Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Các biện pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục tiểu học quận hồng bàng thành phố hải phòng giai đoạn 2010 – 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.27 KB, 23 trang )

Các biện pháp quản lý công tác xã hội hoá
giáo dục Tiểu học quận Hồng Bàng thành phố
Hải Phòng giai đoạn 2010 – 2015

Phạm Kim Thúy

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: GS.TS. Lê Ngọc Hùng
Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Làm rõ các khái niệm xã hội hóa giáo dục và các khái niệm có liên quan
đến xã hội hóa giáo dục, bản chất của xã hội hóa giáo dục; khái niệm về biện pháp
quản lý công tác xã hội hóa giáo dục. Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác xã hội
hoá giáo dục, biện pháp xã hội hoá giáo dục tại các trường tiểu học quận Hồng Bàng,
thành phố Hải Phòng. Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp quản lý công tác xã
hội hoá giáo dục Tiểu học quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010 –
2015.

Keywords: Quản lý giáo dục; Giáo dục tiểu học; Xã hội hóa giáo dục; Hải Phòng

Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục bắt nguồn bắt nguồn từ đời sống xã hội, có bản chất xã hội và không thể tách
rời đời sống xã hội. Giáo dục từ lâu đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được của xã hội loài
người, là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người, của đất
nước và làm thức tỉnh tiềm năng sáng tạo trong mỗi người. Giáo dục còn là điều kiện tiên
quyết để thực hiện nhân quyền, dân chủ, hợp tác, trí tuệ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, là chìa
khóa dẫn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, một thế giới hòa hợp hơn. Do đó, giáo dục phải là sự
nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Chỉ có sự tham gia của toàn xã hội làm công tác giáo dục thì


mới đảm bảo cho giáo dục phát triển có chất lượng và hiệu quả cao.
Trong những năm qua, giáo dục và đào tạo đã đạt được nhiều thành tựu, tuy nhiên trong thực
tế, giáo dục và đào tạo nước ta còn nhiều yếu kém bất cập cả về quy mô, cơ cấu, cả về chất lượng và
hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước, do đó phải đổi mới sự nghiệp giáo dục và
đào tạo [34]. Muốn đổi mới được giáo dục và làm cho giáo dục đáp ứng được nhu cầu của
người học, của xã hội ta cần phải huy động sức mạnh tổng hợp của Nhà nước, của nhân dân
trên mọi lĩnh vực [12]. Phải làm sao cho giáo dục trở thành nhu cầu không thể thiếu của nhân

2
dân, có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến đất nước, đến đời sống, lao động sản xuất của
mỗi con người trong xã hội. Nhà nước đã và đang thực hiện đổi mới chương trình giáo dục
phổ thông nói chung và tiểu học nói riêng. Trong quá trình thực hiện này, cần huy động sự
đóng góp sức lực, trí tụê của các lực lượng xã hội tham gia giáo dục để giáo dục phát triển
mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và tiến tới xây dựng xã hội học tập. Trong hoàn
cảnh như vậy, mọi người, mọi nhà, mọi ngành đều phải có trách nhiệm quan tâm, chăm lo cho giáo
dục, chứ không thể trông chờ hoàn toàn dựa vào Nhà nước hoặc khoán trắng cho ngành giáo dục.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa XIII đã
khẳng định "Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước, của cộng đồng, của
từng gia đình và mỗi công dân" “Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự
nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo
dục lành mạnh và an toàn” [21,điều 12]. Muốn vậy ta cần có những biện pháp quản lý công tác xã
hội hoá giáo dục để giáo dục trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi tổ chức, mỗi cá
nhân, mỗi gia đình và của toàn xã hội.
Thực tế hiện nay, nhiều người nhận thức chưa đúng, thậm chí còn hiểu sai về khái
niệm và bản chất của XHHGD, họ cho rằng XHHGD chỉ là đóng góp các loại tiền cho giáo
dục, chỉ là sự huy động vật lực mà thôi. ở một số địa phương, cấp ủy Đảng, chính quyền và
các tổ chức đoàn thể chưa hiểu được ý nghĩa to lớn và vai trò vô cùng quan trọng của công tác
XHHGD, còn coi đó là trách nhiệm của nhà trường.
Thực trạng của giáo dục Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được sự phát triển của đất nư-
ớc. Vấn đề đặt ra là phải đổi mới giáo dục. Muốn làm cho giáo dục trở lại với bản chất xã hội

đích thực của nó và phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước ta phải làm tốt công tác
XHHGD, cần huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, của nhân dân vì giáo dục là sự
nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của mọi nhà, mọi người. Làm sao cho mỗi con người đều
được thụ hưởng thành quả từ giáo dục và ngược lại mọi người cũng phải có trách nhiệm chăm
lo cho giáo dục, đóng góp sức lực, trí tuệ, tiền của cho giáo dục. Đây là giải pháp được nhiều
người đề cập tới.
Trong các văn kiện và công luận, XHHGD là chủ đề được bàn thường xuyên, tuy nhiên
trong khi bàn về XHHGD người ta có xu hướng thiên lệch, chưa toàn diện về XHHGD.
Đề tài này mong muốn làm rõ XHHGD cả về lý luận và thực tiễn; đặc biệt tập trung vào
nội dung: Biện pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục Tiểu học quận Hồng Bàng thành phố
Hải Phòng.
2. Lịch sử nghiên cứu
Sơ bộ có thể thấy: Về vấn đề XHHGD đã được đề cập đến từ lâu và có nhiều tác giả
nghiên cứu ở mức độ chung cũng như ở từng khía cạnh của vấn đề XHHGD và các khái niệm
có liên quan như: Như bàn về khái niệm XHH, nguồn lực xã hội, nội dung, mục tiêu, bản chất

3
XHHGD, vai trò của cộng đồng xã hội với giáo dục và quản lý giáo dục, cơ sở của XHHGD,
mức độ XHHGD cho từng cấp học.Trong đó, phải kể đến một số tác giả tiêu biểu như: Bùi
Gia Thịnh - Võ Tấn Quang - Nguyễn Thanh Bình. Phạm Minh Hạc, Đặng Xuân Hải, Trần
Kiểm, Hồng Lê Thọ, Trần Kiều. Phạm Tất Dong, Vũ Ngọc Hải. Nhận thức tầm quan trọng
của vấn đề này, Đảng và Nhà nước đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về xã hội hoá giáo dục và
đã đưa vấn đề này vào Luật Giáo dục năm 2005.
Trên địa bàn quận Hồng Bàng có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh nhưng chưa có tác
giả nào nghiên cứu về các biện pháp quản lý xã hội hoá giáo dục ở bậc tiểu học. Trên phương
diện lí luận cũng ít có nghiên cứu về xã hội hoá giáo dục tiểu học mặc dù trên thực tế các phụ
huynh, gia đình quan tâm và đóng góp cho giáo dục tiểu học không phải là nhỏ. Việc hiểu biết
và tiến hành xã hội hoá giáo dục trên địa bàn này có thể nói là chưa đầy đủ, còn thiên lệch, mang
tính tự phát, thiếu căn cứ và kém hiệu quả. Chính vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Các biện pháp
quản lý công tác xã hội hoá giáo dục Tiểu học quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng giai đoạn

2010 – 2015 ”
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Đề tài tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn công tác xã hội hoá giáo dục tiểu học
quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng để từ đó đề xuất các biện pháp quản lý công tác xã hội
hoá giáo dục nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học. Cụ thể đề tài nhằm thực
hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Nghiên cứu về xã hội hoá giáo dục cả về lý luận và thực tiễn.
2. Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác xã hội hoá giáo dục, biện pháp xã hội hoá
giáo dục tại các trường tiểu học quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.
3. Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục
Tiểu học quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010 – 2015.
4. Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung: làm rõ cơ sở lý luận về công tác xã hội hoá giáo dục gồm: khái niệm,
bản chất, nội dung, các biện pháp nguồn lực và chỉ tập trung vào nội dung thực trạng và các
biện pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục cho các trường tiểu học nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục.
* Thời gian nghiên cứu : Từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2010.
* Địa bàn: quận Hồng Bàng - Thành phố Hải Phòng.
5. Mẫu khảo sát
Tập trung nghiên cứu khảo sát điều tra trên địa bàn quận Hồng Bàng thành phố Hải
Phòng, thu thập số liệu, phát hiện vấn đề mới. Cụ thể như sau:
- Các trường tiểu học quận Hồng Bàng, thành phố Hải phòng.

