Tải bản đầy đủ (.pdf) (233 trang)

Luận văn tiến sĩ: Bản sắc dân tộc trong các tác phẩm khí nhạc việt nam trường hợp piano

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.37 MB, 233 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***



TRẦN THANH HÀ





BẢN SẮC DÂN TỘC
TRONG CÁC TÁC PHẨM KHÍ NHẠC VIỆT NAM
(Trƣờng hợp Piano)









LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC







TP. HỒ CHÍ MINH - 2014




ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***


TRẦN THANH HÀ

BẢN SẮC DÂN TỘC
TRONG CÁC TÁC PHẨM KHÍ NHẠC VIỆT NAM
(Trƣờng hợp Piano)

Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62.31.70.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN VĂN NAM

PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP

1. PGS. TS. PHAN THỊ BÍCH HÀ
2. PGS. TS. TRẦN THẾ BẢO

PHẢN BIỆN
Phản biện 1: PGS. TS. NGUYỄN MINH CẦM
Phản biện 2: PGS. TS. PHAN THỊ BÍCH HÀ
Phản biện 3: TS. NGUYỄN VĂN HIỆU


TP. HỒ CHÍ MINH - 2014



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án Bản sắc dân tộc trong các tác phẩm khí nhạc Việt
Nam (trường hợp piano) là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không có sự trùng
lắp, sao chép của bất kỳ đề tài luận án hay công trình nghiên cứu khoa học của các
tác giả khác.


Tác giả luận án



Trần Thanh Hà



1


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
BẢNG TRA CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ DÙNG TRONG LUẬN ÁN 4
MỞ ĐẦU 5
1. Lý do chọn đề tài 5

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 12

4. Giả thuyết nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu 13

5. Kết quả đóng góp của luận án 15

6. Kết cấu và quy cách trình bày luận án 16

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ HƢỚNG TIẾP CẬN 18
1.1. Bản sắc văn hóa và nhận diện bản sắc văn hóa trong nghệ thuật Việt Nam 18

1.1.1. Khái niệm văn hóa và bản sắc văn hóa 18
1.1.2. Nhận diện bản sắc văn hóa trong nghệ thuật Việt Nam 26
1.2. Âm nhạc và nhận diện bản sắc văn hóa trong âm nhạc truyền thống 30
1.2.1. Âm nhạc 30
1.2.2. Nhận diện bản sắc văn hóa trong âm nhạc truyền thống 38
1.3. Nhận diện bản sắc văn hóa trong tác phẩm piano Việt Nam 51

1.3.1. Nhạc khí piano trong văn hóa âm nhạc châu Âu 51
1.3.2. Sơ lƣợc về sự du nhập và phát triển nghệ thuật piano Việt Nam 55

Tiểu kết 62
CHƢƠNG 2: BẢN SẮC DÂN TỘC QUA HÌNH THÁI VÀ CẤU TRÚC
ÂM NHẠC TRONG CÁC TÁC PHẨM PIANO VIỆT NAM 63
2.1. Nhận diện bản sắc dân tộc qua hình thái tác phẩm 63

2.1.1. Nhận diện bản sắc dân tộc qua tiêu đề 63
2.1.2. Nhận diện bản sắc dân tộc qua nhịp điệu, nhịp độ 76
2

2.2. Nhận diện bản sắc dân tộc qua cấu trúc âm nhạc 88

2.2.1. Cấu trúc bè giai điệu 88
2.2.2. Cấu trúc hợp âm bè đệm trong mối tƣơng quan với bè giai điệu 114
Tiểu kết 129
CHƢƠNG 3: BẢN SẮC DÂN TỘC QUA KỸ THUẬT DIỄN TẤU NHẠC KHÍ PIANO Ở
VIỆT NAM 131

3.1. Khả năng biểu đạt các yếu tố bản sắc của nhạc khí piano 131

3.1.1. Khả năng biểu đạt bản sắc dân tộc qua tầm âm và màu âm 132
3.1.2. Khả năng biểu đạt kỹ thuật diễn tấu nhạc khí truyền thống của piano 140
3.2. Kỹ thuật diễn tấu theo phong vị nhạc khí truyền thống Việt Nam 153

3.2.1. Mô phỏng từ nhạc khí truyền thống Việt Nam 153
3.2.2. Kết hợp kỹ thuật diễn tấu piano với nhạc khí truyền thống Việt Nam 161
Tiểu kết 176
KẾT LUẬN 177
TÀI LIỆU THAM KHẢO 182
PHỤ LỤC 196





3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Các từ viết tắt
Nghĩa của từ viết tắt
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
Do, do; C, c

Re, re; D, d
Mi, mi; E, e
Fa, fa; F, f
Sol, sol; G, g
La, la; A, a
Si, si; H, h
Sib, sib; B, b
#, is
b, es
Dur, dur
Moll, moll
A2
C1
C
c1
c2
c3
c4
c5
Âm đô
Âm rê
Âm mi
Âm pha
Âm son
Âm la
Âm si
Âm si giáng
Dấu thăng (ví dụ C#, do# hoặc cis là đô thăng)
Dấu giáng (ví dụ Eb, eb hoặc es là mi giáng)
Giọng trƣởng (ví dụ C-dur là giọng đô trƣởng)

Giọng thứ (ví dụ c-moll là giọng đô thứ)
Âm la thuộc quãng tám cực trầm
Âm đô quãng tám trầm
Âm đô quãng tám lớn
Âm đô quãng tám thứ nhất
Âm đô quãng tám thứ hai
Âm đô quãng tám thứ ba
Âm đô quãng tám thứ tƣ
Âm đô quãng tám thứ năm
4


BẢNG TRA CÁC BẢNG DÙNG TRONG LUẬN ÁN

STT
Nội dung bảng biểu
Trang
Chƣơng 2
Bảng 2.1
Cao độ tƣơng ứng giữa thang năm âm Việt Nam với các âm
trong âm nhạc phƣơng Tây
109
Bảng 2.2
Cao độ tƣơng ứng giữa thang Bắc và thang Nam với các âm
trong âm nhạc phƣơng Tây
110
Bảng 2.3
Cao độ tƣơng ứng giữa thang Vọng cổ với các âm trong âm
nhạc phƣơng Tây
110

Bảng 2.4
Cao độ tƣơng ứng giữa thang âm Tây Nguyên với các âm
trong âm nhạc phƣơng Tây
111


BẢNG TRA CÁC BIỂU ĐỒ DÙNG TRONG LUẬN ÁN

STT
Nội dung bảng biểu
Trang
Chƣơng 3
Biểu đồ 3.1
Khả năng biểu đạt kỹ thuật diễn tấu nhạc khí Dây gảy của
piano
145
Biểu đồ 3.2
Khả năng biểu đạt kỹ thuật diễn tấu nhạc khí Dây kéo của
piano
148
Biểu đồ 3.3
Khả năng biểu đạt kỹ thuật diễn tấu nhạc khí Hơi của piano
150
Biểu đồ 3.4
Khả năng biểu đạt kỹ thuật diễn tấu nhạc khí Gõ của piano
153


