Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Bước đầu nhận diện loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 97 trang )


1
MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt ……………………………………………………… 4
Danh mục các bảng biểu………………………………………………………5
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn………………………… 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………………………….8

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………… 10 …8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………10
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài………………………………….11
6. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………… 12
7. Kết cấu luận văn……………………………………………………… 12
Chương 1:
TIỀN ĐỀ RA ĐỜI LOẠI HÌNH TRUYỀN THÔNG TRÊN ĐIỆN
THOẠI DI ĐỘNG
1.1. Sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới……………………15
1.1.1. Các phương tiện truyền thông mới 15
1.1.1.1.
Internet 15
1.1.1.2. Điện thoại di động……………………………………………… 20
1.1.2. Tác động của các phương tiện truyền thông mới tới công chúng 23
1.1.3. Truy cập Internet từ điện thoại di động…………………………….27
1.2. Các đặc điểm của loại hình truyền thông trên điện thoại di động…….31
1.2.1. Sự phát triển của các loại hình báo chí…………………………… 31
1.2.2. Loại hình truyền thông trên điện thoại di động…………………… 34
1.2.3. Các đặc trưng của loại hình truyền thông trên điện thoại di
động…….37

2


Tiểu kết chương 1………………………………………………………….40
Chương 2:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TRÊN ĐIỆN
THOẠI DI ĐỘNG
2.1. Truyền thông trên điện thoại di động trên thế giới…………………… 42
2.1.1. Sự phát triển của hoạt động truyền thông trên ĐTDĐ…………… 44
2.1.2. Khảo sát một số tờ báo có dịch vụ trên ĐTDĐ…………………… 44
2.1.2.1. USD Today……………………………………………………… 44
2.1.2.2. Washington Post………………………………………………… 46
2.1.2.3. New York Times………………………………………………….48
2.2. Ứng dụng đọc báo trên điện thoại di động ở Việt Nam………………48
2.2.1. Các hình thức đọc báo thông qua ĐTDĐ………………………… 48
2.2.2. Sự xuất hiện phần mềm đọc báo trên ĐTDĐ……………………….53
2.2.3. Phiên bản trên điện thoại di động của một số tờ báo…………………58
2.2.3.1. Bao moi Mobi……………………………………………………….58
2.2.3.2. Vietnam+ Mobile……………………………………………… 64
2.2.3.3. VietNamNet Mobile………… 67
2.2.3.4. Dân trí Mobile 70
Tiểu kết chương 2 73
Chương 3
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LOẠI HÌNH TRUYỀN THÔNG
TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
3.1. Xu hướng phát triển của hoạt động truyền thông trên ĐTDĐ 74
3.1.1. Xu hướng về loại hình………………………………………………74
3.1.2. Xu hướng kinh doanh dựa vào loại hình truyền thông qua
ĐTDĐ………76
3.1.2.1. Kinh doanh nhờ quảng cáo……………………………………… 76

3
3.1.2.2. Kinh doanh nhờ thu phí đọc báo………………………………….83

3.1.3. Xu hướng tác nghiệp của nhà báo………………………………… 83
3.1.3.1. Xu hướng sản xuất thông tin nhờ ĐTDĐ của nhà báo công
dân………84
3.1.3.2. Xu hướng tác nghiệp bằng ĐTDĐ của nhà báo chuyên
nghiệp……… 88
3.2. Nâng cao hiệu quả của loại hình truyền thông trên ĐTDĐ ở Việt Nam.
3.2.1. Đề xuất với đơn vị báo chí sử dụng loại hình truyền thông qua
ĐTDĐ…89
3.2.2. Đề xuất với cơ quan quản lý báo chí……………………………… 90
3.2.3. Đề xuất với các cơ sở đào tạo báo chí …………………………… 91
Tiểu kết chương 3………………………………………………………….91
KẾT
LUẬN…………………………………………………………………….93
Tài liệu tham khảo
Phụ lục












4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt
Từ gốc tiếng Anh
Nghĩa tiếng Việt
1
3G
Third Generation
Thế hệ thứ ba
2
4G
Fourth Generation
Thế hệ thứ tư
3
CEO
Chief executive officer
Giám đốc điều hành
4
ĐTDĐ

Điện thoại di động
5
GPRS
General Packet Radio
Service
Dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp
6
GSM
Global System for
Mobile
Hệ thống thông tin di động toàn
cầu

7
MMS
Multimedia Messaging
Service
Dịch vụ tin nhắn đa phương
tiện
8
Mobile
phone
Mobile phone
Điện thoại di động
9
PDA
Personal Digital
Assistant
Thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá
nhân
10
PGS-TS

Phó Giáo sư-Tiến sĩ
11
PR
Public Relations
Quan hệ công chúng
12
Smartphone
Smartphone
Điện thoại thông minh
13

SMS
Short Message
Services
Dịch vụ tin nhắn ngắn
14
WAP
Wireless Application
Protocol
Giao thức ứng dụng không dây





5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT
Tên bảng
Nội dung bảng
Trang

1
Bảng 1.1
10 quốc gia và vùng lãnh thổ có số người sử
dụng Internet đông nhất châu Á
16
2
Bảng 1.2

Số người sử dụng Internet tại Việt Nam từ 2003

tới 2010
17
3
Bảng 1.3

Tần suất sử dụng Internet
18
4
Bảng 1.4
Truy cập Internet từ điện thoại di động và từ
máy tính.
28
5
Bảng 1.5
Cách tiếp cận Internet ở Việt Nam
28
6
Bảng 1.6
Mục đích truy cập Internet qua điện thoại di
động ở Việt Nam
29













