Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Quốc văn Nôm trong kinh giáng bút của phong trào Thiện đàn đầu thế kỷ XX.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 120 trang )

Môc lôc
MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined.
Chương 1: GIÁNG BÚT VÀ KINH GIÁNG BÚT CỦA PHONG TRÀO
THIỆN ĐÀN ĐẦU THẾ KỶ XX Error! Bookmark not defined.
1.1. Thiện đàn và tổ chức của Thiện đàn Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Thiện đàn Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Cách thức tổ chức của Thiện đàn Error! Bookmark not defined.
1.2. Giáng bút và vấn đề in kinh giáng bút Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Giáng bút Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Công cụ cho một cuộc giáng bút Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Trình tự một cuộc giáng bút Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Thời gian giáng bút, in kinh Error! Bookmark not defined.
1.3. Quốc văn Nôm trong kinh giáng bút của phong trào Thiện đàn đầu thế
kỷ XX Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Đơn vị số lượng Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Nhận xét về đơn vị số lượng, ngôn ngữ văn tự, hình thức cố địnhError! Bookmark not defined.
1.3.3. Nhận xét về phương diện nội dung Error! Bookmark not defined.
1.3.4. Ba chân kinh đại diện Error! Bookmark not defined.
1.3.4.1. Tăng quảng Minh Thiện quốc âm chân kinh (1904)Error! Bookmark not defined.
1.3.4.2. Tam Bảo quốc âm chân kinh (1906)Error! Bookmark not defined.
1.3.4.3. Hồi xuân Nam âm chân kinh (1910)Error! Bookmark not defined.
Chương 2: SỰ TƯƠNG ỨNG NÔM – HÁN TRONG QUỐC VĂN NÔM
KINH GIÁNG BÚT Error! Bookmark not defined.
2.1. Tương ứng Nôm và Hán trong “Tăng quảng Minh Thiện quốc âm chân
kinh” (1904) Error! Bookmark not defined.
2.2. Tương ứng Nôm và Hán trong “Tam Bảo quốc âm chân kinh” (1906)Error! Bookmark not defined.
2.3. Tương ứng Nôm và Hán trong “Hồi xuân Nam âm chân kinh” (1910)Error! Bookmark not defined.
Chương 3: CHỦ THỂ GIÁNG BÚT – QUẦN CHÂN VÀ SỰ TƯƠNG
ỨNG GIỮA CHỦ THỂ VÀ THỂ LOẠI Error! Bookmark not defined.
3.1. Quần chân – chủ thể của thơ văn giáng bút .Error! Bookmark not defined.
3.2. Sự tương ứng giữa chủ thể giáng bút và thể loạiError! Bookmark not defined.


3.2.1. Quần chân và sự tương ứng thể loại, ngôn ngữ giáng bút ở “Tăng
quảng Minh Thiện quốc âm” (1904) Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Quần chân và sự tương ứng thể loại, ngôn ngữ giáng ở “Tam Bảo
quốc âm chân kinh” (1906) Error! Bookmark not defined.
3.2.3 Quần chân và sự tương ứng thể loại, ngôn ngữ giáng bút ở “ Hồi
xuân Nam âm chân kinh” (1910) Error! Bookmark not defined.
3.3. Lược điểm về giá trị nội dung của quốc văn Nôm trong kinh giáng bútError! Bookmark not defined.
3.3.1.Thúc giục lòng yêu nước Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Khuyên con người ta hướng thiện, yêu thương đùm bọc lẫn nhauError! Bookmark not defined.
3.3.3. Vãn hồi đạo cương thường Error! Bookmark not defined.
3.3.4. Đề cao vị thế người phụ nữ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined.


