Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn - Việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (Nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 112 trang )

Đại học quốc gia hà nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
======****======




Lê Thị Thương




Đề tài:

Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ
Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật
(Nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hoá)






Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: châu á học














Hà Nội - 2009
Đại học quốc gia hà nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
======****======




Lê Thị Thương



Đề tài:

Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ
Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật
(Nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hoá)




Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: châu á học
Mã số: 60.31.50





Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh cẩm lan











Hà Nội - 2009


1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
CHƢƠNG I : ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC CỦA THÀNH NGỮ HÀN - VIỆT CÓ
THÀNH TỐ CẤU TẠO LÀ TÊN GỌI ĐỘNG VẬT 9
1.1. Phân loại thành ngữ có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật về mặt cấu trúc 9
1.1.1. Một số khuynh hướng phân loại về mặt cấu trúc và tiêu chí phân loại của
luận văn 9
1.1.2. Phân loại thành ngữ có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật 10
1.1.3. Đối chiếu cấu trúc của thành ngữ Hàn - Việt có thành tố cấu tạo là tên
gọi động vật 11
1.1.3.1. Cấu trúc của thành ngữ có quan hệ chính - phụ 11

a. Thành ngữ chính phụ có danh từ làm trung tâm 11
b. Thành ngữ chính phụ có động từ làm trung tâm 14
c. Thành ngữ chính phụ có tính từ làm trung tâm 16
d. Thành ngữ có số từ làm trung tâm 17
e. Thành ngữ chính phụ ẩn từ trung tâm 17
1.1.3.2. Thành ngữ có quan hệ Chủ- Vị 18
a. Thành ngữ có kết cấu C- V, C-V 18
b. Thành ngữ có kết cấu C - V - B 19
c. Thành ngữ có cấu tạo kiểu C- V- Trạng ngữ 19
1.1.3.3. Thành ngữ có quan hệ dẳng lập 19
1.1.3.4. Thành ngữ có cấu trúc đặc biệt 20
a. Thành ngữ có trạng ngữ nơi chốn bị đảo lên trước động từ 20
b. Thành ngữ có bổ ngữ bị đảo lên trước động từ 20
c. Thành ngữ có tính từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ bị đảo lên trước danh từ đó: 21
d. Thành ngữ có phương tiện thực hiện hành động được đảo lên trước động từ: 21
e. Thành ngữ có động từ vị ngữ được đảo lên đầu câu: 21
TIỂU KẾT 21
CHƢƠNG II: ĐỐI CHIẾU NGỮ NGHĨA CỦA THÀNH NGỮ HÀN - VIỆT
CÓ THÀNH TỐ CẤU TẠO LÀ TÊN GỌI ĐỘNG VẬT 23
2.1. Khái quát chung về nghĩa của thành ngữ 23
2.2. Đối chiếu cơ chế tạo nghĩa thành ngữ Hàn - Việt có thành tố cấu tạo là tên
gọi động vật 24
2.2.1. Cơ chế tạo nghĩa của các thành ngữ có quan hệ chính phụ 25
2.2.1.1. Thành ngữ chính phụ có danh từ làm trung tâm 25
a. Thành tố là tên gọi động vật ở vị trí trung tâm 25
b. Thành tố là tên gọi động vật ở vị trí của thành tố phụ 26
2.2.1.2. Thành ngữ chính phụ có động từ và tính từ làm trung tâm 27
a. Thành tố là tên gọi động vật chỉ xuất hiện trong phần phụ của thành ngữ. Còn trung

