Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Báo chí với vấn đề phòng chống ma tuý trong thanh thiếu niên khảo sát 11 tờ báo từ năm 1998 đến năm 2002

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 150 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


LÊ TUẤN ANH



Báo chí với vấn đề phòng chống ma tuý
trong thanh thiếu niên

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Người hướng dẫn: TSKH. ĐOÀN HƯƠNG






HÀ NỘI - 2003

1
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tính thời sự, cấp thiết của đề tài
1 Hiện nay, ma tuý là một trong những vấn nạn của toàn cầu. Ma tuý
băng hoại sức khoẻ và làm suy thoái giống nòi, đe doạ tới sự phát triển kinh tế, xã hội,
sự trường tồn của dân tộc. Ma tuý làm gia tăng tội phạm, là cầu nối lan truyền căn bệnh
thế kỉ HIV/AIDS. Ở Việt Nam tệ nạn nghiện hút và tội phạm về ma tuý tăng nhanh,
đang trở thành quốc nạn, ma tuý được coi như giặc ngoại xâm
2. Ma tuý hiện nay đang có mặt khắp nơi, là hiểm hoạ lớn đối với sự phát
triển thế hệ trẻ và dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy đấu tranh ngăn chặn đẩy lùi tiến tới


xoá bỏ tệ nạn ma tuý hơn bao giờ hết là trách nhiệm của cả cộng đồng và toàn xã hội.
Trong phòng chống tội ma tuý, công tác phòng ngừa rất phần quan trọng trong đó
tuyên truyền được xem như một trong những giải pháp trọng yếu và báo chí giữ vai trò
xung kích trong hoạt động phòng chống ma tuý.
3. Thực tiễn cuộc đấu tranh phòng chống ma tuý đang diễn ra quyết liệt
gay go từng ngày, từng giờ và báo chí trong những năm qua đã góp phần quan trọng
nhằm đẩy lùi thảm hoạ ma tuý ra khỏi đời sống xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những ưu
điểm, báo chí còn bộc lộ một số nhược điểm trong tuyên truyền tệ nạn xã hội nói chung
và tệ nạn ma tuý nói riêng. Báo chí phải có những hình thức tuyên truyền nhạy bén,
phù hợp hiệu quả hơn nữa trong phòng chống TPMT.
4. Báo chí luôn nhạy bén với những vấn đề thời sự nóng bỏng, bức xúc
mà cả xã hội quan tâm. Việc đối sánh những vấn đề có tính lí thuyết, lí luận vào thực
tiễn hay nghiên cứu để bổ sung cho hệ thống lí luận hoàn chỉnh hơn đều có vị trí quan
trọng của nó. Có thể nói đây là một vấn nạn quốc gia do đó nghiên cứu công tác tuyên
truyền trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống ma tuý là hết sức cần thiết.
5. Cần có một công trình nghiên cứu tổng kết, đánh giá quy mô và khoa
học công tác phòng chống tội phạm ma tuý trên báo chí giúp cho các cơ quan báo chí
nói chung và các cơ quan, bộ ngành liên quan có cái nhìn khách quan, từ đó có những
điều chỉnh và giải pháp hữu hiệu thời gian tới trong công tác PCMT.

2

II. Lí do chọn đề tài
1. Do tính cấp thiết của đề tài ( đã nêu ở trên)
2. Trong thực tiễn phòng chống ma tuý luôn nảy sinh những vấn đề phức
tạp đòi hỏi các ngành, các cấp phải có biện pháp kịp thời tháo gỡ trong đó có hoạt động
báo chí. Đã đến lúc cần nhìn nhận đánh giá đúng đắn vai trò của báo chí trong công tác
PCMT một cách khoa học và cụ thể hơn và những ưu việt của nó trong công tác tuyên
truyền phòng chống ma tuý.
3. Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vai trò của báo chí với công tác

phòng chống tệ nạn xã hôi trong đó có tệ nạn ma tuý. Đặc biệt vẫn chưa có một đề tài
nào nghiên cứu sâu, chi tiết phân tích, tổng kết, đánh giá vai trò quan trọng của báo chí
trong công tác tuyên truyền phòng chống ma tuý trong thanh thiếu niên. Với mong
muốn góp phần nhỏ bé vào công tác phòng chống tệ nạn ma tuý - một hiểm hoạ mới
bùng phát ở nước ta, đặc biệt trong giới trẻ tôi đã chọn đề tài " Báo chí Việt Nam với
vấn đề phòng chống ma tuý trong thanh thiếu niên" làm đề tài luận văn cao học của
mình.
4. Những khảo sát trên các cứ liệu cụ thể là căn cứ khoa học để đưa ra
những kiến nghị và giải pháp cho các tờ báo thực hiện hiệu quả hơn công tác phòng
chống ma tuý trong thanh thiếu niên.
5. Điều quan trọng là đề tài sẽ góp phần để báo chí khẳng định rõ vai trò
xung kích hữu hiệu trên mặt trận phòng chống ma tuý, nâng cao nhận thức của quần
chúng nhân dân đặc biệt là giới trẻ Việt Nam- đối tượng đã và đang trực tiếp là nạn
nhân của ma tuý, vận động quần chúng dấy lên phong trào đẩy lùi tệ nạn ma tuý ra
khỏi đời sống xã hội.
6. Là một cán bộ tuyên truyền trong lực lượng đấu tranh phòng chống
TPMT, đó là điều kiện thuận lợi giúp tôi tiếp cận với thực tế cuộc đấu tranh chống tội
phạm ma tuý và tham gia hoạt động nghiên cứu báo chí chuyên sâu về vấn đề này.


3

III. Mục đích, ý nghĩa đề tài
1. Mục đích:
1.1. Tìm hiểu, đánh giá thực trạng công tác phòng chống ma tuý trong
thành thiếu niên được phản ánh trên báo chí: Khảo sát nội dung, mức độ và cách thức
phản ánh, vai trò và hiệu quả của báo chí trong công tác phòng chống ma tuý trong
thanh thiếu niên.
1.2. Tìm hiểu về các tác giả tham gia viết bài về vấn đề phòng chống ma
tuý, từ đó thấy rõ: Sự chủ động, năng động, nhanh nhạy và mức độ "chuyên nghiệp

hoá" của các phóng viên khi đề cập tới vấn đề phòng chống ma tuý mà xã hội đặc biệt
quan tâm; Thiếu sót, nhược điểm, suy diễn mang tính chủ quan của một số phóng viên
khi viết về vấn đề phòng chống ma tuý.
1.3 Đề xuất các giải pháp cụ thể cho báo chí nhằm thực hiện tốt hơn công
tác tuyên truyền vận động toàn xã hội bài trừ triệt để tệ nạn ma tuý.
2. Ý nghĩa
2.1 Là một công trình nghiên cứu bước đầu phân tích, nhận xét và đánh
giá tổng quát dựa trên các chứng cứ, cứ liệu thực tiễn, khoa học, khách quan. Nó sẽ là
cơ sở có giá trị lí luận và thực tiễn nhất định cho các tờ báo, cơ quan báo chí:
+ Nhận thức rõ căn nguyên, hiệu quả, xu hướng những ưu khuyết
điểm trong công tác tuyên truyền phòng chống ma tuý trong học sinh, sinh viên.
+ Kiến nghị các giải pháp, dự báo và nhận định xu hướng phát
triển trong tương lai
+ Căn cứ cho các cơ quan chức năng quản lí báo chí và nhà báo
hoạch định, điều chỉnh các hoạt động báo chí để nâng cao hiệu quả thông tin trên báo
chí về phòng chống TPMT.
+ Cho tất cả những người quan tâm tới vấn đề này.

