Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.57 MB, 185 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGÔ THỊ HỒNG MINH






PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN
CỦA NHÀ BÁO TRẦN BẠCH ĐẰNG








LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

















Hà Nội, 2011

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGÔ THỊ HỒNG MINH





PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN
CỦA NHÀ BÁO TRẦN BẠCH ĐẰNG








Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Dững











Hà Nội, 2011

3

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài 6
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 10
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 11
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 11
7. Kết cấu của luận văn 12
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN VÀ
TÁC PHẨM BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN 13
1.1. Một số khái niệm cơ bản về phong cách chính luận 13
1.1.1. Phong cách 13
1.1.2. Chính luận 15
1.1.3. Phong cách chính luận 16
1.1.4. Phong cách ngôn ngữ chính luận trong tác phẩm báo chí 17
1.2.Nhận diện phong cách chính luận qua tác phẩm báo chí chính
luận……………………………………………………………………… …….18
1.2.1. Nhận diện tác phẩm báo chí chính luận 20
1.2.2. Hoàn cảnh xuất hiện tác phẩm báo chí chính luận 20
1.2.3. Vai trò của tác phẩm báo chí chính luận trong đời sống báo chí và đời
sống xã hội 24
1.2.4. Trần Bạch Đằng- một trong những cây bút chính luận xuất sắc của nền
báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới 25
1.3. Khái quát về sự nghiệp báo chí Trần Bạch Đằng 24
1.3.1. Cuộc đời - sự nghiệp báo chí Trần Bạch Đằng 26

1.3.2. Chính luận – khuynh hướng xuyên suốt các tác phẩm báo chí Trần Bạch
Đằng 31
Tiểu kết chương 1 34

4

CHƢƠNG 2: TÁC PHẨM BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN CỦA NHÀ BÁO TRẦN
BẠCH ĐẰNG 36
2.1. Nội dung tác phẩm báo chí chính luận Trần Bạch Đằng 36
2.1.1. Đề tài Chính trị - Xã hội 37
2.1.2. Đề tài Kinh tế 40
2.1.3. Đề tài Chống tham nhũng 43
2.1.4. Đề tài Thể thao 45
2.1.5. Đề tài Công an nhân dân 48
2.1.6. Đề tài Quốc tế 50
2.2. Nghệ thuật thể hiện tác phẩm báo chí chính luận Trần Bạch Đằng 53
2.2.1. Chọn góc tiếp cận mới, lạ 53
2.2.2. Nghệ thuật đặt tên (rút tít) tác phẩm 54
2.3. Nhận diện phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng 61
2.3.1. Luận bàn những vấn đề lớn, bức xúc, liên quan đến vận mệnh của Đảng,
của quốc gia, dân tộc. 61
2.3.2. Đậm chất văn chương 63
2.3.3. Giàu tố chất Nam bộ 67
2.3.4. Viết nhiều, viết nhanh, viết sắc 70
Tiểu kết chương 2 72
CHƢƠNG 3: HỌC CÁCH ỨNG XỬ VĂN HÓA VỚI TÁC PHẨM BÁO CHÍ
CHÍNH LUẬN TỪ NHÀ BÁO TRẦN BẠCH ĐẰNG 73
3.1. Cách ứng xử văn hóa của một nhà báo chuyên nghiệp, chuyên viết chính luận 73
3.1.1. Ứng xử linh hoạt, uyển chuyển với môi trường truyền thông Việt Nam
trong giai đoạn đổi mới 73

3.1.2. Ứng xử cẩn trọng với tư liệu 77
3.1.3. Ứng xử phong nhã với tiếng Việt 80
3.1.4. Ứng xử lịch thiệp với người đọc 81
3.1.5. Ứng xử chuyên nghiệp với cách tổ chức tác phẩm báo chí chính luận 83
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao tính chính luận trong tác phẩm báo chí 88

5

3.2.1. Nâng cao năng lực tư duy lý luận và gắn chặt tư duy lý luận với thực tiễn
báo chí sôi động 88
3.2.2. Phải có chính kiến và cách thể hiện chính kiến để định hướng dư luận . 91
3.2.3. Ngôn ngữ diễn đạt tác phẩm báo chí nhất định phải là ngôn ngữ chính
luận 92
3.3. Một số giải pháp về hoạt động đào tạo phóng viên, nhà báo viết chính luận 93
3.3.1. Đối với hoạt động đào tạo cơ bản trong nhà trường 91
3.3.2. Đối với hoạt động đào tạo tại chỗ ở các cơ quan báo chí 93
Tiểu kết chương 3 94
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC 103


















6

MỞ ĐẦU
1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài
Từ khi ra đời và phát triển đến nay, báo chí luôn vận động trong sự đổi mới
cả nội dung và hình thức thể hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao
của công chúng. Điều đó làm hình thành một hệ thống các nhóm thể loại riêng của
báo chí. Trong đó, mỗi nhóm thể loại có đặc điểm riêng, cách thức riêng, lợi thế
riêng trong việc phản ánh hiện thực khách quan. Đồng thời, nó cũng làm xuất hiện
những tác giả, nhà báo không ngừng sáng tạo trong việc sử dụng thể loại báo chí
với ngôn ngữ, giọng điệu mang đặc trƣng riêng của mình để tạo ra những tác phẩm
báo chí hấp dẫn bởi vừa có khả năng thông tin sự kiện, vừa sử dụng lý lẽ soi vào sự
kiện hiện tƣợng nhằm định hƣớng công chúng đến hành động tích cực.
Nhóm thể loại báo chí chính luận ra đời đáp ứng những nhu cầu đó. Thế
mạnh của nhóm thể loại này thể hiện ở năng lực thông tin lý lẽ trên cơ sở của những
sự việc, sự kiện, hoàn cảnh, tình huống tiêu biểu mới xuất hiện trong đời sống với
một nghệ thuật lập luận chặt chẽ, với việc sử dụng bút pháp, ngôn từ rất mềm dẻo,
linh hoạt. Các tác phẩm báo chí chính luận có khả năng bao quát cuộc sống, phản
ánh từ những sự kiện trọng đại đến nét sinh hoạt đời thƣờng trong mọi lĩnh vực
chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội. Nó theo sát diễn biến của đời sống, nhạy bén
với những sự kiện mới mẻ trong dòng thời sự, có khả năng phát hiện hƣớng vận
động của hiện thực. Với tất cả những khả năng trên, báo chí chính luận trở thành
nhóm thể loại xung kích không thể thiếu trên mặt trận văn hóa thông tin.

Mỗi nhà báo đến độ phát triển nào đó của tài năng thì cũng bộc lộ rõ phong
cách. Có phong cách báo chí lớn nhƣ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với cuộc đời
trên 50 năm hoạt động báo chí và hàng nghìn bài báo. Đó là phong cách của một
nhà báo chiến sỹ suốt cuộc đời đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc và hạnh
phúc của nhân dân, luôn luận chiến chống lại kẻ thù bằng chính nghĩa và lý lẽ sắc
bén. Ngƣời từng nói: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang
giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Có thể nói trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
và xây dựng Tổ quốc, nền báo chí cách mạng đã sản sinh ra những ngƣời con ƣu tú.