1
MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài
Chữ Nôm với tư cách là một hệ thống văn tự cho tiếng Việt trong lịch sử
đã cùng với tiếng Việt tạo nên một truyền thống ngôn ngữ viết cho Việt ngữ-
truyền thống quốc văn Nôm, đa dạng và phong phú về phương diện thể loại
cũng như về chức năng và phong cách.
Do nhiều nguyên nhân của lịch sử - xã hội và văn hóa, truyền thống quốc
văn Nôm ấy đã nhường chỗ cho nền quốc văn mới - quốc văn viết bằng văn tự
chữ cái alphabet - chữ quốc ngữ vào đầu thế kỷ XX. Việc chuyển từ quốc văn
Nôm sang quốc văn chữ cái là cả một quãng thời gian khá dài, khoảng vài chục
năm của những thập niên cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Trong thời gian quá
độ ấy, quốc văn Nôm, một mặt vẫn tiếp tục đảm nhận những chức năng của
quốc văn Nôm truyền thống, mặt khác, lại đảm nhận những nhiệm vụ mà công

cuộc đấu tranh yêu nước chống thực dân, bảo tồn giống nòi, hiện đại hóa dân
tộc và văn hóa đòi hỏi. Các nhóm người, các giáo phái, nhất là những nhà nho
có lòng yêu nước đã sử dụng và phát triển quốc văn Nôm trong những chức
năng và nhiệm vụ mà công cuộc bảo tồn giống nòi đòi hỏi. Quốc văn Nôm vẫn
là một trong những công cụ ngôn ngữ văn tự chủ yếu nhằm tuyên truyền yêu
nước, cứu giống cứu nòi. Một trong những lĩnh vực và xu hướng đã vận dụng
quốc văn Nôm trong các chức năng như thế là hoạt động của phong trào Thiện
đàn những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Phong trào Thiện đàn Việt Nam những năm này, một mặt như là sự tiếp
nối của các hoạt động trong Hội Hướng thiện – Hội của những người trong
hàng khoa giáp, thờ Văn Xương đế quân khi xưa, mặt khác lại có những kết
hợp và đổi mới, nhất là kết hợp với tín ngưỡng dân gian thờ Thánh Mẫu, thờ
Quan đế, thờ Đức thánh Trần…tỏa ra các địa phương, hình thành vài chục
Thiện đàn ở khắp các tỉnh, phổ biến nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ, soạn được vài
chục bộ kinh bằng chữ Nôm hiện còn được đăng ký trong bộ “Di sản Hán Nôm

2
Việt Nam - Thư mục đề yếu” cũng như được lưu giữ trong Kho Văn tịch của
Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Với các đơn vị số lượng và chất lượng khá lớn như trên, quốc văn Nôm
Thiện đàn thực sự như là một trong những chứng tích về đời sống quốc văn
Nôm Việt Nam những thập niên giáp lai giữa hai thế kỷ. Quốc văn Nôm trong
bước chuyển ấy có đời sống như thế nào? Các nhà ngữ văn Nôm truyền thống
đã làm gì cho quốc văn Nôm trong những thời điểm có liên quan đến vận mệnh
của cả một truyền thống quốc văn dân tộc, phần nào có thể thấy và được phản
ánh trong các tư liệu nêu trên.
Theo cách đặt vấn đề trên đây, trong luận văn thạc sĩ Hán Nôm của mình,
chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề quốc văn Nôm trong kinh giáng bút của phong trào
Thiện đàn đầu thế kỷ XX làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nào đó cho sự tìm
hiểu quốc văn Nôm – quốc văn truyền thống trong buổi giao thời Âu - Á đầu thế kỷ

XX về mặt tư liệu cũng như nhận thức.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có nhiều buổi hội thảo cũng như có một số công trình nghiên cứu về
văn Thiện đàn hay còn gọi là kinh giáng bút ở Việt Nam nhằm giới thiệu trữ
lượng văn bản, đề cập đến loại hình văn bản này về các phương diện tư liệu, chữ
Nôm cũng như giá trị văn học của chúng như: Thơ ca giáng bút và Hồi thuần
chân kinh hạ tập [17, 85-90] của Phạm Đức Duật, Đôi nét về văn Thiện đàn (kinh
giáng bút) [27, 210-218] của Mai Hồng, Tục thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam [31,
210-218] của Nguyễn Văn Huyên, bài tham luận của TS. Nguyễn Xuân Diện
Văn thơ Nôm giáng bút với việc kêu gọi lòng yêu nước và chấn hưng văn hóa
dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX [15, 218-230]. Công trình Kinh Đạo Nam-
thơ văn giáng bút của Vân Hương đệ nhất thánh mẫu (Liễu Hạnh) và các vị thánh
nữ [3] do GS. Đào Duy Anh khảo chứng và Nguyễn Thị Thanh Xuân phiên âm
chú thích ấn hành năm 2007 đã giới thiệu khá đầy đủ về tác phẩm Kinh Đạo Nam.
Kinh giáng bút là vấn đề nghiên cứu được thực hiện trong một số khóa
luật tốt nghiệp cử nhân Hán Nôm như: Văn bản Tăng quảng Minh thiện quốc
âm chân kinh của phong trào Thiện đàn đầu thế kỷ XX [59] của Hồ Cẩm Vân,