4
- Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và một số tổ chức
của phường, cán bộ lãnh đạo chủ chốt của trường, của quận.
6. Vấn đề nghiên cứu
- Các biện pháp quản lý xã hội hoá giáo dục bao gồm những biện pháp nào ?
- Bằng cách nào để tăng cường quản lý xã hội hoá ở các trường tiểu học quận Hồng
Bàng phù hợp với điều kiện của thành phố Hải Phòng?

7. Giả thuyết nghiên cứu
Hồng Bàng là một quận trung tâm, có nền kinh tế phát triển, dân trí cao. Địa bàn quận
luôn tiềm ẩn rất nhiều nguồn lực tốt có thể tham gia vào mục tiêu phát triển giáo dục. Vì vậy cần có
những biện pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục Tiểu học để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp giáo
dục nhằm thúc đẩy quá trình xã hội hoá giáo dục Tiểu học quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận của khoa học quản lý giáo dục
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp thống kê và một số phương pháp khác.
9. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài: Làm rõ các khái niệm xã hội hoá giáo
dục và các khái niệm có liên quan đến xã hội hoá giáo dục, bản chất của xã hội hoá giáo dục;
khái niệm về biện pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục.
Chương 2: Thực trạng công tác xã hội hoá giáo dục Tiểu học quận Hồng Bàng thành
phố Hải Phòng: Đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu kém của các biện pháp quản lý xã hội hoá
giáo dục đã và đang thực hiện trên thực tế.
Chương 3: Một số biện pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục ở các trường tiểu
học quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng. Đề xuất giải pháp và khảo nghiệm tính cần thiết,
tính khả thi và thử nghiệm các biện pháp đã đề xuất; phân tích các cách tiến hành từng biện
pháp, đồng thời phân tích mối quan hệ của các biện pháp.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm về giáo dục, giáo dục tiểu học.
1.1.1. Khái niệm về giáo dục
Khái niệm “giáo dục” được hiểu là "truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm đã được
tích luỹ trong quá trình lịch sử phát triển của xã hội loài người: đó là nét đặc trưng của xã hội
loài người [11,tr.4].

5

Xã hội muốn duy trì, phát triển phải thực hiện chức năng giáo dục. Đó là chức năng
không thể thiếu và không bao giờ mất của giáo dục. Nhờ có giáo dục các thế hệ sau tiếp tục
duy trì và đẩy mạnh lao động sản xuất và các hoạt động khác.
1.1.2. Khái niệm về giáo dục tiểu học
Điều 2 của Luật phổ cập giáo dục tiểu học qui định: ” Giáo dục tiểu học là bậc học nền
tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức,
trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của các em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn
diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [21, điều 2].
Luật Giáo dục (2005) quy định: "Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở"[ 21,điều 27].
1.2. Quản lý
Khái niệm quản lý bao gồm các nội hàm chủ yếu: quản lý là hoạt động được tiến hành
trong một tổ chức; với các tác động có tính hướng đích của chủ thể quản lý, nhằm phối hợp
nỗ lực của các cá nhân để thực hiện mục tiêu của tổ chức. Như vậy, quản lý một tổ chức là sự
tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm làm cho
tổ chức vận hành đạt tới mục tiêu đề ra.
1.3. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của
chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm mục đích bảo
đảm việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy
luật chung của xã hội cũng như những quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể
lực và tâm lý trẻ em.
1.4. Quản lý xã hội hoá giáo dục.
Quản lý xã hội hoá giáo dục trước hết là xây dựng cơ chế vận hành của hoạt
động xã hội hoá, tạo hành lang để hoạt động xã hội hoá đi đúng quỹ đạo theo mục tiêu
mà Đảng và Nhà nước đặt ra. Quản lý xã hội hoá giáo dục đòi hỏi phương pháp mềm dẻo, linh
hoạt, tạo được phong trào, định hướng được phong trào, phát huy dân chủ trong nhân dân, tăng cường
nguồn lực của xã hội và cộng đồng cho Giáo dục - Đào tạo.
1.5. Khái niệm xã hội

Xã hội (theo quan niệm khoa học) là một phức thể xã hội bao gồm các thành phần, cụ
thể là các cá nhân, các nhóm người và các liên hệ, quan hệ giữa các thành phần tạo nên một
chỉnh thể xã hội. Mối tổng hòa các quan hệ xã hội của các thành phần làm cho các đặc điểm,
tính chất của xã hội khác biệt các đặc điểm và tính chất của mỗi một thành phần tạo nên xã
hội. [20, tr.109-110].
1.6. Xã hội hóa

6
Theo quan điểm xã hội học thì XHH là quá trình tương tác, lan toả các chuẩn mực, các
giá trị, các khung mẫu, hành vi xã hội giữa các cá thể và các nhóm xã hội.
1.7. Khái niệm xã hội hoá giáo dục
Xã hội hóa trên lĩnh vực giáo dục (XHHGD) là quá trình tương tác, lan tỏa các chuẩn
mực, các giá trị, các khung hình mẫu, các hành vi xã hội giữa các cá thể và các nhóm cá thể trên
lĩnh vực giáo dục. Làm cho mọi người hiểu về giáo dục, giáo dục đến với mọi nhà, mọi người,
làm cho mọi người được thụ hưởng thành quả của giáo dục, góp phần nâng cao dân trí, tạo ra
một phong trào, một xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, của đất nước, đồng
thời mọi người có trách nhiệm tham gia giáo dục và làm cho giáo dục phát triển.
1.8. Bản chất của xã hội hoá giáo dục và các quan điểm chính sách về xã hội hoá giáo
dục.
1.8.1. Bản chất của giáo dục mang tính xã hội hoá sâu sắc
Trong quá trình phát triển của xã hội, giáo dục là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất, là hạt
nhân của mọi sự phát triển. Điều này có nghĩa là không thể tách rời giáo dục ra khỏi xã hội, hay
nói cách khác, không có giáo dục đứng ngoài xã hội, không có xã hội nào phát triển không gắn
liền với vai trò lịch sử của một nền giáo dục. Sự tồn tại của giáo dục luôn chịu sự chi phối của
trình độ phát triển kinh tế - xã hội và ngược lại. Điều này phản ánh tính chất xã hội của giáo dục.
Giáo dục mang bản chất xã hội.
1.8.2. Hệ thống các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về xã hội hoá giáo dục.
Hệ thống quan điểm của Đảng và các chính sách của Nhà nước ta về xã hội hoá giáo
dục thực chất là khẳng định tư tưởng chiến lược của Đảng trong quá trình phát triển Giáo dục
- Đào tạo. Quá trình đó đã chứng minh rằng, xã hội hoá giáo dục không phải là giải pháp tình

thế khi nền kinh tế đất nước còn khó khăn, điều kiện đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp, mà là
một chủ trương chiến lược lâu dài, xuyên suốt toàn bộ quá trình phát triển giáo dục, ngay cả
đến khi nước ta phát triển thành một nước công nghiệp, có thu nhập quốc dân cao gấp nhiều
lần so với hiện nay.
1.9. Mục tiêu của xã hội hoá giáo dục
Xã hội hóa giáo dục sẽ “mở cửa” nhà trường với xã hội bên ngoài, tạo điều kiện xây dựng mối
quan hệ gắn bó giữa nhà trường và nhân dân, làm cho nhân dân có thể thực hiện tốt quyền làm chủ
của mình đối với giáo dục, không những đóng góp xây dựng nhà trường mà còn giám sát, kiểm tra
nhà trường trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Đó là mục tiêu giáo dục, đào tạo con người
phát triển toàn diện. Mục tiêu cao nhất của giáo dục là xã hội hóa cá nhân đáp ứng được yêu cầu xã
hội, do đó nội dung giáo dục trong nhà trường phải theo nhu cầu của xã hội.
1.10. Nội dung của xã hội hoá giáo dục
1.10.1. Giáo dục cho mọi người
1.10.2. Huy động cộng đồng tham gia phát triển giáo dục

