Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Giáo dục gia đình Nhật Bản giai đoạn 1990-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=================================




NGUYỄN THỊ THANH TÚ





GIÁO DỤC GIA ĐÌNH NHẬT BẢN
GIAI ĐOẠN 1990 – 2010



LUẬN VĂN THẠC SỸ




Hà Nội, 2013.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=================================



NGUYỄN THỊ THANH TÚ






GIÁO DỤC GIA ĐÌNH NHẬT BẢN
GIAI ĐOẠN 1990 – 2010


LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60 31 50


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHAN HẢI LINH




Hà Nội, 2013
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan bản luận văn “Giáo dục gia đình Nhật Bản giai đoạn
1990 - 2010” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Phan Hải Linh. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước những cam kết cá nhân này.
Hà Nội, tháng 12 năm 2013
Học viên



Nguyễn Thị Thanh Tú

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ
của nhiều thầy cô giáo thuộc các Trường đại học, Viện nghiên cứu trong và
ngoài nước. Tác giả đặc biệt muốn gửi lời cảm ơn tới TS Phan Hải Linh, Chủ
nhiệm Bộ môn Nhật Bản Học, Khoa Đông Phương Học, Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới các thầy cô trong khoa Đông Phương học, trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Thông tin Thư
viện đại học Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội,
Thư viện Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Việt Nam là những
người có nhiệt tình giúp tôi trong quá trình sưu tầm tài liệu hoàn thành bản luận
văn này.
Hà Nội, ngày 1 tháng 12 năm 2013



Nguyễn Thị Thanh Tú

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 5
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn 6
6. Kết cấu luận văn 6
CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC- GIÁO DỤC GIA ĐÌNH VÀ KHÁI QUÁT

TÌNH HÌNH GIÁO DỤC GIA ĐÌNH NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990 - 2010. 8
1.1. Một số lý luận về giáo dục và giáo dục gia đình 8
1.1.1. Khái niệm giáo dục, giáo dục gia đình và một số học thuyết liên quan 8
1.1.1.1. Khái niệm giáo dục 8
1.1.1.2. Khái niệm giáo dục gia đình 9
1.1.1.3. Một số học thuyết về giáo dục gia đình 12
1.1.1.4. Các mô hình giáo dục gia đình phổ biến 13
1.1.1.5. Vai trò của giáo dục gia đình 14
1.2. Khái quát tình hình giáo dục Nhật Bản giai đoạn 1990-2010 19
1.2.1 Bối cảnh kinh tế xã hội 19
1.2.2. Chính sách và thực trạng giáo dục Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2010 20
1.2.2.1. Khái quát về giáo dục Nhật Bản 20
1.2.2.2. Chính sách giáo dục Nhật Bản giai đoạn từ 1990 đến 2010. 22
1.2.2.3. Thực trạng giáo dục Nhật Bản giai đoạn 1990 đến 2010 27
Tiểu kết chƣơng 1 28
CHƢƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁO DỤC
GIA ĐÌNH NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990 – 2010 30
2.1. Đặc điểm mô hình giáo dục gia đình Nhật Bản 30
2.2. Các nhân tố xã hội 37
2.2.1 Hệ quả của thập kỷ mất mát 37
2.2.2. Vấn đề việc làm của các bà mẹ 42


6
2.2.3. Chi phí giáo dục 45
2.2.4.Tác động phương tiện truyền thông đến giáo dục gia đình 51
2.3. Nhân tố gia đình 51
2.3.1. Mối quan hệ trong đại gia đình (ông bà, cha mẹ đối với con cái) 51
2.3.1.1. Mối quan hệ giữa ông bà và con cháu 54
2.3.1.2. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái 58

