ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*****
NGUYỄN NGỌC GIANG
XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRUNG QUỐC TỪ
NĂM 1993 ĐẾN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Châu Á học
HÀ NỘI – 11 / 2012
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*****
NGUYỄN NGỌC GIANG
XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRUNG QUỐC TỪ
NĂM 1993 ĐẾN NAY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học
Mã số: 60 31 50
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nghiêm Thúy Hằng
HÀ NỘI – 11 / 2012
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do lựa chọn đề tài 1
2. Phạm vi nghiên cứu 3
3. Mục đích nghiên cứu 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………… 4
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 9
7. Kết cấu luận văn: 9
B. PHẦN NỘI DUNG 11
CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ
TRUNG QUỐC 11
1.1. Một số thuật ngữ cơ bản 11
1.2. Bối cảnh thế giới 17
1.2.1. Cơ sở lý luận và bối cảnh thực tiễn của các nước trên thế giới 17
1.2.2. Một số trường hợp điển hình thực hiện xã hội hóa giáo dục đại
học trên thế giới 19
1.3. Bối cảnh Trung Quốc 28
1.3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội 28
1.3.2. Thực trạng nền giáo dục đại học Trung Quốc 31
CHƢƠNG 2: ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP SWOT ĐỂ PHÂN TÍCH
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRUNG QUỐC 38
2.1. Sơ lƣợc về phƣơng pháp phân tích SWOT 39
2.1.1 Khái niệm 39
2.1.2. Nguồn gốc của mô hình SWOT 39
2.1.3. Đặc điểm 40
2.1.4. Mục đích sử dụng 41
2.2. Áp dụng phƣơng pháp SWOT để phân tích chính sách xã hội hóa
giáo dục đại học Trung Quốc 41
2.2.1. Điểm mạnh 41
2.2.2. Điểm yếu 60
2.2.3. Thời cơ 64
2.2.4. Thách thức 67
CHƢƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 77
3.1. Thực trạng giáo dục đại học Việt Nam nói chung và thực thi chính
sách xã hội hóa giáo dục đại học nói riêng 79
3.1.1. Chất lượng giáo dục đại học còn thấp 79
3.1.2. Nguồn vốn của chính phủ giành cho giáo dục chưa cao. 81
3.1.3. Mức thu học phí chưa đáp ứng được nhu cầu chi tiêu trong nhà
trường…………………………………………………………………. 81
3.1.4. Quy mô giáo dục đại học ngoài công lập đã được mở rộng nhưng
chất lượng còn chưa cao……………………………………………… 81
3.1.5. Quản lý hành chính nhà nước trên tầm vĩ mô còn chồng chéo,
phức tạp, bộc lộ nhiều bất cập……………………………………… 82
3.2. Bài học kinh nghiệm cho giáo dục đại học Việt Nam trên con
đƣờng thực hiện xã hội hóa 84
3.2.1. Thay đổi tư duy giáo dục đại học cho Việt Nam………………. 83
3.2.2. Đa dạng hóa nguồn tài chính cho giáo dục đại học 87
3.2.3. Tăng học phí song song với việc đảm bảo chất lượng giáo dục 92
3.2.4. Giám sát chặt chẽ chất lượng giáo dục đại học 96
3.2.5. Đổi mới cơ chế quản lý hành chính bằng cách khuyến khích sự
tham gia của các tổ chức xã hội trong việc giám sát hoạt động của nhà
trường. 104
3.2.6. Đảm bảo sự bình đẳng giữa trường công lập và dân lập 105
2
3.2.7. Mở rộng quyền tự chủ cho trường đại học 107
3.2.8. Đổi mới chế độ tiền lương cho giáo viên đủ để đảm bảo sự khuyến
khích và yên tâm với nghề 109
C. PHẦN KẾT LUẬN 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tỉ lệ lợi ích kinh tế mà giáo dục đại học mang lại cho cộng đồng và
cá nhân 15
Bảng 1.2: Phân loại tình hình kinh tế các quốc gia 16
