Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Xây dựng kênh thông tin chỉ dẫn trên sóng phát thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ






XÂY DỰNG KÊNH THÔNG TIN- CHỈ DẪN
TRÊN SÓNG PHÁT THANH

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 5. 04. 30





DƯƠNG THỊ BẢO NGỌC




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BÁO CHÍ



Người hướng dẫn khoa học:
PHÓ GIÁO SƯ, TIẾN SỸ VŨ QUANG HÀO












HÀ NỘI - 2003
MỤC LỤC



Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

1



1. Tính cấp thiết của vấn đề

1



2. Lịch sử vấn đề


2



3. Mục đích nhiệm vụ của luận văn

4



4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên
cứu

4



5. Những đóng góp mới của đề tài

5



6. Phƣơng pháp nghiên cứu

6




7. Kết cấu của luận văn

6



CHƢƠNG I


CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ XÂY DỰNG KÊNH THÔNG TIN -
CHỈ


DẪN TRÊN SÓNG PHÁT
THANH

8



I. ĐẶC TRƢNG LOẠI HÌNH BÁO CHÍ PHÁT THANH

8



II. KÊNH PHÁT THANH THÔNG TIN - CHỈ DẪN

19




1. Khái niệm

19



2. Một số đặc điểm của kênh phát thanh thông


tin - chỉ dẫn

20



3. Chức năng của kênh phát thanh thông tin -


chỉ dẫn

22



CHƢƠNG II


ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG THỰC TẾ CỦA VIỆC XÂY

DỰNG KÊNH


THÔNG TIN CHỈ
DẪN

29



I. NHU CẦU CỦA THỰC TIỄN

29



1. Nhu cầu về thông tin của đa số công chúng


đối với Đài TNVN

29



2. Nhu cầu mới về thông tin

30




3. Hình thức trực tiếp - hai chiều đƣợc tín nhiệm

33






II. KHẢO SÁT CÁC CHUYÊN MỤC THÔNG TIN CHỈ
DẪN TRÊN MỘT SỐ PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG


ĐẠI CHÚNG KHÁC

35



1. Báo in

36



2. Phát thanh truyền hình

38




3. Một số ấn phẩm chuyên cung cấp thông tin


tra cứu chỉ dẫn

42



4. Thông tin chỉ dẫn trên một số báo Internet ở


Việt Nam hiện nay

47



III. KHẢ NĂNG CỦA ĐÀI TNVN TRONG VIỆC XÂY


DỰNG MỘT KÊNH THÔNG TIN -CHỈ DẪN

50



1.Thực tiễn mối quan hệ giữa Đài TNVN với



thính giả

50



2. Xu hƣớng phát triển của ngành phát thanh


thế giới vào Việt Nam

59



CHƢƠNG III


MÔ HÌNH KÊNH THÔNG TIN
CHỈ DẪN

65



I. "LỜI XƢỚNG" VÀ NHẠC HIỆU

65




II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THỂ HIỆN

66



1. Các phạm trù thông tin chính

66



2. Hình thức thể hiện

75



3. Cách trình bày loại thông tin chỉ dẫn của


phát thanh viên / biên tập viên trên sóng


phát thanh

83




4. Dung lƣợng và giờ phát sóng

85



5. Bố cục các bản tin trong một ngày

87



6. Cụm chƣơng trình giải trí sau các bản tin

103



7. Vấn đề nhân lực

103



8. Những bất cập của kênh thông tin - chỉ dẫn



và hƣớng giải quyết

105



PHẦN KẾT LUẬN

109



TÀI LIỆU THAM KHẢO





PHỤ LỤC







Xây dựng kênh thông tin chỉ dẫn trên sóng phát thanh - Hà Nội, 2003
Trang 1
PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của vấn đề:
Cuộc sống hiện đại làm nảy sinh nhiều nhu cầu mới, đa dạng, trong đó
thông tin là một nhu cầu nổi bật và ngày càng gia tăng, nhất là những thông tin
chỉ dẫn.
Hệ thống báo chí, phát thanh, truyền hình, Internet hiện nay mới chỉ đáp
ứng được nhu cầu về thông tin ở dạng thông tin báo chí, còn thông tin liên
quan mật thiết, trực tiếp mà mang tin tức thời của đời sống thường nhật thì
gần như chưa có phương tiện nào đảm nhận hoàn toàn. Trên thực tế, một số
đài phát thanh và truyền hình cũng có dành một phần dung lượng cho mảng
thông tin chỉ dẫn này nhưng đó cũng mới chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu
trên thực tế.
Sóng phát thanh là phương tiện hữu hiệu để đáp ứng nhu cầu thông tin
về mọi mặt của đời sống xã hội một cách ngắn gọn, nhanh chóng và cùng lúc
thoả mãn được nhiều đối tượng ở nhiều nơi. Lợi điểm của phát thanh là có thể
thông tin một cách tức thời, phương tiện tiếp nhận chỉ là một chiếc rađiô nhỏ,
ít tốn kém, đối tượng tiếp nhận có thể vừa làm các công việc khác mà vẫn đón
nhận được thông tin, ở những nơi rừng núi, hải đảo xa xôi cũng có thể bắt
được sóng nghe đài
Nếu có sự kết hợp với các ban ngành khác (Cảnh sát, An toàn giao
thông, Cục dự báo thời tiết, Sở điện, Công ty cấp nước ) để đưa lên sóng
phát thanh những thông tin thiết yếu của cuộc sống hàng ngày thì cũng có