2.3.2. Mối quan hệ trong gia đình đơn thân (mẹ và con cái, bố và con cái ) 62
Tiểu kết chƣơng 2 63
CHƢƠNG 3 CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI GIÁO DỤC
GIA ĐÌNH NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990 – 2010. 65
3.1. Những định hƣớng cơ bản và chính sách đối với giáo dục gia đình Nhật Bản
giai đoạn 1990 – 2010. 65
3.1.1. Những định hướng cơ bản 65
3.1.2. Chính sách đối với giáo dục gia đình 67
3.1.2.1. Tăng cường cơ hội học tập cho cha mẹ 67
3.1.2.2. Đa dạng hóa các hoạt động 70
3.1.2.3. Xây dựng một thói quen sinh hoạt từ người lớn đến trẻ em 71
3.2. Các giải pháp bổ sung cho chính sách nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục gia
đình 1990 – 2010. 72
3.2.1. Xúc tiến hoạt động hợp tác gia đình và địa phương 72
3.2.2. Xúc tiến hoạt động liên quan đến gia đình, trường học, địa phương. 72
3.2.3. Kết hợp vai trò cơ quan địa phương và đất nước 77
3.3. Kết quả của các chính sách và giải pháp 79
3.4. Một số kinh nghiệm cho giáo dục gia đình ở Việt Nam 81
3.4.1. Thực trạng giáo dục gia đình của Việt Nam 81
3.4.2. Một số bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản cho giáo dục gia đình Việt Nam. 83
Tiểu kết chƣơng ba 89
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Phụ Lục 100


1
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Gia đình là vấn đề trọng yếu của mọi dân tộc và thời đại. Những năm gần
đây vấn đề gia đình nổi lên như một tiêu điểm được chính phủ, giới nghiên cứu
và các tổ chức xã hội đặc biệt quan tâm. Ở Châu Á nói riêng, người ta nói
nhiều đến gia đình, văn hoá gia đình như một giải pháp ngăn chặn sự xâm nhập
ngày càng ồ ạt của văn hoá và lối sống phương Tây. Vì vậy, gia đình và giáo dục
gia đình đã được bàn luận nhiều, là đề tài được chú ý trong nghiên cứu khoa học
cũng như đường lối phát triển giáo dục ở nhiều quốc gia châu Á. Nhật Bản là một
quốc gia phát triển hàng đầu thế giới, có nền kinh tế và địa vị chính trị vững chắc
trên trường quốc tế, có nền giáo dục tiên tiến. Từ một đất nước có điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt và chịu thất bại nặng nề sau chiến tranh, Nhật Bản đã vươn lên
trở thành một cường quốc, khiến cả thế giới kinh ngạc. Trong thành công đó, giáo
dục đã đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tại Nhật Bản, giáo dục luôn đi trước một
bước so với các chính sách xã hội khác. Chính phủ Nhật Bản luôn ý thức tạo điều
kiện để giáo dục phát triển hàng đầu, tập trung đầu tư của toàn xã hội cho phát triển
giáo dục. Nền giáo dục của Nhật Bản được chú trọng phát triển trên rất nhiều
phương diện, trong đó giáo dục gia đình là một lĩnh vực được coi trọng.
Trong thời đại toàn cầu hóa, tất cả các nước đều phải đối mặt với vấn đề vừa
hội nhập vừa gìn giữ bản sắc, vừa tham gia các tổ chức khu vực và quốc tế, đồng
thời nâng cao khả năng thích ứng và tự bảo vệ… Nhật Bản cũng không nằm ngoài
xu hướng đó. Ngoài ra, Nhật Bản còn phải đối mặt với các vấn đề xã hội của một
nước phát triển như cải cách chế độ phúc lợi xã hội phù hợp với tình trạng già hóa
dân số và tỉ lệ sinh giảm, đề cao giáo dục ý thức cộng đồng trong một xã hội đang
vô cảm hóa, chính sách đối với hộ độc thân… Các vấn đề này tác động đến mọi mặt
của đời sống xã hội, bao gồm cả giáo dục. Ngày nay, dưới ảnh hưởng của nhiều tác
nhân bên ngoài như xã hội, chính sách của nhà nước, sự thay đổi nhận thức của các

×