Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Vai trò của báo chí ngành giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 151 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ
oOo



Nguyễn Xuân Đức



VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ NGÀNH GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(Khảo sát trên Báo Giáo dục & Thời đại, Tạp chí Giáo dục, mạng giáo
dục Edu.Net từ năm 2001-2005)


Chuyên ngành: Báo chí
Mã số: 60.32.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ


Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Đăng Thao





TP.HỒ CHÍ MINH – 2006



MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 4
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 8
6. Lịch sử nghiên cứu đề tài 9
7. Kết cấu nội dung của luận văn 10

CHƢƠNG MỘT: BÁO CHÍ CỦA NGÀNH GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

I . Công cuộc đổi mới đất nƣớc và đổi mới sự nghiệp GD&ĐT 11
1. Công cuộc đổi mới đất nước 11
1.1 Đổi mới – Một quyết sách sáng tạo, hợp quy luật phát triển 11
1.2 Kết quả đổi mới nhìn từ đỉnh cao 2001-2005. 15
2. Đổi mới sự nghiệp GD&ĐT 20
2.1 Đổi mới triết lý giáo dục 20
2.2 Đổi mới chính sách, nội dung, chƣơng trình giáo dục 24
II. Báo chí của ngành GD&ĐT thời kỳ đổi mới 29
1. Báo ngành, một đặc thù của báo chí Việt Nam 29
2. Hệ thống báo chí của ngành GD&ĐT 34
2.1 Báo Giáo dục & Thời đại 34
2.2 Tạp chí Giáo dục 39
2.3 Mạng giáo dục Edu.Net 43


CHƢƠNG HAI: VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ NGÀNH GD&ĐT – NHỮNG
THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ

I. Vai trò của báo chí ngành giáo dục trong sự nghiệp đổi mới giáo dục 49
1. Khắc họa bức tranh tổng thể về sự nghiệp GD&ĐT Việt Nam 49
2. Góp phần giáo dục tƣ tƣởng, nâng cao dân trí, phát hiện và bồi
dƣỡng nhân tài 57
3. Phát hiện những yếu kém tồn tại trong hoạt động giáo dục 62
4. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả GD&ĐT 68
5. Cung cấp thông tin giáo dục các nƣớc trên thế giới 73
II. Những hạn chế của báo chí ngành GD&ĐT 79
2.1 Về nội dung 79
2.2 Về hình thức 84
2.3 Về hiệu quả tuyên truyền 88
2.4 Nguyên nhân của những hạn chế 92

CHƢƠNG BA: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG, HIỆU QUẢ TUYÊN TRUYỀN CỦA BÁO CHÍ NGÀNH
GD&ĐT

I. Đổi mới nội dung, hình thức các ấn phẩm báo chí ngành GD&ĐT 98
Về nội dung 98
Về hình thức 109
Về công tác phát hành, quảng cáo 114
II. Đầu tƣ cho yêu cầu làm báo hiện đại 120
1. Về đội ngũ 120
2. Cơ sở vật chất 124
3. Bộ máy tòa soạn 126
III. Cần có chính sách thỏa đáng cho báo chí của ngành 131


1. Có cơ chế thích hợp 131
2. Có chế độ, chính sách thỏa đáng 132

KẾT LUẬN 135

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài.
Trong thời đại bùng nổ thông tin và toàn cầu hóa hiện nay, vai trò
của báo chí ngày càng trở nên quan trọng. Chính phủ và các cơ quan công
quyền thƣờng xem báo chí là kênh thông tin chủ yếu để lắng nghe, ghi
nhận các phản biện xã hội về những chủ trƣơng, quyết sách đã triển khai;
những bất cập trong công tác quản lý điều hành để kịp thời bổ sung, điều
chỉnh và giải quyết. Ngƣời dân xem báo chí nhƣ “chỗ dựa đáng tin cậy” để
bày tỏ tâm tƣ, nguyện vọng và hiến kế xây dựng, phát triển đất nƣớc. Trong
thực tế, đa phần xã hội đang nói theo báo, nghe theo báo và làm theo báo.
Là ngọn cờ trên mặt trận tƣ tƣởng - văn hóa, báo chí ngày càng thể hiện sức
mạnh vƣợt trội trong việc tạo lập dƣ luận và định hƣớng dƣ luận.
Ngay từ lúc khởi lập tuyên ngôn quy tắc nghề nghiệp của mình, tổ
chức báo chí quốc tế OIJ (Organization of International Journal) đã đĩnh
đạc công bố: “Báo chí là của cải của xã hội chứ không phải sản phẩm thông
thƣờng. Điều ấy cũng có nghĩa nhà báo chịu trách nhiệm trƣớc cộng đồng
xã hội về những gì mà mình loan tin”. Nhân loại cũng không kiệm lời để
sùng tụng: “báo chí là quyền lực thứ tƣ”, “báo chí là nữ hoàng của thế
giới”, “báo chí tạo dƣ luận, tạo phong tục, tạo luật pháp”. Luật báo chí của
ta cũng khẳng định: “Báo chí ở nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là phƣơng tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ

quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức xã hội; là
diễn đàn của nhân dân”. [1, 19]
Nhờ có công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xƣớng và lãnh đạo, báo
chí Việt Nam trong những năm qua đã có bƣớc tiến nhảy vọt về chất lƣợng
và số lƣợng. Từ vài chục cơ quan báo chí trong ngày đầu giành chính
2
quyền, đến nay cả nƣớc đã có “trên 500 cơ quan báo chí với gần 700 ấn
phẩm báo chí, 02 đài phát thanh và truyền hình quốc gia, hơn chục đài phát
thanh và truyền hình khu vực, 64 đài phát thanh, truyền hình ở các tỉnh,
thành phố. Số lƣợng báo chí điện tử phát triển mạnh mẽ cùng với các nhà
cung cấp dịch vụ Internet tạo nên một mạng thông tin báo chí điện tử sôi
động có sức thu hút hàng triệu lƣợt ngƣời truy cập hàng ngày. Đội ngũ
những ngƣời làm báo phát triển nhanh chóng, từ 300 ngƣời trong kháng
chiến chống Pháp lên hơn 15.000 hội viên nhà báo hiện nay, chƣa kể hàng
nghìn ngƣời mới tham gia đội ngũ báo chí nhƣng chƣa đủ điều kiện gia
nhập Hội nhà báo Việt Nam ”.[2, 44].
Trong những năm qua, báo chí nƣớc ta đã tập trung tuyên truyền một
cách có hiệu quả nhiều sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế
xã hội của đất nƣớc, trong đó nổi bật nhất là họat động tuyên truyền về sự
nghiệp đổi mới do Đảng khởi xƣớng và lãnh đạo. Công cuộc đổi mới nếu
tính từ cột mốc Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986), đến nay đã trải qua 20
năm. Khác với 20 năm trƣớc, khi công cuộc đổi mới khởi đầu nhƣ một sự
bung ra, phá bỏ các trói buộc, rào cản phi lý để trở về với những quy luật
tất yếu của kinh tế thị trƣờng, nhờ đó sản xuất phục hồi và phát triển, kinh
tế khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đƣợc nâng cao.
Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, sự khác biệt và chênh lệch lớn
giữa các nền kinh tế là trí tuệ và thông tin. Năng lực cạnh tranh đƣợc quyết
định chủ yếu bởi trí tuệ chứ không phải cơ bắp. Do vậy sự lựa chọn đầu
tiên của các quốc gia trong quá trình phát triển vẫn là giáo dục đào tạo và
khoa học công nghệ. Ở ta, giáo dục đào tạo hiện đang là vấn đề thu hút sự

quan tâm đặc biệt của xã hội. Giáo dục và đào tạo đồng thời cũng là vấn đề
nhạy cảm vì nó liên quan đến quyền lợi học tập của tất cả mọi gia đình.
Việc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giáo dục đào tạo nhằm phục vụ tốt hơn
3
cho yêu cầu phát triển, đổi mới đất nƣớc, tiến tới xây dựng xã hội Việt
Nam “công bằng, dân chủ, văn minh” đang là vấn đề thời sự nóng bỏng.
Báo chí với tƣ cách là công cụ tuyên truyền đắc lực các chủ trƣơng
chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đã dành một dung lƣợng không nhỏ
phản ánh, thông tin kịp thời mọi mặt của đời sống giáo dục. Đặc biệt, hệ
thống báo chí của ngành Giáo dục đào tạo (Báo Giáo dục & Thời đại, Tạp
chí Giáo dục, Mạng giáo dục Edu.Net…) trong nhiều năm qua đã không
ngừng đổi mới để phục vụ tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của bạn đọc. Bức
tranh tổng thể về diện mạo của giáo dục đào tạo nƣớc nhà đƣợc hiện ra rõ
nét hơn, đầy đủ hơn, bản chất hơn… thông qua hệ thống báo chí của ngành
GD&ĐT. Tuy nhiên, nỗ lực của đội ngũ những ngƣời làm báo ngành giáo
dục vẫn chƣa thể thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng và “khó tính” của
công chúng. Báo chí của ngành GD&ĐT bên cạnh những đóng góp to lớn
vào quá trình đổi mới giáo dục vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định.
Đánh giá lại hệ thống báo chí ngành giáo dục để có những chiến lƣợc
đổi mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin đa dạng của bạn đọc, cung cấp
thông tin đầy đủ, khách quan, công bằng về những nỗ lực đổi mới giáo dục
đào tạo, về hình ảnh ngƣời thầy trong thời kỳ mới… là vấn đề hết sức cấp
thiết đối với mỗi cơ quan báo chí của ngành.
Tác giả luận văn may mắn có cơ hội đƣợc trƣc tiếp tham gia vào
công tác tổ chức nội dung cho các ấn phẩm của Báo Giáo dục & Thời đại,
cơ quan ngôn luận chính thống của Bộ GD&ĐT từ năm 2000, và liên tục
cho đến nay là tròn 6 năm, bản thân tôi tự ý thức đƣợc rằng nội dung thông
tin và cách thức chuyển tải thông tin là khâu hết sức quan trọng trong quy
trình làm báo. Chính vì vậy đối với tôi, đây là đề tài trăn trở để nghiên cứu
với nhiều thuận lợi cũng nhƣ khó khăn về thực tế công việc đƣợc giao.

4
Qua nghiên cứu này, hi vọng từ đây luận văn sẽ có một phần đóng
góp vào việc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả tuyên truyền của báo chí ngành
GD&ĐT trong thời kỳ đổi mới. Đồng thời, từ đây cũng sẽ là căn cứ giúp
cho lãnh đạo các cơ quan báo ngành và lãnh đạo Bộ GD&ĐT tham khảo
nhằm đƣa ra hƣớng đổi mới toàn diện hệ thống báo chí của ngành, xây
dựng báo chí ngành GD&ĐT trở thành tập đoàn báo chí hiện đại, góp phần
quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dƣỡng nhân tài”.

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.
Hi vọng luận văn này sẽ có ít nhiều đóng góp cho lý luận báo chí
chuyên ngành - một loại hình báo chí đặc thù của Việt Nam, những kết quả
nghiên cứu bƣớc đầu và những đề xuất của luận văn sẽ giúp ích phần nào
cho những ngƣời trực tiếp tham gia tổ chức nội dung, hình thức các ấn
phẩm báo chí ngành GD&ĐT.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tƣ liệu có hệ thống, có cơ
sở khoa học cho những ai quan tâm đến hoạt động báo chí của ngành
GD&ĐT. Luận văn có thể dùng làm nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà
hoạch định chính sách, các cấp quản lý giáo dục quan tâm đến công tác
truyền thông của ngành, đồng thời là nguồn tƣ liệu tham khảo hữu ích cho
đội ngũ những ngƣời làm báo giáo dục.
Hoạt động thực tiễn của báo chí ngành GD&ĐT trong những năm
qua cho thấy bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, vẫn còn không ít hạn chế.
Một trong những hạn chế dễ nhận diện là quy mô, tính chuyên nghiệp và
hiện đại của báo chí ngành giáo dục chƣa phát triển tƣơng xứng với vị thế
của lĩnh vực mang tầm “quốc sách hàng đầu”. Đội ngũ phóng viên, biên tập
viên phần lớn xuất thân từ nhà giáo hoặc tốt nghiệp các trƣờng sƣ phạm, ít
5
đƣợc đào tạo báo chí chuyên nghiệp, phần lớn làm việc theo kinh nghiệm

