Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Phản biện xã hội trên báo chí Thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.02 MB, 145 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


HUỲNH THỊ XUÂN HẠNH






PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRÊN BÁO CHÍ THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH THẬP KỶ ĐẦU THẾ KỶ XXI


LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ


TP. Hồ Chí Minh, 2011






ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




HUỲNH THỊ XUÂN HẠNH



PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRÊN BÁO CHÍ THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH THẬP KỶ ĐẦU THẾ KỶ XXI


Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dương Xuân Sơn

TP. Hồ Chí Minh, 2011



CÁC BẢNG ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN


STT

TÊN BẢNG

TRANG



1

2.1.1.3. Thống kê tin, bài viết về Dự án đường sắt
cao tốc Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh của
báo Sài Gòn Giải Phóng


52

2

2.1.2.3. Thống kê tin, bài viết về Dự án đường sắt
cao tốc Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh của
báo Tuổi Trẻ


60


3

2.1.3.3. Thống kê tin, bài viết vể Dự án đường sắt
cao tốc Hà Nội – TP.HCM của báo Người Lao
Động


66

4


2.1.4.3. Thống kê tin, bài viết về Dự án đường sắt
cao tốc Hà Nội – TP.HCM của báo Pháp Luật

71

5
2.2.5. Bảng tổng hợp số lượt ý kiến dược các
báo phản ánh khi viết về Dự án đường sắt cao tốc
Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày
18/4/2010 đến 24/6/2010

80

6
2.2.6. Bảng tổng hợp các thể loại báo chí được
các báo sử dụng khi thông tin về Dự án đường sắt
cao tốc Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh,từ
ngày 18/4/2010 đến 24/6/2010


80

7
2.2.7. Bảng tổng hợp ngôn ngữ phi văn tự được
các báo sử dụng khi thông tin về Dự án đường sắt
cao tốc Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh,từ
ngày 18/4/2010 đến 24/6/2010


81




1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………………4
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 6
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
5. Phương pháp nghiên cứu 9
6. Đóng góp mới của luận văn 10
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn 10
8. Cấu trúc của luận văn 10

CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHẢN BIỆN
XÃ HỘI VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRÊN BÁO CHÍ THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH THẬP KỶ ĐẦU THẾ KỶ XXI 11

1.1. Khái niệm phản biện xã hội – bản chất của sự phản biện xã hội 11
1.1.1. Một số khái niệm về phản biện 11
1.1.2. Khái niệm phản biện xã hội 15
1.1.3. Một số đặc điểm của phản biện xã hội 17
1.2. Phản biện xã hội trên báo chí TP.HCM thập kỷ đầu thế kỷ XXI 24
1.2.1. Phản biện xã hội của báo chí 24
1.2.2. Các thể loại báo chí được sử dụng trong hoạt động phản biện 32
1.2.3. Phản biện xã hội trên báo chí TP.HCM thập kỷ đầu thế kỷ XXI 35
Tiểu kết chƣơng 1 41





2

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRÊN BÁO CHÍ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 43

2.1. Thực trạng phản biện xã hội trên báo chí thành phồ qua khảo sát
bốn tờ báo in: Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Ngƣời Lao Động, Pháp
Luật, 43
2.1.1. Phản biện xã hội của báo Sài Gòn Giải Phóng 43
2.1.1.1. Sài Gòn Giải Phóng - Tờ báo của Đảng bộ và nhân dân TP.HCM 43
2.1.1.2. Phản biện xã hội của báo Sài Gòn Giải Phóng 45
2.1.2. Phản biện xã hội của báo Tuổi Trẻ 53
2.1.2.1. Tuổi Trẻ - Tờ báo của Đoàn TNCS HCM thành phố Hồ Chí Minh 53
2.1.2.2. Phản biện xã hội của báo Tuổi Trẻ 55
2.1.3. Phản biện xã hội của báo Người Lao Động 61
2.1.3.1. Người Lao Động - Tờ báo của đông đảo công nhân, người lao động
của thành phố Hồ Chí Minh và cả nước 61
2.1.3.2. Phản biện xã hội của báo Người Lao Động 62
2.1.4. Phản biện xã hội của báo Pháp Luật thành phố 67
2.1.4.1. Pháp luật TP. Hồ Chí Minh - Tờ báo trẻ và hướng phát triển mới 67
2.1.4.2. Phản biện xã hội của báo Pháp Luật 68
2.2. So sánh các hoạt động phản biện của bốn tờ báo 72
2.2.1. Về nội dung, phạm vi phản biện 72
2.2.2. Về tính chủ động phản biện 72
2.2.3. Về cách thức tổ chức phản biện 74
2.2.4. Về sử dụng các thể loại báo chí và cách trình bày 77

2.3. Một số kết luận rút ra qua khảo sát phản biện xã hội của 4 tờ báo 81
2.3.1. Lợi ích xã hội từ kết quả phản biện xã hội của bốn tờ báo 81
2.3.2. Sự phát triển của bốn tờ báo từ góc nhìn phản biện 84
Tiểu kết chƣơng 2 92

3


CHƢƠNG 3: XU HƢỚNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 94


3.1. Xu hƣớng phản biện xã hội của báo chí TP trong những năm tới 94
3.1.1. Xu hướng về đề tài 94
3.1.2. Xu hướng về thể loại và trình bày 96
3.1.3. Xu hướng tổ chức phản biện 96
3.2. Giải pháp để phát triển phản biện xã hội của báo chí thành phố… 97
3.2.1. Nâng cao nhận thức về phản biện xã hội của báo chí 97
3.2.2. Xây dựng tính chuyên nghiệp trong phản biện xã hội của báo chí 98
3.3. Một số kiến nghị để phát triển phản biện xã hội của báo chí TP 99
3.3.1. Thống nhất nhận thức về khái niệm và bản chất của phản biện, phản
biện xã hội và phản biện xã hội của báo chí 99
3.3.2. Ban hành một số cơ chế cần thiết để báo chí thành phố thực hiện tốt
hoạt động phản biện xã hội 99
3.3.3. Nâng cao chất lượng phản biện xã hội của báo chí 103
Tiểu kết chƣơng 3 104

