Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Quy trình sản xuất tin của Thông tấn xã Việt Nam - Những thành công và hạn chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 142 trang )



1

Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
***





NGUYỄN VŨ THÀNH ĐẠT







QUY TRÌNH SẢN XUẤT TIN
CỦA THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
- NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ





LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC



















TP. Hồ Chí Minh, 12/2011



2

Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
***






NGUYỄN VŨ THÀNH ĐẠT







QUY TRÌNH SẢN XUẤT TIN
CỦA THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
- NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01








Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Quang Hào

















TP. Hồ Chí Minh, 12/2011



3
BẢNG CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN : Association of Southeast Asia Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BLĐ : Ban Lãnh đạo cơ quan Thông tấn xã Việt Nam
BBT-SX : Ban Biên tập - Sản xuất
BBT TKT : Ban Biên tập tin Kinh tế
BBT TTN : Ban Biên tập tin Trong nước
CQĐD : Cơ quan đại diện
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
Đ/c, đ/c : Đồng chí
HĐND : Hội đồng nhân dân
QLPXĐP, QLPX : Quản lý phân xã địa phương, Quản lý phân xã

TBB : Tin bản báo
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TTXVN, TTX : Thông tấn xã Việt Nam, Thông tấn xã
TTXGP : Thông tấn xã Giải phóng
TW : Trung ương
UBND : Uỷ ban nhân dân
UBTWMTTQVN : Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
VĐV : Vận động viên
VNTTX : Việt Nam Thông tấn xã












4
MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 6
1. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
3. Tình hình nghiên cứu đề tài 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

5. Phương pháp nghiên cứu 9
6. Cấu trúc luận văn 10
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TIN VÀ LÀM TIN HIỆN ĐẠI 11
1.1. Quan niệm tin tức và xu thế làm tin hiện đại 11
1.1.1. Quan niệm về tin tức 11
1.1.1.1. Định nghĩa tin tức 11
1.1.1.2. Tiêu chí của tin tức 13
1.1.2. Giá trị của tin 14
1.1.3. Xu thế làm tin hiện đại 15
1.1.3.1. Ngắn gọn 15
1.1.3.2. Cấu trúc hiện đại 17
1.1.3.3. Giảm tính lễ tân 18
1.1.3.4. Phản hồi của công chúng (feedback) 18
1.2. Một số vấn đề làm tin hiện đại 20
1.2.1. Tin bản báo - thuộc tính chuyên nghiệp của nhật báo 20
1.2.2. Công nghệ làm tin 22
1.2.2.1. Định hướng nội dung tin hiện đại 22
1.2.2.2. Thông tin theo đối tượng công chúng 24


5
1.2.2.3. Cách thức đăng tải tin tức 24
1.2.3. Phong cách làm tin hiện đại 26
1.2.4. Nhiệm vụ của nhà báo trong báo chí hiện đại 29
1.3. Sự cần thiết phải xây dựng Quy trình sản xuất tin của TTXVN -31
1.3.1. Tin TTXVN trong xu thế hiện đại 31
1.3.2. Khuynh hướng làm tin TTXVN trong xu thế hiện đại 34
1.3.3. Xây dựng Quy trình sản xuất tin
trên cơ sở lý thuyết tin hiện đại 35
Tiểu kết chương 1 36

Chương 2: CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO
VÀ THỰC HIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT TIN CỦA TTXVN 38
2.1. Lược sử về quá trình sản xuất tin của TTXVN 38
2.1.1. Thời kỳ 1945 - 1954 38
2.1.2. Thời kỳ 1945 - 1954 41
2.1.2.1. Giai đoạn 1955 - 1965 41
2.1.2.2. Giai đoạn 1965 - 1975 42
2.1.3. Thời kỳ từ 1975 đến nay 43
2.2. Đặc điểm sản phẩm tin TTXVN trong suốt quá trình lịch sử 48
2.3. Quy trình sản xuất tin của TTXVN 49
2.3.1. Các bộ phận, cá nhân chủ yếu
tham gia vào Quy trình sản xuất tin 49
2.3.1.1. Ban Thư ký Biên tập 49
2.3.1.2. Ban Biên tập tin Trong nước 49
2.3.1.3. Ban Biên tập tin Kinh tế 51
2.3.1.4. Phòng Quản lý phân xã địa phương 52
2.3.1.5. Phân xã ở trong nước, phóng viên thường trú


6
và trưởng phân xã 52
2.3.2. Công tác chỉ đạo, tổ chức xây dựng Quy trình sản xuất tin 55
2.3.2.1. Những quan điểm cơ bản 55
2.3.2.2. Mở rộng nguồn thông tin 56
2.3.2.3. Tăng cường và hiện đại hóa cơ sở kỹ thuật
- công nghệ thông tin 57
2.3.3. Các công đoạn trong Quy trình sản xuất tin của TTXVN 58
2.3.4. Phối hợp trong công tác thông tin về tình hình trong nước 64
2.3.4.1. Ban Biên tập tin Trong nước 64
2.3.4.2. Ban Biên tập tin Kinh tế 65

2.3.4.3. Những trường hợp khác 66
2.3.4.4. Phối hợp bảo đảm thống nhất nội dung thông tin 68
2.3.5. Hợp tác với các hãng thông tấn nước ngoài 69
2.3.5.1. Hợp tác với Thông tấn xã Tân Hoa Trung Quốc 70
2.3.5.2. Hợp tác với Thông tấn xã Pathét Lào 70
2.3.5.3. Hợp tác với Thông tấn xã Campuchia 71
2.3.5.4. Hợp tác với Thông tấn xã Quốc gia Rumani 71
2.3.5.5. Hợp tác với Hãng Thông tấn Kyodo News của Nhật Bản-72
2.3.5.6. Hợp tác với Thông tấn Quốc gia Indonesia 73
2.3.5.7. Hợp tác với Thông tấn xã YONHAP của Hàn Quốc 73
2.4. Hoạt động nghiệp vụ của phân xã, phóng viên và
biên tập viên trong quá trình thực hiện Quy trình sản xuất tin 74
Tiểu kết chương 2 79
Chương 3: THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA QUY TRÌNH SẢN XUẤT TIN 81
3.1. Tình hình thực tế của việc thực hiện Quy trình sản xuất tin 81


7
3.1.1. Dự kiến thông tin hàng ngày 81
3.1.1.1. Yêu cầu dự kiến thông tin 81
3.1.1.2. Quá trình dự kiến thông tin 82
3.1.2. Tin, bài không sử dụng 84
3.1.3. Quy trình sản xuất tin trong những
trường hợp thông tin đặc biệt 87
3.1.3.1. Trường hợp tin “nóng” 88
3.1.3.2. Phối hợp tác nghiệp giữa các phóng viên phân xã
trong trường hợp đột xuất 91
3.1.3.3. Tác nghiệp tại các giải đấu thể thao quốc tế 94
3.1.4. Quá trình tác nghiệp của phóng viên phân xã 97