2

tâm của thành ngữ có thể là một hành động, một trạng thái, một tính chất nào đó. 27
b. Về cơ chế tạo nghĩa, có 3 cơ chế sau đây được chúng tôi tìm thấy trong cả thành
ngữ Việt và thành ngữ Hàn: 28
2.2.2. Thành ngữ trong đó các thành tố có quan hệ Chủ - Vị. 31
2.2.3. Thành ngữ có quan hệ đẳng lập 32
2.3. Ngữ nghĩa của thành ngữ Hàn có yếu tố chỉ tên gọi động vật 33
2.3.1. Thành ngữ có yếu tố chỉ tên gọi động vật nói về con ngƣời 34
2.3.1.1. Thành ngữ nói về hình thức của con người 34
2.3.1.2. Thành ngữ nói về tính cách của con người 36
a. Thành ngữ nói về tính cách tốt 36
b. Thành ngữ nói về tính cách xấu 36
2.3.1.3. Thành ngữ nói về hoạt động của con người 37
2.3.1.4. Thành ngữ nói về các tình thế của con người 39
a. Tình thế tự do, hạnh phúc 39
b. Tình thế may mắn 40
c. Tình thế nguy hiểm 40
d. Tình thế bế tắc, tù túng 41
2.3.1.5. Thành ngữ nói về thân phận của con người 42
2 3.1.6. Thành ngữ nói về quan hệ con người với con người 43
2.3.2. Thành ngữ nói về kinh nghiệm sống 44
TIỂU KẾT 46
CHƢƠNG III: ĐỐI CHIẾU GIÁ TRỊ BIỂU TRƢNG CỦA ĐỘNG VẬT QUA
THÀNH NGỮ HÀN - VIỆT TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ 49
3.1. Vấn đề biểu trƣng ngữ nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ 49
3.2. Cơ sở xác định giá trị biểu trƣng ngữ nghĩa 52
3.3. Đối chiếu giá trị biểu trƣng ngữ nghĩa của các loài động vật trong cách
nhìn nhận của ngƣời Hàn và ngƣời Việt qua thành ngữ có yếu tố chỉ tên gọi
động vật 54
3.3.1. Biểu trƣng của nhóm động vật nuôi 54
3.3.1.1. Các biểu trưng của chó 54

a. Chó là biểu trưng của lòng trung thành 55
b. Chó biểu trưng cho hình thức xấu 55
c. Chó biểu trưng cho sự đau khổ 56
d. Chó biểu trưng cho tính kiên trì 56
e. Chó biểu trưng cho sự vô ơn, bội bạc 57
g. Chó biểu trưng cho sự tầm thường, đáng khinh bỉ 57
3.3.1.2. Các biểu trưng của gà 59
a. Biểu trưng của gà nói chung: 59
b. Biểu trưng của gà qua hành động, tình huống cụ thể: 60
3.3.1.3. Các biểu trưng của ngựa 62

3
a. Ngựa biểu trưng cho của cải và sự dư dật 62
b. Ngựa biểu trưng cho sự nhanh nhẹn trong hành động 63
c. Ngựa già biểu trưng cho trí tuệ và tài năng 64
3.3.1.4. Các biểu trưng của bò (bê) 65
a. Các biểu trưng chung của bò 66
b. Biểu trưng của bò trong những tình thế, hành động cụ thể 68
3.3.2. Biểu trƣng của nhóm động vật hoang dã 69
3.3.2.1. Các biểu trưng của hổ 69
3.3.2.2. Các biểu trưng của chim 71
3.3.2.3. Các biểu trưng của cá 75
a. Biểu trưng chung của cá nói chung 76
b. Biểu trưng của cá qua tình huống, hành động cụ thể 77
3.3.2.4. Biểu trưng của thỏ 78
3.3.2.5. Các biểu trưng của rắn 78
a. Biểu trưng cho sự xấu xa, nguy hiểm, tai vạ 78
b. Biểu trưng cho sự lươn lẹo 79
3.3.2.6. Các biểu trưng của chuột 79
a. Chuột (hay Chuột chù) biểu trưng cho vật ít giá trị 79

b. Chuột trong hũ gạo biểu trưng cho sự may mắn 80
3.3.2.7. Biểu trưng của con vật tưởng tượng - con rồng 81
a. Biểu trưng cho sự vinh quang và thành đạt 81
b. Biểu trưng cho vẻ đẹp hình thức và dũng khí của người đàn ông. 81
3.3.3. Biểu trƣng của các loài côn trùng, sâu bọ 82
3.3.3.1. Biểu trưng của kiến 82
3.3.3.2. Biểu trưng của muỗi. 83
3.3.3.3. Biểu trưng của bọ ngựa 84
3.3.3.4. Biểu trưng của giun 84
TIỂU KẾT 85
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC………………………………………………………………………….96








