Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Giới thiệu về Đài Tiếng nói Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.37 KB, 79 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đài Tiếng nói Việt Nam (từ đây sẽ viết tắt là Đài TNVN) ra đời trong hoàn
cảnh vô cùng đặc biệt. Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công trên cả nước, Chủ
Tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị ngay cho Bộ Tuyên truyền (do đồng chí Trần Huy
Liệu làm Bộ trưởng) và Bộ Nội vụ (do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Bộ trưởng)
thành lập ngay một Đài Phát thanh Quốc gia để phục vụ cách mạng, phục vụ nhân
dân để nhân dân thế giới biết và ủng hộ một nước Việt Nam độc lập.
Tại thời điểm đó, khi cả nước còn đang trải qua chiến tranh ác liệt, mấy ai
hiểu một “Đài Phát thanh” được tổ chức và hoạt động như thế nào, cần những
ban ngành gì. Thế nhưng, trong thời gian gấp rút, từ 22/8/1945 đến 5/9/1945,
mọi công tác chuẩn bị cho chương trình phát thanh đầu tiên đều đã sẵn sàng. 11
giờ 30 phút ngày 7/9/1945, Đài TNVN mở đầu chương trình phát sóng bằng
nhạc hiệu “Diệt phát xít” và lời xướng “Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh
từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Đó là mốc đánh dấu cho sự
ra đời của ngành Phát thanh Việt Nam, lần đầu tiên báo chí nước ta có thêm
một loại hình mới: loại hình báo nói.
Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, Đài TNVN hiện nay đã có
diện mạo mới, khác hẳn so với thời kỳ mới thành lập. Điều kiện vật chất khi đất
nước hòa bình cùng với nhu cầu thông tin của công chúng liên tục tăng cao là lí
do chính làm nên sự thay đổi đó.
Tháng 4/2008, Ban lãnh đạo Đài TNVN chính thức ra quyết định thành
lập Trung tâm Tin với vai trò là nơi “tổ chức sản xuất tin, bài cung cấp cho các
hệ phát thanh, phát thanh có hình, Báo Tiếng Nói Việt Nam, Báo điện tử
VOVNews của Đài TNVN về chủ trương, đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại
của Đảng và Nhà nước; phản ánh nhanh nhạy kịp thời những vấn đề thời sự,
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại trong nước và quốc
1
tế…”. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Trung tâm Tin sẽ trở thành “đầu mối”
thu nhận, xử lý và sản xuất tin bài của toàn bộ Đài TNVN.
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các phương tiện truyền thông đại


chúng, công chúng luôn luôn có xu thế lựa chọn phương tiện nào đưa tin nhanh
nhất, phong phú nhất và chính xác nhất. Vì vậy, có thể nhận định rằng chất
lượng cũng như tốc độ đưa tin của Trung tâm Tin sẽ là điểm quyết định vị trí
của Đài TNVN trong lòng thính giả, nhất là khi chúng ta đặt Đài TNVN ở tư
cách một Đài phát thanh tầm cỡ quốc gia.
Ngoài ra, việc nghiên cứu quy trình sản xuất của Trung tâm Tin cũng có
những ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhất định.
Về mặt lý luận, nghiên cứu này khẳng định lại những lý thuyết về tin và
tin phát thanh. Trong đó đặc biệt lưu tâm đến những lý luận về tin phát thanh
hiện đại. Nghiên cứu này là sự kế thừa và thực tế hóa những công trình nghiên
cứu về tin phát thanh trước đó, làm tài liệu tham khảo cho những công trình
nghiên cứu sau.
Về mặt thực tiễn, đây sẽ là một công trình nghiên cứu chi tiết về hoạt
động thực tế của một cơ quan báo chí cụ thể là Trung tâm Tin – Đài TNVN.
Nghiên cứu góp phần cung cấp những thông tin thực tế, giúp người đọc (nhất là
sinh viên báo chí) hình dung được hoạt động của một cơ quan báo chí mang tầm cỡ
quốc gia, giúp các bạn dễ dàng hơn trong quá trình liên hệ thực tập hay làm việc
sau này. Bên cạnh đó, khóa luận cũng xin đóng góp một vài ý kiến nhận xét cũng
như biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ở Trung tâm Tin, nhằm hoàn thiện hơn
“ngân hàng” tin tức của Đài Tiếng Nói Việt Nam trong tương lai.
Chính vì những lí do trên, khóa luận này lựa chọn đề tài “Quy trình sản
xuất tin ở Trung tâm Tin – Đài TNVN” nhằm đưa ra một số đánh giá và nhận
xét bước đầu về hoạt động của cơ quan quan trọng này.
2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước tới nay, loại hình báo Phát thanh cũng như thể loại tin tức đã
không còn là đối tượng nghiên cứu mới mẻ, xa lạ gì với những người nghiên
cứu báo chí nói riêng và những người ham thích tìm hiểu về truyền thông nói
chung. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh cạnh tranh thông tin khốc liệt cùng xu
hướng toàn cầu hóa báo chí như hiện nay, khi mà tất cả các cơ quan báo chí lẫn

các hãng thông tấn đều coi tin tức như “vũ khí chiến lược” thì việc nghiên cứu
tin tức theo hướng tìm biện pháp thay đổi, làm cho phương thức đưa tin hiện đại
hơn vẫn còn là một yêu cầu bức thiết.
Ở Việt Nam, trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về
phát thanh. Ví như cuốn “Nghiệp vụ phóng viên biên tập Đài Phát thanh” của
Đoàn Quang Long hay “Lý luận báo phát thanh” do tác giả Đức Dũng viết. Tuy
vậy cả hai cuốn sách này mới chỉ đề cập đến phát thanh ở mặt lý luận với những
đặc điểm chung nhất, chưa đi sâu vào phân tích thể loại tin cũng như đặt ra yêu
cầu thay đổi cách làm tin theo xu hướng hiện đại.
Một số cuốn sách khác đã có đào sâu nghiên cứu về thể loại tin như “Các
thể loại báo chí thông tấn” (Đinh Văn Hường), “Báo Phát thanh” (Vũ Đình Hòe
chủ biên) nhưng cũng chỉ đề cập đến tin theo hướng phân loại và đặt ra một hệ
thống yêu cầu chung, gần như có thể áp dụng được cả cho tin báo in và tin báo
nói.
Riêng về mặt quy trình sản xuất tin phát thanh cũng như chất lượng tin phát
thanh ở một cơ quan cụ thể là Trung tâm Tin – Đài TNVN thì hiện nay mới chỉ có
một cuốn luận văn thạc sĩ với đề tài “Trung tâm Tin – một yêu cầu tất yếu của phát
thanh hiện đại” do Giang Trung Sơn viết. Tuy nhiên, đề tài đó được triển khai
nghiên cứu vào năm 2006, khi Trung tâm Tin chưa được thành lập chính thức và
mới ở dạng quy mô nhỏ. Do vậy, hướng nghiên cứu của luận văn là xây dựng một
mô hình quản lý của Trung tâm Tin trong tương lai dựa trên các lý thuyết hệ thống
mở chứ chưa có những tiền đề thực tế.
3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát tin lưu trữ và tập hợp các kiến thức lý luận và thực
tiễn, khóa luận này trước hết nhằm đưa ra một số nhận xét bước đầu về ưu
nhược điểm của quá trình sản xuất cũng như chất lượng tin ở Trung tâm Tin –
Đài TNVN. Từ đó đưa ra một vài biện pháp hướng tới nâng cao hơn nữa hiệu
quả hoạt động của cơ quan này.
Với mục đích nghiên cứu như đã nêu trên, nhiệm vụ của nghiên cứu này