5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi mối quan hệ giữa phổ quát và đặc
thù ngày càng đa dạng, phức tạp, việc nghiên cứu bản sắc văn hóa là việc làm hết
sức cần thiết, có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. Trƣớc yêu cầu chung đó,
chúng tôi nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc thông qua loại hình khí nhạc, cụ thể là
nhạc khí piano.
Nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc trong âm nhạc không chỉ thể hiện bản
sắc dân tộc, mà còn thể hiện sự giao lƣu, đặc biệt là giao lƣu văn hóa đƣơng đại.
Thông qua sự giao lƣu này, bạn bè quốc tế có thể hiểu đƣợc văn hóa Việt Nam nói
chung, âm nhạc Việt Nam nói riêng.
Nghiên cứu quá trình tiếp biến văn hóa từ âm nhạc châu Âu vào âm nhạc
Việt Nam góp phần tạo ra sản phẩm văn hóa mới, làm phong phú cho kho tàng văn
hóa âm nhạc nƣớc nhà.
Quá trình hội nhập là cơ hội để chúng ta có thể giới thiệu âm nhạc Việt Nam
nói chung, các tác phẩm piano Việt Nam nói riêng ra thế giới.
Trải qua gần một thế kỷ hình thành và phát triển, khí nhạc Việt Nam đã đạt
đƣợc những thành tựu nhất định. Việc nghiên cứu về bản sắc dân tộc trong các tác
phẩm âm nhạc Việt Nam viết cho piano, góp phần xây dựng và phát triển nền âm
nhạc Việt Nam nói chung “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” nhƣ Nghị quyết V
khóa VIII (năm 2008) Trung ƣơng Đảng đã đề ra.
Trên đây là lý do của việc lựa chọn đề tài luận án: “Bản sắc dân tộc trong
các tác phẩm khí nhạc Việt Nam (trường hợp piano)”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về văn hóa, bản sắc, bản sắc văn hóa, bản sắc dân tộc và vấn đề
bản sắc dân tộc trong âm nhạc truyền thống Việt Nam đã đƣợc các nhà nghiên cứu
6

đề cập đến trong một số sách, một số công trình nghiên cứu về văn hóa cũng nhƣ
các công trình nghiên cứu trong ngành âm nhạc:

2.1. Về văn hóa, bản sắc, bản sắc văn hóa, bản sắc dân tộc
Các tài liệu nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài đề cập đến văn hóa, bản
sắc mà chúng tôi vận dụng trong luận án gồm có:
Zdzilaw Mach, trong sách “Biểu tƣợng, xung đột và bản sắc: những bài viết
về nhân học văn hóa” (Symbols, Conflict, and Identity: Essays in Political
Anthropology) (1993), cho rằng “Bản sắc là một chỉnh thể phức hợp, đại diện cho
tính cách hợp nhất, đa chiều kích và không thể giản hóa về những vai trò riêng lẻ
mà một cá nhân đóng vai trò trong những nhóm xã hội và những hoàn cảnh xã hội
khác nhau” [120, tr. 3]. Tác giả đề cập đến chủ thể bản sắc ở hai cấp độ là cấp độ cá
nhân và cấp độ cộng đồng. Tác giả cho rằng: “Những vấn đề liên quan đến bản sắc
ở cả hai cấp độ dƣờng nhƣ giống nhau trên nhiều bình diện, đặc biệt vì trong cả hai
trƣờng hợp bản sắc đƣợc hình thành trong sự thúc đẩy của sự liên kết, thích nghi và
xung đột, và vì trong cả hai trƣờng hợp bản sắc là thuộc về tính cách chủ quan và
biểu trƣng” [120, tr. 4].
Robert Hauser, trong bài viết “Vũ điệu văn hóa. Bản sắc văn hoá trong một
thế giới toàn cầu hóa” (Dance of Cultures. Cultural Identity in a Globalised World)
(1998), mô tả các quan điểm đối lập giữa toàn cầu hóa và văn hóa và phác thảo khái
niệm về bản sắc văn hóa nhằm nghiên cứu mối liên hệ giữa toàn cầu hóa và văn hóa
từ quan điểm sắc thái (nuanced) [137].
Chris Barker, trong Nghiên cứu văn hóa lý thuyết và thực hành (Đặng Tuyết
Anh dịch) (2011) [05], nghiên cứu các vấn đề về tính chủ thể và bản sắc. “Hỏi về
tính chủ thể nghĩa là đƣa ra câu hỏi: con ngƣời là gì? Khám phá bản sắc nghĩa là tìm
hiểu: chúng ta nhìn nhận bản thân nhƣ thế nào và những ngƣời khác nhìn thấy
chúng ta thế nào?” [05, tr. 298], nghiên cứu về Nhà nƣớc - dân tộc, bản sắc dân tộc.
Các tác giả Việt Nam đã có nhiều công trình, bài viết đề cập đến văn hóa,
bản sắc văn hóa. Một trong những công trình đầu tiên với cái nhìn hệ thống, khoa
7

học, mở đầu cho việc nghiên cứu văn hoá Việt Nam là công trình “Việt Nam văn
hóa sử cƣơng” của Đào Duy Anh (Quan Hải Tùng Thƣ xuất bản năm 1938, NXB

Văn hóa thông tin, HN tái bản năm 2002) [02].
Năm 1943, với Đề cƣơng văn hoá Việt Nam, Đảng cộng sản Đông Dƣơng
chủ trƣơng: Dân tộc - Khoa học - Đại chúng. Đây là cƣơng lĩnh đầu tiên của Đảng
về văn hóa.
Từ những năm 1980, xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, bản
sắc văn hóa. Có thể kể những tác giả tiêu biểu với các công trình nghiên cứu nhƣ
sau: Tác giả Trần Văn Giàu (1980) với công trình “Giá trị tinh thần truyền thống
Việt Nam” [27], tiếp cận văn hóa về mặt giá trị. Tác giả Đinh Gia Khánh (1990) với
“Văn hoá dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á” [37]. Tác giả
Trần Ngọc Thêm (1997) với “Cơ sở văn hóa Việt Nam” [94]. Tác giả Lê Văn
Chƣởng (1999), “Cơ sở văn hoá Việt Nam” [07]. Tác giả Trần Quốc Vƣợng (2003)
với “Văn hóa Việt Nam - Tìm tòi suy ngẫm” [111], tiếp cận theo địa văn hóa. Tác
giả Trần Ngọc Thêm (2001, tái bản vào các năm 2004, 2006), với “Tìm về bản sắc
văn hoá Việt Nam” [95], tiếp cận theo cái nhìn hệ thống - loại hình. Tác giả Chu
Xuân Diên (2002) với “Cơ sở văn hoá Việt Nam” [10]. Tác giả Phạm Đức Dƣơng
(2002) với “Từ văn hóa đến văn hóa học” [13]. Tác giả Phan Ngọc (2004, 2006) với
“Bản sắc văn hoá Việt Nam” [60], xem văn hoá là một quan hệ. Tác giả Hà Văn
Tấn (2005), với “Đến với lịch sử văn hóa Việt Nam” [81]. Tác giả Trần Quốc
Vƣợng chủ biên (2007) với “Cơ sở văn hoá Việt Nam” [112]. Tác giả Trần Ngọc
Thêm (2013) với “Những vấn đề Văn hóa học lý luận và ứng dụng” [97].
Ngoài ra, còn các bài viết của các tác giả Quang Đạm, Trần Độ, Trần Đình
Hƣợu, Thái Bá Vân đƣợc tập hợp và giới thiệu bởi Hồ Sĩ Vịnh (1993) trong “Tìm
về bản sắc dân tộc của văn hóa” [107]; các bài viết của các tác giả Lê Ngọc Trà,
Minh Chi, Dƣơng Trung Quốc, Ngô Đức Thịnh đƣợc tập hợp và giới thiệu bởi Lê
Ngọc Trà (2001) trong “Văn hóa Việt Nam - Đặc trƣng và cách tiếp cận” [100],
cũng nhƣ các bài viết của các tác giả khác.
8


