Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Các mô hình xã hội hóa của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC giai đoạn 2009 - 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 167 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




KHIẾU THỊ LINH HƢƠNG


CÁC MÔ HÌNH XÃ HỘI HÓA
CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ VTC
GIAI ĐOẠN 2009 - 2012


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01





HÀ NỘI - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



KHIẾU THỊ LINH HƢƠNG



CÁC MÔ HÌNH XÃ HỘI HÓA
CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ VTC
GIAI ĐOẠN 2009 - 2012


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01


Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Chí Trung








HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới
sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các số liệu và kết quả trong luận
văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn






Khiếu Thị Linh Hương





























LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy, các cô giáo trong và ngoài
Khoa Báo chí và Truyền thông – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –
Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy cho tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo hướng
dẫn - TS. Bùi Chí Trung đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và góp ý cho tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, các
cô, các nhà báo, các chuyên gia trong lĩnh vực báo chí đã giúp đỡ tôi trong quá
trình tìm hiểu và nghiên cứu luận văn.
Để hoàn thành được luận văn này, tôi còn nhận được sự động viên, quan
tâm rất lớn của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Một lần nữa tôi xin được gửi lời
cảm ơn trân trọng nhất.

Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn



Khiếu Thị Linh Hương









CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
Chữ viết tắt
Đầy đủ tiếng Việt
ABC
Công ty Truyền thông Mỹ (American Broadcasting
Company)
Bộ TT&TT
Bộ Thông tin và Truyền thông
CP
Cổ phần
Đài VTC
Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC
Đài TH Việt Nam (VTV)
Đài Truyền hình Việt Nam (Viet Nam Television)
Đài TH TP. HCM
Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
HTV
Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh (Hochiminh City
Television)
HCTV
Truyền hình Cáp Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội
KBS
Hệ thống truyền hình Hàn Quốc (Korean Broadcasting
System)
NBC
Công ty Truyền thông Quốc gia Mỹ (National
Broadcasting Company)
PTTH
Phát thanh truyền hình

PVS
Phỏng vấn sâu
SCTV
Truyền hình Saigon Tourist (Đài TH Việt Nam)
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TVAd
Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình (Đài TH
Việt Nam)
TH
Truyền hình
TP
Thành phố
THVL
Truyền hình Vĩnh Long
VFC
Trung tâm Sản xuất phim truyền hình (Đài TH Việt
Nam)
VCTV
Truyền hình Cáp Đài Truyền hình Việt Nam
XHH
Xã hội hóa
XHH SXCTTH
Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
MỤC LỤC CÁC HÌNH, BẢNG
MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 9
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 10
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 12
7. Kết cấu của luận văn 12
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA VÀ MÔ HÌNH
XÃ HỘI HÓA TRONG LĨNH VỰC TRUYỀN HÌNH 13
1.1. Khái niệm về “mô hình” và các mô hình xã hội hóa truyền hình 13
1.1.1. Khái niệm về “mô hình” 13
1.1.2. Các mô hình xã hội hóa truyền hình 14
1.1.2.1. Hợp tác sản xuất chương trình: 14
1.1.2.2. Đặt hàng sản xuất chương trình 15
1.2. Khái niệm về xã hội hóa và xã hội hóa truyền hình 16
1.3. Chức năng kinh tế - dịch vụ của báo chí trong nền kinh tế thị trường 21
1.4. Chủ trương, chính sách của nhà nước về xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình 25
1.5. Tổ chức và quản lý hoạt động xã hội hóa truyền hình ở Việt Nam 28
1.5.1. Vấn đề xóa bỏ độc quyền và xã hội hóa lĩnh vực truyền hình 28
1.5.2. Thực trạng quản lý vấn đề xã hội hóa truyền hình ở Việt Nam 31
Chƣơng 2: THỰC TIỄN TRIỂN KHAI CÁC MÔ HÌNH XÃ HỘI HÓA CỦA
ĐÀI TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ VTC 36
2.1. Tiến trình phát triển hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình Đài Truyền hình
Kỹ thuật số VTC 36
2.1.1. Lược sử hình thành Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC 36
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Đài VTC trước thời điểm phân cấp quản lý 1/1/2014 47
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Đài VTC từ ngày 1/1/2014 48
2.2. Quan điểm xã hội hóa của Đài Truyền hình KTS VTC 50
2.2.1. Mô hình xã hội hóa tạo nên giá trị kinh tế truyền thông 50
2.2.2. Hoạt động xã hội hóa truyền hình tạo nên nội dung chương trình phong phú,

hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của khán giả 51
2.3. Phân tích các mô hình xã hội hóa của Đài VTC (giai đoạn 2009 - 2012) 54
2.3.1. Mô hình liên kết hợp tác cả kênh 55
2.3.2. Liên kết hợp tác theo nội dung chương trình/giờ phát sóng/sự kiện 57
2.3.3. Các dạng thức liên kết khác 62
2.4. Bản chất mô hình hợp tác giữa Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC và các đối tác xã
hội hóa 64
2.4.1. Bản chất quan hệ sở hữu vốn trong dự án 64
2.4.2. Bản chất quan hệ sở hữu và thực quyền quản lý 67
2.4.3.Quyền lợi cơ bản của các bên tham gia hoạt động liên kết 70
2.4.3.1. Quyền của bên A 71
2.4.3.2. Quyền của bên B 72
2.4.4. Quy trình sản xuất và quản lý nội dung các chương trình có yếu tố xã hội hóa . 73
2.5. Đánh giá nhận định về các mô hình xã hội hóa của Đài TH KTS VTC 79
2.5.1. Những thành công đáng ghi nhận 82
2.5.2. Những bất cập tồn tại trong các mô hình xã hội hóa 88
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN CHỈNH VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XÃ
HỘI HÓA SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRONG THỜI
GIAN TỚI 95
3.1. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả XHH ở các đài truyền hình nói
chung 95
3.1.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý cho hoạt động XHH 95
3.1.2. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh để phát huy sức sáng tạo 100
3.1.3. Minh bạch quyền chủ quản nội dung và quyền kinh doanh sản phẩm 102
3.1.3.1. Đài truyền hình là đơn vị chịu trách nhiệm cao nhất về mặt nội dung chương
trình 102
3.1.3.2. Lợi ích kinh tế được thực hiện theo pháp luật hiện hành và trên cơ sở đồng
thuận 105
3.2. Một số giải pháp phát triển các mô hình xã hội hóa sản xuất chương trình truyền
hình tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC 106

