Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự , Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 152 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
======



TRẦN XUÂN THÂN




PHONG CÁCH HÀI TRONG CÁC TIỂU PHẨM
BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI QUA BA NHÀ BÁO LÝ SINH
SỰ, LÊ THỊ LIÊN HOAN, THẢO HẢO







LUẬN VĂN THẠC Sĩ KHOA HỌC BÁO CHÍ












HÀ NỘI, 2006

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ
======



TRẦN XUÂN THÂN



PHONG CÁCH HÀI TRONG CÁC TIỂU PHẨM
BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI QUA BA NHÀ BÁO LÝ SINH
SỰ, LÊ THỊ LIÊN HOAN, THẢO HẢO

( KHẢO SÁT TRÊN BÁO LAO ĐỘNG, AN NINH THẾ GIỚI CUỐI
THÁNG, THỂ THAO &VĂN HOÁ, TỪ 2002 ĐẾN 2005)




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BÁO CHÍ
MÃ SỐ: 60.32.01




NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS. TS. NGUYỄN THỊ MINH THÁI






HÀ NỘI, 2006

MỤC LỤC

NỘI DUNG
Trang
1. Lý do chọn đề tài:
1
2. Lịch sử nghiên cứu:
3
3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu đề tài:
4
4. Phương pháp nghiên cứu:
4
5. Phạm vi nghiên cứu:
5
6. Kết cấu của Luận văn:
5
CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
PHONG CÁCH VÀ TIỂU PHẨM BÁO CHÍ
6
1. 1. Khái niệm về phong cách ngôn ngữ và phong cách ngôn ngữ báo
chí

6
1.1.1. Phong cách và phong cách ngôn ngữ
6
1.1.2. Phong cách ngôn ngữ báo chí
10
1.1.2.1. Khái niệm:
10
1.1.2.2. Đặc điểm
12
1.2. Quan niệm về tiểu phẩm và tiểu phẩm trên báo chí
18
1.2.1. Quan niệm về tiểu phẩm
18
1.2.2. Tiểu phẩm trên báo chí
24
1.3. Tác động của tiểu phẩm báo chí đối với xã hội
31
CHƢƠNG II: NỘI DUNG PHẢN ÁNH VÀ PHONG CÁCH VIẾT
TIỂU PHẨM BÁO CHÍ HÀI HƢỚC CỦA LÝ SINH SỰ,
LÊ THỊ LIÊN HOAN, THẢO HẢO

35
2.1. Những nội dung cơ bản mà các tiểu phẩm của ba nhà báo
36
2.1.1. Lý Sinh Sự:
37
2.1.1.1. Về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước:
38
2.1.1.2. Về kinh tế:
38

2.1.1.3.Về dân số:
40
2.1.1.4. Về tham nhũng
41
2.1.1.5. Về vệ sinh môi trường
43
2.1.1.6. Về giáo dục
43
2.1.1.7. Về văn hoá:
45
2.1.2. Lê Thị Liên Hoan
48
2.1.2.1. Về Kinh tế
49
2.1.2.2. Về văn hoá nghệ thuật:
51
2.1.2.3. Về giáo dục:
53
2.1.2.4. Về giao thông:
55
2.1.2.5. Về bảo tồn văn hoá truyền thống, tín ngưỡng:
56
2.1.2.6. Về luật pháp:
57
2.1.3. Thảo Hảo
58
2.1.3.1. Về văn hoá văn nghệ:
58
2.1.3.2. Về giáo dục
58

2.1.3.3. Về kinh tế:
60
2.1.3.4. Các vấn đề khác
61
2.2. Phong cách hài hƣớc qua các tiểu phẩm của ba nhà báo
61
2.2.1. Nghệ thuật đặt tên (rút tít) tiểu phẩm:
62
2.2.1.1. Lý Sinh Sự:
62
2.2.1.2. Lê Thị Liên Hoan:
65
2.2.1.3. Thảo Hảo:
67
2.2.2. Phƣơng pháp dẫn chuyện trong tiểu phẩm:
68
2.2.1.1. Lý Sinh Sự:
68
2.2.1.2. Lê Thị Liên Hoan:
69
2.2.1.3. Thảo Hảo:
70
2.2.3. Ngôn ngữ tiểu phẩm:
71
2.2.3.1. Lý Sinh Sự:
71
2.2.3.2. Lê Thị Liên Hoan:
73
2.2.3.3. Thảo Hảo:
75

2.2.4. Đặc điểm kết cấu:
76
2.2.4.1. Lý Sinh Sự:
77
2.2.4.2. Lê Thị Liên Hoan:
79
2.2.4.3. Thảo Hảo:
80
2.2.5. Cái tôi tác giả trong tiểu phẩm:
81
2.2.5.1. Lý Sinh Sự:
81
2.2.5.2. Lê Thị Liên Hoan:
82
2.2.5.3. Thảo Hảo:
83
2.3. Chất hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại của ba nhà báo

84
CHƢƠNG III: HIỆU QUẢ THÔNG TIN TỪ BA PHONG CÁCH
HÀI CỦA BA NHÀ BÁO: LÝ SINH SỰ,
LÊ THỊ LIÊN HOAN, THẢO HẢO


92
3.1. Tiểu phẩm tạo ra tiếng cƣời vì sự phát triển xã hội:
92
3.2. Hiệu quả đặc biệt của các tiểu phẩm báo chí của Lý Sinh Sự, Lê
Thị Hiên Hoan, Thảo Hảo
94

3.2.1. Lý Sinh Sự
94
3.2.1.1. Một vài nét tác giả
95
3.2.1.2. Về hiệu quả xã hội của tiểu phẩm báo chí của Lý Sinh Sự:
98
3.2.2. Lê Thị Liên Hoan:
107
3.2.2.1. Một vài nét về tác giả:
108
3.2.2.2. Những đóng góp của tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan với sự phát
triển xã hội:
110
3.2.3. Thảo Hảo
114
3.2.3.1. Một vài nét về tác giả
114
3.2.3.2. Về hiệu quả xã hội của tiểu phẩm Thảo Hảo
116
PHẦN KẾT LUẬN
1. Một số nhận xét rút ra từ kết quả nghiên cứu
123
123
2. Những đặc trƣng riêng về phong cách viết tiểu phẩm hài của Lý
Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo
125
2.1. Lý Sinh Sự
125
2.2. Lê Thị Liên Hoan
126