4
2.2. Là một công trình nghiên cứu, đề tài sẽ đánh giá khách quan công tác
tuyên truyền vấn đề phòng chống ma tuý trong thanh thiếu niên trên báo chí và là cơ sở
để các cơ quan chức năng quản lí báo chí:
+ Xây dựng các đề án tuyên truyền hiệu quả về công tác thông tin
tuyên truyền phòng chống ma tuý.
+ Quản lí tốt hơn công tác tuyên truyền vấn nạn ma tuý nói chung
và ma tuý trong thanh thiếu niên nói riêng.
+ Đánh giá kịp thời hoạt động tuyên truyền PCMT của các tờ báo
từ đó có giải pháp kịp thời khắc phục.
2.3 Đối với báo chí học và khoa học về báo chí: Luận văn sẽ góp phần bổ
sung vào công tác lí luận báo chí và nâng cao chất lượng tuyên truyền phòng chống

vấn nạn ma tuý trong thanh thiếu niên hiện nay.
IV. Lịch sử vấn đề:
1. Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà luật học, tâm lí học,
giáo dục học trong và ngoài nước về vấn đề ma tuý trong thanh thiếu niên, điển hình
như đề tài khoa học cấp Bộ: " Ma tuý trong lứa tuổi chưa thành niên ở Hà Nội, nguyên
nhân và một số biện pháp phòng, chống của lực lượng công an" do thạc sĩ Nguyễn
Quang Học- Viện nghiên cứu Chiến lược và Khoa học Công an làm chủ đề tài, đề tài
cấp Bộ: "Thực trạng người chưa thành niên phạm tội và các giải pháp trong tình hình
hiện nay" của Thạc sĩ Đỗ Bá Cở, trường đại học Cảnh sát
2. Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu ở cấp tương đương về
vấn đề báo chí với phòng chống ma tuý trong thanh thiếu niên, xét từ góc độ báo chí
học để tìm ra những đặc điểm nổi bật trong công tác tuyên truyền PCMT trong thanh
thiếu niên trên báo chí, những thành công và hạn chế của báo chí trong tuyên truyền
trong thanh thiếu niên .
Tại khoa Báo chí trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học
Quốc gia Hà Nội đã có 10 sinh viên chọn đề tài có liên quan vấn đề phòng chống ma
tuý trong thanh thiếu niên làm luận văn tốt nghiệp như "Báo chí với vấn đề tuyên

5
truyền phòng chống tệ nạn xã hội", "Báo chí trong cuộc đấu tranh chống tệ nạn ma
tuý", "Báo chí với vấn đề phòng chống ma tuý", "Vai trò của báo chí trong việc phòng
chống và ngăn chặn tệ nạn ma tuý", "Báo chí với cuộc đấu tranh phòng chống tệ nạn
ma tuý trong thanh thiếu niên hiện nay".
3. Cho đến nay chưa có công trình nào đánh giá toàn vẹn vai trò của báo
chí trong thực tiễn bình diện chung đấu tranh phòng chống ma tuý.
Vì vậy chúng tôi đi sâu khảo sát để thấy rõ vai trò nổi bật của báo chí với
công tác phòng chống tệ nạn ma tuý trong thanh thiếu niên- một trong những việc làm
tích cực của báo chí trong những năm qua.
V. Đối tượng phạm vi nghiên cứu.
1. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả những đặc điểm về nội dung và hình

thức chuyển tải thông tin về vấn đề phòng chống ma tuý trong thanh thiếu niên đăng tải
trên một số tờ báo từ năm 1998 đến 2002.
2. Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát các tờ báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh,
Tiền Phong, Nhân dân, Công an TP Hồ Chí Minh, Hà Nội mới, An ninh thế giới,
Thanh niên, Lao động, Đại đoàn kết, Công an nhân dân, Pháp luật từ năm 1998- 2002.
VI. Phương pháp nghiên cứu:
1. Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, theo đường lối quan điểm của Đảng, Nhà nước ta
và dựa vào hệ thống lí luận báo chí nước ta hiện nay.
2. Sưu tầm các tư liệu, Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà
nước ta có liên quan đến công tác phòng chống ma tuý trong từng thời kì để tìm hiểu rõ
yêu cầu, nhiệm vụ, hạn chế và ưu điểm trong công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn
ma tuý trong thanh thiếu niên trên báo chí.
3. Sưu tầm tư liệu, trao đổi phỏng vấn những nhà báo làm công tác tuyên
truyền phòng chống ma tuý trên báo chí để tìm hiểu rõ hơn quan điểm của vấn đề
phòng chống ma tuý trên báo chí.

6
4. Tập hợp sưu tầm tài liệu về báo chí có liên quan đến vấn đề phòng
chống ma tuý, khảo sát, phân tích, phân loại, so sánh đối chiếu nội dung và hình thức
11 tờ báo tiêu biểu; tổng hợp đưa ra nhận xét khái quát để làm nổi bật đặc trưng thông
tin phòng chống ma tuý trong thanh thiếu niên (theo phương pháp xã hội học: thống kê,
khảo sát, đánh giá).
5. Qua nghiên cứu lí thuyết và khảo sát thực tiễn, luận văn sẽ chỉ ra
những thành công và hạn chế của 11 tờ báo trên; từ đó sẽ nêu ra những bài học kinh
nghiệm và nêu một số kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng thông tin phòng chống
tội phạm ma tuý trong thanh thiếu niên trên báo chí.
VI. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 3 Chương.
Chương I: Tệ nạn ma tuý trên thế giới và ở Việt Nam và tác động của nó

đối với thanh thiếu niên.
Chương II: Nội dung thông tin tuyên truyền phòng chống ma tuý trong
thanh thiếu niên trên báo chí.
Chương III: Hình thức chuyển tải trên báo chí về phòng chống ma tuý
trong thanh thiếu niên.












7




Chương I
TỆ NẠN MA TUÝ TRÊN THẾ GIỚI, Ở VIỆT NAM
VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ VỚI THANH THIẾU NIÊN.

I. Tệ nạn ma tuý và ảnh hưởng của nó với thanh thiếu niên các nước
1. Khái niệm
Theo từ điển tiếng Việt ma tuý là " tên gọi chung các chất có tác dụng
gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện "  45, tr 583 

Năm 1982, Tổ chức y tế thế giới ( WHO) đã coi " Ma tuý, theo nghĩa
rộng nhất là mọi thực thể hoá học hoặc là những thực thể hỗn hợp, khác với tất cả
những cái được đòi hỏi để duy trì một sức khoẻ bình thường, việc sử dụng nó sẽ làm
biến đổi chức năng sinh học, làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ"  62, tr 15 
Các chuyên gia nghiên cứu về ma tuý của Liên hợp quốc cho rằng: " Ma
tuý là các chất hoá học có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo khi xâm nhập vào con
người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức, trí tuệ, làm con người bị lệ thuộc
vào chúng, gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng. Do vậy việc vận
chuyển, mua bán, sử dụng chúng phải được quy định chặt chẽ trong các văn bản pháp
luật ".
Trong văn bản Luật phòng chống ma tuý có nêu rõ: " Tệ nạn ma tuý là
tình trạng nghiện ma tuý, tội phạm về ma tuý và các hành vi trái phép khác về ma tuý".
" Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh
mục do Chính phủ ban hành"  17, tr 15 .
1.1 Một trong những hiểm hoạ mà toàn cầu đang phải đối mặt là ma tuý.
Đại dịch này đã gieo rắc khổ đau cho hàng triệu gia đình trên thế giới, trong khi bọn