6
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Các phương tiện truyền thông mới là một trong những thành tựu quan
trọng nhất của loài người trong vòng hai thập kỷ trở lại đây. Sự ra đời của bất
kỳ công nghệ nào, cũng như dịch vụ đi kèm với công nghệ ấy, cũng ảnh
hưởng nhất định đối với xã hội.
Khi bàn về sự thay đổi của thế giới trong thời gian qua, tác giả cuốn
“Thế giới phẳng” Thomas Friedman đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của các
phương tiện truyền thông mới như là một trong những yếu tố căn bản nhất
góp phần làm cho thế giới trở nên “phẳng” hơn thông qua các kết nối Internet,
điện thoại di động và các hình thức hỗ trợ kỹ thuật số khác.
Giờ đây, điện thoại di động được coi là màn hình thứ tư (nếu coi màn
hình của rạp chiếu phim, màn hình tivi và màn hình máy tính là ba màn hình
đầu tiên) hoặc “màn hình thứ ba” nếu chỉ tính màn hình tivi và màn hình máy
tính. Nó cũng được coi là “phương tiện truyền thông đại chúng thứ bảy” (sau
báo in, ghi âm, điện ảnh, phát thanh, truyền hình và Internet).
Điện thoại di động không chỉ là một thiết bị liên lạc mà còn là một
phương tiện quản lý cuộc sống, giải trí và đang tích hợp thêm các chức năng
khác, trong đó có việc dùng để đọc báo.
Về mặt công nghệ, các nhà sản xuất tung ra ngày càng nhiều các loại
điện thoại thông minh, tích hợp nhiều tính năng và đặc biệt là khả năng kết
nối Internet dễ dàng, tiện lợi, với tốc độ cao. Các loại điện thoại này có giá
thành cạnh tranh và ngày càng phổ biến. Các nhà cung cấp dịch vụ cho điện
thoại di động đã đa dạng hóa nhu cầu của khách hàng, phát triển nhiều loại
dịch vụ cho di động, thu hút được sự quan tâm của khách hàng.
Về mức độ phổ biến, theo kết quả điều tra, đến cuối năm 2007, 1/2 dân

số thế giới, tương đương khoảng 3,3 tỷ người trên thế giới sử dụng điện thoại

7
di động). Đến cuối năm 2009, số người sử dụng điện thoại di động là 4,6 tỷ
người. Đến cuối năm 2010, số người sử dụng điện thoại di động lên đến 5 tỷ
người và con số này ngày càng tăng lên.
Với sự ra đời của mạng 3G, 4G hay những nền tảng công nghệ tiên tiến
hơn, điện thoại di động ngày càng hiện đại với nhiều tính năng và màn hình
lớn trong khi giá thành ngày càng giảm. Thêm vào đó, các nhà mạng, công ty
viễn thông cũng tung ra nhiều dịch vụ mới cho điện thoại di động. Thói quen
truy cập Internet từ điện thoại di động bắt đầu hình thành và nhanh chóng lan
tỏa. Do đó, việc điện thoại di động trở thành phương tiện ấn hành và tiếp nhận
thông tin báo chí là điều tất yếu.
Ban đầu, do chưa nhiều trang web, báo điện tử được hỗ trợ về kỹ thuật,
nên thông tin được các nhà cung cấp chuyển tải đến công chúng thông qua tin
nhắn. Với cách này, công chúng tiếp cận thông tin có phần kém chủ động
hơn.
Dần dần, cùng với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại và các nhà cung
cấp dịch vụ viễn thông, các cơ quan báo chí có phiên bản điện tử, hoặc các tòa
báo điện tử, đã đưa sản phẩm và dịch vụ của mình lên điện thoại di động.
Người đọc có thể tiếp cận với phiên bản điện tử của các cơ quan báo chí này
thông qua phương tiện là điện thoại di động, bằng cách kết nối Internet, truy
cập vào các địa chỉ báo điện tử để đọc tin tức. Nhưng không lâu sau, một số tờ
báo điện tử đã có phiên bản dành riêng cho điện thoại di động, và phiên bản
này có một số điểm khác biệt so với báo điện tử, để phù hợp hơn với điện
thoại di động cũng như đáp ứng tốt hơn nhu cầu của độc giả. Hiện tại, việc
đọc báo trên điện thoại di động và đọc báo trên báo điện tử mới chỉ khác nhau
ở hình thức, giao diện nhưng dần dần những yếu tố như ngôn ngữ, hình ảnh,
phong cách viết, bố cục bài báo, trang báo… sẽ có sự thay đổi nhất định để
phù hợp với phương tiện điện thoại di động cũng như nhu cầu của công


8
chúng. Điều này đang góp phần hình thành nên một loại hình truyền thông
mới – truyền thông trên điện thoại di động cũng như thói quen mới của công
chúng – tiếp nhận thông tin báo chí qua điện thoại di động, mặc dù cho đến
thời điểm này, những yếu tố về loại hình của nó còn chưa biểu hiện rõ nét.
Tuy nhiên, sau báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, một loại hình
truyền thông mới trên điện thoại di động đang manh nha hình thành.
Do đó, việc nhận diện loại hình này là một vấn đề mới mẻ nhưng rất
cần thiết hiện nay. Luận văn này sẽ góp thêm một tiếng nói vào quá trình
nghiên cứu sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới cũng như sự
phát triển của loại hình báo chí mới, làm tài liệu tham khảo cho những ai quan
tâm đến lĩnh vực này.
Người viết cũng hy vọng luận văn sẽ giúp ích phần nào cho các tờ báo,
đơn vị chuẩn bị triển khai loại hình truyền thông trên điện thoại di động tại
Việt Nam cũng như giúp các cơ quan quản lý nâng cao hiệu quả quản lý loại
hình truyền thông mới này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể nói, loại hình truyền thông trên điện thoại di động là kết quả của
sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới, ở đây, chủ yếu là Internet
và điện thoại di động. Việc nghiên cứu các phương tiện truyền thông mới
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Còn loại hình truyền thông trên điện
thoại di động là một khái niệm rất mới nên chưa có công trình khoa học nào
đi sâu vào tìm hiểu loại hình này.
Trên thế giới, các nhà nghiên khá quan tâm đến các phương tiện truyền
thông mới nói chung. Họ vẫn chia sẻ kinh nghiệm trong các cuộc hội thảo và
tập hợp thành một cộng đồng với tên gọi Mobile Society (Hội di động) trên
địa chỉ trang web groups.google.com/group/mobile-society để giữ liên lạc
thường xuyên với nhau.


