Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Truyền thông về các sự kiện âm nhạc (Trường hợp 5 sự kiện âm nhạc thuộc chuỗi chương trình Tâm điểm âm nhạc từ tháng 1-2012 đến tháng 1-2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 157 trang )

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là công trình của cá nhân tôi, có
tham khảo những văn bản khác đã có trích dẫn rõ ràng. Và công trình này hoàn toàn
chƣa đƣợc công bố trên bất cứ một phƣơng tiện nào. Nếu có bất kỳ một vấn đề gì
gian dối về công trình khoa học này, tác giả sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trƣớc nhà
trƣờng và pháp luật.
Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2014
Ngƣời cam đoan
Hoàng Thị Tuyết Chinh












ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




HOÀNG THỊ TUYẾT CHINH




TRUYỀN THÔNG VỀ CÁC SỰ KIỆN ÂM
NHẠC
(TRƢỜNG HỢP 5 SỰ KIỆN ÂM NHẠC
THUỘC CHUỖI CHƢƠNG TRÌNH “TÂM
ĐIỂM ÂM NHẠC” TỪ THÁNG 1/2012 ĐẾN
THÁNG 1/2013)





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học







Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




HOÀNG THỊ TUYẾT CHINH




TRUYỀN THÔNG VỀ CÁC SỰ KIỆN ÂM
NHẠC
(TRƢỜNG HỢP 5 SỰ KIỆN ÂM NHẠC
THUỘC CHUỖI CHƢƠNG TRÌNH “TÂM
ĐIỂM ÂM NHẠC” TỪ THÁNG 1/2012 ĐẾN
THÁNG 1/2013)




Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền




Hà Nội - 2014
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là công trình của cá nhân tôi, có
tham khảo những văn bản khác đã có trích dẫn rõ ràng. Và công trình này hoàn toàn
chƣa đƣợc công bố trên bất cứ một phƣơng tiện nào. Nếu có bất kỳ một vấn đề gì
gian dối về công trình khoa học này, tác giả sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trƣớc nhà
trƣờng và pháp luật.
Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2014
Ngƣời cam đoan

Hoàng Thị Tuyết Chinh














Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô khoa Báo chí và Truyền thông,
trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội giảng dạy,
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học cử nhân và thạc sỹ tại khoa.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền đã tận tình hƣớng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, khảo sát và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, ngƣời thân và bạn bè, những
ngƣời đã sát cánh cùng tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp
này.
Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2014
Hoàng Thị Tuyết Chinh













MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1.Mục đích, ý nghĩa 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 3
3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 5
5. Kết cấu luận văn 8
PHẦN NỘI DUNG 9
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN – THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN
THÔNG TRONG TỔ CHỨC SỰ KIỆN VÀ KHÁI QUÁT VỀ CHUỖI CHƢƠNG
TRÌNH TÂM ĐIỂM ÂM NHẠC 9
1.1 Tổng quan về truyền thông và hoạt động truyền thông trong tổ chức sự kiện 9
1.1.1 Khái niệm truyền thông và quá trình truyền thông 9
1.1.2 Quy trình tổ chức hoạt động truyền thông trong các sự kiện 10
1.1.3 Vai trò của truyền thông trong hoạt động tổ chức sự kiện 21
1.2 Khái quát về chuỗi chƣơng trình Tâm điểm âm nhạc 24
1.2.1 Sự ra đời chuỗi chương trình Tâm điểm âm nhạc 24
1.2.2 Qúa trình thực hiện chuỗi chương trình Tâm điểm âm nhạc 25
1.2.3 Đặc điểm nổi bật của chuỗi chương trình Tâm điểm âm nhạc 28
Chƣơng 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA 5

SỰ KIỆN ÂM NHẠC TRONG CHUỖI CHƢƠNG TRÌNH TÂM ĐIỂM ÂM
NHẠC TỪ THÁNG 1/2012 ĐẾN THÁNG 1/2013 31
2.1 Giới thiệu về 5 sự kiện khảo sát 31
2.1.1 Liveshow “Riêng một góc trời” 31
2.1.2 Liveshow “Và em sẽ hát” 33
2.1.3 Liveshow “Như chờ từng giấc mơ” 35
2.1.4 Liveshow “Có phải em mùa thu Hà Nội” 36
2.1.5 Liveshow “Gọi tên bốn mùa” 38
2.2 Quy trình hoạt động truyền thông trong chuỗi chƣơng trình Tâm điểm âm nhạc 39
2.2.1 Giai đoạn truyền thông trước sự kiện 42
2.2.2 Giai đoạn truyền thông sau sự kiện 46
2.3 Kết quả khảo sát các báo mạng, trang tin và Facebook chính thức 5 sự kiện khảo
sát 48
2.3.1 Kết quả khảo sát báo mạng, trang tin và Facebook chính thức liveshow
“Riêng một góc trời” 48
2.3.2 Kết quả khảo sát báo mạng, trang tin và Facebook chính thức liveshow “Và
em sẽ hát” 54
2.3.3 Kết quả khảo sát báo mạng, trang tin và Facebook chính thức liveshow “Như
chờ từng giấc mơ” 61
2.3.4 Kết quả khảo sát báo mạng, trang tin và Facebook chính thức liveshow “Có
phải em mùa thu Hà Nội” 67
2.3.5 Kết quả khảo sát báo mạng, trang tin và Facebook chính thức liveshow “Gọi
tên bốn mùa” 73
2.4 Hiệu quả truyền thông của chuỗi chƣơng trình Tâm điểm âm nhạc đối với công
chúng Hà Nội 79
2.4.1 Mức độ nhận biết và tham gia vào sự kiện 79
2.4.2 Khả năng nhận thức và hiểu biết về nhà tổ chức 81
2.4.3 Thực trang tiếp cận và mức độ tin tưởng vào nguồn thông tin sự kiện 82
2.4.4 Mức độ hài lòng về các hình thức truyền thông tương tác của chương trình . 85
Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUY TRÌNH TỔ