8
buôn lậu ma tuý nham hiểm xúi giục và tha hồ trục lợi trên đau khổ của người khác.
Trước tình hình trên, toàn cầu đang ngày đêm nỗ lực loại trừ hiểm hoạ này ra khỏi đời
sống xã hội.
Tệ nạn ma tuý ở nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm
khác nhau. Dưới các chế độ cũ nó tồn tại công khai được chính quyền thực dân phong
kiến khuyến khích, làm ngơ nhằm phục vụ chính sách bần cùng hoá, ngu dân. Dưới chế
độ ta, xuất phát từ bản chất nhân đạo, ngay từ khi mới ra đời Nhà nước ta đã có chủ
trương kiên quyết đẩy lùi loại trừ tệ nạn này ra khỏi đời sống xã hội. Song, do những
nguyên nhân khác nhau tệ nạn ma tuý vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi một cách cơ
bản.
Tệ nạn ma tuý trong thanh thiếu niên là một hiện tượng xã hội cực kì
phức tạp, quy luật phát sinh, phát triển của nó cũng có những đặc thù riêng. Bài trừ tệ

nạn này không thể nôn nóng một sớm một chiều nhưng cũng không thể không khẩn
trương, triệt để, mạnh mẽ nhất là tệ nạn này mang tính toàn cầu, tác hại đối với nhiều
thế hệ. Vấn đề đặt ra là phải có cách nhìn khách quan, toàn diện về bức tranh toàn cảnh
của tệ nạn ma tuý, tìm ra căn nguyên của tình hình, giải quyết kịp thời những tồn tại
quan trọng nhằm hạn chế đẩy lùi tệ nạn này. Báo chí với những ưu thế đặc biệt đã góp
phần quan trọng không nhỏ trong cuộc chiến chống "giặc ngoại xâm" - ma tuý, đặc biệt
trong thanh thiếu niên
Tại diễn đàn Liên hợp quốc, ngài Boutros Gali- nguyên Tổng thư kí Liên
hợp quốc đã đánh giá:
" Trong những năm gần đây tình trạng nghiện hút ma tuý đã trở thành
hiểm hoạ lớn của toàn nhân loaị. Không một quốc gia nào thoát ra khỏi những hậu
quả do nghiện hút và buôn lậu ma tuý gây ra. Ma tuý đang làm gia tăng tội phạm, bạo
lực, tham nhũng, vắt cạn kiệt nhân lực tài chính, huỷ diệt những tiềm năng quý báu
khác mà đáng lẽ phải được huy động cho việc phát triển kinh tế- xã hội, đem lại ấm no,
hạnh phúc cho mọi người. Ma tuý huỷ hoại cuộc sống và cộng đồng, làm xói mòn sự
tồn tại và phát triển của loài người và là nguồn gốc phát sinh tội phạm. Nghiêm trọng

9
hơn, ma tuý còn là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh HIV/ AIDS phát triển " 62, tr
3.
Hiểm hoạ ma tuý được xem như một thứ chủ nghĩa khủng bố quốc tế,
như một loại vũ khí giết người hàng loạt.
Người ta không những dùng từ như "chiến tranh ma tuý" mà còn dùng
những từ như bệnh "ung thư ma tuý". Trong thập kỉ 90 ít nhất có 134 quốc gia và lãnh
thổ phải đương đầu với vấn đề lạm dụng ma tuý. Hơn nữa, các nước đang phát triển bắt
đầu tràn ngập làn sóng ma tuý tổng hợp- đặc biệt các loại ma tuý dạng Ectasy (MDMA,
MDA, MDME ) sản xuất tại các nước phát triển. Trước những diễn biến đáng lo ngại
này, các quốc gia trên toàn thế giới đã bắt đầu thể hiện thái độ sẵn sàng hơn trong việc
hợp tác ngăn chặn thảm hoạ ma tuý.
Mặc dù các nước đang nỗ lực cố gắng nhằm ngăn chặn hiểm hoạ này ra

khỏi đời sống xã hội nhưng tình hình ma tuý trên thế giới vẫn phức tạp. Theo thông
báo của Uỷ ban kiểm soát ma tuý quốc tế INCB tổng sản lượng thuốc phiện thế giới
năm 2000 là 47.000 tấn, lượng hêroin sản xuất là 180 tấn Ma tuý xuất hiện ở khắp
mọi nơi trên thế giới từ các hộp đêm đến các khu ổ chuột. Toàn cầu hiện có khoảng
400 triệu người nghiện ma tuý, hàng năm đã đốt hàng chục tỷ USD. Các băng maphia
ma tuý thao túng nền tài chính cũng như Chính phủ một số nước trên thế giới. Hiện
nay, nền tài chính ma tuý hàng năm ước tính 400 tỷ USD, mỗi ngày tội phạm ma tuý
quốc tế đã tẩy rửa tiền khoảng 1 tỷ USD. Hoa Kì có 5% dân số nghiện ma tuý và cứ
1000 người nghiện ma tuý có 21 đối tượng nghiện nặng cocain và hêroin xấp xỉ.
1.2 Đặc biệt sự lạm dụng ma tuý đã ảnh hưởng tới tự do và phát triển của
lớp trẻ, một giá trị của nhân loại. Khoảng 60% đối tượng nghiện hút và phạm tội có
liên quan đến ma tuý ở độ tuổi thanh thiếu niên và ngày càng có xu hướng trẻ hoá. Đa
số các đối tượng nghiện ma tuý lần đầu tiên sử dụng khi đang ở độ tuổi đến trường.
Qua khảo sát cho thấy những nước có mức độ lạm dụng ma tuý cao trong thanh thiếu
niên cũng thường có mức sử dụng cao trong dân cư nói chung và ngược lại, điển hình
là các nước Mĩ, Anh, Pháp. Các hình thức sử dụng ma tuý đã thay đổi. Ma tuý tổng

10
hợp, đặc biệt là các chất kích thích dạng Amphetamin trong đó có Methylen
dioxymethamphetamin ( MDMA) đang là vấn đề nóng bỏng trên thế giới được giới trẻ
coi như một thứ thần dược. Tại khắp các vũ trường trong những cơn nhảy điên loạn,
thanh thiếu niên lạm dụng loại "thuốc điên" này như một thứ thuốc tiên tăng lực. Số
người lạm dụng loại "thuốc điên" này trên thế giới liên tục gia tăng và hậu quả của nó
khủng khiếp gấp hàng chục lần các loại ma tuý truyền thống. Mặt khác tình trạng học
sinh sinh viên lạm dụng thuốc này chống chọi với những kì thi căng thẳng cũng ở mức
báo động.
2. Nguyên nhân tình trạng nghiện ma tuý, phạm tội về ma tuý trong giới
trẻ.
Như hầu hết các vấn đề y tế và xã hội, việc lạm dụng ma tuý trong giới
trẻ hiện nay hiếm khi chỉ có một nguyên nhân. Lý do thúc đẩy một cá nhân sử dụng ma

tuý đã được thừa nhận là do kết quả của sự tương tác phức tạp với các yếu tố cá nhân,
gia đình, xã hội và môi trường cũng như các yếu tố liên quan đến di truyền, sinh học và
nhân cách.
2.1 Nguyên nhân khách quan
+ Ảnh hưởng cuả môi trường văn hoá xã hội rất quan trọng bao gồm tình
trạng sẵn có của các chất tác động thần kinh, các quy định, giá trị và quy chuẩn xã hội
liên quan đến việc sử dụng thuốc lá, rượu và các chất ma tuý bất hợp pháp như thiếu
các thông điệp và quy chuẩn chống sử dụng ma tuý trong toàn cộng đồng cũng như
thiếu các chương trình vui chơi giải trí cho trẻ em và vị thành niên sau thời gian đến
trường và trong ngày nghỉ cuối tuần. Ở các nước kinh tế phát triển, việc lạm dụng ma
tuý đã trở thành một thứ mốt thời thượng trong giới trẻ. Đối với các nước nghèo, đang
phát triển do chưa chú trọng đầu tư phát triển môi trường văn hoá nên không thu hút
được thanh niên giải trí lành mạnh trong thời gian rảnh rỗi; những khi gặp khó khăn
trắc trở trong cuộc sống họ đã tìm đến ma tuý để giải toả.
+ Về kinh tế, buôn bán ma tuý đã đem lại cho bọn tội phạm một lợi
nhuận khổng lồ, kếch sù mà không một mặt hàng nào có thể sánh kịp. Theo đánh giá

11
của UNDCP ( cơ quan kiểm soát ma tuý thế giới) buôn bán ma tuý chiếm 8% tổng số
kim ngạch thương mại thế giới và hàng năm có tới 400 tỷ USD sử dụng cho việc mua
bán chất ma tuý còn theo đánh giá của Liên hợp quốc buôn lậu ma tuý đứng hàng thứ
hai trong lĩnh vực thương mại thế giới, sau mua bán vũ khí cùng với số con nghiện
ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu sử dụng ma tuý ngày càng lớn cũng kích thích cho bọn
tội phạm ráo riết buôn bán độc dược chết người này.
+ Thiếu sự giáo dục của gia đình cùng là một nguyên nhân trọng yếu.
Qua một nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc gia đình, phong cách làm cha mẹ, sự
giám sát của cha mẹ và sức mạnh của mạng lưới gia đình mở rộng đối với sự phát triển
gia tăng tình trạng sử dụng ma tuý cho thấy gia đình tan vỡ, các mối quan hệ trong gia
đình suy yếu, người thân phạm tội, sự giám sát không hiệu quả là một trong những
nguy cơ tiềm ẩn của ma tuý.

