Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Vấn đề thông tin và định hướng trên trang văn hoá văn nghệ của báo đoàn thanh niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TRẦN THỊ NGÂN HÀ



VẤN ĐỀ THÔNG TIN VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRÊN
TRANG VĂN HÓA VĂN NGHỆ
CỦA BÁO ĐOÀN THANH NIÊN
(KHẢO SÁT BÁO TIỀN PHONG TỪ NĂM 1999 ĐẾN 2004)






LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BÁO CHÍ





THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 11 NĂM 2006
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TRẦN THỊ NGÂN HÀ



VẤN ĐỀ THÔNG TIN VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRÊN
TRANG VĂN HÓA VĂN NGHỆ
CỦA BÁO ĐOÀN THANH NIÊN
(KHẢO SÁT BÁO TIỀN PHONG TỪ NĂM 1999 ĐẾN 2004)


CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC
MÃ SỐ: 60. 32. 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BÁO CHÍ


Người hướng dẫn khoa học:
GIÁO SƯ HÀ MINH ĐỨC



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 11 NĂM 2006
MỤC LỤC


Mở đầu 1

Chương I: Hệ thống báo chí của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 5
1.1 Vai trò của báo chí với đời sống tinh thần của thanh niên 5
1.1.1 Báo chí - xuất bản của Đoàn thanh niên 6
1.1.2 Hệ thống báo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 8
1.1.3 Đánh giá chung về hệ thống báo chí Đoàn thanh niên 9
1.2 Báo Tiền Phong 10

1.2.1 Khái quát về nội dung báo Tiền Phong 12
1.2.2 Những số báo đầu tiên 13
1.2.3 Báo Tiền Phong thời kỳ 1958 - 1960 15
1.2.4 Báo Tiền Phong thời kỳ 1961 - 1968 18
1.2.5 Báo Tiền phong thời kỳ chống Mỹ 1969 - 1972 20
1.2.6. Báo Tiền Phong thời kỳ 1973 đến trước đổi mới 21
1.2.7 Báo Tiền Phong trong thời kỳ đổi mới 23
1.2.8 Đa dạng hóa các lĩnh vực, mở rộng lĩnh vực hoạt động 25
1.2.9 Báo Tiền Phong và bạn đọc cả nước 27
1.3 Những điểm mạnh của báo Tiền Phong hiện nay 29
1.4 Trang văn hóa văn nghệ trên báo Tiền Phong 30
1.5 Báo Tiền Phong Chủ nhật 31

Chương II: Tính thông tin và định hướng nội dung tác phẩm báo chí 34
2.1 Mục đích tuyên truyền và tiêu chí định hướng 34
2.1.1 Tâm lý của thanh niên sinh viên 35
2.1.2. Hình thành nhân cách từ thế giới nội tâm của thanh niên 36
2.1.3. Tìm hiểu một số dạng nhân cách thanh niên 37
2.2 Báo Tiền Phong với mục đích định hướng thông tin, giáo dục về
lý tưởng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội cho thanh niên 39
2.2.1 Bồi đắp lý tưởng lòng yêu nước cho thanh niên 40
2.2.2 Giáo dục lối sống và nhân cách cho thanh niên 44
2.2.3 Nâng cao đời sống tinh thần, giúp định hướng nhận thức về cái
đẹp, sự hoàn thiện nhân cách sống 49
2.2.4 Ngăn chặn tệ nạn xã hội, giúp thanh niên đi theo con đường của
những giá trị văn hoá đích thực 50
2.3 Bản sắc của trang văn hóa văn nghệ báo Tiền Phong 52

Chương III: Hiệu quả và hạn chế của trang VHVN trên báo Đoàn.
Những đề xuất và giải pháp 61

3.1 Hiệu quả của trang VHVN trên báo Đoàn 61
3.1.1 Tính giáo dục 62
3.1.2. Tính đại chúng 63
3.1.3. Tính chính xác 65
3.2 Hạn chế của những thông tin VHVN trên báo Đoàn 69
3.2.1 Phóng viên VHVN 69
3.2.2 Nâng cao chất lượng và hiệu quả những bài viết của Phóng viên
viết VHVN 72
3.3 Những đề xuất giải pháp 76
3.3.1 Nhân lực báo chí 76
3.3.2. Nhà báo phải chân thực có đạo đức 77
3.3.3 Nhà báo phải yêu nghề 77
3.3.4 Cải tiến liên tục về trình bày 78
3.3.5 Họa sĩ thiết kế 79
3.3.6 Luôn cải tiến chuyên mục 79
3.3.7 Tổ chức diễn đàn VHVN 80
3.3.8 Tổ chức mạng lưới cộng tác viên là những nhà khoa học, giáo
dục, nghệ sĩ có uy tín trên diễn đàn VHVN 81
3.3.9 Tổ chức trưng cầu ý kiến độc giả thường xuyên 81

Chương Kết luận 84

Tài liệu tham khảo 88

Phụ lục 93
Phụ lục 1. Cơ cấu phân trang báo Tiền Phong (báo ngày) 94
Phụ lục 2. Trang VHVN trên báo Tiền Phong 1999 – 2004 97
Phụ lục 3. Báo Tiền Phong Chủ nhật 106
Phụ lục 4. Vài nét về báo Tiền Phong 112
Phụ lục 5. Phiếu khảo sát Thanh niên đọc báo Đoàn 114










1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đại hội VIII của Đảng quyết định chiến lược ổn định và phát triển kinh
tế- xã hội 1991 – 2000. Đại hội IX đánh giá việc thực hiện chiến lược đó và
quyết định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu của thế kỷ 21.
Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng Xã hội
chủ nghĩa (XHCN), xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta trở thành
một nước công nghiệp.