2.3. Thảo Hảo
127
3. Một số bài học rút ra từ theo phong cách hài của ba nhà báo

128



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Báo chí từ khi ra đời và phát triển đến nay luôn vận động trong sự đổi
mới cả nội dung và hình thức thể hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày
càng cao của công chúng. Điều đó làm hình thành một hệ thống thể loại với
nhiều thể loại khác nhau. Trong đó, mỗi thể loại có cách thức riêng, lợi thế
riêng trong việc phản ánh hiện thực khách quan. Đồng thời, nó cũng làm xuất
hiện những tác giả, nhà báo không ngừng sáng tạo trong việc sử dụng thể loại
báo chí với ngôn ngữ, giọng điệu mang đặc trưng riêng của mình để tạo ra
những tác phẩm báo chí luôn tươi mới cả về thông tin thời sự, cả về phong
cách thể hiện nhằm hấp dẫn công chúng. Sự nỗ lực của bản thân và thực tiễn
thành quả báo chí mang lại cho con người, cho cách mạng đã khiến Đảng, Nhà
nước ta xác định:" Báo chí nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan
ngôn luận của các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn
đàn của nhân dân"[52; 19]. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng
nhấn mạnh vai trò quan trọng và tác động to lớn của báo chí đối với xã hội: Tờ
báo chỉ là giấy trắng mực đen mà thôi. Nhưng với giấy trắng mực đen ấy,
người ta có thể viết những bức tối hậu thư, người ta có thể viết những bức thư
yêu đương… Một tờ báo có ảnh hưởng trong dân chúng rất mạnh, có thể giúp
chính phủ rất nhiều… Đối với những người viết báo, cái bút là vũ khí sắc bén,

bài báo là tờ hịch cách mạng. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước,
nền kinh tế thị trường cũng đặt ra cho báo chí nhiều cơ hội và thách thức. Đó
là bên cạnh những mặt tích cực thì cũng có không ít vấn đề tiêu cực đặt ra:
tiền tài, địa vị, quyền lực, danh, lợi,… đang làm không ít người bị thoái hoá
biến chất, suy giảm đạo đức, xa rời lý tưởng, chạy theo lối sống cơ hội, thực

2
dụng bất chấp luật pháp, luân thường đạo lý. Với thực tế xã hội như vậy, báo
chí tự đặt ra câu hỏi phải làm gì, mỗi nhà báo phải lựa chọn con đường hoạt
động như thế nào để góp phần tuyên truyền, cổ động, tập hợp và tổ chức quần
chúng đấu tranh cách mạng, giáo dục nhận thức và hướng dẫn hành động cho
quần chúng một cách tích cực.
Chức năng cơ bản của báo chí là thông tin thời sự có ý nghĩa chính trị -
xã hội nhất định. Nhưng thông tin bằng cách nào, đưa như thế nào để vừa đảm
bảo tính khách quan chân thật, vừa không ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội
và lợi ích quốc gia là một vấn đề hết sức quan trọng. Những điều này đặt ra
hàng loạt các vấn đề đối với nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi nhà báo trong
việc biểu dương, cổ vũ nhân tố mới, đồng thời phê phán các hiện tượng tiêu
cực. Và để làm được điều đó, mỗi nhà báo cần thấm nhuần, ghi nhớ đạo đức
nghề nghiệp của mình thì mới đáp ứng được yêu cầu của Đảng, Nhân dân, xã
hội giao phó: " Báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục
vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực sự thống nhất nước nhà, cho
hoà bình thế giới. Chí vì thế, cho nên tất cả những người làm báo (người viết,
người in, người sửa bài, người phát hành)phải có lập trường chính trị vững
chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì cái khác mới đúng
được"[21; 169].
Bên cạnh đó, cùng với báo chí, sự thay đổi trong nhận thức của công
chúng, qua những đòi hỏi về một nền báo chí với những sản phẩm báo chí tiến
đến vừa đáp ứng nhu cầu thông tin thời sự tươi mới, vừa góp phần làm thư
giãn, giải trí cho công chúng. Và hơn hết, cả thông tin, cả thư giãn đều nhằm

mục đích đạt hiệu quả tác động đến công chúng làm cho họ thay đổi trong
nhận thức và hành vi góp phần cải tạo xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

3
Chính những yêu cầu cấp thiết đó, trong quá trình hoạt động sáng tạo
tác phẩm báo chí của mình, các nhà báo đã cho ra đời nhiều sản phẩm báo chí
không những cho công chúng thoả mãn thông tin, cung cấp bức tranh về xã
hội đương thời mà còn có cách thể hiện sinh động để qua đó công chúng thấy
thoải mái, trong đó có sử dụng phương tiện tiếng cười. Chúng không phải là
cười cho xong chuyện hay cười chỉ để cười giải trí đơn thuần mà sau những
tiếng cười ấy, những công chúng tích cực của xã hội lại có thể "bật khóc" cho
những sự rối ren, những điều tiêu cực làm cản trở sự phát triển xã hội. Trong
số rất nhiều tác giả đã và đang làm được điều đó, chúng ta phải kể đến Lý
Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo là những cây bút viết tiểu phẩm báo chí
hiện đại rất quen thuộc và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng công chúng
bằng những bài viết đậm chất hài hước trên các báo Lao Động, An ninh thế
giới cuối tháng, Thể thao & Văn hoá.
Thực tiễn hoạt động báo chí cho thấy họ đã có những thành công, sáng
tạo đặc biệt trong hình thức thể hiện thông tin báo chí. Thực tiễn đó đã tạo ra
cho các tác giả này những phong cách mà công chúng nhận thấy sự độc đáo,
hấp dẫn. Vì thế thể cho rằng họ đã tạo cho mình một “thương hiệu” trong làng
báo. Vậy thực chất cái thương hiệu ấy được tạo nên bởi những yếu tố nào,
hiệu quả của nó và dự kiến xu hướng phát triển của thể loại đó trong báo giới
sẽ ra sao? Góp phần trả lời câu hỏi nghề nghiệp này, trong khuôn khổ luận văn
thạc sỹ, tôi chọn đề tài nghiên cứu:
PHONG CÁCH HÀI TRONG CÁC TIỂU PHẨM BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI
QUA BA NHÀ BÁO LÝ SINH SỰ, LÊ THỊ LIÊN HOAN VÀ THẢO HẢO
(Khảo sát trên báo Lao Động, An ninh thế giới cuối tháng,
Thể Thao & Văn hoá từ năm 2002 đến năm 2005)