Bảng 1.3: Tỉ lệ sinh viên đại học và sinh viên học tại trường dân lập tại một số
quốc gia 26
Bảng 2.1: Xuất xứ kinh phí đầu tư cho giáo dục đại học của Trung Quốc từ
1994 đến 2000 43
Bảng 2.2 : Kinh phí cho giáo dục đại học Trung Quốc từ 1997 đến 2002 44
Bảng 3.1: Chi cho giáo dục và đào tạo 81
Bảng 3.2: Tỷ trọng chi tiêu trong tổng chi tiêu của giáo dục đại học Việt Nam 88
Bảng 3.3 : Số trường đại học và cao đẳng của Việt Nam 92
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Có thể nói, từ khi nhân loại hình thành trên trái đất, khoa học kỹ thuật đã là
yếu tố quyết định tới sự sinh tồn và phát triển. Nhờ có khoa học kỹ thuật mà con
người bước từng nấc thang từ xã hội chưa có văn minh tới nền văn minh cổ đại bậc
thấp và từ nền văn minh cổ đại bậc thấp tới nền văn minh hiện đại bậc cao. Ví dụ
điển hình nhất về vai trò của khoa học kỹ thuật đối với nhân loại là những thành tựu
to lớn mà hai cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật (lần thứ nhất vào khoảng thế kỷ
XVIII khởi đầu ở Anh, lần thứ hai vào khoảng thập niên 40 thế kỷ XX khởi đầu ở
Mỹ rồi lan rộng ra toàn thế giới) đạt được đã làm thay đổi gần như hoàn toàn diện
mạo của thế giới. Như vậy, khoa học kỹ thuật là nhân tố chủ đạo của sự phát triển
kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, đòi hỏi mỗi nước đều phải tập trung mọi nguồn lực
vào phát triển nhân tố này. Để có thể làm được điều này, chú trọng tới mở rộng quy
mô và nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục bậc cao là một trong
những biện pháp quan trọng và hiệu quả hàng đầu.
Giáo dục đại học hiện đại hiện là một trong những thành tích vĩ đại nhất của
nền văn minh nhân loại. Nó cung cấp cho thế hệ trẻ nguồn tri thức khoa học kỹ
thuật chính xác và đầy đủ nhất, đồng thời truyền đạt những giá trị đạo đức tinh hoa
nhất để con người hoàn thiện bản thân và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.
Đối với xã hội, giáo dục đại học có tầm quan trọng vô cùng to lớn. Với tư cách là
một trung tâm sáng tạo tri thức và bảo tồn văn hóa, đại học không chỉ đào tạo nguồn
nhân lực và tạo ra tri thức mới đáp ứng cho những nhu cầu trước mắt của nền kinh
tế mà còn gìn giữ và lý giải những giá trị văn hóa truyền thống.
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia rất coi trọng giáo dục, đặc biệt là
giáo dục đại học. Ở Việt Nam, Quốc Tử Giám được coi là trường đại học đầu tiên ra
đời năm 1076, là trung tâm đào tạo nhân tài hàng đầu cho đất nước. Ở Trung Quốc,
trong bất cứ triều đại của các bậc minh quân nào, việc học tập và tổ chức thi cử để
chọn nhân tài luôn là công việc trọng tâm của đất nước. Khi bước vào đổi mới, do
sự thay đổi của bối cảnh thế giới theo hướng hội nhập toàn cầu hóa, do những đòi
2
hỏi cao hơn về chất lượng giáo dục mà cả hai nước đều đi theo con đường tiến hành
cải cách giáo dục đại học theo hướng xã hội hóa. Việt Nam là nước có xuất phát
điểm thấp hơn đồng thời tiến hành xã hội hóa giáo dục đại học muộn hơn nên chắc
chắn không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ. Do đó, người viết lựa chọn đề tài “Xã hội
hóa giáo dục đại học Trung Quốc từ 1993 đến nay” nhằm tìm hiểu quá trình xã hội
hóa giáo dục đại học Trung Quốc để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công cuộc
xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam.