Câu hỏi đặt ra ở đây là:
Những trí thức trẻ sở hữu trí tuệ khoa học và công nghệ tiên tiến của
một xã hội phát triển sẽ có đời sống văn hóa tinh thần như thế nào?
Đời sống văn hoá tinh thần của thanh niên sẽ thay đổi như thế nào để
phù hợp với một xã hội đang trên đà cải cách và phát triển toàn diện?
Từ đó chúng tôi đề ra mục tiêu của đề tài này như sau:
- Đề tài mang tính khái quát về vấn đề thông tin và định hướng đời
sống văn hóa tinh thần – khu biệt hơn trong lĩnh vực văn hóa nghệ
thuật - của giới trẻ từ năm cuối của thế kỷ 20 cho đến những năm đầu

của thế kỷ 21 trên trang báoVăn hóa văn nghệ của Đoàn.
- Đề tài nhấn mạnh đến sự thay đổi không ngừng của các trào lưu
văn hóa nghệ thuật ảnh hưởng đến cảm quan và mỹ quan, nhân sinh
quan của tầng lớp trẻ hiện nay thể hiện trên trang báo Đoàn.

2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2
Đề tài không có tham vọng nói đến toàn cảnh của đời sống văn hóa văn
nghệ của người dân. Tuy nhiên chúng ta phải thừa nhận thanh niên là lực
lượng nòng cốt để góp phần đưa đất nước phát triển và thực hiện tốt các chiến
lược đã đặt ra trong các kỳ Đại hội Đảng, đặc biệt là chiến lược cho năm 2001
– 2010. Vì thế, đề tài chủ yếu nói đến việc thông tin và định hướng trên trang
văn hóa văn nghệ của báo Đoàn, vì đối tượng bạn đọc chính là thanh niên.
Ngoài ra đề tài nhằm vào vấn đề quan trọng không kém, đó là đưa ra những
hạn chế hiện nay trong việc truyền đạt thông tin, đặc biệt liên quan đến người
đưa tin – các nhà báo - với ngòi bút và nhận thức của mình, có thể giúp cải
cách xã hội, nhưng cũng có thể làm cho xã hội khủng hoảng nếu họ phạm sai
lầm hay cố tình vi phạm đạo đức nghề báo.
Trang văn hóa văn nghệ trên báo Đoàn cũng ra đời từ khi tờ báo được
khai sinh. Qua khảo sát tờ báo Đoàn lớn nhất ở nước ta hiện nay là Báo Tiền
Phong – Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh và có tham khảo Báo Thanh Niên - diễn đàn của Hội Liên Hiệp
Thanh Niên Việt Nam, nhận thấy những vấn đề văn hóa văn nghệ trong và
ngoài nước chiếm khoảng 30% dung lượng và nội dung của hai tờ báo. Điều
này chứng tỏ sức hấp dẫn của thông tin văn hóa văn nghệ đối với bạn đọc nói
chung và tầng lớp thanh niên nói riêng.

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa trên các cơ sở lý luận, phân tích rõ ràng và cụ thể các nội dung trên

trang văn hóa văn nghệ báo Tiền Phong, đề tài nhằm đưa ra những vấn đề
thiết yếu cho việc đưa thông tin có định hướng và mang tính chọn lọc giúp
cho đời sống tinh thần thanh niên Việt Nam được phong phú và thiết thực. Họ
sẽ là trí thức của thời đại mới. Vì vậy họ phải được hưởng một đời sống văn
hoá tinh thần tốt đẹp và lành mạnh.

3
Đồng thời đưa ra những giải pháp cho việc nâng cao chất lượng trang
VHVN của một tờ báo đoàn thanh niên, nhằm nâng cao trình độ nhận thức
của thanh niên đối với kho tàng văn hóa dân tộc và thế giới.

4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa trên đường lối chính sách, quan điểm của Đảng,
Nhà nước ta, nghị quyết của Trung ương đoàn về công tác tư tưởng, định
hướng chiến lược thông tin trên báo đoàn thanh niên; đồng thời kế thừa kết
quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã được công bố.
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác-
Lênin, kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, logich và lịch sử, phân tích
và tổng hợp, điều tra xã hội học, đặc biệt coi trọng phương pháp tổng kết thực
tiễn.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Qua nghiên cứu, luận văn đưa ra những đánh giá tổng quan nhất về vai
trò và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của hệ thống báo đoàn thanh niên trên thị
trường báo chí Việt Nam.
Nêu những nhận xét, đánh giá về thực tế của sự phát triển báo đoàn
thanh niên, đặc biệt là báo Tiền Phong, tờ báo không những chỉ có bề dày về

lịch sử mà còn là tờ báo hàng đầu của hệ thống báo đoàn thanh niên ngày nay.
Luận văn góp thêm tài liệu tham khảo phục vụ sinh viên, cán bộ về
công tác thông tin, tuyên truyền trên kênh báo chí (báo in và báo điện tử), đến
đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên Việt Nam và cho những ai quan

4
tâm đến báo chí Việt Nam nói chung và hệ thống báo đoàn thanh niên nói
riêng, đặc biệt là báo Tiền Phong.

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Lời mở đầu và Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo,
nội dung luận văn gồm 3 chương chính:

Chƣơng I: Hệ thống báo chí của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Chƣơng II: Tính thông tin và định hƣớng nội dung tác phẩm báo chí

Chƣơng III: Hiệu quả và hạn chế của trang VHVN trên báo Đoàn.
Những đề xuất và giải pháp