Xây dựng kênh thông tin chỉ dẫn trên sóng phát thanh - Hà Nội, 2003
Trang 2
nghĩa ta có thể xây dựng được kênh thông tin mang tính xã hội cao, phục vụ
một cách thiết thực những nhu cầu của đời sống xã hội.
2. Lịch sử vấn đề:
Như trên đã nói, công chúng báo chí hàng ngày cần đến một lượng

thông tin chỉ dẫn thiết yếu, căn bản và tiện lợi cho họ. Đó là các thông tin về
hàng hoá, dịch vụ, giao thông, thời tiết, giá cả, việc làm, chế độ chính sách
Trên thực tế, nhu cầu chính đáng này của công chúng đã được báo chí nhìn
nhận từ khá lâu. Chẳng hạn ta có thể tìm thấy trên đa số các báo mục "Rao
vặt", "Giới thiệu sản phẩm". Trên các đài phát thanh, truyền hình cũng hình
thành chuyên mục Quảng cáo- nhắn tin làm nhiệm vụ cung cấp mảng thông
tin này tới công chúng. Gần đây, Đài Tiếng nói Việt Nam cũng xây dựng
Kênh Giao thông - Thời tiết- Giải trí trên sóng FM tần số 104MHz và tiếp sau
đó là chuyên mục "Bạn cần biết" trên Hệ Chính trị Thời sự tổng hợp, nhằm
nâng cao tính thiết thực, gần gũi của thông tin với bạn nghe đài.
Tuy nhiên, do đặc trưng của từng loại báo chí hoặc do thời lượng phát
sóng, đặc biệt là chưa có một sự nghiên cứu tỷ mỷ, thấu đáo nên những thông
tin chỉ dẫn ở tất cả các loại hình báo chí những năm qua đều có những hạn chế
nhất định mà nổi bật nhất, dễ nhận thấy nhất là lượng thông tin chưa phong
phú, đa dạng, việc sắp đặt còn tuỳ tiện, thiếu khoa học. Đặc biệt là công chúng
còn bị động khi tiếp nhận những thông tin này. Điều đó có nghĩa là nhu cầu về
loại thông tin này của công chúng chưa được thoả mãn tối đa. Cho đến nay,
chưa hề có một báo hoặc một kênh phát thanh hay truyền hình chuyên về hình
thức thông tin-chỉ dẫn các vấn đề cấp thiết mang tính tức thời, phục vụ đời
sống sinh hoạt thường nhật của người dân. Trong khi đó nhu cầu về thông tin
ngày một phong phú và đa dạng, đòi hỏi sự ra đời của một đơn vị thông tin



Xây dựng kênh thông tin chỉ dẫn trên sóng phát thanh - Hà Nội, 2003
Trang 3
như vậy. Do đó, Luận văn này chính là một phương án thiết kế tìm cách đưa
thông tin chỉ dẫn tới công chúng- ở đây là những thính giả thân thiết của Đài
Tiếng nói Việt Nam.
Muốn xây dựng một tờ báo hoặc bản tin hay kênh phát thanh truyền

hình thoả mãn các yêu cầu nêu trên cần phải có sự nghiên cứu nghiêm túc, tỷ
mỷ và khoa học, dựa trên cơ sở là các lý luận về báo chí truyền thông nói
chung và thực tiễn cuộc sống cũng như đời sống của các báo, đài. Trên thực
tế, loại thông tin- chỉ dẫn đã xuất hiện, nói cách khác là đã hoàn toàn hiện diện
nhưng chưa đầy đủ diện mạo của nó và do vậy chưa hoàn toàn thoả mãn nhu
cầu của công chúng.
Trong khi đó, mới chỉ có một công trình nghiên cứu duy nhất của sinh
viên Khoa Báo chí, Trường Đại học xã hội và nhân văn- Triệu Thị Hoa- với đề
tài "Tìm một lối thông tin tra cứu chỉ dẫn cho báo Internet ở Việt Nam" hoàn
thành năm 2003 có đề cập vấn đề đưa thông tin tra cứu chỉ dẫn đến với công
chúng báo Internet. Tuy có điểm tương đồng là cùng tìm cách thoả mãn nhu
cầu về thông tin- chỉ dẫn của công chúng nhưng đề tài nói trên nặng về tính tra
cứu (do đặc thù của Báo Internet, loại hình đòi hỏi công chúng phải có một số
phương tiện nhất định chứ không phổ thông, tiết kiệm, dễ dùng như đài phát
thanh).
Chính vì vậy, Luận văn này của chúng tôi là công trình đầu tiên của
Việt Nam đặt vấn đề dự thảo một phương án cung cấp thông tin- chỉ dẫn cho
công chúng, nhằm giúp họ có được một lượng thông tin phong phú, đa diện,
phục vụ tối đa nhu cầu thiết yếu, tức thì, hằng ngày, hằng giờ của họ. Đồng
thời, đây cùng sẽ là một phương tiện thông tin, tuyên truyền, giáo dục cực kỳ
nhanh nhạy và hiệu quả của Đảng và Nhà nước ta, là con đường ngắn nhất,



Xây dựng kênh thông tin chỉ dẫn trên sóng phát thanh - Hà Nội, 2003
Trang 4
nhanh nhất đưa những chủ trương đường lối, chế độ chính sách của Đảng và
Chính phủ đến với nhân dân.
Là một người hiện đang làm báo phát thanh, chúng tôi nhận thấy việc
xây dựng một kênh thông tin- chỉ dẫn như vậy trên sóng phát thanh là hoàn

toàn có tính khả thi, vì thế chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Xây dựng kênh
Thông tin- chỉ dẫn trên sóng phát thanh" làm đề tài cho Luận văn của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn:
Mục đích của Luận văn này là thông qua việc nghiên cứu, khảo sát
thực tế, Luận văn đưa ra những luận cứ để xây dựng mô hình Kênh Thông tin-
chỉ dẫn trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Với mục đích đề ra như vậy nên nhiệm vụ của Luận văn là phải nêu và
làm rõ được các cơ sở khoa học của việc xây dựng Kênh Thông tin chỉ dẫn
trên sóng phát thanh; đồng thời tìm hiểu điều kiện và khả năng thực tế của
việc xây dnựg Kênh Thông tin- chỉ dẫn trên sóng phát thanh, từ đó mô hình
hoá Kênh Thông tin- chỉ dẫn trong điều kiện lý tưởng, giúp người đọc có được
những hình dung cơ bản về kênh phát thanh này.
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
Với các mục đích và nhiệm vụ nêu trên, Luận văn tập trung chủ yếu
nghiên cứu về các hệ phát thanh, các chương trình phát thanh và phân tích về
nhu cầu của thính giả Đài Tiếng nói Việt Nam, về điều kiện và khả năng xây
dựng một kênh phát thanh thông tin- chỉ dẫn trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt
Nam.