KẾT LUẬN 105
Tài liệu tham khảo 108
Phụ lục: Một số bài viết về đường sắt cao tốc Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh của

báo Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Người Lao Động, Pháp Luật 113





4

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, vấn đề phản biện xã hội ngày càng được nhiều
người quan tâm. Đặc biệt là khi Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam
toàn quốc lần thứ X (tháng 4 năm 2006) đề cập đến khái niệm phản biện xã
hội thì phản biện xã hội, trong đó có phản biện xã hội của báo chí được xem
như là một trong những phương thức thực hiện dân chủ hữu hiệu để góp phần
tham gia hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước.
Tuy nhiên, trên thực tế, chức năng và giá trị phản biện xã hội của báo
chí vẫn chưa được phân tích thấu đáo và tìm hiểu đầy đủ. Thông thường, các
nghiên cứu thường gắn phản biện xã hội, trong đó có phản biện xã hội của
báo chí về vấn đề dân chủ, về tự do ngôn luận, về giám sát xã hội, nhất là
trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Sự hiểu chưa đầy đủ về phản
biện xã hội của báo chí có nguyên nhân là, cho đến năm 2010, chưa có văn
bản nào đề cập đến khái niệm phản biện xã hội của báo chí. Phản biện xã hội
thường được đề cập là phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
nhân dân. Đó là: “Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể
nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội” [19, 135]; “Xây
dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
chính trị - xã hội và nhân dân với việc hoạch định đường lối, chủ trương,
chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với

công tác tổ chức và cán bộ” [19, 124].
Phản biện xã hội là một vấn đề không mới, phản biện xã hội trên báo
chí cũng vậy. Nhưng khi vấn đề phản biện xã hội chưa được xem xét một
cách đầy đủ, có hệ thống để làm cơ sở cho việc nghiên cứu những vấn đề xã
hội mang tính phản biện thì việc đề xuất một số nội dung nghiên cứu và giải

5

pháp thực hiện là rất cần thiết. Nhất là mới đây, Văn kiện Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI (tháng 01 năm 2011) đã chính thức đề cập đến vai trò tổ chức
và phản biện xã hội của các phương tiện truyền thông đại chúng. Đó là: “Chú
trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo
dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì
lợi ích của nhân dân và đất nước; khắc phục xu hướng thương mại hóa, xa rời
tôn chỉ, mục đích trong hoạt động báo chí, xuất bản” [20, 225].
Quan điểm này chứng tỏ Đảng ta rất quan tâm đến vai trò tổ chức và
phản biện xã hội của báo chí trong tình hình hiện nay. Để đáp ứng được yêu
cầu do Đảng đề ra, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu và nhận thức đúng đắn về
vai trò quan trọng của báo chí trong việc tổ chức và phản biện xã hội; khắc
phục được tình trạng tuyệt đối hóa hoặc xem nhẹ chức năng phản biện xã hội
của báo chí, đưa hoạt động phản biện xã hội của báo chí đi vào chiều sâu,
đóng góp thiết thực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Mặt khác, từ góc nhìn phản biện xã hội của báo chí, sẽ là một trong
những cơ sở để đánh giá năng lực hoạt động báo chí và tính chuyên nghiệp
của người làm báo. Điều đó sẽ góp phần lý giải, vì sao báo chí hiện đại lại cần
có sức mạnh của sự phản biện, để tạo nên sức sống của tờ báo mình.
Thành phố Hồ Chí Minh từ trước đến nay luôn là một trung tâm báo chí
vô cùng phong phú và sôi động. Từ sau đổi mới, đặc biệt là thập kỷ đầu thế
kỷ XXI, báo chí thành phố đã có những bước phát triển quan trọng cả về nội
dung và hình thức, đặc biệt là đã tham gia rất hiệu quả hoạt động phản biện xã

hội trên một số lĩnh vực. Việc nghiên cứu phản biện xã hội của báo chí thành
phố thập kỷ đầu thế kỷ XXI là cần thiết nhằm cung cấp một cái nhìn đúng
đắn, khách quan về hoạt động phản biện xã hội của báo chí thành phố nói
riêng và cả nước nói chung; từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả

6

tổ chức và tham gia phản biện xã hội của báo chí mà Văn kiện Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XI đã đề ra.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Từ năm 2006 đến nay, đã có khá nhiều bài viết, công trình nghiên cứu
của nhiều tác giả về phản biện xã hội và phản biện xã hội của báo chí. Đa
phần, các nghiên cứu tập trung vào vai trò giám sát, kiểm soát quyền lực xã
hội của phản biện xã hội; vào việc định hướng dư luận xã hội; cơ chế phản
biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tình hình phát triển mới của
đất nước…
Nghiên cứu về phản biện và phản biện xã hội, năm 2006, trong bài
“Phản biện xã hội”, tác giả Nguyễn Trần Bạt đã nêu lên khái niệm về phản
biện và phản biện xã hội, tính chất của hoạt động phản biện, điều kiện để tiến
hành phản biện xã hội và lực lượng chủ yếu để tham gia phản biện là đội ngũ
trí thức và các nhà báo, Tuy nhiên, những vấn đề tác giả nêu mang tính gợi
mở, cung cấp nhận thức về phản biện xã hội và cách thức thực hiện hoạt động
phản biện một cách bao quát chứ chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể thực trạng
phản biện xã hội cũng như phản biện xã hội của báo chí.
Ngoài ra còn có bài viết của các tác giả: Đoàn Minh Huấn (Vai trò của
giám sát và phản biện xã hội đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền –
Cải cách hành chính); Nguyễn Trọng Bình (Về phản biện xã hội của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và tác dụng đối với hoạt động của hệ thống chính trị hiện
nay – tạp chí Lý luận chính trị & truyền thông); Đàm Văn Lợi (Phản biện xã
hội về thực chất là phản biện của nhân dân – tạp chí Mặt trận); Cuốn