4


MỞ ĐẦU
01. Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ tình hình giao lưu quốc tế giữa Hàn Quốc và Việt Nam ngày
càng mở rộng và sâu sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội…, với tư cách
là một sinh viên đã nghiên cứu Hàn quốc học, chúng tôi muốn tiếp tục nghiên cứu
sâu hơn về một nhân tố liên quan trực tiếp đến con đường giao lưu quốc tế giữa hai

dân tộc Hàn - Việt là ngôn ngữ trong đó thành ngữ là một bộ phận quan trọng đặc
biệt.
Thành ngữ là một loại đơn vị từ vựng đặc biệt tồn tại ở mọi ngôn ngữ. Với tư
cách một sản phẩm tinh thần có liên quan đến ngôn từ, kho thành ngữ trong mỗi
ngôn ngữ được làm đầy cùng với quá trình phát triển tư duy và ngôn từ của dân tộc,
được người dân sử dụng một cách thành thạo, nhuần nhuyễn trong lời ăn tiếng nói
hàng ngày.
Khi nói về thành ngữ, người ta thường hay nói đến một trong những chức
năng quan trọng của nó là tích luỹ, phản ánh đậm nét và truyền tải đặc trưng văn
hóa dân tộc. Do vị trí quan trọng của thành ngữ trong kho từ vựng của một ngôn
ngữ cũng như chức năng của thành ngữ trong thực tế sử dụng mà việc học một ngôn
ngữ nói riêng và việc tìm hiểu một nền văn hoá nói chung thông qua ngôn ngữ luôn
không thể tách rời việc học, tìm hiểu, và nghiên cứu thành ngữ. Điều đó cũng cho
thấy việc hiểu, sử dụng thành ngữ một cách chính xác, thành thạo phải là kết quả tất
yếu của việc nắm bắt tới mức thông thạo một ngôn ngữ và hiểu một cách sâu sắc về
một nền văn hoá. Cũng chính những lý do này khiến thành ngữ trở thành một phạm
vi nghiên cứu thú vị, hấp dẫn và nhận được sự chú ý đặc biệt của giới ngôn ngữ học
cũng như những người quan tâm, yêu mến ngôn ngữ.
Để có một cái nhìn toàn diện về thành ngữ, cần phải quan niệm rằng thành
ngữ là một sản phẩm tinh thần, là những lời ăn tiếng nói gắn liền với quá trình phát
triển của một dân tộc. Thành ngữ không chỉ bao gồm những yếu tố ngôn ngữ, bên
trong nó còn chứa đựng cả những yếu tố văn hoá, phong tục, tâm thức và hàng loạt

5
những quan niệm nhân sinh của chủ nhân sáng tạo. Vì vậy, để hiểu và sử dụng
thành ngữ một cách thành thạo cũng như để nghiên cứu thành ngữ một cách sâu sắc,
cách tiếp cận từ góc nhìn ngôn ngữ - văn hoá là một trong những cách tiếp cận hiệu
quả. Để thực hiện việc nghiên cứu của mình, chúng tôi chọn một phạm vi thành ngữ
dựa trên một dấu hiệu hình thức là thành ngữ có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật.
Theo tiến sỹ Trịnh Cẩm Lan, đây là một trong những dấu hiệu được cho là làm cho