Xây dựng kênh thông tin chỉ dẫn trên sóng phát thanh - Hà Nội, 2003
Trang 5
Bên cạnh đó, để làm rõ tính cần thiết của việc xây dựng một kênh phát
thanh chuyên về thông tin- chỉ dẫn, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát các mục
thông tin mang nặng tính chỉ dẫn trên một số phương tiện truyền thông khác
(báo in, phát thanh truyền hình, báo điện tử, các tạp chí giải trí chỉ dẫn)
5. Những đóng góp mới của đề tài:
Về lý thuyết, đây có thể coi là một "dự án tiền khả thi" đầu tiên của việc
xây dựng mô hình một kênh thông tin chỉ dẫn. Chính vì thế, Luận văn đề cập

một số khái niệm từ trước đến nay mới chỉ xuất hiện trong phạm vi thông tin
tra cứu chỉ dẫn chứ chưa từng áp dụng trong truyền thông. Những luận cứ,
luận điểm được nêu trong Luận văn bước đầu xây dựng một số lý thuyết về
"Nhóm thông tin- chỉ dẫn" được dùng trong lĩnh vực truyền thông với mong
muốn các lý thuyết này sẽ được hoàn thiện dần và trở thành hệ thống lý thuyết
hoàn chỉnh.
Về thực tiễn, Luận văn xây dựng một mô hình kênh Thông tin- chỉ dẫn
trong điều kiện lý tưởng với đầy đủ các yếu tố của một hệ phát thanh chuyên
đề. Mô hình lý tưởng của Kênh Thông tin- chỉ dẫn nêu chi tiết "Lời xướng",
thời lượng, thời gian phát sóng, nội dung của mỗi buổi phát thanh được phát
trong một ngày, rất thuận lợi cho việc biến mô hình Kênh Thông tin- chỉ dẫn
này trở thành hiện thực.
6.Phương pháp nghiên cứu:
Vì đây có thể coi là công trình đầu tiên đề xuất phương án xây dựng
một Kênh phát thanh chuyên Thông tin- chỉ dẫn nên chúng tôi không có chỗ
kế thừa. Đây chỉ là một dự thảo xây dựng một phương án, nghĩa là Luận
văn chưa có chỗ dựa trên nền những tư liệu thực tiễn như đối với các đề tài



Xây dựng kênh thông tin chỉ dẫn trên sóng phát thanh - Hà Nội, 2003
Trang 6
khác. Chính vì vậy, phương pháp xử lý của Luận văn này chủ yếu dựa trên
việc nghiên cứu lý thuyết kết hợp với khảo sát thực tiễn, cụ thể là các lý thuyết
về báo chí nói chung và phát thanh nói riêng. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu tập
quán, thói quen nghe đài, nhu cầu thông tin của thính giả là việc làm không
thể thiếu.
Để có được những cứ liệu đáng tin cậy thì công tác khảo sát tư liệu, bao
gồm: quan sát trực tiếp, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp, thu thập, thống kê, hệ
thống, phân tích, xử lý tư liệu kết hợp trao đổi lấy ý kiến các chuyên gia cũng

được đặc biệt chú trọng trong suốt quá trình làm Luận văn này.
7. Kết cấu của Luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được
chia thành 3 chương:
Chƣơng I. Cơ sở khoa học để xây dựng một kênh thông tin chỉ dẫn trên
sóng phát thanh.
Nêu đặc trưng loại hình báo chí phát thanh, ưu - nhược điểm so với các
loại hình báo chí khác, lợi thế của phát thanh trong việc cung cấp thông tin
nhanh và kịp thời.
Bước đầu đưa ra một số khái niệm, phạm trù để từ đó hình dung ra
những nét cơ bản của Kênh Thông tin- chỉ dẫn trên sóng phát thanh. Phân tích
những đặc trưng và chức năng cơ bản của Kênh phát thanh này, trong đó đi
sâu nghiên cứu chức năng quảng cáo, vì đây hoàn toàn có thể là cơ sở thuyết
phục cho một kênh phát thanh mang tính thương mại.

Chƣơng II. Điều kiện và khả năng của việc xây dựng kênh thông tin- chỉ
dẫn



Xây dựng kênh thông tin chỉ dẫn trên sóng phát thanh - Hà Nội, 2003
Trang 7
Phân tích nhu cầu thực tế của công chúng về những thông tin- chỉ dẫn
rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Nêu và thuyết minh những ý tưởng về
Kênh Thông tin- chỉ dẫn mong muốn xây dựng. Nêu những luận điểm chứng
minh Kênh Thông tin- chỉ dẫn này sẽ là phương tiện thông tin hữu hiệu nhất
trong vấn đề này vì nó đáp ứng được các yêu cầu: toàn diện, tức thì, kinh tế và
diện phủ sóng rộng.
Thực hiện việc khảo sát các chuyên mục thông tin trên các báo, đài.
Phân tích điểm hay- dở, mạnh- yếu về mảng thông tin- chỉ dẫn này với một số
báo, đài phát thanh, đài truyền hình tiêu biểu. Việc tham khảo những chuyên

mục thông tin- chỉ dẫn trên các báo chí, đài phát thanh, truyền hình này sẽ
thu được những kinh nghiệm và tránh được các nhược điểm trong việc lựa
chọn vấn đề và cách thức truyền đạt thông tin của các đồng nghiệp đi trước,
nhằm đem lại hiệu quả tối ưu cho việc xây dựng kênh thông tin chỉ dẫn của
chúng ta.
Cuối chương II là những phân tích về khả năng của Đài TNVN trong
việc xây dựng Kênh Thông tin- chỉ dẫn này.
Chƣơng III: Mô hình kênh thông tin- chỉ dẫn
Dựa trên việc phân tích tính mục đích của Kênh phát thanh này, chúng
tôi đặt "lời xướng" mở đầu Kênh là "Kênh Thông tin cuộc sống". Từ đó xây
dựng nội dung của Kênh, gồm: Các phạm trù nội dung thông tin chính, Hình
thức thể hiện, Cách sắp đặt lượng thông tin nguyên liệu cho chương trình,
Cách thể hiện trên chương trình phát thanh, Cách trình bày loại thông tin - chỉ
dẫn của phát thanh viên/biên tập viên trên sóng phát thanh, Dung lượng và giờ
phát sóng. Tiếp đó, chúng tôi thử xây dựng các chương trình cụ thể dùng để



Xây dựng kênh thông tin chỉ dẫn trên sóng phát thanh - Hà Nội, 2003
Trang 8
phát sóng trong một ngày, từ 5h sáng đến 11 giờ đêm. Trên cơ sở đó, đề cập
vấn đề nhân lực, cụ thể là số người và những yêu cầu để có thể thực hiện được
công việc.
Phần cuối chương 3 là những phân tích về điểm bất cập của Kênh thông
tin chỉ dẫn và giải pháp triệt tiêu hoặc hạn chế những bất cập ấy.

CHƢƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ XÂY DỰNG
KÊNH THÔNG TIN- CHỈ DẪN TRÊN SÓNG PHÁT THANH.


I. ĐẶC TRƯNG LOẠI HÌNH BÁO CHÍ PHÁT THANH:
1.1 Báo phát thanh là một loại hình báo chí sử dụng kỹ thuật sóng điện
từ và hệ thống truyền thanh truyền đi âm thanh, trực tiếp tác động vào thính
giác của đối tượng tiếp nhận. Là sản phẩm của nền kỹ thuật điện tử, phát thanh
đã từng là loại hình báo chí độc tôn trong thời gian dài. Sự sinh động kỳ diệu
của âm nhạc, tiếng động, lời nói được truyền qua làn sóng rađio đã từng được
thính giả đón nhận một cách nồng nhiệt
Từ gần một thế kỷ qua, rađio đã đóng vai trò là người đồng hành hữu
ích trong cuộc sống của chúng ta. Nó giúp cho con người giữ được mối liên hệ
quan trọng đối với thế giới bên ngoài. Từ ngữ với sự hỗ trợ của âm thanh, có
thể gợi lên vô số các loại hình ảnh vật chất, có thể vợt qua những không gian
rộng lớn trong nháy mắt. Những quang cảnh và hình ảnh có thể được xây
dựng ngay tức thì, những tính cách nhân vật có thể đợc hình dung rõ ràng qua
phát thanh. Ví dụ: tiếng bão tố gầm rít, núi lửa phun trào, hàng ngàn người



Xây dựng kênh thông tin chỉ dẫn trên sóng phát thanh - Hà Nội, 2003
Trang 9
vui vẻ trong một lễ hội, biển nổi sóng dữ dội, tàu hoả chạy trên đường ray
v.v
1.2 Là một loại hình truyền thông độc đáo, hấp dẫn,có khả năng tạo ra
được sức hút và thiện cảm đối với đông đảo công chúng, báo phát thanh có
tầm quan trọng rất lớn trong công tác tuyên truyền, cổ động, nhất là trong các
lĩnh vực nhạy cảm như y tế, giáo dục, dân số
Với hệ thống máy móc thiết bị đơn giản,tiện lợi và rẻ tiền, phát thanh
giúp cho thính giả dễ dàng tiếp nhận thông tin dù họ đang ở đâu, đang làm gì.
Đối tượng của phát thanh là quảng đại quần chúng nhân dân lao động. Phát
thanh còn là bạn tri âm của những người khiếm thị. Thông tin phát thanh
không phân biệt độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Chiếc radio nhỏ có thể theo

ngư dân ra khơi, theo người nông dân ra đồng,lên nương rẫy,theo các cụ già đi
bách bộ hay theo những chuyến xe trong những cuộc hành trình Có thể nói
báo phát thanh đã phân bổ làn sóng cho mọi tầng lớp công chúng một cách xa
xỉ và hào phóng Trong những hoàn cảnh đặc biệt như chiến tranh, bão lụt
hay ở những vùng rừng núi, hải đảo xa xôi, phát thanh là loại hình báo chí
chiếm ưu thế tuyệt đối so với bất cứ loại hình báo chí nào khác.
1.3 Mặc dù là loại hình báo chí chỉ có phương tiện âm thanh để diễn đạt
nhưng phương thức tác động bằng rađio có nhiều ưu thế, nhất là ở những khả
năng như: thông tin nhanh, phát sóng rộng, tiếp nhận tiện lợi và có khả năng
kích thích mạnh mẽ trí tưởng tượng của người nghe.
So với báo in, phát thanh có thế mạnh của sự nhanh nhạy, linh hoạt và
phương thức thông tin sinh động bằng lời nói, còn so với truyền hình, phát
thanh vẫn là loại hình báo chí chiếm ưu thế trong việc đưa tin tức nhanh nhất,



Xây dựng kênh thông tin chỉ dẫn trên sóng phát thanh - Hà Nội, 2003
Trang 10
kịp thời nhất, giúp thính giả tiếp cận sớm nhất với những sự việc, sự kiện xảy
ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống xung quanh. Với khả năng truyền đạt
ngay tức khắc những sự việc, sự kiện đang xảy ra, báo phát thanh, cho đến nay
vẫn luôn giữ vai trò là loại hình báo chí có khả năng thông tin thời sự nhanh
nhất, nhạy bén nhất. Người ta đã đưa ra một sự so sánh đầy hình ảnh: khi một
sự kiện xảy ra, phát thanh đưa tin, truyền hình diễn tả và báo in phân tích,
giảng giải Điều đó còn cho thấy nhanh chóng, tức thời là một yếu tố quan
trọng có thể giúp cho phát thanh cạnh tranh với các loại hình báo chí khác
trong bối cảnh của đời sống báo chí hiện đại.
Trên thế giới cho đến nay, nhìn chung phát thanh vẫn là phương tiện
thông tin đại chúng có khả năng xã hội hoá thông tin cao nhất, hiệu quả nhất.
Ở châu Âu, thời lượng nghe đài trung bình của người dân trong một ngày là 3

giờ, nhiều hơn thời gian ngồi trớc máy thu hình. Ở Mỹ, rađio có mặt trên tất cả
các phương tiện giao thông cơ giới như ôtô, xe bus, tàu điện ngầm, tầu hoả,
tầu thuỷ, máy bay (trừ môtô). Người ta có thể nghe đài ở bất cứ đâu, trong khi
đang di chuyển trên đường, đang lái xe, đang làm bếp, đang tắm hoặc mới
ngủ dậy Ở Ôxtrâylia, radio là phương tiện thông tin hàng đầu với số lượng
thính giả ngày càng tăng nhanh. Một người trưởng thành ở nước này hàng
tuần thường dành ra hơn 23 giờ đồng hồ để nghe rađio. Đối với các nước phát
triển, rađio là người bạn đồng hành chung thuỷ và gần gũi tự nhiên với mỗi
con người.
1.4 Trả lời câu hỏi: "Rađiô là gì?", tác giả Lois Baird trong cuốn sách
Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh (Trường phát thanh, truyền
hình và điện ảnh Ôxtrâylia) đã nêu và phân tích 11 đặc điểm của loại hình báo
chí này. Đó là:



Xây dựng kênh thông tin chỉ dẫn trên sóng phát thanh - Hà Nội, 2003
Trang 11
- Radio là hình ảnh
- Radio là thân mật riêng tư
- Radio dễ tiếp cận và dễ mang
- Radio là trực tiếp
- Radio có ngôn ngữ riêng của mình
- Radio có tính tức thời
- Radio không đắt tiền
- Radio có tính lựa chọn
- Radio gợi lên cảm xúc
- Radio làm công việc thông tin và giáo dục
- Radio là âm nhạc.
Có thể thấy ý kiến này đã đề cập những đặc điểm của Radio ở tất cả các

khía cạnh một cách toàn diện. Trong tương quan so sánh với những loại hình
báo chí khác, báo phát thanh có những đặc điểm cơ bản được thể hiện qua
những yếu tố sau đây:
Toả sóng rộng khắp:
Là sự quảng bá nhờ phủ sóng điện từ trên phạm vi rộng lớn với tốc độ
tương đương tốc độ của ánh sáng (xấp xỉ 300.000 km/s), có thể nói, phát thanh
không có giới hạn về khoảng cách,vì thế nó mang tính xã hội hoá rất cao.



Xây dựng kênh thông tin chỉ dẫn trên sóng phát thanh - Hà Nội, 2003
Trang 12
Thông tin được xã hội hoá cũng sẽ có khả năng tạo ra hành động mang tính xã
hội hoá.
Thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời:
Thông tin được truyền qua sóng điện từ và hệ thống truyền thanh có thể
rút ngắn mọi khoảng cách ở phạm vi toàn cầu. Trong một số trường hợp (như
tường thuật trực tiếp, cầu truyền thanh v.v ), phát thanh có thể ngay lập tức
thông báo cho công chúng biết đợc về sự kiện ở chính cái thời điểm mà nó
đang diễn ra.
Không giống với phương thức tiếp nhận qua báo in, hàng triệu thính giả
phát thanh đồng thời được lắng nghe thông tin ở cùng một thời điểm. Có lẽ
đây chính là điều đã khiến cho Lê nin, từ cách đây gần một thế kỷ đã nhận xét:
"Phát thanh là cuộc mít tinh của hàng triệu quần chúng"
Thông tin phụ thuộc vào quy luật thời gian:
Khi đọc báo, người đọc có thể chủ động xem những tác phẩm mà mình
quan tâm ở bất cứ trang nào. Không giống như vậy, thính giả phát thanh bị
phụ thuộc hoàn toàn vào quy luật của quá trình thông tin Radio. Họ phải nghe
chương trình một cách tuần tự từ đầu đến cuối một cách hoàn toàn bị động.
Đặc điểm này trước đây đã từng đợc các nhà nghiên cứu phát thanh gọi là "chỉ

nghe một lần" (với ý nghĩa là trong một chương trình phát thanh, thính giả chỉ
được nghe mỗi thông tin phát ra một lần theo trình tự thời gian).
Sống động, riêng thân mật:
Đặc điểm này thể hiện rõ nhất khi so sánh giữa báo phát thanh với báo
in. Đối với phát thanh,công chúng thính giả được nghe thông tin qua giọng



Xây dựng kênh thông tin chỉ dẫn trên sóng phát thanh - Hà Nội, 2003
Trang 13
đọc. Nghĩa là thông tin được truyền đến với họ thông qua giọng nói của những
con người cụ thể, nên gắn liền với những yếu tố của kỹ năng nói như: cao độ,
cường độ, và đặc biệt là tiết tấu, ngữ điệu Giọng nói tự nó đã có sức thuyết
phục bởi tính chất sôi động và có thể tạo ra sự hấp dẫn, lôi kéo thính giả đến
với chương trình. Điều cần lưu ý là, tuy bất cứ một chương trình phát thanh
nào cũng hướng tới số đông, nhưng mỗi thính giả lại chỉ lắng nghe Radio với
tư cách cá nhân. Điều đó đòi hỏi những người thực hiện chương trình phát
thanh phải lựa chọn cách nói sao cho thật riêng thân mật như đang nói với
từng người. Yêu cầu này đặt ra cho cả người viết và người nói. Hãy nói với
công chúng như nói với một người.
Sử dụng âm thanh tổng hợp (bao gồm: lời nói, tiếng động và âm nhạc)
Công chúng của báo phát thanh là rộng lớn và đa dạng. Đó là quần thể
dân cư không phân biệt trình độ học vấn. Mọi đối tượng (chỉ trừ người bị điếc)
đều có thể tiếp nhận thông tin qua Radio. Âm thanh không bị phụ thuộc vào
hình ảnh hoặc chữ in nên có nhiều thuận lợi trong khai thác sử dụng. Ânm
thanh có thể kích thích trí tưởng tượng, gây không khí và gợi lên tâm trạng
Có một điều dễ nhận thấy là những đặc điểm nêu trên thực ra cũng là
những đặc điểm có được ở báo chí truyền hình. Bởi lẽ đó, có thể coi đây là
những đặc trưng chung của báo điện tử (bao gồm cả phát thanh và truyền
hình) trong tương quan so sánh với báo in. Báo truyền hình cũng có đầy đủ

những đặc điểm trên và thậm chí có những đặc điểm còn được thể hiện một
cách đậm đặc hơn, sinh động hơn nhiều so với phát thanh. Tuy nhiên, vẫn có
một điểm khác biệt: đối với truyền hình, hình ảnh luôn giữ vị trí số một. Âm
thanh chỉ có nhiệm vụ bổ trợ cho những điều mà hình ảnh chưa nói hết được
không thể hiện được. Bởi lẽ đó, nếu xét riêng trong sự so sánh với truyền hình,



