1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN AN PHƢỚC
BÁO IN ĐỊA PHƢƠNG VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-2013
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN AN PHƢỚC
BÁO IN ĐỊA PHƢƠNG VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS: Đinh Văn Hƣờng
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-2012
3
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 3
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 8
6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn 9
7. Kết cấu luận văn 10
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của báo in với việc phát triển
nông nghiệp 11
1.1 Đặc trƣng và vai trò truyền thông của báo in 11
1.2 Báo in ĐBSCL trong bối cảnh truyền thông hiện đại 16
1.3 Khái lƣợc 3 tờ báo đƣợc khảo sát 22
1.4 Đặc điểm công chúng địa phƣơng ĐBSCL 26
Tiểu kết chƣơng 1 29
Chƣơng 2: Thực trạng về vai trò của các báo An Giang, Đồng Tháp và Vĩnh
Long với việc phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long 30
2.1 Vai trò của báo in với việc phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL 30
2.2 Phƣơng thức tác động của báo in để phát huy vai trò trong phát triển nông
nghiệp ở ĐBSCL 35
2.3 Phản hồi của công chúng một số địa phƣơng ĐBSCL về tác động, hiệu quả của
báo in địa phƣơng 50
2.4 Các hình thức liên doanh, liên kết của báo in nhằm thúc đẩy phát triển nông
nghiệp ĐBSCL 58
2.5 Hạn chế, khó khăn của hoạt động báo in đối với phát triển nông nghiệp ĐBSCL
63
Tiểu kết chƣơng 2 70
4
Chƣơng 3: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp để nâng cao hiệu quả của báo in
với phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL 72
3.1 Một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động của báo in đối với phát triển
nông nghiệp ĐBSCL 72
3.2. Những vấn đề đặt ra cho báo in ĐBSCL hiện nay 78
3.3 Các giải pháp để nâng cao hiệu quả truyền thông của báo in địa phƣơng với việc
phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL 85
3.4 Phƣơng thức tổ chức thực hiện 91
Tiểu kết chƣơng 3 95
Kết luận 96
Danh mục tài liệu tham khảo 100
Phụ lục 103
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
ĐBSCL đƣợc coi là vựa lúa, vựa thủy sản, vựa trái cây của cả nƣớc. Hàng
năm, ĐBSCL cung ứng trên 21 triệu tấn lúa, vừa đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc
gia, vừa cung ứng cho xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực này trên 8
tỷ USD/năm, các nhóm hàng xuất khẩu chính của ĐBSCL là thủy sản, gạo, trái
cây… ĐBSCL hiện đóng góp trên 50% sản lƣợng lƣơng thực, 70% sản lƣợng trái
cây, 74% sản lƣợng thủy sản cả nƣớc, trong đó có 90% lƣợng gạo, 60% lƣợng thủy
sản xuất khẩu. Điều này nói lên chất lƣợng, số lƣợng của nông thủy sản có phần
vƣợt trội, hƣớng tới thị trƣờng quốc tế. Để thực hiện đƣợc điều đó, nông dân đồng
bằng không ngừng cải tiến kỹ thuật, ứng dụng nhiều tiến bộ KHKT, từng bƣớc cơ
giới hóa, hiện đại hóa theo hƣớng hội nhập kinh tế thế giới.
ĐBSCL là vùng kinh tế quan trọng, nơi bảo đảm an ninh lƣơng thực quốc
gia, nhƣng vấn đề “nông dân ĐBSCL vẫn còn nghèo” trở thành một nỗi trăn trở,
một câu hỏi lớn trên “luống cày” và cho các nhà hoạch định chính sách. Nông dân
ĐBSCL rất giỏi về kỹ thuật, số nông dân tiên tiến ứng dụng tiến bộ KHKT ngày
càng tăng, các biện pháp thâm canh đều làm tốt hơn các vùng khác, nhƣng vẫn còn
lạc hậu so với thế giới về trình độ cơ giới hóa do đất đai manh mún. Tuy nhiên,
ngoài kinh nghiệm sản xuất, nông dân rất thiếu các kỹ năng khác, chẳng hạn nhƣ kỹ
năng bán hàng, kỹ năng tiếp thị, quảng cáo,v.v để tạo ra thƣơng hiệu quốc tế.
Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp hiện nay là sản xuất hàng hóa, không còn cảnh
tự cung tự cấp nhƣ vài chục năm trƣớc. Nhƣng chuyện bán cho ai, bán ở đâu, bán
vào thời điểm nào, bán nhƣ thế nào… là chuyện còn rất xa lạ đối với nông dân. Hay
những chuyện chung sống với lũ, biến đổi khí hậu, sản xuất sạch, xây dựng thƣơng
hiệu… đã đƣợc nhận diện từ rất lâu trên báo chí ĐBSCL, vừa định hƣớng cho nông
dân vừa tham mƣu cho các cấp chính quyền.
Trong bối cảnh nhƣ vậy, báo chí địa phƣơng 13 tỉnh, thành ĐBSCL chính là
kênh thông tin vô cùng quan trọng và hữu hiệu đối với bà con nông dân, thông qua
các hình thức tiếp cận nhƣ báo in, phát thanh, truyền hình. Không chỉ đơn thuần là
6
thông tin, báo chí ĐBSCL còn là diễn đàn, tƣ vấn – chỉ dẫn, dự báo mùa vụ, thị
trƣờng, là kênh thông tin phản biện từ thực tiễn sản xuất cho chính quyền địa
phƣơng hoạch định các chủ trƣơng, chính sách phát triển nông nghiệp – nông thôn.
Các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nông sản
kịp thời đƣợc phát hiện, dự báo, trở thành những tiêu điểm thời sự phản ánh sôi
động trên báo chí ĐBSCL. Vai trò báo chí nhƣ là chất xúc tác trong mối liên kết
“bốn nhà”: nhà nông, nhà khoa học, nhà nƣớc, nhà doanh nghiệp. Phát thanh, truyền
hình với hình thức tƣơng tác trực tiếp tạo ra sự chú ý của nông dân trong tiếp cận
thông tin nông nghiệp; thì báo in với tính lƣu trữ cao, phân tích, lý giải có tính
thuyết phục, định hƣớng chuyên sâu đóng vai trò hết sức quan trọng để đƣa sáng tạo
kỹ thuật mới vào nông nghiệp, tạo ra mô hình kinh tế tổng hợp có hiệu quả. Mặt
khác, những định hƣớng về quy hoạch vùng sản xuất, sản xuất theo tiêu chuẩn
VietGAP, GlobalGAP để tạo hàng hóa xuất khẩu qua Âu - Mỹ, phát huy ƣu thế
cạnh tranh cho nông nghiệp ĐBSCL, phát hiện và nhân rộng mô hình sản xuất mà
điển hình nhƣ “Cánh đồng mẫu lớn” là ƣu thế của báo in.