thành ngữ mang đậm những đặc trưng tâm lý, văn hoá và tư duy dân tộc.
Là người Việt sử dụng tiếng Hàn, chúng tôi chọn thành ngữ tiếng Hàn là đối
tượng nghiên cứu chính, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ đối chiếu với kết
quả nghiên cứu của Trịnh Cẩm Lan năm 1995 với phạm vi thành ngữ tương đương
trong tiếng Việt để tìm ra những điểm giống và khác nhau trong cách cấu tạo, diễn
tả, liên hệ của hai cộng đồng bản ngữ nhằm tìm hiểu những tương đồng và dị biệt
hệ thống biểu tượng, trong nền văn hoá dân tộc của hai cộng đồng này.
Trên thực tế, giới Việt ngữ học đã từng có nhiều công trình nghiên cứu thành
ngữ tiếng Việt. Họ là những người có công lớn trong việc khai phá những vấn đề
liên quan đến thành ngữ. Cùng với sự ra đời của hướng nghiên cứu đối chiếu ở Việt
Nam mà người đặt nền móng đầu tiên là tác giả Lê Quang Thiêm, vài thập kỷ gần
đây, nghiên cứu đối chiếu thành ngữ cũng trở thành mối quan tâm và sự lựa chọn
của nhiều nhà nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Việt với
thành ngữ ở các ngôn ngữ khác như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung
và vài năm gần đây là tiếng Nhật đã dần dần lấp đầy những khoảng trống và những
phạm vi nghiên cứu đối chiếu thành ngữ. Hướng nghiên cứu đối chiếu thành ngữ
Hàn - Việt cũng đã bắt đầu được đặt ra vài năm gần đây nhưng cũng chỉ là những
nghiên cứu ban đầu, có tính chất đặt vấn đề và gợi mở. Đó là nghiên cứu của
Nguyễn Xuân Hoà với nhan đề " Đặc trưng văn hoá dân tộc nhìn từ góc độ đối
chiếu thành ngữ - tục ngữ Hàn - Việt", Ngôn ngữ và Đời sống, số 2, 2001 hay
nghiên cứu của Nguyễn Thị Thành với đề tài "Tìm hiểu đặc điểm cấu trúc và ngữ
nghĩa của thành ngữ Hàn bốn chữ Hán trong sự so sánh với thành ngữ Hán Việt",
Luận văn tốt nghiệp cử nhân 2009…. Về cơ bản, đây là một phạm vi nghiên cứu
hầu như còn bỏ ngỏ và vấn đề mà chúng tôi lựa chọn: "Nghiên cứu đối chiếu

6
thành ngữ Hàn - Việt có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật từ góc nhìn ngôn
ngữ - văn hoá" trở thành vấn đề được quan tâm lần đầu tiên tại Việt Nam. Mặc dù
vậy, chúng tôi vẫn cho rằng nghiên cứu này cũng mới chỉ đáp ứng được một phần
rất nhỏ nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu về tiếng Hàn, văn hoá Hàn, cũng như nhu

cầu tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nền văn hoá đang có
những bước tiến mạnh mẽ trên con đường giao lưu này của người Việt Nam mà
thôi.
02. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn Thạc sĩ, đề tài tập trung vào những nhiệm vụ
chính sau đây:
1. Nghiên cứu đối chiếu cấu trúc thành ngữ Hàn - Việt có thành tố cấu tạo là tên gọi
động vật.
2. Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa của các thành ngữ trong phạm vi đã lựa chọn
dưới góc nhìn ngôn ngữ - văn hoá.
3. Nghiên cứu đối chiếu hệ thống giá trị biểu trưng của thế giới loài vật được thể
hiện qua thành ngữ Hàn và thành ngữ Việt thuộc phạm vi nghiên cứu nhằm tìm ra
những tương đồng và dị biệt trong cách diễn tả, liên hệ của hai cộng đồng là chủ
nhân sáng tạo thành ngữ, trên cơ sở đó tìm ra những tương đồng và khác biệt giữa
hai nền văn hoá của người Hàn và người Việt.
03. Tƣ liệu nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu này, chúng tôi đã sưu tầm, lựa chọn được 387 câu
thành ngữ tiếng Hàn có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật từ các nguồn sau đây:
1. Lee Woo Young (2002), 대백과사전- Đại Bách khoa từ điển
thành ngữ, NXB Sholbitch, Hàn Quốc
2. Chon Chea Kuk, (2008), 네글자세상- Thế giới thành ngữ bốn
chữ NXB Cty CP Shee Kong Sha, Hàn Quốc
3. Choo Kang Hyun (2008), 100 가지 민족문화 상징 사전, 100
đặc trưng văn hoá dân tộc Hàn, NXB Hiệp hội xuất bản văn hoá
Đại Hàn, Hàn Quốc

