-9-1945. Suốt 60 năm qua,
các bản tin, chƣơng trình Thời sự do Ban Thời sự đƣợc Đài Tiếng nói Việt
Nam coi là trang nhất, là quan trọng nhất trong hệ thống các chƣơng trình của
Đài Tiếng nói Việt Nam. Chính vì vậy, dù trong hòan cảnh kháng chiến đầy
thiếu thốn, hay trong chiến tranh ác liệt nhất, chƣơng trình Thời sự phát đi
liên tục và ngày càng đƣợc cải tiến, trở thành công cụ tuyên truyền các chủ
trƣơng, chính sách, quan điểm đối nội đối ngoại của Đảng, Nhà nƣớc, là cầu
nối giữa Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân, là diễn đàn của nhân dân. Trong
những năm đổi mới, mà đặc biệt từ năm 1994 đến nay chƣơng trình Thời sự
Đài Tiếng nói Việt Nam đã có nhiều đổi mới với tiêu chí "đúng, nhanh và
hấp dẫn” để đáp ứng ngày càng cao hơn nhu cầu nghe tin tức của thính giả
và yêu cầu tuyên truyền của Đảng, Nhà nƣớc. Với những thành tích đó, năm
2003 Ban Thời sự Đài Tiếng nói Việt Nam vinh dự đƣợc Đảng, Nhà nƣớc
trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN Đồng Mạnh Hùng
6
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, chƣơng trình Thời sự Đài TNVN
cần phải đổi mới nhiều hơn nữa vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, yêu cầu của công cuộc Đổi mới, đặc biệt là sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc đòi hỏi việc tuyên truyền các chủ trƣơng,
chính sách của Đảng, Nhà nƣớc phải đƣợc đổi mới để mọi chủ trƣơng, chính
sách đi vào cuộc sống một cách sâu rộng nhất.
Thứ hai, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống phát thanh, truyền hình,
báo chí và mạng intơnet trong nƣớc đã đƣa tới một cuộc cạnh tranh mới đòi
hỏi Đài Tiếng nói Việt Nam nói chung và chƣơng trình Thời sự phải đổi mới
hơn nữa để đáp ứng nhu cầu thông tin của thính giả và thu hút đƣợc ngày
càng nhiều thính giả.
Thứ ba, nhu cầu của thính giả nghe Đài Tiếng nói Việt Nam hiện nay
cũng đã có những thay đổi. Thính giả muốn nghe những thông tin nóng hơn,
nhanh hơn, nhiều hơn và thể hiện rõ quan điểm hơn nữa.
Chính vì vậy, vấn đề "Đổi mới và nâng cao chất lƣợng chƣơng trình
Thời sự, Đài Tiếng Nói Việt Nam" đƣợc tác giả lựa chọn làm đề tài luận văn
thạc sỹ với mong muốn góp phần vào việc đổi mới và nâng cao chất lƣợng
chƣơng trình Thời sự Đài Tiếng nói Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến thời điểm này, có một số cuốn sách tƣ liệu, công trình nghiên
cứu về Đài TNVN và đã đề cập ở hai khía cạnh:
a. Về lịch sử ra đời và phát triển: Có một số cuốn sách viết về lịch sử
ra đời của Đài TNVN từ ngày 7-9-1945 cùng với các sự kiên liên quan tới sự
hình thành và phát triển của Ban Thời sự Đài TNVN. Đó là cuốn: "50 năm
Tiếng nói Việt Nam" - Nhiều tác giả - NXB Sự thật xuất bản năm 1995;
Cuốn: "Trong lòng tôi Tiếng nói Việt Nam" - Hồi ký của nhiều tác giả-Đài
TNVN và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2000; "Đài Phát
Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN Đồng Mạnh Hùng
7
thanh Giải phóng A - Một thời để nhớ"- Hồi ký nhiều tác giả - Đài TNVN và
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuâtr bản năm 2000; "Tiếng nói Việt Nam
cầu nối Đảng với dân" do Đài Tiếng Nói Việt Nam và Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia xuất bản năm 2000; “60 năm Tiếng nói Việt Nam” do Đài TNVN
xuất bản năm 2005 và một số bài báo khác. Nội dung của các cuốn sách và
bài báo đó đã tập hợp nhiều tƣ liệu quý và phản ánh nhiều sự kiện lịch sử của
Đài TNVN, nhiều trang viết đã phản ánh sâu sắc những cống hiến của Đài
TNVN trong các thời kỳ của Cách mạng.
b. Về những cải tiến và đổi mới của Đài TNVN và của Ban Thời sự:
Có một số công trình nghiên cứu khoa học hàng năm về một số vấn đề liên
quan tới cách tổ chức đƣa tin, phát sóng chƣơng trình Thời sự của Đài TNVN
nhƣ công trình nghiên cứu khoa học "Nghiên cứu tổng kết 60 năm Phát thanh
Việt Nam" do GS-TS Vũ Văn Hiền làm chủ nhiệm tiến hành vào năm 2005;
đề tài nghiên cứu khoa học "Đổi mới cách viết và đƣa tin của Ban Thời sự Đài
TNVN" do cử nhân Lê Huy Nam và nhóm nghiên cứu Đào Văn Cổn, Đồng
Mạnh Hùng tiến hành vào năm 2004; công trình nghiên cứu khoa học “Hệ
Thời sự Chính trị tổng hợp” của Thạc sỹ Tạ Tòan tiến hành vào năm 2004;
công trình nghiên cứu “60 năm phát sóng chƣơng trình Thời sự Đài TNVN”
do nhóm tác giả Đào Văn Cổn, Đồng Mạnh Hùng tiến hành vào năm 2005
và một số nghiên cứu của sinh viên các trƣờng đại học khi tiến hành luận văn
tốt nghiệp.