3
Tam Bảo quốc âm chân kinh trong phong trào Thiện đàn nửa đầu thế kỷ XX [9]
của Nguyễn Đức Bá và Phổ Thiện đường và văn bản Hồi xuân Nam âm bảo
kinh ngoại tập [30] của Trần Quang Huy.
Kinh giáng bút còn được một học giả người Mỹ trình bày trong một tọa
đàm khoa học tại Khoa Văn học Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại
học Quốc gia Hà Nội vào năm 2008.
Như vậy, kinh giáng bút của phong trào Thiện đàn đã được tiếp cận từ
các góc độ như: sưu tập tư liệu, phiên Nôm, nghiên cứu chữ Nôm hay phân tích
chúng nhằm nêu lên giá trị nội dung (nội dung yêu nước, giá trị văn hóa).
Tuy vậy, kinh giáng bút từ góc nhìn quốc văn Nôm Việt Nam của một
thời đoạn có tính bước ngoặt của quốc văn Việt Nam nói chung, quốc văn Nôm

nói riêng vẫn là vấn đề còn bị bỏ trống.
Luận văn với đề tài “Quốc văn Nôm trong kinh giáng bút của phong trào
Thiện đàn đầu thế kỷ XX” của chúng tôi sẽ đề cập đến quốc văn Nôm trong
kinh giáng bút của các Thiện đàn đầu thế kỷ XX không chỉ về mặt tư liệu (lập
danh mục, phiên Nôm) mà còn tiến hành phân tích những đặc trưng chủ yếu
của hình thái quốc văn Nôm này trên các phương diện chủ yếu như: tính chất
quốc văn Nôm về mặt ngôn ngữ - văn tự; chủ thể sáng tạo của quốc văn Nôm
kinh giáng bút Thiện đàn, các thể loại văn học được sử dụng, sự tương ứng
giữa chủ thể sáng tạo và thể loại văn học được sử dụng cũng như lược điểm
một số giá trị về phương diện nội dung.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quốc văn Nôm trong kinh giáng
bút của phong trào Thiện Đàn đầu thế kỷ XX hiện đang được lưu giữ tại Viện
Nghiên cứu Hán Nôm cũng như qua tư liệu mà chúng tôi thu thập được trên
thực địa.
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn ở các phương diện sau đây:
- Nghiên cứu tư liệu và văn bản học loại hình văn bản quốc văn Nôm
kinh giáng bút (lập danh mục văn bản, phiên Nôm các đại diện tiêu biểu ).

4
- Phân tích chúng theo các tiêu chí về chức năng - phong cách - thể loại
trong mối liên hệ với truyền thống quốc văn Nôm nói chung theo một số số đo
áp dụng cho một ngôn ngữ viết để góp phần lý giải đời sống quốc văn Nôm ở
một giai đoạn có tính bản lề và bước chuyển những năm đầu thế kỷ XX.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình tiến hành làm luận văn, chúng tôi sẽ vận dụng một số
những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Các phương pháp và thao tác của khoa văn bản học Hán Nôm.
- Các nguyên tắc và thao tác của phương pháp nghiên cứu trường hợp và
đại diện.