3.1.4.1. Phóng viên phân xã thường trú tại miền núi, vùng cao 97
3.1.4.2. Một ngày của trưởng phân xã kiêm phóng viên phân xã -100
3.2. Thành công và hạn chế của Quy trình sản xuất tin 103
3.2.1. Thành công 103
3.2.1.1. Những chuyển biến tích cực của thời sự trong nước 103
3.2.1.2. Sự nhiệt tình của phóng viên
trong quá trình tác nghiệp 105
3.2.1.3. Thành công từ việc thực hiện hiệu quả các khâu
trong Quy trình sản xuất tin 107
3.2.2. Hạn chế 110
3.2.2.1. Những bất cập trong công tác thông tin 110
3.2.2.2. Hạn chế thể hiện trên sản phẩm thông tin 112
3.2.2.3. Câu chuyện điểm định mức 114
3.2.2.4. Ranh giới hình thành giữa mạng lưới
các phân xã trong nước 115


8
3.2.3. Liên hệ với Quy trình sản xuất tin với một số
cơ quan báo chí, hãng thông tấn quốc tế 116
3.2.3.1. So sánh Quy trình sản xuất tin của TTXVN
với các cơ quan báo chí khác 116
3.2.3.2. Dây chuyền truyền thông CNN 119
3.3. Một số đề xuất để xây dựng
một Quy trình sản xuất tin lý tưởng 121
3.3.1. Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả
Quy trình sản xuất tin 121
3.3.2. Nâng cao hiệu quả khâu dự kiến thông tin 122
3.3.3. Tăng cường công tác phóng viên
ở phân xã và khâu biên tập 124

3.3.4. Phối hợp để nâng cao chất lượng và cạnh tranh thông tin 125
3.3.5. Tổ chức công tác biên tập
cho các phân xã khu vực phía Nam 129
3.3.6. Vai trò của việc thẩm định, nhận xét tin, bài 130
Tiểu kết chương 3 132
KẾT LUẬN 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO 137









9
MỞ ĐẦU

1. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
TTXVN là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tấn
trong việc phát tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; cung cấp thông tin
phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước; thu thập, phổ biến thông
tin bằng các loại hình báo chí phục vụ đối tượng có nhu cầu ở trong, ngoài nước.
Với 63 phân xã tại tất cả các tỉnh, thành trong nước và 27 phân xã nước ngoài
ở cả 5 châu lục, một ưu thế mà không một cơ quan báo chí nào của Việt Nam sánh
được, phóng viên của TTXVN luôn theo sát mọi sự kiện trong nước và quốc tế, để
đáp ứng tính kịp thời, nhanh nhạy của thông tin. Trong bối cảnh hiện đại, báo chí
cũng có nhiều đổi mới để phù hợp với xu thế, với thị hiếu của công chúng tiếp nhận,
đặc biệt là thể loại tin. Phong cách tin hiện đại đã tỏ rõ sức mạnh thông tin của

mình, đồng thời thể hiện tư duy báo chí thức thời, tất cả vì cái mới. TTXVN được
coi là “ngân hàng tin” thì đương nhiên phải hiểu rõ điều này, và do vậy, việc hoàn
thiện cách thức cũng như các bước để tạo ra một sản phẩm tin càng trở nên cấp thiết
và mang tính quyết định đối với chất lượng, hiệu quả của tin TTXVN.
Thực tế thì từ nhiều năm nay, BBT TTN của TTXVN cũng có phổ biến về một
số quy định về công tác biên tập, công tác phóng viên, hay các cuộc họp bàn về việc
đổi mới cách thức sản xuất tin để đảm bảo các yêu cầu của tin hiện đại. Tuy nhiên,
vấn đề này vẫn còn rời rạc, chưa đảm bảo tính thống nhất trong quá trình làm tin
của đội ngũ phóng viên, biên tập viên TTXVN. Từ đây, vấn đề đặt ra là cần thiết
phải xây dựng một Quy trình sản xuất tin thống nhất, hoàn chỉnh cho TTXVN. Quy
trình này cần được xây dựng trên cơ sở lý thuyết, thực tiễn tin hiện đại và có thể đổi
mới một cách linh hoạt để thích ứng với nhiều trường hợp trong từng thời điểm.
Lâu nay, chính hệ thống các ban biên tập tin trong nước, kinh tế, thế giới, đối
ngoại, với đội ngũ đông đảo phóng viên, biên tập viên là một trong những sức mạnh
to lớn tạo nên thành công của TTXVN. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu quy trình
sản xuất tin, đồng thời phân tích, đánh giá những sản phẩm tin của TTXVN là một


10
việc làm tổng quan để nhìn nhận đúng đắn và sâu rộng hệ thống thông tin đối với
một cơ quan phát ngôn chính thức của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Qua đó cũng thấy được vị trí lịch sử trong hai cuộc kháng chiến thần thánh
của dân tộc ngay từ ngày đầu thành lập (15/9/1945) và vai trò, nhiệm vụ lớn lao của
TTXVN trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước hiện nay.
Xuất phát từ sự gợi ý của cán bộ hướng dẫn là PGS.TS. Vũ Quang Hào, bản
thân là phóng viên Báo ảnh Việt Nam thuộc TTXVN, nhận thấy yêu cầu cấp thiết
phải khai thác những ưu thế của tin hiện đại, những cách thức sản xuất tin áp dụng
cho TTXVN - một cơ quan thông tấn báo chí chính thống của Đảng, Nhà nước - để
luôn phù hợp với xu thế báo chí hiện đại, người viết quyết định chọn nghiên cứu đề
tài “Quy trình sản xuất tin của Thông tấn xã Việt Nam - Những thành công và hạn

chế” làm Luận văn Thạc sĩ ngành Báo chí học khóa 2008-2011, khoa Báo chí &
Truyền thông, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Luận văn trình bày lý luận báo chí về tin hiện đại, mang đến một cái nhìn mới
về cách thức sản xuất, xu thế phát triển của tin hiện đại so với tin truyền thống. Thể
hiện tính ưu việt của tin hiện đại thực sự phù hợp với tình hình báo chí hiện nay ở
nước ta và cần thiết phải có sự thích ứng cùng với nền báo chí hiện đại.
Qua nghiên cứu thực tiễn trên hệ thống tin trong nước của TTXVN, đặt trong
bối cảnh làm tin theo xu thế mới, luận văn sẽ cung cấp một cái nhìn biện chứng về
tin hiện đại cho phóng viên, biên tập viên. Từ đó, quá trình tác nghiệp, sản xuất tin
của đội ngũ phóng viên, biên tập viên TTXVN sẽ ngày càng hoàn thiện và chuyên
nghiệp hơn.
Những thành công và hạn chế được nêu ra sẽ là cơ sở để Quy trình sản xuất tin
của TTXVN ngày càng trở nên tối ưu, đảm bảo tính thống nhất và độ tin cậy, chính
xác về chất lượng của một cơ quan thông tấn báo chí lớn nhất Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Qua nghiên cứu, xây dựng Quy trình sản xuất tin của TTXVN, luận văn nhắm
đến mục đích tìm ra được những mặt thành công và hạn chế của quy trình này. Từ
đây, có thể góp phần phát huy những thành công, duy trì tính ưu việt của quy trình,


