Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Bình luận ngắn trên báo in thành phố Hồ Chí Minh (khảo sát trên báo Sài Gòn Giải phóng, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, Người Lao Động, Phụ nữ và Tuổi trẻ từ 2008 đến 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 135 trang )



1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TRẦN XUÂN NGUYÊN




BÌNH LUẬN NGẮN TRÊN BÁO IN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(KHẢO SÁT TRÊN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG, THỜI BÁO
KINH TẾ SÀI GÒN, NGƯỜI LAO ĐỘNG, PHỤ NỮ VÀ
TUỔI TRẺ TỪ 2008 ĐẾN 2010)



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60.32.01







Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2012


2



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TRẦN XUÂN NGUYÊN


BÌNH LUẬN NGẮN TRÊN BÁO IN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(KHẢO SÁT TRÊN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG, THỜI BÁO
KINH TẾ SÀI GÒN, NGƯỜI LAO ĐỘNG, PHỤ NỮ VÀ
TUỔI TRẺ TỪ 2008 ĐẾN 2010)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60.32.01







Cán bộ hướng dẫn : PGS.TS Lê Khắc Cường
Học viên : Trần Xuân Nguyên
Lớp Cao học Báo chí KIII (2008 – 2011)




Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2012


4

MỤC LỤC


PHẦN I: MỞ ĐẦU trang 1
1. Lý do chọn đề tài trang 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trang 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu trang 6
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn trang 7
5. Phương pháp nghiên cứu trang 8
6. Kết cấu luận văn trang 10

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU trang 11
Chương 1: Khái niệm về bình luận ngắn trang 11
1.1. Vài vấn đề về thể loại bình luận trên báo trang 11
1.1.1. Khái quát chung về thể loại bình luận trang 11
1.1.2. Khái niệm bình luận trang 12
1.1.3. Sự hình thành và phát triển của thể loại bình luận trang 13
1.1.4. Đặc điểm của bình luận trang 14

1.1.5. Các dạng bình luận trang 15
1.1.6. Vai trò và nhiệm vụ của công tác bình luận trang 16
1.1.7. Phân biệt bình luận với xã luận, chuyên luận trang 19
1.2. Thể loại bình luận ngắn trang 23
1.2.1. Khái niệm bình luận ngắn trang 23
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của bình luận ngắn trang 25
1.2.2.1 Sự hình thành của bình luận ngắn trang 25
1.2.2.2. Quá trình phát triển của bình luận ngắn trang 27


5
1.2.3. Đặc điểm của bình luận ngắn trang 29
1.2.4. Phân loại bình luận ngắn trang 30
1.2.4.1. Dạng bài tổng kết một số sự kiện trang 30
1.2.4.2. Dạng bài ứng chiến kịp thời các sự kiện trang 32
1.2.4.3. Dạng bài khẳng định cái đúng để phê phán cái sai trang 33
1.2.4.4. Dạng bài phê phán cái sai để khẳng định cái đúng trang 34
1.3. Bố cục của một bài bình luận ngắn trang 35
1.3.1. Đặt vấn đề trang 35
1.3.2. Phân tích vấn đề trang 39
1.3.3. Giải quyết vấn đề trang 41
Tiểu kết chương 1 trang 42

Chương 2: Bình luận ngắn – Mũi nhọn xung kích trên báo in trang 43
2.1. Vai trò của bình luận ngắn đối với công luận trang 43
2.1.1. Là bài báo nổi bật của một số báo trang 43
2.1.2. Phản ánh kịp thời các sự kiện kèm theo thái độ trang 45
2.1.3. Làm nổi rõ những vấn đề chìm lấp trong xã hội trang 49
2.1.4. Dự báo những vấn đề có thể xảy ra trang 51
2.2. Hiệu quả của bình luận ngắn đối với công luận trang 55

2.2.1. Là “cầu nối” giữa Đảng, Chính quyền và nhân dân trang 55
2.2.2. Huy động và đánh động dư luận xã hội trang 59
2.3. Những điểm cần lưu ý khi viết bình luận ngắn trang 62
2.3.1. Chọn đề tài hấp dẫn trang 62
2.3.2. Cách rút tít ấn tượng trang 65
2.3.3. Cách đặt vấn đề độc đáo trang 67
2.3.4. Kết cấu linh hoạt trang 68


6
2.3.5. Lập luận sắc bén trang 70
2.3.6. Phản ánh tiếng nói của người dân trang 72
2.4. Những điểm cần lưu ý khi viết bình luận ngắn trang 74
2.4.1.Ôm đồm và lạm bàn những vấn đề cao siêu trang 74
2.4.2. Đưa ra những kiến nghị trái pháp luật trang 75
2.4.3. Đưa ý kiến chủ quan vào bài viết trang 76
Tiểu kết chương 2 trang 79

Chương 3: Những đề suất giúp thể loại bình luận ngắn phát huy
hiệu quả trang 80
3.1. Khái quát chung trang 80
3.2. Ưu điểm và nhược điểm của bình luận ngắn trang 83
3.2.1. Ưu điểm của bình luận ngắn trang 83
3.2.2. Nhược điểm của bình luận ngắn trang 88
3.3. Những yêu cầu đối với người viết bình luận ngắn trang 92
Tiểu kết chương 3 trang 92