2.2. Về bản sắc dân tộc trong âm nhạc

Tác giả Đào Duy Anh, trong “Việt Nam văn hóa sử cƣơng” (Thiên thứ tƣ,
mục XI. Nghệ thuật), có nói đến âm nhạc truyền thống với các đặc điểm về tính
chất âm nhạc, hệ thống nhạc khí, biên chế dàn nhạc, âm luật. Nhạc ta có đặc điểm
thiên về giai điệu với tính chất êm dịu ngọt ngào chứ không theo lối hợp âm, hòa
âm; âm nhạc không đƣợc ghi chép, “cao độ của mỗi tiếng thì mập mờ, cho nên
ngƣời học nhạc chỉ học truyền khẩu mà ngƣời tấu nhạc thì tấu chừng với nhau, miễn
là thuận tay, vừa tai là đƣợc. Bởi thế, xoang điệu thƣờng không giữ đƣợc tính chất
thuần túy mà thành tạp nhạp” [2, tr. 352]. Một đặc điểm quan trọng nữa theo tác giả
là âm nhạc ở nƣớc ta có liên lạc mật thiết với sự hát xƣớng, “ngƣời ta tấu nhạc là để
hòa theo bài hát, cho nên bài nhạc thƣờng bị hạn chế bởi những giọng nói phiền
phức của tiếng ta” và đây chính là nguyên nhân “khiến cho âm nhạc ta không có thể
phá những khuôn khổ chật hẹp mà phát triển đƣợc” [2, tr. 353]. Về múa: “ở nƣớc ta
chỉ thấy lối múa về tôn giáo nhƣ lên đồng ở các điện phủ an tĩnh, múa Văn và múa
Võ ở lễ Nam Giao ” và tổng hợp: “Lối hát tuồng và hát chèo thì gồm cả âm nhạc,
hát và múa” [2, tr. 354]. Tác giả cho rằng để âm nhạc của ta đƣợc giải phóng, phát
triển tự do, thì “trƣớc hết phải đem âm nhạc tách riêng hẳn với xƣớng ca, phải định
giá trị của mỗi tiếng cho phân minh theo khoa học, và phải đặt phƣơng pháp ghi
chép bài nhạc cho thích hợp với những đặc tính của âm nhạc ta. Khi âm nhạc đã
phát đạt rồi thì nhạc khí tự nhiên sẽ phải thay đổi cho thích hợp” [2, tr. 353].
Tác giả Trần Quốc Vƣợng, trong “Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm”
đã đƣa ra mô hình âm nhạc Việt Nam [111, tr. 2003], đó là một cấu trúc, bao hàm
một số thành tố cơ bản, là mẫu số chung của ứng xử văn hóa, ứng xử âm thanh, ứng
xử tạo hình đƣợc gói ghém (cấu trúc hóa) và biểu lộ (triển khai) ở dạng biểu trƣng
(bao gồm “mã” (code), “chuẩn mực” (normes), “biểu tƣợng” (symboles), “giá trị”
(valeurs), ở âm nhạc có thể hiểu là “tiết tấu”, “giai điệu”, “khúc thức” ). Đó là cách
suy tƣ, cách (cái) nhìn, cách nghe, cách cảm thụ thế giới của một thời đại, một dân
9

tộc, một trƣờng phái, thậm chí một tác giả đƣợc xây dựng trên toàn bộ dữ kiện của
đời sống vật chất và tinh thần” [111, tr. 452]. Theo tác giả, âm nhạc Việt Nam - lịch

sử âm nhạc Việt Nam có thể sắp xếp theo ba mô hình: Mô hình Đông Sơn hay mô
hình Trống Đồng là “tiết tấu, theo sát tự nhiên”. Mô hình Đại Việt là “hòa tấu, bát
âm (hay mô hình Bát âm)”. Mô hình Hiện đại hay mô hình Nhạc viện là “khoa học,
hiện thực” [111, tr. 454]. Mô hình hiện đại bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ XIX, “nảy
sinh từ một xã hội Pháp hóa và chống Pháp hóa Ngƣời Việt Nam, bắt đầu từ đô
thị, phải chuyển biến, trăn trở, nhọc nhằn, quyết liệt thành một ngƣời khác thời Đại
Việt. Âm nhạc Pháp và phƣơng Tây tràn vào đô thị và bắt đầu ảnh hƣởng đến lớp
thị dân Việt Nam. Một nền âm nhạc mới, “hiện đại”, hay đúng hơn, một nền âm
nhạc khác, ra đời và hôm nay, nó còn đang trong cơn trăn trở, chuyển mình để hội
nhập cái truyền thống và cái cách tân, cái tinh túy nhạc Đông cả cái tinh túy nhạc
Tây” [111, tr. 457, 458].
Trong công trình “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, tác giả Trần Ngọc
Thêm đã xếp âm nhạc thuộc nghệ thuật thanh sắc, “bao gồm những loại hình nghệ
thuật có liên quan mật thiết với nhau mà phƣơng Tây gọi là ca, múa, nhạc, kịch với
đặc điểm chung là sự coi trọng thanh và sắc” [95, tr. 298]. Theo tác giả, nghệ thuật
thanh sắc Việt Nam mang các đặc tính sau: (1). Tính biểu trƣng: với nguyên lý đối
xứng, hài hòa, đƣợc thực hiện bằng các thủ pháp “ƣớc lệ” và “mô hình hóa” [95, tr.
306]; (2). Tính biểu cảm: âm nhạc Việt Nam nhất là các làn điệu dân ca diễn tả tình
cảm nội tâm, trữ tình với tốc độ chậm, luyến láy (âm tính), âm sắc trầm (âm tính),
“gợi nên tình cảm quê hƣơng với những nỗi buồn man mác (âm tính) ” [95, tr.
309]; (3). Tính tổng hợp: “trong sân khấu truyền thống Việt Nam không hề có sự
phân biệt các loại hình ca, múa, nhạc, kịch - tất cả đều có mặt đồng thời trong một
vở diễn, một đêm diễn, một đoạn diễn” [95, tr. 309] và (4). Tính linh hoạt.
Tác giả Dƣơng Viết Á, trong “Âm nhạc Việt Nam từ góc nhìn văn hóa”, ở
phần thứ nhất - Một dòng chảy (Bản sắc Việt Nam), tác giả đã khẳng định sự hiện
hữu lịch sử của âm nhạc Việt Nam với bản sắc văn hóa của riêng “đƣợc kết đọng
qua các tác phẩm âm nhạc, một hệ thống gồm nhiều họ hàng nhạc cụ, hình thức ứng
10