Báo in ĐBSCL đã góp phần tạo nên đột phá cho nông nghiệp ĐBSCL, với
những thành tựu nổi bật: nâng cao sản lƣợng - chất lƣợng lúa hàng hóa, chuẩn hóa
công tác giống vật nuôi – cây trồng, ứng dụng tiến bộ KHKT, công nghệ mới, cơ
giới hóa sản xuất. Tuy nhiên, vai trò, tác động đó, đến nay vẫn chƣa đƣợc nghiên
cứu, đánh giá và phân tích một cách sâu sắc, toàn diện. Chính vì thế, cần có những
công trình nghiên cứu về báo in với phát triển nông nghiệp. Từ đó nhận dạng báo in
ĐBSCL trong xu hƣớng vận động và phát triển của báo chí Việt Nam. Ƣu thế, triển
vọng, cũng nhƣ những hạn chế, khó khăn cần khắc phục của báo in ĐBSCL để ngày
càng mang lại hiệu quả cao hơn. Các cơ quan báo chí cần có đội ngũ phóng viên,
biên tập viên giỏi chuyên môn, am hiểu lĩnh vực nông nghiệp cũng là thách thức lớn
của báo in ĐBSCL.
Sống giữa vùng đất châu thổ phù sa trù phú ĐBSCL, có thời gian phụ trách
mảng đề tài kinh tế nông nghiệp ĐBSCL ở Báo Vĩnh Long, nên ngƣời viết rất tâm
đắc khi chọn đề tài “Báo in địa phƣơng với việc phát triển nông nghiệp ở Đồng
7
bằng sông Cửu Long (Khảo sát các báo An Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long, từ
năm 2011-2012)”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua tìm hiểu của chúng tôi, đề tài “Báo in địa phƣơng với việc phát triển
nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long”, lần đầu tiên đƣợc triển khai, nghiên
cứu góc tiếp cận chuyên sâu.
Ở những góc độ khác, đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến NN-ND-
NT và báo in ĐBSCL. Ở cấp độ Luận văn thạc sĩ, Luận văn “Nhu cầu sử dụng
thông tin nông nghiệp nông thôn của nông dân” của Lê Thị Huê chuyên ngành xã
hội học năm 2011, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội. Luận văn nêu thực trạng tiếp nhận thông tin của nông dân đã đƣợc nêu
trong Luận văn cho nông dân rất quan tâm các thông tin phục vụ sản xuất nông
nghiệp, thị trƣờng nông sản và đi đến kết luận: nông dân rất mong muốn tìm kiếm
thông tin nông nghiệp.
Vấn đề chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân cũng từng có một số luận
văn nghiên cứu. Nhƣ trong luận văn “Xây dựng mô hình tổ liên kết sản xuất để
chuyển giao kết quả nghiên cứu nuôi thuỷ sản cho nông dân vùng Đồng Tháp Mười
tỉnh Long An” của thạc sĩ Lê Thị Thanh Hƣơng, chuyên ngành Quản lý Khoa học
và công nghệ, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội. Luận văn đã chỉ ra rằng, Tổ liên kết sản xuất trong nông nghiệp là sản phẩm tất
yếu của nền sản xuất hàng hoá trong kinh tế thị trƣờng càng gay gắt. Tuy nhiên ở
luận văn này, chƣa nhìn thấy đƣợc sự tác động của báo chí truyền thông trong “xây
dựng mô hình”, bởi đó là kênh thông tin hiệu quả nhằm phát hiện, đánh giá và nhân
rộng các mô hình. Để giải quyết những tồn tại trong sản xuất tập thể trƣớc đây và
thực tế nhu cầu sản xuất hàng hóa lớn – nông dân cần liên kết tạo thành sức mạnh,
thì vai trò lý giải, thuyết phục của báo chí là vô cùng lớn.
Luận văn thạc sĩ của Lê Thái Hà về “Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông
thôn trên báo in hiện nay”, chuyên ngành báo chí học, Trƣờng Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, do PGS.TS Đinh Văn Hƣờng hƣớng
8
dẫn khoa học. Luận văn góp phần làm rõ nội dung nhận thức về NN-ND-NT Việt
Nam và vị trí của nó trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nƣớc thông qua hoạt
động báo chí truyền thông. Qua đó khẳng định những đóng góp của báo in trong
việc tuyên truyền đƣa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống và trách nhiệm nâng cao
chất lƣợng tuyên truyền về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” trên báo in, chỉ ra
những biện pháp khả thi cho quá trình này.
Năm 2011, nghiên cứu luận văn của thạc sĩ Bùi Thị Hồng Vân do PGS.TS
Vũ Quang Hào hƣớng dẫn với đề tài: “Vấn đề chỉ dẫn – tư vấn khoa học kỹ thuật
nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam”. Luận văn phân tích thực trạng
chỉ dẫn – tƣ vấn KHKT cho nông dân trên báo chí Việt Nam, những mặt đƣợc và
chƣa đƣợc. Từ đó, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả chỉ dẫn – tƣ vấn.
Luận văn có tính ứng dụng thực tiễn cao cho các phƣơng tiện truyền thông về chỉ
dẫn – tƣ vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân ở Việt Nam và trong luận văn này
chúng tôi tham khảo một số tƣ liệu.
Trong phạm vi rộng hơn, liên quan đến báo chí ĐBSCL, cũng có nhiều luận
văn nghiên cứu ở từng lĩnh vực khác nhau.
Luận văn thạc sĩ báo chí học: “Tính thuyết phục và hiệu quả của truyền
hình trực tiếp ở khu vực ĐBSCL” của tác giả Lê Thanh Trung, Học viên Cao học
khóa 8, Học viện Báo chí & Tuyên truyền.
Luận văn thạc sĩ báo chí học: “Khảo sát bước đầu về báo chí cho đồng bào
tôn giáo và dân tộc ở ĐBSCL: Khảo sát báo chí địa phương và khu vực 2004-2005”
của tác giả Nguyễn Văn Tấn, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội, năm 2006.
Luận văn thạc sĩ báo chí học: “Nâng cao chất lượng và hiệu quả chương
trình truyền hình địa phương ĐBSCL (khảo sát qua Đài truyền hình Vĩnh Long, giai
đoạn 2000-2001)” của tác giả Hồ Minh Trữ, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2006.
Luận văn thạc sĩ báo chí học: “Báo Đảng ở các tỉnh ĐBSCL hiện nay” của
tác giả Đoàn Phƣơng Nam, Học viện Báo chí & Tuyên truyền, 2008.
9
Và một số công trình, dự án, tiểu luận, khóa luận cử nhân ít, nhiều liên quan
đến đề tài này.
Có thể nói, đề tài nghiên cứu về báo chí ĐBSCL đến nay đã có nhiều,
nhƣng những nghiên cứu về vai trò, tác động của báo in với phát triển nông nghiệp
ĐBSCL thì chƣa có đề tài nghiên cứu một cách chuyên sâu và toàn diện ở cấp độ
thạc sĩ. Vì thế, chúng tôi mong muốn đây sẽ là một trong những đề tài nghiên cứu
đầu tiên khai phá “vùng báo in” ĐBSCL với việc phát triển nông nghiệp ĐBSCL
trên phƣơng diện báo chí học.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là vai trò, tác động, hiệu quả của báo in với phát triển
nông nghiệp ở ĐBSCL.
Phạm vi nghiên cứu là khảo sát các tờ báo in địa phƣơng An Giang, Đồng
Tháp và Vĩnh Long, từ năm 2011-2012.