PHẦN III: KẾT LUẬN trang 96














9
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lĩnh vực báo chí, thể loại bình luận nói chung hay những bài bình
luận ngắn nói riêng giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là thể loại mà đa phần các tờ
báo đều tập trung phát triển. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi thời kỳ đều có những
đặc điểm khác nhau nhưng tựu trung lại, bình luận ngắn vẫn giữ vai trò là “chiếc
gậy dẫn đường” trong công tác báo chí. Thế nhưng, từ nhiều năm nay, việc đi
sâu tìm hiểu về bình luận ngắn còn khá nhiều hạn chế. Nhiều luận văn tốt
nghiệp, công trình nghiên cứu thường đề cập đến mảng Phóng sự, Tin tức hoặc
Lịch sử báo chí, rất ít đề tài nghiên cứu mảng Bình luận. Đây chính là thuận lợi
mà cũng là khó khăn cần phải vượt qua trong quá trình thực hiện đề tài.
Lịch sử phát triển của hệ thống thể loại báo chí cho thấy, những bài bình
luận ngắn thường giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng dư luận xã hội,
giáo dục tư tưởng chính trị cho quần chúng, hướng dẫn cách nhìn nhận và đánh
giá thông tin. Vì vậy, mỗi tờ báo thường có những chuyên mục bình luận riêng
và những nhà báo làm công tác bình luận chuyên nghiệp. Trong từng giai đoạn
lịch sử nhất định, các bài bình luận đã lý giải thành công các hiện tượng xã hội,
thay đổi cách nhìn của công chúng và dự báo được các chiều hướng vận động

của đời sống xã hội. Trong xã hội bùng nổ thông tin với sự phát triển như vũ bão
của các loại hình truyền thông, bình luận ngắn lại càng trở nên quan trọng và cần
thiết cho đời sống tinh thần của công chúng độc giả.
Mỗi thể loại báo chí đều có những nét đặc trưng riêng gọi là đặc trưng loại
hình. Đặc trưng về ngôn ngữ, cách khai thác thông tin, dung lượng quy định sự
khác biệt về hình thức thể hiện, cách thức chuyển tải thông tin và đặc biệt là quy
định sự khác nhau trong cách viết loại bài bình luận ngắn. Bài bình luận ngắn,


10
một mặt dựa trên những cơ sở chung nhất, nhưng mặt khác lại là một sản phẩm
mang dấu ấn cá nhân. Văn chính luận thường khô khan, rập khuôn và công thức
nên tạo được bản sắc riêng trong viết bình luận đã là rất khó, còn làm cho bài
viết trở nên hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn người đọc lại là điều khó hơn gấp nhiều
lần. Sức hấp dẫn của bài bình luận ngắn không nằm ở chi tiết giật gân, ly kỳ mà
chính là ở luận cứ, ở cách phân tích, mổ xẻ vấn đề một cách lôgíc, mới mẻ, đem
lại cho người đọc những thông tin mới, nhận thức mới. Nếu ngôn ngữ là phương
tiện thể hiện thì lập luận chính là xương sống, là yếu tố cốt lõi quyết định sự
thành công và cá tính sáng tạo của mỗi nhà báo trong thể loại bình luận ngắn.
Lập luận là sợi chỉ đỏ đảm bảo tính mạch lạc về nội dung bên cạnh tính liên kết
về hình thức của văn bản.
Bình luận là thể loại trụ cột trong nhóm báo chí chính luận. các bài bình
luận ngắn ngày càng đóng vai trò quan trọng và luôn được đăng tải ở những
trang, mục trang trọng, bắt mắt trên một tờ báo. Tính chất và vị trí đặc biệt của
bài bình luận ngắn trong hệ thống thể loại báo chí chính luận đặt ra những yêu
cầu và đòi hỏi cao đối với các nhà báo viết loại bài này. Thực tiễn báo chí chỉ ra
rằng, những cây bút viết bình luận ngắn xuất sắc thường là những người có kiến
thức sâu rộng, hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội,
từ kinh tế, chính trị đến văn hoá - xã hội và cả thế giới tinh thần phong phú, phức
tạp của con người.

Vì thế, khi quyết định chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp, bản thân tôi
muốn đi sâu vào tìm hiểu về thể loại bình luận ngắn; qua đó, đánh giá vai trò và
hiệu quả của thể loại bình luận ngắn trên một số tờ báo tại Thành phố Hồ Chí
Minh; đồng thời đưa ra những kiến nghị, giải pháp để giúp cho thể loại này ngày
càng phát huy hiệu quả.


11
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong lịch sử loài người, hình thức đơn giản đầu tiên trong thao tác tư
duy của con người là thể hiện thái độ khen, chê trước một sự kiện, một hiện
tượng hoặc một vấn đề nào đó của cuộc sống. Điều đó chính là nguồn gốc của
bình luận.
Theo nhiều tài liệu về lý luận báo chí trên thế giới thì bình luận xuất hiện
từ nửa đầu thế kỷ XIX ở Anh và Pháp với tác dụng soi sáng và giải thích một sự
kiện, một vấn đề hoặc một hiện tượng xã hội nào đó. Ngay từ khi mới ra đời,
bình luận đã được các chủ báo khuyến khích sử dụng do mang lại cho công
chúng độc giả những tri thức mới ẩn chứa đằng sau những tin tức, sự kiện. Song
song đó, qua sự giải thích và phân tích, bình luận tác động, ảnh hưởng đến cách
suy nghĩ của người đọc. Do báo chí Việt Nam ra đời muộn hơn, nên cũng giống
như nhiều thể loại báo chí khác, bình luận xuất hiện trên các ấn phẩm định kỳ
khi đã là một thể loại hoàn chỉnh.
Lịch sử báo chí nước ta từng chứng kiến nhiều cách gọi khác nhau trước
khi đi đến thống nhất tên gọi “bình luận” cùng với quan niệm đầy đủ về những
đặc trưng của thể loại này như hiện nay. Ví dụ năm 1961, Hội Nhà báo Việt Nam
dùng khái niệm “ngôn luận của báo”. Năm 1974 một số dịch giả người Việt
dịch từ tiếng Nga là “luận văn”. Năm 1978, các tác giả cuốn sách “Giáo trình
nghiệp vụ báo chí” của trường Tuyên huấn Trung ương gọi loại bài này là bình
luận trên báo. Sau này, trong cuốn sách “Nghề nghiệp và công việc của nhà
báo”, tác giả bài “Bình luận trên báo chí” đã trình bày quan niệm như sau “Bài

bình luận là một thể loại của báo chí, nhiệm vụ của nó là diễn đạt tư tưởng của
toà soạn về một vấn đề thời sự hoặc một sự kiện, nghĩa là làm cho độc giả hiểu
được mối quan hệ đó theo một quan điểm nhất định và từ sự đánh giá đó rút ra