và sự trƣởng thành về chính trị theo thời gian… Có thể đây là một trong
những nguyên nhân khiến chất lƣợng nội dung và hình thức các ấn phẩm
báo chí ngành GD&ĐT chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của ban
đọc. Tƣ duy bao cấp vẫn còn bao trùm trong đội ngũ những ngƣời làm báo
ngành do thị trƣờng báo chí phần nào đƣợc bảo hộ trong hệ thống nhà
trƣờng. Báo ngành ít bị cạnh tranh và bạn đọc báo ngành cũng tƣơng đối
“dễ tính” (phần lớn kinh phí đặt mua báo ngành từ ngân sách nhà nƣớc).
Do vậy luận văn này một mặt đánh giá khách quan, đầy đủ vai trò của báo
chí ngành giáo dục trong thời kỳ đổi mới, những thế mạnh, đặc trƣng và
bản sắc riêng của mỗi ấn phẩm báo ngành, đồng thời cũng khách quan chỉ
ra những yếu kém cần khắc phục.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
Nghiên cứu đề tài này với mục đích đem lại một cái nhìn tổng thể về
bức tranh báo chí của ngành GD&ĐT, về vai trò của báo chí ngành giáo
dục trong thời kỳ đổi mới. Trên cơ sở khảo sát nội dung thể hiện qua tin,
bài, chuyên mục trên các ấn phẩm của báo GD&TĐ, tạp chí Giáo dục,
mạng giáo dục Edu.Net từ năm 2001-2005 để đƣa ra những phân tích, đánh
giá và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả tuyên
truyền của báo chí ngành GD&ĐT.
Luận văn đi sâu nghiên cứu cách thức tổ chức hệ thống các chuyên
mục trên các ấn phẩm của báo chí ngành GD&ĐT, những nội dung cơ bản
mà hệ thống báo chí giáo dục chuyển tải tới bạn đọc, những đặc trƣng, thế
mạnh cũng nhƣ bản sắc riêng của báo chí giáo dục so với các loại hình báo
chí khác, đồng thời nhấn mạnh vai trò của báo chí giáo dục trong việc
tuyên truyền các chủ trƣơng lớn của Đảng, nhà nƣớc về GD&ĐT, những
chiến lƣợc, quyết sách của ngành về đổi mới nội dung chƣơng trình giáo
6
dục, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục.
Bên cạnh đó luận văn còn chỉ ra những đóng góp của hệ thống báo ngành

trong việc cung cấp kiến thức về lĩnh vực giáo dục & đào tạo (từ bậc học
mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đến đại học…),
nhấn mạnh vai trò cầu nối của báo chí ngành giáo dục nhƣ một diễn đàn
rộng rãi cho giáo viên và các nhà quản lý giáo dục trao đổi, chia sẻ và hiến
kế chấn hƣng sự nghiệp giáo dục nƣớc nhà, đặc biệt là sự cổ vũ của báo chí
giáo dục trong việc phát hiện và nhân rộng những mô hình mới, điển hình
tiên tiến, phát hiện đào tạo và bồi dƣỡng nhân tài…
Ngoài ra, luận văn cũng đi sâu phân tích những yếu kém, tồn tại của
báo chí ngành giáo dục, những thay đổi chậm chạp trong cách thức tuyên
truyền, nội dung và hình thức các ấn phẩm, sự nghèo nàn thông tin về kinh
tế chính trị và các lĩnh vực khác, đặc biệt là “tính chiến đấu” của báo chí
giáo dục chƣa cao. Trên các báo ngành, phần lớn vẫn là các bài viết minh
họa chủ trƣơng của ngành, ít có những bài viết hay, có tính phản biện hoặc
đề xuất những giải pháp cụ thể về những vấn đề đặt ra của giáo dục nói
riêng, kinh tế xã hội nói chung, thông tin chậm cập nhật và hình thức thể
hiện thiếu hấp dẫn…
Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nƣớc, của
ngành về đổi mới giáo dục đào tạo, đổi mới họat động báo chí trong
thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc đổi mới giáo dục đào tạo và việc
đổi mới hệ thống báo chí của ngành giáo dục.
- Thu thập tài liệu, nghiên cứu phân tích các bài viết, khảo sát thực
tế họat động báo chí của các cơ quan báo chí trực thuộc ngành
GD&ĐT quản lý.

7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hệ thống các cơ quan báo chí
ngành giáo dục đào tạo, bao gồm Báo Giáo dục & Thời đại, Tạp chí Giáo