là khảo sát tình hình viết tin của Trung tâm Tin, tình hình khai thác tin từ Trung
tâm của các hệ khác trong Đài TNVN nhằm tạo cơ sở thực tiễn cho những đánh
giá mà tác giả đưa ra.
Đồng thời khóa luận cũng có nhiệm vụ chỉ ra mối liên hệ giữa quy trình
sản xuất và chất lượng tin, từ đó tạo cơ sở lý luận nhằm đề ra giải pháp khắc
phục những hạn chế mà Trung tâm đang mắc phải.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận này tập trung vào các tin tức được
sản xuất bởi Trung tâm Tin và hiện còn lưu giữ trên hệ thống máy tính ở đây.
Bên cạnh đó còn có các tài liệu lý luận về phát thanh, tin phát thanh và tài liệu
về quy trình sản xuất tin tức chung ở một số cơ quan báo chí. Ngoài ra, một
phần nội dung khóa luận còn tập trung nghiên cứu quy trình sản xuất tin ở Trung
tâm Tin, do vậy các kiến thức thực tế về quy trình cũng như cách thức làm việc
ở Trung tâm cũng là đối tượng nghiên cứu của khóa luận này.
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận này là các tin tức được lưu trữ ở Trung
tâm Tin trong năm 2009 và 3 tháng đầu năm 2010. Trong đó tập trung nghiên
cứu kỹ những tin đã được sản xuất trong vòng 3 tháng đầu năm 2010. Số lượng
tin lưu trữ năm 2009 được nghiên cứu trên cơ sở khảo sát lấy số liệu và lấy mẫu
ngẫu nhiên để so sánh.
4
5. Phương pháp nghiên cứu
Mọi kết quả nghiên cứu của khóa luận này đều được thực hiện bằng các
phương pháp:
• Nghiên cứu, tham khảo các sách, tài liệu, giáo trình trong và ngoài
nước có liên quan đến báo Phát thanh nói chung và tin Phát thanh nói riêng.
• Khảo sát, thông kê tình hình sản xuất và sử dụng tin tức bằng kho tin
lưu trữ của Trung tâm Tin.
• Trao đổi, hỏi ý kiến một số cán bộ của Trung tâm nhằm có được
những thông tin thực tế, tạo căn cứ khoa học cho các nhận xét trong nội dung
khóa luận.

• Phân tích, tổng hợp ý kiến và tài liệu để rút ra kết luận.
6. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, Kết luận và Phụ lục, khóa luận này gồm 2
phần nội dung chính:
Chương 1: Quy trình sản xuất tin ở Trung tâm Tin – Đài Tiếng Nói Việt
Nam
Chương 2: Đánh giá chất lượng tin của Trung tâm Tin – Đài Tiếng Nói
Việt Nam
5
CHƯƠNG I. QUY TRÌNH SẢN XUẤT TIN Ở TRUNG TÂM TIN –
ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
1.1. Tin và tin phát thanh
1.1.1. Khái niệm tin và tin phát thanh
Bên cạnh những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như ăn, mặc, ở, đi lại,
nhu cầu thông tin và được thông tin cũng đóng một vai trò quan trọng bậc nhất
trong đời sống con người. Chính bởi nhu cầu này mà báo chí ra đời – trước hết
và trên hết là phương tiện thông tin từ người này đến người khác, từ nơi này đến
nơi khác. Đây cũng là lí do biến tin tức trở thành thể loại báo chí không những
đầu tiên, mà còn là thể loại xung kích nhất.
Không ai biết tin tức đầu tiên được truyền tải là gì, ở đâu, bởi nơi nào trên
thế giới cũng xuất hiện người hát rong hay các câu chuyện truyền miệng như
một hình thức thông tin sơ khai. Các ghi chép lịch sử cho thấy, tờ báo đầu tiên
trên thế giới là Acta Diurna được Julius Ceasar cho dán ở nơi công cộng, đông
người qua lại cũng đơn thuần chỉ là những ghi chép về những sự kiện đang diễn
ra trong thành phố lớn, hoặc các thông báo mới của giới cầm quyền khi đó. Trải
qua mấy trăm năm phát triển, nhiều kỹ thuật mới được áp dụng và nhiều loại
hình báo chí mới ra đời, tuy nhiên định nghĩa chính thức về thể loại này vẫn
chưa được thống nhất.
Trong các cuốn sách dạy về nghề báo ở phương Tây có lưu truyền một
định nghĩa: “Khi con chó ngoạm chiếc giày, đó không phải là tin, bởi đó là

chuyện bình thường. Nhưng khi chiếc giày ngoạm con chó thì đó là tin”. Định
nghĩa này cho thấy một trong những yêu cầu quan trọng nhất để một thông tin
bình thường trở thành một tin tức được đăng tải trên báo chí chính là tính mới lạ.
Có lẽ vì lí do này mà từ “tin tức” trong tiếng Anh là “News” (có nguồn gốc từ
tính từ “new” trong tiếng Anh hay “nouvelle” trong tiếng Pháp có nghĩa là
“mới”). Tuy nhiên, việc định nghĩa thể loại tin cũng có nhiều ý kiến. Một trong
6
những ý kiến mang tính thực tế nhất là của tác giả cuốn sách “Sau đây là bản tin
chi tiết”.
Tập thể tác giả gồm Maray Masternon và Roger Patching viết:
“Cố định nghĩa tin là gì không có ích gì lắm. Có hàng trăm thậm chí hàng
nghìn cách định nghĩa về tin. Ví dụ:
- Tin là bất cứ thứ gì hấp dẫn hay tác động đến công chúng.
- Tin là bất cứ thứ gì kịp thời và thu hút một lượng người nào đó, những
tin hay nhất là tin có sức hấp dẫn với nhiều ng nhất.
- Tin là những gì một ai đó ở đâu đó muốn ỉm đi. Tất cả những thứ khác
chỉ là quảng cáo (định nghĩa của Nortchliffe).
- Tin là bất kỳ thứ gì kịp thời, thú vị và đáng chú ý đối với ng đọc liên
quan đến cá nhân họ hay quan hệ của họ đối với xã hội.
- Tin là kết quả cuối cùng của bản năng nhà báo.
- Tin là thuật lại sự thay đổi (định nghĩa học thuật đơn giản).
- Tin là điều mà biên tập viên cho là như vậy ( định nghĩa mang tính
hoài nghi của nhà báo).
- Tin là bất cứ cái gì được đưa vào báo ( định nghĩa mang tính hoài nghi
của ng đọc).
- Tin là những gì các phương tiện truyền thông cho là đáng đưa (định
nghĩa của nhà phê bình truyền thông).
Theo các tác giả này, cái quan trọng nhất không phải là định nghĩa tin như
thế nào, mà là cách chúng ta viết tin và làm tin như thế nào. Mặc dù ý kiến này
được đánh giá cao ở cách đặt ra vấn đề, nhưng dưới góc độ của một người đang