2. Lịch sử nghiên cứu:

4
Đã có khá nhiều những lá thư của công chúng gửi đến các tác giả Lý
Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo bày tỏ sự đồng tình, lời cảm ơn, sự
động viên về những đóng góp của họ cho sự phát triển lành mạnh của xã hội.
Nhưng chưa có các công trình khoa học báo chí học nghiên cứu về họ một
cách chuyên sâu mà chỉ có một số bài báo nói về các tác giả này như những
hiện tượng đặc biệt của nền báo chí đương đại, đồng thời chỉ có một số khoá
luận cử nhân báo chí nghiên cứu gợi mở về một trong số họ, chủ yếu là về Lý
Sinh Sự như các khoá luận "Phong cách báo chí Lý Sinh Sự" của Nghiêm Thị
Thu Hà; và "Chuyên mục Nói hay đừng trên báo Lao Động" của Đào Thái Tư,
sinh viên khoa báo chí trường Đại học KHXH& Nhân văn Hà Nội. Còn chưa
thấy học viên cao học hoặc nghiên cứu sinh báo chí nào nghiên cứu về các tác
phẩm của họ, đặc biệt là các tác giả Lê Thị Liên Hoan và Thảo Hảo thì chỉ
được đề cập ở cấp độ các bài báo.

3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu:
Mục đích của Luận văn là chỉ nhằm tìm hiểu và nghiên cứu những nét
riêng trọng tâm về phong cách hài của ba nhà báo: Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên
Hoan và Thảo Hảo thể hiện trong các tiểu phẩm hài hước trên các tờ báo đó,
khảo sát và phân tích những điểm đã làm được và những điểm chưa làm được
của các cây bút đó. Thông qua đó, luận văn có thể tổng kết, rút ra bài học cho
hoạt động viết thể loại tiểu phẩm báo chí hài hước và chỉ ra xu hướng vận
động, phát triển của phong cách đặc biệt này.
Luận văn cũng hy vọng tìm hiểu và đánh giá hiệu quả thực tiễn của ba
phong cách báo chí độc đáo này nhằm góp phần làm thúc đẩy hơn nữa quá
trình gia tăng sáng tạo trong hoạt động báo chí để thông tin hiệu quả hơn.

5

Đồng thời, luận văn cũng hy vọng làm tài liệu cho những ai quan tâm nghiên
cứu và tìm hiểu, học hỏi phong cách báo chí hài hước của các nhà báo này.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Thực tế hiện nay những công trình nghiên cứu về lý luận báo chí nói
chung còn khiêm tốn, đặc biệt là những công trình nghiên cứu về các tác giả,
các cây bút nổi tiếng hiện nay, đặc biệt là ba nhà báo: Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên
Hoan, Thảo Hảo là rất hiếm (như đã trình bày). Cho nên, nguồn tư liệu phục
vụ cho việc triển khai đề tài mang tính kế thừa là hạn chế.
Vì thế, Luận văn đi từ phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về báo chí
để định hướng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích tổng hợp, so
sánh. Từ những luận điểm chung về phong cách, về sự sáng tạo phong cách
linh hoạt trong quá trình tác nghiệp của các nhà báo, những lý luận về thể loại
báo chí, về tiểu phẩm báo chí, sẽ soi rọi vào các tác phẩm cụ thể của ba nhà
báo trên, phân tích, so sánh tổng hợp nhằm đưa ra những kết luận mang tính
khái quát.

5. Phạm vi nghiên cứu:
Nhằm thể hiện được sự sinh động, khác biệt của ba nhà báo khác nhau
trong việc dùng cùng một loại bài tiểu phẩm hài hước mà thông tin thời sự có
ý nghĩa chính trị xã hội nóng hổi, tác giả tập trung khảo sát đề tài trên ba tờ
báo: Lao Động, An ninh thế giới cuối tháng, Thể thao & Văn hoá - những
tờ báo mà các cây bút này xuất hiện thường xuyên nhất.
Các tác phẩm sử dụng trong việc triển khai đề tài là trên ba tờ báo đó
trong thời gian từ 2002 đến 2005.

6
5. Kết cấu của Luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Tài liệu tham khảo, Luận văn

gồm có 3 chương chính:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận chung về phong cách và tiểu phẩm báo chí
Chƣơng 2: Nội dung phản ánh và phong cách viết tiểu phẩm báo chí hài hước
của Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo
Chƣơng 3: Hiệu quả thông tin từ ba phong cách hài của ba nhà báo: Lý Sinh
Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo.






















7
CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ

PHONG CÁCH VÀ TIỂU PHẨM BÁO CHÍ

1.1. Khái niệm về phong cách ngôn ngữ và phong cách ngôn ngữ báo chí
1.1.1. Phong cách và phong cách ngôn ngữ:
a, Phong cách:
Theo Từ điển tiếng Việt 2000: "Phong cách" là:
"- Những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo
nên cái riêng của một người hay của một loại người nào đó (nói tổng quát)(Ví
dụ: Phong cách lao động mới, phong cách lãnh đạo. Phong cách quân nhân,
phong cách sống giản dị).
- Phong cách là những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và
nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong các sáng tác nói
chung thuộc cùng một thể loại (nói tổng quát)(Ví dụ: Phong cách của một nhà
văn. Phong cách văn học nghệ thuật).
- Phong cách là dạng của ngôn ngữ sử dụng trong những yêu cầu chức
năng điển hình nào đó, khác với những dạng khác về đặc điểm từ vựng, ngữ
pháp, ngữ âm (Ví dụ: Phong cách ngôn ngữ khoa học. Phong cách chính luận.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật)".
Theo GS. Hà Minh Đức: "Vấn đề lý luận về phong cách thường được
vận dụng quen thuộc trong phạm vi sáng tác nghệ thuật hơn là báo chí vì ở
đây dấu ấn sáng tạo của người viết in đậm nét. Và ở mức độ rõ rệt hơn là tính
nhất quán của một bản sắc được thể hiện trong một cấu trúc, một hệ thống
những yếu tố về nội dung và hình thức nghệ thuật"[25; 102].
Bên cạnh đó, TS Hữu Đạt trong sách Phong cách học và các phong
cách chức năng tiếng Việt của TS Hữu Đạt: Khái niệm Phong cách được
dùng ở nhiều địa hạt nghiên cứu khác nhau và cả trong giao tiếp đời thường.