11
đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập để quy trình luôn không ngừng hoàn
thiện, hướng tới một Quy trình sản xuất tin lý tưởng, đáp ứng yêu cầu hoạt động của
TTXVN nhằm thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ. Việc phân tích, đánh giá Quy
trình sản xuất tin trên cơ sở lý luận báo chí truyền thông, đặc biệt là tin hiện đại còn
có thể giúp phóng viên TTXVN từng bước hoàn thiện kỹ năng chuyên môn, góp
phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của tin TTXVN.
Luận văn có nhiệm vụ tổng hợp những lý luận, thực tiễn quá trình sản xuất tin
thông tấn để mang đến cái nhìn tổng quan nhất về Quy trình sản xuất tin của
TTXVN, về những thành công và hạn chế cũng như tính ưu việt và sự bất cập trong

quy trình. Mặt khác, luận văn cũng nghiên cứu lý luận tin hiện đại, khảo sát hệ
thống tin trong nước được phát trên mạng TTXVN, thực tiễn sản xuất tin của
TTXVN để xây dựng một Quy trình sản xuất tin hoàn chỉnh, thống nhất.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, đã có một số khóa luận, luận văn, các tài liệu nghiên cứu về tin
TTXVN, về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả tin TTXVN; một số tài liệu về cách
thức sản xuất tin của TTXVN, các hình thức thể hiện, xu thế phát triển của tin hiện
đại. Có thể kể ra các tài liệu sau:
- Năm 1995, sinh viên Hồ Hương Giang, Khoa Báo chí - Đại học Tổng hợp
Hà Nội đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp đại học mang tên “Quá trình xử lý tin
quốc tế vào Việt Nam và sự thể hiện trên mặt báo của tin quốc tế”.
- Luận văn thạc sĩ của Lê Huy Nam: “Tương đồng và dị biệt giữa tin phát
thanh truyền thống và phát thanh hiện đại”, năm 2006, Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Luận văn thạc sĩ của Trần Tiến Duẩn: “Nâng cao chất lượng tin trong nước
của Thông tấn xã Việt Nam”, năm 2007, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn -
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Sau khi nhận đề tài, tháng 10/2010, người viết đã gặp gỡ bà Ngô Thị Hồng
Thanh - Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ Thông tấn, ông Vũ Xuân Bân -


12
Trưởng BBT TTN. Và được biết, Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ Thông tấn
không có tài liệu nào viết về Quy trình sản xuất tin của TTXVN. Nếu có liên quan
cũng chỉ là những bài giảng riêng lẻ về cách làm tin thông tấn của các giáo sư, nhà
báo trong các khóa bồi dưỡng, đào tạo phóng viên, biên tập viên của TTXVN. Với
BBT TTN, đến 3/2006 có đặt ra “Một số quy định về công tác biên tập của Ban
Biên tập tin Trong nước”. Tuy vậy, tài liệu này chỉ gồm 2 trang, viết một cách giản
lược về công tác biên tập, trực tin, cách thức phát tin của các phòng biên tập trong
BBT TTN. Trung tâm Dữ kiện - Tư liệu thuộc TTXVN cũng không có tài liệu

nghiên cứu về Quy trình sản xuất tin của TTXVN. Nhiều bài viết của các nhà báo
lão thành, phóng viên kỳ cựu từng công tác tại TTXVN có đề cập về một khâu nào
đó trong quá trình làm tin TTXVN, nhưng còn rời rạc, chưa đặt vấn đề cụ thể về
việc xây dựng quy trình sản xuất tin, chưa nói đến việc nghiên cứu sâu.
Như vậy, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện về vấn đề này. Và
có thể khẳng định luận văn “Quy trình sản xuất tin của Thông tấn xã Việt Nam -
Những thành công và hạn chế” sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu về Quy trình
sản xuất tin của TTXVN dưới góc độ báo chí học để đánh giá ý nghĩa, tầm quan
trọng của quy trình sản xuất tin trong hệ thống hoạt động của TTXVN.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực trạng sản xuất tin hiện nay của TTXVN, các tài liệu
liên quan đến Quy trình sản xuất tin của TTXVN. Khảo sát tư liệu tin phát trên
mạng TTXVN trong thời gian 6 tháng từ 1-6/2010; khảo sát cách thức sản xuất tin
của các loại hình báo chí khác ở trong nước, các hãng tin quốc tế để so sánh, đối
chiếu với Quy trình sản xuất tin của TTXVN.
Nghiên cứu lý luận, thực tiễn về cách thức, xu thế làm tin hiện đại. Đồng thời,
đánh giá, phân tích, rút ra những thành công, hạn chế từ Quy trình sản xuất tin của
TTXVN.
5. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam; cơ


13
sở lý luận báo chí truyền thông, báo chí hiện đại; các tài liệu, giáo trình, sách tham
khảo, báo và tạp chí có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu của luận văn:
- Phương pháp miêu tả - tổng hợp - phân tích - so sánh.
- Phỏng vấn sâu.
Người viết thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu với bà Ngô Thị Hồng Thanh,

ông Vũ Xuân Bân; phỏng vấn, trao đổi với các trưởng phân xã, phóng viên phân xã
tại địa phương về các vấn đề liên quan đến Quy trình sản xuất tin của TTXVN.
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề về tin và làm tin hiện đại
Chương này nêu lên hệ thống về cách thức, xu thế làm tin hiện đại. Tin
TTXVN nằm trong quy luật này nhưng phải luôn đảm bảo chức năng, nhiệm vụ của
một cơ quan thông tin chính thống của Đảng và Nhà nước. Từ đây sẽ là cơ sở để
xây dựng một quy trình sản xuất tin hoàn chỉnh, thống nhất, tạo tiền đề cho hai
chương sau.
Chương 2: Công tác chỉ đạo và thực hiện Quy trình sản xuất tin của TTXVN
Khái quát về quá trình làm tin cùng những đặc điểm của sản phẩm tin TTXVN
qua các giai đoạn lịch sử gắn liền với cách mạng Việt Nam. Xây dựng, miêu tả Quy
trình sản xuất tin của TTXVN một cách cụ thể qua các khâu thực hiện. Qua đó, nêu
lên các hoạt động nghiệp vụ của phân xã, phóng viên và biên tập viên trong quá
trình thực hiện quy trình.
Chương 3: Thành công, hạn chế và giải pháp nâng cao hiệu quả của Quy
trình sản xuất tin
Phần đầu của chương là tình hình chung của việc thực hiện Quy trình sản xuất
tin của TTXVN. Đây là cơ sở cho việc rút ra những thành công, hạn chế, đồng thời
phân tích, đánh giá các vấn đề đã nêu để tìm cách phát huy những thành công, khắc
phục hạn chế nhằm mục đích hướng đến một Quy trình sản xuất tin lý tưởng.