CHỨC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN ÂM NHẠC 87
3.1 Đánh giá chung về quy trình tổ chức hoạt động truyền thông trong các sự kiện
âm nhạc 87
3.1.1 So sánh kết quả khảo sát báo mạng, trang tin điện tử và trang Facebook chính
thức của chuỗi chương trình Tâm điểm âm nhạc 87
3.1.2 Thuận lợi và khó khăn trong quy trình tổ chức hoạt động truyền thông của các
sự kiện âm nhạc 95
3.2 Bài học kinh nghiệm về việc truyền thông trong các sự kiện âm nhạc 100
3.2.1 Các giai đoạn chính trong hoạt động truyền thông của các sự kiện âm nhạc
…………………………………………………………………………………… 100
3.2.2 Vai trò của hình thức truyền thông “truyền miệng” 107
3.2.3 Tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu quả truyền thông sau sự kiện 111
KẾT LUẬN 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
PHỤ LỤC 121

Danh mục các chữ viết tắt

SK : Sự kiện
TCSK : Tổ chức sự kiện
PGS.TS : Phó giáo sƣ. Tiến sỹ
Công ty TNHH : Công ty Trách nhiệm hữu hạn
KGAN : Không gian âm nhạc
TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
PR : Public Relations (Quan hệ công chúng)


Danh mục các bảng, biểu đồ sử dụng trong luận văn

Danh mục các bảng

Bảng 2.1: Số luợng các bài viết về chƣơng trình “Riêng một góc trời” trên báo
mạng và các trang tin điện tử 49
Bảng 2.2: Số lƣợng các bài viết về chƣơng trình “Và em sẽ hát” trên báo
mạng và trang tin điện tử 54
Bảng 2.3: Số lƣợng các bài viết về chƣơng trình “Nhƣ chờ từng giấc mơ” trên
báo mạng và các trang tin điện tử 61
Bảng 2.4: Số lƣợng các bài viết về chƣơng trình “Có phải em mùa thu Hà
Nội” trên báo mạng và các trang tin điện tử 67
Bảng 2.5: Số lƣợng các bài viết về chƣơng trình “Gọi tên bốn mùa” trên báo
mạng và các trang tin điện tử 73
Bảng 2.6: Mức độ hài lòng về các hình thức truyền thông tƣơng tác giữa nhà
tổ chức và ngƣời hâm mộ chƣơng trình Tâm điểm âm nhạc (%) 85
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả khảo sát số lƣợng và thể loại các bài viết về 5 sự
kiện khảo sát trên báo mạng, trang tin điện tử (%) 88
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả khảo sát nội dung của các bài viết về 5 sự kiện
khảo sát trên báo mạng, trang tin điện tử (%) 90
Bảng 3.3: Tổng hợp đánh giá sự kiện của các bài viết về 5 sự kiện khảo sát
trên báo mạng, trang tin điện tử (%) 91
Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả khảo sát nội dung các bài đăng về 5 sự kiện trên
Facebook chính thức của Tâm điểm âm nhạc 93
Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả khảo sát về lƣợng tƣơng tác, tỷ lệ bài đăng và
mức độ tƣơng tác trên trang Facebook chính thức của Tâm điểm âm nhạc 94
Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả khảo sát về nội dung các thông tin, bài viết đăng
bởi khán giả về 5 sự kiện khảo sát (%) 95

Danh mục biểu đồ

Biểu đồ 1.1: Dòng chảy sự kiện (Nguồn: Tổ chức sự kiện – PGS.TS Lƣu Văn
Nghiêm – đại học Kinh tế quốc dân – chƣơng 2: Bản chất của hoạt động
tổ chức sự kiện) 10

Biểu đồ 1.2: Quy trình 7 bƣớc tổ chức sự kiện (Nguồn: Tổ chức sự kiện –
PGS.TS Lƣu Văn Nghiêm – đại học Kinh tế quốc dân – chƣơng 2: Bản chất
của hoạt động tổ chức sự kiện) 11
Biểu đồ 1.3: Quy trình tổ chức sự kiện (rút gọn) 14
Biểu đồ 1.4: Các phƣơng tiện truyền thông (Nguồn: Các công cụ để truyền
thông trong tổ chức sự kiện – Event channel) 14
Biểu đồ 1.6: Mô hình Social Media ở Việt Nam (Nguồn: Các công cụ để
truyền thông trong tổ chức sự kiện – Event Channel) 18
Biểu đồ 2.1: Quy trình hoạt động truyền thông của Tâm điểm âm nhạc 42
Biểu đồ 2.2: Nội dung trong các bài viết về chƣơng trình “Riêng một góc trời”
đăng trên báo mạng và trang tin điện tử (%) 50
Biểu đồ 2.3: Mức độ thông tin tiêu cực – tích cực về chƣơng trình “Riêng một
góc trời” trên báo chí (%) 51
Biểu đồ 2.4: Nội dung các bài post trên trang Facebook của sự kiện “Riêng
một góc trời” (%) 52
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nội dung các thông tin, bài viết đƣợc đăng bởi khán giả
trên trang facebook sự kiện “Riêng một góc trời”(%) 53
Biểu đồ 2.6: Nội dung trong các bài viết về chƣơng trình “Và em sẽ hát” đăng
trên báo mạng và trang tin điện tử (%) 55
Biểu đồ 2.7: Mức độ thông tin tích cực về chƣơng trình “Và em sẽ hát” trên
báo chí (% 57
Biểu đồ 2.8: Nội dung các thông tin, bài post trên trang Facebook chính thức
của chƣơng trình “Và em sẽ hát” (%) 58
Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ bài đăng và mức độ tƣơng tác của Fanpage chƣơng trình
“Và em sẽ hát” (%) 59
Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ nội dung các thông tin, bài viết đƣợc đăng bởi khán giả
trên trang facebook sự kiện “Và em sẽ hát”(%) 60
Biểu đồ 2.10: Nội dung trong các bài viết về chƣơng trình “Nhƣ chờ từng giấc
mơ” đăng trên báo mạng và trang tin điện tử (%) 62
Biểu đồ 2.11: Nội dung các thông tin, bài post trên trang Facebook chính thức