+ Thất nghiệp đang là bài toán nan giải trong thiên niên kỉ mới và là
nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nghiện ngập, phạm tội về ma túy. Tại châu Á,
cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 đã kéo theo hàng chục triệu người trở nên trắng tay
và thất nghiệp. Nước ảnh hưởng nặng nề nhất là Indonexia, Thái Lan, Hàn Quốc, Hồng
Kông "Nhàn cư vi bất thiện", chán nản, rỗi việc một số thanh niên đã tìm đến ma tuý
để giải sầu rồi mắc nghiện.
+ Chính sách pháp luật của một số nước còn nhiều sơ hở tạo điều kiện
cho thanh thiếu niên nghiện hút phạm tội. Ở một số quốc gia, việc quảng cáo và cho
phép bán tự do thứ chất kích thích ma tuý tổng hợp không mệt mỏi để tăng lực trong
các mùa thi vô tình dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào thuốc, nghiện ngập trong thanh
thiếu niên. Luật pháp một số nước còn xem nhẹ vấn đề buôn bán ma tuý và nghiện ma
tuý như Đức, Hà Lan, Thuỵ Sĩ.
2.2. Nguyên nhân chủ quan:
+ Về trình độ học vấn, đa số các đối tượng nghiện ma tuý và tham gia
buôn bán ma tuý đều thất học hoặc trình độ văn hoá thấp. Tuy nhiên, thời gian gần đây
ngay cả những đối tượng có học, có văn hoá, nhận thức cao thậm chí những minh tinh

12
màn bạc, ngôi sao bóng đá vẫn mắc nghiện trở nên "thân tàn ma dại" vì ma tuý,
không ít những tên trùm ma tuý đội lốt dưới dạng giáo sư, bác sĩ, nhà doanh nghiệp.
+ Do ý thức kém, không làm chủ bản thân, thiếu hiểu biết, rối loạn về
tâm lý. Đó là ham muốn thoả mãn tình tò mò về sự tác động của các chất ma tuý; tính
xốc nổi yêng hùng của tuổi trẻ muốn thể hiện sự độc lập của bản thân và đôi khi là sự
ác cảm với người xung quanh, muốn có cảm giác thư giãn hoàn toàn, muốn trốn tránh
cái gì đó nặng nề. Những yếu tố cá nhân như rụt rè, hung hăng, bốc đồng, thiếu bản
lĩnh trong cuộc sống, tìm cảm giác mạnh, trầm cảm, lo lắng và cuộc sống có nhiều sự
kiện căng thẳng cùng là những tác nhân dẫn đến sử dụng ma tuý. Theo điều tra xã hội
học với học sinh phổ thông nước Nga, 43% cho rằng mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào
từng loại ma tuý
3. Hậu quả của việc lạm dụng ma tuý trong thanh thiếu niên.

Nhìn chung, ma tuý tác động tiêu cực tới:
+ Về trật tự trị an, ma tuý là con đường ngắn nhất dẫn đến tội phạm, giữa
chúng có mối quan hệ biện chứng. Ở nhiều nước ngay việc sử dụng ma tuý bất hợp
pháp đã là một tội phạm hình sự và là một nguyên nhân góp phần dẫn đến mọt số tội
phạm chiếm đoạt tài sản và bạo lực. Một công trình nghiên cứu về tình trạng bạo lực
lan tràn ở các điểm nóng ma tuý của Colombia cho thấy cứ 10 vụ bạo lực lớn xảy ra
trong nước thì có 8 vụ xảy ra ở địa bàn buôn bán và sản xuất cocain và thuốc phiện.
+ Về kinh tế, để ngăn chặn ma tuý các quốc gia phải sử dụng nguồn tài
chính khổng lồ để huấn luyện các lực lượng Cảnh sát, lực lượng tuần tra biên giới
nhằm thực hiện các chương trình pháp luật về điều trị và tái phục hồi người nghiện.
Ngân sách Hoa Kì hàng năm dành cho công tác phòng chống ma tuý và kiểm sát ma
tuý là 18 tỷ USD. Đã có nhiều giả thiết cho rằng với kết quả của hoạt động thương mại
ma tuý bất hợp pháp sẽ là nguồn công ăn việc làm không phải mất bất cứ chi phí nào
dành cho người không có khả năng tìm được việc làm. Tuy nhiên giả thiết này không
chắc chắn bởi nếu so sánh giữa lợi nhận do nó đem lại và chi phí đầu tư khổng lồ nhằm

13
giải quyết hậu quả tệ nạn này và hoạt động nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán ma tuý
trái phép sẽ lớn hơn nhiều.
+ Với sức khoẻ, người sử dụng ma tuý sẽ trở nên "thân tàn ma dại" suy
kiệt sức lực thậm chí tử vong. Đặc biệt, ma túy chính là cầu nối đến căn bệnh AIDS, có
khoảng 22% trong tổng số hơn 50 triệu người nhiễm HIV/AIDS là những người tiêm
chích ma tuý. Nghiêm trọng hơn, tình trạng ngộ độc thần kinh do sử dụng ectasy; gây
ra những tổn thương nghiêm trọng trên não có nguy cơ không thể phục hồi được về
một mối hiểm hoạ thần kinh lâu dài. Năng suất lao động, tai nạn tại nơi làm việc và vi
phạm kỉ luật ảnh hưởng nghiêm trọng ở những nơi có nhiều người nghiện.
+ Ma tuý tha hoá nhân cách con người, đạo đức, đảo lộn tôn ti trật tự xã
hội. Thanh thiếu niên sử dụng ma tuý ngày càng tăng tạo nên mối liên hệ tiêu cực giữa
gia đình và ma tuý. Ma tuý phá hỏng giá trị nền tảng gia đình truyền thống, làm nhiều
gia đình tan vỡ, nảy sinh bất hoà như tình trạng cha mẹ anh em bất hoà, cãi chửi nhau.

+ Ma tuý đe doạ tới sự phát triển, trường tồn của dân tộc. Một quốc gia
sẽ bị diệt vong nếu như quốc gia đó toàn người nghiện. Nạn dịch ma tuý là một quá
trình rất năng động khi xảy ra sẽ có khuynh hướng lan rộng theo cấp số nhân. Nó có
thể tự kết thúc nhưng có thể phải mất tới 15 năm hoặc lâu hơn nữa và cướp đi sinh
mạng của nhiều nam nữ thanh niên.
4. Thái độ và biện pháp giải quyết, khắc phục của các tổ chức quốc tế
trong phòng chống ma tuý trong thanh thiếu niên:
Có thể khẳng định rằng ma tuý hiện nay luôn là một trong những vấn đề
quan tâm đầu tư nhất của các nước nhằm ngăn chặn hiệu quả nhất thảm hoạ này. Liên
hợp quốc và các nước đều xác lập các cơ quan chuyên trách phòng chống ma tuý như
Cơ quan kiểm soát ma tuý và phòng chống tội phạm do ông Pinô Alachi- Phó tổng thư
kí Liên hợp quốc kiêm giám đốc, Trung Quốc có Uỷ ban kiểm soát ma tuý quốc gia,
Lào có Uỷ ban kiểm soát và ngăn chặn ma tuý; Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 tháng
5/1995 tại Băng Kok ( Thái Lan) đã đưa ra tuyên bố hợp tác nêu rõ: ASEAN sẽ hợp tác
hơn nữa để ngăn chặn hữu hiệu việc sản xuất, vận chuyển, buôn bán và lạm dụng chất