Xây dựng kênh thông tin chỉ dẫn trên sóng phát thanh - Hà Nội, 2003
Trang 14
báo phát thanh nói lên ở đặc điểm quan trọng nhất - đó là việc sử dụng âm
thanh tổng hợp (bao gồm lời nói - tiếng động - âm nhạc) tác động vào thính
giác. Như vậy, đây không chỉ là phương thức tác động duy nhất mà còn là đặc
trưng cơ bản của báo phát thanh trong tương quan so sánh với các loại hình
báo chí khác.
1.5 Sự xuất hiện của truyền hình với ưu thế vợt trội của những hình ảnh
xác thực và sống động đã khiến cho phương tiện này nhanh chóng trở thành
phương tiện truyền thông số một. Với sự kết hợp đầy đủ các yếu tố hình ảnh,
mầu sắc, âm thanh, ở nhiều cung bậc, truyền hình là một món quà kỳ diệu của
khoa học kỹ thuật hiện đại tặng cho đông đảo công chúng, giúp cho họ có đư-
ợc những cảm giám đầy đủ, chân thực và tinh tế trong quá trình tiếp nhận sản
phẩm truyền thông. Khán giả truyền hình luôn có được những cảm giác như
chính họ đang có mặt, đang được trực tiếp chứng kiến và tham gia vào mọi sự
kiện. Với những ưu thế đó, truyền hình ngày càng khẳng định được vị trí, vai
trò thông tin to lớn của mình.
Tuy nhiên, thực tế đã chứng tỏ rằng: truyền hình không thay thế được
phát thanh. Chúng cùng tồn tại và cùng phát triển. Chiếc máy thu thanh vẫn
không bị biến mất như có người đã dự báo từ những năm năm mươi! Mặc dù
có những ưu thế hiển nhiên, nhưng truyền hình không phải là không còn có
những hạn chế - chẳng hạn, hạn chế ở kỹ thuật phức tạp, thiết bị cồng kềnh,

giá thành cao Trong cuộc sống, có những lúc không thể sử dụng truyền hình
(như khi đang lái xe trên đường) nhưng người ta vẫn có thể thu nhận được
thông tin qua radio. Hơn nữa, không phải bất cứ sự kiện nào ở bất cứ đâu cũng
được truyền hình đưa tin một cách tức thời, trực tiếp. Mặt khác, không phải tất
cả các đối tượng đều có điều kiện để xem truyền hình như khi nghe radio vì



Xây dựng kênh thông tin chỉ dẫn trên sóng phát thanh - Hà Nội, 2003
Trang 15
không có ti vi hoặc không có thời gian ngồi xem (vì phải ngừng các công việc
khác). Như vậy, có thể thấy việc tiếp nhận thông tin qua radio thoải mái và
tiện lợi chính là một trong những ưu thế của báo phát thanh. Thính giả của các
chương trình phát thanh có thể vừa nghe đài vừa kết hợp làm những công việc
khác trong khi người ta thường chỉ có thời gian xem truyền hình vào những
giờ nghỉ ngơi, nhất là vào buổi tối. Bởi vậy, họ thường nhận được tin tức về
những sự kiện, vấn đề mới xẩy ra trong đời sống trước khi họ đọc được trên
báo hay xem trên truyền hình.
Cũng cần phải nói thêm rằng, cái làm nên chất lượng chủ yếu của
truyền hình là hình ảnh (được coi như bản sao chép thực tế một cách sinh
động, xác thực) lại cũng chính là điểm yếu chủ yếu của nó -tức là đã mê hoặc
người xem đến nỗi ức chế trí tưởng tượng và khả năng suy ngẫm của họ Sự
tác động cùng một lúc của hình ảnh và âm thanh tới mắt nhìn và tai nghe có
thể khiến cho việc tiếp nhận không hoàn toàn tập trung riêng vào một yếu tố
nào. Trong khi đó, phát thanh lại lợi dụng được cái nhược điểm không có hình
ảnh để kích thích trí tưởng tượng của công chúng. Công chúng hiện nay và
sau này vẫn luôn luôn cần đến một âm thanh không có hình ảnh để có được
cái quyền tự họ mỗi buổi sáng, rút ra được cái ý nghĩa của những tin tức lắng
nghe được qua radio Đây chính là một trong những nguyên nhân tạo ra sức
hấp dẫn của phát thanh bên cạnh những nguyên nhân khác như sự tiện lợi, rẻ

tiền, dễ sử dụng, ít bị hạn chế bởi không gian, kỹ thuật đơn giản, chất lượng
âm thanh cao v.v
1.6 Trước đây, đã từng có những định kiến cho rằng radio là loại hình
thông tin đã lỗi thời. Nhưng thực tế ở nhiều nước, phát thanh vẫn đang phát
huy cao độ thế mạnh truyền thông bẩm sinh của nó là khả năng thông tin



Xây dựng kênh thông tin chỉ dẫn trên sóng phát thanh - Hà Nội, 2003
Trang 16
nhanh, cập nhật đến từng phút. Phát thanh hiện đại vẫn đang là phương tiện
thông tin có vị trí quan trọng hàng đầu. Theo tổng kết của Viện Medratri ở
Pháp, nước này năm 1999 có 93% người nghe radio, "đạt đỉnh cao lịch sử về
số lượng người nghe đài". Giữa một môi trường tràn ngập thông tin như hiện
nay, thính giả không có nhiều thời gian để lựa chọn. Với phát thanh, công
chúng luôn muốn chủ yếu được biết cái đang diễn ra chứ không phải cái đã
diễn ra. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với phát thanh hiện đại là phải đảm bảo tính
thời sự hơn hẳn so với các loại hình báo chí khác.
1.7 Công nghệ truyền thông hiện nay đang phát triển với tốc độ chóng
mặt, tạo nên những xa lộ thông tin siêu tốc với dung lượng khổng lồ, thiết lập
những hành lang thông tin rộng lớn, đưa con người xích lại gần nhau. Một sự
kiện ở bất cứ đâu có thể ngay tức khắc trở thành vấn đề toàn cầu và ngược lại,
những vấn đề toàn cầu được đưa tới mọi góc nhà trên hành tinh. Công nghệ
thông tin chương trình theo kiểu thu in băng truyền thống đang được những
người làm phát thanh hiện đại thay thế bằng phát thanh trực tiếp - một phương
thức làm phát thanh hiện đang được cả thế giới quan tâm.
Hiện nay, khi các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng phát triển,
mỗi nhóm công chúng và mỗi người có quyến tự lựa chọn cho mình một hình
thức tiếp nhận thông tin phù hợp thì phát thanh vẫn là một phương tiện thông
tin được nhiều người ưa thích. Nhờ ứng dụng những tiến bộ về kỹ thuật và