7
4. Hong Chol Won (2006), 사자성어- Thành ngữ bốn chữ, NXB
Shan Kwa Bus, Hàn Quốc
5. LeeYongTal,(2008)수능,논술,취업,면접대비,승진,국가고시대

비 100%활용하는가자성어고사성어- Thành ngữ, cổ ngữ
thường tục về khả năng, luận thuật, nghề nghiệp, ứng xử, thăng
tiến, cai trị nước (2008), NXB Hengbok Maltunul Seshang,
Hàn Quốc
6. Lee Chan Kul (2000), 2000 thành ngữ của chúng tôi, NXB
TooSho, Hàn Quốc
Ngoài ra, để có cứ liệu đối chiếu, chúng tôi đã xin phép sử dụng kết quả
nghiên cứu của Trịnh Cẩm Lan năm 1995 với phạm vi thành ngữ tương đương trong
tiếng Việt làm cứ liệu đối chiếu. Việc sử dụng này đã được sử đồng ý của tác giả.
04. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu thành ngữ thuộc phạm vi nghiên cứu trong tiếng
Hàn và đối chiếu với thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi sử dụng những phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp đối chiếu là phương pháp cơ bản được sử dụng trên phạm vi toàn bộ
luận văn để đối chiếu các thành ngữ thuộc phạm vi nghiên cứu trong tiếng Hàn và
tiếng Việt.
Trên các bình diện cụ thể của ngôn ngữ, chúng tôi sẽ sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu đặc thù bên cạnh việc thực hiện thao tác đối chiếu như:
- Phương pháp phân tích thành tố để phân tích cấu trúc của các thành ngữ.
- Phương pháp phân tích và miêu tả ngữ nghĩa để phân tích ngữ nghĩa của các thành
ngữ. Trên cơ sở phân tích và miêu tả ngữ nghĩa, thủ pháp liên tưởng sẽ giúp chúng
tôi tìm ra những giá trị biểu trưng liên quan đến tư duy và nền văn hoá của mỗi dân
tộc.
05. Bố cục của luận văn
Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương sau:
Chƣơng 1 : Đối chiếu cấu trúc thành ngữ Hàn - Việt có thành tố cấu tạo là tên

8
gọi động vật
Chương này tiến hành nghiên cứu và phân loại về mặt cấu trúc; miêu tả tỉ mỉ

các loại cấu trúc của thành ngữ tiếng Hàn có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật và
đối chiếu với phạm vi thành ngữ tương đương trong tiếng Việt.
Chƣơng 2: Đối chiếu ngữ nghĩa của thành ngữ Hàn - Việt có thành tố cấu tạo
là tên gọi động vật từ góc nhìn ngôn ngữ - văn hoá
Chương này nghiên cứu cơ chế tạo nghĩa và các nội dung ngữ nghĩa của các
thành ngữ tiếng Hàn có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật và đối chiếu với cơ chế
tạo nghĩa cũng như những nội dung ngữ nghĩa của phạm vi thành ngữ tương đương
trong tiếng Việt.
Chƣơng 3: Đối chiếu những giá biểu trƣng của thế giới động vật liên quan đến
tƣ duy và văn hóa của hai dân tộc dân tộc Hàn - Việt qua thành ngữ
Chương này nghiên cứu hệ thống giá trị biểu trưng của thế giới động của
người Hàn qua thành ngữ, đối chiếu với những giá trị biểu trưng của thế giới động
vật của người Việt để từ đó tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong tư duy
và văn hóa dân tộc của hai cộng đồng là chủ nhân sáng tạo thành ngữ.