của chƣơng trình “Nhƣ chờ từng giấc mơ” (%) 63
Biểu đồ 2.12: Mức độ tƣơng tác với ngƣời hâm mộ của Fanpage “Nhƣ chờ
từng giấc mơ” theo giai đoạn (%) 65
Biểu đồ 2.13: Tỷ lệ bài đăng và mức độ tƣơng tác của Fanpage chƣơng trình
“Nhƣ chờ từng giấc mơ” (%) 66
Biểu đồ 2.14: Tỷ lệ nội dung các thông tin, bài viết đƣợc đăng bởi khán giả
trên trang facebook sự kiện “Nhƣ chờ từng giấc mơ”(%) 67
Biểu đồ 2.15: Nội dung trong các bài viết về chƣơng trình “Có phải em mùa
thu Hà Nội” đăng trên báo mạng và trang tin điện tử (%) 69
Biểu đồ 2.16: Nội dung các thông tin, bài post trên trang Facebook chính thức
của chƣơng trình “Có phải em mùa thu Hà Nội” (%) 70
Biểu đồ 2.17: Mức độ tƣơng tác với ngƣời hâm mộ của Fanpage “Có phải em
mùa thu Hà Nội ” theo giai đoạn (%) 71
Biểu đồ 2.18: Tỷ lệ bài đăng và mức độ tƣơng tác của Fanpage chƣơng trình
“Có phải em mùa thu Hà Nội” (%) 72
Biểu đồ 2.19: Tỷ lệ nội dung các thông tin, bài viết đƣợc đăng bởi khán giả
trên trang facebook sự kiện “Có phải em mùa thu Hà Nội”(%) 73
Biểu đồ 2.20: Nội dung trong các bài viết về chƣơng trình “Gọi tên bốn mùa”
đăng trên báo mạng và trang tin điện tử (%) 74
Biểu đồ 2.21: Nội dung các thông tin, bài post trên trang Facebook chính thức
của chƣơng trình “Gọi tên bốn mùa” (%) 76
Biểu đồ 2.22: Tỷ lệ bài đăng và mức độ tƣơng tác của Fanpage chƣơng trình
“Gọi tên bốn mùa” (%) 77
Biểu đồ 2.23: Tỷ lệ bài đăng và mức độ tƣơng tác của Fanpage chƣơng trình
“Gọi tên bốn mùa” (%) 78
Biểu đồ 2.24: Tỷ lệ nội dung các thông tin, bài viết đƣợc đăng bởi khán giả
trên trang facebook sự kiện “Gọi tên bốn mùa”(%) 78
Biểu đồ 2.24: Tỷ lệ nhận biết về năm sự kiện âm nhạc đầu tiên nằm trong
chuỗi chƣơng trình Tâm điểm âm nhạc đƣợc tổ chức 79
Biểu đồ 2.25: Mức độ nhận biết về đơn vị tổ chức của Tâm điểm âm nhạc (%) 81

Biểu đồ 2.26: Nguồn tiếp cận thông tin về các sự kiện trong Tâm điểm âm
nhạc của khán giả Hà Nội (%) 82
Biểu đồ 2.27: Mức độ tin tƣởng vào các phƣơng tiện truyền thông đại chúng
khi tìm hiểu về một sự kiện âm nhạc của Tâm điểm âm nhạc (%) 83
Biểu đồ 2.28: Mức độ tin tƣởng vào các phƣơng tiện truyền thông mới và truyền
miệng khi tìm hiểu về một sự kiện âm nhạc của Tâm điểm âm nhạc (%) 84

1
MỞ ĐẦU
1.Mục đích, ý nghĩa
1.1 Lý do chọn đề tài
Âm nhạc là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống con ngƣời, âm
nhạc có thể sẻ chia với chúng ta rất nhiều điều: giải quyết những khó khăn trong
cuộc sống, vơi đi những giận hờn vu vơ, đƣa ngƣời về dĩ vãng, tìm lại tuổi thơ yêu
dấu, nghe lòng bồi hồi, xao xuyến với tình yêu quê mẹ, với nắng ấm quê cha, sống
dậy lòng tự hào dân tộc, khát vọng tìm về chân lý…Ngay từ thời Thƣợng cổ, âm
nhạc đó đƣợc ra đời cùng với đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của cộng
đồng ngƣời nguyên thủy. Kể từ đó, âm nhạc không ngừng đƣợc phát triển và hoàn
thiện cùng năm tháng. Qủa thực, âm nhạc có sức ảnh hƣởng lớn đến con ngƣời, đến
sự hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời.
Âm nhạc tác động đến cảm xúc con ngƣời, âm nhạc nếu đƣợc cảm thụ một
cách sâu sắc và thông minh sẽ tác động đến thế giới quan và toàn bộ ý thức con
ngƣời. Không một loại hình nghệ thuật nào ngoài âm nhạc lại có thể tác động trực
tiếp, mạnh mẽ đến tình cảm và tâm trạng của con ngƣời đến vậy. Có một vai trò của
âm nhạc mà không ai có thể phủ nhận đƣợc, đó là sự tham gia và hỗ trợ trong các
dịp lễ hội và giải trí cộng đồng, trong sự chuyển động của tập thể (diễu hành), dùng
làm phƣơng tiện để nghỉ ngơi, giải trí. Chính vì âm nhạc tác động lớn đến mặt xúc
cảm và tƣ tƣởng nên âm nhạc đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc
giáo dục con ngƣời, nhất là thế hệ trẻ. Có thể thông qua âm nhạc để giáo dục tƣ
tƣởng, đạo đức cho ngƣời nghe.

