Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Giáo dục từ xa trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam trước yêu cầu đổi mới và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 122 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


LUẬN VĂN THẠC SĨ





GIÁO DỤC TỪ XA TRÊN SÓNG ĐÀI TIẾNG NÓI
VIỆT NAM TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI VÀ PHÁT
TRIỂN



PHAN THỊ LỆ HẰNG









Mục lục
TT


Nội dung
trang


Danh mục các chữ viết tắt
1


Mở đầu
2


CHƯƠNG I : GIáO DụC Từ XA-
NHữNG VấN Đề Lý LUậN Và THựC TIễN
7
1.1

C s hc thut
7

1.1.1
t vn
7

1.1.2
Giỏo dc t xa- mt gii phỏp chin lc trong giỏo dc
thng xuyờn xõy dng xó hi hc tp
10
1.2


Xu hng phỏt trin giỏo dc t xa trờn th gii
17
1.3

Ch trng, nh hng, quan im ca Nh nc ta v
giỏo dc t xa
20

1.3.1
Ngh quyt TW4 khoỏ VII
20

1.3.2
Ngh quyt TW2 khoỏ VIII
20

1.3.3
Ngh nh 90/CP ngy 24/11/1993
21

1.3.4
Quyt nh 164CP/2005/Q-TTg
21

1.3.5
Cỏc quan im chin lc v phỏt trin giỏo dc
thng xuyờn ca Việt Nam
22

1.3.6

Cỏc vn bn phỏp quy liờn quan n o to t xa
25



CHƯƠNG II : Thực trạng giáo dục từ xa
Trên sóng đài tiếng nói việt nam
27
2.1

Tng quan v cụng tỏc giỏo dc t xa Vit Nam
27

2.1.1
Mng li t chc
27

2.1.2
Quy mụ o to
27

2.1.3
Giỏo dc t xa trong mt s trng i hc Vit Nam
28
2.2

Giỏo dc t xa qua cỏc phng tin thụng tin i chỳng
30

2.2.1

Tng quan v phng tin giỏo dc t xa
30

2.2.2
La chn cỏc phng tin trong giỏo dc t xa
31

2.2.3
i phỏt thanh- phng tin thc hin giỏo dc t xa cú
hiu qu
39
2.3

Thc trng giỏo dc t xa trờn súng i Ting núi Vit Nam
41

2.3.1
Cỏc chng trình phỏt thanh
41

2.3.2
ỏnh giỏ chng trỡnh giỏo dc t xa trờn súng i Ting núi
Vit Nam
46


Ch-ơng iii : giải pháp nâng cao chát l-ợng
Giáo dục từ xa trên sóng đài tiếng nói việt nam
64
3.1


Mục tiêu phát triển các loại ch-ơng trỡnh giỏo dc t xa
n nm 2010
64

3.1.1
o to theo bc hc
64

3.1.2
Ph bin, b tr kin thc
65
3.2

Những yêu cầu mi nhm nâng cao hiệu quả, lợi ích của
giáo dục từ xa trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam
65

3.2.1
Hiu qu, li ớch v mt xó hi
65

3.2.2
Hiu qu, li ớch v mt kinh t
66

3.2.3
Hiu qu, li ớch cho i Ting núi Vit Nam
67
3.3


Những giải pháp để thực hiện mô hình giáo dục
từ xa trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam
68

3.3.1.
Nhng yờu cu trc mt
69

3.3.2.
T chc thc hin mụ hỡnh giỏo dc t xa
70

3.3.3.
Mt s gii phỏp liờn quan ti n v thc hin-
phũng giỏo dc t xa ca i Ting núi Vit Nam
80

3.3.4.
S cn thit xõy dng mt kờnh (h) phỏt thanh khoa giỏo
86


Kết luận
88


Danh mục tài liệu tham khảo
92



PH LC
96


1

CÁC TỪ VIẾT TẮT



GDTX Giáo dục thường xuyên
GDTXa Giáo dục từ xa
CT Chương trình
CĐ Cao đẳng
ĐH Đại học
THPT Trung học phổ thông
TNVN Tiếng nói Việt Nam
VN Việt Nam
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
XMC Xoá mù chữ
HN Hà Nội
THCN Trung học chuyên nghiệp
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
GS Giáo sư
TS Tiến sỹ
Tp Thành phố


Phan Thị Lệ Hằng - Giáo dục từ xa trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam trước yêu cầu đổi mới và phát triển



2
MỞ ĐẦU

Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khi đề cập tới hƣớng
đi và phát triển của sự nghiệp giáo dục đào tạo đã nhấn mạnh tới việc đa
dạng hoá các loại hình đào tạo, coi trọng giáo dục từ xa nhằm tạo ra xã hội
học tập, học tập suốt đời. Trong dự thảo các văn kiện trình tại Đại hội toàn
quốc lần thứ X của Đảng, phần nói về giáo dục đào tạo cũng khẳng định :
“Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở- mô
hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục”. Mới
đây, Thủ tƣớng Chính phủ cũng đã ký quyết định phê duyệt đề án “Phát
triển giáo dục từ xa giai đoạn 2005- 2010”, từ đó có thể thấy rằng : giáo
dục từ xa là một mô hình có hiệu quả trong hệ thống giáo dục đào tạo hiện
nay.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một xu hƣớng phát triển của các nền giáo dục trên thế giới hiện
nay, GDTXa đã và đang trở thành một hƣớng phát triển quan trọng trong
sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Việt Nam. Khái niệm “giáo dục từ xa”
không còn xa lạ với mọi ngƣời mà nó đã trở thành một nhận thức mới, một
sự chuyển đổi trong đời sống xã hội. Những chƣơng trình do giáo dục
chính quy cung cấp chỉ là một trong những cơ hội để mọi ngƣời có thể lựa
chọn. Việc học tập suốt đời vừa đƣợc coi là quyền lợi, vừa đƣợc coi là
trách nhiệm của mỗi công dân. Để tiến tới xây dựng một xã hội học tập, tạo
sự công bằng trong giáo dục, ai ai cũng đƣợc học hành, học suốt đời, để tự
hoàn thiện bản thân và đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế - xã hội của đất
nƣớc đang trên đà phát triển, việc mở rộng giáo dục từ xa là một nhu cầu
tất yếu. Sự nghiệp GDTXa ở nƣớc ta trong những năm qua đã có nhiều tiến
bộ, có những bƣớc phát triển lạc quan. Hai trung tâm lớn là Viện Đại học