7
1.10.3. Đa dạng hoá loại hình
1.10.4. Đa phương hoá nguồn lực
1.10.5. Thể chế hoá chính sách
1.11. Con đƣờng thực hiện xã hội hoá giáo dục.
Có 6 hướng đi cơ bản để thực hiện xã hội hoá giáo dục.
1.11.1. Dân chủ hoá quá trình tổ chức và quản lý
1.11.2. Đa dạng hoá Giáo dục - Đào tạo
1.11.3. Xây dựng và phát triển các tổ chức khuyến học
1.11.4. Xây dựng và đẩy mạnh hoạt động của ba môi trường giáo dục
1.11.5. Tổ chức Đại hội giáo dục các cấp
1.11.6. Củng cố hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường học

Kết luận chƣơng 1
Về xã hội hoá giáo dục luận văn đã sử dụng các khái niệm của xã hội hoá và xã hội

hoá giáo dục vận dụng trong quản lý giáo dục. Bản chất của xã hội hoá giáo dục được hiểu
trên mọi bình diện khái quát, không chỉ giới hạn ở việc huy động đóng góp chia sẻ các
trách nhiệm.
Trong quản lý công tác xã hội hoá giáo dục luận văn đã nhấn mạnh tới mục tiêu, nội
dung và các con đường để thực hiện xã hội hoá giáo dục.
Xã hội hoá giáo dục với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển giáo dục, phát triển đất nước
đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Muốn thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hoá giáo dục thì
ta phải tăng cường các biện pháp quản lý, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia
làm giáo dục, đồng thời mang lại những lợi ích từ giáo dục đến với mọi người dân. Xây dựng
xã hội học tập, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng sự phát triển
của xã hội và nhu cầu của nhân dân.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC
VÀ QUẢN LÝ XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC TIỂU HỌC

2.1. Vài nét về thành phố Hải Phòng
Hải Phòng là một thành phố Cảng lớn nhất phía Bắc (cảng Hải Phòng ) và công
nghiệp ở miền Bắc Việt Nam nằm trong vùng Duyên Hải Bắc Bộ. Hải Phòng là thành phố lớn
thứ ba của Việt Nam sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Hải Phòng còn là một trong 5
thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, có tổng diện tích tự
nhiên là 1519,2km2 với 7 quận nội thành, 6 huyện ngoại thành và 02 huyện đảo ( 148 xã, 70
phường và 10 thị trấn ).

8
2.2. Đặc điểm tình hình quận Hồng Bàng
Hồng Bàng là quận trung tâm thành phố, có diện tích tự nhiên là 14,6 km2, dân số 11
vạn người, lại là cửa ngõ giao thông đường thuỷ, đường sắt, đường bộ, nằm trong khu kinh tế
– thương mại sầm uất, dân cư đông đúc, đồng thời là nơi tập trung các cơ quan chính trị – văn
hoá của thành phố Hải Phòng. Lợi thế đó đã tạo cho Hồng Bàng những điều kiện vô cùng
thuận lợi trong phát triển kinh tế, đưa Hồng Bàng trở thành một trong những “điểm sáng” của

thành phố Hải Phòng.
2.3. Đặc điểm tình hình giáo dục quận Hồng Bàng
2.3.1. Về chất lượng giáo dục
Giáo dục của quận tiếp tục ổn định và phát triển với 31 trường công lập từ mầm non,
tiểu học đến THCS, 7 trường tư thục từ mầm non, tiểu học, hơn 43 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư
thục. Mạng lưới trường lớp của các loại hình giáo dục tương đối đầy đủ (nhất là cấp tiểu học và
THCS), khá thuận lợi cho các đối tượng ở lứa tuổi phổ thông ra lớp 100% Chất lượng giáo
dục có nhiều chuyển biến tích cực, luôn ở vị trí tốp đầu thành phố. Số học sinh đạt giải trong
các kỳ thi HSG cấp quận, cấp thành phố và cấp quốc gia được củng cố và giữ vững.
2.3.2. Về cơ cấu và chất lượng đội ngũ
Bảng 2.1. Cơ cấu và chất lượng đội ngũ giáo dục quận Hồng Bàng
Bậc học
(Số người )
Tỉ lệ
đạt chuẩn %
Tỉ lệ
vượt chuẩn %
GVGCSTĐ
(Từ cấp quận
trở lên) %
Tỉ lệ
Đảng viên
%
Mầm non : 289
97,9%
39,9 %
24.6 %
42,5 %
Tiểu học: 478
100%

97 %
38,8 %
49,0 %
THCS : 382
100 %
68,7 %
32,6 %
32,5 %

2.3.3. Về phổ cập giáo dục
Quận Hồng Bàng là quận sớm hoàn thành phổ cập tiểu học và phổ cập tiểu học đúng
độ tuổi.
2.3.4. Xây dựng trường chuẩn quốc gia
Mặc dù diện tích đất trên đầu học sinh mới đạt 3,13 m
2
/1HS nhưng hiện nay quận đã
xây dựng được 12 trường chuẩn quốc gia, trong đó có 6 trường mầm non, 3 trường tiểu học và
3 trường THCS. Chỉ tiêu 2011-2012 có thêm 01 trường chuẩn quốc gia mức độ 1 và 01
trường chuẩn quốc gia mức độ 2.
2.3.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
Các trường học trong quận đã tích cực ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy.

9
Kết quả: Tất cả các trường tiểu học CSVC khá khang trang. Khu vực sân chơi, bãi tập
có diện tích để xây dựng đạt chuẩn quốc gia. Tuy vậy về cơ sở vật chất vẫn còn thiếu. Hiện tại
các trường chưa đủ phòng học để 100% học sinh học 2 buổi/ ngày và các phòng học chức
năng còn thiếu chưa đáp ứng được đổi mới giáo dục. Việc xây dựng CSVC chủ yếu vẫn trông
vào nguồn ngân sách Nhà nước nên tốc độ còn chậm.
Chất lượng và quy mô giáo dục ở quận Hồng Bàng được giữ vững, đặc biệt, giáo dục
tiểu học luôn dẫn đầu 3 bậc học ở các lĩnh vực, đây là lợi thế rất lớn cho việc huy động các

nguồn lực xã hội trong và ngoài nhà trường ở các trường tiểu học. Để làm tốt công tác xã hội
hoá giáo dục của quận ta cần phải có những biện pháp quản lý sao cho phù hợp.
2.4. Thực trạng xã hội hoá giáo dục ở trong và ngoài quận Hồng Bàng
2.4.1. Kinh nghiệm thế giới về xã hội hoá giáo dục
Các nước trên thế giới đã đi trước Việt Nam trong công tác XHHGD. Tìm hiểu
XHHGD ở một số nuớc trên thế giới Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin, Hàn Quốc, Pakistan, Ấn
Độ, Mĩ, Anh, Châu Á-Thái Bình Dương. Các nước Châu Mĩ la tinh như Brazil, Colombia
Tại In-đô-nê-xi-a. Một số quốc gia Chân Âu, Qua tìm hiểu sơ bộ kinh nghiệm XHHGD của
một số quốc gia nêu trên, chúng tôi nhận thấy các quốc gia đó vận dụng sáng tạo XHHGD
vào tình hình cụ thể của mình. Cách khai thác nguồn lực rất phong phú, rất linh hoạt tạo ra
những bước tiến nhảy vọt trong giáo dục.
2.4.2. Việc thực hiện xã hội hoá giáo dục ở Việt Nam
Trong thời kì đổi mới, Đảng và Nhà nước nhấn mạnh tầm quan trọng của XHHGD,
điều này thể hiện rõ trong Luật giáo dục năm 1998 và Luật giáo dục sửa đổi bổ sung năm
2005. Điều 12 Luật giáo dục 2005 về xã hội hoá giáo dục khẳng định: “Phát triển giáo dục,
xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của của Nhà nước và của toàn dân” [ 21].
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng
hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích huy động và tạo điều kiện
để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.
Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối
hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và
an toàn’’ [21]. Bộ GD&ĐT có đề án XHHGD trên phạm vi toàn lãnh thổ với tất cả các cấp
học, bậc học [15]. Tuy nhiên, cơ chế vận hành chưa được thực hiện rõ ràng. Vai trò của Nhà
nước trong quá trình thực hiện XHHGD, trách nhiệm của các ban ngành đoàn thể xã hội chưa
được cụ thể hoá, chưa rõ ràng và chưa đồng bộ trong các văn bản qui định của Nhà nước.
Chế độ chính sách cho giáo dục còn bất hợp lí. Việc huy động đóng góp cho giáo dục, sự điều
tiết của Nhà nước còn chậm.
2.4.3. Thực trạng công tác xã hội hoá giáo dục ở thành phố Hải Phòng.
2.4.3.1- Chủ trương của cấp uỷ, chính quyền:


10
Tháng 10 năm 1998, Thành uỷ Hải Phòng có Nghị quyết 04 về Giáo dục - Đào tạo:
“Thực hiện đường lối của Đảng: Coi Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đầu tư
cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”, trước hết phải tăng cường tuyên truyền vận động
nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò của giáo dục trong sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội của thành phố; tạo ra phong trào toàn dân làm giáo dục. Thực hiện tốt việc xã
hội hoá các nguồn đầu tư, thu hút sự tham gia của các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội
vào việc chăm lo và phát triển sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo [1].
2.4.3.2- Công tác tham gia quản lý và chỉ đạo xã hội hoá giáo dục của ngành Giáo dục -
Đào tạo
Kết quả thực hiện Nghị quyết 05 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục
được thể hiện trên một số lĩnh vực sau :
Một là: Tiếp tục đa dạng hóa các loại hình trường lớp và quản lý tốt hệ thống các
trường ngoài công lập, xây dựng xã hội học tập.
Hệ thống trường Tiểu học gồm 219 trường cơ bản ổn định và tiếp tục chuyển dần sang
loại hình trường bán trú, dạy 2 buổi một ngày. Hiện nay số Trường Tiểu học có đủ cơ sở vật chất,
đáp ứng yêu cầu học 2 buổi/ ngày là 118 trường, chiếm tỉ lệ 54%. Số học sinh học 2 buổi/ ngày là
75.750/112.568 chiếm tỉ lệ 67.3%, học sinh học bán trú là 21.442 chiếm tỉ lệ 19%.
Hai là: Củng cố và phát triển hệ thống các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp,
Trung tâm Giáo dục KTTH - HN - DN , Trung tâm GDTX và Trung tâm học tập cộng đồng
nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.
Hiện nay Hải Phòng có 4 trường đại học, 4 trường cao đẳng, 8 trường trung cấp chuyên
nghiệp, 1 trường Trung cấp Du lịch miền Trung (phân hiệu 2), 6 trường cao đẳng nghề và 8
trường Trung cấp nghề với trên 50 mã ngành đào tạo, năm học 2008 – 2009 thu hút 74000
sinh viên, hệ chính quy và vừa làm, vừa học, góp phần đào tạo nguồn lao động có trình độ cao
cho thành phố và đất nước.
Thống kê kết quả huy động cộng đồng 2010 - 2011: (theo thống kê chưa đầy đủ) tổng kinh phí
huy động tăng so với năm học trước là 30 tỷ 268 triệu, kinh phí XHH tăng 10 tỷ 233 triệu, quỹ khuyến
học tăng 5 tỷ 548 triệu đồng.
Phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia được các cấp chính quyền và các nhà

trường quan tâm. Đến nay, thành phố đã có 128 trường Tiểu học đạt chuẩn, 40 trường
Mầm non và 12 trường Trung học phổ thông đạt chuẩn, đạt tỉ lệ 27,4%.
2.4.3.3. Xã hội hoá giáo dục ở các địa phương:
Phong trào xã hội hoá giáo dục ở các địa phương thuộc thành phố Hải Phòng rất
phong phú và đa dạng. Nguyên nhân cơ bản là do cơ chế của xã hội hoá giáo dục là cơ
chế vận động, do mỗi địa phương có một nét đặc thù của truyền thống, văn hoá, đặc
thù nghề nghiệp… từ đó hình thành những cách làm giáo dục khác nhau.

11

2.4.3.4.Xã hội hoá giáo dục ở các nhà trường
Điểm nổi bật trong phong trào xã hội hoá giáo dục ở các nhà trường của Hải Phòng là
công tác tuyên truyền, vận động tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của nhân
dân về sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo. Nhân dân hiểu giáo dục, chia xẻ khó khăn với giáo
dục và cùng tham gia làm giáo dục trở thành truyền thống ở nhiều nhà trường.
2.4.3.5. Xã hội hoá giáo dục trong các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước và các
đoàn thể xã hội
Từ sau Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển Giáo
dục - Đào tạo, nhận thức về giáo dục có bước chuyển biến tích cực trong các cơ quan Nhà
nước, các doanh nghiệp và các đoàn thể xã hội.
Sự đồng thuận về quan điểm, bước đầu đã tạo được phong trào làm giáo dục rộng khắp
trong tất cả các doanh nghiệp, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội ở hầu khắp các địa
bàn thành phố. Đây chính là những nhân tố quan trọng góp phần tạo ra động lực phát triển
Giáo dục - Đào tạo của thành phố Hải Phòng những năm gần đây.
2.4.4. Thực trạng về công tác xã hội hoá giáo dục ở quận Hồng Bàng
Quận đã quan tâm chỉ đạo, triển khai, phối kết hợp chặt chẽ với các cấp, các
ngành, các tổ chức đoàn thể, các cá nhân, huy động các nguồn lực trong và ngoài quận cho
phát triển giáo dục. Trên cơ sở Nhà nước và nhân dân cùng làm, quận khuyến khích các
đơn vị trường học tạo cơ chế, tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai XHHGD với tinh
thần tự nguyện, dân chủ và công khai.

Những năm gần đây quận đã làm tốt công tác XHHGD, nhờ huy động được tổng thể
các nguồn lực xã hội trong quá trình XHHGD mà trong những năm qua quận đã xây dựng
được nhiều trường chuẩn quốc gia đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục. Việc huy động
XHHGD trong 5 năm qua đã thu được một số kết quả đáng khích lệ, đã thúc đẩy cho sự phát
triển nhà trường.
Tuy nhiên, việc huy động còn mang tính tự phát, chưa đồng đều ở các đơn vị, chưa có
tính chiến lược. Sự phối kết hợp giữa giáo dục với các ban ngành đoàn thể chưa đồng bộ,
nhận thức về XHHGD còn phiến diện một chiều, chỉ thiên về huy động vật chất. Việc tuyên
truyền vận động còn rất hạn chế, việc triển khai ở các đơn vị còn chưa đồng đều, nhiều người
dân chưa thấy hết trách nhiệm của mình, chưa tự nguyện ủng hộ giáo dục.[2]
2.4.5. Thực trạng công tác xã hội hoá giáo dục trong các trường tiểu học quận Hồng Bàng
2.4.5.1. Kết quả thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục và đào tạo quận Hồng Bàng
2.4.5.2. Khảo sát điều tra, tìm hiểu thực tiễn, nghiên cứu thu thập số liệu liên quan đến công tác xã hội
hoá giáo dục tiểu học ở quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng

12
Kết quả phân tích mẫu điều tra khảo sát thực trạng XHHGD tiểu học của quận Hồng
Bàng được thể hiện qua việc phân tích tổng hợp các bảng như sau:
* Nhận thức về công tác xã hội hoá giáo dục
Qua khảo sát tìm hiểu thực tiễn ta thấy đa số ý kiến cho rằng XHHGD chủ yếu là huy
động sự đóng góp của xã hội cho giáo dục (30%). Trong khi đó ý kiến XHHGD “là mọi người
dân đều tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ giáo dục”. (23,3%). Như vậy phần đông mọi
người được hỏi ý kiến đã chưa hiểu được hết bản chất của khái niệm "XHHGD" và cũng chưa
có cái nhìn khách quan, chính xác. Về vấn đề này có tới 58,3% cho rằng XHHGD là đóng góp
kinh phí, sức người, sức của cho giáo dục. Ngay cả đội ngũ cán bộ, giáo viên, các tổ chức
đoàn thể có tới trên 50% cho rằng: XHHGD chủ yếu là huy động sự đóng góp của xã hội cho
giáo dục (quan điểm này chưa chính xác, chưa đầy đủ), còn nhận thức của CMHS lại sai lệch
hơn nhiều, có tới 72% cho XHHGD là huy động đóng góp. Đây là điều không thể tránh khỏi
và đặt ra vấn đề cần phải tăng cường tuyên truyền nhiều hơn nữa để mọi người hiểu rõ, hiểu
đúng về XHHGD. Số người hiểu một cách tương đối đầy đủ về bản chất XHHGD còn ít