9

CHƢƠNG I
ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC CỦA THÀNH NGỮ HÀN - VIỆT
CÓ THÀNH TỐ CẤU TẠO LÀ TÊN GỌI ĐỘNG VẬT
1.1. Phân loại thành ngữ có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật về mặt cấu trúc
1.1.1. Một số khuynh hƣớng phân loại về mặt cấu trúc và tiêu chí phân loại của
luận văn
Như một đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học, thành ngữ được chú ý trên
phương diện cấu trúc. Ở phương diện này có rất nhiều các nhà nghiên cứu tiến hành
việc phân loại và cho ra các kết quả như sau :
- Dựa trên quan hệ cú pháp, tác giả Đái Xuân Ninh chia thành ngữ thành ba loại:
Thành ngữ là một câu bình thường.(Ví dụ: Cá nằm trên thớt). Thành ngữ là một câu
đặc biệt (Ví dụ: Run như cầy sấy). Thành ngữ là một đoạn của lời nói (Ví dụ: Đầu
sóng ngọn gió).
- Dựa vào cơ chế cấu tạo, tác giả Nguyễn Thiện Giáp cho rằng thành ngữ là những
cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm. Ông cũng
chia thành ngữ làm hai loại : Thành ngữ hợp kết (Ví dụ: Rách như tổ đỉa) và thành
ngữ hoà kết (Ví dụ: Chó ngáp phải ruồi).
- Dựa vào kết cấu cú pháp gốc của thành ngữ, tác giả Đỗ Hữu Châu chia thành ngữ
làm hai loại: Thành ngữ có kết cấu câu (Ví dụ: Ma cũ bắt nạt ma mới) và Thành
ngữ có kết cấu cụm từ (Ví dụ: Chạy long tóc gáy)
- Dựa vào đặc điểm hình thức, một số tác giả khác chia thành ngữ làm ba loại:
Thành ngữ so sánh (Ví dụ: Lạnh như tiền), thành ngữ đối và thành ngữ thường [16,

tr.10]
Nói chung, các khuynh hướng phân loại trên đều khá rõ ràng. Dựa trên các
tiêu chí phân loại của mình, các bảng phân loại đưa ra đều khá toàn diện và triệt để,
bao quát được tất cả các thành ngữ có thể có về mặt cấu trúc. Tuy vậy, hầu hết các
tác giả chỉ dừng lại ở kết quả phân loại, rất ít tác giả đi vào mô tả kỹ đặc điểm cấu
trúc thành ngữ theo các tiểu loại. Cố gắng khắc phục điều đó, để có thể đối chiếu
cấu trúc thành ngữ Hàn - Việt, luận văn cố gắng phân loại và mô tả kỹ cấu trúc của
từng tiểu loại thành ngữ rồi đối chiếu giữa hai ngôn ngữ. Như đã nêu, chúng tôi sẽ

10
lựa chọn thành ngữ Hàn làm cơ sở chỉ đạo, là đối tượng cần phân tích và làm sáng
tỏ về mặt cấu trúc, thành ngữ Việt sẽ trở thành phương tiện, là điều kiện cho phép
làm sáng tỏ đặc điểm cấu trúc của thành ngữ Hàn.
Để phân loại thành ngữ về mặt cấu trúc, tiêu chí mà chúng tôi dựa vào là
quan hệ ngữ pháp của các thành tố trong thành ngữ.
1.1.2. Phân loại thành ngữ có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật
Dựa trên tư liệu cụ thể mà chúng tôi thu được là 387 thành ngữ tiếng Hàn có
thành tố cấu tạo là tên gọi động vật, chúng tôi đã căn cứ vào quan hệ giữa các thành
tố cấu tạo để phân loại về mặt cấu trúc, đó là Quan hệ chính phụ (Quan hệ của kết
cấu một trung tâm trong đó yếu tố đứng làm trung tâm chi phối toàn bộ các yếu tố
phụ đứng quanh nó); Quan hệ chủ vị (Quan hệ giữa hai trung tâm chi phối nương
tựa lẫn nhau, mỗi trung tâm đều có thể phát triển và mở rộng theo đặc điểm và tính
chất của trung tâm nhưng nòng cốt của quan hệ vẫn là hai trung tâm); Quan hệ đẳng
lập (Quan hệ giữa các thành tố hoặc bộ phận tham gia trong thành ngữ có quan hệ
giá trị ngang bằng và bình đẳng với nhau). Ngoài ra, kết quả xử lý tư liệu cho thấy
có một nhóm thành ngữ không thuộc quan hệ nào trong ba quan hệ trên nên chúng
tôi xếp thành loại thứ tư gọi là Thành ngữ quan hệ đặc biệt.
Như vậy, về cấu trúc, có thể chia các thành ngữ tiếng Hàn là đối tượng
nghiên cứu thành 04 loại như sau:
+ Thành ngữ trong đó các thành tố cấu tạo có quan hệ chính - phụ. Loại này có 215/