Phan Thị Lệ Hằng - Giáo dục từ xa trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam trước yêu cầu đổi mới và phát triển


3
Mở Hà Nội và Trƣờng Đại học Mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh,
cùng với các trung tâm giáo dục từ xa ở các trƣờng Đại học khác, đã đạt
đƣợc những kết quả nhất định cả về đào tạo lẫn tổng kết kinh nghiệm. Tuy
nhiên, việc thực hiện giáo dục từ xa hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Đài
Tiếng nói Việt Nam, một trong những phƣơng tiện thông tin đại chúng có
nhiều lợi thế trong việc hỗ trợ cho giáo dục từ xa, rất nhạy cảm và chủ động
tham gia vào công tác này. Từ năm 1994, Đài Tiếng nói Việt Nam đã chính
thức phát sóng “Chƣơng trình Giáo dục từ xa”. 12 năm qua, vƣợt lên những
khó khăn, thiếu thốn, chƣơng trình Giáo dục từ xa của Đài Tiếng nói Việt
Nam đã đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận, đồng thời cũng bộc lộ
những điều bất cập. 12 năm, cũng là thời gian để chƣơng trình có thể tổng
kết kinh nghiệm, xây dựng hệ thống lý luận về GDTXa, tìm hƣớng đi mới,
nhằm mở rộng hơn nữa hoạt động của mình, nhất là trong trong điều kiện
thuận lợi : Đài Tiếng nói Việt Nam đang tiến hành cải tiến, sắp xếp lại các
chƣơng trình phát thanh trên sóng cho khoa học hơn, đổi mới nội dung
giảng dạy phù hợp với yêu cầu cải cách giáo dục của Nhà nƣớc. Ngoài ra,
tác giả đề tài cũng mong muốn : thử góp phần tìm kiếm nguồn thu, thông
qua hình thức GDTXa và các dịch vụ kèm theo, phù hợp với cơ chế tài
chính của Đài Tiếng nói Việt Nam (là cơ quan sự nghiệp có thu).
Từ những phân tích trên đây cho thấy, việc nghiên cứu xây dựng mô
hình GDTXa trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam là một công việc cần thiết
và cấp bách. Là một phóng viên, biên tập viên làm việc tại chƣơng trình
Giáo dục từ xa đã 10 năm, có những hiểu biết và kinh nghiệm nhất định
trong lĩnh vực này cùng với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài :
“Giáo dục từ xa trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam trƣớc yêu cầu đổi
mới và phát triển” làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sĩ khoa học

báo chí này.
Phan Thị Lệ Hằng - Giáo dục từ xa trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam trước yêu cầu đổi mới và phát triển


4
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu và xây dựng mô hình GDTXa trên sóng Đài Tiếng nói
Việt Nam, góp phần thực hiện chức năng nâng cao dân trí của Đài Tiếng
nói Việt Nam, đồng thời góp phần tiến tới xây dựng một xã hội học tập,
theo xu thế của thời đại; mặt khác, tìm kiếm nguồn thu thông qua các dịch
vụ trong đào tạo từ xa.
- Xây dựng đƣợc mô hình GDTXa trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam,
mà việc thực hiện mô hình này sẽ đem lại lợi ích về các mặt: xã hội; kinh tế
(cho cả ngƣời học, cơ sở đào tạo và Đài Tiếng nói Việt Nam); tăng thêm uy
tín xã hội và tính cạnh tranh của Đài Tiếng nói Việt Nam với các cơ quan
thông tin đại chúng khác…
- Đề tài này sẽ làm tiền đề cho việc nghiên cứu xây dựng kênh phát
thanh Khoa giáo trên Đài Tiếng nói Việt Nam.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
a) Những thuận lợi trong việc nghiên cứu
Trên thế giới, mô hình GDTXa đã đƣợc thực hiện có hiệu quả từ lâu
và có xu hƣớng phát triển mạnh mẽ, đã có nhiều công trình nghiên cứu về
GDTXa trên thế giới.
Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam rất chú trọng đến giáo dục từ xa nên đã
có những chủ trƣơng, đƣờng lối, quan điểm đúng đắn trong công tác
GDTXa, nhằm xây dựng một xã hội học tập.
Thực tiễn GDTXa ở Việt Nam thời gian qua cũng đã có những tổng
kết, đánh giá xác đáng.
Một điều đặc biệt là đã có những kinh nghiệm bƣớc đầu trong việc
thực hiện chƣơng trình GDTXa của Đài Tiếng nói Việt Nam 12 năm qua.


Phan Thị Lệ Hằng - Giáo dục từ xa trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam trước yêu cầu đổi mới và phát triển


5
b) Những khó khăn trong việc nghiên cứu
Mô hình GDTXa xuất hiện ở Việt Nam muộn hơn so với nhiều nƣớc
trong khu vực và trên thế giới.
Trong số các phƣơng tiện thông tin đại chúng, Đài Tiếng nói Việt Nam
là cơ quan tiên phong thực hiện các chƣơng trình GDTXa. Vì vậy, đề tài :
“GDTXa trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam trƣớc yêu cầu đổi mới và phát
triển” có thể nói là đề tài đầu tiên nghiên cứu toàn diện về lĩnh vực này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu mô hình GDTXa trên sóng của Đài
Tiếng nói Việt Nam (không đề cập đến mô hình này trên các phƣơng tiện
thông tin đại chúng khác hoặc trên sóng phát thanh nói chung).
Trong đề tài, chúng tôi khảo sát, nghiên cứu chủ yếu ở chƣơng trình
GDTXa trong vòng 5 năm trở lại đây.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích là những phƣơng pháp
chính của luận văn này. Để hoàn thành luận văn, ngƣời viết phải tiến hành
các bƣớc:
- Tập hợp các văn bản về chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng
và Nhà nƣớc liên quan đến vấn đề giáo dục từ xa; các bản tổng kết, đánh
giá về giáo dục từ xa của Bộ Giáo dục - Đào tạo và các Trung tâm lớn, các
cơ sở đào tạo từ xa.
- Lập các bảng, biểu để thấy rõ quy mô phát triển, hiệu quả của giáo
dục từ xa.
- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về giáo dục từ xa, lấy ý kiến
của lãnh đạo Bộ Giáo dục - đào tạo và Đài Tiếng nói Việt Nam, các Trung

tâm giáo dục từ xa lớn ở Việt Nam.
- Điều tra học viên từ xa và thính giả của chƣơng trình giáo dục từ xa.
Phan Thị Lệ Hằng - Giáo dục từ xa trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam trước yêu cầu đổi mới và phát triển