dục, mạng giáo dục Edu.Net và hoạt động thực tế của các cơ quan này.
Ngoài ra, luận văn cũng tham khảo một số ấn phẩm báo chí liên quan đến
giáo dục nhƣng không thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ GD&ĐT để
so sánh, tham chiếu. Hiện tại ngoài các cơ quan báo chí chính thức của Bộ
GD&ĐT có khoảng trên dƣới 10 tờ báo của các ban ngành, đoàn thể, hội
nghề nghiệp có nội dung chuyên sâu về giáo dục nhƣ Khuyến học và dân
trí, Giáo dục TP.Hồ Chí Minh, Tia sáng, Trí tuệ, Giáo chức Việt Nam, Thế
giới trong ta…và hầu hết các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình của
Trung ƣơng và địa phƣơng đều có chuyên trang, chuyên mục về GD&ĐT.
Điều này cho thấy tầm quan trọng của lĩnh vực này trong đời sống xã hội
cũng nhƣ mức độ quan tâm đến giáo dục của đông đảo độc giả.
Phạm vi nghiên cứu là khảo sát trên Báo Giáo dục & Thời đại, tạp
chí Giáo dục, mạng giáo dục Edu.Net trong khoảng thời gian 5 năm (2001
– 2005). Sở dĩ chúng tôi chọn phạm vi nghiên cứu trong khoảng thời gian
này bởi những lý do sau:
- Năm 2001-2005 là giai đoạn kết thúc 5 năm đầu của chiến lƣợc
phát triển giáo dục đào tạo 2001-2010 đã đƣợc Chính phủ phê duyệt,
đồng thời cũng là giai đoạn thực hiện nghị quyết ĐH Đảng lần thứ
IX, chuẩn bị tiền đề cho cho ĐH X và tổng kết 20 năm đổi mới.
- Năm 2001 cũng là năm bắt đầu triển khai Nghị quyết số 40 của
Quốc hội và chỉ thị số 14 ngày 11.6.2001 của Chính phủ về đổi mới
chƣơng trình giáo dục phổ thông và cũng là năm học mở đầu của
thập niên (2001-2010) thực hiện phổ cập THCS (theo tinh thần Nghị
Quyết 41 của Quốc hội và chỉ thị số 61 của Bộ Chính trị. Bắt đầu
triển khai quy hoạch mạng lƣới trƣờng ĐH, CĐ.
8
- Báo Giáo dục Thời đại bắt đầu thực hiện giai đoạn cải tiến mới.
Báo tăng từ 12 trang lên 16 trang với những chuyên mục mới phục
vụ bạn đọc. Cũng bắt đầu từ năm 2001 báo chính thức in và phát
hành cùng lúc tại 3 vùng trong cả nƣớc (Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM)

và khai trƣơng Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng, Cần Thơ.
- Tạp chí Giáo dục đƣợc tổ chức sắp xếp lại trên cơ sở sáp nhập Tạp
chí Nghiên cứu Giáo dục và Tạp chí Đại học & giáo dục chuyên
nghiệp theo chủ trƣơng của Chính phủ. 2001 là năm chính thức ra
mắt Tạp chí Giáo dục bộ mới.
- Mạng giáo dục Edu.Net (Education Network - cổng thông tin điện
tử Bộ GD&ĐT) chính thức đƣợc lãnh đạo Bộ GD&ĐT bấm nút khai
trƣơng với các địa chỉ truy cập: www.edu.net.vn và
www.moet.gov.vn. Cổng thông tin do Trung tâm Tin học thiết kế và
xây dựng với sự hỗ trợ tác nghiệp từ các vụ, các đơn vị trực thuộc Bộ
với mục tiêu tin học hóa hoạt động hành chính tại Bộ GD&ĐT tiến
tới chính phủ điện tử…

5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Luận văn đƣợc hình thành dựa trên cơ sở những quan điểm, hệ
thống lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về công tác
báo chí, giáo dục & đào tạo, những chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng và
Nhà nƣớc cũng nhƣ quan điểm chỉ đạo của các cấp quản lý về các lĩnh vực
trên. Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu phân tích, thống kê, khảo
sát thực tiễn và thăm dò dƣ luận xã hội thông qua hình thức trao đổi và
phỏng vấn. Công tác thu thập tài liệu đƣợc thực hiện dƣới dạng ghi chép,
thống kê, quan sát trực tiếp, cập nhật số liệu qua báo chí, qua các website
và các hội nghị, hội thảo khoa học.
9
Sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu, trong
đó chủ yếu thực hiện bằng phƣơng pháp quy nạp có kết hợp phƣơng pháp
loại suy để rút ngắn thời gian nghiên cứu mà vẫn đảm bảo tính logic và
khoa học.
Ngoài ra, luận văn còn kế thừa những thành quả nghiên cứu của
một số khóa luận tốt nghiệp và luận văn đã có trƣớc đây về hoạt động của

báo chí ngành GD&ĐT. Tuy nhiên, những công trình khoa học đã có trƣớc
đó chỉ mang tính chất nghiên cứu đơn lẻ về nội dung tuyên truyền của một
tờ báo, một chƣơng trình phát thanh truyền hình cụ thể, còn đi sâu nghiên
cứu tổng thể về hệ thống báo chí ngành giáo dục và vai trò của nó trong
thời kỳ đổi mới thì đây có lẽ là công trình đầu tiên.

6. Lịch sử nghiên cứu đề tài.
Ở nƣớc ta, hoạt động nghiên cứu vai trò của báo chí ngành nói
chung, báo chí ngành GD&ĐT nói riêng còn là vấn đề mới. Trƣớc đó, đã
có khoảng trên dƣới 10 khóa luận tốt nghiệp của SV khoa Báo chí trƣờng
ĐH KHXH&NV Hà Nội, Phân viện Báo chí tuyên truyền nghiên cứu về
tuyên truyền đổi mới giáo dục trên Báo Giáo dục & Thời đại, hoạt động
truyền thông quan hệ công chúng của Bộ GD&ĐT nƣớc ta…Tuy nhiên
những nghiên cứu này chỉ mang tính chất mô tả các vấn đề của giáo dục
đƣợc báo chí của ngành đăng tải hoặc đƣa ra những khảo sát sơ bộ về hoạt
động truyền thông của Bộ GD&ĐT một cách đơn lẻ mà chƣa xem xét nó
trong tổng thể hệ thống báo chí ngành GD&ĐT.
Ở nƣớc ta, thực tế đang tồn tại một hệ thống báo chí chuyên ngành
do các Bộ, ngành quản lý. Tuy vậy những nghiên cứu về mặt lý luận và
thực tiễn báo ngành ở Việt Nam rất ít ỏi nếu không muốn nói là “còn bỏ
ngỏ”. Chính vì vậy, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này và hi vọng
10
sẽ bƣớc đầu gợi mở những hƣớng nghiên cứu tiếp theo, sâu hơn về một hệ
thống báo chí đặc thù chỉ có ở Việt Nam: báo ngành! Qua đi sâu khảo sát,
tìm hiểu cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn hoạt động báo chí ngành
GD&ĐT, ngoài việc rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình làm
báo của bản thân, chúng tôi cũng mạnh dạn đề xuất những giải pháp cụ thể
nhằm xây dựng hệ thống báo chí ngành GD&ĐT trở thành một tập đoàn
báo chí mạnh, có khả năng cạnh tranh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày
càng cao của công chúng.