Nhƣ vậy, âm nhạc và các sự kiện âm nhạc là hoạt động giải trí phổ biến, có
vai trò quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống con ngƣời, nhất là khi đời
sống xã hội ngày càng nâng cao. Âm nhạc nâng con ngƣời lên, làm con ngƣời cao
quí hơn, củng cố phẩm chất, củng cố niềm tin vào sức mạnh bên trong của bản thân,
vào sứ mệnh lớn lao của mình.
Bất cứ một hình thức nào của truyền thông cũng đều đóng một vai trò quan
trọng trong cuộc sống của chúng ta. Luôn luôn là nhƣ thế bởi hằng ngày chúng ta

2
không ngừng giao tiếp với mọi ngƣời xung quanh. Truyền thông là một quy trình
mang tính hai chiều: cả thông điệp nhận đƣợc lẫn thông tin gửi đi đều quan trọng
nhƣ nhau.
Truyền thông là hoạt động quan trọng, phổ biến và không thể thiếu trong tiến
trình tổ chức một sự kiện nói chung, sự kiện âm nhạc nói riêng. Truyền thông trƣớc
sự kiện và sau sự kiện thƣờng có mục đích thu hút khán giả tham gia sự kiện hoặc
truyền đến khán giả thông điệp của nhà tổ chức, nghệ sỹ và chƣơng trình. Khác với
việc quảng bá cho một sản phẩm thì công tác truyền thông cho một sự kiện đòi hỏi
phải có ba giai đoạn chủ chốt là trƣớc, trong và sau khi tổ chức sự kiện đó, tƣơng
ứng với các thời điểm đó là những công cụ để truyền thông phù hợp.
Các sự kiện âm nhạc có nhiều biến đổi về nhiều mặt (chất lƣợng, quy mô )
cùng sự phát triển đi lên của xã hội và nhu cầu con ngƣời. Điều này kéo theo những
thay đổi trong hoạt động truyền thông về loại hình sự kiện âm nhạc. Mặc dù hoạt
động truyền thông dƣờng nhƣ là hiển nhiên và quan trọng trong quá trình tổ chức sự
kiện âm nhạc, song lại chƣa có nhiều tài liệu nghiên cứu, thống kê về nó.
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm tổng hợp các cơ sở lý luận về hoạt động truyền
thông trong các sự kiện nói chung, sự kiện âm nhạc nói riêng. Đồng thời, phân tích
quy trình và bƣớc đầu đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông về các sự kiện âm
nhạc, cụ thể là năm sự kiện tiêu biểu trong chƣơng trình In The Spotlight (Tâm
Điểm Âm Nhạc)…Ngoài ra, đề tài góp phần đƣa ra giải pháp nâng cao hiệu quả
truyền thông về các sự kiện này cũng nhƣ các sự kiện âm nhạc nói chung cho phù

hợp với tình hình mới.
1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về mặt lý luận: đề tài nghiên cứu, cung cấp và làm rõ những luận cứ khoa
học xung quanh hoạt động truyền thông về sự kiện nói chung, sự kiện âm nhạc nói
riêng, có thể làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy, đào tạo về lĩnh vực Quan
hệ công chúng và Truyền thông.

3
Về mặt thực tiễn: đề tài hy vọng sẽ góp phần rút ra những bài học thực tiễn
nhằm nâng cao hiệu quả cho các hoạt động truyền thông về các sự kiện âm nhạc
trong thời gian tới.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Âm nhạc và những ảnh hƣởng của nó đến đời sống xã hội Việt Nam là một
trong những nội dung luôn đƣợc các nhà khoa học, nghiên cứu văn hóa – nghệ thuật
ở Việt Nam quan tâm, theo dõi. Ngày 04/11/2004, Viện Âm nhạc Việt Nam chính
thức cho ra mắt “Hợp tuyển tài liệu nghiên cứu, lý luận, phê bình âm nhạc Việt
Nam thế kỷ XX”, bộ sách đồ sộ nhất từ trƣớc tới nay của ngành nghiên cứu âm nhạc
Việt Nam. Bộ sách dày hơn 7000 trang, tập hợp các bài viết tiêu biểu về âm nhạc
Việt đƣợc in trên các nhật báo, tuần san, nguyệt san, nội san, tạp chí viết bằng tiếng
Việt hoặc tiếng nƣớc ngoài (đƣợc chuyển dịch sang tiếng Việt), đƣợc xuất bản tại
Việt Nam từ đầu năm 1901 đến hết năm 2000. Bộ sách chia thành 5 tập trình bày 7
mảng khác nhau trong lĩnh vực âm nhạc, gồm những kiến giải về văn hóa âm nhạc
Việt Nam, nhạc hát – nhạc cổ truyền…
Tiếp đến khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Diệp “Thông tin
âm nhạc cho giới trẻ trên báo chí”, trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn,
2004 nghiên cứu nội dung và hình thức của chuyên mục âm nhạc trên một số tờ báo
dành cho giới trẻ. Đề tài tập trung phân tích kỹ lƣỡng các yếu tố nội dung, hình
thức, tìm hiểu cách cung cấp thông tin của các tờ báo này, tìm ra những điểm mạnh,
yếu trong nội dung thông tin để thấy đƣợc cách các tờ báo này định hƣớng thông
tin âm nhạc cho giới trẻ.