- Các phương pháp và thao tác phân tích ngôn ngữ viết theo các đặc
trưng cấu trúc - chức năng - thể loại - phong cách để xác định giá trị của loại
hình văn bản quốc văn Nôm trong các mối liên hệ và quan hệ.
5. Cái mới của luận văn
Qua nghiên cứu quốc văn Nôm trong kinh giáng bút của phong trào
Thiện đàn đầu thế kỷ XX, luận văn góp phần mô tả đời sống cũng như một số
đặc trưng chủ yếu của loại quốc văn này vào những thập niên cuối thế kỷ XIX
và đầu thế kỷ XX.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương với các nội dung chủ yếu của từng chương như sau:
Chương 1: Giáng bút và kinh giáng bút của phong trào Thiện
đàn đầu thế kỷ XX nhằm giới thiệu về Thiện đàn, phong trào Thiện đàn,
giáng bút và vấn đề in kinh giáng bút đầu thế kỷ XX cũng như quốc văn Nôm
trong kinh giáng bút từ góc nhìn số lượng, giới thiệu đại diện để từ đó làm nền
tảng cho các bước nghiên cứu tiếp theo.
Chương 2: Sự tương ứng Nôm – Hán trong Quốc văn Nôm
kinh giáng bút (Qua nghiên cứu đại diện) với mục đích qua nghiên cứu
3 tập kinh giáng bút (Tăng quảng Minh thiện Quốc âm chân kinh

5
曾廣明善國音真經 (1904); Tam bảo Quốc âm chân kinh 三寳國音真經
(1906) và Hồi xuân Nam âm chân kinh 回春南音真經 (1910)) để đề cập đến
một số đặc trưng của quốc văn Nôm trong kinh giáng bút trên phương diện:
Tính chất quốc văn trên phương diện đối lập Nôm – Hán…
Chương 3: Chủ thể giáng bút – Quần chân và sự tương ứng
giữa chủ thể và thể loại trong chương này, chúng tôi sẽ nói tới những đặc
trưng chủ yếu có liên quan đến: Quần chân – chủ thể của quốc văn Nôm kinh
giáng bút; Quần chân và sự tương ứng thể loại trong kinh giáng bút cũng như
điểm qua một số khía cạnh về giá trị nội dung của quốc văn Nôm trong kinh

giáng bút.
Kèm theo luận văn này là Phụ lục gồm:
Phụ lục 1: Bảng thống kê tên 98 Thiện đàn
1

Phụ lục 2: Danh mục các tập kinh giáng bút đầu thế kỷ XX
2

Phụ lục 3: Tập kinh Tăng quảng Minh Thiện quốc âm chân kinh (1904)
và một số đơn vị văn bản tạm dịch
3

Phụ lục 4: Tập kinh Tam Bảo quốc âm chân kinh (1906) và một số đơn
vị văn bản tạm dịch
4

Phụ lục 5: Tập kinh Hồi xuân Nam âm chân kinh (1910) và bản dịch




1
Do T.S Nguyễn Xuân Diện, Viện Nghiên cứu Hán Nôm cung cấp
2
Được lập từ bộ “Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề yếu” do GS. Trần Nghĩa và GS.F.Gros đồng chủ
biên (1993), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 3 tập
3
Do cử nhân Hán Nôm, Hồ Cẩm Vân - K49, Trường Đại hoc KHXH và NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) cung
cấp
4

Do cử nhân Hán Nôm, Nguyễn Đức Bá – K49, Trường Đại học KHXH và NV (Đại học Quốc gia Hà nội)
cung cấp

