Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Ngôn ngữ truyền hình Việt Nam - Vấn đề và thảo luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 194 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






PHAN QUỐC HẢI









NGÔN NGỮ TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM:
VẤN ĐỀ VÀ THẢO LUẬN







LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ















Hà Nội, 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






PHAN QUỐC HẢI











NGÔN NGỮ TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM:
VẤN ĐỀ VÀ THẢO LUẬN








Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ




Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Quang Hào






Hà Nội, 2010



1
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, HÌNH VẼ 7
PHẦN MỞ ĐẦU 8
1.Tính cấp thiết của đề tài 8
2. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu 8
3. Lịch sử vấn đề 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
5. Phương pháp nghiên cứu 12
6. Kết cấu Luận văn 12
PHẦN NỘI DUNG 13
Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÔN NGỮ TRUYỀN
HÌNH 13
1.1. Các quan niệm về ngôn ngữ truyền hình 13
1.2. Đặc trưng ngôn ngữ truyền hình 14
1.2.1. Sự thống nhất biện chứng giữa hình ảnh, âm thanh và văn bản 14
1.2.2. Tính khái quát cao 14
1.2.3. Ngôn ngữ mang tính thông tin 15
1.2.4. Ngôn ngữ nghe nhìn 15
1.2.5. Ngắn gọn, súc tích, tiết kiệm 16
1.2.6. Sáng rõ, dễ hiểu 16
1.2.7. Lời mang phong cách khẩu ngữ đời thường - văn nói 17
1.3. Các yếu tố cấu thành ngôn ngữ truyền hình 17
1.3.1. Hình ảnh (video) 17
1.3.1.1.Hình ảnh động 17
1.3.1.2.Hình ảnh tĩnh 18

1.3.2. Âm thanh (audio) 19
1.3.2.1. Lời nói 19
1.3.2.2. Âm nhạc 20
1.3.2.3. Tiếng động 21
Chương 2:NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGÔN NGỮ TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM 23
2.1. Giọng nói trên truyền hình Việt Nam 23
2.1.1. Giọng trên đài truyền hình quốc gia (VTV) 23
2.1.2. Vấn đề sử dụng giọng trong chương trình Truyền hình 33
2.1.2.1. Sử dụng đa giọng 33
2.1.2.2. Sử dụng đơn giọng 38
2.1.3. Âm sắc lời nói 40
2.2. Tốc độ nói 47
2.3. Các yếu tố cấu thành ngôn ngữ phần lời 51
2.3.1. Ngôn ngữ phần lời dẫn 51
2.3.2.Ngôn ngữ phần lời bình 54
2.3.3. Độ dài của lời 58
2.4. Vấn đề xử lý các số liệu 62
2.5. Vấn đề đọc các thuật ngữ khoa học và danh pháp khoa học 66

2
2.5.1. Về vấn đề sử dụng thuật ngữ khoa học 66
2.5.2. Vấn đề sử dụng các danh pháp khoa học 69
2.6.Vấn đề đọc tên riêng tiếng nước ngoài và chữ viết tắt 71
2.6.1.Vấn đề đọc tên riêng tiếng nước ngoài 71
2.6.2. Vấn đề đọc chữ viết tắt 75
2.7. Vấn đề sử dụng âm nhạc và tiếng động 78
2.7.1. Vấn đề sử dụng tiếng động 78
2.7.2. Vấn đề sử dụng âm nhạc 82
2.8.Vấn đề sử dụng ngôn ngữ hình ảnh trên truyền hình Việt Nam 85
2.9.Vấn đề mối quan hệ giữa hình ảnh và lời 92

2.9.1. Vấn đề về vai trò của lời và hình 92
2.9.2. Độ tương thích giữa lời và hình 96
2.9.2.1.Vấn đề tương thích của lời và hình về mặt thời gian 96
2.9.2.2.Vấn đề tương thích của lời và hình về mặt nội dung 99
Chương 3:THẢO LUẬN VỀ NGÔN NGỮ TRUYỀN HÌNH VÀ HƯỚNG GIẢI
QUYẾT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRUYỀN
HÌNH TRÊN TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM 103
3.1. Những vấn đề đang gây tranh cãi, cần thảo luận 103
3.1.1. Đâu là giọng chuẩn của quốc gia trên đài Truyền hình Việt Nam 103
3.1.2.Có nên sử dụng giọng miền Nam trên các chương trình chính của VTV hay
không 105
3.1.3. Âm sắc chuẩn của các BTV, MC trên truyền hình Việt Nam là gì 106
3.1.4. Tốc độ nói trung bình của các BTV, MC trên truyền hình là bao nhiêu tiếng/
giây là phù hợp 107
3.2. Những vấn đề cần giải quyết ở các cấp độ nghiên cứu khác 109
3.2.1. Ngôn ngữ truyền hình trong các chương trình tương tác 109
3.2.2. Sử dụng các loại cỡ cảnh, bố cục như thế nào của ngôn ngữ hình ảnh trên truyền
hình là hợp lý 111
3.2.3. Lượng tiếng động, âm nhạc, lời trong mối tương quan với hình ảnh trong tin,
bài truyền hình là như thế nào. 113
3.2.4. Về mối quan hệ của ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ âm thanh 115
3.3. Hướng giải quyết các vấn đề tồn tại của ngôn ngữ truyền hình Việt Nam trên
tầm vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ truyền hình trên truyền
hình Việt Nam 116
3.3.1. Xây dựng các chương trình và các phương thức phát sóng theo ngôn ngữ có tính
chất phi đại chúng 116
3.3.2. Linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ của người dẫn chương trình 119
3.3.3. Sử dụng sự hòa hợp, cân bằng giữa các yếu tố ngôn ngữ thông tin 121
3.3.4. Đổi mới phương thức sử dụng ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ âm thanh trong
các tin, bài truyền hình 121

PHẦN KẾT LUẬN 124
CHÚ THÍCH 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….129
PHỤ LỤC……………………………………………………………………… …134




3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT

Stt
Tên viết tắt
Tên đầy đủ
1
BTV
Biên tập viên
2
BTV
Đài Phát thanh-Truyền hình Bình Định
3
CRTV
Đài Phát thanh-Truyền hình Cà Mau
4
CVTV
Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ
5
DVTV
Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng
6

DRT
Đài Phát thanh-Truyền hình Đà Nẵng
7
DVTV
Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng
8
DRT
Đài Phát thanh-Truyền hình Đà Nẵng
9
ĐHQG
Đại học Quốc gia
10
ĐH&THCN
Đại học và Trung học Chuyên nghiệp
11
ĐHKHXH&NV
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
12
ĐNRTV
Đài Phát thanh-Truyền hình Đồng Nai
13
HN
Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội
14
HRT
Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Tĩnh
15
HVTV
Trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Huế
16

HTV
Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
17
KH-KT
Khoa học-Kỹ thuật
18
KTV
Đài Phát thanh-Truyền hình Khánh Hòa
19
LA
Đài Phát thanh-Truyền hình Long An
20
LTV
Đài Phát thanh-Truyền hình Lâm Đồng
21
MC
Master of Ceremonies: Người dẫn chương trình
22
NBRT
Đài Phát thanh-Truyền hình Ninh Bình
23
NTV
Đài Phát thanh-Truyền hình Nghệ An
24
PTQ
Đài Phát thanh-Truyền hình Quảng Ngãi
25
PT-TH
Phát thanh-Truyền hình
26

PTV
Phát thanh viên
27
PVTV
Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Phú Yên
28
PV
Phóng viên