7

Với tinh thần trách nhiệm cao trƣớc xã hội, trƣớc nhân dân, họ luôn quan tâm đến
hầu hết các lĩnh vực của đời sống, nhạy cảm trƣớc những biến thiên tích cực cũng
nhƣ tiêu cực của xã hội, rất nghiêm khắc trong việc phê phán những hiện tƣợng sai
trái và có nhiều kiến nghị sâu sắc về việc đổi mới đất nƣớc. Những tác phẩm đó góp
phần không nhỏ trong việc cổ vũ, khích lệ những nhân tố mới, đấu tranh chống tiêu
cực, đem đến cho nhân dân sự tin tƣởng vào đƣờng lối, chủ trƣơng cách mạng đúng
đắn của Đảng và Nhà nƣớc. Nhà báo Trần Bạch Đằng là một trong số ít những
ngƣời con ƣu tú đó.
Trong cuộc đời 60 năm cầm bút, Trần Bạch Đằng là cây bút đa dạng, đa tài.
Trong con ngƣời Tƣ Ánh – tên thƣờng nhật của ông – còn có nhà thơ Hƣởng Triều,
nhà văn Nguyễn Hiểu Trƣờng, nhà viết kịch nói và kịch bản điện ảnh Nguyễn
Trƣơng Thiên Lý, nhà chính luận Trần Quang, nhà nghiên cứu lịch sử, địa chí Trần
Bạch Đằng… Và quán xuyến trên tất cả, ông là nhà hoạt động chính trị, tham gia
phong trào cách mạng từ năm 17 tuổi, đã từng giữ các vị trí lãnh đạo quan trọng và
đƣợc trao tặng Huân chƣơng Hồ Chí Minh. Nhƣng, nhƣ lời ông tự bạch trong cuốn
Trần Bạch Đằng – cuộc đời và ký ức: “Báo chí là trận địa mà tôi ưa thích, và viết
báo với tất cả hứng thú sẽ cùng đi với tôi đến khi tôi không còn viết được nữa”.
Trong thời gian 20 năm (1987-2007), Trần Bạch Đằng tập trung tinh thần và
trí tuệ vào công việc của nhà viết chính luận. Đặc biệt trong 10 năm cuối đời, tên

của Trần Bạch Đằng hầu nhƣ không hề vắng mặt trên các nhật báo, tuần báo, bán
nguyệt san và nguyệt san. Các tác phẩm báo chí chính luận của ông không chỉ đƣợc
đăng tải trên các báo của thành phố Hồ Chí Minh, mà còn trên các báo của địa
phƣơng Nam bộ và cả các báo ở trung ƣơng. Có thể nói, trong suốt 3.650 ngày đó,
không ngày nào là không có bài của Trần Bạch Đằng, không đăng ở báo này thì
đăng ở báo khác. Điều đó cho thấy sức đọc, sức suy nghĩ, sức viết của ông thật đáng
khâm phục.
Với nền tảng văn hóa sâu rộng, mỗi khi đặt bút, Trần Bạch Đằng phân tích,
lý giải các vấn đề hết sức thông tuệ, thuyết phục, độc đáo. Hầu nhƣ bất kỳ bài nào
của ông, từ thiên bút ký dài cho đến tiểu phẩm mƣơi, mƣời lăm dòng, ngƣời ta cũng

8

có thể lẩy ra những ý mới, những nhận xét, suy ngẫm ít ngƣời nghĩ tới. Có lẽ, chính
những điều này đã làm cho giọng văn chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng rất
đặc biệt, mang đậm phong cách cá nhân, không thể lẫn với bất kỳ ai khác.
Nghiên cứu phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng để thấy
đƣợc những đóng góp giá trị của ông cho thể loại báo chí chính luận, để rút ra đƣợc
những bài học kinh nghiệm về ứng xử văn hóa với tác phẩm báo chí chính luận cho
thế hệ nhà báo đang và sẽ viết thể loại báo chí chính luận là một công việc hết sức
cần thiết, mang nhiều ý nghĩa. Chính vì thế, trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, tôi
chọn đề tài nghiên cứu: PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN CỦA NHÀ BÁO TRẦN
BẠCH ĐẰNG.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đã có một số khóa luận, luận văn tốt nghiệp tại khoa Báo chí và Truyền
thông, đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội nghiên cứu về phong cách một
cá nhân nhà báo nhƣ Tìm hiểu phóng sự Huỳnh Dũng Nhân của tác giả Nguyễn Thị
Hồng Cúc, Phong cách ngôn ngữ nhà báo Hữu Thọ của tác giả Nguyễn Thị Kim
Dung, Phong cách báo chí Lý Sinh Sự của tác giả Nghiêm Thị Thu Hà, Phong cách
hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên

Hoan, Thảo Hảo của tác giả Trần Xuân Thân, Tác phẩm ký báo chí của nhà báo
Phan Quang của tác giả Hoàng Thu Hằng v.v Cho đến thời điểm này, chƣa thấy
công trình nghiên cứu nào về Phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng.
Trần Bạch Đằng viết rất nhiều. Riêng từ ngày thống nhất đất nƣớc đến nay
ông đã viết hàng nghìn bài báo đăng trên hàng chục tờ báo từ Trung ƣơng đến địa
phƣơng, trong đó, tỉ lệ bài báo chính luận là áp đảo. Có những bài báo chính luận đã
đƣợc tập hợp, tuyển chọn và in thành một số cuốn nhƣ Truyện dài nhiều thế kỷ,
Thanh kiếm và lá chắn, Đổi mới - Đi lên từ thực tế, Tuyển tập Trần Bạch Đằng v.v
Cũng có một số bài phỏng vấn, bài viết nêu lên những suy nghĩ, quan điểm của ông
về nghề báo cũng nhƣ những nhận xét, đánh giá chung của các nhà báo, nhà văn,
nhà lãnh đạo về cuộc đời sự nghiệp báo chí của ông. Tuy nhiên, các tài liệu đó còn
phân tán và chƣa có hệ thống đầy đủ.

9

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu, phân tích các tác phẩm báo chí chính luận của Trần
Bạch Đằng, luận văn sẽ bƣớc đầu nhận diện phong cách chính luận của nhà báo
Trần Bạch Đằng để thấy đƣợc những đóng góp của một nhà báo lão thành đã có 60
năm cầm bút. Từ đó, luận văn cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm về cách ứng
xử văn hóa với tác phẩm báo chí chính luận từ nhà báo Trần Bạch Đằng và nêu lên
một số giải pháp về việc nâng cao tính chính luận trong tác phẩm báo chí và về hoạt
động đào tạo phóng viên, nhà báo viết chính luận. Bên cạnh đó, luận văn cũng hy
vọng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu phong cách chính
luận của nhà báo Trần Bạch Đằng.
Đề tài hy vọng sẽ góp phần bổ sung cho kiến thức lý luận báo chí về phong
cách của các nhà báo hiện đại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thƣ̣ c hiệ n đƣợ c mụ c đí ch trên , luậ n văn thƣ̣ c hiệ n mộ t số nhiệ m vụ sau