387 thành ngữ, chiếm khoảng 55%.
+ Thành ngữ trong đó các thành tố cấu tạo có quan hệ chủ - vị. Loại này có 165/387
thành ngữ, chiếm khoảng 43%.
+ Thành ngữ trong đó các thành tố cấu tạo có quan hệ đẳng lập. Loại này có 02/ 387
thành ngữ, chiếm 0.5%.
+ Thành ngữ trong đó các thành tố cấu tạo có quan hệ đặc biệt. Loại này có 05/ 387
thành ngữ, chiếm 1.3%.
Kết quả phân loại về mặt cấu trúc của Trịnh Cẩm Lan năm 1995 trên tư liệu
thành ngữ là 904 thành ngữ thì thành ngữ Việt có thành tố cấu tạo là tên gọi động
vật như sau: thành ngữ có quan hệ chính phụ (58,8%), thành ngữ có quan hệ chủ -

11
vị (39,8%), thành ngữ có quan hệ đẳng lập (0,3%) và thành ngữ có quan hệ đặc biệt
(4,5%).
Hai kết quả phân loại trên cho thấy có một sự tương ứng tương đối giữa
thành ngữ Hàn và thành ngữ Việt về mặt cấu trúc thể hiện ở tỉ lệ các tiểu loại trong
đó thành ngữ có quan hệ chính phụ ở cả hai ngôn ngữ đều chiếm tỉ lệ cao nhất: 55%
trong tiếng Hàn và 58,8% trong tiếng Việt; tiếp đến loại thành ngữ có quan hệ chủ
vị với 43% trong tiếng Hàn và 39,8% trong tiếng Việt. Loại thành ngữ có quan hệ
đẳng lập chiếm tỉ lệ thấp nhất trong cả hai ngôn ngữ, chỉ với 0,5% trong tiếng Hàn
và 0,3% trong tiếng Việt. Sự tương ứng này thể hiện một phương thức tư duy chung
trong cách diễn tả, cấu tạo thành ngữ ở nhiều ngôn ngữ. Về mặt cấu trúc, theo lý
thuyết đại cương, thành ngữ là một loại cụm từ cố định, vì thế, quan hệ ngữ pháp
giữa các thành tố cấu tạo ở dạng cụm từ sẽ là cấu trúc phổ biến hơn cả. Kế đến, có
thể thấy nhiều thành ngữ có khả năng diễn đạt một ý niệm tương đối trọn vẹn nên
loại quan hệ chủ vị trong nội bộ thành ngữ cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể. Loại quan
hệ đặc biệt, thực chất (xét trên thực tế tư liệu) chỉ là một dạng biến thể của quan hệ
chủ vị, có thể dùng phương pháp cải biến để đưa về quan hệ chủ vị. Còn loại quan
hệ đẳng lập xuất hiện ở một số ít thành ngữ do khả năng diễn tả đặc biệt của loại
đơn vị ngôn ngữ này.

Vì những lý giải như trên, chúng tôi thấy sự tương ứng về tỉ lệ thành ngữ ở
các loại cấu trúc trong tiếng Hàn và tiếng Việt là một sự tương ứng hợp lý và có thể
hiểu được.
1.1.3. Đối chiếu cấu trúc của thành ngữ Hàn - Việt có thành tố cấu tạo là tên
gọi động vật
1.1.3.1. Cấu trúc của thành ngữ có quan hệ chính - phụ
Theo thống kê, thành ngữ loại này có số lượng lớn nhất trong số các thành
ngữ đã được khảo sát. Dựa vào bản chất từ loại của từ trung tâm trong kết cấu chính
phụ, chúng tôi phân loại như sau:
a. Thành ngữ chính phụ có danh từ làm trung tâm
Căn cứ vào đặc điểm quan hệ ngữ pháp trong nội bộ thành tố phụ, có thể
phân loại như sau:

×