14
ma tuý và duy trì một chương trình phòng chống ma túy với nội dung: Giáo dục, tuyên
truyền sâu rộng tác hại của việc lạm dụng ma tuý trong đó tập trung vào tuổi trẻ, học
đường.
4.1 Thể hiện qua các thông điệp, lễ kí kết, chương trình hành động giữa
các nước, các khu vực; Chính sách, chủ trương của các nước trên thế giới nhằm phối
hợp giải quyết, ngăn chặn tệ nạn ma tuý trong thanh thiếu niên.
Ma tuý là vấn đề toàn cầu. Vấn nạn này không dễ giải quyết một sớm
một chiều mà nó đòi hỏi sự chủ động nỗ lực quyết tâm của mỗi nước và sự phối hợp
chặt chẽ, đồng sức đồng lòng giữa tất cả các quốc gia trên thế giới. Năm 1998, Đại hội
đồng Liên hợp quốc đã triệu tập phiên họp đặc biệt về ma tuý, xác định mục tiêu và
thời hạn giảm thiểu cơ bản về tệ nạn ma tuý trên thế giới vào năm 2008, có 185 quốc
gia cùng kí tên vào bản tuyên bố chung của khoá họp. Trong khu vực, các nước
ASEAN đã phối hợp chặt chẽ nhằm ngăn chặn hiểm hoạ ma tuý với nhiều hình thức

như tổ chức hội thảo, hội nghị, thực hiện các dự án hợp tác phòng chống ma tuý như
tham gia 3 công ước quốc tế về kiểm soát ma tuý của liên hợp quốc, tham gia tuyên bố
chung vì một ASEAN không có ma tuý.
4.2 Hoạt động thực tiễn, những biện pháp nỗ lực cố gắng của các nước
nhằm tiến tới xoá bỏ tệ nạn ma tuý trong thanh thiếu niên.
Để chiến thắng tệ nạn ma tuý , các quốc gia phối hợp chặt chẽ thành một
khối thống nhất phòng chống tệ nạn ma tuý. Bên cạnh những hoạt động hợp tác quốc
tế, mỗi nước phải phát huy nội lực có những giải pháp đúng đắn, hiệu quả nhằm đẩy lùi
hiểm hoạ ma tuý. Mianma, một trong 3 quốc gia trong vùng tam giác vàng là nước sản
xuất thuốc phiện lớn nhất ở Đông nam Á (chiếm tới 83% sản lượng trong khu vực)
đang phải đối mặt với vấn đề tội phạm sản xuất, buôn bán tàng trữ ma tuý, tình hình
lạm dụng ma tuý tổng hợp chóng mặt trong thanh thiếu niên. Chính phủ Mianmar đã
phải làm hết mình để giải quyết vấn đề ma tuý với chiến lược lâu dài, áp dụng nhiều
biện pháp kiên quyết đồng bộ nhằm đưa ma tuý ra khỏi đời sống xã hội. Một trong
những giải pháp hữu hiệu của Trung Quốc bên cạnh xử lí nghiêm minh đối tượng tham

15
gia buôn bán ma tuý còn đẩy mạnh công tác cai nghiện, chữa trị cho người nghiện,
được đánh giá là "điển hình của thế giới về công tác cai nghiện"
Nghiên cứu trong lĩnh vực phòng ngừa dựa vào nhà trường đã đi đến kết
luận rằng các chương trình phòng ngừa cho thanh thiếu niên cần chú ý kĩ năng từ chối
ma tuý khi được mời sử dụng; tăng cường sự cam kết cá nhân không sử dụng ma tuý;
tăng cường năng lực xã hội (về truyền thông, quan hệ đồng đẳng, năng lực bản thân và
tự khẳng định mình); tăng cường các quy chuẩn chống sử dụng ma tuý trong tất cả các
môi trường phòng ngừa lạm dụng ma tuý, có chiều sâu hơn và bắt đầu sớm hơn đối vơí
các trường hợp thấy mức độ nguy cơ đối với các đối tượng cao hơn, có đặc trưng về
tuổi, phù hợp về mặt phát triển và nhạy bén về văn hoá và giới.

5. Vai trò của truyền thông quốc tế chống tệ nạn ma tuý.
Truyền thông hiện nay đã bùng nổ ở khắp toàn cầu. Truyền thông trong

đấu tranh phòng chống ma tuý cung cấp thông tin về lĩnh vực này và đề cao năng lực
tâm lí xã hội, được coi là đào tạo kĩ năng sống. Giới trẻ được thông tin về các chất gây
nghiện thông qua nhiều nguồn khác nhau như các phương tiện thông tin đại chúng,
mạng Internet, đồng đẳng viên, giáo viên. Cùng với các phương tiện truyền thông cổ
điển như tạp chí, phát thanh và truyền hình- mạng Internet trong những năm gần đây đã
tỏ ra có nhiều tiềm năng nâng cao nhận thức về các vấn đề đương đại. Do ngày càng có
nhiều người truy cập vào mạng Internet và sử dụng nó để thu thập thông tin, các trang
web dành cho vấn đề lạm dụng các chất gây nghiện đến được ngày càng nhiều độc giả
hơn.
II. Tình hình ma tuý ở Việt Nam
1. Tình hình ma tuý trước năm 1993
Ở Việt Nam việc trồng và sử dụng thuốc phiện đã xuất hiện từ xa xưa,
nhất là đối với đồng bào dân tộc vùng cao. Có nơi việc trồng cây thuốc phiện đã trở
thành tập quán lâu đời và dùng để trao đổi vật phẩm tiêu dùng thiết yếu như gạo, muối,
dầu hoả và một phần dùng để hút. Trong thời kì thực dân Pháp chiếm đóng, do chính

16
sách đô hộ khuyến khích trồng cây thuốc phiện, cho phép mở các cơ sở hút thuốc phiện
nên tình trạng nghiện thuốc phiện đã không những phát triển ở miền núi mà cả ở những
vùng nông thôn, đô thị. Đến năm 1954 sau giải phóng miền Bắc, chế độ cũ để lại hậu
quả hơn 30 nghìn người nghiện với hình thức hút là chủ yếu. Thời gian 1954-1975,
Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện cuộc vận động lớn: " Toàn dân không trồng, hút
thuốc phiện", nhân dân tích cực hưởng ứng nên tệ nạn ma tuý được giải quyết cơ bản ở
miền Bắc.
Trong khí đó ở miền Nam dưới chế độ nguỵ quyền, việc buôn bán và sử
dụng ma tuý trở thành phổ biến. Sau giải phóng chế độ cũ để lại những hậu qủa xã hội
nặng nề, trong đó có khoảng 170.000 người nghiện. Chính quyền cách mạng đã tích
cực vận động nhân dân đấu tranh bài trừ tệ nạn này, cho đến đầu những năm 1980 số
người nghiện giảm xuống còn khoảng 40.000 người. Năm 1985- 1986 là năm có diện
tích trồng cây thuốc phiện lớn nhất: 19.000 ha, hậu quả là số lượng người buôn bán,

nghiện hút thuốc phiện tăng lên rõ rệt.
Trong những năm đất nước mở cửa thực hiện cơ chế thị trường thì mặt
trái của nó đã nảy sinh những hệ quả tiêu cực xã hội. Cùng với sự buông lỏng quản lí
xã hội, lơ là cảnh giác thì tệ nghiện ma tuý đã manh nha phục hồi và có cơ hội phát
triển nhanh, gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, trở thành mối quan tâm lo lắng
của toàn xã hội. Năm 1990, cả nước có tới 60.000 người nghiện.
2. Tình hình ma tuý ở nước ta từ năm 1993 tới nay.
2.1. Tệ nạn ma tuý đang trở thành một vấn nạn của toàn xã hội
Thái độ kiên quyết đấu tranh ngăn chặn ma tuý của Nhà nước ta được
thể hiện rõ là lần đầu tiên việc cấm ma tuý được quy định tại điều 61 Hiến pháp 1992
"Nghiêm cấm sản xuất vận chuyển buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện
và các chất ma tuý khác. Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa bệnh
xã hội nguy hiểm "  79, tr 26 . Ngày 29/1/1993 Chính phủ ban hành nghị quyết 06
CP về tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống về kiểm soát ma tuý. Tuy nhiên tình
hình ma tuý từ thời gian này trở về sau ngày càng phức tạp, số con nghiện và đối tượng