6
Chương 1: GIÁNG BÚT VÀ KINH GIÁNG BÚT CỦA PHONG
TRÀO THIỆN ĐÀN ĐẦU THẾ KỶ XX

Chương này chúng tôi sẽ giới thiệu về Thiện đàn, phong trào Thiện đàn,
giáng bút và các vấn đề có liên quan đến in kinh giáng bút, nguồn quốc văn
Nôm kinh giáng bút qua danh mục kinh giáng bút Nôm, giới thiệu các tập kinh
được coi là đại diện để từ đó làm nền tảng cho chương nghiên cứu tiếp theo.
1.1. Thiện đàn và tổ chức của Thiện đàn
1.1.1. Thiện đàn
Thiện đàn – Đàn Khuyến thiện, với tên gọi của mình, đây là loại hình
đàn trong sinh hoạt tín ngưỡng thoạt đầu gắn liền với nhà Nho, những người
trong khoa giáp nhằm khuyến khích con người làm việc thiện, răn dặn không
làm điều ác. Theo quan niệm xưa, việc đỗ hay trượt của sĩ tử chỉ dựa vào âm
đức. Đền Ngọc Sơn được Hội Hướng Thiện - Hội của những người trong khoa
giáp được xây dựng vào giữa thế kỷ XIX, thờ Văn Xương đế quân - vị thần ở
phủ Văn Xương, chuyên coi về bổng lộc mà việc học hành thi cử xưa kia là
nhằm cầu bổng lộc. Muốn cầu được bổng lộc trước hết phải cầu Văn Xương đế
quân. Phải có “phận” đã rồi mới hy vọng đỗ. Câu nói của người xưa “học tài thi
phận” là thế. Nhiều câu đối ở đền Ngọc Sơn thể hiện tinh thần này: “Thiên
thượng chủ tư hữu nhãn đan khán tâm điền. Nhân gian văn tự vô quyền toàn
bằng âm đức”. “Luận sự thường tồn trung hậu tâm, mạc đại phân hắc bạch. Vi
văn bất tác khinh bạc ngữ, đồ tự sính thư hoàng”. Nhưng đến đầu thế kỷ XX,
bên cạnh những quan niệm vốn có đó, sách của Thiện đàn (Thiện thư) vẫn
khuyến thiện như xưa nhưng giờ đây còn là khuyên yêu nước, yêu nhà. “Non
nước”, “Nước non” là một trong những từ rất phổ dụng trong các sách của
Thiện đàn.

Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, đã có nhiều tên gọi khác nhau
về Thiện đàn như: Chính tâm đàn, Lạc đạo đàn, Hội thiện đồng, Phổ thiện

7
đường, Khuyến thiện đàn, Thất diệu đàn, Vi thiện đàn, Lạc thiện đường, Công
thiện đường, Lê hoa đường…
5

Cầu cơ giáng bút luôn gắn liền với các hoạt động khuyến thiện, hướng
thiện. Nó lúc đầu được diễn ra ở các đền Đạo giáo nhằm xin những lời răn dạy
của thánh thần về vận hạn, may rủi. Tại các cung quán thờ cúng của Đạo giáo
(Quán Trấn Vũ, đền Ngọc Sơn, Quán Linh Tiên, Lạc thiện đường, Tam thánh
điện …) ở thời nhà Nguyễn, có những bản kinh của Đạo giáo (Kinh Âm chất,
Kinh Văn xương đế quân, Kinh Quan Thánh đế quân, Dược sơn kỷ tích toàn
biên…) đọc giảng cho mọi thiện nam, tín nữ. Lúc đầu kinh cũng chủ yếu viết
bằng Hán văn, song càng theo thời gian, số tác phẩm kinh giáng bút được viết
bằng quốc âm đã có chiều hướng gia tăng đáng kể. Vào cuối thế kỷ XIX, các
cuộc giáng bút, giảng thiện không còn giới hạn ở các đền của Đạo giáo nữa mà
nó được mở ở nhiều nơi. Ngoài Hà Nội – một trong những điểm xuất hiện
nhiều Thiện đàn với lượng kinh giáng bút được khắc in chiếm một phần không
nhỏ trong kho tàng kinh giáng bút hiện còn lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán
Nôm, Thiện đàn còn xuất hiện ở nhiều tỉnh thành khác nhau như: Nam Định,
Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Sơn Tây, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Giang, Thái
Nguyên, Phú Thọ…Tựu trung, Thiện đàn tập trung chủ yếu ở Bắc Kỳ.
Kể từ cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược, khai thác
thuộc địa, vơ vét của cải, tài nguyên, đầu độc nhân dân ta bằng rượu cồn, thuốc
phiện, ra sức đàn áp tàn bạo phong trào đấu tranh của dân tộc ta, triều đình thì
hèn nhát, cung phụng, làm tay sai cho giặc, thế nên thuần phong mỹ tục, giá trị
cương thường của ta ít nhiều đã bị ảnh hưởng, đảo lộn. Đây cũng là một trong
những nhân tố khiến một bộ phận nhà nho có lòng yêu nước bất đắc chí về quê