12
được kết luận có tính chất chính trị”
1
. Hiện nay, báo chí Việt Nam đã có cách
gọi thống nhất là thể loại bình luận.
Do tính thời sự và sức hấp dẫn nên bình luận xuất hiện nhiều trên mặt báo,
đặc biệt là trong vài năm gần đây. Trong giai đoạn đất nước trước đổi mới, bình
luận thường đề cập đến những vấn đề quan trọng, mang tầm vĩ mô của đất nước
như: chính sách cải cách giáo dục, việc phân chia ruộng đất ở nông thôn, công
tác tuyên truyền, cổ động thu thuế và chủ yếu xuất hiện trên các tờ báo chính
trị lớn như Nhân dân, Quân đội nhân dân, Sài Gòn giải phóng. Hiện tại, bình
luận ngắn không còn ôm đồm những nội dung to tát nữa mà thay vào đó là
những bài viết ngắn, gọn, nhanh chóng bắt kịp với những sự kiện nóng bỏng
đang diễn ra hàng ngày. Và ngày nay, bình luận ngắn cũng xuất hiện đều đặn
trên báo từ trung ương đến địa phương, báo ngành, báo tuần hay nhật báo với
những chuyên mục thường xuyên, ổn định và rất hấp dẫn như: “Sự kiện và Bình
luận”,” Cùng bàn luận”, “Thời sự và suy nghĩ”, “Theo dòng thời sự”, “Vấn đề
hôm nay”, “Mỗi ngày một ý kiến”, “Mỗi tuần một ý kiến”…
Trong thời gian qua, đã có một số khoá luận tốt nghiệp, luận văn cao học
và cả luận án tiến sĩ tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu về thể loại bình luận báo chí
với các đề tài về ngôn ngữ bình luận, nghệ thuật bình luận, cá tính sáng tạo của
nhà báo khi viết những bài bình luận, bình luận quốc tế trên báo Quân đội nhân
dân…. nhưng hiếm có người viết nào lại đi sâu nghiên cứu vai trò, hiệu quả của
những bài bình luận ngắn trên báo, đồng thời tiến hành khảo sát, đánh giá mức
độ ảnh hưởng, tác động vào các đối tượng độc giả và đề xuất, kiến nghị những

giải pháp cụ thể nhằm tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn của thể loại bình luận ngắn
trên báo.

1
Nghề nghiệp và công việc của nhà báo. Trang 241


13
Thực tế công tác báo chí cho thấy, các bài bình luận ngắn đóng vai trò rất
quan trọng trong một số báo. Về mặt nghiệp vụ, nếu viết tốt thể loại bình luận
ngắn sẽ rất thuận lợi để thâm nhập vào các thể loại khác. Mặt khác, những bài
dạng này còn thể hiện quan điểm của tờ báo và xuất hiện đều đặn, thường xuyên
trên các số báo. Từ thực tế trên ta nhận thấy, bình luận ngắn đóng vai trò rất quan
trọng nhưng tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu lại rất ít. Trước đây, tác giả của
những bài bình luận ngắn trên báo thường là các nhà lãnh đạo với nhiệm vụ định
hướng nhận thức của công chúng độc giả (tiêu biểu là các bài viết trên chuyên
mục “Những việc cần làm ngay”, được ký tên N.V.L xuất hiện thường xuyên
trên báo Sài Gòn giải phóng những năm đầu đổi mới). Về sau, khi đất nước bước
vào thời kỳ đổi mới, bình luận ngắn trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, khi viết về
thể loại này, các tác giả dường như dựa vào kinh nghiệm là chính. Cho đến nay,
đa phần những tài liệu tham khảo chỉ đề cập rất sơ lược và nặng về mặt lý thuyết.
Có thể liệt kê một số tác phẩm như sau:
- Đức Dũng (1996), Các thể ký báo chí, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
- Ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam (1992), Nghề nghiệp và công việc
của nhà báo, Hà Nội.
- Hà Minh Đức (2000), Báo chí Hồ Chí Minh: Chuyên luận và tuyển chọn,
Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
- Khoa Báo chí trường Tuyên huấn Trung ương (1978), Giáo trình nghiệp
vụ báo chí, Hà Nội.
- Tập thể tác giả, Hà Minh Đức chủ biên (1994), Báo chí - Nững vấn đề lý

luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục.
- Trần Thế Phiệt (1995), Tác phẩm báo chí, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


14
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Như trên đã đề cập. từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, thể loại
bình luận ngắn đã phát triển rất mạnh mẽ và xuất hiện rất đều đặn trên rất nhiều
tờ báo ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thậm chí ở một vài tờ báo, các bài bình luận
ngắn gần như xuất hiện trên tất cả các số báo và được đặt cố định ở một vị trí rất
trang trọng. Với sự phát triển như thế thì việc nghiên cứu tất cả các bài bình luận
ngắn trên tất cả các tờ báo là điều khó có thể thực hiện được. Vì thế, phạm vi của
luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu các bài bình luận ngắn trên các tờ báo: Sài
Gòn giải phóng, Người lao động, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Phụ nữ và Tuổi trẻ.
Sài Gòn giải phóng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Đảng Cộng sản
Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, vì thế, các bài bình luận ngắn trên báo này
đều mang tính định hướng lớn, được đặt trong chuyên mục “Sự kiện và vấn đề”.
Ngƣời lao động là tờ báo đại diện cho tiếng nói của số đông công nhân,
những người trực tiếp tham gia lao động, sản xuất nên những bài bình luận ngắn
trong chuyên mục “Câu chuyện hôm nay” cũng rất thiết thực và gần gũi với
cuộc sống hàng ngày, được mọi người đồng tình và tiếp nhận.
Thời báo kinh tế Sài Gòn được xem là tờ báo đáng tin cậy của giới
doanh nhân, thường xuyên tiếp cận thực tiễn hoạt động của nền kinh tế thị
trường nên các bài bình luận ngắn trong chuyên mục “Ý kiến” đều có lập luận rất
sắc bén, dứt khoát, rõ ràng, nhanh nhạy với thời cuộc và được đặt cố định trên
trang nhất trong một thời gian rất dài.
Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh là một tờ báo dành cho giới nữ với đặc
điểm là nhẹ nhàng, dễ đọc, dễ hiểu nên những bài bình luận ngắn không xuất
hiện trên tất cả các số báo mà chỉ hiện diện vào ngày thứ Sáu hàng tuần trong
chuyên mục “Suy nghĩ cuối tuần”.