đây:
-Hệ thố ng hó a và xây dƣ̣ ng cá c khá i niệ m liên quan vấ n đề nghiên cƣ́ u , góp
phầ n là m rõ khung lý thuyế t và nhậ n diệ n ph ong cá ch chính luậ n củ a nhà bá o Trầ n
Bạch Đằng.
-Khảo sát các tác phẩm báo chí chính luận của Trần Bạch Đằng đã đăng tải trên
các báo: Thanh Niên, Phụ Nữ TP.HCM, Công An TP.HCM, Tuổi Trẻ, Sài Gòn
Giải Phóng, Phụ Nữ, Lao Động (giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2007), để phân
tích những đặc điểm định hình nên phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch
Đằng.
-Khảo sát nguồn tƣ liệu riêng từ phía gia đình cố nhà báo Trần Bạch Đằng, và
tìm hiểu những ý kiến, đánh giá nhận xét từ báo giới, từ công chúng, từ các nhà lãnh
đạo có uy tín… nhằm phục vụ cho mục đích đề tài.
-Phân tí ch so sá nh dƣ̣ a trên lý thuyế t và tƣ liệ u khả o sá t để nhận diện những đặc
điểm nổi bật trong phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng, từ đó, luận

10

văn rút ra bà i họ c kinh nghiệ m về ứng xử văn hóa với tác phẩm báo chí chính luận
và nêu lên một số giải pháp về việc nâng cao tính chính luận trong tác phẩm báo chí
và về hoạt động đào tạo phóng viên, nhà báo viết chính luận.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Là phong cách chính luận của nhà báo Trần
Bạch Đằng.
Đối tƣợng khảo sát:
-Các tác phẩm báo chí chính luận của Trần Bạch Đằng
-Các bài viết, bài phỏng vấn Trần Bạch Đằng
-Các cuốn sách của Trần Bạch Đằng đã xuất bản liên quan tới cuộc đời và chặng
đƣờng làm báo của ông.
-Các tờ báo đăng các tác phẩm báo chí chính luận của Trần Bạch Đằng: Tuổi Trẻ,
Thanh Niên, Sài Gòn Giải Phóng, Phụ Nữ TP.HCM, Lao Động, Công An TP.HCM.

Đặc biệt, tập trung nghiên cứu 03 tờ thƣờng xuyên, liên tục xuất hiện các bài báo
chính luận của Trần Bạch Đằng trong suốt 10 năm (1998-2007), đó là: Thanh Niên,
Phụ Nữ TP.HCM và Công An TP.HCM.
- Gia đình cố nhà báo, nhóm trợ lý, thƣ ký giúp việc cho cố nhà báo qua các thời kỳ;
một số Tổng biên tập, các nhà báo phụ trách mảng báo chí chính luận ở các tờ báo
mà Trần Bạch Đằng từng cộng tác; Ban tuyên giáo thành ủy và văn phòng tuyên
giáo trung ƣơng, cùng một số công chúng yêu mến tác giả Trần Bạch Đằng qua các
tác phẩm báo chí chính luận do ông viết.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
-Tác giả tập trung khảo sát đề tài trên 03 tờ báo in: Thanh Niên, Phụ Nữ
TP.HCM và Công An TP.HCM - nơi mà các tác phẩm báo chí chính luận của Trần
Bạch Đằng xuất hiện với tần suất cao nhất từ năm 1998 đến năm 2007. Trong
khoảng thời gian này, ở ba tờ báo kể trên, ông phụ trách riêng một vài chuyên mục
thƣờng trực mỗi số. Tiêu biểu là chuyên mục Câu chuyện thứ 4, Lăng kính cuối
tuần trên báo Thanh Niên, Suy nghĩ cuối tuần trên báo Phụ Nữ TP.HCM, và Vấn
đề hôm nay trên báo Công An TP.HCM.

11

-Khảo sát các tác phẩm báo chí chính luận của Trần Bạch Đằng đăng tải trên
các tờ báo khác phục vụ triển khai đề tài.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, luận văn sử dụng những phƣơng pháp
nghiên cứu sau:
-Phƣơng pháp tổng hợp tài liệu để nghiên cứu các tài liệu về chính luận,
phong cách chính luận, tác phẩm báo chí chính luận cũng nhƣ các tài liệu liên quan.
-Phƣơng pháp thống kê, phân loạ i đƣợc dùng để khảo sát và thống kê các tác
phẩm báo chí chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng trên ba tờ báo tiêu biểu:
Thanh Niên, Phụ Nữ TP.HCM, Công An TP.HCM, trong khoảng thời gian 1998-
2007.

-Phƣơng pháp phân tích ngữ văn đƣợc dùng để nghiên cứu văn bản tác phẩm
báo chí chính luận của Trần Bạch Đằng.
-Phƣơng pháp phỏng vấn sâu đƣợc dùng để phỏng vấn ngƣời thân gia đình
cố nhà báo Trần Bạch Đằng , các cơ quan truyền thông , các chuyên gia , công
chúng… quan tâm đến phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Vớ i mụ c đí ch củ a luận văn nhƣ đã xá c định , hệ thố ng hó a và xây dƣ̣ ng cá c
khái niệm liên quan đến phong cách , phong cách chính luận…, luận văn bƣớc đầu
nhận diện phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng để thấy đƣợc những
đóng góp của một nhà báo lão thành đã có 60 năm cầm bút. Từ đó, luận văn đúc rút
những bài học kinh nghiệm về cách ứng xử văn hóa với tác phẩm báo chí chính luận
và đƣa ra một số giải pháp về việc nâng cao tính chính luận trong tác phẩm báo chí
và về hoạt động đào tạo phóng viên, nhà báo viết chính luận.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Một đóng góp rất lớn vào dòng chảy báo chí Việt Nam đang diễn ra sôi động
nhƣ hiện nay chính là nhờ sự xuất hiện của nhà báo chuyên viết mảng chính luận.
Các nhà báo này không chỉ có nhiệm vụ thông tin về sự thật mà còn phân tích, lý

12

giải, bàn luận, đánh giá những sự thật đó trên cơ sở của một thái độ rõ ràng nhằm
hƣớng dẫn, điều chỉnh dƣ luận. Vì lẽ đó, đối với các phóng viên, nhà báo, viết chính
luận là một công việc khó nhƣng không kém phần hấp dẫn. Và viết chính luận hay,
thể hiện “bản sắc” riêng lại càng đòi hỏi độ khó hơn. Do vậy, việc nghiên cứu
phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng, ngƣời đƣợc mệnh danh là “nhà
báo viết chính luận xuất sắc hiếm thấy trong những năm gần đây” mang một ý
nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Hiện nay, các tác phẩm báo chí chính luận trên báo in trong nƣớc đang rất
thiếu và yếu, bởi rất ít ngƣời gắn bó với thể loại này. Nếu có thì lại sa vào dễ dãi,

đôi lúc đôi chỗ có sự quá đà, không thống nhất và thiếu chuyên nghiệp. Vì thế, tìm
hiểu phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng cũng là một công việc có
ý nghĩa nghiệp vụ góp phần vào việc đào tạo và tự đào tạo nhà báo chính luận.
Luậ n văn là tà i liệ u tham khả o bổ ích và thú vị cho cá c cơ sở đà o tạ o bá o chí
– truyề n thông, cho sinh viên, các nhà báo và những ai quan tâm đến báo chí chính
luậ n nói chung, đến nhà báo Trầ n Bạ ch Đằ ng nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận
văn gồm 3 chƣơng:
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN VÀ TÁC
PHẨM BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN
CHƢƠNG 2: TÁC PHẨM BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN CỦA NHÀ BÁO TRẦN
BẠCH ĐẰNG
CHƢƠNG 3: HỌC CÁCH ỨNG XỬ VĂN HÓA VỚI TÁC PHẨM BÁO CHÍ
CHÍNH LUẬN TỪ NHÀ BÁO TRẦN BẠCH ĐẰNG