5
CHƢƠNG I
HỆ THỐNG BÁO CHÍ CỦA
ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH


1.1. Vai trò của báo chí với đời sống tinh thần của thanh niên

Thanh niên ngày nay là lực lượng xã hội to lớn, chiếm 36% dân số cả
nước và 55,5% lực lượng lao động xã hội. Được sinh ra và lớn lên trên đất
nước hoà bình, độc lập, thống nhất với những thành quả của công cuộc đổi
mới, thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay có nhiều điều kiện thuận lợi để
phát triển nhiều mặt so với trước đây. Thanh niên hiện nay phần lớn có trình
độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp cao hơn trước. Vai trò quan trọng của
thanh niên đang được thể hiện trong đặc biệt trong các ngành nghề mới, các
ngành mũi nhọn và sử dụng công nghệ cao, trong lĩnh vực phát triển doanh
nghiệp trẻ. Trong sự trưởng thành chung của thanh niên đã xuất hiện lớp
thanh niên tiêu biểu của thời kỳ mới, làm gương sáng cho đông đảo thanh
niên noi theo. Thanh niên đang vừa là lực lượng xung kích vững chắc Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa, vừa là đội quân xung kích, tình nguyện tham gia phát
triển kinh tế -xã hội, giải quyết các vấn đề của cộng đồng, hỗ trợ các địa bàn
và đồng bào gặp khó khăn, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh.
Bối cảnh trong nước và quốc tế trong những năm đầu của thế kỷ XXI
đang mở ra cho thế hệ trẻ Việt Nam nhiều cơ hội mới, nhưng cũng không ít
những thách thức. Nhiệm vụ thời đại của thanh niên Việt Nam là : Phát huy
truyền thống vẻ vang của Đảng và dân tộc, ra sức thi đua học tập, rèn luyện,


6
vươn lên nắm vững khoa học, kỹ thuật, công nghệ, thi đua lao động sáng tạo,
xung phong tình nguyện tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn quốc
phòng, an ninh, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
Nhiều tỉnh, thành Đoàn đã củng cố và xây dựng đội ngũ báo cáo viên,
tuyên truyền viên các cấp tham gia tuyên truyền chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước và của Đoàn. Các đội tuyên truyền ca khúc cách mạng phát
triển khá mạnh đã tạo thêm lực lượng tuyên truyền có chất lượng của Đoàn.
Hệ thống báo chí, phát thanh, truyền hình của Đoàn có bước phát triển mới về
số lượng và chất lượng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của giới trẻ và yêu cầu chỉ
đạo, hướng dẫn phong trào của các cấp bộ Đoàn. Đáng chú ý là hệ thống báo,
chí, xuất bản của Đoàn đã chủ động, sáng tạo trong việc phản ảnh hoạt động
Đoàn, Hội, Đội ở cơ sở và những vấn đề liên quan đến TTN; tích cực đấu
tranh chống tham nhũng, tiêu cực và bảo vệ quyền lợi chính đáng của tuổi trẻ.
Bên cạnh đó, các báo, chí của Đoàn còn tích cực, chủ động tổ chức nhiều hoạt
động sau mặt báo, nhất là các hoạt động xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể dục,
thể thao, góp phần nâng cao vai trò của báo, chí trong đoàn kết, tập hợp và
giáo dục TTN.
Cùng với hệ thống báo chí của Trung ương (TƯ), hầu hết các tỉnh,
thành Đoàn đã duy trì chuyên trang, chuyên mục thanh niên trên các phương
tiện thông tin đại chúng tại địa phương; xây dựng tờ tin công tác thanh niên,
tài liệu sinh hoạt chi đoàn, góp phần chỉ đạo, hướng dẫn công tác Đoàn và
phong trào TTN ở cơ sở.

1.1.1 Báo chí - xuất bản của Đoàn Thanh niên
“Các cơ quan báo chí - xuất bản của Đoàn là một bộ phận trong hệ
thống tổ chức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, là công cụ quan trọng trong

7

công tác giáo dục thanh thiếu nhi. Phát huy truyền thống vẻ vang của báo chí
cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí - xuất bản của Đoàn không
ngừng phát triển, nâng cao bản lĩnh chính trị, vững vàng trước thử thách; thực
hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền đường lối, chủ
trường, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Đoàn; tăng cường giáo dục lý
tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa cho thanh thiếu niên, xứng đáng
là diễn đàn tin cậy của thanh thiếu niên và nhân dân; trở thành vũ khí tư tưởng
tin cậy, sắc bén của Đảng, của Đoàn” (Nghị quyết Hội nghị của Ban Thường
vụ TƯ Đoàn khóa VIII).
Hội nghị lần thứ 4 Ban thường vụ TƯ Đoàn khoá VIII về nâng cao
chất lượng báo chí - xuất bản đã đánh giá tình hình báo chí - xuất bản của
Đoàn thanh niên đang phát triển rất tốt. Báo chí của Đoàn phát triển mạnh,
đổi mới nhanh, với một hệ thống ấn phẩm phong phú, đa dạng, số lượng bạn
đọc đông đảo, đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới đất nước, đổi mới
công tác Đoàn và phát triển phong trào thanh thiếu niên…
Trong 4 vai trò thiết yếu của báo chí tuyên truyền về văn hóa văn nghệ
ghi lại ở “Giáo trình lý luận cơ sở báo chí truyền thông” của các giáo sư
Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường và Trần Quang, nổi bật những vai trò
như sau:
a. Báo chí là nơi đăng tải các tác phẩm văn học nghệ thuật, xưa và
nay, khuyến khích sáng tạo, sáng tác. Đưa lại cho tâm hồn người đọc thêm
phong phú và tăng yếu tố tư duy cho những suy nghĩ đơn giản và chai cứng
của xã hội hiện đại vốn đang trên đà khủng hoảng nền kinh tế tri thức.
b. Báo chí trực tiếp giúp cho công chúng có thể tiếp nhận nhiều tri
thức văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới. Những quan niệm và lối sống
khác nhau, mang phong cách và bản sắc khác nhau. Qua những trang báo,
công chúng có thế biết được tập quán, phong tục của các nước.