học nghề (tức là sinh viên báo chí hoặc những người đang có ý định muốn làm báo)
thì có một nền tảng lý luận bao giờ cũng khiến họ thấy mọi thứ rõ ràng hơn. Tóm
lại, có thể định nghĩa một cách tương đối về tin như sau:
“Tin là một trong những thể loại thuộc nhóm các thể loại báo chí thông
tấn, trong đó thông báo, phản ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn gọn,
7
chính xác và nhanh chóng nhất về sự kiện, vấn đề, con người đã, đang và sẽ xảy
ra trong đời sống, có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định”. [6, 23]
So với lịch sử phát triển chung của báo chí thế giới, phát thanh là một
trong những loại hình báo chí ra đời sớm nhất. Ngay từ những ngày đầu mới
thành lập ngành phát thanh, tin tức đã chiếm một dung lượng lớn thời gian phát
sóng của các Đài. Vào giữa những thập niên 50, các Đài phát thanh bắt đầu giới
thiệu bản tin hàng giờ. Cùng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật về thu phát
sóng, tin tức trên Đài phát thanh có điều kiện truyền đi sâu rộng hơn và từ đó
cũng bắt đầu hình thành nên những tiền đề cho các nhà nghiên cứu đưa ra một
khái niệm cho thể loại tin trên phát thanh.
Cũng giống như việc định nghĩa các khái niệm khác, có rất nhiều ý kiến
khác nhau xung quanh vấn đề trả lời câu hỏi “Tin phát thanh là gì?”. Ở góc độ
nhấn mạnh sự vận động không ngừng của sự vật, sự việc trên thế giới, có ý kiến
cho rằng “Tin phát thanh là sự khác biệt giữa cái đã qua và cái đang qua”. Cách
định nghĩa này tuy có hơi mơ hồ, nhưng cũng đã phần nào thể hiện được tính
chất của tin phát thanh. Ngoài ra, đứng dưới góc độ là nhà báo, là những người
thực hiện tin phát thanh bằng những thao tác nghiệp vụ, có ý kiến cho rằng “tin
tức phát thanh là nói súc tích, rõ ràng trong một thời gian khá ngắn diễn tả được
cái gì đã xảy ra, cái gì đang tiếp diễn và nếu có thể là cái gì sắp xảy ra dựa trên
những suy đoán độc lập”
1
.
Kết hợp cả hai góc độ tiếp cận trên, các tác giả cuốn “Báo Phát thanh”
(Phân viện báo chí và tuyên truyền) đưa ra một định nghĩa tổng hợp như

sau:
“Tin phát thanh là sự kiện mới, biến cố mới, tình hình mới về con người, sự
vật, hiện tượng đã xảy ra, đang tiếp diễn được truyền đạt một cách ngắn gọn, trực
tiếp, dễ hiểu tới người nghe bằng phương tiện truyền thông radio”.
1
Lois Braird, Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh, trường Phát thanh truyền hình
Ôxtrâylia, Đài Tiếng Nói Việt Nam dịch, 1999.
8
Hay nói ngắn gọn và dễ hiểu hơn, tin phát thanh là tin được đọc và qua
sóng radio đến với người nghe.
Nếu đối với báo in, con đường để công chúng tiếp nhận thông tin là đọc
bằng mắt với cơ hội được đọc đi đọc lại thì phát thanh khác hẳn. Người nghe đài
phải tiếp nhận thông tin qua cơ quan thính giác và không có điều kiện được nghe
lại những gì Đài phát thanh đã phát sóng. Do đó, tin tức được cập nhật trên sóng
phát thanh cũng mang những đặc điểm hoàn toàn khác so với tin tức được đăng
tải ở các loại hình báo chí như báo in hay truyền hình. Chính đặc điểm về con
đường tiếp nhận thông tin của công chúng quyết định những nét đặc thù của tin
phát thanh.
Có hai đặc điểm chung dễ nhận thấy nhất đối với tất cả các loại tin phát
thanh, đó là đặc điểm súc tích về mặt nội dung và ngắn gọn về mặt hình thức.
Người nghe đài được cập nhật tin tức thường xuyên bằng các bản tin đầu mỗi
giờ trong ngày, có thể là các tin cùng phản ánh về một sự kiện, tin phát sóng sau
bao giờ cũng chi tiết hơn tin phát sóng trước. Cuối ngày, thường có tóm tin để
điểm lại những nét chính về sự kiện mới diễn ra đó. Trong khi đó, người đọc báo
giấy phải đợi sang ngày mai mới có thể đọc tiếp những tin tức mà họ đã thu
nhận được trong số báo ra sáng ngày hôm nay. Rõ ràng, tin phát thanh tức thời
hơn, do đó cũng mới mẻ hơn.
Cũng vì lí do tiếp nhận thông tin bằng tai nghe nên tin phát thanh phải
ngắn gọn và dễ hiểu. Nếu tin tức chứa quá nhiều thông tin hay diễn đạt khó hiểu,
thính giả sẽ không thể nhớ được họ vừa mới được nghe những gì, dẫn đến hiệu

quả thông tin kém. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, một tin tức được phát
sóng trên Đài phát thanh nên có thời lượng từ 30 – 40 giây. Đây được coi là thời
lượng lý tưởng cho các tin tức vì nó là ngưỡng thời gian mà não bộ người nghe
ghi nhận tốt nhất các thông tin được phát sóng. Làm tốt những điều này chính là
bí quyết tạo nên sức hấp dẫn của tin phát thanh.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của tin phát thanh hiện đại
9
Những người làm báo phát thanh luôn có một quy tắc, “viết cho tai nghe chứ
không phải viết cho mắt nhìn”. Hay nói một cách khác đi “vấn đề luôn được đặt ra
trước các nhà báo phát thanh truyền hình là phải hiểu được họ đang nói với ai, làm
sao để vươn tới khán thính giả một cách tốt nhất” [8,9]
Phần lớn mọi người tiếp nhận thông tin bằng mắt hiệu quả hơn bằng tai.
Mắt có thể tiếp nhận được hơn 250 từ trong một phút, ngay cả đối với những
người có khả năng đọc bình thường. Nhưng nếu nói với tốc độ như thế thì ko ai
hiểu. Những người đọc nhanh có thể đọc được 1000 hoặc hơn 1000 từ trong 1
phút mà vẫn hiểu được, nhưng phát thanh không cho phép đọc như thế.
Đặc điểm tiếp nhận thông tin qua thính giác của công chúng như trên đặt
ra yêu cầu đối với phát thanh nói chung và tin phát thanh nói riêng. Không có gì
phải băn khoăn khi nói rằng, tuyệt đại đa số người nghe đài nghe tin tức. Vậy thì
tin trên phát thanh phải tuân thủ những nguyên lý tiếp nhận thông tin qua đường
thính giác nhằm đem lại hiệu quả thông tin cao nhất đối với công chúng của
mình.
Như vậy, thông tin càng được sắp xếp khoa học, phù hợp với tai nghe bao
nhiêu thì tin đấy càng có giá trị và càng được lưu giữ lâu hơn trong não bộ người
nghe. Đó là tiêu chuẩn cho khái niệm “tin phát thanh hiện đại”.
Đồng thời, như đã phân tích ở phần trên, tiếng động trong phát thanh đóng
vai trò quan trọng, bổ trợ cho hiệu quả thông tin. Nó tác động đến tâm lý tiếp
nhận thông tin của thính giả theo hướng tích cực.
Từ những điều trên, có thể hiểu tin phát thanh hiện đại là tin được viết
theo mô hình, kết cấu phù hợp với tai nghe và sử dụng tối đa hiệu quả của tiếng