3.2.1. Thay đổi nhận thức, thái độ về xã hội hóa sản xuất chương trình 106
3.2.2. Nâng cao năng lực lãnh đạo và giáo dục chính trị tư tưởng 110
3.2.3. Nâng cao nhận thức về công tác XHH và trách nhiệm của một cơ quan báo chí
112
KẾT LUẬN .115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 117














MỤC LỤC CÁC HÌNH, BẢNG

Hình 1.1: Doanh thu quảng cáo trên truyền hình và báo in ở Việt Nam … … 24
Hình 2.1: Các kênh truyền hình xã hội hóa của các đài……………………… 34
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Đài VTC………………………………….38
Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của Đài VTC từ ngày 1/1/2014 ……………. 49
Hình 5.1: Các yếu tố làm nên một sản phẩm truyền hình……………… 51
Hình 6.1: Sơ đồ sản xuất một sản phẩm truyền hình………………………… 54
Hình 7.1: Doanh thu của Kênh VTC1 năm 2009 62
Hình 8.1: Sự phân bố các kênh chương trình ở Đài TH KTS VTC 64

Hình 9.1: Quy trình nghiệm thu chương trình xã hội hóa của Đài THVN… …77
Hình 10.1: Quy trình nghiệm thu chương của Đài VTC
trước tháng 11/2011…………….78
Hình 11.1: Quy trình nghiệm thu chương trình xã hội hóa của Đài VTC
sau tháng 11/2011…………………………………78
Hình 12.1: Rating năm 2010 đến 07/2011 trên toàn quốc………………… ….80
Hình 13.1: Rating năm 2010 tại: TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội………… ….…80
Hình 14.1: Doanh thu năm 2010 của các kênh truyền hình……………… … 81
Hình 15.1: Doanh thu 6 tháng đầu năm 2011 của các kênh truyền hình……….81
Hình 16.1: Doanh thu của Đài Truyền hình KTS VTC từ 2009 – 2012……… 83





1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng lớn các đài truyền hình.
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến hết năm 2011, toàn quốc có
67 đài phát thanh truyền hình trung ương và địa phương, trong đó có 2 đài quốc
gia, 1 đài truyền hình cấp bộ, 64 đài phát thanh, truyền hình cấp tỉnh và một số
kênh truyền hình của ngành. Ngoài hệ thống truyền hình quảng bá, hệ thống truyền
hình trả tiền ở nước ta phát triển mạnh bằng nhiều loại công nghệ truyền dẫn như
cáp, vệ tinh, số mặt đất, truyền hình di động và công nghệ IPTV.
Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, sự cạnh tranh giữa các đài truyền hình,
các kênh truyền hình và sự cạnh tranh giữa các loại hình báo chí với nhau ngày
càng mạnh mẽ. Nhu cầu của công chúng hiện đại đòi hỏi truyền hình không chỉ là
nhà cung cấp thông tin mà ngày càng phải nâng cao trình độ, chất lượng nội dung
các loại hình chương trình, phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của

nhiều tầng lớp trong xã hội. Trong sự cạnh tranh gay gắt đó, điều cần thiết với
những người làm truyền hình không chỉ là sự cố gắng nhiều hơn, sáng tạo nhiều
hơn, mà điều quan trọng là phải nhận thức rõ những thách thức và thời cơ, thấy
được xu thế vận động làm cơ sở để xây dựng chiến lược hành động phù hợp cho sự
phát triển của ngành. Xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình được xem
là một hướng phát triển mới, cũng là một hướng đi tất yếu.
Bên cạnh đó, nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật, các thiết bị sản xuất
truyền hình cũng ngày càng trở nên hiện đại, tiện nghi và đặc biệt là rẻ hơn rất
nhiều so với trước, mở ra một khả năng hợp tác vô cùng rộng lớn cho cả truyền
hình và công chúng. Công chúng có thể tham gia trực tiếp và thực hiện các chương
trình truyền hình và nhờ đó nội dung, hình thức thông tin của truyền hình sẽ ngày
một đa dạng và mới mẻ hơn.

2
Trong chiến lược đó, xu hướng xã hội hóa truyền hình với sự hợp tác của
các nguồn lực, đặc biệt là của các đơn vị tư nhân được xem là một xu thế tất yếu.
Xu hướng này đã xuất hiện từ những ngày đầu truyền hình ra đời, hiện nay đang
ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Nhu cầu của công chúng hiện đại đã khiến cho
truyền hình không chỉ là nhà cung cấp thông tin chính trị, thời sự mang đậm dấu ấn
của báo chí, mặt khác còn đặt ra yêu cầu truyền hình phải tích cực hơn nữa trong
việc xã hội hóa các loại hình chương trình phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng,
phong phú của công chúng. Truyền hình sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ của mình khi
không tuyển dụng được một nguồn nhân lực có tay nghề trong xã hội. Do vậy, xã
hội hóa các nguồn lực lao động là một xu hướng tất yếu trong sự phát triển của
ngành truyền hình nước ta và phù hợp với xu thế của ngành truyền hình thế giới.
Trong xu thế chung đó, Đài TH KTS VTC đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội
để thực hiện quá trình xã hội hóa nhằm đem lại một diện mạo mới cả về nội dung
và hình thức thể hiện thông qua sự đóng góp về trí tuệ, tài chính của các tổ chức,
đơn vị và các cá nhân từ bên ngoài. Từ một mô hình xã hội hóa đến việc mở rộng
các hình thức liên kết trên phương thức hợp tác sản xuất chương trình, hợp tác sản