13

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN VÀ
TÁC PHẨM BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN
1.1. Một số khái niệm cơ bản về phong cách chính luận
1.1.1. Phong cách
Trƣớc hết, chúng ta tìm hiểu về thuật ngữ “phong cách”. Xƣa kia, ngƣờ i Hi
Lạp dùng từ “stylos” để ch ỉ một cái que đầu nhọn đầu tù . Ngƣờ i La Mã thì gọ i là
“stylus” cũ ng để chỉ cá i que đó , nhƣng đầ u nhọ n dù ng để viế t và đầ u tù dù ng để xó a

trên mộ t tấ m bả ng nhỏ có xoa sá p . Đế n ngƣờ i Phá p dù ng chƣ̃ “style” , nhƣng ban
đầ u chỉ có nghĩ a là nét chữ, sau dầ n có nghĩ a là bút pháp vớ i nhƣ̃ ng đặ c điể m ngôn
ngƣ̃ và văn thể . Và cuối cùng mới có nghĩa là “phong cách” nhƣ trong câu châm
ngôn “Phong cá ch là ngƣờ i” củ a Buyphông mà Má c đã có lầ n nhắ c đến [25, tr.481].
Từ điển tiếng Việt xuất bản năm 2000 định nghĩa “phong cách” là:
-“Những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên
cái riêng của một ngƣời hay của một loại ngƣời nào đó (nói tổng quát)”. Ví dụ:
Phong cách lao động mới. Phong cách lãnh đạo. Phong cách quân nhân. Phong
cách sống giản dị.
- Phong cách là những đặc điểm có tính chất hệ thống về tƣ tƣởng và nghệ
thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sỹ hay trong các sáng tác nói chung
thuộc về cùng một thể loại (nói tổng quát). Ví dụ: Phong cách của một nhà văn.
Phong cách văn học nghệ thuật.
- Phong cách là dạng của ngôn ngữ sử dụng trong những yêu cầu chức năng
điển hình nào đó, khác với những dạng khác về đặc điểm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ
âm. Ví dụ: Phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách chính luận, phong cách
ngôn ngữ nghệ thuật”.
Từ xƣa đến nay, thuật ngữ “phong cách” đƣợc dùng ở nhiều địa hạt nghiên
cứu khác nhau và cả trong giao tiếp đời thƣờng. Chẳng hạn, trong nghiên cứu văn
hóa, phong cách đƣợc dùng để chỉ những đặc điểm văn hóa mang tính dân tộc, thời
đại. Trong điêu khắc, hội họa, phong cách đƣợc dùng để biểu thị một cách thức,
trƣờng phái sáng tác. Trong nghệ thuật biểu diễn, phong cách đƣợc dùng để chỉ đặc

14

điểm về nghệ thuật trình bày. Trong thể thao, phong cách dùng để chỉ một lối chơi
trong thi đấu… Đặc biệt, trong lĩnh vực văn học, “phong cách” đƣợc sử dụng khá
nhiều và đƣợc nghiên cứu hết sức kỹ lƣỡng.
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” (1999): “Phong cách là quy luật thống
nhất các yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật, là một biểu hiện của tính nghệ thuật.

Không phải bất kỳ nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ những nhà văn nào có tài
năng có bản lĩnh mới có đƣợc phong cách riêng độc đáo. Cái nét riêng đó thể hiện ở
tác phẩm và đƣợc lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn làm ta có thể nhận
ra sự khác nhau giữa nhà văn này với nhà văn khác”.
Bàn về “phong cách” , nhà văn nổi tiếng thế giới M .Gorki cũng nêu quan
điểm: “Bạ n hã y giƣ̃ lấ y cá i gì là riêng củ a mình , làm sao cho nó phát triể n tƣ̣ do .
Lúc một ngƣời không có cái gì là riêng của mình thì phải thấy ở ngƣời đó chẳng có
gì hết” [25, tr. 483].
Nói tới phong cách bao giờ cũng dựa vào những nét đặc trƣng, tiêu biểu
nhất, độc đáo nhất. Tùy theo mỗi con ngƣời cụ thể, phong cách có thể tập trung thể
hiện ở bất kỳ đặc điểm nào hay một vài yếu tố nào đó trong tác phẩm của mình. Tuy
nhiên, cái vẻ riêng, độc đáo ấy không chỉ xuất hiện một lần mà phải xuất hiện
thƣờng xuyên, bền vững, đa dạng và luôn luôn đổi mới. Bên cạnh đó, phong cách
phải có phẩm chất thẩm mĩ, nghĩa là nó phải đem lại cho ngƣời đọc một sự hƣởng
thụ mĩ cảm dồi dào. Chính vì thế, “không phải nhà văn nào cũng có phong cách,
mặc dù xét cho cùng, nhà văn nào cũng có đặc điểm riêng” [25, tr. 483]. Vậy phong
cách đƣợc thể hiện nhƣ thế nào ? Có thể khẳng định : có bao nhiêu yếu tố trong tác
phẩ m thì có bấ y nhiêu chỗ cho phong cá ch thể hiệ n . Phong cách có thể biểu hiện ở
việc chọn đề tài, ở cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm, ở việc xây dựng, khắc họa
hình tƣợng nhân vật. Phong cách cũng biểu hiện ở thể loại, ở ngôn ngữ, ở phƣơng
thức diễn đạt .v.v… của tác giả.
Theo GS. Hà Minh Đức: “Vấn đề lý luận về phong cách thƣờng đƣợc vận
dụng quen thuộc trong phạm vi sáng tác nghệ thuật hơn là ở báo chí vì ở đây dấu ấn
sáng tạo của ngƣời viết in đậm nét. Và ở mức độ rõ rệt hơn là tính nhất quán của

15

một bản sắc đƣợc thể hiện trong một cấu trúc, một hệ thống những yếu tố về nội
dung và hình thức nghệ thuật” [18, tr. 102].
Nhƣ vậy, thuật ngữ phong cách là một khái niệm chung của nhiều địa hạt

khác nhau. Nó chỉ những đặc điểm riêng của con ngƣời trong các hoạt động, hành
động sống. Nó cũng có thể chỉ về hình thức và nội dung của từng sản phẩm trong
từng lĩnh vực hoạt động sáng tạo khác nhau mà ở đó dấu ấn cá nhân tác giả đƣợc
thể hiện đậm nét [51, tr.19].
1.1.2. Chính luận
Hiện nay, đang tồn tại một số khái niệm liên quan đến chính luận:
Từ điển tiếng Việt 1992 định nghĩa hết sức ngắn gọn: “Chính luận là bàn
luận các vấn đề chính trị”.
Theo PGS. Lê Xuân Thại: “Chính luận là loại văn bản trình bày ý kiến về
những vấn đề thời sự nóng hổi trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”
[20, tr.62].
Theo TS.Trần Quang Hải: “Chính luận là bàn về chính trị, là hoạt động trí
tuệ trong hoạt động tƣ duy của ngƣời viết”
1
.
Bên cạnh đó, một tài liệu của Thƣ viện tƣ liệu giáo dục Lâm Đồng lại cho
rằng: “Chính luận là khái niệm chỉ một phong cách ngôn ngữ văn bản nhằm trình
bày những quan điểm chính trị của một đảng phái, đoàn thể, những tuyên bố, tuyên
ngôn của các nguyên thủ quốc gia, những bài xã luận nêu rõ lập trƣờng, quan điểm
chính trị,…”
2
.
Còn cố nhà bá o Hoà ng Tù ng thì chú trọng đến chữ “luận” trong từ “chính
luận”: “Luậ n là hƣớ ng dẫ n tƣ tƣở ng , hƣớ ng dẫ n suy nghĩ , phân tích tình hì nh , sƣ̣
kiệ n trên mộ t dò ng biế n đổ i, phát triển không ngừng” [23, tr.14].
Nhƣ vậy, cách hiểu về chính luận vẫn chƣa đƣợc thống nhất. Có ngƣời quan
niệm chính luận chỉ thuần túy là vấn đề chính trị; có ngƣời lại bó hẹp khái niệm này