công nghệ mới, ưu thế phát thanh ngày càng được khẳng định rõ rệt hơn.
Công nghệ phát thanh trực tiếp đã tạo ra sức sống mới cho phát thanh. Nó trực
tiếp đưa lên làn sóng phát thanh sự sinh động, hấp dẫn của những thông tin
mới mẻ, gần gũi với đời sống hàng ngày
Ở Thụy Điển, người ta đưa ra những tiêu chí cho phát thanh trực tiếp là:



Xây dựng kênh thông tin chỉ dẫn trên sóng phát thanh - Hà Nội, 2003
Trang 17
- Sóng phát thanh đồng hành với sự kiện,
- Hấp dẫn thính giả với "một chút riêng tư".
- Tiếp cận sự kiện ở những góc nhìn mới mẻ.
Phát thanh trực tiếp là một giải pháp tối ưu, là "bí quyết tạo ra khả năng
cạnh tranh của phát thanh với các loại hình báo chí khác - kể cả với truyền
hình. Đây còn là phương pháp có thể tạo ra một phong cách làm việc mới cho
đội ngũ những người làm công tác phát thanh. Với máy phát sóng lưu động
công suất nhỏ có kích thước như một cái hộp xách tay, người làm phát thanh
có thể đến mọi ngóc ngách của cuộc sống và phản ánh sự kiện ngay tại nơi nó
đang xảy ra mà không cần phải có những phương tiện máy móc, cồng kềnh.
1.8 Năng lực của báo phát thanh hiện đại còn thực sự được phát huy bởi
khả năng giao lưu, trò chuyện, trao đổi thông tin giữa phát thanh viên, biên tập
viên, phóng viên và thính giả. Phát thanh không nên chỉ bắt thính giả nghe
những điều mình nói mà phải là nói với họ về những điều mà họ đang quan
tâm, tạo điều kiện cho họ được bày tỏ quan điểm, tình cảm của mình cho hàng
triệu người cùng nghe, cùng chia sẻ, nhưng trên cơ sở đó, người làm phát
thanh phải thực hiện được chức năng giáo dục nâng cao nhận thức, định h-
ướng được tư tưởng, định hướng được dư luận xã hội. Giao lưu thính giả trên
sóng phát thanh trực tiếp chính là sự hấp dẫn của phát thanh hiện nay.
Ngay từ thập kỷ 90, các nhà radio đã tiên đoán thế kỷ 21 là thế kỷ của

phát thanh. Công nghệ thông tin phát triển như vũ bão đã mở đường cho phát
triển nhanh chóng. Trong thế kỷ mới, nhu cầu thông tin của con người sẽ ngày
càng cao hơn, đa dạng hơn và chính cuộc cạnh tranh thông tin ngày càng gay
gắt trên quy mô toàn cầu với các loại hình thông tin đã tạo ra những điều kiện



Xây dựng kênh thông tin chỉ dẫn trên sóng phát thanh - Hà Nội, 2003
Trang 18
quan trọng để cho phát thanh thế giới ngày càng lớn mạnh. Các nước hàng đầu
thế giới đã đầu tư hàng tỷ đô la hàng năm cho các thiết bị kỹ thuật và cơ cấu
truyền thông, trong đó hệ thống phát thanh ngày càng hoàn thiện.
Nhìn lại chặng đường hơn 80 năm qua, kỹ thuật phát thanh đã tiến từ
phát thanh AM tới phát thanh FM rồi FM stereo và bây giờ là phát thanh kỹ
thuật số (Digital Audio Broadcasting). Phát thanh kỹ thuật số (viết tắt là DAB)
có thể khắc phục được những nhược điểm cơ bản của phát thanh truyền hình
và truyền đi những âm thanh với chất lượng cao nhất Với kỹ thuật số, dù
thính giả cố định hay đang di động (trên tàu, trên xe) đều có thể nhận được âm
thanh với chất lượng cao như nhau. Phát thanh kỹ thuật số còn tạo ra một thế
hệ máy thu thanh mới - một loại phương tiện đa chức năng giúp con người
tiếp nhận được nhiều loại thông tin khác nhau.
1.9 Việc chuyển đổi công nghệ phát thanh sang kỹ thuật số sẽ làm thay
đổi căn bản quy trình làm việc và chất lượng công việc. Công nghệ này sẽ cải
tiến tới mức tốt nhất từng dây chuyền trong việc sản xuất chương trình - từ
việc đưa trực tiếp các âm thanh ghi được tại hiện trường lên sóng, đến việc
thực hiện các chương trình tại studio Nhờ ứng dụng những tiến bộ về kỹ
thuật và công nghệ mới, ưu thế của phát thanh ngày càng được khẳng định, tạo
điều kiện cho nó có thể thực hiện các chức năng tuyên truyền, giáo dục, tham
gia điều hành và quản lý xã hội một cách có hiệu quả.
Ở một nước còn nghèo với hơn 80% dân số nông nghiệp như nước ta,

chiếc radio nhỏ tiện lợi và rẻ tiền vẫn là người bạn tri âm gần gũi, thân thiết
của mọi người dân - nhất là những người đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa,
vùng núi cao, hải đảo Hàng ngày, vẫn có hàng triệu thính giả trong và ngoài
nước chờ đón lắng nghe các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam với



Xây dựng kênh thông tin chỉ dẫn trên sóng phát thanh - Hà Nội, 2003
Trang 19
niềm yêu mến và để được cùng chia sẻ những tâm tư, những trăn trở băn
khoăn trong cuộc sống.
Trong cơ chế thị trường với chính sách mở cửa, các tiến bộ khoa học kỹ
thuật của thế giới - trong đó thành tựu mới về kỹ thuật phát thanh sẽ được tiếp
thu và áp dụng để đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng.
Những người làm báo phát thanh Việt Nam cũng đang cố gắng từng bước làm
cho thông tin không chỉ đúng mà ngày càng hay, càng bổ ích, hấp dẫn hơn.
Việc sử dụng công nghệ sản xuất chương trình hiện đại đã góp phần củng cố
và khẳng định vị thế của báo phát thanh trong hệ thống các loại hình báo chí ở
nước ta.