Lý do chọn 3 cơ quan báo in: An Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long - là vùng
tam giác cùng chịu tác động của phù sa ngọt, vùng có năng suất sản lƣợng lúa, thủy
sản cao nhất khu vực ĐBSCL. Hoạt động báo in khu vực tam giác này rất năng
động, có thể đƣợc xem là đại diện cho báo in toàn vùng. Báo An Giang, có số lƣợng
phát hành lớn, có nhiều liên kết với doanh nghiệp và chính nơi đây đã tạo ra mô
hình “Cánh đồng mẫu lớn” đang đƣợc nhân rộng cả nƣớc. Báo Vĩnh Long có ƣu
thế ở trung tâm đồng bằng, báo này sớm hƣớng thông tin ra khu vực và có những
bài viết với tầm nhìn khu vực từng đạt nhiều giải báo chí quốc gia, có chú ý đối
tƣợng phát hành ở vùng nông thôn. Một số tờ báo đã tạo nhiều hình thức liên kết
với doanh nghiệp, viện, trƣờng để phổ biến KHKT cho nông dân có hiệu quả.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn bƣớc đầu chỉ ra đƣợc ƣu điểm, cũng nhƣ khuyết điểm, hạn chế
của báo in với phát triển nông nghiệp ĐBSCL. Rút ra những bài học kinh nghiệm,
đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông của báo in
10
ĐBSCL. Qua đó phục vụ ngày càng thiết thực cho ngƣời nông dân, đóng góp tích
cực vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp ĐBSCL.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nhƣ trên, chúng tôi sẽ khảo sát các tác phẩm báo in
đã đăng tải trên các báo An Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long liên quan đến nông
nghiệp, trong 2 năm 2011-2012. Qua thống kê, đánh giá, phân tích, phân loại các
yếu tố liên quan đến nông nghiệp để làm rõ tác động của báo in ĐBSCL. Đánh giá
hiệu quả thực tế của công chúng đọc báo ĐBSCL đối với các tác phẩm báo in, qua
phƣơng pháp phỏng vấn sâu trƣờng hợp cụ thể, điển hình. Đồng thời, đề ra giải
pháp truyền thông cho các bài viết, chuyên trang, chuyên mục theo hƣớng gần gũi,
sát thực và dễ hiểu đối với ngƣời nông dân. Bởi đây là cơ sở thông tin quan trọng để
ngƣời dân ĐBSCL tìm đƣợc giải pháp phù hợp canh tác hiệu quả, nâng cao trình độ
sản xuất nông nghiệp. Cụ thể là:
- Hệ thống các tác phẩm báo in liên quan đến nông nghiệp để so sánh, đánh
giá mức độ, hiệu quả tác động.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn, đề xuất các giải
pháp cải tiến hình thức, nâng cao chất lƣợng nội dung.
- Gợi ý các phƣơng thức liên doanh, liên kết giữa báo in và doanh nghiệp,
ngành nông nghiệp để đƣa báo đến tay nông dân.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng những kiến thức lý luận của
chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, cùng với hệ thống, quan điểm,
đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển nông nghiệp và báo chí. Trong quá
trình tiến hành thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp sau
đây:
- Phƣơng pháp khảo sát tài liệu: đƣợc sử dụng để tiếp cận các giáo trình,
các tài liệu và các công trình nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc, rút ra những vấn
đề lý luận cần thiết.
11
- Kết hợp và vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: sƣu tầm tài liệu,
thống kê, phân loại, so sánh, hệ thống hóa các sự kiện để đánh giá thông tin và đƣa
ra nhận xét. Xử lý tƣ liệu kết hợp phân tích kết quả khảo sát.
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Chúng tôi sẽ thực hiện khảo sát bằng phỏng
vấn trực tiếp các chuyên gia nông nghiệp, lãnh đạo địa phƣơng, tổng biên tập (hoặc
phó tổng biên tập), các phóng viên chuyên trách mảng đề tài nông nghiệp, nông dân
các địa phƣơng khảo sát để thăm dò dƣ luận, phản hồi, thu thập các số liệu, ghi nhận
đánh giá hiệu quả tác động của báo in địa phƣơng.
6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn
Trong dòng chảy truyền thông hiện đại, báo in ĐBSCL cũng có những đóng
góp nhất định. Thông qua đề tài luận văn, chúng tôi đƣa ra cái nhìn cận cảnh hơn về
hoạt động báo in, sự vận động tìm hƣớng đi riêng của từng cơ quan báo in trong xu
hƣớng cạnh tranh ngày càng gay gắt với các loại truyền thông khác ở khu vực này.
Để đánh giá một cách thiết thực vai trò, tác động của báo in ĐBSCL đối với phát
triển nông nghiệp, ngƣời viết luận văn mong rằng luận văn này sẽ là tài liệu tham
khảo hữu ích cho các cơ quan truyền thông, tài liệu bổ ích tham mƣu cho các cấp
chính quyền định hƣớng phát triển báo chí phục vụ Nghị quyết NN-ND-NT
hiện nay.
Về lý luận, luận văn làm rõ vai trò của truyền thông trong mối tƣơng quan
với sản xuất ngành nông nghiệp. Sự vận động của báo in ĐBSCL thể hiện rất rõ
trong những năm qua chính là không ngừng nâng cao vai trò, tác động trên mọi lĩnh
vực đời sống, nhất là trong quá trình đƣa nền nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang
sản xuất hàng hóa. Chứng minh xu hƣớng liên kết, liên doanh trong hoạt động kinh
tế của báo in là hƣớng đi tất yếu của truyền thông. Vai trò của báo in trong giai đoạn
“bùng nổ” truyền thông tƣơng tác, truyền thông đa phƣơng tiện.
Về thực tiễn, những đúc kết từ thực tế của luận văn phác thảo đƣợc rõ nét
tác động của báo in ĐBSCL để có thể đƣa ra những mô hình truyền thông nông
nghiệp tốt nhất có thể. Mục đích cuối cùng là phục vụ nhu cầu của ngƣời nông dân,
12
giúp nông dân nâng cao tri thức, làm giàu, ứng phó và thích nghi nhanh trƣớc tác
động của các yếu tố thiên nhiên và diễn biến của kinh tế thị trƣờng.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể ứng dụng cho các chuyên trang,
chuyên mục trên báo in, không chỉ về nông nghiệp mà còn là cơ sở mở ra hƣớng
ứng dụng, liên doanh, liên kết cho các lĩnh vực khác. Đồng thời, gợi niềm hứng thú
cho các nghiên cứu tiếp theo khi nghiên cứu về xu hƣớng vận động của báo chí
ĐBSCL.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của luận văn gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò, tác động của báo in với
việc phát triển nông nghiệp ĐBSCL.
Chƣơng này trình bày đặc trƣng và vai trò truyền thông của báo in; Sự vận
động của báo in ĐBSCL trong bối cảnh truyền thông hiện đại; Một số đặc điểm
công chúng của báo địa phƣơng ĐBSCL.
- Chƣơng 2: Thực trạng tác động của các báo An Giang, Đồng Tháp và
Vĩnh Long với việc phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL.
Nội dung của chƣơng này đi sâu phân tích, đánh giá kết quả khảo sát thực tế
của tác phẩm báo in cụ thể. Khái quát những thành công, hạn chế; các chuyên trang,
chuyên mục, thể loại báo chí đƣợc sử dụng phục vụ cho nội dung nông nghiệp.
- Chƣơng 3: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp để nâng cao hiệu quả của báo
in địa phƣơng với việc phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL.
Chƣơng này đúc rút một số vấn đề đặt ra trong quá trình khảo sát; đƣa ra
các giải pháp cụ thể để nâng cao vai trò, tác động của báo in với phát triển nông
nghiệp ĐBSCL những năm tiếp theo.