15
Tuổi trẻ là tờ báo rất năng động, có đông công chúng độc giả, đặc biệt là
độc giả trẻ nên những bài bình luận ngắn trong chuyên mục “Thời sự và suy
nghĩ” cũng rất nhạy bén và mang đầy hơi thở của cuộc sống được đặt ở phía
dưới góc bên trái của trang nhất.
Về mặt thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu và đánh giá những bài
bình luận ngắn được đăng trên những tờ báo nêu trên trong 03 năm 2008, 2009
và 2010.
Về mặt số lượng các bài bình luận ngắn mẫu, tác giả luận văn chọn được
300 bài (Sài Gòn giải phóng: 80 bài, Người lao động: 80 bài, Thời báo kinh tế
Sài Gòn: 30 bài, Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh: 30 bài và Tuổi trẻ: 80 bài) để
làm tư liệu dẫn chứng cho các lập luận. Có sự lựa chọn này là do báo Sài Gòn
giải phóng, Người lao động và Tuổi trẻ hàng ngày trên trang nhất đều có các bài
bình luận ngắn, tần số xuất hiện đều đặn nên chọn mỗi loại là 80 bài. Thời báo
kinh tế Sài Gòn là báo tuần, và trên báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, các bài
bình luận ngắn chỉ xuất hiện vào ngày thứ Sáu nên chỉ chọn loại mỗi loại 30 bài.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Từ trước đến nay, tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu về bình luận ngắn
không nhiều, nằm rải rác ở một số quyển sách, bài viết làm cho người đọc khó
tiếp nhận. Bởi thế, những kết quả thu thập và nghiên cứu được trong luận văn sẽ
hệ thống lại theo một trình tự cụ thể kiến thức mà chúng ta đã tiếp thu trong
nhiều tài liệu khác nhau. Sau mỗi phần lý thuyết đều có minh họa cụ thể những
bài bình luận ngắn đã đăng trên các tờ báo để tiện cho việc đối chiếu, tham khảo.
Kết quả thu được từ cuộc điều tra xã hội học sẽ làm tăng thêm tính thuyết phục
cho những nhận định, kiến nghị và đề xuất giúp cho bình luận ngắn ngày càng
phát huy hiệu quả.



16
Chức năng của báo chí là tuyên truyền, giáo dục nên phải có bình luận để
hướng dẫn, nâng cao nhận thức của người đọc báo. “Quan niệm cho rằng báo
không nên có bình luận để cho „nhẹ nhàng‟, „tươi mát‟ là quan niệm sai lầm”
2
.
Bình luận phải có tính thuyết phục, phải kết hợp lý luận với thực tiễn. Khi bắt tay
vào thực hiện luận văn này, tôi hy vọng sẽ góp phần khẳng định lại tầm quan
trọng của thể loại bình luận. Việc khan hiếm tài liệu tham khảo đã gây khó khăn
cho những ai muốn nghiên cứu, tìm hiểu về cái hay, nét đặc sắc của những bài
bình luận ngắn. Vì thế, với luận văn này, tôi hy vọng sẽ góp vào thư mục tài liệu
tham khảo cũng như làm nổi bật vai trò và hiệu quả của những bài bình luận
ngắn, giúp cho người đọc thấy được tác động cụ thể của các bài bình luận ngắn
vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, từ việc xác định đề tài, thu thập tài
liệu, lấy phiếu khảo sát, đến khi bắt tay vào viết, các phương pháp đã được sử
dụng là: Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh
đối chiếu và phương pháp định tính định lượng, với trình tự như sau:
LÝ THUYẾT ĐÃ HỌC TÁC PHẨM TRÊN BÁO

Tổng hợp và Phân tích
So sánh đối chiếu
Định tính định lượng

KẾT QUẢ THU ĐƢỢC

2
Trích bài nói chuyện của đ/c Lưu Quý Kỳ, Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam tại lớp phóng viên trẻ của báo
Sài Gòn Giải Phóng (11/1975).