8
Chẳng hạn, phong cách được dùng trong lý luận văn học (dùng để chỉ đặc
điểm sáng tác của nhà văn, của một tác phẩm hay một trào lưu văn

học…Phong cách bao hàm cả một số vấn đề về thi pháp, trong đó có thế giới
quan sáng tác, cá tính sáng tạo nghệ thuật của nhà văn hoặc của nhiều nhà văn
thuộc cùng một trào lưu); trong nghiên cứu văn hoá (dùng để chỉ những đặc
điểm văn hoá mang tính dân tộc, thời đại); điêu khắc, hội hoạ (dùng để biểu
thị một cách thức, trường phái sáng tác);…
Như vậy, thuật ngữ "phong cách" là một khái niệm chung của nhiều
địa hạt khác nhau. Nó chỉ những đặc điểm riêng của con người trong cách
hành động sống. Hay nó chỉ về hình thức và nội dung của từng sản phẩm
trong từng lĩnh vực hoạt động sáng tạo khác nhau mà ở đó dấu ấn cá nhân
tác giả thể hiện đậm nét.

b, Phong cách ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản của xã hội loài người. Nó
luôn đi kèm với con người và không ngừng thay đổi, hoàn thiện dần. Cùng
một ngôn ngữ nhưng việc sử dụng nó khác nhau trong những điều kiện giao
tiếp khác nhau sẽ đem lại những hiệu quả khác nhau nhất định. Sự khác nhau
ấy chính là cách thức sử dụng ngôn ngữ giúp cho nó thực hiện những chức
năng khác nhau mà khoa học ngôn ngữ học thường gọi là phong cách chức
năng ngôn ngữ.
Phong cách ngôn ngữ là khái niệm để chỉ về hình thức sử dụng ngôn
ngữ ứng với từng loại hình lao động sáng tạo khác nhau. Trong cuộc sống, con
người sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện phục vụ quá trình giao tiếp.
Ứng với những tình huống giao tiếp khác nhau mà ngôn ngữ đảm nhiệm
những chức năng khác nhau nhằm mục đích chuyển tải được ý nghĩa của

9
thông tin mà chủ thể định truyền tải tới khách thể tiếp nhận thông tin trong
quá trình giao tiếp. Cho nên, nói đến phong cách ngôn ngữ là ta phải gắn liền
ngôn ngữ với những chức năng nhất định của nó.
Tiếp cận phong cách ngôn ngữ ở khía cạnh ngôn ngữ học, việc phân

loại và miêu tả các phong cách chức năng ngôn ngữ là rất cần thiết. Bởi nó
phục vụ đắc lực cho quá trình giao tiếp của con người trong xã hội. Ngôn ngữ
đóng vai trò là trung gian cầu nối giữa các thành viên trong xã hội thực hiện
quá trình thông tin giao tiếp vì mục đích sống. Tuy nhiên, trong khoa học
ngôn ngữ học, có những quan điểm phân loại phong cách ngôn ngữ chưa thật
sự thống nhất cả về số lượng các phong cách và cả về thuật ngữ. Có thể khảo
sát qua hai quan điểm về cách phân loại qua hai bộ giáo trình "Phong cách
học và đặc điểm tu từ tiếng Việt" của GS. Cù Đình Tú và "Phong cách học
tiếng Việt" của GS. Đinh Trọng Lạc (chủ biên).
Theo GS. Cù Đình Tú phân loại dựa trên sự đối lập giữa phong cách
khẩu ngữ tự nhiên và phong cách ngôn ngữ gọt giũa. Sau đó, trên cơ sở chức
năng giao tiếp của xã hội, chia tiếp phong cách ngôn ngữ gọt giũa thành:
Phong cách khoa học, phong cách chính luận, phong cách hành chính. Phong
cách ngôn ngữ văn chương được khảo sát riêng không nằm trong phong cách
ngôn ngữ gọt giũa.
GS. Đinh Trọng Lạc phân loại phong cách chức năng tiếng Việt với 5
loại: Phong cách hành chính – công vụ, Phong cách khoa học – kỹ thuật,
phong cách báo chí – công luận, phong cách chính luận và phong cách sinh
hoạt hằng ngày. Theo ông, lời nói nghệ thuật không tạo ra phong cách chức
năng riêng mà chỉ là một kiểu chức năng của ngôn ngữ.
So sánh hai cách phân loại trên thì thấy: Cách thứ nhất phân loại còn

10
thiếu một phong cách chức năng ngôn ngữ đang tồn tại thực tế hiện nay trong
tiếng Việt, đó là phong cách báo chí. Cách thứ hai lại không có phong cách
ngôn ngữ văn chương trong hệ thống phong cách chức năng ngôn ngữ tiếng
Việt. Điều này không đảm bảo tính hệ thống của phong cách chức năng ngôn
ngữ tiếng Việt và không đảm bảo tính hợp thời thực tiễn trong việc sử dụng
ngôn ngữ trong điều kiện xã hội hiện nay- một xã hội mà cả báo chí và văn
học đều đang rất phát triển và trở thành những bộ phận không thể tách rời đời