Nhìn chung các công trình khoa học trên đã nghiên cứu một cách cơ
bản, chi tiết những thành tựu về mặt chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể mà Ban
Thời sự đã đạt đƣợc trong quá trình đổi mới, đồng thời đặt ra những vấn đề để
Ban Thời sự tiếp tục đổi mới chuyên môn nghiệp vụ của mình, đáp ứng yêu
cầu đổi mới chung của Đài Tiếng Nói Việt Nam và Ban Thời sự. Tuy nhiên
chƣa có một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách cụ thể, tổng quát về
Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN Đồng Mạnh Hùng
8
những giải pháp đổi mới, nâng cao chất lƣợng chƣơng trình Thời sự Đài
TNVN. Vì vậy, luận văn “Đổi mới và nâng cao chất lƣợng chƣơng trình Thời
sự Đài TNVN” là một công trình khoa học độc lập có kế thừa những kết quả
nghiên cứu của các đề tài và công trình khoa học có liên quan.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích: Trên cơ sở đánh giá đúng những thành tựu trong việc
đổi mới cách viết, biên tập và dàn dựng chƣơng trình Thời sự của Đài TNVN
trong những năm qua và những vấn đề đặt ra với chƣơng trình Thời sự, luận
văn đƣa ra các giải pháp đổi mới và nâng cao chất lƣợng chƣơng trình Thời sự
của Đài Tiếng nói Việt Nam.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khái quát những điểm chính yếu trong sự phát triển đổi mới của Đài
TNVN và chƣơng trình Thời sự.
- Đánh giá đúng thực trạng tình hình vận hành chƣơng trình Thời sự
của Đài TNVN trong thời gian qua và những vấn đề đặt ra cần khắc phục.
- Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp để tiếp tục đổi mới và nâng cao
chất lƣợng chƣơng trình Thời sự của Đài TNVN.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu:
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, đối tƣợng nghiên cứu của
đề tài là những hoạt động cơ bản của Ban Thời sự ĐTNVN trong quá trình
sản xuất và phát sóng chƣơng trình Thời sự.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu một cách khái quát lịch sử phát triển của chƣơng
trình Thời sự nhƣng chủ yếu đi sâu nghiên cứu những đổi mới của chƣơng
trình Thời sự từ năm 1994 đến nay.
5. Những đóng góp về khoa học và thực tiễn của luận văn
Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN Đồng Mạnh Hùng
9
5.1 Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận văn là những
luận cứ góp phần vào việc đổi mới và nâng cao chất lƣợng chƣơng trình Thời
sự, một chƣơng trình đƣợc coi là trang nhất và có lƣợng thính giả theo dõi
nhiều nhất của Đài TNVN.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đã đƣa ra những giải pháp nhằm nâng
cao chất lƣợng các chƣơng trình phát thanh của Đài TNVN trong quá trình
thực hiện chiến lƣợc phát triển ngành phát thanh Việt Nam từ nay đến năm
2010.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho việc đổi mới
và nâng cao chất lƣợng chƣơng trình của Hệ Thời sự Chính trị tổng hợp của
Đài TNVN và các đài phát thanh khác.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê nin và tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh về báo chí Cách mạng, về quan điểm phát triển báo chí cách mạng
của nƣớc ta, tác giả luận văn sẽ sử dụng các phƣơng pháp cụ thể nhƣ phân
tích, tổng hợp, so sánh, kế thừa có chọn lọc kết quả cũng nhƣ quan điểm,
phƣơng pháp tiếp cận của các công trình nghiên cứu, tƣ liệu có liên quan.
7. Kết cấu của luận văn.
Luận văn "Đổi mới và nâng cao chất lƣợng chƣơng trình Thời sự Đài
TNVN" gồm phần mở đầu và 3 chƣơng:
Chƣơng I: Tổng quan về Đài Tiếng nói Việt Nam và chƣơng trình Thời
sự của Đài.
Chƣơng II: Thực trạng vận hành chƣơng trình Thời sự của Đài TNVN.
Chƣơng III: Phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất
lƣợng chƣơng trình Thời sự của Đài TNVN.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN Đồng Mạnh Hùng
10
Phụ lục.
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM VÀ
CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ CỦA ĐÀI
1.1 Đài TNVN – Sự hình thành và quá trình phát triển
Vào những năm cuối của thế kỷ XIX khi nhu cầu thông tin của con
ngƣời ngày càng đòi hỏi cao hơn cộng với những điều kiện về kỹ thuật phát
triển mạnh mẽ với những phát minh vĩ đại trong lĩnh vực điện từ và điện tử
phát thanh - radio đã ra đời. Mốc đánh dấu quan trọng nhất là vào một đêm
Noel năm 1906, Reginald Fessenden đã phát thanh bản tin đầu tiên trong lịch
sử. Năm 2006 này, thế giới kỷ niệm 100 năm đài phát thanh với nhiều hoạt
động có ý nghĩa một lần nữa khẳng định: Sự ra đời của đài phát thanh trên
thế giới đƣợc coi là bƣớc đột phá vĩ đại cho thế giới truyền thông. Ngƣời ta
đã từng ví “radio là thiên thần của các phƣơng tiện truyền thông, nó vừa nhỏ
đến mức bỏ lọt trong một cái chai, nhƣng cũng đủ lớn để bao phủ các châu
lục”. Tác giả Philippebreton Sergeproulx đã viết trong cuốn “Bùng nổ truyền
thông” rằng: “Radio chứng tỏ sự tồn tại của thế giới kiến thức, nơi ngƣời ta
chia nhau một kho chung các ý tƣởng. Một thế giới, ngoài sự hoàn thiện các
dụng cụ truyền thông còn có sự đẩy nhanh đến mức ghê gớm sự phổ biến mọi
ý tƣởng mới”. [28,tr.45]
Ở Việt Nam, thời điểm đánh dấu sự hình thành và phát triển của ngành
phát thanh Việt Nam là ngày 7-9-1945. Sau 5 ngày chủ tịch Hồ Chí Minh đọc
“Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 2-9-