diễn, ứng tác, biểu diễn, trình độ và thị hiếu thƣởng thức và cao hơn, là những

chuẩn mực thẩm mỹ âm nhạc” [01, tập 1, tr. 7]. Tác giả đã tập hợp các ý kiến của
các nhà nghiên cứu để đƣa ra những nhận định, phân tích và tổng hợp tiến trình của
âm nhạc Việt Nam. Tác giả đã dành phần lớn công trình viết về âm nhạc Việt Nam
giai đoạn từ đầu thế kỷ XX với “hai điểm sáng” là âm nhạc sân khấu cải lƣơng và
trào lƣu tân nhạc: “trào lƣu tân nhạc đã đƣợc ấp ủ, thai nghén trong tâm thức Việt từ
năm 1885 để rồi khoảng năm mƣơi năm sau mới cất tiếng chào đời, để rồi cũng
khoảng hai mƣơi năm sau, trào lƣu đó lại đƣợc tiếp biến và phát triển trên một
chặng đƣờng mới của nền văn hóa Việt Nam” [01, tập 1, tr. 39].
2.3. Tài liệu của các tác giả nghiên cứu âm nhạc học
Các tác giả Lê Huy - Huy Trân (1984), với “Nhạc khí dân tộc Việt Nam”
[31] cùng với sách “Nhạc khí dân tộc Việt” của tác giả Võ Thanh Tùng (2001) [87],
nghiên cứu đặc điểm, tính năng, kỹ thuật diễn tấu các nhạc khí truyền thống.
Tác giả Nguyễn Thụy Loan (1993), với “Lƣợc sử âm nhạc Việt Nam” [50],
trình bày sự hình thành và phát triển của âm nhạc Việt Nam qua từng giai đoạn lịch
sử. Nhạc cổ truyền Việt Nam là sự kết hợp, “hòa quyện các yếu tố truyền thống bản
địa với các yếu tố ngoại sinh ” [50, tr. 9] và “việc tiếp thu văn hóa nƣớc ngoài,
chọn lấy những cái hay, cái đẹp ở đó để làm giàu thêm cho vốn văn hóa nghệ thuật
cổ truyền của dân tộc vốn là một truyền thống đã đƣợc hình thành từ lâu đời của
ngƣời Việt Nam và đƣợc kế thừa liên tục qua các thời đại” [50, tr. 9, 10].
Tác giả Phạm Phúc Minh (1994), với “Tìm hiểu dân ca Việt Nam” [56], cùng
với sách “Dân ca ngƣời Việt thể loại và hình thức” của tác giả Tú Ngọc (1994) [61],
nghiên cứu đặc điểm dân ca Việt Nam.
Tác giả Trần Vân Anh (1997), “Tìm hiểu cách sử dụng hòa âm trong các tác
phẩm piano độc tấu của các tác giả Việt Nam” (Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật học,
Nhạc viện Tp. HCM) [03]. Trong luận văn này, trên cơ sở lý thuyết hòa âm trong
âm nhạc cổ điển châu Âu, tác giả đã xem xét hòa âm trong các tác phẩm piano Việt
11

Nam về các mặt: (1). Thang âm điệu thức; (2). Cấu trúc hợp âm, chồng âm; (3). Các
thủ pháp hòa âm. Đây là công trình chuyên sâu về âm nhạc học.

Tác giả Hoàng Hoa (1997), “Một số yếu tố biểu hiện bản sắc dân tộc trong
sáng tác cho piano của nhạc sỹ Việt Nam” (Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật học, Nhạc
viện Hà Nội) [28]. Luận văn gồm hai chƣơng. Trong luận văn này, tác giả đã xem
xét, xác định một số tác phẩm piano của các tác giả Việt Nam về các mặt: (1). Chất
liệu dân ca trong các tác phẩm cho piano (chƣơng 1); và (2). Thang âm điệu thức và
hòa âm (chƣơng 2). Công trình phân tích về mặt âm nhạc học gồm các yếu tố:
phƣơng thức sử dụng giai điệu từ các bài bản làn điệu dân ca (chƣơng 1) và phƣơng
thức sử dụng thang âm điệu thức, hòa âm (chƣơng 2) trong các tác phẩm piano Việt
Nam. Công trình chú trọng đến âm nhạc học mà chƣa có những lý giải theo góc
nhìn văn hóa học.
Tác giả Tô Vũ (2002), với “Âm nhạc Việt Nam truyền thống và hiện đại”
[110], tập hợp nhiều công trình và tiểu luận khảo cứu. Tác giả trình nghiên cứu “Cổ
nhạc ngƣời Việt và truyền thống phƣơng Nam”, phân tích âm nhạc dân gian các dân
tộc, giá trị của âm nhạc dân gian, sự hình thành tính cách, tâm hồn, bản sắc dân tộc
Việt Nam và nghiên cứu nhạc khí truyền thống.
Tác giả Trịnh Hoài Thu (2009), “Nghiên cứu ảnh hƣởng của âm nhạc dân
gian trong tác phẩm khí nhạc mới Việt Nam thế kỷ XX” (Luận án Tiến sĩ Văn hóa
học Viện Văn hóa, Hà Nội) [99]. Trong công trình này, tác giả đã nghiên cứu ảnh
hƣởng của âm nhạc dân gian trong các tác phẩm khí nhạc viết cho các loại nhạc khí
trong các thể loại khác nhau, từ các tác phẩm độc tấu của các nhạc cụ có xuất xứ từ
châu Âu đến các tác phẩm hòa tấu thính phòng và tác phẩm giao hƣởng. Mục đích
của công trình là tìm hiểu sự khai thác âm nhạc dân gian Việt Nam trong các tác
phẩm khí nhạc viết cho nhạc cụ phƣơng Tây nhằm “hệ thống những kinh nghiệm
sáng tác khí nhạc mới của các nhạc sỹ Việt Nam thế kỷ XX” [99, tr. 9]. Luận án
gồm ba chƣơng: Chƣơng 1, Phác thảo diện mạo khí nhạc mới Việt Nam thế kỷ XX,
tác giả nghiên cứu sự hình thành và phát triển khí nhạc mới Việt Nam. Chƣơng 2,
12