động.
Ngược lại, tin phát thanh truyền thống là những tin được kết cấu, sắp xếp
thông tin không phù hợp với tai nghe và hạn chế sử dụng tiếng động. Với thực tế
của các Đài phát thanh hiện nay, tin phát thanh truyền thống đa phần là những
tin khai thác lại từ báo in, báo điện tử và các hãng thông tấn. Tin phát thanh viết
10
theo kiểu truyền thống gần như giống hệt với tin tức đăng tải trên báo in và các
bản tin thông tấn.
Theo nghiên cứu của thạc sĩ Lê Huy Nam (Đài TNVN), tin phát thanh
hiện đại có những đặc điểm sau đây:
• Mức độ đề cập, dung lượng chi tiết trong một tin phát thanh hiện đại
thường có quy mô nhỏ hơn tin trên báo in. Đây là đặc điểm phù hợp với lý
thuyết về tin phát thanh, tức tin phát thanh lựa chọn thời điểm để phản ánh sự
kiện, sự việc chứ không chọn quá trình như báo in.
• Sử dụng cấu trúc hình tam giác ngược
• Sử dụng văn nói
• Khai thác triệt để thế mạnh âm thanh (tiếng động)
Sự khác biệt giữa tin phát thanh truyền thống và tin phát thanh hiện đại
trên phương diện lý thuyết được thể hiện qua bảng so sánh sau:
Tin phát thanh truyền thống Tin phát thanh hiện đại
Nội dung - phản ánh quá trình
- dung lượng dài
- phản ánh thời điểm
- dung lượng ngắn
Cấu trúc viết tin - hình tam giác thường
- hình chữ nhật
- hình tam giác ngược
Ngôn ngữ - câu văn dài, câu phức
- nhiều số
- văn nói

- ít số
Tiếng động - không có - có tiếng động
Bảng 1.1 Bảng so sánh các đặc điểm chính giữa tin phát thanh hiện
đại và tin phát thanh truyền thống
Ở Trung tâm Tin – với vai trò là nơi cung cấp tin cho tất cả các Hệ và cơ
quan báo chí trực thuộc Đài TNVN, yêu cầu viết tin theo lối hiện đại đã là một
yêu cầu mang tính bức thiết và nhất định phải thực hiện. Trong quá trình vừa
phát triển, vừa tự ý thức nhược điểm và hoàn thiện chính mình, đội ngũ phóng
viên, biên tập viên của Trung tâm đang hết sức cố gắng thoát ly khỏi cách viết
và tư duy làm tin truyền thống, và đến nay đã có một số thay đổi rõ rệt.
11
1.2. Xu thế phát triển của tin phát thanh trong giai đoạn hiện nay
1.2.1. Thông tin đại chúng trong xu thế toàn cầu hóa
Nếu như chừng 10 năm trước đây, thế giới còn tỏ ra khá “rụt rè” khi nhắc
đến khái niệm “toàn cầu hóa”, thậm chí có những nơi còn cực lực phê phán xu
hướng này, thì nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật,
khái niệm “toàn cầu hóa” đã trở nên phổ biến hơn và công chúng cũng dần chấp
nhận nó như một điều tất yếu.
Khắp nơi trên thế giới, các Nhà nước không phân biệt chế độ chính trị đều
cố gắng hòa nhập với xu thế phát triển chung của nhân loại. Họ toàn cầu hóa
công nghệ bằng những hợp đồng chuyển giao, những thỏa thuận đào tạo, toàn
cầu hóa kinh tế bằng cách mở rộng các tập đoàn đa quốc gia, những sản phẩm
mang thương hiệu toàn cầu…Báo chí và thông tin trên báo chí cũng không nằm
ngoài xu hướng đó.
Sự ra đời của Internet đã “nối gần mọi khoảng cách”, đã mở cho những
người làm báo chí một phương tiện mới, một hướng đi mới để tiến tới việc làm
nghề chuyên nghiệp hơn. Ngày nay, chỉ với một cú click chuột cùng một vài
thao tác gõ bàn phím đơn giản, người ta đã có thể mở ra hàng trăm nghìn trang
với những bài viết đăng tải về vấn đề họ quan tâm. Internet về một phương diện
nào đó, cũng giống như là một dạng “virus” lây lan cực nhanh trong cuộc sống

con người. Thông tin đăng tải qua con đường Internet bao giờ cũng nhanh chóng
và dễ tìm kiếm hơn khi nó được đăng trên báo in hay phát thanh và truyền hình.
Chính lợi thế kết nối cộng đồng cao này mà báo chí thế giới chứng kiến thêm sự
ra đời của một loại hình báo chí mới: báo điện tử.
Trước khi Internet xuất hiện, vấn đề lớn nhất của báo in là làm sao thu hút
được công chúng nhiều hơn, còn truyền hình thì nghiễm nhiên ở vị trí thượng
phong với sức mạnh của những “hình ảnh chân thực và sống động”. Nhưng khi
có Internet cùng sự ra đời của báo điện tử, vấn đề lớn nhất của báo in lại là “làm
sao để duy trì tờ báo mà không bị phá sản”. Phát thanh và truyền hình cũng bắt
12
đầu “e ngại” báo điện tử, bởi những gì trước nay được coi là lợi thế của phát
thanh hay truyền hình đều đã được tích hợp ngay trên báo điện tử. Nếu báo phát
thanh có những chương trình tin tức và âm nhạc trên radio thì báo điện tử cũng
có thể làm những chương trình như thế, thậm chí không những cho người truy
cập nghe trực tuyến, nó còn cho phép người ta tải những file âm thanh ấy về
máy tính để nghe lại nếu người ta thích. Truyền hình trước nay vẫn tự hào về
sức mạnh hình ảnh động của mình, nay phải e dè trước khả năng đăng tải các
đoạn video clip của các tờ báo điện tử. Như vậy, công chúng hiện nay chẳng
cần phải bật tivi, chẳng cần nghe đài, chẳng cần đọc báo, họ chỉ cần lướt web là
cũng đủ để thu nhận thông tin.
Chưa bao giờ công chúng lại được chứng kiến cuộc cạnh tranh căng thẳng
và gay gắt giữa các loại hình báo chí và giữa các tờ báo như hiện nay. Tỉ lệ
thuận với nhu cầu thông tin ngày một lớn của con người, các cơ quan báo chí
cũng từng ngày đưa ra những biện pháp để duy trì và thu hút công chúng về phía
mình. Sức ép này buộc các nhà báo phải thay đổi phương pháp làm việc, đồng
thời cũng thay đổi quan niệm về một số thao tác nghiệp vụ nhằm đáp ứng tốt
hơn nhu cầu thông tin của công chúng. Xét đến cùng, trong cuộc cạnh tranh này
không chỉ có những người tiếp nhận thông tin là có lợi, mà chính những người
làm nghề báo cũng có cơ hội để thay đổi bản thân mình theo hướng hiện đại
hơn.