4
29
QBTV
Đài Phát thanh-Truyền hình Quảng Bình
30
QRT
Đài Phát thanh-Truyền hình Quảng Nam
31
QTV
Đài Phát thanh-Truyền hình Quảng Trị
32
TBTV
Đài Phát thanh-Truyền hình Thái Bình
33
THTG
Đài Phát thanh-Truyền hình Tiền Giang
34
THAG
Đài Phát thanh-Truyền hình An Giang
35
THVL

Đài Phát thanh-Truyền hình Vĩnh Long
36
THP
Đài Phát thanh-Truyền hình Hải Phòng
38
THĐT
Đài Phát thanh-Truyền hình Đồng Tháp
39
TV
Đài Phát thanh-Truyền hình Thái Nguyên
40
VP
Đài Phát thanh-Truyền hình Vĩnh Phúc
41
VTV
Đài Truyền hình Việt Nam






















5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Giọng trên VTV 24
Bảng 2.2: Tần suất xuất hiện của các BTV trong Chương trình thời sự 19h00,
VTV1 25
Bảng 2.3: Giọng Hà Nội ở các đài địa phương 28
Bảng 2.4: Lựa chọn giọng để phát trên một số đài địa phương 31
Bảng 2.5: Phát âm trên TRT và phát âm hàng ngày của người dân TT-Huế 31
Bảng 2.6: Sử dụng đa giọng-giọng nhiều phía 36
Bảng 2.7: Sử dụng đa giọng-giọng Nam-Nữ 36
Bảng 2.8: Sử dụng đa giọng-giọng nhiều vùng miền 36
Bảng 2.9: Mức độ tiếp nhận thông tin qua giọng BTV 43
Bảng 2.10: Tốc độ nói của các BTV chương trình thời sự 19h00, VTV1 48
Bảng 2.11: Tốc độ nói của các BTV, MC chương trình Game show VTV 49
Bảng 2.11: Tốc độ nói của các BTV, MC chương trình Game show các đài địa
phương 50
Bảng 2.12: Thái độ của công chúng truyền hình với cách thông tin của BTV 55
Bảng 2.13: Số tiếng/ ngữ đoạn của các BTV các đài địa phương 59
Bảng 2.14: Số tiếng/ngữ đoạn của BTV Hoài Anh,VTV 59
Bảng 2.15: Số tiếng/ngữ đoạn của các BTV trong chương trình Games show VTV 60
Bảng 2.16: Số lần xuất hiện thuật ngữ khoa học trên các kênh sóng truyền hình

Việt Nam 67
Bảng 2.17: Số lần xuất hiện danh pháp khoa học trên các kênh sóng truyền hình
Việt Nam 69
Bảng 2.18: Số lần xuất hiện tên riêng nước ngoài trên kênh sóng truyền hình VN 72
Bảng 2.19: Số lượng tin có tiếng động trên VTV 78
Bảng 2.20: Số lượng tin có tiếng động trên truyền hình địa phương 79
Bảng 2.21: Số lượng tin, bài sử dụng nhạc có lời trên VTV 84
Bảng 2.22: Số lượng tin, bài sử dụng âm nhạc trên VTV 85
Bảng 2.23: Số lượng tin, bài sử dụng hình ảnh động và tĩnh các đài địa phương 86
Bảng 2.24: Số lượng tin, bài sử dụng hình ảnh động và tĩnh các chương trình 86

6
Bảng 2.25: Tần số xuất hiện hình ảnh tĩnh trong chương trình thời sự 19h00-VTV1
87
Bảng 2.26: Tần suất xuất hiện hình ảnh tĩnh 88
Bảng 2.27: Tần suất xuất hiện hình ảnh động chương trình thời sự 19h00-VTV1 . 89
Bảng 2.28: Tần suất xuất hiện hình ảnh động 89
Bảng 2.29: Tần suất xuất hiện của các loại cỡ cảnh 90
Bảng 2.30: Thời lượng các chương trình của các đài truyền hình ở Việt Nam 97
Bảng 2.31: Số lượng tiếng, hình ảnh trong Tin, Phóng sự của VTV1 98
Bảng 2.32: Qui luật khớp hình và tiếng trên VTV 99
Bảng 3.1: Thái độ công chúng với giọng Nam Bộ 106
Bảng 3.2: Thái độ công chúng với giọng Nam Bộ 106
Bảng 3.3: Tốc độ nghe của công chúng truyền hình các tỉnh miền Trung………109
Bảng 3.4: Tỉ lệ người dẫn và người tham gia chương trình 118
Bảng 3.5: Sử dụng các loại ngôn ngữ thông tin trên truyền hình Việt Nam 121




















7
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, HÌNH VẼ

Ảnh 2.1: Âm sắc của BTV Phương Hà 40
Ảnh 2.2: Âm sắc của BTV Hoài Anh 41
Ảnh 2.3: Âm sắc của BTV Quang Minh 41
Ảnh 2. 4: Âm sắc của BTV Vân Anh 41
Ảnh 2. 5: Âm sắc của BTV Vân Anh khi kết thúc Chương trình thời sự 19h00, VTV1 42
Ảnh 2.6: Âm sắc của BTV Quang Minh khi kết thúc Chương trình Thời sự 19h00,VTV1 42
Ảnh 2.7: Âm sắc BTV Tuấn Dương- Chương trình thời sự NBRT 43
Ảnh 2.8: Âm sắc BTV Quỳnh Như- Chương trình thời sự ĐNRTV 44
Ảnh 2.9: Âm sắc BTV Thúy Hà- Chương trình thời sự DRT 44
Ảnh 2.10: Âm sắc BTV Huy Hòa -Chương trình thời sự TNRT 44
Ảnh 2.11: Âm sắc BTV Trung Hiếu-Chương trình Thời sự HVTV 44
Ảnh 2.12: Âm sắc của BTV Anh Duy-Chương trình Thời sự TRT 45

Ảnh 2.13: Âm sắc của BTV Hoài Anh – Chương trình Thời sự19h00 trên VTV 46
Ảnh 2.14: Âm sắc của BTV Phương Thanh- Chương trình Thời sự HTV 46
Ảnh 2.15:Chữ bắn lên màn hình, VTV1 64
Ảnh 2.16: Số liệu bắn lên màn hình VTV1 64
Ảnh 2.17: Bố cục đường chéo 89
Ảnh 2.18: Cảnh gây ấn tượng trên VTV 90
Ảnh 2.19: Lũ hoành hành tại Phú Yên VTV1 93
Ảnh 2.20: Lũ lụt tại miền Trung, VTV1 94
Ảnh 2.21: Cháy ở công ty xuất khẩu lâm sản Hà Tĩnh, VTV1 94












8
PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, truyền hình đã trở thành phương tiện truyền thông mạnh mẽ và quan
trọng bậc nhất đối với công chúng khắp nơi trên thế giới. Chính truyền hình đã tạo nên
một cuộc cách mạng thông tin và làm nên sự bùng nổ truyền thông bắt đầu từ những
năm nửa cuối thế kỷ 20. Truyền hình đã được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau
với những mục đích khác nhau: về vai trò, vị trí của nó đối với các vấn đề xã hội,