17
phạm tội về ma tuý ngày càng tăng nhanh; Việt Nam không chỉ là địa bàn tiêu thụ ma
tuý mà còn trở thành địa bàn hoạt động và vận chuyển ma tuý của các băng buôn lậu
ma tuý quốc tế. Tệ nạn ma tuý đang trở thành một vấn nạn của toàn xã hội, tỉ lệ người
nghiện ma tuý gia tăng với tốc độ chóng mặt. Ở Việt Nam trong 7 năm ( 1993- 1999)
đã có 981.419 lượt người nghiện ma tuý, tổng số lượt người được cai nghiện là
166.203 lượt. Theo ước tính của Cục phòng chống tệ nạn xã hội- Bộ Lao động Thương
binh xã hội, " hiện nay số người nghiện ma tuý ở nước ta khoảng 124.000 và tỷ lệ
thanh thiếu niên nghiện ma tuý chiếm khoảng 65-70%; tỉ lệ người sử dụng hêroin năm
1994 là 1,4% thì năm 2000 đã tăng lên 70-80%, trong đó độ tuổi dưới 18 tuổi từ 12-
14%"  65, tr 5 . Số người nghiện hiện nay hàng năm đốt khoảng 2000 tỷ đồng. Ma
tuý ảnh hưởng tiêu cực tới một xã hội lành mạnh, làm hao tốn tiền của, tốn kém sức lực
nhằm đẩy lùi hiểm hoạ ma tuý.
Đặc biệt trong những năm gần đây, việc sản xuất, tàng trữ buôn bán và sử

dụng trái phép ma tuý tổng hợp đã xuât hiện và có xu hướng lan rộng ở 40 tỉnh thành
phố đang là mối đe doạ và bài toán đau đầu trong công tác phòng chống ma tuý ở nước
ta.
2.2. Đối tượng thanh thiếu niên hiện nay đang trở thành nạn nhân chính
của tệ nạn ma tuý.
Thanh niên nước ta chiếm 36,35% dân số, chiếm tỉ lệ cao trong có cấu
dân số. Họ chính là những người có hoài bão, có tri thức, tài năng với sức trẻ ngày đêm
cống hiến cho đất nước trong mọi lĩnh vực, có nhiều tấm gương lập thành tích xuất sắc
trong lao động sản xuất và bảo vệ Tổ quốc góp phần rạng danh nước nhà. Tuy nhiên,
một bộ phận thanh niên hiện nay đang trở thành đối tượng và nạn nhân chính của ma
tuý ( chiếm 70% tổng số người nghiện). Ma tuý là mối đe doạ lớn đối với sự phát triển
của thế hệ trẻ và dân tộc Việt Nam.
Dân số học đường của Việt Nam là 22 triệu học sinh, chiếm 1/3 dân số
toàn quốc. Xu hướng trẻ hoá độ tuổi con nghiện ma tuý rõ nét, đặc biệt là đội ngũ
thanh niên ở các miền quê đi làm ăn xa, lên thành thị kiếm sống. Nhằm che mắt lực

18
lượng truy bắt, tình trạng trẻ em bị người lớn ( thậm chí cả bố mẹ) lợi dụng vận chuyển
mua bán ma tuý càng tăng. Trong Luật phòng chống ma tuý quy định trẻ em 12 tuổi
mắc nghiện có thể đưa vào các cơ sở cai nghiện chứng tỏ sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước ta nhằm ngăn chặn hiểm hoạ ma tuý trong thanh thiếu niên. Trong một cuộc
khảo sát mới nhất của TW Đoàn đối với 400 thanh niên từ các vùng nông thôn ra kiếm
sống tại các thành phố lớn cho thâý 37,5% ở độ tuổi từ dưới 20 mắc nghiện. Ma tuý
xâm nhập ngày càng mạnh mẽ vào nhà trường.
Mặc dù tội phạm ma tuý đã bị xử lí thích đáng ( trong 5 năm 1998-2002
đã xử 250 án tử hình, 400 án chung thân, hàng ngàn mức án 10-20 năm) nhưng do siêu
lợi nhuận tình hình buôn bán ma tuý gia tăng chóng mặt trong đó thanh thiếu niên
chiếm tỉ lệ đáng kể. Cá biệt, nữ thanh niên mắc nghiện và phạm tội ma tuý gia tăng, tỉ
lệ nữ khoảng 3% tổng số người nghiện, ở thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh
tỉ lệ này lên tới 10%. Gái nhảy vũ trường, gái mại dâm hít hêroin, sử dụng thuốc lắc có

chiều hướng tăng mạnh.
2.3. Nguyên nhân chính của tình trạng thanh, thiếu niên nghiện, phạm tội
về ma tuý ở nước ta.
2.3.1 Nguyên nhân khách quan:
+ Về điều kiện địa lí, nước ta nằm ở vị trí gần Tam giác vàng,
Trăng lưỡi liềm vàng- nguồn cung cấp ma tuý chủ yếu của thế giới. Ngoài ra bờ biển
dài, tiếp giáp với Lào, Trung Quốc và Campuchia; biên giới dài hiểm trở, khó kiểm
soát nên các băng nhóm tội phạm ma tuý quốc tế vận chuyển trái phép ma tuý vào Việt
Nam và lợi dụng nước ta làm địa bàn vận chuyển, buôn bán ma tuý đi các nước. Số vụ
mua bán, số đối tượng phạm tội về ma tuý ngày càng tăng. Năm 1997 toàn quốc bắt
giữ 7025 vụ, năm 1998 là 9110 vụ, năm 1999 là 11768 vụ, năm 2000 là 10.188 vụ và
năm 2001 là 10.620 vụ. Môi trường sống ở nhiều nơi bị ô nhiễm dẫn đến tình trạng lây
lan mạnh trong thành thiếu niên như Thanh Nhàn, bãi rác Thành Công ở Hà Nội, chợ
ma tuý Loong Toòng ở Quảng Ninh, Kì Bá ở Thái Bình

19
+ Ma tuý đem lại siêu lợi nhuận nên không ít thanh thiếu niên lao
vào buôn bán ma tuý kiếm lời. Một cặp hêroin ở bên kia biên giới giá khoản 5000 USD
qua biên giới Việt Lào lên tới 6000 USD, khi vận chuyển trót lọt về Hà Nội sẽ lên tới
14.000- 15.000 USD/ cặp, chia thành những tép nhỏ hêroin, giá bán từ 50.000 đ-
70.000 đ/ tép sẽ thu lãi bạc tỉ. Mặt khác một số đối tượng hoàn cảnh kinh tế khó khăn
bị dụ dỗ dễ dàng đi buôn ma tuý, xách thuê ma tuý để kiếm kế sinh nhai. Ngoài ra số
đối tượng nghiện ma tuý là con cái nhà giàu có, con các quan chức ngày càng nhiều. Số
đối tượng này dư thừa về kinh tế đã tìm đến ma tuý, xem nó như là mốt thời thượng và
khi khánh kiệt buộc phải tham gia buôn bán ma tuý.
+ Môi trường xã hội có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới tệ nạn ma
tuý của thanh thiếu niên. Hiện nay chốn chơi và mốt thời thượng của giới trẻ chính là
những quán hàng karaoke, những vũ trường. Công tác quản lí địa bàn nhân hộ khẩu
trong đó có quản lí các dịch vụ, tụ điểm văn hoá còn nhiều sơ hở và bất cập, hơn 70%
đối tượng sử dụng ma tuý lần đầu tiên, không ít khu tập thể ban đêm trở thành nơi tiêm

chích, hút hít ma tuý. Theo một số con nghiện ở tuổi thanh thiếu niên thì các em mua
ma tuý dễ dàng " như mua rau" ở một số khu chợ ma tuý.
+ Môi trường giáo dục của gia đình và nhà trường có tác động rất
lớn tới sự hình thành nhân cách. Để có sự giáo dục tốt đòi hỏi phải có một môi trường
giáo dục tốt mà trước hết là những bậc làm cha làm mẹ, những tấm gương về trí tuệ,
đạo đức, lối sống. Điểm ưu việt của giáo dục gia đình là mối quan hệ tình cảm ruột thịt
giữa cha mẹ và con cái. Tình thương đặc biệt sâu sắc và thắm thiết sẽ tạo ra sức mạnh
cảm hoá vô cùng to lớn. Lứa tuổi vị thành niên đang có nhiều biến đổi về tâm sinh lí,
rất cần sự quan tâm và uốn nắn của cha mẹ, vì vậy gia đình nào có nề nếp kỉ cương thì
điều kiện kinh tế bình thường vẫn hạnh phúc, con cái không sa vào tệ nạn ma tuý. Ở
thành phố khá phổ biến hiện tượng khoán trắng việc giáo dục con em cho nhà trường
và xã hội, những gia đình "cơm hộp", con cái rất dễ sa ngã vào con đường hư hỏng,
trong đó có tệ nạn ma tuý.