xuất cả kênh sóng, Đài VTC đã tạo nên sự chuyên biệt về nội dung, đáp ứng được
nhu cầu, thị hiếu của từng đối tượng khán giả. Tuy nhiên, trong quá trình hợp tác
liên kết cũng xuất hiện những mặt trái dẫn tới sự thất thoát về tài chính và quan
trọng hơn cả là ảnh hưởng tới thương hiệu của Đài VTC do sự bất đồng quan điểm
trong quá trình hợp tác hoặc những chiến lược không phù hợp nên không ít mô
hình xã hội hóa bị gián đoạn hoặc thất bại. Không ít mô hình xã hội hóa mờ nhạt
hoặc chồng chéo về mặt nội dung do kết quả của việc “chạy đua” mở rộng kênh
sóng hoặc trào lưu xã hội hóa. Đây cũng chính là lý do để chúng tôi lựa chọn Đài
VTC là đối tượng nghiên cứu của luận văn để tìm hiểu rõ hơn về những nguyên
nhân của những thất bại và thành công nêu trên. Đồng thời học hỏi, đúc kết những
kinh nghiệm trong thực tiễn để bổ sung thêm vào sự hiểu biệt hạn hẹp của tác giả
nhằm có một cái nhìn khái quát và đa chiều hơn về vấn đề xã hội hóa truyền hình ở
Việt Nam.

3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới, sự lớn mạnh của các tập đoàn truyền thông, hệ thống truyền
hình phát triển với quy mô của một lĩnh vực kinh doanh rộng lớn với sự tham gia
của nhiều đối tượng, thành phần trong xã hội không còn là vấn đề xa lạ. Nhiều
nước như Anh, Mỹ, Australia, Hàn Quốc… được coi là những quốc gia có truyền
thông phát triển mạnh mẽ. Quá trình xã hội hóa truyền hình ở trên thế giới đã diễn
ra trước chúng ta rất nhiều năm. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của các hãng thông
tấn, các tập đoàn truyền thông ở nước ngoài có sự khác biệt so với điều kiện ở
nước ta, do đó, tính chất xã hội hóa ở các nước cũng có nhiều điểm khác biệt với
thực tế ở Việt Nam. Do vậy, các bài viết bàn về vấn đề báo chí của các nước phát
triển chủ yếu tập trung vào vấn đề “tư nhân hóa” các đài truyền hình và “truyền
hình thương mại”.
Ở Việt Nam, hiện bước đầu đã có những tài liệu nghiên cứu về vấn đề này.
Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 25 (năm 2005) và lần thứ 26 (năm 2006)
đã có những buổi hội thảo với chủ đề chính liên quan đến xã hội hóa sản xuất

chương trình truyền hình. Bên cạnh đó, có nhiều bài viết, bài nghiên cứu của các
nhà lý luận báo chí nói chung và phát biểu của lãnh đạo các đài truyền hình nói
riêng về vấn đề này.
Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình mặc dù đã hình thành và phát
triển từ thập niên 90 nhưng nếu xét trên bình diện tổng thể, hoạt động này cũng chỉ
nằm trong một giai đoạn ngắn trong chiều dài lịch sử phát triển của báo chí Việt
Nam. Tuy nhiên trong vòng 5 năm trở lại đây đã xuất hiện nhiều ý kiến, bài viết và
công trình nghiên cứu khoa học ở nhiều cấp độ khác nhau về hoạt động xã hội hóa
nói chung và xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình nói riêng. Sự quan tâm
ngày càng nhiều đến hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình không chỉ
tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của truyền hình đối với đời sống xã hội mà
bên cạnh đó còn cho thấy mức độ, giá trị tác động, tầm ảnh hưởng của chương
trình truyền hình trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay. Hoạt động xã hội

4
hóa sản xuất chương trình và sự gia tăng số lượng phát sóng các chương trình
truyền hình, trong đó có nhiều chương trình xã hội hóa không những không tách
rời mà còn có phần gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của khán giả truyền
hình nên hiển nhiên nó trở thành một trong những tâm điểm của dư luận xã hội.
Trước yêu cầu thực tiễn cần phải làm rõ hơn những vấn đề liên quan đến
hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình, một số đơn vị, cá nhân đã có những
nghiên cứu sâu về hoạt động xã hội hóa, đặc biệt là xã hội hóa sản xuất chương
trình theo nhiều góc độ tiếp cận.
Có thể thấy vấn đề liên kết xã hội hóa truyền hình được nhìn nhận, đánh giá
và phân tích trong các nghiên cứu tương ứng với thời điểm thực tế của sự xuất
hiện, manh nha của các mô hình liên kết, hợp tác. Sau đó nó được đồng loạt phân
tích, nhận định thành một xu hướng tất yếu của ngành truyền hình Việt Nam trước
xu hướng hội nhập và quốc tế hóa với ngành truyền hình thế giới.
Trước tiên có thể nhìn nhận việc chấp thuận và tạo điều kiện khuyến khích cũng
như đặt ra các công cụ xã hội hóa các lĩnh vực trong đời sống thông qua những

chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Với sự ra đời của Nghị định 69/2008/NĐ-CP
về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các lĩnh vực y tế, giáo dục, dạy
nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, trong đó Nhà nước khuyến khích các
thành viên trong xã hội tham gia vào các hoạt động mang lợi ích cộng đồng, đã tạo
cơ hội cho ngành truyền hình mạnh dạn tham gia tích cực vào xã hội hóa. Trước
yêu cầu mạnh mẽ của phong trào xã hội hóa, ngày 28/5/2009, Bộ Thông tin-
Truyền thông cũng đã ban hành Thông tư 19/2009/TT-BTTTT. Thông tư này đã
đưa ra thuật ngữ “xã hội hóa” tại Điều 2 như sau: “Hoạt động liên kết trong sản
xuất chương trình phát thanh, truyền hình là một hình thức hợp tác giữa một bên là
đài phát thanh, truyền hình, một bên là đối tác liên kết để tạo ra một phần hoặc
toàn bộ sản phẩm liên kết”.
Có thể nói, đây là văn bản đầu tiên tạo cơ sở pháp lý đồng thời chấm dứt một
thời kỳ hợp tác đầu tư “công-tư” theo kiểu “tranh tối tranh sáng” trong lĩnh vực
truyền hình tại Việt Nam. Bởi trước tháng 5/2009 gần như không có văn bản pháp luật

5
nào điều chỉnh, cho phép các hoạt động hợp tác đầu tư trong lĩnh vực truyền hình, mà
việc hợp tác đầu tư như vậy thường được hiểu như là một phần chủ trương khuyến
khích xã hội hóa của Nhà nước.
Gắn liền với thực tế phát triển của xu thế xã hội hóa, các công trình nghiên
cứu cũng đã chỉ ra sự xuất hiện và xu hướng phát triển của xã hội hóa truyền hình.
Năm 1997, TS. Phan Thị Loan nhận định trong cuốn Đổi mới cơ chế quản lý
kinh tế ngành truyền hình Việt Nam trong phần Huy động các nguồn vốn đầu tư
phát triển truyền hình mới chỉ đề cập đến các hình thức để tạo nguồn thu như: Phát
triển các hình thức dịch vụ để tăng nguồn thu, mở rộng việc sản xuất phim tư liệu,
Triển khai việc thu lệ phí xem truyền hình…” [13.tr.164 -165] mà chưa có bất kỳ
một hoạt động nào liên quan tới vấn đề hợp tác và sản xuất chương trình với các
đối tác để tạo nguồn thu cũng như việc đổi mới về nội dung, chất lượng chương
trình thông qua việc phát huy trí lực tập thể của các đối tác ngoài đơn vị đài truyền
hình.

Điều này cũng rất dễ hiểu bởi, lúc này ở Việt Nam chưa có mô hình liên kết
xã hội hóa để tạo ra nguồn thu cho các nhà đài hay làm phong phú thêm nội dung
mà hoàn toàn do “nội lực” của các đài truyền hình tự vận động và sáng tạo “trong
khuôn khổ”. Tuy nhiên, chỉ sau đó vài năm, xu thế xã hội hóa truyền hình bắt đầu
“nhen nhóm” và được thổi bùng lên. Lúc này đã bắt đầu xuất hiện các công trình
nghiên cứu sâu thông qua các đề tài khóa luận, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
hoặc chúng cũng được nhắc đến trong một số giáo trình, sách chuyên khảo, tham
khảo và trở thành nội dung được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người
hoạt động trong lĩnh vực truyền hình như nhận định của TS. Bùi Chí Trung:
“Thời kỳ phá bỏ độc quyền và phát triển xã hội hóa (từ 2004) ghi dấu
mốc bằng sự ra đời của một hệ thống truyền hình phủ sóng toàn quốc thứ
hai sau VTV - hệ thống truyền hình KTS VTC… Kể từ năm 2004, xã hội hóa
truyền hình là một xu hướng phát triển mang tính tất yếu” [21, tr.124-12].

6
Như vậy, việc tham gia của các nguồn lực xã hội trong lĩnh vực truyền hình
đã đánh dấu những bước quan trọng trong tiến trình xã hội hóa truyền hình ở Việt
Nam và dấu mốc này theo nhiều nghiên cứu khác có thể được tính từ năm 2004.
Một trong những nghiên cứu sâu về vấn đề xã hội hóa truyền hình đó là
Luận án Tiến sĩ Vấn đề xã hội hóa chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay
của Đinh Thị Xuân Hòa (2013). Trong luận án, tác giả nhận định:
“… dù muốn hay không thì cũng phải thừa nhận, xã hội hóa
mang lại một diện mạo mới cho truyền hình. Số lượng chương trình
nhiều lên, chất lượng chương trình thay đổi theo hướng tích cực.
Khán giả chương trình có cơ hội hơn khi lựa chọn chương trình. Cũng
từ xã hội hóa, ngành truyền hình đã huy động được nguồn tài chính to
lớn từ các hoạt động tài trợ, quảng cáo, quảng bá thương hiệu để đầu
tư cho sự phát triển” [25, tr.57].
Những nghiên cứu, lý luận được đưa ra trên thực tế đã chứng minh về sự
xuất hiện và phát triển của mô hình liên kết xã hội hóa trong ngành truyền hình

Việt Nam. Cũng tính từ dấu mốc từ sau năm 2004, có rất nhiều các nghiên cứu đưa
ra nhận định và đánh giá về xu hướng này tại Việt Nam. Điều này minh chứng cho
một hướng đi tất yếu trong xu thế phát triển của ngành truyền hình. Cũng từ đây
thuật ngữ “xã hội hóa truyền hình” xuất hiện và trở thành một trong những vấn đề
thu hút sự quan tâm đặc biệt của những nhà quản lý, lãnh đạo các đơn vị truyền
hình cũng như công chúng truyền hình. Đây là góc độ nghiên cứu chuyên sâu của
những người trực tiếp tham gia hoặc kinh qua công tác quản lý, lãnh đạo các đơn
vị truyền hình với tư duy khái quát cao và cái nhìn sâu rộng.
Khóa luận Vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình (khảo
sát các chương trình Đuổi hình bắt chữ, Hộp đen, Cơ hội 999 (từ tháng 1 đến hết
tháng 8 năm 2009) do Nguyễn Thanh Hà thực hiện vào năm 2009 được xem là một
trong những công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu về lĩnh vực xã hội truyền
hình. Tuy nhiên, khóa luận này chỉ nghiên cứu ở phạm vi hẹp ở một vài chương
trình truyền hình nên tính khái quát không cao. Một nghiên cứu sâu hơn và được