6
- Phân tích, đánh giá, đề xuất giải quyết vấn đề.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, đề tài đƣợc trình bày thành 3
chƣơng chính:
- Chương I : Giáo dục từ xa- những vấn đề lý luận và thực tiễn, trình
bày một cách hệ thống những cơ sở lý luận, cả về mặt học thuật và về mặt
thực tiễn, của GDTXa; đặc biệt chú ý phân tích nhu cầu phát triển Giáo dục
từ xa ở Việt Nam và trên thế giới.
- Chương II : Thực trạng Giáo dục từ xa trên sóng Đài Tiếng nói Việt
Nam, tập trung phân tích các nội dung chính sau đây:
Mạng lƣới tổ chức, qui mô đào tạo từ xa (và kết quả đào tạo từ xa của
một số trƣờng đại học) ở Việt Nam.
Giáo dục từ xa qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam.
Và đặc biệt là phân tích thực trạng GDTXa trên sóng Đài Tiếng nói
Việt Nam - những mặt đã làm đƣợc và những bất cập, làm cơ sở quan trọng
cho việc xây dựng mô hình GDTXa mới.
- Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục từ xa trên sóng
Đài Tiếng nói Việt Nam. Đây là nội dung quan trọng của đề tài nhằm phân
tích, xây dựng mô hình hệ thống chƣơng trình Giáo dục từ xa trên sóng Đài
Tiếng nói Việt Nam những năm tới đây, và mô hình về tổ chức thực hiện,
đồng thời đề xuất một số giải pháp cần thiết .
Ngoài 3 chƣơng chính, đề tài có phần phụ lục gồm nhiều thông tin về
bƣớc phát triển giáo dục từ xa trên thế giới và Việt Nam, phục vụ cho nội
dung đề tài nghiên cứu.




Phan Thị Lệ Hằng - Giáo dục từ xa trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam trước yêu cầu đổi mới và phát triển


7
CHƢƠNG 1 : GIÁO DỤC TỪ XA -
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. CƠ SỞ HỌC THUẬT
1.1.1. Đặt vấn đề
Trƣớc những năm 1960 ở các nƣớc chủ yếu phát triển giáo dục trong
nhà trƣờng chính quy tập trung. Giáo dục nhà trƣờng/giáo dục chính quy
đƣợc coi là nền giáo dục “độc tôn” trong giai đoạn này.
Bƣớc vào cuối thập kỷ 60, khi khoa học và công nghệ phát triển
nhanh, ở hầu hết các nƣớc phát triển trên thế giới đều nhận thấy, hệ thống
giáo dục chính quy chủ yếu chăm lo cho một bộ phận công dân thành đạt
trong giai đoạn nhất định của cả cuộc đời với nội dung chƣơng trình chọn
lọc, tinh tuý, kinh viện; nhiều kiến thức thực tế nhanh chóng bị lạc hậu và
không đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Và mặc dù với
đa số ngƣời đƣợc đào tạo trong xã hội, giáo dục chính quy chỉ chiếm
khoảng 20% giáo dục cả đời, nhƣng nó thu hút trên 90% ngân sách dành
cho giáo dục. Xu hƣớng tập trung hoá, đô thị hoá giáo dục đã làm mất cân
đối nghiêm trọng về trình độ dân trí và nguồn nhân lực giữa các vùng
miền, cơ cấu ngành nghề, cấp độ đào tạo, giáo dục ít có cơ hội đến với
những vùng khó khăn, đến với ngƣời nghèo.
Từ thực tiễn đó, cần thiết phải quan niệm rộng hơn về giáo dục : Coi
việc chính thức đi học trong nhà trƣờng chỉ là một bộ phận của việc kế
hoạch hoá đời sống; những chƣơng trình do giáo dục chính quy cung cấp

chỉ là một trong những cơ hội để mọi ngƣời có thể lựa chọn. Giáo dục
không chỉ làm một giai đoạn tức thời, chỉ diễn ra một lần, chỉ giới hạn
trong độ tuổi học sinh, sinh viên mà là một quá trình diễn ra liên tục trong
suốt cả cuộc đời. Chính bản thân cuộc sống là một quá trình học tập
thƣờng xuyên, là môi trƣờng thử thách để mỗi con ngƣời tự học, tự phấn
Phan Thị Lệ Hằng - Giáo dục từ xa trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam trước yêu cầu đổi mới và phát triển


8
đấu nâng cao trình độ hiểu biết và hoàn thiện nhân cách. Học suốt đời là
một quá trình học tập có mục đích, có định hƣớng không phải học tuỳ
hứng, ngẫu nhiên. Mỗi con ngƣời đều có mục đích học tập riêng của
mình: Học để biết, học để làm, học để chung sống, để hoà nhập, học để
tồn tại. Để duy trì và phát triển học tập suốt đời của mọi thành viên trong
các cộng đồng, cần phải tạo ra một xã hội học tập, trong đó không chỉ
Nhà nƣớc mới có trách nhiệm chăm lo cho giáo dục mà phải huy động
toàn xã hội tham gia đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục. Coi việc
học tập suốt đời là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân.
Để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời rất đa dạng, nhiều mặt của mọi
ngƣời, một số khái niệm mới nhƣ: Giáo dục thƣờng xuyên, giáo dục tiếp
tục, giáo dục ngƣời lớn, giáo dục không chính quy, giáo dục phi chính
quy ra đời đã mở ra một lối thoát cho cuộc khủng hoảng về nguồn nhân
lực ở các nƣớc. Coi giáo dục ngƣời lớn/giáo dục không chính quy/giáo
dục thƣờng xuyên nhƣ một bộ phận quan trọng, cùng với nhà trƣờng
chính quy cung ứng cơ hội học tập suốt đời cho mọi ngƣời. Đây là một
định hƣớng lớn cho việc nghiên cứu cải cách hệ thống giáo dục đƣơng
thời.
- Chƣơng trình Giáo dục cho mọi ngƣời ở Châu Á - Thái Bình
Dƣơng (APPEAL) đƣợc phát động vào năm 1985 bao gồm các hoạt động
xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và giáo dục thƣờng xuyên.