14
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TIN VÀ LÀM TIN HIỆN ĐẠI

1.1. Quan niệm tin tức và xu thế làm tin hiện đại
1.1.1. Quan niệm về tin tức
1.1.1.1. Định nghĩa tin tức

Nhà hùng biện người La Mã - Quintilianus không thể ngờ được mình đã đóng
góp công lao to lớn đến thế nào cho lĩnh vực báo chí tin tức. Công thức được coi là
lý thuyết căn bản nhất về tin do ông sáng tạo ra mang tên của chính ông - công thức
Quintilianus: Ai làm? + Làm gì? + Ở đâu? + Để làm gì? + Khi nào? + Như thế
nào?. Người ta vẫn gọi nó một cách vắn tắt như một cách thức làm tin giản lược
nhất: 5W + 1H (who, what, where, why, when + how).
Nhà nghiên cứu người Mỹ - Walter Lipman lại viết rằng: “Tin - không phải là
sự phản ánh điều kiện xã hội, mà là bản tổng kết về những gì đập vào mắt”. Nhà xã
hội học và nhà phê bình báo chí có tên tuổi Bernard Rosko thì khẳng định: “Bất kỳ
một tin nào cũng có bản chất của nó. Đó là sản phẩm xã hội, phản ánh cố gắng
nhận thức về những gì diễn ra trong xã hội, và đó là sản phẩm có tổ chức, phản ánh
những gì các phương tiện thông tin đại chúng quyết định xử sự với xã hội”.
Các nhà nghiên cứu Everett Dennis và John Merill thì đưa ra định nghĩa: “Tin
là một thông báo, trong đó đưa ra cái nhìn hiện đại về thực tiễn đối với một vấn đề,
sự kiện hay quá trình cụ thể. Tin phản ánh những thay đổi quan trọng đối với cá
nhân hay xã hội, được đưa ra trong bối cảnh phổ biến hay điển hình. Tin được xây
dựng có cân nhắc đến sự nhất trí những gì mà công chúng quan tâm, cũng như đến
hạn chế bên trong và bên ngoài mà tòa soạn gặp phải. Tin là kết quả của trò chơi
được lặp đi lặp lại hàng ngày để đạt được sự thỏa thuận tập thể bên trong các tòa
soạn có nhiệm vụ phân loại các sự kiện diễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể
nhằm tạo nên một sản phẩm chóng hỏng. Tin là kết quả không hoàn hảo của việc
đưa ra quyết định vội vàng ở tình huống chịu áp lực từ bên trong và bên ngoài” [30,
tr. 8]. Như vậy, chính các sự kiện bên ngoài tạo nên tin: Tin trên báo, đài phát


15
thanh, truyền hình, tin của các hãng thông tấn. Dù là tin in hay tin điện tử, hàng
ngày, hàng giờ đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin đến công chúng tiếp nhận. Giật
gân, thú vị, mới mẻ, buồn đau - đó là những gì tin có thể mang lại cho người đọc.
Nếu như trước đây, trên các ấn phẩm tin chỉ chiếm non nửa trang nhất, còn trên đài

phát thanh và truyền hình chỉ vang lên có 2, 3 lần trong một ngày, đêm thì hiện nay
tình hình báo chí hiện đại đã thay đổi với thị trường thông tin rất đa dạng về thể
loại, hình thức, phương thức đưa tin.
Với nhà báo Charles A.Dana - cựu Tổng Biên tập New York Sun, tin tức là bất
luận sự kiện gì có thể hấp dẫn số đông người đọc mà họ chưa hề biết đến. Hay “Tin
tức là sự tường trình đúng lúc về bất cứ một sự kiện gì được mọi người chú ý và tin
tức có giá trị là tin làm cho nhiều độc giả chú ý nhất” - định nghĩa của F.Fraser
Nond - cựu giáo sư báo chí New York University.
Hiện nay, nhiều vị chủ bút của các tờ báo trên thế giới ngày càng muốn định
nghĩa tin tức trong khái niệm của cái mà độc giả của họ muốn biết - mặt khác, đem
tới cho độc giả cái mà họ đòi hỏi, dù cho đó là tin tức địa phương, các câu chuyện
hay trận bóng đá ở trường phổ thông. Các chủ bút báo chí ngày càng phụ thuộc vào
khái niệm này của tin tức để làm cho tờ báo của họ hữu ích với độc giả. Họ đang
dùng một số phương pháp nhận biết những sở thích của độc giả, bao gồm các nhóm
điều tra phỏng vấn, làm rõ… và hàng loạt cách thức tiếp xúc với từng độc giả để
biết được quan điểm của độc giả về vấn đề họ muốn đọc trên báo. Một số biên tập
viên lại định nghĩa tin tức như thông tin mà độc giả nên có và cần biết để xoay xở
trong cái thế giới phức tạp và khó hiểu này. Đây là một cách tiếp cận truyền thống
hơn, phụ thuộc vào sự sáng suốt của biên tập viên. Nhưng vẫn luôn có biên tập viên
biết cách - rất tự nhiên - xuất bản một tờ báo mà độc giả hưởng ứng và mua nó.
Trên thực tế, các khái niệm dù có thể chưa vừa ý với một số người nhưng
chúng đều đề cập đến một số tính chất của tin tức. Tin tức là cái gì đó mà dân chúng
quan tâm. Công chúng tiếp nhận phản ứng và bàn về các sự kiện, về những chuyện
riêng tư mà họ cho là thú vị. Mọi người trông cậy vào báo chí để khám phá các sự
kiện khác thường, không lặp đi lặp lại - như cuộc chính biến ở Liên bang Xô Viết


16
(năm 1991), hay thảm họa động đất kinh hoàng ngày 11/3/2011 vừa qua ở Miyagi,
Nhật Bản.

1.1.1.2. Tiêu chí của tin tức
Tin tức thường được xác định bởi chính các tiêu chí của nó, và các tiêu chí
thường được đề cập tới gồm: Thích hợp (đúng lúc), gần với đời sống, nổi bật, có
ảnh hưởng, hiếm có và là mối quan tâm của con người.
Tin tức luôn luôn là một vấn đề thời sự. Từ journalism bắt nguồn từ tiếng
Latinh diurnalis, có nghĩa là hàng ngày, và nghề làm báo bắt nguồn từ việc thuật lại
một cách hiện thực và đúng lúc các sự kiện. Tiêu chí gần gũi với đời sống, tác động
đến nhiều người luôn là quan trọng, kể từ khi con người ngày càng quan tâm hơn tới
các sự kiện ở địa phương hơn là các sự kiện xảy ra ở các nơi xa. Con người cũng
ngày càng quan tâm tới các sự kiện lớn và nhân vật nổi bật hơn là những chuyện
không quan trọng và những người bình thường. Tính ảnh hưởng cũng là một yếu tố
quan trọng của tin tức. Nhiều sự kiện ít gây ảnh hưởng trong cuộc sống của chúng
ta. Đó là những chuyện xảy ra biệt lập không có kết quả. Những sự kiện khác - một
cuộc bầu cử Tổng thống chẳng hạn - có thể coi là đặc biệt có ảnh hưởng. Chiến
tranh Việt Nam đã từng là một chuỗi các sự kiện mà trước hết làm chia rẽ, mà sau
đó làm thay đổi mạnh mẽ xã hội Mỹ. Sự sụp đổ của Bức tường Berlin, tự bản thân
nó là một sự kiện lớn, tiếp theo là sự tan vỡ hầu như chớp nhoáng của Liên bang Xô
Viết - là một chuỗi sự kiện có ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Một
sự kiện hiếm hoi thì thú vị hơn chuyện gì đó xảy ra hàng ngày. Mối quan tâm của
con người cũng là một yếu tố quan trọng của tin tức. Con người bị hấp dẫn bởi
những người khác và nhiều tin tức họ đọc ở báo, nghe qua đài hay xem trên tivi
được tạo ra xung quanh mối quan tâm này.
Một tiêu chí khác của tin tức được miêu tả trong hai khái niệm - phần thưởng
tức thì và phần thưởng trả chậm. Tin tức theo kiểu phần thưởng tức thì là tin tức có
ảnh hưởng ngay lập tức tới công chúng tiếp nhận. Ví dụ như kết quả của một trận
bóng đá mà công chúng rất quan tâm; một câu chuyện cười gây sự chú ý của mọi
người; một tin buồn một người bạn, một người quen gây sự tiếc nuối và cảm giác