9
Ở Việt Nam, đã có một vài công trình nghiên cứu về tác động các
phương tiện truyền thông mới đối với từng nhóm đối tượng công chúng cụ
thể. Chẳng hạn đề tài nghiên cứu cấp bộ của nhóm tác giả gồm Tiến sĩ Bùi
Quang Thắng, Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn, Cao Trung Vinh, Lê Thanh Hòa,
Nguyễn Thị Thu Hà thuộc Viện Văn hóa Thông tin về “Những tác động của
phương tiện truyền thông mới đối với đời sống văn hóa của cư dân đô thị”;
nghiên cứu của Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn, Bùi Thị Thu Hà (Viện Văn hóa-Thông
tin) về “Sử dụng điện thoại di động để giữ thể diện: Một vấn đề xã hội ở Việt
Nam”…
Tuy nhiên, các nghiên cứu này nhìn từ góc độ những tác động của các phương
tiện truyền thông mới đối với đời sống, chứ chưa nhìn ở góc độ nghiên cứu
báo chí.
Cũng có một số bài viết nói về sự phát triển của các công nghệ truyền
thông mới như “Quyền lực thứ năm” đăng trên chuyên trang Tuần Việt Nam
của Báo điện tử VietNamNet (ngày 17/3/2010), “Phương tiện truyền thông
mới và những thay đổi văn hóa - xã hội ở Việt Nam” đăng trên trang web
Chungta.com…
Loại hình truyền thông trên điện thoại di động mới đang manh nha hình
thành nên việc nghiên cứu về đề tài này còn rất mới ở Việt Nam. Đến nay mới
chỉ có một số bài tổng hợp theo tư liệu nước ngoài có “động chạm” đến loại
hình truyền thông trên điện thoại di động khi đề cập chung đến các công nghệ
mới.
Chẳng hạn như bài viết “Báo chí thời truyền thông đa phương tiện”
đăng trên báo Lao Động, có đề cập đến “báo mobile” với giải thích là hình
thức “gửi các bản tin cho bạn đọc qua điện thoại di động” và đánh giá đây là
“một hình thức báo chí mới, nhưng được đánh giá là có tương lai ở Âu - Mỹ
trong những năm tới” [26]. Tuy nhiên, bài viết này mới chỉ nhắc đến loại hình

10

truyền thông trên điện thoại di động như một dẫn chứng về loại hình báo chí
mới trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ các phương tiện truyền thông mới.
Do vậy, có thể khẳng định ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu
nào về loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động ở góc độ lý luận
cũng như thực tiễn của hoạt động báo chí và đây là nghiên cứu đầu tiên về
vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Người viết muốn bước đầu nhận diện những đặc điểm về loại hình của
loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động, tập trung chủ yếu ở Việt
Nam. Từ những phân tích và nhận định, tác giả luận văn sẽ đưa ra những dự
báo về xu hướng vận động và phát triển của loại hình truyền thông này trong
thời gian tới để góp thêm các luận cứ về sự vận động và phát triển của các
phương tiện truyền thông đại chúng mới từ góc nhìn khoa học về truyền thông
đại chúng. Thông qua việc nhận diện những yếu tố để chứng minh đang xuất
hiện một loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động, nghiên cứu này
cũng có nhiệm vụ trả lời câu hỏi liệu đây có thực sự là một “loại hình báo chí
mới” hay chỉ là một “phiên bản trên di động của các loại hình truyền thông
khác” mà thôi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Cũng vì đây là luận văn thạc sĩ báo chí đầu tiên nghiên cứu về loại hình
truyền thông mới trên điện thoại di động nên người viết sẽ tìm hiểu về loại
hình này ở góc độ lý luận và thực tiễn của hoạt động báo chí. Bởi lẽ, hiện nay
có nhiều hình thức cung cấp thông tin hoặc dịch vụ qua điện thoại di động, ví
dụ như hình thức tin nhắn đa phương tiện (MMS) mà người viết đã đề cập ở
trên, hoặc hình thức đọc báo in qua điện thoại di động (Mobile Newspaper)
Tuy nhiên, trong giới hạn của luận văn này, cũng như trong giới hạn hiểu biết
của người viết, chúng tôi muốn đi sâu vào nghiên cứu loại hình truyền thông