1945, Đài Đài TNVN phát sóng buổi đầu tiên vào lúc 11h30 phút với xƣng
danh: “Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà nội, thủ đô nƣớc Việt
Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN Đồng Mạnh Hùng
11
Nam Dân chủ Cộng hòa”. [3,tr16] Việc Bác Hồ quyết định thành lập Đài phát
thanh vào thời điểm này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Trong cuốn “Trong
lòng tôi Tiếng nói Việt Nam” đồng chí Trần Lâm, nguyên Tổng biên tập đầu
tiên của Đài TNVN đã viết: “ Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công,
Bác Hồ chỉ đạo thành lập Đài phát thanh ngay vì đài phát thanh có có tác
dụng quan trọng cả về mặt tuyên truyền đối nội và đối ngoại. Về đối nội đài là
phƣơng tiện thông tin nhanh nhất, rộng khắp nhất để truyền bá những chủ
trƣơng chính sách của Đảng và Chính phủ, phản ánh kịp thời diễn biến của
tình hình trong nƣớc và thế giới, là cầu nối giữa trung ƣơng và địa phƣơng,
giữa chính phủ và nhân dân. Sóng đối ngoại có thể vƣợt qua biên giới quốc
gia, không cần hộ chiếu để chọc thủng bức màn bƣng bít của chủ nghĩa đế
quốc về tình hình cách mạng ở Việt Nam, đập lại những luận điệu tuyên
truyền xuyên tác của chúng và nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân
dân thế giới đối với sự nghiệp cách mạng của Việt nam” [2, tr.18]
Với ý nghĩa trọng đại đó, từ thời điểm lịch sử 7-9-1945 Đài TNVN ra
đời trải qua các giai đoạn phát triển.
- Thời kỳ 1945 - 1975: Thời kỳ này kéo dài 30 năm, gắn liền với quá
trình hình thành và phát triển của nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, gắn
bó máu thịt với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,
xây dựng miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa và đấu tranh thống nhất nƣớc nhà.
Trong điều kiện kháng chiến chống thực dân Pháp, Đài TNVN phải tìm mọi
cách di chuyển địa điểm để tiếng nói của Đảng, chính phủ và của Bác Hồ đến
với nhân dân trong mọi tình huống. Sau khi miền Bắc hoàn toàn đƣợc giải
phóng Đài TNVN có điều kiện để hoàn thiện một cách tổng thể từ cơ sở vật
chất kỹ thuật đến nội dung. Đánh giá sự đóng góp của Đài Tiếng nói Việt
Nam trong thời kỳ này, thủ tƣớng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “Đài Tiếng
nói Việt Nam đã vượt qua những khó khăn gian khổ viết nên những trang sử
Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN Đồng Mạnh Hùng
12
đấu tranh oanh liệt, liên tục làm tròn sứ mệnh cao quý của mình là ngày ngày
đem lại cho đồng bào cả nước những điều cực kỳ quan trọng mà mọi người
chờ đợi: Những lời chỉ bảo của Bác Hồ, những chủ trương chính sách của
Đảng và Chính phủ, những tin tức quan trọng ở trong nước và trên thế
giới…có tác dụng động viên và cổ vũ đồng bào đoàn kết một lòng, kiên trì sự
nghiệp cách mạng, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa củng cố hậu phương
lớn, vừa đẩy mạnh cuộc chiến đấu ở tiền tuyến lớn, đi đến thắng lợi hoàn
toàn, đem lại độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc” [3, tr.255]
- Thời kỳ 1975 – 1986: Quán triệt nghị quyết Trung ƣơng 6 (khóa IV
tháng 8 năm 1979), Đài TNVN đã nắm bắt tƣ tƣởng mới của Đảng, đi sát thực
tế, phản ánh kịp thời những chuyển động mới, phát hiện nhân tố mới. Đài
TNVN cùng báo chí cả nƣớc đã góp tiếng nói tích cực, tạo thành kênh thông
tin quan trọng giúp Đảng và Chính phủ ban hành chỉ thị 100 của Trung ƣơng
và Nghị định 25 của Chính phủ “dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp, thực hiện đúng chế độ dân chủ, hạch toán kinh tế và kinh doanh xã
hội chủ nghĩa”. Đó là sự khẳng định của Đảng ta trong Đại hội Đại biểu Toàn
quốc lần thứ V.
Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986) với
đƣờng lối đổi mới toàn diện đƣợc hoàn chỉnh và đi vào cuộc sống. Nội dung
thông tin tuyên truyền trên các làn sóng Đài TNVN đã khẳng định mạnh mẽ
quan điểm đổi mới toàn diện của Đảng ta. Thời kỳ này, Đài TNVN có quyết
định quan trọng là đổi mới tư duy, đổi mới thông tin, đổi mới phong cách làm
báo nói theo hướng thông tin kịp thời, nhanh nhạy, đa dạng, đa chiều, tăng
cường tính chiến đấu, tính phát hiện và coi trọng ý kiến thính giả. [16, tr.25]
- Thời kỳ 1986 đến nay: Đại hội Đảng toàn quốc lần VI đã khẳng định
đƣờng lối đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, đối ngoại.
Đảng đề ra phƣơng châm “lấy dân là gốc”. Để phản ánh đƣợc sự đổi mới
Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN Đồng Mạnh Hùng
13
trong chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, sự sinh động của cuộc
sống, yêu cầu Đài TNVN phải có sự đổi mới toàn diện và mạnh mẽ trên tất cả
các mặt. Từ năm 1990, Đài TNVN hoàn chỉnh hệ chƣơng trình Đối nội với
nhiều chƣơng trình phát thanh mới, phát sóng liên tục từ 5 giờ sáng đến 23
giờ đêm. Các chƣơng trình phát thanh đã đƣợc đổi mới về nội dung và hình
thức thể hiện nên có nhiều thông tin mới hơn, nhanh hơn, sinh động hơn, hấp
dẫn hơn. Đặc biệt, từ năm 1993, Đài TNVN bắt đầu thực hiện phát thanh trực
tiếp nên thông tin thời sự đã cập nhật, đồng thời với sự kiện, chƣơng trình đa
dạng phong phú và cách trình bày hấp dẫn hơn nên đã có lƣợng thính giả
đông đảo. Kết quả điều tra thính giả vào năm 2000 cho thấy:
-85% số ngƣời đƣợc hỏi cho biết là nghe đƣợc tin tức đầu tiên từ Đài
TNVN.