1

Đề cương bài giảng môn Báo chí chính luận, Trƣờng Cao đẳng PT-TH II, tháng 09/2011, tr.3

2
Nguồn: .

16

ở phƣơng diện phong cách ngôn ngữ; có ngƣời khẳng định nó là loại văn bản trình
bày ý kiến .v v.
Từ những khái niệm trên, chúng tôi xin tạm đƣa ra quan niệm về chính luận
nhƣ sau: Chính luận là loại văn bản bàn luận đến các vấn đề thời sự nóng hổi, bức
xúc của đời sống xã hội thu hút sự quan tâm, theo dõi của đông đảo công chúng,
đồng thời hướng công chúng có suy nghĩ đúng, nhận thức đúng và hành động đúng.
1.1.3. Phong cách chính luận
Khi phân chia phong cách chức năng tiếng Việt, đa số các nhà nghiên cứu
đều thống nhất coi phong cách chính luận là một phong cách độc lập trong hệ thống
các phong cách chức năng (bao gồm: phong cách khẩu ngữ, phong cách văn
chƣơng, phong cách chính luận, phong cách khoa học, phong cách hành chính).
Tác giả Đinh Trọng Lạc, trong cuốn “Phong cách học văn bản” định nghĩa:
“Phong cách chính luận là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó
thể hiện vai của ngƣời tham gia giao tiếp trong lĩnh vực chính trị - xã hội. Nói cụ
thể hơn, đó là vai nhà lãnh đạo, nhà hoạt động chính trị xã hội, đảng viên, đoàn
viên… Tất cả những ai tham gia các hoạt động động viên, tuyên truyền, giáo dục về
mặt chính trị - xã hội”. Ở định nghĩa này, đối tƣợng của phong cách chính luận
đƣợc đề cập rất rộng, bao gồm tất cả những ai tham gia vào hoạt động chính trị xã
hội.
Tác giả Hữu Đạt trong cuốn “Phong cách học và các phong cách chức năng
tiếng Việt” định nghĩa: Phong cách chính luận là phong cách đƣợc dùng để bày tỏ
thái độ, quan điểm của ngƣời viết (nói) về một vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực chính
trị, xã hội nhằm lôi kéo ngƣời đọc (nghe) về phía mình, hành động theo mình. Cũng

theo tác giả, mục đích của phong cách chính luận là tạo một loại văn bản có tác
dụng lôi kéo đƣợc ngƣời tham gia giao tiếp. Mọi phƣơng tiện ngôn ngữ phải đƣợc
huy động, tập trung vào mục đích ấy.
Trong giáo trình “Ngôn ngữ báo chí”, tác giả Vũ Quang Hào cũng đồng ý
với cách phân chia phong cách chức năng thành năm phong cách nhƣ đã nêu trên và

17

nhấn mạnh: “Xét từ phƣơng diện truyền thông thì chỉ có phong cách khoa học,
phong cách hành chính và phong cách chính luận là đáng chú ý hơn cả” [20, tr.55].
Nhƣ vậy có thể khẳng định: phong cách chính luận được dùng trong văn bản
chính luận để bày tỏ chính kiến của tác giả về một vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực
chính trị, xã hội nhằm tạo dư luận xã hội và định hướng dư luận xã hội.
Không phải nhà viết chính luận nào cũng có phong cách. Chỉ những ai có
bản lĩnh, có tài năng thực sự, biết sử dụng các phƣơng tiện hình thức trong một thể
thống nhất theo một kiểu riêng, độc đáo để thể hiện một cách hiệu quả điều muốn
nói mới tạo ra phong cách. Cái “riêng”, cái “độc đáo” của tác giả phải thể hiện trong
tác phẩm với sự bền vững, nhất quán ở tất cả các yếu tố cấu thành nên nó và lặp đi,
lặp lại trong nhiều tác phẩm, tạo nên đặc trƣng phong cách mà chỉ tác giả đó mới
có.
1.1.4. Phong cách ngôn ngữ chính luận trong tác phẩm báo chí
Căn cứ vào giáo trình “Ngôn ngữ báo chí” của tác giả Vũ Quang Hào thì
phong cách ngôn ngữ chính luận trong tác phẩm báo chí đƣợc xem xét dựa trên ba
đặc điểm:
Thứ nhất là về phương tiện từ ngữ. Đó là sự có mặt của lớp từ ngữ chính trị.
Nội dung của lớp từ ngữ này luôn thể hiện lập trƣờng và quan điểm cách mạng, về
từng vấn đề cụ thể của đời sống xã hội nhằm tuyên truyền, giải thích chủ trƣơng,
đƣờng lối, chính sách v.v Do vậy, phong cách chính luận đòi hỏi ngƣời dùng từ
ngữ chính trị phải luôn tỏ rõ lập trƣờng, quan điểm và tình cảm cách mạng của
mình. Ngôn ngữ của tác phẩm chính luận đăng tải trên báo chí là ngôn ngữ giàu tính

lý luận kết hợp với biểu cảm. “Đó là sự tán thƣởng và niềm vui sƣớng, lòng căm thù
và sự tức giận, trầm tƣ và âu yếm. Đó là sức hấp dẫn trong việc phân tích sự kiện và
đánh giá chính trị về các sự kiện đó”. Cũng theo PGS.TS Vũ Quang Hào, “để tăng
mức dễ hiểu cho quần chúng, tăng sức hấp dẫn, trong một số văn bản chính luận tác
giả có thể khéo léo sử dụng thành ngữ, tục ngữ, mƣợn những chuyện có sẵn trong
sử sách, những phong dao, ngạn ngữ hoặc truyền thuyết dân gian để làm nổi bật vấn
đề định viết” [20, tr.63-64].