11
mới trên điện thoại di động dựa vào các phiên bản dành riêng cho điện thoại

di động mà các cơ quan báo chí hiện nay đang có.
Cụ thể, trong giới hạn của luận văn, chúng tôi sẽ tìm hiểu thêm về các
phương tiện truyền thông mới, để dẫn đến sự xuất hiện của loại hình truyền
thông trên điện thoại di động, đồng thời giải thích rõ hơn về thuật ngữ này.
Cùng với nền tảng lý luận, chúng tôi cũng đi sâu tìm hiểu thực tế về sự
phát triển của loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động trên thế giới
cũng như ở Việt Nam, cũng như thói quen và sự đón nhận của độc giả với loại
hình báo chí này.
Thêm vào đó, nghiên cứu này cũng sẽ đưa ra một số dự báo về xu
hướng phát triển của loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động, đề
xuất một số ý tưởng giúp cho loại hình này thể hiện rõ các đặc điểm của
mình, cũng như việc giới thiệu các dịch vụ dựa vào loại hình truyền thông
mới này. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ đưa ra một số khuyến nghị khoa học
trên phương diện quản lý để khai thác những mặt tích cực của loại hình báo
chí mới này trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay cũng như việc ứng dụng
hiệu quả điện thoại di động để biến nó thành công cụ tác nghiệp tiện lợi của
nhà báo hiện đại.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về loại hình truyền thông
trên điện thoại di động, có khảo sát hoạt động truyền thông trên điện thoại di
động trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Vì thế nó có thể trở thành tài liệu
tham khảo cho những nghiên cứu sau này về các loại hình báo chí, về việc hội
tụ các phương tiện truyền thông mới.
Luận văn cũng có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những đơn vị
báo chí, viễn thông muốn triển khai hoạt động truyền thông trên điện thoại di
động.

12
6. Phương pháp nghiên cứu
Để có được một cái nhìn toàn diện ở góc độ lý luận cũng như thực tiễn

về loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động trên thế giới và ở Việt
Nam, chúng tôi dựa trên lý luận chủ đạo về sự phát triển của các phương tiện
truyền thông mới và xu hướng phục vụ nhu cầu đa dạng của công chúng, cũng
như việc tận dụng thế mạnh cá nhân hóa để lý giải sự ra đời và phát triển của
loại hình này.
Chúng tôi cũng dựa trên những cơ sở lý luận về truyền thông nói chung
và báo chí nói riêng, về đặc điểm loại hình, tính tương tác của quá trình
truyền thông để phân tích việc truyền thông trên điện thoại di động ở góc độ
loại hình báo chí.
Luận văn sẽ sử dụng các số liệu xã hội học của những công trình
nghiên cứu, những khảo sát, thăm dò có liên quan đến đề tài, các số liệu thống
kê, các số liệu trong báo cáo của các cơ quan, công ty có liên quan, các thông
tin trên báo chí, mạng Internet…
Chúng tôi sẽ tìm hiểu ý kiến, quan điểm của các chuyên gia, các nhà
quản lý để đưa ra những nhận định về xu hướng phát triển của loại hình
truyền thông trên điện thoại di động.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1: Tiền đề ra đời loại hình truyền thông mới trên điện thoại đi
động.
Ở chương đầu tiên này, với dung lượng khoảng 25 trang, tác giả luận
văn sẽ tìm hiểu sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới, tác động
của các phương tiện này với công chúng và sự đón nhận của công chúng với
các phương tiện truyền thông mới. Cũng ở chương này, người viết sẽ tìm hiểu

13
sự ra đời và các đặc điểm của loại hình mới này bao gồm khái niệm, các đặc
điểm về loại hình và so sánh sự khác biệt của nó so với các loại hình báo chí
khác.

Chương 2: Sự phát triển của hoạt động truyền thông trên điện thoại di
động.
Với dung lượng khoảng 35 trang, người viết sẽ tìm hiểu về việc ứng
dụng dịch vụ cung cấp thông tin trên điện thoại di động của các cơ quan báo
chí lớn trên thế giới cũng như một số cơ quan báo chí ở Việt Nam. Đồng thời,
người viết sẽ bước đầu tìm hiểu sự đón nhận của công chúng thế giới và Việt
Nam với loại hình truyền thông mới này.
Chương 3: Xu hướng phát triển của loại hình truyền thông trên điện
thoại di động và một số đề xuất.
Trong khoảng 25 trang, tác giả luận văn sẽ tìm hiểu xu hướng về công
nghệ cho việc phát triển các hoạt động truyền thông trên điện thoại di động,
xu hướng vận động về loại hình và việc phát triển các dịch vụ (ví dụ như
quảng cáo). Bên cạnh đó, người viết sẽ đưa ra một số kiến nghị cho các cơ
quan báo chí và các nhà cung cấp dịch vụ nâng cao hiệu quả của hoạt động
truyền thông trên điện thoại di động ở Việt Nam cũng như đề xuất một số giải
pháp cho cơ quan quản lý báo chí Việt Nam hiện nay.






14
Chương 1: TIỀN ĐỀ RA ĐỜI LOẠI HÌNH TRUYỀN THÔNG TRÊN ĐIỆN
THOẠI DI ĐỘNG
1.1. Sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới
1.1.1. Các phương tiện truyền thông mới
Có thể nói, các phương tiện truyền thông mới như Internet và điện thoại
di động đã làm thay đổi thế giới và cách tư duy của con người. Trong một
thời gian tương đối ngắn, những phương tiện này đã tạo ra những biến đổi lớn

trong đời sống của con người trên trái đất. Trong phạm vi đề tài này, người
viết sử dụng thuật ngữ các phương tiện truyền thông mới để chỉ Internet và
điện thoại di động.
1.1.1.1. Internet
Internet ra đời thực sự là một cuộc cách mạng vĩ đại. Internet đã mang
lại cho loài người một kho kiến thức mà không một thư viện, một bộ bách
khoa toàn thư hay một hệ thống thư viện nào khác có thể so sánh được.
Internet cũng là môi trường kinh doanh nhanh, rẻ và hiệu quả.
Với khả năng kết nối mở, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất trên
thế giới, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại, chính trị, quân sự, nghiên
cứu, giáo dục, văn hóa, xã hội Cũng từ đó, các dịch vụ trên Internet không
ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một thời kỳ mới: kỷ nguyên thương mại
điện tử trên Internet.
Tại Việt Nam, dịch vụ Internet được Nhà nước cho phép thực hiện từ
ngày 5/3/1997. Nhưng phải đến 19/11/1997, "cánh cổng" mở ra với thế giới
mới chính thức khai trương, sau 8 tháng chuẩn bị.
Trước đó, việc thử nghiệm Internet đã tiến hành rất sớm ở 4 đơn vị
khác nhau:

15
Mạng Varenet: (năm 1994) của Viện Công nghệ thông tin thuộc Trung
tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia được kết nối với mạng Internet
qua cổng mạng AARnet của Đại học Quốc gia Australia.
Mạng Toolnet: (năm 1994) của Trung tâm thông tin Khoa học công
nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường kết nối với mạng
Toolnet của Amsterdam (Hà Lan).
Mạng HCMCNET: (năm 1995) của Trung tâm Khoa học và công nghệ
thuộc Sở Khoa học công nghệ và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh kết nối
qua nút mạng ở Singapore.
Mạng Sprintnet: (năm 1996) của Công ty Điện toán và truyền số liệu

VDC thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) tại hai địa
điểm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh qua hai cổng quốc tế 64 Kb/giây kết
nối Internet Sprintlink (Mỹ).
Cùng với việc "mở cửa", Ban điều phối quốc gia về Internet Việt Nam
cũng được thành lập năm 1997 nhằm giúp Thủ tướng trong việc chỉ đạo hoạt
động phối hợp giữa các cơ quan hữu quan.
Ba năm sau đó, cả nước có trên 85.000 người sử dụng (tương đương 1
người dùng /1.000 dân) với khoảng 700.000 máy tính cá nhân (1 máy /100
dân) và cứ 10 PC thì có một máy kết nối Internet.
Tính đến năm 2000, Việt Nam có 1 nhà cung cấp dịch vụ truy cập
mạng, 5 nhà cung cấp dịch vụ Internet, 14 nhà cung cấp nội dung thông tin, 9
mạng dịch vụ Internet dùng riêng. Báo điện tử có Nhân Dân (cả phiên bản
tiếng Việt và tiếng Anh), tạp chí Quê Hương, Vietnam News, Thời báo Kinh
tế Việt Nam.
Năm 2008, số người dùng Internet ở Việt Nam tăng 100 lần sau 8 năm.
Nếu như năm 2000 chỉ có khoảng 200.000 người dân Việt Nam truy cập

16
mạng thông tin toàn cầu, nhưng chưa đầy một thập kỷ sau, con số này đã tăng
lên 20,2 triệu, chiếm 23,4% dân số.
Theo thống kê của Trung tâm số liệu quốc tế Internet World Stats năm
2008, Việt Nam đứng thứ 6 ở châu Á về số người kết nối Internet. Việt Nam
cũng giữ ngôi vị á quân tại Đông Nam Á, sau Indonesia (25 triệu), còn xét về
tốc độ tăng trưởng, Việt Nam chỉ thua Pakistan (133.900 người dùng năm
2000 và 17,5 triệu vào năm 2008).

Bảng 1.1: 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có số người sử dụng Internet đông
nhất châu Á. (Nguồn: Internet World Stats).

Báo cáo NetCitizens hàng năm về tình hình sử dụng và tốc độ phát triển

của mạng Internet tại Việt Nam của Công ty nghiên cứu thị trường Cimigo
công bố ngày 26/4/2011 cho thấy 31% dân số Việt Nam có truy cập Internet

17
và mỗi năm có thêm khoảng 2-3 triệu người truy cập Internet. Internet được
truy cập rất thường xuyên. Hầu hết tất cả người sử dụng Internet truy cập
Internet hàng ngày hoặc nhiều lần một tuần. Người sử dụng dành hơn hai
tiếng một ngày để truy cập Internet.
Theo tác giả nghiên cứu, con số này cao hơn so với hầu hết các quốc
gia khác trong khu vực. Dường như người Việt Nam rất hào hứng với những
cơ hội mới mà Internet mang đến cho cuộc sống của họ.


Bảng 1.2: Số người sử dụng Internet tại Việt Nam từ 2003 tới 2010.
(Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam - www.vnnic.vn)
Cùng với sự tăng trưởng của thành phần trung lưu ở Việt Nam, ngày
càng nhiều hộ gia đình sở hữu máy tính để bàn, điều này tạo cho họ điều kiện
truy cập Internet ngay tại nhà. Dịch vụ Internet công cộng/cà phê Internet vẫn
phổ biến, nhưng chủ yếu được sử dụng bởi nhóm tuổi trẻ và nhóm thành phần
kinh tế thấp, hoặc ngược lại họ sẽ không sử dụng Internet.

18
Dựa trên cuộc nghiên cứu, mục đích chính của việc sử dụng Internet là
thu thập thông tin và đọc tin tức. Gần như tất cả cư dân mạng đều truy cập các
trang web điện tử như Dân Trí, VnExpress hay 24h Tuy nhiên, việc sử dụng
Internet cho mục đích giải trí đang trở thành xu hướng. Người Việt Nam đặc
biệt thích nghe nhạc và xem phim trực tuyến. Có sự sự tăng trưởng cố định
của các hoạt động giải trí này trong vòng một vài năm trở lại đây. Cũng trong
giai đoạn đó, số lượng những trang web cung cấp những dịch vụ tương tự
cũng tăng lên.