- Số lƣợng ngƣời nghe đài rất đông đảo, có chƣơng trình lên đến 87%.
Vào năm 1990, Đài TNVN tổ chức xây dựng hệ Chƣơng trình Âm nhạc
và tin tức phát trên sóng FM, lúc đầu phát mỗi ngày 8 giờ và từ 1/1/1995 thời
lƣợng kéo dài 24 /24 giờ mỗi ngày. Từ ngày 1/7/1994, Đài TNVN quyết định
tách hệ chƣơng trình Đối nội thành hai hệ phát thanh phát đồng thời trên sóng
AM (gọi tắt là hệ I và hệ II). Hệ 1 tập trung vào các vấn đề thời sự, hệ II tập
trung vào các vấn đề văn hóa, khoa học, giáo dục.
Tiếp đó, Đài TNVN đã mở thêm các chƣơng trình phát thanh giành cho
ngƣời dân tộc thiểu số và giành cho ngƣời nƣớc ngoài ở nƣớc ngoài và ngƣời
nƣớc ngoài ở Việt Nam. Nhƣ vậy là từ năm 2000, Đài TNVN đã có 6 hệ phát
thanh gồm:
-VOV1: Hệ Thời sự Chính trị tổng hợp.
-VOV2: Hệ Văn hóa đời sống xã hội.
-VOV3: Hệ Âm nhạc, thông tin và giải trí.
-VOV4: Hệ các chƣơng trình phát thanh dân tộc.
Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN Đồng Mạnh Hùng
14
-VOV5: Hệ dành cho cộng đồng nƣớc ngoài ở Việt Nam
-VOV6: Hệ chƣơng trình đối ngoại và ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài.
Nhƣ vậy, tổng thời lƣợng chƣơng trình phát thanh từ năm 1975 đến
năm 1988, Đài TNVN phát 26 giờ/ngày, đến năm 2000 là 193 giờ /ngày, tăng
gấp 7 lần.
Song song với việc tăng thời lƣợng, mở thêm hệ chƣơng trình phát
thanh mới, chất lƣợng nội dung và hình thức thể hiện các chƣơng trình phát
thanh, tác phẩm phát thanh không ngừng đƣợc đổi mới mạnh mẽ theo lộ trình
phát thanh hiện đại. Trong một thời gian dài, Đài TNVN đã phấn đấu theo
mục tiêu đổi mới cả về nội dung và hình thức nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu
thông tin của thính giả, cùng với việc đổi mới công nghệ phát thanh theo
hƣớng hiện đại, mở rộng vùng phủ sóng và đảm bảo sóng phát thanh nghe
càng ngày càng tốt hơn và rõ nét hơn.
Đặc biệt, để nối dài cánh sóng thông tin, từ 5/8/1998 Đài TNVN đã
thành lập Tuần báo Đài TNVN, đánh dấu sự ra đời của tời báo in của đài phát
thanh quốc gia và 3-2-1999, Đài TNVN hòa mạng Intonet bản tin tiếng Việt
và tiếng Anh, khai sinh tờ báo điện tử mang tên VOVnews.
Nhƣ vậy đến năm 1999, lần đầu tiên Đài TNVN có đầy đủ 3 phƣơng
thức truyền tải thông tin, trong đó nội dung thông tin trên sóng phát thanh là
chủ đạo. Tờ báo điện tử VOVnews và báo in Tiếng nói Việt Nam đã thực sự
phối hợp, gắn kết, hỗ trợ cho sóng phát thanh làm cho nội dung thông tin của
Đài TNVN ngày càng phong phú và hiệu quả, đa dạng và hấp dẫn hơn.
1.2 Những điều kiện thuận lợi để Đài TNVN tiếp tục phát triển.
1.2.1 Công cuộc Đổi mới của đất nƣớc do Đảng Cộng sản Việt Nam
khởi xƣớng và lãnh đạo giành đƣợc những kết quả to lớn là điều kiện và động
lực để báo chí trong đó có Đài TNVN phát triển. Trên cơ sở mục tiêu phát
triển chung, Đảng ta xác định, trong những năm tới, sẽ tiếp tục phát triển sâu
Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN Đồng Mạnh Hùng
15
rộng và nâng cao chất lƣợng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế-xã hội, làm
cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực
thông tin, tuyên truyền Đảng xác định “Tạo điều kiện cho các lĩnh vực xuất
bản, thông tin đại chúng phát triển, nâng cao chất lượng tư tưởng và văn hóa,
vươn lên hiện đại về mô hình, cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất – kỹ thuật
đồng thời xây dựng cơ chế quản lý phù hợp, chủ động, khoa học” [1, tr.80]
1.2.2 Đài Tiếng nói Việt Nam là một trong những cơ quan ngôn luận
lớn nhất của Đảng và Nhà nƣớc nên đƣợc đặc biệt quan tâm phát triển. Căn
cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu cải cách hành chính đến năm 2010 và sau
2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 83/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 quy
định rõ: “Đài TNVN là Đài phát thanh quốc gia thuộc Chính phủ thực hiện
chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh
thần của nhân dân bằng các chương trình phát thanh”.