“Phản biện xã hội” của tác giả Trần Đăng Tuấn do Nhà xuất bản Đà Nẵng phát
hành năm 2007, cuốn “Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền” do
TS Hồ Bá Thâm và CN Nguyễn Tôn Thị Tường Vân đồng chủ biên, được NXB
Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2009, cuốn “Tìm hiểu một số thuật ngữ trong

7

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng” do Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2011 Các bài viết, công trình nghiên cứu trên
hầu hết là lý giải phản biện xã hội ở góc nhìn chính trị, về quyền làm chủ của
nhân dân, nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của nhân dân trong việc tham
gia phản biện xã hội chứ chưa đi sâu vào việc phân tích hoạt động phản biện
xã hội của báo chí.
Gần đây, phản biện xã hội của báo chí được nghiên cứu và quan tâm
nhiều hơn, ngay cả trong đội ngũ những người làm báo. Điển hình là tại Đại
hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ IX (năm 2010), Hội Nhà báo Việt Nam đã
đề cao vai trò phản biện xã hội của báo chí. Báo Đất Việt cũng vừa phối hợp
với Ban Thông tin và Phổ biến kiến thức của Liên hiệp các Hội Khoa học và
Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức giao lưu trực tuyến vào ngày 14-6-2011
với chủ đề “Tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Làm thế nào để tạo sức
bật?”. Nghiên cứu về phản biện xã hội của báo chí còn có một số luận văn
báo chí của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia
Hà Nội, như luận văn thạc sĩ “Báo chí với vấn đề kiểm soát quyền lực và
phản biện xã hội” của tác giả Mai Thị Thúy Hường; luận văn cử nhân báo chí
“Tính phản biện xã hội của tác phẩm báo chí qua loạt bài “Đêm trước đổi
mới” trên báo Tuổi trẻ năm 2005” của tác giả Phan Văn Kiền,
Mặc dù các bài viết và các luận văn trên nêu nhiều về ý nghĩa, vai trò
phản biện xã hội của báo chí, nhưng phần lớn là đề cao lợi ích từ sự phản biện
xã hội của báo chí chứ chưa phân tích được đặc thù về phản biện xã hội của
báo chí, đồng thời cũng chưa có sự nghiên cứu, khảo sát nào cùng lúc về bốn

tờ báo in của thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ XXI, nhất là từ năm
2007 đến nay.
Trên cơ sở kế thừa những giá trị nghiên cứu của các tác giả đi trước, và
từ thực tiễn hoạt động báo chí của thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi mạnh

8

dạn nêu lên một số quan điểm, nhận định về phản biện, phản biện xã hội và
phản biện xã hội của báo chí, phân tích cụ thể thực trạng phản biện xã hội của
bốn tờ báo nhằm làm rõ giá trị của sự phản biện xã hội của báo chí đối với
quyền làm chủ của nhân dân, cũng như vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý
của Nhà nước hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Để có cái nhìn tổng thể về hoạt động phản biện xã hội của báo chí, trước
nhất phải làm rõ những nội dung liên quan đến hoạt động phản biện xã hội
bao gồm: khái niệm phản biện và phản biện xã hội; bản chất của phản biện xã
hội và phản biện xã hội của báo chí; thực trạng phản biện xã hội của báo chí
thành phố; hiệu quả từ hoạt động phản biện xã hội của báo chí; xu hướng tổ
chức, phản biện, giải pháp và kiến nghị để phát triển hơn nữa hoạt động phản
biện xã hội của báo chí thành phố.
Môi trường truyền thông ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy phản biện xã hội phát huy được
nhiều hiệu quả tích cực. Đặc biệt là vai trò của báo in – loại hình báo chí
truyền thống có bề dày văn hóa đọc và phổ biến với đông đảo độc giả.
Với ý nghĩa đó, chúng tôi lựa chọn bốn tờ báo in của thành phố Hồ Chí
Minh là báo Sài Gòn Giải Phóng - tờ báo của Đảng bộ và nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh; báo Tuổi Trẻ - tờ báo của Đoàn TNCS HCM thành phố Hồ Chí
Minh; báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh – tờ báo chuyên ngành về tư
pháp, giữ vai trò quan trọng trong thông tin những vấn đề liên quan đến chính
sách, pháp luật của thành phố và cả nước và tờ báo Người Lao Động – một tờ

báo đại diện cho đông đảo công nhân và người lao động đang sinh sống, làm
việc, học tập trên địa bàn thành phố, để phân tích và làm rõ giá trị phản biện
của báo chí trong giai đoạn từ thập kỷ đầu thế kỷ XXI đến nay. Từ việc đánh
giá kết quả thực hiện phản biện xã hội của bốn tờ báo, sẽ rút ra được nhiều

9

kinh nghiệm trong hoạt động nghề nghiệp báo chí; cung cấp thêm góc nhìn
mới về phản biện xã hội cho những ai quan tâm đến phản biện xã hội của báo chí.
Nhiệm vụ của luận văn sẽ bao gồm:
3.1. Nghiên cứu những vấn đề chung về phản biện, phản biện xã hội,
phản biện xã hội của báo chí trong đó có báo chí thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Khảo sát hoạt động phản biện xã hội của 4 tờ báo: Sài Gòn Giải
Phóng, Tuổi Trẻ, Pháp Luật, Người Lao Động.
3.3. Nghiên cứu xu hướng tổ chức, phản biện xã hội trên báo chí thành
phố Hồ Chí Minh và các giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng phản
biện xã hội của báo chí thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Phản biện xã hội và phản biện xã hội của báo chí là một đề tài lớn, cần
được nghiên cứu sâu và lâu dài. Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi
xin giới hạn ở việc nghiên cứu hiệu quả và xu hướng tổ chức, phản biện xã
hội trên báo chí thành phố thập kỷ đầu thế kỷ XXI, trọng tâm là từ năm 2007
đến nay thông qua khảo sát bốn tờ báo in là báo Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi
Trẻ, Pháp Luật, Người Lao Động. Sở dĩ lựa chọn báo in là vì cho đến nay,
báo in ở Việt Nam vẫn chiếm ưu thế (tính đến tháng 3-2011, cả nước có 745
cơ quan báo chí với 1.003 ấn phẩm báo in). Đây cũng là loại hình báo chí
truyền thống, gắn bó lâu đời với văn hóa đọc của người dân Việt Nam, có tác
động lớn đến nhiều thành phần dân cư,…
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên phương pháp luận biện chứng duy vật của Mác –