- Hội nghị cấp cao toàn thế giới về giáo dục cho mọi ngƣời tổ chức
tại Jomtien Thái Lan năm 1990 khẳng định nhu cầu học tập cơ bản cho trẻ
em, thanh niên và ngƣời lớn, đòi hỏi cần thiết phải mở rộng không ngừng
quy mô giáo dục thông qua các hoạt động xoá mù chữ, phổ cập giáo dục
tiểu học và giáo dục thƣờng xuyên.
Phan Thị Lệ Hằng - Giáo dục từ xa trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam trước yêu cầu đổi mới và phát triển


9
- Bản tuyên ngôn của Hội nghị thế giới lần thứ V về giáo dục ngƣời
lớn tổ chức tại Humburg, Cộng hoà Liên Bang Đức tháng 7/1997 đã
khẳng định giáo dục ngƣời lớn tuy khác nhau về tổ chức tuỳ theo sự phát
triển kinh tế - xã hội, văn hoá - giáo dục của mỗi nƣớc, song giáo dục
ngƣời lớn vẫn là những bộ phận quan trọng, cần thiết của quan niệm mới
về giáo dục và học tập suốt đời.
- UNESCO với tƣ cách là một cơ quan Liên hiệp quốc trong lĩnh
vực văn hoá - giáo dục đã khuyến nghị “giáo dục cần giữ vai trò chủ đạo
trong việc đẩy mạnh giáo dục ngƣời lớn/ giáo dục thƣờng xuyên nhƣ một
bộ phận không thể thiếu của hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia”. Hội
nghị lần thứ III khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng về giáo dục thƣờng
xuyên do UNESCO tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia năm 1996 đã thể
hiện sự quan tâm của các nƣớc về phát triển giáo dục thƣờng xuyên, thừa
nhận sự đóng góp to lớn của giáo dục thƣờng xuyên đối với việc nâng
cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đối
với sự phát triển cá nhân, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trƣờng;
khẳng định vai trò của giáo dục thƣờng xuyên là chìa khoá bƣớc vào thế
kỷ 21.
Để có cơ sở xây dựng chiến lƣợc phát triển giáo dục thƣờng xuyên ở
nƣớc ta đến năm 2010 phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nƣớc
và phù hợp với xu thế chung của các nƣớc trong khu vực và quốc tế, cần

thiết phải làm rõ quan niệm về giáo dục thƣờng xuyên.
Giáo dục thƣờng xuyên đƣợc hiểu một cách khái quát là cung ứng
cơ hội cho mọi ngƣời để đƣợc học tập suốt đời nhằm thúc đẩy sự phát
triển tài nguyên con ngƣời thông qua các chƣơng trình sau : chƣơng trình
xoá mù chữ, chƣơng trình tƣơng đƣơng, chƣơng trình nâng cao chất
Phan Thị Lệ Hằng - Giáo dục từ xa trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam trước yêu cầu đổi mới và phát triển


10
lƣợng cuộc sống, chƣơng trình tạo thu nhập, chƣơng trình đáp ứng sở
thích cá nhân, chƣơng trình định hƣớng tƣơng lai
Với quan niệm này, giáo dục thƣờng xuyên đồng nghĩa với việc giáo
dục tiếp tục, nhằm thúc đẩy sự phát triển tài nguyên con ngƣời. Giáo dục
thƣờng xuyên có chức năng thay thế, tiếp nối, bổ sung và hoàn thiện kiến
thức cho giáo dục chính quy.
1.1.2. Giáo dục từ xa- Một giải pháp chiến lƣợc trong giáo dục
thƣờng xuyên để xây dựng xã hội học tập
1.1.2.1. Giáo dục từ xa - khái niệm và nhu cầu
* Khái niệm Giáo dục từ xa
Giáo dục từ xa phát triển mạnh vài chục năm gần đây. Trong khoảng
thời gian này, nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng định nghĩa giáo dục từ xa.
Moore, M.G., ở Viện nghiên cứu Trung tâm về học tập từ xa Trƣờng
Đại học Từ xa tại Hagen, Cộng hoà Liên bang Đức, năm 1973 đã đƣa ra
định nghĩa nhƣ sau: “Giáo dục từ xa có thể đƣợc định nghĩa là tập hợp các
phƣơng pháp sƣ phạm, trong đó hoạt động giảng dạy tách biệt hoạt động
học tập, bao gồm các phƣơng pháp sao cho khi học sinh có mặt, sự giao
tiếp giữa giáo viên và học sinh sẽ làm dễ dàng việc sử dụng tài liệu in, các
phƣơng tiện học tập khác”. Định nghĩa này đã chỉ rõ hơn phƣơng pháp và
các phƣơng tiện kỹ thuật dùng trong giáo dục từ xa.
Peter, Otto ở Weinheim, Beltz, Cộng hoà Liên bang Đức, năm 1973

cũng đƣa ra một định nghĩa nhƣ sau: “Giáo dục hay đào tạo từ xa là một
phƣơng pháp phát triển tri thức, kỹ năng và thái độ, đƣợc hợp lý hoá bằng
cách áp dụng các nguyên tắc tổ chức và phân công lao động, cũng nhƣ sử
dụng rộng rãi các phƣơng tiện kỹ thuật đặc biệt nhằm sản xuất ra các tài
liệu học tập chất lƣợng cao, tạo ra đƣợc khả năng giảng dạy một số lƣợng
Phan Thị Lệ Hằng - Giáo dục từ xa trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam trước yêu cầu đổi mới và phát triển