17

mất mát; một câu chuyện phim gây chú ý và gây cười. Những mẩu tin dạng phần
thưởng trả chậm là những tin về cải cách thuế, hoạch định chính sách, các quyết
định pháp lý hay các khám phá khoa học mà có ảnh hưởng vĩ mô chứ không tức
thời tới cuộc sống của độc giả. Đó là các tin tức quan trọng và nghiêm trọng, nhưng
không kích thích sự hào hứng tức thời hoặc gây ra tác động cảm xúc.
Đôi khi các biên tập viên nói về tin tức cứng và tin tức mềm. Tin cứng là tin
tức nghiêm trọng: Các vụ cháy, các tai nạn, các vụ giết người, các thảm họa, thương
vong, các kết quả của những cuộc bầu cử, các kết quả của những cuộc xung đột, hậu
quả của chiến tranh, của nạn đói ở vùng cận Sahara của châu Phi. Tin cứng bao gồm
tin tức về thời tiết khắc nghiệt, bão, gió lốc, động đất, lũ lụt và các thảm họa thiên
nhiên khác. Tin mềm là các tin nhẹ nhàng như các câu chuyện hấp dẫn, các tin về
đính hôn và đám cưới, thể thao, các hoạt động vui chơi, giải trí.
1.1.2. Giá trị của tin
Tin là một trong những nhóm thể loại quan trọng hàng đầu của các loại hình
báo chí. Đặc biệt, đối với TTXVN được coi là “ngân hàng tin” thì việc xây dựng
một Quy trình sản xuất tin hợp lý sẽ đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao
chất lượng tin. Đây là vấn đề vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn đòi hỏi người
viết tin, người biên tập tin, người phụ trách báo luôn phải nắm bắt các vấn đề, xu
thế của báo chí để có cách thức phù hợp trong quá trình tạo ra một sản phẩm tin.
Giải quyết rõ ràng công việc này còn mở ra nhiều hướng đi giúp nhà báo luôn khám
phá cái mới đang tiềm ẩn trong lòng các sự kiện - giá trị của tin.
Tin là thể loại xung kích của báo chí, đặc biệt là báo hàng ngày, bản tin thông
tấn, báo điện tử, đài phát thanh và truyền hình với 5-7 chương trình thời sự mỗi
ngày (VTV1: 7 bản tin/ngày với thời lượng 45 phút/bản tin; HanoiTV: 7 bản tin/ngày
với thời lượng 37 phút/bản tin). Tin đáp ứng gần như trọn vẹn nhu cầu nhận thức
thời sự tức thời, cập nhật của con người. Thật có lý khi người ta ví “tin là cơm ăn,
là khí thở”. Thử tưởng tượng một người nào đó bị cắt đứt mọi tin tức từ gia đình,
làng xóm, đất nước, thế giới thì đời sống tinh thần của họ sẽ ra sao? Đối tượng của
tin là các sự kiện cấp bách và sự kiện ổn định có tính cấp bách xảy ra hàng ngày



18
trong đời sống xã hội và thế giới tự nhiên mà con người muốn biết nhưng chưa hay
biết. Tùy đặc điểm nội tại và tầm quan trọng của sự kiện, tùy thuộc phương tiện và
mục đích thông tin, người ta viết tin dưới nhiều dạng khác nhau (tin thông báo, tin
ngắn, tin bình, tin tường thuật, tin tổng hợp) và yêu cầu đặt ra cho mỗi dạng tin
cũng không giống nhau. Các dạng tin nhằm phản ánh tức khắc thời sự cuộc sống,
đáp ứng nhu cầu nhận thức hàng ngày, hàng giờ của con người về những gì xảy ra
xung quanh mình. Từ chỗ nhận thức nhanh và đúng tình hình thời sự, con người sẽ
có suy nghĩ đúng và hành động kịp thời để tồn tại và phát triển.
Do tầm quan trọng của tin tức, công chúng kỳ vọng ở nhà báo việc phát hiện
và thông báo ngay cho họ biết những vấn đề cấp bách sống còn đối với họ. Như
vậy, giá trị đích thực của tin chính là tính phát hiện. Chất lượng tin chủ yếu nằm ở
đó. Điều này cần được lưu ý trong Quy trình sản xuất tin của TTXVN trong khâu
thu thập thông tin, đòi hỏi phóng viên thực hiện luôn có ý thức tìm yếu tố phát hiện
để làm tin. Tính chiến đấu hay tác dụng của tin cũng từ tính phát hiện mà ra.
1.1.3. Xu thế làm tin hiện đại
Công chúng luôn quan tâm đến thông tin báo chí mà trước hết là quan tâm đến
tin. Do vậy, trong xu thế cạnh tranh nhằm giành số đông công chúng về mình, đồng
thời để thích nghi với xu thế làm tin hiện đại, các loại hình báo chí, nhất là TTXVN
phải luôn quan tâm đến việc nâng cao khả năng thông tin, cách thể hiện thông tin,
cụ thể là Quy trình sản xuất tin.
1.1.3.1. Ngắn gọn
Trong nhịp sống hiện đại, độc giả thường không có nhiều thời gian để đọc
báo. Các cuộc điều tra xã hội học ở Pháp đều cho thấy rằng thời gian dành cho việc
đọc báo của độc giả không có xu hướng tăng lên. Bình quân trong tổng số 6 giờ mỗi
ngày dành cho việc tiếp nhận thông tin, trung bình người Pháp chỉ dành 36 phút để
đọc báo. Theo thống kê của các viện thăm dò và các phòng nghiên cứu độc giả của
một vài tờ báo địa phương ở Pháp thì một độc giả trung bình chỉ dành cho tờ báo
khoảng 25 phút. Đó là khi tờ báo có nhiều tin tức hay. Nhìn chung, rất ít người đọc