Âm nhạc dân gian trong tác phẩm khí nhạc mới Việt Nam, nghiên cứu việc khai
thác các yếu tố dân gian trong tác phẩm khí nhạc mới Việt Nam: cách sử dụng

nguyên dạng và không nguyên dạng các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc; cách sử
dụng điệu thức, thang âm từ âm nhạc truyền thống trong tác phẩm khí nhạc mới
Việt Nam. Chƣơng 3, Xu hƣớng sử dụng chất liệu dân gian trong tác phẩm khí nhạc
mới Việt Nam, đề cập đến giá trị của âm nhạc dân gian trong tác phẩm khí nhạc, sự
kế thừa và phát triển âm nhạc dân gian trong tác phẩm khí nhạc mới Việt Nam.
Có thể nói, cho đến nay vẫn chƣa có công trình nghiên cứu một cách có hệ
thống bản sắc dân tộc trong các tác phẩm khí nhạc Việt Nam (trƣờng hợp piano).
Những vấn đề đặt ra trong luận án không trùng lặp với các công trình đã có. Chúng
tôi khẳng định tính độc lập và mới mẻ của công trình. Công trình mang tính mở đầu,
định hƣớng chuyên ngành nói riêng, ngành nghiên cứu âm nhạc nói chung, góp
phần bổ sung lý luận, thực tiễn sáng tác và biểu diễn.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Từ góc nhìn văn hóa học, mục đích nghiên cứu của chúng tôi là làm rõ bản
sắc văn hóa dân tộc Việt trong các tác phẩm khí nhạc Việt Nam viết cho piano.
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là bản sắc dân tộc, cụ thể là các yếu tố tạo
nên bản sắc dân tộc Việt trong các tác phẩm khí nhạc Việt Nam viết cho piano.
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là các tác phẩm khí nhạc Việt Nam viết cho
piano có chất liệu nguồn bảo đảm thể hiện đƣợc bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Chất
liệu nguồn là âm nhạc truyền thống Việt Nam: âm nhạc trong dân ca, âm nhạc thính
phòng, âm nhạc trong sân khấu dân gian và âm nhạc trong các điệu múa dân gian.
Theo quan điểm cá nhân, giới hạn dân ca dùng làm chất liệu nguồn là những
bài hát dân ca ba miền Việt Nam. Công trình có sử dụng một số tác phẩm piano của
nƣớc ngoài để đối chiếu. Công trình không đề cập đến các tác phẩm của các tác giả
là Việt kiều hiện đang định cƣ tại nƣớc ngoài.

13

4. Giả thuyết nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
4.1. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào một số vấn đề chủ yếu

sau:
a. Lịch sử văn hóa dân tộc tác động đến bản sắc dân tộc trong nghệ thuật âm
nhạc truyền thống của dân tộc.
b. Nghệ thuật nói chung, nghệ thuật âm nhạc nói riêng, với tƣ cách một tiểu
văn hóa (sub-culture), là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố có mối quan hệ chặt
chẽ, với những đặc điểm riêng gắn liền với bản sắc văn hóa dân tộc.
c. Bản sắc văn hóa dân tộc không nhất thành bất biến. Quá trình tiếp xúc, tiếp
thu có chọn lọc âm nhạc từ các nền văn hóa nƣớc ngoài đã làm thay đổi các phƣơng
thức biểu hiện của âm nhạc Việt Nam.
d. Bản sắc văn hóa trong âm nhạc truyền thống thể hiện trong tác phẩm piano
Việt Nam từ các yếu tố cấu thành tác phẩm đến khả năng biểu đạt của nhạc khí.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp nghiên cứu chúng tôi vận dụng trong luận án bao gồm:
- Phƣơng pháp hệ thống - cấu trúc: chúng tôi xem văn hóa nhƣ một hệ thống
lớn và âm nhạc là một thành tố trong hệ thống cấu trúc ấy. Đồng thời, bản thân âm
nhạc lại trở thành một hệ thống - cấu trúc nhỏ hơn, bao gồm nhiều yếu tố trong hệ
thống của mình.
- Phƣơng pháp so sánh: so sánh một số yếu tố đặc trƣng trong các tác phẩm
piano Việt Nam với các tác phẩm piano của các nhạc sỹ nƣớc ngoài ở các mặt nhƣ
cấu trúc âm nhạc trong xây dựng bè giai điệu, hợp âm bè đệm và kỹ thuật diễn tấu
nhằm làm nổi bật lên bản sắc văn hóa dân tộc trong các tác phẩm viết cho piano của
các tác giả Việt Nam.
14

- Phƣơng pháp thực nghiệm: tìm hiểu các tác phẩm khí nhạc viết cho piano
của các nhạc sỹ Việt Nam thông qua việc đàn, nghe, quan sát từ biểu diễn thực tế.
- Phƣơng pháp quan sát tham dự và phỏng vấn sâu (deep - interview): Bên
cạnh nguồn tƣ liệu tham khảo, chúng tôi đã áp dụng phƣơng pháp tham dự các buổi
chuyên đề về âm nhạc truyền thống, các buổi biểu diễn âm nhạc piano; đồng thời có
các cuộc phỏng vấn (bán cấu trúc) các tác giả sáng tác cho piano, các nghệ sĩ biểu

diễn âm nhạc truyền thống, các nghệ sĩ biểu diễn piano.
Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng kiến thức của chuyên ngành âm nhạc nhƣ
lý thuyết âm nhạc, hòa âm, tính năng nhạc khí, kỹ thuật diễn tấu nhạc khí; dùng
thao tác thống kê (thông qua các tác phẩm đƣợc khảo sát, chúng tôi thống kê các
yếu tố thể hiện bản sắc đƣợc các tác giả vận dụng) để có thể làm rõ hơn bản sắc dân
tộc trong tác phẩm piano Việt Nam.
4.2. Nguồn tƣ liệu
Nguồn tƣ liệu chúng tôi sử dụng khi nghiên cứu là các tác phẩm piano của
các tác giả Việt Nam. Các tác phẩm này đã đƣợc xuất bản, hoặc đã đƣợc sử dụng
trong chƣơng trình giảng dạy tại các nhạc viện, các cơ sở đào tạo âm nhạc chính
quy trong nƣớc, hoặc đã đƣợc biểu diễn.
Nguồn tƣ liệu về văn hóa, bản sắc văn hóa Việt Nam, các lý thuyết giao lƣu,
tiếp biến văn hóa, về âm nhạc truyền thống là các sách chuyên khảo, các công
trình nghiên cứu, các bài viết của các tác giả trong và ngoài nƣớc thuộc các lĩnh vực
nhƣ: văn hóa học, âm nhạc học và nghệ thuật học.
Ngoài việc chúng tôi thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tiếp với những
chuyên gia, nhà nghiên cứu về âm nhạc, chúng tôi còn gián tiếp kết hợp với việc
sƣu tầm trên mạng Internet gồm các bài viết, các băng, đĩa về văn hóa học, âm nhạc
học, các bản nhạc, âm thanh các tác phẩm piano Việt Nam và nƣớc ngoài Chúng
tôi có đủ nguồn tƣ liệu để thực hiện luận án.