(23,33%) ngay cả các lãnh đạo và CBQL mới có 50% là hiểu đúng, còn lại hiểu chưa đầy đủ.
Số PHHS hiểu đúng còn quá ít. Do đó cần tăng cường nhận thức cho mọi người về XHHGD.
* Khảo sát việc nhận thức về chủ thể của quá trình xã hội hoá giáo dục .
Kết quả thống kê trên cho thấy nhận thức của các đối tượng được điều tra về lực lượng tham gia
thực hiện XHHGD rất rõ ràng, đã xác định thực hiện XHHGD là nhiệm vụ của mọi tổ chức, gia đình
và cá nhân chứ không chỉ riêng của ngành giáo dục (Quản lý: 100%; giáo viên: 75%; CMHS: 40%;
các đoàn thể: 50%). Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận giáo viên và CMHS quan niệm XHHGD chỉ là
nhiệm vụ của ngành giáo dục, như vậy chưa nhận thức đầy đủ về lực lượng tham gia XHHGD, chưa
hiểu rõ khái niệm XHHGD, từ nhận thức này dẫn tới tình trạng nhiều người chưa thấy hết được trách
nhiệm của mình với giáo dục, do đó chưa nỗ lực tham gia.
* Khảo sát mục tiêu của xã hội hoá giáo dục:
Từ 82.5% - 100% ý kiến cho rằng các mục tiêu XHHGD đều quan trọng và rất quan
trọng, trong đó mục tiêu toàn dân tham gia làm giáo dục là quan trọng nhất (100%) và mục
tiêu giảm bớt ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục là ít quan trọng nhất (82.5%); 17.5%
cho rằng mục tiêu đó là không quan trọng.
XHHGD góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân
dân, khắc phục khó khăn cho nhà trường. Nhà nước đầu tư cho giáo dục và xã hội cùng chia
sẻ với ngành giáo dục trong thực hiện mục tiêu giáo dục. Tuy vậy vẫn còn một số ý kiến chưa
đồng ý với những lợi ích này (kể cả giáo viên và CMHS). 4% giáo viên và 10% CMHS được
hỏi chưa nhìn thấy được mọi người được hưởng thành quả của giáo dục. Khi được hỏi về
trách nhiệm của mình với giáo dục có tới 20% CMHS trả lời không quan trọng và như vậy họ
có tư tưởng ỷ lại hay khoán trắng cho giáo dục. Điều này dẫn đến sự bỏ mặc, không quan tâm

13
đến việc học tập của con em mình. Như vậy nhận thức của một số CBQL, giáo viên và CMHS
về XHHGD chưa đúng đắn, chưa đủ dẫn tới kết quả thực hiện sẽ không cao và không tạo sự
phát triển mạnh cho giáo dục.
2.5. Thực trạng công tác quản lý XHHGD ở Hải Phòng
2.5.1- Các nội dung quản lý xã hội hoá giáo dục ở Hải Phòng
- Tổ chức học tập, quán triệt đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà

nước và thành phố về phát triển Giáo dục - Đào tạo.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức trong nhân dân về vai trò của sự nghiệp Giáo
dục - Đào tạo trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, cụ thể hơn là vấn đề học
tập đối với sự trưởng thành của mỗi người, đối với cuộc sống của từng gia đình và cả
cộng đồng…
- Vận động và tổ chức cho nhân dân tham gia bằng nhiều hình thức chăm lo phát
triển sự nghiệp giáo dục.
- Đa dạng hoá loại hình trường lớp, phương thức đào tạo, tạo cơ hội cho tất cả
mọi người được học tập, học thường xuyên, học suốt đời, tiến tới xây dựng một xã hội
học tập.
- Tham gia quản lý tài chính, tài sản huy động từ sự đóng góp của xã hội ủng hộ
cho Giáo dục - Đào tạo, sử dụng và phát huy có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị
do dân đóng góp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.
2.5.2. Các biện pháp quản lý xã hội hoá giáo dục ở Hải Phòng
2.5.2.1. Tổ chức quán triệt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về Giáo dục -
Đào tạo
2.5.2.2. Tổ chức các hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân
2.5.2.3. Vận động và tổ chức cho các cấp chính quyền, đoàn thể xã hội và nhân dân
tham gia bằng nhiều hình thức chăm lo phát triển sự nghiệp GD&ĐT
2.5.2.4. Tiếp tục đa dạng hoá loại hình trường lớp và tăng cường các biện pháp quản
lý trường ngoài công lập
2.5.2.5. Xây dựng quy chế và tham gia quản lý quỹ xã hội hoá giáo dục
2.5.3. Đánh giá thành tựu và hạn chế
2.5.3.1. Thành tựu
2.3.5.2. Hạn chế và tồn tại
2.3.5.3. Những bài học từ thực tiễn quản lý xã hội hoá hoạt động giáo dục ở Hải
Phòng.
2.6. Giáo dục tiểu học quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng
* Điểm mạnh:
2.6.1. Về quy mô trường lớp:


14
- Quận Hồng Bàng có 10 trường tiểu học công lập/11phường, với 240 lớp;
Trong đó 162 lớp học 2 buổi/ngày; tổng số 8 207 học sinh.
2.6.2. Về đội ngũ ( Tính đến tháng 12/2010)
- Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên: 478 người . Giáo viên trực tiếp giảng dạy là 400
người trong đó: đạt chuẩn: 100% trên chuẩn: 97%
2.6.3. Về học sinh
- Số học sinh hàng năm tương đối ổn định. Đa số các em được gia đình tạo điều kiện
học tập tốt và có ý thức tham gia các hoạt động tập thể của lớp, của trường. Chất lượng học
sinh: Xếp loại hạnh kiểm và học lực ngày một nâng cao.
2.6.4. Về cơ sở vật chất
- Đã có 3/10 trường đạt chuẩn quốc gia chiếm tỷ lệ 33%. Hiện nay các cấp, các ngành
đã và đang tích cực đầu tư xây dựng thêm một số trường để đạt chuẩn quốc gia ngay trong
thời gian đầu của lộ trình 5 năm.
2.6.5. Công tác xã hội hoá giáo dục và việc huy động nguồn lực cho giáo dục tiểu học quận
Hồng Bàng
Các lực lượng xã hội tham gia ngày càng tích cực vào việc huy động trẻ đến trường,
giám sát, đánh giá và hiến kế cho giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất trường học, đúng gúp
kinh phí đầu tư, bổ sung CSVC cho giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau. Kết quả huy
động tài chính từ công tác XHH giáo dục của 10 trường Tiểu học hàng năm đạt khoảng từ 2 tỉ
đến 4 tỉ Việt Nam đồng.
* Điểm hạn chế
2.6.6. Chất lượng giáo dục đã được ổn định, duy trì nhưng vẫn chưa đáp ứng được với yêu
cầu phát triển của quận và nhu cầu của phụ huynh trong thời kỳ mới
2.6.7. Đội ngũ giáo viên, công nhân viên
Do còn thiếu quy hoạch tổng thể đào tạo đội ngũ nhà giáo dẫn đến tình trạng đội ngũ
nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu, vừa không đồng bộ về cơ cấu.
2.6.8. Nội dung, phương pháp giáo dục
Mặc dù đó được đổi mới nhưng còn bộc lộ nhiều hạn chế; còn có những nội dung trong

chương trình giáo dục ở cấp học không thiết thực, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa
gắn với yêu cầu thực tế của xã hội, chưa phù hợp với nhu cầu và khả năng học tập của mọi đối
tượng học sinh.
2.6.9. Chất lượng học sinh
Một số trường đóng trên địa bàn dân cư trình độ dân trí không đồng đều, nhiều hộ
nghèo và hoàn cảnh gia đình phức tạp nên việc quan tâm giáo dục con em cũng hạn chế, các
em không có ý thức học tập; Có trường có đến trên 100 học sinh thuộc các đối tượng: Hộ