11
lớn học sinh trong cùng một lúc, và sự xa cách về địa dƣ là điều không
quan trọng. Đó là một hình thức giảng dạy và học tập công nghiệp hoá”.
Định nghĩa của Peter đầy đủ hơn ở chỗ đã đề cập tới khía cạnh tổ
chức, đến qui mô đào tạo và sự công nghiệp hoá trong đào tạo.
Holmberg ở Anh, năm 1977 đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: “Thuật ngữ
Giáo dục từ xa bao gồm các hình thức học khác nhau ở mọi trình độ, không
có sự giám sát trực tiếp và liên tục của giáo viên trong lớp học hoặc là ở
cùng một địa điểm, tuy nhiên, có tác động của việc lập kế hoạch hỗ trợ do
một tổ chức thực hiện, và nó cũng bao gồm mọi phƣơng pháp học, trong đó
việc dạy đƣợc tiến hành bằng các tài liệu in, thiết bị cơ khí và điện tử”.
Định nghĩa này của Holmberg đề cập tới một khía cạnh mới là lập kế
hoạch công việc giảng dạy và học tập.
Các nhà nghiên cứu đã đƣa ra nhiều định nghĩa về GDTXa, xét theo
các góc độ khác nhau. Tổng hợp lại, chúng ta có thể thấy GDTXa có 6 đặc
điểm cơ bản sau đây:
- Xa cách giữa giáo viên và học sinh;
- Có tác động của một tổ chức, đặc biệt trong việc lập kế hoạch và
chuẩn bị tài liệu học tập;
- Sử dụng phƣơng tiện kỹ thuật;
- Giao tiếp hai chiều;
- Có những khả năng gặp gỡ khi cần thiết;

- Tham gia quá trình giáo dục, đào tạo với hình thức công nghiệp hoá
ở mức độ cao nhất.
* Nhu cầu giáo dục từ xa
- Theo khía cạnh xã hội
Theo khía cạnh này, France Henri trong bài viết "Giáo dục từ xa: định
nghĩa và hệ biến hoá" có giải thích rằng sự đột phá của giáo dục từ xa thấy
Phan Thị Lệ Hằng - Giáo dục từ xa trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam trước yêu cầu đổi mới và phát triển


12
rõ ở ba hiện tƣợng: một là thay đổi nhu cầu của xã hội đối với loại hình
giáo dục đào tạo này, hai là sự cần thiết về mặt kinh tế nhằm giảm chi phí
cho giáo dục nói chung và ba là sự xâm nhập của công nghệ thông tin vào
trong giáo dục. Thực vậy, GDTXa cho phép đáp ứng các nhu cầu sau đây:
+ Khắc phục khoảng cách, bởi vì GDTXa không tuyển sinh theo
mạng lƣới nhà trƣờng truyền thống, mà nhờ các phƣơng tiện thông tin hữu
hiệu, cho phép tuyển sinh ở các nguồn khác mà vẫn đảm bảo chất lƣợng.
+ Giảm chi phí, bởi vì các cơ sở giáo dục từ xa hoạt động với số biên
chế gọn nhẹ, không cần nhà cửa to lớn làm trƣờng sở để tiếp nhận học sinh
sinh viên vào học hoặc cung cấp các trang thiết bị cho việc học tập cũng
nhƣ ăn ở. Nhƣng quan trọng hơn là chi phí này có thể chia cho một số học
sinh sinh viên, làm cho giáo dục từ xa có thể mang lại một hiệu quả kinh
doanh cao hơn nhiều so với giáo dục truyền thống.
+ Đáp ứng nhu cầu giáo dục xã hội, bởi vì GDTXa khắc phục đƣợc
việc tuyển sinh chặt chẽ dựa vào vốn tri thức gắn liền với khoảng cách địa
lý mà trình độ giáo dục đào tạo càng cao thì khoảng cách này nói chung
càng lớn, vì số cơ sở đào tạo càng hiếm. Hơn nữa, sự mềm dẻo trong chính
sách tuyển sinh và sử dụng cán bộ đào tạo từ xa làm cho việc học tập dễ
chấp nhận hơn đối với ngƣời lớn đã từng tham gia lao động, và do đó tạo
điều kiện cho sự phát triển tính cơ động của họ trong xã hội.

+ Tăng cường tính tự quản của học sinh và sinh viên trong quá trình
học tập. GDTXa thích hợp với một sự đổi mới tinh tế, thƣờng xuyên và
nhanh chóng về nhu cầu giáo dục của xã hội; và phù hợp với sự đòi hỏi của
ngƣời lớn, ở một lúc nào đó, cần phải theo đuổi tiếp việc học tập của mình.
- Theo khía cạnh cá nhân, nhu cầu của GDTXa đƣợc coi nhƣ những
mong đợi của cá nhân học viên đối với các chƣơng trình giáo dục từ xa mà
họ sẵn sàng tham gia. Nắm đƣợc nguyện vọng của học viên về các chƣơng
Phan Thị Lệ Hằng - Giáo dục từ xa trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam trước yêu cầu đổi mới và phát triển


13
trình, phƣơng tiện, thời gian v.v trong học tập từ xa là điều quan trọng để
phát triển giáo dục từ xa. Vì thế ngƣời ta đặt vấn đề nghiên cứu nhu cầu cá
nhân đối với giáo dục từ xa, với ý nghĩa coi học viên nhƣ khách hàng và
phải nghiên cứu nguyện vọng của họ. Mục đích của việc nghiên cứu nhu
cầu giáo dục từ xa theo khía cạnh này là xác định những đặc điểm của học
viên sẽ đăng ký theo học một chƣơng trình giáo dục từ xa, và xác định số
lƣợng học viên có thể sẽ theo học chƣơng trình này, từ đó xây dựng chƣơng
trình và phƣơng pháp giảng dạy hợp lý.
Kết quả khảo sát tại 4 trung tâm giáo dục từ xa lớn ở nƣớc ta là Viện
Đại học Mở Hà Nội, Đại học mở bán công Tp.Hồ Chí Minh, Đại học Sƣ
phạm Hà Nội và Đại học Huế, cho thấy :
70 % số ngƣời có nhu cầu học tập từ xa là những ngƣời có công ăn
việc làm ổn định, đã từng đƣợc đào tạo và thƣờng có một văn bằng, chứng
chỉ (đại học, cao đẳng, hoặc trung học chuyên nghiệp).
30 % số ngƣời có nhu cầu học tập từ xa là những ngƣời chƣa có việc
làm ổn định, chƣa từng qua đào tạo, hoặc hiện sống bằng nghề nông, lao
động chân tay.
Những nhu cầu của GDTXa đƣợc phân tích trên đây vừa là cơ sở lý luận
mang tính học thuật, vừa là cơ sở mang tính thực tiễn của xã hội Việt Nam.