7
thực hiện vào năm 2011 khi vấn đề xã hội hóa truyền hình không còn quá xa lạ với
các cơ quan báo chí và người làm báo là luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Hồng
Vân (2011) với đề tài Xã hội hóa chương trình truyền hình qua sản phẩm của các
công ty truyền thông: Cát Tiên Sa, Lasta; Hoa Hồng Vàng từ năm 2008 đến năm
2010 trên sóng của Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh.
Luận văn Thạc sĩ của Dương Thanh Tùng (2013) về “Hoạt động xã hội hóa
sản xuất chương trình của Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh - thực trạng và định
hướng phát triển” là một trong những luận văn khảo sát công phu các chương trình
truyền hình cụ thể. Tác giả đã phân tích thực trạng sản xuất của từng chương trình,
qua đó khẳng định rõ hơn hiệu quả của chương trình xã hội hóa vào thời điểm
nghiên cứu. Một số công trình nghiên cứu khác từ năm 2007 đến năm 2010 cũng
đã có sự khái quát cao về cơ sở lý luận xã hội hóa, trình bày các quan niệm, quan
điểm về xã hội hóa nói chung và truyền hình nói riêng. Một số công trình nghiên
cứu về hoạt động xã hội hóa ở một số đài truyền hình địa phương có giá trị thực

tiễn cao đều tiếp cận đến nhiều khía cạnh khác nhau của xã hội hóa, phân tích sâu
thực trạng phát triển, những khó khăn, thuận lợi ở từng đơn vị truyền hình cụ thể…
Ngoài các tài liệu, công trình nghiên cứu trên, có thể liệt kê rất nhiều các bài
báo, tham luận phân tích về chủ đề này như Xu hướng xã hội hóa truyền hình ở
Việt Nam hiện nay của Vũ Chung trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền [tr.38-41]
(9,10/2005), trong đó đề cập tới xu hướng và hiệu quả của mô hình liên kết sản
xuất các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam. Bài Xã hội hóa sản xuất
chương trình truyền hình – một xu hướng phát triển của truyền hình hiện đại trên
Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông [tr.31-36] (2/2008) của Xuân Hòa đề
cập tới hiệu quả của các mô hình xã hội hóa. Tác giả cho rằng mô hình liên kết
hiện không dừng lại ở một đơn vị truyền hình mà có rất nhiều đơn vị đều sử dụng
hình thức này như một xu hướng tất yếu để thu hút được trí lực và nguồn tài chính
từ nhiều nguồn lực khác nhau…
Loạt bài viết tập trung nghiên cứu về lợi ích và mặt trái của vấn đề xã hội
hóa truyền hình như: “Nhiều kênh truyền hình: xã hội hóa hay tư nhân hóa” trên

8
báo Sài Gòn Giải phóng Online ngày 27/9/2009 của tác giả Như Hoa – Khánh Duy
đề cập tới những sai phạm khi giao khoán hoàn toàn cho phía doanh nghiệp “nên
bản chất, tiêu chí kênh cũng vì đó biến hóa theo thời gian”. Hay bài “Sở hữu kênh
truyền hình xã hội hóa: Liệu có là miếng bánh ngon ăn?” của tác giả Huyền Nga
trên báo Diễn đàn Doanh nghiệp Điện tử (www://dddn.com.vn) ngày 14/8/2010
phản ánh về sự xuất hiện ồ ạt của các kênh sóng do các doanh nghiệp đầu tư, hợp
tác sản xuất với đài truyền hình nhưng “lượng nhiều mà chất có bao nhiêu”…
Các công trình nghiên cứu vừa nêu trên, vừa là thuận lợi, vừa là khó khăn cho
những người đi sau có cùng mối quan tâm, nghiên cứu xã hội hóa sản xuất chương
trình truyền hình. Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể
nào nhìn từ góc độ kinh nghiệm thực tiễn quản lý trong xu thế phát triển hợp tác
với các công ty truyền thông tư nhân, đặc biệt là trong phạm vi của Đài TH KTS
VTC. Vì vậy, xuất phát từ hoạt động thực tiễn của Đài Truyền hình KTS VTC,

luận văn này sẽ nghiên cứu và đề xuất những giải pháp, khuyến nghị nhằm góp
phần xây dựng và hoàn thiện các mô hình quản lý hoạt động xã hội hóa mang tính
khả thi cao đối với Đài TH KTS VTC nói riêng và các đài truyền hình ở Việt Nam
nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là phân tích các mô hình xã hội hóa của Đài TH KTS
VTC, đánh giá thực trạng hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình
trong mối quan hệ với các đối tác tại Đài Truyền hình KTS VTC, từ đó đề xuất giải
pháp hoàn thiện các mô hình liên kết sản xuất phù hợp với định hướng phát triển
báo chí theo quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích trên, chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu và đánh giá về nhu cầu và thực tế triển khai xã hội hóa trong lĩnh vực
truyền hình tại Đài TH KTS VTC nói riêng và hệ thống truyền hình Việt Nam nói