chính trị, kinh tế; về phương thức, cách thức thông tin…Trong khi tiếp cận nhiều vấn
đề như vậy thì ngôn ngữ truyền hình là đề tài chưa được chú trọng mặc dù vấn đề này
có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với chất lượng sản phẩm truyền hình.
Ở Việt Nam hiện nay tình hình trên cũng diễn ra tương tự, chưa có một công
trình nào nghiên cứu ngôn ngữ truyền hình một cách thấu đáo. Vì thế, người làm nghề
cũng như người nghiên cứu phải tự mình mò mẫm theo cách riêng của mình. Người
làm nghề thì phải vừa học vừa làm, vừa sáng tạo vừa đúc kết kinh nghiệm, các nhà
nghiên cứu thì không có điều kiện đi thẳng vào vấn đề, vậy nên trong một thời gian
khá dài, vấn đề ngôn ngữ truyền hình vẫn là một khoảng trống vốn “một mình mình
biết, một mình mình hay”.
Trước thực tế này, việc nghiên cứu ngôn ngữ truyền hình ở Việt Nam trở nên
cấp thiết hơn bao giờ hết. Do đó, chúng tôi chọn đề tài “Ngôn ngữ truyền hình Việt
Nam: vấn đề và thảo luận” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn góp
một phần nhỏ bé vào việc đưa ra các vấn đề cần giải quyết cũng như các vấn đề cần
thảo luận về một lĩnh vực nghiên cứu hết sức mới mẽ này.
2. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát các yếu tố ngôn ngữ truyền hình Việt Nam, đề tài góp phần
khái quát hóa và chuẩn hóa hệ thống lý luận về ngôn ngữ báo chí nói chung và ngôn
ngữ truyền hình nói riêng. Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho việc nêu lên những
vấn đề lý luận về ngôn ngữ truyền hình, góp phần làm sáng tỏ hệ thống lý thuyết về
ngôn ngữ truyền hình ở Việt Nam hiện nay.
Các vấn đề nêu ra và các hướng giải quyết trong Luận văn về ngôn ngữ truyền
hình sẽ là cơ sở cho các cấp quản lí, các phóng viên, biên tập viên, cơ quan báo chí có
một cách nhìn nhận chính xác hơn về thực trạng ngôn ngữ truyền hình ở Việt Nam. Từ

9
cách nhìn nhận này, các cơ quan truyền hình ở Việt Nam sẽ có cách giải quyết hợp lý
nhằm nâng cao chất lượng thông tin của truyền hình trong tương lai.
2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu

Nêu lên những vấn đề cơ bản của truyền hình Việt Nam hiện nay dưới góc độ
ngôn ngữ thông qua các tin, bài được sử dụng phát sóng trên các kênh sóng truyền
hình trong cả nước.
Làm rõ đặc điểm của ngôn ngữ truyền hình Việt Nam và vai trò của các yếu tố
ngôn ngữ âm thanh và ngôn ngữ hình ảnh trong hệ thống tin, bài của truyền hình Việt
Nam. Phân tích, so sánh một cách tổng quát về hiện trạng sử dụng các yếu tố ngôn ngữ
truyền hình ở Việt Nam.
Phân tích các phương thức sử dụng các yếu tố ngôn ngữ truyền hình Việt Nam,
rút ra một số kết luận về đặc điểm ngôn ngữ truyền hình ở các đài truyền hình từng
khu vực trong cả nước và nêu lên những biện pháp xây dựng tin, bài trong tương lai.
3. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu ngôn ngữ truyền hình là địa hạt tương đối mới mẽ so với các lĩnh
vực nghiên cứu báo chí khác.Hầu hết các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
đều có đề cập đến ngôn ngữ truyền hình như ở những góc độ liên quan chứ chưa trực
tiếp đi vào nghiên cứu ngôn ngữ truyền hình với tư cách là đối tượng cụ thể. Công
trình đầu tiên đáng chú ý phải kể đến là Media Writing của nhóm tác giả W. Richard
Whitaker, Janet E. Ramsay, Ronald D.Smith [68]. Trong tác phẩm này, các tác giả đã
dành một chương, chương 11 từ trang 284-318 với tiêu đề Reporting for TV để nói về
những chức năng của âm thanh và hình ảnh trong truyền hình.Theo các tác giả này,
ngôn ngữ nói trong truyền hình phải là một bàn đỡ mà ở trên trên đó hình ảnh được
sắp xếp một cách hợp lý. Ở đây các tác giả muốn nói đến lời bình của một tác phẩm
truyền hình. Tiếp đến là The Language of Television của Jill Marshall, Angela
Werndly [67]. Đây là tác phẩm dày 128 trang nhưng chủ yếu chỉ nói về lịch sử, các thể
loại, có bàn về ngôn ngữ của một vài thể loại cụ thể như tin, phóng sự truyền hình.
Trong khi đó, tác phẩm Văn hóa, phương tiện truyền thông, ngôn ngữ của Staurt Hall,
dành một chương là “Mã hóa và giải mã trong ngôn bản truyền hình”dài 12 trang,
được Đỗ Anh Đức dịch, thì chỉ bàn đến cách mã hóa và giải mã ngôn ngữ hình ảnh của
các tác phẩm truyền hình. Một số sách dịch khác của nước ngoài được Nhà xuất bản
thông tấn ấn hành những năm gần đây cũng có đề cập đến ngôn ngữ truyền hình. Đáng
chú ý là cuốn Báo chí truyền hình (T1, T2) của G.V.Cuwdonhetxop, X.L Xvich,


10
A.la.lưropxki [60]. Trong cuốn sách này, tác giả bàn đến ngôn ngữ của màn ảnh với tư
cách là thành tố tạo nên một chỉnh thể hoàn chỉnh của tác phẩm truyền hình.
Ở Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây đã có rải rác có các công trình
nghiên cứu về ngôn ngữ truyền hình nhưng chỉ kết cấu là một phần nhỏ trong các công
trình đó và bàn đến ngôn ngữ truyền hình một cách chung chung. Ngôn ngữ báo chí –
những vấn đề cơ bản của Nguyễn Đức Dân [11] đã đề cập đến đặc điểm của ngôn ngữ
truyền hình trong sự đối sánh với ngôn ngữ báo in và chỉ ra sự khác biệt đó về cách
tiếp thu, về từ ngữ, về ngữ pháp, về những con số.
Ở thể loại là các bài báo khoa học có lẽ phải kể đến các bài viết có liên quan
đến ngôn ngữ truyền hình Việt Nam như “ Vài nét về sự đa dạng của phong cách ngôn
ngữ trên truyền hình” và “Suy nghĩ về hệ quả của ngôn ngữ trên vô tuyến truyền
hình” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình (Tiếng Việt trên các phương tiện thông tin
đại chúng, Hội ngôn ngữ học,Viện ngôn ngữ học Việt Nam,Trường ĐHKHXH &NV
TPHCM, 1999). Trong hai bài viết này, tác giả khẳng định ngôn ngữ âm thanh trên
truyền hình phải thể hiện dưới ba hình thức là nói, đọc, viết và chỉ ra vị trí đặc biệt của
phương ngữ Bắc Bộ và giọng Hà Nội cũng như phân tích những nét hay nét đẹp của
phương ngữ các địa phương khác như giọng Huế.
Ở một hướng tiếp cận khác, Nguyễn Thế Kỷ có hai bài viết “Mấy nhận xét về
nói và viết trên đài truyền hình (Tạp chí Ngôn Ngữ và Đời sống, số 8/99) và “Vài nhận
xét về dạng thức nói trên đài truyền hình từ vai trò giao tiếp với công chúng” (Tạp chí
Ngôn ngữ số 4/99).Bài báo đầu tiên, tác giả đã khảo sát và đưa ra những hạn chế của
việc sử dụng ngôn ngữ nói và phương pháp nói, viết như thế nào để đạt hiệu quả cao
trên các đài truyền hình Việt Nam hiện nay. Bài thứ hai, sau khi đã nêu khái quát các
hình thức giao tiếp trên truyền hình, tác giả chỉ ra phong cách ngôn ngữ trên đài truyền
hình là phong cách khẩu ngữ văn hóa. Đây cũng là hai bài báo có nội dung cơ bản cho
luận án tiến sĩ của tác giả: Dạng thức nói trên truyền hình được thực hiện vào năm
2004.
Cũng tiếp cận dưới góc độ giao tiếp, Phạm Văn Thấu trong bài “Đặc trưng giao

tiếp lời nói truyền hình” (Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, số 5 (tháng 9+10/2003) đã
khẳng định rằng, lời nói trong truyền hình là lời nói có tính chuẩn mực cao, rằng người
nói trên truyền hình dù không đối thoại trực tiếp với công chúng nhưng phải tưởng
tượng đang đứng trước công chúng để ý thức về lời nói hơn. Trong khi đó ngay phần
mở đầu của bài báo “Ngôn ngữ truyền hình”(Tạp chí Người làm báo, số 12/2007),