Ăngghen, Lênin. Đồng thời sử dụng tổng hợp một số phương pháp: phân tích
tư liệu, tổng hợp, khái quát hóa vấn đề, khảo sát, thống kê, so sánh, đối chiếu
một số trường hợp tiêu biểu về phản biện xã hội của các báo Sài Gòn Giải
Phóng, Tuổi Trẻ, Pháp Luật, Người Lao Động. (Ngoài ra tác giả luận văn còn

10

thực hiện việc trao đổi ý kiến về kết quả phản biện xã hội của bốn tờ báo với
một số người trực tiếp làm công tác báo chí, hoặc có liên quan đến công tác
báo chí, nhưng vì lý do tế nhị xin được không công khai nguồn).
6. Đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu, phân tích về bốn tờ báo của thành phố
Hồ Chí Minh và đề xuất một số giải pháp chủ yếu, luận văn sẽ là tài liệu tham
khảo cho các cấp quản lý, các nhà nghiên cứu, những người hoạt động báo
chí, những người quan tâm đến lĩnh vực báo chí. Luận văn cũng đề xuất
hướng nghiên cứu về thể loại báo chí và hiệu quả tổ chức thông tin của báo
chí về phản biện xã hội.
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở nhận thức về vai trò tổ chức phản biện xã
hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh. Công trình nghiên cứu này sẽ hỗ trợ
cho bốn tờ báo in: Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Pháp Luật, Người Lao
Động có cái nhìn khái quát về hiệu quả phản biện của tờ báo mình, thấy được
năng lực hoạt động báo chí của mình để phát huy kết quả đạt được hoặc điều
chỉnh, khắc phục những hạn chế trong quá trình tham gia phản biện xã hội. Từ
đó, đề xuất một số giải pháp làm cơ sở nghiên cứu, tư liệu tham khảo cho
những ai quan tâm đến phản biện xã hội và phản biện xã hội của báo chí.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn
gồm ba chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận chung về phản biện xã hội và phản

biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ XXI.
Chƣơng 2: Thực trạng phản biện xã hội trên báo chí TP. Hồ Chí Minh
Chƣơng 3: Xu hướng phản biện xã hội của báo chí thành phố Hồ Chí
Minh - Giải pháp và kiến nghị.

11

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRÊN BÁO
CHÍ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THẬP KỶ ĐẦU THẾ KỶ XXI

1.1. Khái niệm phản biện xã hội – bản chất của sự phản biện xã hội
1.1.1. Một số khái niệm về phản biện
Cho đến nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về khái niệm phản biện. Bắt
đầu từ ý nghĩa của hai từ: phản và biện, các tác giả đã trình bày khái niệm này
ở những góc độ khác nhau.
Theo Từ điển Hán - Việt của tác giả Trần Văn Chánh, phản thuộc bộ
Hựu, có các nghĩa như chuyển biến, lật lại, đảo ngược, trái lại, nghĩ lại, xét
lại… và biện thuộc hộ Khẩu, có nghĩa là tranh luận giải thích. Từ điển Hán –
Việt của tác giả Thiều Chửu cũng nói rõ: phản biện là tranh luận ngược lại,
tranh luận theo cái nhìn ngược lại. Như vậy, theo nghĩa Hán – Việt thì phản
biện là tranh luận với những ý kiến có trước bằng lập luận theo chiều hướng
ngược lại. [47, 12-13]
ThS. Vũ Thị Như Hoa, trong bài “Cơ sở triết học của phản biện xã hội”
lý giải: “Phản biện là một từ Hán - Việt. "Chiết tự" có nghĩa là "bàn luận theo
hướng (theo cách) ngược lại", hoặc là sự tranh luận, tranh cãi. Do đó, có thể
hiểu phản biện là dùng chứng cứ lập luận để bác bỏ chứng cứ, lập luận đã
được đưa ra trước đó. Theo đó, phản biện là sự tranh luận, tức là đưa ra lập
luận để làm rõ đúng - sai; trong phản biện phải hội đủ các luận cứ (thực tiễn,
khoa học) để làm rõ cái đúng, cái sai của vấn đề đang tranh luận. Vì vậy, phản

biện khác với góp ý kiến, phê phán, kiến nghị (không đòi hỏi phải có đủ căn
cứ khoa học, thực tiễn). Là sự tranh luận, phản biện bao hàm cả biện luận và
phản biện luận, chứ không chỉ "một chiều". Trong phản biện không chỉ là bác
bỏ, phủ định, mà có thể có cả sự bổ sung, làm rõ hơn vấn đề ở góc độ, phương