Nội dung của luận văn sẽ đƣợc trình bày theo thứ tự chƣơng, mục trên.
13
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ,
TÁC ĐỘNG CỦA BÁO IN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP
1.1 Đặc trƣng và vai trò truyền thông của báo in
Khái niệm báo chí theo nghĩa rộng đƣợc dùng để chỉ các sản phẩm phát hành
thông qua các loại hình báo in, báo phát thanh, báo hình và báo mạng điện tử.
Truyền thông đại chúng là phƣơng tiện chuyển tải thông điệp, thông qua hệ thống
các kênh truyền thông tác động vào công chúng để thông tin và chia sẻ tƣ tƣởng,
tình cảm, kỹ năng và kinh nghiệm… nhằm lôi kéo và thuyết phục, tập họp và tổ
chức công chúng tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đã và đang đặt ra.
Hai khái niệm này trong thực tiễn gần nhƣ trùng khớp nhau.
Về phƣơng diện lý thuyết, truyền thông đại chúng là một trong những khái
niệm cơ bản, chiếm vị trí trung tâm, nền tảng trong hệ thống lý luận báo chí –
truyền thông nói chung. Trên phƣơng diện thực tiễn, truyền thông đại chúng đang
đƣợc đang là một lực lƣợng xã hội rất quan trọng trong việc tham gia giải quyết các
vấn đề chính trị - kinh tế - xã hội hàng ngày, trên phạm vi quốc gia, quốc tế, khu
vực hay trong khuôn khổ gia đình.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững, truyền thông ở bình diện tổng quát, đƣợc
hiểu là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tƣ tƣởng, tình cảm, chia sẻ kỹ năng và
kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều ngƣời nhằm góp phần nâng cao (thay đổi) nhận
thức, mở rộng hiểu biết, tiến tới thay đổi thái độ và hành vi của công chúng. Bản
chất xã hội của truyền thông là tƣơng tác và chia sẻ, thực hiện những cuộc vận động
xã hội trên cơ sở tƣơng tác bình đẳng giữa chủ thể và khách thể nhằm hƣớng tới
mục tiêu chung vì lợi ích cộng đồng [7, tr.32]. Truyền thông là một trong những
kênh quan trọng nhất, thể hiện rõ nhất tính công khai, dân chủ hóa đời sống xã hội.
Các kênh truyền thông rất đa dạng, nhƣng về cơ bản có các dạng thức nhƣ truyền
thông cá nhân, truyền thông nhóm và truyền thông đại chúng [7, tr.33].
14
Chính vì thế, yêu cầu quan trọng nhất của hoạt động báo chí – truyền thông
là góp phần thay đổi nhận thức của công chúng xã hội, làm cho nhận thức của nhân
dân từ chƣa đúng đến đúng đắn hơn, từ nông đến sâu, từ nhiều khác biệt đến nhiều
tƣơng đồng hơn… Và cuối cùng là thống nhất nhận thức, tạo ra đồng thuận để hình
thành thái độ chung, niềm tin, ý chí làm cơ sở cho hành động của đông đảo quần
chúng tham gia giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển. Tạo lập,
gây dựng niềm tin và ý chí cho hàng triệu ngƣời là mục tiêu quan trọng nhất của
báo chí – truyền thông. Trƣớc hết là làm cho công chúng tin cậy vào cơ quan báo
chí thông qua việc cung cấp thông tin nóng hổi, chân thực, nhiều chiều và hoạt động
quan hệ công chúng một cách chuyên nghiệp. Hiệu quả tác động của báo chí do đó
cũng chịu sự chi phối, phụ thuộc của nhiều yếu tố, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội; từ chủ quan đến khách quan… thể hiện theo các bình diện sau:
Thứ nhất, giao diện, tần suất và cƣờng độ giao tiếp của công chúng với các
sản phẩm báo chí – truyền thông;
Thứ hai, năng lực tác động, khả năng chi phối của các ấn phẩm báo chí đối
với cộng đồng thông qua việc khơi nguồn, thể hiện – truyền dẫn, định hƣớng và
điều hòa dƣ luận xã hội;
Thứ ba, mối quan hệ tác động phản hồi – quan hệ ngƣợc (feedback) của công
chúng đối với các ấn phẩm báo chí cũng nhƣ thông điệp truyền thông;
Thứ tư, vai trò của báo chí – truyền thông trong việc xã hội hóa cá nhân,
trong việc hình thành, thể hiện diện mạo văn hóa cộng đồng cũng nhƣ góp phần
hoàn thiện nhân cách mỗi con ngƣời.
Thứ năm, khả năng thuyết phục, tập họp và tổ chức công chúng tham gia giải
quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đang đặt ra.
Từ những phân tích trên đây cho thấy, mỗi loại hình báo chí cần chú ý khai
thác những đặc trƣng thế mạnh của mình trong vai trò phát huy sức mạnh của dƣ
luận xã hội. Riêng đối với báo in, thời gian qua đã làm rất tốt vai trò này của mình.
Thông qua việc khơi nguồn, tạo lập dƣ luận xã hội, phản ánh dƣ luận xã hội để từ
đó định hƣớng dƣ luận xã hội. Cũng nhƣ các loại hình báo chí khác, báo in lấy dƣ
15
luận xã hội làm nội dung, làm chất liệu phản ánh, vừa thông qua đó để định hƣớng
dƣ luận xã hội. Dùng dƣ luận để giải thích, thuyết phục dƣ luận và để định hƣớng
dƣ luận là cách làm có sức hấp dẫn nhất của báo in.
Báo in là loại hình báo chí ra đời sớm nhất và là loại hình gốc của mọi loại
hình báo chí sau này.
Theo PGS.TS Đinh Văn Hƣờng, báo in là tên gọi loại hình báo chí chuyển
tải thông tin và hình ảnh trên giấy, đƣợc thực hiện bằng phƣơng tiện kỹ thuật in và
đƣợc phát hành rộng rãi trong xã hội. Các ấn phẩm báo in gồm có: báo, tạp chí, phụ
trƣơng và bản tin.
Định kỳ của báo in có nhiều mức độ khác nhau nhƣ: hàng ngày, hàng tuần.
Định kỳ của báo in chính là sự xuất hiện theo chu kỳ đều đặn và tƣơng đối ổn định
của sản phẩm báo. Chu kỳ xuất hiện có ý nghĩa quan trọng đối với báo in vì nó quy
định thời điểm mà công chúng đón nhận sản phẩm. Nếu tính định kỳ của báo in bị
phá vỡ có nghĩa là phá vỡ luôn cả thói quen mua (hay nhận) báo in vào giờ đó của
ngƣời đọc và ngƣời đọc sẽ đi tìm phƣơng tiện khác để thỏa mãn nhu cầu thông tin
của mình.
Sản phẩm báo in đƣợc phát hành rộng rãi trong xã hội, từng loại báo, từng tờ
báo in đều có đối tƣợng riêng. Báo in địa phƣơng ĐBSCL chủ yếu phục vụ đối
tƣợng bạn đọc địa phƣơng. Nội dung thông tin trong các ấn phẩm đó mặc nhiên chỉ
quan tâm chủ yếu đến đối tƣợng của mình. Nhƣ vậy, mỗi một tờ báo in đều có công
chúng khác nhau và công chúng thực hiện phƣơng thức tiếp nhận theo những hƣớng
khác nhau.