Bên cạnh đó, hàng năm các hội thảo khoa học về âm nhạc, giáo dục âm nhạc,
đào tạo và phát triển âm nhạc…vẫn đƣợc tổ chức thƣờng xuyên. Đây đƣợc coi nhƣ
một diễn đàn văn hóa, nơi nhận diện giá trị, thực trạng âm nhạc hiện thời và đƣa ra
các giải pháp chống tác động của toàn cầu hóa, đƣa ra các giải pháp bảo tồn.
Tuy nhiên, có thể thấy là các nghiên cứu trên chỉ đề cập đến ảnh hƣởng của
âm nhạc nói chung đối với đời sống văn hóa xã hội Việt Nam, còn mang tính chất
chung chung, khái quát chứ chƣa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu khảo sát về

4
các sự kiện âm nhạc cụ thể. Bên cạnh đó, những đề tài nghiên cứu về hoạt động
truyền thông, tổ chức sự kiện nói chung cũng rất đa dạng, song chƣa có một khảo
sát nào tập trung phân tích về truyền thông trong các sự kiện âm nhạc đã đƣợc tổ
chức cũng nhƣ tìm hiểu, đánh giá hiệu quả truyền thông của các sự kiện này đối với
công chúng.
Năm 2007, sự ra đời của cuốn sách Tổ chức sự kiện của PGS.TS Lƣu Văn
Nghiêm, chủ nhiệm bộ môn Quảng cáo, khoa marketing, trƣờng Đại học Kinh tế
quốc dân Hà Nội đã đánh dấu trong lịch sử nghiên cứu về truyền thông, PR và hoạt
động tổ chức sự kiện ở Việt Nam, là một công trình khá dày dặn, đầy đủ tất cả
những “công việc bếp núc” của hoạt động này. Tuy nhiên, cuốn sách này đề cập đến
hoạt động tổ chức sự kiện nói chung, chứ chƣa đi sâu về một loại hình tổ chức sự
kiện cụ thể, chẳng hạn nhƣ sự kiện âm nhạc và càng chƣa làm rõ đƣợc công việc tổ
chức truyền thông cho các sự kiện âm nhạc.
Hay đến luận văn thạc sỹ với đề tài “Hoạt động tổ chức sự kiện văn hóa văn
nghệ trên báo in đầu thế kỷ XXI” của tác giả Phạm Thành Huyên, trƣờng Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn, 2010 nghiên cứu từng hoạt động tổ chức sự kiện văn
hóa, văn nghệ riêng mỗi báo rồi so sánh với nhau, tìm hiểu xem các báo đã ứng
dụng lý thuyết PR du nhập từ phƣơng tây theo cách Việt Nam nhƣ thế nào khi tổ
chức sự kiện nhằm tìm ra những kinh nghiệm tốt nhất để tổ chức sự kiện theo cách
phù hợp với báo chí Việt Nam. Luận văn cũng khái quát những kinh nghiệm tổ
chức sự kiện của các báo, chỉ ra những ƣu, nhƣợc điểm trong khi tổ chức sự kiện.

Từ đó, báo chí nói chung sẽ khai thác phƣơng pháp tổ chức sự kiện này một cách tốt
nhất.
Tiếp đến, khóa luận tốt nghiệp của Vũ Hạnh Ngân, trƣờng Học viện Báo chí
& Tuyên truyền, 2012 với đề tài “Quy trình tổ chức và hiệu quả truyền thông của
các sự kiện âm nhạc giải trí Hàn Quốc ở Việt Nam trong hai năm 2011 – 2012”
nghiên cứu về các hoạt động tổ chức – truyền thông của các sự kiện âm nhạc giải trí
Hàn Quốc tại Việt Nam. Khóa luận cũng khái quát những bài học kinh nghiệm về tổ
chức, về truyền thông trong khi tổ chức các sự kiện giải trí.

5
Tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Truyền thông về các sự kiện âm nhạc”
với việc khảo sát năm sự kiện tiêu biểu trong chƣơng trình In The Spotlight (Tâm
Điểm Âm Nhạc) sẽ kế thừa những lý luận cơ bản, cốt lõi của các công trình đi
trƣớc, trên cơ sở đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về một đối tƣợng cụ thể là “Truyền
thông về các sự kiện âm nhạc” nên công trình hoàn toàn mới, không bị trùng lặp về
ý tƣởng, nội dung, kết quả với các công trình đã đƣợc thực hiện trƣớc đó. Luận văn
này hoàn thành góp phần đem đến những phát hiện, đề xuất mới của tác giả về hoạt
động truyền thông trong các sự kiện văn hóa – giải trí.
3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu quy trình, hiệu quả của hoạt động truyền thông về sự kiện
âm nhạc, đặc biệt lƣu ý về hoạt động đăng tải của báo chí về các sự kiện đó. Trong
đó, đề tài khảo sát chuỗi chƣơng trình Tâm điểm âm nhạc từ tháng 1/2012 đến tháng
1/2013.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu hoạt động truyền thông về các sự kiện âm
nhạc
* Phạm vi khảo sát: 5 sự kiện âm nhạc thuộc chuỗi chƣơng trình “In The
Spotlight” hay còn gọi là “Tâm điểm âm nhạc” từ tháng 1/2012 đến tháng 1/2013.
Cụ thể là:

 Liveshow “Riêng một góc trời”
 Liveshow “Và ta sẽ hát”
 Liveshow “ Nhƣ chờ từng giấc mơ”
 Liveshow “Có phải em mùa thu Hà Nội”
 Liveshow “Gọi tên bốn mùa”
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Phƣơng pháp luận
* Các vấn đề lý luận đƣợc luận giải trên cơ sở các lý thuyết khoa học có liên
quan:

6
+ Các lý thuyết về truyền thông đại chúng, bao gồm:
 Khái niệm truyền thông và truyền thông đại chúng
 Các loại hình phƣơng tiện truyền thông đại chúng
 Mô hình truyền thông
 Hiệu quả xã hội của truyền thông đại chúng
+ Các lý thuyết về quản trị sự kiện, quản trị truyền thông trong các sự kiện nói
chung, sự kiện văn hóa nghệ thuật nói riêng.
+ Lý thuyết về các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức sự kiện; kỹ năng tổ chức sự
kiện
4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này có sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
 Phân tích dữ liệu thứ cấp
 Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi Anket
 Phỏng vấn sâu