Báo chí Việt Nam nếu tính về tuổi đời phát triển thì còn non kém hơn
nhiều so với báo chí nước ngoài. Tuy vậy, không phải bao giờ những kẻ “sinh
sau đẻ muộn” cũng phải chịu thiệt thòi hơn những người đi trước. Được kế thừa
những nghiên cứu cũng như cách thức làm báo của các cơ quan báo chí lớn trên
thế giới, báo chí Việt Nam đang có tốc độ hòa nhập nhanh với xu thế làm báo
của làng báo quốc tế. Tuy nhiên, ảnh hưởng của mặt trái do xu thế toàn cầu hóa
gây ra là điều không tránh khỏi.
13
Bên cạnh việc toàn cầu hóa tạo ra sức ép thay đổi lên báo chí, nó cũng đặt
báo chí trên bờ vực của sự lựa chọn giữa một bên là chạy theo thị hiếu công
chúng, một bên là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt là khi càng ngày,
báo chí càng phát triển theo hướng thương mại hóa, trở thành một ngành kinh
doanh sinh lời của nền kinh tế thế giới. Báo chí từ một ngành thông tin phục vụ
đại đa số dân chúng, giờ đây cũng bị tác động bởi tất cả các quy luật cung cầu
của thị trường cũng như bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cơn suy thoái. Việc chạy
đua theo lợi nhuận đặt nhiều nền báo chí vào hoàn cảnh trở thành mối đe dọa với
nền văn hóa của nhiều nước và nhiều dân tộc. Chính vì lí do đó, quan điểm
xuyên suốt của Đảng đối với báo chí trong quá trình hội nhập là kiên quyết giữ
vững định hướng chính trị, cổ vũ mạnh mẽ sự nghiệp đổi mới, bảo vệ vững chắc
chủ quyền đất nước và định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời thỏa mãn ngày
càng cao nhu cầu thông tin, nhu cầu dân chủ hóa đời sống tinh thần của nhân
dân. Quan điểm này chính là “kim chỉ nam” cho sự phát triển của báo chí Việt
Nam, đảm bảo những người làm báo không bao giờ đi chệch hướng và trở thành
mối đe dọa cho chính văn hóa của dân tộc mình, lối sống của nhân dân mình,
khi mà một bộ phận xã hội càng ngày càng trở thành một xã hội tiêu dùng với
nhiều tư tưởng ngoại lai.
1.2.2. Xu thế làm tin của phát thanh
Nhịp sống hiện đại với nhiều mối lo toan đã làm thay đổi nhu cầu thông
tin của công chúng. Trước đây, báo chí vốn chỉ dành cho những người có học
với những bài bình luận dài, những phân tích sâu sắc, những trang truyện ngắn

hay tiểu thuyết mới sáng tác để khi đọc, người đọc có thể vừa thu nhận thông tin
đồng thời vừa có thể nghiền ngẫm, rút ra một điều ý nhị mà tác giả muốn gửi
gắm. Ngày nay lại hoàn toàn ngược lại, công chúng chỉ cần báo chí trả lời cho
họ các câu hỏi: “Ai? Làm cái gì? Vào lúc nào? Ở đâu? Làm như thế nào?” là đủ.
Họ luôn có mong muốn được biết tin sớm nhất, nhanh nhất, chẳng cần biết là tin
tức được đăng tải ở báo giấy, phát thanh, truyền hình hay báo điện tử. Loại hình
14
nào tiện cho họ lúc họ cần thông tin thì họ sẽ lựa chọn loại hình ấy. Tâm lý này
đã được khái quát nên thành lý thuyết tiếp nhận thông tin của công chúng. Một
nghiên cứu báo chí ở Mỹ cho thấy độc giả thường đọc các tin, bài ngắn trước,
nếu còn thì giờ hoặc thấy cần thiết mới đọc những tin, bài dài hơn. 60% tổng số
các tin vắn sẽ được độc giả lưu tâm, còn lại có thể họ đọc lướt hoặc có thể bỏ
qua, không đọc nữa.
Như vậy có thể thấy rằng, để đáp ứng được yêu cầu của công chúng, tin
trên báo chí đang phải thay đổi theo hướng ngắn gọn hơn. Đồng thời cũng thay
đổi luôn cả cấu trúc tin được sử dụng. Trong cuốn “Các thể loại báo chí thông
tấn” (Đinh Văn Hường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007), tác giả có liệt kê
một số các cấu trúc tin thường gặp trên báo chí như cấu trúc hình tháp thường
(mào đầu tin bằng một câu, một hình ảnh gây ấn tượng, gợi trí tò mò của người
đọc, sau đó mới tăng dần mức độ quan trọng, hấp dẫn ở thân tin và phần hay
nhất, quan trọng nhất của tin được đưa xuống phần kết luận); cấu trúc hình chữ
nhật (các chi tiết được sắp xếp ngang hàng nhau, bình đẳng nhau về mặt lượng
thông tin mà nó chứa đựng); hay cấu trúc hình kim cương, hình đồng hồ cát…
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các cấu trúc kể trên đã không còn phù hợp với
yêu cầu và tâm lý đón nhận thông tin của công chúng hiện nay nữa. Họ không có
thời gian và cũng không đủ kiên nhẫn để đọc một đoạn dài rồi mới thấy được thông
tin quan trọng nhất. Chính vì vậy, tin tức trên báo chí nói chung đang phát triển
theo hướng đổi cấu trúc sang cấu trúc hình tháp ngược. Nhà báo viết tin tức phải
đẩy hết thông tin quan trọng nhất ngay ở đầu tin, đi thẳng vào vấn đề cần thông báo
thay vì “rào trước đón sau” như các cấu trúc khác.

15
Thông tin quan trọng nhất
Thông tin quan trọng vừa
Thông tin ít quan trọng
Sơ đồ 1.1. Cấu trúc hình tháp ngược của tin
Đây là cấu trúc tin hiện đại, được sử dụng rộng rãi trên tất cả các loại hình
báo chí, đặc biệt là phát thanh, truyền hình. Cấu trúc này cho phép người viết
hình thành tin nhanh, người đọc tiết kiệm được thời gian mà vẫn biết được thông
tin do chỉ cần đọc lướt phần đầu. Viết tin với cấu trúc này cũng tạo điều kiện
thuận lợi cho biên tập viên có thể cắt bỏ phần thông tin không cần thiết hoặc ít
quan trọng hơn ở cuối tin mà không làm ảnh hưởng đến giá trị của tin, tiết kiệm
diện tích (báo in) và thời lượng (phát thanh, truyền hình) để đăng tải những tin
tức quan trọng khác.
Riêng đối với tin phát thanh, yêu cầu viết tin theo cấu trúc tam giác ngược
này gần như là điều bắt buộc. Ở nhiều cơ quan báo chí trên thế giới, lãnh đạo cơ
quan còn thiết lập hẳn những quy định cụ thể, nghiêm ngặt cho phóng viên khi
viết tin:
• Viết ngay điều quan trọng và hấp dẫn nhất, “thông tin ở mũi tàu chứ
không phải nơi buồng lái”.
• Viết tin đơn giản, cụ thể và nêu bật được sự kiện, sự việc
• Không quá 3 – 5 dòng, trong đó trả lời được các câu hỏi 5W: Who?
What? When? Where? Why?
Nếu như hình ảnh là đặc trưng của truyền hình, ảnh là đặc trưng của báo
in thì tiếng động và âm thanh là một trong những đặc thù của báo phát thanh.
Trong tin tức nói riêng, tiếng động làm tăng tính chân thực của sự kiện, sự việc
mà phóng viên đang muốn thông tin đến công chúng. Người ta vẫn nói, muốn
16
kiểm chứng điều gì có phải là thật hay không thì “mắt phải thấy, tai phải nghe”.
Tiếng động trong phát thanh chính là phương tiện khiến cho độc giả thêm tin
tưởng vào thông tin mà cơ quan báo chí đưa ra. Hơn thế nữa, xét dưới góc độ