15

5. Kết quả đóng góp của luận án
Về phương diện khoa học
Luận án là công trình nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu về bản sắc
văn hóa dân tộc trong các tác phẩm khí nhạc viết cho nhạc khí piano của các tác giả
Việt Nam dƣới góc nhìn văn hóa học.
Luận án khảo sát, tổng hợp các yếu tố hình thành bản sắc dân tộc trong nghệ
thuật truyền thống, trong âm nhạc truyền thống, từ đó phác họa quá trình tiếp cận,

vận dụng các yếu tố bản sắc trong sáng tác các tác phẩm cho piano của các nhạc sỹ
Việt Nam.
Luận án định dạng và nhận biết những yếu tố tạo nên bản sắc dân tộc trong
các tác phẩm khí nhạc viết cho nhạc khí piano của các tác giả Việt Nam. Những yếu
tố này đã và đang chi phối nghệ thuật sáng tạo, xây dựng các tác phẩm cho piano
của các nhà soạn nhạc Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của công trình góp phần định hƣớng chuyên ngành sáng
tác, biểu diễn piano cũng nhƣ nghiên cứu âm nhạc ở Việt Nam.
Về phương diện thực tiễn
Luận án hệ thống hóa các yếu tố thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc trong các
sáng tác cho piano của các tác giả Việt Nam. Những thuận lợi và khó khăn trong
việc thể hiện bản sắc trong các tác phẩm piano Việt Nam.
Luận án góp phần làm rõ hơn vai trò, giá trị của khí nhạc Việt Nam nói
chung, của piano nói riêng; góp phần vào công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn
hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng mang
bản sắc Việt trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay.
Luận án có thể đƣợc sử dụng nhƣ tài liệu tham khảo để giảng dạy âm nhạc,
nhất là bộ môn sáng tác âm nhạc tại các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp cũng
nhƣ các trƣờng văn hóa nghệ thuật trong cả nƣớc, cho các công trình liên quan.
16

6. Kết cấu và quy cách trình bày luận án
Phần chính văn, ngoài mở đầu và kết luận, luận án đƣợc chia làm ba
chƣơng:
Chương 1 (45 trang): Cơ sở lý thuyết và hướng tiếp cận. Trong chƣơng này,
chúng tôi vận dụng kết quả nghiên cứu từ những công trình của các nhà nghiên cứu
văn hóa trong và ngoài nƣớc, tìm hiểu các khái niệm văn hóa, bản sắc, bản sắc văn
hóa, bản sắc dân tộc để từ cơ sở này có thể xác định hƣớng nhận diện bản sắc văn
hóa Việt Nam. Từ cơ sở này có thể tiến tới các bƣớc tiếp theo, nghiên cứu hƣớng
tiếp cận, nhận diện bản sắc văn hóa trong nghệ thuật Việt Nam, nhận diện bản sắc

văn hóa trong âm nhạc truyền thống Việt Nam và xác định các tiêu chí nhận diện
bản sắc văn hóa trong tác phẩm piano Việt Nam; nghiên cứu sự du nhập và phát
triển nghệ thuật sáng tác, biểu diễn piano ở Việt Nam.
Tác phẩm khí nhạc viết cho piano của các tác giả Việt Nam là sự thể hiện
tâm tƣ, tình cảm, tâm hồn ngƣời Việt thông qua phƣơng tiện thể hiện là nhạc khí
piano. Bản sắc văn hóa dân tộc trong tác phẩm piano thể hiện thông qua các hình
thái, thông qua cấu trúc âm nhạc của tác phẩm và thông qua kỹ thuật diễn tấu của
nhạc khí piano ở Việt Nam.
Chương 2 (68 trang): Nghiên cứu bản sắc dân tộc qua hình thái và cấu trúc
âm nhạc trong các tác phẩm piano Việt Nam. Trong chƣơng này chúng tôi nghiên
cứu bản sắc dân tộc qua hình thái và qua cấu trúc âm nhạc tác phẩm piano Việt Nam.
Bản sắc dân tộc trong tác phẩm piano Việt Nam là một hệ thống cấu trúc, gồm sự
kết hợp của những yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Mỗi yếu tố lại có chức
năng riêng trong việc xây dựng và thể hiện bản sắc dân tộc của tác phẩm. Những
yếu tố bên ngoài có thể nhìn thấy giúp nhận diện bản sắc dân tộc trong tác phẩm là
tiêu đề tác phẩm, nhịp điệu, nhịp độ tác phẩm. Yếu tố bên trong chính là cấu trúc
âm nhạc, là những âm điệu đặc trƣng đƣợc thể hiện bằng các quãng nhạc. Các
quãng nhạc này đã trở thành “mẫu số chung” trong “ứng xử âm thanh” của âm nhạc
truyền thống. Trong tác phẩm piano, nghiên cứu bản sắc dân tộc qua cấu trúc âm
17

nhạc chính là nghiên cứu việc vận dụng những quãng nhạc mang “âm điệu đặc
trƣng” của nhạc truyền thống trong cấu trúc bè giai điệu cũng nhƣ cấu trúc hợp âm
bè đệm tác phẩm piano Việt Nam.
Chương 3 (47 trang): Nghiên cứu bản sắc dân tộc qua kỹ thuật diễn tấu nhạc
khí piano ở Việt Nam. Chƣơng này nghiên cứu khả năng biểu đạt các yếu tố bản sắc
của nhạc khí piano, cụ thể là các yếu tố về đặc điểm, tính năng của nhạc khí cần
đƣợc xem xét, đối chiếu với đặc điểm, tính năng các nhạc khí truyền thống để
khẳng định khả năng biểu đạt bản sắc trong tác phẩm. Từ việc xem xét khả năng
biểu đạt bản sắc dân tộc của nhạc khí piano, luận án nghiên cứu việc thể hiện bản

sắc thông qua việc vận dụng các kỹ thuật diễn tấu của nhạc khí piano trong sự đối
chiếu với kỹ thuật diễn tấu của các nhạc khí truyền thống, ý nghĩa của nghệ thuật
sáng tác và biểu diễn piano ở Việt Nam.
18