11
Khiếu Quang Bảo đã khẳng định: ngôn ngữ truyền hình là loại ngôn ngữ tổng hợp, có
ngôn ngữ viết cho độc giả báo in, có ngôn ngữ nói cho thính giả phát thanh, hơn thế
nữa có ngôn ngữ hình ảnh cho khán giả truyền hình. Đặc biệt trong bài báo này tác giả
còn đi sâu phân tích lời bình của tác phẩm truyền hình như một yếu tố quan trọng làm
nên chất lượng của sản phẩm truyền hình.
Ngoài ra, một số luận văn thạc sĩ trong nước cũng có đề cập đến ngôn ngữ
truyền hình như Ngôn ngữ truyền hình trong bản tin thời sự lúc 19h00 (2004) của Mai
Thị Minh Thảo, Tìm hiểu những dạng lỗi thường gặp về ngôn ngữ trong chương trình
thời sự của truyền hình Hà Nội (2004) của Vũ Thị Kim Dung…
Nhìn chung, các công trình đã được xuất bản nêu trên mới chỉ tiếp cận ngôn
ngữ truyền hình ở những khía cạnh đơn lẽ, chưa có tính hệ thống và chưa khái quát
thành vấn đề lý luận ngôn ngữ truyền hình thống nhất. Khắc phục những thiếu sót trên,
Luận văn Ngôn ngữ truyền hình Việt Nam-những vấn đề và thảo luận sẽ lần lượt nêu
và đi đến giải quyết thấu đáo các vấn đề về ngôn ngữ truyền hình Việt Nam, đồng thời
khái quát những vấn đề đó thành lý thuyết có tính lý luận về ngôn ngữ truyền hình ở
Việt Nam. Ngoài ra, Luận văn cũng nêu ra những vấn đề đang còn gây tranh cãi, thảo
luận và đi đến những kết luận hợp lý bổ sung cho lý luận báo truyền hình hiện nay ở
Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát các yếu tố ngôn ngữ ở truyền hình Việt Nam những năm
gần đây gồm ngôn ngữ âm thanh và ngôn ngữ hình ảnh thông qua các tin, bài truyền
hình từ 5/2009 cho đến khi thực hiện viết luận văn. Các đài truyền hình mà luận văn
chọn để nghiên cứu khảo sát là Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), đại diện cho truyền

hình quốc gia, Đài PT-TH Hà Nội (HTV), Đài PT-TH Hải Phòng (THP), Đài PT-TH
Thái Nguyên, đại diện cho các tỉnh, thành phía Bắc; Đài Truyền hình Tp HCM (HTV),
Đài PT-TH Vĩnh Long (THVL), Đài PT-TH An Giang (ATV), đại diện cho các tỉnh,
thành phía Nam (TV); Đài PT-TH Thừa Thiên-Huế (TRT),Trung tâm truyền hình Việt
Nam tại Huế (HVTV), Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng (DVTV)…đại
diện cho miền Trung.
Mặc dù ngôn ngữ truyền hình là ngôn ngữ âm thanh và ngôn ngữ hình ảnh,
song trong quá trình khảo sát, do những điều kiện khách quan và thời gian hạn hẹp nên
Luận văn tìm hiểu ngôn ngữ âm thanh (lời nói, âm nhạc, tiếng động) với dung lượng

12
nhiều hơn ngôn ngữ hình ảnh. Những yếu tố ngôn ngữ khác của truyền hình Việt Nam
sẽ được bàn đến nếu có cơ hội nghiên cứu về sau.
Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn không thể nêu tất cả các dẫn chứng, Luận
văn chỉ chọn sử dụng ví dụ điển hình đã được chuyển thành dạng Text (văn bản) và
dạng Image (hình ảnh tĩnh) thay cho dạng Audio và Video (âm thanh và hình ảnh
động) của các tin, bài truyền hình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát thực tế sử dụng ngôn ngữ trên các đài truyền hình ở Việt Nam theo đối
tượng nghiên cứu. Để có được dữ liệu thống kê, phân loại, chúng tôi ghi âm, ghi hình
chuyển sang đĩa VCD hoặc chuyển thành dạng văn bản (Text). Dùng công cụ Phỏng
vấn và Survey để tiếp nhận những ý kiến và thu thập thêm các dữ liệu thực tế để phục
vụ cho công tác xử lý tư liệu sau này.
Khi có đầy đủ các dữ liệu cho quá trình nghiên cứu, chúng dùng phương pháp
phân tích, so sánh, tổng hợp để nêu và chứng minh những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ
truyền hình Việt Nam. Dùng phương pháp Qui nạp và Diễn dịch để trình bày các luận
điểm được nêu ra trong Luận văn.
Bằng phương pháp định lượng chúng tôi khảo sát các tin bài và một số đối
tượng liên quan để nêu ra các con số cụ thể hoặc con số tương đối tùy thuộc vào từng
đối tượng khảo sát nhằm phục vụ cho việc giải quyết những vấn đề của Luận văn.

Phương pháp định tính bước đầu giúp chúng tôi đi đến những kết luận về những vấn
đề của ngôn ngữ truyền hình Việt Nam.
Về lý luận, chúng tôi theo sát lý luận báo chí hiện nay bao gồm các vấn đề tư
tưởng, lý luận của Đảng, Nhà nước về báo chí, về chức năng nhiệm vụ của các loại
hình báo chí và về chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng của loại hình truyền hình nói chung
và truyền hình Việt Nam nói riêng.
6. Kết cấu Luận văn
Ngoài Phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về ngôn ngữ truyền hình
Chương 2: Những vấn đề về ngôn ngữ truyền hình Việt Nam
Chương 3: Thảo luận về ngôn ngữ truyền hình Việt Nam và hướng giải quyết
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ truyền hình trên truyền hình
Việt Nam


13
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÔN NGỮ TRUYỀN HÌNH
1.1. Các quan niệm về ngôn ngữ truyền hình
Truyền hình là một trong những loại hình báo chí sử dụng phức hợp ngôn ngữ
của nhiều loại phương tiện truyền thông và nghệ thuật khác nhau, ngôn ngữ truyền
thông đa phương tiện (Multimedia).Vì thế rất nhiều ý kiến cho rằng, ngôn ngữ truyền
hình là “ngôn ngữ của hình ảnh và âm thanh tổng hòa tất cả những loại ngôn ngữ khác:
hội họa, âm nhạc, sân khấu…”[59, 23]
G.V. Cudơnhetxốp trong Báo truyền hình (tập 1) thì khẳng định, truyền hình và
điện ảnh là có cùng ngôn ngữ, ông nói: “Truyền hình và Điện ảnh là những phương
tiện thể hiện bằng màn ảnh và về cơ bản có ngôn ngữ chung. Cần xác định chí ít là
những nét chung-nội dung của khái niệm “ngôn ngữ màn ảnh”[60, 165]
Khiếu Quang Bảo trong bài viết “Ngôn ngữ truyền hình” thì quan niệm: “Ngôn