Hàng ngày: 62%; Vài lần một tuần: 23%; 1 lần 1 tuần: 3%;
Vài lần 1 tháng: 4%; Không thường xuyên: 8%

Bảng 1.3. Tần suất sử dụng Internet. Nguồn: Cimigo Net Citizens
Khoảng 80% người sử dụng Internet nghe nhạc trực tuyến, và 2/3 trong
số họ tải nhạc từ Internet.
Một nửa số người sử dụng Internet xem phim trực tuyến.
Nhóm 15-24 tuổi tham gia các hoạt động giải trí trực tuyến thường
xuyên hơn, trong khi những người lớn tuổi hơn sử dụng Internet chủ yếu để
đọc tin tức.

19
1.1.1.2. Điện thoại di động
Sự bùng nổ tương tự cũng xảy ra đối với điện thoại di động. Ý niệm về
điện thoại di động bắt đầu từ năm 1947 khi các nhà nghiên cứu thấy điện
thoại di động dùng trong xe thô sơ nên thực hiện bằng cách dùng các cell,
(cell là đơn vị nhỏ, tầm hoạt động một vùng, do đó nó có tên là cell phone hay
mobile phone) với tần số dùng trở lại sẽ có thể làm tăng khả năng lưu thông
tin tức của điện thoại di động một cách đáng kể tuy nhiên lúc bấy giờ chưa có
công nghệ để làm chuyện này.
Năm 1973, Martin Cooper, giám đốc dự án của hãng Mororola, cho xây
dựng một trạm thu phát tại New York, Mỹ đồng thời cho ra nguyên mẫu của
điện thoại di động có tên là Motorola Dyna-Tac. Sau những cuộc thử nghiệm
ban đầu tại Washington cho FCC, Cooper và Motorola đưa công nghệ điện
thoại tới New York để giới thiệu với công chúng.
Motorola Dyna-Tac là chiếc điện thoại di động đầu tiên, với thời gian
nói chuyện là 35 phút và thời gian sạc pin là 10 giờ, có thể dùng để nghe, nói,
quay số.
Mặc dù chiếc Dyna-Tac đã thành hình vào năm 1973 nhưng phải mất

đến 10 năm sau Cooper mới thương mại hóa được sản phẩm này. Giá của nó
lúc bấy giờ là 3.500 USD, nặng 793,8 g và pin có thể nói chuyện được nửa
tiếng. Với sự phát triển nhanh chóng, năm 1987, số người dùng điện thoại di
động trên thế giới vượt qua con số 1 triệu.
Thế nhưng, theo nghiên cứu được công bố, tính đến hết tháng 3/2011,
toàn thế giới có khoảng 4 tỷ người sử dụng điện thoại di động, trong đó có
1,08 tỷ người sử dụng smartphone, còn 3,05 tỷ người sử dụng các loại điện
thoại cơ bản (nghe, gọi và nhắn tin).
Tại Việt Nam, năm 1994, ngành bưu điện mới bắt đầu hợp tác với
Alcatel đưa mạng điện thoại di động đầu tiên hoạt động tại Việt Nam, chỉ

20
trong vòng 12 năm, đã có tới 12 triệu số thuê bao được sử dụng. Việt Nam trở
thành một trong những thị trường điện thoại di động tăng trưởng nhanh nhất
tại thị trường châu Á với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 50%.
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2010, tổng số thuê bao điện
thoại của cả nước đã ở mức 170,1 triệu, gồm 154 triệu thuê bao di động. Các
mạng di động đóng góp hơn 80% doanh thu trong lĩnh vực viễn thông tại Việt
Nam năm 2010.
Theo kết quả khảo sát chất lượng các mạng di động tại Việt Nam do
người sử dụng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh bình chọn, được báo
Bưu Điện Việt Nam công bố ngày 19/1/2011, hiện nay, đại đa số người dùng
di động ở Việt Nam sử dụng công nghệ 2G và chỉ có khoảng 5% số thuê bao
sử dụng dịch vụ 3G.
Hiện có 4 trong 7 nhà mạng ở Việt Nam đã khai trương dịch vụ 3G
[3G, viết tắt của third-generation là công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba, cho
phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin
nhắn nhanh, hình ảnh )] là: Vinaphone, Mobifone, Viettel và EVN Telecom,
trong đó VinaPhone là nhà tiên phong khi bắt đầu cung cấp dịch vụ từ tháng
10 năm 2009.

Khảo sát này cũng cho biết cảm nhận của người dùng về chất lượng
dịch vụ 3G tại Việt Nam qua 4 nhà cung cấp Vinaphone, Mobifone, Viettel và
EVN Telecom.
Về chất lượng dịch vụ 3G, Mobifone dẫn đầu ở các yếu tố liên quan
đến chất lượng sóng, tốc độ đường truyền và mức độ an toàn, bảo mật thông
tin. Viettel dẫn đầu ở các yếu tố chi phí, giá cả dịch vụ hợp lý và Vinaphone
đứng đầu theo cảm nhận của người dùng về khả năng tích cước chính xác.
Về chất lượng dịch vụ của 7 mạng di động, Mobifone được người dùng
cả hình thức thuê bao trả trước và sau đánh giá là có chất lượng dịch vụ tốt