7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chƣơng và danh
mục tài liệu tham khảo.

Chƣơng I: Báo chí ngành Giáo dục & Đào tạo trong thời kỳ đổi mới.
Chƣơng II: Vai trò của báo chí ngành GD&ĐT - Những thành tựu và hạn
chế.
Chƣơng III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả tuyên
truyền của báo chí ngành GD&ĐT.

11
CHƢƠNG MỘT

BÁO CHÍ CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

I. CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƢỚC VÀ ĐỔI MỚI SỰ
NGHIỆP GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

1. Công cuộc đổi mới đất nƣớc.

Đổi mới – Một quyết sách sáng tạo, hợp quy luật phát triển.
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xƣớng và lãnh đạo, nếu kể từ
Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986), đến nay đã trải qua 20 năm. 20 năm
đổi mới có thể đƣợc nhìn nhận là 20 năm phấn đấu của toàn thể dân tộc ta
trên những chặng đƣờng quanh co, gian khổ thậm chí chƣa có tiền lệ để
thực hiện các quyền tự do, dân chủ, thực hiện điều mà bác Hồ đã từng ấp ủ.
Công cuộc đổi mới từ khoán 10 trong nông nghiệp, xé rào trong
doanh nghiệp nhà nƣớc, bỏ “ngăn sông cấm chợ” trong thƣơng nghiệp, bỏ

độc quyền ngoại thƣơng cho đến luật doanh nghiệp, việc bỏ giấy phép con,
cải cách hành chính một cửa, một dấu, cho phép các thƣơng nhân đƣợc
xuất khẩu, tƣ nhân đƣợc đầu tƣ vào giáo dục, xuất hiện cạnh tranh…là một
quá trình dài, liên tục từng bƣớc mở rộng các quyền tự do của ngƣời dân đã
đƣợc khẳng định long trọng trong hiến pháp nhƣng đã bị nhà nƣớc “cầm
nhầm” “giữ hộ” quá lâu. “Từ việc cấp giấy phép đánh máy chữ, cấp giấy
phép bán báo rong có kỳ hạn đến việc Thủ tƣớng công nhận ngƣời dân có
quyền đƣợc thông tin, việc chất vấn các thành viên Chính phủ trƣớc Quốc
hội đƣợc truyền hình trực tiếp và báo chí công bố ý kiến của cử tri đánh giá
12
trả lời của các bộ trƣởng là một bƣớc tiến theo một hƣớng khác, không
kém phần quan trọng của đổi mới: đó là thực hiện các quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí, tự do lập hội để góp phần cải cách bộ máy hành chính
quan liêu khỏi các căn bệnh tham nhũng, bất lực, tƣ lợi. Đó là những cải
cách đúng hƣớng cần đƣợc đẩy tới trên con đƣờng phát triển”. [3, 51].
Đối với nhân dân ta, khái niệm “đổi mới” thật ra không phải là điều
xa lạ. Từ những năm đầu thế kỷ trƣớc, một số nhân sĩ yêu nƣớc của ta đã
từng đề xƣớng thuyết duy tân, mà theo đứng ngữ nghĩa là đổi mới. Bác Hồ
trong các bài viết và bài nói chuyện của mình cũng đã nhiều lần dùng từ đổi
mới. Tuy nhiên đến những năm 1970 và đầu 1980, khi mà tình hình kinh tế
xã hội của nƣớc ta ngày càng lún sâu vào khó khăn, khủng hoảng, hai từ
“đổi mới” đƣợc đƣa ra với nội hàm mới, đã lập tức trở thành việc mới lạ,
làm cho xã hội đặc biệt quan tâm, dù đổi mới lúc đó chủ yếu mới tập trung
vào lĩnh vực quản lý kinh tế. Đến đại hội lần thứ VI của Đảng, đổi mới
đƣợc đề cập một cách toàn diện và trở thành đƣờng lối chiến lƣợc của
Đảng.
Việc xác định đúng mục tiêu của đổi mới có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Từ việc khẳng định chúng ta “đổi mới nhƣng không đổi màu”, “đổi
mới nhƣng không đổi hƣớng”, “đổi mới nhất quán chứ không nửa vời”,
“hội nhập mà không hòa tan”…, Đảng ta đã đi tới xác định trong các văn

kiện chính thức của Đảng rằng: “Đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự
nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Đổi mới phải giữ vững
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đổi mới không phải là xa rời
chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh mà là nhận thức đúng, vận
dụng sáng tạo và phát triển học thuyết, tƣ tƣởng đó, lấy đó làm nền tảng tƣ
tƣởng và kim chỉ nam cho hành động của đảng, làm cơ sở phƣơng pháp
luận quan trọng nhất để phân tích tình hình, hoạch định và hoàn thiện
đƣờng lối đổi mới” [4, 35].
13
Đổi mới là từ bỏ cách nghĩ và cách làm cũ, tìm ra cách nghĩ và cách
làm mới, là từ bỏ lối quản lý quan liêu, bao cấp, bảo thủ, trì trệ, tìm ra cơ
chế quản lý mới hƣớng tới sự phát triển… Đổi mới là nhìn thẳng vào sự
thật, đánh giá đúng sự thật, tìm ra nguyên nhân các sai lầm, khuyết điểm để
sửa chữa…Đổi mới không phải là phủ định thành tựu và cách làm trƣớc
đây, mà là khẳng định những gì đã hiểu đúng, làm đúng, loại bỏ những gì
hiểu sai, làm sai, hoặc những gì trƣớc kia đúng, nhƣng nay không còn phù
hợp, bổ sung nhận thức mới và cách làm mới, đƣa đất nƣớc phát triển toàn
diện trong giai đoạn mới.”. [5, sđd].
Trƣớc sau nhƣ một, Đảng ta khẳng định rằng đổi mới xuất phát từ lợi
ích của đất nƣớc và của nhân dân. “Đổi mới là một phong trào cách mạng
có tính quần chúng rộng rãi, trong đó nhân dân vừa là ngƣời sáng tạo, vừa
là chủ thể thực hiện”. [6, sđd].
Đại hội lần thứ VI của Đảng (tháng 10.1986) đánh dấu một bƣớc
ngoặt rất cơ bản trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nƣớc ta với việc đƣa ra
đƣờng lối đổi mới toàn diện đất nƣớc – từ đổi mới tƣ duy đến đổi mới tổ
chức, từ đổi mới kinh tế đến đổi mới hệ thống chính trị và các lĩnh vực
khác. Đại hội đƣa ra phƣơng châm: “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá sự
thật, nói rõ sự thật”. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng
(tháng 4.1991) là một bƣớc phát triển đặc biệt quan trọng của quá trình đổi
mới, với việc thông qua “Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá

độ lên CNXH”, khẳng định phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, vận động theo cơ chế thị trƣờng, có sự quản lý của nhà nƣớc, theo
định hƣớng XHCN.
Đại hội VIII của Đảng (tháng 6.1996) khẳng định nƣớc ta đã ra khỏi
khủng hoảng kinh tế-xã hội, chỉ rõ mục tiêu đẩy mạnh CNH-HĐH, phấn
14
đấu đƣa nƣớc ta trở thành một nƣớc công nghiệp vào năm 2020. Xem đổi
mới kinh tế là nhiệm vu trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.
Đại hội IX của Đảng (tháng 4.2001) là ĐH mở đầu thế kỷ 21 ở Việt
Nam, khẳng định mục tiêu “độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, dân giàu
nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, hoạch định chiến lƣợc
phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (tháng 4.2006) đƣợc
đánh giá là đại hội của trí tuệ, đổi mới và đoàn kết. Đại hội đã khẳng định
mục tiêu bao trùm: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cộc đổi
mới, sớm đƣa nƣớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển” [7, 3]
Tổng kết lại quá trình 20 năm đổi mới chúng ta thấy rõ: đƣờng lối
đổi mới không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của một quá trình tìm tòi,
thử nghiệm; thông qua những trăn trở, đấu tranh gian khổ về tƣ duy trên cơ
sở tổng kết thực tiễn kết hợp với vận dụng lý luận, tạo ra những đột phá
quan trọng. Đó là quá trình sáng tạo từng bƣớc từ thấp lên cao, từ đổi mới
bộ phận đến đổi mới căn bản, từ đổi mới từng mặt đến đổi mới toàn diện.
Thế giới đang bƣớc vào giai đoạn toàn cầu hóa và kinh tế tri thức.
Nguyên lý phát triển trong thời đại mới đang thay đổi căn bản. Nhập vào
quỹ đạo phát triển của thế giới nghĩa là Việt Nam phải thực hiện bƣớc
chuyển kép chƣa từng có trong lịch sử: vƣợt bỏ nền kinh tế nông nghiệp
truyền thống, đồng thời phải xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chuyển
lên nền công nghiệp đại và phát triển kinh tế thị trƣờng, tháo dỡ các rào
cản tự túc, tự cấp để mở cửa và hội nhập vào thế giới. Đó là những nhiệm

vụ “động trời”, mang tầm lịch sử - thời đại. Với lợi thế của một nƣớc nghèo
(chi phí nhân công rẻ, môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn, nguồn lao động dồi
dào….) chúng ta có thể “đi tắt đón đầu” nhƣ cách thức mà Singapore hay
15
Hàn Quốc đang thực hiện, có nhƣ vậy mới có thể tiếp kịp các nƣớc phát
triển trong khu vực.

Kết quả đổi mới – Nhìn từ đỉnh cao 2001-2005.
Giai đoạn 2001-2005 đƣợc xem là đỉnh cao của tiến trình đổi mới,
mặc dù trong giai đoạn này đất nƣớc phải đối mặt với những khó khăn
khách quan lẫn chủ quan. Tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến
phức tạp. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và lợi ích của các quốc gia vẫn là bài
toán chƣa có lời giải đáp. Những biến động thất thƣờng của giá xăng dầu
và năng lƣợng, dịch cúm gia cầm trong nƣớc và thiên tai; Tệ nạn tham
nhũng và những yếu kém trong công tác quản lý chƣa đƣợc giải quyết rốt
ráo… Tuy vậy, tăng trƣởng GDP toàn xã hội của thời kỳ này vẫn duy trì
đều qua các năm, bình quân đạt 7,5% (mặc dù thấp hơn giai đoạn tăng
trƣởng nóng 1991-1995, 8,2%) nhƣng chúng ta đã đạt đƣợc tiến bộ đều và
bền vững trên mọi lĩnh vực.
Nhìn lại xuyên suốt quá trình 20 năm đổi mới, chúng ta dễ dàng nhận
thấy, nếu giai đoạn 1986-1990, là thời kỳ bắt đầu công cuộc đổi mới với
chủ trƣơng phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, bƣớc đầu giải
phóng lực lƣợng sản xuất, tạo ra động lực phát triển mới thì giai đoạn
1991-1995 (ĐH VII) đất nƣớc ra khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái. Toàn
Đảng toàn dân ta tiếp tục bắt tay vào thực hiện chiến lƣợc ổn định và phát
triển kinh tế -xã hội 10 năm (1991-2000) với quyết tâm: “ra khỏi khủng
hoảng, ổn định tình hình kinh tế xã hội, phấn đấu vƣợt qua tình trạng nƣớc
nghèo và kém phát triển”. Đây là giai đoạn có tốc độ tăng trƣởng cao (GDP
bình quân đạt 8,2%), đặc biệt ngành dịch vụ có tốc độ tăng trƣởng 12%.
Giai đoạn 1996-2000 tiếp tục đẩy mạnh CNH-HĐH và giai đoạn 2001-