mở trường dạy học hoặc dựng Thiện đàn để mong làm được điều gì đó cho dân
tộc ta. “Từ khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lược, lại có các vị nhà nho bất đắc
chí, hoặc về quê mở trường dạy học, hoặc lập Thiện đàn để mong mượn Thiện
đàn để bảo vệ cương thường” được đề cập đến Tìm hiểu phong trào Thiện đàn
đối với cuộc vận động ái quốc – Kinh đạo Nam [3, tr21] do Nguyễn Thị Thanh


5
Xem danh sách 98 thiện đàn ở phần phụ lục 1 của Phụ lục đi kèm với luận văn

8
Xuân phiên âm và chú thích. Mặt khác, một trong những ví dụ điển hình nhất
đã được ghi lại trong Đào Duy Anh (1989), Nhớ nghĩ chiều hôm, Hồi ký, Nxb
trẻ, tp HCM [5, tr217-218] đó là việc Đặng Xuân Bảng, Tiến sĩ quê ở làng
Hành Thiện, tỉnh Nam Định, vốn là tuần phủ tỉnh Hải Dương, song sau khi tỉnh
Hải Dương bị quân Pháp chiếm mất, rồi vua Tự Đức cách chức, ông đã trở về
quê cùng với Đặng Ngọc Toản nguyên làm giáo thụ Kiến Xương cho xây cất
Thiện đàn ở đền Văn Xương trong làng. Kế đó cho dịch Kinh Âm chất 音貭 ra
tiếng Việt, soạn bài Thái thượng cảm ứng thiên quốc âm ca 太上感應天國音歌,
tu chỉnh bài Huấn tử quốc âm ca 訓子國音歌 của Hoàng giáp Phạm Văn Nghị…
Ở quê nhà, các nhà nho đã tổ chức hình thức Thiện đàn, thông qua các
cuộc cầu cơ, giáng bút để tiếp tục tuyên truyền những tư tưởng ái quốc; khuyến
thiện, phục dựng đạo lý luân thường đang bị đảo lộn; gắn chặt tinh thần đoàn
kết dân tộc…Phong trào này mỗi lúc một rầm rộ ở Bắc Kỳ cho đến vùng Thanh
– Nghệ - Tĩnh cũng như tầm ảnh hưởng của nội dung các bản kinh giáng bút
qua phong trào Thiện đàn đã khiến thực dân Pháp thời kỳ này bắt đầu bất an.
Nói vậy cũng bởi, trong bài “Tìm hiểu phong trào Thiện đàn đối với cuộc vận
động ái quốc” – Kinh đạo Nam in trong tập hồi ký “Nhớ nghĩ chiều hôm”
(Nxb trẻ, tp Hồ Chí Minh, 1989) và được in thành tác phẩm “Kinh đạo Nam”
(Nxb Lao động, 2007) có thuật lại lời của ông Nguyễn Ngọc Tỉnh như sau:

“Ông Nguyễn Ngọc Tỉnh kể lại rằng, trong thời gian giáng bút và ấn
hành bản kinh này thì lý trưởng và Phó lý xã Hạc Châu sợ liên lụy nên đã báo
cáo cho quan lại sở tại. Chính quyền thực dân giao cho Bùi Bằng Đoàn bấy giờ
là Tri phủ Xuân Trường điều tra. Bùi Bằng Đoàn có vợ có sai nha đi heo đến
đàn để thử, viết một tờ sớ cho vào phong bì kín. Hàng ngày khách thập phương
qua lại để lễ và xin kinh rất đông, nhiều người sang trọng, cho nên chẳng ai để
ý đến đó là bà phủ Xuân Trường. Theo lệ thì người đến lễ đặt phong bì lên bàn
thờ. Thánh phải giáng bút chỉ tên người ấy, có đúng thì người ta mới tin. Thánh
bèn giáng bút cho ngay một câu thơ rằng:
Côn dược thiên trùng thương hải ngoại,
Bằng Đoàn vạn lý tử tiêu gian.