21
nhất, tiếp đến là Viettel, Vinaphone. MobiFone cũng là mạng được người
dùng lựa chọn nhiều nhất để tư vấn, giới thiệu cho những người khác sử dụng,
đứng thứ hai là Viettel.
Viettel là mạng di động đứng đầu trong lựa chọn của người dùng một
khi họ có nhu cầu sử dụng thêm một số thuê bao khác, tiếp đến là MobiFone,
Vinaphone, Vietnammobile, Beeline, Sfone and EVN Telecom. Viettel cũng
là mạng di động được lựa chọn nhiều nhất trong trường hợp người sử dụng
được giữ nguyên số thuê bao đang dùng và đổi sang nhà cung cấp khác, tiếp
theo là MobiFone, Vinaphone, Vietnamobile, Beeline, Sfone and EVN
Telecom.
Lịch sử của các phương tiện truyền thông mới trên thế giới nói chung
và tại Việt Nam nói riêng cho thấy, tuy trải qua một quá trình phát triển tương
đối ngắn ngủi, nhưng sự thâm nhập của các phương tiện truyền thông này vào
đời sống xã hội rất nhanh chóng.

1.1.2. Tác động của các phương tiện truyền thông mới tới công chúng
“Ảnh hưởng quan trọng nhất của các phương tiện truyền thông mới đối
với văn hóa nói riêng, các lĩnh vực khác của đời sống xã hội nói chung là
chúng thúc đẩy quá trình cá nhân hóa trên mọi lĩnh vực.” [9. tr 28].

Trong các nhân tố làm phẳng thế giới được T. Friedman đề cập tới, tính
chất số, di động, cá nhân và ảo được xem là một trong những yếu tố quan
trọng. Cá nhân hóa thực sự đang là một nhu cầu trong xã hội khi mọi người
cần có không gian riêng dành cho mình, có những đồ vật thể hiện tính cách
riêng của mình, và đây cũng là cơ hội cho các phương tiện truyền thông mới.
Đặc trưng của các phương tiện truyền thông mới là phương tiện giao
tiếp có tính di động và mang tính cá nhân cao. Bên cạnh đó, ngày càng có
nhiều chức năng khác được thêm vào các thiết bị này như các chức năng chơi

22
game, nghe nhạc, xem tivi, quản lý đời sống, cập nhật thông tin mới…, chứ
không chỉ thuần túy là gửi và nhận email của Internet hay gọi điện của điện
thoại di động.
Cá nhân hóa không phải là một quá trình mới. Nói theo một cách nào
đó, bản chất của con người thích và luôn có nhu cầu tư hữu. Chủ nghĩa tư bản
luôn khuyến khích quá trình tư hữu hóa, và thực chất quá trình tư hữu hóa trở
thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy xã hội phát triển ở
các nước tư bản. Cá nhân hóa không nhất thiết đồng nghĩa với tư hữu hóa,
nhưng là một biểu hiện quan trọng của tư hữu hóa.
Nếu chủ nghĩa tư bản đề cao tư hữu hóa, cá nhân hóa thì để thực sự
thúc đẩy quá trình này, các phương tiện truyền thông mới chính là các công
nghệ hoàn chỉnh nhất tính đến thời điểm này. Trong một thế giới ảo, Internet
cho phép mỗi người có những địa chỉ riêng, có thể hoàn toàn thỏa mãn những
ý thích, mong muốn của mình thông qua chat, thư điện tử (email) và blog
Chúng ta có quyền nói những điều chúng ta thích trên mạng chứ không cần
phải nói những điều mà người khác muốn. Mọi người yêu thích blog vì ở đó
người ta có quyền được nói và được phát biểu những suy nghĩ của mình. Đó
là biểu hiện cụ thể nhất của quá trình cá nhân hóa. Điện thoại di động cho
phép mỗi người được sở hữu một phương tiện liên lạc riêng tư, không buộc
phải dùng chung và chịu sự theo dõi của những người khác. Và đây thực sự là

một nhu cầu đang tăng lên và cần sự đáp ứng trong bối cảnh xã hội mới.
Nhiều người còn cho rằng điện thoại di động là một vật dụng riêng tư không
thể thiếu của con người hiện đại. Không gian riêng của chúng ta nằm trong
máy điện thoại di động. Có thể nói, điện thoại di động là phương tiện giúp
công chúng thể hiện được cái tôi của mình. Điện thoại di động là phương tiện
gần như không được chia sẻ với nhiều người, mỗi người đều sử dụng thiết bị
riêng của mình và đa phần đều bật máy liên tục.

23
Bên cạnh đó, Internet chỉ cần vài năm đã lan rộng khắp thế giới trong
khi phải mất ròng rã 38 năm trời cho chiếc radio làm một cuộc hành trình
thâm nhập vào 50 triệu gia đình Mỹ và 13 năm cho truyền hình thực hiện một
cuộc chinh phục tương tự. Một trong những nguyên nhân ít được nói đến
khiến Internet nhanh chóng chinh phục thế giới là bởi nó phản ánh được tính
cá nhân trong xã hội hiện nay cũng hệt như truyền hình phản ánh tính phổ
quát trong thập kỷ 50 của thế kỷ XX. Internet không chỉ cá nhân hóa mà nó
mang tính tức thời, tương tác và có sức lôi cuốn.
Quá trình cá nhân hóa có thể có lợi hoặc hại. Trong một môi trường văn
hóa, ai cũng muốn thể hiện cái tôi của mình sẽ khiến những trật tự của tập thể
bị vi phạm nhưng điều đó lại khuyến khích sự năng động của cá nhân. Trong
bối cảnh xã hội hiện thời, việc đề cao tính năng động của cá nhân đang được
đánh giá cao hơn việc duy trì các trật tự, đặc biệt trong giới trẻ.
Cá nhân hóa thực sự đang là một nhu cầu trong xã hội khi mọi người
cần có không gian riêng dành cho mình, có những đồ vật thể hiện tính cách
riêng của mình, và đây cũng là cơ hội cho các phương tiện truyền thông mới.
Không phải tình cờ hay ngẫu nhiên mà quảng cáo về các hãng điện thoại luôn
đề cập đến tính cách năng động, bản sắc cá nhân của người sử dụng thông qua
các sản phẩm điện thoại di động mới ra của họ, trong khi các nhà cung cấp
dịch vụ Internet cho ra đời những phần mềm, chương trình để mỗi cá nhân có
thể thể hiện mình. Viết blog hay việc tải hình ảnh của chính mình lên mạng để