Chính điều đó đã là điều kiện để mạng lƣới thông tin trong đó có Đài
TNVN phát triển mạnh mẽ, để Đài TNVN đổi mới cả về nội dung và hình
thức cũng nhƣ áp dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực kỹ thuật thực hiện
nhiệm vụ phủ sóng của Đài TNVN ngày càng rộng lớn tới các vùng nông
thôn sâu, xa biên giới hải đảo. .
1.2.3 Trình độ dân trí ngày càng đƣợc nâng lên, nhu cầu thông tin và
giải trí của nhân dân qua sóng phát thanh ngày càng lớn là động lực để Đài
TNVN không ngừng cải tiến và nâng cao chất lƣơng chƣơng trình, mở thêm
chƣơng trình mới, cải tiến các hệ phát thanh. Nhƣ trên đã trình bày, hiện nay
Đài TNVN có 6 hệ phát thanh, trong đó hệ Thời sự chính trị tổng hợp đã hoàn
thiện theo hƣớng phát thanh hiện đại. Các hệ phát thanh khác đã và đang đƣợc
Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN Đồng Mạnh Hùng
16
cải tiến thành những kênh phát thanh chuyên biệt, phục vụ theo đối tƣợng có
nội dung phong phú và hình thức thể hiện hấp dẫn.
1.2.4 Đài có nguồn nhân lực và tài chính đủ mạnh để thực hiện đổi mới:
Hiện nay, Đài TNVN có tổng số 1950 cán bộ, công nhân viên chức. Đội ngũ
phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật viên của Đài TNVN hiện nay đƣợc bổ
sung hàng năm nên tƣơng đối trẻ. Có trình độ từ đại học trở lên, nhiều ngƣời
đƣợc đào tạo cơ bản về báo chí trong nƣớc và nƣớc ngoài.
Hiện nay Đài TNVN là đơn vị sự nghiệp có thu, vì vậy ngoài phần
ngân sách nhà nƣớc cấp, Đài TNVN đã đảm bảo thực hiện thu qua quảng cáo
và dịch vụ phát thanh, tạo ra thuận lợi để thực hiện mọi cán bộ công nhân
viên đƣợc hƣởng 3 lần lƣơng cơ bản và bộ phận phóng viên, biên tập viên
đƣợc hƣởng chế độ nhuận bút nếu hoàn thành vƣợt mức định mức đƣợc giao
1.2.5 Đài TNVN có đầy đủ các điều kiện kỹ thuật của một Đài phát
thanh mạnh: Hiện nay, mỗi ngày Đài TNVN phát sóng 193 giờ trên 6 hệ phát
thanh. Để đáp ứng yêu cầu này, Đài TNVN đã trang bị hàng trăm máy phát
sóng có công suất từ 10KW đến 2000KW đƣợc vận hành đúng chế độ, đảm
bảo an toàn. Đến nay, Đài TNVN đã và đang quản lý số thiết bị có tổng công
suất 8700 kw trong đó có máy phát công suất 2000kw lớn nhất khu vực châu
Á đƣợc đặt tại các đài phát sóng phát thanh trải dài từ Nam tới Bắc, từ miền
đồng bằng tới miền núi, vùng biển của Tây Nguyên, Tây Bắc, Đồng bằng
sông Cửu long. Để có thể phủ sóng tới các vùng khó khăn địa hình phức tạp,
Đài TNVN đã trang bị nhiều máy phát sóng trung bằng sóng FM. Các đài
phát sóng FM đƣợc đặt tại Tam Đảo, Hàm Rồng, Vũng Chua (Quy Nhơn);
núi Bà Đen (Tây Ninh), Sìn Hồ (Lai Châu); Pha Đin (Sơn la), Cầu Đất (Lâm
Đồng), Cổng Trời (Quản Bạ, Hà Giang), Mẫu Sơn (Lạng Sơn); và đài phát
sóng vừa đƣợc xây mới tại tỉnh Đắc Nông…
Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN Đồng Mạnh Hùng
17
Trung tâm Âm thanh của Đài TNVN hiện nay có 40 studio trong đó có
34 studio đƣợc sản xuất và truyền âm theo công nghệ số và 400 trạm làm
việc âm thanh bằng kỹ thuật số tại các ban biên tập. Đây đƣợc coi là trung
tâm kỹ thuật phát thanh hiện đại nhất khu vực Đông nam Á hiện nay.
1.2.6 Đài TNVN hiện có đủ các loại hình báo chí và hệ thống các cơ
quan thƣờng trú trong nƣớc và nƣớc ngoài đủ mạnh: Cùng với 6 hệ phát
thanh, hiện nay tờ báo Tiếng nói Việt Nam ra một tuần 2 số và báo điện tử
VOVnews đã và đang phát huy tác dụng của mình. Báo điện tử VOVnews
hiện nay là tờ báo điện tử âm thanh lớn nhất ở Việt Nam đã và đang thực hiện
tốt nhiệm vụ tuyên truyền đối ngoại và thông tin mọi mặt đời sống xã hội tới
công chúng.
Hiện Đài TNVN có 5 cơ quan thƣờng trú tại các vùng nhƣ Tây
Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, Miền Trung và
Tây Bắc và 6 cơ quan thƣờng trú nƣớc ngoài là Nga, Pháp, Nhật Bản, Trung
Quốc, Ai Cập, Thái Lan. Các cơ quan thƣờng trú trong và ngoài nƣớc đã góp
phần quan trọng nâng cao chất lƣợng thông tin, phản ánh kịp thời, đảm bảo
tính toàn quốc, toàn diện và quốc tế của Đài Quốc gia.