9
Thế là chỉ rõ tên Bùi Bằng Đoàn ra bằng một câu thơ, mà các nhà nho
học giỏi đều nhận là rất hay, bình thường khó có người tức tịch làm ra được,
huống chi là người cầm kê đấy sức học cũng tầm thường.
Bùi Bằng Đoàn do đó cũng tin là có tiên thánh giáng bút thực, báo cáo lên
tỉnh đó là việc tôn giáo thật chứ không phải là hoạt động chính trị như hương lý
báo. Sau đó Án sát Nam Định là Mai Toàn Xuân cũng cho vợ đến lễ để đặt phong
bì kín và thử như thế. Bùi Bằng Đoàn là người nho học có tiếng cho nên được
giáng bút một câu thơ chữ. Mai Toàn Xuân xuất thân là bồi Tây nên ít học, chỉ
được giáng bút một câu thơ Nôm, nhưng cũng được vạch ra cả ba chữ họ tên như
vẽ ra.
Đầu cành mai mới điểm hoa,
Non sông bốn bể đâu mà chẳng xuân?
Sau đó Tỉnh báo cáo lên Thống sử rằng đây chỉ là một hoạt động tôn giáo,
không nên ngăn cấm. Vì thế mà bản kinh in xong vào mua đông năm 1923 được
phát hành ở Bắc Kỳ rồi sau đó được phát hành bằng quốc ngữ ở Nam Kỳ. Các
mùa hè năm 1924, 1925, 1926 ông Nguyễn Ngọc Tỉnh đề được Đồng Lạc Khuyến
Thiện đàn ở Nam Định mời đến giảng kinh Đạo Nam cho tín đồ của đàn ấy nghe.

Nhưng đến năm 1929, trong cuộc đàn áp đối với các đảng bí mật tiến hành ở
khắp Bắc Kỳ, chính quyền mới xét nhà mà tịch thu tất cả bản kinh còn lại và các
tấm ván in để hủy đi và bắt Đàn chủ là ông Nguyễn Đức Kinh và chủ bút là ông
Nguyễn Ngọc Tỉnh làm án giám”.
Thiện đàn được thiết lập là do một nhóm người đứng lên. Thành phần
tham gia bao gồm nhiều tầng lớp từ thân hào, nông dân cho đến các tầng lớp
nho sĩ, trí thức. Tất cả tham gia cuộc giáng bút đều có chung một mục đích đó
chính là để xem, nghe quần chân giáng bút với những nội dung hướng thiện,
những điều nên làm và những điều không nên làm. Với mục đích phục vụ nhiều
tầng lớp thế nên ngôn ngữ trong kinh giáng bút theo đó được sử dụng chủ yếu
là Quốc âm, Nam âm. Tuy nhiên cũng không loại trừ một số tác phẩm có sử
dụng xen kẽ Quốc âm và Hán tự.
1.1.2. Cách thức tổ chức của Thiện đàn
Về cách thức tổ chức Thiện đàn, theo Thiên thu kim giám chân kinh
天秋金鍳真經 của Hướng Lạc Hợp Thiện đường, phố Phù Liên, tỉnh Thái
Nguyên (bản kinh này được in năm Duy Tân thứ 5 (1911), hiện đang lưu trữ ở
Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm có độ dài 90 trang, khổ 25cm x 15cm