12

diện khác nhau. Do đó, không thể đồng nhất phản biện với phản bác, bài xích.
Phản biện có nội hàm rộng hơn phản bác; phản bác chỉ là một khả năng, một
tình huống có thể có trong phản biện” [26].
Khái niệm của ThS Vũ Thị Như Hoa nêu lên những vấn đề rất cơ bản về
hoạt động phản biện. Đó không phải là sự góp ý, phê phán mà là sự tranh
luận khoa học (đòi hỏi phải có luận cứ, luận điểm và vận dụng thực tiễn để
chứng minh); hoạt động tranh luận này là một quá trình “bàn luận” và “tranh
cãi”, mà trong quá trình đó, những vấn đề được nêu phải được lật đi, lật lại
nhiều chiều nhằm làm thấu đáo bản chất của vấn đề và định hình giá trị mà
vấn đề đó mang lại. Mục đích của sự tranh luận chính là nhằm bổ sung, làm
rõ, hoàn thiện vấn đề - khác hoàn toàn với phản bác, bài xích.
Với ý nghĩa này, khái niệm phản biện đã được sử dụng từ lâu trong
nghiên cứu khoa học, trong xây dựng dự án, đề án. Từ điển Tiếng Việt do
Trung tâm Từ điển học biên soạn và Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản năm
2009, ghi rõ: “Phản biện: đánh giá chất lượng một công trình khoa học khi
công trình được đưa ra bảo vệ trước hội đồng thẩm định hoặc hội đồng chấm
thi” [54, 983].
Tuy nhiên, khi Đảng ta chính thức đề cập đến vấn đề phản biện xã hội,
đã có nhiều nghiên cứu khái niệm này ở góc độ triết học, chính trị.
Tác giả Nguyễn Trần Bạt, khi xét phản biện trong mối quan hệ của con
người với xã hội, đã cho rằng: “Phản biện là một hành vi xác định tính khoa
học của hành động con người, xuất hiện khi con người chuẩn bị hành động”.
“Phản biện là một thể hiện của các phản hành động xuất hiện một cách tự

nhiên trong xã hội mà ở đó mỗi người đều tự do bày tỏ các nguyện vọng của
mình. Phản biện góp phần điều chỉnh các khuynh hướng kinh tế, văn hóa,
chính trị, làm cho các khuynh hướng đó trở nên khoa học hơn, đúng đắn hơn
và gần với đời sống con người hơn”. [60]

13

Tác giả Lê Đức Tiết cũng khẳng định: “Phản biện là hoạt động tự nhiên
và là đặc trưng hoạt động cần thiết của con người và xã hội. Thông qua phản
biện mà con người tìm ra chân lý. Nói cách khác, phản biện chính là chìa
khóa để tìm ra quy luật về sự sống và sự phát triển của xã hội”. [45].
Không chỉ nghiên cứu về phản biện, một số tác giả còn đi sâu vào hoạt
động tự phản biện. Tác giả Trần Đăng Tuấn đã xem tự phản biện, như là hoạt
động tất yếu của con người: “Hãy nhìn vào bản thân mình. Từ sáng đến chiều
mỗi người luôn tự phản biện để rà soát, sửa đổi hình dung, suy nghĩ, quan
niệm, phương pháp trước đó của bản thân, để rồi hoàn chỉnh cách nghĩ, cách
làm cũ hoặc thay bằng cách mới”; “phản biện, tự phản biện là cách để cuộc
sống diễn ra, cuộc sống đi lên. Nó là điều tự nhiên”. [50]
Trong cuốn “Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ XI của Đảng”, phản biện được hiểu là “nhận xét, đánh giá,
bình luận, thẩm định công trình khoa học, dự án, đề án trong các lĩnh vực
khác nhau” [48, 239]…
Những khái niệm trên phản ánh khá rõ nét ý nghĩa xã hội của khái niệm
phản biện. Trước nhất, phản biện một hoạt động tự nhiên và là phương thức
thể hiện quyền con người. Hai là, phản biện không chỉ nằm trong phạm vi
phản biện đề tài, dự án khoa học mà đã mở rộng thành những dự án, đề án
trong các lĩnh vực xã hội khác nhau. Ba là, hoạt động phản biện có thể là
những nhận xét, đánh giá, bình luận, thẩm định.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, phản biện còn phản ánh một thuộc tính rất
quan trọng, mang tính đặc thù, đó là tính phương pháp luận. Khi nói đến tự

phản biện, rõ ràng đây chỉ là một hoạt động vốn có của con người. Thực hành
tự phản biện và phản biện, chính là hoạt động của nhận thức lý luận, của nhận
thức khoa học. Mục đích của sự phản biện mà con người tiến hành là nhằm đi

14

đến một kết quả mới cả về nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn. Kết quả đó cũng
là nhằm phục vụ lợi ích của con người, lợi ích của xã hội.
Như vậy, phản biện là một hoạt động tất yếu của con người, của xã hội
loài người, được thực hiện nhắm đến mục đích lợi ích của cong người và của
xã hội. Với ý nghĩa đó, phản biện là một khái niệm triết học – chính trị.
Ở góc độ triết học, nó cung cấp cho chúng ta phương pháp luận về hoạt
động phản biện. Ở đó, chúng ta vừa nghiên cứu phản biện như là một hoạt
động nhận thức của con người; vừa nghiên cứu phản biện như một phương
pháp mà con người sử dụng nó nhằm thực hiện vai trò làm chủ của mình đối
với bản thân, với tự nhiên và với xã hội.
Ở góc độ chính trị, phản biện là khái niệm phản ánh tính mục đích – tức
tính lợi ích xã hội mà nó hướng đến. Trong chế độ chính trị - xã hội của Việt
Nam hiện nay, lợi ích đó là lợi ích của đất nước, của toàn dân tộc dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước, được biểu
hiện bằng quyền tham gia các hoạt động xã hội của nhân dân một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp. Đây không chỉ là một trong những phương thức thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân mà còn là một hoạt động cần thiết của xã hội ta
hiện nay.
Dù ở góc độ nào, triết học hay chính trị, bản chất của phản biện vẫn là
hoạt động khoa học: khoa học của nhận thức và khoa học của năng lực làm
chủ. Với ý nghĩa đó, theo chúng tôi, phản biện có một số đặc điểm sau:
- Phản biện là một hoạt động chỉ có ở con người.
- Phản biện là biểu hiện suy nghĩ, nhận thức, thái độ, hành động của con
người trong các mối quan hệ: với bản thân, với tự nhiên và với xã hội.

- Phản biện là một hoạt động khoa học, được thực hiện theo trình tự khoa
học: chuẩn bị phản biện, tiến hành phản biện và ghi nhận kết quả phản biện.