1.1.2.2. Giáo dục từ xa trong chiến lược giáo dục thường xuyên
Nhƣ chúng ta đã biết, nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục nƣớc ta
cũng nhƣ ở nhiều nƣớc khác là: "Mọi người đều được học, học thường
xuyên, học suốt đời".
Từ mục đích giáo dục đƣợc Hồ Chủ Tịch nêu lên ngay sau Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 đến Nghị quyết TW2 khóa VIII tháng 12/1996 về
giáo dục đào tạo, có thể phác họa ra mô hình tổ chức nền giáo dục nƣớc ta
nhƣ sau:
Phan Thị Lệ Hằng - Giáo dục từ xa trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam trước yêu cầu đổi mới và phát triển


14

Sơ đồ 1.1 : Mục đích giáo dục đƣợc Hồ Chủ Tịch nêu lên sau Cách mạng
Tháng Tám năm 1945







ai = tuổi trẻ, đƣợc HỌC hành : HỌC là chính, làm là kết hợp.
AI = ngƣời lớn, cũng đƣợc học HÀNH : LÀM là chính, học là kết
hợp.
(với cách học- hành phù hợp, lúc đầu xóa mù chữ, rồi tiến lên bổ túc
văn hóa )
Sơ đồ 1.2 : Cách tổ chức giáo dục cho đến nay để đạt mục đích “ai ai
cũng đƣợc học hành”.
















cũng được

HỌC hành học HÀNH

AI
ai
Giỏo dục chớnh
quy
Giỏo dục khụng chớnh quy
Giáo dục thường xuyên- suốt đời
Dõn trớ, nhõn lực, nhõn tài cho kinh tế
Phương pháp: Giáo dục mặt giáp mặt và giáo dục từ xa


Phan Thị Lệ Hằng - Giáo dục từ xa trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam trước yêu cầu đổi mới và phát triển



15


Sơ đồ 1.2 cho thấy : giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy
đƣợc tổ chức song song nhằm nâng cao dân trí, đào tạo bồi dƣỡng nhân lực
phục vụ kinh tế - xã hội. Cách nhìn mới về giáo dục là : cần coi trọng cả hai
bộ phận : chính quy và không chính quy, đều cùng dựa trên nguyên tắc
“giáo dục thƣờng xuyên, suốt đời” và giáo dục từ xa dựa trên nguyên tắc tự
học là chính trở thành một bộ phận song hành với phƣơng pháp truyền
thống “mặt giáp mặt”.
Sơ đồ 1.3 : Bức tranh toàn cảnh giáo dục sẽ hình thành trong quá trình
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (cần phấn đấu đạt đƣợc vào
khoảng năm 2020)












Để thực hiện “ai ai cũng đƣợc học hành”, không chỉ cần có chính sách
giúp đỡ những ngƣời khó khăn, thiệt thòi “đƣợc học” mà còn cần chính





Được học Được làm




Cụng bằng xó hội Cụng bằng xó hội
về HỌC về LÀM




Ai ai cũng đƣợc học hành thƣờng xuyên, suốt đời, hƣớng đến một xó hội học hành
Giỏo dục

Học được Làm được
Dạy cỏch học + Học cỏch học



Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin,
giao lưu
Phan Thị Lệ Hằng - Giáo dục từ xa trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam trước yêu cầu đổi mới và phát triển


16
sách giúp ngƣời học “học đƣợc”, thì mới thực sự đạt “công bằng xã hội về
học”.
Yêu cầu tối thiểu của chất lƣợng giáo dục là ngƣời học “làm đƣợc”

những việc đƣợc giao, và khi đó, xã hội phải tạo điều kiện cho họ “đƣợc
làm”, có việc làm mà không thất nghiệp, đƣợc nhƣ vậy mới thực sự có
“công bằng xã hội về làm”.
Công bằng xã hội về học và làm, trƣớc hết là trách nhiệm của nhà
nƣớc và xã hội, có những chính sách và cơ chế phù hợp, tạo điều kiện đƣợc
học và đƣợc làm cho những đối tƣợng chính sách. Bằng những biện pháp
giáo dục nhƣ tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, hƣớng nghiệp, tạo ra
cho ngƣời học năng lực tự lập, tự tìm, tự tạo việc làm ngành giáo dục -
đào tạo có trách nhiệm làm cho đối tƣợng đó “học đƣợc” và “làm đƣợc”.
Chỉ có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà nƣớc, xã hội và ngành giáo dục- đào
tạo, giữa nhà trƣờng, gia đình và cộng đồng, thì hai sự công bằng trên mới
thành hiện thực đƣợc. (Cho đến nay, chƣa thực sự có đƣợc sự phối hợp
này, chủ trì phối hợp phải là nhà nƣớc), nhờ đó mà kinh tế phát triển, xã hội
ổn định, gia đình hạnh phúc, cá nhân tiến bộ.
Sự thành công của giáo dục xét đến cùng là dạy học sinh biết cách
học, biết tự học. Có thể tiến tới tổ chức một “xã hội học hành” ở nƣớc ta,
thực hiện ý tƣởng lớn của thời đại : ai cũng có cơ hội học hành, ai cũng có
thể là thày, ai cũng có thể là trò. Ở nƣớc ta, tinh thần khuyến học là truyền
thống quý báu sẵn có, gần đây đƣợc nhắc đến nhiều hơn và đƣợc trân trọng,
đƣợc phát huy.
Lúc sinh thời, Bác Hồ đã từng dạy "Vì lợi ích trăm năm phải trồng
ngƣời". Điều này càng nhấn mạnh rằng tầm nhìn của giáo dục phải đủ xa,
bảo đảm cho giáo dục làm tròn sứ mạng mới của mình. Dân tộc Việt Nam
sẽ phát huy truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng về tự lực tự
Phan Thị Lệ Hằng - Giáo dục từ xa trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam trước yêu cầu đổi mới và phát triển