sống xã hội loài người.
TS Hữu Đạt - nhà nghiên cứu ngôn ngữ học- cho rằng: "Trong lý luận
văn học, thuật ngữ phong cách được đùng để chỉ đặc điểm sáng tác của một
nhà văn, một tác phẩm hay một trào lưu văn học. Phong cách bao hàm cả một
số vấn đề về thi pháp, trong đó có thế giới quan sáng tác, cá tính sáng tạo của
một nhà văn hoặc của nhiều nhà văn thuộc cùng một trào lưu" [14; 22 ]
Trên cở sở những cách phân chia đó, xét thấy trong tình hình ứng dụng
ngôn ngữ vào hoạt động sống của con người trong thời hiện đại ngày nay với
sự bổ trợ của rất nhiều công cụ, phương tiện hiện đại khác nhau, và đặc biệt là
với những mối quan hệ xã hội, với những môi trường giao tiếp, hoàn cảnh
giao tiếp đặc thù phân biệt nhau khá rõ, nên tôi cho rằng, có thể phân chia
phong cách chức năng của ngôn ngữ ra thành 6 phong cách với tên gọi: Phong
cách khẩu ngữ tự nhiên, phong cách khoa học, phong cách hành chính,
phong cách chính luận, phong cách văn chương, phong cách báo chí.
Với 6 phong cách ngôn ngữ này, nó thực hiện đầy đủ, có hiệu quả chức
năng ngôn ngữ là công cụ giao tiếp trong mọi hoạt động sống của con người ở
mọi lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, để phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu

11
của luận văn này nên ở đây tác giả luận văn chỉ tập trung bàn kỹ đến một
phong cách đặc biệt gắn liền với hoạt động truyền thông đại chúng - phong
cách ngôn ngữ báo chí.
1.1.2. Phong cách ngôn ngữ báo chí:
1.1.2.1. Khái niệm:
Bản thân báo chí hết sức đa dạng về loại hình (báo in, phát thanh,
truyền hình, báo trực tuyến) và phong phú về hình thức thể hiện thông qua hệ
thống các thể loại. Chính điều này đã đặt ra yêu cầu cho báo chí khi sử dụng
các phong cách ngôn ngữ phải huy động tối đa khả năng khai thác ngôn ngữ
ứng với mỗi loại thông tin, tình huống, môi trường giao tiếp truyền thông khác
nhau mà sử dụng phong cách khác nhau, thậm chí sử dụng đan xen các phong

cách để bổ trợ nhau trong quá trình thông tin giao tiếp.
Thêm nữa, chính báo chí có khả năng thâm nhập khai thác và thông tin
về mọi mặt trong đời sống xã hội với những tình huống, hoàn cảnh giao tiếp
khác nhau. Báo chí phải tuân thủ nguyên tắc tái hiện sinh động, chân thực về
sự kiện, hiện tượng, con người,… mà nó phản ánh. Điều này đòi hỏi báo chí
không chỉ đứng trung gian khách quan quan sát, bình luận, kết luận về vấn đề
mà còn phải thể hiện sao cho "báo chí là hơi thở của cuộc sống đương đại".
Chính tính đặc thù của loại hình phương tiện truyền thông đại chúng này đã
đặt ra yêu cầu cho báo chí một cách sử dụng ngôn ngữ rất riêng mang đậm
chất báo chí. Và thực tế đó cho thấy trong phong cách ngôn ngữ báo chí có sự
hiện diện đủ tất cả các loại phong cách như: khẩu ngữ tự nhiên, khoa học,
hành chính, chính luận, văn chương. Do vậy, có thể quan niệm về phong cách
ngôn ngữ báo chí như sau:
Phong cách ngôn ngữ báo chí là phong cách ngôn ngữ đặc thù (bao
hàm nhiều phong cách chức năng ngôn ngữ) mà báo chí sử dụng trong

12
hoạt động thông tin về các vấn đề thời sự chính trị - xã hội nhằm truyền tải
thông tin bằng các thông điệp báo chí đến với đại chúng một cách nhanh,
chính xác, dễ hiểu, đảm bảo vừa thông tin vừa giữ gìn và phát huy sự trong
sáng của tiếng Việt.
Theo GS. Hà Minh Đức: “Với hoạt động báo chí thì phong cách là một
khâu quan trọng để nghiên cứu về khuôn mặt của báo chí trong từng thời kỳ
và có thể nói đến phong cách của từng tờ báo, từng nhà báo. Với báo chí, dấu
ấn của cá nhân không rõ rệt bằng văn học nhưng tác động và ảnh hưởng của
xã hội lại rõ rệt hơn. Mỗi thời kỳ lịch sử thường có những tờ báo nổi lên trong
dư luận theo hướng này hoặc hướng khác" [25; 105]
Rõ ràng, phong cách ngôn ngữ báo chí rất quan trọng đối với việc xác
định diện mạo, góp phần tạo nên bản sắc của mỗi cơ quan báo chí, mỗi nhà
báo. Vì vậy, việc xác định phong cách ngôn ngữ báo chí với những đặc điểm

về chức năng, đặc trưng của nó là hết sức quan trọng và cần thiết để định
hướng lao động sáng tạo báo chí cũng như đánh giá hiệu quả thông tin của báo
chí. Với một sự tổng hợp các phong cách ngôn ngữ đó, có thể nhận thấy ở
phong cách ngôn ngữ báo chí những chức năng và đặc trưng sau:
Về chức năng: Phong cách ngôn ngữ báo chí có hai chức năng chính là
thông báo và tác động.
Báo chí ra đời trước hết là do nhu cầu thông tin – giao tiếp của con
người trong xã hội loài người. Nhờ sức mạnh vượt trội trong các loại hình
phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí giúp người ta tiếp cận được
nhanh chóng các vấn đề mà mình quan tâm. Do đó, phong cách ngôn ngữ báo
chí trước tiên phải đáp ứng được chức năng thông báo này.
Bên cạnh đó, báo chí còn đảm nhận một nhiệm vụ to lớn khác là tác
động đến dư luận xã hội làm cho công chúng của báo chí (người đọc, nghe,

13
xem) hiểu được bản chất của sự thật để phân biệt cái đúng cái sai, cái thật cái
giả, cái nên ngợi ca, cái đáng phê phán.
Về đặc trƣng: Phong cách ngôn ngữ báo chí có 3 đặc trưng:
+Tính thời sự: Thông tin phải truyền đạt kịp thời, nhanh chóng. Chỉ có
những thông tin mới mẻ, cần thiết mới hấp dẫn công chúng. Xã hội ngày càng
phát triển, nhu cầu trao đổi và tiếp nhận thông tin của con người ngày càng
lớn. Báo chí thoả mãn nhu cầu thông tin đó của con người kịp thời, nóng hổi,
hữu ích.
+Tính chiến đấu: Báo chí được xác định là một trong các công cụ đấu
tranh chính trị của một nhà nước, một đảng phái, một tổ chức. Tất cả công
việc thu thập và đưa tin đều phải phục vụ cho nhiệm vụ chính trị đó. Tính
chiến đấu là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình tạo nên sự ổn
định và phát triển của xã hội trên mặt trận chính trị tư tưởng. Đó chính là các
cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa cái
tích cực và cái tiêu cực.