18

Thứ hai là về phương tiện cú pháp. PGS.TS Vũ Quang Hào cho rằng, “Đối
với phong cách chính luận có thể cho phép viết những câu mà xét về mặt hình tuyến
là những câu có độ dài lớn, ở đó chứa đựng nhiều ý có quan hệ qua lại với nhau,
bảo đảm cho lập luận logic, chặt chẽ” [20, tr.64]. Mặt khác, theo tác giả, những câu
nghi vấn và câu cảm thán xuất hiện trong một văn bản chính luận là đặc trƣng về cú
pháp của phong cách này. Đặc biệt là tần số xuất hiện khá cao của câu nghi vấn.
Tiếp theo sẽ là câu khẳng định hoặc phủ định để tăng sức lập luận, giảng giải cho
vấn đề mà ngƣời viết đặt ra.
Thứ ba là về phương pháp diễn đạt. PGS.TS Vũ Quang Hào khẳng định,
“đặc điểm nổi bật trong diễn đạt của phong cách này là tính chất chiến đấu bảo vệ
chân lý cách mạng cho nên căn cứ lý luận đƣa ra phải chặt chẽ, logic [20, tr.65].
Mặt khác, “tính đại chúng là một yêu cầu bắt buộc, một nguyên tắc diễn đạt văn bản
chính luận. Bởi vì suy cho cùng mục đích của văn bản chính luận là phân tích, giảng
giải để quần chúng nhận thức đúng đƣợc vấn đề, từ đó họ có hành động đúng đối
với những vấn đề đó” [20, tr.65].
Ở đặc điểm này, PGS.TS Vũ Quang Hào cũng lƣu ý đến tính chất đơn diện
của ngôn ngữ chính luận. Nó không phải là biểu hiện của sự nghèo nàn, mà ngƣợc
lại, “tạo điều kiện cho nhà chính luận diễn đạt sự bình giá, cảm xúc, sự suy tƣ đối
với đề tài một cách trực tiếp và thẳng thắn, gây đƣợc những hiệu quả có khi còn
vƣợt cả tác phẩm văn học” [20, tr.66].

Cuối cùng, tác giả cuốn “Ngôn ngữ báo chí” kết luận rằng, nhờ nghiên cứu
về đặc điểm thứ ba này, chúng ta có thể nhận ra những nét riêng trong phong cách
diễn đạt của từng tác giả chính luận.
Nhƣ đã khẳng định ở trên: Có bao nhiêu yếu tố trong tác phẩm thì có bấy
nhiêu chỗ cho phong cách thể hiện. Cùng với cách chọn đề tài, cách trình bày luận
điểm, luận chứng, cách thể hiện quan điểm, chính kiến, cách kết cấu tác phẩm…,
ngôn ngữ là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cách chính luận của nhà báo.
1.2. Nhận diện phong cách chính luận qua tác phẩm báo chí chính luận
1.2.1. Nhận diện tác phẩm báo chí chính luận

19

Khi xem xét một tác phẩm báo chí, ngƣời ta thƣờng quan tâm đến hai
phƣơng diện chủ yếu của nó là nội dung và hình thức. Hai phƣơng diện này gắn bó
hữu cơ, chi phối lẫn nhau để tạo nên chất lƣợng chung của tác phẩm báo chí [34,
tr.8]. Vì vậy, nhận diện tác phẩm báo chí chính luận nghĩa là nhận diện về hai đặc
điểm: nội dung và hình thức.
Hiện nay, các nhà lý luận, nghiên cứu đều thống nhất đƣa các tác phẩm báo
chí vào trong các nhóm thể loại báo chí để dễ khu biệt. Chẳng hạn, năm 2004, tác
giả Đinh Hƣờng chia ra ba nhóm thể loại chính: Nhóm các thể loại báo chí thông
tấn, Nhóm các thể loại báo chí chính luận, Nhóm các thể loại chính luận nghệ
thuật
3
. Năm 2005, trong cuốn Các thể loại báo chí chính luận, tác giả Trần Quang
có cách phân chia ngắn gọn hơn: Nhóm thông tấn, Nhóm chính luận, Nhóm chính
luận – nghệ thuật. Năm 2007, trong cuốn Những vấn đề của báo chí hiện đại,
nhóm tác giả Hoàng Đình Cúc – Đức Dũng cũng phân chia thành ba nhóm: Nhóm
các thể loại Thông tấn báo chí, Nhóm các thể loại Chính luận báo chí và Nhóm các
thể loại Tài liệu – nghệ thuật. Tuy cách gọi tên và cách phân chia các nhóm thể loại
báo chí vẫn chƣa thống nhất nhƣng một điều không thể phủ nhận: tác phẩm báo chí

chính luận thuộc nhóm thể loại báo chí chính luận, bao gồm các bài xã luận, bình
luận, chuyên luận, bài phê bình
Xét về nội dung: Tác phẩm báo chí chính luận đề cập đến mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội. Chất lƣợng thông tin trong tác phẩm báo chí chính luận chủ yếu là
thông tin lý lẽ, dùng lý lẽ soi vào sự kiện, hiện tƣợng để giúp công chúng hiểu sự
thật, hƣớng họ đến hành động tích cực, phù hợp với mong muốn của tác giả. Khi
xem xé t , đá nh giá hay bình luậ n mộ t sƣ̣ kiệ n , vấ n đề nà o đó đò i hỏ i ngƣờ i viế t
không chỉ nêu hiệ n tƣợ ng bên ngoà i mà cò n chỉ ra nguyên nhân và bả n chấ t củ a mố i
quan hệ bên trong củ a vấ n đề đó . Thái độ, quan điể m, chính kiến của ngƣời viết
cũng phải thể hiện rõ ràng , công khai trƣớ c vấ n đề mà mình nêu ra . Đặc biệt trƣớc
nhƣ̃ ng vấ n đề xã hộ i phƣ́ c tạ p , ngƣờ i viế t phả i có nhƣ̃ ng đề đạt, gợ i mở , hƣớ ng dẫ n


3
TS.Đinh Hƣờng, Luận bàn về thể loại báo chí, Tạp chí Ngƣời làm báo, tháng 2/2004

20

để tháo gỡ vấn đề. Điề u nà y thể hiệ n tính xây dƣ̣ ng, lƣơng tâm nghề nghiệ p và trá ch
nhiệ m xã hộ i củ a nhà bá o.
Xét về hình thức: Kết cấu tác phẩm báo chí chính luận hết sức chặt chẽ với
những luận điểm, luận chứng thuyết phục trong mạch tƣ duy nhất quán để lý giải
vấn đề. Bên cạnh đó, ngôn ngữ giàu tính luận kết hợp với biểu cảm cũng làm tăng
sức hấp dẫn cho tác phẩm báo chí chính luận.
1.2.2. Hoàn cảnh xuất hiện tác phẩm báo chí chính luận
a.Sự đổi mới toàn diện của xã hội trong đó có đổi mới báo chí
Vào cuối những năm 70 đến giữa những năm 80 của thế kỷ XX, do nhiều
nguyên nhân, chủ yếu là do những sai lầm mang nặng tính chủ quan, duy ý chí
trong nhiều chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về cải tạo xã hội chủ
nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo một mô hình cũ đã lỗi thời, đất nƣớc ta đã

lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Sản xuất nông – công nghiệp
đình đốn. Lƣu thông, phân phối ách tắc. Lạm phát ở mức ba con số. Đời sống của
các tầng lớp nhân dân sa sút chƣa từng thấy. Ở thành thị, lƣơng tháng của công
nhân viên chức chỉ đủ sống 10-15 ngày. Ở nông thôn, vào lúc giáp hạt có tới hàng
triệu gia đình nông dân thiếu ăn. Tiêu cực xã hội lan rộng. Lòng dân không yên.
Tình hình diễn biến tới mức, vào khoảng từ cuối năm 1985 đến cuối năm
1986, nghĩa là sau thất bại của cuộc điều chỉnh giá – lƣơng – tiền, đại đa số quần
chúng nhân dân cảm thấy không thể tiếp tục sống nhƣ cũ đƣợc nữa; đồng thời các
cơ quan lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nƣớc cũng thấy rõ không thể tiếp tục
duy trì những chủ trƣơng, chính sách đã lỗi thời hoặc chỉ thay đổi có tính chất chắp
vá, nửa vời.
Trong bối cảnh đó Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta đã từng bƣớc thử nghiệm
tìm tòi con đƣờng đổi mới để đƣa đất nƣớc phát triển. Từ ngày 15 đến ngày 18
tháng 12 năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt
Nam đã diễn ra tại Hội trƣờng Ba Đình, Hà Nội. Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự
thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nghiêm
khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của mình, khẳng định những mặt làm đƣợc, phân tích