4.2.1 Dữ liệu thứ cấp
Đề tài nghiên cứu các sự kiện âm nhạc thuộc chuỗi chƣơng trình Tâm điểm
âm nhạc có liên quan tới nhiều ngành khoa học khác nhau và cần sự bổ trợ của nền
tảng về khoa học xã hội, văn hóa học, tâm lý học đại cƣơng, tâm lý học đám đông,
các trƣờng hợp nghiên cứu điển hình…Việc phân tích và sử dụng các tài liệu thứ
DỮ LIỆU
THỨ CẤP
BẢNG
HỎI
ANKET
PHỎNG
VẤN SÂU
Kết quả nghiên cứu:
Quy trình tổ chức và hiệu quả truyền thông của các sự kiện âm
nhạc thuộc chuỗi chƣơng trình Tâm điểm âm nhạc

7
cấp nhƣ vậy sẽ giúp tác giả có cơ sở vững chắc để lý giải, dự đoán và vận dụng các
kết quả nghiên cứu sơ cấp một cách hiệu quả và hợp lý.
Nguồn tài liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: Các
sách, báo, tạp chí, các bản tham luận, nghiên cứu khoa học về các sự kiện văn hóa
giải trí nói chung và các sự kiện âm nhạc nói riêng; Nguồn tài liệu báo chí và những
phản hồi của công chúng trên mạng xã hội (trang Facebook chính thức của chƣơng
trình)…về năm sự kiện điển hình đang cần tìm hiểu, nghiên cứu.

4.2.2 Bảng hỏi Anket
Phƣơng pháp bảng hỏi Anket là một công cụ điều tra xã hội học hữu hiệu giúp
nhà nghiên cứu có thể điều tra và thăm dò ý kiến của nhiều ngƣời về các vấn đề, sự
kiện cần quan tâm. Bảng hỏi Anket đƣợc xây dựng và thực hiện trong nghiên cứu
này với các thông tin tổng quan nhƣ sau:
 Số lƣợng phiếu phát ra: 800
 Đối tƣợng: những khán giả tại Hà Nội đã like hoặc kết bạn trên trang
Facebook của từng sự kiện chƣơng trình Tâm điểm âm nhạc. Ngƣời nghiên cứu truy
cập vào trang Facebook chính thức của chƣơng trình tại địa chỉ sau:
để lọc ra danh sách địa
chỉ facebook của đối tƣợng khảo sát mục tiêu, kết hợp với số lƣợng nhỏ danh sách
khách hàng tại Hà Nội đã từng mua vé xem các sự kiện của chƣơng trình do nhà tổ
chức cung cấp. Sau đó, ngƣời nghiên cứu lập và quản lý bảng hỏi thông qua phần
mềm google docs: />tuyen-bang-google-docs/. Tiếp đó, ngƣời nghiên cứu gửi link dẫn bảng hỏi trực
tuyến đã lập đến hàng loạt các danh sách facebook của đối tƣợng mục tiêu. Kết quả
thu đƣợc sẽ đƣợc quản lý tự động trên phần mềm google docs.
 Hình thức phát bảng hỏi: Phát bảng hỏi trực tuyến qua Internet.
 Số lƣợng phiếu thu đƣợc: 351, chiếm 44% số phiếu phát ra
 Số lƣợng mẫu hợp lệ: 334, chiếm 42% số phiếu phát ra
 Kết quả khảo sát sẽ đƣợc xử lý thông qua phần mềm Excel


8
4.2.3 Phỏng vấn sâu
Phƣơng pháp phỏng vấn sâu giúp điều tra đƣợc các thông tin mang tính chiều
sâu về vấn đề cần nghiên cứu. Phƣơng pháp này đem đến cơ hội nắm bắt những
quan điểm, góc nhìn và sự đánh giá từ chính “ngƣời trong cuộc” – những ngƣời đã
trực tiếp tổ chức nên các sự kiện âm nhạc của Tâm điểm âm nhạc.
 Hình thức tiến hành: phỏng vấn trực tiếp và qua email
 Số lƣợng ngƣời phỏng vấn sâu: 2

 Đối tƣợng: Chuyên viên truyền thông – tổ chức sự kiện, giám đốc nghệ
thuật là thành viên ban tổ chức chƣơng trình Tâm điểm âm nhạc.
Các kết quả phỏng vấn đƣợc thu âm, ghi chép đầy đủ, sử dụng cho mục đích
phân tích sau này.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn bao gồm các
chƣơng sau:
 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận – thực tiễn về hoạt động truyền thông trong
tổ chức sự kiện và khái quát về chuỗi chƣơng trình “Tâm điểm âm nhạc”; tóm
lƣợc các khái niệm, quy trình và vai trò của truyền thông trong các hoạt động tổ
chức sự kiện; nêu rõ sự ra đời, đơn vị tổ chức, mục đích chƣơng trình và sự khác
biệt của dự án “Tâm Điểm Âm nhạc”.
 Chƣơng 2: Khảo sát thực trạng hoạt động truyền thông của 5 sự kiện
âm nhạc trong chuỗi chƣơng trình “Tâm điểm âm nhạc” từ tháng 1/2012 đến
tháng 1/2013; giới thiệu chung về năm sự kiện điển hình đã chọn, kết quả khảo sát
báo chí – mạng xã hội, kết quả khảo sát đối với khán giả quan tâm chƣơng trình
thông qua facebook.
 Chƣơng 3: Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm về quy trình tổ
chức hoạt động truyền thông trong các sự kiện âm nhạc