15
nghèo phường quản lý, mồ côi cha hoặc mẹ, mồ côi cả cha lẫn mẹ Do đó ảnh hưởng nhiều
đến chất lượng giáo dục học sinh.
2.6.10. Cơ sở vật chất
Diện tích đất của nhiều trường không đủ điều kiện để xây dựng trường chuẩn quốc
gia, mặc dù chất lượng các mặt giáo dục cao. Việc xây dựng, quy hoạch bổ sung có nơi chưa
hợp lý, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng và quy hoạch tổng thể của nhà trường.
2.7. Thực trạng công tác quản lý XHHGD Tiểu học Hồng Bàng, Hải Phòng
Để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý ở các trường tiểu học quận Hồng Bàng thành phố
Hải Phòng tôi đã tìm hiểu thực tiễn, nghiên cứu thu thập số liệu liên quan đến XHHGD trong 5 năm
qua (2005-2010) ở 30 đơn vị trường học trong quận (trong đó có 10 trường tiểu học, 10 trường
THCS, 10 trường mầm non) với các nội dung và mẫu phiếu.
Kết luận chƣơng 2
1. Tiềm năng các nguồn lực của các nhà trường, của quận là rất lớn. Ta tập trung khai
thác triệt để các nguồn lực này chắc chắn sẽ tạo ra những bước tiến nhảy vọt cho giáo dục
quận nhà, đặc biệt là giáo dục bậc tiểu học. Để làm tốt việc huy động các nguồn lực xã hội,
đòi hỏi các nhà trường cần phát huy nhiều hơn nữa nguồn lực nội sinh trên cơ sở đó thu hút
các nguồn lực ngoại sinh về với nhà trường nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp thúc đẩy sự phát
triển đi lên của nhà trường.
2. Các trường học trên địa bàn quận Hồng Bàng bước đầu tổ chức huy động các nguồn
lực xã hội dưới nhiều hình thức, phong phú tạo ra các điều kiện cần thiết để nâng cao chất
lượng giáo dục ở các bậc học nói chung và bậc tiểu học nói riệng. Tuy nhiên việc huy động

còn mang tính tự phát, mạnh ai người lấy, thiếu tính kế hoạch và chưa có sự chỉ đạo thống
nhất. Nếu các biện pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục được tăng cường hơn nữa thì sẽ
tạo nên sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy sự phát triển của giáo dục quận nhà, đáp ứng nhu cầu
học tập của xã hội.
3. Việc huy động nguồn lực xã hội ở các trường, các bậc học diễn ra chưa đồng đều, và
cũng còn nhiều bất cập khó khăn. Người chuyên làm công tác XHHGD không có, hầu hết cha
mẹ học sinh làm tự nguyện, không được trang bị kiến thức nhất định về công tác XHHGD để
giới thiệu tuyên truyền. Nhiều CBQL và giáo viên khả năng tuyên truyền vận động còn hạn
chế. Nhiều người hiểu về XHHGD còn rất mơ hồ, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban
ngành đoàn thể, còn đùn đẩy, né tránh. Do đó cần tăng cường nhận thức, quan tâm chỉ đạo
toàn diện, nhân rộng các điển hình về công tác XHHGD.
4. Những đơn vị làm tốt việc huy động các nguồn lực và phát huy tốt nguồn nội lực nhà
trường nên đã trở thành những điển hình về công tác XHHGD và trở thành điểm sáng của giáo
dục thành thố Hải Phòng. Qua đây ta thấy cần triển khai thí điểm nhân rộng điển hình, làm tốt
công tác tuyên truyền vận động, xây dựng kế hoạch khoa học hợp lý, phát huy tích cực các
nguồn nội và ngoại lực để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục, của nhà trường.

16
Qua nghiên cứu lý luận, nghiên cứu nguồn lực xã hội trong và ngoài nhà trường, tìm
hiểu thực trạng công tác quản lý xã hội hoá giáo dục tại các trường tiểu học trong quận, qua
tìm hiểu và học hỏi về cách làm XHHGD của một số gương mặt quản lý ở trong và ngoài
thành phố, ở quận Hồng Bàng đồng thời tìm hiểu cách làm XHHGD của một số nước trên thế
giới, tôi đề xuất một số biện pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục tiểu học quận Hồng
Bàng thành phố Hải Phòng.

CHƢƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC
XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC TIỂU HỌC

3.1. Mục tiêu và định hƣớng phát triển giáo dục quận Hồng Bàng giai đoạn 2010 – 2015

3.1.1. Định hướng chung
3.1.2.Mục tiêu chính
3.1.3.Mục tiêu cụ thể
3.1.3.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
3.1.3.2. Học sinh
3.1.3.3. Công tác kiểm định chất lượng các nhà trường
3.1.3.4. Xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường “Xanh - Sạch - Đẹp”; công tác xó hội hoỏ
giỏo dục
3.1.3.5. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và trong dạy học
3.2.Các biện pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục tiểu học quân Hồng Bàng, Hải
Phòng
3.2.1. Phương hướng của xã hội hoá giáo dục
3.2.1.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Giáo dục - Đào tạo
3.2.1.2. “Tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều hình thức,
vận động toàn dân, trước hết là những người trong độ tuổi lao động, thực hiện học tập
suốt đời để làm việc tốt hơn, làm cho xã hội ta trở thành một xã hội học tập” (Trích
Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ).[13]
3.2.1.3. Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho phát triển GD&ĐT. 3.2.1.4- Tiếp tục đa
dạng hoá các loại hình trường lớp…
3.2.1.5. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo dục từ cấp quận
đến cơ sở
3.2.1.6. Vận động thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của Thành uỷ về xây dựng quỹ hỗ
trợ phát triển giáo dục

17
3.2.1.7. Tranh thủ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh
tế, các tổ chức đoàn thể xã hội…
3.2.2. Các biện pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục tiểu học quận Hồng Bàng
thành phố Hải Phòng
3.2.2.1. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền cho cộng đồng.

3.2.2.2. Tăng cường công tác tham mưu nhằm thể chế hoá các chính sách của Nhà
nước về Giáo dục - Đào tạo.
3.2.2.3. Tăng cường nguồn nội lực, đa dạng hoá nguồn đầu tư đồng thời với việc tăng
cường các biện pháp quản lý.
3.2.2.4. Chỉ đạo thực hiện dân chủ hoá, xây dựng kế hoạch trong việc huy động các nguồn
lực xã hội
3.2.2.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động của ba môi trường: Nhà trường, gia đình và xã hội, lấy
hoạt động giáo dục trong nhà trường làm trung tâm.
3.2.2.6. Hoàn thiện cơ chế và tăng cường các biện pháp quản lý tài chính nhằm phát
huy hiệu quả của nguồn lực tài chính huy động từ xã hội hoá giáo dục
Các biện pháp đề xuất trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thực hiện biện pháp
này là cơ sở cho biện pháp tiếp theo được thực hiện. Muốn quản lý xã hội hoá giáo dục đạt
hiệu quả cao trước hết ta cần làm tốt công tác tuyên truyền để mọi người thấu hiểu và tự
nguyện đến với giáo dục, ủng hộ hết mình cho giáo dục. "Tăng cường tuyên truyền vận
động làm chuyển biến nhận thức và nhận thức đầy đủ về XHHGD nói chung, XHHGD tiểu
học nói riêng; hiểu đúng bản chất của vấn đề, xác định vị trí vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn
của mình trong công tác giáo dục, từ đó tham gia công tác một cách tích cực.
3.2.3. Kết quả thăm dò-mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.
Để có thêm cơ sở khẳng định đúng đắn của các biện pháp quản lý nhằm đẩy
mạnh xã hội hoá giáo dục tiểu học quận Hồng Bàng, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý
kiến của nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm các cán bộ quản lý nhà trường Tiểu học,
cán bộ, chuyên viên phòng GD - ĐT, một số giáo viên và nhiều phụ huynh học sinh.
Kết quả được thống kê như sau:
Về tính khả thi của biện pháp: Tỷ lệ người đồng ý, rất đồng ý với đề xuất 6 biện
pháp quản lý xã hội hoá giáo dục, trong đó: đồng ý là 67,15%, rất đồng ý là 25,62%.
Có 6,33% số ý kiến còn tỏ ra băn khoăn nhưng không có ý kiến nào phản đối. Như
vậy, ở đối tượng thăm dò thứ nhất, kết quả cho thấy các đề xuất biện pháp của đề tài là
khá cao: 92,77%.
Về nội dung xã hội hoá giáo dục: Tỷ lệ người đồng ý là 100%, nhưng ở nội dung
3, 4, 5 nhận thức về XHHGD trong giáo viên, phụ huynh học sinh và một số lãnh đạo

phường có sự khác nhau.