8
c. Báo chí chính là kênh thông tin quan trọng minh chứng cho sự

cởi mở của các nền văn hóa. Qua báo chí, bạn đọc sẽ tiếp thu thêm nhiều kiến
thức về các nền văn hóa, văn minh khắp nơi trên thế giới. Suy nghĩ và hiểu
biết của con người sẽ không còn bó hẹp trong khuôn khổ của duy nhất dân tộc
Việt nữa mà giờ đã có thế nhìn ngắm và chiêm nghiệm khắp “phố phường”
Paris, London, Nhật Bản, Trung Quốc… trên các trang báo.
Một trong những mối lo ngại hiện nay chính là vấn đề chọn lọc thông
tin để đưa lến các phương tiện truyền thông, mà phần lớn các lĩnh vực nhạy
cảm nhất nằm ở trang văn hóa văn nghệ của các tờ báo. Vì thế không chỉ tiếp
thu cái hay cái mới mà còn phải biết “gạn đục khơi trong”, nhất là từ các
phong cách, xu hướng văn hóa nước ngoài du nhập vào nước ta. Ở mặt này,
báo chí đóng vai trò to lớn vào việc nâng cao nhận thức, thẩm mỹ giáo dục và
giải trí đối với công chúng. “Thông qua các sản phẩm của mình, các phương
tiện truyền thông đại chúng có vai trò truyền bá những tiêu chuẩn và các giá
trị tinh thần được xã hội công nhân; xây dựng ý thức công dân, chống lại
những quan niệm và hành động lệch lạc với chuẩn mực, định hướng công
chúng đến với Chân-Thiện-Mỹ” (Cơ sở lý luận báo chí truyền thông – Dương
Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang)

1.1.2 Hệ thống báo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Hệ thống Nhà xuất bản
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hiện này có 02 nhà xuất bản gồm:
- Nhà xuất bản Thanh Niên.
- Nhà xuất bản Kim Đồng.
Hệ thống báo chí
Hệ thống báo chí thuộc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hiện nay gồm có:

9
- Ba Tạp chí: Tạp chí Thanh Niên, xuất bản mỗi tháng 2 kỳ; Tạp chí
Người phụ trách, xuất bản mỗi tháng 1 kỳ; Tạp chí Thời trang trẻ xuất bản
mỗi tháng 2 kỳ.

- Năm tờ báo : Báo Tiền Phong; Báo Thanh Niên ; Báo Sinh viên; Báo
Thiếu niên tiền phong; Báo Nhi đồng.
- Báo nói và báo hình: Trực thuộc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh có Ban phát thanh Thanh - Thiếu niên (phát chương trình trên sóng Đài
Tiếng nói Việt Nam) và Trung tâm truyền hình Thanh niên (phát chương trình
trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam).

1.1.3 Đánh giá chung về hệ thống báo chí Đoàn thanh niên
- Hệ thống báo chí của Đoàn có số lượng lớn nhất trong tất cả các
ngành, các đoàn thể chính trị, xã hội của cả nước.
- Về chất lượng: Hệ thống báo chí của Đoàn phát triển đúng định
hướng chính trị, đa dạng, phong phú; đổi mới sớm và nhanh; nội dung và hình
thức hấp dẫn; thông tin chất lượng; có uy tín cao và số lượng phát hành lớn.
- Hầu hết các báo Đoàn thanh niên đều tự hạch toán kinh doanh, làm ăn
có lãi, nộp thuế đầy đủ cho nhà nước và có đóng góp với cơ quan chủ quản.
Sống, phát triển được và phát triển đúng hướng trong cơ chế thị trường.
- Các cơ quan báo chí thuộc hệ thống Đoàn đều tổ chức được rất nhiều
hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, thể thao trên và sau mặt báo có uy tín cao
và rộng rãi trong cả nước.
Trong khuôn khổ khảo cứu của đề tài theo mục tiêu ban đầu nên chúng
tôi chỉ khảo sát báo Tiền Phong, tờ báo tiêu biểu của đoàn thanh niên.




10
1.2 Báo Tiền Phong

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị-xã hội và
là lực lượng nòng cốt trong các phong trào của thanh niên Việt Nam. Đoàn do

Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn
luyện. Nhận thấy cần phải có một tờ báo là diễn đàn cho các đoàn viên - thế
hệ trẻ của Việt Nam, Đoàn thanh niên Cứu quốc (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh) đã quyết định xuất bản tờ báo – cơ quan ngôn luận của Đoàn. Và báo
“Hồn Nước” ra đời (1945 – 1946). Do hoàn cảnh khách quan của thời điểm
lịch sử ấy nên sau một thời gian ngắn thì tờ báo đình bản. Khi cơ quan Trung
Ương Đoàn dời lên Bắc Cạn vào tháng 6 năm 1947, Đoàn lại tiếp tục cho ra
đời tờ báo “Xung Phong” do ông Nguyễn Hữu Dũng làm thư ký tòa soạn
(TKTS), cũng được một thời gian. Đến năm 1949 tờ báo mới của Đoàn mang
tên “Sức trẻ” ra đời, lúc bấy giờ, nhạc sĩ Từ Phác làm TKTS, báo “Sức Trẻ”
phát hành được 15 số thì xưởng in bị cháy cho nên cũng ngưng luôn. Trong
giai đoạn 1950- 1952, tạp chí “Thanh Niên” ra đời. Tiếp sau đó, ngày 16-11-
1953, báo “Tiền Phong” chính thức xuất bản số đầu tiên tại bản Dõn, xã Minh
Thanh (Tuyên Quang). Hiện nay báo Tiền Phong được xem là tờ báo lâu đời
nhất của Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh.
Tính đến thời điểm hiện nay (2006), báo Tiền Phong đã 53 tuổi. Tiền
Phong là tờ báo đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước. Ông Nguyễn
Lam, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, từng là Bí thư thứ nhất Trung Ương
Đoàn, là Tổng Biên tập đầu tiên của báo Tiền Phong (ngày đó còn gọi chức
danh TBT là Chủ nhiệm báo). Bên cạnh Ông Nguyễn Lam còn có TKTS
Nguyễn Thanh Dương, các ông Lê Quân, Văn Quý, Tôn Đức Lương (họa sĩ)
và hai thanh niên trẻ là Tôn Sơn (Mai Nam) và Hậu. Sau ông Nguyễn Lam,
còn có lần lượt ba TBT báo ở ba thời kỳ là ông Lê Xuân Đồng ( làm TBT từ