toàn bộ tất cả nội dung, từng từ, từng chữ trên một tờ báo. Trung bình độc giả ở


19
Pháp chỉ đọc chưa đến 10% diện tích tờ báo. Độc giả của tờ báo bình dân Bild
(Đức) chỉ đọc 1/8 diện tích tờ báo. Tờ Le Monde (Pháp) khá hơn khi được đọc tới
20%. Còn ở Thụy Điển, bình quân mỗi người bỏ ra 17 phút để đọc báo mỗi ngày.
Những con số thống kê này cho thấy một điều, tờ báo được độc giả đánh giá nhiều
thông tin là tờ báo đăng được nhiều tin, làm sao độc giả chỉ đọc 10-20% diện tích tờ
báo cũng cảm giác là đáp ứng được yêu cầu thông tin của họ. Như vậy, các tờ báo
đều phải biên tập ngắn gọn các tin, làm sao trong một diện tích nhất định đăng được
số lượng tin nhiều nhất.
Theo lý thuyết tiếp nhận thông tin, độc giả thường đọc các tin, bài ngắn trước,
nếu còn thì giờ hoặc thấy cần thiết thì họ mới đọc đến các tin, bài dài hơn. Tin ngắn
mươi mười lăm dòng dễ thu hút sự chú ý của độc giả hơn vì không mất thì giờ lắm
để hiểu được nội dung. Các báo Mỹ đã thống kê cho thấy độc giả sẽ đọc khoảng
60% tổng số các tin vắn. Các thông tin ngắn giúp độc giả có thể lướt nhanh qua tờ
báo mà vẫn biết được nhiều thông tin. Thông thường họ lia mắt dọc theo cột tin vắn
để xem trong đó có từ nào đáng quan tâm hay không.
Đăng nhiều tin ngắn, gọn đã trở thành một xu thế chủ đạo của báo chí thế giới.
Để giải quyết vấn đề này, các báo đã xây dựng các cột tin vắn, trình bày ấn tượng.
Trong cuốn “Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển”, tác giả Vũ Quang Hào viết:
Đối với báo chí Thụy Điển, mặc dù cột tin vắn chỉ chiếm diện tích nhỏ theo chiều
đứng bên trái trang báo nhưng nó là xương sống của trang báo. Cột tin vắn đáp ứng
tối đa nhu cầu thông tin của độc giả. Vì vậy, dường như không một trang báo nào
không có cột tin vắn. Báo chí Thụy Điển đánh giá cao vai trò quan trọng của tin vắn
đối với nhu cầu thông tin của công chúng nên trong báo giới Thụy Điển đã xuất
hiện một quan niệm đồng thời cũng như một yêu cầu. Đó là người làm tin vắn tốt
chính là nhà báo giỏi. Nói cách khác, người làm báo được đánh giá là nhà báo giỏi
bằng tiêu chí làm tin vắn như thế nào. Chính vì thế, các cơ quan báo chí Thụy Điển

thường có khẩu hiệu mỗi phóng viên viết một tin vắn mỗi ngày thì tờ báo sẽ tốt hơn.
Tuy nhiên, nói chung, tin vắn trên báo Thụy Điển phần lớn đều do những nhà báo
giỏi viết. Ở đây đòi hỏi một sự lựa chọn nghiệt ngã cả về thông tin lẫn từ ngữ.


20
Xu thế làm tin ngắn gọn để đăng được nhiều tin trên trang báo là cũng là xu
thế tất yếu trong sự phát triển của báo chí Việt Nam. Nhiều tờ báo ra hàng ngày ở
Việt Nam như Thanh Niên, Tuổi trẻ, Sài Gòn Giải phóng và ngay cả những tờ báo
vốn được coi là “bảo thủ” như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Hà Nội Mới đều
đăng các tin vắn. Các báo đều có một cột tin vắn, thường được đóng khung và trong
mỗi tin vắn thì từ hoặc câu quan trọng nhất được in đậm nhằm tạo thuận lợi cho độc
giả tiếp nhận thông tin.
1.1.3.2. Cấu trúc hiện đại
Hiện nay, ở Việt Nam, nhiều nhà báo và nhà nghiên cứu về báo chí vẫn đang
tiếp tục đề xuất nhiều kiểu cấu trúc cho tin. Một số người vẫn tiếp tục ủng hộ quan
niệm cho rằng cầu trúc của tin bao gồm các kiểu chính như cấu trúc hình tam giác
thường và cấu trúc hình tam giác ngược. Trong cuốn “Các thể loại báo chí thông
tấn” (Đinh Văn Hường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007), tác giả đưa ra thêm
một số kiểu cấu trúc như mô hình viên kim cương, mô hình đồng hồ cát, hình chữ
nhật… Nhưng thực tiễn cho thấy, hầu hết báo chí hiện nay đều dùng cấu trúc hình
tam giác ngược. Đây là cấu trúc tin hiện đại vì nó phù hợp với tâm lý tiếp nhận
thông tin của công chúng hiện nay.
Lối viết tin theo kiểu truyền thống là lối viết sử dụng cấu trúc hình tam giác
thường. Trong đó, các chi tiết trong tin được tổ chức theo trật tự tầm quan trọng
tăng dần. Thông tin về bối cảnh sẽ được nêu đầu tiên, tiếp đến là những thông tin
quan hệ trực tiếp đến kết quả sự kiện và cuối cùng là thông tin bản chất, quan trọng
nhất của sự kiện. Cấu trúc này gây khó khăn cho cả độc giả lẫn người viết và người
biên tập. độc giả khó nắm bắt được đâu là thông tin chính và bỏ mất thông tin.
Người viết sẽ dễ rơi vào tình trạng viết dông dài và mất nhiều thời gian để hoàn

thành tin. Người biên tập cũng gặp khó khăn vì nếu cắt gọn ngắn tin đi có thể phải
sửa lại toàn bộ tin để đảm bảo tính logic. Chính vì vậy, giờ đây báo chí thường sử
dụng cách viết tin hiện đại. Cấu trúc tin hiện đại là cấu trúc hình tam giác ngược
gồm 2 yếu tố cơ bản: Phần mở đầu và phần thân tin. Những nội dung quan trọng
nhất của sự kiện sẽ được đề cập ngay trong phần mở đầu. Những chi tiết kém quan