17
Cụ thể là
Bước 1: Tiến hành thu thập, hệ thống lại những lý thuyết đã được trang bị,
những tài liệu tham khảo về thể loại bình luận ngắn và những bài bình luận ngắn
tiêu biểu trên một số tờ báo.
Bước 2: Tổng hợp, phân tích những tài liệu thu thập được, so sánh đối
chiếu với những lý thuyết đã học, tiến hành lấy phiếu điều tra xã hội học, phỏng
vấn trực tiếp một số cá nhân cụ thể.
Bước 3: Đánh giá kết quả thu được trong toàn bộ quá trình và rút ra kết
luận, suy nghĩ của bản thân.
Nguồn số liệu được sử dụng cho nghiên cứu bao gồm số liệu sơ cấp được
điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, quan sát thực địa, các công trình nghiên
cứu liên quan đến đề tài. Áp dụng vào đề tài này, chúng tôi sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu như sau:
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Dùng để mô tả và phân tích vai trò
và hiệu quả của thể loại bình luận ngắn trên báo đối với công chúng độc giả hiện
nay; đồng thời, làm tăng tính thuyết phục đối với những đề xuất giúp bình luận
ngắn phát huy hiệu quả. Để thực hiện được mục tiêu và nội dung nghiên cứu đặt
ra, chúng tôi thiết kế 01 bảng hỏi (gồm 10 câu hỏi) cho các đối tượng thuộc các
thành phần: học sinh sinh viên, cán bộ công chức và nhân viên văn phòng, doanh
nhân và tiểu thương, hưu trí, các ngành nghề khác.
Dung lượng mẫu: Số lượng bảng hỏi là 100 bảng chia đều cho các nhóm
đối tượng đã nêu trên. Kết quả khảo sát chủ yếu dùng để phục vụ cho Chương III
nên chúng tôi tiến hành trong phạm vi nhỏ chỉ với 100 người. Hầu hết các đối
tượng tham gia đều rất nhiệt tình, thường xuyên đọc báo, có kiến thức tốt và khi


18

trả lời đều có đưa ra thêm những nhận xét, kiến nghị rất hữu ích cho quá trình
viết luận văn.
Phương pháp nghiên cứu định tính: Nhằm tìm hiểu thêm một số thông
tin cụ thể mà bảng hỏi chưa khai thác được như về nhận định của công chúng
độc giả về những bài bình luận ngắn trên báo hiện nay như thế nào, thể loại này
có ưu điểm và nhược điểm gì, cần đề xuất thêm những giải pháp nào để bình
luận ngắn có thể phát huy hiệu quả hơn trong thời gian tới… kèm theo đó là
những tình cảm, cảm xúc mà người tham gia khảo sát biểu hiện để tác giả có thể
hiểu hơn và đưa vào dẫn chứng để luận văn sinh động hơn và mang tính thuyết
phục cao hơn.
Số liệu được thu thập từ các công trình nghiên cứu, từ các thống kê, các
bài bình luận ngắn sưu tầm trên báo… sẽ được phân loại theo chủ đề, đề mục cụ
thể để có những nhận định ban đầu về vai trò và hiệu quả của thể loại bình luận
ngắn trên báo cũng như những đề xuất giúp thể loại này phát huy hiệu quả; đồng
thời, cũng được vận dụng vào trong quá trình phân tích đề tài để các vấn đề được
sáng tỏ và phong phú hơn.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, mục lục
và phụ lục, luận văn gồm 03 chương:
- Chương I: Khái niệm về bình luận ngắn.
- Chương II: Bình luận ngắn – Mũi nhọn xung kích trên công luận.
- Chương III: Những đề xuất giúp thể loại bình luận ngắn phát huy hiệu quả.



19
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ BÌNH LUẬN NGẮN
1.1. Vài vấn đề về thể loại bình luận trên báo
1.1.1. Khái quát chung về thể loại bình luận

Ngày nay, báo chí là một hiện tượng đặc biệt phổ biến, tác động từng ngày
từng giờ vào xã hội, quan hệ tới từng địa phương, từng tổ chức, từng thành viên
trong xã hội. Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công
nghệ, đời sống vật chất và tinh thần của xã hội có những bước phát triển to lớn
và nhanh chóng. Trong điều kiện ấy, quy mô, phạm vi, hình thức hoạt động của
báo chí ngày càng mở rộng, thu hút sự quan tâm của đại bộ phận công chúng.
Báo chí có vai trò to lớn trong việc cung cấp thông tin, phản ánh, bàn luận
và nêu những cảm nhận về đời sống cũng như định hướng dư luận xã hội trong
rất nhiều lĩnh vực. Vai trò đó ngày càng được khẳng định không chỉ về quy mô
phát triển của các loại hình báo chí như: báo in, báo mạng, báo nói, báo hình mà
còn thể hiện trong sự phong phú của hệ thống các thể loại.
Hệ thống thể loại báo chí gồm 03 nhóm thể loại chính, đó là: Thông tấn,
thông tấn nghệ thuật và chính luận
- Nhóm thể loại thông tấn bao gồm các thể loại như tin, ghi nhanh, phóng
sự… Đối tượng phản ánh là các sự kiện, hiện tượng, vấn đề thời sự nóng hổi
trong xã hội với cách nhìn khách quan về diện mạo của đời sống, tạo phương
hướng hành động cho công chúng.




20
- Nhóm thể loại thông tấn nghệ thuật gồm các thể loại bút kí, nhật kí
phóng viên, tiểu phẩm Phản ánh những vấn đề, sự kiện trong xã hội với ngôn
ngữ phong phú, kết hợp nhiều bút pháp văn học nghệ thuật nhằm góp phần đáp
ứng thị hiếu thẩm mỹ cho công chúng.
- Nhóm thể loại chính luận gồm các thể loại bình luận, xã luận, chuyên
luận… Đây là nhóm thể loại báo chí dùng lý lẽ để soi sáng sự kiện, giúp công
chúng hiểu đúng sự thật, hướng họ đến hoạt động tích cực, phù hợp với quan
điểm, tư tưởng, ý đồ của tác giả.

Có thể nói rằng, mỗi nhóm thể loại đều có đặc điểm riêng và vai trò quan
trọng khác nhau trong hoạt động báo chí. Trong phạm vi của mình, luận văn
muốn nhấn mạnh đến nhóm thể loại chính luận bởi đây là nhóm thể loại có khả
năng giáo dục, tuyên truyền cho công chúng, chuyển tải những thông tin tổng
hợp, khái quát và mang tính định hướng cao, tạo cho công chúng tầm nhìn mới
mẻ và khái quát về vấn đề. Chính luận là nhóm thể loại phản ánh bên trong, làm
thay đổi nhận thức của công chúng về sự kiện. Do đó, chính luận báo chí là xem
xét, soi sáng những sự kiện bằng lý luận mà qua đó tác giả bày tỏ quan điểm,
thái độ của mình.
1.1.2. Khái niệm bình luận
Bình luận là một thể loại thuộc loại tác phẩm chính luận nhằm trình bày
những quan điểm, đánh giá của người viết về một sự kiện có tính chất thời sự và
thuyết phục người đọc về tính đúng đắn của những quan điểm và đánh giá đó.
Bình luận là thể loại đặc sắc thuộc nhóm chính luận báo chí. Trong những
thời điểm lịch sử nhất định của đất nước, đặc biệt là trong kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ, những bài bình luận đã được sử dụng rất có hiệu quả và có
tác động lớn.