ngữ truyền hình là "loại" ngôn ngữ tổng hợp, có ngôn ngữ viết cho độc giả báo in, có
ngôn ngữ nói cho thính giả phát thanh, hơn thế nữa, có ngôn ngữ hình ảnh cho khán
giả truyền hình”[ 3, 15]
Quan niệm như trên theo chúng tôi là chưa chính xác và chưa phân biệt được
ngôn ngữ truyền hình với ngôn ngữ điện ảnh và ngôn ngữ của các loại hình báo chí
khác. Đúng là truyền hình đã dùng những chất liệu ngôn ngữ của các ngành khác làm
ngôn ngữ cho mình, song đó không phải là thứ ngôn ngữ “nguyên si” mà đã được nhào
nặn theo đặc trưng loại hình.
Trong khi đó, Mai Thị Minh Thảo trong luận văn Thạc sĩ khoa học Báo chí
Ngôn ngữ truyền hình trong bản tin thời sự đài truyền hình Việt Nam của mình đã
khẳng định: “Ngôn ngữ truyền hình là hệ thống ký hiệu dùng làm phương tiện diễn đạt
nội dung của tác phẩm truyền hình”[50, 9]
Ở đây, Mai Thị Minh Thảo đã khái quát hóa đặc trưng ngôn ngữ loại hình
truyền hình là “hệ thống ký hiệu” để “diễn đạt nội dung của tác phẩm truyền hình”
giống như ngôn ngữ của các ngành khác.
Nhìn chung, các quan điểm trên đều thống nhất nhau ở các điểm:
1, Ngôn ngữ truyền hình là ngôn ngữ tổng hợp của các loại hình truyền thông
và nghệ thuật.

14
2, Là ngôn ngữ thống nhất của hai yếu tố âm thanh và hình ảnh.
Theo chúng tôi, việc sử dụng các yếu tố của nhiều loại hình khác khiến cho
ngôn ngữ truyền hình có vẻ “yếu thế” hơn những ngôn ngữ khác trong việc khẳng định
nó là một loại hình ngôn ngữ độc lập. Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy rằng, “mặc dù có
nhiều cách thức diễn đạt và ở dưới nhiều dạng khác nhau, ngôn ngữ truyền hình vẫn có
những yếu tố, những qui luật hoạt động riêng. Vì vậy mà chúng ta hoàn toàn có thể đặt
ngôn ngữ truyền hình ngang hàng với ngôn ngữ loại hình khác. Nó là một ngôn ngữ
độc lập, có tính đặc thù và hoàn toàn riêng biệt”[59, 24]
Từ quan điểm như vậy, chúng tôi cho rằng: “Ngôn ngữ truyền hình là kết hợp
giữa yếu tố hình ảnh và âm thanh bằng hệ thống các phương thức kết hợp đặc trưng

của loại hình, như hai mặt của một tờ giấy, nhằm tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh
mang một nội dung thông tin nhất định”.
1.2. Đặc trưng ngôn ngữ truyền hình
1.2.1. Sự thống nhất biện chứng giữa hình ảnh, âm thanh và văn bản
Trong đó, hình ảnh và âm thanh là hai yếu tố quan trọng nhất, văn bản bổ sung
cho hình ảnh, âm thanh và được sử dụng với mức độ vừa phải.
Mặc dù mỗi yếu tố có tính độc lập riêng, song không thể tách rời các yếu tố này
trong các sản phẩm của truyền hình. Việc thiếu đi một trong các yếu tố trên, tác phẩm
sẽ không còn là tác phẩm truyền hình nữa.
Các yếu tố ngôn ngữ của truyền hình kết hợp với nhau chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau
và bỗ trợ thông tin cho nhau. Hình ảnh giải quyết những vấn đề trực quan, âm thanh
giải quyết các vấn đề trừu tượng. Một tin, bài truyền hình nếu không có sự kết hợp hài
hài giữa các yếu tố này sẽ rất khó chuyển tải thông tin đến công chúng.
1.2.2. Tính khái quát cao
Hình ảnh và âm thanh mà công chúng nhìn thấy và nghe thấy là thứ hình ảnh,
âm thanh tuyến tính có tính khái quát. Truyền hình không có nhiều thời gian cho phép
các nhà báo kể một câu chuyện giống như những người rỗi rãnh tán gẫu. Do vậy,
những hình ảnh và âm thanh phải được lựa chọn ký lưỡng. Thứ hình ảnh và âm thanh
ấy phải mang trong mình những sự kiện, những thông tin nhất định. Truyền hình
không tường thuật câu chuyện với thời gian một ngày đúng 12 tiếng đồng hồ.Nhưng
bằng một vài hình ảnh và âm thanh, khán thính giả sẽ có thể lĩnh hội được sự kiện đó

15
trong thời gian xảy ra đúng 12 giờ. Nghĩa là ở đây đã có sự khái quát hóa hình ảnh và
âm thanh.
Khả năng khái quát của hình ảnh và âm thanh truyền hình tùy thuộc năng lực
lựa chọn hình ảnh và âm thanh của người làm truyền hình. Cùng một sự kiện xảy ra,
nhà báo với vô số cách lựa chọn trong việc ghi lại hình ảnh và âm thanh nhưng chọn
hình ảnh nào và âm thanh ra sao để càng ngắn, cang ít mà vẫn kể được một câu chuyện
thì ấy là vấn đề lớn.

Hiện nay truyền hình không còn sử dụng những thể loại với thời lượng dài. Một
tin, phóng sự chỉ khoảng từ 15-180s, điều đó càng yêu cầu những hình ảnh và âm
thanh có độ súc tích, khái quát cao độ. Những hình ảnh có chi tiết đắt, những âm thanh
ấn tượng thường là sự lựa chọn đầu tiên và là ưu tiên số một cho các tin, bài.
1.2.3. Ngôn ngữ mang tính thông tin
Do thời gian phát sóng bị hạn chế, ngôn ngữ truyền hình nhấn mạnh "cái gì" và
"ở đâu" hơn là "tại sao" và "như thế nào". Nói cách khác, BTV chú trọng vào ngôn
ngữ thông tin hơn là ngôn ngữ giải thích. Truyền hình không có "đất" cho những câu
chuyện dài. Ví dụ, trong các chương trình thời sự hiếm khi có các tin bài kéo dài hơn 3
phút. Một phút của tin đọc chỉ được 15 dòng, tức khoảng 150 từ. Như vậy, nửa giờ bản
tin chỉ tương đương với gần một trang báo khổ nhỏ. Các PV, BTV hiểu rằng họ không
có điều kiện để cung cấp cho khán thính giả tường tận về câu chuyện, vì thế họ phải
chấp nhận là người nghe/xem sẽ tìm đến báo in hoặc các tạp chí tin tức để tìm hiểu
thêm bối cảnh và các chi tiết.
1.2.4. Ngôn ngữ nghe nhìn
Một trong những đặc điểm khác biệt của truyền hình so với báo in là khả năng
đưa người xem đến hiện trường của sự việc, “khả năng cho người ta vừa nghe vừa
nhìn sự kiện” [38, 153]. Trong phát thanh, người ta thường ưu tiên cho các loại âm
thanh mà phóng viên ghi được sôi động từ hiện trường. Với truyền hình, đó là sự kết
hợp giữa hình ảnh và âm thanh đến độ lôi cuốn, hấp dẫn. Tất nhiên trong những trường
hợp nhất định, vai trò và tỉ lệ giữa hình ảnh và âm thanh có khác nhau.
Sự tổng hợp được sức mạnh của cả hai yếu tố hình ảnh và âm thanh (trong đó
chủ yếu là lời bình) là ưu thế của truyền hình. Âm thanh và hình ảnh làm cho sự việc
phơi bày trước mắt khán giả, gợi lên cho họ sự cảm nhận bằng các giác quan: nhìn

16
thấy, nghe thấy, và tưởng như sờ thấy, ngửi thấy, thậm chí còn nếm được (
1
). Vì vậy
chúng gây ấn tượng mạnh hơn và giúp họ lĩnh hội thông tin dễ dàng hơn.