21
trọng hơn cùng số liệu minh họa và các thông tin khác sẽ tạo thành phần thân tin. Ở
thân tin, những điều quan trọng hơn sẽ được nêu ra trước và điều ít quan trọng hơn
sẽ được nêu ở sau. Cấu trúc này có lợi thế rất lớn khi giúp độc giả nắm bắt được
ngay thông điệp vì những thông tin quan trọng nhất, hấp dẫn nhất được thể hiện
ngay phần đầu tin. Với người viết tin cũng dễ dàng diễn đạt, còn người biên tập nếu
phải cắt bỏ phần sau cũng không bị ảnh hưởng nhiều đến nội dung của tin.
1.1.3.3. Giảm tính lễ tân
Sự kiện lễ tân là sự kiện liên quan đến hoạt động của các nhà lãnh đạo, thường
là sự kiện quan trọng, có chứa đựng giá trị thông tin (ngầm) nhưng thường không
được khai thác đúng mức mà các nhà báo thường quá coi trọng khai thác khía cạnh
lễ tân, các nội dung mang tính xã giao, nghi lễ. Nhiều hoạt động không quan trọng,
không đáng đưa cũng đưa tin. Khi đưa tin lại quá nhiều chi tiết về nghi lễ, về tên
người và chức vụ.
Xã hội càng phát triển, nhu cầu thông tin của công chúng càng cao, nhưng thời
gian đọc báo, nghe đài, xem tivi không nhiều, chi phí cho mỗi trang báo, mỗi phút
phát thanh, truyền hình không nhỏ, trong khi tin mang nhiều tính lễ tân đang làm
cho những trang báo, chương trình phát thanh truyền hình trở nên nghèo thông tin.
Một yêu cầu đặt ra từ lâu nay với tất cả phương tiện truyền thông đại chúng là làm
sao với số trang và thời lượng nhất định, nâng cao được chất và lượng thông tin. Xu
thế này đối với tin thông tấn càng phù hợp khi làm đơn giản hóa khâu thu thập
thông tin của Quy trình sản xuất tin, giúp phóng viên có thêm thời gian khai thác
các thông tin khác quan trọng hơn, đảm bảo tính hiệu quả cho sản phẩm tin.

1.1.3.4. Phản hồi của công chúng (feedback)
Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, nền báo chí thế giới
có nhiều chuyển đổi trên mọi phương diện. Trong các giai đoạn trước, thông tin báo
chí thường mang tính hàn lâm, là thông tin tĩnh, ít chiều. Ngày nay, nhờ tiến bộ của
công nghệ thông tin, thông tin báo chí có những đặc thù mới: Đa chiều hơn, nhanh
hơn, cô đọng hơn. Việc chuyển tải, tiếp nhận, xử lý và chi phối thông tin ngày càng
có sự tham gia của đông đảo công chúng.


22
Trong báo chí hiện đại, công chúng không chỉ là người thụ hưởng thông tin do
báo chí cung cấp mà còn là người phản biện, cung cấp, bổ sung thông tin cho báo
chí. Sự tham gia của công chúng vào tờ báo đã trở thành thước đo mức độ thành
công hay uy tín của tờ báo trong xã hội. Thông tin báo chí không còn mang tính một
chiều mà thực sự trở thành hai chiều, có tương tác với độc giả. Để tồn tại, mỗi tờ
báo Thụy Điển đều trở thành một sân chơi cho những người tổ chức chính trị xã hội
khác nhau và người làm báo nước này đã ví vui rằng mỗi tờ báo của họ như một
quán trà mà mỗi người dân đều có thể lên đó để đàm đạo [8, tr. 106].
Và các báo, đài đã mở các chuyên trang, chuyên mục để tiếp nhận thông tin
phản hồi của công chúng như “Ý kiến bạn đọc” (báo Nhân dân); “Hộp thư truyền
hình”, “Với khán giả VTV3” (Đài Truyền hình Việt Nam) hay “Bạn đọc và Tuổi trẻ”
(báo Tuổi trẻ) Tại đây, công chúng có thể trình bày ý kiến của mình về các tin,
hay bài báo đã đăng hay những vấn đề xã hội bức xúc khác. Ngoài ra là các hộp thư
điện tử (email) để làm cầu nối liên hệ mật thiết với độc giả, khán thính giả. Trên báo
in, một số tác giả bài báo cho đăng địa chỉ thư điện tử của mình để độc giả có thể
liên hệ, ví dụ như tác giả Anh Ngọc của Thể thao & Văn hóa thường xuyên đăng
địa chỉ hộp thư điện tử của mình () để nhận ý kiến nhận
xét, phân tích thêm của độc giả. Đây có thể là điểm mới ở Việt Nam nhưng với báo
chí thế giới, trong đó có báo chí Thụy Điển, điều này không mới. Trên nhiều tờ báo
Thụy Điển, dưới mỗi bài báo nhà báo đều ký tên thật, kèm theo số điện thoại cá

nhân, cũng như địa chỉ email để nếu độc giả cần trao đổi thêm thì chỉ cần gọi điện
thoại là gặp được trực tiếp nhà báo - tác giả bài báo đó. Cũng nhờ điều này nhiều
khi nhà báo lại có thêm thông tin về vấn đề đó để cho số tiếp theo. Đặc biệt, dưới
mỗi bài báo đều có một ảnh rất nhỏ (nhưng rất rõ) - đó là chân dung tác giả bài
báo [8, tr. 108]. Có thể thấy hình thức này ở rất nhiều tờ báo Việt Nam hiện nay
như: Tiền Phong, Thể thao & Văn hóa, Tuổi trẻ, Lao Động, Thanh Niên…
So với các loại hình báo chí truyền thống, báo điện tử có thuận lợi lớn trong
việc thu hút sự tham gia của công chúng nhờ đặc tính tương tác của mình. Dưới mỗi
tin, các báo điện tử có đường dẫn (link) phản hồi để độc giả có thể gửi ý kiến đến


23
tòa soạn hay độc giả khác. Hơn bất kỳ một loại hình báo chí nào khác, báo điện tử
có tính tương tác cao, thể hiện rõ tính đại chúng và thỏa mãn nhu cầu thông tin đa
chiều của công chúng tiếp nhận. Theo lý thuyết truyền thông, tương tác qua lại giữa
công chúng và tòa soạn qua kênh thông tin phản hồi là một yếu tố quan trọng thể
hiện hiệu quả truyền thông, đồng thời tạo cơ sở để tòa soạn điều chỉnh nội dung,
hình thức thông tin theo hướng tăng cường chất lượng. Đây cũng là một phương
thức lôi cuốn độc giả độc đáo chỉ có ở báo điện tử.
Thông qua email, báo điện tử còn có khả năng thiết lập các diễn đàn có sức
hút lớn đối với độc giả. Các diễn đàn trên báo điện tử được tổ chức thường xuyên
và được coi như một chuyên mục nơi tòa soạn dành đăng ý kiến của độc giả về một
vấn đề nhất định. Thực tế cho thấy, các diễn đàn trên báo điện tử thu hút được một
số lượng lớn công chúng tham gia. Phần vì diễn đàn trên báo điện tử luôn bàn luận
về những vấn đề thời sự nóng hổi, đang là mối quan tâm của dư luận xã hội, phần vì
chúng tận dụng được ưu thế không bị giới hạn, bó buộc trong khuôn khổ, đặc biệt là
ưu thế tức thời của báo điện tử. Ở các diễn đàn này, độc giả có thể gửi thư điện tử tự
do bày tỏ quan điểm, chính kiến, thái độ, phản ứng… trước một sự kiện, vấn đề do
tòa soạn hoặc chính họ đặt ra. Diễn đàn không chỉ thu hút công chúng đến với báo
chí mà còn tạo ra không khí tự nhiên, khách quan, dân chủ để ai cũng thấy rằng tờ

báo tôn trọng độc giả, có tôn chỉ mục đích hoạt động vì lợi ích của độc giả và đất
nước, giai cấp nó bảo vệ.
1.2. Một số vấn đề làm tin hiện đại
1.2.1. Tin bản báo - thuộc tính chuyên nghiệp của nhật báo
Trước đây, những tin quan trọng trong nước như tin về các hoạt động chính
trị, đối ngoại; các sự kiện kinh tế văn hóa, xã hội có tầm quốc gia, các báo hàng
ngày phát hành tại Hà Nội đều phải khai thác từ nguồn TTXVN - cửa thông tin
chính thống, hay là “ngân hàng tin”. Các tin đều được treo nguồn “TTXVN”.
Trong một thập kỷ trở lại đây, khi mà các tuần báo và các tờ báo ra 2, 3 kỳ lớn
mạnh và phát triển đã tăng kỳ lên ra hàng ngày thì “tin bản báo” ngày một ken dày
trên mặt báo. TBB là tin do chính phóng viên bản báo đưa tin, tường thuật. Báo Hà