+Tính hấp dẫn: Tin tức báo chí cần phải được thể hiện hấp dẫn để khêu
gợi hứng thú của công chúng. Tính hấp dẫn được coi như là một trong những
yếu tố quyết định sự sinh tồn của cơ quan báo chí. Điều này đòi hỏi ở hai mặt:
- Về nội dung: Thông tin phải mới, đa dạng, chính xác và phong phú.
- Về hình thức: Ngôn ngữ phải có sức thu hút, lôi cuốn công chúng.

1.1.2.2. Đặc điểm:
a, Ngữ âm: Với các Đài Phát thanh và Đài Truyền hình trung ương đòi
hỏi phải phát âm chuẩn mực khi đưa tin. Với các Đài Phát thanh và Truyền
hình địa phương hoặc khu vực, có thể sử dụng một cách có chừng mực một số
biến thể phát âm thuộc một phương ngôn nào đó, nơi mà đài phủ sóng.

14
b, Từ vựng:
b1- Sử dụng lớp từ toàn dân, có tính thông dụng cao. Vì báo chí là
phương tiện thông tin đại chúng phục vụ công chúng là đông đảo nhân dân
thuộc đủ mội tầng lớp, trình độ văn hoá, học vấn, vùng miền,… khác nhau.
Tuy nhiên, ở mỗi thể loại có sự thể hiện khác nhau phù hợp với loại thông tin
(vấn đề mà nó đề cập) và đặc trưng hình thức thể hiện ngôn ngữ của từng thể
loại. Chẳng hạn: Viết tin thì ngôn ngữ thường đơn giản, ngắn gọn, thông báo
trực tiếp về sự kiện. Còn viết tiểu phẩm thì thường uyển chuyển, linh hoạt và
có tính luận lý, giàu chất văn học hơn.
Bên cạnh các từ vựng toàn dân thì tuỳ từng lĩnh vực, môi trường giao
tiếp truyền thông (đối nội hay đối ngoại, nghi thức quốc gia hay địa phương,
hoạt động chính trị - xã hội hay cuộc sống thường nhật của nhân dân…) mà có
những khuôn mẫu, những từ vựng được sử dụng khác nhau: Trang trọng, lễ
lạt, thuật ngữ khoa học chuyên biệt, khuôn mẫu thông tấn,…
b2- Từ dùng thường có màu sắc biểu cảm. Tức là báo chí tôn trọng sự
sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ tìm cái mới trong ý nghĩa của từ. Điều này
bộc lộ những khả năng tìm tòi, phát hiện những năng lực tiềm ẩn trong từ hoặc

trong các kết hợp mới mẻ có tính năng động dễ đi vào lòng người. Nó có thể
tạo ra những chệch chuẩn về ngôn ngữ nhưng nhằm tác động cao, hiểu sâu, ấn
tượng về sự kiện, hiện tượng được phản ánh.
1.2.2.3. Cú pháp:
a, Cấu trúc cú pháp thường lặp đi lặp lại ở một số kiểu nhất định.
Trong đó, bài đưa tin thường sử dụng nhiều câu ghép hoặc câu đơn có kết cấu
phức tạp; bài phỏng vấn, phóng sự, tiểu phẩm tuỳ lĩnh vực nó đi sâu mà cấu

15
trúc cú pháp có thể đơn giản hay phức tạp, nhưng thường sử dụng nhiều câu
ghép và câu phức tạp; quảng cáo thường sử dụng câu đơn.
b, Thường theo những khuôn mẫu văn bản và công thức hành văn
nhất định. Đưa tin có khuôn mẫu và công thức hành văn riêng; quảng cáo,
phỏng vấn, phóng sự,… tuy khuôn mẫu hành văn có khác nhau nhưng cũng
đều có những quy định chuẩn về những phương diện đó.
Từ những đặc điểm cơ bản trên, ngôn ngữ báo chí là một phần quan
trọng, không thể thiếu trong việc thể hiện, chuyển tải thông tin, đồng thời
chính nhờ cách sử dụng ngôn ngữ có phần khác nhau với trình độ, môi trường
hoạt động thông tin khác nhau mà mỗi người trong quá trình hoạt động báo
chí đã hình thành nên cho mình một lối đi có phần riêng biệt với người khác
để tạo nên dấu ấn, phong cách riêng trong sử dụng ngôn ngữ để thể hiện tư
tưởng của mình gửi trong tác phẩm và truyền đến công chúng. Nó làm hình
thành nên phong cách riêng của các tác giả.
Theo GS. Hà Minh Đức:" Không phải người viết nào cũng có phong
cách. Có người theo đuổi nghề văn suốt đời cũng không dễ tạo được phong
cách nếu những sáng tác của họ không có bản sắc riêng và rơi vào sự chung
chung mờ nhạt. Có tác giả trẻ mà những sáng tác đầu tay chưa định hình mà
cần chờ sự bồi đắp của thời gian. Phong cách nghệ thuật của một tác giả thể
hiện ở những đặc điểm của người viết khá ổn định trong phát triển những yếu
tố về nội dung và hình thức sáng tạo nghệ thuật [25; 103].