II KÊNH PHÁT THANH THÔNG TIN CHỈ DẪN:
1. Khái niệm:
Hiện tại, chưa có một mô hình nào tương tự như mô hình mà chúng tôi
đưa ra nên thực chất cũng chưa thể có một định nghĩa hay khái niệm chính
thống nào có thể sử dụng để gọi tên loại kênh phát thanh này. Vì thế, chúng tôi
tạm gọi là Kênh phát thanh Thông tin- Chỉ dẫn. Vì những lý do sau:
- Trước hết đó là tập hợp từ các khái niệm "Kênh", "Thông tin" và "Chỉ
dẫn". Trong đó, theo Từ điển Tiếng Việt thì:

"Kênh" là "đường thông tin liên lạc chiếm một khoảng tần số nhất định"



Xây dựng kênh thông tin chỉ dẫn trên sóng phát thanh - Hà Nội, 2003
Trang 20
"Thông tin" là "tin tức về các sự kiện diễn ra trong thế giới xung quanh"
"Chỉ dẫn" là "hướng dẫn, cho biết một cách cụ thể để làm việc gì".
Từ đó chúng tôi tạm đề xuất khái niệm "Kênh phát thanh Thông tin-
Chỉ dẫn là một loại hình hoạt động thông tin chính trị xã hội được thực hiện
trên sóng phát thanh một cách thường xuyên đều đặn và ổn định nhằm định
hướng, chỉ dẫn suy nghĩ, hành động cho công chúng, đồng thời giúp họ phát
triển mọi mặt trong đời sống tinh thần theo hướng tích cực".
Nội hàm của khái niệm này được chúng tôi xây dựng trên căn cứ là
những lý luận chung của lý thuyết cơ sở lý luận báo chí truyền thông. Cụ thể,
chúng tôi dựa vào lý thuyết "Báo chí- một loại hình thông tin chính trị xã hội"
và lý thuyết về các "Chức năng của Báo chí". Chúng tôi xin làm rõ nội hàm
của khái niệm này ở phần "Một số đặc điểm của Kênh phát thanh Thông tin-
Chỉ dẫn" và "Chức năng của Kênh phát thanh Thông tin- chỉ dẫn" dưới đây.

2. Một số đặc điểm của Kênh phát thanh Thông tin- Chỉ dẫn:
Kênh phát thanh Thông tin- Chỉ dẫn trước hết là báo phát thanh, do đó
nó cũng chứa đựng những đặc điểm chung của báo chí phát thanh.
2.1 Về nội dung: đặc điểm cơ bản đầu tiên khi nói đến nội dung của
Kênh phát thanh Thông tin- chỉ dẫn là vấn đề thông tin. Ngay tên gọi Kênh
phát thanh Thông tin- chỉ dẫn cũng đã nêu lên đặc trưng chủ yếu của Kênh
chính là thông tin. Không nằm ngoài đặc điểm của các loại hình báo chí khác,
thông tin ở đây dù trực tiếp hay gián tiếp, dù thuộc nhóm tin nào thì vẫn mang
đậm tính chính trị- xã hội.




Xây dựng kênh thông tin chỉ dẫn trên sóng phát thanh - Hà Nội, 2003
Trang 21
2.2 Về tính chỉ dẫn xã hội, Kênh phát thanh Thông tin- chỉ dẫn sẽ thể
hiện rõ ràng thế mạnh của mình. Đây có thể xem là chiều sâu của Kênh phát
thanh này, khác hẳn với các Kênh hay Hệ phát thanh khác hiện nay. Xét từ
góc độ lý luận, báo chí nói chung ra đời và phát triển do nhu cầu khách quan
cần được thông tin của công chúng nhưng đều được chế định bởi nền chính trị
mà nó phục vụ. Xét về góc độ thực tiễn, báo chí phản ánh mọi vấn đề, sự kiện
nảy sinh trong đời sống xã hội, đồng thời tạo lập và định hướng dư luận xã
hội. Với Kênh phát thanh Thông tin- chỉ dẫn, thông tin có tính chất hướng dẫn
các vấn đề xã hội rất rõ ràng, cụ thể. Sự hướng dẫn này thể hiện rất đơn giản
như hướng dẫn mua sắm, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, chỉ dẫn các địa điểm
nghỉ ngơi, vui chơi giải trí Mặc dù những chuyên mục hướng dẫn kiểu này
cũng có xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng khác nhưng mức
độ không đậm đặc như Kênh phát thanh Thông tin- chỉ dẫn. Loại hình thông
tin này lấy việc chỉ dẫn làm mục tiêu cơ bản cho hoạt động của mình. Do vậy,
chỉ dẫn trở thành đặc tính chủ yếu.
2.3 Thông tin ở loại hình phát thanh này mang tính xã hội rất cao. Tiếp
cận công chúng qua làn sóng phát thanh, tận dụng đặc điểm của phát thanh là
"nói với 1 người", các thông tin hướng dẫn, cảnh báo sẽ đến với nhận thức của
người nghe một cách nhẹ nhàng, tự nhiên như thể một người bạn nói chuyện
với một người bạn. Từ đó, công chúng không phải chịu ức chế về mặt tinh
thần.
2.4 Kênh phát thanh Thông tin- chỉ dẫn luôn được phát đan xen với các
chương trình âm nhạc và giải trí nên khá thoải mái cho người nghe. Thính giả
sẽ không chịu áp lực của những đợt sóng thông tin liên tiếp, không dứt gây
tình trạng mệt mỏi, chai mòn với thông tin.

×