11
năm 1956), ông Nguyễn Thanh Dương (làm TBT từ năm 1961) và ông Đinh
Văn Nam (làm TBT năm 1974).
Năm 1988, ông Dương Xuân Nam, từ một phóng viên trẻ tuổi, cán bộ
Đoàn cốt cán đã là TBT thứ 5 của báo Tiền Phong đến nay.
Báo Tiền Phong đã trải qua nhiều sự thay đổi rất lớn đánh dấu những

chặng đường phát triển không ngừng:
- Năm 1956, báo Tiền Phong ra hai kỳ một tuần.
- Đến năm 1959 tăng 3 kỳ một tuần.
- Đến giữa những năm 1980, báo Tiền Phong ra mỗi tuần 1 kỳ.
- Cho đến năm 1986 – 1987, tờ báo bắt đầu tự thay đổi chính mình để
bắt kịp với sự chuyển mình của đất nước. Báo bắt đầu đổi mới toàn bộ:
măng-séc, nội dung và trình bày, tổ chức làm phụ san, phụ bản.
- Đến cuối năm 1988, báo Tiền Phong Chủ nhật ra số đầu tiên.
- Ngày 7/11/1992, báo ra tiếp chuyên san Người Đẹp Việt Nam.
- Ngày 25/5/1995 ra thêm hai chuyên san Tiền Phong Cuối tháng và
Tri thức trẻ.
- Tháng 7/2001, Báo Tiền Phong ra thêm hai kỳ thứ tư và thứ sáu.
- Tháng 10 năm 2005, báo ra thêm tờ thứ bảy và chính thức trở thành
tờ báo hàng ngày.
- Tháng 12 năm 2005, báo Tiền Phong trở thành tờ báo thứ năm của
cả nước có báo điện tử, địa chỉ truy cập là:
www.tienphongonline.com.vn
Cho đến nay, báo Tiền Phong là một trong những tờ báo có số lượng ấn
phẩm nhiều nhất trong làng báo Việt Nam, gồm: báo hàng ngày (nhật báo),
báo Tiền Phong điện tử, Tiền Phong Chủ nhật, Tiền Phong Cuối tháng, Người
đẹp VN (ra hai số một tháng), Tri thức trẻ (ra 3 số/tháng).


12
1.2.1 Khái quát về nội dung báo Tiền Phong
Vì là một tờ báo của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, báo Tiền Phong có một
lĩnh vực tuyên truyền riêng đó là giáo dục về lý tưởng, về nhân sinh quan, về
đạo đức cách mạng cho thanh niên. Giáo dục là một chức năng chủ yếu, là
một nội dung chủ đạo và là thế mạnh của báo Tiền Phong, nhất là đối với thế
hệ trẻ.

Bên cạnh đó, báo Tiền Phong còn có các đề tài về sinh hoạt Đoàn, về
xây dựng Đoàn thanh niên với tính chất là tổ chức chính trị có tính quần
chúng của tuổi trẻ cả nước. Một nội dung khác hết sức hấp dẫn thanh niên đó
là đời sống muôn mặt của họ. Đây là những cái gần gũi, có sức gắn kết người
đọc với tờ báo vì trên mặt báo họ tìm thấy chính họ. Một nét đáng chú ý khác
là, trong một thời kỳ dài , dù vấn đề dân chủ chưa được đặt ra một cách tích
cực, báo Tiền Phong vẫn đấu tranh chống lại các hiện tượng quan liêu, lãng
phí, vẫn phanh phui trước công luận những bất công xã hội, những vụ trù dập
đối với đoàn viên, thanh niên trung thực; tích cực đấu tranh vì quyền lợi của
thanh niên, đặc biệt là thanh nữ.
Chính những nội dung mang tính chiến đấu cao ấy đã góp phần đem lại
cho tuổi trẻ niềm tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa, vào lý tưởng cộng sản, vào
sự tất thắng của cuộc kháng chiến gian khổ ác liệt để từ đó có thể dấn thân, có
thể sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng, đó cũng chính là chất keo gắn
kết bạn đọc trẻ tuổi với báo Tiền Phong.
Ít ai biết được chính nhờ vào sự góp sức của các đoàn viên mà báo Tiền
Phong mới ra đời. Trong hồi ký về Báo Tiền Phong, Nguyên TBT báo
Nguyễn Thanh Dương đã viết :
“Đầu năm 1953, đồng chí Nguyễn Lam trao cho tôi một nhiệm vụ mới,
đó là tích cực chuẩn bị để sớm ra đời một tờ báo.

13
Khi chuẩn bị báo, có hai vấn đề lớn đặt ra: Tài chính và cán bộ. Sau
nhiều lần bàn bạc suy tính và vẫn chưa có lối ra về tài chính. Ngân sách hàng
năm của Trung ương Đoàn rất eo hẹp. Tình cờ trong một cuộc tọa đàm với
một số cán bộ địa phương lên báo cáo, bỗng có người nảy ra ý kiến: Vận động
đoàn viên thanh niên góp tiền lập quỹ, ra báo. Tham khảo ý kiến các cấp
Đoàn địa phương đều tán thành và khẳng định là có thể làm được. Ngay cả ỏ
các vùng địch hậu, thanh niên cũng có thể đóng góp. Trên cơ sở ấy, Trung
ương Đoàn ra lời kêu gọi, và sau đó được các địa phương ủng hộ rất nhiệt

tình. Hàng ngàn chi đoàn, hàng vạn đoàn viên đã hăng hái tổ chức các buổi
lao động tập thể để lấy tiền gây quỹ. Không ít đoàn viên bỏ tiền túi ra đóng
góp. Chỉ sau vài tháng, Trung ương Đoàn đã nhận được mấy triệu đồng làm
vốn. Vậy là vấn đề tài chính đã được giải quyết”.
Tờ báo Tiền Phong số đầu tiên ra đời vào ngày 16 tháng 11 năm 1953.
Bài xã luận “Thà chết chứ không chịu đi lính cho địch” được coi như là tiếng
nói của Trung ương Đoàn hướng dẫn và cổ vũ đấu tranh.
Trong kháng chiến, Tiền Phong là tờ báo độc nhất được in trên giấy tốt
và có in ảnh. Đó là sự quan tâm của nhà in và của Đoàn đại biểu thanh niên
nước ta mới đi dự Đại hội liên hoan thanh niên thế giới đem về cho báo
những bản kẽm in ảnh làm từ nước ngoài.