10
gồm 2 tựa, 1 dẫn, 1 bạt, 1 mục lục mang ký hiệu AB.250) thì Văn Xương đế
quân có chỉ thị về cách tổ chức đàn như sau:
 Phía trên hết chính giữa (chính giữa cao trên hết) đặt tôn vị Ngọc Hoàng
 Ngoài cấm môn đặt hương án thờ các vị thần ở điện Thống Minh và
các bộ Tam cung phối theo
 Bên tả: Ở ban trên thờ Trần Hưng Đạo đại vương (Trần vương), Phù
Đổng thiên vương (Đổng vương); Ban giữa thờ Tản Viên thần, Lý Tôn thần
(hay còn gọi là Lý Phục Man); Ban dưới thờ Nhị thập bát tú
 Bên hữu: Ở ban trên thờ Dao Trì Vương Mẫu; Ban giữa thờ Quan âm
bồ tát và Vân Hương thánh mẫu (Liễu Hạnh); Ban dưới thờ các công chúa nước
Nam (các nữ thần phối theo Thánh mẫu trời Nam)

 Ngoài sân có bày một hương án thờ các thần trung nghĩa âm dương
(cả nam lẫn nữ)
 Kê bút: dùng một cành đào mọc ở phương Đông dài 3 thước, chu vi 7
tấc, đầu lấy 3 vuông vải sô màu vàng bọc lại. Phía trên có xuyên một lỗ, lấy tơ
ngũ sắc bện dây, xâu qua đầu ra 2 bên. Mỗi bên tả hữu cho một tiểu đồng cầm
đầu dây. Ở dưới kê bút đặt cái long kỷ cao 3 thước. Trên kỷ đặt bàn gỗ bọc vải
đỏ, duy trước mặt chừa một lỗ nhỏ.
+ Bên kê bút, có Quan Thánh đế cầm thanh long đao đứng hầu để nhận
chữ (chữ được viết trên gạo hoặc trên cát đặt trên mâm – bàn gỗ đào)
+ Văn, Lã nhị vị đứng hầu hai bên tả và hữu
+ Bên hữu cấm môn có sự xuất hiện của Đổng Vương cầm gươm dài
đứng hầu
Cách thức tổ chức Thiện đàn Hướng Lạc Hợp Thiện đường được trình
bày như sau (vị trí từ trong đàn nhìn ra):








11









NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ
CẤM MÔN
THỐNG MINH CHƯ THẦN
DAO TRÌ VƯƠNG MẪU
QUAN ÂM BỒ TÁT
VÂN HƯƠNG THÁNH
MẪU
TRẦN VƯƠNG - ĐỔNG VƯƠNG
TẢN VIÊN
LÝ TÔN THẦN
CÁC CÔNG CHÚA
NHỊ THẬP BÁT TÚ
QUAN THÁNH ĐẾ
KÊ BÚT
VĂN XƯƠNG ĐẾ QUÂN
LÃ ĐỘNG TÂN


HỮU
BIÊN



TẢ
BIÊN

12
Trờn õy ch cỏch bi trớ ca mt Thin n tiờu biu. Vo thi im by
gi - khi phong tro Thin n phỏt trin, vic bi trớ ti mt s Thin n tuy

cng cú nhng c im chung c hu song vn cú nhng nột khỏc bit nht
nh. Ti Ph Thin ng (vn nm thụn Trụi, xó Xuõn K, huyn Kim
Anh, tnh Phỳc Yờn) mt trong nhng ni m phong tro Thin n hot
ng v phỏt trin mnh m, thng xuyờn n loỏt cỏc tỏc phm kinh giỏng bỳt
ta lc thụn Bn, min Xuõn K, xó ụng Xuõn, huyn Súc Sn, H Ni vn
cũn nhng cõu i honh phi, cu trỳc gi li hỡnh nh ca Ph Thin ng
xa. Theo ú, bờn trong Ph Thin ng cú 6 pho tng th (cha rừ l th
c thỏnh thn no ngoi tr mt tng mu a) v 7 ụi cõu i (1 ụi nm
ngoi Ph Thin ng), 2 bc honh phi (mt trong hai bc cú Ph Thin
ng).

S V S BI TR TRONG PH THIN NG









Tam
thánh

Mẫu Địa
Thánh
mẫu
T-ợng
thánh
Sàn đất tế

lễ
Tả môn
Chính
môn
Hữu môn

13












Khung cảnh bên trong Phổ Thiện đường.








Ảnh: Tam thánh.
Ảnh: Mẫu Địa








Ảnh: Thánh mẫu.
Ảnh: Tượng thánh.

×