Báo in chuyển tải nội dung thông tin thông qua văn bản in gồm: chữ in, hình
vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ tĩnh. Toàn bộ các yếu tố thể hiện nội dung thông tin
của tác phẩm báo in xuất hiện đồng thời trƣớc mắt ngƣời đọc. Sự đồng hiện của báo
in đƣợc thể hiện bằng những thông tin cùng xuất hiện đồng thời trên trang báo in,
thông qua việc trình bày tổ chức trang báo, nhƣ: tên chuyên mục, tiêu đề, tít, sapô
hoặc những dòng chữ gây chú ý, tít phụ cùng sự hỗ trợ của hình vẽ, tranh ảnh, sơ
đồ, biểu đồ… Công chúng đọc một bài báo in có thể do tít và sa-pô hấp dẫn hay
16
cũng có thể do hình ảnh, biểu đồ minh họa gây ấn tƣợng. Cũng chính vì vậy mà có
thể nói sự đồng hiện thông tin của bài viết trên cùng một trang báo in là một trong
những lợi thế nhất định của báo in. Và đây cũng chính là lợi thế khi tiếp cận các vấn
đề nông nghiệp. Vừa có chữ, vừa có hình ảnh, công chúng báo in ĐBSCL rất dễ
hình dung để nắm bắt thông tin thời vụ, mô hình làm ăn hiệu quả, những hƣớng dẫn
kỹ thuật canh tác một cách chính xác. Công chúng có thể cùng lúc lƣớt mắt trên
toàn bộ bài báo và sau đó tìm những thông tin thú vị, bổ ích hoặc cần thiết cho
mình. Công chúng có thể đọc báo in bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu và làm tài liệu lƣu
trữ trong nhiều năm, cũng nhƣ chia sẻ tƣ liệu dễ dàng cho ngƣời xung quanh.
Từ phƣơng thức thông tin đặc thù trên, báo in có những đặc trƣng sau:
Một là, công chúng tiếp nhận thông tin trên báo in thông qua thị giác – giác
quan quan trọng nhất của con ngƣời trong mối quan hệ với thế giới xung quanh, vì
vậy ngƣời đọc hoàn toàn chủ động trong việc tiếp nhận thông tin từ báo in. Sự chủ
động bao gồm từ việc bố trí thời điểm đọc, lựa chọn trình tự đọc đến việc chủ động
về tốc độ đọc, cách thức đọc khi trong tay có một tờ báo in cụ thể. Buổi sáng ngƣời
ta có thể mua một tờ báo in của một cơ quan báo chí nào đó, đọc lƣớt qua các tin
tức, bình luận quan trọng rồi chiều tối về nhà mới đọc tiếp những tờ báo dài và đáng
quan tâm nhƣ phóng sự, phản ánh, tiểu luận, các loại bài ký, các truyện ngắn,… Khi
đọc các tờ báo in, ngƣời ta hoàn toàn có thể đọc lƣớt nhanh những nội dung quen
thuộc, đọc kỹ hay đọc lại những nội dung phức tạp mà khi đọc lần đầu họ chƣa hiểu
cặn kẽ. Đặc trƣng này tạo cho báo in khả năng thông tin những nội dung sâu sắc,
phức tạp. Điều này giúp cho việc thông tin về nông nghiệp cho công chúng ĐBSCL
trở nên thuận lợi bởi công chúng báo in có thể đọc đi đọc lại cho đến khi hiểu cặn
kẽ vấn đề. Hơn nữa, báo in địa phƣơng ĐBSCL còn là ngƣời bạn đồng hành của nhà
nông, và nhƣ vậy, với một tờ báo in cầm trên tay, công chúng có thể vừa đọc vừa
làm theo, học tập kinh nghiệm từ mô hình sản xuất, kinh nghiệm nhà nông trên báo
thật dễ dàng.
Hai là, vì sự tiếp nhận thông tin từ báo in của công chúng là quá trình chủ
động, đòi hỏi ngƣời đọc phải tập trung cao độ, phải huy động sự làm việc tích cực
17
của trí não. Nhờ đó, khả năng ghi nhớ thông tin tăng, giúp ngƣời đọc có thể nhận
thức sâu sắc những mối quan hệ bên trong phức tạp và tế nhị của các vấn đề, sự
kiện. Chính vì vậy, báo in không chỉ thông tin phản ánh sự kiện, vấn đề, mà còn
phân tích, đánh giá, định hƣớng có chiều sâu và thuyết phục công chúng bằng lý lẽ,
dẫn chứng cụ thể.
Ba là, việc lƣu trữ báo in rất đơn giản và thuận lợi, phù hợp với thói quen
của nhiều ngƣời đọc. Do đó, báo in trở thành nguồn tƣ liệu quý giá đối với ngƣời
đọc. Nguồn tƣ liệu đó có thể đƣợc lƣu trữ lâu dài (nguyên bản hoặc lƣu giữ riêng
những tin tức bài vở đƣợc quan tâm, dẫn liệu minh chứng trong các công trình
nghiên cứu xã hội, lịch sử). Trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc trƣng này giúp báo in
có lợi thế đặc biệt so với phát thanh và truyền hình. Công chúng có thể lƣu giữ bài
báo lại để khi gặp tình huống tƣơng tự nêu trên bài báo thì có thể đem ra xem lại.
Trong quá trình khảo sát thực tế, chúng tôi đã tiếp cận nhiều nông dân lƣu trữ khá
nhiều bài báo nêu kinh nghiệm, mô hình sản xuất đăng tải trên báo để dành làm tài
liệu tham khảo. Nhiều trƣờng hợp, khi báo đăng một mô hình sản xuất hay, hiệu quả
còn đƣợc nông dân sao chép và truyền tay nhau nhƣ một tài liệu tham khảo hữu
dụng cho mình.
Phạm vi tác động của báo in đôi khi có hạn chế vì chỉ có ngƣời biết chữ mới
có thể đọc báo và có những vấn đề, chỉ có những ngƣời có một trình độ học vấn
nhất định mới có thể hiểu đƣợc. Riêng về mặt này, phát thanh và truyền hình có ƣu
thế hơn so với báo in khi mà hầu nhƣ tất cả các thành viên của xã hội bất kể trình độ
văn hoá nhƣ thế nào đều có thể tiếp nhận thông tin do phát thanh, truyền hình
mang lại.
Việc phát hành báo in đƣợc thực hiện theo phƣơng thức trao tay, vì thế việc
báo in đến với ngƣời đọc sớm hay muộn phụ thuộc vào phát triển hạ tầng giao
thông và các phƣơng tiện chuyên chở, phân phối báo ở đó. Ở nƣớc ta, báo in chủ
yếu chỉ đƣợc phát hành ở các thành phố, thị trấn đông dân cƣ, thuận lợi về giao
thông đi lại. Ở các địa phƣơng xa trung tâm, báo in thƣờng đến muộn, tin tức trở
thành lạc hậu. Vì thế ở khu vực này, ảnh hƣởng của thông tin từ báo in rất hạn chế.
18
Hiện nay ở nhiều vùng nông thôn của khu vực ĐBSCL, nhiều nông dân còn “chưa
nhìn thấy mặt tờ báo”.
Tuy nhiên, báo in trong thực tiễn ở ĐBSCL có một ƣu thế khác. Do là vùng
trọng điểm nông nghiệp nên 80% dân số sống ở nông thôn, ít tiếp cận với internet
nên báo in vẫn là kênh thông tin đƣợc nông dân tiếp xúc nhiều và có độ tin cậy cao.