24
Nội Mới dán nhãn “HNM”, báo Lao Động dán nhãn “LĐ”, Tiền Phong dán nhãn
“TP”, An Ninh Thủ Đô dán nhãn “ANTĐ”, Tuổi trẻ dán nhãn “TT-HCM”, Phụ nữ
dán nhãn “PN”, kỹ càng hơn họ còn ghi cả nơi phóng viên của họ thường trú như
“TT-Hà Nội”, “TT-Đà Nẵng”… TBB đã đánh dấu bước trưởng thành, khẳng định
đẳng cấp chuyên nghiệp của tờ báo đó. Báo có nhiều TBB chứng tỏ báo có đội ngũ
phóng viên, thông tin viên hùng hậu, thậm chí có cả văn phòng đại diện ở nước
ngoài. Phương tiện truyền thông hiện đại và chuyên dụng, đã tạo thuận lợi cho tòa
soạn cập nhật tin nhanh nhất từ các điểm có phóng viên, thông tin viên bản báo
đang tác nghiệp.
Các tờ báo hàng ngày tự hào dán nhãn TBB là đánh đi một thông điệp tới độc
giả của mình, rằng sự kiện này do chính phóng viên bản báo tường thuật “tại chỗ”,
chính xác và trung thực, bản báo chịu trách nhiệm. Đọc TBB, cho độc giả cảm nhận
về tính độc lập của tờ báo và bản lĩnh nghề nghiệp của phóng viên. Đọc TBB, độc
giả được hưởng thụ thông tin đa chiều ở nhiều góc độ từ mỗi tờ báo - tuy cùng phản
ánh một sự kiện.
Lấy dẫn chứng như vụ PMU 18. Đây là vụ tiêu cực liên quan đến nhiều vấn

đề, nhiều đối tượng thuộc nhiều cơ cấu đẳng cấp xã hội và liên đới tới nhiều ngành,
nếu không nhờ đội ngũ phóng viên bản báo đầy đủ bản lĩnh nghề nghiệp, can đảm
và mưu trí, sao có thể có TBB để điều tra mở rộng vụ án. Có một bí thư tỉnh ủy đã
từng có sáng kiến: Mỗi tuần một lần ông mời 1, 2 nhà báo đến nhà riêng uống nước
chuyện trò thoải mái để ông “nắm bắt thông tin” mà các nguồn chính thống thường
bị bọc phủ. Ông tìm “khói” để phát hiện nơi có “lửa”. Hiện nay, độc giả ở Hà Nội
sáng sáng tập trung tại các sạp báo, mua khoảng dăm tờ hàng ngày để đọc TBB,
điều tra của bản báo mà không sợ trùng, thừa thông tin, bởi mỗi tờ báo đều đã độc
lập trong tác nghiệp. Ví dụ, vụ tiêu cực ở trường mẫu giáo Chim Non, quận Hai Bà
Trưng, TBB của ANTĐ đã khai thác ở góc độ Trò ăn một quả khế cô được trả cục
vàng. TBB của TP có góc nhìn khác một chút: Trường anh hùng cũng rút ruột bữa
ăn trẻ nhỏ. Hay như vụ gian lận trong cuộc thi tuyển công chức của Bộ Giáo dục -
Đào tạo, TBB của LĐ đưa gây sốc cho độc giả: Tiêu cực ngay sát phòg Bộ trưởng,


25
ba ngày sau Bộ trưởng mới được biết. Trong khi đó, TBB của PN đưa mang tính
tổng kết: Tiêu cực trong giáo dục diễn ra từ Bộ tới trường, tương ý với một bức
biếm họa mô tả căn nhà giáo dục dột từ nóc dột xuống. Còn TBB của TT-Hà Nội
đưa mang tính ngăn chặn sự việc có thể chìm xuồng: Vụ gian lận sẽ chỉ xử lý nội bộ
chăng? Ngay cả việc đưa tin về nghị định phổ biến việc tăng lương tối thiểu thì
TBB ở mỗi báo cũng “soi” ở những góc độ khác nhau. Một báo: Từ 1/10, lương tối
thiểu tăng từ 350.000đ lên 450.000đ. Một báo khác: Lương tối thiểu sẽ tăng 28,6%
vào mùng 1/10 tới. Và một báo khác nữa: Lộ trình tăng lương đúng hẹn; Lương
tăng, giá có tăng?
Tuy nhiên, TBB đòi hỏi rất cao ở các phóng viên, ở các tổng biên tập, cần
vững vàng bản lĩnh chính trị và bản lĩnh nghề nghiệp. Giữa tháng 9/2008, Cơ quan
Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã triệu tập một phóng viên của một tờ báo nọ thường
trú tại Hà Nội, qua việc phóng viên này đưa tin một cán bộ điều tra thuộc Cục Cảnh
sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội nhận tiền chạy án trong vụ PMU 18. Trước đó,

cơ quan cảnh sát điều tra đã có công văn gửi báo này đề nghị cho biết nhân thân của
phóng viên này và nguồn gốc thông tin đăng tải trên báo. Báo đã có công văn trả
lời, nêu rõ: Phóng viên của bản báo hoạt động nghiệp vụ đúng pháp luật. Còn việc
tiết lộ nguồn gốc thông tin trên phải được cơ quan có thẩm quyền (Viện Kiểm sát
nhân dân hoặc Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành) yêu cầu. Thế đấy, như làm xiếc trên
miệng vực, không giỏi và vững nghề là “rơi” ngay.
Hiện tại, các báo xuất bản hàng ngày đang tăng cường mạnh mẽ TBB, “điều
tra bản báo”; hiệu quả là số lượng bản in được đẩy lên rất cao. Còn độc giả thì được
hưởng lợi thông tin rất lớn. Có thể nói TBB là thuộc tính chuyên nghiệp của báo ra
hàng ngày mà lâu nay báo chí Việt Nam còn quan tâm chưa đúng mức.
1.2.2. Công nghệ làm tin
1.2.2.1. Định hướng nội dung tin hiện đại
Rất nhiều mẩu tin bạn đọc trên báo và hầu hết những gì bạn nghe trên đài hay
xem trên tivi thậm chí đều là những sự kiện được định hướng. Và thực tế thì Quy
trình sản xuất tin để tạo ra sản phẩm tin tức cho TTXVN hơn hết cũng được xây

×