1.2.2 Những số báo đầu tiên
Báo Tiền Phong từ số đầu tiên cho đến tháng 9/1953, trong khoảng thời
gian chiến dịch Đông Xuân lịch sử đến khi kết thúc cuộc khách chiến chống
thực dân Pháp, báo Tiền Phong ra được 17 số báo. Trong đó có 3 số đặc biệt
ra 6 trang, vào dịp Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên quốc tế, một số
đặc biệt khác vào thời điểm ký hiệp định Giơ-ne-vơ và số ra nhân dịp Quốc
khánh lần thứ 9. Ngoài ra, từ tháng 6 năm 1954, báo còn ra tờ phụ trương

14
Tiền Phong Thiếu nhi dành cho các em thiếu niên nhi đồng, đây cũng chính là
tờ báo tiền thân của báo Thiếu niên Tiền Phong sau này.
17 số báo đầu tiên của Tiền Phong với nội dung chủ yếu nói lên tinh
thần chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của tuổi trẻ kiên
cường trong chiến đấu chống ngoại xâm. Những tấm gương anh dũng, sáng
ngời của các chiến sĩ trẻ trong chiến dịch Điện Biên Phủ cũng như của các đội
dân công, các đơn vị thanh niên xung phong phục vụ chiến dịch. Đó cũng là
đề tài nổi bật trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Trên mặt trận chống phong kiến, báo Tiền Phong đã đưa những tấm

gương tuổi trẻ từ kiếp “đi ở” cho địa chủ nhưng đến khi được thức tỉnh về mặt
giai cấp, đã phấn đấu trở thành một người biết dùng ý chí để vươn lên giành
quyền làm chủ cuộc đời mình, làm chủ ruộng đất mình. Loại bài này có thể
nói chính là thể loại gương „Người tốt việc tốt”, kiểu nhân vật điển hình. Đã
có rất nhiều những thanh niên trẻ khác đọc loại bài này và lấy đó làm động
lực, làm kim chỉ nam cho cuộc đấu tranh chống địa chủ đàn áp và bóc lột.
Loại bài thứ hai là loại bút ký văn học có tính tư tưởng cao, viết về khí
phách anh hùng của thế hệ trẻ trong chiến đấu tạo ảnh hưởng rất tốt, có sức cổ
vũ mạnh mẽ đến tuổi trẻ sống và làm việc theo lý tưởng của Đảng.
Loại thứ ba là loại phản ánh chân thực tình yêu, cuộc sống, chân thật
tình cảm của tuổi trẻ, giải đáp những băn khoăn thắc mắc của họ, giúp họ
phân rõ phải trái, đúng sai, giả thật trong cuộc sống.
Đó là những loại thể tài được ưa thích nhất của lớp trẻ vào thời kỳ đất
nước mới giành độc lập ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa mà báo Tiền Phong, lúc
đó là tờ báo duy nhất của tuổi trẻ luôn có bài phản ánh. Từ đó báo Tiền Phong
cũng trở thành tờ báo đi đầu trong các cuộc đổi mới và phát triển sau này



15
1.2.3 Báo Tiền Phong thời kỳ 1958 – 1960
Tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư (3-1958), vấn
đề chuẩn bị về mặt tư tưởng và tổ chức cho thanh niên và cho các tổ chức
Đoàn quán triệt “Phải đưa miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa xã hội để làm
cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà” đã đặt ra mục tiêu chính của
ban biên tập (BBT) báo.
Tại thời điểm này, những đề tài về lý tưởng xã hội chủ nghĩa có tính
chất giáo khoa, những đề tài về kế hoạch nhà nước, về các ngành công nghiệp
lúc đó còn mới lạ đối với thanh niên; các đề tài về lao động và lao động xã hội
chủ nghĩa; những đề tài về đấu tranh chống lại quan điểm của nhóm “Nhân

văn giai phẩm”; những đề tài đấu tranh và tranh luận với các báo Sài Gòn về
“mẫu người thời đại” thiếu lý tưởng… Trên mặt báo luôn luôn có những đề
tài phong phú, mới lạ…

Một trong những điểm mạnh của báo Tiền Phong là tạo diễn đàn. Giai
đoạn này báo Tiền Phong có một số diễn đàn hấp dẫn được đông đảo bạn đọc
ủng hộ và hưởng ứng nhiệt tình, ví dụ như Diễn đàn về vấn đề “Cống hiến và
hưởng thụ”.
Diễn đàn “Cống hiến và hưởng thụ” là diễn đàn mà báo Tiền Phong mở
ra nhân chế độ lương mới của nhà nước vừa mới ban hành nhằm từng bước
khắc phục chủ nghĩa bình quân, khuyến khích các lao động kỹ thuật tay nghề
cao. Chính vì thế nó đã vấp phải sự phản ứng của nhiều người vốn có công
lao trong kháng chiến như bộ đội và thanh niên xung phong chuyển ngành.
Phần lớn số anh chị em này không có nghề, chỉ làm các loại lao động giản
đơn. Đã có một nhóm công nhân trẻ viết thư cho tòa soạn thắc mắc rằng
“Theo chế độ lương mới, anh chị em công nhân chịu thiệt thòi so với những
công nhân trẻ mới được đào tạo. Số người này không qua kháng chiến mà