Thông tin phục vụ sản xuất, kiến thức nông học truyền qua kênh báo in vẫn chiếm
ƣu thế.
Trong quá khứ, báo in các tỉnh khu vực ĐBSCL ra đời trƣớc, sau khi thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam và báo in là phƣơng tiện cực kỳ hữu hiệu, gần nhƣ
duy nhất đóng vai trò cơ quan ngôn luận của Đảng, diễn đàn của nhân dân đấu tranh
chống thực dân, đế quốc xâm lƣợc. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định
hai nhiệm vụ chiến lƣợc của nƣớc ta là: xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa; đến năm 2020 cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng
hiện đại. Để đi tắt đón đầu, xây dựng nƣớc ta thành một quốc gia công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, cùng với vai trò của khoa học công nghệ, văn hoá, giáo dục, thông tin
trên báo in có vị trí hết sức quan trọng. Thông tin trên báo in không chỉ cung cấp,
phổ biến kiến thức, nâng cao dân trí, cổ động và tổ chức phong trào cách mạng của
nhân dân để thực hiện thành công mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, mà
còn tham gia ngày càng trực tiếp và có hiệu quả vào việc bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nƣớc ta đƣợc tiến hành trong điều
kiện tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành theo cơ chế
thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đã khiến nhu cầu của các đối tƣợng trong
xã hội về tiếp nhận và cung cấp thông tin ngày càng cao và đa dạng.
Xu hƣớng hội tụ thông tin – viễn thông – tin học đang diễn ra mạnh mẽ là
yếu tố tích cực tác động đến sự phát triển thông tin ở nƣớc ta. Báo in địa phƣơng
ĐBSCL cũng đã tận dụng xu hƣớng này để mở rộng phạm vi tác động, thu hút thêm
đối tƣợng bạn đọc trong và ngoài nƣớc.
1.2 Báo in ĐBSCL trong bối cảnh truyền thông hiện đại
19
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, các tỉnh ĐBSCL sáp nhập địa giới
hành chính còn 9 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Cửu Long,
Hậu Giang, Minh Hải, Kiên Giang và Bến Tre. Các tờ báo Đảng trở thành tuần báo,
8 trang, khổ A3, phát hành theo đƣờng Bƣu điện, số lƣợng từ 1.500 – 4.000 bản.
Thời kỳ bao cấp, tòa soạn có từ 30 – 50 cán bộ, phóng viên.
Từ thập niên 90 của thế kỷ 20, do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, các tỉnh
ĐBSCL lại đƣợc chia tách địa giới hành chính, đến năm 2004 ĐBSCL có 12 tỉnh và
1 thành phố trực thuộc trung ƣơng. Hệ thống báo chí địa phƣơng phát triển mạnh
mẽ về số lƣợng, chất lƣợng với chiến lƣợc “Hội nhập và phát triển” báo in đã có
những bƣớc tiến rất xa.
Các tờ báo in địa phƣơng từ tuần báo đã nâng kỳ báo phát hành lên 3 – 5 kỳ/
tuần, riêng thành phố Cần Thơ có nhật báo Cần Thơ. Chất lƣợng các tờ báo nâng
lên cả nội dung lẫn hình thức, đội ngũ lãnh đạo cơ quan báo chí, phóng viên, kỹ
thuật viên đƣợc đào tạo và nâng cao tay nghề. Các ấn phẩm báo in đáp ứng nhu cầu
thông tin ngày càng đa dạng của công chúng ĐBSCL.
Trong bối cảnh truyền thông hiện đại, nhất là sự lớn mạnh của truyền hình và
báo mạng điện tử, báo in ĐBSCL đang vận động hết sức mình để “Hội nhập và phát
triển”. Năm 1992, các cơ quan báo chí trong tỉnh chủ yếu thực hiện 2 chức năng:
Thông tin và tuyên truyền. Hiện nay thực hiện có hiệu quả 4 chức năng: Thông tin,
tuyên truyền, giải trí và phản biện [25, tr.3].
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ điện tử và tin học, không gian
thông tin của báo chí ngày nay trên lý thuyết, đã không còn giới hạn. Từng loại hình
báo chí đã tìm ra lối đi riêng của mình, phát huy những lợi thế đặc thù để trụ vững
trong lòng công chúng. Trong cuộc cạnh tranh của các phƣơng tiện truyền thông,
cho thấy nhu cầu ngày càng cao của công chúng hiện đại đang đƣợc phục vụ
tốt hơn. Đặc biệt, sự xuất hiện của báo Điện tử trong các cơ quan báo in địa phƣơng
ĐBSCL, với 9/13 cơ quan báo in có phát hành báo điện tử, đƣợc ví nhƣ “cánh tay
nối dài” của báo in địa phƣơng.
20
Bảng 1.1: CÁC ẤN PHẨM CỦA 13 CƠ QUAN BÁO IN Ở ĐBSCL
STT
Tên báo
Số
lƣợng
ấn
phẩm
Tên ấn phẩm
Ghi
chú
Nhật
báo
Báo kỳ
trong
tuần
Báo
cuối
tuần
Số kỳ
phát
hành/
tuần
Loại khác
1
Báo
An Giang
2
x
x
5
An Giang
Online
2
Báo
Bạc Liêu
3
x
x
3
Bạc Liêu
Online
Tờ báo
Khmer
ngữ
3
Báo
Đồng Khởi
(Bến Tre)
2
x
3
Đồng Khởi
Online
4
Báo
Cà Mau
4
x
x
3
Nguyệt san
Cà Mau
Online
5
Báo
Cần Thơ
3
x
Cần Thơ
Online
Tờ báo
Khmer
ngữ
6
Báo
Đồng Tháp
3
x
x
3
Đồng Tháp
Online
7
Báo
Hậu Giang
3
x
x
3
Hậu Giang
Online
8
Báo
Kiên Giang
3
x
x
3
9
Báo
Long An
3
x
x
3
Đặc
san 2
tháng/
kỳ
10
Báo
Sóc Trăng
2
x
3
Tờ báo
Khmer
ngữ
11
Báo
Ấp Bắc
(Tiền Giang)
4
x
x
3
Nguyệt san
Ấp Bắc
Online
12
Báo
Trà Vinh
2
x
2
Tờ báo
Khmer
ngữ
13
Báo
Vĩnh Long
3
x
x
5
Vĩnh Long
Online
21
Từ bảng thống kê trên cho thấy không chỉ có báo in Việt ngữ, các nguyệt
san, đặc san, báo in ĐBSCL còn có 4 tờ báo Khmer ngữ phục vụ cộng đồng ngƣời
dân tộc Khmer địa phƣơng. Kênh báo điện tử đƣợc đánh giá là “góp phần đưa chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước kịp thời đến đông đảo công chúng. Báo
điện tử còn là cánh tay nối dài cho báo in địa phương, giúp thông tin từ báo in có
thêm kênh chuyển tải mới và nhờ đó tờ báo khai thác thêm lượng độc giả vượt
ngoài phạm vi của tỉnh” (Ông Tân Văn Ngữ - Tổng Biên tập Báo An Giang).