9
chung. Sau đó, phân tích xu hướng phát triển của mô hình xã hội hóa truyền hình,
rút ra bài học về lý luận và thực tiễn về sự hợp tác liên kết giữa tư nhân và các đài
truyền hình nhằm cải thiện chất lượng nội dung chương trình và hướng tới phục vụ
tốt nhất nhu cầu của công chúng.
- Phân tích các dạng thức, mô hình xã hội hóa truyền hình hiện nay, những kết quả
đạt được, những khó khăn phức tạp và bất cập từ hoạt động truyền hình. Từ đó, đề
xuất các mô hình quản lý các kênh truyền hình liên kết xã hội hóa nhằm đảm bảo
về mặt nội dung, hiệu quả về yếu tố kinh tế; đề xuất một số điều chỉnh trong các
văn bản pháp luật để việc xã hội hóa truyền hình dựa trên các quy định, các nguyên
tắc chặt chẽ, đảm bảo chất lượng khi cung cấp cho khán giả truyền hình.
- Trong một chừng mực nhất định, tác giả tìm hiểu về xu hướng truyền hình trả tiền
và kinh tế truyền thông khi xã hội hóa truyền hình, bài toán về hiệu quả kinh tế của
ngành truyền hình. Bên cạnh đó, tìm hiểu rộng sự nhập cuộc của truyền hình Việt

Nam trong xu thế của thế giới trong việc xã hội hóa truyền hình, dựa trên quy định
và pháp luật của Việt Nam.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn chú trọng khảo sát hiện trạng xã hội hóa sản xuất chương trình truyền
hình của Đài TH KTS VTC. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các mô hình
truyền hình xã hội hóa của Đài Truyền hình KTS VTC hợp tác với các đối tác
trong giai đoạn từ 2009 – 2012.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi nghiên cứu
Trên thực tế, các nguồn lực xã hội hóa được huy động để cùng tham gia sản xuất
các chương trình truyền hình tương đối đa dạng, dẫn đến việc hình thành nhiều các
mô hình xã hội hóa ở mỗi đài khác nhau. Trong khuôn khổ luận văn này chỉ tập
trung vào các nội dung sau:
- Mô hình xã hội hoá toàn bộ kênh truyền hình (Kênh VTC6, VTC7 (Let’s
Viet) VTC8, VTC9 (Today), VTC11 (KidsTV), VTC13 (iTV)…

10
- Mô hình xã hội hoá chương trình truyền hình: chúng tôi lựa chọn một vài
chương trình xã hội hóa để phân tích và đưa ra các quan điểm, nhìn nhận và
đúc rút dưới dạng mô hình (Chương trình “Doanh nghiệp 24h” do Đài
Truyền hình Kỹ thuật số VTC phối hợp thực hiện cùng công ty Vietbooks;
Chương trình “Giải trí Latsta” trên giờ vàng của Đài Truyền hình VTC kết
hợp với Công ty CP Giải trí Latsta thực hiện. Luận văn chỉ lựa chọn một vài
chương trình tiêu biểu để phân tích và đánh giá hiệu quả cũng như những
hạn chế còn tồn tại, đồng thời đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả của các
chương trình phối hợp thực hiện.

4.2.2. Thời gian nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát đối tượng nghiên cứu vào thời gian từ tháng

1/2009 - 12/2012. Đây là thời điểm ra đời của Thông tư 19/2009/TT-BTTTT quy
định về việc liên kết trong hoạt động sản xuất chương trình phát thanh – truyền
hình. Mặt khác, đây cũng là thời gian mà quá trình xã hội hóa của Đài Truyền hình
KTS VTC có sự phát triển mạnh mẽ với những mô hình điển hình đem lại hiệu quả
kinh tế cao. Tuy nhiên, thời gian này cũng bộc lộ những “lỗ hổng” trong công tác
quản lý sự phối hợp giữa Đài VTC với các đối tác dẫn tới một số hạn chế trong
công tác kiểm duyệt nội dung hoặc việc ngừng phát sóng kênh truyền hình được xã
hội hóa do không đạt tới những thỏa thuận thống nhất và kết quả là phải dừng phát
sóng chương trình hoặc kênh sóng.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài “Các mô hình xã hội hóa của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC giai
đoạn 2009 - 2012” dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng,
xem xét đánh giá các chương trình truyền hình được xã hội hóa ở khâu sản xuất
dựa vào hoàn cảnh thực tế của vấn đề trong các mối liên hệ khách quan.

11
Việc nghiên cứu đề tài xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình
cũng phải dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước, các văn bản pháp luật hiện
hành về hoạt động báo chí nói chung và lĩnh vực truyền hình nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: người nghiên cứu sẽ tổng hợp các văn bản của
cơ quan quản lý nhà nước về báo chí để có cái nhìn tổng quan về chủ trương xã hội
hóa, về yêu cầu quản lý và phát triển báo chí trong tình hình mới. Luận văn sẽ phân
tích các văn bản hợp tác ký kết của Đài VTC với các đối tác và có sự so sánh với
các văn bản quy phạm pháp luật để tập trung phân tích những điểm tích cực và hạn
chế trong quy trình ký kết, quy trình sản xuất và triển khai thực hiện xã hội hóa sản
xuất chương trình trong mối quan hệ của Đài VTC với các đối tác.
Bên cạnh đó, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những tài liệu nghiên cứu, con
số của những người đi trước, tác giả sẽ đưa ra những lập luận của mình để đánh giá

và nhìn nhận hiện tượng một cách khách quan và logic.
- Phương pháp khảo sát, so sánh, phân tích, thống kê: nhằm mục đích thu
thập, phân tích, so sánh, thống kê để đưa ra hiệu quả và hạn chế của các chương
trình liên kết đối với khán giả, từ đó thu thập được những mẫu số chung của các
mô hình xã hội hóa truyền hình. Việc khảo sát, so sánh, phân tích và thống kê dựa
trên những số liệu khoa học được tổng kết như chỉ số người xem truyền hình
(rating), những báo cáo về tài chính hay sự phân bổ về vùng phủ sóng của các kênh
truyền hình được sản xuất theo phương thức liên kết tại Đài VTC.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: các chuyên gia, lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước
về báo chí, quản lý các đài truyền hình, các nhà báo; một số cá nhân, tổ chức bên
ngoài đã từng hoặc đang tham gia trực tiếp trong quá trình xã hội hóa của Đài VTC
để thu thập các ý kiến, quan điểm và từ đó nêu thành vấn đề.
Tác giả sẽ đưa ra một số câu hỏi giống nhau để thu thập ý kiến khác nhau,
sau đó sẽ chọn lọc, phân loại để nêu lên thành các luận cứ khách quan. Với việc
tổng hợp, phân tích các ý kiến dựa trên thực tế phát triển của vấn đề sẽ là điều kiện
để tác giả có thể nhìn nhận đề tài một cách đa chiều và sâu sắc.