9
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN – THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN
THÔNG TRONG TỔ CHỨC SỰ KIỆN VÀ KHÁI QUÁT VỀ CHUỖI
CHƢƠNG TRÌNH TÂM ĐIỂM ÂM NHẠC
1.1 Tổng quan về truyền thông và hoạt động truyền thông trong tổ chức sự
kiện
1.1.1 Khái niệm truyền thông và quá trình truyền thông

a) Khái niệm truyền thông
Thuật ngữ truyền thông có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Commune” có nghĩa
là chung hay cộng đồng. Nội hàm của nó là nội dung, cách thức, con đƣờng,
phƣơng tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau, giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với
cộng đồng, xã hội. Nhờ truyền thông giao tiếp mà con ngƣời tự nhiên trở thành con
ngƣời xã hội.
Hiện nay trên thế giới tùy theo góc độ tìm hiểu và nghiên cứu ngƣời ta đã
đƣa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về truyền thông. Tuy nhiên, Có thể hình
thành khái niệm chung nhất về truyền thông nhƣ sau: “Truyền thông là một quá
trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết
lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức”[1, Tr.13].
b) Qúa trình truyền thông
Qúa trình truyền thông diễn ra theo một chu trình khép kín qua nhiều bƣớc
với các yếu tố chủ chốt gồm: nguồn, mã hóa, thông điệp, giải mã, nơi nhận và phản
hồi. Trong đó, các yếu tố đóng vai trò chủ chốt trong mỗi bƣớc đƣợc giải thích cụ
thể nhƣ sau:
Nguồn trong một sự kiện chính là đơn vị tổ chức sự kiện, nơi đƣa ra những
kế hoạch chi tiết, cụ thể trong tổ chức và truyền thông cho một sự kiện nào đó.
Nguồn ở đây còn là thông điệp của sự kiện. Qúa trình truyền thông của sự kiện xuất
phát từ nguồn.
Mã hóa là quá trình lên kế hoạch chi tiết cho sự kiện sẽ tổ chức. Qúa trình
mã hóa này dựa trên cơ sở thông điệp đã đƣợc nhà tổ chức sự kiện đƣa ra trƣớc đó.

10
Thông điệp hay nội dung của chƣơng trình, sự kiện là điều mà nhà tổ chức
muốn mang đến cho công chúng. Thông điệp trong truyền thông phải qua các bƣớc
mã hóa, truyền đi, tiếp nhận và giải mã.
Giải mã: quá trình thực hiện tổ chức – truyền thông cho sự kiện. Tất cả
những kế hoạch tổ chức sự kiện chi tiết trƣớc đó đƣợc đi vào thực tiễn. Những
thông điệp chƣơng trình đƣợc thực tế hóa và truyền tải đến nơi nhận.

Nơi nhận: công chúng hay chính là khách hàng mục tiêu của sự kiện. Đây là
điểm cuối của quá trình truyền thông hay tổ chức sự kiện nhƣng không phải là điểm
kết thúc. Sau khi thông điệp đƣợc truyền tải đến nơi nhận, quá trình truyền thông
vẫn tiếp tục với giai đoạn phản hồi.
Phản hồi là quá trình tƣơng tác của công chúng với nhà tổ chức. Phản hồi
trong tổ chức sự kiện mang tính tƣơng tác hai chiều.
Muốn truyền thông đạt đƣợc hiệu quả cao cần phải nắm vững các bƣớc, các
khía cạnh và các yếu tố nói trên của quá trình truyền thông. Đồng thời vận dụng một
cách phù hợp nhất các yếu tố đó trong quá trình tổ chức hoạt động truyền thông của
một sự kiện cụ thể.
1.1.2 Quy trình tổ chức hoạt động truyền thông trong các sự kiện
a) Quy trình tổ chức một sự kiện
Một cách tiếp cận đơn giản nhất, quy trình tổ chức sự kiện đƣợc chia thành
ba giai đoạn chính: Giai đoạn trƣớc dự kiện, giai đoạn trong sự kiện và giai đoạn
sau sự kiện.





Biểu đồ 1.1: Dòng chảy sự kiện (Nguồn: Tổ chức sự kiện – PGS.TS Lưu
Văn Nghiêm – đại học Kinh tế quốc dân – chương 2: Bản chất của hoạt động
tổ chức sự kiện)
Lập kế
hoạch
TCSK
Bắt đầu
sự kiện
Kết thúc
sự kiện

Chuẩn bị
Trong sk
Sau sk

11
Giai đoạn trƣớc sự kiện (hay còn gọi là giai đoạn chuẩn bị) bao gồm nhiều
công việc khác nhau, tùy theo loại hình sự kiện mà có kịch bản riêng, sự chuẩn bị
riêng, đƣợc bắt đầu từ khi tìm hiểu thông tin, xây dựng chiến lƣợc và lập kế hoạch
tổ chức sự kiện tới trƣớc khi sự kiện bắt đầu. Giai đoạn trong sự kiện thì bao gồm
toàn bộ các công việc từ lúc sự kiện bắt đầu diễn ra đến khi nó kết thúc. Cuối cùng
là giai đoạn sau sự kiện liên quan đến việc báo cáo tổng kết và đánh giá lại quá trình
tổ chức sự kiện.
Trình bày một cách cụ thể hơn từng bƣớc trong quá trình thực hiện, PGS.TS
Lƣu Văn Nghiêm đã đƣa ra một quy trình tổ chức sự kiện bao gồm bảy bƣớc bao
gồm: hình thành ý tưởng, thiết kế sự kiện, lập kế hoạch, triển khai thực hiện và
giám sát, tiến hành tổ chức, kết thúc, đánh giá.









Biểu đồ 1.2: Quy trình 7 bước tổ chức sự kiện (Nguồn: Tổ chức sự kiện –
PGS.TS Lưu Văn Nghiêm – đại học Kinh tế quốc dân – chương 2: Bản chất của
hoạt động tổ chức sự kiện)
Hình thành ý tƣởng là bƣớc đầu tiên trong quá trình tổ chức sự kiện. Để hình
thành ý tƣởng sự kiện, ngƣời tổ chức sự kiện phải xác định rõ: Mục đích của sự kiện

tức là xác định loại sự kiện, tổ chức cho phù hợp; Mục tiêu sự kiện chính là đánh
giá hiệu quả sự kiện; Đối tượng chính của sự kiện; Địa điểm; Thời gian diễn ra sự
kiện; Ngân sách cho sự kiện; Đặc tính sản phẩm và dịch vụ - tạo ra điểm khác biệt
thu hút khán giả.
1.Hình thành ý tƣởng
2. Thiết kế sự kiện
3. Lập kế hoạch
4. Triển khai thực hiện, giám sát
5. Tiến hành tổ chức
6. Kết thúc
7. Đánh giá