17
cƣờng, phát huy nội lực mà sáng tạo nên sự giàu mạnh và sự công bằng,
văn minh của đất nƣớc trong bối cảnh “toàn cầu hóa” hƣớng vào nền “văn

minh trí tuệ”. Ngƣời Việt Nam, dù sống ở vùng miền nào, khó khăn đến
đâu, miễn là có Chí học, đều đƣợc tạo điều kiện đƣợc học- đó là ý tƣởng
cao đẹp của xã hội ta. Con đƣờng thực hiện phải là xây dựng một nền giáo
dục đại chúng, đa dạng, liên thông, mềm dẻo, không chỉ có kiểu làm giáo
dục truyền thống mà còn phải có thêm những kiểu làm giáo dục mới, phù
hợp với hoàn cảnh của nƣớc ta, một nƣớc mà kinh tế còn nghèo, nhƣng khả
năng phát triển trí tuệ cùng với truyền thống hiếu học là nguồn lực mạnh
còn chƣa sử dụng nhiều, là một kho báu tiềm ẩn còn chƣa tập trung khai
thác. Đổi mới tƣ duy giáo dục, phát huy những tiềm năng quý giá đó lên thì
đông đảo những con ngƣời đƣợc giáo dục này chắc chắn sẽ đƣa đất nƣớc
lên vị trí cao trong thế kỷ 21 với tốc độ cần thiết.
Đào tạo từ xa chính là nhân tố của kiểu làm giáo dục mới, một
phƣơng pháp, một công cụ khá lợi hại cho việc thực hiện tƣ tƣởng lớn “ai
ai cũng đƣợc học hành, học thƣờng xuyên, học suốt đời”.
1.2. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỪ XA TRÊN THẾ GIỚI
Giáo dục từ xa hiểu theo khái niệm nhƣ ngày nay đã bắt đầu đƣợc
thực hiện từ đầu thế kỷ 20 ở một số trƣờng đại học ở các nƣớc, trƣớc hết là
ở Đức, rồi Anh, Pháp, Thuỵ Điển, Mỹ, Úc, Tân Tây Lan
Cơ sỞ đào tẠo đầu tiên dẠy hỌc theo cách gỬi tài liỆu xuẤt hiỆn Ở
Berlin, Đức năm 1896. Đó là HỌc viỆn Toussaint và Langenseherat và chỈ
dẠy ngoẠi ngỮ. CŨng vào năm đó, trƣờng đại hỌc Luân-đôn, Anh bẮt
đầu nhẬn sinh viên vào thi, không phân biỆt trƣớc đó hỌ đó hỌc trƣờng
nào. QuyẾt định này làm cơ sỞ có tính chẤt hỢp pháp cho giáo dỤc tỪ xa
trong viỆc chính thỨc hóa tách rỜi giỮa viỆc chuẨn bỊ cho kỲ thi và lẤy
bẰng cẤp, hỌc vỊ.
Phan Thị Lệ Hằng - Giáo dục từ xa trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam trước yêu cầu đổi mới và phát triển


18
Giáo dỤc tỪ xa cŨng sỚm phát triỂn Ở các nƣớc BẮc Âu. Ở Thụy

ĐiỂn, có trƣờng Hermods đƣợc xây dỰng năm 1898, có năm lên tỚi
150.000 hỌc sinh theo hỌc.
Sau đó, phƣơng tiện thông tin đại chúng bắt đầu đƣợc sử dụng cho
giáo dục. Năm 1927, đài BBC mới bắt đầu có ý định dạy học qua truyền
thanh bằng các chƣơng trình “truyền thanh nhà trƣờng”, nhƣng cũng mới
chỉ liên quan đến giáo dục bổ túc của nhà trƣờng, và tiếp đó là một số cơ sở
ở Mỹ, Úc, Pháp duy trì hoạt động phục vụ giáo dục hàm thụ bằng các
buổi truyền thanh.
Cho tới những năm 60 của thế kỷ 20, giáo dục từ xa mới thực sự phát
triển nở rộ theo các công thức mới, hƣớng vào trình độ trung học, giáo dục
kỹ thuật và nghề nghiệp, giáo dục cao đẳng và một số hình thức giáo dục
đại học truyền thống. Ở Mỹ, ngƣời ta đã bắt đầu thực hiện giáo dục từ xa
bậc đại học từ những năm đó, tại một trƣờng đại học có tên là “Đại học
Không tƣờng”. Sau đó, năm 1963, ở Anh xây dựng một trƣờng Đại học
Mở, nhƣng đầu tiên gọi là trƣờng đại hỌc "Không trung". Cũng thời gian
đó, một trƣờng trung học "trong không trung"đƣợc thành lập, dùng một dây
chuyền các thiết bị truyền thanh và truyền hình NHK ở Nhật Bản; và ở
Cộng hoà Liên bang Đức, đài truyền thanh Bayer có trƣờng học từ xa giúp
cho hàng vạn học sinh hoàn thành chƣơng trình trung học. Trong khi đó, ở
Pháp, các đài truyền thanh dự bị đại học cũng đƣợc thành lập, bắt đầu mở
ra giáo dục từ xa bậc sau trung học. Đồng thời giáo dục từ xa phát triển ở
các nƣớc xã hội chủ nghĩa nhƣ Ba Lan, Hungary, Liên Xô (cũ), ở đó có
hàng chục cơ sở đào tạo hàm thụ, tại chức và dùng truyền thanh để đào tạo
đại học.
Phan Thị Lệ Hằng - Giáo dục từ xa trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam trước yêu cầu đổi mới và phát triển


19
Những năm 70 có thể coi là những năm phát triển nở rộ của các
trƣờng đại học từ xa, theo sáng kiến của Chính phủ ở nhiều nƣớc, nhƣ