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ HƢỚNG TIẾP CẬN
1.1. Bản sắc văn hóa và nhận diện bản sắc văn hóa trong nghệ
thuật Việt Nam
1.1.1. Khái niệm văn hóa và bản sắc văn hóa
Văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần của con ngƣời, do con ngƣời sáng
tạo. Chính văn hóa đã tạo cho con ngƣời sự khác biệt với các động vật khác. Ruth
Bennedict (1887-1948), nhà Nhân học ngƣời Mỹ đã nhận định rằng: "Văn hoá là lối
sống mà con người học được chứ không phải là sự kế thừa sinh học” [138]. Bắt đầu
từ định nghĩa năm 1871 của nhà dân tộc học Edward Burnett Tylor (1832-1917),
ngƣời sáng lập ngành nhân học xã hội Anh, đến nay đã có rất nhiều định nghĩa khác
nhau về văn hóa. Số lƣợng định nghĩa về văn hóa hiện nay rất lớn, tới 400, 500 hoặc
nhiều hơn nữa, không thể thống kê đƣợc. Trong tác phẩm Văn hóa nguyên
thủy, E.B. Tylor đã đƣa ra khái niệm văn hóa: “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa
rộng về tộc ngƣời học, nói chung gồm có tri thức, tín ngƣỡng, nghệ thuật, đạo đức,
luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác đƣợc con ngƣời chiếm
lĩnh với tƣ cách một thành viên của xã hội” [80, tr. 13].
Văn hóa theo nhà nghiên cứu ngƣời Anh Raymond Wiliams (1921-1988):
“Từ văn hóa (culture) bắt nguồn từ danh từ chỉ quá trình lên quan tới việc trồng trọt
các cây trồng (cultivation). Sau đó, ý tƣởng về trồng trọt đƣợc mở rộng ra để bao
trùm trí tuệ con ngƣời hay “tâm hồn” con ngƣời. Điều này đƣa đến ý tƣởng về con
ngƣời đƣợc nuôi dƣỡng hay có văn hóa”, “Văn hóa đƣợc cấu thành bởi “một cách
tổng thể của đời sống”” [05, tr. 67]. Theo Wiliams, “một nền văn hóa có hai khía
cạnh: những ý nghĩa và chiều hƣớng đƣợc biết đến, những cái mà các hành viên của
nó đƣợc dạy dỗ, và những quan sát và ý nghĩa mới, những cái đƣợc đƣa ra và đƣợc
kiểm tra. Đây là những quá trình thông thƣờng của các xã hội con ngƣời, và thông

qua chúng, chúng ta nhìn thấy bản chất của văn hóa: rằng văn hóa luôn vừa mang
tính truyền thống vừa mang tính sáng tạo; rằng văn hóa vừa có ý nghĩa phổ biến
bình thƣờng nhất và lại có những ý nghĩa cá nhân tốt đẹp nhất. Chúng ta sử dụng từ
19

văn hóa theo hai nghĩa này để nói đến cái tổng thể của đời sống - ý nghĩa bình
thƣờng; Và để nói đến nghệ thuật và việc học hỏi - những quá trình đặc biệt của sự
khám phá và nỗ lực sáng tạo” [05, tr. 69].
Tại Hội nghị quốc tế của UNESCO (từ ngày 26/7 đến ngày 06/8/1982), văn
hóa đƣợc xem là sản phẩm vật chất và tinh thần đƣợc tạo ra bởi trí tuệ và cảm xúc,
mang những đặc trƣng riêng của một xã hội hay một nhóm ngƣời trong xã hội. Văn
hóa bao gồm: “Nghệ thuật và văn chƣơng, những lối sống, những quyền cơ bản của
con ngƣời, những hệ thống những giá trị, những tập quán và những tín ngƣỡng” [65,
tr. 7].
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đƣa ra nhiều khái niệm, định nghĩa về
văn hóa. Sách Cơ sở văn hóa Việt Nam do Trần Quốc Vƣợng chủ biên có đƣa ra
định nghĩa về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục
đích của cuộc sống, loài ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo
đó tức là văn hóa” [112, tr. 21]. Hồ Chí Minh quan niệm văn hóa bao gồm toàn bộ
những gì do con ngƣời sáng tạo và phát minh ra, liên quan đến cuộc sống, sinh hoạt
của con ngƣời.
Phạm Văn Đồng cũng cho rằng: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô
cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà
có liên quan đến con ngƣời trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con
ngƣời làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tƣ tƣởng và tình
cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới
từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng
và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh” [112, tr. 21].

Theo Hà Văn Tấn, trong Bản sắc văn hóa Việt cổ (1995): “Văn hóa là hệ
thống ứng xử của con ngƣời với thiên nhiên và xã hội, trong hoạt động sinh tồn và
phát triển của mình. Nói khác đi, văn hóa là sản phẩm hoạt động của con ngƣời
20

trong mối quan hệ tƣơng tác với tự nhiên và xã hội diễn ra trong không gian, thời
gian và hoàn cảnh nhất định” [81, tr. 151]. Tác giả cho rằng văn hóa gắn liền với
môi trƣờng tự nhiên, không thể tách rời khỏi môi trƣờng tự nhiên, đồng thời văn
hóa gắn liền với ứng xử (ứng xử với thiên nhiên và xã hội). Cùng với môi trƣờng tự
nhiên và ứng xử, văn hóa cũng biến đổi bởi phụ thuộc vào lịch sử: “lịch sử biến đổi
và do đó, văn hóa cũng biến đổi theo, do những điều kiện mà lịch sử đƣa lại” [81, tr.
153].
Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm, trong công trình Những vấn đề văn hóa
học lý luận và ứng dụng (2013), đã xây dựng một định nghĩa văn hóa nhƣ sau: “Văn
hóa là một hệ thống giá trị mang tính biểu tƣợng do con ngƣời sáng tạo và tích lũy
qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng tác với môi trƣờng tự nhiên và xã
hội của mình” [97, tr. 56]. Định nghĩa này giúp nhận diện văn hóa và định vị các
nền văn hóa thông qua “bộ chìa khóa” thứ nhất là chùm bốn đặc trƣng: tính hệ
thống, tính giá trị/ tính biểu tƣợng, tính nhân sinh và tính lịch sử; thông qua “bộ chìa
khóa” thứ hai là hệ tọa độ ba chiều mà trong đó văn hóa tồn tại: chủ thể văn hóa (C),
không gian văn hóa (K), và thời gian văn hóa (T).
Bản sắc, bản sắc văn hóa, bản sắc dân tộc: Trong xu thế hội nhập, toàn cầu
hóa hiện nay, vấn đề bản sắc nhận đƣợc sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong
và ngoài nƣớc. Sự phát triển kinh tế xã hội đồng thời vẫn giữ đƣợc bản sắc văn hóa
dân tộc đã trở thành vấn đề không chỉ của riêng Việt Nam mà còn là vấn đề của rất
nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo các nhà nghiên cứu, bản sắc gồm có bản sắc cá nhân và bản sắc cộng
đồng cùng với mối liên hệ giữa các cá nhân trong cộng đồng. Theo tác giả Zdzislaw
Mach: “Ở cấp độ bản sắc cá nhân là câu trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai trong quan hệ
với những ngƣời khác?”. Ở cấp độ xã hội đó là câu trả lời cho câu hỏi: “Chúng tôi