tâm lý, tiếng động còn có khả năng gây cho người nghe những cảm xúc như hồi
hộp, thất vọng, tin tưởng, cười nhạo, khâm phục…tùy vào nội dung và loại tiếng
động ấy. Trong điều kiện nghiên cứu thực tế của khóa luận này, có thể hiểu
tiếng động trong tin phát thanh bao gồm lời phát biểu của nhân chứng, lời đọc
tin của phóng viên từ hiện trường, là các âm thanh tự nhiên hoặc nhân tạo mà
phóng viên thu thập được ở hiện trường. Tiếng động góp phần làm tăng độ chân
thực và khách quan cho tin phát thanh. Do đó, làm tin có tiếng động là một trong
những xu thế chính của phát thanh hiện đại. Loại tin này được gọi là tin sống.
Qua khảo sát sơ bộ ở Đài TNVN, hấu hết các tin sống có kết cấu như sau:
• Lời dẫn – tiếng động
Ví dụ: Hải Dương: Năm 2009 tập trung thu hút đầu tư nước ngoài
# Năm vừa qua, tỉnh Hải Dương có 23 dự án đi vào hoạt động, nâng tổng
số dự án hoạt động lên 116 dự án. Riêng doanh thu của các doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt hơn 1 tỷ 200 triệu đô la Mỹ, tăng 72% so với
năm 2007. Năm 2008, vốn đầu tư nước ngoài vào Hải Dương đạt khoảng 320
triệu đô la Mỹ, tăng 37% so với năm 2007. Năm nay, để đạt hiệu quả cao trong
thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, ông Lê Hồng Văn, Phó Chủ tịch thường
trực Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương cho biết:
Băng: 43 giây
TD Tin song/ 01-02 Hai Duong thu hut dau tu
Băng: năm 2009 cũng như những năm tiếp theo thì nguồn vốn đầu tư nước
ngoài vẫn được tỉnh Hải Dương xác định là một trong những nguồn vốn quan
trọng, mà tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm, thu hút cả về số lượng và chất lượng. Tỉnh sẽ
đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào cũng như ngoài hàng rào các
khu công nghiệp; tăng cường công tác rà soát, đánh giá các doanh nghiệp trên
17
cơ sở đó để tháo gỡ kịp thời những khó khăn của doanh nghiệp và chú trọng đặc
biệt đào tạo nghề….
(Tin phát ngày 31/01 năm 2009)
• Lời dẫn – tiếng động – bình luận

Ví dụ: Quảng Ngãi: phẫu thuật miễn phí cho người dân huyện Đức Phổ
# Sáng nay (3/1), 13 y, bác sĩ của Bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh
phối hợp với Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm tổ chức khám và mổ mắt
miễn phí cho người dân huyện Đức Phổ. Dự kiến trong 2 ngày, đoàn sẽ khám
và cấp thuốc cho 350 bệnh nhân, trong đó, phẫu thuật và thay thủy tinh thể miễn
phí cho gần 100 bệnh nhân. Ông Phạm Ngọc Thạnh ở thôn Nhơn Phước, xã Phổ
Nhơn, huyện Đức Phổ, một trong những người được thay thủy tinh thể nói:
Băng: 12 giây 3
TD Tin song/03-01 Pham Ngoc Thach- Quang Ngai
(Tôi nghe đoàn mổ mắt Trung ương đến khám và mổ mắt miễn phí cho bà
con, hôm nay tôi đến nhờ các y bác sỹ mổ giùm. Nếu mà không có đoàn mổ mắt,
tôi phải vào tận Sài Gòn để mổ, rất tốn kém. Vì thế, tôi rất cám ơn đoàn mổ mắt).
Đây là lần thứ 3, Đoàn bác sỹ tình nguyện của Bệnh viện Mắt thành phố
Hồ Chí Minh tổ chức khám và phẫu thuật mắt miễn phí cho người nghèo. Dịp
này, Đoàn trao 200 suất quà gồm đường, bột ngọt và dầu ăn tặng bệnh nhân
nghèo huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nơi bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ gây
ra mấy ngày qua./.
(Tin phát ngày 03/01 năm 2009)
Ở tin trên, sau khi phát phần trả lời phỏng vấn của một bệnh nhân được
thay thủy tinh thể, phóng viên còn đưa ra một số thông tin khác mang tính bình
luận và bổ sung thông tin thêm cho những tin tức chính đã được thể hiện ở phần
dẫn.
• Lời dẫn – tiếng động 1 – tiếng động 2
Ví dụ: Trung Quốc: Triển lãm lưu động về phòng chống thuốc lá
18
# Tại các địa phương của Trung Quốc đang diễn ra nhiều hoạt động
Hưởng ứng Ngày thế giới không có thuốc lá( 31/5). Một trong những hoạt động
được đánh giá hiệu quả là các cuộc triển lãm lưu động về phòng chống hút thuốc
lá.
Khách tham quan các triển lãm lưu động này có cơ hội hiểu rõ hơn về tác

hại của việc hút thuốc lá trực tiếp và hút thuốc lá bị động, cũng như các biện
pháp hữu hiệu để cai thuốc. Một người dân ở thủ đô Bắc Kinh nói:
TD TIN SONG/ 31-05 Trung Quoc - trien lam thuoc la: 14’’9
“Tôi bắt đầu hút thuốc lá từ lúc 15 tuổi. Tôi đã thử cai thuốc nhiều lần
nhưng không thành công. Tôi thấy các triển lãm lưu động này thật hữu ích và
thiết thực. Tôi được các bác sĩ tư vấn và cung cấp nhiều thông tin về những biện
pháp cai thuốc hiệu quả”.
Theo thống kê, chỉ có 3% số người hút thuốc là có khả năng tự cai thuốc
mà không cần sự hỗ trợ về y tế. Để cai thuốc thành công, theo các chuyên gia y
tế, cần kết hợp nhiều yếu tố, đặc biệt là tinh thần tự giác của người hút thuốc lá.
Một bác sĩ, tham gia tư vấn tại triển lãm lưu động về phòng chống hút thuốc lá
cho rằng:
TD TIN SONG/ 31-05 Chuyen gia tu van- cai thuoc: 22’’8
“ Những người muốn cai thuốc nên kết hợp nhiều giải pháp. Đó là sự kết
hợp giữa các giải pháp làm hạn chế thói quen hút thuốc lá, liệu pháp tâm lý và sự
hỗ trợ của thuốc. Trong đó, tinh thần tự giác của người hút thuốc lá có vai trò
quan trọng. Tôi nghĩ đó là giải pháp hiệu quả để phá vỡ và thay đổi thói quen hút
thuốc lá. Đồng thời, làm tăng cơ hội cai thuốc lá thành công.”
(Tin phát ngày 31/5/2009)
Do yêu cầu thời lượng cũng như việc đảm bảo tính ngắn gọn của tin, tin
sống theo kết cấu: lời dẫn – tiếng động 1 – tiếng động 2 (đôi khi có cả kết cấu:
lời dẫn – tiếng động 1 – tiếng động 2 – bình luận) thường ít xuất hiện trên sóng
phát thanh của Đài TNVN. Loại tin sống phổ biến nhất là tin có kết cấu: lời dẫn
19
– tiếng động. Đây là kết cấu đơn giản, dễ viết và không đòi hỏi nhiều công biên
tập.
Bên cạnh xu thế làm tin sống, đưa tiếng động vào tin nhằm tăng tính
khách quan và độ chân thực cho tin, phát thanh hiện đại trên thế giới cũng chú
trọng đến việc đưa tin trực tiếp. Với phát thanh trực tiếp, công chúng nắm được
cái đang diễn ra chứ không phải là cái đã diễn ra như trên báo in hay truyền hình