1.3. Chƣơng trình phát thanh và chƣơng trình Thời sự.
1.3.1 Một số khái niệm:
1.3.1.1 Phát thanh:
Có nhiều khái niệm về phát thanh khác nhau, nhƣng thông thƣờng nhất
ngƣời ta dựa vào phƣơng thức truyền thông tin và đặc điểm của loại hình để
đƣa ra khái niệm về phát thanh. Chính vì vậy phát thanh đƣợc hiểu nhƣ sau:
“Phát thanh là loại hình báo chí sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống
truyền thanh truyền tới đối tượng ngôn ngữ âm thanh, tác động trực tiếp vào
thính giác”.[9, tr.17]
Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN Đồng Mạnh Hùng
18
Phát thanh có những đặc điểm: Đây là loại hình truyền sóng tức thì, vì
vậy trở thành một loại hình báo chí thông tin nhanh nhất. Cũng do cách thức
truyền sóng đơn giản nên phát thanh có khả năng phủ sóng rộng, vì vậy thông
tin của phát thanh đến với công chúng rộng rãi. Do chi phí thấp từ khâu sản
xuất, phát sóng đến thiết bị nghe nên phát thanh là loại hình báo chí rẻ tiền
nhất nhƣng lại tiện lợi nhất bởi ngƣời nghe có thể nghe đài ở bất cứ đâu và ở
bất cứ thời gian nào. Phát thanh là một loại hình báo chí hấp dẫn, bởi nó tạo ra
hình ảnh thông qua ngôn ngữ nói, gợi cảm xúc cho ngƣời nghe và đặc biệt
phát thanh có khả năng tƣơng tác giữa ngƣời nghe và ngƣời làm chƣơng trình
phát thanh thông qua các chƣơng trình phát thanh trực tiếp.
Ngƣời nghe đến với đài phát thanh trƣớc hết là đƣợc đáp ứng nhu cầu
thông tin về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội, đời sống… Tiếp đó là do phát
thanh đáp ứng nhu cầu giải trí của họ thông qua các thông tin giải trí, các
chƣơng trình ca nhạc, văn học nghệ thuật nhƣ sân khấu truyền thanh, hài
truyền thanh, đọc truyện… Đài phát thanh là trƣờng học lớn, vì vậy thông qua
Đài phát thanh ngƣời ta có thể học hỏi đƣợc nhiều điều nhƣ vậy là nhu cầu
nâng cao dân trí đƣợc đáp ứng. Còn một lý do nữa là đài phát thanh trở thành
một ngƣời bạn tâm tình của thính giả, là nơi mà thính giả có thể thổ lộ, bộc
bạch suy nghĩ, quan điểm và đƣợc tƣ vấn, giải đáp…
1.3.1.2 Chƣơng trình phát thanh
Theo định nghĩa của các tác giả trong cuốn “Báo phát thanh” thì:
“Chƣơng trình phát thanh là sự liên kết, sắp xếp hợp lý tin, bài, băng tƣ
liệu, âm nhạc trong một thời lƣợng nhất định đƣợc mở đầu bằng nhạc hiệu và
kết thúc bằng lời chào tạm biệt nhằm đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ
quan báo phát thanh, đồng thời mang lại hiệu quả cao nhất đối với ngƣời
nghe” [9,tr.216]
Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN Đồng Mạnh Hùng
19
Còn trong cuốn “Hƣớng dẫn sản xuất chƣơng trình phát thanh” các tác
giả không đƣa ra một định nghĩa chung về chƣơng trình phát thanh cụ thể,
nhƣng trong mục “Lên chƣơng trình âm nhạc”, các tác giả cho rằng: “Việc
sắp xếp chƣơng trình phát thanh là một sự kết hợp mang tính khoa học cao
việc nghiên cứu âm nhạc, thính giả và thị trƣờng” [ 30,tr.166]
Từ thực tế làm công tác biên tập chƣơng trình ở Đài TNVN nhiều năm
qua chúng tôi thấy, cả hai cách hiểu của các tác giả trên đều có những điểm
tƣơng đồng. Đúng là, một chƣơng trình phát thanh là sự kết hợp chặt chẽ
giữa những yếu tố nhƣ tin, bài, âm nhạc… và muốn có chƣơng trình đó, ngƣời
ta phải nghiên cứu thính giả và thị trƣờng của nó. Nhƣng, nhƣ thế là chƣa đủ,
nhìn từ góc độ ngƣời biên tập, thì chúng tôi thấy các yếu tố tạo nên một
chƣơng trình phát thanh là:
Đầu tiên phải có một Ý TƢỞNG. Sau đó mới cụ thể ý tƣởng đó bằng
tin, bài, hay băng tƣ liệu…Đó chính là NỘI DUNG của chƣơng trình. Còn để
liên kết, sắp xếp các nội dung đó thành một chỉnh thể thống nhất, khoa học là
nhờ LỜI DẪN.
Để chƣơng trình hay hơn, hấp dẫn hơn và hợp lý hơn ngƣời ta sử dụng
ÂM NHẠC. Tất cả các yếu tố này kết hợp với nhau một cách khoa học sẽ tạo
ra một chƣơng trình phát thanh hoàn hảo. Mà chƣơng trình phát thanh này có
đƣợc phải dựa vào kết quả nghiên cứu thính giả và thị trƣờng.
Chúng tôi xin đƣa ra khái niệm chƣơng trình phát thanh nhƣ sau:
“Chương trình phát thanh là sự liên kết, sắp xếp hợp lý khoa học giữa
NỘI DUNG – LỜI DẪN và ÂM NHẠC thể hiện được Ý TƯỞNG của cơ quan
phát thanh và đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí của THÍNH GIẢ”
Nội dung: Là tin, phóng sự, phỏng vấn, voxpop…
Âm nhạc: Là nhạc hiệu, nhạc cắt, nhạc nền, bài hát…
Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN Đồng Mạnh Hùng
20
Lời dẫn: Là nội dung lời nói của ngƣời dẫn chƣơng trình kết nối các sản
phẩm nội dung và âm nhạc.