20
Về mặt văn hoá, gia đình là nền tảng đầu tiên, là yếu tố căn cốt
của đời người, gia đình về mặt xã hội là tế bào cơ bản; trong công tác phòng chống ma
túy, giáo dục gia đình là yếu tố nội tại quyết định. Gia đình chính là "màng lọc" giúp
các em tạo rào cản ngăn chặn tệ nạn xã hội. Theo nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng
"hàng năm tỉ lệ tội phạm thanh thiếu niên chiếm từ 70- 80% trong cơ cấu tội phạm mà
chủ yếu là ở đô thị, trong đó hơn 40% trẻ em phạm tội có nguyên nhân vì gia đình.
Trong số trẻ em hư (ăn cắp, nghiện hút, cờ bạc ) có hơn 60% là do gia đình bỏ mặc
và 29% là do gia đình nuông chiều". Trường học là tổ chức có tính chiến lược nhất
trong việc phòng ngừa thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, trong đó có phòng chống
ma tuý. Công tác giáo dục văn hoá, đạo đức với tầng lớp thanh thiếu niên đang ngồi
trên ghế nhà trường vẫn còn nhiều sơ hở, thiếu sót. Nhiều trường học chỉ chú trọng
giáo dục văn hoá, chưa chú ý giáo dục đạo đức, mối quan hệ giữa thày trò không được
duy trì đúng mức dẫn đến các em coi thường các mối quan hệ xã hội, quy tắc sống, kể
cả coi thường pháp luật, chán học và dễ thử chơi ma tuý. Nhiều buổi học tuyên truyền
về ma tuý còn mang tính hình thức, nghèo nàn và đơn điệu. Một số nhà trường khi

phát hiện học sinh nghiện ma tuý không có biện pháp giúp đỡ kèm cặp mà chỉ vì bệnh
thành tích đã tìm cách đuổi học, đẩy các em ra ngoài xã hội do đó vô tình tạo cho các
em càng lấn sâu hơn vào con đường phạm tội. Nhìn chung, mối liên hệ giữa gia đình,
các đoàn thể cùng nhà trường còn yếu, chưa chặt chẽ không đủ sức tạo thành rào cản
ngăn chặn các em trước hiểm hoạ ma tuý và chính sự lúng túng này tạo một vòng luẩn
quẩn, xử lí không triệt để vấn đề vốn vô cùng nhức nhối và khó khăn này.
+ Thanh niên là nguồn nhân lực giàu tiềm năng, là lực lượng lao
động chính của xã hội, tình trạng thất nghiệp đang diễn ra gay gắt. Đó là một nguyên
nhân cơ bản dẫn tới mắc nghiện, phạm tội về ma tuý. Trong tổng số người nghiện hút
có 92% là thất nghiệp. Ranh giới giữa sự nghèo nàn, hạn chế về nhận thức, sự thúc
bách của đời sống kinh tế và cám dỗ về lợi nhuận của các hành vi phạm tội ma tuý là
rất gần nhau, tỉ lệ có việc làm sau cai chỉ chiếm 20%, tỉ lệ tái nghiện vẫn ở mức cao
85%.

21
+ Vai trò của các đoàn thể, cấp chính quyền còn yếu. Công tác
tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền pháp luật về ma tuý vẫn mang nặng tình bột phát,
lại thiên về hậu quả, ít chú ý nhân rộng phổ biến mô hình tốt trong phòng ngừa và đấu
tranh chống tội phạm ma tuý. Các tầng lớp xã hội chưa có nhận thức đúng đắn, đầy đủ,
thống nhất về nguy cơ và hiểm hoạ ma tuý đối với thanh thiếu niên.
+ Xử lí nhiều vụ án có liên quan đến ma tuý còn chưa đúng người,
đúng tội, tính giáo dục chưa cao, nhiều vụ án còn sót lọt tội phạm. Mặc dù tội phạm ma
tuý được xếp vào loại đặc biệt nghiêm trọng với mức án nghiêm khắc nhất như chung
thân, tử hình, tuy nhiên nhiều vụ án đối tượng tham gia mua bán ma tuý lại là lực lượng
bảo vệ pháp luật, trẻ em. Trong số tội phạm ma tuý bị bắt giữ, xử lí cũng chỉ khoảng
30% là số đối tượng chính có tiền để mua ma tuý, còn lại chủ yếu là số buôn bán nhỏ,
lẻ hay cửu vạn, tàng trữ, vận chuyển hoặc giao nhận thuê. Nước ta là nước đang phát
triển, pháp luật đang trên đường hình thành và thường không theo kịp những hiện
tượng nảy sinh đa dạng và bất ngờ trong việc lạm dụng tệ nạn ma tuý. Mặt khác, tội
phạm ma tuý tiềm ẩn cao ( tỉ lệ giữa số lượng ma tuý 1 năm các con nghiện trung bình

sử dụng cao hơn nhiều so với số lượng ma tuý thu giữ trong thực tế) cùng hiện tượng
nghiện và phạm tội về ma tuý truyền thống ở một số gia đình xuất hiện. Ở những gia
đình này, cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, nghiện ngập rồi phạm tội về ma tuý và
chính họ đã huấn luyện, đồng loã dẫn dắt con cái mình vào con đường phạm tội. Theo
kết quả một cuộc khảo sát của Công an thành phố Hà Nội về các đối tượng thiếu niên
đang sử dụng ma tuý cho thấy 72,2% số các em có người thân có những hành vi xấu
trong đó số em có người nhà như anh chị, bố mẹ, ông bà nghiện hút là 48,7%; buôn
bán ma tuý là 5,2%.
+ Thiếu coi trọng vấn đề giáo dục nếp sống văn minh, lí tưởng
hoài bão cao đẹp cho thanh thiếu niên là nguyên nhân quan trọng. Ngày nay lớp trẻ
chịu ảnh hưởng của làn sóng văn hoá phương Tây và cơ chế kinh tế thị trường, sự tha
hoá về lối sống, phẩm chất đạo đức của một số đảng viên thoái hoá biến chất nên chủ
nghĩa thực dụng đã nảy sinh ở một số thanh thiếu niên. Họ coi đồng tiền là trên hết và