21

những sai lầm, khuyết điểm, rút ra bốn bài học kinh nghiệm lớn và đề ra đƣờng lối
đổi mới toàn diện, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, mở ra bƣớc ngoặt mới
trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Đại hội khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh
thần cách mạng và khoa học, vạch rõ hai nhiệm vụ chiến lƣợc là xây dựng thành
công CNXH và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN; bổ sung và sửa đổi một số điểm
trong điều lệ Đảng. Đại hội nhận rõ tình hình kinh tế, xã hội nƣớc ta đang trải qua
những khó khăn gay gắt; sản xuất tăng chậm; hiệu quả sản xuất và đầu tƣ thấp; phân
phối lƣu thông có nhiều rối ren Đại hội cũng thẳng thắn nhìn nhận nguyên nhân
xuất phát từ nhiều sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bƣớc đi về xây dựng cơ

sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế.
Từ thực tiễn, Đại hội nêu lên những bài học quan trọng. Đó là việc lấy dân
làm gốc, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động; tôn trọng và
hành động theo quy luật khách quan; biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức
mạnh của thời đại trong điều kiện mới và xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ
chính trị của một Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã
hội chủ nghĩa.
Đƣờng lối đổi mới đƣợc Đại hội nêu rõ, đó là đổi mới toàn diện. Trƣớc hết là
đổi mới cơ cấu kinh tế, tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt
trận hàng đầu, đƣa nông nghiệp một bƣớc tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”;
thực hiện ba chƣơng trình kinh tế bao gồm chƣơng trình lƣơng thực, thực phẩm,
hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế… Bên cạnh đó, Đại
hội VI cũng nhấn mạnh, Đảng phải đổi mới về nhiều mặt nhƣ đổi mới tƣ duy, trƣớc
hết là tƣ duy kinh tế; đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách
lãnh đạo và công tác.
Đại hội lần thứ VI của Đảng – Đại hội mở đầu của sự đổi mới toàn diện ở
Việt Nam, trong đó có đổi mới báo chí. Khoảng thời gian kéo dài hơn 10 năm trì trệ
trong cơ chế quan liêu và bao cấp (1975-1986) đã khiến cho hầu hết các tờ báo từ

22

Bắc chí Nam đều rơi vào lối làm báo “xơ cứng”, thiên về chính trị hơn là kinh tế -
xã hội, nặng về tuyên truyền hơn là thông tin. Nội dung các tờ báo trong thời kỳ này
mang tính chất duy ý chí, áp đặt một chiều từ trên xuống. Vì vậy, tin tức nghèo nàn,
chỉ mang tính lễ tân và công thức. Bài vở thƣờng chỉ chú trọng mặt thành tích, luôn
né tránh những mặt trái hay những chuyện tiêu cực. Báo chí cũng “rất ít khi đăng
những ý kiến phản hồi của độc giả, nhất là những ý kiến phê phán hoặc đặt lại vấn
đề đối với các chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc” [30, tr.232].
Bƣớc vào thời kỳ đổi mới của đất nƣớc, báo chí thực sự đã đổi mới trên

nhiều mặt cơ bản. Trƣớc hết là đổi mới thông tin và chuyển từ lối làm báo thời quan
liêu bao cấp sang lối làm báo đặt nền tảng trên nguyên tắc dân chủ hóa và công khai
hóa. Theo TS.Trần Hữu Quang, Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ là hai tờ báo tiên
phong đổi mới, kéo theo một loạt tờ báo khác sau này đã “từng bƣớc thể nghiệm và
dấn thân vào lối làm báo, lối viết báo mới” [30, tr.233]. Kể từ lúc ấy, các nhà báo –
chủ thể truyền thông, cũng thay đổi nhận thức của mình trong việc cung cấp thông
tin trên báo chí. Họ đổi mới cách thông tin và cách phản ánh những vấn đề nóng của
xã hội. Họ nhìn thẳng vào sự thật, thông tin sự thật, dùng ngòi bút chiến đấu và
không tránh né những vấn đề gai góc của cuộc sống, bỏ hẳn cách đƣa tin khuôn sáo,
làm cho tờ báo thực sự là tiếng nói của Đảng, Nhà nƣớc và các đoàn thể quần
chúng, đồng thời là diễn đàn của nhân dân.
b.Đổi mới báo chí làm gia tăng chất chính luận trong tác phẩm báo chí
Đổi mới thông tin trên báo chí tức là đổi mới nội dung và hình thức thông tin
thông qua một văn bản truyền thông đƣợc gọi là tác phẩm báo chí. Muốn có đƣợc
tác phẩm báo chí hay, thỏa mãn yêu cầu của công chúng trong thời kỳ mới, giúp
công chúng có những định hƣớng thông tin đúng thì nhà báo phải tìm đến một cách
viết mới thể hiện sâu sắc quan điểm, thái độ, lập trƣờng trƣớc những vấn đề nóng
bỏng của đời sống chính trị xã hội. Tác phẩm báo chí chính luận là sự lựa chọn phù
hợp và đúng đắn nhất của các nhà báo trong hoàn cảnh ấy.
Cần nói thêm rằng, không phải đến khi đất nƣớc bƣớc vào công cuộc đổi mới
năm 1986 dẫn đến yêu cầu tất yếu: báo chí phải đổi mới, thì mới xuất hiện nhà báo

23

viết chính luận. Sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ, báo chí Việt Nam (thời đó chủ yếu là báo in và phát
thanh) đã đăng tải nhiều bài xã luận, bình luận có tiếng vang và đi vào lòng ngƣời,
chứng tỏ phong cách này đã đƣợc sử dụng hiệu quả và có sức tác động lớn. Tuy
nhiên, kể từ khi đất nƣớc hòa bình đến giai đoạn trƣớc đổi mới, “báo chí thiên về
thông tin một chiều, ít có những ý kiến luận bàn, trao đổi, tranh luận về những vấn