12
Ý tƣởng (chủ đề cho sự kiện) còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhƣ luật
(regulation), khu vực tổ chức (site choice), văn hóa riêng của khách hàng (client
culture), nguồn lực (resource), và những vấn đề về quy mô nhƣ địa điểm tổ chức
(venue), âm thanh ánh sáng (sound and light), các kỹ xảo, hiệu ứng đặc biệt
(audiovisual effects)…
Bƣớc thứ hai - Thiết kế sự kiện: trong một thời gian ngắn phải thiết kế một
chƣơng trình khá hoàn hảo. Không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ lồng tên của công ty
lên từng sản phẩm mà phải làm sao cho sản phẩm ấy đƣợc sống trong sự chiêm
ngƣỡng của khách hàng. Khi thiết kế sự kiện, ngƣời tổ chức sự kiện cần lƣu ý: bản
thiết kế sự kiện thƣờng trình bày dƣới dạng word hoặc power point và phải thể hiện
nội dung, ý tƣởng về chƣơng trình, đồng thời kèm bảng báo giá. Thông thƣờng đối
với một sự kiện, đây là giai đoạn quan trọng nhất, tạo ra sự khác biệt giữa các công
ty tổ chức sự kiện với nhau. Nhƣng một ý tƣởng hay vẫn chƣa đảm bảo đƣợc sự
thành công của sự kiện bởi còn phụ thuộc nhiều vào khâu tổ chức.
Nội dung chính bản thiết kế sự kiện thƣờng gồm: Nền tảng, mục đích sự kiện
nêu thông tin tổng quát và nói ra được điều khách hàng cần; Các ý tưởng phác thảo
một cách tổng quát về chương trình; Thiết kế nên có các thiết kế hoặc hình ảnh

mình họa cho bản thiết kế sự kiện, không cần quá chi tiết nhưng cụ thể hóa được ý
tưởng của người tổ chức; Tính thực thi của chương trình nêu rõ lịch trình sơ bộ,
form mẫu cần thiết…, càng chi tiết sẽ càng thuyết phục.
Ngoài ra, nếu mở rộng có thể kể thêm: Mục tiêu định lượng và định tính hóa
những gì cần đạt được thông qua sự kiện; Mô tả địa điểm dự kiến tổ chức như sơ
đồ, mặt bằng, địa điểm…;Các phương án để đảm bảo số người tham gia, đảm bảo
việc tài trợ; Kế hoạch tuyên truyền, quảng cáo cho sự kiện; Cấu trúc nhân sự nhóm
làm sự kiện; Kinh phí dự kiến; Nhà tổ chức cung cấp được những gì cho khách
hàng thông qua sự kiện; Tại sao họ nên chọn công ty của bạn…
Tiếp theo, bƣớc thứ ba - Lập kế hoạch, hoạch định: Để thực hiện sự kiện
thành công, cần quy ngƣợc lại vấn đề từ ngày thực hiện tổ chức sự kiện (ngày thực
hiện là ngày x, ngày x-1, ngày x-2 cần làm gì…) từ đó lên danh sách các công việc

13
cần thực hiện, tổ chức nhân sự và tổ chức thực hiện – giám sát các hoạt động đó
một cách chi tiết nhất. Kế hoạch càng chi tiết thì việc tổ chức, thực hiện và giám sát
càng thuận tiện.
Những hạng mục thƣờng có trong một bản kế hoạch nhƣ: Những công việc
cần làm gồm: kế hoạch tài chính, kế hoạch truyền thông, kế hoạch tổ chức (chuẩn
bị cơ sở vật chất, công tác logistic, kế hoạch biểu diễn, vấn đề an ninh, ngoại giao,
các thủ tục pháp lý…) tùy vào từng sự kiện mà có kế hoạch và danh sách những
việc cần làm khác nhau; Bảng phân công công việc, người chịu trách nhiệm chính
cho từng công việc, hay nói cách khác đây là khâu tổ chức nhân sự để chạy sự kiện.
Sau khi lập kế hoạch, hoạch định là triển khai công tác thực hiện và giám
sát. Lúc này mọi ngƣời sẽ thực hiện công việc theo kế hoạch và có sự giám sát của
các trƣởng bộ phận. Liên hệ chặt chẽ với các đối tác bên ngoài (công ty cho thuê
dụng cụ, thiết bị, dịch vụ vận chuyển, các lực lƣợng biểu diễn…). Đồng thời, tổ
chức các cuộc họp định kỳ với những ngƣời tham gia tổ chức sự kiện để đảm bảo
rằng các công việc đang đƣợc triển khai.
Bƣớc thứ năm - Tiến hành tổ chức: trƣớc khi diễn ra sự kiện chính thức sẽ

có một buổi chạy thử, thƣờng sẽ diễn ra trƣớc ngày tổ chức. Điều này giúp công tác
phối hợp giữa các bộ phận suôn sẻ và có hiệu quả hơn, mức độ rủi ro của phòng
truyền thông – sự kiện cũng thấp hơn.
Các trƣởng bộ phận sẽ điều phối nhân lực theo công việc đã đƣợc phân công.
Khi có phát sinh ngoài dự kiến, mọi ngƣời sẽ tập hợp lại để cùng giải quyết vấn đề
tại chỗ.
Bƣớc thứ sáu - Kết thúc: nhà tổ chức cần dọn dẹp nơi tổ chức (cleaning),
sửa lại các vật dụng đã sử dụng (repair), thanh toán hợp đồng cho các nhà cung cấp
(contract acquittal), bảo quản kho (storage)…
Sau khi sự kiện kết thúc phải thực hiện công tác đánh giá, mỗi bộ phận sẽ
báo cáo ghi lại những thiếu sót về quá trình chuẩn bị, quá trình diễn ra và quá trình
kết thúc để cùng nhau rút kinh nghiệm cho những sự kiện sau.

×