15

- Phản biện là đi đến cùng của vấn đề nhằm đi đến thống nhất một quyết
nghị về giá trị những nội dung được nghiên cứu và giá trị ứng dụng những
nghiên cứu đó vào hoạt động thực tiễn, trên cơ sở phân tích, chỉ rõ những
khiếm khuyết của vấn đề một cách khoa học Như vậy, tính triết học (khoa
học) và tính chính trị (lợi ích xã hội) là đặc trưng cơ bản của phản biện.
Không có hoạt động phản biện nào mà không hướng đến lợi ích xã hội (trực
tiếp hoặc gián tiếp). Cũng không thể có phản biện xã hội, nếu không dựa trên
phương pháp nghiên cứu và tranh luận khoa học.
Từ đó, chúng tôi đề xuất khái niệm phản biện là: “Phản biện là một hoạt
động khoa học, đồng thời còn là phương pháp khoa học cần thiết để con
người sử dụng nhằm thể hiện vai trò làm chủ của mình đối với bản thân, tự
nhiên và xã hội. Trình độ làm chủ đó được biểu hiện qua nội dung vấn đề
được nêu, phương pháp tranh luận vấn đề và cách thức tổ chức tranh luận để
đi đến quyết nghị về nhận thức và ứng dụng vấn đề đó trong thực tiễn”.
1.1.2. Khái niệm phản biện xã hội
Từ đầu thập niên thế kỷXII đến nay, ở Việt Nam, khái niệm phản biện xã
hội đã được khá nhiều tác giả nghiên cứu và phân tích, nhưng trên thực tế còn
có những ý kiến khác nhau, cách hiểu khác nhau, xuất phát từ những góc nhìn
khác nhau. Chẳng hạn, từ góc nhìn chính trị, khi nghiên cứu vai trò phản biện
xã hội của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, tác giả Đàm Văn Lợi cho rằng:
“Phản biện xã hội là một khái niệm chính trị, là biểu hiện đặc trưng rõ ràng
nhất của cái gọi là đời sống dân chủ. Phản biện xã hội là bằng cơ sở lý luận
khoa học và thực tiễn để biện luận làm sáng tỏ đúng, sai về một vấn đề có tính
chất xã hội liên quan đến lợi ích toàn xã hội do Đảng, Quốc hội và Nhà nước
hay một tổ chức đoàn thể… nêu lên” [33].

Ở góc nhìn phương pháp, tác giả Trần Đăng Tuấn cho rằng: “Phản biện
xã hội là đưa ra các lập luận, phân tích nhằm phát hiện, chứng minh, khẳng

16

định, bổ sung hoặc bác bỏ một đề án (phương án, dự án) xã hội đã được hình
thành và công bố trước đó” [51]. Theo tác giả, phản biện xã hội còn được
thực hiện cả trong hai giai đoạn: giai đoạn chưa hình thành đề án và giai đoạn
đề án đã thực hiện nhưng bộc lộ những khiếm khuyết hoặc bất hợp lý, cần
phải có sự phản biện xã hội khác để bổ sung, hoàn chỉnh.
Trong “Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XI của Đảng”, phản biện xã hội được nêu như sau:
“Phản biện xã hội là sự phản biện nói chung, nhưng có quy mô và lực
lượng rộng rãi hơn của xã hội, của nhân dân và các nhà khoa học về nội
dung, phương hướng, chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Đảng, Nhà nước và các
tổ chức liên quan.
Phản biện xã hội là phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ
của nhân dân, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia quản lý
Nhà nước, góp ý kiến với cán bộ, công chức và các cơ quan Nhà nước. Mọi
đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều phục vụ lợi
ích của đại đa số nhân dân. Nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách
nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước. Phản biện xã hội là nhu cầu cần thiết và là đòi hỏi bắt buộc của
quá trình lãnh đạo và điều hành đất nước, khắc phục tệ quan liêu, tham
nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác”[48, 239-240].
Trong khái niệm này, Đảng đã xác định rõ tính tất yếu của việc thực hiện
phản biện xã hội trong tình hình hiện nay; nhấn mạnh phản biện xã hội là một
trong những phương thức thể hiện quyền làm chủ của nhân dân; quy định nội
dung của quyền làm chủ của nhân dân; và mục đích của sự phản biện xã hội

chính là nhằm phục vụ tốt hơn lợi ích của đại đa số nhân dân. Chủ thể tham
gia trong hoạt động phản biện là nhân dân, các nhà khoa học. Nội dung phản

17

biện là tất cả mọi lĩnh vực thuộc đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước.
Có thể nói, đây là khái niệm hoàn chỉnh nhất, chung nhất về phản biện
xã hội ở nước ta. Tuy nhiên, khi nghiên cứu, phân tích về phản biện xã hội,
chúng tôi thấy có một số đặc điểm cần lưu ý.
1.1.3. Một số đặc điểm của phản biện xã hội
1.1.3.1. Tính xã hội của khái niệm phản biện xã hội
Nói một cách ngắn gọn thì phản biện xã hội chính là phản biện của xã
hội về các vấn đề xã hội. Chủ thể tham gia phản biện xã hội chính là toàn xã
hội. Nội dung (đề tài) phản biện là các vấn đề trong đời sống xã hội. Như vậy,
tất cả mọi thành viên trong xã hội đều có quyền tham gia hoạt động này.
Nhưng do phản biện là một hoạt động khoa học, đòi hỏi phải có kiến
thức, năng lực tư duy và trình độ nghiên cứu nhất định nên không phải ai
cũng có thể tham gia hoạt động phản biện xã hội một cách trực tiếp được. Khi
phản biện xã hội được tiến hành thông qua Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể
nhân dân, trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc được thực hiện bởi
Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), hay cơ quan, đơn
vị nào khác, thì xem như người dân đã tham gia phản biện một cách gián tiếp
thông qua những người đang tham gia phản biện. Bởi lẽ, nội dung phản biện
đó, kết quả phản biện đó không phải xuất phát từ lợi ích cục bộ của cá nhân
hay đơn vị ấy mà đều xuất phát từ mong muốn của nhân dân và của các cấp
lãnh đạo, đều từ lợi ích hợp pháp và chính đáng của nhân dân.
Tóm lại, nhân dân thực hiện quyền tham gia phản biện xã hội của mình
bằng hai cách: trực tiếp và gián tiếp. Trong gián tiếp, có gián tiếp theo luật
định và gián tiếp mặc nhiên. Khái niệm phản biện xã hội do Đảng đề ra cũng