18
Ở nội dung 3: XHHGD là mở rộng các loại hình trường bán công chất lượng cao
có 14,62% ý kiến không đồng ý và 21,4% ý kiến còn băn khoăn (tổng số 36,02%). Đây
là một thực tế cho thấy tư tưởng bao cấp còn ăn sâu trong nhận thức xã hội. Năm học
2009 - 2010, Hải Phòng chủ trương chuyển một số trường tiểu học ở một khu vực nội
thành sang hệ trường bán công nhưng không thành do sự phản ứng của nhân dân. Điều
này đòi hỏi việc chuyển đổi mô hình trường công lập sang bán công, dân lập phải được
nghiên cứu kỹ và đặc biệt phải làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của
xã hội.
Tương tự, ở nội dung 4, 5 chúng ta có thể đưa ra những nhận xét xác đáng nhằm
giúp cho công tác quản lý có những quyết sách phù hợp.
Tất cả những điều đó càng có ý nghĩa khẳng định hệ thống các giải pháp mà đề
tài đề xuất là có cơ sở khoa học, thực tiễn và có tính khả thi.

Kết luận chƣơng 3
1. Qua thực tiễn, qua khảo sát điều tra ta thấy nguồn lực xã hội thật dồi dào, vai trò
thật to lớn, các biện pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục được sự nhất trí cao về tính
khả thi và cấp thiết. Các biện pháp chính là chìa khoá để tạo ra sức mạnh tổng hợp của các
nguồn lực cho giáo dục, cho nhà trường. Các giải pháp đề xuất là chỉnh thể thống nhất, giải
pháp này vừa là nền tảng vừa là yêu cầu của giải pháp kia, mỗi giải pháp phát huy một góc độ
của các nguồn lực tổng hợp trong quản lý XHHGD, việc vận dụng phải mang tính đồng bộ.
2. Trong thực tế triển khai và XHHGD ở các trường tiểu học quận Hồng Bàng một số
trường cũng đã vận dụng linh hoạt các biện pháp. Do đó việc quản lý công tác xã hội hoá
giáo dục tại các trường tiểu học quận Hồng Bàng bước đầu đạt hiệu quả. Rất nhiều khả năng
là việc vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lý nêu trên sẽ phát huy hơn nữa tiềm năng thế
mạnh của các nguồn lực để thúc đẩy nhà trường, thúc đẩy giáo dục phát triển.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận
Thực hiện các phương pháp nghiên cứu lý luận, tổng kết kinh nghiệm, phân tích thực
tiễn, về cơ bản đề tài đã giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu và rút ra kết luận như sau:
Về phương diện lý luận: Đề tài đã làm rõ nội hàm của khái niệm XHHGD và các khái
niệm có liên quan, làm rõ bản chất vai trò của XHHGD, của quản lý công tác xã hội hoá giáo
dục.
Đề xuất các biện pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục, huy động nguồn lực xã
hội trong quá trình XHHGD ở bậc tiểu học.
Nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực trạng, đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp.

19
Hầu hết các biện pháp này đã được kiểm chứng tại các trường tiểu học trên địa bàn quận
Hồng Bàng thành phố Hải Phòng và đã đem lại các kết quả rất đáng khích lệ, mở ra một
hướng đi mới cho quản lý công tác xã hội hoá giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Do tính chất
của đề tài nên các biện pháp nêu trên mới chỉ qua trải nghiệm để đảm bảo độ tin cậy và tính
khả thi của các biện pháp nêu trên.
Phải nói XHHGD đã thu được nhiều thành công xong cũng vẫn còn nhiều hạn chế,
yếu kém: Công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương XHHGD chưa được thực hiện đúng
mức, dẫn tới một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân, cán bộ, Đảng viên chưa nhận thức
đầy đủ, đúng đắn quan điểm của Đảng, Nhà nước về XHHGD. Các văn bản quy phạm pháp
luật liên quan công tác XHHGD chậm được ban hành.
Nguyên nhân do công tác tổ chức triển khai của ngành giáo dục thiếu một tổ chức và
bộ phận cán bộ chuyên trách. Nhiều địa phương còn thụ động, trông chờ vào sự hướng dẫn
của cấp trên. Nhiều cán bộ, giáo viên của ngành năng lực về kiến thức về XHHGD còn hạn
chế. XHHGD là vấn đề có nội dung lớn, phức tạp và nhạy cảm, chưa được chú ý nghiên cứu
một cách đầy đủ, thoả đáng. Các cơ sở giáo dục và đào tạo của nước ta được hình thành khác
nhau, điều kiện mỗi địa phương khác nhau, cho nên khó có mô hình chung cho các loại hình
nhà trường ở mọi địa phương. Nhiều vấn đề liên quan đội ngũ nhà giáo, liên quan tài sản nhà
trường là những vấn đề nhạy cảm cần có thời gian và cơ sở thực tiễn mới giải quyết được. Từ
những vấn đề nghiên cứu cho thấy:

Thứ nhất, để XHHGD có hiệu quả, trước hết, cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên
truyền trong toàn xã hội về chủ trương, nội dung XHHGD của Đảng và Nhà nước. Công tác
này cần làm thường xuyên, sinh động, đa dạng và có hiệu quả trên các phương tiện thông tin
đại chúng, trong các buổi sinh hoạt chi bộ, cơ quan, xí nghiệp, sinh hoạt đoàn thể, thôn xóm
và tổ dân phố v.v Từ đó tạo nên sự đồng thuận sâu sắc và ý thức trách nhiệm của mỗi người
dân và cộng đồng xã hội trong việc chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục. Trong đó, cần chú
ý đúng mức công tác vận động và tuyên truyền ở các doanh nghiệp và nhà hảo tâm.
Thứ hai, tiếp tục đổi mới công tác quản lý, giao quyền và trách nhiệm cho các nhà
trường trong việc tự chủ tài chính, tổ chức bộ máy nhân sự và hoạt động giáo dục - đào tạo.
Thực tiễn cho thấy, nhiều trường học được giao quyền tự chủ về tài chính, tổ chức bộ máy
nhân sự và các hoạt động của mình đều phát huy được sự năng động, sáng tạo trong quản lý,
điều hành, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, uy tín
và thương hiệu của nhà trường được khẳng định trong xã hội.
Thứ ba, tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn công tác XHHGD. Trên nền

20
tảng phát triển kinh tế, tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống nhằm làm rõ đặc điểm và
nội hàm XHHGD trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chú trọng tổng kết thực tế
những địa phương và nhà trường làm tốt công tác này.
Thứ tư, ngành giáo dục cần có ban chỉ đạo và bộ phận thường trực chuyên trách nghiên cứu,
khảo sát, tổng kết thực tiễn và tham mưu công tác XHHGD.
Thứ năm, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác
XHHGD. Nền giáo dục nước ta là nền giáo dục XHCN, nền giáo dục của dân, do quyền và lợi
ích của gần một triệu nhà giáo và hàng chục triệu học sinh, sinh viên, con em các tầng lớp
nhân dân. Do đó, trong quá trình thực hiện XHHGD vừa cần tăng cường sự lãnh đạo của các
cấp uỷ Đảng, vừa bảo đảm sự quản lý thống nhất của chính quyền Nhà nước, giữ vững mục
tiêu giáo dục và đào tạo.