16
được hưởng lương cao hơn. Như vậy anh em buộc phải chịu một sự hy sinh
nào đó”. Bức thư này đã là chủ đề của diễn đàn thảo luận trên báo Tiền Phong
sau đó, “Như thế có phải là hy sinh không?”. Ngay sau đó, diễn đàn trở nên
sôi nổi với nhiều ý kiến trái ngược nhau. Nhiều bạn đọc đề cập đến vấn đề
cống hiến và hưởng thụ. Có người đồng tình với chế độ lương mới dựa trên
nguyên tắc phân phối xã hội chủ nghĩa và phê phán nhóm công nhân nọ là
“công thần”. Cũng có một số ý kiến không đồng tình, tỏ ý luyến tiếc chế độ
phân phối cũ…Kết thúc diễn đàn là bài viết tổng kết của Lê Quân nêu bật
nguyên tắc phân phối XHCN và phân rõ đúng sai cả hai loại ý kiến, tranh thủ
được sự đồng tình của đông đảo bạn đọc đối với chế độ lương mới. Tuy nhiên
toà soạn cũng đã không có thái độ đúng mức đối với những băn khoăn chính

đáng của các thanh niên kháng chiến. Nếu chúng ta kiến nghị một chính sách
ưu đãi hợp lý thì có lẽ diễn đàn sẽ giúp cho bạn trẻ cảm thấy thỏa mãn hơn.
Đó cũng là kinh nghiệm và bài học quí giá cho tờ báo là tiếng nói của tuổi trẻ
cả nước.
Một trong những cuộc thi viết đầu tiên có tính văn học do báo Tiền
Phong khởi xướng chính là “Viết về niềm vui sướng nhất”. Xuất phát từ câu
hỏi “Trong những ngày dũng cảm lao động và công tác, đồng chí có khi nào
cảm thấy vui sướng?”, bốn chiến sĩ thi đua Trần Cao Hân, Cao Viết Bảo,
Đặng Quả và Nguyễn Thị Hiếu, thuộc các ngành nghề khác nhau, đã trả lời
bằng những bài viết chứa đựng những cảm nghĩ sâu sắc. Trần Văn Hân nói
rằng: „Cứ mỗi lần làm tốt một nhiệm vụ được giao, tôi lại cảm thấy trong lòng
rất vui sướng”. Cao Viết Bảo nói đến niềm vui sướng khi được kết nạp Đảng.
Đặng Quả miêu tả cái ngày mà dàn khoan của anh bắt gặp một vỉa than sau
nhiều ngày gian khổ kiếm tìm, vì thế không thể nào diễn tả hết niềm vui
sướng của cả tổ anh. Còn Nguyễn Thị Hiếu thì cảm thấy rất phấn chấn khi
mình đứng được 6 máy một cách vững vàng, nâng cao tay nghề dệt… Đó là

17
những ý nghĩ và tình cảm đẹp của một lớp thanh niên lao động đã làm chủ
cuộc sống và xã hội.
Khi cuộc thi được mở ra với lời gợi ý “Niềm vui ấy không đợi các bạn
làm nên những thành tích lẫy lừng mà có thể tìm thấy trong cuộc sống hàng
ngày. Khi bạn góp phần nhỏ bé có kết quả vào công cuộc xây dựng đất nước,
khi bạn phục vụ nhân dân… Có khi trong học tập, bạn nhận ra được một chân
lý, tìm thấy một con đường đi…”, diễn đàn đã trở thành nơi tâm tình của hàng
nghìn bạn trẻ. Cuộc thi kết thúc, BTC nhận được 1.178 bài viết của 1.145 bạn
trẻ. Họ đa phần là công nhân, nông dân, bộ đội, học sinh, sinh viên, cán bộ
khoa học kỹ thuật thuộc các ngành nghề và các vùng khác nhau. Các sinh viên
học ở nước ngoài cũng gửi bài về dự thi. Có người gửi đến 5,6 bài như Dương
Thị Xuân Quý, nữ sinh trường Trưng Vương Hà Nội.

Tất cả các bài viết đều chứa đựng những niềm vui, hạnh phúc bình dị
khi làm việc có ích cho tổ quốc và nhân dân. Cũng có người tìm thấy niềm
vui khi tự mình chiến thắng được sự cám dỗ không lành mạnh, tránh được
một việc làm sai trái, một bước thụt lùi, để tiếp tục tiến lên phía trước.
Tất cả những bài dự thi đều phản ánh sự thật, người thật, việc thật và
những tình cảm cũng rất chân thật.
Tòa soạn đã mời nhà văn Nguyễn Công Hoan viết bài đánh giá toàn bộ
các bài dự thi. “Cảm tưởng chung của tôi trong mấy ngày đọc bản thảo dự thi
là lúc nào tôi cũng thấy lạc quan… Anh chị em (dự thi) sống sát thực tế, đi
sâu và nghề, dám nghĩ dám làm, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, là anh
chị em tỏ lòng thiết tha yêu nước, yêu nhân dân, yêu nhân loại tiến bộ… Nhìn
chung lại, cuộc thi viết này là một cuộc vận động giáo dục thanh niên vói
nhiều đề tài phong phú và sinh động. Mặt khác đây cũng là một sự khuyến
khích lớn đối với các cây bút trẻ.”

18
Như đã nói ở trên, cô nữ sinh gửi 6 bài viết đến tham dự cuộc thi này
sau này trở thành nhà văn, nhà báo trẻ Dương Thị Xuân Quý (chị công tác ở
báo Phụ nữ). Chị đã trưởng thành những trang viết của mình bắt đầu từ cuộc
thi khởi xướng trên báo Tiền Phong. Chị đã đến với tiền tuyến lớn trong
những tháng năm quyết liệt nhất và đã hy sinh ngay trên đường đi công tác bị
địch phục kích, lúc đó chị cũng đang ở độ chín của tài năng với tập truyện
ngắn “Hoa rừng”.

1.2.4 Báo Tiền Phong thời kỳ 1961 – 1968
Sau Đại hội III, TƯ Đảng đã họp 3 kỳ hội nghị quan trọng: Hội nghị
TƯ lần thứ 5 (7-1961), lần thứ 7 (6-1962), lần thứ 8 (4-1963) nhằm cụ thể hóa
đường lối và đề ra phương hướng nhiệm vụ, các chỉ tiêu và biện pháp cụ thể
cho việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp,
cho toàn bộ kế hoạch xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa trong 5 năm.