22
sa vào ăn chơi đua đòi, sống không định hướng, không mục đích cao đẹp, thiếu ý thức
rèn luyện, non kém về nhận thức chính trị, thờ ơ và ngại tham gia các hoạt động chính
trị, xã hội; sa vào phạm pháp. Nhiều bạn trẻ quá đề cao " cái tôi" của bản thân mà
không hiểu rằng quyền lợi của mỗi cá nhân phải gắn liền với lợi ích dân tộc. Hoạt động
Đoàn, đội cũng thiếu sâu sát, việc phát động phòng chống ma tuý trong các tổ chức
Đoàn thanh niên chỉ dừng ở bề nổi, chưa thực sự đến đối tượng cá biệt, dễ mắc nghiện
và phạm tội; nội dung sinh hoạt còn khô cứng, chưa phong phú, chủ yếu là phát động
các phong trào theo hình thức, theo mùa vụ, không thường xuyên.
2.3.2 Nguyên nhân chủ quan:
+ Về học vấn, theo số liêụ thống kế trên cả nước số người nghiện
mù chữ chiếm khoảng 1,63%, số người nghiện có trình độ tiểu học chiếm 18,24%,
trình độ trung học cơ sở là 40,07%. Do học kém, sớm bỏ học nên các em có tâm lí chán
nản, đua đòi ăn chơi rồi sa vào nghiện ngập, phạm tội. Chính thiếu hụt học vấn tạo ra
một số khuyết điểm, nhược điểm trong cơ chế động cơ đạo đức, khiến cho cơ chế
không hợp lí, mất cân đối và linh hoạt. Nhiều cuộc điều tra xã hội học của các Bộ,

ngành về vấn đề phòng chống ma tuý trong thanh thiếu niên đều đi đến kết luận ma tuý
dễ xâm nhập hơn vào những lớp người thiếu văn hoá, sống thiếu phương hướng, nhất
là trong những xã hội đang có nhiều biến động.
+ Ý thức kém, không làm chủ bản thân là yếu tố quan trọng góp
phần gia tăng số người nghiện ma tuý. Lứa tuổi thanh thiếu niên các em đang trong giai
đoạn phát triển mạnh về thể lực, tâm sinh lí, muốn phô trương, khẳng định sự cam đảm
và bản lĩnh của mình. Do đó tâm trạng rất thất thường, dễ xúc động, dễ bị kích động,
lòng kiên trì và năng lực kiềm chế thấp. Bột phát, nông nổi dẫn đến hành động liều lính
để "làm người lớn" trong đó có nghiện ma tuý. Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra
sự tò mò của lớp trẻ và sức ép tự nhiên của những trò rủ rê cùng trang lứa là những cú
hích đầu tiên đưa thanh thiếu niên đi vào thử dùng ma tuý.
+ Thiếu tri thức về phòng chống ma tuý cũng là một nguyên nhân
gián tiếp dẫn đến tình trạng phạm tội trong giới trẻ. Mặc dù ở nhà trường đã cung cấp

23
cho các em thấy được về tác hại của ma tuý (chương trình này được đưa vào giảng dạy
từ bậc học phổ thông), cùng các phương tiện thông tin đại chúng tích cực tham gia
tuyên truyền phòng chống song các kiến thức về ma tuý chỉ thực sự có ích, có tác dụng
hữu hiệu, trở thành sức mạnh vật chất đối với các em khi gia đình các em luôn ý thức
về giáo dục phòng chống ma tuý và muốn làm việc này các thành viên trong gia đình
phải có tri thức về vấn đề phòng chống ma tuý. Con cái có hiểu biết hạn chế, méo mó
về ma tuý và lâm vào con đường nghiện ngập, phạm tội và bản thân cha mẹ cũng
không có đủ kiến thức tối thiểu để phát hiện con mình mắc nghiện hay chưa.
2.4 Hậu quả của tệ nạn ma tuý với giới trẻ và sự hưng vong trường tồn
của dân tộc- Mối quan hệ giữa ma tuý và căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS.
Theo tiến sĩ Williams, chuyên gia chống nghiện ma tuý của tổ chức Y tế
thế giới thì quá trình dẫn đến nghiện ma tuý thường diễn ra qua 5 giai đoạn sau:
" Dùng ma tuý thấy thú vị, dễ chịu, lâng lâng, khoái cảm không có gì thì
thấy nhạt nhẽo, thèm muốn; Ma tuý đã trở thành nhu cầu, thiếu nó thì thèm muốn
không chịu nổi, đi tìm nó bằng mọi cách; Dùng liều lượng ma tuý ngày càng tăng lên;

Đấu tranh cai ma tuý- không cai được, lại cai diễn ra với sự khốn khổ về tinh thần,
đớn đau về thể xác, kiệt quệ về tài chính, Nếu giai đoạn 4 không thắng nổi, sẽ dẫn đến
giai đoạn hoàn toàn nguy hiểm: khủng hoảng tinh thần trầm trọng, vừa huỷ hoại mình,
vừa hại gia đình, xã hội bởi hành vi thiếu lí trí, nguy hiểm không lường hết được. Ma
tuý sẽ biến một con người có văn hoá trở thành vô văn hoá, thân tàn ma dại không làm
chủ chính bản thân"  69, tr 120- 121 .
+ Về trật tự trị an, ma tuý chính là nguồn gốc nảy sinh tội phạm và các tệ
nạn xã hội. Một con nghiện khi lên cơn tìm đủ mọi cách để thoả mãn cơn nghiện.
Nhiều vụ án cướp của giết người dã man, buôn ma tuý, cướp giật thủ phạm đều là
những kẻ nghiện hút ma tuý ( chiếm trên 70% tổng số vụ phạm tội hàng năm). Do bị
kích thích sau khi sử dụng chất ma tuý nhiều người đã phạm các tội như gây rối trật tự
công cộng, hiếp dâm, đua xe trái phép, vi phạm luật lệ giao thông gây hậu quả nghiêm
trọng. Có thể khái quát lộ trình chung nhất của những đối tượng nghiện ma tuý đến

24
phạm tội theo sơ đồ sau: dùng ma tuý - nghiện ma tuý - xin tiền gia đình nói dối vào
việc chính đáng - khi bị lộ là con nghiện, gia đình không cho tiền nữa thì trộm cắp tài
sản của gia đình đem bán- hết tài sản gia đình thì lừa người thân, họ hàng, làng xóm -
hết cách thì phạm tội để có tiền hút chích, kể cả giết người. Những đối tượng nghiện
ma tuý chính là nguồn bổ sung tội phạm.
+ Ma tuý gây thiệt hại, tổn thất về kinh tế vô cùng to lớn, làm gia đình
khánh kiệt và xã hội hao tốn tiền của. Với trên 100.000 con nghiện hiện nay trung bình
mỗi năm đã đốt khoảng hơn 2000 tỷ đồng. Song hành cùng với nó là hàng loạt chi phí
cho các hoạt động nhằm ngăn chặn và giải quyết hậu quả - cai nghiện như chi phí công
tác tuyên truyền phòng chống ma tuý, chi phí cho công tác vận động xoá bỏ cây thuốc
phiện, cần sa; chi phí tổ chức cai nghiện tại cộng đồng, xây dựng và quản lí các trung
tấm cai nghiện; chi phí cho hoạt động kiểm soát ma tuý ở biên giới, điều tra truy tố, xét
xử tội phạm về ma tuý; chi phí cho các hoạt động hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý
và chi phí về giam giữ cải tạo số người phạm tội về ma tuý. ( hàng năm bắt giữ từ
19.000- 23.000 người phạm tội về ma tuý). Ở nước ta, chi phí cai nghiện bình quân

trong 3 năm 1998-2000 xấp xỉ khoảng 15 tỷ đồng, đã chi hơn 200 tỉ đồng cho các dự
án phòng chống ma tuý.
+ Với sức khoẻ, nghiện ma tuý là quá trình nhiễm độc trường diễn làm
cho sức đề kháng của cơ thể giảm sút tạo điều kiện cho các căn bệnh phát triển, gây
tổn thương đến cơ quan nội tạng. Tiêm chích ma tuý là nguyên nhân của nhiều bệnh
nhiễm khuẩn, nhiễm độc, viêm tắc tĩnh mạch, viêm mạc nội tạng, viêm gan, lao, nhiễm
khuẩn kém, vô sinh, co giật, xuất huyết, đột quỵ đặc biệt là căn bệnh HIV
+ Ma tuý ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách, biến những
thanh thiếu niên khỏe mạnh thành bóng ma vật vờ, băng hoại đạo đức xã hội và ảnh
hưởng xấu đến nòi giống và sự phát triển, trường tồn của dân tộc. Tôn ti trật tự trong
xã hội bị phá vỡ làm nảy sinh hàng loạt mâu thuẫn trong gia đình như mối quan hệ giữa
con cái với cha mẹ, giữa vợ chồng, anh em. Ma tuý huỷ hoạ và làm xói mòn những nỗ

×