Mặc dù nhận xét này của GS. Hà Minh Đức thiên về nhà văn nhưng
nhìn từ góc độ sử dụng ngôn ngữ thì nó cũng phù hợp đối với hoạt động báo
chí. Bởi bản thân văn học và báo chí đều dùng ngôn ngữ làm chất liệu,

16
phương tiện để thể hiện thông tin, tư tưởng. Cả hai cùng phản ánh nhằm vào
hiện thực và sẽ vì sự phát triển của hiện thực xã hội mà sáng tạo. Có điều, văn
học sáng tạo nghệ thuật trên cơ sở xây dựng hình tượng nghệ thuật, khắc hoạ
những điển hình của cuộc sống về mọi phương diện. Còn báo chí phản ánh
hiện thực cuộc sống hằng ngày mang tính thời sự, chính xác. Nhưng một điều
không thể phủ nhận rằng, cả văn học và báo chí dù phản ánh hiện thực như thế
nào thì tác giả của những tác phẩm đó (tác phẩm văn học hay tác phẩm báo
chí) cũng đều phấn đấu hình thành nên những nét riêng khẳng định mình tồn
tại không sao chép lại của người khác mà có chăng chỉ là, nên là sự kế thừa có
sáng tạo.
Và do vậy, phong cách của nhà báo bộc lộ ra ở nhiều phương diện khác
nhau mà ở mỗi phương diện đều có những điểm riêng biệt dễ nhận thấy.
Chính những điểm này giúp cho tác giả phân biệt được nhà báo này với nhà
báo khác kể cả trong trường hợp họ là những nhà báo có chung sở trường về
một loại đề tài nào đó hoặc một thể loại báo chí nào đó. Thậm chí những điểm
ấy còn là cái nhãn để độc giả biết cái danh của nhà báo.
Từ những điểm xuất phát khác nhau, thâm niên nghề nghiệp khác nhau,
sở trường và ý thích khác nhau, mỗi nhà báo có một lối riêng trong cách khai
thác ngôn ngữ. Và những lối riêng đó thường đi liền với đặc điểm của thể loại.
Chính sự tương tác này giữa ngôn ngữ và thể loại của tác giả đã bộc lộ những
nét mà chúng ta quen gọi là phong cách tác giả.
Do vậy, mỗi nhà báo đến độ phát triển nào đó của tài năng thì cũng bộc
lộ rõ phong cách viết. Có phong cách báo chí lớn như Nguyễn Ái Quốc- Hồ
Chí Minh. Đó là phong cách của một nhà báo chiến sỹ suốt cuộc đời đấu tranh
cho độc lập tự do của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân, luôn luận chiến

chống lại kẻ thù bằng sức mạnh của chính nghĩa và lý lẽ sắc bén. Đó là phong

17
cách báo chí của nhà báo lớn có trình độ hiểu biết sâu rộng, am hiểu vốn văn
hoá kim cổ, Đông, Tây. Đó cũng là cây bút đa năng, viết luận sắc sảo, châm
biếm thâm thuý, kể chuyện, miêu tả sinh động, chi tiết và rất uyển chuyển linh
hoạt qua cách viết gợi cảm, gây ấn tượng.
Gần đây, Hữu Thọ cũng nổi lên là một phong cách riêng qua những tiểu
phẩm báo chí. Tuy nhiên, nổi bật hơn cả là cây bút của ông đã để lại ấn tượng
trong lòng công chúng và tạo nên một "thương hiệu" cho mình qua các tập
"Người hay cãi", "99 chuyện đời", "Bản lĩnh Việt Nam", giới thiệu gần 300
tiểu phẩm báo chí. Và GS Hà Minh Đức nhận xét tiểu phẩm của Hữu Thọ:
"Đúng là những tác phẩm nhỏ nhưng từ chuyện vặt, đời thường biết tìm ra ý
nghĩa về chính trị xã hội, đạo lý nhân sinh để góp phần vào xây dựng cuộc
sống mới. Viết tiểu phẩm đòi hỏi Hữu Thọ phải có ý thức thường xuyên quan
tâm đến cuộc sống, nhạy cảm phát hiện vấn đề và nêu lên thành hiện tượng
trên báo chí. Phần luận cũng phải linh hoạt chắc tay, đàm luận theo lẽ thường
nhưng lại có định hướng để nói về những nguyên tắc"[25; 117].
Nhận xét về Thép Mới, Xuân Trường cho rằng: “Đặc sắc của các bài
báo của Thép Mới là tính chân thực của thông tin báo chí pha tuỳ bút phóng
khoáng, bay bổng của tư duy văn học. Tính thống nhất giữa văn chương nghệ
thuật và báo chí rất rõ nét ở những bài viết của anh, tạo nên cho anh một
phong cách độc đáo trong văn học, có thể nói phong cách Thép Mới”[25;115].
Do đó, có thể khẳng định vai trò không thể thiếu của việc các cây bút
lão luyện, có nghề thì phong cách, dấu ấn riêng đó thực sự có ích không chỉ
cho bản thân quá trình hành nghề của tác giả mà còn có lợi cho "quốc kế dân
sinh". Điều rõ rệt là ở mỗi nhà báo, tuy khác nhau về phong cách nhưng đều
phải có chung những phẩm chất quan trọng. Tất cả đều có bản lĩnh vững vàng
về chính trị, có lòng yêu nghề tha thiết, có trình độ văn hoá cao và năng lực sở