Đối với báo Tiền Phong, việc tuyên truyền quán triệt đường lối và nghị
quyết của TƯ Đảng luôn luôn được coi là nhiệm vụ hàng đầu. Báo đăng toàn
văn hoặc trích đăng những phần quan trọng nhất của các nghị quyết, văn kiện
Đại hội. Phát triển các bài xã luận nhằm giải thích thêm về nghị quyết và cổ
vũ thanh niên hăng hái thực hiện. Đôi khi còn đăng các bài của các đồng chí
lãnh đạo Đảng và nhà nước, thường là rất dài cũng nhằm mục đích trên và còn
một đề tài rất quan trọng, đó là phản ánh phong trào quần chúng thanh niên
hăng hái thi đua thực hiện nghị quyết.
Báo Tiền Phong giai đoạn này cũng đề nghị anh em phóng viên phải
học cách viết ngắn “Biết 10 để viết 4”, phải có nguồn tư liệu, số liệu sống và
phong phú để sử dụng thật đắt và đúng chỗ. Phải biết sử dụng ngôn ngữ dân
gian, hình tượng sinh động để người đọc dễ hiểu, dễ nhớ. Hai phóng viên

19
thành công trong việc viết ngắn, viết hay ở giai đoạn này được mọi người nhớ
đến nhiều chính là Thanh Bình và Đinh Văn Nam.
Trong cuộc chiến đấu chống Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, báo Tiền
Phong đi đầu trong những đề tài về phẩm chất Cách mạng và khí phách anh
hùng trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam. Nổi bật nhất là báo đã đưa
tin, bài về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi. Nhân dịp này, báo Tiền Phong đã mở
đợt tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cho thanh niên noi
theo mà gương sáng nhất, thật nhất chính là anh Nguyễn Văn Trỗi. Ngay sau
khi ở miền Nam, Trần Đình Vân hoàn thành tiểu thuyết “Sống như anh” và
miền Bắc cho xuất bản tập sách với số lượng phát hành khổng lồ, Trung ương
Đoàn mở cuộc vận động lớn: Đọc “Sống như anh”. Và báo lại mở đợt tuyên
truyền nữa (giống như trường hợp sau cuốn „Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm” năm
vừa qua là mở diễn đàn “Sống để hy sinh và dâng hiến”).
Ngoài ra trong giai đoạn này, báo còn thường xuyên có nhiều bài viết
hưởng ứng các cuộc đấu tranh bảo vệ lợi ích và quyền làm chủ tập thể của
thanh niên. Đấu tranh cho việc phát huy năng lực sáng tác của thanh niên

trong sản xuất. Đấu tranh bảo vệ quyền công dân hợp pháp của thanh niên.
Nhưng những cuộc đấu tranh ác liệt nhất chính là giai đoạn làm báo
thời kỳ chống Mỹ (1964 -1968). Mở đầu cho giai đoạn này chính là sự kiện
Tổng thống Mỹ Giôn-xơn tuyên bố bắn phá miền Bắc để “trả đũa” việc “Tàu
hải quân Bắc Việt bắn vào tàu chiến Mỹ ở hải phận quốc tế”.
Sự kiện này được nhà báo Hoàng Tùng, lúc đó là đại diện Ban tuyên
huấn bình luận “Đây là sự kiện nghiêm trọng mở đầu cho việc đế quốc Mỹ
leo thang trong chiến tranh, giữa lúc chúng đang bị sa lầy và thất bại trong
cuộc chiến tranh đặc biệt ở miền Nam”.
Báo Tiền Phong đã không bỏ sót một chi tiết nào diễn biễn trên chiến
trường miền Nam và cả miền Bắc. Không những thế báo còn vẫn luôn theo

20
dõi, đưa tin bài về những điển hình tiên tiến trong công cuộc đổi mới ở miền
Bắc.

1.2.5 Báo Tiền Phong thời kỳ 1969 – 1972
Giai đoạn này, báo Tiền Phong còn có một nhiệm vụ nặng nề là tuyên
truyền và tổ chức phong trào thanh niên tòng quân, bảo đảm chi viện đầy đủ
sức người cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước còn đang tiếp tục ở miền
Nam và cả trên bán đảo Đông Dương. Mặt khác trên các lĩnh vực khác, cũng
đã xuất hiện nhiều biểu tượng tiêu cực thể hiện một sự thoái hoá biến chất nào
đó trong đội ngũ cán bộ động viên. Vấn đề đặt ra là phải giáo dục động viên
tốt lớp người trẻ tuổi trong thời kỳ mới, đồng thời phải cổ vũ giáo dục các cán
bộ đảng viên, kể cả cán bộ cao cấp, nêu cao đạo đức cách mạng của người
đảng viên cộng sản, thì mới đưa ra sự nghiệp cách mạng tiếp tục tiến lên
được. Tiếp đó báo Tiền Phong liên tục nêu nhiều tấm gương cao cả về phẩm
chất đạo đức cách mạng qua nhiều đảng viên và đoàn viên trong cuộc sống
chiến đấu và lao động, gắn liền với cuộc vận động “Học tập và làm theo
gương người tốt việc tốt” do Ban Bí thư Trung ương Đảng đề xướng.

Tuyên truyền người tốt việc tốt vốn là sở trường của báo Tiền Phong.
Tuy nhiên khuynh hướng lặp lại các đề tài cũ, hình thức cũ tiếp tục tồn tại và
làm cho tờ báo thiếu sức sống của tuổi trẻ. Đó chính là tình hình của báo Tiền
Phong và những tháng đầu của năm 1969. Tuy nhiên, BBT cũng đã kịp thời
thay đổi những chuyên mục và cách viết để phù hợp với thời cuộc cũng như
không đi ngoài nghị quyết của TƯ Đảng.

1.2.6 Báo Tiền Phong thời kỳ 1973 đến trƣớc đổi mới
* Bước ngoặc mới của báo Tiền Phong: báo ra hàng tuần

×