Vấn đề đổi mới nội dung, hình thức của tờ báo đƣợc lãnh đạo các cơ quan
báo chí đặc biệt quan tâm. Hầu hết các tờ báo địa phƣơng hiện nay đều có đội ngũ
kỹ thuật phụ trách trình bày, làm cho hình thức tờ báo đẹp và hấp dẫn hơn. Ví dụ,
ma-két của Báo Vĩnh Long ngày càng thoáng đẹp, hiện đại. Báo Cà Mau, An Giang,
Bạc Liêu, Trà Vinh, Kiên Giang in màu 4 trang, đặc biệt trang nhất đƣợc trình bày
ấn tƣợng với tít tựa, hình ảnh, bài “đinh”. Nhật báo Cần Thơ có sự thay đổi rất lớn
về khổ báo: “Từ ngày 1/1/2011 Báo Cần Thơ chính thức đổi từ khổ: 42cm x 57cm,
8 trang hiện nay sang khổ: 29cm x 41cm, 16 trang (Giấy phép sửa đổi, bổ sung số
1722/GP- BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 15-11-2010). Cùng
với việc đổi khổ mới, Báo Cần Thơ tiến hành cải tiến, điều chỉnh nội dung một số
trang mục để đáp ứng yêu cầu thông tin đa dạng đến bạn đọc” (Thông báo của Ban
Biên tập trên Báo Cần Thơ, số ra ngày 15/12/2010).
Báo Vĩnh Long chính thức tăng lên 5 kỳ/ tuần (phát hành vào thứ ba, thứ tƣ,
thứ năm, thứ sáu và chủ nhật) song song cải tiến, điều chỉnh toàn diện tờ báo từ
ngày 1/3/2012. Đặc biệt, mảng đề tài nông nghiệp đƣợc tăng cƣờng với việc xây
dựng các chuyên trang, chuyên mục nhƣ: Nông nghiệp, Nông thôn mới, Nhịp sống
mới, Trang huyện thành, Nông dân tìm hiểu, Câu chuyện nông thôn…
Ông Phạm Hoàng Khải – Tổng biên tập Báo Vĩnh Long, nói rằng:
Vĩnh Long là tỉnh thuần nông, xuất phát điểm là kinh tế nông nghiệp và nông
thôn địa bàn tỉnh nằm ở trung tâm ĐBSCL hay còn được mệnh danh là “Miệt
vườn”. Trước và sau năm 1975 công nghiệp của tỉnh chiếm tỉ trọng rất nhỏ và cũng
chỉ có các cơ sở xay xát, chế biến lúa, gạo, khoai, bắp; ngành cơ khí thì cũng chủ
22
yếu sản xuất các loại công cụ thô sơ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Gần 40 năm
giải phóng, nền kinh tế của tỉnh vẫn là kinh tế nông nghiệp, dựa vào nông nghiệp.
Vì vậy Báo Vĩnh Long không thể thoát ly nền tảng đó và tuyên truyền về nông
nghiệp là nhiệm vụ xuyên suốt, lâu dài đồng thời với tuyên truyền phát triển công
nghiệp và các lĩnh vực khác.
Cũng thời điểm này, Báo An Giang phát hành 5 kỳ/ tuần, từ thứ hai đến thứ
sáu hàng tuần, 12 trang, 4 trang màu. Xác định An Giang là một tỉnh lúa, cá, NN-
ND-NT là quan trọng nhất, nên Báo An Giang giành riêng trang 3 chuyên về nông
nghiệp trên mỗi số báo, chuyên trang “Phát triển cánh đồng mẫu lớn” thứ tƣ hàng
tuần, chuyên trang “Xây dựng nông thôn mới” thứ sáu hàng tuần, An Giang là tờ
báo có lƣợng phát hành lớn nhất khu vực ĐBSCL với 10.500 tờ/ kỳ. Là tờ báo tạo
đƣợc mối liên doanh, liên kết với nhiều doanh nghiệp quảng bá thƣơng hiệu, sản
phẩm, với nhà khoa học phổ biến kiến thức, kỹ thuật nông nghiệp, với nông dân
chia sẻ kinh nghiệm sản xuất.
Có lƣợng phát hành thấp so với các tờ báo khác ở ĐBSCL, khoảng 2.200 tờ/
kỳ, tháng 8/2012, Báo Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Công tác phát hành để tìm kiếm
giải pháp tăng lƣợng phát hành, đƣa tờ báo tới các chi bộ trong toàn tỉnh và để “đƣa
báo ra thị trƣờng”. Vấn đề khắc phục nội dung thông tin đơn điệu theo báo cáo,
thiếu đề tài phát hiện chuyên sâu và cải tiến hình thức tờ báo đã đƣợc đề cập tại Hội
nghị này. Sức ép đó buộc Ban lãnh đạo Báo Đồng Tháp phải đổi mới, bƣớc đầu đã
đổi giấy in báo sang giấy trắng chất lƣợng tốt hơn từ tháng 7/2012, đồng thời đẩy
mạnh quảng bá rộng rãi cho tờ báo, ví dụ ở các bến xe, bến phà đều có băng rôn kêu
gọi “Hãy đọc và quảng bá Báo Đồng Tháp”.
Ông Phạm Hữu Hoàn – Phó Tổng biên tập Báo Đồng Tháp, xác nhận:
Tin, bài trên Báo Đồng Tháp còn nhiều hạn chế do một số phóng viên có
hiện tượng chạy theo số lượng, ít chú ý nghiên cứu, đầu tư nâng cao chất lượng để
tạo hiệu ứng xã hội tốt. Nội dung tổng thể còn thiếu sinh động và nặng nhiều về
chính trị. Phóng viên yếu về chuyên môn, nghiệp vụ. Phạm vi thông tin bó hẹp trong
địa bàn tỉnh, nên chưa thu hút bạn đọc.
23
Do đó, ngoài chức năng thông tin, tuyên truyền theo tôn chỉ, mục đích của tờ
báo Đảng, báo in địa phƣơng cũng phải nắm bắt thị hiếu công chúng, nhu cầu của
thị trƣờng – đó là vấn đề đặt ra không chỉ cho Báo Đồng Tháp, mà cho tất cả các cơ
quan báo in ĐBSCL.
Ngoài nhật báo Cần Thơ có lợi thế thông tin rộng khắp ĐBSCL, thì Báo
Vĩnh Long đã sớm hƣớng nội dung thông tin ra khu vực, với những tuyến bài điều
tra, phóng sự, ký sự rất đƣợc dƣ luận chú ý và là kênh tham khảo cho lãnh đạo tỉnh.
Cũng nhƣ Báo Vĩnh Long chủ nhật, Báo Cà Mau cuối tuần, đều có chuyên trang:
Thời sự, Nhịp sống đồng bằng, Du lịch, Phóng sự - ký sự… đề tài mang tính khu
vực. Nhất là về lĩnh vực nông nghiệp, giúp độc giả nâng cao tri thức, có cái nhìn
rộng mở hơn về đời sống văn hóa miền sông nƣớc, tình hình sản xuất, mô hình canh
tác tốt, làm ăn hiệu quả… bên ngoài địa phƣơng mình. Trong khi đó, các tờ báo còn
lại đều gói gọn phạm vi thông tin của mình trong địa giới hành chính tỉnh nên rất
thiếu những bài viết phân tích, đánh giá, chứng minh thuyết phục công chúng.
Ông Tân Văn Ngữ - Tổng biên tập Báo An Giang, nhận định:
Báo in về lâu dài sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các loại hình báo chí khác.