Ixrael, Tây Ban Nha, Pakistan, Iran, Venezuela, Costa Rica, Brazin
Ngay từ năm 1980, Liên xô (cũ) đã có gần 2,5 triệu sinh viên (một
nửa tổng số sinh viên) đăng ký học trong các trƣờng đại học theo phƣơng
thức hàm thụ hoặc bằng truyền thanh và truyền hình. Ở Trung Quốc, năm
1984 cũng đã có hơn 600.000 sinh viên đăng ký tẠi 28 cơ sở đào tạo địa
phƣơng theo học bằng truyền thanh và truyền hình của trƣờng Đại học
Trung ƣơng, các môn học : Anh ngữ, Toán học và Tin học. Hai trƣờng hợp
kể trên đại diện cho 1/3 số học viên theo học từ xa trên thế giới, thể hiện
nguyện vọng học tập hƣớng vào chuyên môn hoá nghề nghiệp, của một bộ
phận thanh niên trong các nƣớc mà cơ sở hạ tầng của đại học truyền thống
còn bị hạn chế.
Ở Ấn Độ, theo cấu trúc tổ chức liên bang, có sự phân tán của giáo dục
từ xa ở đại học. Ngay từ năm 1982 đã có hơn 20 trƣờng Đại học tổng hợp
đảm bảo các khoá học từ xa, phục vụ hơn 500.000 sinh viên mà không có
sự phối hợp giữa các trƣờng. Các nƣớc khác có cấu trúc liên bang và nền
kinh tế tự do cũng có các vấn đề tƣơng tự. Ở Mỹ, năm 1984, hơn 100
trƣờng đại học truyền thống có hoạt động giáo dục từ xa, và ở Úc có 5
trƣờng đại học tổng hợp ganh đua nhau đào tạo từ xa, với số sinh viên đạt
tới mấy ngàn ngƣời. Ở Châu Mỹ La tinh có các xí nghiệp kinh doanh giáo
dục từ xa, có tham vọng tổ chức đào tạo từ xa ở vài trƣờng đại học tổng
hợp dƣới các hình thức khác nhau.
Ngày nay, ngƣời ta có thể đánh giá giáo dục từ xa đang tồn tại ở quy
mô thế giới, dù rằng con số ngƣời học từ xa chƣa đáng kể so với con số
ngƣời đi học trong nhà trƣờng truyền thống.
Phan Thị Lệ Hằng - Giáo dục từ xa trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam trước yêu cầu đổi mới và phát triển


20
Trong các nƣớc phát triển, GDTXa nhằm vào các khu vực xã hội còn
ít đƣợc chú ý đến và còn ít đƣợc cung cấp các phƣơng tiện giáo dục truyền

thống, có thể là những ngƣời thiểu số (ngƣời ốm, tàn tật, di cƣ ) Trong các
nƣớc đang phát triển, ƣu tiên của giáo dục từ xa nhằm vào việc đào tạo cán
bộ, và do đó, trƣớc hết ngƣời ta nhằm vào việc đào tạo giáo viên, nhƣng
ngƣời ta cũng chú ý đến một số dự định về dạy học trong lĩnh vực giáo dục
cộng đồng ở nông thôn.
Nói chung, khu vực mở rộng chủ yếu của GDTXa hiện nay là thanh
thiếu niên, sinh viên đại học, và ngƣời lớn trong đào tạo, bồi dƣỡng nghề
nghiệp. Trƣờng Đại học Mở (Open University) ở Anh hiện nay chỉ nhận
sinh viên trên 21 tuổi. Cần chú ý rằng, tên gọi Đại học Mở hiện nay bao
gồm trên thực tế nhiều loại hình đào tạo khác nhau (ví dụ đào tạo lấy bằng
cao học, đào tạo lấy bằng đại học, và đào tạo lấy các bằng khác nhƣ giáo
viên các cấp và bằng tốt nghiệp trung học).
Ở Việt Nam, từ những năm 60 của thế kỷ 20, đã có những chƣơng
trình dạy hát trên Đài tiếng nói Việt Nam - đây là một hình thức dạy từ xa
rất có hiệu quả. Sau đó là chƣơng trình dạy tiếng nƣớc ngoài.
Giáo dục từ xa hiện nay đã phát triển vào khoẢng hơn 50 nƣớc trên
thế giới. Sự mở rộng này thực hiện theo các mô hình văn hoá, kinh tế, có
thỂ là ngành nghỀ xã hội riêng của từng vùng. Giáo dục từ xa có xu hƣớng
phản ánh những định hƣớng chung của giáo dục, nổi bật lên trong từng
nƣớc hoặc từng khu vực.
HiỆn trẠng và xu thẾ phát triỂn cỦa GDTXa ở mỘt sỐ nƣớc trên thẾ
giỚi, xem PhỤ lỤc 1.
1.3. CHỦ TRƢƠNG, ĐỊNH HƢỚNG, QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ
NƢỚC TA VỀ GIÁO DỤC TỪ XA
Phan Thị Lệ Hằng - Giáo dục từ xa trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam trước yêu cầu đổi mới và phát triển


21
1.3.1. Nghị quyết TW4 Khoá VII đã khẳng định : “Cần phải thực
hiện một nền giáo dục thƣờng xuyên cho mọi ngƣời, xác định học tập suốt

đời là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân. Đổi mới giáo dục bổ túc
và đào tạo tại chức, khuyến khích tự học. Mở rộng dạy và học ngoại ngữ.
Phấn đấu đến năm 2000 thanh toán nạn mù chữ cho những ngƣời ở độ tuổi
15 - 35”.
1.3.2. Nghị quyết TW 2 Khoá VIII đã khẳng định mục tiêu : “Mở
rộng các hình thức học tập thƣờng xuyên, đặc biệt là hình thức học từ xa.
Quan tâm đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ và
công nhân các doanh nghiệp Tăng cƣờng đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ
lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp, các ngành” các hình thức trƣờng, lớp
thích hợp nhằm đào tạo, bồi dƣỡng các bộ chủ chốt xuất thân từ công nhân
và lao động ƣu tú, con em các gia đình thuộc diện chính sách.
1.3.3. Nghị định 90/CP ngày 24/11/1993 của Chính phủ quy định :
“Giáo dục thƣờng xuyên là một trong năm phân hệ của hệ thống giáo dục
quốc dân, đƣợc thực hiện bằng nhiều hình thức (nhƣ không tập trung,
không chính quy, tại chức, bổ túc, giáo dục từ xa, tự học ) nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho mọi công dân ở mọi trình độ, mỌi lỨa tuỔi, mỌi thành
phẦn, mỌi vùng miỀn đều có thể học tập thƣờng xuyên, phù hợp với
hoàn cảnh cụ thể của từng ngƣời, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế
và xã hội, khoa học và công nghệ, văn hoá và nghệ thuật . Khi đạt đầy đủ
những yêu cầu về một văn bằng và chứng chỉ quy định đối với hệ chính
quy tập trung thì ngƣời học ở hệ giáo dục thƣờng xuyên đƣợc cấp bằng,
chứng chỉ đó”.
1.3.4. Quyết định 164/2005/QĐ-TTg, ngày 5/7/2005 của Thủ tƣớng
Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục từ xa giai đoạn 2005 -
2010” đã xác định rõ mục tiêu là : Phát triển và nâng cao chất lƣợng giáo

×