18
trường về nghề nghiệp. Và dĩ nhiên, mỗi phẩm chất trên lại được biểu hiện
theo hình thức tư duy và năng lực tinh thần riêng để hình thành phong cách
độc đáo đậm chất cá nhân trong từng thể loại nhất định.
Cũng bàn về vấn đề phong cách ngôn ngữ và phong cách tác giả trong
các tác phẩm báo chí, gần đây, PGS. TS Vũ Quang Hào cho rằng: "Ngôn ngữ
báo chí trước hết và chủ yếu là lĩnh vực của ngôn ngữ học - xã hội. Vấn đề sử
dụng ngôn ngữ báo chí có tác dụng trực tiếp và quyết định nhất tới hiệu quả
của thông tin báo chí, do vậy ngôn ngữ báo chí trước hết phải là một thứ ngôn
ngữ văn hoá chuẩn mực" [31; 18]. Theo ông, "tính chuẩn mực này không loại
trừ mà thậm chí còn cho phép những sự sáng tạo của cá nhân nhà báo với tư
cách là một hiện tượng đi chệch ra khỏi chuẩn mực"[31; 18]. Tác giả cũng
giải thích rất rõ rằng chuẩn ngôn ngữ chính là cái đúng và cái thích hợp. Cái
đúng hay còn gọi là sự tiêu chuẩn "đúng phép tắc" được cộng đồng ngôn ngữ
hiểu và chấp nhận, là một trong những điều kiện để thừa nhận tính chuẩn mực
của ngôn ngữ. Từ nhiều phân tích khác nhau, tác giả khẳng định: một hiện
tượng ngôn ngữ được coi là đúng phải thoả mãn được những đòi hỏi của cấu
trúc nội tại của ngôn ngữ và phải phù hợp với truyền thống ngôn ngữ, được
mọi thành viên trong cùng một cộng đồng (trong những điều kiện tương đối
thống nhất) hiểu đúng như nhau. Cái đúng là yêu cầu bắt buộc trong việc sử
dụng ngôn ngữ ở tất cả các cấp độ và ở mỗi cấp độ ấy lại có những yêu cầu,
những tiêu chuẩn riêng. Như vậy, trong chuẩn mực ngôn ngữ thì cái đúng là
nhân tố quan trọng bậc nhất bảo đảm quá trình giao tiếp [31; 25]. Tuy nhiên,
cái đúng mới chỉ là một mặt của chuẩn mực. Bên cạnh đó, thông tin đúng mà
không thích hợp thì hiệu qủa thông tin kém. Cái thích hợp chính là dùng ngôn
ngữ phù hợp với môi trường giao tiếp, phù hợp với đối tượng tiếp nhận. Và

19
"cái thích hợp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị thẩm mỹ
của ngôn từ" [ 31; 26].

Bên cạnh đó, vì ngôn ngữ luôn luôn vận động theo sự vận động khách
quan của đời sống, nên chuẩn ngôn ngữ cũng không nhất thành bất biến, mà
nó còn có những biến thể chệch chuẩn. "Chệch chuẩn không phải là cái sai
mà là một sự sáng tạo nghệ thuật được công chúng chấp nhận và đón nhận
một cách thú vị"[31; 28].
Và, từ đó có thể khẳng định, phong cách riêng độc đáo của mỗi nhà báo
chính là việc sử dụng trong sự sáng tạo ngôn từ đi theo hướng tạo ra những
chệch chuẩn để tái hiện những cái chuẩn của đời sống xã hội một cách
rất chuẩn.
Hay nói cách khác, phong cách ngôn ngữ báo chí của mỗi nhà báo
chính là sự thể hiện những thủ pháp nghệ thuật ngôn từ khác nhau một
cách độc đáo riêng biệt trên cơ sở sáng tạo tác phẩm theo một thể loại báo
chí nhất định để thể hiện nội dung thông tin báo chí.

1.2. Quan niệm về tiểu phẩm và tiểu phẩm trên báo chí
Quan niệm về tiểu phẩm
Trong lịch sử báo chí thế giới, người ta ghi nhận tiểu phẩm đã xuất hiện
từ hơn 200 năm trong thời gian diễn ra cuộc cách mạng dân chủ tư sản Pháp
lần thứ nhất- cuối thế kỷ XVIII. Tiểu phẩm lúc bấy giờ là những bài văn ngắn,
có tính chất châm biếm, đăng trên những tờ phụ của số báo hoặc bên dưới
dòng kẻ đậm ở cuối các tờ báo.
Cũng như các thể loại báo chí khác, tiểu phẩm ra đời do yêu cầu khách
quan của xã hội. Giai cấp tư sản tìm thấy ở tiểu phẩm một thứ vũ khí sắc bén
để chống lại các thế lực phong kiến, quý tộc bảo thủ, phản động cùng chế độ

20
phong kiến lỗi thời lạc hậu đã mục ruỗng từ bên trong. Là con đẻ của cuộc
cách mạng dân chủ tư sản, tiểu phẩm ngay từ đầu đã mang tính chiến đấu cao.
Nó là tiếng nói của giai cấp cách mạng, của khuynh hướng vận động tích cực
hợp quy luật lịch sử chống lại giai cấp phản động, những thế lực cản trở bánh

xe lịch sử. Và không ai có thể phủ nhận vị trí, giá trị của nó đối với đời sống
tinh thần của con người, với sự phát triển xã hội loài người.
Tuy nhiên đến nay, tình hình nghiên cứu về tiểu phẩm nằm trong tình
trạng chung là chưa phát triển. Chưa có một công trình nào nghiên cứu và
đánh giá một cách đầy đủ về tiểu phẩm. Các ý kiến về tiểu phẩm nằm rải rác
trong một số bài báo, chuyên luận của các nhà nghiên cứu văn học, các nhà
nghiên cứu báo chí hoặc trong những phát biểu của các nhà báo có kinh
nghiệm đăng tải trên các tờ báo, tạp chí. Nói chung, đánh giá đã nhìn nhận
một số đặc trưng khá cơ bản của thể loại này, song còn phiến diện hoặc chưa
rõ ràng, đầy đủ.
Theo Từ điển Tiếng Việt 2000: Tiểu phẩm là bài báo ngắn về một vấn
đề thời sự, có tính chất châm biếm. Hay nó là một màn kịch ngắn có tính chất
hài hước, châm biếm hoặc đả kích".
Với định nghĩa này, các nhà khoa học ngôn ngữ học đã gắn liền ngay
khái niệm "tiểu phẩm" với các "bài báo" hay "màn kịch". Chứng tỏ họ đã tách
bạch ra có cả tiểu phẩm văn học và tiểu phẩm báo chí. Điều này khá thống
nhất với một số nhà nghiên cứu khác về tiểu phẩm. Chẳng hạn như TS Đoàn
Hương viết:“ Ký và tiểu phẩm là hai thể tài khó viết trong nghề báo, vì hai thể
tài này yêu cầu ở người viết nhiều điều: Sự từng trải, sự nhạy bén trực giác về
đời sống chính trị, xã hội, văn hoá, về bút pháp ”[70; 3]. Ở đây tác giả đã
khẳng định tiểu phẩm cũng là một thể tài của báo chí.

×