Nhưng theo tôi, báo in ĐBSCL vẫn phát triển trong vài chục năm nữa. Vì nhiều
người vẫn duy trì thói quen đọc để nghiên cứu, thư giãn, giải trí. Báo in còn là tài
liệu lưu giữ dễ dàng. Vẫn là kênh thông tin, tư vấn – chỉ dẫn người nông dân tiếp
cận kỹ thuật, tiến bộ khoa học công nghệ hiệu quả. Nhiều bài báo trở thành cẩm
nang sản xuất của họ, người này truyền tay người kia, nên có sức lan tỏa sâu và
rộng. Để phát huy thế mạnh đó, báo in phải khai thác tốt đối tượng công chúng là
nông dân - đây là đối tượng rất tiềm năng, phải phản ánh thực tế sinh động, gần gũi
đời thường, thiết thân với người nông dân.
Trong quá trình khảo sát thực hiện luận văn, chúng tôi phát hiện báo chí
ĐBSCL có xu hƣớng vận động rất đặc biệt, tạm gọi là “đột biến” của báo chí
ĐBSCL để tạo nên sức mạnh báo chí mới, thể hiện qua các bình diện sau đây:
Vận dụng về kỹ thuật: Đã có lúc ngƣời ta lầm tƣởng khi báo điện tử ra đời
với khả năng thông tin đa phƣơng tiện, đó cũng là lúc phát thanh, truyền hình và cả
24
báo in đi vào hồi cáo chung. Nhƣng với thế mạnh truyền thống của mình (độ tin
cậy, nội dung sâu…), báo in, phát thanh và truyền hình không hề bị suy giảm ảnh
hƣởng trong xã hội, thậm chí vẫn phát triển mạnh mẽ. Kỹ thuật in ấn có nhiều tiến
bộ, trình bày thoáng theo các báo hiện đại, thời gian đƣa thông tin rút ngắn…
Vận dụng về phương tiện truyền thông hiện đại: nguồn khai thác thông tin
phong phú hơn nhờ công cụ internet, các trang thiết bị kỹ thuật cho phóng viên,
biên tập viên hiện đại hơn.
Vận dụng về nguồn nhân lực: đã đƣợc qua đào tạo chuẩn hóa, tiếp xúc và
học tập nhiều với báo chí hiện đại.
1.3 Khái lƣợc 3 tờ báo đƣợc khảo sát
1.3.1 Báo An Giang
Sau khi đất nƣớc hoàn toàn giải phóng, ngày 20/5/1975, bộ phận Thông tấn -
Báo chí thuộc Ban Tuyên huấn Long Châu Hà cho ra mắt tờ tin đầu tiên với măng -
sét “Tin tức Long Châu Hà” gồm 2 trang khổ giấy A4. Ngày 19/8/1975, tờ tin
“Long Châu Hà” chính thức trở thành tuần báo, với 4 trang khổ 29 x 41 cm. Năm
1976, tờ báo “Long Châu Hà” đổi tên thành Báo An Giang do ông Trần Thu Đông
làm Tổng Biên tập. Dù ngƣời ít, phƣơng tiện nghiệp vụ còn rất thô sơ lại hoạt động
trên địa bàn rất rộng gồm 11 huyện, thị (bao gồm cả huyện Hòn Đất, thị xã Hà Tiên,
huyện Phú Quốc, huyện Châu Thành của tỉnh Kiên Giang ngày nay, và cả huyện
Vĩnh Thạnh, quận Thốt Nốt của thành phố Cần Thơ ngày nay), nhƣng Báo An
Giang đã hoàn thành tốt vai trò thông tin tuyên truyền, phản ánh và định hƣớng dƣ
luận trong chiến tranh biên giới bảo vệ tỉnh nhà. Báo An Giang đóng góp rất lớn
vào việc cải tạo đồng ruộng, tăng nhanh sản lƣợng lƣơng thực để vƣợt qua cảnh
thiếu đói, làm nghĩa vụ tiền tuyến và cả nƣớc.
Giai đoạn chuyển tiếp từ thời kỳ bao cấp sang thời kỳ đổi mới 1986 -1990,
nền kinh tế đất nƣớc có nhiều đổi mới sau Đại hội VI của Đảng, nền kinh tế- xã hội
của tỉnh nhà cũng chuyển biến tích cực. Báo An Giang đã khởi động với khí thế
mới, phản ánh nhiều chiều, phát hành rộng rãi ra dân từ 5.000 tờ/kỳ/tuần tăng lên
25
10.000 tờ/kỳ, với 2 kỳ/tuần và từ 4 trang trắng đen tăng lên 8 trang, in 2 màu. Từ
đó, Báo An Giang đã thực sự trƣởng thành và phát triển toàn diện.
Về hình thức, Báo An Giang từ 4 trang trắng đen nâng lên 8 trang, 2 màu, rồi
12 trang (4 trang in 4 màu, 8 trang in 2 màu) phát hành định kỳ từ 1 kỳ/tuần lên 2
kỳ/tuần, 3 kỳ/tuần rồi 4 kỳ/tuần và hiện nay 5 kỳ/tuần (phát hành liên tục từ thứ hai
đến thứ sáu). Số lƣợng phát hành từ 2.000 tờ/kỳ tăng lên 5.000 tờ, 8.000 tờ, rồi
10.500 tờ/kỳ, phát hành đến 100% chi, Đảng bộ và các nông dân giỏi, các vùng
nông thôn. Năm 2011, Báo An Giang phát hành 254 kỳ báo, số lƣợng gần 2,5 triệu
tờ, tiếp tục là 1 trong 10 tờ báo Đảng có số lƣợng phát hành cao nhất cả nƣớc. Năm
2012, Báo An Giang giữ vững 10.500 tờ/ kỳ, cả năm đạt trên 2,6 triệu tờ.
Bên cạnh báo in, Báo An Giang điện tử (ra mắt từ ngày 15/9/2008) hoạt động
tƣơng đối hiệu quả với lƣợng truy cập khoảng 30.000 lƣợt/ ngày, là báo điện tử
đƣợc truy cập nhiều nhất ở ĐBSCL.
1.3.2 Báo Đồng Tháp
Đồng Tháp có địa danh lịch sử Đồng Tháp Mƣời, nổi tiếng trong hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đồng Tháp Mƣời đƣợc biết đến
là vùng đất khắc nghiệt chua phèn, muỗi, đỉa và đồng ruộng bạt ngàn bƣng lác,
nƣớc nổi ngập trắng rộng hàng triệu ha. Nằm ở giáp biên giới Campuchia, Đồng
Tháp có dân số 1,64 triệu ngƣời, diện tích 3.238 km
2
và là tỉnh đầu nguồn sông Cửu
Long và cửa ngõ vùng Đồng Tháp Mƣời với 2 sông lớn sông Tiền và sông Hậu
chảy qua.
Kỳ tích của Đồng Tháp là đã nỗ lực khai thác có hiệu quả tài nguyên trên
vùng đất của mình, biến điểm bất lợi là đất ngập nƣớc, chua phèn thành lợi thế riêng
để vùng đất hoang hoá Đồng Tháp Mƣời trở thành tỉnh sản xuất lúa có sản lƣợng
đứng thứ ba trong vùng. Mỗi năm, Đồng Tháp đóng góp hơn 2 triệu tấn lúa (trên
80% lúa chất lƣợng cao) cho nhiệm vụ an ninh lƣơng thực quốc gia và xuất khẩu.
Đồng thời, đạt nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và đang
chuẩn bị điều kiện để tăng tốc trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Những