đã xác nhận vai trò tham gia phản biện xã hội của nhân dân, vì vậy, theo

18

chúng tôi, chủ thể phản biện nên gọi chung là các chủ thể tham gia phản biện
– trong đó có chủ thể phản biện và chủ thể được phản biện.
1.1.3.2. Phản biện xã hội là một dạng ý kiến xã hội, nhưng là ý
kiến khoa học về vấn đề xã hội.
Tác giả Đàm Văn Lợi trong bài “Phản biện xã hội về thực chất là phản
biện của nhân dân” cho rằng, trong nhiều trường hợp (tùy thuộc nội dung và
chủ thể phản biện xã hội), phản biện xã hội cũng chính là phản biện khoa
học. Tuy nhiên, giữa phản biện khoa học và phản biện xã hội có một số điểm
khác biệt rất quan trọng:
- “Phản biện khoa học bao giờ cũng có sự hoàn chỉnh tương đối của lập
luận để “đua tranh” với lập luận “chính thống”. Phản biện xã hội không phải
bao giờ cũng như vậy. Có những trường hợp chỉ là “sự tập hợp của nhiều ý
kiến, phản ứng, dư luận, lý lẽ,… riêng rẽ không có tính tương đối hoàn chỉnh
nhưng vẫn có thể tác động mạnh đến phương án xã hội “chính thống” đã được
đưa ra”.
- “Phản biện khoa học về bản chất là khách quan. Phản biện xã hội, bên
cạnh thuộc tính khoa học còn có thuộc tính xã hội, tức là phản ánh các quan
điểm, quyền lợi của các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Vì vậy, phản biện
xã hội không phải lúc nào cũng dựa trên cơ sở lập luận khoa học thuần túy.
Ngược lại, trong đa số các trường hợp của phản biện xã hội có thể thấy yếu tố
quyền lợi chính trị - kinh tế - xã hội được phản ánh thông qua chủ thể phản
biện” [33].
Theo chúng tôi, một ý kiến xã hội chỉ được xem là phản biện xã hội khi
chứa đựng trong nó cơ sở, lập luận khoa học. Do đó, chúng tôi không đồng
tình với ý kiến cho rằng, có phản biện xã hội không dựa trên cơ sở lập luận
khoa học.


19

Theo TS. Vũ Văn Nhiêm, căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, phản biện
có thể chia thành nhiều loại:
“Nếu căn cứ vào phạm vi tiến hành, có thể chia thành phản biện rộng,
phản biện hẹp; căn cứ vào tính chất, có thể chia thành phản biện khoa học,
phản biện đại chúng; phản biện chính thức, phản biện không chính thức; phản
biện nhà nước, phản biện xã hội… Như vậy, phản biện xã hội là một loại phản
biện nhằm phân biệt với phản biện Nhà nước, đó là phản biện mang tính xã hội.
Nếu phân tích về ngữ nghĩa thì “xã hội” đóng vai trò tính từ để bổ nghĩa
cho danh từ phản biện. Cách hiểu thuật ngữ “xã hội” ở đây là để phân biệt với
“nhà nước”, tương tự như quy định của một số điều của Hiến pháp 1992.
Nếu nhìn nhận ở một góc độ khác – phản biện xã hội đối với chủ trương,
chính sách, đề án, quyết định của Đảng – thì phản biện xã hội có thể được
hiểu là phản biện “ngoài Đảng”. Bản thân phản biện xã hội có thể được chia
thành: phản biện khoa học (ví dụ, do các nhà khoa học hoặc các tổ chức khoa
học thực hiện), phản biện đại chúng (chẳng hạn lấy ý kiến đóng góp của công
chúng), chứ không phân biệt phản biện xã hội với phản biện khoa học”…[36].
Như chúng tôi đã trình bày, phản biện là khái niệm triết học – chính trị.
Sự phản biện vốn dĩ là một hoạt động khoa học để đi đến chân lý nên trước
nhất, phản biện xã hội phải là phản biện khoa học. Yêu cầu của hoạt động
phản biện xã hội đòi hỏi các bên tham gia phải trình bày cho được những
nghiên cứu khoa học của mình, sử dụng những luận cứ, luận điểm, kết quả
kiểm nghiệm thực tế một cách khách quan, khoa học để bảo vệ quan điểm của
mình, phản biện lại quan điểm ban đầu. Quyết nghị kết quả phản biện, phải
xuất phát từ góc độ nghiên cứu khoa học, phải nắm bắt được thực tế khách
quan thì khi ban hành, áp dụng mới mang lại hiệu quả cao. Nếu không, sẽ dẫn
đến việc áp đặt chủ quan, duy ý chí, thậm chí gây nên những hậu quả khó
lường, làm cản trở sự phát triển của xã hội.