1.2.5. Ngắn gọn, súc tích, tiết kiệm
Trong truyền hình, khán thính giả chỉ nhận được những thông tin cốt lõi.Vì vậy,
ngôn ngữ thể hiện luôn cô đọng, súc tích kể cả khi không eo hẹp về thời gian và thời
lượng phát sóng. Truyền hình không có những lời nói dông dài, không có những cỡ
cảnh thiếu chi tiết. Thay vào đó là những từ ngữ đã được mài dũa gọn gẽ, những cảnh
quay khúc chiết mang thông tin cao.
Những người truyền hình không phí phạm từ ngữ, hình ảnh ngay cả trong Phim
tài liệu, Phim phóng sự dài, nơi có điều kiện để đi vào chiều sâu, len lỏi vào "ngõ
ngách" của câu chuyện. “Giống như những người quá trọng lượng, các biên tập viên
truyền hình cũng cần thực hiện nghiêm ngặt "chế độ ăn kiêng" đối với tin, bài của
mình” [38, 153].
Khán giả truyền hình không giống bạn đọc của báo in. Họ không có điều kiện
đọc lại những đoạn khó mà phải hiểu ngay những gì họ nghe thấy. Vì vậy, mỗi từ
không cần thiết trong tin bài sẽ cản trở họ lĩnh hội nội dung. "Chỉ khi nào bạn đã hiểu
những gì vừa nghe thấy thì bạn mới sẵn sàng đón nhận thông tin mới" (James Bamber,
PV đài PT Canada, SRC) [ dẫn theo 38, 155].
1.2.6. Sáng rõ, dễ hiểu
Khác với bạn đọc của báo in, khán thính giả truyền hình không thể quay trở lại
những gì đã xem. Họ chỉ được nhìn thấy hoặc nghe thấy một lần, và sự chú ý của họ
lúc tăng lúc giảm. Như vậy, thông điệp mà người làm truyền hình gửi đến người xem
phải thông qua ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu và chính xác. Tất cả những nỗ lực của việc
xây dựng nên một phong cách độc đáo cũng trở nên vô nghĩa nếu ngôn ngữ của tin, bài
không sáng rõ và không hiểu được. Nếu không có điều kiện để tinh lọc các hình ảnh và
âm thanh thì tốt nhất không xây dựng nên các tin, bài, không nên lấp đầy thời gian
phát sóng bằng những câu chữ, hình ảnh rối rắm, nội dung bị che đậy đâu đó trong
"bụi rậm" của ngôn từ và hình ảnh.
Trong tác phẩm Viết tin cho truyền hình, Edward Bliss và James L. Hoyt đưa ra
lời khuyên sau: "Viết tin cho truyền hình có mục đích rõ ràng. Đó là nắm bắt các thành
phần cơ bản của một câu chuyện và giải thích chúng bằng ngôn ngữ đơn giản và dễ
hiểu với người xem."[ dẫn theo 38, 155]


17
Sự sáng rõ đòi hỏi phải mạch lạc trong tư duy và đơn giản trong cú pháp. Ngôn
ngữ sáng rõ là ngôn ngữ trong đó hình ảnh và âm thanh được kết nối với nhau một
cách logic, biểu đạt mối liên hệ giữa các ý tưởng một cách chính xác, dùng những
phần chuyển tiếp uyển chuyển và những từ ngữ thật dễ hiểu.
1.2.7. Lời mang phong cách khẩu ngữ đời thường - văn nói
"Viết như bạn nói" là lời khuyên đáng ngờ cho văn viết nói chung, nhưng để
viết cho truyền hình, đấy là mệnh lệnh. Viết cho truyền hình khác với viết cho báo in
là viết cho người ta nghe, chứ không phải cho người ta đọc.
Điều then chốt của truyền hình là BTV, MC, PTV đang nói với mọi người,
đang kể với công chúng chuyện gì vừa xảy ra hay cái gì họ vừa thấy, vừa nghe. Thế
nên ngôn ngữ nói của truyền hình dễ nghe, các câu ngắn gọn, đơn giản và dùng động
từ ở dạng chủ động, rút gọn câu chữ.
Dùng khẩu ngữ không có nghĩa là có thể dùng tiếng lóng hoặc những từ không
phổ thông, cũng không có nghĩa là truyền hình có thể sử dụng từ ngữ tục tĩu hay
những cách diễn đạt thô thiển. Khán giả truyền hình là một cộng đồng thuộc mọi lứa
tuổi và rất nhạy cảm.
Ngôn ngữ đời thường càng dung dị càng tốt. Để đưa người nghe vào câu
chuyện và giữ người ta ngồi lại xem, ngôn ngữ nói của truyền hình không dùng những
lập luận hay cấu trúc phức tạp, văn phong "đại ngôn", "đao to búa lớn". Đó là thứ ngôn
ngữ gần gũi, dễ hiểu, nhưng không rập khuôn, sáo mòn.
Với từ nước ngoài, chỉ dùng khi trong tiếng Việt không có từ tương ứng. Nhất
là với các thuật ngữ thì nhiều khi phải đi ngược lại với nỗ lực viết cô đọng, ngắn gọn -
tức là phải dùng một số từ ngữ đời thường để làm rõ nghĩa hay thay thế cho một từ
chuyên môn duy nhất.
1.3. Các yếu tố cấu thành ngôn ngữ truyền hình
1.3.1. Hình ảnh (video)
1.3.1.1.Hình ảnh động
Hình ảnh chủ yếu của truyền hình là hình ảnh động về hiện thực, hiện tượng có

ý nghĩa xã hội được ghi lại một cách đầy đủ, xác thực nhằm phản ánh một hoặc một số
vấn đề nào đó.
Ưu điểm lớn nhất của truyền hình là hình ảnh động. Không một loại hình báo
chí nào có thể có thế mạnh như truyền hình. Những hình ảnh sinh động, hấp dẫn diễn
tả trực quan các sự kiện hiện tượng đem đến cho công chúng những thông tin nóng

18
hổi, thời sự. Mọi mặt của cuộc sống với sự sinh động của nó đã được truyền hình đưa
lên màn ảnh, giúp cho những người đứng trước màn ảnh được chứng kiến như thật
cuộc sống hàng ngày đang diễn ra. Một sự kiện diễn ra trong đời sống, có thể có nhiều
cách để phản ánh và diễn đạt. Riêng với truyền hình, công chúng sẽ được tận mắt
chứng kiến những sự kiện hiện tượng đó.
Độ tin cậy là điều quan trọng nhất đối với các phương tiện thông tin đại chúng.
Có thể bằng những cách khác nhau, mỗi loại hình báo chí có những phương pháp để
tạo tin cậy, song với truyền hình, phương pháp cơ bản của nó là ghi lại sự thật bằng
hình ảnh và phát trực tiếp cho công chúng. Hẳn nhiên, không phải bất cứ những hình
ảnh động nào đều có thể lên truyền hình. Những hình ảnh diễn tả những cảm xúc,
hành động chân thật, có ý nghĩa…mới là hình ảnh được truyền hình phản ánh.
1.3.1.2.Hình ảnh tĩnh
Truyền hình còn sử dụng một số hình ảnh tĩnh như biểu đồ, bản vẻ, các mô
hình, các hình ảnh sử dụng chương trình đồ hoạ, các ảnh tư liệu, ảnh chân dung, các
văn bản chữ viết hoặc các khuôn hình tĩnh được dựng bởi kỹ thuật Mongtage để nhấn
mạnh một vấn đề nào đó. Hình ảnh tĩnh giúp cho nội dung phản ánh của truyền hình
hoàn thiện hơn. Những sự kiện, hiện tượng của quá khứ khi không được ghi lại bằng
các kỹ thuật ghi hình hiện đại như ngày nay, chúng chỉ được được ghi lại qua các
phương tiện thô sơ như máy ảnh, ký họa là những tư liệu quí giá. Truyền hình muốn
chuyển tải những thông tin có tính lịch sử ấy chắc chắn phải sử dụng những hình ảnh
tĩnh.
Trong những trường hợp nhất định khi cần phải bày tỏ một vấn đề hay một cảm
xúc nào đó, những khuôn hình tĩnh sẽ được lựa chọn. Một cụ già, chờ chồng và đứa