21
“Bình luận là thể loại có chức năng giải thích, đánh giá, phân tích những
sự thật tiêu biểu của đời sống. Đối tượng phản ánh của bình luận có thể là các
sự kiện, hoàn cảnh, tình hình, hiện trạng tiêu biểu của đời sống, đang cần được
làm sáng tỏ và định hướng. Với nghệ thuật lập luận mềm dẻo, linh hoạt bằng
cách kết hợp giữa các bằng chứng, luận cứ, luận điểm. Tác phẩm bình luận có
thể thuyết phục công chúng hiểu và hành động theo hướng mà người viết bình
luận hướng tới. Bình luận là một kiểu bài nghị luận mang tính chất tổng hợp
trong đó bao gồm các yếu tố giải thích, phân tích, có khi cả chứng minh. Dĩ
nhiên không chỉ quan niệm đơn giản nó là sự cộng lại đơn thuần của các yếu tố
đó”

3
.
1.1.3. Sự hình thành và phát triển của thể loại bình luận
Nửa đầu thế kỷ XIX, thể loại bình luận mới được xuất hiện trên báo chí
cúa các nước tiến bộ châu Âu. Theo Karenstorkal thì bình luận xuất hiện đầu tiên
ở Anh và Pháp. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, bình luận chưa phát huy được
sức mạnh của nó. Theo tác giả cuốn “Cách viết một bài báo” cho rằng “Bình
luận có tác dụng soi sáng, giải thích một sự kiện, một vấn đề hoặc một một hiện
tượng xã hội nào đó”
4
. Sau đó, bình luận phát triển ở nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên, ở mỗi nước, người ta lại sử dụng và có quan niệm về bình luận theo
một cách riêng. Thể loại bình luận có nhiều điểm tương đồng với thể loại văn
nghị luận nên rất nhiều nhà văn tham gia vào sáng tạo thể loại này.
Đầu thế kỷ XX, bình luận phát triển rộng rãi trên thế giới. Bình luận xuất
hiện ở Việt Nam muộn hơn, là một thể loại hoàn chỉnh của báo chí. Trong thực
tế đời sống, bình luận đã xuất hiện từ lâu đời cùng với sự phát triển của con

3
Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng- Những vấn đề của Báo chí hiện đại, Nxb Lý luận Chính trị, 2007.
4
Nhà xuất bản Thông tấn xã Việt Nam (Hà Nội, 1989, trang 90)


22
người chứ không phải chỉ có khi báo chí xuất hiện. Nguồn gốc của bình luận là
hình thức đơn giản đầu tiên trong thao tác của tư duy con người thể hiện thái độ
khen chê trước một sự kiện, hiện tượng, vấn đề trong cuộc sống. Con người biết
tư duy từ khi con người bắt đầu biết nhận thức về thế giới xung quanh dưới hình
thức đối chiếu hay so sánh để nhận thức về sự khác nhau của các sự vật. So sánh

làm nảy sinh sự đánh giá.
Có nhiều cách gọi khác nhau về bình luận, trong tác phẩm “Nghề nghiệp
và công việc của nhà báo”
5
thì dùng thuật ngữ ngôn luận báo chí để chỉ thể loại
này. Vào những năm 1973 - 1974 của thế kỷ trước, rất nhiều tài liệu về lý luận
báo chí theo xu hướng Nga gọi thể loại này là luận văn. Sau ngày giải phóng
miền Nam năm 1975, học giả Lưu Qúy Kỳ gọi là nghị luận (thực ra nghị luận là
tên gọi của một thể loại trong văn học). Sau đó, cuốn giáo trình “Nghiệp vụ báo
chí” của trường Tuyên huấn Trung ương xuất bản năm 1978 gọi đây là thể loại
Bình luận báo chí.
1.1.4. Đặc điểm của bình luận
Bình luận là một thể loại của báo chí, có nhiệm vụ diễn đạt tư tưởng của
cơ quan báo chí về một vấn đề đời sống; đồng thời rút ra kết luận nhằm giúp cho
người đọc biết và hành động theo một hệ thống quan điểm nhất định. Nhưng
cũng có quan điểm cho rằng, bình luận là cách bàn luận về một vấn đề thời sự xã
hội nào đó bằng việc tổng hợp các phương pháp như phân tích, giải thích, chứng
minh…nhằm định hướng cho công chúng theo một quan điểm nhất định.
Xuất phát từ vai trò của bình luận mà nhiều người cho rằng đây là một thể
loại hữu hiệu để giáo dục. Như vậy, bình luận được thể hiện trước hết là một thể
loại độc lập, nó sử dụng phương pháp thông tin tổng hợp, mục đích là tạo ra cách