là ai trong quan hệ với những nhóm ngƣời khác?” [120, tr. 4] và “Những vấn đề liên
quan đến bản sắc ở cả hai cấp độ dƣờng nhƣ giống nhau trên nhiều bình diện, đặc
biệt vì trong cả hai trƣờng hợp bản sắc đƣợc hình thành trong sự thúc đẩy của sự
21

liên kết, thích nghi và xung đột, và vì trong cả hai trƣờng hợp bản sắc là thuộc về
tính cách chủ quan và biểu trƣng” [120, tr. 4]. Từ bản sắc tộc ngƣời đến bản sắc dân
tộc: “Ở một cấp độ chung nhất, bản sắc tộc ngƣời tự nó chuyển thành bản sắc quốc
gia/dân tộc (national identity) khi có niềm tin vào tổ tiên và cội nguồn chung và sự
đồng nhất của một nền văn hóa đƣợc liên kết với ƣớc muốn đạt đƣợc một nhà nƣớc
có chủ quyền để bảo vệ sự thống nhất và phát triển tự do của văn hóa của tộc ngƣời
đó” [120, tr. 4].
Theo Chris Barker: “Bản sắc là một bản chất (essense) mà có thể đƣợc biểu
đạt thông qua những kí hiệu về thị hiếu, niềm tin, thái độ và phong cách sống” và
“bản sắc là sự giống nhau và điểm khác biệt, về những cái mang tính cá nhân và
những cái mang tính xã hội, “về việc bạn có gì chung với một số ngƣời và điều gì
khiến bạn khác những ngƣời khác”” [05, tr. 302]. Bản sắc văn hóa thuộc bản sắc
cộng đồng/dân tộc. Các tác giả Đặng Nghiêm Vạn, Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp
đã đƣa ra định nghĩa về dân tộc/tộc ngƣời nhƣ sau: “Dân tộc (tộc ngƣời) là một tập
đoàn ngƣời ổn định dựa trên những mối liên hệ chung về một tập đoàn ngƣời ổn
định dựa trên những mối liên hệ chung về địa vực cƣ trú, tiếng nói, sinh hoạt kinh tế,
các đặc điểm sinh hoạt văn hóa, trên cơ sở những mối liên hệ đó, mỗi tộc ngƣời có
một ý thức về thành phần tộc ngƣời và tên gọi của mình” [45, tr. 23].
Bản sắc trong từ điển tiếng Việt là “Màu sắc, tính chất riêng tạo thành đặc
điểm chính” [71, tr. 31]. Các nhà nghiên cứu Việt Nam đã đƣa ra nhiều cách nhìn
nhận, tiếp cận về bản sắc văn hóa. Tuy nhiên, các tác giả Việt Nam hầu hết tập
trung đề cập đến bản sắc cộng đồng/dân tộc. “Nói đến văn hóa là nói đến dân tộc;
một dân tộc đánh mất truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc thì dân tộc ấy sẽ mất
tất cả” [36, tr. 13].
Tác giả Quang Đạm đã xem xét bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa Việt Nam

từ những dữ liệu cơ bản về mặt xã hội và lịch sử, từ những dữ kiện dân tộc học, xã
hội học và những hoàn cảnh địa lý, lịch sử và sự hòa quyện các yếu tố ấy: “Bản sắc
dân tộc là sắc thái bao quát một cách uyển chuyển, linh hoạt những đặc điểm của
22

một dân tộc tạo nên diện mạo và dạng hình riêng của dân tộc ấy không thể đồng
nhất với các dân tộc khác trong một cộng đồng khu vực hay cộng đồng loài ngƣời”
[15, tr. 15]. Theo tác giả, về mặt dân tộc học và xã hội học, bản sắc dân tộc là cái
tổng hòa những đặc điểm dân tộc, gồm các đặc điểm mang sắc thái chủng tộc, giai
cấp, giới, địa phƣơng và tôn giáo. Về lịch sử, bản sắc dân tộc là cái tổng hòa những
đặc điểm gắn với các quá trình phát triền đa dạng nối tiếp nhau, có sự nối tiếp
truyền thống với “những bƣớc thay đổi màu sắc ít nhiều” và “Nhìn cả hai mặt bên
trong và bên ngoài, bản sắc dân tộc là cái tổng hòa những đặc điểm gắn với các
nhân tố nội tại và các nhân tố ngoại tại cùng nhau thúc đẩy sự vận động của dân tộc”
[15, tr. 15]. Tác giả còn cho rằng, dƣới chế độ tƣ hữu, bản sắc dân tộc gồm nền văn
hóa của đông đảo nhân dân lao động và nền văn hóa của giai cấp thống trị. Hai nền
văn hóa này thâm nhập, hòa lẫn vào nhau nhƣng đồng thời có sự phân biệt. Bản sắc
dân tộc phản ánh truyền thống của đông đảo nhân dân lao động và các truyền thống
tiến bộ là tiêu biểu. Chính điều này đã làm cho “Văn hóa và bản sắc của một dân tộc
thƣờng liên kết chặt chẽ với nhau, hầu nhƣ đồng nhất với nhau. Bởi vậy ngƣời ta
cũng thƣờng coi bản sắc dân tộc là bản sắc văn hóa (indentité culturelle) của dân tộc”
[15, tr. 16].
Tác giả Trần Đình Hƣợu đề cập đến đặc sắc văn hóa: “Đặc sắc dân tộc của
văn hóa làm cho mỗi dân tộc hiện ra với những nét độc đáo, phân biệt với các dân
tộc khác” và “Đặc sắc văn hóa dân tộc là bằng chứng về bản lĩnh sáng tạo của dân
tộc đó. Sáng tạo chịu sự quy định của những điều kiện sống (hoàn cảnh địa lý, hoàn
cảnh lịch sử)” [34, tr. 38]. Về sự thay đổi của đặc sắc văn hóa, tác giả cho rằng:
“Đặc sắc văn hóa cũng phát triển, kết hợp với những yếu tố mới, nhƣng trong cái
phức hợp hình thành về sau, cái “vốn có” vẫn là xƣơng sống; bản lĩnh sáng tạo biểu
hiện ở mô dạng kết hợp cái mới với cái “vốn có”, thích ứng cái “vốn có” với điều

kiện mới” [34, tr. 38, 39].
Tác giả Hà Văn Tấn: “Bản sắc văn hóa là những nét văn hóa riêng làm thành
hệ giá trị đƣợc một dân tộc chấp nhận, đƣợc xem nhƣ phù hợp và thích hợp, đƣợc
đem vào vận hành nhằm thỏa mãn nhu cầu sống và phát triển của dân tộc mình

×