con trai duy nhất mất tích trong cuộc chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc Việt Nam được
khắc hoạ bằng một hình ảnh tĩnh với khuôn mặt hằng nên những nép nhăn vì sự chờ
đợi trong phóng sự Chờ đợi, một em bé châu Phi đói rách với khuôn mặt ngơ ngác
trong Châu Phi hiện tại và tương lai hay những cảnh kinh hoàng của vụ khủng bố 11/9
và sóng thần cuối tháng 12/2004 trong phim tài liệu Những nỗi đau của con người
tất cả dường như được truyền hình phản ánh qua những hình ảnh tĩnh.
Hình ảnh tĩnh chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong các sản phẩm truyền hình.
Theo số liệu thống kê của chúng tôi, hình ảnh tĩnh chỉ chiếm khoảng 0,2% tổng số
hình ảnh xét về hình thức xuất hiện trong các sản phẩm truyền hình. Song có thể thấy
tầm quan trọng của nó đối với việc chuyển tải thông tin. Những hình ảnh xúc cảm,

19
những cảnh cần phải gợi cho công chúng một thái độ nào đó hình ảnh tĩnh có thể thực
hiện tốt chức năng này.
1.3.2. Âm thanh (audio)
1.3.2.1. Lời nói
+ Xét về đối tượng: có lời của Biên tập viên, Phát thanh viên, lời của Nhân vật,
lời của Phóng viên.
Lời của biên tập viên được thể hiện ở những bản tin là chủ yếu. Các sự kiện
hiện tượng được các phóng viên ghi lại và công việc của người Biên tập viên cần phải
biên tập trở lại thông tin bằng giọng đọc của mình. Sự xuất hiện hình ảnh và lời nói
của Biên tập viên thường ít hơn phát thanh viên. Đối với những sự kiện thời sự nóng
hổi cần bình luận đôi chỗ thì Biên tập viên mới xuất hiện. Hiện nay những đài truyền
hình quốc gia trên thế giới đang có xu hướng xuất hiện Biên tập viên nhiều hơn Phát
thanh viên. Ở Việt Nam ta những năm gần đây, trong khi các đài địa phương còn sử
dụng nhiều phát thanh viên thì Đài Truyền hình Việt Nam đã có xu thế cơ chế hoá
cách thông tin bằng giọng đọc của các Biên tập viên. Hầu như bản tin thời sự nào Biên
tập viên cũng xuất hiện. Đây là cách đổi mới đúng đắn mà Đài truyền hình Việt Nam
đã làm được để thu hút công chúng.
+ Xét về phương thức thể hiện: có lời độc thoại (một hoặc 2 phóng viên cùng

đọc 1tin) và đối thoại (sự trao đổi từ 2 nguời trở lên, thường xuất hiện trong phỏng
vấn).
Trong rất nhiều trường hợp, hình ảnh không thể lí giải được toàn bộ thông tin
mà nó đang mang, lắm lúc hình ảnh là những mật mã khó giải đối với công chúng,
chưa kể một số hình ảnh có tính trừu tượng, lời nói có thể giải quyết các khó khăn này.
Đặc biệt đối với những thể loại cần lời bình như Phóng sự, Phim tài liệu lời nói là hết
sức quan trọng. Nó giúp tạo lập nên mối quan hệ giữa hình ảnh và công chúng, hướng
dẫn và giải thích hình ảnh cho công chúng hiểu một cách chính xác thông tin. Bên
cạnh đó, thái độ, giọng điệu của người đọc cũng có ảnh hưởng rất lớn trong việc
thuyết phục người xem với những hình ảnh diễn ra trên màn hình. Vì thế, muốn phát
huy hết sức mạnh của lời nói cần có một giọng điệu cô đọng rõ ràng nhất quán, người
thực hiện phải thông qua một ngữ điệu phù hợp với từ chủ đề, đề tài và thể loại.
Lời nói có vai trò quan trọng đối với thông tin truyền hình, song trên thực tế đã
có rất nhiều trường hợp cực đoan hoặc là hạ thấp giá trị của lời nói hoặc là đề cao quá

20
đáng vai trò của yếu tố này. Chính vì không đánh giá đúng chừng mực của lời nói mà
truyền hình đôi khi quá thiếu lời hoặc thừa lời.
Không phải ngẫu nhiên khi người ta chọn những phóng viên, phát thanh viên
hay biên tập viên vào các phương thức độc thoại hay đối thoại. Mỗi giọng nói, cách
nói đều phù hợp với phương thức này hay phương thức kia. Vì vậy, phương thức độc
thoại hay đối thoại có vai trò quan trọng trong việc chuyển tải thông tin.
1.3.2.2. Âm nhạc
+ Xét về phương thức thể hiện: Nhạc có lời và nhạc không lời.
- Nhạc có lời hay nhạc có ca từ. Đó là những ca khúc có sự thể hiện bằng giọng
của ca sĩ. Những ca khúc này thường được sử dụng trong các chương trình Games
show. Chúng có thể là một chương trình độc lập gồm nhiều ca khúc như chương trình
ca nhạc, có thể được xen trong các chương trình khác như trò chơi truyền hình hay chỉ
là một đoạn nhạc nhỏ trong các tác phẩm truyền hình nhằm một mục đích nhất định
nào đó. Những ca khúc có thể mang nội dung thông tin hoặc cũng có thể để tạo cảm

giác thư giãn cho công chúng.
- Nhạc không lời: Nhạc không lời thường được sử dụng khá nhiều trong các
sản phẩm truyền hình. Nó có một vai trò hết sức quan trong trong việc chuyển tải
thông tin và giúp công chúng tiếp nhận thông tin. Được lồng vào các chương trình để
tạo ra các khoảng trắng cho sản phẩm truyền hình, nhạc không lời thể hiện được tính
hài hoà giữa âm thanh và hình ảnh. Và do đó, nó có thể làm cho các thể loại truyền
hình trở nên hấp dẫn hơn, sâu lắng hoặc tạo kịch tính.
+ Xét về hình thức xuất hiện: Nhạc hiệu, nhạc xen, nhạc nền
- Nhạc hiệu: Xuất hiện ở đầu chương trình như là một sự danh xưng vị thế, tư
thế của 1 đài truyền hình, một chương trình, một chuyên mục. Nhạc hiệu thông báo
cho công chúng biết được thời gian xuất hiện các chương trình của đài. Nó có vai trò
cực kỳ quan trọng trong việc tạo tâm lí tiếp nhận và gợi nhớ đối với công chúng. Công
chúng có thể lãng quên những chương trình mà các đài thực hiện .Song nếu trở thành
thói quen, khi nhạc hiệu xuất hiện người xem có thể trở lại màn hình để tiếp tục theo
dõi chương trình. Như vậy nhạc hiệu một phần là thực hiện chức năng thông báo, phần
thực hiện việc thu hút đối tượng vào chương trình.
- Nhạc xen (cắt): làm chức năng phân cách chương trình. Một chương trình có
một thời lượng nhất định và trong một buổi phát sóng có rất nhiều chương trình được
truyền tải. Để chấm dứt một chương trình chuyển qua một chương trình mới, người ta

21
sử dụng nhạc cắt, nhạc xen. Chúng ta biết rằng tâm lí tiếp nhận thông tin truyền hình
của con người bao giờ cũng theo chiều tuyến tính. Vì thế các chương trình nếu thay
đổi đột ngột sẽ gây tâm lí khó chịu và hụt hẫng cho người xem. Khắc phục tình trạng
này, nhạc xen, nhạc cắt được đưa vào để làm giảm thiểu tối đa hạn chế đó.
- Nhạc nền (nhạc lồng): có tác dụng nâng cao tính hiệu quả trong việc truyền
đạt thông tin.
Âm nhạc tạo tâm lí thoả mái, giảm thiểu sự căng thẳng, làm thư giản cho công
chúng. Hiệu quả là việc tiếp nhận nội dung thông tin sẽ tốt hơn, không trôi, chảy thông
tin nhiều.