5
Hội nhà báo Việt Nam – xuất bản năm 1961.


23
hiểu chung nhất cho công chúng về một vấn đề thời sự xã hội. Theo giáo sư
E.P.Prôkharốp thì bình luận sẽ “giúp bạn đọc hình thành bức tranh tổng quan
của đời sống xã hội từ những tư liệu riêng lẻ trên báo chí là một trong những

nguyên nhân làm xuất hiện thể loại bình luận”.
Một bài bình luận hay không chỉ dừng lại ở việc bàn luận, đánh giá một sự
kiện của cuộc sống, mà phải từ rất nhiều sự kiện riêng lẻ, tác giả hình thành một
bức tranh tổng thể của đời sống xã hội hiện tại. Đồng thời, từ bức tranh tổng thể
đó sẽ giúp cho công chúng nhận thức đầy đủ và chính xác nhiều vấn đề của quá
khứ và hiện tại, biết cách đánh giá thực tế khách quan, hiểu được vị trí của mình,
có hành vi cần thiết cho mục tiêu xây dựng cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
1.1.5. Các dạng bình luận
Có nhiều cách phân chia bình luận khác nhau dựa theo những tiêu chí
khác nhau, cụ thể như sau:
- Dựa vào dung lượng và thời gian: Dạng bài bình luận ngắn, dạng bình
luận trong tuần.
- Dựa vào tính chất phương pháp thể hiện: Bình luận chính trị xã hội,
bình luận kinh tế, văn hóa, thể thao.
- Dựa vào phạm vi và vấn đề bình luận (cách chia này hợp lý và khá sát
với thực tiễn báo chí Việt Nam): Bình luận chung, bình luận theo chủ đề, bình
luận quốc tế.
 Bình luận chung: là dạng bài bình luận bao quát các sự kiện tiêu
biểu diễn ra trong thời gian dài, thường xuất hiện trong các số báo
kỷ niệm các ngày lễ lớn.


24
 Bình luận theo chủ đề: là dạng bài bình luận một khía cạnh hoặc
một lĩnh vực nào đó của đời sống như: chính trị, văn hóa, y tế, giáo
dục, thể thao…Là dạng cơ động, linh hoạt mà các báo đều sử dụng.
 Bình luận quốc tế: là dạng bài bình luận các sự kiện, vấn đề quốc tế
nhằm định hướng cho công chúng có cái nhìn và cách hiểu đúng
đắn, thú vị về sự kiện, hiện tượng đó.
Cùng với sự phát triển của xã hội thì các nhu cầu về thông tin, thường thức

cũng được tạo ra và ngày càng phát triển. Vì thế mà thể loại bình luận ngày càng
được rèn dũa và hoàn thiện hơn, và ngày nay, nó đã trở thành một thể loại mang
tính chiến đấu cao của báo chí.
1.1.6. Vai trò và nhiệm vụ của công tác bình luận
Báo chí là phương tiện thông tin và bàn luận về cái mới diễn ra hàng ngày
trong cuộc sống, là phương tiện phản ánh và tổng kết thực tiễn. Trong thực tế
công tác báo chí, hai nội dung thông tin và nghị luận luôn đan xen, phối hợp
nhau cùng phát huy hiệu quả. Không thể phân chia rạch ròi rằng, đã là phản ánh
thì không được xen lời bình, hoặc đã là bình luận thì không được bao hàm lượng
thông tin nhất định. Bởi vậy, công tác bình luận trên báo, một mặt sử dụng hệ
thống của thể tài bình luận, mặt khác cần biết phát huy triệt để thế mạnh của sự
kết hợp với các thể tài khác.
Trên báo, ngoài nội dung thông tin thì nghị luận có vị trí rất quan trọng.
Trong đó, bình luận là sự vận dụng cụ thể của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đúng đắn của Đảng ta để phân tích những vấn đề
thời cuộc mới nảy sinh, những hoạt động thực tiễn của quần chúng. Nói cách
khác, đối với báo chí cách mạng, bình luận là một hình thức tổng kết thực tiễn


25
cách mạng của quần chúng. Có thể khái quát tầm quan trọng của công tác bình
luận như sau:
- Bình luận giúp ta rút ra được những bài học kinh nghiệm, những vấn đề
lý luận đúc kết từ thực tế cuộc sống qua các nhân tố mới, điển hình mới xuất
hiện trong phong trào cách mạng, để từ đó chỉ đạo trở lại phong trào cách mạng
của quần chúng.
- Các sự kiện nóng hổi trong cuộc sống được nhận diện và đánh giá một
cách chính xác trong các bài bình luận qua phân tích, cắt nghĩa rõ ràng, đi sâu
vào thực chất, theo quy luật vận động và xu hướng phát triển của nó.
- Bày tỏ quan điểm, lập trường và thái độ của Đảng và Nhà nước ta đối với

những sự kiện, những vấn đề đang đặt ra được trình bày công khai và trực tiếp.
- Qua bình luận, nhận thức của người đọc có thể từ hiện tượng đơn lẻ thấy
được ý nghĩa bao quát hơn, từ những kinh nghiệm cụ thể của thực tiễn rút ra
được những vấn đề, những bài học vận dụng phổ biến hơn. Nói cách khác, từ
những việc cụ thể nảy sinh trong cuộc sống được phản ánh lên báo, bình luận
báo chí có thể giúp cho người đọc đi từ nhận thức cảm tính đến nhận thực lý tính
đúng đắn. Vì vậy, có thể khái quát tầm quan trọng của công tác bình luận trên
báo bằng nhận xét của tác giả Trần Công Mân “Tờ báo nếu không có các bài
mang tính nghị luận bình luận thì sẽ trở nên rất tầm thường”
6
.
Bình luận đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ hướng
dẫn chính trị cho quần chúng, là công cụ đắc lực cho việc giáo dục chính trị tư
tưởng cho quần chúng, trong việc hướng dẫn cách nhìn nhận, đánh giá các nguồn
tin. Trong một thế giới bùng nổ thông tin như hiện nay, vai trò của bình luận
càng quan trọng và cần thiết cho đời sống của con người hơn bao giờ hết.

6
Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Giáo dục. Trang 19.