lưu trữ, gửi cho bạn bè, hay sự ra đời và phát triển nhanh chóng của YouTube
để chia sẻ các hình ảnh riêng tư, độc đáo hay sự bùng nổ của game online chỉ
là những thể hiện cụ thể của quá trình cá nhân hóa.
Vai trò của cá nhân được đề cao. Điều này không chỉ được thể hiện trên
các phương tiện truyền thông mới mà nó còn ảnh hưởng đến các phương tiện
truyền thông truyền thống như báo in truyền hình, báo viết hay phát thanh.

24
Xin lấy một ví dụ với báo in. “Ngày 16/11/2009, người dân ở thủ đô
Berlin (Đức) đã được thưởng thức một loại hình báo in mới xuất hiện mà họ
gọi là "Báo cá nhân hóa" hay theo tên gọi của tờ báo là Niiu". [39]
Cũng được giao trước 8 giờ sáng như các tờ báo in khác, nhưng Niiu là
tờ báo chiều người đọc một cách đặc biệt. Mỗi ngày, Niiu ra nhiều phiên bản
khác nhau, phục vụ ý muốn của từng cá nhân người đọc, với nội dung chỉ
chuyên về thể thao, văn hóa, khoa học công nghệ, chính trị, thời trang hoặc
một lĩnh vực nào đó do người đặt báo lựa chọn.
Báo đăng tải một cách hợp pháp bài viết được lựa chọn từ các tờ báo từ
danh tiếng đến lá cải của Đức như Handelsblatt, Tagesspiegel, Bild hoặc các
tờ báo của nước ngoài như International Herald Tribune, New York Times,
hay các nguồn tin trên mạng Internet, weblog
Giá bán của một tờ báo kiểu mới này không hề rẻ, 1,8 euro/tờ; nếu là
học sinh - sinh viên giá bán sẽ ở mức 1,2 euro (tương đương 1,79 USD/tờ).
Đây là sáng kiến của hai doanh nhân trẻ người Đức. Hơn 1.000 người
đã đăng ký thông qua mạng Internet để được là độc giả của tờ Niiu, một con
số chính những "cha đẻ" của Niiu không ngờ tới.
Với phát thanh, truyền hình, các chương trình có tương tác với các
phương tiện truyền thông mới ngày càng phát triển như các bình chọn ca sỹ,
diễn viên thông qua nhắn tin từ điện thoại, bình chọn qua mạng (Vietnam
Idol, Sao Mai điểm hẹn…), hay giờ đây có cả các chương trình có tính tương
tác cao với các phương tiện truyền thông mới như Sao Online, Bài hát Việt,

Bước nhảy Hoàn vũ… khi ý kiến cá nhân được thể hiện trực tiếp trên truyền
hình hay kết quả bình chọn của họ có tác dụng trực tiếp đến kết quả của bài
hát/tiết mục. Hàng loạt các chương trình truyền hình cho phép khán giả được
hỏi trực tiếp các nhân vật truyền hình thông qua các phương tiện truyền thông

25
mới. Nói chung, điện thoại di động và Internet khiến cá nhân ý thức về cái tôi
của mình một cách rõ ràng hơn.
Trong tương lai, việc những phần mềm giúp thể hiện “cái tôi” sẽ ngày
càng phổ biến do nó đáp ứng đúng nhu cầu cá nhân hóa đang chiếm lĩnh thế
giới mà chúng ta đang sống.




1.1.3. Truy cập Internet từ điện thoại di động
Điện thoại di động là phương tiện mang tính cá nhân cao, trong khi các
dịch vụ dành cho điện thoại ngày càng nhiều, do đó, việc người dùng sử dụng
điện thoại di động để truy cập Internet đang trở nên rất phổ biến.
Dẫn kết quả một cuộc khảo sát, bài viết trên Báo điện tử Dân Trí đưa ra
một con số rất đáng lưu ý. Đó là hiện này có đến 86% người sử dụng điện
thoại di động truy cập Internet trong khi đang xem tivi.
Trung bình, mỗi ngày, một người Mỹ sử dụng 2,7 giờ đồng hồ để truy
cập các mạng xã hội thông qua điện thoại di động.
Khoảng thời gian này nhiều gấp 2 lần số thời gian mỗi người Mỹ bỏ ra
cho bữa ăn trong ngày, và dài bằng 1/3 độ dài giấc ngủ trung bình mỗi đêm.
Hiện nay, có đến 91% lượng truy cập vào các mạng xã hội đến từ các
thiết bị di động, nhiều hơn so với 79% lượng truy cập đến từ máy tính cá
nhân.
Theo thống kê từ cuộc nghiên cứu này, 61% người sử dụng điện thoại di động

để chơi game, 55% để theo dõi tình hình thời tiết, 50% sử dụng để tìm kiếm
và dò bản đồ, 49% sử dụng để truy cập mạng xã hội, 42% dùng để nghe nhạc,
36% theo dõi tin tức, 33% dùng để xem phim…

×