thường phản ánh. Cách làm tin này có thể coi là bí quyết tạo ra ưu thế cạnh tranh
của báo phát thanh với các loại hình báo chí khác. Tuy nhiên, cách làm này đòi
hỏi cả đội ngũ phóng viên, biên tập viên cũng như trang thiết bị kỹ thuật hết sức
nghiêm ngặt.
Để làm được một tin phát trực tiếp, phóng viên được cử đi làm tin buộc
phải là người am hiểu sự kiện, sự việc mà mình sẽ đưa tin bởi làm tin trực tiếp
không có thời gian cho phóng viên tìm kiếm những thông tin nền bổ sung cho
tin tức của mình. Bên cạnh đó, đưa tin trực tiếp không giống như thu tin ở phòng
thu. Ở môi trường bên ngoài, tất cả những yêu cầu về chuẩn tiếng động, âm
thanh đều bị phá vỡ, những tình huống không nằm trong dự liệu có thể xảy ra
bất cứ lúc nào. Phóng viên có thể bị lẫn tiếng trẻ em khóc, tiếng còi hú từ xe cứu
thương hay bất kỳ một tiếng tạp âm nào có âm lượng lớn làm ảnh hưởng đến
chất lượng âm thanh truyền về Đài phát thanh. Vì làm trực tiếp nên không ai có
thể cắt gọt hay lọc những tiếng ồn ấy đi. Do vậy, làm tin trực tiếp đặt ra yêu cầu
về năng lực xử lý tình huống cho phóng viên và yêu cầu chất lượng thiết bị thu
cũng như truyền thông tin. Trên thực tế, hiện nay Đài TNVN vẫn ít có những tin
làm trực tiếp như thế này.
Một xu thế làm tin phát thanh nữa trong giai đoạn hiện nay là việc tăng
tính bình luận, phân tích cho tin. Xu thế này đặt cạnh xu thế ngắn gọn trong tin
tức dường như khập khiễng. Nhiều ý kiến cho rằng một tin phát thanh dài tối đa
40 giây mà yêu cầu vừa ngắn gọn, vừa đầy đủ thông tin lại vừa có bình luận,
20
phân tích thì quá vô lý. Chính vì lẽ này mà yếu tố bình luận, phân tích trong tin
phát thanh phải cực kỳ súc tích và thật sự đem lại giá trị thông tin.
Đối với báo chí nói chung, bình luận của nhà báo bao giờ cũng là một gợi
ý, hướng cho công chúng những suy luận đúng đắn, dẫn đến quan điểm chính
xác và thay đổi thái độ cũng như hành vi ứng xử của họ trước vấn đề nhà báo đề
cập đến. Đây là một yêu cầu khó. Thông thường những bình luận có giá trị đều
nằm ở báo in với lợi thế người đọc có thể đọc đi đọc lại, suy ngẫm, và nhà báo
có thể vận dụng hết tài năng của mình cùng những lí lẽ để chứng minh quan

điểm của mình là đúng đắn.
Với phát thanh, một trong những đặc điểm quan trọng của bình luận là sự
xác thực và độ tin cậy cao. Chất bình trên đài phát thanh chỉ dừng lại ở mức gợi
mở, khích lệ người nghe tự kiểm tra, đánh giá lại nhận thức của mình để từ đó
hình thành quan điểm, chính kiến riêng.
Toàn cầu hóa thông tin đem lại cho báo chí nhiều cơ hội và thách thức
mới. Ảnh hưởng của xu thế đó đã khiến bộ mặt báo chí Việt Nam những năm
vừa qua thay đổi rõ rệt. Hiện nay, cả nước đã có hơn 517 cơ quan báo chí, cung
cấp khoảng 700 ấn phẩm, in ấn gần 550 triệu bản báo mỗi năm. Trên cả nước đã
có 64 đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh và thành phố, hàng ngàn trạm truyền
thanh phường xã. Sóng phát thanh đã tới 5 châu lục và 90% lãnh thổ, sóng
truyền hình phủ 90% diện tích cả nước và phủ sóng phần lớn diện tích Châu Âu
và Bắc Mỹ.
Trong xu thế phát triển đó, tin – thể loại xung kích của báo chí nói chung
cũng có nhiều đổi mới. Riêng với phát thanh, để tăng tính hấp dẫn và sinh động,
tin vừa đáp ứng yêu cầu ngắn gọn, vừa chú trọng đưa tiếng động vào tin và tăng
tính bình luận, phân tích. Đây là xu thế phát triển chung của tin phát thanh trong
giai đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay. Vậy nên, những người làm phát thanh
bắt buộc phải tự thay đổi mình để phù hợp với yêu cầu phát triển này. Một số
những nhận định bước đầu về chất lượng tin tức của Trung tâm Tin – cơ quan
21
đầu mối tin bài của Đài TNVN sau đây hi vọng sẽ đem lại cho những người
đang làm phát thanh và chuẩn bị làm phát thanh có một cái nhìn rõ ràng và hệ
thống hơn về những ưu nhược của mình, từ đó có thể dần dần hoàn thiện, sớm
đưa Trung tâm Tin trở thành một cơ quan báo chí vững mạnh trong tương lai.
1.2. Đôi nét về Trung tâm Tin
Trung tâm Tin là một khái niệm sinh ra từ nhu cầu thực tiễn. Có thể hiểu
đơn giản, đó là nơi tổ chức sản xuất tin; thu thập, khai thác các nguồn tin khác
nhau; xử lí, so sánh, đối chiếu, thẩm định, biên tập, tổng hợp và thể hiện tin tức
trong các bản tin, chương trình thời sự.

Thực tế cho thấy, song song với sự phát triển ngày càng cao của khoa học
kỹ thuật thì nhu cầu thông tin của con người cũng càng ngày càng phong phú
hơn. Công chúng ngày nay có hàng trăm kênh thông tin để chọn lựa, đồng nghĩa
với việc họ có hàng nghìn nguồn tin khác nhau. Để phục vụ được nhu cầu đó
cũng như thu hút công chúng, các cơ quan báo chí ngày càng phát triển theo
hướng làm sao có tin nhanh nhất, nhiều nhất và đáng tin cậy nhất. Điều này dẫn
đến một hệ quả tất yếu là lượng thông tin cần xử lý đối với mỗi cơ quan tăng với
tốc độ chóng mặt.
Bên cạnh đó, mỗi cơ quan báo chí đều có tôn chỉ mục đích hoạt động
riêng, cũng như phong cách làm báo riêng. Vậy nên đòi hỏi phải thiết lập một
đội ngũ chuyên trách xử lý và sản xuất tin bài nhằm vừa đảm bảo không bị sót
tin, tin tức cập nhật, lại vừa thống nhất được phong cách và tư tưởng của toàn cơ
quan báo chí. Đây là lí do dẫn đến sự hình thành các Trung tâm Tin như một yêu
cầu tất yếu trong sự phát triển của ngành báo chí nói chung.
Thực tế không chỉ các ngành báo chí mới có Trung tâm Tin, mà các
ngành ngoài báo chí cũng xây dựng những Trung tâm Tin nhằm cập nhật, lưu
trữ những thông tin quan trọng. Trên cơ sở đó thiết lập một hệ thống lưu giữ các
thông tin để sử dụng với mục đích phát triển lâu dài của toàn cơ quan.
22
So với Trung tâm Tin của các cơ quan ngoài báo chí, Trung tâm Tin của
các cơ quan truyền thông có phạm vi thu thập thông tin rộng hơn vì phải bao
quát tất cả các mảng của đời sống. Tuy nhiên, chính vì sự bao quát này mà đôi
khi, Trung tâm Tin của các cơ quan báo chí không đào sâu được bất cứ lĩnh vực
cụ thể nào như Trung tâm Tin thuộc các đơn vị chuyên ngành. Ví dụ đơn giản
như mảng nội dung về tin học và phần mềm. Đối với các cơ quan báo chí, dù có
đặt một chuyên trang hay một chương trình dành riêng cho vấn đề này đi nữa, thì
cũng ít khi có được những thông tin sâu sắc như các cơ quan chuyên về mảng
này. Lý do là vì cơ quan báo chí bị ràng buộc bởi tính đại chúng của các bài báo,
trong khi cơ quan chuyên ngành chỉ tập trung vào một bộ phận công chúng nhỏ
nhưng có trình độ hiểu biết cao về mảng nội dung đó. Trong một bản tin của Đài