12
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là tài liệu khoa học góp phần tiếp tục hệ thống và bổ sung nghiên
cứu các vấn đề xã hội hóa truyền hình trên cơ sở tổng hợp và phân tích mô hình xã
hội hóa của một đài truyền hình cụ thể (Đài VTC).
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn mang lại một cái nhìn tổng quan hơn về
hoạt động xã hội hóa truyền hình hiện nay đồng thời góp phần đề xuất thêm các
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của các chương trình xã hội hóa với
sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả cũng mong muốn
có thể phát triển và ứng dụng những kết quả của đề tài này trong thực tế công tác
tại Đài TH KTS VTC.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm 3
chương, 10 tiết, 16 bảng biểu đồ và hình minh họa, 121 trang.


13
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA
VÀ MÔ HÌNH XÃ HỘI HÓA TRONG LĨNH VỰC TRUYỀN HÌNH

1.1. Khái niệm về “mô hình” và các mô hình xã hội hóa truyền hình
1.1.1. Khái niệm về “mô hình”
Mô hình thể hiện mối quan hệ có tính hệ thống giữa các nhân tố, thể hiện
quy luật của hiện tượng sự vật dưới dạng đơn giản hoá như trong Từ điển tiếng
Việt có ghi:
“…mô hình là công cụ thể hiện một sự vật, hiện tượng, quá trình… nào đó,
phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu, sản xuất và các sinh hoạt tinh
thần của con người”.
Đặc điểm chung của tất cả các loại mô hình là không nhất thiết giống 100%
cái nó cần thể hiện, miễn là nó thỏa mãn được yêu cầu cơ bản nhất của của những
quy tắc, quy định chung.
Trong khoa học kinh tế có rất nhiều mô hình như: hàm sản xuất của Cobb-
Douglas, mô hình quan hệ lạm phát-thất nghiệp của A.W. Phillip (1958), mô hình
quan hệ tăng trưởng-thất nghiệp của Arthur Okun (1929-1979), mô hình cân bằng
tổng hợp của Lion Walras (1874) v.v… Phần lớn các mô hình ấy ngày nay chỉ có ý
nghĩa lịch sử, không được sử dụng vì đã có các nghiên cứu khác thay thế, nhờ phản
ánh đầy đủ hơn những nhân tố, những quan hệ mới nảy sinh từ cuộc sống đương
đại.
Ở luận văn này, tác giả lựa chọn “mô hình” xã hội hóa truyền hình của Đài
VTC để khái quát thành một hiện tượng có các tiêu chí chung như tính sở hữu, sự
tham gia đóng góp về tài chính, trí tuệ của phía đối tác trong các chương trình,

kênh sóng kết hợp với các đài truyền hình… hai bên phối hợp với nhau để mang lại
các giá trị chung là những chương trình có chất lượng, phục vụ nhu cầu ngày càng
cao của khán giả. Từ đó, có thể đưa ra một khái niệm về “mô hình xã hội hóa
truyền hình” như sau:

14
“Mô hình xã hội hóa truyền hình là một dạng thức kết hợp giữa một
bên là đài truyền hình và một bên là đối tác tư nhân hợp tác sản xuất để tạo
nên sản phẩm có chất lượng tốt nhất phát sóng trên sóng của đài truyền
hình. Vai trò và “liều lượng” tham gia của đài truyền hình và đối tác sẽ
quyết định các dạng thức hợp tác”.
1.1.2. Các mô hình xã hội hóa truyền hình
Bản chất xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình là việc mở rộng các
cách làm nên sản phẩm truyền hình. Căn cứ vào nội dung, mức độ, cách thức sản
xuất có thể chia hoạt động XHH sản xuất chương trình thành hai hình thức như
sau: (1) Hợp tác sản xuất; (2) Đặt hàng sản xuất.
1.1.2.1. Hợp tác sản xuất chương trình:
Đó là việc đài truyền hình và các đối tác “bắt tay” cùng khai thác sử dụng
một cách hợp lý nguồn lực của mỗi bên (con người, phương tiện kỹ thuật, tài
chính…) để tham gia vào quy trình sản xuất làm nên sản phẩm truyền hình.
Hợp tác sản xuất sẽ giúp các bên trong quá trình làm nên sản phẩm bổ sung,
hỗ trợ những mặt đối tác chưa có khả năng hoặc chưa có điều kiện thực hiện. Mặc
khác, hợp tác cũng là cách khai thác tối đa nguồn lực của mỗi bên trong đóng góp
làm nên sản phẩm chung phục vụ xã hội.
Sản phẩm truyền hình là một loại hàng hóa đặc biệt, nó là sự kết tinh của tư
duy, trí tuệ của đội ngũ những người làm chương trình trên cơ sở sử dụng trang
thiết bị kỹ thuật để tái hiện hoặc phản ánh hiện thực xã hội mội cách nghệ thuật.
Vậy nên, để làm ra sản phẩm trí tuệ mang tính đại chúng đòi hỏi những người thực
hiện phải có kỹ năng, trình độ nghiệp vụ chuyên môn, hiểu biết xã hội, tài chính và
phương tiện kỹ thuật đảm bảo cho ra những sản phẩm chất lượng.