20

TS Phạm Thị Kim Ngân cũng cho rằng, “có thể phân biệt phản biện xã
hội với một số hình thức tương tự của ý kiến xã hội nói chung dựa trên tính
đối thoại và tính khoa học” [47, 52].
Vì vậy, chúng tôi đề nghị không nên phân biệt phản biện khoa học với
phản biện xã hội vì như thế sẽ làm mất đi bản chất khoa học, khách quan của
hoạt động phản biện. Cũng không nên phân biệt phản biện xã hội với phản
biện Nhà nước, phản biện trong Đảng với phản biện ngoài Đảng, v.v… bởi
hoạt động phản biện gắn liền với con người và mục đích phản biện cũng là
nhằm phục vụ con người, nên mặc nhiên nó đã chứa đựng trong đó ý nghĩa xã
hội. Điều này được thể hiện qua các chủ thể tham gia phản biện, nội dung
phản biện, đối tượng phản biện, mục đích phản biện và lợi ích xã hội từ sự
phản biện.
Vì lẽ đó, chúng tôi đề nghị nên căn cứ đơn vị tiến hành tổ chức phản
biện để phân loại phản biện xã hội. Như: phản biện của trường học (phản biện
luận văn,…), phản biện của các cơ quan chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà
nước (phản biện dự án, đề án…), phản biện của báo chí, phản biện của Mặt
trận Tổ quốc, phản biện của tổ chức Đảng, v.v…
Về tính lợi ích chính trị mà tác giả Đàm Văn Lợi đề cập, theo chúng tôi
điều đó được biểu hiện ở ngay mục đích tổ chức phản biện và trong việc sử
dụng kết quả phản biện. Khi Nhà nước giao cho VUSTA tư vấn, phản biện,
đó chính là lợi ích chính trị mang tầm vĩ mô về những vấn đề lớn quan trọng
của đất nước trên lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật. Khi Mặt trận Tổ quốc tổ
chức phản biện, đó là những vấn đề liên quan thiết thực đến quyền làm chủ
của nhân dân lao động, đến các quyền lợi chính trị mà luật pháp đã quy định.
Khi báo chí tổ chức phản biện xã hội, đó là các toàn bộ các vấn đề xã hội mà
người dân quan tâm… Nhưng kết quả phản biện được sử dụng như thế nào,


21

mức độ nào, thời điểm nào còn tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của đất
nước, tùy thuộc vào quyết định chính trị của giai cấp lãnh đạo…
1.1.3.3. Phản biện xã hội chỉ diễn ra khi có dư luận xã hội và
chính dư luận xã hội là thước đo hiệu quả của phản biện xã hội
Dư luận xã hội chỉ nảy sinh khi có những vấn đề mang ý nghĩa xã hội,
có liên quan, đụng chạm đến lợi ích chung của cộng đồng xã hội. Những vấn
đề xã hội ấy ảnh hưởng quan trọng, trực tiếp đến lợi ích của đại đa số nhân
dân đến mức nào thì dư luận xã hội bùng phát mạnh mẽ đến chừng ấy. Sự
bùng nổ của dư luận xã hội, của nhiều ý kiến khác nhau trong xã hội phát sinh
nhu cầu làm rõ đúng – sai cả về quan điểm, thái độ ứng xử và cách xử trí đối
với vấn đề xã hội ấy, dẫn đến phản biện xã hội xuất hiện nhằm góp phần giải
đáp những vấn đề dư luận đặt ra đồng thời góp phần giải thích “lý lẽ” của
chính sách về những vấn đề xã hội ấy.
Có thể thấy, dư luận xã hội chính là mầm mống của phản biện xã hội. Ví
dụ như các vấn đề về “lợi ích nhóm”, luôn gây ra nhiều dư luận xã hội, và nhờ
có phản biện xã hội mà thực tế “lợi ích nhóm” đã được ngăn chặn hoặc điều
chỉnh bằng những chính sách cụ thể và cơ chế quản lý thích hợp.
Không chỉ là mầm mống của phản biện xã hội mà dư luận xã hội còn là
thước đo hiệu quả của phản biện xã hội. Thông qua số lượng người tương tác;
thông qua đánh giá của dư luận về trình độ, năng lực phản biện xã hội của cá
nhân, tổ chức, đơn vị; đặc biệt là thông qua đánh giá sự chuyển biến xã hội
sau một vấn đề được phản biện mà chúng ta có thể định lượng khá rõ nét về
hiệu quả của phản biện xã hội.
Chẳng hạn như năm 2007, khi Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí
Minh, báo chí… tham gia phản biện xã hội về cổ phần hóa bệnh viện Bình
Dân đã không nghĩ rằng hiệu quả phản biện đạt cao hơn mong muốn, vì đã
không chỉ ngưng cổ phần hóa bệnh viện mà còn ngưng cả việc cổ phần hóa


22

trường học, mặc dù lúc ấy đã có chủ trương cổ phần hóa một số bệnh viện,
trường học…
1.1.3.4. Phản biện xã hội mang tính tranh luận chủ động
Khi bàn về phản biện xã hội, một số tác giả thường đề cập đến giám sát
xã hội. Theo quan điểm của Đảng, “Giám sát là theo dõi, kiểm tra, phát hiện,
đánh giá của cá nhân, tổ chức, cộng đồng người đối với cá nhân, tổ chức cộng
đồng người khác trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội, trong việc thực
hiện Hiến pháp, pháp luật, đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà
nước, các quyền và nghĩa vụ của công dân, của các tổ chức chính trị - xã hội
và kiến nghị phát huy ưu điểm, thành tựu, xử lý đối với cá nhân, tổ chức có
những hành vi sai trái”. “Đảng, Nhà nước có cơ chế chính sách, tạo điều kiện
để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò
giám sát và phản biện xã hội” [48, 129-132].
Tính tranh luận chủ động xuất phát từ mối quan hệ giữa phản biện xã hội
và dư luận xã hội. Phản biện xã hội thường chỉ diễn ra khi có dư luận xã hội,
hay nói cách khác, dư luận xã hội là mầm mống của phản biện xã hội. Phản
biện xã hội trong bối cảnh này được xem như phản ứng của xã hội về một vấn
đề xã hội. Nhưng là phản ứng của kết quả nghiên cứu về tư duy lẫnt hực tiễn
Giám sát xã hội và phản biện xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Đây cũng là mối quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn. Có giám sát xã hội mới
có hiểu biết thực tiễn, có kinh nghiệm để phát hiện được ưu điểm cũng như
những hạn chế, yếu kém mà đề xuất, kiến nghị thay đổi hoặc bổ sung về
đường lối, quan điểm, chính sách, pháp luật. Ngược lại, có phản biện xã hội
thì việc giám sát xã hội mới sát, trúng nhu cầu nguyện vọng của nhân dân góp
phần cho quản lý xã hội ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả. Qua giám sát
và phản biện xã hội, các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân bộc lộ thành phản

×