Có thể mô hình hóa nhƣ sau:
Hình 1.1 Mô hình sáng tạo chƣơng trình phát thanh
Từ mô hình 1.1 chúng tôi thấy: Chƣơng trình phát thanh là một tổng
thể hoàn chỉnh: Mở đầu bằng nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào. Thực ra, mỗi
chƣơng trình phát thanh cũng nhƣ một tờ báo bắt đầu từ măng-set và kết thúc
là thông tin về tòa soạn.
Nếu một tờ báo sử dụng chữ viết và tranh ảnh để truyền đạt thông tin,
thì chƣơng trình phát thanh sử dụng âm thanh gồm lời nói, âm nhạc và tiếng
động để chuyển tải thông tin. Cụ thể:
-Lời nói: Là giọng nói của ngƣời dẫn chƣơng trình, phát thanh viên,
biên tập viên, phóng viên, khách mời, công chúng tham gia chƣơng trình…
Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN Đồng Mạnh Hùng
21
-Âm nhạc: Gồm nhạc hiệu, nhạc cắt, nhạc nền, nhạc minh họa, bài hát
-Tiếng động: Tiếng động hiện trƣờng, tiếng động trong phòng thu,
tiếng điện thoại…
Chƣơng trình phát thanh có thời lƣợng ổn định và phát trong thời gian
nhất định.
Mỗi chƣơng trình phát thanh có một đối tƣợng thính giả rõ ràng. Có
chƣơng trình giành cho toàn bộ dân chúng (chƣơng trình thời sự), có chƣơng
trình dành cho đối tƣợng nhƣ bộ đội, công an, thanh niên, phụ nữ, ngƣời
già…(chƣơng trình chuyên đề)
Muốn sản xuất đƣợc một chƣơng trình phát thanh, thì dù là một đài nhỏ
nhƣ đài phƣờng, xã hay đài Trung ƣơng, đều phải thành lập những ekip sản
xuất chƣơng trình. [ 8,tr.15]. Ekip này gồm:
Hình 1.2: Mô hình ekip thực hiện chƣơng trình phát thanh
ĐẠO DIỄN
DẪN
CHƢƠNG
TRÌNH
PHÓNG
VIÊN
KỸ
THUẬT
VIÊN
BIÊN TẬP
VIÊN
Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN Đồng Mạnh Hùng
22
Đạo diễn: Là ngƣời chịu trách nhiệm chính tổ chức thực hiện chƣơng trình;
đề ra kế hoạch, đề tài, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong
nhóm; viết kịch bản, lập đồng hồ chƣơng trình. Đạo diễn trực tiếp điều hành
thành viên trong nhóm và đƣa ra quyết định xử lý tình huống xảy ra trong quá
trình phát sóng.
Dẫn chƣơng trình: Là ngƣời dẫn dắt chƣơng trình từ đầu đến cuối. Chịu
trách nhiệm kết nối từng phần của đồng hồ chƣơng trình bằng những lời dẫn
do chính mình viết hoặc viết lại.
Phóng viên: Là ngƣời chịu trách nhiệm viết tin, bài, phỏng vấn cung cấp
theo yêu cầu của Ban biên tập.
Biên tập viên: Là ngƣời chịu trách nhiệm sản xuất chƣơng trình, biên tập và
trình bày phần tin, phỏng vấn khách mời.
Kỹ thuật viên: Là ngƣời chịu trách nhiệm thu thanh, pha âm chƣơng trình
phát thanh và phát sóng chƣơng trình trực tiếp.
Chƣơng trình phát thanh là một công trình tập thể. Mỗi vị trí có một vai
trò quan trọng ngang nhau trong việc thực hiện chƣơng trình. Tuy nhiên,
ngƣời đạo diễn nắm vai trò quyết định từ việc tìm ra ý tƣởng, phân công các
thành viên và chịu trách nhiệm đến khi phát sóng.
1.3.1.3 Chƣơng trình thời sự:
Theo các tác giả trong cuốn "Báo phát thanh" thì:
Với khả năng cung cấp thông tin nhanh, toàn diện trên các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, quốc phòng, chƣơng trình thời sự đem đến
cho thính giả một lƣợng thông tin tổng hợp , bao quát giúp thính giả có cái
nhìn khái quát về bức tranh tòan cảnh của đời sống xã hội với những điểm
nóng hoặc biến cố nổi trội. [ 9, tr.219]
Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN Đồng Mạnh Hùng
23
Theo hai nhà báo OXTRAYLIA Trish Clark và Iain Finlay thì: Chƣơng
trình Thời sự chính là chƣơng trình Tin tức và Thời sự, mà tiếng Anh viết là
News and Current affair Department. [ 8,tr.66]
Tin thƣờng là các tin cứng (trực thuật), dữ liệu, sự kiện hàng ngày (địa
phƣơng, khu vực, quốc gia, quốc tế)
Vấn đề thời sự: Thƣờng là các tin mềm (cảm xúc) và các nhận định,
bình luận. Vấn đề thời sự không nhất thiết là sự kiện tức thời, bao gồm sắc
thái riêng, nhận xét, bình luận, phân tích sâu, rộng quan điểm, trải nghiệm cá
nhân, thông tin cơ sở về lịch sử
Chƣơng trình có thể kéo dài 30 phút, 45 phút, 60 phút và thậm chí là
120 phút. Chƣơng trình Thời sự đƣợc phân biệt với các chƣơng trình chuyên
đề là dựa trên tiêu chí tính chất thông tin và năng lực phản ánh. Nếu chƣơng
trình chuyên đề có thể chỉ tập trung vào một vấn đề, một nội dung cụ thể đang
diễn ra, hoặc đã diễn ra, thì chƣơng trình thời sự lại là sự tổng hợp tin tức của
mọi vấn đề đang diễn ra hoặc vừa diễn ra. Cách trình bày trong chƣơng trình
chuyên đề có thể nhẹ nhàng, chậm rãi thì cách trình bày chƣơng trình thời sự
lại nhanh, gấp gáp, năng động.