26
Công tác bình luận trên báo tạo điều kiện cho độc giả đánh giá những sự
kiện xảy ra trong cuộc sống, giúp độc giả có được những kết luận đúng đắn từ
những sự kiện đã xảy ra. Nói cách khác, nhiệm vụ của bình luận “là diễn đạt tư
tưởng của toà soạn về một vấn đề thời sự hoặc một sự kiện, nghĩa là làm cho độc
giả hiểu được mối quan hệ đó theo một quan điểm nhất định và từ sự đánh giá
đó rút ra được kết luận có tính chất chính trị”
7
. Nhiệm vụ này thường được biểu

hiện ở những mặt sau:
- Khi đề cập đến những sự kiện mới xảy ra, các bài bình luận của báo có
thể giúp người đọc khẳng định được cái đúng, cái tiến bộ, nhân tố tích cực, ý
nghĩa phổ biến của phong trào chung.
- Đối với những tiêu cực trong việc thực hiện quan điểm, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước, bình luận sẽ giúp người đọc nhận rõ được thực
chất, thấy rõ được mức độ sai phạm, đồng thời hiểu rõ được quan điểm, thái độ
của nhà báo mà có phương hướng suy nghĩ, hành động phù hợp với quy luận vận
động chung.
- Khi có các điển hình tiên tiến xuất hiện trong phong trào cách mạng của
quần chúng, công tác bình luận của tờ báo là một trong những hình thức quan
trọng có khả năng tổng kết, động viên và nhân rộng, từ đó có thể giúp người đọc
nắm được bản chất của sự kiện, nhìn được tổng quát những vấn đề, thấy được
những biện pháp giải quyết thích hợp.
- Đối với những vấn đề lớn, bình luận luôn góp phần hướng dẫn dư luận,
chỉ đạo hành động kịp thời. Khi đó, tác giả của những bài bình luận sẽ nhanh
chóng tỏ rõ quan điểm, thái độ, vạch ra phương hướng, tập hợp lực lượng nhất
định tham gia hành động cách mạng.

7
Nghề nghiệp và công việc của nhà báo. Ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam. Trang 241


27
1.1.7. Phân biệt bình luận với xã luận, chuyên luận
Bình luận, như phần trên đã đề cập, là một thể loại thuộc loại tác phẩm
chính luận nhằm trình bày với người đọc những quan điểm, đánh giá của người
viết về một sự kiện có tính chất thời sự và thuyết phục người đọc về tính đúng
đắn của những quan điểm và đánh giá đó.
Xã luận, với tư cách là một thể loại tác phẩm chính luận, xã luận là bài

báo quan trọng nhất trong một số báo nêu rõ lập trường, quan điểm của tờ báo về
một vấn đề quan trọng nào đó đang được xã hội quan tâm.
Với khái niệm trên thì đối tượng chính của xã luận là những sự kiện, vấn
đề chính trị, kinh tế, xã hội lớn lao trọng đại. Xã luận là ngọn cờ chỉ đạo, là pháp
lệnh chính trị của tờ báo, bài xã luận nào cũng được xây dựng hoặc dựa trên một
nền tảng lý luận chính trị, triết học và tư tưởng nhất định. Tác giả bài xã luận
thường là một tập thể và các bài xã luận đều được đăng tải ở vị trí quan trọng
nhất trên tờ báo.
Xã luận có các dạng như: Xã luận chính trị, xã luận tuyên truyền, xã luận
chỉ đạo và xã luận nghiệp vụ.
Chuyên luận, là sự mở rộng, nâng cao của bình luận, là hình thức bình
luận chuyên sâu.
Chuyên luận có đặc điểm là xuất hiện trong một số thời điểm và trường
hợp nhất định. Mặc dù vừa xuất hiện trên báo vừa xuất hiện trên tạp chí nhưng
chuyên luận chủ yếu là thể tài của báo định kỳ và các tạp chí chuyên ngành. Nội
dung của chuyên luận hướng đến một lượng công chúng có chọn lọc và những
bài chuyên luận có dung lượng khá dài.


28
Chuyên luận có các dạng: Chuyên luận chính trị - tư tưởng, chuyên luận
kinh tế - xã hội và chuyên luận khoa học.
Xã luận và bình luận là hai thể loại đặc sắc thuộc nhóm chính luận báo
chí. Trong những thời điểm lịch sử nhất định của đất nước, đặc biệt là trong
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, những bài xã luận và bình luận đã được
sử dụng rất có hiệu quả, có sức tác động và lan tỏa lớn. Giữa hai thể loại này, đề
cập đến sự tương đồng, chúng ta có thể nhận thấy những đặc điểm chung như
sau:
- Xã luận và bình luận có cơ sở thực tiễn là các sự kiện, hiện tượng cụ thể
của hiện thực khách quan. Các sự kiện, hiện tượng đó được xem xét, đánh giá

một cách có hệ thống trong mối liên hệ chặt chẽ phụ thuộc lẫn nhau trong xu
hướng phát triển chung của đời sống xã hội.
- Xã luận và bình luận, với bút pháp chính luận được thể hiện rõ nét, thái
độ, quan điểm chính kiến của bài báo cũng được thể hiện nhất quán và công
khai. Đối với những vấn đề phức tạp thì người viết sẽ có những đề xuất, hướng
dẫn phương án tháo gỡ hoặc giải quyết vấn đề. Phạm vi của hai thể loại này rất
rộng, có thể bao quát toàn bộ các sự kiện, hiện tượng, quá trình của đời sống xã
hội đương thời.
- Một yêu cầu quan trọng với cả hai thể loại này là khi xem xét hay bình
luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề nào đó, nhà báo không chỉ nêu lên hiện
tượng bên ngoài mà còn phải chỉ ra nguyên nhân và bản chất bên trong của vấn
đề cần phản ánh.
Có thể nói, đặc trưng chung nhất của hai thể loại xã luận và bình luận
chính là ở chất trí tuệ, tư duy, lý luận, lý lẽ trong tác phẩm, hay chính là đặc
điểm thông tin lý lẽ. Thêm vào đó, một đặc điểm chung của hai thể loại này là

×