Trong hình thức hợp tác này, mỗi bên có thể tham gia đóng góp ở các lĩnh vực
khác nhau với các mức độ khác nhau tùy theo khả năng. Các lĩnh vực hợp tác: nội
dung, phương tiện kỹ thuật và tài chính
+ Hợp tác sản xuất nội dung chương trình:
+ Đầu tư và khai thác phương tiện kỹ thuật sản xuất chương trình:

15
+ Cung cấp tài chính cho sản xuất chương trình
Việc tiếp cận được nhiều nguồn tiền ở bên ngoài để phục vụ cho sự phát triển
của truyền hình – thể hiện sự linh hoạt trong việc huy động các nguồn vốn của đài
truyền hình.
- Các mức độ hợp tác sản xuất chương trình gồm có: (1) hợp tác sản xuất một phần
chương trình; (2) hợp tác sản xuất trọn vẹn một chương trình, (3) hợp tác sản xuất
nhiều chương trình cho một kênh truyền hình.
+ Hợp tác sản xuất một phần chương trình
+ Hợp tác sản xuất hoàn chỉnh một chương trình
+ Hợp tác sản xuất nhiều chương trình cho cả kênh truyền hình
Sự phối hợp sản xuất chương trình cho một kênh truyền hình góp phần làm cho
nội dung chương trình của các đài ngày càng phong phú, hấp dẫn điều này giúp
cho khán giả có thể thỏa mái lựa chọn những chương trình mình yêu thích.
Hình thức này của đối tác thể hiện sự năng động, sáng tạo, khả năng đáp ứng về
nhiều mặt của công chúng nói chung, các công ty tổ chức truyền thông nói riêng.
Tuy nhiên, mỗi khi đài quyết định hình thức hợp tác này cần có kế hoạch quản lý
cụ thể, khoa học để chương trình phong phú số lượng, đảm bảo chất lượng, hạn chế
việc lạm dụng tài nguyên sóng quốc gia để làm lợi cá nhân.
1.1.2.2. Đặt hàng sản xuất chương trình
Nếu như hình thức hợp tác sản xuất thể hiện rõ ở việc các bên cùng “xắn
táy” cùng làm một việc, mức độ chủ động, trách nhiệm của mỗi bên trong quá trình
sản xuất ngang nhau, diễn ra liên tục, song hướng tới sự thống nhất nhằm tạo nên
một chỉnh thể với những khớp nối hợp lý thì hình thức đặt hàng mức độ chủ động,

trách nhiệm, cách thức triển khai công việc có nhiều điểm khác nhau.
Ở Việt Nam, đặt hàng sản xuất chương trình cho cả kênh truyền hình đang
trở thành xu hướng phát triển trong vài năm trở lại đây. Chẳng hạn, toàn bộ các
chương trình phát sóng mới trên kênh YanTV (SCTV2) là do Công ty Cổ phần
Công nghệ và Tầm nhìn yêu âm nhạc sản xuất, Đài Truyền hình Việt Nam chỉ là
người duyệt và xếp lịch phát sóng. Tương tự, toàn bộ chương trình trên kênh

16
TodayTV (VTC7) và kênh VITV (VTC8), Let’s Việt (VTC9) lần lượt là sản phẩm
của các đơn vị như: Công ty CP Quốc tế IMC, Công ty CP Công nghệ và Truyền
thông VITV và Công ty CP Lasta. Dù chỉ sản xuất thời lượng một vài
giờ/ngày/kênh sóng đó, các đối tác cũng phải rót một khoản chi phí lớn khoảng 30-
40 tỷ/năm để chi từ máy móc, trang thiết bị đến chi phí bộ máy và các khoản phí
sản xuất chương trình. Đây là bài toán kinh doanh phức tạp mà các đối tác luôn
phải tính.
Với Đài VTC, vừa kết hợp đặt hàng sản xuất và hợp tác sản xuất ở nhiều
mức độ nên chúng tôi tổng kết thành 3 mô hình xã hội hóa đó là:
- Xã hội hóa sản xuất kênh truyền hình
- Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình, giờ phát sóng, sự kiện….
- Xã hội hóa theo các hình thức khác
Hiện tại, Đài VTC đang triển khai hình thức xã hội hóa theo ba mô hình này
và sẽ được tập trung phân tích trong Chương II của luận văn.
1.2. Khái niệm về xã hội hóa và xã hội hóa truyền hình
Theo Macionis John, XHH là “một khái niệm của nhân loại học và xã hội
học được định nghĩa là một quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt đời, qua đó cá
nhân phát triển khả năng con người và học hỏi các mẫu văn hóa của mình”. Nói
cách khác, đó chính là quá trình con người liên tục tiếp thu văn hóa vào nhân cách
của mình để sống trong xã hội như là một thành viên.
Những năm gần đây ở Việt Nam, thuật ngữ xã hội hóa thường được dùng để
chỉ sự quan tâm cũng như đóng góp của toàn xã hội như xã hội hóa giáo dục, xã

hội hóa y tế (cho tư nhân đấu thầu những công trình, cơ sở của nhà nước, nhân
dân và kinh phí qua sự thâu vé vào cửa các xa lộ, di tích, khu du lịch hay mua công
khố phiếu, ), cách hiểu này khác với bản chất của xã hội hóa.
Các nhà xã hội học thì cho rằng “Xã hội hóa là quá trình qua đó chúng ta có
thể tiếp nhận được nền văn hóa của xã hội mà trong đó chúng ta đã được sinh ra
mà nhờ nó chúng ta đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học được cách
suy nghĩ và ứng xử, được coi là thích hợp trong xã hội của chúng ta [7, tr.27].

×