Qua khảo sát các chƣơng trình thời sự và tham khảo ý kiến một số
chuyên gia và những ngƣời làm chƣơng trình phát thanh của một số đài phát
thanh các nƣớc chúng tôi thấy hiện nay trên thế giới chƣơng trình thời sự của
Đài phát thanh có những kết cấu khác nhau. Cụ thể:
Chƣơng trình của đài phát thanh BBC (Anh) và đài phát thanh DW
(Tiếng nói nƣớc Đức) là chƣơng trình kết hợp nhuần nhuyễn giữa tin tức và
thời sự. [phụ lục 1.1]
Phần tin: Là các tin thời sự vừa diễn ra tại địa phƣơng, khu vực, trong
nƣớc hoặc thế giới bao gồm tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, đời
sống Phần thời sự: Là phần trình bày sâu hơn những vấn đề thời sự nóng hổi
Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN Đồng Mạnh Hùng
24
vừa diễn ra hoặc đang đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Thời sự chính là quan
điểm của ban biên tập, của phóng viên trƣớc một vấn đề nào đó.
Chƣơng trình Thời sự của Đài phát thanh Thụy điển (SR), cũng là sự
kết hợp chặt chẽ giữa phần tin, thời sự và khách mời. [phụ lục 1.2] Chƣơng
trình này kéo dài 120 đến 180 phút và có tới 2-3 lần khách mời tham gia vào
chƣơng trình, tạo cho chƣơng trình thêm sinh động và hấp dẫn.
Đài phát thanh Quốc tế Pháp RFI và đài phát thanh Thụy sỹ thì chƣơng
trình Thời sự lại là sự kết hợp giữa tin tức và phần tạp chí chuyên sâu. [Phụ
lục 1.3]
Còn các đài trong khu vực châu Á nhƣ Thái Lan, Trung Quốc,
Singgapor, Thái Lan… cũng là sự kết hợp chặt chẽ giữa tin tức và phần bình
luận thời sự.
Cá biệt, hiện nay trên thế giới để thu hút thính giả và tránh khô cứng
mà chƣơng trình thời sự có thể đem lại, nhiều đài phát thanh đã khéo kết hợp
giữa tin tức, thời sự và âm nhạc. [ phụ lục 1.4]
Từ những phân tích trên chúng tôi xin đƣa ra khái niệm về chƣơng trình
thời sự phát thanh nhƣ sau:
“Chương trình thời sự đài phát thanh là chương trình cung cấp cho
thính giả toàn bộ các tin tức mới nhất, và bình luận các vấn đề thời sự nóng
nhất giúp thính giả có cái nhìn khái quát về bức tranh tòan cảnh của đời sống
xã hội với những điểm nóng hoặc biến cố nổi trội.”
1.3.1.4 Hệ Thời sự Chính trị tổng hợp
a. Hệ phát thanh
Có thể nói, xu thế phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trƣờng và sự phát
triển nhƣ vũ bão của công nghệ thông tin làm cho nhu cầu của con ngƣời ngày
càng có tính khu biệt, hay nói cách khác là sự “cá biệt hóa” sản phẩm theo thị
hiếu của từng nhóm nhỏ, từng gia đình, từng cá nhân đơn lẻ.
Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình Thời sự Đài TNVN Đồng Mạnh Hùng
25
Trong nền văn minh công nghiệp, ngƣời ta tuân thủ 6 nguyên tắc là:
Tiêu chuẩn hóa, chuyên môn hóa, đồng bộ hóa, sự tích tụ, cực đại hóa và tập
trung hóa. Ngày nay, trong thời đại văn minh hậu công nghiệp – nền văn minh
tin học, các nguyên tắc này đang dần dần thay đổi. Truyền thông đại chúng
hiện nay không giống nhƣ trƣớc, mà nó đi sâu vào việc đáp ứng nhu cầu
thông tin ngày càng nhiều chiều, thông tin sâu cho từng đối tƣợng, từng
nhóm nhỏ. Thực tế cho thấy, quá trình “phi đại chúng hóa” các phƣơng tiện
truyền thông diễn ra hết sức mạnh mẽ ở tất cả các loại hình thông tin đại
chúng, đặc biệt là phát thanh và truyền hình.
Phát thanh là phƣơng tiện thông tin đại chúng phục vụ đông đảo công
chúng. Các đài phát thanh phục vụ hàng triệu ngƣời nhƣng cũng chấp nhận
chỉ phục vụ một ngƣời, hoặc một nhóm ngƣời trong một thời gian nhất định.
Xu thế chung của phát thanh hiện nay là ngày càng cố gắng xác định rõ đối
tƣợng để phục vụ. Chính vì vậy, tất cả các đài phát thanh lớn trên thế giới đều
hình thành những Hệ phát thanh riêng biệt.
Ví dụ: Đài phát thanh quốc gia Austraylia hiện có 07 kênh phát thanh,
trong đó có các kênh nhƣ: News rađio, local Radio; Rađio National; Classical
musis FM; Tripple J (nhạc giành cho tuổi trẻ); đài đối ngoại
Đài phát thanh Trung ƣơng Trung quốc hiện có 9 hệ phát thanh trong
đó có các hệ thời sự chính trị, hệ tiếng nói kinh tế, tiếng nói âm nhạc, tiếng
nói đô thị, tiếng nói dân tộc, tiếng nói Văn nghệ Trong đó, hệ Thời sự chính
trị là hệ tin tức, còn các hệ khác đều mang tính chất chuyên đề phục vụ đối
tƣợng.
Đài BBC nằm trong hệ thống phát thanh tại Liên hiệp Anh cũng có rất
nhiều kênh phục vụ các đối tƣợng khác nhau, ví dụ: BBC rađio1 chuyên nhạc
Rock và Pop cho thính giả dƣới 25 tuổi; BBC rađio2 cho thính giả trên 50
tuổi; BBC rađio3 chuyên phát nhạc cổ điển; BBC rađio4 chuyên về tin tức