2. Khuyến nghị
2.1. Với Thành phố
Do đó thành phố cần quan tâm đúng mức và tạo cơ chế cho việc triển khai XHHGD có
hiệu quả. Các tỉnh thành, ngành giáo dục và đào tạo cần có đề án triển khai XHHGD.
Các cấp các ngành cần quan tâm phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo để tăng cường
các nguồn lực cho giáo dục thúc đẩy quá trình XHHGD, trong đó ngành giáo dục và đào tạo
cần chủ động.
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo các trường học tiếp tục phát huy vai trò trong công tác XHHGD. Hướng dẫn các
nhà trường xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.
Định hướng xây dựng các trường tiểu học ngoài công lập đáp ứng nhu cầu học tập của con
em nhân dân. Thực hiện đa dạng hoá loại hình trường lớp trên cơ sở phát huy các nguồn lực
xã hội để thúc đẩy tiến trình.
2.3. Đối với quận uỷ, UBND quận Hồng Bàng.
Căn cứ tình hình cụ thể, quận có nghị quyết chuyên đề về XHHGD với tất cả các bậc
học, cấp học; tận dụng thời cơ, phát huy nội lực, huy động nhiều nguồn lực thúc đẩy giáo dục
phát triển. Xây dựng được kế hoạch phát triển giáo dục từ nay đến năm 2015 và 2020. Khảo
nghiệm các nguồn lực xã hội trong và ngoài quận để có phương án huy động cho hợp lý và
vừa sức.

21
C th hoỏ ch th, ngh quyt ca cp trờn thnh chng trỡnh hnh ng cú tớnh kh thi.
y mnh hn na cụng tỏc tuyờn truyn nhõn dõn hiu v tham gia XHHGD. Thnh ph,
SGD&T cn lm tt cụng tỏc s kt, tng kt rỳt kinh nghim, biu dng khen thng,
phỏt hin nhõn t in hỡnh v vic trin khai XHHGD.
2.4. Vi cha m hc sinh v nhõn dõn
Nhn thc ỳng n v v trớ ca trng tiu hc l bc hc nn tng trong h thng
giỏo dc quc dõn. Hiu rừ bn cht XHHGD; thy vai trũ, nhim v, v trớ ca mỡnh tham
gia cụng tỏc giỏo dc theo kh nng, iu kin v chc nng cho phộp.
Xõy dng mụi trng sng trong gia ỡnh lnh mnh. Phi hp cht ch vi nh

trng chm lo giỏo dc con em mỡnh. Khụng khoỏn trng trỏch nhim cho nh trng v xó
hi. Thc hin tt trỏch nhim ca gia ỡnh vi con em mỡnh trong lnh vc giỏo dc nh iu
l trng tiu hc v lut giỏo dc ó ra.
2.5. Vi cỏc trng tiu hc
Nh trng úng vai tr ch o trong s nghip xú hi hỳa gio dc v lm tt vai
tr ny cn p dng cc bin php qun lý ph hp. Nh trng xut phỏt t nhng yờu cu
ca mnh m ch ng tham mu xut vi lúnh o, qun lý a phng cỏc phng ỏn
thc hin l trnh xú hi ho gio dc cn c trờn thc tin ca n v. Da vo kt qu
nghin cu ca ti cú th xut vi Ban Giỏm hiu cỏc trng tiu hc ch ng, tớch
cc ỏp dng cỏc bin phỏp qun lý xú hi hỳa gio dc, cn c vo tỡnh hỡnh thc tin, c
thự ca n v linh hot vn dng, nhm phỏt huy cao nht hiu qu qun lý cụng tỏc xó
hi hoỏ giỏo dc, gúp phn nõng cao cht lng giỏo dc ca n v trong giai on hin nay.

References
1. Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện xã hội hoá giáo dục của Công đoàn ngành Giáo dục Hải
Phòng.
2. Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện XHHGD của PGD và của quận Hồng Bàng 2010.
3. Báo cáo tổng kết năm học 2010 - 2011 và ph-ơng h-ớng nhiệm vụ năm học 2011 - 2012.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chiến l-ợc phát triển giáo dục 2001- 2010; Theo Quyết định
số 201/2001/QĐ-TTg của Thủ t-ớng Chính phủ.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Đề án xã hội hóa giáo dục và đào tạo.
6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh.
7. Bộ Giáo dục và đào tạo (2005), Điều lệ tr-ờng tiểu học.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngành giáo dục và đào tạo thực hiện NQ TW2 khóa VIII và Nghị
quyết đại hội Đảng lần thứ 9, Nxb Giáo dục.

22
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), tài liệu h-ớng dẫn nhiệm vụ các năm học về giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông và các tr-ờng s- phạm, Nxb giáo dục
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo, hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật ngành Giáo dục và Đào tạo

Việt Nam, Nxb Giáo dục.
11. Bùi Hiền (2001), Từ điển giáo dục học, Nxb bách khoa Hà Nội.
12. Bùi Gia Thịnh - Võ Tấn Quang - Nguyễn Thanh Bình (2007), Xã hội học tập yêu cầu
đổi mới quản lý giáo dục, Nxb viện khoa học và giáo dục.
13. Chính phủ (1997), Nghị quyết số 90/NQ-CP về ph-ơng h-ớng và chủ tr-ơng xã hội hóa các
hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa.
14. Chính phủ (2005), Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực giáo
dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996,2001, 2006, 2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, IX, X, XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đặng Quốc Bảo (2006), Phát triển giáo dục và Quản lí nhà tr-ờng: Một số góc nhìn, Đại
học quốc gia Hà nội khoa S- phạm.
17. Đặng Quốc Bảo (2006), Hội nhập quốc tế và những vấn đề đặt ra cho giáo dục phổ
thông ở Việt Nam, Đại học quốc gia Hà Nội khoa S- phạm.
18. Đặng Xuân Hải (2006), Cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống giáo dục quốc dân.
19. Đặng Xuân Hải (2007), Vai trò của cộng đồng xã hội đối với giáo dục và quản lý giáo dục.
20. Lê Ngọc Hùng (2006), Xã hội học giáo dục, Nxb lý luận luận chính trị.
21. Luật giáo dục Việt Nam (2005), Nxb chính trị Quốc gia Hà Nội.
22. Nghị quyết 21/NQ của Ban th-ờng vụ quận ủy ngày 30/3/2004 - Đề án xây dựng tr-ờng
chuẩn quốc gia, thực hiện công tác phổ cập bậc tiểu học và quy hoạch tổng thể các tr-ờng học
quận Hồng Bàng đến năm 2020.
23. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Đại c-ơng lí luận quản lí, giáo trình dành cho các lớp cao học Quản
lí giáo duc, Đại học quốc gia Hà Nội - khoa S- phạm.
24. Nguyễn Thiện Nhân và Phạm Vũ Luận (19/12/2007), Sơ kết 2 năm thực hiện chủ tr-
-ơng xã hội hóa GD-ĐT VietnamNet.
25. Nguyễn Đăng Tiến, Sự tham gia của xã hội vào giáo dục trong thời kỳ phong kiến, Tạp chí
thông tin KHGD số 55, viện KHGD.
26. Nguyễn Hòa Thịnh, Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa giáo dục, cải cách hành chính
cơ chế một cửa.
27. Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Tr-


23
-ờng cán bộ quản lý trung -ơng I Hà Nội, 1989.
28. Phạm Tất Dong, Xây dựng và phát triển xã hội học tập, Tạp chí thông tin KHGD số 91,
viện KHGD.
29. Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm Đình Vì, (2002), Giáo dục thế giới
đi vào thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam tr-ớc ng-ỡng cửa của thế kỷ XXI, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
31. Phạm Minh Hạc (1997), Xã hội hoá công tác giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
32. Từ điển xã hội học ( 2002 ), Gendruweit và Trommsdorff, NXB thế giới.
33. Trần Kiểm, Dân chủ về giáo dục- cơ sở của XHHGD, tạp chí thông tin KHGD số 93,
viện KHGD.
34.Trần Kiểm (2006), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, Nxb ĐHSP HN.
35. Trần Quốc Thành, Khoa học quản lý đại c-ơng, Đề c-ơng bài giảng về khoa học quản
lý (dành cho các lớp Cao học chuyên ngành QLGD), Hà Nội, 2003.
36. Vũ Cao Đàm (2007)- Giáo trình ph-ơng pháp luận nghiên cứu khoa học.
37. Vũ Ngọc Hải, Những bất cập cần khắc phục khi thực hiện XHHGD, viện chiến l-ợc và
ch-ơng trình giáo dục


×