phát thanh, người ta ít thấy các thông tin về loại máy tính xách tay nào mới ra, cấu
hình như thế nào và được giới chuyên môn đánh giá ra sao. Nhưng những người
quan tâm hoàn toàn có thể tìm được thứ họ cần trên trang chủ của những cơ quan
chuyên ngành tin học và phần mềm.
Trên thế giới, việc thành lập các Trung tâm Tin đã diễn ra trước Việt Nam
khá lâu và hầu hết đều nằm ở các Đài Phát thanh. Ví dụ như hãng BBC của Anh.
Ban Tin tức (hay còn gọi là Trung tâm Tin) là 1 trong 16 đơn vị của BBC, chịu
trách nhiệm lấy tin tức, sản xuất tin, làm bản tin, tóm tin, làm các chương trình
thời sự, kinh tế, chính trị cung cấp cho các đài phát thanh thuộc Ban các hệ phát
thanh, Ban các hệ truyền hình, Internet và các Đài khu vực. Đây là đơn vị đưa
tin lớn nhất thế giới với 2000 nhà báo và 48 cơ quan thường trú, trong đó có 41
cơ quan thường trú ở nước ngoài. BBC tổ chức sản xuất khoảng 75% bản tin của
hãng. Chương trình tin tức bao gồm cả tin ngắn, tin có tiếng động, phóng sự
ngắn, ghi nhanh, tường thuật thu thanh, phỏng vấn, tọa đàm và trao đổi. Ngoài
việc cung cấp tin tức cho các hệ khác cùng tập đoàn sử dụng, Trung tâm Tin của
BBC cũng bán tin tức theo đơn đặt hàng cho các cơ quan báo chí trong và ngoài
nước khác.
23
Hay như hãng phát thanh truyền hình công cộng KBS của Hàn Quốc. Trung
tâm Tin của hãng này mua tin từ các hãng thông tấn lớn trên thế giới như CNN,
Reuters, AP, BBC, ZDF (Đức), CCTV (Trung Quốc), NHK (Nhật Bản). Tin do
KBS tự sản xuất chiếm hơn 85% trên tổng số, phần còn lại lấy từ báo viết trong
nước, Thông tấn xã Hàn Quốc cùng một vài nguồn thông tin khác.
2
Như vậy, có thể thấy rằng Trung tâm Tin của các cơ quan báo chí lớn trên
thế giới đã phát triển ngày một chuyên nghiệp và theo hướng truyền thông đa
phương tiện hơn. Đây dần trở thành xu thế tất yếu của báo chí hiện đại nói
chung và phát thanh hiện đại nói riêng.
Nhìn chung, đối với một đài phát thanh hiện đại, Trung tâm Tin có chức
năng nhiệm vụ chính là:

• Tổ chức nguồn tin
• Kiểm chứng thông tin qua các nguồn
• Xử lí tin bài từ các nguồn đưa về kết hợp với tự sản xuất tin
• Cung cấp tin cho các ban ngành khác cùng cơ quan hoặc bán tin cho
các đơn vị có nhu cầu
Ở các Đài phát thanh mà Trung tâm Tin còn đảm nhận trực tiếp nhiệm vụ
thông tin tuyên truyền, nó còn có thêm chức năng thực hiện bản tin hoặc các
chương trình tin tức và thu thập, xử lý thông tin phản hồi từ thính giả.
Trung tâm Tin của Đài TNVN được thành lập từ tháng 4 năm 2008. với
chức năng chính là nơi “tổ chức sản xuất tin, bài cung cấp cho các hệ phát thanh
và phát thanh có hình, Báo Tiếng Nói Việt Nam, Báo điện tử VOVNews của Đài
TNVN về chủ trương, đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà
nước; phản ánh nhanh nhạy kịp thời những vấn đề thời sự, kinh tế, văn hóa, xã
hội; an ninh, quốc phòng, đối ngoại trong nước và quốc tế…”.
2
Giang Trung Sơn, Trung tâm Tin – một yêu cầu tất yếu của phát thanh hiện đại, PGS. TS Vũ
Duy Thông hướng dẫn, 2006.
24
Trước đó, từ năm 1994, Trung tâm Tin tồn tại với tư cách là một phần của
Ban Thời sự - Đài TNVN với đội ngũ nhân viên chỉ vỏn vẹn 14 – 16 người. Số
nhân viên này vừa làm phóng viên, vừa làm biên tập viên đồng thời cũng là
người quản lý. Chính vì số nhân lực ít ỏi này mà đôi lúc, lượng thông tin đổ về
quá dồn dập khiến các phóng viên không xử lý được hết, bỏ sót nhiều tin hay và
cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của các hệ khác trong Đài phát thanh. Trung
tâm Tin giai đoạn này điều phối hoạt động của nhân viên song song theo hai
hướng: một đội ngũ chừng 5 – 6 người thay ca nhau luôn túc trực ở Đài để khai
thác, nhận và xử lý tin bài, tổng cộng mỗi ngày trung bình khai thác được từ 50
đến 60 tin. Một đội ngũ khác làm nhiệm vụ phóng viên, sản xuất tin bài theo kế
hoạch hoặc tự đăng kí đề tài với ban lãnh đạo Trung tâm, góp phần làm phong
phú thêm lượng tin bài do Trung tâm tự sản xuất.

Hiện nay, Trung tâm Tin nằm tại tầng 7 tòa nhà số 41 – 43 Bà Triệu, Hà Nội
với diện tích mặt bằng khoảng 500 m2, mới được bổ sung thêm một phần của tầng
dưới kế tiếp (rộng chừng 100 m2). Số cán bộ, nhân viên của Trung tâm Tin là 82
người, dự kiến trong vài năm tới con số này sẽ tăng lên khoảng từ 300 đến 400
nhân viên. Lực lượng này được phân bố ở 6 phòng bao gồm:
• Phòng Tin trong nước
• Phòng Tin quốc tế
• Phòng Thể thao – Văn hóa
• Phòng Công nghệ thông tin
• Phòng Hành chính tổng hợp
• Phòng Phóng viên
Phòng phóng viên là bộ phận có lực lượng nhân viên đông đảo nhất (40
người). Ngoài các nhân viên chính thức, Trung tâm Tin còn có khoảng 150 cộng
tác viên bao gồm Cộng tác viên tự do, cộng tác viên ngành, cộng tác viên tại các
đài phát thanh truyền hình địa phương. Bên cạnh đó nguồn tin của Trung tâm
25

×