2005 chúng ta đã vƣợt qua tình trạng nƣớc nghèo, kém phát triển.
16
“Trong 5 năm (2001-2005), tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) tăng
bình quân 7,51%/năm. Trong đó nông nghiệp tăng 3,8%, công nghiệp tăng
10,2%, dịch vụ tăng 7%. GDP bình quân đầu ngƣời khoảng 10 triệu đồng
(năm 2005 là 640 USD), vƣợt mức bình quân của các nƣớc phát triển có
thu nhập thấp (500 USD). Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân
16%/năm, trong đó công nghiệp nhà nƣớc tăng khoảng 12,1%, công nghiệp
ngoài nhà nƣớc tăng 21,8%/năm, công nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
tăng 15,3%. Đến thời điểm năm 2005, cả nƣớc đã có 100 khu công nghiệp,
khu chế xuất. Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp, nông lâm, ngƣ
nghiệp tăng 5,5%. An ninh lƣơng thực quốc gia đƣợc đảm bảo. Đến năm
2005, hầu hết các xã đã có điện thoại, 83% số xã trong toàn quốc có điểm
bƣu điện văn hóa xã; 3,2 triệu thuê bao internet. Mật độ điện thoại đạt 19
máy/100 dân” [8, 3].
Hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoại có nhiều bƣớc tiến
mới. Quan hệ kinh tế giữa nƣớc ta với các nƣớc trên thế giới đƣợc mở rộng.
Việc thực hiện các cam kết về khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA),
Hiệp định thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ, gia nhập tổ chức thƣơng mại
thế giới (WTO) và thực hiện các hiệp định hợp tác đa phƣơng, song
phƣơng khác… đã góp phần tạo ra bƣớc phát triển mới rất quan trọng về
kinh tế đối ngoại, nhất là xuất khẩu. Giáo dục và đào tạo có bƣớc phát triển
khá. Đến hết năm 2005 đã có 31 tỉnh thành đạt tiêu chuẩn phổ cập THCS.
Quy mô giáo dục tiếp tục đƣợc mở rộng và trình dộ dân trí ngày càng đƣợc
nâng lên rõ rệt. Khoa học và công nghệ có nhiều tiến bộ. Bƣớc đầu đổi mới
cơ chế quản lý, đa dạng hóa phƣơng thức giao nhiệm vụ nghiên cứu nhƣ
đấu thầu cạnh tranh hoặc hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu ứng dụng
cho các doanh nghiệp. Tiềm lực và trình độ khoa học, công nghệ trong
nƣớc đã có bƣớc phát triển, hoạt động KHCN đƣợc mở rộng và nâng cao
hiệu quả. Văn hóa xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, việc gắn kết giữa phát

17
triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tích cực, chỉ
số phát triển con ngƣời đƣợc nâng lên. Thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng
từ 5,7 triệu đồng năm 2000 lên trên 10 triệu đồng năm 2005, tăng
12,1%/năm và chỉ số phát triển con ngƣời là 0,704 (xếp thứ 108/177
nƣớc)”.[9, sđd].
Đó là những kết quả thắng lợi hết sức quan trọng, đƣợc xem là đỉnh
cao của 20 năm đổi mới. Điều này thể hiện sự nỗ lực phấn đấu của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân; sự chỉ đao điều hành có hiệu quả của Chính
phủ; sự năng động và quyết tâm của các cấp, ngành, các doanh nghiệp và
của mọi tầng lớp nhân dân.
Tuy nhiên chất lƣợng phát triển kinh tế - xã hội và năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế còn kém. Báo cáo Cạnh tranh kinh tế toàn cầu của
diễn đàn kinh tế thế giới 2005 cho biết: Chỉ số cạnh tranh toàn cầu của
nƣớc ta xếp thứ 77/104 nƣớc, trong đó cạnh tranh về môi trƣờng kinh tế vĩ
mô xếp thứ 58/104, thể chế công xếp thứ 82/104, công nghệ xếp thứ
92/104; chỉ số cạnh tranh về kinh doanh xếp thứ 90/104.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Theo đánh giá của Ngân hàng thế
giới, năm 2004, tỉ trọng dịch vụ trong GDP của Việt Nam là 38%, của
Philipine là 54%, của Thái Lan là 46%. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội
chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển. Chất lƣợng giáo dục đào tạo (GD&ĐT) và
khoa học công nghệ (KHCN) còn thấp, nhiều vấn đề hạn chế, yếu kém
chậm đƣợc khắc phục. Bộ máy nhà nƣớc chậm đổi mới, chƣa theo kịp yêu
cầu của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.
Tất nhiên, đứng trƣớc những thách thức to lớn của thời đại, trong thế
giới toàn cầu hóa với những diễn biến phức tạp và khó tiên định, ngƣời dân
vẫn đang tiếp tục kỳ vọng vào sự bứt phá đi lên của đất nƣớc trên mọi lĩnh
vực.
18
Biểu đồ 1: [Tốc độ tăng trƣởng GDP giai đoạn 2001-2005 (đơn vị tính: %). Các biểu

đồ dƣới đây chúng tôi xác lập dựa trên số liệu báo cáo trong văn kiện Nghị quyết đại hội
X của Đảng]
8.43
7.80
7.34
7.08
6.90
0.00
5.00
10.00
2001 2002 2003 2004 2005





Biểu đồ 2: Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội (giai đoạn 2001-2005)
44%
13%
12%
14%
9%
8%
Công nghiệp & Xây dựng Nông,lâm,thủy sản
Giao thông,bưu điện Nhà ở,công trình công cộng
Giáo dục, y tế, thể thao,văn hóa, khoa học CN Lĩnh vực khác

19
Biểu đồ 3: Vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc (2001-2005)
22.20%

27.00%
8.90%
11.20%
3.10%
27.60%
Nông,lâm,thủy sản Giao thông,bưu điện GD&ĐT
Y tế,xã hội, văn hóa,thể thao KH&CN Các lĩnh vực khác


Biểu đồ 4: Tăng trƣởng kinh tế - xã hội qua các thời kỳ:

0.00%
2.00%
4.00%
6.00%
8.00%
10.00%
12.00%
14.00%
16.00%
1986-1990 1991-1995 1996-2000 2001-2005
Tốc độ tăng trưởng Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ

Tại thời điển hiện nay, khi đất nƣớc đang bƣớc vào giai đoạn hội
nhập sâu và toàn diện vào hệ thống kinh tế thế giới và khu vực, thêm một
lần, chúng ta phải suy ngẫm lại chân lý: cái đã từng đúng không chắc sẽ
tiếp tục đúng. Đổi mới cần đƣợc tiếp tục đẩy mạnh chính là hiểu theo nghĩa
đó. “Tiến hành công nghiệp hóa hƣớng tới kinh tế tri thức, dựa vào tri thức
và hội nhập quốc tế; coi rƣợt đuổi tri thức và tiến kịp công nghệ là nội dung
chủ chốt của toàn bộ nỗ lực đua tranh phát triển của dân tộc”. [10, 10].