đề xã hội” [17, tr.44]. Trên trang nhất ngày 31 tháng 8 năm 1986, bài xã luận của tờ
Sài Gòn Giải Phóng đã thẳng thắn thừa nhận: “Đáng tiếc là từ nhiều năm qua, do
đắm chìm trong lối làm báo hành chính quan liêu và do nhiều lý do khác, việc phê
bình công khai trên báo đã bị xem nhẹ”. Và tờ báo cam kết sẽ “nỗ lực khắc phục
căn bệnh làm báo quan liêu, thông tin nghèo nàn, một chiều, công thức, mà chúng
tôi đã mắc phải trong nhiều năm qua và đã tự phê bình trên báo” [30, tr.234].
Sự khởi sắc của báo chí cách mạng Việt Nam từ sau Đại hội VI của Đảng
đƣợc thể hiện sinh động ở hai nội dung có tính định hƣớng quan trọng: vừa biểu
dƣơng, cổ vũ những nhân tố mới nảy sinh trong công cuộc đổi mới đất nƣớc, vừa
tích cực đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu và các tệ nạn xã hội.
Tháng 5 năm 1987, chuyên mục “Những việc cần làm ngay” ký tên N.V.L
trên trang nhất báo Nhân dân đã chính thức mở đầu cho dòng báo chí chính luận
thời kỳ đổi mới. 31 bài báo xuyên suốt chuyên mục này đƣợc đánh giá là “những
tác phẩm báo chí chính luận tiêu biểu với bố cục thông tin và cách viết đặc thù, vừa
vận dụng sức mạnh trong tính chiến đấu sắc bén của thể loại chính luận, vừa có sắc
thái riêng biệt của một chuyên mục mang tính chỉ đạo kêu gọi. Tất cả đều xuất phát
từ phong cách viết khá mới (qua ngôn ngữ, cú pháp, diễn đạt…) cùng với vị thế đặc
biệt của tác giả lúc bấy giờ là cố Tổng Bí thƣ Nguyễn Văn Linh, ngƣời đang giữ vai
trò lãnh đạo công cuộc đổi mới” [1, tr.106].
Kể từ đó đến nay, một loạt tên tuổi gắn liền với các tác phẩm báo chí chính
luận đã tạo nên một phong cách riêng – phong cách chính luận trong làng báo nhƣ
Hoàng Tùng, Hữu Thọ, Trần Bạch Đằng…

24

1.2.3. Vai trò của tác phẩm báo chí chính luận trong đời sống báo chí và
đời sống xã hội
Trong đời sống báo chí nƣớc nhà, tác phẩm báo chí chính luận giữ vai trò hết
sức quan trọng, góp phần tạo thƣơng hiệu cho tòa soạn báo, cơ quan báo chí. Với
mục đích thuyết phục công chúng, giúp công chúng hiểu sự thật bằng luận cứ, luận

chứng và lý lẽ, tác phẩm báo chí chính luận đã trở thành tiếng nói mạnh mẽ nhất, có
sức lay động, lan tỏa đến các tầng lớp nhân dân. Chẳng hạn, bài xã luận đƣợc coi là
“bài báo quan trọng nhất trong một số báo, nêu lập trƣờng, quan điểm của một tờ
báo về một vấn đề quan trọng nào đó” [31; tr.155]. Nó thƣờng xuất hiện trƣớc một
biến cố hay một chủ trƣơng hành động lớn có tác động đến toàn xã hội. Còn bài
bình luận không nhất thiết phải đề ra các nhiệm vụ chính trị, chỉ thị để hành động
nhƣng lại “giữ vai trò là hạt nhân vì nó đã thể hiện sinh động nhất những đặc điểm
cơ bản của cả nhóm” [2; tr.291]. Nó giải thích, đánh giá, phân tích về những sự thật
tiêu biểu của đời sống đang cần đƣợc làm sáng tỏ và đƣợc định hƣớng.
Nhận xét về vai trò của tác phẩm báo chí chính luận trong đời sống báo chí
có ý kiến cho rằng: “Mỗi tòa soạn, mỗi cơ quan báo, đài nếu không bồi dƣỡng, đào
tạo đƣợc vài ba cây viết chính luận vững vàng thì rất khó có thể thể hiện bản sắc
riêng. Ở góc độ khác, cơ quan báo đài nào không có những cây viết chính luận đi
sâu phản ánh trung thực và kịp thời các mũi nhọn của cuộc sống đƣơng đại thì tên
tuổi của cơ quan báo đài đó sẽ mờ nhạt dần trong công chúng”
4
.
Sau hơn hai mƣơi năm đổi mới, dòng báo chí chính luận đã trở thành vũ khí
sắc bén trên mặt trận tƣ tƣởng, văn hóa. Với vai trò phản biện xã hội, các tác phẩm
báo chí chính luận đã bám sát những bƣớc tiến của đất nƣớc trong công cuộc đổi
mới: Từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, đến thời mở cửa, rồi hội nhập.
Theo thời gian và vận hội mới, báo chí chính luận nói riêng, báo chí Việt Nam nói
chung ngày càng hiện đại hơn, nội dung và hình thức thể hiện chuyên nghiệp hơn.


4
Nguồn: />phat-thanh-truy%E1%BB%81n-hinh/

25


Trong đời sống xã hội, tác phẩm báo chí chính luận đã thực sự thể hiện đƣợc
vai trò đắc lực của mình trên khắp các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội
Nó góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền quan điểm, đƣờng lối của Đảng;
chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; phát hiện và phản ánh tâm tƣ, nguyện vọng của
quần chúng nhân dân; nêu lên những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội; tích cực
tham gia đấu tranh, chống tiêu cực, tham nhũng, quan liêu, lãng phí và suy thoái
đạo đức, lối sống. Chính những tác phẩm báo chí chính luận với mục tiêu hƣớng
dẫn nhận thức và hành động của công chúng, với nội dung thông tin chân thật, có
sức thuyết phục cao đã tạo lòng tin nơi nhân dân và trở thành diễn đàn “của dân, do
dân và vì dân”.
1.2.4.Trần Bạch Đằng – một trong những cây bút chính luận xuất sắc của nền
báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới
86 năm đồng hành cùng lịch sử dân tộc, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã
sản sinh ra những nhà báo ƣu tú, những bậc thầy về báo chí nhƣ Nguyễn Ái Quốc -
Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Cừ, Trƣờng Chinh, Xuân Thủy v.v Kể từ đó đến nay,
nhiều lớp thế hệ nhà báo tiếp nối vẫn phát huy đƣợc truyền thống vẻ vang, kiên định
lập trƣờng chính trị, trung thành với lý tƣởng cách mạng, ý thức sâu sắc về trách
nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo, chiến đấu không mệt mỏi vì nhân
dân, vì lẽ phải, vì những điều nhân văn, tốt đẹp.
Là một trong những ngƣời con ƣu tú của nền báo chí cách mạng Việt Nam,
Trần Bạch Đằng đã cho thấy một diện mạo riêng của một trong những cây bút chính
luận sắc sảo, tràn đầy tâm huyết trong thời kỳ đổi mới. Nếu nhƣ nhà báo Hoàng
Tùng chủ yếu viết xã luận, bình luận trên tờ Nhân dân, trong đó “một số bài xã luận
của ông mang tính chuẩn mực về thể loại”; nhà báo Hữu Thọ tạo phong cách riêng
qua những tiểu phẩm báo chí thì nhà báo Trần Bạch Đằng viết ở nhiều lĩnh vực,
đăng ở nhiều tờ báo khắp trong Nam ngoài Bắc. Ở lĩnh vực nào, ông cũng chứng tỏ
mình là cây viết chính luận xuất sắc.
Xứng đáng với danh hiệu Nhà báo – chiến sỹ, mỗi bài viết của Trần Bạch
Đằng nhƣ “những mũi tên bắn vào sự trì trệ, tiêu cực và làm cho những vấn đề ông

×