Sở dĩ người viết lấy mốc năm 1993 là do từ khi bắt đầu thực hiện cải cách
cho đến nay, giáo dục đại học Trung Quốc phát triển qua hai giai đoạn tương đối rõ
ràng. Giai đoạn 1: từ năm 1977 đến 1992, là giai đoạn khôi phục mạnh mẽ phương
thức quản lý kế hoạch trong giáo dục đại học. Trong giai đoạn này, Trung Quốc
thực hiện chính sách cải cách mở cửa, bắt đầu thời kỳ quá độ từ kinh tế kế hoạch
sang kinh tế thương phẩm nhưng về cơ bản vẫn thuộc kinh tế kế hoạch. Phương
hướng cải cách giáo dục đại học về cơ bản vẫn theo phương hướng nội bộ, tức là
trọng điểm của cải cách là hồi phục và xây dựng tự thân giáo dục đại học. Nhà nước
là cơ quan quản lý hành chính từ vĩ mô tới vi mô của giáo dục đại học, từ phương
diện quản lý chung đến quản lý các hoạt động cụ thể tại trường học. Do đó trên thực
tế đại học không có quyền tự chủ, tất cả kế hoạch học tập cũng như các hoạt động từ
chiêu sinh, sắp xếp chuyên ngành, xây dựng cơ bản… đều thống nhất theo kế hoạch
đào tạo của nhà nước. Giai đoạn 2: từ 1993 đến nay, Trung Quốc thực hiện đổi mới
cả về lý luận chính trị và lý luận kinh tế được quy định trong Đại hội Đảng cộng sản
lần thứ XIV tháng 10/1992. Theo đó, trong giai đoạn này, Trung Quốc thực hiện
xây dựng bước đầu thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Đại hội cũng chỉ rõ:
"Thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa chính là làm cho thị trường phát huy
được vai trò mang tính cơ sở trong việc bố trí các nguồn lực dưới sự điều tiết vĩ mô
của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, khiến cho các hoạt động kinh tế tuân theo yêu cầu
của quy luật giá trị; thông qua chức năng của đòn bẩy giá cả và cơ chế cạnh tranh,
phân phối các nguồn lực một cách hiệu quả, tạo ra động lực và sức ép cho doanh
nghiệp, thực hiện chọn lọc tự nhiên, lợi dụng ưu điểm của thị trường phản ứng mau
3
lẹ với các tín hiệu kinh tế, thúc đẩy điều tiết kịp thời sản xuất và nhu cầu tiêu dùng".
Cùng với thể chế kinh tế mở cửa, giai đoạn này đánh dấu sự phát triển vượt bậc của
giáo dục đại học. Bối cảnh giáo dục xuất hiện những yếu tố mới chưa từng có, mục
tiêu chuyển từ thể chế kinh tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa sang thể chế kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa đã bước đầu được thực hiện, từ cải cách kinh tế làm trọng
tâm kéo theo các lĩnh vực khác cũng có sự thay đổi, giáo dục nói chung và giáo dục
đại học nói riêng cũng cảm nhận được áp lực của sự đổi thay này, cần phải cải cách
để theo kịp thời đại nên đã bắt đầu thực hiện cải cách từ bên trong ra bên ngoài. Cải
cách theo hướng xã hội hóa là một lựa chọn đúng đắn. Biểu hiện của cải cách được
thể hiện ở việc mở rộng quyền tự chủ cho trường học, các vấn đề như chiêu sinh,
sắp xếp chuyên ngành, quản lý nội bộ giao cho nhà trường; luật giáo dục cũng có sự
đổi mới. Nhiều văn bản luật như “Luật giáo dục”, “luật giáo viên”, “luật giáo dục
đại học” ra đời đã tạo nên một giới hạn pháp luật cho cải cách giáo dục đại học; thể
chế quản lý giáo dục đại học cũng đạt được bước phát triển mới; đổi mới nhiều
ngành học cũng như phương thức giảng dạy; tiến hành cải cách chế độ tuyển sinh
và thu học phí; thực hiện giáo dục thu học phí; mở rộng quy mô giáo dục đại học;
phương châm chủ yếu là bằng mọi cách nâng cao chất lượng đào tạo nhân tài; cải
cách giáo dục nhận được sự quan tâm chưa từng có đồng thời cũng đạt được thành
quả to lớn; các phương diện quản lý như chế độ tài vụ, chế độ phân phối nhân sự,
chế độ quản lý cán bộ… đều trong quá trình vừa tìm tòi vừa thực hiện.
Từ thực tế trên có thể thấy giáo dục đại học Trung Quốc từ năm 1993 đến
nay có bước đột phá mới từ cách thức quản lý, nội dung chương trình học và các
vấn đề liên quan khác. Đây là giai đoạn đầy khó khăn thách thức song đồng thời
cũng ghi dấu những thành tựu đáng kể của giáo dục đại học Trung Quốc. Do đó
người viết lựa chọn tìm hiểu giáo dục đại học Trung Quốc từ năm 1993 đến nay để
có cái nhìn tổng quát nhất về toàn bộ tiến trình này.
2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu xã hội hóa giáo dục đại học Trung Quốc (khu vực đại lục),
đặc biệt là quá trình xã hội hóa giáo dục đại học Trung Quốc từ năm 1993 đến nay.