Để đạt đƣợc những mục tiêu nhƣ mong muốn, chúng ta cần có một
chiến lƣợc phát triển “rút ngắn”, “tiến kịp” bằng sự cắn răng vƣợt khó của
20
ngƣời dân và tính kỷ luật sắt thép của xã hội. Chiến lƣợc phát triển phải có
tầm nhìn vƣợt xa thực trạng đất nƣớc, phải bao quát đƣợc xu thế và triển
vọng của nền kinh tế toàn cầu đang biến động rất nhanh và đầy bất trắc.
Chiến lƣợc phải đảm bảo cho nền kinh tế tồn tại và phát triển bền vững.
Đồng thời, phải hình thành và phát triển đồng bộ một xã hội dân chủ, văn
minh, mở cửa, của con ngƣời, vì con ngƣời và do con ngƣời.

2. Đổi mới sự nghiệp giáo dục & đào tạo.

Đổi mới triết lý giáo dục
Thiên niên kỷ mới đã bắt đầu với một xu thế lớn là sự toàn cầu hóa,
dẫn đến cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia về kinh tế, chủ yếu là kinh tế
tri thức và công nghệ. Đây cũng là tiền đề của sự hình thành nền văn minh
thứ 3 của nhân loại – nền văn minh trí tuệ. Bối cảnh thời đại đó đặt ra một
thách thức lớn với GD&ĐT là làm thế nào để khai thác nguồn tài nguyên
trí tuệ dồi dào tiềm ẩn trong con ngƣời Việt Nam.
Từ thuở bình minh của cuộc các mạng công nghiệp đến nay, chƣa
bao giờ chúng ta lại có nhiều điều phải học (và nhiều điều phải quên đi)
nhƣ hiện nay, và cũng chƣa bao giờ chúng ta lại nhận đƣợc những lời
khuyên đa dạng và lộn xộn nhƣ hiện nay. Lý do của sự đảo lộn trong tƣ duy
hiện nay là sự xuât hiện trên thế giới một “phƣơng thức tạo ra của cải mới”
có tính chất cách mạng. Sự thay đổi đầu tiên trong lịch sử của nền văn
minh, mà chúng ta gọi là “làn sóng thứ nhất”, là sự phát minh ra nông
nghiệp. Phát minh này này đã đem lại cho con ngƣời một cách thức mới để
biến tài nguyên của đất thành của cải vật chất, đƣợc triển khai ở hầu hết
mọi nơi, tạo ra những nền kinh tế nông nghiệp, lấy nông dân làm trung tâm,
cuối cùng đã thay thế cho phƣơng thức săn bắn và hái lƣợm. Tƣơng tự nhƣ

vậy, cuộc cách mạng công nghiệp đã khởi động sự thay đổi của “làn sóng
21
thứ hai”, để lại cho chúng ta phƣơng thức lấy nhà máy làm cơ sở tạo ra của
cải vất chất. Đến lƣợt nó, phƣơng thức này dẫn đến sự sản xuất hàng loạt
trên quy mô lớn, đòi hỏi phải có những thị trƣờng ngày càng rộng hơn,
những đội ngũ ngày càng chuyên nghiệp hơn.
Cuộc cách mạng tri thức (knowledge revolution) của ngày hôm nay,
sau khi đem lại sự thay đổi cực kỳ to lớn về kinh tế, kỹ thuật và xã hội
trong “làn sóng thứ ba”, đang buộc chúng ta phải hoạt động theo những
cách thức hoàn toàn mới, không ngừng thay đổi những khái niệm của “làn
sóng thứ hai” còn tồn tại. Từng ngóc ngách trong lối tƣ duy của kỷ nguyên
công nghiệp giờ đây đang đƣợc xem xét lại kỹ lƣỡng và tu chỉnh lại một
cách mạnh mẽ. “Tri thức là yếu tố hàng đầu trong phƣơng thức tạo ra của
cải mới. Các tổ chức đã làm rất nhiều việc để nghiên cứu vấn đề quản lý tri
thức (knowledge management) nhƣ định giá tài sản tri thức, những cách
tiếp cận mới trong việc học tập của tổ chức và cá nhân, cố gắng tao ra một
hệ đo lƣờng và kiểm định tri thức. Và khi phƣơng thức tạo ra của cải của
làn sóng thứ ba đƣợc triển khai rộng rãi, đƣợc đánh dấu bởi sự cạnh tranh
khốc liệt, bởi sự xáo trộn và xung đột xã hội (do toàn cầu hóa), thì nó sẽ tạo
ra một tình trạng không thể đoán trƣớc ở mức độ cao và những điều kiện
phi tuyến tính”.[11, 59].
Thế giới đi vào nền kinh tế tri thức nhƣng giáo dục nƣớc ta hiện nay
vừa phải tiến hành theo phƣơng thức giảng dạy cũ vừa tiếp cận với kinh tế
tri thức. Ở một đất nƣớc mà vẫn còn tới trên 78% dân số là nông dân với tƣ
tƣởng tiểu nông và văn minh nông nghiệp, bƣớc vào nền kinh tế tri thức thì
thách thức lớn nhất là tạo ra đƣợc một đội ngũ đông đảo những trí thức,
những ngƣời lao động chất lƣợng cao và một xã hội học tập mà trong đó
mọi ngƣời đều thấy cần và phải học thƣờng xuyên, học suốt đời. Vậy, phải
có cơ chế để ngƣời ta đƣợc học thật, làm thật. Giả dối là thói không thể
chấp nhận, trí thức không thể tha hóa. Và để hòa nhập vào nền văn minh

×