Đối với nội dung và hình ảnh trong chương trình, âm nhạc đưa đến độ “mềm”
cho hình ảnh, tạo độ lắng cho lời bình và chiều sâu nội dung, giúp giảm âm thanh giả
và lời bình chủ quan của tác giả. Âm nhạc xuất hiện đúng lúc sẽ làm cho hình ảnh
sống động tạo điều kiện cho sự luân chuyển liên tục giữa các cảnh, giúp khắc hoạ được
chiều sâu của nội dung. Sự xuất hiện âm nhạc trong hình ảnh sẽ tạo được tâm lí nhân
vật rõ nét khiến cho nhân vật có trạng thái tinh thần nhất định: vui, buồn, hồi hộp lo
âu, sầu lắng
1.3.2.3. Tiếng động
+ Tiếng động hiện trường: ghi lại từ hiện tượng khách quan ngoài cuộc sống.
Tiếng động này khiến người xem luôn tin tưởng về những sự kiện đang diễn ra trên
màn hình. Tiếng động hiện trường là yếu tố có tính quyết định đến độ tin cậy của sản
phẩm truyền hình. Có rất nhiều cách ghi lại tiếng động hiện trường. Ghi trực tiếp cùng
hình ảnh hoặc ghi riêng sau đó hoà trộn sau.
Trong một số trường hợp nếu không có tiếng động hiện trường xem như tác
phẩm báo hình đó không có giá trị gì về nội dung. Một bản tin, một phóng sự nói về
các tác hại của tiếng ồn do nhà máy gây ra cho công chúng mà không ghi lại được
tiếng động hiện trường thì coi như không. Diễn tả một không khí sôi nổi của phong
trào sinh viên tình nguyện đi giúp dân ở vùng sâu hay không khí ăn mừng chiến thắng
của đội bóng thắng cuộc mà không nghe được tiếng reo hò thì đó không còn là sản
phẩm của truyền hình.
+ Tiếng động kỹ thuật: Được tạo ra từ bàn dựng kỹ thuật. Nó tái hiện lại tiếng
động hiện trường hoặc tạo sự sinh động cho hình ảnh.
Trong những trường hợp khi không ghi lại được những tiếng động của hiện
trường, buộc người ta phải sử dụng tiếng động nhân tạo. Bộ phim Trở lại Ngư Thuỷ,

22
phim tài liệu nổi tiếng của cố đạo diễn Lê Mạnh Thích đã từng sử dụng hầu như toàn
bộ tiếng động kỹ thuật. Những cơn gió lào thổi vào những hàng dương vun vút, những
tiếng sóng vỗ rì rào, tiếng bom đạn Song, tiếng động này cho thấy hiệu quả của nó là
rất lớn bởi người xem không thể phát hiện được đó là tiếng động giả.

Như vậy nếu coi hình ảnh và âm thanh là hai yếu tố cơ bản chuyển tải thông tin
của truyền hình thì mỗi yếu tố đều có vai trò quan trọng.
Thông thường, yếu tố hình ảnh được nhấn mạnh và coi là phần chủ đạo. Trên
thực tế hình ảnh động cũng là cái tạo nên tính đặc thù của truyền hình và chuyên chở
phần thông tin chủ yếu của các chương trình đồng thời tạo nên sức hút đặc biệt đối với
người xem.
Âm thanh mà đặc biệt là lời nói cũng không kém phần quan trọng. Bởi vì, ý
nghĩa xác định của các thông điệp phần lớn được chuyển tải qua lời nói. Thực ra, ý
nghĩa mà hình ảnh động chuyển tải không phải lúc nào cũng rõ ràng nếu thiếu sự định
hình bằng lời nói. Mặc khác, những tư tưởng thể hiện bằng lời bao cũng đầy đủ hơn
các phương tiện khác về cả bề rộng lẫn chiều sâu, nhất là những tư tưởng được đưa lên
phương tiện thông tin đại chúng.



















23
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGÔN NGỮ TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
2.1. Giọng nói trên truyền hình Việt Nam
Một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất đối với những BTV, PTV, MC trên
truyền hình là đọc văn bản do người khác viết một cách ấn tượng và chuẩn mực. Trách
nhiệm của họ là làm sao phải trình bày ý tưởng một cách xác thực cho người nghe
bằng một giọng chuẩn. Người nói trên sóng truyền hình không đơn thuần chỉ “phát
thanh” lại nội dung thông tin mà còn phải biết cách thu hút khán giả bằng chính giọng
nói và nghệ thuật nói của mình.
Thông tin bằng ngôn ngữ nói có thể có hiệu quả kém khi người nói không thể
trình bày một cách thuyết phục và rõ ràng nội dung thông điệp. Thông tin truyền
miệng tốt chỉ có được khi người nghe hoặc người xem nhận được đúng ý nghĩa, đúng
sự thật và có ấn tượng trong cách nói của người nói. Nền tảng đối với vấn đề trình bày
trên sóng là giọng nói. Đó là thứ giọng nói chuẩn của quốc gia khi nói trên đài truyền
hình quốc gia và giọng nói chuẩn địa phương khi nói trên truyền hình của một địa
phương.
2.1.1. Giọng trên đài truyền hình quốc gia (VTV)
Ở nhiều nước, tiếng thủ đô vẫn được xem là tiếng chuẩn cho ngôn ngữ quốc
gia. Tiếng Pa-ri cho nước Pháp, Mát-xcơ-va cho Nga, Ma-rít cho Tây Ban Nha…và tất
nhiên với Việt Nam, giọng chuẩn là giọng phát âm của người Hà Nội gốc (
2
). Bởi vì,
nói như PGS.TS. Vũ Quang Hào: “đó là tiếng nói phát triển hơn tiếng nói của mọi
vùng đất nước là kết quả hội tụ của những gì chung nhất, tinh hoa nhất của tiếng nói
các vùng, vừa là tiếng nói cổ nhất, vừa là ngôn ngữ phát triển nhất, của bốn phương tụ
lại. Nó là tiếng phổ thông của dân tộc, là ngôn ngữ được coi là chuẩn mực ” [18, 1-3].
Và vì vậy “nếu các phương tiện truyền thông đại chúng không tôn trọng chuẩn mực
tiếng Việt mà tiêu biểu là tiếng Hà Nội thì hiệu quả truyền thông kém” [18, 1-3].
Có lẽ hơn ai hết, những người làm truyền hình nhất là Đài truyền hình Việt

Nam (VTV) hiểu rõ điều này.Và trên thực tế, vị thế của VTV đã được khẳng định bởi
giọng Hà Nội trên đài chiếm ưu thế. Bảng thống kê sau đây là một minh chứng:



×